Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
422,05 KB
Nội dung
Luận văn MộtsốgiảipháptrongviệcđầymạnhxuấtkhẩucủacácdoanhnghiệpFDItạiViệtNam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chiến lược mở cửa để đưa dần nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cách đây hơn 13 năm. Mộttrong nhiều nội dung quan trọngcủa chính sách mở cửa là (chủ trương) những giảipháp thu hút FDI, đặc biệt quan trọng là chính sách, cácgiảipháp nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng xuấtkhẩu có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế củaViệt Nam. Thu hút FDI vào lĩnh vực phát triển hàng xuấtkhẩu không chỉ nhằm tăng thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất mà còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp cho nước nhà những máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng cao, góp phần tăng kim ngạch xuấtkhẩucủa đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần ổn định nền tài chính tiền tệ quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển… Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng xuấtkhẩu có vai trò vô cùng quan trọngtrongviệc phát triển nền kinh tế ViệtNam trước thềm thế kỳ 21. Đồng thời cũng là nhân tố quan trọng để đưa đất nước ta từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp, để đưa chủ trương của Đảng ta xây dựng một nước ViệtNam giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh sớm trở thành hiện thực. 2. Mục đích của đề tài. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá khái quát và phân tích tổng thể về đặc điểm, xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuấtkhẩucủaViệt Nam. Nghiên cứu thực trạng, xác định tiềm năng xuấtkhẩu hàng hoá củaViệtNam nói chung và củacácdoanhnghiệpFDItạiViệtNam nói riêng. Từ nội dung nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xuấtkhẩu hàng hoá để rút ra những bài học thực tiễn góp phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển hàng xuấtkhẩucủa nước nhà. Qua đây làm sáng tỏ quá trình thu hút có kết quả FDItạiViệt Nam. Đề án phân tích cụ thể những giảiphápđầymạnh hoạt động xuấtkhẩucủacácdoanhnghiệp FDI. Qua đó nhằm đưa ra những đề xuất phát triển cho cácdoanhnghiệpFDItạiViệtNamtrong thời gian tới. 3. Kết cấu của đề án. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cáctài liệu tham khảo … đề án gồm 3 phần. Phần I: Lý luận chung về xuấtkhẩu và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá. Phần II: Thực trạng thực hiện xuấtkhẩutrongcácdoanhnghiệpFDItạiViệtNam thời gian vừa qua. Phần III: MộtsốgiảipháptrongviệcđầymạnhxuấtkhẩucủacácdoanhnghiệpFDItạiViệtNamtrong thời gian tới. NỘI DUNG PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤTKHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU HÀNG HOÁ. I. VAI TRÒ XUẤTKHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ. 1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ của nước này đối với nước khác và ngoại tệ được lấy làm phương tiện thanh toán. Sự mua bán trao đổi này là hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lấn nhau về kinh tế giữa người sản xuất hàng hoá riêng biệt củacác quốc gia. Hoạt động xuấtkhẩu đối với một quốc gia là cần thiết vì lý do cơ bản là khai thác được lợi thế so sánh củacác nước xuấtkhẩu và mở ra tiêu dùng trong nước xuất khẩu. Hoạt động xuấtkhẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế có điều kiện không gian và thời gian . Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà nó có một hệ thống các quan hệ mua bán trongmột nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài. Song hoạt động mua bán ở đây có những sự khác biệt phức tạp hơn mua bán trong nước, các chủ thể thực hiện hành vi mua bán có các quốc tịch khác nhau và hàng hoá để mua bán được tới một quốc gia khác. Một thực tế cho thấy một quốc gia cũng như một cá nhân không thể sống riêng lẻ tự cung tự cấp mà có thể đầy đủ. Nền thương mại quốc tế có tính chất sống còn cho phép đa dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng để có số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn, có thể tiêu thụ cùng với ranh giới của khả năng sản xuấttrong nước cao hơn khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm dịch vụ phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ngày một nhiều hơn, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên. Nói cách khác, chuyên môn hoá thúc đầy nhu cầu mậu dịch và ngược lại, một quốc gia không thể chuyên môn hoá sản xuất nếu không có hoạt động trao đổi mua bán với quốc gia khác. chuyên môn hoá là biểu hiện sinh động của quy luật lợi thế so sánh. Quy luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là chìa khoá củacác phương thức thương mại. Quy luật này cũng khẳng định nếu mỗi nước chuyên môn hơn vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay hiệu quả sản xuấtso sánh cao nhất thì thương mại có lợi cho cả hai bên. Sự khác biệt nhau về sản xuất cũng giải thích phần nào việc buôn bán giữa các nước, nên sẽ có lợi thế khi mỗi nước chuyên môn hoá để sản xuấtcác mặt hàng thích hợp cho xuấtkhẩu và nhập các mặt hàng cần thiết từ các nước khác nhau. Chuyên môn hoá quy mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm. Hoạt động xuấtkhẩu có thị trường khá rộng, khó kiểm soát, thành phần trung gian trong hoạt động xuấtkhẩu chiếm tỷ trọng khá lớn, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu. Các quốc gia khi tham gia vào hoạt động xuấtkhẩu đều phải tuân theo các tập quán thông lệ quốc tế cũng như các quy định ở địa phương nơi họ đưa hàng hoá đến. Đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh hoặc đổi lại hàng hoá. Hoạt động xuấtkhẩu ở nước ta là mộttrong những vấn đề được coi trọng hàng đầu trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Do vậy Đảng và Nhà nước đã có chủ trương mở rộng, phát triển kinh tế đối ngoại trong đó chú trọng đến lĩnh vực thương mại hàng hoá dịch vụ. 2. Vai trò củaxuấtkhẩu đối với nền kinh tế quốc dân. Xuấtkhẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuấtkhẩu dể tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển các hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩycác ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuấtkhẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Hiện nay ViệtNam đã ký thiết lập quan hệ ngoại giao với 165 quốc gia và có quan hệ buôn bán với trên 100 nước, hợp tác đầu tư với hơn 50 nước. Trong quá trình phát triển kinh tế đối ngoại ViệtNam rất coi trọng quan hệ xuất khẩu, bởi. Thứ nhất, xuấtkhẩu tạo ViệtNam chủ yếu khó xuấtkhẩu va tích luỹ phát triển sản xuất phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn, đói hỏi phải có số vốn rất lớn để xuấtkhẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. ViệtNam để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, vay viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ, xuấtkhẩu sức lao động… cácnghiệp vụ như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ… tuy quan trọng, nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là xuất khẩu. Xuấtkhẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng nhập khẩu nguồn vốn duy nhất để trả nợ – trở thành hiện thực. Thứ hai, đầymạnhxuấtkhẩu được xem như là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế, việcđầymạnhxuấtkhẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề kinh tế khác phát triển theo kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Chẳng hạn như gia công hàng may mặc xuấtkhẩu phát triển, kéo theo sự phát triển của ngành dệt, ngành trồng bông, các ngành sản xuất phụ kiện phục vụ cho gia công… hoặc phát triển xuấtkhẩu gạo, chẳng hạn những ngành trồng lúa thựchiện mở rộng diện tích, tăng vụ để tăng sản lượng gạo xuất khẩu, mà các ngành khác như dệt bao đay để đựng gạo, ngành trồng đay, ngành xay xát, ngành chăn nuôi đều phát triển theo. Thứ ba, xuấtkhẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiệt bị và công nghệ sản xuất: Bởi vậy để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nanag cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Thực tiễn ở ngành may mặc hoặc may da xuấtkhẩu sau những năm mất đi thị trường Đông ÂU và Liên Xô cho thấy, muốn tìm thị trường mới ở các nước tư bản đòi hỏi hàng loạt những xí nghiệp gia công phải thay đổi máy móc xay xát của ta rất thô sơ, gạo không cần đánh bóng, sàng lọc tấm… thì nay chuyển sang xuấtkhẩu gạo để đủ tiêu chuẩn xuấtkhẩu thì hệ thống máy xay xát phải thay đổi. Thứ tư, xuấtkhẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động củaxuấtkhẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là, xuấtkhẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nên chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuấtkhẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp. Hai là coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở: - Xuấtkhẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuấtkhẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuộc nhuộm. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuấtkhẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. - Xuấtkhẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định - Xuấtkhẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuấttrong nước - Xuấtkhẩu tạo ra những tiền đề kinh tế – kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuấttrong nước. Điều này muốn nói đến xuấtkhẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới. - Thông qua xuấtkhẩu hhcủa ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đỏi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. - Xuấtkhẩu còn đỏi hỏi cácdoanhnghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh. Năm là, xuấtkhẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩycác quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Đẩymạnhxuấtkhẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, chẳng hạn, xuấtkhẩu và công nghiệp sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu thúc đẩy qua hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế. Mặt khác nó còn góp phần nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế. Nhờ khả năng xuấtkhẩu dầu thô và gạo của chúng ta lớn mà nhiều nước muốn thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với ta. Sáu là, xuấtkhẩu có tác động tích cực đến việcgiải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động củaxuấtkhẩu đến đời sống bao gồm nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuấtkhẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tóm lại, đẩymạnhxuấtkhẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước. II. XUẤTKHẨUTRONGCÁCDOANHNGHIỆP FDI. 1. Doanhnghiệp FDI. 1.1. Khái niệm: Doanhnghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích làm tăng giá trị ts của chủ sở hữu. DoanhnghiệpFDI là doanhnghiệp sử dụng vốn dưới dạng tiền hoặc hiện vật củacác tổ chức cá nhân nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. 1.2.Phân loại Đầu tư nước ngoài được thông qua nhiều hình thức như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanhnghiệp liên doanh, doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), cho thuê thiết bị. Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài còn được đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh hoặc doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài. Dưới hình thức sẽ là 2 loại hình doanhnghiệpFDI phổ biến nhất. * Liên doanh: Là hình thức đầu tư do hai bên cùng nhau góp vốn theo một tỷ lệ nhất định để thành lập mộtdoanhnghiệp mới có hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành riêng và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanhcủadoanh nghiệp, ăn chia lợi nhuận và gánh chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Về thực chất đấy là sự chung vốn giữa nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhà đầu tư nước sởtại để hình thành nên mộtdoanhnghiệp thống nhất về cơ cấu tổ chức, kinh tế kỹ thuật. Nói cụ thể hơn, đó là sự góp riêng thành một vốn chung, tạo nên một cơ sở vật chất chung để thực hiện một nhiệm vụ chung, cùng hưởng lãi và chịu sẻ rủi ro theo phần vốn góp. Hình thức này thường được tiến hàh khi cả hai bên cùng có lợi. Đó là lúc mà nhà đầu tư nước ngoài cần dựa vào đối tác nước sởtại để có thể tiếp xúc với môi trường đầu tư mới khi mà họ chưa thật sự hiểu biết nhiều về nó, một nơi mà tuy hứa hẹn nhiềm tiềm năng nhưng rất có thể cũng ẩn chưa nhiều rủi ro và nguy cơ. Hình thức liên doanh cũng giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài có thể nhanh chóng giải quyết các thủ tục cần thiết cho việc đầu tư. Có thể nói bằng hình thức này họ đã tạo ra được một “Tay trong”, người am hiểu về luật pháp, thông lệ và tập quán của nước sở tại, và là một yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng thực hiện được nguyện vọng đầu tư của mình, điều mà một mình họ khó có thể thực hiện được. Còn nhà đầu tư trong nước cần đủ vốn để họ được phép kinh doanhtrong những ngành nghề có mức vốn tối thiểu theo quy định, cần khoa học công nghệ và cả kinh nghiẹm quản lý, thông tin về thị trường, về bạn hàng… do đó hình thức hùn vốn kinh doanh là hình thức được cả hai bên lựa chọn, đặc biệt là khi bắt đầu đầu tư vào thị trường mới. Chính phủ các quốc gia chậm phát triển rất cọi trọng hình thức này vì nó giúp nước sởtại tiến bộ nhanh về nhiều mặt như tạo thêm công ăn việc làm, giúp tiếp thu công nghệ mới, phương pháp quản lý hiện đại, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp. Hơn nữa, sự có mặt trực tiếp của thành viên nước sởtại có thể nắm bắt được ý đồ đầu tư củacác chủ tư bản nước ngoài và kịp thời điều hành nếu hoạt động củadoanhnghiệp này làm phương hại đến lợi ích quốc gia, đến lợi ích của người lao động nước mình… đồng thời cũng thông qua hoạt động điều hành quản lý doanhnghiệp mà có thể nhanh chóng nắm bắt được thị trường, được bạn hàng quen củacác chủ đầu tư nước ngoài để có thể vươn lên làm chủ tương lai. * Đầu tư độc lập, tạo ra cácdoanhnghiệp 100% vốn nước ngoài. Đây là hình thức độc lập đầu tư củacác chủ đầu tư nước ngoài, là việccác chủ đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn, xây dựng doanhnghiệpcủa mình trên lãnh thổ của nước sởtại và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tự mình gánh chịu mọi rủi ro nếu có. Nước sởtại không góp phần vốn nhưng cung cấp cho bên nước ngoài các dịch vụ cần thiết và cho thuê đất đai, sức lao động… Tuy nhiên doanhnghiệp loại này cũng có nhiều loại có loại hoạt động như mộtdoanhnghiệp nội địa có loại hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu mậu dịch tự do. Mỗi loại hình đầu tư nói trên có những mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định đối với nhà đầu tư cũng như đối với nước chủ nhà. Các nhà đầu tư thường thích hình thức độc lập, tức là bỏ 100% vốn để hình thành doanh nghiệp. Nhưng đôi khi độc lập cũng sẽ gây khó khăn và có hi phải gánh giụ nhiều rủi ro đặc biệt khi đầu tư vào một môi trường mới, mà ở đó mọi luật lệ chưa rõ ràng hoặc hay thay đổi. Trong trường hợp này nhà đầu tư thường chọn biện pháp mềm dẻo hơn đó là liên doanh. Tuy nhiên khi những tính toán này không được các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận sẽ dẫn đến tình trạng bên đối tác nước ngoài rút lui, đi tìm thị trường đầu tư khác thông thoáng hơn, có lợi cho họ hơn và như vậy mục tiêu đề ra là thu hút FDI sẽ không thực hiện được. Vì thế phải tính toán sao cho cả hai bên cùng có lợi. 2. Mục đích thu hút FDI. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu, ngay từ thời gian đầu thực hiện đường lối “đổi mới” nền kinh tế với 3 chủ trương kinh tế lớn trong đó có chủ trương sản xuất hàng xuất khẩu. Tại văn kiện hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khoá VII đã khẳng định “Thực hiện chiến lược về xuấtkhẩu là chính, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả …” hay “… xuấtkhẩu càng phát triển khả năng thu hút đầu tư nước ngoài càng lớn ….” đã cho ta thấy một chủ trương nhất quán, một quyết tâm mạnh mẽ mong muốn đẩymạnh hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá để phát triển kinh tế đất nước. * Thu hút FDI nhằm tăng cường thêm nguồn vốn cho đầu tư sản xuất hàng xuấtkhẩu với bất cứ một chương trình kinh tế nào được đề ra, muốn đạt được hiệu quả thì việc đòi hỏi đầu tiền là một hệ thống chủ trương chính sách và pháp luật được đề ra một cách đồng bộ và hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước và xu hướng phát triển của thế giới, mặt khác phải có tài chính để triển khai thực hiện chương trình kinh tế đó. Cũng như các chủ trương kinh tế khác, chính sách sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu cũng cần rất nhiều vốn, vốn cho xúc tiến thương mại. Trong bối cảnh nền kinh tế ViệtNam nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn cho nhiều nhu cầu của nền kinh tế thì việc dành vốn cho chủ trương sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu là mộtviệc không đơn giản. Do đó Nhà nước ta đã có chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Chính vì ưu tiên cho chủ trương sản xuất hàng xuấtkhẩu cho nên trongcác điều khoản của đường lối chính sách đã quy định các mức độ khác nhau về tỷ lệ xuấtkhẩu sản phẩm đối với cácdoanhnghiệpFDItạiViệt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy ở thị trường ViệtNam có một đội ngũ lao động hùng hậu, có trình độ văn hoá, có tay nghề ở mức chấp nhận được và có mức lượng khá thấp so với các nước trong khu vực. Mặt khác ViệtNam có ưu thế là một nước giầu tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi, có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán và có chế độ chính trị ổn định. Đây là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thị trường tư ViệtNamso với các nước trong khu vự và trên thế giới. Để đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu, Nhà nước ViệtNam đã giành nhiều ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài như ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi về các khoản trích nộp lợi nhuận … Nhà nước đã thành lập ra các khu công nghiệp, các khu chế xuất với một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh như: đường giao thông, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc… và các biện pháp quản lý thông thoáng để các nhà đầu tư triển khai sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm để giành cho sản xuất. Kết quả củacác biên pháp khuyến khích trên đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất hàng xuấtkhẩu ở ViệtNam và doanhsốxuất nhập khẩu không ngừng gia tăng trong khu vực cácdoanhnghiệpFDItạiViệt Nam, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu đã có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khaảu nước nhà. [...]... Nghị định 24 của Chính phủ và thông tư 22 của bộ thương mại đã mở rộng khung hoạt động xuấtkhẩu củacc doanhnghiệpFDI như: bãi bỏ việc duy kế hoạch xuất khẩu, được mua hàng hoá để xuất khẩu, cácdoanhnghiệp chế xuất được tiêu thụ nội địa, xuấtkhẩutại chỗ… và cácdoanhnghiệpFDI từng bước được hưởng các lợi ích tương ứng cácdoanhnghiệpViệtNam như được xét thưởng về thành tích xuấtkhẩu Do đó... 119,6 Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiViệtNam không làm tăng kim ngạch xuấtkhẩucủa cả nước mà làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, làm tăng tỷ lệ xuấtkhẩu hàng công nghiệp, có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao trong cơ cấu hàng xuấtkhẩucủaViệtNamDoanhnghiệpFDItạiViệtNam đã góp phần tạo ra những mặt hàng mới trong danh mục hàng xuấtkhẩucủaViệtNam như: ô tô và phụ tùng, chế tác đá... chỉ bằng 3,3% giá trị xuấtkhẩucủa khối và bằng 7,4% trị giá xuấtkhẩu hàng công nghiệpTrong khi đó hàng công nghiệp nhẹ xuấtkhẩu chiếm tới 52,9% và công nghiệp nặng xuấtkhẩu chiếm 17,7% trị giá xuấtkhẩucủa khối Theo số liệu ban đầu “Báo cáo tình hình thực hiện năm 2000 cácdoanhnghiệpFDIcủa vụ đầu tư - bộ thương mại về mộtsố mặt hàng xuấtkhẩu chủ yếu của khu vực có FDInăm 1999 và năm 2000... thuế VAT đối với các thiết bị, máy móc dùng để tạo tài sản cố định cho cácdoanhnghiệpFDI Muốn khuyến khích cácdoanhnghiệpFDI sử dụng người ViệtNam giữ các vị trí quản lý và chuyên môn chủ chốt cần sửa đổi pháp lệnh về thuế thu nhập cá nhân đối với người ViệtNam làm việctrongcácdoanhnghiệpFDI Mặc dù Nhà nước khuyến khích cácdoanhnghiệptrong nước mua lại cổ phần củadoanhnghiệp 100% vốn... theo hoạt động xuấtkhẩu cũng giảm théo * Về cơ chế điều hành xuất khẩu: Cơ chế điều hành xuấtkhẩucủaViệtNam còn rất nhiều điểm chưa hợp lý làm cản trởhd xuấtkhẩucủacácdoanhnghiệpFDIMột mặt, các chính sách đề cao việcđẩymạnhxuấtkhẩu nhưng những hàng rào thuế quan lại bảo hộ sản xuấttrong nước, thay thế hàng nhập khẩu và có phần mâu thuẫn với chiến lược hướng về xuấtkhẩu * Về thủ tục... vào tổng số kim ngạch xuấtkhẩucủaViệtNam Tuy kim ngạch xuấtkhẩu chưa tương xứng với kim ngạch xuấtkhẩu nhập khẩu, thời gian đầu kim ngạch xuấtkhẩutạicácdoanhnghiệpFDItạiViệtNam chưa có và kim ngạch nhập khẩu lại gia tăng nhanh chóng, đến những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng và đồng thời kim ngạch xuấtkhẩu hình thành và gia tăng với tốc độ nhanh hơn sơ với tốc độ của kim ngạch... bị ảnh hưởng nghiêm trọng * CácdoanhnghiệpFDItạiViệtNam chưa phát huy được tiềm năng củadoanhnghiệp mình, đó là tiềm năng về khoa học công nghệ, về lợi thế cạnh tranh… PHẦN III: MỘTSỐGIẢIPHÁPTRONGVIỆCĐẨYMẠNHXUẤTKHẨUCỦACÁCDOANHNGHIỆPFDITẠIVIỆTNAMTRONG THỜI GIAN TỚI I CÁCGIẢIPHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 1 Quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế đối ngoại Quan điểm chủ đạo... những năm tiếp theo PHẦN II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN XUẤTKHẨUTRONGCÁCDOANHNGHIỆPFDITẠIVIỆTNAM THỜI GIAN QUA I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨUCỦAVIỆTNAMTRONG THỜI GIAN VỪA QUA 1 Xuấtkhẩu thời kỳ 1991-2000 Trong những năm qua, nhìn chung kim ngạch xuấtkhẩucủaViệtNam thường đạt tốc độ tăng cao (trừ hai năm 1991và 1998 ) Bảng 2.1: Tình hình xuấtkhẩu thời kỳ 1991-2000 Năm 1991 1992 1993 1994... gắn với xuấtkhẩu giữa cácdoanhnghiệpFDI và doanhnghiệptrong nước Cho phép dcc doanhnghiệp có thể đầu tư vào các lĩnh vực mà pháp luật không cấm * Nhà nước cần có một chính sách thuế minh bạch, mềm dẻo và đồng thời quy định tỷ giá đồng nội tệ linh hoạt để đảm bảo khuyến khích phát triển xuấtkhẩucủacácdoanhnghiệptrong cả nước trong đó có doanhnghiệpFDItạiViệtNam Tỷ giá đồng nội tệ có... mặt trận xuấtkhẩu nói chung Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và xuấtkhẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động trong nước, tận dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ Như vậy, khả năng xuấtkhẩutrongcácdoanhnghiệpFDI là rất lớn Trong những năm qua xuấtkhẩu ở cácdoanhnghiệp này đã đạt được những thành tựu đáng kể và tiếp tục nâng cao khả năng xuấtkhẩutrong những . qua. Phần III: Một số giải pháp trong việc đầy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong thời gian tới. NỘI DUNG PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC. tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu, thời gian đầu kim ngạch xuất khẩu tại các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Luận văn Một số giải pháp trong việc đầy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chiến lược mở cửa để