II. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp FDI
1. Cũng cố và phát huy tiềm năng của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có thể bổ xung vốn lưu động và vốn cố định của mình trích từ lợi nhuận hàng năm. Đây phải là nguồn vốn cơ bản của Công ty vì nguồn vốn bên trong bao giờ cũng là vốn quyết định năng lực thực sự. Sẽ tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của mỗi năm mà nguồn vốn này có thể thay đổi. Nếu kinh doanh tốt thì nhân viên này sẽ được bổ sung thêm và ngược lại.
Ngoài ra các doanh nghiệp phải biết huy động và sử dụng vốn bên ngoài cũng là một cách kinh doanh khác, vừa là để bổ xung cho tổng vốn, vừa để tận dụng hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội.
Một nhiệm vụ khác có thể huy động được là từ giá đối tác kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, dm có thể yêu cầu hỗ trợ tín dụng từ phía đối tác. Cụ
thể là đối với một số hợp đồng xuất khẩu (quá lớn hoặc độ rủi ro cao) doanh nghiệp nên yêu cầu người mua ứng trước một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng, doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền ứng trước đó như vốn của mình.
* Về kỹ thuật công nghệ:
Các doanh nghiệp FDI có thể tận dụng tiềm lực vốn và công nghệ cao, các doanh nghiệp FDI vẫn cần hướng vào những ngành sử dụng nhiều lao động như nông, lâm, thuỷ sản phục vụ xuất khẩu.
Không ngừng đầu tư vào công nghệ mới, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Các doanh nghiệp cần phải mạnh dạn đầu tư vào những công nghệ tiên tiến nhất, vượt trội nhất để đạt mục tiêu của mình.
* Về vấn đề tổ chức hoạt động xuất khẩu:
Chức hoạt động xuất khẩu không chỉ tập trung ở những khâu công việc cụ thể mà trước hết còn ở việc tổ chức hệ thống quản trị. Bởi vì để đối phó với một thị trường gay gắt, việc nâng cao công tác quản trị mang tính tất yếu. Việc đổi mới và hoàn chỉnh bộ máy tổ chức doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu gọn nhẹ, hợp lý. Để đạt điều này, các doanh nghiệp cần thực hiện việc phân công đúng nhiệm vụ phù hợp với năng lực cho mỗi nhà quản trị, tổ chức sắp xếp lại thành viên trong các ban chức năng….
Sau khi đã có một tổ chức quản lý hợp lý, doanh nghiệp mới có thể tiến hành tổ chức hoạt động xuất khẩu có hiệu quả. Với doanh nghiệp chỉ đơn thuần sản xuất hàng xuất khẩu thì biên pháp cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu là đa dạng hoá loại hình kinh doanh, đan dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất khẩu thông qua thu mua, tạo nguồn thì biên pháp cần thiết là mở rộng hình thức tạo nguồn và tổ chức tốt khâu bảo quản, dự trữ.