1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013

249 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Tác giả Lê Thị Mỹ Anh
Người hướng dẫn NGND. GS. TS. Ngô Văn Lệ
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận án tiến sĩ lịch sử
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 83,29 MB

Nội dung

Các huyện ngoại thành Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thành phố Hà Nội nhưng tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh với quy mô ngày

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ MỸ ANH

LUẬN ÁN TIÉN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022

Trang 2

1.PGS TS Tôn Nữ Quỳnh Trân

2 PGS TS Nguyễn Minh Hòa

3 TS Phạm Phúc Vĩnh

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số

liệu sử dụng trong luận án là trung thực; các trích dẫn đều có chú thích rõ ràng Các

kết quả phân tích, kết luận đều được rút ra từ nội dung nghiên cứu chính của luận án.

Tác giả luận án

Trang 4

thầy đã tận tâm dạy bảo, dành nhiều thời gian trực tiếp định hướng, hướng dẫn tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong chuyên ngành và các chuyên ngành liên quan Các Thầy, Cô đã tận tâm chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi, cho tôi nhiều lời khuyên và kinh nghiệm quý báu đề tôi hoàn tất chương trình theo đúng yêu cầu đặt ra.

Tôi rất may mắn được giáo dục, rèn luyện, nghiên cứu trong môi trường của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh trong một thời gian dài, đây là ngôi trường có truyền thống hơn 60 năm hình thành

và phát triển, là trung tâm đảo tạo và nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân

văn hàng đầu của cả nước Ngôi trường thân yêu mang day dấu ấn và dé lại biết bao

kỷ niệm tôi không bao giờ quên Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường,

Phòng Sau đại học, Khoa Lịch sử đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong

quá trình học tập và hoàn thành luận án.

Trân trọng biết ơn: Thành ủy, Ủy ban nhân dân, các ban ngành của thành phố

Hà Nội, của huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Thư viện Đại học Quốc gia Hà

Nội, Thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã phối hợp, giúp đỡ,

tạo điều kiện cho tôi có cơ hội nghiên cứu, khảo sát, thu thập tài liệu thực hiện luận

án này.

Tôi không thẻ thực hiện được luận án nếu không có sự cảm thông, giúp đỡ,

động viên về tinh thần của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân Thành phó Hồ Chí Minh

nơi tôi công tác; người thân trong gia đình, bạn bè, những người luôn lo lắng và dõi

theo bước đi của tôi Đây là nguồn động lực luôn tiếp thêm sức mạnh giúp tôi vượt

qua mọi khó khăn đề hoàn thành luận án.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

NCS Lê Thị Mỹ Anh

Trang 5

MỤC LỤC

9000/90 1

1 Lý do chon đề tài và mục đích nghiên cứu . :-22s+zcvcvxee 1 1.1 Lý do chọn đề tài .2¿-©222+2222+2+£222311222111122221111227111 2211121221 te 1

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - - + =++x+x+xcx+ 3

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2¿-©++z++2222+eretrxxerrerrrrcree 4 2.1 Đối tượng nghiên cứu -¿-++++22E++++£EEEAE+2222E122271112222112 E2 re 4

2.2 Phạm vi nghiên CỨU - - ¿+52 + SE E2 E21 E21111 111111 re 4

3 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5

3.1 Cơ sở lý luận - - + cà SỰ HH” HH HH Hi 5

3.2 Phương pháp nghiên Cứu ¿52 cSt+2tét2vtevrkerkererrkerrriee 5

3.3 Nguồn tài liệu .2 2222+22222222222211222221111222111122211122221112 E121 crrrree 7

4 Những đóng góp của luận ánn - + + trs+tevererrrrkrkerrrrrkrkrkrrrrie 8

5 Kết cấu của luận AM oo eccccccsccssssessssssesesosseesesssseessssseessesssessssssieessssusesessveesesseeseees 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Một số vấn đề học thuật

1.1.1 Khái niệm đô thị và đô thị HÓA -.- 5c ccscc Set S+Eeexexsexereereeerxsex 10

1.1.2 Cau trúc đô thị

1.1.3 Tiêu chí xác định, phân loại đô thị tại Việt NaI -+- 5-5-5: 5+ 14

L.1.4 TiéU Chi 101g Nh AẢ 17

1.1.5 Những dấu hiệu, đặc điểm cơ bản của đô thị hóa - 18

IS XG NGI 8n nh j{ä., ,, 18

Trang 6

1.1.9 Biến đổi văn hóa coccSetrieeerrirrrrirrrrirriirrie 20

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài -:22c+52c5sccesez 21

1.2.1 Nghiên cứu ở Viet ÍNAH1 5c S+ St +tSEEEEEEekEkskrkkkrrkerekskekrkrree 21

1.2.2 Các nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa của các tác giả nước ngoài 33

1.2.3 Đánh giá, nhận xét các công trình đã công bố và những van dé đặt ra

cần tiếp tục nghiÊH CÚI ceesecscssessssesssssesessesssssessssessssesessueesssssssesessussssecssssesssseesssee 36 Tiểu kết chương I:

CHUONG 2: KHÁI QUÁT VE DIA LÝ CÁC HUYỆN THANH TRÌ, TỪ LIÊM, GIA LAM VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRƯỚC NAM 2000 40

2.1 Khái quát về địa lý tự nhiên và hành chính của Thủ đô Hà Nội và giới

thiệu về các huyện ngoại thành Hà Nội -2222222vccscccvvrcerrrrrrcrz 40

2.1.1 Khái quát về địa lý tự nhiên và hành chính của Thủ đô Hà Nội

2.1.2 Tổng quan về huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm 44

2.2 Về quá trình đô thị hóa của huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm đến

trước năm 2000

2.2.1 Quá trình đô thị hóa thời phong kiến -cccccccc+ccccccccccce+ 58

2.2.2 Thời kỳ thuộc địa và kháng chiến chống thực dân Pháp

2.2.3 Từ sau Cách mang tháng Tám tới năm Ï9Š5 -c-«c+cceccxse+ 6l

PL.0120 62

2.2.5 Thời kỳ từ 1975 đến 1986 ccceciscrrriiirrirrrrriiirrrirrriires 62 2.2.6 Thời kỳ từ 1986 đến 2000 -::-72cccccccee+cccEcvevrerssrrrrrrreerree 65 Tid Kt CRWONG NEENAAỢAG.h.o.a 81

Trang 7

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRONG LĨNH VỰC KINH TÉ, VĂN HÓA, XÃ HỘI Ở THANH TRÌ, TỪ LIÊM, GIA LAM (2000-2013) 83 3.1 Một số chủ chương, nghị quyết về phát triển thủ đô Hà Nội 83 3.2 Quá trình đô thị hóa trong lĩnh vực kinh té.

3.2.1 Sự chuyển dich cơ cầu kinh tế ở Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm 87

3.2.2 Sự chuyên dịch về nông nghiệp

3.2.3 Sự chuyển dịch về công nghiệp và thủ công nghiệp - - 01 3.2.4 Sự chuyển dịch về dịch vu 10

3.3 Quá trình đô thị hóa trong lĩnh vực văn hóa -. -5-+ 13

3.3.1 Những chuyển biến về văn hóa vật chất 114 3.3.2 Những chuyển biến về văn hóa tỉnh than sccccscccsssssssssssssssssesssssessesseeseees 20

3.4 Quá trình đô thị hóa trong lĩnh vực xã hội ¿555 cc+c<++ 26

3.4.1 Sự gia tăng AGN 86 seccccsssssssssssssssssssssssssssssssssusssssesssssssussssssssssssisesesssssssees 26

3.4.2 Chuyển dich cơ cấu lao đỘng -:©2ccc2225+cvcccvvreevcvvrerrrrs 34 3.4.3 Biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư -cccccccccscccccceccee 37

3.4.4 Sự phân hóa giàu nghÈO 5+5 SeS+Sex‡xeEt+ereekertrrrrrrereree 43

Tiểu kết chương 33 cocccccccsscssssssssssessssessesssssssssssusssssssssssssssssssisesssssiessssssesssssieeeees 47

CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOA Ở THANH TRÌ, TỪ LIÊM, GIA LAM (2000-2013) - BAC DIEM VA TÁC ĐỘNG 149

4.1 Những đặc điểm trong quá trình đô thị hóa ở các huyện Thanh Trì, Từ

I uc 0) 149

4.2 Những tác động của đô thị hóa

4.2.1 Tác động của đô thị hóa đến những chuyển biến về cơ sở hạ tang

Trang 8

4.3.5 Phat triển nông thôn đô thị trong quá trình đô thị hóa trên dia ban vùng nông

thôn huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm và các huyện ngoại thành Hà Nội khác

82

Tiểu kết chương 4: -occcccc 22T 86 4800.0001 43 188 TÀI LIEU THAM KHẢO ¿2-5 S52 2E2E£ESE£E£EeEeEerrxrrrrererxes 196

DANH MỤC CONG TRINH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ - 211

);0008U/90001057 d.A Ô 212

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bang 3.2.1: Số cơ sở kinh tế cá thé phi nông, lâm nghiệp và 93

Bảng 3.2.2 Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo đơn vị hành chính

Bang 3.2.3 Diện tích đất nông lâm nghiệp - thủy sản huyện Thanh Tri,

Từ Liêm, Gia Lâm (2000-2011) - ¿5-5255 5++c+>+vescxererrerxee 94

Biểu đồ 3.2.1 Diện tích đất nông lâm nghiệp - thủy sản huyện Thanh Trì,

Từ Liêm, Gia Lâm (2000-201 1) . ¿-222¿22222+zzttvczxverrsrrres 95

Bang 3.2.4 Diện tích đất nông nghiệp huyện Gia Lâm - 95 Bảng 3.2.5 Diện tích - năng suất - sản lượng lúa cả năm của huyện Thanh

¡— 97

Bảng 3.2.6: Số trang trại phân theo huyện, thị xã năm 98 Bảng 3.2.7 Số trang trại năm 2011 phân theo ngành hoạt động và 98

phân theo huyện, quận, thị xã - - + 5++++++s+£e+x+xerererxrxerer 98

Bảng 3.2.8 Kết quả giao dat và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

nông nghiệp ở thành phó Hà Nội (theo Nghị định 64/CP) 99

Bảng 3.2.9 Kết quả giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội (tính đến năm 2005) 100

Bảng 3.2.10 Giá trị sản xuất của công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì (theo giá cố định năm ` 102 Bảng 3.2.11 Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2005 - 2009 (theo giá

có định năm 1994)

Trang 10

Bang 3.2.13: Kết qua thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh

tế-xã hội của Dang bộ Huyện Từ Liêm nhiệm kỳ XXI (2005-2010) 107 Bảng 3.4.1 Dân số trung bình các huyện ngoại thành (2000-2013) 126

Bang 3.4.2 Tỷ lệ tăng tự nhiên của huyện Thanh Trì 128

Bảng 3.4.3 Tỉ lệ tăng dân SỐ co học ở Thanh Trì (2000-2009) 129 Bảng 3.4.4 Dân số huyện Gia Lâm - 2¿©22<c2c+zcczsccrrscee 130 Bang 3.4.5 Số người di chuyền và tỷ suất di cư phân theo quận, huyện thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2009

Trang 11

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 3.2.1 Diện tích đất nông lâm nghiệp - thủy sản huyện Thanh Trì,

Từ Liêm, Gia Lâm (2000-201 1) ¿-222z2222+zz++vccvvzcesrrrxs 95

Biểu đồ 3.4.1 So sánh dân số các quận vùng ven thành phố Hà Nội 127 Biểu đồ 3.4.2 Dân số và tốc độ tăng dan số huyện Thanh Trì 128

Trang 12

1.1 Lý do chọn đề tài

Đô thị hóa là một tiến trình mang tính quy luật tất yếu của xã hội loài người,

là một trong những chi số cơ bản để nói lên trình độ phát triển của một quốc gia Di liền với nó là quá trình thu hẹp phạm vi nông thôn ngoại thành các đô thị lớn, với những van dé có tính phổ biến ở hầu hết các quốc gia là biến một bộ phận dan cư nông thôn thành dân cư đô thị, chuyền biến từ tô chức xã hội nông thôn thành tổ chức

xã hội đô thị, làm phát sinh những vấn đề đô thị mới từ việc làm, đói nghèo đến tệ

nạn xã hội

Từ những năm đầu khi Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới cho đến nay, quá

trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên phạm vi cả nước Hà Nội

là đô thị lớn, hạt nhân, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tẾ - xã hội của cả nước, là

địa phương trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng

Ninh) Cùng với nhịp độ đô thị hóa của cả nước, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diễn

ra nhanh và mạnh từ những năm 1990, đặc biệt sau năm 2000 khi có Nghị quyết số

15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị: “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010” Theo đó, Thủ đô Hà Nội tập trung các nhiệm vụ chủ yếu trong phát trién kinh tế, thực hiện tốt cơ cầu kinh tế công nghiệp

- dich vụ - nông nghiệp (2000 - 2005) và chuan bị những điều kiện dé chuyền dịch

cơ câu kinh tế theo hướng dich vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong những năm tiếp theo; gắn đô thị hóa với xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hoá, sinh thái; cơ cấu lao động theo hướng tăng dan tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp; rút ngắn giữa nội thành và ngoại thành Đến năm 2012, Quốc hội ban hành Nghị quyết

số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà

Nội giai đoạn 2011 - 2020, năm 2013 Quốc hội ban hành Luật Thủ đô quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ

Thủ đô.

Trang 13

Trong hơn 10 năm, qua hai kỳ Đại hội Đảng Thủ đô Hà Nội đạt được nhiều

thành tựu, tuy nhiên, còn một số van dé trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội cần được giải quyết có hiệu quả như công tác quy hoạch, quản lý đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển; tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, trong khi cơ sở hạ tang còn nhiều bat cập Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành Hà Nội, các huyện ngoại thành cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá hết sức nhanh chóng,

đang trong giai đoạn tăng tốc, biểu hiện ở những chuyên biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực Kèm theo những xáo trộn lớn về đời sống và dân cư, những biến đổi cơ cấu

xã hội, biến đổi lối sống văn hóa đô thị, xu hướng “thị dan hóa”; các vấn dé xã hội phức tạp với nhiều tệ nạn xã hội, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng nếu không

có những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa từ xa thì sẽ dé lại những hệ lụy khó lường đối với sự phát triển bền vững Các huyện ngoại thành Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm

có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thành phố Hà Nội

nhưng tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh với quy mô ngày càng lớn khiến cho các huyện

ngoại thành Hà Nội gặp nhiều khó khăn, thách thức về vấn đề dân só, việc làm của

người dân; gia tăng các tệ nạn xã hội, gia tăng ô nhiễm môi trường đất, nước,

không khí, vấn đề an ninh lương thực, sự biến đổi văn hóa, đạo đức trước nhịp

sống hối hả của kinh tế thị trường đây rõ ràng đang là những vấn dé cần đặt ra

và cần được giải quyết.

Việc chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013” xuất phát từ một số lý do sau:

Thứ nhất, huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm là 03 huyện có vị trí quan trọng đối với thành phố Hà Nội, là một không gian văn hóa, xã hội phát triển đang có nhiều biến động năng động, đa chiều Từ năm 2000 đến 2013 được coi là giai đoạn chuyền đổi, phát triển mạnh từ xã hội nông thôn - nông nghiệp truyền thống sang xã hội nông thôn mới và phát triển đô thị.

Thứ hai, Hà Nội là nơi diễn ra tốc độ đô thị hóa nhanh so với các địa phương

khác, nông nghiệp không còn là hoạt động chính của địa phương, đây là khu vực ven

đô có không gian đặc thù Quá trình đô thị hóa tại các huyện ngoại thành Hà Nội vừa mang những đặc trưng chung của các vùng đô thị trên cả nước, vừa có những đặc thù

Trang 14

bối cảnh đô thị hóa, để xác định liệu những biến đổi đó có phải là nhân tố vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển ở khu vực ven đô thành phố Hà Nội trong bối

cảnh đô thị hóa hiện nay.

Thứ ba, với mong muốn phác họa một cách tương đối đầy đủ, có hệ thống quá

trình đô thị hóa ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm cùng với những biến đổi của nó, dé tìm ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế trong quá trình đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn.

Việc nghiên cứu sẽ tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động và

đặc điểm trong quá trình đô thị hóa của các huyện ngoại thành Hà Nội.

Thứ tư, trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm trong quá trình đô thị hóa ở các huyện ngoại thành Hà Nội mà luận án nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

nhằm duy trì đà phát triển đô thị theo hướng phát triển bền vững trong những giai đoạn tiếp theo.

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, nghiên cứu đô thị của Việt

Nam nói chung và khu vực ngoại thành thủ đô Hà Nội nói riêng trong bức tranh đô

thị Việt Nam có nhiều biến đôi là một hướng nghiên cứu cần thiết, trên nền tảng đó tác giả đã chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia

Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013” để nghiên cứu dưới góc độ sử học

chủ đạo và cách tiếp cận đa ngành cũng như liên ngành.

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là trình bày và phân tích quá trình đô thị hóa

ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội) trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 cũng như những biến đồi của nó Từ đó thấy được những đặc điểm, sự biến

đổi đó có tác động như thế nào đến sự phát triển chung của khu vực ven đô Hà Nội, của thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, khuyến nghị một số giải pháp để đây nhanh phát triển theo hướng bền vững, xây dựng huyện giàu mạnh,

văn minh, hiện đại.

Trang 15

Với mục đích đề ra như ở trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ quá trình đô thị hóa ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia

Lâm (Hà Nội) giai đoạn từ năm 2000 - 2013.

Thứ hai, thông qua các chương đề tài để cho thấy được những biến đồi kinh tế, văn hóa, xã hội, những chuyển biến về cơ sở hạ tang của các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm trong quá trình đô thị hóa Bước đầu đưa ra một số nhận xét để từ

đó thấy được những đặc điểm, sự biến đổi đó có tác động như thế nào đến sự phát triển chung của khu vực ven đô Hà Nội, của thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô

đây nhanh phát triển theo hướng bền vững, xây dựng huyện giàu mạnh, văn minh,

hiện đại Qua đó, luận án góp phan chỉ ra những mặt tích cực cũng như các tiêu cực

phát sinh trong quá trình đô thị hóa của các huyện ngoại thành Hà Nội.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đô thị hóa diễn ra ở các huyện

Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội) từ năm 2000 đến năm 2013 Nghiên cứu quá trình đô thị hóa với những chuyên dịch cơ cấu kinh tế, chuyên dịch cơ cấu lao động,

diện tích đất nông nghiệp bị thu hep, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa tác động đến sự biến đổi văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng góp phần làm thay đổi diện mạo thành phố về nhiều mặt.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tìm hiểu quá trình đô thị hóa ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia

Lâm giai đoạn 2000 - 2013 Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến đổi quan trọng và sâu sắc với các huyện ngoại thành Hà Nội cũng như với Thủ đô Hà Nội Như đã trình bày, ngày 15/12/2000 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng,

Trang 16

hành chính, đã cho thấy tính đúng đắn của chủ trương mở rộng địa giới hành chính

Thu đô, trên cơ sở đó đặt ra phương hướng, nhiệm vụ trong việc thực hiện Nghị quyết

15 trong thời gian tới; ngày 01/7/2013, Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, tạo cơ sở

pháp lý quan trọng, cho phép áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù về

xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô Tại kỳ họp thứ bảy, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, Hội đồng nhân dân thành phó đã thông qua 11 nghị quyết nhằm cụ thé hóa Luật Thủ đô Đây là những nội dung quan trọng, tác động trực tiếp

và lâu dai đến sự phát triển của Thủ đô va đời sóng dân sinh Sau hơn 10 năm đồi mới các huyện ngoại thành Hà Nội đã có một bộ mặt mới, nhanh chóng phát triển dé trở thành một đô thị, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của thành phó.

Vấn dé đô thị hóa là một quá trình diễn ra rat phức tạp, rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn dé cơ bản nhất dưới góc độ của khoa học lịch sử như:

Nghiên cứu quá trình đô thị hóa trên lĩnh vực kinh tế-xã hội và một số chiều cạnh

biến đổi chính yếu nhất và nồi trội nhất như biến đổi về cơ câu dan cư, sinh kế, đời

sống văn hóa, tính cố kết cộng đồng, cơ sở hạ tầng và những thay đổi của nó trong

bối cảnh đô thị hóa qua trường hợp huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm của thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2013.

3 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

3.1 Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa làm

cơ sở phương pháp luận dé rút ra những nhận định, đánh giá về những biến đồi kinh

tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn nghiên cứu.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình đô thị hóa được tác giả nghiên cứu dưới góc độ của khoa học lịch

sử Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

Trang 17

-Lênin cùng với phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Đồng thời, còn sử

dụng các tiếp cận liên ngành khác.

- Phương pháp lịch sử:

Luận án xem xét quá trình đô thị hóa của các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia

Lâm dưới góc độ khoa học lịch sử, bám sát diễn trình của hiện tượng này trong thời

gian từ 2000 đến năm 2013 với những chuyển biến đặc trưng trong các lĩnh vực khác

nhau qua từng giai đoạn cụ thể Qua đó, trình bày quá trình đô thị hóa của các huyện gắn trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội: chịu sự tác động chỉ phối liên tục của những điều kiện nội lực cũng như ngoại lực, các nhân tố chủ quan lẫn những yếu tố khách quan Phương pháp lịch sử được vận dụng để xem xét

và trình bày các sự kiện, con số, vấn đề theo trình tự thời gian nhằm làm rõ quá trình

đô thị hóa của huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm trên nhiều lĩnh vực.

- Phương pháp logic:

Trong nghiên cứu này, chúng tôi có gắng đối chiếu sắp xếp, hệ thống hóa,

tìm ra các logic hợp lý cho luận án dé nhận thức tổng quan mang tính phổ quát, quy luật, luận án cô gắng tìm hiểu dé thấy được bản chất, xu hướng vận động của quá trình đô thị hóa từ đó tìm ra được những biện pháp đúng đắn để bảo tồn, phát triển

các giá trị trong thời đại ngày nay Phương pháp logic được vận dụng đề xâu chuỗi

các sự kiện một cách chính xác nhằm trình bày vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống,

toàn diện.

- Phương pháp khu vực học:

Mục đích khi sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu là nhằm đạt tới những nhận thức tổng hợp về một không gian văn hóa xã hội, tìm ra những đặc thù về biến đổi xã hội cộng đồng dân cư trong không gian xã hội - văn hóa của một vùng, khu

vực ven đô Ngoài ra, nghiên cứu khu vực học còn được giới thiệu việc nghiên cứu

một vấn đề nào đó của một khu vực Chẳng hạn, nghiên cứu về vấn đề di dân, biến

đổi lối sống đô thị Cụ thể ở đây là nghiên cứu cộng đồng dân cư huyện Thanh Trì,

Từ Liêm, Gia Lâm trong quá trình đô thị hóa, cộng đồng dân cư huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm là một không gian xã hội, biến đồi xã hội của cộng đồng dân cư huyện

Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm nằm trong hệ thống tổng thé vùng ven đô của toàn

Trang 18

- Tiếp cận liên ngành:

Trên cơ sở nhận thức đô thị hóa là quá trình chuyển đồi với những dấu hiệu đặc trưng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, việc áp dụng phương pháp liên ngành là điều kiện cần thiết là có thể dựng lại được sự đa dạng, phong phú,

muôn màu muôn vẻ của bức tranh đô thị hóa như: Văn hóa học, kinh tế học, dân tộc học giúp dé tài có được kết quả xác thực hon Luận án đã kết hợp sử dụng phương pháp lich sử qua lời kể, phương pháp quan sát tham dự là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài Việc sử dụng phương pháp quan sát tham dự là cơ

sở để kiểm chứng các nguồn tư liệu khác, là tiền đề cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài đảm bảo tính khoa học, từ đó có thêm những nhận định, suy nghĩ, đánh giá về những thay đổi trong đời sống của các huyện này bằng chính lời kể, thông tin có giá trị, quan

điểm, ý kiến của người dân đối với những biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, văn hóa, sự thay đổi kiến trúc, cảnh quan

- Phương pháp so sánh:

Được vận dung dé so sánh các van dé kinh tế, xã hội giữa các giai đoạn của

huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm và giữa huyện Từ Liêm với một vài huyện ngoại

thành khác của thành phố Hà Nội So sánh những đặc điểm quá trình đô thị hóa của ngoại thành Hà Nội với một số đô thị lớn trực thuộc trung ương.

3.3 Nguồn tài liệu

Nguồn tư liệu được chúng tôi sử dụng một cách chọn lọc để làm sáng tỏ vấn

đề cần nghiên cứu gồm các nguồn tài liệu sau:

- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề kinh tế, xã hội.

- Chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, về định hướng, quy hoạch, chỉnh trang, phát triển đô thị của thành phố Hà Nội và huyện Thanh Trì,

Từ Liêm, Gia Lâm.

- Các chuyên khảo, các công trình nghiên cứu, các bài viết, các tham luận khoa học của các tác giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề đô

thị hóa và tác động của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Trang 19

- Các tài liệu của địa phương; niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hà Nội, của Phòng thống kê huyện Thanh Trì, Gia Lâm,

Từ Liêm.

- Tư liệu điền da, khảo sát thực địa của chính tác giả.

- Một số công trình nghiên cứu khác như luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài,

văn bản của Nhà nước

4 Những đóng góp của luận án

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở các huyện ngoại thành đã và đang

nảy sinh nhiều vấn đề, yêu cầu bức thiết là phải có những giải pháp hữu hiệu để hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững cho Thủ đô nên chúng tôi chọn hướng tiếp cận nhằm hướng đến những nhận thức ngày càng toàn diện hơn về quá trình đô thị hóa, tác động của quả trình đô thị hóa cũng như những van đề đặt ra dé day nhanh quá trình đô thị hóa ở Hà Nội theo hướng bền vững, hiện đại, xứng tầm với vị trí

trung tâm chính trị của cả nước.

Việc nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm

(Hà Nội) với mục đích “phác thảo” một cách tương đối toàn diện, hệ thống quá trình

đô thị hóa diễn ra ở huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm từ năm 2000 đến năm 2013

với những chuyển biến về cơ cấu kinh tế, cơ sở xã hội, cơ sở kỹ thuật, dân cư Luận

án còn góp thêm tư liệu dé có thể nhận thức đầy đủ hơn về diện mao của thành phố

Hà Nội.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đô thị hóa; phân tích những nguyên nhân chủ

quan, khách quan tác động đến quá trình đô thị hóa ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, tác giả luận án đối chiếu với các lý thuyết để có cơ sở đánh giá và xem xét sự thay đổi của huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm trong thời gian 13 năm Qua đó, rút ra một số đặc điểm, những bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp có thể tham khảo dé phát huy những yếu té tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực trong quá trình đô thị hóa ở các huyện này, nhằm phát triển theo hướng đô thị bền vững trong giai đoạn tiếp theo, đồng thời cũng làm rõ được những đặc điểm nổi bật của quá trình đô thị hóa ở một số huyện tại Hà Nội so với các địa phương khác

ở Việt Nam.

Trang 20

Nội hiện nay, góp phần vào việc nghiên cứu kinh tế, xã hội Hà Nội nói riêng; kinh tế,

xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung Luận án cũng gợi mở những chủ đề mới cho việc nghiên cứu về quá trình đô thị hóa ở Thủ đô Hà Nội.

5 Kết cấu của luận án

Luận án gồm có 05 phan Phan dẫn luận, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,

phụ lục và các chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Nội dung của chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu, các khái niệm, lý thuyết.

Chương 2: Khái quát về địa lý các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm và quá trình đô thị hóa trước năm 2000 Nội dung của chương này tập trung khái quát về địa

lý tự nhiên và hành chính của Thủ đô Hà Nội, của các huyện Thanh Trì, Từ Liêm,

Gia Lâm và quá trình đô thị hóa của Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm trước năm 2000.

Chương 3: Quá trình đô thị hóa trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ở Thanh

Tri, Từ Liêm, Gia Lâm (2000-2013) Nội dung chương này tập trung nghiên cứu, làm

rõ quá trình đô thị hóa trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chương 4: Quá trình đô thị hóa ở Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (2000-2013)

- đặc điểm và tác động Nội dung của chương trình bày những tác động của đô thị

hóa đến những chuyền biến về cơ sở hạ tầng, những chuyển biến về cảnh quan, môi trường, rút ra đặc điêm trong quá trình đô thị hóa và đặt ra một số vấn đề.

Trang 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN TINH HÌNH

NGHIÊN CUU DE TÀI

1.1 Một số vấn đề học thuật

1.1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa

1.1.1.1 Khái niệm đô thị

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “đô thị” (urban area), trong

ngôn ngữ phương Tây, từ “đô thị” có nguồn gốc từ thuật ngữ “Urbanus” trong tiếng

Latinh, có nghĩa là “cư dân thành phố”, city dweller Cho đến nay, các thuật ngữ

“urban” (đô thị), “city” (thành phó), “town” (thị tran) được dùng dé chỉ các khu định

cư hạt nhân đa chức năng, được thiết lập và sử dụng đất đề cư trú hoặc sản xuất kinh doanh (Phạm Thị Xuân Thọ, 2008, tr.6) Theo tác giả Hoàng Phê trong Tir điển tiếng

Việt (1988) định nghĩa đô thị là nơi “đán cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp

và có thể cả công nghiệp” (Hoàng Phê, 1998, tr.354).

Theo tác giả Cao Xuân Phổ, “Trong tiếng Việt, có nhiều từ dùng dé chỉ khái

niệm đô thị như: đô thị, thành pho, thị tran, thị xã, Các từ này đều có hai thành tố:

đô, thành, trắn, xã, hàm nghĩa chức năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ Thời trước chức năng hành chính lắn at chức năng kinh tế; bộ phận đảm nhận cai quản

đô thị do Nhà nước bổ nhiệm Đô thị Việt Nam khác với Đô thị phương Tây là ở chỗ

đó Đô thị phương Tây ít có tính chính trị hơn và thiên về chức năng kinh tế” (Cao

Xuân Phổ, 1999, tr 103).

Theo Bách khoa toàn thư Hoa Kỳ (The American Encylopaedia), “thành phố

(city) là một tập hợp dân cư có quy mô đáng kể, ở đó điều kiện sống được xem là

theo kiểu đô thị, trái ngược với đời sống nông thôn và miền thôn dã Theo nghĩa

này, thành phố là một hiện tượng chung của xã hội văn minh” (Bách khoa toàn thư

Hoa Ky, 2000, tr.248).

Theo Beaujeu - Garnier “Đô thị là điểm tập trung dân cư, đồng thời là không gian đặc quyền đề định vị một sé chức năng cho thị dan và nông dân Đô thị là trung tâm tái sản xuất tư bản, vừa tập trung lớn tư bản, vừa tiêu thụ mạnh tư bản, do đó, đóng vai trò rất đặc biệt so với nông thôn và cả với Nhà nước” (dẫn theo Trần Ngọc

Trang 22

Khánh, 2012, tr.332), B.Kayer cho rằng “Quan hệ giữa các cư dân được câu thành

xung quanh một trung tâm có quyén tự trị và có chức năng hội nhập vào tổng thể nền kinh tế (dan theo Tran Ngọc Khánh, 2012, tr.5) Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện

Ngôn ngữ hoc: đô thị là nơi dan cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thé

cả công nghiệp, thành phố hoặc thị tran.

Nhu vậy, có thể hiểu “đô thi” là nơi tập trung dân cư Ở đây chủ yếu là sản xuất phi nông nghiệp, mật độ dân số đông đúc với quy mô lớn Dé xác định thé nào là đô

thị cũng khác nhau đối với đặc điểm của mỗi quốc gia: mỗi loại đô thị lại có vai trò,

cơ cấu, trình độ phát triển và quy mô, tiêu chí, mật độ dân só, tỷ lệ lao động phi nông

nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng để được công nhận loại đô thị.

Ngoài ra còn có khái niệm thị tứ:

“Thị tứ chưa phải là điểm dân cư đô thị, nhưng tại đây lại tập trung nhiều loại

công trình phục vụ công cộng về kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính đô thị phục

vụ cho người dân nông thôn Nó là bộ mặt chính của làng xã, là điểm dân cư có màu sắc cả đô thị lẫn nông thôn, nhưng tính chất nông thôn vẫn là chính Ở đây

có cả những dãy nhà tập trung những người lao động phi nông nghiệp, bán

nông nghiệp và cả nông nghiệp ở nông thôn Đây là một hình thức đô thị hóa

tại chỗ rất thích hợp với Việt Nam, nó sẽ là mam mong của các điểm dân cư tương lai theo hướng đô thị hóa nông thôn ” (Nguyễn Thê Bá, 1997, tr 10).

1.1.1.2 Khái niệm đô thị hóa

Cho đến nay, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành chuyên biệt đã nghiên cứu đô thị hóa và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm quan trọng cũng như đưa ra các dự báo tương lai cho quá trình này Đô thị hóa

được hiểu theo nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau, tùy theo các mục đích nghiên cứu và góc độ tiếp cận.

Thời kỳ văn minh công nghiệp, khái niệm đô hóa của các học giả phương Tây

đã hình thành Theo Eldrid định nghĩa đô thị hóa là một quá trình tập trung dân cư,

được thê hiện ở một số tính chất như: tập trung, tăng cường, phân hóa các hoạt động

trong đô thị và nâng cao tỷ lệ dân thành thị; hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, nhất là phát triển các thành phố lớn và cực lớn; phổ biến rộng rãi lối

Trang 23

sống thành thị (hay lối sống dich vụ, nhu cầu văn hóa cao, dễ thích nghi ) trong khu vực nông thôn (Nguyễn Duy Thắng, 2003, tr.5) Robert Owen với những có gắng giải quyết các van dé xã hội trong tổ chức cuộc sống đô thị, Wiliam Moris ý nghĩ xây

dựng một mô hình đô thị mới trong đó quan tâm đặc biệt tới cuộc sống của trẻ em và người lao động; mô hình thành phố công nghiệp của Tony Garnier đã khẳng định quan điểm tách biệt các khu công nghiệp khỏi khu dân cư, thể hiện quan điểm tiến bộ

về sự quan tâm tới chất lượng môi trường, không gian ở của người lao động Ở một khía cạnh khác, lý luận thành phố vườn của Hebernege Howard đã tạo ra một cách nhìn mới về môi trường sống đô thị, trong đó cần phải có sự cân bằng của yếu tố nông

thôn, vốn đang bị mắt dan trong quá trình đô thị hóa Với lý luận về thành phó tuyến, Soria Mata cũng đề cập đến sự cần thiết phải quan tâm tới mối quan hệ của thành phố với sự phát triển của giao thông hiện dai (Đỗ Thị Ngọc Lan, 1997, tr 19).

Với Karl Marx, đô thị hoá như một quá trình biến đổi về chat, thay đổi phương thức sản xuất của con người trong xã hội văn minh Trong xã hội tiền công nghiệp sự

tách biệt giữa thành thị và nông thôn là biểu hiện của sự phân chia công việc Thành thi là nơi của lao động trí tuệ đồng thời nó là sự tập trung, trong khi nông thôn là môi trường của lao động chân tay, của sự cách ly, phân tán Vì thế đô thị hóa được xác

định theo: Mật độ xây dựng tập trung, khu vực định cư của cư dân chủ yếu làm việc

trong khu vực phi nông nghiệp có hạ tầng xã hội, kĩ thuật tương đối đồng bộ và hoàn

và lan truyền những khuôn mẫu hành vi, ứng xử, vốn đặc trưng cho người dan

đô thị, sự lan truyền lối sống đô thị hay các quan hệ văn hóa đô thị tới các vùng

nông thôn” (dẫn theo Đỗ Thị Ngọc Lan, 1997, tr 17).

Đĩnh nghĩa về đô thị hóa ở Việt Nam:

Trang 24

gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó dién ra sự phát triển nghề

nghiệp mới, sự chuyên dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thi song song với

tổ chức bộ máy hành chính, quân sự (Đàm Trung Phường, 1995).

Trịnh Duy Luận nhận định quá trình đô thị hóa “được xem như một cái phông

(bói cảnh), trên đó diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc trong đời sống của xã hội hiện đại, của các cộng đồng và của mỗi cá nhân” (Trịnh Duy Luan, 1996, tr.01).

Nguyễn Thế Bá (1998) cho rằng, quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi

sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ

cấu không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị và diễn ra song

song với động thái phát triển không gian kinh tế xã hội.

Cũng có quan điểm cho rằng đô thị hóa còn được tính theo phần trăm giữa dân

số đô thị so với tổng diện tích của mộ khu vực, tổng số dân như: Từ điển tiếng Việt

của Hoàng Phê: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô

thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội” (Hoàng Phê,

1998, tr.354).

Còn có các nhà nghiên cứu xét khía cạnh chuyên đổi lối sống, chất lượng cuộc

sống, văn hóa chính là đặc trưng của đô thị hóa, các quan điểm này cho rằng đô thị hóa chính là “quá trình phát sinh và phát triển các đô thị, ở đó hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp, thương mại, dịch vụ, và là quá trình chuyển đổi lối sống từ nông

thôn sang thành thị” (Nguyễn Văn Lê, 1997, tr.132).

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân

cư ngày càng đông vào các đô thị, nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển

của xã hội” (Từ Điển Tiếng Việt, 1988, tr.337) Còn theo Từ điển xã hội học xuất bản năm 2002, đô thị hóa là minh chứng cho sự tăng trưởng về dân số, về dân cư, sự

mở rộng về văn hóa và lối sống thành thi.

Trang 25

Tom lại, có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về đô thị hóa, nhưng nhìn một cách tổng quan nhất, có thé xem đô thị hóa là quá trình chuyền đổi từ nông thôn sang đô thị, thể hiện qua việc tăng diện tích, tăng dân số, tăng quy mô của một

đô thị, chuyển biến trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, sự thay đổi lối sống của người dân Những yếu té này vừa là tác nhân, cũng vừa là hệ qua của nhiều van đề khác nhau như phân tầng xã hội, chuyền đổi văn hóa , thay đổi cơ sở hạ tầng, không

gian-môi trường Đánh giá về đô thị hóa dựa trên các tiêu chí quan trọng về dân só,

sự mở rộng không gian đô thị, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyền dịch cơ cấu nghề nghiệp.

1.1.2 Cấu trúc đô thị Cấu trúc đô thị là bộ khung có hai thành tố là hệ thống hạ tang kỹ thuật (là

phần vật chất đô thị, phần xương cốt, phần cứng), gồm: giao thông, năng lượng,

truyền thông, công trình, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp) trong đó, mạng lưới giao thông đóng vai trò chủ yếu dé bao đảm cho chức năng hạ tang xã hội đô thị hoạt

động hiệu quả Phần tổ chức xã hội đô thị, gồm: tổ chức làng xã, đòng họ, gia đình,

chính trị-xã hội, phương thức sản xuất, phong tục tập quán, thói quen, lễ hội, tôn giáo, đời sống tinh than, sinh kế, hôn nhân gia đình.

Trong hai thành tố cấu trúc đô thị thì phần tổ chức vat chất đô thị bao giờ cũng

có trước kéo theo sự thay đổi về đời sống tỉnh thần và đời sống xã hội, sau đó phần

tỉnh thần xã hội tác động biện chứng trở lại tổ chức vật chất.

Trên thực tế có các dạng cấu trúc đô thị như: Cấu trúc tầng bậc, cấu trúc phi

tầng bậc, cấu trúc không gian đô thị

1.1.3 Tiêu chí xác định, phân loại đô thị tại Việt Nam

Quyết định số 132/ HĐBT ngày 05/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nêu rõ: hạt nhân của đô thị và điểm xuất phát của quá trình đô thị hóa là

“Điểm dân cư đô thị”: đó là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu cách thị dân” Theo Quyết định này thì

đô thị nước ta chia làm 05 loại (từ loại 01 đến loại 05) như sau:

Trang 26

D6 thị loại I: là đô thị rất lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch - dịch vụ, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc day sự phát triển của cả nước; dân sé từ 01 triệu trở lên; tỷ lệ lao động

phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động; mật độ dân cư bình quân

Đô thị loại I: là đô thị trung bình lớn, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, du lịch - dịch vụ,

có vai trò thúc đầy phát triển của một tỉnh, hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thé; dân số: từ 10 vạn đến dưới 35 vạn; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80% trở lên

trong tổng số lao động: mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km? trở lên.

Đô thị loại IV: Là đô thị trung bình nhỏ, trung tâm tổng hợp chính tri, kinh tế,

văn hoá xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ, công nghiệp, thương nghiệp có vai trò thúc day sự phát triển của một tinh hay một vùng

trong tỉnh; dân cư: từ 3 vạn đến dưới 10 van; ty lệ lao động phi nông nghiệp từ 70%

trở lên trong tổng số lao động; mật độ dân cư 8.000 người/kn? trở lên.

Đô thị loại V: Là đô thị nhỏ, trung tâm tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc

trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiép , có vai trò thúc day sự phát

triển của một huyện hay một vùng trong tỉnh hoặc một vùng trong huyện; dân số từ 4.000 đến dưới 3 vạn; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao

động; mật độ dân cư bình quân 6.000 người/ km?.

Năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2001/NĐ-Cp ngày 05/10/2001 về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, phân loại đô thị theo 5 tiêu chí

với 6 loại đô thị, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại II,

đô thị loại IV và đô thị loại V.

Trang 27

Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2009/ ND - CP ngày 07/5/2009 về phân loại đô thị, thay thế Nghị dinh số 72/2001/ND - CP, quy định đô thị Việt Nam gồm 6 loại khác nhau là đô thị đặc biệt và đô thị từ loại I đến loại V với

06 tiêu chí để xét phân loại Theo đó đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm

chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đây sự phát

triển kinh tế-xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thé, một địa phương, bao gồm

nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn Đô t ¡ Việt

Nam gồm 05 đặc điểm cơ bản: (1) Trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc day sự phát triển của một vùng lãnh thé; (2) Đô thị mang tính chat là vùng

liên tinh, vùng tỉnh, vùng thành phó trực thuộc trung ương, hoặc vùng trong tỉnh trong thành phó trực thuộc trung ương, vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện; (3) Quy

mô dân số có ít nhất 4.000 người, mật độ dân sé tối thiểu là 2.000 ngudi/km? (4) Tỷ

lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu 65% tổng số lao động trở lên đối với khu vực

nội thành phó, thị xã, thị trấn; (5) Đạt 70% mức tiêu chuẩn thiết kế hệ thông cơ sở

hạ tang kỹ thuật và quy hoạch xây dung cho từng loại đô thi.

Đến năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số

1210/2016/UBTVQH13, đô thị tại Việt Nam cũng được chia thành 6 loại, dùng số La

Mã dé phân ra các đô thị đặc biệt, loại I và loại II phải do Thủ tướng Chính phủ ra

quyết định công nhận; các kiểu đô thị loại II và IV do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra

quyết định công nhận và loại V do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận Thay vì 6 tiêu chuẩn phân loại đô thị cũ được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-

CP của Chính phủ, điểm mới trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này chỉ đưa ra 5 tiêu chí cơ bản đề đánh giá phân loại đô thị gồm: Vị trí, chức năng,

vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; cơ cầu và trình độ phát triển kinh

tế - xã hội; quy mô dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở

hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị Đồng thời, quy mô dân số đô thị phải đạt từ 6 triệu người trở lên, thay vì từ 5 triệu người như quy định trước đây; mật độ dân số đô

thị đạt từ 3.000/km? trở lên Đối với đô thị loại I cần có mật độ dân số toàn đô thị dat

Trang 28

từ 2.000 người/km? trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị

đạt từ 10.000 người/km? trở lên Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ

65% trở lên; khu vực nội thành dat từ 85% trở lên Các đô thị loại II, II, IV và V

cũng có các con số về quy mô và mật độ dân số đô thị rất chỉ tiết với nhiều quy định chặt chẽ, tiêu chuẩn cụ thể Cùng với đó, việc lập đề án phân loại đô thị do Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh tô chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại đặc biệt và

loại I là thành phố trực thuộc Trung ương Uy ban nhân dan cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập dé án phân loại đô thị cho các đô thị loại I là thành phó thuộc

tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại IIL, loại

IV và loại V Sau khi nhận được đề án phân loại đô thị, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành

tổ chức thâm định đề án đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III và loại IV, còn Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tô chức thẩm định đề án phân loại

đô thị loại V Đây là cách phân loại mới theo nhiều chuyên gia cách phân loại như

vậy đáp ứng được yêu cau thực tiễn đổi mới, phù hợp với một quốc gia đang phát

triển như Việt Nam.

Tính đến tháng 5 năm 2019, cả nước có trên 833 đô thị so với 500 đô thị các loại vào năm 1990, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Minh, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652

đô thị loại V, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,5% (Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ XII).

Mạng lưới đô thị Việt Nam được hình thành và phát triển dựa trên các đô thị

trung tâm, gồm các thành phó cấp quốc gia, các thành phó trung tâm cấp vùng, cùng

với các thị xã là đô thị trung tâm cấp tỉnh, các thị trần cấp huyện, các đô thị vệ tỉnh.

1.1.4 Tiêu chí đô thị hóa

Các nhà nghiên cứu địa lý đô thị dùng các chỉ tiêu quy mô dân số thành thị, tỉ

lệ thi dân, tốc độ tăng dân số thành thi, mật độ đô thị dé đánh giá đô thị hóa (Phạm

Thị Xuân Thọ, 2008) Các nhà kinh tế học, nhấn mạnh vai trò và tỷ lệ của ba lĩnh vực sản xuất dé xác định mức độ đô thị hoá Có thể xác định, đánh giá đô thi hóa

theo nội dung: (1) Kinh tế-xã hội (tổng thu ngân sách, mức tăng kinh tế, tỷ lệ lao

Trang 29

động phi nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người/01 năm, tỉ lệ hộ nghéo ); đặc biệt, chỉ tiêu tỉ lệ lao động phi nông nghiệp là quan trọng hàng đâu theo tiêu chí đô thị hóa; (2) cơ sở ha tầng đô thị (hạ tầng kỹ thuật, ha tầng xã hội); (3) dân sé đô thị

(quy mô dân số đô thị, mật độ dân số, tốc độ tăng dân só, tỉ lệ thị dân) Một cách tiếp cận khác, đô thị hóa là một tác nhân tác động vào các huyện ngoại thuần nông

và làm cho nó thay đổi, đó là quá trình tự phá vỡ các quan hệ của cơ cầu truyền

thống, tan vỡ cấu trúc làng xã, sự thay đổi trong lối sống đã được hình thành trong

dân cư nông nghiệp,

Việc lượng hóa quá trình này rất phức tạp vì đô thị hóa không chỉ thê hiện ở các chỉ tiêu về dân số, chuyển biến trên các lĩnh vực mà còn thể hiện ở từng nội

dung với những đặc điểm đa dang, cũng như chất lượng của đô thị hóa.

1.1.5 Những dấu hiệu, đặc điểm cơ bán của đô thị hóa

- Sự gia tăng dân số, gia tăng diện tích đô thị và phát triển mạng lưới đô thị,

nhịp độ dân số đô thị tăng nhanh, do sự di cư ở các vùng nông thôn vào thành phó.

- Một đặc điểm cơ bản của quá trình đô thị hóa là quá trình chuyền dịch lao

động từ các hoạt động dựa trên nền tảng khai thác tài nguyên thiên nhiên sang những hoạt động chế biến và dịch vụ.

- Đô thị hóa kéo theo biến đổi to lớn và có chiều sâu trong xã hội, đời sống của các cộng đồng nông thôn và đô thị.

- Sự kết hợp giữa những yếu tố truyền thống, sự kết hợp giữa nông thôn và đô

thị Là sự tập trung hóa, tăng cường phát triển đi vào chiều sâu.

- Về mặt lịch sử, đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của nhân khẩu đô thị,

dân cư thành phố tăng lên và sự nâng cao vai trò của từng vùng hay trong cả nước,

đô thị hóa diễn ra có thê theo hướng tập trung hóa sản xuất và dân cư với sự phân tán chúng bằng con đường từ trung tâm ra vùng ngoại vi.

1.16 Biến đổi xã hội

Khi nghiên cứu về xã hội loài người, K.Mark khang định mọi sự thay đổi của đời sống xã hội, xét đến cùng, đều bắt nguồn từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất.

Trong Tuyên ngôn Dang Cộng sản (1948), K.Mark đã nói: “Lịch sử tu tưởng chứng

Trang 30

mình gì, nếu không phải chứng mình rằng sản xuất tỉnh thần cũng biến đổi theo sản

xuất vật chat” Đây là lý thuyết bién đổi xã hội quan trọng.

Biến đổi xã hội (social change) có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau, như:

theo Từ điền Xã hội học (2002), biến đổi xã hội là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cầu của hệ thống xã hội Từ điển Xã hội học Oxford (2010) đã chỉ ra

nhiều khái niệm biến đồi xã hội của các nhà xã hội học kinh điển Những thay đổi đó

có ý nghĩa về cơ cấu xã hội, kể cả hậu quả và biểu thị của những cơ cấu biểu hiện của các chuẩn mực xã hội, giá tri và các san phẩm và tượng trưng văn hóa (G.Endruweit,

2010, tr.26) A.Comte đã coi xã hội là một sự chuyển hóa giữa hai mặt tĩnh và mặt

động, mỗi sự vật, hiện tượng và sự kiện xã hội lại có những cách thức và cường độ

biến đổi khác nhau.

H.Spencer lại đưa ra lý thuyết biến đổi mang tính tiền hóa dựa trên tăng trưởng

dân sé K.Marx cho rằng những biến đổi xã hội quan trọng nhất là có bản chất cách

mạng, chúng diễn ra do tranh giành quyền tối thượng giữa các giai cấp kinh tế

(Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa, 2010).

Có thé hiểu biến đổi xã hội là: (1) Là một quá trình, trong đó diễn ra sự thay đổi của xã hội như về cơ cấu xã hội, về khuôn mẫu hành vi, về văn hóa, , (2) Dẫn

tới các thay đổi về giá trị, chuẩn mực xã hội và các phương diện khác của xã hội; (3) Các giai đoạn của biến đồi xã hội là khác nhau trước các tác động khách quan lẫn chủ

quan; (4) Biến đồi xã hội trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào

hoàn cảnh tác động, điều kiện tác động cũng như nguồn lực của vùng, địa phương

hay dân tộc.

1.1.7 Bién động dân số

Biến động dân số là sự tăng hoặc giảm quy mô dân số của một địa phương theo thời gian Quy mô dân số của một địa phương tại thời điểm cuối lớn hơn thời

điểm đầu của một thời kì gọi là gia tăng dân số, còn quy mô dân số của một địa

phương thời điểm cuối nhỏ hơn thời điểm đầu gọi là suy giảm dân số.

Trang 31

1.1.9 Biến đối văn hóa

Định nghĩa của E.B Taylor vẫn được nhiều nhà khoa học xã hội sử dụng nhất.

Theo Taylor, văn hóa là một phức hợp bao gồm toàn bộ tri thức, tín ngưỡng, nghệ

thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và các khả năng khác cùng với tập quán do con người thu nhận được với tư cách là một nhóm xã hội (Chambers, R and G.R Conway,

1991, tr.161).

Biến đổi văn hóa được hiểu là quá trình vận động của cả xã hội, là một bộ phận

của đời sống xã hội, do vậy cũng sẽ không ngừng biến đồi Do vậy, có thể hiểu một

cách khái quát về quá trình thay đổi cách thức hoạt động, quan hệ văn hóa của cộng đồng dân cư ven đô có thể dẫn đến chỗ hình thành kiều phát triển và cấu trúc văn hóa

mới ở vùng ven đô Hà Nội theo thời gian với những cấp độ khác nhau trong bối cảnh

đô thị hóa (Bùi Văn Tuấn, 2017) Các nhà Việt Nam học, xã hội học và văn hóa học

cho rằng sự tương tác phức tap của nhiều yếu té tạo nên sự biến đồi Những thay đổi

về hành chính, đất đai, chính sách nông nghiệp, đô thị là tiền đề trực tiếp tác động

đến biến đổi văn hóa, văn hóa làng xã ven đô được các tác giả như Nguyễn Quang

Ngọc, Tô Duy Hợp, Ngô Văn Lệ, Tôn Nữ Quỳnh Tran, và nhiều tác giả khác đề cập, phân tích Đây là một trong những nghiên cứu điển hình về biến đồi văn hóa của các cộng đồng dân cư nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa ven đô hiện nay và đời

sống văn hóa cộng đồng tại các địa bàn nghiên cứu.

Khái niệm biến đổi xã hội được sử dụng trong luận án là muốn tổng hợp lại về

sự biến đổi của một số hiện tượng xã hội, văn hóa dưới lăng kính của sử học, việt

nam học, xã hội học và nhân học Có thê nói bất kỳ một sự biến đổi nào có thành phan và cau trúc của xã hội đều được gọi là “sự biến đổi xã hội” Trong phạm vi, giới

Trang 32

han của luận án, giới han phân tích một số chiều cạnh quan trọng nhất trong số nhiều chiều cạnh của khái niệm biến đổi xã hội.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

'Việc nghiên cứu van dé đô thị hóa ở Việt Nam trong những năm qua được nhiều

quan tâm, được nhiều ngành khoa học chú trọng nghiên cứu từ sau đổi mới, đặc biệt

trong những năm gan đây thì vấn dé đô thị hóa đã được nghiên cứu mạnh mẽ Quá trình tìm hiểu tài liệu cho thấy có một số công trình trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề này như sau:

1.2.1 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sau khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, những chủ để liên quan đến đô thị hóa thu hút được nhiều học giải trong nước quan tâm, đối tượng

nghiên cứu phong phú, có công trình nghiên cứu đời sống đô thị của cả nước, từng vùng miễn, từng đô thị cụ thể Những công trình, bài viết ở Việt Nam có liên quan

đến đề tài của tác giả có thể chia làm các nhóm sau:

1.2.1.1 Những công trình nghiên cứu đô thị hóa của các tác giả ở Việt Nam

Cuốn sách của Giáo sư Dam Trung Phường với nhan đề: “Đô thi Việt” ra đời

năm 1995 đã chú trọng vào những khái niệm về đô thị học có quan hệ với những tiến

bộ của khoa học thế giới, bổ sung thêm những thông tin liên quan trong nước dé tham

khảo; đồng thời tác phẩm đã đánh giá mạng lưới đô thị Việt Nam và nghiên cứu định hướng phát triển trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và công nghiệp hóa, hiện đại

-hóa của thời kì đổi mới.

Nhà nước Việt Nam cũng tổ chức nhiều hội nghị liên quan đến đô thị hóa như: Hội nghị Đô thị toàn quốc lần thứ I được tổ chức vào ngày 03/12/1990 tại Hà Nội; qua đó, khẳng định vị trí chiến lược và vai trò quan trọng của các đô thị đối với toàn

bộ đời sống kinh tế, chính trị - xã hội Hội nghị Đô thị toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại Thành phó Hồ Chí Minh từ ngày 22 đến 27/7/1995 nhấn mạnh đến định

hướng phát triên các đô thị Việt Nam.

Trang 33

Cuốn Đồ thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam A vào năm 1996 của Trung tâm

Nghiên cứu Đông Nam A đã nói đến xu thé đô thị hóa của các thành phố ở Việt Nam,

Đông Nam Á, cho thấy được nhu cầu quản lí đô thị, vấn đề bảo vệ môi trường, tình

trạng tăng dân số cơ học.

Tác giả Nguyễn Thế Bá chủ biên công trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô

thị vào năm 1997, là công trình đề cập đến các nguyên lý thiết kế và quy hoạch xây

dựng đô thị.

Đến dau thé kỷ XXI, đã có thêm rat nhiều công trình: trong cuốn Van hóa trong

quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Trần Văn Bính đã đề cập một số khía cạnh văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta Tác giả chỉ ra rằng, việc chuyển từ đời

sống nông thôn sang đô thị cũng làm cho các quan hệ tình làng nghĩa xóm, quan hệ huyết tộc và các mối quan hệ trong gia đình bị suy giảm Theo tác giả, sự suy giảm

các mối quan hệ này do nhiều yếu tổ tác động, trong đó phải kể đến không gian sống

và sinh hoạt của gia đình Khi không gian sống bị thu hẹp cùng với sự bận rộng trong công việc của mỗi thành viên trong gia đình đã làm cho các mối quan hệ họ hàng, quan hệ cha mẹ con cái bị giảm sút N guyen Dinh Huong (chu bién) (2000), Dé thi

hoá và quản lý kinh tế đô thi ở Ha Nội, tác giả đã nêu lên một số giải pháp với mong

muốn được góp một tiếng nói vào một van dé lớn trong chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của nước ta.

Năm 2002, cuốn sách “Phát triển đô thị bền vững-vai trò của nghiên cứu giáo duc” do Tôn Nữ Quỳnh Trân và Nguyễn Thế Nghĩa chủ biên dé cập đến van dé phát

triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trên thế giới với các chủ đề: Vấn đề lý luận, quan hệ nông thôn - đô thị, cộng đồng và phát triển đô thị, động thái kinh tế - xã hội, nghiên cứu một số trường hợp điển hình.

Nguyễn Ngọc Quỳnh (2003), Làng truyền thống dưới ảnh hưởng của quá trình

đô thị hóa đề cập đến một quá trình mà tác động của nó làm thay đồi cơ bản hình thái

định cư từ nông thôn sang thành thị, từ canh tác nông nghiệp sang công nghiệp và

dịch vụ, từ hình thái tiêu thụ sản phẩm tự nhiên sang hàng hóa công nghiệp đã chế

biên, từ cuộc sông cộng đông sang cuộc sông cá nhân.

Trang 34

Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát hành trong đó bao gồm các

bài nghiên cứu đã so sánh về đô thị hóa giữa thành phố Seoul ở Hàn Quốc và Thanh

phó Hồ Chí Minh ở Việt Nam, qua đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ

Chí Minh.

Vũ Hào Quang (2005), Những biến đổi xã hội ở nông thôn dưới tác động của

đô thị hóa và chính sách tích tụ ruộng đất (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương)

đã tập trung nghiên cứu và phân tích những nguyên nhân chủ quan đó là khả năng

thích ứng của người nông dân đưới tác động của những nhân té đô thị hoá, tích tụ ruộng đất và dồn điền đổi thửa với tư cách là những nhân tố khách quan, khả năng

thích ứng của những người dân đang sống ở nông thôn.

Nguyễn Thanh Tuấn trong công trình “Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay” (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2006) đã phân tích

sự biến đổi văn hóa đô thị trong thời kỳ đổi mới và chỉ ra những nhân tố thúc day

biến đổi văn hóa, xu hướng biến đổi văn hóa đô thị ở nước ta hiện nay Theo tác giả

có 6 cơ sở thúc đầy biến đổi văn hóa đô thị là: (1) các nhân tố biến đổi kinh tế; (2).

các nhân tô biến đổi khoa học-kỹ thuật-công nghệ; (3) tư tưởng đóng vai trò thúc đây, đổi mới hoặc kìm hãm biến đổi văn hóa; (4) phát triển dân số về quy mô cơ cấu,

chất lượng tác động đến sự biến đổi văn hóa đô thi; (5) biến đổi thiết chế xã hội - văn

hóa theo hướng phát triển nhiều dạng thiết chế Nhà nước và của xã hội; (6) sự giao lưu văn hóa với các thành phó, các tỉnh trong và ngoài nước sẽ tăng cường năng lực truyền bá những dạng văn hóa mới Tác giả cũng cho rằng, việc mở rộng diện tích,

thay đổi kiến trúc nhà cao tầng ở đô thị hiện nay một mặt vừa mở rộng cách thức và

sở thích sinh hoạt riêng tư nhưng mặt khác lại làm giảm các quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình vốn đã duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đỗ Thị Lệ Hằng trong bài viết Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân

vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa (Tạp chí Tâm lý học, số 3/2008), nêu rõ thực

trạng chuyền đổi cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập của người dân vùng ven đô Hà Nội.

Trang 35

Thông qua những nghiên cứu, thống kê về nghề nghiệp, thu nhập chính của các hộ

gia đình thuộc 3 khu vực: Yên Mĩ, Yên Sở, Mỹ Đình trong quá trình đô thị hóa.

Bài viết của Hoàng Chí Bảo (2008), Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới: Tác giả đã phân tích một số yêu tố biến đôi xã hội ở nước ta sau 20 năm đổi

mới phát triển (tính đến năm 2008).

Mike Douglass trong tham luận Nổi lo toàn cau hoá đô thị hoá vùng ven ở Đông

Nam Á: Bỏ rơi không gian công cộng, đã phân tích một cảnh quan hoàn toàn mới

đang bao quanh các thành phố lớn ở Đông Nam (Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát

triển, 2008, tr.7 1).

Terry Mc Gee trong bài viết nhìn lại vấn dé vùng ven: Đánh giá lại các thách thức đối với tiễn trình đại đô thị hóa ở Đông Nam A, đã cho rằng những thách thức

lớn mà sự tăng trưởng của đô thị hóa tại Đông Nam đặt ra cho van đề chính sách, dé

các vùng đô thị phát triển bền vững và duy trì hoạt động kinh tế, an sinh xã hội, tạo điều kiện sống tốt cần đề ra các chính sách, hệ thống quản lý, điều hành, và quy hoạch

đô thị hữu hiệu (Trung tâm nghiên cứu đô thi và phát triển, 2008, tr.1).

Công trình “Đồ thi hoá và cầu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới

1979-1989 và 1979-1989-1999” vào năm 2008 của tác giả Lê Thanh Sang đã cung cấp một cái

nhìn tông quan về đô thị hoá cũng như lý thuyết đô thị hóa ở Việt Nam.

Năm 2010, cuốn sách “Những giá trị văn hóa đô thị Sài Gon-TP.H6 Chi Minh”

do Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên đề cập đến cơ sở hình thành những giá trị văn hóa

đô thi cơ bản Sài Gòn - Thành phó Hồ Chí Minh; giá trị văn hóa đô thị phi vật thé,

giá trị văn hóa đô thị vật thể của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách “20 năm đô thị hóa ở Nam Bộ-Lý luận và thực tiễn” do Tôn Nữ

Quỳnh Trân, Nguyễn Văn Hiệp chủ biên xuất bản năm 2015, tập sách bao gồm các bài viết được tuyển chọn trên cơ sở các tham luận gửi tới Hội thảo 20 năm đô thị hóa

Nam Bộ - Lý luận và thực tiễn do Trường Đại học Thủ Dầu Một, trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn (Dai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trung

tâm nghiên cứu Đô thị và Phát triển, Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị phối

Trang 36

hợp tổ chức Qua đây, đã lý giải được con đường đô thị hóa của Nam Bộ giúp cho

việc dự đoán, đón đầu hiệu quả những tác động của đô thị hóa đối với xã hội, phục

vụ không những cho việc hiểu biết hiện tượng này trên một vùng đất cụ thể và ở một

nước đang phát triển mà còn giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đạt được mục tiêu giải quyết những vấn đề đang đặt ra, dự kiến những vấn

đề sẽ đặt ra dé giải quyết.

Năm 2016, hội thảo khoa học quốc gia “20 năm đô thị hóa Bình Dương - Những

vần dé thực tiễn” do trường Đại học Thủ Dầu Một, Trung tâm nghiên cứu đô thị và

phát triển, Viện Quy hoạch và phát triển đô thị Bình Dương phối hợp tổ chức Thông qua các nghiên cứu đã làm rõ một số đặc điểm và nội dung của quá trình phát triển không gian đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương; phát triển đô thị Bình Dương theo

hướng đô thị xanh

Những công trình này liên quan trực tiếp và là tài liệu quan trọng, cơ sở lý thuyết với vai trò cung cấp kiến thức nền trong việc thực hiện đề tài.

Đặng Nguyên Anh (chủ biên) (2016), Biến đổi xã hội ở Việt Nam truyền thong

và hiện đại, tập hợp nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, cung cấp

tương đối toàn diện và hệ thống về sự biến đổi xã hội ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới về những biến đổi trong cấu trúc, thiết chế, văn hóa, lối sống của xã hội Việt

Nam từ truyền thống đến hiện đại (Đặng Nguyên Anh, 2016).

Đề tài Luận án tiến sĩ “Quá trình đô thị hóa ở ven đô Thành phố Hồ Chí Minh

(1975 - 1996)” của Nguyễn Thị Thủy hệ thống một cách đầy đủ về quá trình đô thị hóa trong khoảng hơn 20 năm từ 1975 đến 1996 ở một sé quận, huyện ven đô Thành

phó Hỗ Chí Minh ở các mặt, chú ý phân tích sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng của các trường hợp cụ thể nghiên cứu.

Đề tài “Các vấn dé kinh tế xã hội đặt ra đối với vùng ven trong quá trình đô thị

hóa” do Dư Phước Tần làm chủ nhiệm dé tài đã phân tích thực trạng kinh tế - xã hội

vùng ven từ năm 1998 - 2004 Qua phân tích thực trạng, tác giả đề cập đến các nguyên

Trang 37

nhân cốt lõi đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các quận mới Đề xuất hướng chiến

lược quản lý và phát triển vùng ven theo hướng bền vững.

Qua công trình Đồ thi hóa đối và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội (2013), Nguyễn Thị Hải Vân đã cho thấy một trong nhiều tác động của đô thị hóa đối với

vùng ngoại thành Hà Nôi, đó là vấn đề lao động, việc làm Đây là một trong những

vấn đề xã hội rất đáng quan tâm hiện nay, khi mà những chính sách đào tạo nghề và

việc làm của nhà nước cho những vùng nông thôn nói chung và vùng ngoại thành Hà Nội nói riêng chưa phát huy được hiệu quả.

Đề tài độc lập của Hoàng Bá Thịnh (2014), ¿ác động của đô thị hóa đến phát triển vùng nông thôn giai đoạn 2011-2020, dé tài độc lập cấp Nhà nước, Trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội: Hoàng Bá Thịnh và nhóm nghiên cứu

được thực hiện dựa trên sự kết hợp của phương pháp khoa học tổng hợp liên ngành

và theo quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử, phát triển, tiếp cận trên quan điểm

của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với phương pháp điều tra xã hội học đã được thực hiện tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương và Thành

phố Hồ Chí Minh.

Công trình nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu lao động 05 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa thực trạng và giải pháp, Trần Hoi

Sinh (chủ nhiệm) do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phô Hỗ Chí Minh quản lý,

nghiệm thu năm 2006 Bài viết của GS.TS Ngô Văn Lệ “Đô thi hóa vùng ven với những tác động đến xã hội và văn hóa” đã khái quát được bức tranh toàn cảnh đô thị

hóa của Đông Nam Á Bên cạnh đó tác giả tập trung bàn về sự hình thành những khu

đô thị với tốc độ nhanh chóng đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội đó là: Việc làm, chăm sóc y tế, biến đổi văn hóa Đặc biệt, tác giả đi sâu tìm

hiểu những van dé phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa như: An ninh lương

thực, vấn đề chuyên đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, sinh kế của người nông dân Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích những động thái biến đổi văn hóa làng xã ở

vùng ven trong quá trình đô thị hóa.

Trang 38

Đề tài các vấn đề về đời sống xã hội của cư dân vùng đô thị hóa tại Cần Thơ

thực trạng và giải pháp tương thích do Trung tâm nghiên cứu Đô thị và Phát triển chủ trì, Sở Khoa học và Công nghệ thành phó Cần Thơ quản lý, nghiệm thu năm 2009 đã

nêu thực trạng của việc chuyền đổi trong đời sống của các thành phần xã hội như nông dân, thợ thủ công, người lao động tự do, người buôn bán đưa ra một số khuyến

nghị sau nghiên cứu.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu lớn còn có nhiều bài viết về vấn đề đô thị

hóa và tác động của đô thị hóa đến các vấn đề biến đổi kinh tế - xã hội, qua quá trình

thu thập, xử lý tư liệu tôi đặc biệt chú ý như: Bài viết: “Người nông dân và những xu hướng biến đổi của nông nghiệp, xã hội nông thôn hiện nay” của Nguyễn Đức Truyền đăng trên Tạp chí khoa học xã hội số 5, năm 2008; “Dé thi hóa công nghiệp hóa,

hiện đại hóa với việc đảm bảo điều kiện sống và làm việc của người lao động” của

TS Nguyễn Hữu Dũng; “Quản lý đồ thị và sự hình thành li sống của cư dân đô thị lớn ” của TS Lương Hồng Quang; PGS TS Tôn Nữ Quỳnh Trân “Tir quan điểm cua

Louis Wirth nhìn về lối sống người đô thị Thành phố Hô Chí Minh”; PGS TS Phan

Khanh với bài viết “Bàn về lối sống văn hóa đô thị của Thành phố Hồ Chi Minh”, Bài viết “Nghiên cứu vấn dé đói nghèo ở Thành phố Hô Chí Minh từ góc nhìn khoa

học xã hội ” của Mạc Đường

Cuốn sách “Đồ thi Sài Gòn - Thành phố Hô Chí Minh khảo cổ học và bảo tổn

di san” của Nguyễn Thị Hậu (năm 2019) đã nhận định lịch sử của mỗi đô thị cũng như chuỗi vòng xoắn ADN kéo dài vô tận mà trong đó sự “phát triển” kinh tế là sức sống mới từ những tế bào nhân đôi, nhưng “bảo tồn” di sản văn hóa lại giữ vai trò cấu trúc ồn định của chuỗi vòng xoắn.

Nhiều công trình nghiên cứu các trường hợp quá trình đô thị hóa nổi bật và

những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các thành phố của nước

ra, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương là hai đô thị thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ địa lý, lịch sử, văn hóa; các khía

cạnh nhập cư, lao động việc làm và chuyển biến kinh tế-xã hội trong quá trình đô thị

Trang 39

hóa của được nhiều tác giả quan tâm, những tác động của quá trình đô thị hóa đến đời

sống tâm lý, văn hóa của cư dân được quan tâm phân tích.

1.2.1.2 Những công trình nghiên cứu đô thị và đô thị hóa ở Hà Nội

Thành phó Hà Nội là một trong hai đô thị lớn nhất của cả nước về quy mô và mức độ đô thị hóa, nên thu hút một số tác giả nghiên cứu, có một số công trình nghiên

cứu về những những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa

dưới góc độ xã hội học, lịch sử, văn hóa nhưng tuy nhiên không có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về quá trình đô thị hóa ở địa bàn này, chủ yếu là nghiên cứu về

các khía cạnh lao động việc làm và chuyển biến kinh tế-xã hội, những tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống tâm lý, văn hóa của cư dân.

Trong nghiên cứu Những biến đổi kinh tế - xã hội ở Dịch Vọng trong quá trình

đô thị hóa từ làng, xã thành phường (1999), Trịnh Duy Luân đã đề cập đến những

biến đổi kinh tế - xã hội tại Dịch Vọng Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình đô thị hóa ở Dịch Vọng đã dẫn tới sự gia tăng đột biến về dân sé, sự chuyền đổi cơ cầu nghề

nghiệp nhanh chóng Đời sống vật chất của người dân Dịch Vọng khá hơn so với trước khi trở thành phường Tác giả cũng chỉ rõ rằng, việc đời sống vật chất được

nâng cao ở đây chưa mang tính phát triên bén vững.

Có thể nói, vùng ven Hà Nội chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hoá, các

khu dân cư nông nghiệp vùng ven đang chuyền dan thành các khu dan cư đô thị Dân

cư ở đây đã có những thay đổi tích cực trong chiến lược sống, tâm lý, sinh kế, lao

động việc lam , đã có một số nghiên cứu về vấn đề nay Đề tài Luận án tiến sĩ của Pham Hùng Cường “Chuyển đổi cdu trúc làng xã vùng ven đô thị lớn đồng bằng sông

Hong thành các don vị ở trong quá trình đô thị hoá” (2001), đô thị hóa là quá trình diễn biến toàn diện với sự chuyên biến về nghề nghiệp, cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; sự chuyên đổi đời sống văn hóa, xã hội, lối sống từ

nông thôn sang đô thi; sự chuyển đổi không gian tương ứng với các thay đồi kinh tế,

xã hội và là sự thay đổi bộ máy hành chính, quản lý từ nông thôn (xã) sang đô thị (phường) Qua nghiên cứu, tác giả cho thấy quá trình đô thị hoá của Hà Nội không

chỉ là sự tập trung dân cư từ nông thôn vào đô thị mà có sự chuyền dịch phức tạp của

Trang 40

nhiều dòng dịch cư, trong đó luồng dich cư từ nội thành ra vùng ven là rat đáng kề và

quá trình đô thị hoá vùng ven theo tác giả đòi hỏi phải cấu trúc lại các không gian làng xã truyền thống dé phù hợp với những chuyền biến về xã hội, dân cư, lao động

Lê Văn Nãi (2004), Nghiên cứu đánh giá các mặt tích cực, tôn tại trong quá

trình đô thị hóa làng - xã thành phường ở Hà Nội và kiến nghị các giải pháp khắc

phục cho rằng, đô thị hóa làng xã thành phường là quá trình biến đồi 4 vấn dé cơ bản

là chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thành sản xuất phi nông nghiệp, chuyển từ nơi

dân cư phân tán, mật độ dân cư thấp thành nơi tập trung dân cư với mật độ cao, chuyên

từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, chuyền đổi

từ xã hội-văn hóa nông thôn thành xã hội-văn hóa đô thị Tat cả các chuyên đổi đó làm cho làng xã thành phường có vai trò thúc day sự đô thị hóa các làng xã tiếp theo.

Tran Đức Ngôn trong công trình Văn hóa truyền thống ngoại thành Hà Nội

dước tác động của kinh tế thị trường (2005) đã cho rằng, trong nền kinh tế thị trường

hiện nay, văn hóa vật thé và van hóa phi vat thé ở ngoại thành Hà Nội đang có những thay đổi nhanh chóng.

Liên quan đến van đề biến đồi kinh tế-văn hóa-xã hội có một só công trình như:

Ngô Văn Giá (2006) trong Những biến đổi về giá trị văn hoá truyễn thống của các làng ven đô thuộc địa bàn Hà Nội trong thời kỳ đổi mới đã phân tích những biến đổi

kinh tế-xã hội tác động tới sự biến đổi giá trị văn hoá truyền thống của các làng ven

đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới Làm rõ hiện trạng biến đổi giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và đề xuất một số phương

hướng và giải pháp phát triển và giữ gìn các giá trị văn hóa làng ven đô (Ngô Văn

Giá, 2007).

Lê Tiêu La (2007) với nghiên cứu đề tài cấp cơ sở Một số biến đổi xã hội ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới đã trình bày một số khía cạnh lý

luận và thực tiễn của biến đổi xã hội Phân tích thực trạng và các nhân tố tác động

đến sự biến đổi của một số vấn dé xã hội ở vùng nông thôn ven đô Hà Nội trong thời

kỳ đổi mới.

Ngày đăng: 02/10/2024, 01:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Ban đồ vi tri địa lý Hà Nội - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Hình 1 Ban đồ vi tri địa lý Hà Nội (Trang 51)
Hình 3: Bản đồ vị trí huyện Từ Liêm, Hà Nội (Nguồn: Tác giả biên tập từ bản đồ hành chính Ha Nội năm 2012) - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Hình 3 Bản đồ vị trí huyện Từ Liêm, Hà Nội (Nguồn: Tác giả biên tập từ bản đồ hành chính Ha Nội năm 2012) (Trang 59)
Hình 4: Bản đồ huyện Gia Lam, Hà Nội (Nguồn: https://www.pinterest.com) Truyén thong Lich sử, văn hóa, vài nét về dân cw: - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Hình 4 Bản đồ huyện Gia Lam, Hà Nội (Nguồn: https://www.pinterest.com) Truyén thong Lich sử, văn hóa, vài nét về dân cw: (Trang 64)
Bảng 3.2.1: Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.2.1 Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và (Trang 104)
Bảng 3.2.3. Diện tích đất nông lâm nghiệp - thủy sản huyện Thanh Trì, Từ Liêm, - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.2.3. Diện tích đất nông lâm nghiệp - thủy sản huyện Thanh Trì, Từ Liêm, (Trang 105)
Bảng 3.2.5. Diện tích - năng suất - sản lượng lúa cả năm của huyện Thanh Trì - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.2.5. Diện tích - năng suất - sản lượng lúa cả năm của huyện Thanh Trì (Trang 108)
Bảng 3.2.7. Số trang trại năm 2011 phân theo ngành hoạt động và - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.2.7. Số trang trại năm 2011 phân theo ngành hoạt động và (Trang 109)
Bảng 3.2.6: Số trang trại phân theo huyện, thị xã năm - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.2.6 Số trang trại phân theo huyện, thị xã năm (Trang 109)
Bảng 3.2.8. Kết quả giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.2.8. Kết quả giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông (Trang 110)
Bảng 3.2.10. Giá trị sản xuất của công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.2.10. Giá trị sản xuất của công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì (Trang 113)
Bảng 3.2.11. Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2005 - 2009 - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.2.11. Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2005 - 2009 (Trang 115)
Bảng 3.2.13: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.2.13 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội (Trang 118)
Bảng 3.4.2. Tỷ lệ tăng tự nhiên của huyện Thanh Trì - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.4.2. Tỷ lệ tăng tự nhiên của huyện Thanh Trì (Trang 139)
Bảng 3.4.3. Tỉ lệ tăng dân số cơ học ở Thanh Trì (2000-2009) - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.4.3. Tỉ lệ tăng dân số cơ học ở Thanh Trì (2000-2009) (Trang 140)
Bảng 3.4.4. Dân số huyện Gia Lâm - Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013
Bảng 3.4.4. Dân số huyện Gia Lâm (Trang 141)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w