Từ thực tiễn lịch sử đó đã xuất hiện những anh hùng hào kiệt, những nhà tư tưởng lớn củadân tộc, trong đó Nguyễn Trãi nôi lên là một nhân vật kiệt xuất, văn võ songtoàn, đúng như lời nhậ
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
DOAN THI NGAN
GIA TRI NHAN VAN TRONG TU TUONG CUA
NGUYEN TRAI
THÀNH PHO HO CHI MINH - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRUONG DAI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VA NHÂN VAN
DOAN THI NGAN
GIA TRI NHAN VAN
TRONG TU TUONG CUA NGUYEN TRAI
Ngành: Triết học
Mã số: 92 29 001
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS Nguyễn Anh Quốc
Trang 3Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến TS Nguyễn Anh Quốc
và TS Bùi Huy Du đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới phòng Sau Đại học - trường Dai hoc
Khoa học xã hội và Nhân văn, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn; Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đãgiúp đỡ và cung cấp tư liệu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi tới các thầy cô trong khoa Triết học, gia đình, bạn bè, cơquan công tác lòng biết ơn sâu sắc vì đã luôn tạo điều kiện, động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án này
Xin chân thành và trân trọng cảm on!
TP H6 Chi Minh, ngày tháng năm 2023
Tác giả
ĐOÀN THỊ NGÂN
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS Nguyễn Anh Quốc và TS Bùi Huy Du Tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm vê kêt quả nghiên cứu của công trình này.
TP Hô Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Tác giả
ĐOÀN THỊ NGÂN
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHAN MỞ ĐÂU 7 2001110221111 1111111111118 se |PHẢN NỘI DUNG - Q22 0222111122211 1 1111 1111111122 yeu 24
Chương 1 CƠ SỞ XÃ HỘI, TIỀN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ NHÂN TÓ CHỦ
QUAN GOP PHAN HÌNH THÀNH GIA TRI NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG CUA NGUYEN TRAL 2 2-2252SE+EE‡£E£Eczrrxerrerrees 24
1.1 CƠ SỞ XÃ HỘI GOP PHAN HÌNH THÀNH GIÁ TRI NHÂN VAN
TRONG TƯ TƯỞNG CUA NGUYEN TRÃI 24
1.1.1 Sự chuyền biến xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV và cuộc kháng chiếnchống quân Minh xâm lược đã góp phần hình thành giá trị nhân văn trong tư
tưởng của Nguyễn TIãi - c2 12120112111 1111 111111151122 xe 24
1.1.2 Quá trình củng cố, xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ Hậu Lê với
sự hình thành và phát triển giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn
1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ NHÂN TO CHỦ QUAN GOP PHAN HÌNH
THÀNH GIA TRI NHÂN VAN TRONG TƯ TƯỞNG CUA NGUYEN
1.2.1 Giá trị nhân văn trong văn hóa truyền thống Việt Nam góp phần hình
thành giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi 48
1.2.2 Giá trị nhân văn trong tư tưởng Tam giáo góp phần hình thành giá trị
nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi ¿2 +55+s+c+2ezxecszxscee 59
1.2.3 Nhân tổ chủ quan góp phan hình thành giá trị nhân văn trong tư tưởng
của Nguyễn TTãi ¿5c St E1 E21 192121121111112111 2111111111111 11 1111 re 72
Trang 6KET LUẬN CHUONG 1 c2 2222222112211 2 111 x5 vy 83
Chương 2 GIÁ TRI NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG CUA NGUYEN
TRRÃII G5 S5 S213 2122121121121121121111 11.1111 11011011111 T1 1 1g ưu 85
2.1 LÝ LUẬN CHUNG VE GIA TRỊ - 2-2 2 ++z++£x£Eezxvzxerszxees 852.1.1 Lịch sử nghiên cứu về giá trị va các xu hướng nghiên cứu giá trị 85
2.1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài luận án 2 +5 s55 91
2.2 NOI DUNG GIA TRI NHAN VAN TRONG TU TUONG CUA
2.2.1 Tinh thần yêu nước thương dan - giá tri nhân văn cốt lõi trong tư tưởng
của Nguyễn TTãi ¿5-5 St 3S 1 1512121111511 111111 1111150111101 g1 re 95
2.2.2 Tinh thần vi con người - giá trị nhân văn phổ quát trong tư tưởng của
2.2.3 Tinh thần yêu thương con người và khoan dung, nhân nghĩa trong tư
0/001580ì;8)/41/518-1 00070777 ÔỎ 125
KET LUẬN CHUONG 2 2 2 +ESEEESESEEEEEESEEEEEEEEEEEESEEEErkeErrkrkrser 134
Chương 3 ĐẶC DIEM VA Ý NGHĨA LICH SỬ CUA GIÁ TRI NHÂN
VAN TRONG TƯ TƯỞNG CUA NGUYEN TRÃI 136
3.1 DAC DIEM CUA GIÁ TRI NHÂN VAN TRONG TƯ TƯỞNG CUANGUYEN TRAL 0 cccccceccceeccceccceucecuecceueceueceeueeeueeecaseue essen 136
3.1.1 Tinh kế thừa, dung hợp va phát triển của giá trị nhân văn trong tư tưởng
Nguyễn Tiãi - - 25521222222 136
3.1.2 Tính thực tiễn sinh động của giá trị nhân văn trong tư tưởng Nguyễn
3.1.3 Tính dân tộc và tính nhân dân của giá trị nhân văn trong tư tưởng
Trang 7Nguyễn Trãi - cc 752721221122 sisters LỘ Ï
3.2 Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNGCUA NGUYEN TRÃI .: c2 c2 222cc ccsssscscsssseseseer 563.2.1 Ý nghĩa lý luận của giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn
KET LUẬN CHUONG 3 2 2212212211111 2 111511 xe 177KET LUẬN CHUNG L 2C 2221112211112 2111 5111 xcnưe 179
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-5 <5: 182
CAC CONG TRINH KHOA HỌC DA CÔNG BO LIÊN QUAN DEN
Trang 8PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tai
Giá trị nhân văn là sự kết tinh những thành quả phong phú và tốt đẹp màcon người đã sáng tạo nên trong lịch sử, thể hiện sự tiến bộ va văn minh củanhân loại Nó góp phần nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp nhất của con người,hướng con người đến sự giải phóng và phát triển hoàn thiện nhân cách conngười Do đó, giá trị nhân văn trở thành thước đo của sự văn minh, tiễn bộ của
con người và là một chủ đê quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa cao dep của giá tri nhân văn, cùng với
nhân loại nói chung, dân tộc Việt Nam - một dân tộc trải qua biết bao thăngtram của lịch sử, cũng luôn luôn dé cao, vun đắp và xây dựng những giá trịnhân văn tốt đẹp Trong suốt chiều dai lịch sử dân tộc, trải qua quá trình dau
tranh dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã luôn gìn giữ và phát huy
truyền thống nhân văn cao đẹp của dân tộc mình Đó là tư tưởng thương dân,
“lay tam lòng thiên hạ làm tam lòng của mình” (Viện Khoa học xã hội ViệtNam, tập 2, 1988, trang 27) của Trần Thái Tông; tinh thần “thân dân, trọng
dân”, “khoan sức cho dân” (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tập 2, 1988, trang
397) của Trần Quốc Tuấn; tư tưởng “ai dân”, “ưu quốc” (Viện Khoa học xã hộiViệt Nam, tập 2, 1988, trang 479) của Trần Nhân Tông và tư tưởng “nhân
33 66
nghĩa”, “an dan’ , , “trừ bạo” của Nguyễn Trãi Tất cả những giá trị nhân văn
cao đẹp ay đã được bao tồn, lưu truyền, vun đắp và cudi cùng được kết tinh lại
trong những tư tưởng và chân lý lớn, mà thé hiện sâu sắc nhất chính là giá trinhân văn của Hồ Chi Minh: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnhphúc, tự do, thì độc lập cũng chăng có nghĩa lý gì” (Hồ Chí Minh, tập 1, 2011,trang 56) Và cũng chính những giá trị nhân văn này đã góp phan khang địnhcốt cách, tinh thần và bản sắc Việt Nam, là một trong những nhân tố góp phần
Trang 9làm nên thăng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong suôt chiêu dài lịch sử dân tộc.
Tiếp thu sáng tạo giá trị nhân văn của dân tộc và nhân loại, trong suốtquá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như trong sự nghiệp đổi mới đấtnước, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm đến vấn đề gìn giữ
và phát huy giá trị nhân văn, một trong những giá trị văn hóa tốt đẹp của dântộc ta Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng năm 2001 đã xác địnhnhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001
- 2010 là: "làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từngngười, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trivăn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người"(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, trang 56) Đến Đại hội lần thứ X năm 2006,
nhiệm vụ "xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam" tiếptục được đặt ra với nhiệm vụ: "Bồi dưỡng các giá tri văn hóa trong thanh niên,
học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức
và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006,
trang 58) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII vàban hành Nghị quyết số 33 của Hội nghị trung ương 9 khóa XI về xây dựng vàphát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vữngđất nước, Đảng ta đã xác định một trong những mục tiêu quan trọng đầu tiênphải thực hiện là: "hoàn thiện các chuẩn mực giá tri văn hóa và con người ViệtNam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ,năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vu công dân, ýthức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm,trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội
và đất nước" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, trang 47) Cho tới Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XII năm 2016, Đảng ta lại tiếp tục xác định nhiệm vụ
Trang 10hang dau là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trong đó: "đúckết và xây dựng hệ giá tri văn hóa và hệ giá tri chuẩn mực của con người ViệtNam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo điều kiện
dé phat triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâmhồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật" (ĐảngCộng sản Việt Nam, 2016, trang 126) Kế thừa và phát triển các quan điểm tưtưởng chỉ đạo của Đảng qua các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung ương về việc
dé cao các giá trị văn hóa của dân tộc, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
đã tiếp tục nhẫn mạnh nhiệm vụ: "Tap trung nghiên cứu, xác định và triển khaixây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắnvới giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới" (ĐảngCộng sản Việt Nam, 2021, trang 143) Như vậy, quá trình nhận thức về xâydựng hệ giá trị đã được Đảng ta nêu ra từ Đại hội IX và liên tục được khăngđịnh, tiếp nối, bổ sung và hoàn thiện từng bước Đến Đại hội Dang lần thứ XIII,Đảng ta nâng lên một nắc thang mới là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trịvăn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giátrị gia đình Việt Nam thời kỳ mới Dé thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng, sáng ngày 29 tháng 11 năm 2022, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung
ương chủ trì phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương; Bộ Văn hóa, Thê thao
và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tô chức Hội thảo quốc gia
“Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực conngười Việt Nam trong thời kỳ mới ” Tại hội thảo, các đại biểu tập trung làm rõcác nội dung, nội hàm và thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị vănhóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới;xác định nội dung các gia tri cụ thê trong từng hệ gia tri; những yêu cầu, nhiệm
vụ đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên, văn nghệ
sĩ, trí thức và quần chúng nhân dân thực hiện trong việc sử dụng, giữ gìn, phát
Trang 11huy các hệ giá trị nhằm phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời xác định các định hướng, quan điểm, giải pháp xây dựng các hệ giá
trị và từng giá trị cụ thé, dé thúc đây sự phát triển đối với các lĩnh vực của đờisống xã hội đất nước trong giai đoạn hiện nay Từ đó có thé thay, Dang ta luônchủ trương gìn giữ và phát huy những giá trị cao đẹp, bền vững trong quá khứbiến nó không chi là di sản dé chiêm ngưỡng mà phải trở thành sức mạnh nộisinh trong phẩm giá, nhân cách con người Việt Nam đương đại và tương lai
Chính vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị nhân văn, một trong số những
giá trị cao đẹp của dân tộc Việt Nam luôn là van đề có tính thời đại và tính thực
tiên sâu sac và thiệt thực.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, giai đoạn từ thé kỷ XIVđến thế kỷ XV là một trong những giai đoạn có sự biến chuyên hết sức sâu sắcvới những đặc điểm và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn lịch sử - xã hội giai đoạnnày đặt ra Đó là nhiệm vụ tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm
lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng một nhà nước Đại Việt độc lập,
thong nhat, hùng mạnh; một xã hội Dai Việt thái bình, thịnh tri Từ thực tiễn
lịch sử đó đã xuất hiện những anh hùng hào kiệt, những nhà tư tưởng lớn củadân tộc, trong đó Nguyễn Trãi nôi lên là một nhân vật kiệt xuất, văn võ songtoàn, đúng như lời nhận xét của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng:
“Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là
chính tri: chính tri cứu nước, cứu dân, nội tri ngoại giao “mở nền tháibình muôn thuở, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự: chiến lược vàchiến thuật, “yếu đánh mạnh ít địch nhiều thắng hung tan bang đạinghĩa That là một con người vi đại về nhiều mặt trong lịch sử nướcta ” (Phạm Văn Đồng, 1980, trang 13)
Vì vậy, việc nghiên cứu về tư tưởng của Nguyên Trãi nói chung và giá
Trang 12trị nhân văn trong tư tưởng của ông nói riêng đã thu hút sự quan tâm, tìm hiểucủa rất nhiều các tác giả khác nhau nhằm đánh giá những thành tựu và hạn chế
trong tư tưởng của ông Tuy nhiên, những nhận định, đánh giá của các tác giả
về giá trị và hạn chế trong tư tưởng của Nguyễn Trãi hiện nay vẫn chưa đầy đủ
và toàn diện Do vậy việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá một cáchkhách quan về tư tưởng và giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi làcấp thiết, không chỉ giúp chúng ta tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về tài năng,trí tuệ và tâm hồn của ông mà từ đó chúng ta còn có cơ sở lý luận dé khangđịnh và đề cao giá trị nhân văn cao đẹp của Nguyễn Trãi, góp phần vào việc kế
thừa và phát huy sức mạnh của giá trị nhân văn cho dân tộc Việt Nam trong
thời đại mới mà trong Nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng đã đề ra Chính vìthé tôi đã chọn van đề “Giá tri nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trai”
lam đê tai luận án tiên sĩ triệt học của mình.
2 Tông quan tình hình nghiên cứu liên quan dén dé tài
Nguyễn Trãi là một trong những nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thế kỷ
XIV - XV Vì vậy, cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung,
giá trị nhân văn trong tư tưởng của ông nói riêng, đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước Bên cạnh đó, việc nghiên cứu
về mặt lý luận giá trị để đưa ra các quan điểm đa dạng và phong phú về giá trịcũng thu hút sự tham gia của nhiều học giả thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và
Trang 13trong và ngoài nước, và những số liệu điều tra xã hội học của các dé tài khoahọc cấp nhà nước như KX - 07, KX - 05, tác giả đã tổng hợp có chọn lọc đểbiên soạn thành cuốn sách Về giá trị và giá trị châu Á Cuỗn sách gồm 6chương, trong đó những vấn đề giá trị và giá trị châu Á được tác giả luận giảimột cách khoa học và có hệ thống Tác giả đã phân tích những giá trị truyềnthong châu A trong bối cảnh thé giới đương đại và có sự đối chiếu, so sánh vớinhững hệ giá trị khác; đồng thời tác giả còn tổng hợp những quan điểm điểnhình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này Bêncạnh đó, tác giả cũng luận giải mối quan hệ giữa những giá trị truyền thống
châu A và nên văn hóa Việt Nam.
Công trình Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn học, Hà Nội, nam
2021 của tác giả Đào Duy Anh Đây là một cuốn sách được coi là kim chỉ namcho nhiều công trình nghiên cứu văn hóa ở nước ta trong suốt gần một thế kỷqua Công trình được biên soạn và xuất bản lần đầu vào năm 1938, là một nỗlực giải quyết cuộc va chạm giữa văn hóa Việt Nam truyền thừa từ bao đời vàvăn hóa phương Tây du nhập tràn lan trong bối cảnh xã hội nước ta đầu thế kỷ
XX Tác giả Đào Duy Anh nhìn nhận cuộc va chạm ay chinh 1a "bi kich hiénthời" đến từ "sự xung đột của những gid trị cô truyền của văn hóa cũ ấy voinhững điều mới lạ của văn hóa Tây phương" Công trình Viét Nam văn hóa sửcương chính là lời giải cho nhan đề đầu tiên: Văn hóa xưa là thế nào? Ngoài lờitựa, Việt Nam văn hóa sử cương gồm 5 thiên với 32 đề mục, trong các đề mụclại hàm chứa 53 tiểu mục với hàm lượng tri thức sâu sắc về mọi mặt kinh tế,văn hóa, xã hội đều được tìm thấy trong đó là cơ sở lịch sử nghiên cứu vấn đề,
mở ra nhiều hướng tiếp cận, những căn cứ nghiên cứu vô cùng bé ích và quantrọng cho thế hệ sau Công trình này đã trở thành một tài liệu tham khảo quýbáu cho những nghiên cứu về văn hóa truyền thong Việt Nam, dé từ đó ngườiđọc đúc kết ra được những giá tri truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và
Trang 14kế thừa một cách sáng tạo, có chọn lọc trong thời đại mới.
Công trình Van minh Việt Nam, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, năm
2003 của tác giả Nguyễn Văn Huyén Ra đời trong cùng bối cảnh với Việt Namvăn hóa sử cương của tác giả Đào Duy Anh Cuốn sách gồm 12 chương, cungcấp một lượng thông tin đồ sé về con người, xã hội và văn hóa Việt Nam giaiđoạn nửa dau thé ky XX, đã góp phần mở ra một cửa số dé quốc tế hiểu hơn vềvăn minh Việt Nam, đồng thời giúp người đọc hiểu thêm về cuộc sống xã hộiViệt Nam vào những năm 1930 Từ đó, người đọc có những so sánh, đối chiếuvới xã hội hiện nay dé thay được sự thay đổi của văn hóa Việt trong gần 100năm qua, đồng thời cũng chứng minh một vấn đề răng văn hóa luôn khôngngừng biến đồi Chính vì vậy, đây được coi là một trong những công trình quantrọng bậc nhất của chủ đề nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, làphát ngôn của người Việt về văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới với hàmý: Việt Nam là một quốc gia độc lập, có những đặc trưng riêng về tự nhiên,nhân chủng, đồng thời có một nền văn hóa của riêng mình đã được hình thành
và phát trién thông qua một quá trình lịch sử lâu dài Từ đó, tác giả đưa ra nhữngnhận định của mình về cá tính dân tộc với những điểm đặc trưng nhất, trong đó
có cả cái hay lẫn cái dở, mặt mạnh và mặt yếu Bên cạnh và dang sau những
phân tích của mình, Nguyễn Văn Huyên cũng đã vạch ra được những hướng
khắc phục cụ thé đối với nhược điểm và phát huy ưu điểm trong tính cách củadân tộc Việt Nam Trong bối cảnh hiện nay, sau gần một thế kỷ từ khi cuốnsách ra đời, sự xác lập về bản sắc văn hóa cũng như những nhận định về cá tínhdân tộc trong Văn minh Việt Nam trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Cuốn sách
là nguồn tài liệu tham khảo quý báu dé chúng ta nhìn nhận và đánh giá đúngđăn về những giá trị của dân tộc Việt Nam
Công trình Giá tri tinh thân truyền thống của dan tộc Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011 của tác giả Trần Văn Giàu Trong công
Trang 15trình này, tiếp cận từ góc độ sử học, đạo đức học và triết học, tác giả đã nghiêncứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù củadân tộc Việt Nam mà theo tác giả "yêu nước" là giá trị đầu tiên và quan trọngnhất, là thước đo tiêu chuẩn cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người.Trong chương cuỗi cùng mang tính kết luận tổng quát, tác giả viết về chủ tịch
Hồ Chí Minh, con người kết tỉnh mọi giá trỊ truyền thống của đân tộc với sự
kết hợp những giá tri cao đẹp của nhân loại Đây thực sự là một tài liệu thamkhảo quý báu liên quan đến đề tài luận án về giá trị, giá trị truyền thống của dân
tộc Việt Nam.
Công trình Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, Nxb Tônghợp, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022, của tác giả Trần Ngọc Thêm Nộidung của cuốn sách được trình bày trong bốn chương Tác gia đã đề xuất một
mô hình hệ giá trị Việt Nam mới nói chung và bước đầu đề xuất những nhómgiải pháp cơ bản giúp hiện thực hóa được hệ giá trị cốt lõi, trọng điểm đã phácthảo Tác giả còn cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển vănhóa và con người Như vậy, đây là một công trình có ý nghĩa to lớn cả về mặt
lý luận và mặt thực tiễn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về hệ giá trị Việt Nam
từ truyền thống đến hiện đại
Công trình Hệ giá frị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình vàchuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, Kỷ yếu hội thảo quốc gia,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2022 Ngày 29 tháng 11 năm 2022, tại
Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Hội đồng Lý luậnTrung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam đã tô chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa,
hệ giá trị gia đình và chuân mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” nhằm
cụ thé hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Dang và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bi thưNguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, gan VỚI VIỆC
Trang 16thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Namđáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Trên cơ sở 80 bài viết của đạidiện các ban, bộ, ngành, địa phương, một số học viện, trường đại học, việnnghiên cứu và nhiều nhà khoa học tâm huyết gửi bài tham gia hội thảo, Ban tổchức đã tập hợp thành cuốn kỷ yếu cùng tên, kết cấu nội dung gồm 5 phần nhưSau: phần thứ nhất: Hệ giá tri và chuẩn mực con người; phần thứ hai: Hệ giá trịgia đình; phần thứ ba: Hệ giá trị văn hóa; phần thứ tư: Hệ giá trị quốc gia; phầnthứ năm: Những vấn đề chung Nội dung của kỷ yếu đã phân tích, làm rõ các
hệ giá tri quốc gia, hệ giá tri gia đình, hệ giá tri và chuẩn mực con người ViệtNam và mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị đó; đồng thời tập trung vàocác nội dung lớn như sau: mét ià, tính cấp thiết và những yêu cầu đặt ra đôi vớiviệc tập trung nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các hệ giá tri quốcgia, hệ giá tri văn hóa, hệ giá tri gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam
trong thời kỳ mới Hai là, xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận và nội dung
các hệ giá tri quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực conngười Việt Nam trong thời ky mới Ba ià, phân tích mối quan hệ biện chứnggiữa các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mựccon người Việt Nam Bon là, các nội dung, đặc điểm và những ảnh hưởng củacác yêu tố (hoặc bối cảnh) quốc tế và quốc gia đến việc xây dựng các hệ giá trịquốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người ViệtNam trong thời kỳ mới Năm là, chỉ rõ vai trò của các chủ thê xây dựng các hệgiá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con ngườiViệt Nam trong thời kỳ mới Sáu là, các đề xuất và luận giải các giải pháp nhằm
giữ gìn, khai thác và phát triển các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá
trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Kỷyếu đã trở thành một nguôn tài liệu tham khảo khá đầy đủ, phong phú, sâu sắc
và khoa học về vân dé giá tri và hệ giá tri đê tác giả luận án học hỏi và kê thừa.
Trang 17Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu về mặt lý luận giá trị nhưsau: Công trình Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội, năm 1996,của tác giả Tran Đình Hượu Công trình Hệ giá tri văn hóa Việt Nam, Nxb Trithức, Hà Nội, năm 2019, của tác giả Ngô Đức Thịnh Công trình Một số vấn dé
về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, Nxb Đại học quốc gia, Thành
phố hồ Chí Minh, năm 2015, của tác giả Trần Ngọc Thêm Công trình Các giá
trị văn hóa Việt Nam chuyển từ truyền thong đến hiện đại, Nxb Hồng Đức,
năm 2021, của tác giả Đỗ Huy Công trình Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong
bối cảnh xây dựng nên kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ diénbách khoa và viện văn hóa, năm 2008, của tác giả Nguyễn Duy Bắc Công trìnhPhát triển văn hóa, phát triển con người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm
2000, của tác giả Huỳnh Khái Vinh Các công trình này đều tập trung nghiêncứu về giá trị truyền thong của dân tộc Việt Nam va khang định vai trò to lớncủa các giá trị truyền thống trong sự phát triển của xã hội Đồng thời các côngtrình này còn đặt ra van đề kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dântộc trong thời đại hiện nay Tat cả các công trình này đã giúp cho người đọc cóđược nguồn tư liệu phong phú và quý giá trong việc nghiên cứu và tìm hiểu vềgiá trị và giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên các công trình
này mới chỉ có vai trò như là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của luận án chứ
chưa đưa ra những nhận định, kết luận, đánh giá về giá trị nhân văn trong tưtưởng của Nguyễn Trãi Do đó, dé hoàn thiện việc nghiên cứu luận án, tác giảcòn tham khảo thêm các nguồn tài liệu khác liên quan đến dé tài luận án
Chủ dé thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu về đặc điểm điều kiệnlịch sử - xã hội hình thành giá trị nhân văn trong tư trồng của Nguyễn Trãi
và cuộc đời, sự nghiệp của ông Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Nguyễn
Trãi nói chung và những giá trị nhân văn trong tư tưởng của ông nói riêng đã
được ra đời, hình thành và phản ánh chân thực điều kiện lịch sử - xã hội Việt
Trang 18Nam cuối thé kỷ XIV đầu thế kỷ XV Vì thé đã có rất nhiều công trình, tácphẩm của các tác giả khác nhau quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về hoàn cảnhlịch sử, điều kiện xã hội góp phần hình thành nên giá trị nhân văn trong tư tưởng
của Nguyên Trãi Vê chủ dé này, trước het phải kê đên các công trình sau:
Công trình Đại Việt sử ký toàn thự, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, nam
1998 được biên soạn bởi nhiều nhà sử học lớn của Việt Nam từ Lê Văn Hưuđời nhà Trần đến Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên rồi đến Phạm Công Trứ, Lê Hy
và các cộng sự của họ dưới đời Lê Trung Hưng Bộ sử đã khái quát đầy đủ lịch
sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho tới năm 1675 Công trình Đại Việt sử kýtoàn thư đã đề cập đến nhiều vấn đề về tư tưởng triết học, chính trị, văn hóa,giáo dục Đặc biệt, là quyên XI, XII, XIII kỷ nhà Lê thuộc tập 2 bộ Sử ký vaquyền XV, cùng toàn bộ tập ba đã cung cấp một nguồn sử liệu vô cùng quantrọng và quý giá về sự chuyên biến tình hình xã hội từ cuối nhà Trần sang triềuđại nhà H6, rồi đến quá trình hai mươi năm thống trị của giặc Minh cũng nhưtình hình kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng thời kỳ hậu Lê đã ảnh hưởng sâusắc đến sự hình thành và phát triển những giá trị nhân văn trong tư tưởng củaNguyễn Trãi Công trình đã cung cấp nguồn sử liệu quý giá dé tác giả kế thừa,tìm hiểu và phân tích trong luận án của mình
Công trình Đại Việt sử ký tiền biên là bộ sử biên niên gồm mười bảyquyền, viết bằng chữ Hán do Ngô Thì Sĩ biên soạn, Ngô Thì Nhậm hiệu đính
Bộ sử này được khắc in vào năm 1800, dưới triều đại nhà Tây Sơn và phươngdiện sử liệu, Đại Việt sử ký tiền biên chủ yếu dựa theo Đại Việt sử ký toàn thưnhưng đóng góp quan trọng là ở những bình luận sâu sắc và những vấn đề tácgiả nêu lên dé đính chính hoặc đánh giá lại Mỗi sự việc xảy ra, mỗi đời vua,mỗi triều đại, mỗi nhân vật tác giả đều có những lời bàn xác đáng, lý luậnchặt chẽ, lời lẽ đanh thép Tat cả có đến 467 lời bình Sau những ghi chép về
mỗi triều đại đều có tông luận giúp người đọc có thê tóm tắt được lịch sử cả
Trang 19một triều đại Trong đó, từ quyền V thuộc Ky hậu Tran (1226) đến quyên X Kỷ
hậu Trần, Kỷ thuộc Minh (1414 - 1427) Tác giả đi sâu phân tích, đánh giá điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như sự khủng hoảng, suy thoái củagiai cấp quý tộc nhà Trần, sự chuyên biến sang triều đại nhà Hồ, cũng như sựphát triển và nguyên nhân that bại của nhà Hồ trước sự xâm lược của giặc Minh
Đó chính là những điều kiện, tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tác động
trực tiếp đến sự ra đời và phát triển giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn
Trãi đê tác giả kê thừa trong luận án của mình.
Công trình Lich triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư đầutiên của Việt Nam do Phan Huy Chú ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời HồngBàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyền, chia làm 10 phần Trong đó nội dung củamười phần là mười lĩnh vực khoa học riêng Trong đó, lĩnh vực nào Phan HuyChú cũng uyên bác và có những quan điểm sâu sắc Với sự phân loại và hệthong hóa như vậy, tác giả luận án đã có được một nguồn tư liệu quý giá dé tìmhiểu về bối cảnh lịch sử và đặc điểm xã hội Đại Việt thế ky XV, cũng như cuộc
đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
Công trình Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Nxb Giáo dục Việt
Nam, năm 2023, do nhóm tác giả Trương Hữu Quýnh, Định Xuân Lâm, Lê
Mậu Hãn (đồng chủ biên) Đây là bộ sách trình bày một cách khá đầy đủ, sâusắc, khái quát ba giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam Giai đoạn thứ nhất làlịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1858, liên quan trực tiếp đếnquá trình hình thành và phát triển giá trị nhân văn trong tư tưởng của NguyễnTrãi Đây là giai đoạn hình thành lên quốc gia đầu tiên của người Việt, là giaiđoạn xây dựng đất nước về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa của dân tộcViệt Nam, đấu tranh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược để tạo dựng cho mìnhmột quốc gia độc lập với một nền văn minh riêng biệt và những truyền thốngvăn hóa đáng tự hào Trong đó, ở các chương 7, 8, 9, 10 thuộc phần IV của giai
Trang 20đoạn lich sử Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1858, nhóm tác giả đã tập trung
trình bày, phân tích tình hình kinh tế - xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV với sự
chuyền giao quyên lực từ nhà Trần đến nhà Hồ, công cuộc cải cách của Hồ Quy
Lý, phong trào kháng chiến chống quân Minh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
giành thắng lợi cuối cùng cũng như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa
Đại Việt thế kỷ XIV - XV gắn liền với việc hình thành và phát triển giá trị nhân
văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Ngoài ra nghiên cứu, trình bày về điều kiện lịch sử, đặc điểm xã hội ViệtNam thế kỷ XIV - XV còn có các công trình nghiên cứu đặc sắc sau đây: Côngtrình Lich sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thé kỷ XIX, Nxb Dân Tri, năm 2022,
của tác giả Đào Duy Anh Công trình Việt Nam sứ lược, Nxb Văn học, năm
2022, của tác giả Trần Trọng Kim Công trình Các triều đại Việt Nam, Nxb
Thanh Niên, năm 2017, của tác giả Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng Các công
trình này đã trình bày một cách khái quát và đầy đủ về lịch sử Việt Nam quacác giai đoạn khác nhau Từ đó người đọc có thé tổng hợp kiến thức lịch sử chomình một cách khái quát nhất Trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỷ XIV
- XV được coi là một phần nội dung quan trọng và đặc sắc trong các công trìnhnày dé tác giả tham khảo và kế thừa trong luận án của mình
Vé cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên Trãi cũng thu hút sự quan tâm
nghiên cứu, tim hiéu cua rat nhiêu các hoc giả, trong đó có các công trình nôi
bật sau đây:
Công trình Nguyễn Trãi, Nxb Van hóa, năm 1980, của tác gia Bùi VanNguyên Công trình gồm chương mở đầu, phần một: ước mơ và hoài bão, phầnhai: gian lao và lý tưởng, phần ba: cương trung và khí phách và chương kếtthúc Trong toàn bộ công trình, tác giả trình bày một cách đầy đủ và sâu sắc vềthân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi nhằm khắc hoạ lại hình tượng Nguyễn
Trang 21Trãi là một vị anh hùng dân tộc vĩ đại, một nhà văn hóa lỗi lạc, một danh nhân
tiêu biểu, trọn đời đấu tranh cho chính nghĩa Tuy nhiên, tác giả cũng khiêmtốn nhìn nhận: Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại, kiệt xuất ở thế kỷ XV Dovậy một cuốn sách nhỏ của tác giả khó có thé nói hết được tat cả cái vĩ đại vàkiệt xuất của Nguyễn Trãi ma mới chỉ tập trung dé cập tới những khía cạnh nồibật nhất trong cuộc đời của ông, ngôi sao Khuê lap lánh của thé kỷ XV
Công trình Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân,năm 1973, của tác giả Nguyễn Lương Bích Dé góp phan tìm hiểu về cuộc đời
và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, tác giả Nguyễn Lương Bích đã dựa vào những
tác phâm văn thơ của ông và một số tài liệu hiện có để hoàn thành cuốn sáchNguyễn Trãi đánh giặc cứu nước Toàn bộ nội dung của cuốn sách đã trình bàyđầy đủ, chỉ tiết và có hệ thống về sự nghiệp đánh giặc, cứu nước và những hoạtđộng của Nguyễn Trãi trong 15 năm, từ sau khi đánh thắng quân Minh tới ngàyông mat; về hành trình Nguyễn Trãi "nếm mặt nằm gai" tìm đường cứu nước
và tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhằm góp công sức, tài năng và trítuệ của mình dé đánh đuôi giặc Minh xâm lược, giành lại độc lập tự do cho dân
tộc, hạnh phúc và bình yên cho nhân dân Thông qua toàn bộ công trình, hình
tượng Nguyễn Trãi một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã được khắc hoạ một
cách sinh động, chân thực và đậm nét nhưng đồng thời người đọc cũng khôngkhỏi bùi ngùi, đồng cảm với một cuộc đời nhiều gian nan và bi dat của ông
Ngoài ra nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi còn cócác công trình: Nguyén Trãi thơ và đời, Nxb Văn hoc, năm 2016, do nhóm Tri
thức Việt tuyển chọn Công trình Nguyễn Trãi anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hóa thế giới, Nxb Văn hóa văn nghệ tp Hồ Chí Minh, năm
2017, của tác giả Nguyễn Minh Tường Công trình Nguyễn Trãi cuộc đời vàtác phẩm, Nxb Văn học, năm 2018, của tác giả Lại Văn Hùng, Đoàn ÁnhDương Công trình Kẻ chuyện danh nhân Việt Nam, Nxb Văn học, năm 2019,
Trang 22của tác gia Nguyễn Phương Bao An Các công trình này đều đã tập trung trìnhbày về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trãi, trong đó, tập trung làmnoi bật tai năng, đức độ của Nguyễn Trãi thông qua toàn bộ cuộc đời của ông
Dé từ đó các tác giả đều có chung một quan điểm là khang định Nguyễn Trãi
là một vị anh hùng lớn lao của dân tộc Cuộc đời ông tuy gặp nhiều chông gai
và bi kịch, nhưng ông vẫn vượt lên trên những khó khăn và thử thách đó dé
khang định khí phách va tài năng của minh, dé góp công góp sức cho công cuộc
đánh đuôi ngoại xâm và xây dựng đât nước.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện lịch sử, đặcđiểm xã hội góp phần hình thành giá trị nhân văn trong tư tưởng của NguyễnTrãi, cũng như các công trình tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của NguyễnTrãi đều tập trung trình bày chỉ ra sự chuyền biến xã hội Việt Nam thế kỷ XIV
— XV, cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược và yêu cầu củng cố, xâydựng, phát triển đất nước Đại Việt thời Lê sơ đã tác động, ảnh hưởng mạnh mẽđến sự hình thành và phát triển giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi
Chi dé thứ ba, đó là các công trình tổng hợp, nghiên cứu liên quanđến tư tưởng và những đánh giá, nhận định về tư tưởng của Nguyễn Trãitrong tiễn trình phát triển của lịch sử Việt Nam Về chủ đề này nôi bật có các
công trình sau đây:
Công trình Úc trai tập, tập thượng gồm ba quyền: quyền 1, 2, 3 do PhủQuốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, xuất bản năm 1971 Trong đó,quyền 1: Ức Trai thi tập gồm 109 bài thơ chữ Hán, đã thể hiện giá trị nhân văntrong tư tưởng của ông như tình yêu thương con người, tam lòng lo cho dâncho nước, tư tưởng dé cao vai trò và vị trí của quần chúng nhân dân trong đờisông xã hội Quyên 2: Phu lục Nguyễn Phi Khanh thi văn gồm 80 bai thơ đãcho chúng ta thấy Nguyễn Trãi có một người cha học vẫn uyên bác, học rộng
Trang 23hiểu cao, hết long lo cho dân cho nước Quyền 3: Uc Trai di tập văn loại, gồm
32 bài Đó là những bài chiếu biểu gửi vua Minh và các tướng giặc nhà Minh.Trong những bài chiếu này đã thê hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương
dân của ông.
Tiếp theo là Uc Trai tập, tập hạ, gồm quyên 4, 5, 6, do Phủ Quốc vụkhanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, xuất bản năm 1971 Trong đó, quyền 4: Quântrung từ mệnh tập, bao gồm các tập thư từ gửi cho các tướng giặc nhà Minh,qua đó thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa, khoan dung của Nguyễn Trãi Quyên5: Su trạng (Các việc được ghi chép lại) đã cho chúng ta thấy Nguyễn Trãi làmột vi quân su tai năng, đức độ mà Lê Lợi tin tưởng dé cùng ban việc nước.Nguyễn Trãi đã đốc lòng, dốc sức cùng với Lê Lợi và nhân dân quyết tâm đánhđuổi giặc Minh xâm lược giành lại độc lập cho dân tộc, sự bình yên cho nhândân Quyên 6: Uc Trai di tập (Dư địa chí), xoay quanh việc khái quát lịch sử
xã hội Đại Việt Đây là bộ sách được khảo cứu và ghi chép khá đầy đủ tư tưởng
của Nguyễn Trãi trong đó có giá trị nhân văn trong tư tưởng của ông.
Cũng liên quan đến chủ dé này còn có tác phẩm Nguyễn Trãi toàn tập,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1976 Tác phẩm này gồm các phần: phần
giới thiệu đã khẳng định Việt Nam là một đất nước sản sinh ra nhiều anh hùng
hào kiệt như: Lý Thường Kiệt, Tran Hung Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và nhiềunhân vật kiệt xuất khác Trong đó Nguyễn Trãi là vị anh hùng cứu quốc, sựnghiệp của ông không chỉ được ghi trong chính sử mà ông còn dé lại nhiều tácphẩm nói lên tư tưởng của ông về các mặt triết học, quân sự, chính trị và nhiềuthơ văn hết sức quý báu Tiếp theo là phần tiểu sử Nguyễn Trãi, công trình đãgiới thiệu cho người đọc thấy Nguyễn Trãi là một con người có tắm lòng yêunước thương dân nồng nàn, luôn sống một cuộc đời thanh cao, giản di dé lo chodân cho nước Phần tiếp theo là những tác phẩm của Nguyễn Trãi, trong đó bốsung thêm các tư liệu mới được tìm thấy Phần cuối cùng là phần chú thích các
Trang 24tác phâm của Nguyễn Trãi Thông qua công trình này, người doc đã có thé tìmhiểu một cách sâu sắc và khá day đủ về tư tưởng của Nguyễn Trãi ở nhiều lĩnh
vực khác nhau như triệt học, chính tri, đạo đức, quân sự và tho văn
Liên quan đên nội dung tư tưởng và đánh giá về giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, còn có các công trình tiêu biểu như sau:
Công trình Kỷ niệm 600 năm sinh của Nguyễn Trãi, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, năm 1982 Năm 1980, nhân dịp kỷ niệm 600 năm sinh của Nguyễn
Trãi, tô chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc Unesco đãcông nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới và đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm mộtcách trang trọng ở Việt Nam và nhiều nước khác Với tư cách là nhà văn hóalớn, ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển văn học và
tư tưởng của Việt Nam Đề kỷ niệm 600 năm sinh của Nguyễn Trãi, công trình
đã tập hợp nhiều bài viết đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của ôngnhằm ghi nhận và tôn vinh những giá trị cao đẹp trong tư tưởng của NguyễnTrãi cũng như công lao to lớn của ông đối với sự nghiệp đấu tranh chống giặc
ngoại xâm và xây dựng đât nước.
Công trình Kỷ yếu hội thảo khoa học về Nguyễn Trãi, Viện Khoa học xã
hội xuất bản tại Thành phó H6 Chí Minh năm 1980 Trong dịp kỷ niệm lần thứ
600 năm sinh Nguyễn Trãi, đã có rất nhiều cuộc hội nghị, hội thảo khoa học vềNguyễn Trãi được tổ chức ở Việt Nam và một số nước trên thế giới Vì vậy đã
có tới hàng trăm bai tham luận được gửi tới các hội thao và đăng trên các tạp
chí khác nhau với những ý kiến rất phong phú, nhận định rất sâu sắc nhằm góp
phần quan trọng vào việc tìm hiểu và đánh giá công lao, sự nghiệp to lớn củaNguyễn Trãi Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học về Nguyễn Trãi đã tập hợp ratnhiều bài viết có chất lượng tốt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có uy
tín trong cả nước nhìn nhận, đánh giá vê công lao to lớn và tâm lòng nhân văn
Trang 25cao ca của ông Thông qua cuốn kỷ yếu này, người doc được tim hiểu về giá trinhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi với nhiều cách tiếp cận khác nhau,với những nhận định, đánh gia rất sâu sắc, nhưng tựu chung lại, các tác gia đềuđánh giá cao công lao to lớn của Nguyễn Trãi với một tam lòng tri ân và thành
kính đôi với một nhà tư tưởng lớn của dân tộc.
Bên cạnh đó, đánh giá về sự nghiệp và giá trị tư tưởng của Nguyễn Trãicòn có những công trình sau: Công trình Nguyễn Trãi khí phách và tỉnh hoacủa dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980 Công trình NguyễnTrãi: cuộc đời và sự nghiệp của Trần Huy Liệu, Nxb Văn hóa - Thông tin, HàNội, năm 2000 Công trình Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn
Trãi, Nxb Văn học, Hà Nội, năm 1980 Công trình Lich sử te tưởng Việt Nam
gồm 7 tập của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản năm
1991 Công trình Lich sử tu tưởng Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1993 Công trình 7 tuéng Nguyễn Trãi trong
tiễn trình lịch sử Việt Nam của Võ Xuân Đàn, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội, năm 1996 Công trình Đại cương lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 do
Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, năm 2002 Côngtrình Lịch sử tu tưởng Việt Nam từ thé kỷ XV đến thế kỷ XIX do Doãn Chínhchủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011 Công trình Lịch sử triếthọc phương Dong do Doãn Chính chủ biên, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội,năm 2011 Trong các công trình này, các tác giả đã đề cập tới nhiều nội dungtrong tư tưởng của Nguyễn Trãi với những cách tiếp cận khác nhau dé từ đócác tác giả đều khăng định rằng Nguyễn Trãi là một thiên tài trên nhiều các lĩnh
vực như chính trị, quân sự, tư tưởng, văn hóa, giáo dục, lịch sử, địa lý, ngoại
giao, tho văn, nghệ thuật Trong đó nôi bật là cuộc đời của ông luôn gắn liềnvới sự nghiệp “kinh bang tế thế”, hết lòng vi dân vì nước Đồng thời các tác
phâm này còn chỉ ra nguôn gôc và các giai đoạn hình thành tư tưởng của
Trang 26Nguyễn Trai Từ đó giúp người đọc có cái nhìn khách quan, toàn diện và khoa
học về những công lao to lớn và giá trị nhân văn cao đẹp trong tư tưởng của
Nguyễn Trãi, khăng định dấu ấn đậm nét của tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến
trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, liên quan đến đề tài luận án còn được các tác giả khácnghiên cứu trong nhiều bài viết đăng trên Tạp chí khoa học và các luận án tiến
sĩ đã được bảo vệ Trong đó có thé ké tới các bài viết sau đây: Nguyễn Tai Thư(1980) Nguyễn Trãi và những cống hiến về mặt tư duy lý luận, Tạp chí Triếthọc, (4) Nguyễn Tài Thu (1980) Nguyễn Trãi và vấn dé tư duy lý luận củadan tộc ta ở nửa dau thé kỷ XV, Tạp chí Triết học, (3) Trần Nguyễn Việt (2012),
Tu tưởng khoan dung của Không Tử và sự thể hiện của nó ở Nguyễn Trãi, Tạpchí Triết học, số 2 Doãn Chính (2009), Về tw tung triết học của Nguyễn Trãi,
Tạp chí Triết học, số 9 (220) Lê Công Sự (2022), Tw tưởng tâm công của
Nguyễn Trãi: nội dung và giá trị lịch sw, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
số 1 Nguyễn Bá Cường, Tir tưởng của Nguyễn Trãi về giáo duc, Tạp chí Khoahọc xã hội Việt Nam, số 5 (102) - 2016 Lương Minh Cừ, Nguyễn Thị Hương.(2007) Về tw tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, Tạp chí Triết học, số 11(198).Nguyễn Khánh Toàn (1980) Về tw tưởng yêu nước thương dân của NguyễnTrãi, Tạp chí Triết học, (3) Nguyễn Thu Nghĩa (1999) 7 tưởng yêu nướcthương dân của Nguyễn Trãi, Tạp chí Triết hoc, (2) Cùng nghiên cứu về détài này còn có các luận án tiền sĩ như sau: Võ Xuân Đàn, Những cong hiến của
tu tưởng Nguyễn Trãi vào lich sử Việt Nam, luận án phó tiến sĩ khoa học lịch
sử, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995, chuyên ngànhLịch sử Việt Nam Bùi Trọng Bắc, Tir trong triết học của Nguyễn Trãi đặcđiểm và giá trị lịch sử, luận án Tién sĩ Triết học, trường Đại học Khoa học xãhội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 Nguyễn Thị Ung, Từ trong
chính trị Nguyễn Trãi, luận án Tién sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc
Trang 27gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 Các công trình nghiên cứu trên đây
đã tập trung phân tích, trình bày những nội dung trong tư tưởng của Nguyễn
Trãi ở các khía cạnh, các lĩnh vực khác nhau từ quân sự, chính trị cho đến vănhóa, đạo đức Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về giá trị nhânvăn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi để từ đó đưa ra những đánh giá về đặcđiểm và ý nghĩa lịch sử của giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi
Dù vậy, trên đây vẫn là những nguôn tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả kếthừa và phát triển trong luận án của mình dé tiép tuc khang dinh, dé cao gia trinhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi và rút ra những ý nghĩa sâu sắc củagiá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi đối với lịch sử phát triển củadân tộc cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
Việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về hệ thống các tài liệu có liên quantrực tiếp và gián tiếp đến đề tài "Giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn
Trai" có thê rút ra một sô kêt luận căn ban sau:
1 Giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi được bắt nguồn, hìnhthành, phát triển từ điều kiện lịch sử và thực tiễn xã hội Đại Việt cuối thế kỷXIV đầu thế kỷ XV và thông qua việc tiếp thu chọn lọc, sáng tạo những giá trị
nhân văn của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, cùng với sự ảnh hưởng của những
giá tri van hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những tiền đề vững chắc dé
từ đó hình thành nên giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.
2 Nguyễn Trãi là một danh nhân văn hóa thế giới, là một anh hùng lớncủa dân tộc Việt Nam thế ky XV, tư tưởng của ông đã được đề cập và khai thácdưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, ở mỗi góc độ đều đã đạt được những kếtquả nhất định Tuy nhiên về giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãimặc dù đã được một số công trình nghiên cứu song nó chưa mang tính toàn
diện, khái quát, hoặc chỉ là những nhận định, những kết luận mang tính gợi mở
Trang 28về mặt khoa học Chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về giá trị nhân
văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi
Trên cơ sở những thành tựu khoa hoc của các nhà nghiên cứu di trước,
luận án sẽ tiếp tục kế thừa và đi sâu làm rõ những van dé cơ bản: cơ sở hìnhthành và giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi; đặc điểm và ý nghĩalịch sử của giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi đối với lịch sử - xãhội Đại Việt thế kỷ XV và hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án: Trên cơ sở làm rõ điều kiện tiền đề hình thành
và giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, luận án phân tích, rút ra
đặc điểm, ý nghĩa lịch sử về mặt lý luận và về mặt thực tiễn của giá trị nhânvăn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi đối với xã hội Đại Việt thế kỷ XV và ý
nghĩa về mặt thực tiễn đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án: Đề đạt được mục đích trên, luận án thực hiện
các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày, phân tích và làm rõ những điều kiện lịch sử - xã hội,tiền đề lý luận và nhân tố chủ quan đã tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành
giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Thứ hai, trình bày, phân tích và làm rõ giá trị nhân văn, bao gồm giá trịnhân văn cốt lõi và giá trị nhân văn phổ quát trong tư tưởng của Nguyễn Trãi
Thứ ba, trình bày, phân tích và làm rõ đặc điểm và ý nghĩa lịch sử củagiá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi đối với xã hội Đại Việt thế kỷ
XV và đối với xã hội Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu giá trị nhân văn, đặc điêm và ý nghĩa
Trang 29lịch sử của giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi thông qua các tác
phẩm của ông: luận án không nghiên cứu, tìm hiểu toàn bộ nội dung tư tưởng
của Nguyễn Trãi Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận án là giá trị nhân văn
trong tư tưởng của Nguyễn Trãi Pham vi nghiên cứu là: giá trị nhân văn trong
tư tưởng của Nguyễn Trãi được thê hiện thông qua các tác phẩm của ông
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở thế gidi quan va
phương pháp luận cua chủ nghĩa duy vật biện chứng va chủ nghĩa duy vật lịch
sử; bên cạnh đó, luận án còn sử dụng tong hợp các phương pháp cụ thé như: sựthống nhất giữa logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp,đối chiếu và so sánh, và phương pháp văn bản học dé nghiên cứu và trình bàyluận án Luận án được tiếp cận dưới góc độ triết học lịch sử, triết học văn hóa
và giá tri học.
6 Cái mới của luận án
Thứ nhất, thông qua sự trình bày, phân tích, hệ thống hóa và làm rõ giátrị nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi, luận án góp phần làm sáng tỏ giá trịnhân văn phổ quát và giá trị nhân văn cốt lõi trong tư tưởng của ông
Thứ hai, luận án còn phân tích, đánh giá và làm rõ đặc điểm và ý nghĩa
lịch sử của giá trị nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi
7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học của luận án: Trên cơ sở trình bày một cách có hệthống giá trị nhân văn, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của giá trị nhân văn trong
tư tưởng của Nguyễn Trãi, luận án giúp người đọc có được sự nhận thức sâu
sắc hơn về giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, qua đó có sự đánh
giá khách quan, khoa học về vai trò và vị trí của của tư tưởng Nguyễn Trãi
Trang 30trong thời đại của ông cũng như trong thời đại của chúng ta ngày nay.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án có thê trở thành tài liệu thamkhảo trong công cuộc kế thừa và phát huy các giá trị nhân văn truyền thống tốtđẹp của dân tộc đề xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay.
8 Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo,luận án được kết cau thành 3 chương, 6 tiết và 15 tiểu tiết
Trang 31Chương 1
CƠ SỞ XÃ HOI, TIEN DE LÝ LUẬN VÀ NHÂN TO CHỦ QUAN GOP PHAN HÌNH THÀNH GIA TRI NHÂN VĂN TRONG TƯ
TƯỞNG CUA NGUYEN TRAI
1.1 CO SỞ XÃ HỘI GOP PHAN HÌNH THÀNH GIA TRI NHÂN VANTRONG TƯ TƯỞNG CUA NGUYEN TRÃI
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi quan điểm, tư tưởng, lýluận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn và trở lại
phục vụ thực tiễn Giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi cũng chính
là sự phản ánh sâu sắc và sống động bối cảnh lịch sử, xã hội Đại Việt thế kỷXIV - XV Đó là một giai đoạn lich sử có nhiều sự chuyên biến phức tạp Đồngthời cũng chính điều kiện và yêu cầu của lịch sử, xã hội Đại Việt thế kỷ XIV -
XV đã góp phan hình thành giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi
Có thể khái quát đặc điểm điều kiện lịch sử, xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV
tác động hình thành nên tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung và giá trị nhân
văn trong tư tưởng của ông nói riêng, được quy định bởi hai yếu tố quan trọngnhất: mét là, sự chuyên biến xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV và cuộc kháng
chiến chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta; hai là, nhiệm vụ củng có,
bảo vệ và xây dựng đất nước sau khi đánh đuôi giặc Minh ra khỏi bờ cõi
1.1.1 Sự chuyển biến xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV và cuộc khángchiến chống quân Minh xâm lược đã góp phần hình thành giá trị nhân văn
trong tư tưởng của Nguyễn Trãi
Nhà Trần sau một thời gian dài thịnh trị thì đến đời vua Trần Dụ Tông lạichỉ thích ăn chơi hưởng lạc khiến cho cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó Xã
hội Đại Việt đã lâm vào khủng hoảng và suy thoái với một nền kinh tế trì trệ;
một xã hội đầy khủng hoảng: cùng với đó là sự ăn chơi sa doa của tang lớp quý
Trang 32tộc nhà Trân và sự khôn khô đên cùng cực của người dân.
Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp không được chú trọng phát triển lại thêmhàng năm đều xảy ra hạn hán và lũ lụt đã làm cho nên kinh tế trở nên kiệt quệ
“Năm 1355, động đất Từ tháng 3 đến tháng 6 mùa hạ hạn hán Mùa thu, tháng
7 mưa to nước lớn” (Hoàng Văn Lâu, Hà Văn Tan, 2000, trang 209) “Nam
1359, mưa to nước lớn trôi cả nha cửa cua dân, thóc lúa bi ngập” (Hoàng Van
Lâu, Ha Văn Tan, 2000, trang 216) Từ đó đã dẫn đến tinh trạng mat mùa vàđói kém, khiến cho cuộc sống của người dân vô cùng khốn khô Họ phải bán
cả con cái, nhà cửa, ruộng vườn Ngân quỹ của nhà nước thì trống rỗng nên nhàTrần phải nhiều lần cho nhà giàu nộp tiền, nộp thóc để nhận quan tước nhưngvẫn không thê giải quyết được nạn đói kém và mat mùa Sách Đại Việt sử kýtoàn thu có việt: “Năm 1375, vua Trần Dué Tông xuống chiếu cho những người
giàu ở các lộ đem dâng thóc (người dâng thóc) được ban tước theo thứ tự khác
nhau” (Hoàng Văn Lâu, Hà Văn Tấn, 2000, trang 246)
Về chính trị - xã hội, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phươngđều bị suy thoái và rệu rã Vua quan nhà Trần ngày đêm chìm đắm trong nhữngthú vui trụy lạc, bỏ bê công việc triều chính, không quan tâm chăm lo đời sôngcủa nhân dân Sách Đại Việt sử ky toản thự có viết: “Năm 1362, mùa xuân,tháng giêng, vua Trần Dụ Tông lệnh cho các nhà vương hầu, công chúa dâng
các trò tạp ký vua xét duyệt trò nào hay thì thưởng cho” (Hoàng Văn Lâu, Hà
Van Tan, 2000, trang 218) “Nam 1370, Nhat Lé tiém vị, rượu chè dâm dat,hằng ngày chỉ rong chơi, thích các trò hát xướng, muốn đổi lại là họ Dương.Người tôn thất và các quan đều thất vọng” (Hoàng Văn Lau, Hà Văn Tan, 2000,trang 230) Bọn quan lại quý tộc nhà Trần cũng nhân cơ hội đó dé bắt nhân dânphục dịch xây dựng dinh thự, chùa chiền, ăn chơi đàn hát khiến cho cuộc sốngcủa người dân vô cùng khốn khổ Nhiều người phải chịu cảnh bán vợ đợ concho quý tộc, địa chủ Đứng trước tình cảnh xã hội đó, dân nghèo khắp nơi đã
Trang 33noi dậy khởi nghĩa, đánh phá nhà cửa của bon địa chủ, quan lại Sách Đại Việt
sử ký toàn thư có viết: “Bay giờ đói kém (năm 1354), dan khổ vì giặc cướp Có
kẻ tự xưng là chau ngoại của Hưng đạo đại vương tên là Té, tụ họp bọn gia nô
bỏ trốn của các vương hau làm giặc, cướp bóc các xứ Lang Giang, Nam Sách”(Hoàng Văn Lâu, Ha Văn Tan, 2000, trang 208) Gia nô, nô tỳ của các nhàvương hau nhân dịp đó cũng trốn khỏi các điền trang, thái ấp ngày càng nhiều
đề tham gia vào các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ, Phạm Sư Ôn, Nguyễn Thanh,Nguyễn Nhữ Cái Sách Dai Việt sử ký toàn thư có viết: “Năm 1358, Ngô Bệlại đem quân tụ họp ở núi Yên Phụ, dựng cờ lớn trên núi, tiém xung vi hiéu,yết bảng nói cứu giúp dân nghèo” (Hoàng Văn Lâu, Hà Van Tan, 2000, trang
215, 216) Sách Đại cương lịch sử Việt Nam cũng viết: “Năm 1379, ở ThanhHóa, Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa Đầu năm 1390, nhà sư Phạm
Sư Ôn phat cờ khởi nghĩa ở Quốc Oai (Hà Tây) Năm 1399, cuộc khởi nghĩacủa Nguyễn Nhữ Cái né ra ở vùng Sơn Tây, Vĩnh Phúc” (Trương Hữu Quynh,
2010, trang 249) Những cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối triều đại nhà Trần
đã cho thay cuộc khủng hoảng suy thoái của triều đại thống trị, những mâuthuẫn sâu sắc trong xã hội không thé điều hòa được Bên cạnh đó, nhà Trần cònđối mặt với việc Chămpa thường xuyên mang quân sang cướp phá nước ta vànguy cơ xâm lược từ phương Bắc Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XIV, đấtnước Champa ngày càng phát trién mạnh mẽ, có đủ tiềm lực dé đem quân đánhphá nước ta trước sự chống cự yếu ớt của triều Trần Cuộc chiến tranh vớiChampa vừa cho thấy sự suy yêu của nhà Trần vừa gây thêm những khó khănchồng chất cho xã hội Đại Việt vốn đã chất chứa nhiều mâu thuẫn và suy thoái.Ngoài ra, vào cuối thế kỷ XIV nhà Trần còn đứng trước nguy cơ xâm lược từphương Bắc Sách Đại cương lịch sử Việt Nam viết: “Trước Sự suy yếu của
triều đại nhà Trần lúc bấy giờ, nhà Minh đã quyết tâm thực hiện mưu đồ xâm
lược, banh trướng của mình” (Trương Hữu Quynh, 2010, trang 251).
Trang 34Như vậy, có thê thấy xã hội Đại Việt từ cuối thế kỷ XIV đã lâm vào một
cuộc khủng hoảng nghiêm trọng Vua quan quý tộc nhà Trần đã lao vào cuộc
sống ăn chơi sa doa, không lo giữ gìn kỷ cương phép nước; bỏ bê công việctriều chính; đời sống nhân dân lại vô cùng cực khổ, vừa phải phục dịch nhữngthú ăn chơi tiêu khiển của vua quan nhà Trần lại thêm hạn hán, lũ lụt, mất mùa
đã khiến cho nhân dân khắp nơi nồi dậy chống lại chính quyền nhà Tran Trước
tình hình xã hội rồi ren đó, nhà Trần lại càng suy yêu hơn khi phải đối phó vớinhững cuộc tấn công của Chămpa và những yêu sách ngang ngược của nhàMinh Tất cả những yếu tố đó đã khiến cho nhà Trần không còn đủ sức mạnh
để giữ vững vai trò lịch sử, chính trị của mình nên sự sụp đồ là không tránhkhỏi Giữa lúc đó xuất hiện một nhân vật mới là Hồ Quý Ly Hồ Quý Ly sinhnăm 1336, là người thông minh, có tham vọng lớn, biết nhìn xa trông rộng Ôngvốn có hai người cô đều là cung nhân của triều nhà Trần cho nên khi lớn lên
Hồ Quy Ly đã được vào triều làm quan cho nhà Trần Hồ Quý Ly được vuaTran Nghệ Tông ga công chúa Nhất Chi Mai và trở thành phd mã của nhà Tran
Hồ Quý Ly có tham vọng xây dựng một nền văn hóa dân tộc, cho nên khi nhìnthấy triều đình nhà Trần ngày càng suy yếu, ông liền mưu toan gây dựng vâycánh, thế lực đề tích cực giành lay quyền lực về tay minh Dan dan những chức
vụ quan trọng trong triều đình đều năm trong tay Hồ Quý Ly Từ năm 1391,
Hồ Quy Ly đã thâu tóm hết binh quyền vào tay mình, một số quan lại khôngcùng phe cánh đã bị Hồ Quý Ly tìm cách giết chết Năm Mậu Dan 1398, HồQuý Ly ép vua Trần Thuận Tông (1377 - 1399) phải nhường ngôi cho thái tử
Án mới ba tuổi lên nối ngôi hiệu là Trần Thiếu Dé Hồ Quý Ly tự xưng là KhamĐức Hưng Liệt Đại Vương và ngay sau đó sai người giết chết vua Trần ThuậnTông Dòng dõi tông thất nhà Trần có những người như Thái Bảo Trần Nguyên
Hãn và thượng tướng Trần Khát Chân lập hội kín để mưu diệt Hồ Quý Ly, việc
bại lộ bị Hồ Quý Ly bắt giết hơn 370 người Trần Nguyên Hãn trốn thoát sau
Trang 35này trở thành một trong năm danh tướng hàng đầu của khởi nghĩa Lam Sơn vàtrở thành công thần khai quốc của nhà Hậu Lê Sau khi diệt trừ tông thất nhàTran, đến tháng hai năm 1400, Hồ Quy Ly phế truất vua Trần Thiếu Dé, chínhthức lên ngôi Hoàng đề đặt quốc hiệu nước ta là Đại Ngu lấy niên hiệu là ThánhNguyên Trong bồi cảnh xã hội lúc bay giờ day rỗi ren va loạn lạc, Nguyễn Trãi
đã chứng kiến tất cả những sự đổi thay, mục ruỗng và sụp đồ của triều đạiphong kiến nhà Trần, sự khốn khổ đến cùng cực của nhân dân lao động nghèokhổ Vì vậy với một tắm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Trãi đãquyết định ra làm quan cho nhà Hồ dé góp sức mình nhằm khôi phục lại sự pháttriển của đất nước, sự lớn mạnh của dân tộc và sự bình yên, hạnh phúc cho nhândân Đây chính là một giai đoạn lịch sử đánh dấu thời kỳ hoạt động thực tiễn
tích cực của Nguyễn Trãi Trước những khó khăn, thử thách lớn của dân tộc,
Nguyễn Trãi với giá trị nhân văn sâu sắc trong tư tưởng của mình đã nguyệngóp hết tài năng, trí tuệ của mình cho dân tộc
Ngay sau khi lên nắm quyền lực, Hồ Quy Ly đã từng bước thực hiện côngcuộc cải cách của mình về mọi phương diện Tuy nhiên, cuộc cải cách đó mặc
dù táo bạo nhưng chưa triệt dé Chính vì vậy, công cuộc cải cách của Hồ Quý
Ly cũng không giúp nước ta trở nên hùng mạnh dé đủ sức đương đầu với nguy
cơ xâm lược của nhà Minh Sách Đại Việt sử ký toàn thư có viết: “Bay giờ (năm1403) sứ nhà Minh qua lại nước ta liên tiếp như mắc cửi, kẻ thì yêu sách, ngườithì sách hỏi, Hán Thương sai người tùy phương cứu gỡ, vất vả về việc ứng tiếp”(Hoàng Văn Lau, Hà Văn Tan, 2000, trang 321) Đến cuối năm 1406 đầu năm
1407, quân Minh bắt đầu tiến đánh nước ta Trước sự tấn công như vũ bão củagiặc Minh, chi sau sáu tháng chống cự yếu ớt, vua quan nhà Hồ đã dé nước tarơi vào ach thống trị của nhà Minh vào tháng 6 năm 1407 Chứng kiến cảnh đấtnước rơi vào sự đô hộ và thống trị của giặc Minh, nhân dân phải sống cảnh matnước, lầm than, giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi lại càng được
Trang 36trỗi dậy mạnh mẽ và được thê hiện một cách sinh động trong tư tưởng và hoạtđộng thực tiễn giết giặc cứu nước của ông Đặc biệt khi chứng kiến sự tàn bạo
và thâm độc của giặc Minh trong hai mươi năm xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi
đã hình thành và phát triển trong tư tưởng của mình giá trị nhân văn sâu sắc và
đầy ý nghĩa
Sau khi xâm lược nước ta, nhà Minh đã thi hành hàng loạt các chính sách
đô hộ dé cướp bóc, vơ vét của cải cải, đồng thời đàn áp tan bạo nhân dân ta.Nhưng thâm độc hơn cả là chúng muốn xóa bỏ tên nước ta, xóa bỏ những disản văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để đồng hóa và nô dịch nhân
dân ta.
Về mặt kinh tế, nhà Minh đây mạnh vơ vét của cải và bóc lột nhân dân ta mộtcách tàn bạo Sách Đại cương lịch sử Việt Nam có viết: “Mùa hạ năm 1408, sauhơn một năm xâm lược và cướp bóc, số “chiến lợi phẩm” mà Trương Phụ tâu lên
vua Minh gồm: 235.000 con voi, ngựa, trâu, bò; 13.600.000 thạch thóc; 8.670
chiếc thuyền và 2.539.800 đồ quân khí” (Trương Hữu Quýnh, 2010, trang 279).
Mặt khác, chính quyền đô hộ nhà Minh còn tăng thuế ruộng đất lên đến
gap ba lần (băng cách bắt ghi một mẫu thành ba mẫu) so với thời nhà Hồ SáchĐại Việt sử ký toàn thự viết:
“Năm 1414, nhà Minh bắt khai số ruộng và đất trồng dâu, trưng thu lươngthực, tơ tằm Mỗi hộ một mẫu thì bắt khai thành ba mẫu Đến sau xét hộkhâu tăng hàng năm, định số ruộng mỗi hộ là 10 mẫu (nghĩa là mỗi mẫu
chỉ có ba sào, 10 mẫu thực ra chỉ có ba mẫu) Mỗi năm thu 5 thăng thóc,
đất bãi mỗi hộ 1 mẫu thu 1 lạng tơ, mỗi cân tơ dét được một tam lụa”(Hoàng Văn Lâu, Hà Văn Tan, 2000, trang 369)
Bên cạnh đó, tất cả các nghề thủ công, buôn bán đều bị đánh thuế Chính
quyên đô hộ kiêm soát việc sản xuât muôi, năm và độc quyên buôn bán muôi.
Trang 37Người đi đường chỉ được phép mang nhiều nhất là ba bát muối Bên cạnh đó,người dân còn bị bắt đi khai thác sản vật và lao dịch
“Năm 1418, nhà Minh mở công trường mò ngọc trai, kiêm hương liệu, săn
bat chôn trăng, hươu trăng, voi trăng, tìm lùng rùa chín đuôi, chim đậu
ngược, vược bạc má, trăn, răn đê dâng nộp” (Hoàng Văn Lâu, Hà Văn
Tấn, 2000, trang 377)
Nhiều người dân còn bị cướp hết ruộng đất, bị biến thành nô tỳ hoặc bị bắtđưa về Trung Quốc Chính trong điều kiện kinh tế bị giặc Minh bóc lột đếncùng cực như vậy mà đời sống của nhân dân ta vô cùng khốn khổ và bi đát.Chứng kiến tat cả sự lầm than, khổ đau đó của nhân dân ta mà Nguyễn Trãi đã
vô cùng đau xót, đồng cảm và quyết tâm phải tìm ra kế sách đề đánh đuôi giặcMinh ra khỏi bờ cõi, trả lại cuộc sống yên bình cho nhân dân Từ đó mà giá trị
nhân văn trong tư tưởng của ông đã được nảy nở và phát triên.
Bên cạnh việc cướp bóc, vơ vét của cải của nhân dân ta, nhà Minh còn ráo
riết thi hành chính sách ngu dân nhằm đồng hóa dân tộc ta Trong suốt 20 năm
đô hộ nước ta (1407 - 1427), giặc Minh đã thi hành nhiều biện pháp từ tinh viđến trắng tron dé xóa bỏ nền văn hóa của dân tộc ta cũng như tinh thần độc lập
tự chủ của nhân dân ta Chúng đã phá huỷ các di tích lịch sử, đốt sách hoặc tịchthu những tác phâm có giá trị dé mang về nước Sách Đại Việt sử ký toàn thư
có viết: “Mua thu, tháng bay năm 1418, nhà Minh sai hành nhân Hạ Thanh, tiền
sĩ Hạ Thì sang thu lấy các loại sách ghi chép về sự tích xưa nay của nước ta”(Hoàng Văn Lau, Hà Văn Tan, 2000, trang 376, 377) Năm 1414, chính quyền
đô hộ nhà Minh mở trường học ở phủ, châu, huyện để tuyên truyền, nhồi nhét
tư tưởng mê tín với đội ngũ giáo viên là những thầy cúng, thầy chùa, thầy phùthủy, đạo sĩ Sách Đại Việt sử ký toàn thư có viết: “Mùa đông, tháng 10 (năm
1414) nhà Minh mở học hiệu và ra sức tìm hỏi những người nho học, thầy
Trang 38thuốc, thầy tướng số, nhà sư, đạo sĩ, hạ lệnh cho các phủ, châu, huyện lấy lễ mà
thành tâm thỉnh mời” (Hoàng Văn Lâu, Hà Văn Tan, 2000, trang 368) Chúng
còn bắt nhân dân ta ăn mặc theo phong tục tập quán của người Hán: “Năm
1414, nhà Minh cấm con trai, con gái không được cắt tóc; phụ nữ mặc áo ngắn,
quan dài, đồng hóa theo phong tục phương Bắc” (Hoàng Van Lâu, Hà Văn Tan,
2000, trang 368) Ngoài ra chúng còn thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc và đàn
áp tàn bạo nhân dân ta Sau khi đô hộ nước ta, nhà Minh đã xóa bỏ tên nước
Đại Việt, biến nước ta thành một quận của chúng: “Năm 1407, sau khi chiếmđược Đông Đô, nhà Minh đã đôi nước ta làm quận Giao Chỉ, coi như địaphương quận huyện của Trung Quốc” (Trương Hữu Quýnh, 2010, trang 278).Không những vay, nhà Minh còn xây dựng một đội quân đồ s6 sẵn sang dan ápnhững cuộc nổi dậy chống chính quyền đô hộ của nhân dân ta Sách Dai cương
lịch sw Việt Nam có viét:
“Trong năm 1407, chúng đã lập 14 vệ và 19 sở với tổng số quân rải ra
đóng giữ là 99.280 quân Riêng trong năm 1418, quân Minh lập thêm II
sở Số quân Minh có mặt thường xuyên ở nước ta là trên 10 vạn quân,không kể số quân tăng viện từ Trung Quốc sang mỗi khi cần thiết”
(Trương Hữu Quynh, 2010, trang 278).
Bên cạnh đó, chúng còn tuyên lựa một đội ngũ tay sai đắc lực dé giupchúng kiểm soát chặt chẽ xã hội Không những vậy, dé tiêu diệt tinh than đấutranh bất khuất của dân tộc ta, chúng còn sử dụng những hình thức tra tấn tàn
bạo, man rợ đê đàn áp nhân dân ta.
“Quân giặc đi đên đâu chém giét thả cửa, hoặc chat thay người làm núi,
hoặc rút ruột cuôn vào cây, hoặc rán thịt người lây mỡ, hoặc làm nhục
hình bào lạc đê mua vui Những người yêu nước bi quân Minh bat, nêu
không bị giết một cách tàn bạo thì cũng bị đây sang Trung Quốc và không
Trang 39may ai được trở về” (Trương Hữu Quynh, 2010, trang 279)
Như vậy, trong suốt 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã thực hiện nhữngchính sách cai trị tàn bạo khiến cho đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khô.Thế nhưng, sự tàn bạo của giặc Minh đã không thể dập tắt ngọn lửa đấu tranhbất khuất, kiên cường của dân tộc ta và tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân
dân ta Chính vì vậy, ngay từ khi giặc Minh vừa xâm lược nước ta, phong trào
dau tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã sớm bùng lên mạnh mẽ, thuhút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc giải phóng đấtnước Trong đó, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại do Lê Lợi cùngvới Nguyễn Trãi lãnh đạo đã trải qua mười năm nếm mật nằm gai, kiên quyếtđánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, lập lại nên độc lập tự chủ cho dân tộc Đâychính là giai đoạn lịch sử vô cùng đặc biệt cho sự hình thành và phát triển giátrị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi Khi phải chứng kiến tất cả sự tànbạo và nô dịch của giặc Minh đối với dân tộc ta, Nguyễn Trãi thé hiện một tamlòng căm phẫn đối với kẻ thù, một tắm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.Chính trong cảnh nước mat nhà tan đã hun đúc lên trong tư tưởng của NguyễnTrãi giá trị nhân văn sâu sắc nhất đó là tắm lòng yêu nước thương dân, đấu
tranh cho cuộc sông bình yên và hạnh phúc của con người.
Sau sự sụp đồ của nhà Hồ, Nguyễn Trãi đã sống mười năm phiêu bat, ândật trong nhân dân để suy tư, trăn trở, đồng thời học hỏi và tích lũy kinh nghiệm
dé tìm đường cứu nước, rửa nhục cho dân tộc, trả thù nhà Kế sách giết giặccứu nước của Nguyễn Trãi đã được ông viết trong tập Bình ngô sách và đượcông dâng lên Lê Lợi nhằm góp sức mình cho công cuộc đánh đuôi giặc ngoại
xâm Với sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi đây đã trở thành nơi
tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc, đồng lòng cùng nhau giết giặc cứu nước.Sau mười năm dau tranh gian khô dưới sự lãnh dao tài tình của Lê Lợi và kế
sách đánh giặc day sáng tao của Nguyễn Trãi cùng với tinh thần yêu nước, dau
Trang 40tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đã làm nên chiến thắng
vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đồng thời kết thúc hai mươi năm đô hộtan bao của giặc Minh Cũng trong thời kỳ đấu tranh gian khô này, giá trị nhânvăn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi đã được thé hiện sinh động, rõ nét quanhững tác phẩm của ông như Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bìnhngô đại cáo, Uc Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục,Ngọc dường di cảm, Luật thư và một số bài chiếu, biểu, cáo, dụ mà ông đãthay Lê Lợi viết Những tác phẩm này đã chứa đựng trong đó giá trị nhân vănsâu sắc của Nguyễn Trãi Đó là tư tưởng yêu nước thương dan, tư tưởng khoandung, nhân nghĩa, tư tưởng về giá trị của con người, về vai trò của quần chúngnhân dân, về sức mạnh của nhân dân Cũng chính những giá trị nhân văn trong
tư tưởng của Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc khởinghĩa Lam Sơn, đồng thời khiến cho quân thù khuất phục, nhân dân tin tưởng,
lạc quan bước vào một thời kỳ lịch sử mới của dân tộc - thời Lê sơ sau khi Lê
Lợi chính thức lên ngôi vua ở Đông Kinh (Thăng Long), khôi phục lại tên nước
là Đại Việt vào năm 1428.
Như vậy, tình hình xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV với những sự chuyểnbiến sâu sắc mà đặc biệt là sự xâm lược và thống trị tàn bạo của giặc Minh đã
đặt ra một nhiệm vụ lịch sử quan trọng Đó là phải giải quyết được cuộc khủng
hoảng về kinh tế, chính trị - xã hội; đồng thời khơi dậy lòng yêu nước, ý chíđấu tranh bất khuất của nhân dân và tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc
để đánh đuôi quân xâm lược nhà Minh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nhữnggiá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Giá trị nhân văn trong tưtưởng của Nguyễn Trãi đã được nảy sinh và hình thành trong điều kiện lịch sử
- xã hội đó Chính sự chuyền biến xã hội vào thế kỷ XIV - XV đã đặt ra những
nhiệm vụ bức thiết cần giải quyết, đặc biệt là nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm,
do đó đã thúc đây giá trị nhân văn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi được hình