1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYÊN TRÃI VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHO THE HE TRE HIEN NAY

103 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 21,42 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

ĐẠI HỌC DA NANG

PHAN THỊ VĨNH

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA

CỦA NGUYÊN TRÃI VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHO THE HE TRE HIEN NAY

LUAN VAN THAC Si KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN

2014 | PDF | 102 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

ĐẠI HỌC DA NANG

PHAN THỊ VĨNH

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYÊN TRÃI VÀO VIỆC GIÁO DỤC

CHO THE HE TRE HIEN NAY

Chuyên ngành: Triết học M& sé: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ TUYET BA

Đà Nẵng - Năm 2014

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả

Trang 4

2 Mục tiêu, nhiệm vụ ng:

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cit 4 Phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu luận văn

6 Tổng quan tài liệu nghiên 3

CHUONG 1 NGUYEN TRAI VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN NGHIA CUA NGUYEN TRAL

1.1 CUOC DOI VA SU NGHIEP CUA NGUYEN TRAL

1,1,1 Cuộc đời

1.1.2 Sự nghiệp

12 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYÊN TRÃI

1.2.1 Tư tưởng Nho giáo

1.2.2 Truyền thống của dân tộc

TIÊU KÉT CHƯƠNG I 3

CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG

NHAN NGHIA CUA NGUYEN TRAI VA GIA TRI CUA NO 2

2.1 TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYÊN TRÃI 2

2.1.1 Tư tưởng yêu nước, thương dân -«-c 32

2.1.2 Tỉnh thần khoan dung 46

2.2 GIA TRI LY LUAN VA THUC TIEN TRONG TU’ TUGNG

NHAN NGHIA CUA NGUYEN TRAI .52

Trang 5

2.2.1 Giá trị lý luận

2.2.2 Giá trị thực 55

TIÊU KÉT CHƯƠNG 2 62

CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHÂM GIÁO DỤC

'TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYÊN TRAI CHO THE HE

'TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY -63

3.1 THỰC TRẠNG ĐỜI SÓNG TINH THAN CUA THE HE TRE 6

NƯỚC TA HIỆN NAY 63

3.1.1 Vai trò của thể hệ trẻ -63

3.1.2 Những biến động trong đời sống tỉnh thần của thế hệ trẻ hiện nay 70 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG

NHÂN NGHĨA CHO THẺ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 77

77 52 đất nước

3.2.1 Nội dung giáo dục tư tưởng nhân nghĩa

3.2.2 Các giải pháp cơ bản nhằm giáo dục tư tưởng nhân nghĩa cho thé

hệ trẻ ở nước ta hiện nay teen 7 7 m 83

TIÊU KẾT CHƯƠNG 3 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYET ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhân nghĩa là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Truyền thống đó được kế thừa và phát triển theo chiều dài của lịch

sử Nó từng là cơ sở để các nhà tư tưởng theo trường phái Nho gia ở Trung

Hoa xây dựng đường lối trị nước bằng việc giáo hóa đạo đức (đức trị) Đường lối đó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các triều đại phong kiến ở Việt

Nam Tuy nhiên, các Nho gia Việt Nam đã tìm về với Nho giáo nguyên thủy, Nho giáo thời Khổng Mạnh để xóa bỏ nhân nghĩa giả hiệu và chủ

trương lấy dân làm gốc

Một trong những nhà Nho tiêu biểu cho tư tưởng nhân nghĩa - người

được ví như ngơi sao Khuê trên bầu trời Việt - đó là Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất người đã có cơng trong việc phò tá vua Lê xây dựng nghiệp lớn Tư tưởng của Nguyễn Trãi đã đạt tới tầm cao của thời đại Bằng việc khái quát những vấn đề có tính quy luật của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, ông đã đưa tư duy của dân tộc lên một trình độ mới

Tư tưởng của ông không chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn cụ thể mà cịn có

lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam Tư tưởng ni

nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết tỉnh của tài năng, nhân

cách của ông với sự kế thừa truyền thống n tộc và sự vận dụng sáng tạo

của

học thuyết Nho giáo vào thực tiễn xã hội Việt Nam Tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi đã vượt ra khỏi khuôn khổ của Nho giáo, có ý nghĩa phương

pháp luận và nhân sinh quan sâu sắc

Cùng với thời gian, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn

nguyên giá trị Nó trở thành một trong những nên tảng để các bậc anh hùng hào kiệt đời sau và nhân dân Việt Nam kế thừa và phát huy, nhằm góp phần

Trang 7

Với mong muốn hiểu rõ hơn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi,

góp phần đưa tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đi vào lòng người và giáo

dục cho thế hệ trẻ - những người chủ của đất nước có thể vượt qua những chướng ngại vật của thời đại kinh tế thị trường, để họ có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, em đã mạnh dạn chọn vấn đề “Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay” làm đề tài luận văn của mình

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và việc kế thừa, phát huy tư tưởng đó trong giáo dục thể hệ trẻ ở

nước ta hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên đề tài có các nhiệm vụ sau:

1 Trình bày các đặc điểm về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi,

các tiền để hình thành tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Ti

2 Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản vé tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

3 Đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục tư tưởng nhân nghĩa cho thé

hệ trẻ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

Phạm vi nghiên cứu: luận văn đi sâu phân tích những nội dung cơ bản

trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và việc kế thừa tư tưởng đó trong

Trang 8

nghĩa duy vật lịch sử

~ Phương pháp phân tích, tơng hợp, thống kê và so sánh

~ Phương pháp lôgic và lịch sử, quy nạp và diễn dịch

~ Kết hợp lý luận và thực tiễn

5 Két edu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương, 6 tiết

Chương 1: Nguyễn Trãi và cơ sở hình thành tư tưởng nhân nghĩa của

Nguyễn Trãi

Chương 2: Những nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và giá trị của nó

Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Góp phần vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng nhân

nghĩa của Nguyễn Trãi

- Luận văn góp phần đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục tư

tưởng nhân nghĩa cho thé hệ trẻ

~ Ngoài ra, luận văn còn là đề tài tham khảo cho các cá nhã quan tâm đến vấn đề này

,, tô chức

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nguyễn Trãi là một tác giả, một nhà tư tưởng lớn Trong nhiều năm qua

đã có rất nhiều cơng trình của các nhà triết học, nhà nghiên cứu về ông, trên

Trang 9

- “Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc” (1962), Tác giả: Phạm Văn

Đồng, Võ Nguyên Giáp in trên báo nhân dân số 3099, ngày 19-9-1962; Các tác giả đã dẫn một số câu thơ của Nguyễn Trãi để phân tích tư tưởng của ông, nhất là tư tưởng vì nước vì dân, từ đó khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Trãi đối với dân tộc

~ “Vài nét về tr tưởng của Nguyễn Trãi qua thơ văn ông” (1962) của tác giả Trần Thanh Mại, được in trong tập san nghiên cứu văn học Tác giả đã

phân tích thơ văn Nguyễn Trãi để chứng minh Nguyễn Trãi là một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, đồng thời

cũng là một nhà nghiên cứu sử địa và một nhà thơ lớn Tác giả cũng đã điểm

qua một số nét trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, nhất là tư tưởng nhân nghĩa

của ông

- "Văn chương Nguyễn Trãi rực ánh sao khué” (2000) Tác giả: GS Bùi 'Văn Nguyên, Nxb Khoa học xã hội: Tác giả đã tìm hiểu văn chương Nguyễn Trãi trong chiều sâu triết học của nó, tìm hiểu về thời đại, gia đình, cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi

~ "Sự phát triển của Nguyễi °" (2002) Tác giả: TS Trần Hồng Lưu, Tạp chí triết học số 3, tr.24-28: tác giả đã so sánh, đối chiếu quan niệm về dân tộc củ

o với quan niệm về dân tộc

rớc " (2003), Tác giả: Nguyễn Lương Bích, Nxb Quân đội Nhân dân; tác giả đã trình bày có hệ thống toàn bộ sự nghiệp đánh giặc, cứu nước và những hoạt động của Nguyễn Trãi trong 15

Trang 10

Thứ hai, Nguyễn Trãi không chỉ đơn thuần là nhà tư tưởng quân sự như

các nhà binh pháp thời cổ Ơng là nhà chính trị và quân sự lỗi lạc Tư tưởng

chính trị vĩ đại của ông đã soi đường cho sự hình thành và phát triển những tư tưởng quân sự tu tú của ông

Thứ ba, Nguyễn Trãi là người yêu nước thiết tha đồng thời là nhà chính trị dân chủ kiên cường của dân tộc ta ở đầu thế kỷ XV Ý thức dân chủ của ông rất mạnh Ông biết kết hợp tỉnh thần dân tộc với ý thức dân chủ để tiến

hành chiến tranh chống xâm lược thắng lợi Kết hợp dân tộc với dân chủ đã

sớm trở thành một truyền thống của dân tộc ta để đánh thắng ngoại xâm từ

các thời đại trước

- Trong cuốn *friết lý văn hóa Phương Đơng” (2004), GS:TS Nguyễn Hùng Hậu đã chỉ ra nguồn gốc tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bắt

nguồn từ Nho giáo nhưng đã được Nguyễn Trãi vận dụng trên quan điểm dân

tộc, vì lợi ích đất nước (tr 213)

- Trong cuốn "Lịch sử tư tưởng Việt Nam” (2006), Nxb Thuận Hóa, của TS Huỳnh Công Bá, đã xem nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một chủ nghĩa

nhân đạo cao cả và toàn diện Nguyễn Trải vì độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, hịa bình của đất nước mà suy nghĩ và hành động Nguyễn Trãi

lý phổ biến, là nguyện

in tc va đó là điều rất tự

nhiên, chân chính (trang 116) Và xem “tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi quan niệm hịa bình, ấm no, sống trong yên vui là

vọng thiết tha của mọi người, mọi tằng lớp, mọi

là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội nhà Lê hồi thé ky XV" (trang 117)

~ "VỀ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi" (2007), PGS.TS Lương

Trang 11

tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi như là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm trong suốt cuộc đời hoạt động của ông Trong bài viết này, các tác giả đã khẳng định sự kế thừa tư tưởng Nho giáo Khổng Mạnh trong tư tưởng của Nguyễn Trãi Bài viết nêu lên một số nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân

nghĩa của Nguyễn Trãi như: nhân nghĩa là yêu nước, thương dân; là sự khoan

dung, lòng “hiếu sinh” đối với kẻ thù; là ý tưởng xây dựng một đất nước thái

bình, vua thánh tơi hiển, trên dưới thuận hòa

- Trong “Giáo án lịch sứ tư tưởng triết học Việt Nam” (2010) của TS

Tran Ngoc Ánh cũng đã phân tích rõ các nội dung về tư tưởng nhân nghĩa của

Nguyễn Trãi, đặc biệt tác giả nhắn mạnh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn

Trãi là tư tưởng nhân nghĩa vì dân và sự khác biệt về “mức độ của tư duy, ở

chiều sâu của tư tưởng” (tr 26) của Nguyễn Trãi so với những người khác

~ “Nhân nghĩa - nội dung cốt lõi trong toàn bộ tư tưởng triết học Nguyễn

của CN.Lê Hữu Lợi đăng trên trang web https://sit

đã nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với một số nội dung cơ

Trãi

#oogle.com cũng

bản như hai tác giá trên Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả đã rút ra được một số giá trị mang tính lý luận và thực tiễn của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn

Trai

- "Ti tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thé ky XX” (2012), Li

học Xã hội và Nhân văn, Khoa Triết học; Tác giả đã phân tích tư tưởng lấy

văn tốt nghiệp của Trần Thị Hương, Trường Đại học Khoa

dân làm gốc của Trần Quốc Tuấn; Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư

tưởng dân chủ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh Làm rõ sự kế thừa tư

tưởng thân dân, “lấy dân làm gốc” của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới của đất nước

~ “Mạch nguôn thơ văn Nguyễn Trãi trong tác phẩm của Hồ Chí Minh"

Trang 12

sâu đậm từ Nguyễn Trãi, trước hết là tư tưởng vì dân, trong dân, yêu dân

Ngoài ra cịn một số cơng trình, bài viết khác có đề cập đến Nguyễn Trãi

như: Lịch sử rư tướng Việt Nam (1997), tập VI của Nguyễn Đăng Thục, Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh; Trong Nho giáo xưa và nay (1999) của Quang Dam,

Nxb Văn hóa thông tỉn; Nguyễn Trãi thơ và đời (2012) của Nhóm trí thức Việt, Nxb Văn học

Các cơng trình nghiên cứu vẻ giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc cho thể hệ trẻ, tiêu biểu như: “Vấn dé bảo vệ các giá trị đạo đức truyền

thống trong nên kinh tế thị trường Việt Nam” (1999) đăng trên Tạp chí triết học của TS Lê Thị Tuyết Ba; “7hực trạng giáo dục giá trị truyền thống cho

học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” (2003) của Đặng Thúy Anh, Tạp chí triết học số 3; PGS.TS Lê Hữu Ái, TS Ngô Văn Hà, TS

Lê Thị Tuyết Ba (2008), “Tư tưởng đạo đức Hỗ Chí Minh và vấn đê giáo dục

thanh niên hiện nay”, Nxb Đà Nẵn

tr tưởng đạo đức Hỗ Chí Minh và vận dụng vào vi

thanh niên ° (2013)

Những cơng trình nghiên cứu nói trên

TS.Trần Hồng Lưu, “Nhân nghĩa trong

giáo dục nhân cách cho

sinh viên hiện na)

làm rõ về tư

lề cập, phân tíc!

tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi Tuy nhiên, việc vận dụng tư tưởng nhân

nghĩa của Nguyễn Trãi trong giáo dục thế hệ trẻ thì chưa để tài nào nghiên

cứu một cách có hệ thống Đó là lý do chúng tôi chọn “Vận dựng tư tưởng

Trang 13

CHUONG 1

NGUYEN TRAI VA CO SO HINH THANH TƯ TƯỞNG NHAN NGHIA CUA NGUYEN TRAI

1.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYÊN TRẤI 1.1.1 Cuộc đời

Nguyễn Trải hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chỉ Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau đời về làng Ngọc Ôi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây Về dòng họ nội của Nguyễn Trãi, đến nay, chưa được rõ lắm Gia phả họ Nguyễn ở làng Nhị Khê chỉ ghi chép từ đời Nguyễn

Phi Khanh trở xuống Có nhiều nguyên nhân ẩn giấu gốc tích của họ Nguyễn

ở làng Nhị Khê nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là vụ án Lệ Chỉ Viên, vụ án

chính trị thảm khốc giết chết toàn gia tộc Nguyễn Trãi

Thân sinh của Nguyễn Trãi - Nguyễn Phi Khanh tên thật là Nguyễn Ứng Long (1345 - 1418) là người học rất giỏi, vì vậy lúc mới 19 tuổi đã được Trần Nguyên Đán yêu mến và mời về dạy cho con gái là Trần Thị

Thái Trong quá trình dạy học, ông và bà Thái yêu mến nhau Sau đó

Nguyễn Ứng Long trở thành con rễ của Tư đồ Trần Nguyên Đán Được sự

động viên của cha vợ, ông đã chăm chỉ dùi mài kinh sử chờ ngày thi cử Vì

rất thơng minh, ham học, nôi tiếng hay chữ, nên ông đã thi đỗ Tiến sĩ tại

cung Trùng Quang ở Sơn Nam hạ (phía ngồi thành phố Nam Định hiện nay) vào đời vua Trần Duệ Tông (Năm Long Khánh thứ 2, 1374) Nhưng do

hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, lại lấy con gái của dịng dõi hồng tộc nên

ông không được nhà Trần, lúc đó là thượng hồng Trần Nghệ Tơng trọng

dụng Ông phải trở về Nhị Khê làm nghề dạy học

Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Nguyễn Ứng Long mạnh dạn đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra phục vụ triều đình nhà Hồ

Trang 14

Giặc Minh sang, nhà Hồ thất bại Cả triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh đều bị bắt về Trung Quốc Cuối đời, ông chết ở Yên Kinh (Trung Quốc)

Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán Ông là người thuộc dong dõi hoàng tộc, là cháu bốn đời của Chiêu Minh Vương Tran Quang Khải, tính tình điềm đạm, khẳng khái, có thành tích xuất sắc chống giặc Chiêm Thành dưới thời Trần Nghệ Tông nên được vua nhà Trần giao cho chức vụ Tư đồ, quyền ngang Tẻ tướng Tuy nhiên, khi ông lên nắm quyền, cơ

nghiệp nhà Trần đã suy vi Chán nản thời thế, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn

năm 1385 (Xương Phù thứ 9) và mắt năm 1390

Ông ngoại và cha là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi sau này Nguyễn Trãi được thừa hưởng từ ông ngoại và cha tính tình điềm đạm, học vấn uyên thâm và lòng ưu ái Ông ngoại Nguyễn Trãi - Trần Nguyên Đán, tuy làm tới chức TẾ tướng, được ở trong cung điện nguy nga, nhưng ông vẫn luôn nghĩ đến đời sống lầm than của dân đen, con đỏ

“Hạn rồi qua lụt đã bao phen

Đau nỗi đồng điền lúa chẳng lên

Ba vạn sách hóa thành giấy vụn

Bạc đầu luống những phụ dân đen!" [38, tr 63]

Nguyễn Phi Khanh trong một bài thơ tặng nhạc phụ Trần Nguyên Đán

cũng có viết

“Mênh mơng đồng lúa đỏ như thiêu

'Khắp chốn kêu than xiết nỗi

Lưới tham quan lại vơ hầu kiệt

Trang 15

10

Nguyễn Trãi là con thứ của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán Khi ơng vừa trịn 6 tuổi thì mẹ qua đời, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Năm 1390, quan Tư đồ cũng mắt, ông theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn rất ham học và quyết chí gắng cơng học tập, điều đó được cha ơng nói đến trong bài thơ Gia viên lạc:

*Cố viên loạn hậu hữu tiên he Lục tuế nhi đồng phả ái thư”

Nghĩa là:

**Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ

Sáu tuổi con thơ rất thích sách” [60]

Nguyễn Trãi nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức sâu về nhiều Tinh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân

Tháng 8 Canh Thìn, năm Thánh Nguyên thứ 1 (1400) khi triều Hồ mở khoa thi đầu tiên, lúc này Nguyễn Trãi vừa tròn 20 tuổi cũng vào kinh ứng thí và đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) cùng nhiều tài danh khác như Lưu Thúc Kiệm, Lý Từ Tá

nhưng ông đã được Hồ Quý Ly cử giữ chức Ngự sử đài Chánh chưởng, một

, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Mộng Tuân Mặc dù còn rất trẻ

trong những chức quan đầu triều trong giai đoạn này Đến tháng chạp năm Tân Ty (1401) thân phụ ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, được cử giữ chức Học sĩ Viện hàn lâm kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám, một

chức quan chuyên vẻ giáo dục nhưng cũng là đại thi

bộ Lễ đảm nhận

Thời gian làm quan dưới triều Hồ khơng lâu, vì năm 1407 quân Minh „ thường do Thượng thư sang xâm lược đã bắt được các quan quân triều Hồ giải về nước, trong đó có Nguyễn Phi Khanh Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi

Trang 16

hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù để vẹn tròn chữ hiếu Tuy nhiên, trên đường đi nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi: “Con là người có

học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha Như thế mới là đại hiếu Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?" [59]

Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở về tìm kế sách đánh đuổi quân xâm lược, còn Nguyễn Phi Hùng theo cha sang Trung Quốc đề chăm lo phụng dưỡng khi già yếu và khi cha mắt thì đem hài cốt về quê hương bản quán

Vâng lời cha, Nguyễn Trãi quay trở về Thăng Long để mưu đồ việc lớn Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt Thượng thư nhà Minh là Hoàng

Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên

quyết không theo giặc

Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), năm 1416 Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa tìm minh chủ Lê Lợi Ông gặp Lê Lợi - vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang và dâng bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngơ sách Sau khi dâng Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được chủ soái Lê Lợi giao cho chức Tuyên phụng đại phu, Học sĩ Hàn lâm viện thừa chỉ Tuy không gọi là quân sư nhưng chức quan này lại bao hàm công việc của quân là người thay mặt Lê Lợi viết các loại văn kiện chỉ đạo nghĩa quân Lam Sơn và giao thiệp với bên ngoài, đồng thời lại là người tuyên đọc các văn kiện đó Kế sách bình Ngô từng bước được thực hiện trong thực tế chỉ đạo cuộc khởi nghĩa

Năm 1428, khi cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi hoàn toàn, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi soạn bài cáo Bình

Ngơ nỗi tiếng, nhằm bá cáo cho toàn thể nhân dân trong thiên hạ

đất nước đã thái bình

sư, ngày đêm dự bàn việc quân Nguyễn Tị

Trang 17

12

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành được thắng lợi, bên cạnh vị chúa công

giỏi điều binh, khiển tướng, sự đoàn kết trên dưới một lòng của các tướng sĩ, sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân thì cơng lao của Nguyễn Trãi cũng rất to

lớn, như nhận xét của tác giả Nguyễn Năng Tĩnh: “Nước Việt ta từ Đinh, Lê,

Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tắt cũng đều phải có tướng tá

giúp sức, nhưng tìm được người tồn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là it kim” |42, tr.176]

Sau khi đánh đuôi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Trãi trở thành đầu tàu gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyên thần ganh ghét Như trong

Biểu tạ của gián nghị đại phu kiêm trì tam quán sự, Nguyễn Trãi có viết:

“Mua ghen ghét, chuốc giềm pha, chợt nhặng xanh dơ vếư Mới biết qua hop (thẳng thắn) thì người khó thích” [42, tr.172] Đặc biệt, sau vụ việc Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn Sau đó, ơng được tha nhưng khơng cịn được nhà vua tin dùng

Năm 1433, khi Lê Thái Tổ băng hà Nguyễn Trãi chán nản xin về ở an tại Côn Sơn, sống cuộc đời nhàn dật, ngày đêm làm bạn với thiên nhiên:

‘on Sơn có suối nước trong,

“Ta nghe suối chảy như cung đàn cằm Cơn Sơn có đá tần vần

‘Mua tron rêu sạch ta nằm ta chơi Côn Sơn thông tốt ngắt trời

Nga nghiéng dưới bóng ta thời tự do

Côn Sơn trúc mọc đầy gị

Lá xanh bóng rợp tha hỗ tiêu dao.”

Trang 18

“Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh tam.” (Thuật hứng, 19)

Khi Lê Thái Tông lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi là người tài giỏi và có

tắm lịng trung hiếu nên đã cho vời ông trở lại làm quan, giữ chức Gián nghị đại phu Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu rạ của gián nghị đại phụ kiêm tri tam quán sự (Biêu tạ ơn) hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đồn kỷ cương, đào tạo nhân tài Biểu ta ơn có đoạn viết:

*Cúi nghĩ: Sáu chục tuổi thân tàn, chức vụ đã yên phận mọn; Chín trùng trời chiếu xuống, móc mưa lại đội ân trên

Xét mình biết thé là vinh; Nghĩ bụng lại càng thêm thẹn

‘Than, tn than dòng cũ, chương cú nho hèn

Chuyên đọc Điền Phần chí những muốn việc cổ nhân đã muốn

Để tâm dân chúng, mình trước lo điều thiên hạ phải lo

‘Than xin giữ bền tiết cũ, mong kịp người xưa

Biển rộng non cao, chưa báo được quyên ai chút đỉnh;

“Trời che đất chở, dám đâu quên ân đức lớn lao!" [42, tr.171-173] “Tuy nhiên, hạ tuần tháng bảy năm 1442, vụ án Lệ Chỉ Viên xảy ra Lúc đó, vua Lê Thái Tông đi tuần, trên đường đi nhà vua có ghé ngự ở Côn Sơn, cùng đi với Người có người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, chẳng may sau khi rời Côn Sơn, trên đường về kinh thì nhà vua băng hà Quan quân

đã đưa thi hài vua về kinh Do bị bọn quyền thần ghen ghét nên Nguyễn Trãi giết vua, dòng họ Nguyễn Trãi nhận án

tru di tam tộc Phải 22 năm sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi, nỗi oan khuất

Trang 19

14

của Nguyễn Trãi mới được giải, nhà vua bấy giờ mới phục hồi chức tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại gia tộc và toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi

Có thể nói cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghi, chiến đấu chống quân xâm lược cướp nước và chống bọn xu nịnh gian

tà Cuộc đời của một nhân cách cao đẹp, chí khí thanh cao, có tâm hồn trong sáng, có cốt cách như “hoa mai nở sớm”, "tùng bách rụng sau” Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về lòng yêu nước thương dân cao

đẹp, tỉnh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đôi mới,

sáng tao

1.1.2 Sự nghiệp a Sự nghiệp chính trị

Nguyễn Trãi là người học rông, biết nhiều Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là người ham học hỏi và được tiếp thu sự dạy dỗ chu đáo từ gia đình Năm 1400, khi Thái sư Hồ Quý Ly phế bỏ vua Trần Thiếu Đế, tự lập nên nhà Hỗ và ngay năm đó Hồ Quý Ly cũng cho mở khoa thi Nho học Nguyễn Trãi tham gia thi và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư và được trao chức Ngự sử đài Chánh chưởng

Sau khi nhà Hỗ sụp đồ, Nguyễn Trãi chờ thời cơ tìm về Lam Sơn phò Lê Lợi Ơng dâng Bình Ngơ

đại phụ, Học sĩ Hàn lâm viện thừa chỉ, ngày đêm dự bàn vi

ách và được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phụng

© quan

Đất nước thái bình ơng trở thành bậc khai quốc công thần Nguyễn Trãi

được Lê lợi tin tưởng giao cho làm nhiều việc quan trọng Trước tiên là viết Bình Ngơ đại cáo, thông báo cho toàn dân cuộc khởi nghĩa chống quân Minh

đã thắng lợi

Trang 20

Đến đời vua Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi đã giữ chức Gián nghị đại phu ở Môn hạ sảnh, một chức quan tương tự như chức vụ ở Ngự sử đài thời Hồ Quý Ly, tức có quyền khuyên bảo, can gián vua và các quan

Nguyễn Trãi có cuộc đời đầy thăng trầm, có lúc đường cơng danh ông lên đến đỉnh cao của sự nghiệp, giữ nhiều trọng trách cao trong triều đình,

được vua yêu mến và trọng dụng, nhưng cũng có lúc ông bị bọn gian tà hãm

hại, phải lui về ở ấn làm bạn với muông thú cỏ cây Dầu vậy, ông vẫn là người trung hiểu vẹn toàn, được người đời kính nề Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Trãi luôn được nhiều tác giả khi nghiên cứu về ông đánh giá cao, cả về con

người, tư tưởng và sự nghiệp Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của

Nguyễn Trãi đã viết rằng: “Kinh bang hoa quốc cô vô tiền” (nghĩa là: giúp

đời, làm rạng rỡ cho nước, từ xưa chưa ai được như thế) [35, tr 7] Đỗ Nghi, một nhân sĩ sống ở cuối thế kỷ XVII, dau thé ky XVIII, cho ring: *Nếu Nguyễn Trãi ở ngơi TẾ tướng, thì nắng hạn không cần tụng kinh, sét đánh không cần lập đàn mà tai biến tự nó dập tắt Tiếc thay học vấn của ông chưa được phát huy triệt để, Nhưng cũng may, lời nói của ơng cịn được ghỉ trong sử sách cho đến nay, đều có thể làm phép tắc cho các thế hệ nước nhà” [35, tr 8]

b Sự nghiệp thơ văn

Nguyễn không chỉ là một nhà quân sự, nhà chính trị đại tài, một anh

hùng dân tộc giàu lòng yêu nước thương dân mà ông còn là một nhà văn, nhà

thơ lớn của dân tộc Ông là một cây bút đa dạng, sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm Cũng như nhiều bậc hiền nhân đi trước, Nguyễn Trãi làm thơ, viết văn chắc hẳn không chỉ là văn chương thuần túy, mà có lẽ Nguyễn Trãi muốn dùng văn thơ để đánh giặc, để biểu lộ lòng yêu nước thương dân sâu sắc của

mình Văn chương của ơng vì thế mà “có đủ sức để sửa sang việc đời" (Ngô Thế

Trang 21

16

của dân tộc Ngoài những tác phẩm bị thất lạc sau vụ án Lệ Chỉ Viên, chúng ta có thể kí lến một số tác phẩm để đời và được lưu truyền cho hậu thế như:

Bình Ngô đại cáo ghi trong Lam Sơn thực lục và Đại Việt sử ký toàn

thư Đây là tác phẩm nồi tiếng, lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc Minh xâm lược, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về quá trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hịa bình cho đất nước

Quân trung từ mệnh tập: Đây là một tập văn chính luận thư từ địch vận, có hơn 70 bức thư, trong đó đa số các bức thư gửi cho tướng tá nhà Minh, một số giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh nhằm thực hiện kế hoạch đánh

vào lòng người, phần còn lại là những thư từ viết gửi cho quân ta

Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết

vào năm 1428, kể về cuộc đời ông ngoại mình là Trần Nguyên Đán Ngồi tắm lịng tưởng nhớ về ông ngoại ra, bài văn còn chứa đựng nỗi niềm tâm sự của tác giả Lúc này, Nguyễn Trãi đã lui về ở an tại Côn Sơn, nhưng cũng như ơng ngoại mình ngày xưa “Tuy mình gửi lâm tuyển mà chí vẫn để vào tơng xã Mảnh lịng ưu ái, chưa từng một lúc nào tạm khuây” Đây cũng là một trong những tài liệu được xem là súc tích và sớm nhất viết về Trần Nguyên Đán

Văn bia Vĩnh Lăng được Nguyễn T:

thứ 6 (1433) ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được táng ở Vĩnh Lăng

Nội dung bia ngắn gọn, súc tích, thuật lại thân thế sự nghiệp của vua Lê Thái

Tổ, quá trình khởi nghĩa Lam Sơn cho đến khi đánh tan quân Minh, xây dựng

lại quốc gia Đại Việt

Dư địa chí soạn năm 1435, là cuốn sách giáo khoa dùng để dạy cho thái tử những hiểu biết về

soạn thảo vào năm Thuận Thiên

ất nước, con người và đặc sản của các vùng miền để từ

Trang 22

một quốc gia độc lập toàn diện Sách này sau khi Nguyễn Trãi soạn xong,

dâng lên thì vua Lê Thái Tông rất tâm đắc và liền sai thợ khắc ván in để phổ biến rộng rãi

Úc Trai thỉ tập gồm 105 bài thơ chữ Hán Về nội dung, có thể chia ra 3 chủ đề lớn: thơ tả thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; thơ sáng tác sau khi quân Minh xâm lược nước ta (trong đó có bài "Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên" làm khi ở Đông Quan) và thơ sáng tác sau khi chiến thắng qn Minh, giống thơ "ngơn chí" trong Quốc 4m thi tap

Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm (ước đoán, đây là quyển thơ Nơm

duy nhất cịn sót lại sau thảm án Lệ Chỉ Viên) Như tác giả Đỗ Thị Thu Hà

trong bài viết “Hiện tượng tiếp biến văn chương qua "Quốc âm thi tập" của

Nguyễn Trãi” đã nhận định:

Quốc âm thi tập là thơ của người ẩn, cảnh sắc là cảnh sắc ở ẩn Nguyễn Trãi như một lão nơng trì điền say trong thiên nhiên thôn dã với tình yêu sâu sắc Cùng với tình yêu thiên nhiên, tập thơ còn bộc lộ tình yêu con người, cuộc sống và nỗi đau buồn trước thế sự, lòng người hiểm hóc Bên cạnh đó, cuộn chảy suốt Quốc âm thi tập là nỗi lòng ưu dân ái quốc, là dâng dậy tắm lòng của một con

người luôn canh cánh nỗi tiên ưu với ải chưa thấu

thỏa, là vằng vặc vẳng sáng củ

cho đại sự nước nhà: Vua Nghiêu Thuần, dân Nghiêu Thudn/ Duong như ta đà phi sở nguyễn [62]

ý chí, của khát vọng hiển dâng mình

Thơ văn Nguyễn Trãi thắm đượm lòng yêu nước, thương dân, tình yêu đối với thiên nhiên tươi đẹp Thơ văn của ông để lại có nhiều giá trị to lớn

như đánh giá của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: văn chương của ông “đạt

Trang 23

18

1.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CUA NGUYEN TRAIL

1.2.1 Tư tưởng Nho giáo

Tư tưởng nhân nghĩa xuất hiện từ rất sớm trong triết học Trung Hoa và có ảnh hướng sâu rộng đến nhiều nước ở Phương Đơng trong đó có Việt

Nam

4 Quan niệm về nhân của Không Tử

Khổng Tử (S51 - 479 TrCN) là người sáng lập trường phái Nho gia, là

nhà triết học lớn nhất Trung Quốc thời cổ đại Trong thời kỳ phong kiến, tư tưởng, đường lối chính trị của ông trở thành học thuyết chính thống ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Trong suốt cuộc đời mình Khơng Tử bàn

nhiều đến “nhân”, đặc biệt trong tác phẩm “Luận ngữ” Nhân trở thành phạm trù trung tâm và mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong tư tưởng của ơng “Đó là hạt nhân nòng cốt, là con đường đưa ông trở về với nhân bản, với tỉnh thin nhân văn sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, một đặc điểm xuyên suốt trong hệ

thống tư tưởng và đó cũng là một yếu tố khẳng định sự trường cửu của tư

° [63] Trong “Luận ngữ” có tới 105 chỗ nói tới chữ nhân, nhưng mỗi nơi một khác Nhìn chung “nhí

tưởng Không Tử qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triể

'" là người, tình người, lịng thương người, đạo làm người, nhân gắn li

Le"

Khi Phan Trì - một người học trò của Không Từ h Không Tử 25, tr 207] Nhân là lòng yêu thương con người và nó biểu

về nÏ

u ngư

hiện rõ nét trong tắt cả các mối quan hệ xã hội, mà điểm xuất phát của lòng nhân là “hiếu” - sự kính trọng của con cái đối với mẹ cha, là “từ” - lòng yêu

thương của cha mẹ với con cái, là *đễ" - hòa thuận với anh chị em trong gia

đình, là bề tơi “trung” với vua và vua thương yêu Trong đó hiểu đễ là

Trang 24

vững thì đạo lý sẽ được sinh ra Hiếu để vì thế được coi là cái gốc của đức

nhân” [23, tr.18]

Lòng yêu thương phải xuất phát từ yêu thương gia đình, sau đó mở rộng ra là lòng yêu thương mọi người Làm người quân tử thì việc trước tiên là

phải hết lịng vì cha mẹ Hiếu theo Khổng Tử là “Cha mẹ lúc còn sống thì phụng sự cho hợp lễ, mắt rồi thì tống tang cho hợp lễ, cúng tế cho hợp lễ" [25,

tr 40] Khi trả lời câu hỏi của Tử Du về đạo hiếu, Không Tử nói: “Ngày nay người ta cho hiếu là có thể nuôi cha mẹ Nhưng đến chó, ngựa kia, người ta

cũng ni, nếu khơng kính cha mẹ thì có khác gì?” [25, tr 42] Câu này có

nghĩa là ni dưỡng cha mẹ khơng chỉ có việc đáp ứng về vật chất mà quan

trọng hơn phải có lịng kính trọng Dân hiếu ít sinh loạn, con hiếu ít sinh tệ, hiếu để làm cho con người được phân biệt với cằm thú, xã hội an định, gia đạo hài hòa, thúc đẩy con người vươn đến điều nhân Xét về mặt xã hội thì quan điểm về “hiểu” đã vượt ra khỏi bản thân nó, làm cho con người biết tiết dục, kính thiên, tôn quân, thủ lễ, sự phụ mẫu

Trong quan niệm về nhân, Khổng Tử chú trọng đến đức nhân của người quân tử Ông cho rằng qn tử khơng có đức nhân thì khơng cịn là quan tir

nữa và chỉ có người quân tử mới có nhân cịn kẻ tiểu nhân thì khơng có

nhân “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi” tức là quân tử chỉ quan đến điều lợi [25, tr 79] Những việc mà người quân tử làm đều xuất phát từ lòng nhân nghĩ

Đó chính là điều phân biệt người q

đến điều nghĩa, tiểu nhân chỉ quan tâ

ứ không xuất

phát từ ý thích hay lợi ích cá nhât

với kẻ tiểu nhân

Theo ông, đức nhân của người quân tử có hai mặt là “trung” và “thứ”

Trang 25

20

Từ và là điều mà suốt đời ông tuân theo Trung thứ phải được phân biệt giữa kẻ khác và ta, đó là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và được quy định bởi Lễ Lễ là con đường đưa xã hội đi đến đại đồng Vì vậy, Khổng Tử khun: điều gì khơng hợp lễ thì khơng nghe, khơng hợp lễ thì khơng nói và

khơng hợp lễ thì khơng làm “Khắc kỷ phục lễ vi nhân" [25, tr.195] Như vậy

đối với Không Tử, nhân trở thành nội dung của lễ, lễ là hình thức biểu hiện

của nhân Sự tác động qua lại giữa nhân và lễ được tác giá Võ Minh Hải đánh

giá: “Sự tương hỗ ấy đã đẩy quá trình tìm hiểu khẳng định bản chất con người, khám phá về con người đạt đến những điểm mới mà các triết gia trước thời Không Tử chưa có được” [63]

Đối với Khơng Tử, yêu điều nhân cũng có nghĩa là ghét điều bất nhân

Khơng Tử nói: “người thật ham điều nhân thì khơng cho điều gì hơn điều nhân, người thật ghét điều bắt nhân thì khi làm điều nhân không để cho điều bắt nhân vướng vào mình” [25, tr 75 - 76], hay “chỉ người có đức nhân mới biết yêu người, ghét người (một cách cơng tâm, chính đáng)” [25, tr 74]

Như vậy, trong quan điểm về nhân của Khơng Tử ta thấy có rất nhiều điểm tích cực Trên lập trường của nhân, Không Tử đã nêu cao tư tưởng nhân trí, đề cao lễ, đưa xã hội từ loạn đến trị (dẫu rằng ở thời dai ơng nó chỉ tồn tại về mặt lý thuyết

trong nội tại của quan điểm xã hội, chính trị ông đã làm cho con người với nhưng công lao của đức Khổng được khẳng định bởi từ

những thuộc tính vốn có của nó được khăng định hơn và trở thành đối tượng của triết học theo đúng nghĩa của nó Từ đó, đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt của triết học Nho gia thời kỳ đầu trên con đường từ thần bản đến nhân bản của triết học Trung Hoa cỗ đại Đồng thời, khẳng định bản chất xã hội sâu rộng và tính chất đạo đức cao quý của tư tưởng Không Tử trong tiến trình

Trang 26

b Quan niệm về nhân của Mạnh Tie

Mạnh Từ (372 - 289 TrCN) là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến

Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia hay còn gọi là thời kỳ bách gia tranh minh và cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây

ra các cuộc chiến tranh liên miên, làm cho đời sống của dân tình vơ cùng khổ sở Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Không Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trị của ơng vua như Khổng Tử, ông chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chỉ, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết Tính

Thiện Ơng cho rằng, bản chất của con người khi sinh ra đã là thiện rồi “nhân

chỉ sơ bản tính thiện”, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử

ring “nhân chỉ sơ bản tính ác”

Học thuyết Tính Thiện của Mạnh Tử cũng chủ yếu nói về nhân Mạnh 'Tử kế thừa tư tưởng nhân, lễ, nghĩa, “tinh tương cận cập tương viễn” [25, tr 284], “sinh nhi tri chi” (25, tr 128] của Không Tử để đưa ra hệ thống triết học

í, khí và đặc biệt là học thuyết Tính Thiện nỗi tiếng, cống hiển lớn cho lịch sử triết học Trung Hoa

tâm học với những vấn đề về tam, tinh, cl

Khi để cập đến những đổi thay của con người, cả Không Tử và Mạnh Tử đều tin ở mệnh trời Chính Khổng Từ nói về ơng *Ta năm mươi tuổi biết

mệnh trời” Cịn Mạnh Tử thì cho bản tính thiện của con người là do trời phú Nhân trong quan niệm của Mạnh Tử thực chất là sự duy tâm hóa quan

của Khơng Tử, nhưng có nhiều điểm tiến bộ Theo Mạnh Tử “Nhân tính chỉ thiện giã” (bản tính con người vốn dĩ là thiện) Nhân theo

Mạnh Tử không chỉ là thích làm điều thiện, điều tốt mà là sự tự nguyện, thành

tâm thành ý làm điều thiện cho mọi người khơng vì khen chê; nhân là tiêu chí

để phân biệt đại nhân với tiểu nhân Theo Mạnh Tử lịng thương xót là đầu

niệm về nị

Trang 27

2

Mạnh Từ kết hợp “nhân” và “nghĩa” thành phạm trù nhân chính Nhân nghĩa theo Mạnh Tử cũng là bản tính tự nhiên của con người, là tiêu chí để

phân biệt kẻ hiền với người ngu, là điều cao quý của con người Trước sau như một, Mạnh Tử luôn đề cao phạm trù nhân nghĩa Ông cho rằng: Đối với

người có lịng nhân thì dẫu kẻ địch có đông đến bao nhiêu cũng khơng làm gì

được mình Nếu một vị vua làm theo nhân chính thì ắt hẳn trong thiên hạ chẳng ai có thể địch nơi Trong thiên hạ người nhân sẽ luôn chiến thắng “điều nhân sẽ thắng điều bất nhân, như nước thắng lửa” và người ta sẽ không ngại đường xa vạn dặm đề tìm đến minh chủ có lịng nhân

Trong tư tưởng nhân chính của mình, Mạnh Tử cũng thể hiện sự coi

trọng nhân dân, yêu cầu người cằm quyền phải làm cho dân no đủ thì dân mới theo: "Thánh nhân cai trị thiên hạ, phải làm cho dân có đậu thóc nhiều như nước lửa, khi đâu thóc nhiều như nước lửa thì dân chẳng cịn ai bất nghĩa nữa" [8, tr.246]

Trong đường lỗi nhân chính, ngồi việc lấy nhân nghĩa làm gốc, coi "dân vi quý”, thi hành chế độ điền địa và thuế khố cơng bằng, Mạnh Tử còn chủ trương phải giảm nhẹ hình phạt và tăng cường giáo hoá nhân dân Là

người đi theo đường lối của Khổng Tử, Mạnh Từ trước sau tôn sùng "Vương

đạo" phản đối "Bá đạo" Ông coi việc giảm hình phạt phải là một chính sách

trong đường lối đức trị Ong cho rằng đối với một vị vua, cần phải thi hành

phép cai trị nhân - đức đối với dân, điều quan trọng là phải giảm hình phạt, bớt sưu thuế, làm sao để khiến cho dân chăm chỉ, siêng năng lo việc cày sâu cuốc bằm, làm vườn làm tược Theo Mạnh Tử cẩn phải nhẹ hình phạt bởi

nếu "dân khờ khạo mà phạm luật nước, đó khơng phải là tội của họ, mà

Trang 28

giáo dục đạo đức mà còn yêu cầu người cai trị phải quan tâm đến cuộc sống vật chất của người dân Đó chính là bước tiến mới trong tư tưởng của ông so với Không Tử

Nhu vậy, cả Khong Tử và Mạnh Tử đều bàn nhiều đến nhân nghĩa, coi trọng nhân nghĩa Nhân nghĩa luôn là yếu tố cơ bản và bao trùm các đức tính khác của con người Cả hai ông đều đề cao dân chúng, coi trọng việc giáo hóa

nhân dân, giảm nhẹ hình phạt và hướng mọi người xây dựng mẫu người quân

tử Tư tưởng của hai ông có giá trị và có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Tư tưởng nhân nghĩa của Không Mạnh đã được nhiều nhà Nho ở Việt Nam nghiên cứu và học tập Một trong những người tiếp thu và vận dụng thành cơng đó là Nguyễn Trãi

1.2.2 Truyền thống của dân tộc a Truyền thống yêu nước

Truyền thống yêu nước được xem là giá trị của các giá trị, là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, là nắc thang cao nhất trong hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc ta Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với

đất nước, lòng trung thành với Tổ quốc Nó trở thành tư tưởng chủ yếu, là sợi

chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử của dân t

Truyền thống yêu nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương, gia đình, làng

xóm u nước là đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, sẵn sàng chống quân

đô hộ và xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thé quốc gia, giữ gìn và phát huy bản

Trang 29

24

sinh giúp dân tộc ta vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và tắt cả mọi kẻ thù

Lòng yêu nước được truyền từ thế hệ này đến thệ khác như huyết mạch, suối nguồn chảy mãi không ngừng nghỉ Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tỉnh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhắn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp

nước” [32, tr 171]

Dân tộc ta đã tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm Tỉnh thần yêu

nước xuất phát từ cuộc đấu tranh sinh tồn của cha ông ta Chủ nghĩa yêu

nước trở thành một thứ vũ khí cực kỳ sắc bén mà không một kẻ thù nào khuất phục nỗi

Minh chứng lịch sử của truyền thống yêu nước đó là mỗi khi dat nước có giặc ngoại xâm nhân dân ta đều đoàn kết đứng lên chống lại kẻ thù Mỗi người dân Việt Nam đều tự hào mình là con Lạc cháu hồng, tự hào về mảnh đất nơi mình đã được sinh ra Lịng u nước ln biến thành hành động cụ

ễ Ở mọi thời điểm lich sử thì khơng chỉ có người đàn ơng thể hiện lòng yêu iặc đến nhà đàn bà cũng nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu trả thù nhà, nợ nướ bằng hành động cầm gươm đánh giặc mà

Các cuộc khởi

chứng minh cho chân lý đó Các cuộc khởi nghĩa của các bậc anh hùng như lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng lịch sử trên

đán lã

Ngô Quyền - người

sông Bạch Đẳng, đánh dudi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, hay quân dân nhà

Trần - đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông, để giành lại nền thái bình cho

dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi nạn xâm lãng Sức mạnh của lòng yêu nước là nguyên nhân, là ngọn nguồi

của mọi thắng lợi

Trang 30

nhân dan va dân tộc Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt

toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cỗ đại đến hiện đại Yêu nước trở thành một triết

lý nhân sinh của người Việt Nam *Nếu dùng từ "đạo” với nguyên nghĩa của nó là "đường", là hướng đi thì chủ nghĩa yêu nước đích thật là dao Vigt Nam” (17, tr 99}

“Thực ra trên thế giới đắt nước nào, dân tộc nào cũng có lịng u nước, nhưng mỗi dân tộc đều có nét riêng của mình Đối với Việt Nam, lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn sơ, giản dị nhất, đó là từ tình yêu gia

đình, yêu quê hương, yêu bãi mía, nương dâu hay là cây đa, bến nước, sân đình Trong thực tiễn đất nước chúng ta có thể thấy “chủ nghĩa yêu nước là

giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao

nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống và là hằng số trong mỗi người Việt Nam” [19, tr ]],

Tinh thần yêu nước trở thành “nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình

cảm xã hội mà nội dung của nó là lịng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự

hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ

quốc” [19, tr 1] Biểu hiện xuyên suốt của truyền thống yêu nước của dân tộc ta, hay nói cách khác là thơng qua những biểu hiện của tỉnh thần yêu nước chúng ta cũng có thể thấy được điểm khác biệt với các dân tộc khác Đó là: yêu nước là yêu thương đồng bào, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mỗi con người

và hơn nữa, là tư tưởng xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, đủ sức đảm

bảo cuộc sống an lành cho mỗi người di

nước, vì sự tự do của dân tộc Điều này trở thành ý thức thường trực trong

: yêu nước là sẵn sàng hi sinh vì đất mỗi người dân Việt Nam Tinh thần yêu nước được thể hiện trong đường lối

ngoại giao, cách ứng xử thân thiện, hòa hợp với các nước láng giềng, như

Trang 31

26

ứng thù lại rất quan hệ không thể xem thường cho nên nghĩa tu hiếu, đạo giao lân chép ở hiển truyện là đem lòng thực mà kết giao, người có quyền trị nước phải cần thận" [59]

Nói đến tỉnh thần yêu nước Việt Nam là “nói đến ý thức trách nhiệm về giống nòi, về cộng đồng, về dân tộc được biểu hiện thành những quan điểm, những lý luận; là những nhận thức về con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng dân tộc, về động lực và khả năng giành lại lãnh thô và xây dựng đất nước Tỉnh thần yêu nước đã góp phần hình thành những nguyên lý: cùng một giống nịi thì phải có nghĩa vụ thương yêu, đùm bọc nhau Tỉnh thần yêu

nước đã góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, sự độc

lập, tự chủ trong quản lý và phát triển đắt nước” [47, tr 62]

Tinh thần yêu nước luôn hiện hữu trong mỗi con người Việt Nam, được hình thành và phát triển cùng với quá trình dựng nước, giữ nước và trở thành giá trị truyền thống thiêng liêng của dân tộc Truyền thống yêu nước đã tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm, nó trở thành một thứ vũ khí khơng kẻ thù nào khuất phục nỗi Truyền thống đó trở thành dịng chảy trong huyết mạch mỗi con người Việt Nam Nguyễn Trãi cũng đã thừa hưởng truyền thống quý báu Ấy của dân tộc

b Truyền thống nhân văn

Nhân văn là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta Đây

là truyền thống có từ lâu đời Nhân văn có thể hiểu là yêu thương con người,

chăm lo cho con người, cho sự tiến bộ của con người, hướng tới con người và giải phóng con người Nếu nhân ái chỉ dừng lại ở lòng yêu thương con người thì nhân văn được nâng lên tầm cao hơn, nó trở thành tư tưởng, giá tr,

Trang 32

tộc ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh và thiên tai khắc nghiệt Cùng với đó là

ảnh hưởng tác động của văn hóa bên ngoài du nhập vào, đã hình thành nên

truyền thống nhân văn mang bản sắc Việt Nam

“Truyền thống nhân văn, nhân ái có xuất phát điểm từ lòng yêu thương,

quý trọng những thành viên trong gia đình Đó là tình yêu thương một cách

vô điều kiện của cha mẹ đối với con cái Lịng hiếu thuận, kính trọng của con cái đối với cha mẹ và sự yêu thương lẫn nhau của anh chị em trong gia đình Có lẽ ai trong mỗi chúng ta đều không thê quên hình ảnh cậu bé ủ ấm chăn mỗi khi đông về đề giữ ấm cho cha mẹ, quạt mát khi ngày hè nóng nực, hay

hình ảnh người con trèo đèo lội suối đi tìm bơng hoa có nhiều cánh để kéo dài

tuổi thọ cho mẹ trong các câu chuyện dân gian truyền miệng Những hình ảnh

đó đã nói lên những tình cảm yêu thương thật thiêng liêng và cao quý Cho đến tình cảm “như bát nước đầy” của tình nghĩa phu thê Và tình anh em như mơi với răng “môi hở răng lạnh”

Từ tình yêu gia đình mở rộng ra là tình làng nghĩa xóm Có thể khẳng định rằng, văn hóa Việt Nam được bảo tồn và khơng bị đồng hóa là do sự lưu giữ bắt đầu từ làng xã Nơi “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Đến lòng yêu thương con người rộng mở, không phân biệt đân tộc, tôn giáo, miền xuôi hay miễn ngược Người ta sẵn sàng sẻ chia với nhau khi khó khăn, hoạn nạn, thậm chí là tha thứ, mở đường

hiếu sinh cho những người lầm đường lạc lối Đó chính là lòng yêu thương

con người vô bờ bến của nhân dân ta từ hàng ngàn đời nay

Trang 33

28

và quỷ dữ Sự tích về Lạc Long Quân đã tiêu diệt Ngư Tỉnh, Hồ Tỉnh và Mộc

Tỉnh đã đưa lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân Các cư dân Lạc Việt đã vĩnh viễn thoát khỏi nạn và yên ổn an cư lạc nghiệp Đó là câu chuyện được

truyền từ đời này sang đời khác qua lời kế của bà, của mẹ

'GS Trần Văn Giàu cũng đã có phân tích về câu chuyện này:

Lạc Long Quân là điển hình tập trung của những người anh hùng bộ tộc, tài cao, chí cả, đức lớn, mà đức lớn nhất là thương

người tha thiết, vì dân mà chiến đấu, lập nước, đem lại an cư lạc nghiệp cho quần chúng nhân dân Chắc chắn hơn cả, Lạc Long

Quân là hình ảnh của nhân dân Lạc Việt biết thương yêu nhau, biết hợp sức nhau trong cơn hoạn nạn để trừ hại cứu mình Tình thương người, cụ thể là thương dân là động cơ của ba hành động khảng khái của Lạc Long Quân [17, tr 247]

Lòng thương yêu con người như đã nói ở trên, không phải chỉ xuất phát từ quá trình lao động sản xuất, mà cả trong quá trình chống quân phản đơng trong và ngồi nước Chính trong hồn cảnh đất nước lầm than nơ lệ, lịng thương yêu lại trở thành sợi dây liên kết các thành viên trong cộng đồng lại, trở thành một

ức mạnh to lớn, và cũng chính lịng thương dân đã thúc đây những người đứng đầu đi theo nguyện vọng của quần chúng nhân dan Có lẽ cũng ngay từ những ngày đầu thì nhân dân ta đã xem đức

thương người, thương dân là một trong những yếu tố cơ bản nhất dựng

thành dân tộc, nước nhà

Trong lịch sử thế giới người ta đã chứng kiến nhiều cách thống nhất giang sơn, Tô quốc Xét không đâu xa, Trung Quốc đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất giang sơn bằng quyền lực, cho quân đi chỉnh phạt Còn

'Việt Nam chúng ta, ngay từ buổi đầu lập quốc đã chỉnh phục lòng người bằng

Trang 34

Trong các triều đại phong kiến, nhiều vị vua anh minh cũng ln coi

trọng cái tình hơn cái lý, nặng tình nhẹ lý ngay cả trong việc cai quan dat

nước, dùng đức để cảm hóa con người Và cũng trong những năm tháng ấy thì các bậc hiển nhân luôn dựa vào nhân dân, lấy gốc rễ là nhân dân Các nhà tư tưởng thời Lý - Trần đã nói rất nhiều về "lòng dân", "ý dân" và họ luôn xem việc "khoan thư sức dân" là điều cần kíp bậc nhất trong các hoạt động chính

trị Theo họ, coi trọng nhân dân là căn cứ, là mục đích cho những chủ trương

chính trị lớn như việc dời đô, kế vị hay thay đổi giữa các vương triều, việc

nên hay không nên phát động các cuộc chiến tranh Cũng trong thời kỳ này, nhân dân được xem như là cơ sở để tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc, theo nghĩa đó, đẻ giành chiến thắng cần phải "khoan thư sức dân", tranh thủ và vận động được sự đồng lòng của nhân dân trên mọi miền Tổ quốc Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẫn đã nói: "Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân " Trong bài Văn l bó khi tiến hành cuộc chiến tấn công quân Tống ở biên giới phía Bắc, Lý Thường Kiệt đã nói: "Trời sinh ra đân chúng, vua hiền tất hoà mục Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân" Trần Tự Khánh, người có cơng lớn trong việc gây dựng cơ đồ nhà Trần cũng thường viện dẫn tới lòng dân để làm căn cứ cho các hành động chỉnh

iba

phạt Trần Quốc Tuấn - nhà chính trị, quân sự ing cho rằng:

khoan thư sức dân, tranh thủ sự đồng lòng của dân là kế sâu rễ bền gốc,

phương châm chiến lược lâu dài để phát triển quốc gia độc lập Ông coi trọng

„ dựa vào dân để đánh giặc giữ nước, đây là một tư

tưởng hết sức tiến bộ mà ở thời đại đó rất ít người có thể nhận ra vì các triều

sức mạnh của nhân

đại phong kiến xưa kia chỉ coi dân là “thảo dân” mà thôi” [24, tr 8]

“Truyền thống nhân văn hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân tộc

Khi

Trang 35

30

tiếp nhận “đạo nhân” trong Nho giáo Nhưng chúng ta không rập khuôn “từ bị" và “đạo nhân” của Phật giáo và Nho giáo mà cha ông ta đã đưa những tư

tưởng ấy thành việc củng có lịng thương người, đồn kết đấu tranh trực diện

nhằm hưng lợi, trừ hại, lo lợi ich cho dan, cho nước và đạo nhân trở thành yêu

đồng bào, yêu Tổ quốc Có thiết tha yêu đồng bào mình thì mới biết yêu nhân

loại một cách chân thật

Bên cạnh tiếp nhận những tỉnh hoa từ Nho và Phật, nhân dân ta đã tiếp

nhận một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa nhân đạo vì con người và cách thức giải phóng con người

Chủ nghĩa nhân đạo mà chúng ta đang thực hiện chính là sự tiếp nối và phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc ta từ hàng ngàn đời nay Truyền

thống đó cũng tạo cơ sở cho lòng u nước, u hịa bình, hữu nghị giữa các dân tộc Đó là nguồn lực tỉnh thần to lớn giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, từng bước vươn lên làm chủ cuộc đời mình, làm chủ đắt nước

Trang 36

TIEU KET CHUONG 1

Nguyễn Trãi sinh ra va lớn lên trong một gia đình có cha và ông ngoại

đều là những người học rộng tài cao, có lịng u nước nồng nàn, lòng thương dân sâu sắc Nguyễn Trãi là người rất ham học hỏi và được thừa hưởng các truyền thống quý báu của gia đình Bên cạnh đó, ơng cũng đã tiếp thu những tỉnh hoa văn hóa của nhân loại, nhất là tư tưởng về nhân của Khổng Tử và Mạnh Tử Đồng thời, Nguyễn Trãi đã kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc, từ truyền thống yêu nước, truyền thống nhân văn, nhân ái để xây dựng tư

tưởng của mình với mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, mang lại hạnh phúc cho nhân dân

Sự nghiệp chính trị và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi là minh chứng hùng hồn cho một con người tài ba Ơng khơng chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc, mà ơng cịn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Nguyễn Trãi đã có đóng góp to lớn cho bước tiến của lich sử dân tộc Ông cũng đã để lai nhiều tư tưởng có giá trị Một trong những tư tưởng tiêu biểu của Nguyễn

Trang 37

32

CHƯƠNG 2

NHUNG NOI DUNG CO BAN TRONG TU TUONG

NHÂN NGHĨA CỦA NGUYÊN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ

2.1 TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYÊN TRÃI 2.1.1 Tư tưởng yêu nước, thương dân

a Tình thần cứu nước, trừ bạo cho dân

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn Truyền thống ấy

thấm sâu và chảy trong huyết mạch của mỗi người dân đất Việt Nguyễn Trãi

sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thông nên cũng được thừa hưởng bởi những giá trị tốt đẹp ấy của dân tộc Ông đã thừa hưởng từ ông ngoại là cụ Tư đồ Trần Nguyên Đán và thân sinh Nguyễn Phi Khanh tư tưởng yêu nước, thương dân sâu sắc “Nguyễn Trãi là một người yêu nước, yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ, thiết tha, với tâm hỗn và khí phách của người anh hùng” [42, tr 8] Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước phải gắn liền với việc đưa đất nước ra khỏi cảnh lầm than, cơ cực, phải gắn với việc đem lại hạnh phúc cho nhân dan Va đây

ũng chính là tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp của ông

Tu tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong các tác phẩm

tiêu biểu của ông như: Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập Có thể thấy rằng trong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn

Trãi mà chúng ta cịn lưu giữ được thì hai từ “nhân” và “nghĩa” được ông

nhắc đến rất nhiều lần Chữ “nhân” được nhắc đến khoảng 59 lần, cịn chữ “nghĩa” thì khoảng 81 lần Tổng cộng cả nhân và nghĩa được nhắc đến 140 lần [10]

Trang 38

thương dân sâu sắc Theo Nguyễn Trãi thì yêu nước chân chính đó là chí

nhân Nhân được Nguyễn Trãi nhắc đến nhiều trong thơ văn của mình

Trong Bảo kính cảnh giới V, Nguyễn Trãi viết: “Có nhân có trí có anh

hùng" [42, tr 54], có nghĩa là mỗi người cần giữ lấy lòng nhân - lòng yêu thương con người, giữ lấy trí - sự hiểu biết, biết phân biệt rõ đúng sai, hay, dỡ, có trí sẽ khơng nhằm lẫn và không đi sai đường và giữ lấy khí phách anh

hùng Trong Báo kính cảnh giới XLII “Tai đức thì cho lại có nhân” [42, tr.62]

có nghĩa là trong chuyện tài đức thì cần chú ý đến điều nhân, đức thì quan trọng hơn tài, tài kém đức một hai phần Người có đức nhân đối với cha mẹ

ln giữ lịng hiểu thảo, biết chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nhất là khi già

yếu, đối với việc phị chúa thì lấy sự ngay thắng và chăm chỉ làm đầu, đọc

sách thì phải hiểu được nghĩa lý, trông nom dân chúng thì khơng được để mắt lòng dân, sống trong sạch không màng đến của cải bắt chính Nói cách khác, thì người có nhân là người tận trung, tận hiểu Hay “Học thánh nhân chuyên thới thánh nhân” [42, tr 63], Nguyễn Trãi cho rằng khi đã học theo thánh nhân thì điều quan trọng là phải làm theo thánh nhân, đi học phải thẳng thắn,

trung thực, làm quan thì phải trung cần, sống nơi phàm tục nhưng phải giữ cho lịng khơng phàm tục, tắm lòng son phải trọn đạo cương thường Vì thế

theo Nguyễn Trãi “cơm kẻ bắt nhân ăn ấy chớ/ Áo người vô nghĩa mặc chẳng thà" [42, tr 29], có nghĩa là đã là người có đức nhân thì khơng nên ăn cơm của kẻ bắt nhân mời, không nên mặc áo người vô nghĩa tang

Về “nghĩa”: “Nghia” 6 Nguyễn Trãi đựng nhiều nghĩa khác nhau, nhưng hiểu một cách chung nhất “nghĩa” là điều nên làm Khi đất nước bị xâm chiếm thì điều nên làm là phải đứng lên giải phóng đất nước, giải phóng

giang sơn khỏi cảnh áp bức, nô lệ Trong Báo kính cảnh giới XVI Nguyễn

Trang 39

34

Trong Bảo kính cảnh giới LVII: “Đọc sách thì thơng địi nghĩa sách” [42, tr

62], Nguyễn Trãi yêu cầu, việc đọc sách nếu chỉ thuộc mỗi con chữ thì khơng có giá trị gì cả, mà điều quan trọng là phải hiểu được nghĩa lý trong từng câu

chữ của sách

Về “nhân nghĩa”: trong Báo kính cảnh giới IV “Nhân nghĩa trung cần

chứa tích ninh” [42, tr 53] tức là hãy đỉnh ninh giữ lấy nhân nghĩa trung cần,

hay trong bai Ha quy Lam Sơn, Nguyễn Trãi nói: “nhân nghĩa duy trì quốc thế an” [42, tr 80], có nghĩa là muốn cho thế lực quốc gia được vững chắc, phải lấy nhân nghĩa mà duy trì, phải làm cho nhân dân no ấm, yên ồn làm ăn Hay

trong Thư lại gửi cho Phương Chính "ta nghe bậc danh tướng quý nhân nghĩa

mà rẻ quyền mưu Lũ mày thì quyền mưu cũng chẳng đủ, cịn nói gì nhân

nghĩa” [42, tr 136| Như vậy có thể thấy một trong những vấn đề nền tảng trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi chính là tư tưởng nhân nghĩa

Theo Nguyễn Trãi, nhân nghĩa không phải là yêu thương chung chung mà trước hết “Việc nhân nghĩa cốt ở yên đân/ Quân điểu phạt trước lo trừ bạo” [42, tr 150], hay “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”,

“đại đức hiểu sinh, thân vũ bất

át, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân” (Thư dụ hàng (các tướng sĩ) thành Bình Than) Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi trước hết là phải yên dân Tức là làm cho cuộc sống của nhân

đân bình an, ấm no, hạnh phúc, không phải đối diện với địch họa chiến tranh

“Dé c6 ngu cầm đàn một tiếng/Dân giàu đủ khắp đòi phương” [42, tr 62] (Hãy để cho ta tiếng đàn của vua Thuần gảy lên một bài/ Để mong cho dân ta khắp mọi miền đều giàu có) Nhân nghĩa như thế chính là yêu nước, thương

dan, là đánh đuổi quân xâm lược, trừ bạo cứu nước

Trong tư tưởng nhân nghĩa có thể xem “yên dân” là mục đích của lịng nhân nghĩa cịn “trừ bạ

Trang 40

quốc, hết mực yêu thương dân chúng Điều này chúng ta đã thay phang phat & tư tưởng của Trần Quốc Tuấn trong Hịch rướng sĩ “Tự cổ các bậc nghĩa sĩ trung thần đã từng diệt thân để cứu nước” Ở đây Trần Quốc Tuấn cũng muốn nói đến các đắng tiền bồi đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc

Nhân nghĩa yêu nước là gắn với lòng tự hào dân tộc, khẳng định chủ

quyển quốc gia:

*Nước Đại Việt ta từ trước

'Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác” [42, tr 150]

Nhân nghĩa còn là lòng căm thù sâu sắc với “Quân cuồng Minh đã thừa

cơ gây vạ/ Bọn gian tà bán nước cầu vinh” Là đau với nỗi đau của người dân mắt nước, là sẻ chia với nỗi cực khổ trăm đường về nạn thuế khóa nặng nề, là nhọc nhần bao nổi phu phen của dân đen con đỏ

Lúc sinh thời, Nguyễn Trãi cũng mong muốn có thể truyền bá tư tưởng nhân nghĩa cho nhân dân khắp cả nước Đặc biệt là ông muốn các bậc vua chúa và đại thần cũng có tắm lòng nhân ái, yêu nước thương dân, để các đắng mình qn, quan lại có thễ dùng lòng nhân mà đối xử với muôn dân Trong Chiếu giáng tư tễ làm quận vương, đặt con thứ Nguyên Long nối nghiệp, mượn lời Lê Lợi dạy thái tử, đề thái từ hiểu được vai trò của

một quân vương đối với quốc gia dân tộc:

Xưa kia ta (Lê Lợi) gặp thời loạn lạc, dựng nghiệp khó khăn, hơn hai chục năm mới nên việc lớn Tình dân đau khổ đều được tỏ

Nguyễn Trãi

tường; đường đời gian nan cũng đã từng trải Thế mà lúc trị dân,

tình ngay dối cịn có điều khó rõ; việc nghỉ gian cịn có chỗ chưa phân; đạo làm vua há chẳng khó sao! Chớ gần thanh sắc và tham

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w