1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng Ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho việt nam

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng Công nghệ Số trong Phòng, Chống Tham Nhũng Ở Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Giá Trị Tham Khảo Cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Việt Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Hai công trình này đã khái quát các lợi ích của công nghệ số CNS và ứng dụng của nó trong phòng chống tham nhũng PCTN, đồng thời gợi mở các vấn đề lý luận về ứng dụng CNS trong PCTN, tạo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

- -

NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ THAM

KHẢO CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

- -

NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG PHÒNG,

CHỐNG THAM NHŨNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

Mã số: 8380101.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh

Hà Nội – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dâẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất

cả nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn Tôi xin chân thành

cảm ơn

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn đến PGS

TS Nguyễn Hoàng Anh, người đã dành thời gian và công sức hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Những lời khuyên và góp ý quý báu của cô đã là kim chỉ nam giúp tôi xác định hướng đi, tăng cường quyết tâm và nỗ lực để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của lớp Cao học Luật về Quản trị Nhà nước và Phòng, chống tham nhũng K28, những người

đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá, là nền tảng vững chắc cho nghiên cứu và phát triển của bản thân trong lĩnh vực này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia

Hà Nội, với sự tiên phong trong việc tổ chức những khóa học chất lượng cao, cùng sự hỗ trợ không ngừng từ Phòng Đào tạo, Khoa Luật Hiến pháp - Luật Hành chính và khoa Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng, tôi không thể không bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và các bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên và khích lệ tôi mỗi ngày, góp phần quan trọng vào sự thành công của hành trình học thuật này

Lời cảm ơn chân thành nhất từ trái tim tôi!

Hà Nội, tháng 7/2024

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Tình hình nghiên cứu 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 11

4 Đối tượng nghiên cứu 12

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 12

6 Phạm vi nghiên cứu 13

7 Phương pháp nghiên cứu 13

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 14

9 Bố cục luận văn 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 15

1.1 Khái niệm tham nhũng và Phòng chống tham nhũng 15

1.1.1 Khái niệm về tham nhũng 15

1.1.2 Khái niệm về phòng, chống tham nhũng 17

1.2 Khái niệm về công nghệ số 18

1.3 Thách thức và rủi ro pháp lý trong ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng 20

1.3.1 Các yếu tố tác động ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng 20 1.3.2 Rủi ro pháp lý ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng….21 1.4 Cơ sở lý luận ứng dụng Công nghệ số trong phòng chống tham nhũng 23 1.4.1 Tiếp cận theo lý thuyết Robert Klitgaard 23

1.4.2 Tiếp cận theo lý thuyết mô hình quản trị nhà nước hiện đại 25

1.4.3 Tiếp cận theo lý thuyết mô hình chính phủ mở 27

1.5 Các nội dung cơ bản ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 34

2.1 E-government và ứng dụng trong phòng chống tham nhũng 34

2.1.1 Các định nghĩa E-government 34

2.1.2 Ứng dụng của E-government 35

2.1.3 Cơ chế phòng chống tham nhũng của E-Goverment 38

Trang 6

2.1.4 Chính sách và Hiệp định Quốc tế hỗ trợ phòng chống tham nhũng thông qua

e-Government 40

2.1.5 E-Government trong phòng chống tham nhũng ở một số quốc gia 41

2.2 Ứng dụng Công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm Phòng chống tham nhũng 47

2.2.1 Khái niệm về xã hội không tiền mặt và Chính phủ không tiền mặt 47

2.2.2 Phòng chống tham nhũng thông qua ứng dụng thanh toán không tiền mặt 48

2.2.3 Chính sách và Hiệp định Quốc tế hỗ trợ phòng chống tham nhũng thông qua thanh toán không dùng tiền mặt 49

2.3.4 Kinh nghiệm một số quốc gia ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng thông qua thanh toán không dùng tiền mặt 50

2.3 Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kê khai tài sản, thu nhập 57

2.3.1 Khái niệm kê khai tài sản, thu nhập trong phòng chống tham nhũng…… 57

2.3.2 Cơ chế phòng chống tham nhũng thông qua kê khai tài sản, thu nhập……59

3.3.3 Chính sách và Hiệp định Quốc tế hỗ trợ PCTN thông qua kê khai tài sản…60 2.3.4 Kinh nghiệm một số quốc gia ứng dụng công nghệ số trong kê khai tài sản, thu nhập nhằm phòng chống tham nhũng 62

2.4 Ứng dụng công nghệ số trong tố cáo tham nhũng 73

2.4.1 Định nghĩa tố cáo hành vi tham nhũng 73

2.4.2 Cơ chế ứng dụng công nghệ số trong tố cáo tham nhũng 74

2.4.3 Chính sách và Hiệp định Quốc tế hỗ trợ ứng dụng công nghệ số trong tố cáo tham nhũng 76

2.4.4 Kinh nghiệm một số quốc gia về ứng dụng công nghệ số trong tố cáo tham nhũng …77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 82

3.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 82

3.1.1 Thực trạng xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam hiện nay 82

3.1.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay 85

3.1.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong kiểm soát tài sản và thu nhập ở Việt Nam hiện nay 87

3.1.4 Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong tố cáo tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 88

Trang 7

3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về ứng dụng công nghệ số trong

phòng chống tham nhũng 92

3.2.1 Giải pháp về chuyển đổi số xây dựng chính phủ điện tử 92

3.2.2 Ứng dụng công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phòng chống tham nhũng 97

3.2.3 Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập 102

3.2.4 Ứng dụng công nghệ số trong tố cáo tham nhũng 106

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 108

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trong luận văn này những từ viết tắt được hiểu như sau:

1 ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

2 APEC Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

3 AU Liên minh Châu Phi

10 CSDLQG Cơ sở dữ liệu quốc gia

11 CNTT Công nghệ Thông tin

12 EC Hội đồng Châu Âu (European Council)

13 HCNN Hành chính nhà nước

14 HĐND Hội đồng nhân dân

15 KNTC Khiếu nại, tố cáo

16 KH&CN Khoa học và công nghệ

17 KSSTTN Kiểm soát tài sản thu nhập

18 KKTSTN Kê khai tài sản thu nhập

19 KSXDLII Kiểm sát xung đột lợi ích

20 Luật PCTN Luật Phòng, chống tham nhũng

21 MTTQ Mặt trận Tổ quốc

22 MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

23 NHNN Ngân hàng nhà nước

Trang 9

24 OAS Tổ chức các nước Châu Mỹ (Organization of

American States)

25 OECD Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (Organization

for Economic Cooperation and Development)

26 PCTN Phòng, chống tham nhũng

27 TTĐT Thông tin Điện tử

28 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt

29 TI Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency

International)

30 UBND Ủy ban nhân dân

31 UNCAC Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng

(United Nations Convention against Corruption)

32 UNODC Cơ quan chống tội phạm và ma túy của Liên hợp

quốc (United Nations Office on Drugs and Crime)

33 UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (United

Nations Development Programme)

34 WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)

35 XDLII Xung đột lợi ích

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Tham nhũng có thể được hiểu là một hình thức lạm dụng quyền lực nhằm mục đích thu lợi bất chính cho bản thân hoặc người khác, bao gồm việc tham

ô, lừa đảo, yêu cầu hoặc nhận, giới thiệu, hứa hẹn hoặc tài trợ với bất kỳ hình thức bằng tiền hoặc lợi ích khác, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức công cộng, tổ chức tư nhân hoặc người có trách nhiệm, nhằm mục đích khiến họ hành động hoặc không hành động, từ đó dẫn đến việc thu lợi hoặc duy trì lợi ích kinh doanh không thích hợp và bất hợp pháp

Ước tính cho thấy mỗi năm toàn cầu có đến một nghìn tỷ đô la Mỹ cho hối lộ Tham nhũng làm tổn thất nền kinh tế toàn cầu 2.6 nghìn tỷ đô la Mỹ, tương đương với hơn 5% GDP toàn cầu Tham nhũng làm suy yếu các chức năng cơ bản của công cộng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân và tước đoạt quyền được hưởng dịch vụ và thực hiện quyền lợi của họ Tham nhũng còn có thể làm nghèo các quốc gia, cản trở tăng trưởng kinh tế và thậm chí ảnh hưởng đến cả các khu vực, cũng như tạo điều kiện cho tội phạm

tổ chức, khủng bố và các hoạt động bất hợp pháp khác

Phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Đảng ta, Nhà nước ta nói riêng và các Nhà nước trên thế giới nói chung Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Đảng ta xác định: “tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành… gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản

lý của Nhà nước”[9]

Mặc dù các phương pháp truyền thống đã phát huy hiệu quả, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tham nhũng chưa được giải quyết triệt để Thực tế cho thấy rằng vẫn còn khó khăn trong việc kiểm soát và định hình một chiến lược đồng

Trang 11

nhất để chống lại tham nhũng từ gốc rễ, Đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới, đảm bảo tối ưu được các quy trình,

Nhận thức được vấn đề này, Phiên họp toàn thể thứ ba của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, diễn ra từ ngày 8-10 tháng 1 năm 2024, yêu cầu thúc đẩy tích hợp sâu sắc của công nghệ số vào các khía cạnh khác nhau của kiểm tra kỷ luật và giám sát, thông qua việc xây dựng một nền tảng số tích hợp Nền tảng này sẽ bao gồm các công cụ và

hệ thống số hóa để quản lý và giám sát các hoạt động chống tham nhũng, giúp cải thiện tính minh bạch, tăng cường khả năng giám sát và kiểm soát, cũng như tối ưu hóa các quy trình kiểm tra kỷ luật Các yêu cầu cụ thể cho việc sử dụng công nghệ trong quản lý tham nhũng bao gồm áp dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến khác để phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng một cách hiệu quả [39]

Nhiều quốc gia đã có những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng CNS để chống tham nhũng Estonia đã phát triển một hệ thống chính phủ điện

tử mạnh mẽ giúp giảm thiểu tham nhũng thông qua minh bạch và giám sát Singapore sử dụng công nghệ để tăng cường giám sát và kiểm soát nội bộ trong các cơ quan công quyền Ấn Độ đã triển khai các nền tảng trực tuyến để công khai hóa các giao dịch tài chính và giảm thiểu sự can thiệp của con người trong các quy trình công việc Hàn Quốc đã sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu minh bạch, giúp phát hiện và ngăn chặn các hành

vi tham nhũng (OEDC - Anti-Corruption and Integrity Outlook 2024)

Để phòng, chống tham nhũng hiệu quả, kinh nghiệm quốc tế và bài học thực tiễn của nước ta đều cho thấy cần thiết lập cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để

“không thể tham nhũng,” cơ chế phát hiện và xử lý hiệu quả để “không dám tham nhũng,” và cơ chế bảo đảm, đãi ngộ hợp lý để “không cần, không muốn

tham nhũng.” Dựa trên các đặc trưng của công nghệ số “như khả năng thu thập

và phân tích dữ liệu lớn, giám sát thời gian thực, tính minh bạch, và ứng dụng

Trang 12

trí tuệ nhân tạo,” các cơ chế này có thể được diễn giải như sau:

Ở mức độ “không dám tham nhũng,” vai trò của công nghệ số trong trừng phạt và ngăn chặn những yếu tố tham nhũng cần được tăng cường Cụ thể, trong các khu vực có tỷ lệ tham nhũng cao và các mắt xích rủi ro cao, sự

đe dọa của các yếu tố tham nhũng sẽ được tăng cường thông qua việc xây dựng một nền tảng số tích hợp Nền tảng này sẽ tăng cường minh bạch và giám sát toàn diện, thông qua ứng dụng công nghệ thông minh và các phương tiện giám sát tiên tiến

Ở mức độ “không thể tham nhũng,” công nghệ số nên được sử dụng để tăng cường chức năng hạn chế và giám sát hành vi tham nhũng Cụ thể, công nghệ số sẽ được sử dụng để tái cơ cấu quy trình và quản lý chính xác, nhằm ngăn chặn tham nhũng Thông qua khai thác sâu dữ liệu lớn và giám sát trực tuyến thời gian thực, chúng ta có thể cải thiện khả năng dự đoán, cảnh báo và phát hiện các hành vi tham nhũng, từ đó tăng cường hạn chế và giám sát để giảm thiểu cơ hội cho các yếu tố tham nhũng

Ở mức độ “không muốn tham nhũng” việc sử dụng công nghệ thông tin

để tăng cường chức năng giáo dục và hướng dẫn là rất quan trọng Xây dựng một cơ sở giáo dục chống tham nhũng kỹ thuật số đa dạng, cùng với nền tảng giáo dục chống tham nhũng tích hợp, giúp cung cấp các chương trình giảng dạy

và giáo dục cảnh báo trực tuyến hiệu quả Các công cụ như thực tế ảo, sách điện tử, tương tác đa điểm, và chiếu phát màn hình vòng (“panoramic

projection” hoặc “circular screen projection”) có thể được sử dụng để tăng cường việc giáo dục chính trị, tư tưởng trong PCTN Những phương pháp này không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn làm cho việc giáo dục “không muốn tham nhũng” trở nên sinh động và hiệu quả hơn

Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác PCTN, đặc biệt là thông qua các biện pháp hành chính và pháp lý Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là

Trang 13

hội và lòng tin của người dân vào các cơ quan nhà nước Các vụ việc tham nhũng lớn vẫn diễn ra, đòi hỏi phải có các giải pháp mới và hiệu quả hơn

CNS có thể giúp tăng cường tính minh bạch bằng cách công khai các giao dịch và hoạt động của các cơ quan nhà nước, làm giảm cơ hội cho các hành vi tham nhũng Các hệ thống quản lý và giám sát trực tuyến cho phép người dân và các tổ chức theo dõi quá trình ra quyết định của các cơ quan chính phủ một cách minh bạch hơn

Nhu cầu nâng cao hiệu quả giám sát thông qua các công cụ giám sát thời gian thực và phân tích dữ liệu lớn là rất cần thiết Những công nghệ này có thể giúp phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng và các dấu hiệu bất thường trong các giao dịch và quy trình công việc, giúp ngăn chặn tham nhũng ngay từ giai đoạn đầu

Bên cạnh đó, công nghệ số còn cho phép tối ưu hóa quy trình quản lý, giảm thiểu sự can thiệp của con người trong các hoạt động có nguy cơ tham nhũng cao Các hệ thống quản lý tự động và trí tuệ nhân tạo không chỉ giảm bớt các lỗi và gian lận mà còn tăng cường hiệu quả quản lý

Nghiên cứu về ứng dụng CNS trong PCTN ở một số quốc gia trên thế giới sẽ mang lại những giá trị tham khảo quý báu cho Việt Nam Bằng việc phân tích và học hỏi từ những kinh nghiệm, bài học của các quốc gia đã thành công trong việc này, Việt Nam có thể xây dựng và triển khai các giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả trong công tác PCTN mà còn hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội

Xuất phát từ lý do trên nên đề tài “Ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhũng ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho việt nam” cần thiết phải nghiên cứu

Trang 14

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về ứng dụng CNS trong PCTN là một vấn đề mới, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này Hai công trình nghiên cứu nổi bật

về ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhũng có thể kể đến là

“Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống tham nhũng” đề tài khoa học

cấp bộ của TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Khoa

học Thanh tra [32] và “Ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhũng

ở việt nam hiện nay” luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Hải [33]

Hai công trình này đã khái quát các lợi ích của công nghệ số (CNS) và ứng dụng của nó trong phòng chống tham nhũng (PCTN), đồng thời gợi mở các vấn

đề lý luận về ứng dụng CNS trong PCTN, tạo nền tảng cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn Tuy nhiên, cả hai công trình chưa đề cập đến thực trạng của

CNS trong việc PCTN ở Việt Nam, và chưa làm rõ các khái niệm về CNS cũng như cách ứng dụng CNS vào PCTN

Cuốn sách “Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thách thức đối với cải cách Pháp luật tại Việt Nam” [34] giới thiệu những vấn đề đương đại và các phương thức tiếp cận mới mẻ liên quan đến các nhân tố chủ chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Các tác giả đã phân tích sâu sắc và đưa ra các giải pháp đột phá, nhằm không chỉ cải thiện mà còn dự báo những ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển chính sách, pháp luật của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Trên thế giới, các nghiên cứu về ứng dụng CNS vào PCTN rất đa dạng về phạm vi và phương pháp Các học giả trên thế giới tiếp cận cả dưới góc nhìn

lí thuyết và thực nghiệm, dưới phương pháp định tính và định lượng Các công

trình khoa học có thể kể đến bao gồm: Công trình “Research on the Impact

and Mechanism of Digital Government on Corruption” [40] (Nghiên cứu về

ảnh hưởng và cơ chế tác động của chính phủ số đối với tham nhũng) của tác

Trang 15

giả Nan Ri từ Trường Đại học Kiểm toán Nam Kinh, Trung Quốc, khám phá mối quan hệ giữa việc chuyển đổi số trong chính phủ và mức độ tham nhũng qua phân tích dữ liệu từ 140 quốc gia Nghiên cứu phát hiện ra rằng, chính phủ

số có tác động đáng kể trong việc kiềm chế tham nhũng, mức độ phát triển của chính phủ số càng cao thì tỷ lệ hối lộ của các viên chức công càng thấp Nghiên cứu tiếp tục phân tích và nhận định rằng chính phủ số giảm bớt tham nhũng thông qua hai nguyên tắc cốt lõi: cơ chế quản lý trách nhiệm và nhận thức về dịch vụ công Cụ thể, nó ảnh hưởng đến hành vi đòi hối lộ qua ba con đường: nâng cao nhận thức về trách nhiệm phục vụ của chính phủ, mức độ công khai, minh bạch của hoạt động chính phủ và khả năng tham gia của công dân Để tăng cường tiềm năng của chuyển đổi số trong xây dựng một chính phủ liêm chính, nghiên cứu khuyến nghị cần có những biện pháp như đảm bảo rằng công nghệ số được triển khai một cách toàn diện và hiệu quả; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ thông minh khác để cải thiện quy trình ra quyết định,

dự báo và phân tích dữ liệu; Tăng cường sự tham gia của các cấp chính quyền

từ trung ương đến địa phương trong quá trình số hóa

Công trình “Reflections and Practices on Empowering Clean Finance through Digitalization” [41], (Suy ngẫm và thực hành về việc trao quyền số hóa cho tài chính sạch) từ nhóm nghiên cứu của Sở Tài chính tỉnh Chiết Giang nêu bật việc tỉnh Chiết Giang kiên trì cải cách số hóa như một động lực chính, thông qua việc tăng cường tích hợp hệ thống, chuyển đổi số, và quản lý mục tiêu, nhúng giám sát vào toàn bộ quy trình kinh doanh tài chính, kết quả đạt được là

sự số hóa quy trình ra quyết định, cảnh báo bất thường, và tích hợp giám sát Đồng thời nghiên cứu đã khám phá ra mô hình giám sát mới, số hóa kết hợp

“phòng ngừa con người + phòng ngừa kỹ thuật”

Bài báo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong công tác chống tham nhũng và làm nổi bật cách tiếp cận này đã giúp giảm tỷ lệ hối lộ của các quan chức Điều này đạt được thông qua việc nâng cao trách

Trang 16

nhiệm giải trình của chính phủ, tăng cường mức độ công khai trong hoạt động của chính phủ và cải thiện cảm nhận của công dân về quyền lực cũng như khả năng tham gia vào quá trình quản lý nhà nước Điều này cho thấy chính phủ số giảm thiểu tham nhũng qua hai cơ chế: quản lý trách nhiệm và nhận thức về dịch vụ công

Bài viết cũng đề cập đến việc xây dựng và phát triển hệ thống giám sát

"không thể tham nhũng" bằng công nghệ, bao gồm giám sát nguồn lực tài chính cho các dự án lớn, giám sát dữ liệu lớn của quyền lực công, giám sát động của việc thanh toán qua kho bạc và giám sát thông minh trong mua sắm chính phủ Ngoài ra, bài viết nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục nâng cao chất lượng

và hiệu quả của giám sát và quản lý tài chính thông qua công nghệ số để tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu tham nhũng

Cuối cùng, bài báo kêu gọi việc tiếp tục nỗ lực trong việc sử dụng công nghệ số để tạo ra một môi trường tài chính sạch và minh bạch, đồng thời nhấn mạnh vai trò của giám sát và quản lý số trong việc xây dựng một chính phủ không tham nhũng, góp phần vào việc xây dựng một xã hội liêm chính và công bằng hơn

Công trình “Digitalization Against Corruption: Emergence of Corruption” [42] (Chống tham nhũng thông qua số hóa: Sự xuất hiện của tham nhũng điện tử) của tác giả D.N Muhamadieva, giảng viên tại Học viện Quan

E-hệ Quốc tế Moskva (Đại học) thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, thảo luận

về vai trò của quá trình số hóa, chính phủ điện tử và dịch vụ công trực tuyến trong việc giảm tham nhũng Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học

và công nghệ trong kỷ nguyên số, đã hình thành một loại tội phạm mới - tham nhũng điện tử (e-corruption) Hiện tượng này biểu hiện qua việc thu lợi bất chính thông qua các đơn đặt hàng chính phủ và can thiệp vào phần mềm chính phủ Mặc dù quá trình chuyển đổi sang dữ liệu điện tử mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng cũng ngày càng trở thành mục tiêu của các hành vi xấu Do

Trang 17

tham nhũng điện tử, hàng ngày có nhiều cuộc tấn công mạng xảy ra trên các cấp độ phần mềm khác nhau

Công trình “Use of Digital Technologies in the Field of Anti-Corruption” [43] (Sử dụng Công nghệ số trong lĩnh vực Phòng chống Tham nhũng) nghiên cứu các xu hướng chống tham nhũng bằng CNS và có thể được xem xét để xác định ưu tiên của chính sách pháp lý chống tham nhũng của Nhà nước Nga Bài viết thảo luận về những cơ hội mới để chống lại tham nhũng thông qua việc triển khai hệ thống các công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý nhà nước Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và định nghĩa những cơ hội chính để chống tham nhũng bằng cách sử dụng công nghệ số trong quản lý công và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Các tác giả đã áp dụng phân tích pháp lý chính thống và thể chế, kết hợp với các phương pháp dự báo pháp luật, mô hình hóa và phân tích cơ cấu pháp luật

Tính mới mẻ của nghiên cứu nằm ở việc tổng hợp và xem xét toàn diện vai trò của công nghệ số trong việc chống tham nhũng Các tác giả lưu ý rằng công nghệ số sẽ tạo ra cơ hội chưa từng có để thay đổi mô hình chính sách trong PCTN, bằng cách chuyển dịch trọng tâm từ việc xử lý trách nhiệm hành chính, hình sự và các cơ chế khác sang phát triển các cơ chế kỹ thuật “không cho phép”, “không có lợi kinh tế” và “không khả thi” đối với các hành vi và các quan hệ tham nhũng

Bài báo kết luận rằng công nghệ thông tin và truyền thông, mặc dù là một công cụ chính sách pháp luật quan trọng nhưng không thể tự mình giải quyết toàn bộ vấn đề Nếu không được kết hợp với các nguyên tắc chung về PCTN, việc sử dụng công nghệ này có thể dẫn đến các hiện tượng tiêu cực như chủ nghĩa quan liêu kỹ thuật, kiểm soát chính trị toàn diện và vi phạm tự do và quyền con người

Công nghệ số được nhấn mạnh như một công cụ thực sự mạnh mẽ để phòng ngừa tham nhũng ở cấp độ tổ chức và kinh tế-thể chế Tuy nhiên, nếu

Trang 18

không có sự thay đổi trong cấu trúc tổ chức và quy trình làm việc của quan chức với doanh nghiệp và người dân, công nghệ số sẽ không thể tác động tích cực đến các mối quan hệ ngầm của các quan chức

Nghiên cứu được tiến hành trong khuôn khổ nhiệm vụ cấp nhà nước của RANEPA dưới sự chủ trì của Tổng thống Nga với chủ đề "Phát triển hệ thống các biện pháp và cơ chế pháp lý chống tham nhũng trong bối cảnh số hóa quản

lý nhà nước và kinh tế"

Bài báo có tiêu đề “Anti-Corruption in the Context of Digitalization: Opportunities,Prospects, Risks” [44] (Chống tham nhũng trong bối cảnh số hóa: Cơ hội, triển vọng, rủi ro) của tác giả Alexey Igorevich Ovchinnikov, từ Khoa Lịch sử Nhà nước và Pháp luật của Đại học Liên bang Miền Nam, phân tích ảnh hưởng của công nghệ số đối với việc chống tham nhũng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhà nước Tác giả đưa ra các mô hình khái niệm, hướng và triển vọng sử dụng công cụ số trong chống tham nhũng, đồng thời chỉ ra rủi ro và mối đe dọa mới có tính chất tham nhũng do số hóa quản lý nhà nước, phổ biến của các mô hình thành phố thông minh, lưu trữ dữ liệu lớn,

và tiền tệ số Bài viết cũng tổng hợp kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trong việc ứng dụng công nghệ số để chống tham nhũng, dự báo và mô hình hóa chính sách pháp lý để chống tham nhũng ở Nga, đưa ra các lập luận ủng hộ việc phát triển tích cực các hướng mới để chống tham nhũng

Ovchinnikov nhấn mạnh rằng số hóa có thể cải thiện đáng kể “chính phủ

mở”, công khai và minh bạch của quản lý nhà nước, tiết lộ các mối quan hệ tham nhũng, tối ưu hóa hoạt động chống tham nhũng của các cơ quan thực thi pháp luật và hạn chế cơ hội tham nhũng của các quan chức Tuy nhiên, số hóa cũng có thể tạo ra các lĩnh vực tham nhũng mới Để tăng cường tiềm năng của

số hóa trong việc xây dựng một chính phủ liêm chính, cần có các biện pháp thúc đẩy phát triển chất lượng cao về số hóa ở mọi cấp

Trang 19

Technologies” [51] (Công nghệ số trong chống tham nhũng), BIAC đã triển khai chương trình chính sách kỹ thuật số và PCTN, nhằm vào việc tận dụng sức mạnh của công nghệ số trong việc chống tham nhũng và xác định các chiến lược và lộ trình hành động để triển khai những công nghệ này

Nghiên cứu cũng giải quyết những hạn chế và thách thức cụ thể liên quan đến các phương pháp tiếp cận công nghệ số hiện có và đưa ra các chiến lược cải thiện để mở rộng phạm vi và tăng cường hiệu suất của những công nghệ này Trên hết, Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá ứng dụng thực tế của công nghệ số để cải thiện quản lý rủi ro, tuân thủ và nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp Dựa trên những ứng dụng này, các đề xuất được đưa ra nhằm tối ưu hóa quy trình thu thập thông tin, nâng cao lòng tin, cải thiện vai trò giám sát, tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình

Quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy rằng có một khoảng trống lớn trong các nghiên cứu ứng dụng CNS trong PCTN ở Việt Nam Cụ thể như: Việc thiếu một cơ sở lý luận vững chắc và các quy định pháp luật rõ ràng tạo ra rào cản lớn cho các nỗ lực triển khai các giải pháp công nghệ tiên tiến Không có các quy định pháp luật rõ ràng, các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định phạm vi và trách nhiệm, cũng như trong việc xử lý các tình huống phát sinh từ việc ứng dụng công nghệ số Hơn nữa, khi không

có cơ sở pháp lý vững chắc, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng qua các kênh công nghệ số cũng khó được nhận diện và xử lý kịp thời

và hiệu quả

Bên cạnh đó, cơ sở lý luận về việc ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhũng cũng chưa được phát triển đầy đủ Việc nghiên cứu và phân tích sâu rộng các phương pháp, công cụ và hệ thống công nghệ số còn hạn chế, dẫn đến thiếu hụt trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể Thiếu hụt này không chỉ làm giảm hiệu quả của các biện pháp PCTN mà còn gây ra sự chậm trễ trong việc áp dụng các giải pháp mới và hiệu quả từ

Trang 20

kinh nghiệm quốc tế

Những thiếu sót này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiêm túc vào việc nghiên cứu và xây dựng khung pháp lý, cùng với việc phát triển các cơ sở lý luận vững chắc Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả của các biện pháp phòng, chống tham nhũng mà còn tạo ra nền tảng pháp lý và lý luận cần thiết để Việt Nam có thể áp dụng các giải pháp công nghệ số tiên tiến, đồng thời học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm từ các quốc gia khác

3 Mục tiêu nghiên cứu

Ứng dụng CNS trong PCTN trước tiên phải dựa trên tri thức về kỹ thuật, sau đó mới là sự kết hợp với các yếu tố chính trị và xã hội Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều tác giả đã nhầm lẫn các khái niệm và không hiểu rõ nguyên

lý hoạt động của kỹ thuật số, dẫn đến việc không thể đưa ra được các lý thuyết đúng đắn để giải quyết vấn đề về ứng dụng CNS trong thực tiễn điều đó dẫn rất khó khăn trong việc xây dựng các chính sách và pháp luật liên quan đến CNS như tiền ảo, trí tuệ nhân tạo…

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc nghiên cứu các lý luận và chính sách pháp luật phải dựa trên ba trụ cột chính: kỹ thuật, chính trị và xã hội Trụ cột

kỹ thuật đặc biệt được quan tâm và hiểu rõ vì nó là nền tảng đầu tiên của vấn

đề ứng dụng CNS trong PCTN, vì nếu tri thức về kỹ thuật không rõ ràng thì vấn đề về lý luận và xây dựng chính sách, pháp luật sẽ không phù hợp

Để khắc phục các hạn chế này, tác giả tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về tri thức kỹ thuật như đưa ra các khái niệm phù hợp và các nguyên

lý hoạt động của kỹ thuật số, cũng như cách thức ứng dụng của CNS trong đời sống chính trị - xã hội Từ cơ sở đó, luận văn sẽ làm rõ hơn hai trụ cột còn lại

là chính trị và xã hội, tức là nghiên cứu và đưa ra các lý thuyết chứng minh khả năng PCTN của công nghệ số, và đề xuất các giải pháp về chính sách và pháp luật liên quan đến ứng dụng CNS trong PCTN

Trang 21

Hơn thế nữa, luận văn tập chung nghiên cứu để minh chứng hiệu quả của việc ứng dụng CNS trong PCTN ở một số quốc gia Điều này cho thấy sự kết hợp giữa ba trụ cột trong nghiên cứu lý luận CNS là đúng đắn, làm cơ sở lý luận vững chắc cho các nghiên cứu về ứng dụng CNS với quan điểm “chuyển đổi số là một giải pháp kỹ thuật - xã hội và chính trị - xã hội.”

Từ những cơ sở lý thuyết và minh chứng ở các quốc gia thành công, luận văn sẽ xây dựng cơ sở lý luận phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từ đó xây dựng các chính sách và pháp luật hiệu quả cho ứng dụng CNS vào PCTN

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: Lý thuyết, thực trạng pháp luật và thực tiễn ứng dụng CNS trong PCTN của một số quốc gia và liên hệ, tham khảo cho Việt Nam

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nghiên cứu nói trên đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

+ Xây dựng hệ thống lý luận về ứng dụng CNS trong công tác PCTN, bao gồm các quan niệm, tiêu chí đánh giá hiệu quả PCTN, đặc điểm của CNS và khung chính sách, pháp luật cần thiết để triển khai ứng dụng CNS trong PCTN + Đánh giá và phân tích thực trạng phát triển CNS trong PCTN ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, , nhằm chỉ ra những thành tựu trong việc

Trang 22

6 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu, đánh giá và phân tích kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong việc ứng dụng CNS trong PCTN của một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Estonia, Hàn Quốc, Singapore, Nigeria, Ukraine, Georgia, Indonesia, Hà Lan, Đây là những quốc gia đã ứng dụng công nghệ số một cách hiệu quả trong việc giảm thiểu tham nhũng, được các

tổ chức quốc tế như OECD, EU, và UNCAC đánh giá cao

Luận văn khảo sát nhiều quốc gia bởi quan điểm rằng việc ứng dụng công nghệ số trong PCTN không chỉ đơn giản là một giải pháp kỹ thuật mà còn là một giải pháp mang tính kỹ thuật-xã hội và chính trị-xã hội Điều này cho thấy rằng hiệu quả của công nghệ số phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chính trị của mỗi quốc gia, vì nó là công cụ quản lý xã hội, đòi hỏi sự ủng hộ của người dân, phụ thuộc vào quy mô dân cư, diện tích, và tiềm lực kinh tế Do đó, khảo sát nhiều quốc gia, nhằm đảm bảo tính khách quan và toàn diện, từ đó nhận thấy rằng việc ứng dụng CNS trong PCTN trong mọi hoàn cảnh đều mang lại những hiệu quả tích cực

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích kết quả đạt được trong ứng dụng CNS trong PCTN của một số quốc gia trên thế giới như Estonia, Hàn Quốc, Singapore… từ năm 2010 đến 2024

- Về nội dung: Đề tài tập trung hệ thống hóa các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn liên quan đến việc CNS trong PCTN Về mặt lý thuyết, đề tài sẽ tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến cơ chế và định hướng ứng dụng CNS trong PCTN tại một số quốc gia Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ phân tích cụ thể thực trạng ứng dụng CNS trong PCTN thông qua các trường hợp điển hình trong xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Áp dụng tại chương 1 và chương 2, phương pháp này chia các vấn đề lớn của tham nhũng thành các khái niệm cụ

Trang 23

thể như tham nhũng, đặc điểm, tính chất của tham nhũng Từ đó, phân tích tình hình tham nhũng vặt, tổng hợp và khái quát các thông tin để xây dựng một hệ

tư tưởng, cơ sở lý luận về vấn đề tham nhũng

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Từ các bài học kinh nghiệm quốc tế, tác giả tiến hành so sánh sự tương đồng và khác biệt với bối cảnh của Việt Nam Qua đó, rút ra các kết luận mang tính quy nạp hoặc diễn dịch về các vấn đề ứng dụng công nghệ số PCTN

- Phương pháp so sánh: Sử dụng tại Chương 2 và Chương 3, phương pháp này nhằm tìm kiếm những mô hình, giải pháp, và thực hành tốt về ứng dụng công nghệ số trong PCTN trên bình diện quốc tế Từ đó, đánh giá sự tương thích và khả năng áp dụng thực tiễn tại Việt Nam, tiếp thu những kinh nghiệm phù hợp nhất

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy, cũng như làm cơ sở để sửa đổi Luật PCTN theo hướng tăng cường ứng dụng CNS Các giải pháp về việc áp dụng CNS trong PCTN cũng

có thể được triển khai ngay tại các cơ quan nhà nước và trong xã hội nói chung nhằm nâng cao hiệu quả của công tác PCTN

9 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng CNS trong PCTN

Chương 2: Kinh nghiệm của một số quốc gia trong ứng dụng CNS trong PCTN

Chương 3: Một số bài học về ứng dụng CNS trong PCTN đối với Việt Nam

Trang 24

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ

TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1.1 Khái niệm tham nhũng và Phòng chống tham nhũng

1.1.1 Khái niệm về tham nhũng

Thuật ngữ “tham nhũng” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “corruptus” mang ý nghĩa lạm dụng, phá hoại hoặc vi phạm Theo định nghĩa của Từ điển Oxford, tham nhũng là sự bóp méo hoặc phá hoại tính liêm chính trong công

vụ thông qua hối lộ hoặc đối xử thiên vị Từ điển Merriam-Webster mô tả tham nhũng là sự khuyến khích điều xấu bằng các hành động sai trái hoặc phi pháp Trong Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng được định nghĩa là việc lợi dụng quyền hành để tham ô và nhũng nhiễu dân Như vậy, nhìn chung, tham nhũng là các hành vi trái phép hoặc bất hợp pháp

Theo “Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”, tham nhũng không có một định nghĩa thống nhất mà được mô tả khác nhau tùy theo các luật

áp dụng ở từng khu vực pháp lý Các hành động thường được công nhận bao gồm "sử dụng sai mục đích quyền lực của các quan chức công quyền hoặc quản

lý (được bổ nhiệm hoặc được bầu) cho lợi ích tư, tài chính hoặc các lợi ích khác" Tham nhũng có thể được phân loại thành "tham nhũng lớn," "tham nhũng nhỏ" và "tham nhũng chính trị," và xuất hiện dưới nhiều hình thức như hối lộ, tống tiền, bổ nhiệm người thân, tham ô, và lừa đảo Tham nhũng cũng

là tiền đề cho tội rửa tiền [35]

Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) không đưa ra định nghĩa cụ thể về tham nhũng nhưng xác định một tập hợp các hành

vi được coi là tham nhũng Công ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng Châu Âu năm 1997 định nghĩa tham nhũng là việc đòi hỏi, gợi ý, đưa

ra hoặc trực tiếp hay gián tiếp nhận hối lộ hoặc lợi thế bất chính khác, làm ảnh

Trang 25

hưởng đến sự thực hiện đúng đắn nhiệm vụ hoặc công việc của người nhận

- Dưới góc độ pháp lý, theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 của Việt Nam, “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” Người có chức vụ quyền hạn không chỉ giới hạn trong khu vực công mà còn cả trong khu vực tư nhân Hành

vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi cố ý sử dụng quyền lực để điều tiết các quan hệ kinh tế - xã hội trong phạm vi quyền lực được giao Mục tiêu vụ lợi không chỉ giới hạn ở các lợi ích vật chất mà còn bao gồm cả các lợi ích phi vật chất, thu được không thông qua lao động hợp pháp mà từ việc lợi dụng quyền lực để vi phạm các tiêu chuẩn, quy tắc

Ngoài các lợi ích về vật chất, các lợi ích phi vật chất có phạm vi rất rộng, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau mà không thể đo đếm bằng các đại lượng thông thường Điển hình là các hành vi hối lộ lợi ích phi vật chất như hối lộ tình dục, nịnh bợ, giúp đỡ qua lại trong công việc Những lợi ích phi vật chất này có thể chưa gây thiệt hại ngay lập tức nhưng về lâu dài có thể phá hủy các giá trị đạo đức công vụ và liêm chính kinh doanh, làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức

Tham nhũng là hiện tượng không ngừng biến đổi và vận động Các hình thức và thủ đoạn tham nhũng liên tục thay đổi qua các thời kỳ Tuy nhiên, trong một mối quan hệ xã hội bị tham nhũng, thường có một số đặc điểm chung:

- Tham nhũng gắn liền với quyền lực: Ban đầu, tham nhũng chỉ được

liên kết với quyền lực công, nhưng hiện nay, tham nhũng trong khu vực tư cũng được luật hóa và xác định rõ các hành vi, thủ đoạn tham nhũng

- Hành vi trái pháp luật: Tham nhũng bao gồm các hành vi vi phạm các quy định pháp luật, quy chế nội bộ và quy tắc của tổ chức Nếu tuân thủ đúng các quy định này, không thể thu được lợi ích riêng, dẫn đến hành vi tham nhũng

Trang 26

- Gây thiệt hại xã hội: Tham nhũng luôn gây thiệt hại cho một hoặc nhiều đối tượng hoặc toàn xã hội Thiệt hại này có thể đo lường hoặc không đo lường được, nhưng luôn là cơ sở để người tham nhũng thu lợi

Nguyên nhân của tham nhũng

Tham nhũng tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan

Hệ thống chính sách và pháp luật còn lỗ hổng, thiếu minh bạch, và thay đổi thường xuyên, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trong việc tuân thủ Môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh lành mạnh, chế độ đãi ngộ cho cán

bộ, công chức không thỏa đáng, và các phong tục văn hóa dễ bị lợi dụng cũng góp phần làm gia tăng tham nhũng Bên cạnh đó, hệ thống chính trị chưa phân hóa rõ nhiệm vụ và nhận thức của một số cán bộ, công chức về hậu quả của tham nhũng còn yếu kém, dẫn đến hành vi tham nhũng nảy sinh

1.1.2 Khái niệm về phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng tất yếu của xã hội có sự phân chia giai cấp,

có nhà nước; bơi tham nhũng luôn gắn với quyền lực nhà nước; một số người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước đã lợi dụng quyền lực nhà nước để nhằm thu lợi ích bất chính về cho mình, cho gia đình, cho người thân của mình Tham nhũng gây thiệt hại đến nền kinh tế của đất nước, nó làm suy thoái đạo đức lối sống của không ít cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước Bên cạnh đó hiện tượng tham nhũng còn làm cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu quả thậm chí làm mục rỗng cơ cấu hoạt động của bộ máy nhà nước đe dọa đến sự tồn vong của đất nước Chính vì vậy mà cấp thiết Đảng và nhà nước, nhân dân phải có những phương pháp, chương trình nhằm hạn chế, tiến tới tiêu diệt những mầm họa này

PCTN là tổng thể các biện pháp mà một nhà nước áp dụng để phòng ngừa (phòng), phát hiện, ngăn chặn và xử lý (chống) tham nhũng Những biện pháp

đó có thể là lập pháp (ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh những hành

Trang 27

vi tham nhũng), hành pháp (thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng), tư pháp (xử lý những hành vi tham nhũng theo luật định), hoặc những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của những chủ thể có liên quan về vấn đề này PCTN bao gồm hai lĩnh

vực hoạt động:

Một là, phòng ngừa tham nhũng là hoạt động của các cơ quan, tổ chức,

đơn vị và cá nhân công dân nhằm làm bớt đi các điều kiện tham nhũng, bao gồm các hoạt động như: Ban hành các văn bản để điều chỉnh hành vi tham nhũng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan; minh bạch tài sản thu nhận; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, cải cách hành chính…

Hai là, chống tham nhũng là hoạt động cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân

công dân trong phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng, bao gồm các hoạt động như: khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát, kiểm tra, thanh tra; điều tra, truy tố, xét xử…

Theo đó, PCTN được hiểu là: bao gồm các hoạt động của hệ thống cơ quan

Đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân, căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng

và pháp luật của Nhà nước để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi tham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội, bảo

vệ chế độ và bảo đảm cho kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững

1.2 Khái niệm về công nghệ số

Công nghệ số là các công nghệ mới nổi từ cuộc Cách mạng công nghiệp

lần thứ tư, đại diện cho bước phát triển cao hơn của công nghệ thông tin Công nghệ số cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý lượng dữ liệu lớn hơn và truyền tải dữ liệu với dung lượng lớn hơn, chi phí thấp hơn Các công nghệ số nổi bật

Trang 28

bao gồm trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và công nghệ chuỗi khối [36]

Số hóa là quá trình chuyển đổi dữ liệu từ dạng tương tự sang dạng số, tức

là mã hóa thông tin tương tự thành dữ liệu số để máy tính có thể lưu trữ, xử lý

và truyền dẫn Dữ liệu số hóa cung cấp đầu vào quan trọng cho các ứng dụng số

Ứng dụng số là việc sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh

doanh, tạo ra cơ hội doanh thu và giá trị mới, chuyển đổi hoạt động kinh doanh

và cấu trúc xã hội dựa trên hạ tầng truyền thông và phương tiện số

Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ số để cải tiến mô hình

kinh doanh, tạo ra cơ hội mới và gia tăng giá trị, doanh thu Quá trình này đòi hỏi sự thay đổi tổng thể về công nghệ, chiến lược, quản lý tài năng, cơ cấu tổ chức và lãnh đạo Chuyển đổi số không chỉ xảy ra trong doanh nghiệp mà còn

mở rộng ra toàn xã hội, tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra các giá trị mới cho nền kinh tế

Xã hội số là một xã hội mà các hoạt động của con người dựa trên công

nghệ số, với sự tăng trưởng thông tin và dữ liệu nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội Xã hội số bao gồm công dân số và văn hóa

số, cùng với Chính phủ số và kinh tế số tạo thành ba trụ cột của một quốc gia

số Công dân số thành thạo công nghệ số với các kỹ năng và trách nhiệm trong môi trường số, còn văn hóa số là các quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong môi trường số

Ứng dụng công nghệ số: Ứng dụng công nghệ số là việc áp dụng công

nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phòng chống tham nhũng và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này Ngoài

ra, ứng dụng công nghệ số còn bao gồm việc số hóa quy trình tại các cơ quan nhà nước, giúp quá trình quản lý tài liệu và hồ sơ trở nên dễ dàng, bảo mật hơn, thường được gọi là “văn phòng không giấy”

Trang 29

Ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng: Ứng dụng công

nghệ số trong phòng chống tham nhũng là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để tăng cường tính minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm trong quản lý, điều hành các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước Thông qua các công cụ kỹ thuật số, như hệ thống báo cáo trực tuyến, quản lý dữ liệu điện tử, và các nền tảng giao dịch công khai, việc ứng dụng này giúp giảm thiểu các hành vi tham nhũng bằng cách theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ cao và tạo điều kiện cho việc phát hiện, xử lý các

hành vi sai phạm một cách nhanh chóng và minh bạch

1.3 Thách thức và rủi ro pháp lý trong ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng

1.3.1 Các yếu tố tác động ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng

- Mức độ số hóa của quốc gia: Việc áp dụng CNS trong PCTN phụ thuộc lớn vào mức độ số hóa của quốc gia Quốc gia có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mạnh mẽ sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu Sự sẵn có của cơ sở hạ tầng như băng thông rộng, kết nối internet ổn định và các thiết bị phần cứng cần thiết là yếu tố quyết định cho việc triển khai các giải

pháp kỹ thuật số

- Nhận thức: Nhận thức và kỹ năng số của người dân, cán bộ công chức

và doanh nghiệp là yếu tố then chốt Thiếu hiểu biết về cách thức hoạt động và lợi ích của các công nghệ số có thể dẫn đến sự do dự trong việc áp dụng chúng Việc nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo về kỹ năng số là cần thiết để tận dụng hiệu quả các công nghệ này Các công nghệ như blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) thường bị hiểu sai và gắn với các lỗ hổng tiềm ẩn, nhấn mạnh

tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và giáo dục

Trang 30

- Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo khung pháp lý hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ số Các quốc gia cần có các luật và quy định rõ ràng về quyền truy cập thông tin, bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng Việc thực thi các quy định này đòi hỏi nỗ lực từ chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật Tuy nhiên, thiếu các định nghĩa rõ ràng

và hiểu biết về các công nghệ mới, cùng với sự điều chỉnh quá mức, có thể cản

trở sự phát triển và đổi mới

1.3.2 Rủi ro pháp lý ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng

- Thiếu khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ

+ Chưa có quy định cụ thể: Công nghệ số, đặc biệt là các công nghệ mới như AI, blockchain, và dữ liệu lớn, thường phát triển nhanh hơn so với quy định pháp lý Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trong các quy định rõ ràng và đầy

đủ về cách sử dụng và quản lý những công nghệ này, tạo ra lỗ hổng cho việc lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích

+ Chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong quy định pháp lý: Khi các quy định pháp lý không đồng nhất hoặc có sự mâu thuẫn giữa các vùng lãnh thổ hoặc trong cùng một quốc gia, các tổ chức và doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tuân thủ luật pháp Điều này có thể dẫn đến rủi ro pháp lý khi sử dụng công nghệ số mà không có sự hướng dẫn rõ ràng

- Vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư

+ Quyền riêng tư cá nhân: Việc thu thập và xử lý lượng lớn dữ liệu cá nhân có thể dẫn đến vi phạm quyền riêng tư nếu không tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu như GDPR (General Data Protection Regulation) ở châu Âu hoặc các quy định tương tự ở các quốc gia khác Vi phạm các quy định này có thể dẫn đến các vụ kiện tụng pháp lý nghiêm trọng và phạt tiền lớn

+ Bảo mật thông tin: Nếu các hệ thống công nghệ số không bảo vệ thông tin một cách hiệu quả, việc rò rỉ dữ liệu có thể dẫn đến các vụ kiện tụng

Trang 31

pháp lý liên quan đến sự thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân hoặc thông tin nhạy cảm của tổ chức

- Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

+ Sử dụng không hợp pháp phần mềm hoặc công nghệ: Việc sử dụng các phần mềm hoặc công nghệ mà không có giấy phép hợp pháp có thể dẫn đến

vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây ra các rủi ro pháp lý liên quan đến bản quyền, bằng sáng chế, hoặc thương hiệu

+ Xung đột quyền sở hữu dữ liệu: Khi sử dụng công nghệ số, đặc biệt là trong các hệ thống blockchain hoặc AI, quyền sở hữu và kiểm soát dữ liệu có thể trở nên không rõ ràng Điều này có thể dẫn đến các tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu dữ liệu, đặc biệt khi dữ liệu được sử dụng cho mục đích phòng chống tham nhũng

- Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp sai sót hoặc lạm dụng công nghệ + Trách nhiệm đối với quyết định tự động hóa: Nếu một quyết định được đưa ra bởi hệ thống AI mà dẫn đến hậu quả pháp lý tiêu cực, câu hỏi về trách nhiệm pháp lý sẽ được đặt ra: AI, nhà phát triển hệ thống, hay tổ chức sử dụng? Điều này đặc biệt quan trọng khi công nghệ được sử dụng trong các quy trình liên quan đến pháp luật hoặc quản lý công

+ Lạm dụng công nghệ cho các hành vi bất hợp pháp: Nếu công nghệ số được lạm dụng để thực hiện các hành vi bất hợp pháp, như rửa tiền hoặc gian lận, các tổ chức sử dụng công nghệ đó có thể bị quy trách nhiệm pháp lý ngay

cả khi họ không trực tiếp tham gia vào hành vi sai trái

Trang 32

+ Luật pháp và quy định về an ninh mạng: Nhiều quốc gia có các quy định chặt chẽ về an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, và việc không tuân thủ có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng, bao gồm phạt tiền, cấm hoạt động hoặc thậm chí là truy tố hình sự

1.4 Cơ sở lý luận ứng dụng Công nghệ số trong phòng chống tham nhũng

1.4.1 Tiếp cận theo lý thuyết Robert Klitgaard

Vào năm 1988, nhà kinh tế học người Mỹ Robert Klitgaard [50] đã tóm tắt các yếu tố khuyến khích tham nhũng trong công thức nổi tiếng về “tham nhũng” của ông: “C = M + D – A” Trong đó C là Corruption: tham nhũng; M

là Monopoly: độc quyền; D là Discretion: không công khai, bưng bít thông tin

và A là Accountability: trách nhiệm giải trình Klitgaard nói: “Tham nhũng bằng độc quyền cộng quyền quyết định trừ trách nhiệm giải trình.”

Từ lý thuyết trên thì cuộc cách mạng số đang thay đổi các quy tắc của phương trình tham nhũng theo ba cách chính

➢ Làm cho minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình

Công nghệ số đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các chính phủ Điển hình, nhiều chính phủ

đã mở rộng việc chia sẻ dữ liệu công khai và các nhóm hoạt động xã hội cùng

tổ chức giám sát đang dùng các thông tin này để đòi hỏi sự chịu trách nhiệm từ phía chính quyền

Thành phố Mexico đã cho phép chia sẻ dữ liệu về ngân sách thông qua một nền tảng minh bạch, gồm các hợp đồng công, dự án cơ sở hạ tầng và các giao dịch với chính quyền địa phương Hay mở rộng quyền truy cập vào các cơ

sở dữ liệu trọng yếu nhằm chống tham nhũng như sổ đăng ký tài sản và sổ đăng

ký doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đang áp dụng công nghệ định vị địa lý để theo dõi các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng có nguy cơ tham nhũng cao Colombia và Paraguay đang dùng công nghệ này để giám sát các dự án do Quỹ Đầu tư Amazon tài trợ

Trang 33

Quá trình chuyển đổi số này không chỉ tạo ra một lượng lớn dữ liệu mới

mà còn cần đến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và hiểu biết mới Đặc biệt, tại Brazil, việc tham chiếu chéo dữ liệu đã giúp phát hiện các hành vi sử dụng bất thường của thẻ tín dụng công, từ đó dẫn đến các thay đổi chính sách quan trọng Trí tuệ nhân tạo và phân tích dự đoán cũng đang trở thành công cụ hữu ích cho các cơ quan thuế và hải quan để ngăn chặn gian lận thuế, như tại Vương quốc Anh, nơi cơ quan thuế sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm các dữ liệu không khớp nhằm phát hiện các hoạt động không minh bạch

➢ Giảm quyền quyết định và cắt giảm thủ tục hành chính

Công nghệ mới đang thay đổi cách thức quản lý hành chính bằng việc giảm bớt sự tự do quyết định mà một số quan chức lạm dụng để thu lợi cá nhân, đặc biệt là trong quy trình cấp phép Việc tự động hóa các quy trình này giúp loại bỏ các điểm yếu mà con người có thể khai thác Thực tế là tham nhũng hành chính vẫn còn rất phổ biến ở nhiều quốc gia, nhất là những nơi có hệ thống chính phủ cồng kềnh Ví dụ, vào năm 2016, Transparency International đã báo cáo rằng 1/3 dân số ở Mỹ Latin phải trả hối lộ để tiếp cận dịch vụ cơ bản

Tại Bồ Đào Nha, chương trình Simplex đã thúc đẩy cải cách hành chính với sự tham gia của xã hội dân sự và các nhân viên chính phủ Các chính phủ mới được bầu cũng đang xem xét cải cách thủ tục, quy định và đơn giản hóa hành chính như một phần của chương trình nghị sự chính trị, nhằm giảm bớt gánh nặng quy định, thủ tục và cải thiện khả năng cạnh tranh kinh tế

Blockchain đang được chú ý như một công nghệ tiềm năng chống lại tham nhũng, với khả năng xác thực danh tính, theo dõi tài chính, đăng ký tài sản và thực hiện hợp đồng Các bằng chứng thực nghiệm từ NYU's GovLab cho thấy tiềm năng của blockchain trong các lĩnh vực như khôi phục quyền sở hữu đất đai ở Colombia và hợp đồng thông minh ở Chile, mặc dù khả năng mở rộng vẫn là một thách thức Blockchain được coi là công nghệ đột phá hứa hẹn trong cuộc chiến chống tham nhũng

Trang 34

➢ Thách thức độc quyền của nhà nước

Các công nghệ mới đang dần phá vỡ độc quyền lâu năm của nhà nước trong việc đưa ra các quyết định chính sách và cung cấp dịch vụ công Sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ cao đang khuyến khích các hình thức hợp tác mới trong việc quản lý và điều hành các dịch vụ công, nhất là ở cấp

đô thị Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ chính phủ (govtech) không chỉ mang đến những công nghệ và dịch vụ mới cho chính phủ mà còn đang thay đổi cách thức hoạch định chính sách và cung cấp dịch vụ, tạo ra một

sự chuyển dịch từ các mô hình truyền thống sang những phương thức hiện đại hơn, trong đó công nghệ đóng vai trò trung tâm

Estonia là một ví dụ điển hình về sự tích hợp công nghệ số vào hầu như mọi khía cạnh của đời sống xã hội thông qua sáng kiến e-Estonia Họ đã sử

dụng blockchain để quản lý hồ sơ đất đai, giúp các giao dịch mua bán, chuyển nhượng trở nên nhanh chóng, minh bạch và an toàn hơn, đồng thời giảm thiểu chi phí và thời gian xử lý Ngoài ra, Estonia cũng đã triển khai hệ thống y tế điện tử dựa trên blockchain, nơi hồ sơ sức khỏe được lưu trữ và quản lý một cách an toàn, cho phép công dân dễ dàng truy cập hồ sơ y tế của mình mọi lúc, mọi nơi Đáng chú ý, Estonia còn là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai hệ thống bỏ phiếu điện tử dựa trên blockchain, tăng cường minh bạch và giảm thiểu gian lận trong quá trình bỏ phiếu, đồng thời khuyến khích

sự tham gia của công dân vào quá trình đưa ra quyết định chính sách

Công nghệ đã trở thành đồng minh lớn nhất của minh bạch Kết hợp với quyết tâm chính trị, cuộc cách mạng số có thể làm “gián đoạn” tham nhũng theo những cách chúng ta chưa từng tưởng tượng được

1.4.2 Tiếp cận theo lý thuyết mô hình quản trị nhà nước hiện đại

Từ một góc nhìn khác, Liên hợp quốc cho rằng quản trị nhà nước hiện đại phải mang những dấu hiệu sau đây: (1) thể chế quản trị mạnh và pháp quyền;

Trang 35

(2) tư pháp tin cậy và độc lập; (3) khung khổ pháp lý hiệu quả cho hoạt động kinh tế; (4) môi trường kinh tế mở và cạnh tranh; (5) ổn định giá cả và trách nhiệm tài chính; (6) hệ thống thuế công bằng; (7) phát triển sự cạnh tranh trong thị trường tài chính, lao động và vốn; (8) năng lực quản lý và thực thi pháp luật,

tư nhân hoá, nguồn lực ngoài hợp lý cho khối tư; (9) quan hệ đối tác khu vực cộng và tư trong việc thúc đẩy kinh doanh, nhấn mạnh các doanh nghiệp nhỏ

và vừa; (10) tự do tiếp cận thông tin; (11) thúc đẩy phát triển công nghệ và cơ

sở hạ tầng [19]

Những đặc điểm cơ bản nhất của quản trị nhà nước hiện đại là:

(1) Vai trò chủ yếu là điều tiết của nhà nước;

(2) Quản trị trên nền tảng pháp quyền;

(3) Quản trị hướng tới mục đính bảo đảm quyền cá nhân và dân chủ, đa dạng về mô hình dân chủ;

(4) Quản trị đa tầng, đa chủ thể, phi tập trung và mạng lưới;

(5) Quản trị hợp tác, chia sẻ trách nhiệm hơn là cai trị

Theo GS, TS Nguyễn Công Giao [37] “E-government and State Governance in the Modern Time” phân tích về vai trò và sự phát triển của chính phủ điện tử như một công cụ quan trọng để cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước

và chất lượng dịch vụ công Các ứng dụng chính phủ điện tử được thiết kế để đáp ứng yêu cầu của quản trị hiện đại, bao gồm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, tính kịp thời trong hoạt động công quyền, và sự tham gia của người dân Các tác giả cũng đề cập đến việc các quốc gia khác nhau, bao gồm Việt Nam, đang phát triển và áp dụng chính phủ điện tử để thực hiện quản trị nhà nước hiệu quả hơn trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa ngày nay Và công nghệ số có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa các quy trình này, nâng cao năng lực quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước, đồng thời tăng cường sự tương tác giữa chính phủ và người dân

Trang 36

1.4.3 Tiếp cận theo lý thuyết mô hình chính phủ mở

Theo một nghiên cứu [48, 49], chính phủ mở có thể được phân tích thành bốn thành phần chính: minh bạch, tham gia, trách nhiệm giải trình và phản hồi Các yếu tố này đều rất quan trọng để tạo nên những thay đổi sâu rộng, với minh bạch và sự tham gia góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình, từ đó dẫn đến một chính phủ cởi mở hơn Minh bạch được xem là nền tảng của chính phủ mở

vì nó khuyến khích tranh luận và thảo luận công khai về các vấn đề chung, trong khi sự tham gia của công dân được coi là thiết yếu vì nó cho phép họ đóng góp tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, không chỉ đơn thuần là những người tiếp nhận thông tin Tuy minh bạch và tham gia được coi là lý tưởng về mặt lý thuyết - với quan điểm rằng công dân có quyền được biết và tham gia vào quá trình quản lý họ - nhưng từ góc độ phòng chống tham nhũng, chúng là

những yếu tố then chốt dẫn đến sự sử dụng nguồn lực công một cách hiệu quả

và đạo đức hơn thông qua trách nhiệm giải trình cao hơn của các quan chức, tiếp theo là phản ứng kịp thời và thích đáng của chính phủ

Công chúng có thể yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm

về chính sách và hiệu quả cung cấp dịch vụ

Chính phủ phản hồi các yêu cầu của công dân

“Lý thuyết về sự thay đổi cho rằng sự cởi mở có thể dẫn đến một mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa chính phủ và công dân, tăng cường mức độ tin cậy

Trang 37

và vốn xã hội và tạo ra các chính sách và dịch vụ chính phủ hiệu quả hơn Một chính phủ mở bao gồm sự tham gia của công dân vào hoạt động của chính phủ bằng cách cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho sự tham gia của công dân, và triển khai các cơ chế tăng cường tính trách nhiệm Theo thời gian, do nguy cơ tham nhũng bị phát hiện gia tăng (vì khả năng phát hiện cao hơn), các quan chức được kỳ vọng sẽ trở nên trách nhiệm hơn.”

Cách tiếp cận ứng dụng CNS trong PCTN từ lý thuyết chính phủ mở xuất phát từ nguyên tắc chia sẻ thông tin của chính phủ cho người dân được biết, hay gọi là dữ liệu mở, điều này tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của công

dân vào quá trình ra quyết định và giám sát hoạt động chính phủ, từ đó thúc đẩy trách nhiệm giải trình và minh bạch trong quản lý công Thuật ngữ “dữ liệu mở” thường xuyên xuất hiện trong các cuộc thảo luận về chính phủ mở Dữ liệu mở

là dữ liệu mà ai cũng có thể truy cập và tái sử dụng một cách tự do; thuật ngữ này cũng ám chỉ tính mở về mặt kỹ thuật, có nghĩa là dữ liệu có thể dễ dàng truy cập và tái sử dụng bởi bất kỳ ai

Các cải cách dữ liệu mở có thể thúc đẩy sự chuyển đổi sang chính phủ

mở trong một số bối cảnh, nhưng việc đánh giá khả năng giảm tham nhũng của chúng đòi hỏi phải xem xét mức độ mà chúng giải quyết được các vấn đề chính trị và thể chế Nhiều chính phủ đã cam kết công bố dữ liệu mở Tuy nhiên, như

Yu và Robinson [48] đã phát hiện, một chính phủ có thể được coi là mở theo

lý thuyết nhưng lại sử dụng các phương pháp công nghệ thấp và vẫn duy trì tính kín đáo, thiếu trách nhiệm giải trình về chính trị Do đó, việc phân biệt giữa

sự mở của dữ liệu và sự mở của chính phủ là điều cần thiết Có nhiều trường hợp, chính phủ tuyên bố minh bạch dựa trên việc cung cấp dữ liệu nhưng không thực hiện các bước có ý nghĩa về mặt chính trị để tiến tới một chính phủ thực

sự mở

Do đó, mặc dù cách tiếp cận này có vẻ tương tự cách tiếp cận trên, nhưng

rõ ràng rằng nó không xuất phát từ một thuộc tính của một phương thức chống

Trang 38

tham nhũng, ví như e_goverment là một thuộc tính của quản trị nhà nước hiện đại, vốn tự nó đã là một "vaccine" PCTN Cách tiếp cận này thể hiện rõ ràng hơn các giai đoạn của một cơ chế PCTN và phản ánh bản chất của quá trình ứng dụng công nghệ số trong PCTN là nguyên tắc “dữ liệu mở” Điều này có nghĩa là công nghệ số không thể tự triển khai và hoạt động hiệu quả mà cần có các cam kết, quyết tâm chính trị, cũng như yêu cầu mạnh mẽ từ phía xã hội dân

sự Quan điểm này nhấn mạnh rằng chuyển đổi số không chỉ là một giải pháp

kỹ thuật, mà còn là một giải pháp kỹ thuật-xã hội và chính trị-xã hội, nhằm đạt được các thỏa thuận cho phép mức độ mở của dữ liệu

1.5 Các nội dung cơ bản ứng dụng CNS trong PCTN

Ta có thể thấy rằng việc tích hợp công nghệ số vào các hoạt động của cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực chống tham nhũng, đang trở nên cần

thiết và mang lại hiệu quả ngày càng cao Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong nước [1,2] nhằm phân loại các ứng dụng của công nghệ số theo các hướng khác nhau như giám sát, tăng cường tính minh bạch, quản lý xung đột lợi ích, nhưng cách phân loại này cho thấy những hạn chế căn bản về kiến thức kỹ thuật số,

cụ thể là:

Thông thường, các hệ thống kỹ thuật số được tích hợp với nhau thành những hệ thống lớn nhằm đảm bảo tính tự động hóa và liên tục Ví dụ như các

hệ thống giám sát giao thông: từ các thiết bị cảm biến để phát hiện các hành vi

vi phạm (hoạt động thời gian thực) đến các thiết bị ghi dữ liệu và xử lý dữ liệu, đến các khối xử lý phân loại và truyền tải thông tin Do vậy, các hệ thống này

đã mang thuộc tính giám sát liên tục, minh bạch và có sức đề kháng với kiểm soát xung đột Vì thế, việc phân loại theo hướng thuộc tính "vốn có sẵn" của công nghệ số như giám sát, công khai, minh bạch, xung đột lợi ích có thể dẫn đến việc không phân biệt rõ ràng các ứng dụng công nghệ số

Trong báo cáo của OECD, UNDP [51, 52, 53], họ không phân loại theo

Trang 39

các tiêu chí về giám sát, hay công khai minh bạch, xung đột lợi ích mà dựa theo tính chất hoạt động của các nền tảng công nghệ số Ví dụ, trí tuệ nhân tạo hoạt động dựa trên nguyên lý máy học để phát hiện các hành vi gian lận, hay công nghệ blockchain với tính bảo mật cao giúp lưu trữ và truy vết khi có gian lận.… Để khắc phục những vấn đề này, luận văn sẽ tuân theo các kiến nghị từ OECD, tập trung vào việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ số trong chống tham nhũng

Các hướng nghiên cứu bao gồm:

i Chính phủ điện tử

- Phạm vi áp dụng: Chính phủ điện tử được áp dụng trên toàn bộ hệ thống hành chính công từ trung ương đến địa phương, bao gồm các dịch vụ công trực tuyến như khai báo thuế, hóa đơn điện tử, và các quy trình mua sắm công

- Khung pháp lý: Các quy định và luật pháp liên quan đến việc triển khai chính phủ điện tử, bao gồm các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước, các quy định về bảo mật thông tin và quyền riêng tư dữ liệu

- Kết quả:

+ Nâng cao hiệu quả quản lý: Số hóa các thủ tục hành chính giúp giảm thời gian và chi phí xử lý, đồng thời cải thiện khả năng quản lý và điều hành của các cơ quan công quyền

+ Giảm thiểu thủ tục hành chính: Việc giảm bớt các thủ tục giấy tờ phức tạp giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm thời gian, công sức khi tiếp cận các dịch vụ công

+ Tăng cường tính công khai, minh bạch: Công khai các thông tin và tiến

độ xử lý thủ tục giúp giảm thiểu cơ hội tham nhũng và tăng cường niềm tin của người dân vào cơ quan nhà nước

- Hướng nghiên cứu: Nghiên cứu cách xây dựng và triển khai hệ thống chính phủ điện tử để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu thủ tục hành chính

và tăng cường tính công khai, minh bạch Tập trung vào các giải pháp công

Trang 40

nghệ và quy trình quản lý để tối ưu hóa hiệu quả và bảo đảm an ninh thông tin

ii Ứng dụng công nghệ số trong PCTN không dùng tiền mặt

- Phạm vi áp dụng: Áp dụng trong tất cả các giao dịch tài chính của cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm công, thanh toán phí và lệ phí hành chính

- Khung pháp lý: Các quy định về quản lý và giám sát giao dịch tài chính không dùng tiền mặt, các luật và nghị định về phòng, chống rửa tiền, và các chính sách thúc đẩy thanh toán điện tử

- Kết quả:

+ Giảm thiểu giao dịch tiền mặt không minh bạch: Thanh toán điện tử giúp theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các giao dịch, giảm thiểu cơ hội tham nhũng qua các giao dịch tiền mặt

+ Tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình: Mọi giao dịch đều được lưu trữ và dễ dàng truy xuất, giúp cơ quan chức năng giám sát và kiểm tra

dễ dàng hơn

- Hướng nghiên cứu:

Tập trung vào các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để giảm thiểu giao dịch tiền mặt không minh bạch Nghiên cứu các giải pháp công nghệ

và khung pháp lý để thúc đẩy thanh toán điện tử và ngăn chặn rủi ro liên quan đến tham nhũng

iii Ứng dụng công nghệ số trong kê khai tài sản, thu nhập

- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho tất cả các quan chức, cán bộ có chức

vụ, quyền hạn trong cả khu vực công và tư

- Khung pháp lý: Các quy định về kê khai tài sản và thu nhập của quan chức, các luật và nghị định hướng dẫn thực hiện kê khai tài sản, và các quy định

về xử lý vi phạm trong kê khai tài sản

- Kết quả:

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[32] “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống tham nhũng” đề tài khoa học cấp bộ của TS. Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống tham nhũng
[33] “Ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
[34] PGS.TS. Nguyễn Quế Anh (2023), “Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 và Thách thức đối với cải cách pháp luật tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 và Thách thức đối với cải cách pháp luật tại Việt Nam
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Quế Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2023
[35] PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Bùi Tiến Đạt (2021), “Giáo trình quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng
Tác giả: PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Bùi Tiến Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2021
[36] PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo, TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2023), “Phát triển kinh tế số ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo, TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật
Năm: 2023
[37] Vu Cong Giao, Nguyen Van Quan (2019), “E-government and State Governance in the Modern Time”, VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3, 43-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: E-government and State Governance in the Modern Time
Tác giả: Vu Cong Giao, Nguyen Van Quan
Năm: 2019
[42] D.N. Muhamadieva, “Digitalization Against Corruption. Emergence of E- Corruption”, Moscow State Institute of International Relations Journal, 3/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Digitalization Against Corruption. Emergence of E-Corruption
[48] Alex Ingrams (2020), "Open government research over a decade: A systematic review", Government Information Quarterly, Vol. 37, Issue 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Open government research over a decade: A systematic review
Tác giả: Alex Ingrams
Năm: 2020
[49] Mwita Marwa (2021), "Empirical analysis of open government data usage in Tanzania", Journal of Open Government Data and Research, Vol. 5, No. 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Empirical analysis of open government data usage in Tanzania
Tác giả: Mwita Marwa
Năm: 2021
[50] Robert Klitgaard (1988), “Controlling Corruption”, University of California Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Controlling Corruption
Tác giả: Robert Klitgaard
Năm: 1988
[51] OECD (2021), "Digitalisation as an anti-corruption strategy: what are the integrity dividends of going digital?" Development Matters Sách, tạp chí
Tiêu đề: Digitalisation as an anti-corruption strategy: what are the integrity dividends of going digital
Tác giả: OECD
Năm: 2021
[54] Nam Kyung, Choi (2020), "Electronic Government and Corruption: Systematic Literature Review", ScienceDirect Sách, tạp chí
Tiêu đề: Electronic Government and Corruption: Systematic Literature Review
Tác giả: Nam Kyung, Choi
Năm: 2020
[55] Marco Gregori (2019), "New Perspectives in E-Government and the Prevention of Corruption", Basel Governance Institute Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Perspectives in E-Government and the Prevention of Corruption
Tác giả: Marco Gregori
Năm: 2019
[56] Karv, E. (2015), "e-Governments vs. Corruption: The case of Estonia", Harvard Business School, Technology and Operations Management Sách, tạp chí
Tiêu đề: e-Governments vs. Corruption: The case of Estonia
Tác giả: Karv, E
Năm: 2015
[58] Kim, S., Kim, H. J., & Lee, H. (2009). "An Institutional analysis of an e- government system for anti-corruption: the case of OPEN." Government Information Quarterly, 26, 42–50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Institutional analysis of an e-government system for anti-corruption: the case of OPEN
Tác giả: Kim, S., Kim, H. J., & Lee, H
Năm: 2009
[38] Bàn về khái niệm tố cáo hành vi tham nhũng, https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/ban-ve-khai-niem-to-cao-hanh-vi-tham-nhung-140210.html, tham khảo ngày 4/5/2024.3. Tài liệu tiếng Anh Link
[39] Central Commission for Discipline Inspection plenary session adopts communique, https://news.cgtn.com/news/2024-01-10/CCDI-plenary-session-adopts-communique-1qfMsnVShYQ/p.html, tham khảo ngày 4/5/2024 Link
[45] Council of Europe, Civil Law Convention on Corruption, ETS No. 174, https://www.coe.int/en/web/conventions/-/council-of-europe-civil-law-convention-on-corruption-ets-no-174-translations, tham khảo ngày 4/5/2024 Link
[46] Transparency International, What is corruption? https://www.transparency.org/en/what-is-corruption Link
[47] Asian Development Bank, Anticorruption Policies. http://www.adb.org/Documents/Policies/Anticorruption Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Các thành tố chính của chính phủ mở [48] - Ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng Ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho việt nam
Bảng 1. Các thành tố chính của chính phủ mở [48] (Trang 36)
Bảng 2. Các ứng dụng của chính phủ điện tử [54] - Ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng Ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho việt nam
Bảng 2. Các ứng dụng của chính phủ điện tử [54] (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w