Trong đó, các giải pháp được đề xuất gồm cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân; Cải tiến sự giám sát của nhà quản lý và văn hoá kiểm
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Đề tài nghiên cứu về hoạt động kiểm soát nội bộ không phải là chủ đề mới trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Một số nghiên cứu nước ngoài như:
Sultana (2011) được thực hiện trên 06 NHTM tư nhân tại Bangladesh với quan điểm đánh giá cơ cấu hệ thống KSNB trong một công ty là cần thiết để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của công ty thực hiện phù hợp theo mục tiêu đề ra Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá 5 thành phần của hệ thống KSNB tác động đến 2 mục tiêu kiểm soát: tính hiệu quả hoạt động NHTM, độ tin cậy của BCTC, tính tuân thủ yêu cầu pháp luật và quy định nội bộ Kết quả khảo sát cho thấy 3/6 NHTM đạt được hầu hết mục tiêu kiểm soát ở mức trên trung bình và độ lệch chuẩn là thấp nhất Phần lớn NHTM đạt được đánh giá trung bình với các thành phần của hệ thống KSNB Một số ít NHTM thiếu thành phần của hệ thống KSNB Nghiên cứu có đưa khuyến nghị với những thành phần của hệ thống KSNB không hiệu quả, tuy nhiên chưa phân tích tìm ra mối quan hệ giữa thành phần của hệ thống KSNB với mục tiêu kiểm soát tại NHTM
Salehi (2013) thực hiện khảo sát thực tiễn tại các ngân hàng Iran, nhóm tác giả đã chỉ ra KSNB đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả cho tổ chức Qua nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống KSNB trong ngành ngân hàng của Iran trong năm 2011, tham chiếu ngân hàng Mellat Kết quả
5 nghiên cứu cho thấy, môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát kém hiệu quả làm nảy sinh các nhiều hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động ngân hàng Do đó, hệ thống KSNB tốt sẽ là công cụ ưu việt trong việc ngăn chặn tỷ lệ gian lận và sai sót, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Iran
Gamage (2014) đã thực hiện việc kiểm tra tính chất và cấu trúc của hệ thống KSNB trong các NHTM Nhà nước; xác định mối quan hệ giữa các thành phần KSNB với hiệu quả của hệ thống KSNB trong NHTM Nhà nước; Điều tra các hành vi gian lận trong các NHTM Nhà nước; Xác định các yếu tố góp phần vào tỷ lệ mắc các hành vi gian lận trong NHTM Nhà nước và xác định các chiến lược có thể thực hiện để loại bỏ gian lận Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đóng góp lớn cho các NHTM trong hoạt động KSNB, quản lý và bảo vệ tài sản của mình, phòng ngừa và phát hiện các hành vi gian lận, sai sót trong hoạt động của ngân hàng
Aristanti (2015) thông qua phân tích hồi quy đa biến, với biến độc lập là năm thành phần của hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát) và biến phụ thuộc là trách nhiệm giải trình tài chính tại các trường tiểu học ở Bandung, Indonesia Kết quả cho thấy, môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đáng kể đến trách nhiệm giải trình tài chính Trong khi các đánh giá rủi ro, thông tin và thông tin truyền thông không ảnh hưởng đáng kể Kết quả chỉ ra rằng, một hệ thống KSNB hiệu quả của các trường học có thể làm tăng chất lượng và trách nhiệm giải trình tài chính
Zipporah (2015) đo lường tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp tại Nairobi, Kenya Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thành phần môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông của hệ thống KSNB có tác động tích cực đối với ROA, trong khi giám sát lại có tác động ngược chiều với ROA
Ahmed và Malik (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động cho vay: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng ở Pakistan Tương tự nhiên nghiên cứu của Mugenda & ctg (2012), Ahmed và Malik (2015) cũng thực hiện nghiên cứu sự tác động của các nhân tố: kỳ hạn tín dụng, kết quả đánh giá khách hàng, sự kiểm soát RRTD và chính sách tín dụng đến hiệu quả hoạt động cho vay Ahmed và Malik (2015) tiến hành khảo sát 157 cán bộ quản lý tín dụng của hai ngân hàng Islamabad and Rawalpindi Thang đo Likert 5 mức được sử dụng để đo lường sự đánh giá của đối tượng được nghiên cứu Phương pháp thống kê, mô tả, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng Mô hình hồi quy bội được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa hệ thống quản lý RRTD qua bốn nhân tố kỳ hạn tín dụng, kết quả đánh giá khách hàng, sự kiểm soát RRTD, chính sách tín dụng và hiệu quả hoạt động cho vay Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố trên đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động cho vay
Akwaa Sekyi (2016) đã xem xét tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, khám phá nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng Tây Ban Nha do hệ thống kiểm soát nội bộ gây ra và thiết lập mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng giữa các ngân hàng niêm yết ở Tây Ban Nha trên cơ sở dữ liệu từ Bankscope và các trang web của công ty từ năm 2004-2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ đã được áp dụng nhưng tính hiệu quả của chúng không được đảm bảo Điều này khiến các ngân hàng niêm yết ở Tây Ban Nha rơi vào tình huống vỡ nợ nghiêm trọng Kiểm soát nội bộ có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng, đặc biệt là môi trường kiểm soát, quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát và giám sát Việc không tiết lộ những điểm yếu quan trọng của kiểm soát nội bộ là một yếu tố khiến hệ thống kiểm soát nội bộ kém hiệu quả
Akwaa Sekyi cũng đã có một công trình nghiên cứu khác năm 2017 về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Châu Âu Kết quả nghiên cứu tiếp tục khẳng định kiểm soát nội bộ có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng với các biến số cụ thể như đánh giá rủi ro, lợi nhuận trên tài sản có rủi ro trung bình, quyền sở hữu tổ chức, quy mô ngân hàng, lạm phát, lãi suất và GDP Nghiên cứu này cung cấp việc sử dụng phương pháp định lượng để đo lường các hiện tượng nhất định trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ Đồng thời, nghiên cứu này bổ sung vào nghiên cứu trước đây của cùng các tác giả và xác nhận vấn đề đại diện theo một cách tiếp cận khác
Hunziker (2017) tiến hành nghiên cứu tính hữu hiệu của KSNB qua khảo sát thực nghiệm tại các công ty phi tài chính Thụy Sỹ, với phương pháp SEM được sử dụng để thực hiện nghiên cứu Tác giả đề xuất phương thức đo lường tính hữu hiệu của KSNB qua các nhân tố là: đạt được mục tiêu đặt ra của đơn vị - theo ba mục tiêu của COSO, tỷ lệ đầu vào và đầu ra – chi phí và thu nhập của KSNB, sự linh hoạt của tổ chức- khả năng điều chỉnh KSNB thích hợp khi có sự thay đổi của nội bộ và bên ngoài và hiệu quả của sự phối hợp – nhiệm vụ được thực hiện theo mục tiêu của đơn vị Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB là giảm sự phức tạp của cơ cấu tổ chức KSNB, năng lực, thông tin nội bộ và giám sát
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, trước yêu cầu bức thiết của cơ quan quản lý, của thị trường, của nhà đầu tư về thông tin tài chính minh bạch đòi hỏi phải có quy định căn bản về hệ thống KSNB hoàn chỉnh làm cơ sở cho việc quản lý doanh nghiệp nói chung, NHTM nói riêng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành một loạt văn bản để dần hoàn thiện yêu cầu về hệ thống KSNB đối với NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Với định hướng quan trọng từ cơ quan quản lý thông qua các thông tư, quyết định đã ban
8 hành, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ trong đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng, đặc biệt đối với nghiệp vụ tín dụng là mảng hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, càng cần được kiểm soát nội bộ trong từng khâu thực hiện để đảm bảo hiệu quả, an toàn hoạt động Đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ về đề tài này có thể kể đến như:
Lê Thị Hằng Nga (2013) đã khái quát được các lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ, các lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong NHTM, đồng thời trình bày được các nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Trên cơ sở đó, đã đi sâu vào thực trạng quy trình cho vay, các thủ tục kiểm soát trong quy trình tín dụng và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển - Chi nhánh Hải Vân Từ thực trạng đó tác giả đã trình bày những kết quả đạt được, một số vấn đề còn tồn tại: về việc thực hiện thủ tục kiểm soát như tính đầy đủ về hồ sơ vay vốn, kiểm tra việc thẩm định tín dụng và về việc tuân thủ quy trình kiểm soát Từ đó, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển - chi nhánh Hải Vân như hoàn thiện quy trình kiểm soát xét duyệt cho vay, thiết lập thủ tục kiểm soát độc lập với việc thực hiện quy trình…
Nguyễn Thị Giang (2016) đã trình bày những lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ như khái niệm, mục tiêu, các nguyên tắc và yếu tố cơ bản Đồng thời, tác giả đi sâu vào các lý luận liên quan đến kiểm soát hoạt động tín dụng của NHTM: mục tiêu, nhiệm vụ, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá… Từ cơ cở lý luận đó tác giả đã đi vào thực trạng công tác kiểm soát hoạt động tín dụng tại đơn vị: tổ chức bộ máy hoạt động, chính sách tín dụng và chính sách khách hàng, đánh giá rủi ro, quy trình tín dụng, các thủ tục kiểm soát quy trình tín dụng Những tồn tại mà tác giả trình bày liên quan đến các
Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Khái niệm nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại
Hiện nay, chưa có các khái niệm chung về nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại được sử dụng trong các nghiên cứu trong nước và nước
12 ngoài Hầu hết, các khái niệm đều được suy rộng ra từ các khái niệm cơ bản như ngân hàng thương mại, nghiệp vụ tín dụng Cụ thể:
Theo Akwaa Sekyi (2016) chỉ ra: Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ tài chính và ngân hàng cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức Twum (2021) sử dụng khái niệm theo truyền thống và cho rằng, Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh được cấp phép và quản lý bởi cơ quan quản lý tài chính của một quốc gia Nhiệm vụ chính của ngân hàng thương mại là huy động tiền gửi từ khách hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay, mở tài khoản, chuyển tiền và các dịch vụ thanh toán khác
Trong bối cảnh số hoá ngân hàng diễn ra mạnh mẽ, Phạm Thị Huyền Trang (2020) chỉ ra: Ngân hàng thương mại có thể được coi là một tổ chức tài chính có nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm cả hoạt động giao dịch ngoại hối, quản lý tài sản, tư vấn tài chính, và cung cấp dịch vụ tài chính đa dạng cho khách hàng Định nghĩa hiện đại của ngân hàng thương mại còn bao gồm khái niệm về công nghệ thông tin và sự phát triển của ngân hàng trực tuyến Ngân hàng thương mại hiện đại không chỉ cung cấp các dịch vụ truyền thống mà còn cung cấp dịch vụ qua mạng, cho phép khách hàng tiếp cận và quản lý tài khoản của họ từ xa
Về khái niệm nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại đã có một số nghiên cứu sử dụng và đưa ra như sau:
Theo Aristanti (2015) cho rằng, Nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại là hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để thực hiện các mục đích kinh doanh, tiêu dùng hoặc đầu tư
Có thể phân loại nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm: Căn cứ hình thức cấp tín dụng: Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán, ; Căn cứ đối tượng cấp tín dụng: Doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, ; Căn cứ mục đích sử dụng: Vay tiêu dùng, vay kinh doanh, vay đầu tư,
Theo Bùi Thanh Sơn (2020) cho rằng, Nghiệp vụ tín dụng là việc ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài có thể hiểu: Nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại là việc ngân hàng cung cấp cho khách hàng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép khách hàng sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả, được thực hiện dưới hình thức cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Đây là một trong những nghiệp vụ cốt lõi của ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại
Theo Luo (2021) chỉ ra, nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ cốt lõi của ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại:
Tính rủi ro cao: Nghiệp vụ tín dụng là một hoạt động kinh doanh có rủi ro cao Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong nghiệp vụ tín dụng Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng Ngoài ra, nghiệp vụ tín dụng còn tiềm ẩn các rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,
Mức độ cạnh tranh cao: Nghiệp vụ tín dụng là một lĩnh vực cạnh tranh gay gắt, bởi các ngân hàng thương mại đều muốn thu hút khách hàng và gia tăng lợi nhuận Do đó, các ngân hàng thương mại cần có các sản phẩm và dịch vụ tín dụng hấp dẫn để cạnh tranh với các ngân hàng khác
Tính thời gian: Nghiệp vụ tín dụng có thời gian sử dụng vốn khác nhau, từ ngắn hạn đến dài hạn Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn thường có thời gian sử dụng vốn dưới 1 năm, còn nghiệp vụ tín dụng dài hạn thường có thời gian sử dụng vốn trên 1 năm
Tính thời vụ: Nghiệp vụ tín dụng có tính thời vụ cao, bởi nhu cầu vốn của khách hàng thường biến động theo từng thời kỳ Do đó, các ngân hàng thương mại cần có chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn phù hợp với từng thời kỳ
Tính đa dạng: Nghiệp vụ tín dụng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, Mỗi hình thức tín dụng có những đặc điểm và ưu điểm riêng
Tính chuyên nghiệp: Nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn dày dặn Đội ngũ cán bộ tín dụng cần có kiến thức về kinh tế, tài chính, ngân hàng, cũng như kỹ năng phân tích, thẩm định, đánh giá khách hàng
Nghiệp vụ tín dụng là một hoạt động phức tạp và rủi ro cao Do đó, các ngân hàng thương mại cần nhận thức rõ các đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng để có thể quản lý và kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả
1.2.1.3 Quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại
Theo Fadun (2020) quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại là một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng, về cơ bản các bước trong quy trình cấp tín dụng bao gồm:
Hình 1.1 Quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại
Quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại thường được chia thành các bước sau:
Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại một số ngân hàng thương mại và bài học đối với NCB
vụ tín dụng tại một số ngân hàng thương mại và bài học đối với NCB
1.3.1 Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại một số ngân hàng thương mại
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được thành lập vào ngày 12/07/1991 tại thành phố cảng Hải Phòng Năm
2005, Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở đầu một giai đoạn phát triển mới với phạm vi hoạt động quy mô hơn Là ngân hàng TMCP tư nhân đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, MSB ra đời trong thời điểm mô hình này còn khá mới mẻ với những tranh luận về tính phù hợp của mô hình vẫn chưa được ngã ngũ Tuy nhiên với tinh thần tiên phong, mạnh dạn đầu tư cùng tư duy sáng tạo của những nhà sáng lập và sự chung tay đồng lòng của tập thể CBNV, MSB đã chứng minh được tiềm năng to lớn của mô hình Ngân hàng TMCP và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của MSB đạt hơn 213.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 5% so với năm trước Trong đó, cho vay khách hàng đạt hơn 119.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 19% so với 2021 Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/NHNN đang ở mức 1,21%, dư nợ tái cơ cấu chỉ còn khoảng 1.400 tỷ đồng Để đạt được kết quả này, MSB đã chú trọng hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng, cụ thể:
Thứ nhất, MSB đã chú trọng nâng cao năng lực của bộ phận kiểm soát nội bộ MSB đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ kiểm soát nội bộ, giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ năng về kiểm soát nội bộ Đồng thời,
MSB cũng xây dựng cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút và giữ chân cán bộ kiểm soát nội bộ có năng lực
Thứ hai, về phạm vi, hoạt động KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng của MSB đã bao quát tất cả các hoạt động trong ngân hàng MSB chú trọng tới kiểm soát hoạt động đánh giá hiệu quả các quy trình kiểm soát, quản trị rủi ro, đánh giá hiệu quả hiệu năng các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là khung quản trị rủi ro toàn diện theo khuyến nghị của Basel II Hơn nữa, để tăng khả năng phát hiện các sai phạm, bộ phận KSNB của MSB đã chủ động và linh hoạt trong quá trình thực hiện kiểm soát Ngoài các cuộc kiểm soát theo kế hoạch kiểm soát năm, bộ phận KSNB đã tăng số lượng các cuộc kiểm soát đột xuất Ngay cả khi không có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng và dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm soát, bộ phận KSNB vẫn thực hiện một số cuộc kiểm soát đột xuất
Thứ ba, về phương pháp, MSB đã xây dựng quy trình kiểm soát chú trọng thực hiện phương pháp tiếp cận kiểm soát trên cơ sở rủi ro một cách bài bản, thực chất Ngoài ra, khi thực hiện kiểm soát MSB cũng đã tận dụng công nghệ thông tin (phần mềm ứng dụng) từ đó có thể kiểm soát toàn diện trên tổng thể mẫu, tránh được các rủi ro từ chọn mẫu trong kiểm soát
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam Eximbank
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản Eximbank đạt 185.045 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cuối năm 2021 Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14% lên 129.196 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 8,2% lên 148.614 tỷ đồng Nợ xấu của Eximbank ở con số 2.346 tỷ đồng, tăng 99 tỷ đồng so với cuối năm 2021, tương đương tăng 4,4% - mức tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng Theo
36 đó, tỷ lệ nợ xấu có sự cải thiện, giảm từ 1,96% xuống 1,8% Để đạt được kết quả này, Eximbank đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng, cụ thể:
Thứ nhất, Eximbank đã chú trọng xây dựng bộ máy tổ chức KSNB phù hợp với quy mô, tổ chức của ngân hàng để đảm bảo vị thế, hiệu quả của hoạt động KSNB Bộ phận KSNB được tổ chức ở cả Hội sở chính và từng chi nhánh Tuy nhiên, Eximbank đã xây dựng phân công công việc cụ thể để tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp Cơ cấu tổ chức của Eximbank cũng được thay đổi theo hướng tinh gọn, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng
Thứ hai, Eximbank chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng làm công tác kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng Những cán bộ này được trang bị những chuyên môn cơ bản, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ học vấn lẫn kinh nghiệm Về mặt học vấn phải có được các chứng chỉ bằng cấp theo quy định, về mặt kinh nghiệm cần từng tham gia các hoạt động nghiệp vụ Ngoài ra, đội ngũ cán bộ ngân hàng làm công tác kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng còn phải thông thạo về kỹ năng về máy tính, hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau từ vĩ mô, bất động sản, chứng khoán, đầu tư, luật pháp…để có kiến thức sâu rộng, dễ dàng lý giải các vấn đề liên quan đến ngân hàng
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng Eximbank đã tích hợp sử dụng phần mềm kiểm soát để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ kiểm soát thông qua việc tăng năng suất lao động, cũng như đảm bảo sự chính xác, khoa học hơn trong kiểm soát
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với NCB
Dựa trên kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ đối với
37 nghiệp vụ tín dụng tại MSB và Eximbank, một số bài học kinh nghiệm được rút ra đối với NCB như sau:
Thứ nhất, NCB cần xây dựng bộ máy tổ chức KSNB phù hợp với quy mô, tổ chức của ngân hàng để đảm bảo vị thế, tính độc lập khách quan của KSNB KSNB cần được trực thuộc ban lãnh đạo cao nhất trong ngân hàng, đồng thời cơ cấu tổ chức của NCB cũng cần phải nhanh chóng ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm soát nội bộ
Thứ hai, NCB cần xây dựng hoạt động KSNB bao quát tất cả các hoạt động trong ngân hàng, chú trọng tới kiểm soát hoạt động đánh giá hiệu quả các quy trình kiểm soát, quản trị rủi ro, đánh giá hiệu quả hiệu năng các hoạt động của đơn vị, đặc biệt là khung quản trị rủi ro toàn diện theo khuyến nghị của Basel II
Thứ ba, NCB cần chú trọng thực hiện phương pháp tiếp cận kiểm soát trên cơ sở rủi ro một cách bài bản, thực chất Đây là phương pháp tiếp cận còn khá mới và chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp ở Việt Nam, do vậy cần được quan tâm nghiên cứu để áp dụng vào thực tế hoạt động kiểm soát
Thứ tư, NCB cần chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng làm công tác kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng bao gồm trình độ học vấn lẫn kinh nghiệm
Thứ năm, NCB cần chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng NCB cần tích hợp các phần mềm kiểm soát trong từng bước của quy trình tín dụng, từ đó giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra
Trong nội dung chương 1 tác giả đã đưa ra tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, từ đó, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu đối với đề tài Tác giả cũng đưa ra cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng Qua đó, tác giả xây dựng khung đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại Đây cũng là tiền đề cho việc nghiên cứu các chương sau
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu đề tài
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tổng hợp và kế thừa quy trình nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang (2020) và Bùi Thanh Sơn
(2020), sau đó, đề xuất quy trình nghiên cứu luận văn gồm các bước chi tiết như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu: Trong bước này, tác giả xác định rõ vấn đề tồn tại trong hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB trong thời gian qua Theo đó, việc cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB trong thời gian tới là một yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NCB trong tương lai
Bước 6: Đề xuất giải pháp Bước 5: Trình bày kết quả xử lý và phân tích dữ liệu
Bước 4: Xử lý và phân tích dữ liệu Bước 3: Tìm kiếm và lựa chọn nguồn dữ liệu
Bước 2: Lập kế hoạch nghiên cứu bao gồm thời gian, cách thức nghiên cứu Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Bước 2: Lập kế hoạch nghiên cứu: Trong bước này, tác giả thực hiện lập kế hoạch chi tiết cho quá trình nghiên cứu Kế hoạch nghiên cứu bao gồm việc xác định thời gian thu thập dữ liệu giai đoạn 2020 - 2022, phương pháp và quy trình nghiên cứu Tác giả xác định rõ mục tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB trong thời gian tới
Bước 3: Tìm kiếm và lựa chọn nguồn dữ liệu: Trong bước này, nghiên cứu lựa chọn các nội dung đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại theo 13 nguyên tắc của chuẩn Basel II và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại (Mức gia tăng chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại, Mức gia tăng thu nhập từ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại, Mức gia tăng tần suất phát sinh các sai phạm liên quan tới nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại, Mức độ tuân thủ các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại theo chuẩn Basel II) Theo đó, các dữ liệu cần thiết để phản ánh các nội dung và tiêu chí này được tổng hợp từ dữ liệu thứ cấp tại các báo cáo của Khối quản lý tín dụng, Khối quản trị rủi ro và Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ các chuyên gia thuộc Khối quản lý tín dụng, Khối quản trị rủi ro và Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ về các nội dung liên quan tới mức độ tuân thủ của hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng theo 13 nguyên tắc của chuẩn Basel II
Bước 4: Xử lý và phân tích dữ liệu: Trong bước này, nghiên cứu tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được từ các nguồn xác định trong bước 3 Quá trình này bao gồm việc kiểm tra tính chính xác, hoàn thiện dữ
41 liệu, áp dụng các phương pháp và công cụ phân tích thống kê để đánh giá và hiểu rõ hơn về hoạt động kiểm soát nội bộ tại NCB
Bước 5: Trình bày kết quả xử lý và phân tích dữ liệu: Trong bước này, nghiên cứu trình bày kết quả xử lý và phân tích dữ liệu một cách rõ ràng Kết quả xử lý và phân tích dữ liệu được trình bày thành các biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu và mô tả chi tiết về các phân tích và kết quả thu được Từ đó, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB
Bước 6: Đề xuất giải pháp: Bước này, nghiên cứu đề xuất những giải pháp cụ thể và khả thi để khắc phục các hạn chế còn tồn tại được chỉ ra trong bước 5 Các giải pháp này liên quan đến việc điều chỉnh các nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB nhằm cải tiến hoạt động này trong thời gian tới với tầm nhìn đến năm 2028.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Đối tượng khảo sát: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra khảo sát tất cả nhóm chuyên gia (75 người) tại 03 khối là Khối quản lý tín dụng, Khối quản trị rủi ro và Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tín dụng tại chi nhánh NCB (NCB Hà Nội và NCB Hàng Cót)
Nội dung khảo sát: Nội dung khảo sát được kế thừa từ các nghiên cứu của Mwichigi(2019), Phạm Thị Huyền Trang (2020), Bùi Thanh Sơn (2020) Theo đó, các nội dung khảo sát tập trung vào sự tuân thủ các nguyên tắc của Basel II trong hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB
Bảng 2.1 Nội dung thang đo khảo sát về các nội dung tuân thủ về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB theo Basel II
STT Đánh giá Nguồn tham khảo
I Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát
1 Ban lãnh đạo NCB có thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng
2 Văn hóa kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB được thể hiện mạnh mẽ
3 Các cán bộ tín dụng tại NCB có được đào tạo tốt về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng
II Ghi nhận và đánh giá rủi ro
4 NCB có hệ thống ghi nhận và đánh giá rủi ro tín dụng hiệu quả
5 Các rủi ro tín dụng được đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ
6 Các biện pháp ghi nhận và đánh giá rủi ro tín dụng được triển khai hiệu quả
III Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm
7 Các hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB được thực hiện chặt chẽ Phạm Thị
8 Trách nhiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ tín dụng được phân chia rõ ràng
9 Các bộ phận trong ngân hàng có phối hợp hiệu quả trong hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ tín dụng
IV Thông tin và truyền thông
10 Hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng tại NCB được thiết lập hiệu quả
11 Thông tin về rủi ro tín dụng được truyền thông kịp 19) thời và hiệu quả
12 Các cán bộ tín dụng có được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện công việc
V Giám sát và điều chỉnh sai sót
13 Hoạt động giám sát đối với nghiệp vụ tín dụng tại
NCB được thực hiện thường xuyên Mwichigi(20
14 Các sai sót trong hoạt động tín dụng được phát hiện và xử lý kịp thời
15 Các biện pháp khắc phục sai sót được thực hiện hiệu quả
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất Thang điểm: Mức điểm đánh giá tương ứng với mỗi câu hỏi có mức điểm từ 1 đến 5 điểm theo thang đo Likert 5 bậc: 1 – Rất không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý
Hình thức phát phiếu: Phiếu khảo sát được phát trực tiếp tới toàn bộ chuyên gia tại các Khối quản lý tín dụng, Khối quản trị rủi ro và Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ
2.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập dữ liệu thứ cấp phù hợp với nghiên cứu Các nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng gồm:
Tài liệu bên ngoài NCB: Các quy định, chuẩn mực về hệ thống kiểm
44 soát nội bộ trong ngành Ngân hàng, các thông tư, văn bản hướng dẫn của NHNN; Các thông tư, nghị định của Chính phủ, của NHNN về lĩnh vực ưu tiên giải ngân, nhóm ngành tiềm ẩn rủi ro cao cần hạn chế giải ngân; tiêu chí phân loại nợ, trích lập dự phòng; kiểm soát nội bộ, kiểm soát tuân thủ trong công tác cho vay; Các văn bản kết luận thanh tra của NHNN các cấp đối với hoạt động kiểm soát nội bộ, hoạt động tín dụng của NCB tại Hội sở chính và các cấp cơ sở (24 Chi nhánh)
Các tài liệu nội bộ của NCB: Tài liệu về hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng; báo cáo định kỳ về kết quả kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các năm 2020-2022; Báo cáo đánh giá thực trạng nợ vay của khách hàng; các sản phẩm vay đang triển khai; số lượng khách hàng và ngành nghề kinh doanh, mục đích vay vốn của khách hàng; quy trình cho vay, thẩm định tài sản, giám sát sau vay …; Báo cáo chuyên môn của Uỷ ban quản lý rủi ro;
Uỷ ban tín dụng; Hội đồng xử lý rủi ro và các hội đồng khác trong giai đoạn
2.2.2 Phương pháp phân tích, đánh giá thông tin
2.2.2.1 Đối với dữ liệu sơ cấp
Trong nghiên cứu này, các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 75 phiếu điều tra và khảo sát các chuyên gia tại Khối quản lý tín dụng, Khối quản trị rủi
ro và Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ Dữ liệu được tổng hợp vào file
Excel dưới dạng dữ liệu số từ 1 đến 5 theo mỗi câu đánh giá Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tính điểm trung bình và tỷ lệ % của mỗi câu hỏi đánh giá Ngưỡng đánh giá điểm trung bình như sau:
1 – 1,8: Rất thấp (Rất không đồng ý);
2.2.2.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh, phân tích và đánh giá Cụ thể:
- Phương pháp tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp các dữ liệu về lý luận và thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB trong giai đoạn 2020 - 2022
- Phương pháp so sánh: Phương pháp được sử dụng để so sánh tình hình thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng, phản ánh tới tình hình chất lượng tín dụng tại NCB trong giai đoạn 2020 -
2022 Trong đó, năm gốc được chọn là năm 2020 Đồng thời, tác giả cũng so sánh thêm với các ngân hàng trên thị trường về chất lượng tín dụng, để thấy rõ
vị trí của NCB so với hệ thống ngân hàng thương mại trong nước Ngoài ra, tác giả cũng so sánh với khung chuẩn kiểm soát nội bộ theo quy định của NHNN, từ đó cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các báo cáo đánh giá, bảng số liệu, chất lượng tín dụng và ảnh hưởng của việc tuân thủ các nguyên tắc của chuẩn Basel II đối với hoạt động kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NCB trong thời gian qua
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TCMP QUỐC DÂN
Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Dân
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
* Thông tin chung về ngân hàng
Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB được thành lập từ năm 1995 theo Giấy phép số 00057/NH–CP ngày 18/09/1995 Trải qua 28 năm hoạt động, NCB đã từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam Dưới đây là một số thông tin chính về ngân hàng
Hình 3.1 Logo nhận diện thương hiệu của Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Nguồn: https://www.ncb-bank.vn/vi/nha-dau-tu/bao-cao-thuong-nien
Loại hình công ty : Ngân hàng
Giấy phép thành lập : 1217/GP-UB
Trụ sở chính : Số 25 Lê Đại Hành - P Lê Đại Hành - Q Hai Bà Trưng
- Tp Hà Nội Điện thoại : (84.24) 6269 3355
Email : ncb@ncb-bank.vn
Website : https://www.ncb-bank.vn
Vốn điều lệ : 5.601 tỷ đồng
* Một số mốc lịch sử quan trọng
Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB được thành lập từ năm 1995 với tên gọi Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên Ngày 18/5/2006, NCB chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động, địa điểm kinh doanh thành Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank trụ sở tại TP Hồ Chí Minh
- Năm 2014, chính thức đổi tên từ Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB và tiến hành tái cấu trúc hệ thống, hướng đến sự chuẩn hóa và hoàn thiện các dịch vụ tài chính
- Năm 2018, NCB mở rộng hệ sinh thái khách hàng; Triển khai hợp tác toàn diện với các đối tác lớn; Liên tục đón nhận các giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế như: Giải thưởng Thương hiệu mạnh 2018, Giải thưởng Ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2018, Ngân hàng vì cộng đồng tốt nhất Việt Nam 2018,…
- Năm 2020, NCB triển khai tái cơ cấu mô hình hoạt động kinh doanh theo ngành dọc Đồng thời, Ngân hàng tích cực thực hiện số hóa hệ thống khi cho ra mắt ứng dụng NCB iziMobile nhằm cải thiện trải nghiệm cho khách hàng, đưa vào vận hành các phần mềm hệ thống hỗ trợ vận hành như: Phần mềm CAR41, Hệ thống Core thẻ, Hệ thống ILOS 3.0
- Đến nay, Ngân hàng NCB có 01 Hội sở chính, 24 Chi nhánh, 66 Phòng Giao dịch Các chi nhánh được mở trên địa bàn miền Bắc, miền Trung và miền Nam
Hiện nay, NCB xây dựng cơ cấu tổ chức theo chức năng với mục tiêu tối giản, gia tăng sự phối hợp giữa các thành phần trong hệ thống.
Phòng Kiểm toán nội bộ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Khối Khách hàng Doanh nghiệp
Trung tâm Khách hàng Ưu tiên
Khối Quản lý Tín dụng Khối Vận hành
Khối Marketing - Truyền thông (MARCOM)
Các Hội đồng trực thuộc TGĐ
Khối Quản trị Tài chính
Khối Quản trị Rủi ro
Khối Quản trị Nguồn nhân lực Khối Công nghệ
Các Hội đồng, Ủy ban trực thuộc HĐQT
Khối Pháp chế Tuân thủ &
Hội đồng quản lý vốn;
Các Hội đồng, Ủy ban khác (nếu có).
Ủy ban Quản lý rủi ro;
Hội đồng Xử lý rủi ro;
Các Hội đồng, Ủy ban khác (nếu có).
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Nguồn: https://www.ncb-bank.vn/vi/nha-dau-tu/bao-cao-thuong-nien
Chức năng nhiệm vụ chính của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc Dân như sau: Đại hội đồng cổ đông: Quyết định các vấn đề quan trọng về chiến lược và chính sách tổ chức, bầu ra Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát: Đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật, quy trình và quy chế trong hoạt động của Ngân hàng Kiểm tra, đánh giá và giám sát công tác kiểm soát nội bộ
Hội đồng quản trị: Định hướng chiến lược và quản trị tổ chức Quyết định các vấn đề quan trọng như kế hoạch kinh doanh, nguồn vốn, quyết định đầu tư và các chính sách quản lý
Tổng giám đốc: Đứng đầu tổ chức, chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý hoạt động hàng ngày của Ngân hàng Định hướng chiến lược và phát triển tổ chức
Khối khách hàng lớn: Phục vụ và quản lý các khách hàng lớn, đáng kể có nhu cầu tài chính và dịch vụ ngân hàng phức tạp
Khối khách hàng doanh nghiệp: Phục vụ và quản lý các khách hàng doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ tài chính và hỗ trợ kinh doanh
Khối khách hàng cá nhân: Phục vụ và quản lý các khách hàng cá nhân, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu cá nhân
Trung tâm khách hàng ưu tiên: Đáp ứng nhu cầu và yêu cầu đặc biệt của khách hàng ưu tiên, cung cấp dịch vụ tài chính cao cấp và chăm sóc khách hàng tận tâm
Khối nguồn vốn và thị trường tài chính: Quản lý và tăng cường nguồn vốn cho Ngân hàng, theo dõi và tham gia vào thị trường tài chính
Khối Marketing và truyền thông: Phát triển và triển khai chiến lược marketing, quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Ngân hàng
Khối vận hành: Đảm bảo hoạt động vận hành suôn sẻ của Ngân hàng,
51 bao gồm quản lý hệ thống thông tin và công nghệ, quản lý dịch vụ khách hàng và quản lý rủi ro vận hành
Khối quản lý tín dụng: Đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng, xác định chính sách và quy trình về cho vay và quản lý tài sản tín dụng
Khối quản trị tài chính: Quản lý tài chính và kế hoạch ngân sách của
Ngân hàng, đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy trình kiểm soát tài chính
Khối quản trị rủi ro: Đánh giá, quản lý và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng, bảo vệ tài sản và lợi ích của Ngân hàng và khách hàng
Khối quản trị nguồn nhân lực: Quản lý và phát triển nhân lực, thu hút và giữ chân nhân tài, đào tạo và thúc đẩy sự nghiệp cho nhân viên của Ngân hàng, đảm bảo một môi trường làm việc chuyên nghiệp và phát triển
Khối công nghệ: Đảm bảo hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin trong Ngân hàng, bao gồm phát triển và quản lý hệ thống, bảo mật thông tin và hỗ trợ kỹ thuật
Thực trạng nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân theo các nguyên tắc Basel II
3.2.1 Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát
* Về sự giám sát của nhà quản lý
Hiện nay, hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB đã có sự giám sát chặt chẽ của các thành phần từ Hội đồng quản trị đến Ban điều hành Điều này được thể hiện qua sơ đồ tổ chức bộ máy thực hiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy thực hiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB
Nguồn: Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ Đại hội đồng cổ đông
Uỷ ban quản lý rủi ro
Hội đồng Alco Hội đồng rủi ro
Khối quản trị rủi ro
Khối quản lý tín dụng
Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ
Chi nhánh (quản lý phòng giao dịch)
Phòng giao dịch (Quản lý cán bộ tín dụng tại phòng giao dịch)
Uỷ ban tín dụng Hội đồng xử lý rủi ro
Cụ thể, NCB đã ghi rõ vai trò của từng bộ phận như sau:
*Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của ngân hàng Hội đồng quản trị có vai trò phê duyệt các chính sách, quy trình và biện pháp quản lý nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng Hội đồng quản trị cũng sẽ thực hiện giám sát thông qua báo cáo hoạt động của Tổng giám đốc và các bộ phận liên quan trong việc thực hiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng
Uỷ ban chiến lược: Uỷ ban chiến lược là cơ quan tham mưu cho Hội đồng quản trị về chiến lược phát triển của ngân hàng Uỷ ban chiến lược có vai trò tham mưu cho Hội đồng quản trị về các chính sách, quy trình và biện pháp quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng
Uỷ ban quản lý rủi ro: Uỷ ban quản lý rủi ro có vai trò tham mưu và tư vấn cho HĐQT trong việc xây dựng và triển khai các chính sách, chiến lược quản lý rủi ro, khẩu vị rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro, trong đó có rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng
Uỷ ban tín dụng: Uỷ ban tín dụng là cơ quan tham mưu cho HĐQT về công tác định hướng, chính sách tín dụng;thực hiện thẩm quyền phê duyệt các khoản cấp vượt thẩm quyền của hội đồng tín dụng hội sở và trong phạm vi thẩm quyền được HĐQT giao; đánh giá, tư vấn và trình HĐQT đối với những khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của HĐQT
Hội đồng xử lý rủi ro: Hội đồng xử lý rủi ro là cơ quan thuộc bộ máy phê duyệt xử lý các rủi ro của ngân hàng Hội đồng xử lý rủi ro có vai trò giúp việc cho HĐQT trong các công việc liên quan đến hoạt động xử lý rủi ro và thực hiện xem xét, phê duyệt và quyết định các vấn đề liên quan đến công tác xử lý rủi ro thuộc phạm vi thẩm quyền được HĐQT giao của ngân hàng, trong đó bao gồm rủi ro tín dụng
Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người đứng đầu ngân hàng và chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị Tổng giám đốc có vai trò chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng
Hội đồng tín dụng: Hội đồng tín dụng là cơ quan quyết định các khoản vay của ngân hàng trong thẩm quyền được TGĐ giao Hội đồng tín dụng có vai trò phê duyệt các hồ sơ tín dụng, bao gồm cả các hồ sơ tín dụng có rủi ro cao
Hội đồng Alco: Hội đồng Alco là cơ quan xây dựng, tham mưu, đề xuất trình TGĐ xem xét, phê duyệt các chính sách /chiến lược quản lý Tài sản nợ - Tài sản có của ngân hàng Tham mưu, tư vấn cho TGĐ đối với công tác quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất từ đó xây dựng và đề xuất các chính sách/hạn mức quản lý thanh khoản và rủi ro lãi suất của ngân hàng
Hội đồng rủi ro: Hội đồng rủi ro là cơ quan tham mưu cho TGĐ trong việc xây dựng và triển khai các chính sách, quy trình và biện pháp quản lý rủi ro của ngân hàng, bao gồm cả rủi ro tín dụng
Nhìn chung, các bộ phận trên đều có vai trò quan trọng trong kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB Mỗi bộ phận có vai trò và trách nhiệm riêng, nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Đối sánh với các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam hiện nay như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Thông tư số 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Quyết định số 491/QĐ- NHNN ngày 14/03/2020 của Thống đốc NHNN, cho thấy, NCB đã tuân thủ đầy đủ những quy định này theo yêu cầu của pháp luật hiện hành
Cũng theo sơ đồ tổ chức trên, mọi kết quả phản ánh hiệu quả hoạt động
58 kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB sẽ được Ban kiểm soát trực tiếp kiểm tra, giám sát Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát nội bộ của ngân hàng Ban kiểm soát có vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, của ngân hàng, của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát đối với các hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả nghiệp vụ tín dụng
* Về văn hoá kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng
Hiện nay, đội ngũ quản lý NCB đã nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của văn hoá kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong việc đề cao tính minh bạch, trung thực và tuân thủ các quy định và quy trình liên quan đến nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng
Hình 3.4 Mô hình văn hoá kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB
Nguồn: Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ - NCB
Trong đó, mô hình văn hoá kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đã tạo được sự xuyên suốt từ các cấp quản lý đến từng cá nhân và xoay quanh
Cam kết từ nhà quản lý: Các cấp quản lý tại NCB cam kết xây dựng một môi trường lành mạnh và tôn trọng văn hoá kiểm soát Họ thúc đẩy việc
Cam kết từ quản lý
Tôn trọng và tuân thủ quy định
Trách nhiệm cá nhân và sự minh bạch
Thực trạng hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Bảng 3.9 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại NCB giai đoạn
1 Tổng dư nợ tín dụng 40.314 41.615 47.723 1.301 3,23 6.108 14,68
- Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn, 39.122 37.210 36.546 (1.912) (4,89) (664) (1,78)
- Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 56 603 1.028 547 976,79 425 70,48
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn
2 Tổng dư nợ quá hạn 1.192 4.405 11.177 3.213 269,55 6.772 153,73
4 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,96% 10,59% 23,42% 0,076 0,128
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán NCB năm 2021, 2022, 2023
Từ bảng số liệu, có thể nhận thấy rằng tổng dư nợ tín dụng tại NCB đã tăng từ 40.314 tỷ đồng trong năm 2020 lên thành 47.723 tỷ đồng trong năm
2022 Tuy nhiên, phân tích chi tiết theo nhóm chỉ tiêu cho thấy sự biến động không đồng đều Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn đã giảm từ 39.122 tỷ đồng trong năm 2020 xuống còn 36.546 tỷ đồng trong năm 2022 Trong khi đó, nhóm 2 -
Nợ cần chú ý đã tăng đáng kể từ 583 tỷ đồng trong năm 2020 lên 2.620 tỷ đồng trong năm 2021, nhưng lại giảm xuống còn 2.572 tỷ đồng trong năm
2022 Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn và nhóm 4 - Nợ nghi ngờ đã tăng mạnh trong giai đoạn này Đặc biệt, nhóm 4 - Nợ nghi ngờ tăng từ 88 tỷ đồng trong năm 2020 lên 4.248 tỷ đồng trong năm 2022 Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn cũng đã tăng đáng kể từ 465 tỷ đồng trong năm 2021 lên 3.281 tỷ đồng trong năm 2022
Tổng dư nợ quá hạn và tổng dư nợ xấu cũng đã tăng nhanh chóng trong giai đoạn này Tổng dư nợ quá hạn tăng từ 1.192 tỷ đồng trong năm 2020 lên 11.177 tỷ đồng trong năm 2022, trong khi tổng dư nợ xấu tăng từ 609 tỷ đồng trong năm 2020 lên 8.557 tỷ đồng trong năm 2022 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cũng đã tăng đáng kể Tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 2,96% trong năm 2020 lên 23,42% trong năm 2022, trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,50% trong năm
Nhìn chung, có thể thấy rằng nợ xấu và nợ quá hạn tại NCB đã tăng lên mức rất cao, vượt cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước Điều này phản ánh một hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB đang không tốt Để đảm bảo sự ổn định và bền vững trong hoạt động tín dụng, NCB cần tăng cường công tác kiểm soát và quản lý nợ để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng tín dụng
3.3.2 Thu nhập từ nghiệp vụ tín dụng
Bảng 3.10 Kết quả thu nhập từ nghiệp vụ tín dụng tại NCB giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: Tỷ đồng; %
Tổng dư nợ tín dụng
Nguồn: Báo cáo thường niên NCB năm 2020, 2021, 2022
Từ bảng số liệu, có thể nhận thấy rằng thu nhập lãi thuần từ nghiệp vụ tín dụng tại NCB đã giảm mạnh từ 1.434 tỷ đồng trong năm 2020 xuống còn
932 tỷ đồng trong năm 2022, tương đương giảm 12,17% so với năm 2020 và 26% so với năm 2021 Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng tại NCB đã tăng từ 40.314 tỷ đồng trong năm 2020 lên 47.723 tỷ đồng trong năm 2022, với tỷ lệ tăng 3,23% so với năm 2020 và 14,68% so với năm 2021 Như vậy, thu nhập từ lãi giảm mạnh trong khi dư nợ tín dụng tăng cao cho thấy mức độ sinh lời từ hoạt động tín dụng của NCB đã giảm và tỷ lệ sinh lời trên dư nợ cũng đã giảm trong giai đoạn này Một nguyên nhân tiềm ẩn cho sự giảm thu nhập lãi thuần có thể là do việc có quá nhiều khoản vay chuyển nợ xấu (nhóm 3, 4 và
5) Điều này là một hạn chế rất lớn đối với hoạt động tín dụng của NCB, vì nó ảnh hưởng đến khả năng tạo ra thu nhập từ lãi và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
3.3.3 Tần suất phát sinh các sai phạm liên quan tới nghiệp vụ tín dụng
Bảng 3.11 Tần suất phát sinh các sai phạm liên quan tới nghiệp vụ tín dụng tại NCB giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: Lần; %
1 Tần suất xảy ra các sai phạm tiềm ẩn rủi ro mất vốn tính trên 1 Chi nhánh
- Cho vay tín chấp không tuân thủ đủ quy định (lần) 0,92 1,29 1,75 0,38 40,91 0,46 35,48
- Cho vay vượt giá trị tài sản bảo đảm thực tế (lần) 1,33 1,67 2,00 0,33 25,00 0,33 20,00
Cho vay không kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích (lần)
2 Tần suất xảy ra các sai phạm do sai sót tác nghiệp tính trên 1 Chi nhánh
- Cho vay không đẩy đủ căn cứ giải ngân (lần) 1,29 1,54 1,83 0,25 19,35 0,29 18,92
- Thiếu hồ sơ pháp lý (lần) 1,04 1,63 1,92 0,58 56,00 0,29 17,95
- Sai sót về hồ sơ kinh tế, hợp đồng tín dụng (lần) 0,75 1,21 2,04 0,46 61,11 0,83 68,97
Thiếu đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, bảo hiểm xe ô tô, đăng ký tài sản thế chấp giữa hồ sơ giấy với hệ thống chưa khớp nhau… (lần)
Nguồn: Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ - NCB
Bảng trên cho thấy, tần suất cho vay tín chấp không tuân thủ đủ quy định tăng từ 0,92 lần trong năm 2020 lên 1,75 lần trong năm 2022, tăng 40,91% so với năm 2020 và 35,48% so với năm 2021 Tần suất cho vay vượt giá trị tài sản bảo đảm thực tế tăng từ 1,33 lần trong năm 2020 lên 2 lần trong năm 2022, tăng 25% so với năm 2020 và 20% so với năm 2021 Tần suất cho vay không kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay dẫn đến khách hàng sử dụng
81 vốn vay sai mục đích tăng từ 1,33 lần trong năm 2020 lên 1,75 lần trong năm
2021, tăng 43,75% so với năm 2020, nhưng giảm 8,7% so với năm 2021
Tần suất cho vay không đầy đủ căn cứ giải ngân tăng từ 1,29 lần trong năm 2020 lên 1,83 lần trong năm 2022, tăng 19,35% so với năm 2020 và 18,92% so với năm 2021 Trong đó, các trường hợp được ghi nhận nhiều nhất là không có chứng từ, hóa đơn chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, giải ngân không đúng phương thức thanh toán Tần suất thiếu hồ sơ pháp lý tăng từ 1,04 lần trong năm 2020 lên 1,92 lần trong năm 2022, tăng 56% so với năm 2020 và 17,95% so với năm 2021 Trong đó, nhiều trường hợp tái diễn như thiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ Công ty, quyết định bổ nhiệm kế toán, Giám đốc, ủy quyền… Tần suất sai sót về hồ sơ kinh tế và trên hợp đồng tín dụng tăng từ 0,75 lần trong năm 2020 lên 2,04 lần trong năm
2022, tăng 61,11% so với năm 2020 và 68,97% so với năm 2021 Tần suất thiếu đơn yêu cầu đăng ký thế chấp và các vấn đề khác tăng từ 1,17 lần trong năm 2020 lên 2,04 lần trong năm 2022, tăng 28,57% so với năm 2020 và 36,11% so với năm 2021 Trong đó, nổi bật nhất là các sai phạm về Thiếu đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, bảo hiểm xe ô tô hết hạn chưa mua bổ sung, thiếu thông báo gửi phòng cảnh sát giao thông, thiếu ủy quyền thụ hưởng bảo hiểm, đăng ký tài sản thế chấp giữa hồ sơ giấy với hệ thống chưa khớp nhau…
Như vậy, tần suất phát hiện các sai phạm liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại NCB ngày càng tăng Điều này cho thấy các biện pháp cải tiến và kiểm soát chưa đạt hiệu quả Sự gia tăng này có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nội bộ của NCB đối với nghiệp vụ tín dụng Để cải thiện tình hình, NCB cần tăng cường quản lý rủi ro, đào tạo nhân viên về quy trình và quy định, và đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các quy trình kiểm soát để giảm thiểu các sai phạm và đảm bảo hoạt động tín dụng
3.3.4 Mức độ tuân thủ các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng theo chuẩn Basel II
Theo chuẩn Basel II kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB phải tuân thủ 13 nguyên tắc (Chi tiết các nguyên tắc Phụ lục I)
Bảng 3.12 Mức tuân thủ các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB theo chuẩn Basel II
Nội dung Các nguyên tắc Mức tuân thủ
Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát
Ghi nhận và đánh giá rủi ro Nguyên tắc 4 Tuân thủ một phần Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm Nguyên tắc 5 Tuân thủ một phần Nguyên tắc 6
Thông tin và truyền thông
Nguyên tắc 8 Nguyên tắc 9 Giám sát và điều chỉnh sai sót
Nguyên tắc 11 Nguyên tắc 12 Nguyên tắc 13
Nguồn: Khối Quản trị rủi ro - NCB
Tính đến nay, theo đánh giá của NHNN và Khối pháp chế tuân thủ và xử lý nợ, NCB mới tuân thủ một phần hầu hết các nguyên tắc Cụ thể: Đối với sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát: Về nguyên tắc 1, NCB chưa cho thấy sự hiệu quả trong giám sát của nhà quản lý (Hội đồng quản trị, Ban điều hành) khi tình trạng chất lượng tín dụng thấp kéo dài từ năm 2020 đến nay Ngoài ra, Hội đồng quản trị cũng chưa đảm bảo vai trò của mình trong việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ và hiệu quả Về nguyên tắc 2, việc xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát những rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng chưa được ban điều hành NCB cải tiến, cụ thể, cho đến nay, NCB chưa hoàn thiện hệ thống xác
83 định, đo lường tự động dựa trên hệ thống thông tin tín dụng (CRS, ICRS) Về nguyên tắc 3, văn hoá kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng chưa được thống nhất từ cấp quản lý đến cấp cơ sở, cụ thể, dưới các đơn vị (Chi nhánh) văn hoá kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng còn mờ nhạt Đối với nội dung ghi nhận và đánh giá rủi ro: Về nguyên tắc 4, hệ thống ghi nhận rủi ro của NCB vẫn đang hoàn thiện và 3/5 tiện ích chưa hoàn thiện (Phân tích thông tin về rủi ro tín dụng tự động, Đánh giá rủi ro tín dụng tự động và Quản lý rủi ro tín dụng tự động) Dẫn đến công tác đánh giá chưa được thực hiện liên tục và đầy đủ, thực trạng cho thấy, công tác này tại NCB còn phụ thuộc rất lớn vào nhóm chuyên gia thực hiện đánh giá
Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm: Đối với nguyên tắc
5, các hoạt động kiểm tra do còn chưa nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin một cách tự động nên không thể được thực hiện hàng ngày mà đều được thực hiện qua các đợt kiểm tra, kiểm soát theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có sai phạm lớn được báo cáo (khoản vay lớn rơi vào nhóm nợ 2, 3,
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
Định hướng hoạt động chung và cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân đến năm 2028
4.1.1 Định hướng hoạt động chung tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã đặt ra định hướng hoạt động chung cho đến năm 2028 với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo thanh khoản và duy trì ổn định, an toàn hệ thống NCB cũng cam kết thực hiện các nguyên tắc công khai, minh bạch, và phát triển bền vững
Trong hoạt động kinh doanh, NCB sẽ tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng như thu hồi và xử lý nợ có vấn đề một cách quyết liệt, đảm bảo hoàn thành mục tiêu xử lý nợ theo kế hoạch và lộ trình được đề ra trong Đề án cơ cấu lại của ngân hàng NCB cũng sẽ chú trọng đẩy mạnh các sản phẩm và dịch vụ cho nhóm khách hàng cao cấp và khách hàng trẻ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ số Đồng thời, NCB sẽ chuyển dịch cơ cấu doanh thu từ lãi sang doanh thu từ phí, đa dạng hóa sản phẩm trên kênh Ngân hàng Số Đối với khách hàng doanh nghiệp, NCB sẽ tập trung vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) NCB sẽ đẩy mạnh các sản phẩm kết hợp với thị trường vốn và thanh toán quốc tế Đồng thời, ngân hàng sẽ chú trọng phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số/ngân hàng điện tử để cung cấp và nâng cao tiện ích sử dụng, trải nghiệm ngân hàng số cho khách hàng doanh nghiệp
NCB cũng sẽ củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong và ngoài nước Ngân hàng sẽ
92 đẩy mạnh các sản phẩm kinh doanh tiền tệ và tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời đầu tư vào trái phiếu chính phủ
Về công nghệ, NCB tiếp tục đầu tư vào công nghệ để cải thiện và nâng cao trải nghiệm của khách hàng Sử dụng công nghệ để hỗ trợ cải tiến quy trình và số hóa quy trình, nhằm giảm thiểu thời gian xử lý công việc và tăng cường hiệu suất lao động Đặc biệt quan tâm tới chất lượng dịch vụ: NCB tập trung vào cải tiến quy trình, đặc biệt là quy trình hỗ trợ tín dụng, để nâng cao chất lượng dịch vụ nội bộ và bên ngoài Thay đổi tư duy phục vụ và đặt khách hàng là trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng
Ngoài ra, NCB sẽ đẩy nhanh các dự án nhân sự và thực hiện kiến toàn cơ cấu tổ chức, để đảm bảo cơ cấu linh hoạt, gọn nhẹ và hiệu quả Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn toàn diện, đồng thời quản lý chi phí nhân sự tối ưu, tỷ lệ nhân sự (middle/back/front) và tăng cường hiệu quả và năng suất lao động
4.1.2 Định hướng cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Định hướng cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân theo chuẩn Basel II bao gồm các nội dung như sau:
Tăng cường kiểm soát nội bộ và phân công phân nhiệm: Ngân hàng cần đảm bảo sự tồn tại và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các nghiệp vụ tín dụng Điều này bao gồm việc thiết lập các quy trình kiểm tra, phiếu kiểm tra nội bộ, phân công trách nhiệm rõ ràng và đảm bảo tính độc lập của các bộ phận kiểm soát nội bộ
Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ: Ngân hàng cần xây dựng
93 một hệ thống quản trị rủi ro toàn diện nhằm đảm bảo việc kiểm soát nội bộ trong nghiệp vụ tín dụng Điều này bao gồm việc xác định, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro tài chính, nắm bắt các yếu tố rủi ro tiềm ẩn và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
Nâng cao chất lượng dữ liệu và quy trình báo cáo: Để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin, ngân hàng cần tăng cường quy trình thu thập, xử lý và báo cáo dữ liệu Đồng thời, cần đảm bảo sự tuân thủ các quy định và chuẩn mực của chuẩn Basel II về chất lượng dữ liệu và quy trình báo cáo
Xây dựng mô hình định giá rủi ro: Một phần quan trọng của chuẩn Basel II là việc xác định và định giá rủi ro trong các nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng cần xây dựng mô hình định giá rủi ro hiệu quả, sử dụng các phương pháp quản lý rủi ro như định giá tín dụng, định giá rủi ro thị trường và định giá rủi ro hoạt động Đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên: Để đáp ứng yêu cầu của chuẩn Basel II, ngân hàng cần đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên liên quan đến nghiệp vụ tín dụng Điều này bao gồm việc cung cấp đào tạo về các quy định và quy trình của chuẩn Basel II, nâng cao kiến thức về quản trị rủi ro và cải thiện kỹ năng kiểm soát nội bộ.
Giải pháp cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Hiện nay, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB còn thấp Nợ xấu và nợ quá hạn tại NCB đã tăng lên mức rất cao, cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước Cụ thể, thu nhập lãi thuần từ nghiệp vụ tín dụng tại NCB đã giảm mạnh từ 1.434 tỷ đồng trong năm 2020 xuống còn 932 tỷ đồng trong năm 2022 Đây là một sự giảm mạnh, với tỷ lệ giảm 12,17% so với năm 2020 và 26% so với năm 2021
Bên cạnh đó, tần suất phát hiện các sai phạm liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại NCB ngày càng tăng, đặc biệt là các sai phạm liên quan tới tác nghiệp của nhóm chuyên viên cấp cơ sở Chính vì vậy, cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân là một vấn đề vô cùng quan trọng và phải được thực hiện đồng bộ trên tất cả các phương diện Cụ thể:
4.2.1 Giải pháp cải tiến sự giám sát của nhà quản lý và văn hoá kiểm soát đối với nghiệp vụ tín dụng Để cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân thông qua cải tiến sự giám sát của nhà quản lý và văn hoá kiểm soát, ngân hàng có thể áp dụng một số giải pháp quan trọng Đầu tiên, để đảm bảo sự tận tâm và cam kết từ phía nhà quản lý (Ban quản trị, ban điều hành), nhà quản lý cần hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc kiểm soát nội bộ Họ cần nhận thức rõ rằng kiểm soát nội bộ là một ưu tiên hàng đầu và cam kết thực hiện các quy trình và chính sách kiểm
soát nội bộ một cách nghiêm túc Cụ thể, với Ủy ban quản lý rủi ro cần rà soát và cập nhật, điều chỉnh vai trò trách nhiệm của các Ủy ban, Hội đồng trực
thuộc, đảm bảo phân tách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bên, tránh trùng lắp hoặc bỏ sót Xem xét xây dựng lại nội dung các chương trình họp định kỳ, đảm bảo có đủ thời lượng họp phù hợp cho các nội dung về định hướng và chiến lược QTRR Đối với Hội đồng rủi ro: Nâng cao vai trò tham mưu cho TGĐ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách QTRR Xây dựng và thực hiện đầy đủ các loại hạn mức rủi ro theo quy định tại TT13
Tiếp theo, xây dựng văn hoá kiểm soát là một yếu tố quan trọng trong cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng cần xây dựng một văn hoá kiểm soát mạnh mẽ, trong đó tất cả nhân viên đều nhận thức được tầm quan
95 trọng của kiểm soát nội bộ và tuân thủ các quy tắc và quy trình Điều này có thể đạt được thông qua việc tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo và giao lưu để nâng cao nhận thức và hiểu biết cho nhân viên về kiểm soát nội bộ Các chương trình đào tạo này nên tập trung vào việc phân biệt rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân trong việc thực hiện kiểm soát nội bộ, cung cấp các hướng dẫn cụ thể về quy trình và quy tắc kiểm soát nội bộ, và khuyến khích sự tham gia tích cực và trách nhiệm cá nhân
Ngoài ra, việc thiết lập một hệ thống giám sát hiệu quả cũng là một yếu tố quan trọng trong cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng cần đảm bảo rằng hệ thống giám sát được thiết lập và duy trì đúng cách Điều này có thể bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa quy trình kiểm soát nội bộ, tạo ra các báo cáo tự động để giám sát các hoạt động tín dụng và phát hiện các bất thường, và thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống giám sát
Ngoài việc nâng cao sự giám sát của nhà quản lý và xây dựng văn hoá kiểm soát, ngân hàng cũng cần liên tục cải tiến quy trình và chính sách kiểm soát nội bộ Điều này đảm bảo rằng ngân hàng luôn áp dụng các tiêu chuẩn và quy tắc mới nhất, nhằm đảm bảo sự tuân thủ với các quy định pháp luật và đáp ứng được các yêu cầu kiểm soát nội bộ Ngân hàng cần thường xuyên đánh giá và đối chiếu các quy trình hiện tại với các tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của kiểm soát nội bộ Xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa kiểm soát để tác động thông qua các hoạt động giám sát, các chính sách thưởng phạt, quản lý hiệu suất… từ đó truyền thông, đào tạo làm thay đổi nhận thức về kiểm soát, tạo văn hóa kiểm soát
Hình 4.1 Các yếu tố ảnh hướng tới văn hóa kiểm soát
Ngoài ra, việc thiết lập một hệ thống báo cáo và giao tiếp hiệu quả trong ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ Các báo cáo nội bộ cần được tạo ra và truyền tải một cách đúng hẹn và đầy đủ cho các cấp quản lý và các bên liên quan Đồng thời, cần xây dựng một cơ chế giao tiếp linh hoạt và mở rộng giữa các bộ phận và nhân viên, để đảm bảo thông tin về kiểm soát nội bộ được chia sẻ một cách hiệu quả và kịp thời
Cuối cùng, việc xác định và đánh giá các rủi ro liên quan đến nghiệp vụ tín dụng cũng là một phần quan trọng trong hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng cần thực hiện các hoạt động kiểm tra và đánh giá rủi ro liên quan đến tín dụng, bao gồm cả rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán và rủi ro pháp lý Các rủi ro này cần được xác định, đo lường và đánh giá để đưa ra các biện pháp kiểm soát phù hợp và đảm bảo sự an toàn và bền vững trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
4.2.2 Giải pháp cải tiến công tác ghi nhận và đánh giá rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng Để cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại NCB, ngân hàng có thể tận dụng hệ thống ghi nhận (CRS) và tuân thủ nguyên tắc thứ 4 của Basel Dưới đây là các nội dung mà tác giả đề xuất để hoàn thiện hệ thống ghi nhận và đánh giá rủi ro:
Thứ nhất, Hoàn thiện module Phân tích thông tin về rủi ro tín dụng tự động: Nâng cao khả năng thu thập dữ liệu tự động từ các nguồn thông tin liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, bao gồm thông tin khách hàng, lịch sử tín dụng, tài sản, và các yếu tố khác Áp dụng các công cụ và thuật toán phân tích dữ liệu để tự động phân loại và ưu tiên các rủi ro theo mức độ quan trọng và ảnh hưởng Tạo ra báo cáo tự động về tình hình rủi ro tín dụng, cung cấp thông tin chi tiết và dễ hiểu để ngân hàng có thể đánh giá và quản lý rủi ro một cách hiệu quả
Thứ hai, Hoàn thiện module Đánh giá rủi ro tín dụng tự động: Tích hợp các mô hình quyết định và thuật toán phân tích dữ liệu để đánh giá và định lượng các rủi ro liên quan đến nghiệp vụ tín dụng Xây dựng một cơ sở dữ liệu dựa trên các yếu tố như lịch sử tín dụng, khả năng thanh toán, giá trị tài sản và các yếu tố khác để đánh giá rủi ro một cách chính xác và khách quan Đánh giá tự động các rủi ro tín dụng, chính sách quốc gia, thị trường, lãi suất, thanh khoản, vận hành, pháp lý và thương hiệu, bao gồm cả những rủi ro chưa được kiểm soát trước đây và những rủi ro mới phát sinh
Thứ ba, Hoàn thiện module Quản lý rủi ro tín dụng tự động: Xây dựng các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tự động dựa trên đánh giá rủi ro tự động Đề xuất các biện pháp kiểm soát phù hợp để giảm thiểu rủi ro và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng Tự động cập nhật và theo dõi hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đã được áp dụng
Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát nội bộ trong hệ thống tổ chức tín dụng để tạo tiền đề cho hoạt động KSNB hiệu quả hơn Trong đó đề xuất lưu ý các điểm sau: Cần có quy định cụ thể hơn đối với khung rủi ro tín dụng, từ đó các tổ chức tín dụng có cơ sở hoàn thiện khung rủi ro tín dụng, nâng cáo chất lượng hoạt động KSNB Quy định cụ thể về các nguyên tắc kiểm soát nội bộ: phân cấp thẩm quyền phê duyệt, phân tách chức năng nhiệm vụ trong các giao dịch, quy trình nghiệp vụ để tránh xung đột lợi ích, kiểm soát của trụ sở chính đối với chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác, ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, lập báo cáo nội bộ về kiểm soát nội bộ, cơ chế trao đổi thông tin, hệ thống thông tin quản lý
Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động KSNB của các NHTM Hiện tại, theo quy định tại thông tư 13, định kỳ đã có báo cáo về các hoạt động riêng rẽ như báo cáo hoạt động kiểm toán nội bộ; báo cáo quản lý rủi ro… nhưng chưa có báo cáo tổng thể hoạt động KSNB
Do vậy, khi NHNN chú trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát với hoạt động KSNB sẽ giúp NHTM nói chung và NCB nói riêng ý thức được tầm quan trọng để tích cực triển khai và nếu có sai phạm thì kịp thời điều chỉnh để đảm bảo an toàn hoạt động