1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam

122 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Việt Nam
Tác giả Trần Ngọc Hân
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Loan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG (IPO) (14)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (14)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan (14)
      • 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu (19)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động IPO của các doanh nghiệp (19)
      • 1.2.1. Khái niệm về Cổ phiếu và phân loại cổ phiếu (19)
      • 1.2.2. Khái niệm về Chào bán cổ phiếu lần đầu và đặc điểm của chào bán cổ phiếu lần đầu (24)
      • 1.2.3. Ƣu điểm của việc Chào bán thành công Cổ phiếu lần đầu ra Công chúng (0)
    • 1.3. Các yếu tố tác động tới việc phát hành Cổ phiếu lần đầu ra Công chúng (32)
      • 1.3.1. Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành (32)
      • 1.3.2. doanh nghiệp và công bố thông tin doanh nghiệp (33)
      • 1.3.3. Thời điểm tiến hành IPO (33)
      • 1.3.4. Tầm ảnh hưởng của nhà đầu tư chiến lược (34)
      • 1.3.5. Định giá phát hành (35)
      • 1.3.6. Các yếu tố khác (38)
  • CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (41)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (41)
    • 2.2. Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của IPO (41)
      • 2.2.1 Mô hình nghiên cứu (41)
      • 2.2.2. Phương pháp phân tích mô hình (42)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG IPO TẠI VIỆT NAM (45)
    • 3.1.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2015- 2022 (45)
    • 3.1.2. Các cở sở pháp lý điều chỉnh hoạt động IPO tại Việt Nam (53)
    • 3.2. Thực trạng hoạt động IPO tại Việt Nam từ 2015-2022 (57)
      • 3.2.1 Thống kê số lượng các doanh nghiệp IPO trên thị trường (57)
      • 3.2.2. Cơ cấu doanh nghiệp IPO so với doanh nghiệp đang niêm yết (62)
      • 3.2.3 Mức tăng trưởng bình quân trên thị trường IPO (65)
    • 3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến IPO tại Việt Nam (69)
      • 3.3.1 Kết quả khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của IPO (69)
      • 3.3.2 Kết quả đánh giá hoạt động IPO thành công tại Việt Nam dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến IPO (71)
    • 3.4. Đánh giá thực trạng IPO tại Việt Nam (90)
      • 3.4.1. Kết quả đạt đƣợc (90)
      • 3.4.2. Thành công (94)
      • 3.4.3. Hạn chế và nguyên nhân (95)
  • CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG IPO TẠI VIỆT NAM (98)
    • 4.1. Mục tiêu phát triển IPO trong thời gian sắp tới (98)
    • 4.2. Giải pháp giúp tăng hiệu quả IPO cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (99)
      • 4.2.1. Công khai minh bạch trong công bố thông tin và gắn IPO với niêm yết (99)
      • 4.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (101)
      • 4.2.3. Áp dụng hình thức đấu giá IPO công khai (102)
      • 4.2.4 Thông tin minh bạch đến các nhà đầu tƣ (103)
      • 4.2.5. Giải pháp khác (105)
    • 4.3. Khuyến nghị (109)
      • 4.3.1. Khuyến nghị với Pháp luật đối với IPO (109)
      • 4.3.3. Khuyến nghị đối với nhà đầu tƣ (111)
  • KẾT LUẬN (113)

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 DCF Chiết khấu dòng tiền 2 DNNN doanh nghiệp nhà nước 3 IPO phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng 4 P/E Chỉ số giá trên thu nhập 5 SCIC Tổng công ty đầu tư vàki

TỔNG QUAN VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG (IPO)

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan

- Trong luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định dưới giá cổ phiếu phát hành lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM”- NCS Ths Thân Thị Thu Thủy, Lê Văn Lâm, Trương Thị Mỹ Xuyên đã đƣa ra kết quả nghiên cứu nhƣ sau : bằng cách điều tra 31 đợt IPO các doanh nghiệp đã niêm yết tại HOSE giai đoạn 2003 – 2012 thì mức độ định dưới giá trung bình lần lượt là 12,27%, 10,09% và 8,83% cho ngày giao dịch đầu tiên, thứ hai và thứ ba Nhóm nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa mức độ định dưới giá và một tập hợp các biến giải thích giả thuyết là có tác động đến mức độ định dưới giá Dựa trên kết quả phân tích hồi quy đa biến, có thể kết luận có bốn nhân tố tác động mạnh lên mức độ định dưới giá các doanh nghiệp đã niêm yết trên HOSE là: Độ trễ niêm yết (Del), giá chào bán (Price), thời gian hoạt động của doanh nghiệp (Age) và quy mô đợt IPO (Osize) Các nhân tố này có ý nghĩa thống kê và có tác động đối với mức độ định dưới giá (MAR 1, 2 và 3) Các biến giải thích khác là mức vốn giữ lại (Capret), tỷ lệ mua vượt mức (Over) và quy mô doanh nghiệp (Fsize) dường như không có bất kỳ tương quan nào với mức độ định dưới giá Cuối cùng, có thể thấy sự tham gia của biến kiểm soát về thời điểm IPO của doanh nghiệp trước hay sau năm 2007 đã không có bất kỳ vai trò gì trong việc làm giảm mức độ bất cân xứng thông tin cũng nhƣ sự không chắc chắn xung quanh vấn đề IPO

- Luận án “Nghiên cứu thực nghiệm về Hiệu quả tài chính trong dài hạn của doanh nghiệp sau khi Niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam”- NCS.ThS

Dương Thị Chi cũng đã chỉ ra hiệu quả tài chính của một công ty là hệ thống các chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng đối với các bên liên quan nhƣ các nhà đầu tƣ, nhà quản lý, chủ nợ, … trong việc ra các quyết định kinh doanh hoặc đầu tƣ Do vậy, hiệu quả tài chính là một chủ đề nghiên cứu thu hút đƣợc sự quan tâm của khá nhiều học giả, đặc biệt đƣợc nghiên cứu trong các sự kiện của công ty nhƣ các đợt phát hành cổ phiếu: Phát hành lần đầu (IPO); hoặc phát hành bổ sung (SEO)

Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trong giai đoạn 2009-2017 bao gồm 189 công ty niêm yết Với hiệu suất cổ phiếu dài hạn đƣợc tính cho các 3 giai đoạn sau niêm yết, với các công ty niêm yết tại năm 2017 sẽ không có đủ số liệu để tính CAR36, nghiên cứu loại bỏ 28 công ty niêm yết tại năm 2017, mẫu nghiên cứu còn lại là 161 quan sát Đánh giá theo khía cạnh hiệu quả tài chính - đo lường bằng chỉ tiêu lợi nhuận (ROE) bằng chứng cho thấy rằng hiệu quả tài chính (ROE) đƣợc tìm thấy cao nhất tại các năm trước niêm yết và năm sau niêm yết, và sau đó giảm trong các năm tiếp theo, đặc biệt là trong năm thứ hai sau niêm yết sẽ có giá trị thấp nhất

Theo như hiệu quả tài chính – đo lường dựa trên thông tin thị trường (CAR) Kết quả thu đƣợc từ các kiểm định cho hiệu quả tài chính - hiệu suất cổ phiếu (CAR) cho thấy mức kém hiệu quả tài chính sau niêm yết và mức độ thể hiện giảm dần qua các giai đoạn nắm giữ, đạt mức kém hiệu quả nhất vào giai đoạn nắm giữ thứ 3

Kết quả nghiên cứu chỉ ra

Thứ nhất, kết quả từ nghiên cứu này có thể giúp các nhà đầu tƣ đánh giá rủi ro liên quan đến công ty niêm yết mới và cải thiện quyết định đầu tƣ của họ Tiếp theo, với hiệu suất cổ phiếu giảm trong dài hạn sau niêm yết, nhà đầu tƣ cần cân nhắc việc nắm giữ cổ phiếu ngắn hạn hoặc dài hạn để có đƣợc lợi ích tốt nhất Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng thông báo cho các nhà quản lý rằng họ nên cải thiện giám sát và kiểm soát để giảm mức độ bất cân xứng thông tin và tăng cường tính minh bạch và chất lƣợng trong báo cáo tài chính của các công ty sau niêm yết để bảo bảo cho lợi ích của các nhà đầu tƣ

- Luận văn Thạc sỹ “Ảnh hưởng của sự kiện IPO đến tỷ lệ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn của các công ty niêm yết Việt Nam trong những năm sau IPO”- Nguyễn

Thị Hồng Hà Bài luận văn này đƣợc thực hiện với mục tiêu nghiên cứu về ảnh hưởng của sự kiện IPO đến tỷ lệ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam trong những năm sau khi IPO Tác giả sử dụng dữ liệu bảng đƣợc trích xuất từ các báo cáo tài chính của 275 công ty cổ phần thuộc các ngành1 khác nhau đƣợc niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019 Bài nghiên cứu lần lượt sử dụng các phương pháp: Bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình Tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình Tác động cố định (FEM), phương pháp Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) và phương pháp Hồi quy tổng quát (GMM) để kiểm định tính vững cho kết quả nghiên cứu Bài nghiên cứu đã trƣng ra bằng chứng cho thấy, mặc dù các công ty đã phát hành cổ phiếu ra công chúng và có khả năng phát hành thêm nhiều vốn cổ phần sau thời điểm IPO nhƣng các công ty vẫn duy trì đƣợc tỷ lệ nợ so với năm IPO đối với cả đòn bẩy tài chính theo giá trị sổ sách và đòn bẩy tài chính theo giá trị thị trường Bên cạnh đó, tác giả còn tìm thấy bằng chứng, sau thời điểm IPO, các công ty có quy mô lớn thường có xu hướng gia tăng đòn bẩy tài chính cho doanh nghiệp mình để tận dụng lợi thế từ quy mô và các công ty thuộc ngành có trung vị đòn bẩy tài chính cao có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính cao Ngoài ra, những công ty được thị trường định giá cao sau IPO, có khả năng sinh lợi tốt và có giá trị tài sản hữu hình cao thường giảm sử dụng đòn bẩy tài chính Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi IPO, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã có những động thái điều chỉnh tỷ lệ nợ của doanh nghiệp mình hướng đến tỷ lệ nợ mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị cho công ty thông qua tốc độ điều chỉnh tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp trung bình đạt 9,7%

- Luận án tiến sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Việt Nam”- TS Dương Như Hùng đã chỉ ra dựa trên thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, doanh nghiệp sách các doanh nghiệp tiến hành đấu giá lần đầu tiên trong giai đoạn 2008 - 2013 đƣợc thu thập kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ đặt mua cao nhất và quy mô IPO có tác động tiêu cực đến tỷ lệ mua nhƣng không ảnh hưởng đến tỷ lệ giá Tỷ lệ nước ngoài được mua ảnh hưởng tiêu cực và chỉ số vn-index ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ bán

Về cơ bản, Hiện nay các thương vụ IPO trên thế giới được thực hiện theo ba phương thức bao gồm: Chào bán với giá cố định (Fixed-price offering), Dựng sổ (Book building) và Đấu giá (Auction) Trên thực tế, hiện nay một số nước thường tiến hành kết hợp hai hoặc nhiều phương thức khác nhau để đem lại hiệu quả tối ưu cho một thương vụ IPO

- Nghiên cứu “Việt Nam không có tiệc IPO” trong hội thảo IPAG Business School Paris và AVSE Global - TS Võ Đình Trí đã chỉ ra những nội dung sau: Báo cáo xu hướng IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) toàn cầu mới nhất của EY cho thấy số lượng và giá trị các thương vụ IPO 6 tháng đầu năm

2021 đạt kỷ lục trong vòng 20 năm trở lại đây Một trong những lý do quan trọng thôi thúc các doanh nghiệp IPO là nhiều chỉ số chứng khoán trên thế giới tăng mạnh từ quý 2/2020

Trong sáu tháng đầu năm 2021, ở Việt Nam chỉ sôi động một chút sự kiện IPO và sau đó lên sàn của một công ty dịch vụ bất động sản Nhƣng theo ghi nhận của EY, thì Việt nam không có IPO nào Trong khi đó, các nước khu vực ASEAN nhƣ Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines đều ghi nhận các thương vụ IPO, tổng cộng là 54 IPOs với giá trị là 5 tỷ USD Trong số này, phải kể đến 2 IPO đình đám ở Thái Lan và 1 IPO lớn nhất trong lịch sử của Philippines Đề tài đƣa ra lý do IPO ở Việt Nam chƣa sôi động vì:

Lý do đầu tiên là không có doanh nghiệp mới với mô hình kinh doanh độc đáo, có tiềm năng tăng trưởng cao dù trong bối cảnh dịch bệnh

Lý do thứ hai là nguồn cung cổ phiếu từ những doanh nghiệp đã niêm yết đƣợc dự báo là rất lớn

Lý do thứ ba là sức hút của thị trường Việt nam so với thế giới đã bị giảm lại

Theo TS Võ Đình Trí các doanh nghiệp IPO có khả năng thành công cao trong giai đoạn này thường nằm trong lĩnh vực công nghệ, y tế, hay công nghiệp Trước đây, một doanh nghiệp ô tô của Việt Nam cũng đã đánh tiếng sẽ IPO ở thị trường Mỹ thông qua SPAC Các doanh nghiệp muốn IPO trong giai đoạn này và sắp tới cũng cần quan tâm nhiều hơn đến các rủi ro địa chính trị, rủi ro môi trường pháp lý, các yêu cầu về ESG cũng nhƣ các lựa chọn khác nhau trong việc IPO trực tiếp hay gián tiếp qua SPAC, niêm yết cửa sau, hay chọn phương thức tài trợ tài chính khác như là huy động vốn không công khai (private capital), phương án vay (debt)

Kết quả nghiên cứu của các NCS Ths Thân Thị Thu Thủy Lê Văn Lâm Trương Thị Mỹ Xuyên cho thấy có tồn tại hiện tượng định dưới giá tại thị trường

Cơ sở lý luận về hoạt động IPO của các doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về Cổ phiếu và phân loại cổ phiếu

1.2.1.1 Khái niệm về cổ phiếu

Cổ phiếu chính là một chứng thƣ chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phiếu và cổ đông là người có cổ phiếu thể hiện bằng cổ phiếu

Thông thường hiện nay các công ty cổ phiếu thường phát hành 02 dạng Cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thông thường có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty nhƣ đƣợc chia cổ tức theo kết quảkinh doanh đƣợc quyền bầu cử ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần đóng góp của mình

Các cổ đông sở hữu Cổ phiếu ƣu đãi cũng là hình thức đầu tƣ vốn cổ phiếu như cổ phiếu thông thường nhưng quyền hạn và trách nhiệm Hạn chế như lợi tức cố định và không có quyền bầu cử ứng cử

Từ những khái niệm trên đây, có thể thấy, cổ phiếu có những đặc trƣng cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, cổ phiếu có tính thanh khoản cao, nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng Nhà đầu tƣ bỏ tiền ra mua cổ phiếu của một công ty, sau đó dễ dàng bán đi để thu lại tiền đã đầu tƣ Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào hai yếu tố:

Một là, kết quảkinh doanh của công ty cổ phiếu đã phát hành cổ phiếu (còn gọi là tổ chức phát hành) Nếu tổ chức phát hành có kết quảkinh doanh tốt, thu đƣợc lợi nhuận cao, trả cổ tức cao sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ, khiến cổ phiếu của công ty có thể dễ dàng đƣợc mua bán trao đổi Ngƣợc lại, nếu tổ chức phát hànhkinh doanh kém hiệu quả dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ nần thì các nhà đầu tƣ không dám mạo hiểm bỏ vốn mua cổ phiếu của công ty, dẫn đến cổ phiếu của công ty đó có tính thanh khoản thấp

Hai là, quan hệ cung cầu trên thị trường cổ phiếu và thị trường chứng khoán Thị trường cổ phiếu cũng như các thị trường mua bán các loại hàng hóa khác đều chịu sự điều chỉnh của các quy luật thị trường đặc biệt là quy luật cung cầu Giá của cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của bản thân tổ chức phát hành mà còn phụ thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư Điều này đặc biệt dễ nhận thấy khi thị trường chứng khoán gặp biến động mạnh, các nhà đầu tƣ theo tâm lý chung sợ mất tiền nên ồ ạt bán ra cổ phiếu Cổ phiếu tràn ngập thị trường tạo nên nguồn cung quá lớn trong khi số lượng nhà đầu tư muốn mua vào quá ít, tính thanh khoản của cổ phiếu lúc này hạ xuống còn rất thấp Ngƣợc lại khi thị trường cổ phiếu khan hiếm hàng hóa, nhu cầu của các nhà đầu tư rất lớn thì ngay cả những cổ phiếu có chất lƣợng thấp cũng dễ dàng bán đƣợc với giá cao Thứ hai, Cổ phiếu có tính lưu thông Tính lưu thông là khả năng chuyển giao quyền sở hữu cổ phiếu cho người khác như một tài sản thực sự Nếu như tính thanh khoản giúp chủ sở hữu cổ phiếu chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt thì tính lưu thông đem lại cho người sở hữu nhiều khả năng sử dụng hơn như cho, tặng, để thừa kế hay cầm cố tại ngân hàng để bảo đảm thực hiên nghĩa vụ tài sản khác

Thứ ba, Cổ phiếu có tính tƣ bản giả, có nghĩa là cổ phiếu là một loại giấy tờ có giá trị nhƣ tiền Tuy nhiên, bản thân cổ phiếu không có giá trị nếu nó không đƣợc đảm bảo bằng tiền Mệnh giá của cổ phiếu cũng không phản ánh đúng giá trị thực của cổ phiếu và người ta định giá cổ phiếu dựa trên nhiều phương pháp khác nhau Thứ tƣ, Cổ phiếu có tính rủi ro: Là những đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đối với nhà đầu tƣ Thể hiện rõ nét của đặc điểm này là cổ phiếu có thể xuống giá bất thường và đột ngột do những biến cố của thị trường, đem lại sự thua lỗ nhanh chóng cho các nhà đầu tƣ Nguyên nhân: Giá trị của cổ phiếu không nằm trong ý định chủ quan của tổ chức phát hành hay nhà đầu tƣ, cổ phiếu có giá trị phụ thuộc vào các yếu tố khách quan nhƣ tình hình tài chính của tổ chức phát hành, tình hình kinh tế xã hội nói chung và những yếu tố chính trị nhạy cảm Vì vậy, một biến động chính trị lớn có thể làm chao đảo thị trường chứng khoán, cũng như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán của một quốc gia có thể kéo theo sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán nhiều nước khác, kéo theo giá của tất cả cả các cổ phiếu sụt giảm bất thường Hơn nữa, hoạt động mua bán cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều vào thông tin trên thị trường, chỉ một thông tin bất lợi cho tổ chức phát hành dù chưa được kiểm chứng cũng dễ dàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh khoản, lưu thông của cổ phiếu

Cổ phiếu đƣợc chia thành hai nhóm là cổ phiếu ƣu đãi và cổ phiếu phổ thông Mỗi loại cổ phiếu khác nhau mang lại cho người sở hữu những quyền và lợi ích nhất định Khả năng tự do chuyển chuyển nhƣợng cổ phiếu cũng tùy thuộc từng loại cổ phiếu

Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất và bắt buộc phải có đối với công ty cổ phần Tỷ lệ của giá trị vốn cổ phiếu phổ thông trên tổng giá trị vốn cổ phiếu của công ty do điều lệ công ty quyết định Người sở hữu cổ phiếu phổ thông là cổ đông phổ thông Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phiếu phổ thông đƣợc quyền chào bán của công ty trong tối thiểu ba năm kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của cổ đông phổ thông gồm: Tham gia Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông đƣợc chia cổ tức khi công ty làm ăn có lãi Khi công ty giả thể phá sản, cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn cổ phiếu đã góp vào công ty

Cổ phiếu phổ thông đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2005: Công ty cổ phiếu phải có cổ phiếu phổ thông, người sở hữu cổ phiếu phổ thông là cổ đông phổ thông Chi tiết quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông đƣợc Luật doanh nghiệp 2005 quy định tại Điều 79 và Điều 80 Luật doanh nghiệp 2005 cũng quy định quyền tự do chuyển nhượng của cổ phiếu phổ thông trừ trường hợp cổ phiếu phổ thông của cổ đông sáng lập (Khoản 5 Điều 84)

Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu mang lại cho người sở hữu một số quyền ưu tiên so với cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi được quy định tại Khoản 2 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2005: “Công ty cổ phiếu có thể có cổ phiếu ưu đãi Người sở hữu cổ phiếu ƣu đãi gọi là cổ đông ƣu đãi”

Không phải mọi nhà đầu tƣ đều có quyền nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi Tùy từng loại cổ phiếu ƣu đãi mà luật và điều lệ công ty cổ phiếu có quy định khác nhau về điều kiện nắm giữ và chuyển nhƣợng cổ phiếu ƣu đãi

Cổ phiếu ƣu đãi gồm các loại sau đây:

Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết: Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biếu quyết cao hơn số phiếu biểu quyết của cổ phiếu phổ thông Số phiếu biểu quyết của cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết do điều lệ của công ty cổ phiếu quy định Chỉ có cổ đông sáng lập và tổ chức do Chính phủ ủy quyền (đối với công ty nhà nước cổ phiếu hóa) mới đƣợc quyền nắm giữ cổ phiếu biếu quyết Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập cũng chỉ có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, sau đó cổ phiếu biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển thành cổ phiếu phổ thông Luật doanh nghiệp 2005 không có quy định về thời hạn hiệu lực của cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết do tổ chức đƣợc Chính phủ ủy quyền nắm giữ, vì vậy có thể coi cổ phiếu ƣu đãi biếu quyết do tổ chức đƣợc Chính phủ ủy quyền nắm giữ có hiệu lực vô thời hạn Mục đích của cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết là để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông sáng lập trong thời gian hợp lý vừa đủ để duy trì sự ổn định của công ty mà không hạn chế quyền của các cổ đông khác; và duy trì quyền kiểm soát của Nhà nước đối với những công ty cổ phiếu hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề quan trọng cần sự định hướng của Nhà nước

Cổ phiếu ƣu đãi cổ tức: Cổ phiếu ƣu đãi cổ tức là cổ phiếu đƣợc trả cổ tức cao hơn mức trả cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quảkinh doanh của công ty và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phiếu ưu đãi cổ tức Mục đích của cổ phiếu ưu đãi cổ tức là thu hút vốn điều lệ bằng tỷ lệ lợi nhuận cao trên mỗi cổ phần, tuy nhiên cổ đông sở hữu cổ phiếu ƣu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, để cử người vào Ban kiểm soát Điều kiện này để dung hòa quyền và nghĩa vụ của cổ đông nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi cổ tức bằng cách không cho họ tham gia vào hoạt động quản trị công ty

Các yếu tố tác động tới việc phát hành Cổ phiếu lần đầu ra Công chúng

1.3.1 Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành

Môi trường kinh tế phát triển ổn định sẽ giúp cho các nhà đầu tư dự đoán chính xác hơn về các chỉ tiêu kinh tế nhƣ: chỉ số lạm phát, lãi suất dài hạn, chỉ số tăng trưởng kinh tế… vì vậy sẽ dự báo chính xác hơn về kết quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam lại phát triển đầy biến động khiến doanh nghiệp gặp nhiều bấp bênh nên sẽ rất khó dự đoán đƣợc kết quả hoạt độngkinh doanh Điều này đã làm khó khăn cho các chuyên gia trong việc xác định các đại lƣợng trong tính toán giá trị của doanh nghiệp để có thể tiến hành IPO cũng nhƣ định giá IPO hiệu quả

Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải đƣợc sự bảo lãnh phát hành Nếu số lƣợng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành Nếu đó là một công ty lớn và số lƣợng chứng khoán phát hành vƣợt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên

Yêu cầu đƣợc đặt ra cho tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán là phải có tiềm lực tài chính Vì chỉ khi đáp ứng đƣợc điều kiện này thì tổ chức đó mới có thể cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lƣợng Vì vậy, việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành uy tín là việc rất quan trọng để giúp cho tỷ lệ thành công của việc chào bán Cổ phiểu lần đầu ra công chúng đƣợc tăng lên Đồng thời, với những tổ chức đã có kinh nghiệm tư vấn và bảo lãnh phát hành lâu năm qua những cuộc IPO thành công trước đây, cũng sẽ là sự lựa chọn tối ƣu cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu IPO Nếu như nhà bảo lãnh phát hành cổ phiếu có uy tín, có thương hiệu thì việc phát hành cổ phiếu lần đầu dường như sẽ nhiều thuận lợi hơn so với những cổ phiếu khác Ngược lại nếu như nhà phát hành chưa có được sự uy tín, có được sự doanh nghiệp tưởng thì dường như việc phát hành IPO của cổ phiếu sẽ được ít công chúng về báo chí, về nhà đầu tư, về giới tài chính hay người mua không quan tâm nhiều

1.3.2 doanh nghiệp và công bố thông tin doanh nghiệp

Các nhà đầu tư là những người góp vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu nhiều rủi ro Họ quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp Thu nhập của các nhà đầu tƣ là tiền lời được chia và thặng dư giá trị của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu đƣợc của doanh nghiệp Do đó, việc tính toán và phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp IPO trên bản công bố thông tin là vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tƣ để đánh giá doanh nghiệp nhiệp và ƣớc đoán giá trị cổ phiếu Vì vậy nếu bản công bố của các doanh nghiệp IPO không đủ các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tƣ thì họ không đủ cơ sở để đƣa ra mức giá đấu hợp lý, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc e dè trong đầu tư làm tổn thất và khó khăn cho doanh nghiệp IPO.

Từ đó cho thấy việc định giá IPO căn cứ vào các thông tin tài chính do doanh nghiệp IPO cung cấp là cần thiết và góp phần thu hút nhà đầu tƣ tham gia góp vốn vào doanh nghiệp đồng thời tạo lực đẩy ban đầu cho sự phát triển về sau của doanh nghiệp sau IPO Điều kiện cần là các doanh nghiệp IPO phải công bố đầy đủ thông tin tài chính trên bản công bố thông tin và điều kiện đủ là doanh nghiệp phải tạo lòng doanh nghiệp, thương hiệu của mình trên thị trường để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ

1.3.3 Thời điểm tiến hành IPO

Thời điểm tiến hành IPO đƣợc định nghĩa là thời gian mà doanh nghiệp ra quyết định thực hiện hoạt động IPO (Bouis, 2009) Thời điểm IPO đóng vai trò quan trọng trong việc định giá cổ phiếu và kết quả của đợt phát hành đó Thời điểm IPO phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác nhau như: các yếu tố về thị trường và đặc điểm, tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Bouis (2009) chỉ ra rằng mức độ ảnh hưởng của các chỉ số về điều kiện thị trường đến thời điểm IPO của doanh nghiệp Mỹ giai đoạn

1999-2008 trên 4524 doanh nghiệp đã thực hiện IPO, các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các yếu tố về tình hình thị trường như:chỉ số dao động thị trường, giá trị thị trường…Kết quả chỉ ra rằng, khi thị trường càng biến động lớn thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện IPO nhƣ kế hoạch ban đầu

Còn theo nghiên cứu của Blum (2011) trên 5856 đợt IPO tại Mỹ trong 20 năm từ 1990-2010, kết quả cho thấy thời điểm IPO không chỉ phụ thuộc vào yếu tố thị trường mà còn phụ thuộc vào đặc điểmkinh doanh mà doanh nghiệp đang có doanh nghiệp cần có tình hìnhkinh doanh khả quan cộng với điều kiện thị trường phát triển tốt thì mới lựa chọn thời gian này để thực hiện IPO

1.3.4 Tầm ảnh hưởng của nhà đầu tư chiến lược Đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào IPO, bước quan trọng nhất chính là nghiên cứu và hiểu rõ về công ty Trước khi đầu tư vào IPO, cần phải xem xét mục tiêu đầu tƣ và phải có chiến lƣợc đầu tƣ Nếu nhà đầu tƣ đang tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, một IPO có thể không phải là sự đầu tƣ tốt nhất Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư đang tìm kiếm sự tăng trưởng lâu dài, IPO có thể là cách tuyệt vời để tham gia từ đầu vào một công ty có triển vọng IPO có thể biến động mạnh, vì vậy điều tiên quyết chính là kiên nhẫn và không kỳ vọng kiếm lợi nhanh chóng Đồng thời, sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào các doanh nghiệp IPO cũng là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong nước tham gia đấu giá

IPO trong kết quả điều tra nghiên cứu từ phiếu thông tin

Khi một công ty đã phát triển đến một quy mô đủ lớn để có sức hút đối với các công ty quốc tế cùng ngành thì việc tìm đối tác chiến lược nước ngoài là cần thiết Các công ty thể đạt đƣợc nhiều thứ bằng cách tiếp nhận những năng lực cạnh tranh quốc tế dưới hình thức công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển, tiếp vận và một doanh nghiệp mục sản phẩm, dịch vụ đa dạng thích ứng với thị trường Ngoài ra, công ty đó còn có cơ hội phát triển hơn nữa và điều chỉnh doanh nghiệp mục sản phẩm để

Comment [TH1]: Em cũng bổ sung thêm yếu tố thị trường vào phần thời điểm IPO ạ trở nên cạnh tranh trên thị trường toàn cầu thông qua hệ thống phân phối của đối tác nước ngoài

Yếu tố quyết định sự thành công trong việc IPO của các doanh nghiệp nhà nước là định giá doanh nghiệp Tuy nhiên hiện nay việc định giá các doanh nghiệp đang gặp một số vướng mắc do thiếu các tổ chức định giá chuyên nghiệp, trong khi hành lang pháp lý để định giá doanh nghiệp chƣa đầy đủ nhƣ việc tính giá trị quyền sử dụng đất, việc định giá các tài sản vô hình như thương hiệu, lợi thếkinh doanh

Do đó, thông tin về giá trị doanh nghiệp không đầy đủ, các tài sản trong đấu giá, cổ phần hoá không đƣợc công khai, xác định đầy đủ khiến nhiều doanh nghiệp đƣợc định giá và bán với giá thấp hơn so với giá trị thực tế, gây thất thoát lãng phí tài sản nhà nước Vào thời điểm thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mạnh như hiện nay, khi cơ quan quản lý áp đặt một số yêu cầu và quy tắc nhất định về thông tin mà công ty buộc phải công khai trong bản cáo bạch trước khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), nhu cầu về định giá doanh nghiệp tăng nhanh IPO thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần giá trị doanh nghiệp đƣợc xác định, vì đây đƣợc xem là một công cụ có thể giúp công ty mở khóa các cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai Còn nếu bị thẩm định giá sai, thẩm định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực, doanh nghiệp sẽ bị thất thoát tài sản sau khi cổ phần hóa

Nhƣ vậy có thể nói vấn đề định giá doanh nghiệp là chìa khóa thành công của một đợt IPO Định giá doanh nghiệp là việc điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp

Thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ giúp cho:

- Quá trình chuyển đổi về cơ cấu vốn chủ sở hữu đƣợc nhanh hơn:

• Cổ đông hoặc nhà đầu tƣ muốn nắm bắt một cách chi tiết về tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng

• Các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai

• Đặc biệt là các khoản nợ ngoài dự kiến, ví dụ: các vấn đề về thuế, các nguy cơ tiềm ẩn về kiện tụng, tranh chấp

- Chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) đƣợc chu đáo hơn:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu xuất phát từ vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu; bên cạnh đó còn dựa vào cơ sở lý thuyết, các công trình nghiên cứu trước đó về các hoạt động IPO của doanh nghiệp, trong đó tâp trung vào các vấn đề sau:

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Tác giả đề xuất

Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của IPO

2.2.1 Mô hình nghiên cứu Để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của IPO tác giả tiến hành nghiên cứu theo mô hình sau : Đề xuất giải pháp

Dữ liệu sơ cấp: phát bảng hỏi đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến IPO ở Việt Nam (tiến hành phỏng vấn sâu với các doanh nghiệp)

Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo số liệu liên quan đến doanh nghiệp IPO tại Việt Nam, mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến thành công của IPO Đánh giá thực trạng hoạt động Phân tích dữ liệu

Thu thập dữ liệu Tổng quan những lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Comment [LV3]: bảo đảm các yếu tố này đều được trinh bày ở chương 3

2.2.2 Phương pháp phân tích mô hình

2.2.2.1 Nguồn thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là việc thu thập thông tin đã có từ trước đó và được thu thập cho mục tiêu khác Việc nghiên cứu thường được bắt đầu

Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành

Quảng bá hình ảnh của công ty,

Thời điểm tiến hành IPO

Tầm ảnh hưởng của nhà đầu tƣ chiến lƣợc Định giá phát hành

Nhân tố thị trường và sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Các chính sách kinh tế vĩ mô

Môi trường công nghệ kỹ thuật

Môi trường chính trị pháp luật

Quy mô của đợt IPO

Quy mô của doanh nghiệp từ việc thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm việc thu thập nguồn dữ liệu hiện có kể cả các nguồn nội bộ của doanh nghiệp (các báo cáo kết quảkinh doanh, chiến lƣợc phát triển chung và kế hoạch đầu tƣ quảng bá hình ảnh thương hiệu điện tử của công ty ) và nguồn bên ngoài như các tài liệu thống kê kinh tế, các công trình khoa học đã đƣợc thực hiện, qua Internet,…

Dữ liệu sơ cấp là thông tin đƣợc thu thập lần đầu tiên vì một mục mục tiêu cụ thể nào đó Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp khác nhau như quan sát thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,….Với nội dung của bài khóa luận này tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi phỏng vấn

Tác giả lập bảng câu hỏi điều tra để đánh giá khách quan về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động IPO tại Việt Nam Các câu hỏi đưa ra dưới hình thức trắc nghiệm, dễ hiểu, đơn giản và dễ trả lời Các câu hỏi gắn với vấn đề đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động IPO tại Việt Nam

- Số phiếu phát ra là 150 với bảng khảo sát bao gồm 11 câu hỏi

Nội dung thực hiện khảo sát nhƣ sau:

Nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của IPO

Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và công bố thông tin doanh nghiệp

Thời điềm tiến hành IPO Tầm ảnh hưởng của nhà đầu tư chiến lược Định giá phát hành

Các nhân tố khác (quy mô đợt IPO, quy mô doanh nghiệp)

Việc xác định giá khởi điểm IPO có phải là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất Đúng/ Sai

Xác định giá khởi điểm IPO phụ thuộc vào các nhân tố nào sau đây

Phương pháp định giá Nhân tố thị trường và sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Các chính sách kinh tế vĩ mô Môi trường công nghệ kỹ thuật Môi trường văn hóa, xã hội Nhân tố khác

Comment [LV4]: Không cần tập trung vào 1 nhân tố định giá và tại sao thiếu nhân tố về quy mô,…cần rà soát xem đã đánh giá đủ nhân tố chƣa?

Comment [TH5]: đây là yếu tố em khảo sát cụ thể hơn thôi ạ, còn các nhân tố ảnh hưởng đều có ở trong bảng hỏi rồi cô ạ

2.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

* Các phương pháp định lượng:

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel, còn đƣợc gọi theo tên đầy đủ Microsoft Office Excel, là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft Xử lý cơ cấu số lƣợng các doanh nghiệp IPO trên thị trường Tính tỉ lệ liên quan đến cơ cấu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động IPO Tác giả dựa trên tính toán về số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số câu trả lời của mỗi đối tƣợng đƣợc hỏi từ đó đánh giá tỷ lệ phần trăm

- Trong đó Nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của IPO cần đánh giá ở 6 tiêu chí và người được hỏi có trả lời nhiều câu hỏi nên mỗi tiêu chí 100% là tỷ lệ lớn nhất có thẻ đạt đến Và 600% là tổng số tỷ lệ % lớn mà phần này có thể đạt đến

- Việc xác định giá khởi điểm IPO có phải là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là câu hỏi đánh giá đúng/ sai Chỉ đƣợc lựa chọn 1 trong 2 đáp án nên tổng tỷ lệ đạt đến lớn nhất là 100%

- Xác định giá khởi điểm IPO phụ thuộc vào các nhân tố nào sau đây là câu hỏi lựa chọn nhiều đáp án, điều này cũng đƣợc tác giả xử lý với mỗi tiêu chí tối đa là 100% và tổng tỷ lệ % mà câu hỏi có đạt đến là 600%

Sử dụng phương pháp tổng hợp, quy nạp: hai phương pháp bổ xung cho nhau Phương pháp tổng hợp tập trung trình bày các dữ kiện và giải thích chúng theo căn nguyên Sau đó, bằng phương pháp quy nạp người ta đưa ra sự liên quan giữa các dữ kiện và tạo thành quy tắc

Sử dụng phương pháp diễn dịch: là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ thể rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thiết Mục đích của phương pháp này là đi đến kết luận Kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do cho trước Các lý do này dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể.

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG IPO TẠI VIỆT NAM

Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2015- 2022

Năm 2015, Đề án “Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin cho TTCK” đã đƣợc triển khai cho thấy mục tiêu cải thiện hệ thống công bố thông tin để hòa nhập với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, do dƣ âm từ các sự kiện bất lợi cuối năm 2014 nên các NĐT giao dịch ảm đạm hơn TTCK Việt Nam năm 2016 chứng kiến những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài nhƣ: TTCK Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 1/4; Anh rời khỏi liên minh Châu Âu (Brexit) ngày 24/6 khiến chỉ số VN- Index có lúc giảm tới 34 điểm tương ứng giảm 5,47%… Mặc dù, các sự kiện này chỉ là những biến động bên ngoài nhƣng lại có tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các NĐT dẫn đến hành động bán tháo Tuy nhiên, nhờ nền tảng thị trường tốt nên đã sự phục hồi dần trong các phiên giao dịch sau đó GTVH trên sàn HOSE đạt 1.491 nghìn tỷ đồng tăng 30,7% so với năm 2015 Sàn UpCom đạt mốc 417 DNNY với mức tăng kỷ lục 168 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới Sàn UpCom đã phát huy hiệu quả vai trò trong việc thu hẹp thị trường tự do, quy tụ cổ phiếu về một đầu mối quản lý thống nhất Hai SGD đã kết hợp để xây dựng chỉ số chung VNX- Allshare cho TTCK Việt Nam ra mắt vào ngày 24/10/2016 là bước đầu trong tiến trình hợp nhất 2 SGD

Hình 3.1 thể hiện sự tăng trưởng GTVH trên GDP của TTCK Việt Nam qua các năm Có thể thấy, sau gần 10 năm của thời kỳ “bùng nổ” thì GTVH/GDP của CPNY trên 2 Sở đã đạt mức ngang bằng năm 2007

Hình 3.1 Giá trị vốn hóa thị trường trên GDP qua các năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán

Năm 2017 chỉ số VN-Index đạt đỉnh ngày 29/12 với 984,24 điểm, tăng hơn 43% so với năm 2016 - là mức tăng kỷ lục trong 10 năm GTVH của cổ phiếu năm

2017 tăng mạnh mẽ lên 2.614,15 nghìn tỷ đồng, tăng 75,24% so với năm 2016 và gấp hơn 11 lần GTVH của cổ phiếu trên sàn HNX HNX-Index lần đầu tiên đã vƣợt mốc 100 điểm sau 6 năm Quy mô giao dịch trên sàn HNX cũng tăng lên mạnh mẽ với chỉ số HNX-Index duy trì mức tăng liên tục trong cả năm và đóng cửa phiên cuối năm đạt 116,86 điểm tăng hơn 45,8% so với năm 2016 Năm 2017 tiếp tục khẳng định vai trò của kiểm soát nội bộ và hoạt động quản trị công ty để đảm bảo chất lƣợng của thông tin công bố đối với tình hình hoạt độngkinh doanh của DNNY Điểm sáng của năm 2018 là tháng 9/2018 tổ chức FTSE Russell đƣa TTCK Việt Nam vào doanh nghiệp sách theo dõi nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thứ cấp Đồng thời, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế lớn nhất sau 10 năm Trái ngược với tăng trưởng kinh tế, TTCK có đợt suy giảm, mặc dù thị trường từ tăng trưởng nóng 4 tháng đầu năm nhƣng nhanh chóng tụt dốc trong tháng tiếp theo Cụ thể, chỉ số VN- Index tăng 22,4% trong 4 tháng đầu và lập đỉnh cao nhất trong lịch sử 18 năm tại mức 1.204,33 điểm vào ngày 9/4 nhƣng VN-index chỉ đạt 892,54 điểm vào ngày kết thúc năm tương ứng giảm 9,32% so với cuối năm 2017 Tương tự, diễn biễn của chỉ số HNX- index đạt mức cao nhất vào ngày 6/4 với 138,02 điểm và lao dốc thấp nhất vào ngày 5/7 với 96,39 điểm sau đó bình ổn dần và đạt mức 104,23 điểm vào phiên cuối năm giảm 10,8% so với năm 2017 Tuy nhiên, khối ngoại mua ròng kỷ lục trên cả ba sàn với tổng khối lượng khoảng 482 triệu chứng khoán tương đương 43,9 nghìn tỷ đồng, riêng sàn HOSE chiếm tới 93,8% tương ứng giá trị mua ròng 41,2 nghìn tỷ đồng

Năm 2019, TTCK Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng tương đối tốt trước tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp Thị trường cổ phiếu ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á với phiên cuối năm chỉ số VN-index đạt 960,99 điểm tăng 7,7% so với năm 2018, chỉ số HNX-index đạt 102,51 điểm giảm 1,65% so với năm 2018 Thị trường Việt Nam giữ được lực hút với các NĐT nước ngoài khi mua ròng trên cả 2 sàn Tuy nhiên, hoạt động giao dịch giảm, sàn HOSE có GTGD giảm mạnh, trung bình phiên chỉ đạt 4,12 nghìn tỷ đổng, giảm 26,03% so với năm 2018 Tương tự trên sàn HNX, GTGD trung bình phiên chỉ đạt 0,409 nghìn tỷ đồng giảm 47,97% so với năm 2018 Điểm sáng năm 2019, Luật Chứng khoán sửa đổi số 54/2019/QH14 đƣợc ban hành vào ngày 26/11/2019 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 Luật số 54/2019 đã có nhiều điểm mới nhƣ quy định về việc thành lập SGDCK Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; nâng điều kiện về vốn điều lệ, cơ cấu cổ đông để trở thành công ty cổ phần đại chúng; bổ sung thẩm quyền cho UBCKNN trong việc giám sát và xử lý các giao dịch gian lận… Khung pháp lý chặt chẽ, minh bạch là tiền đề để thị trường phát triển trong các năm tới Đồng thời, Chính phủ đã phê duyệt hai đề án quan trọng với mục tiêu tiếp tục cơ cấu toàn diện TTCK gồm: Đề án thành lập SGDCK Việt Nam và Cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 Mục tiêu đề án tăng quy mô thị trường cả chiều rộng và chiều sâu, cải thiện chất lƣợng quản trị doanh nghiệp, chất lƣợng hàng hóa, hoạt động giao dịch, giảm rủi ro cho các NĐT

Năm 2020, diễn biến của TTCK Việt Nam trong quý I/2020 có nhiều nét tương đồng với TTCK thế giới Trong tháng 1/2020, TTCK Việt Nam tiếp tục đà tăng điểm từ cuối năm 2019 Tuy nhiên, do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, TTCK Việt Nam đã trải qua 2 kỳ giảm điểm nhanh và mạnh Kết thúc quý I/2020, chỉ số VN-Index đã mất 33% giá trị so với thời điểm cuối năm 2019 Sang tháng 4, TTCK Việt Nam là một trong những thị trường phục hồi nhanh và mạnh nhất thế giới nhờ diễn biến tích cực hơn của TTCK quốc tế, công tác kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả tại Việt Nam và đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 so với các nước trong khu vực

Thanh khoản của thị trường cổ phiếu duy trì ở mức tốt, với giá trị giao dịch bình quân từ đầu năm đến 17/4 đạt trên 4.700 tỷ đồng, tăng 2% so với bình quân năm 2019 Lực cầu chủ yếu đến từ trong nước, khi trong tháng 3/2020, TTCK ghi nhận nhóm nhà đầu tư (NĐT) trong nước mở mới 31.949 tài khoản, cao nhất trong

2 năm trở lại đây và gấp đôi so với trung bình 6 tháng qua

Năm 2021: Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh Tính đến ngày 28/12, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729.000 tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch (ĐKGD) của thị trường tính đến cuối tháng 11 đạt 1.727.000 tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020 với 761 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán và 890 cổ phiếu ĐKGD trên UPCoM

Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường Thanh khoản thị trường cổ phiếu đã gia tăng nhanh chóng và liên tục qua các tháng và đến tháng

11 đạt mức 40.117 tỷ đồng/phiên

Tính chung từ đầu năm 2021, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 25.960 tỷ đồng/phiên Thanh khoản tăng 250% so với năm 2020, ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 2,3 tỷ USD, xếp thứ 2 trong Đông Nam Á

Trong năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) cũng ghi nhận những kỷ lục về số lƣợng nhà đầu tƣ mới tham gia, có tháng lên tới gần nửa triệu tài khoản đƣợc mở mới, khối ngoại mua ròng kỷ lục hay thanh khoản một số cổ phiếu lên tới cả trăm triệu đơn vị/phiên Thị trường cũng ghi nhận những biến động khó lường và đầy cảm xúc của nhiều cổ phiếu

Trong tháng 11 và 12, TTCK cũng ghi nhận những phiên hồi phục mạnh nhất thế giới

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thời gian qua, thị trường chứng khoán đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế Giá trị huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2021 đạt gần 731.349 tỷ đồng; trong năm 2022 ƣớc đạt 116.684 tỷ đồng

Tính đến hết tháng 4/2023, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ước đạt 5.416 nghìn tỷ đồng, tương đương 60,89% GDP ước tính năm 2022;

Thị trường có 758 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) và 857 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.992 nghìn tỷ đồng, tương đương 20,9% GDP ƣớc tính năm 2022; có 449 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.834 nghìn tỷ đồng, tương đương 19,3% GDP ước tính năm 2022

Chính sách về hoạt động giao dịch Cổ phiếu niêm yết

Mục tiêu hướng đến tăng thanh khoản cho thị trường và tạo thuận lợi cho NĐT và hội nhập thế giới nên các quy định về giao dịch cổ phiếu đã có những bước tiến lớn UBCKNN và hai SGDCK đã có những điều chỉnh về quy định trong hoạt động giao dịch cổ phiếu Quy định về thời gian giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch, loại lệnh áp dụng, thời gian thanh toán… đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động giao dịch cổ phiếu trên TTCK Việt Nam Bảng 3.2 thống kê các quy định hoạt động giao dịch CPNY và Bảng 3.5 thống kê thay đổi về thời gian giao dịch tại TTCK Việt Nam

Bảng 3.1 Thống kê thay đổi về thời gian giao dịch tại TTCK Việt Nam

Biên độ dao động giá

Ngày giao dịch đầu tiên

CP giao dịch đặc biệt ± 7%

100 đồng Đơn vị giao dịch

2010-2019 Lô chẵn: 10 cổ phiếu (tối đa

Lô chẵn: 100 cổ phiếu (Không có quy định)

Lô lớn: ≥ 5.000 cổ phiếu 2019- nay Lô chẵn: 100 cổ phiếu (tối đa

Lô chẵn: 100 cổ phiếu (Không có quy định)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ bảng trên cho thấy sự thay đổi của thay đổi trong hoạt động niêm yết giá cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên có biên độ khác nhau từ năm 2013 đến năm

2018 với các cổ phiểu đƣợc niêm yết trên sàn Hose thì biên độ là 7%, tối thiểu là 20% trong khi từ năm 2018 và trên sàn giao dịch HNX thì các tỷ lệ tương ứng là 7%,30%,40%.Điều này cho thấy trong hai giai đoạn từ 2015- 2019 biên độ giao động giá của cổ phiếu lần đầu tiên giao dịch không có sự thay đổi Đơn vị yết giá:

Từ năm 2015 đến năm 2016 đơn vị yết giá có 3 mức khác nhau trên sàn Hose là 100 đồng, 500 đồng và 1000 đồng còn sàn HNX là 100 đồng Trong khi từ năm

Các cở sở pháp lý điều chỉnh hoạt động IPO tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, phương thức chào bán cổ phiếu thông qua IPO được thực hiện thông qua quy trình đăng ký niêm yết và chào bán cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, cụ thể các bước như sau:

- Việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng là hoạt động mà

Doanh nghiệp thực hiện khi muốn đƣa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, nhƣng để làm đƣợc điều đó các Doanh nghiệp cần tuân thủ cơ sở để phát hành theo luật của Quốc Hội

- Đăng ký niêm yết: Công ty phải đáp ứng các yêu cầu của Ủy ban

Chứng khoán Nhà nước và sàn giao dịch chứng khoán nơi mà công ty dự định niêm yết Bao gồm việc công bố thông tin tài chính, hồ sơ đăng ký niêm yết và các thông tin liên quan khác

- Chào bán cổ phiếu: Sau khi hoàn thành đăng ký niêm yết, công ty sẽ tiến hành chào bán cổ phiếu thông qua các công cụ tài chính nhƣ IPO hoặc phân phối trực tiếp cho các nhà đầu tƣ

- Xác định giá cổ phiếu: Công ty phối hợp với đội ngũ tƣ vấn tài chính để xác định giá cổ phiếu dựa trên nhu cầu và sự quan tâm của nhà đầu tƣ

- Giá chào bán là giá mà sau công ty đã xác định giá cổ phiếu, chào bán ra thị trường trước khi niêm yết

- Giá bán là giá thực sự bán đƣợc cổ phiếu đƣợc mua, bán trong thị trường chứng khoán Giá bán này có thể cao hơn hoăc thấp hơn giá chào bán

- Giao dịch và niêm yết: Sau khi chào bán thành công, cổ phiếu công ty sẽ đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, cho phép nhà đầu tƣ mua bán cổ phiếu công ty trên thị trường mở

- Niêm yết là hoạt động công ty thực hiện trên thị trường chứng khoán sau khi đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu

Những căn cứ về luật để doanh nghiệp khi thực hiện IPO trên thị trường chứng khoán Việt Nam là

- Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;

- Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng;

- Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Trước đây khi chưa có luật chứng khoán 2019, Việt Nam duy trì và thực thi luật năm 2006, luật thời kỳ đó chƣa quy định rõ ràng nhƣ luật năm 2019 và chính vì điều đó trong luật 2019 đã quy đinh rất cụ thể và chi tiết về điều kiện để chào bán cổ phiếu ra công chúng

Sự thay đổi trong việc áp dụng Luật chứng khoán giai đoạn từ 2019 đến nay: Điều kiện IPO theo Luật Chứng khoán 2019

So với Luật Chứng khoán 2006, Luật Chứng khoán 2019 đã có nhiều quy định mới siết chặt hơn các điều kiện IPO nhằm nâng cao chất lƣợng cổ phiếu của các doanh nghiệp IPO, chuẩn hóa và nâng cao tính chuyên nghiệp của TTCK, qua đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhà đầu tƣ khoản 1 Điều 15), cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.2 Thống kê thay đổi của luật chứng khoán 2006 và 2019

STT Nội dung Luật chứng khoán

1 Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán

Từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán

Từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán

2 Lãi năm trước Hoạt độngkinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán

Hoạt độngkinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán

Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải đƣợc bán cho ít nhất 100 nhà đầu tƣ không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành

Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chƣa đƣợc xóa án tích

Có công ty chứng khoán tƣ vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán

Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán

Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán

Nguồn: Tác giả thu thập

Thực trạng hoạt động IPO tại Việt Nam từ 2015-2022

3.2.1 Thống kê số lượng các doanh nghiệp IPO trên thị trường

Nhìn bảng số liệu trình bày thống kê số lƣợng công ty IPO qua từng năm giai đoạn 01/2015 – 12/2022, tác giả nhận thấy số lƣợng các công ty IPO giảm dần từ năm 2015 đến năm 2019, con số tương ứng các doanh nghiệp IPO là 149,122,116,89,68 tuy nhiên giai đoạn này số doah nghiệp IPO vẫn nhiều hơn so với giai đoạn năm 2020 đến nay, Cụ thể năm 2020 chỉ có 49 doanh nghiệp IPO và con số này của năm 2021 là 16 sau Nhƣ vậy cho ta thấy số lƣợng doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2015 đến 2019 có tới 544 doanh nghiệp IPO trong khi từ 2020 đến nay chỉ có 90 doanh nghiệp Số lƣợng doanh nghiệp IPO sụt giảm đáng kể trong hai giai đoạn này Đồ thị sau giúp hình dung rõ hơn về số lƣợng công ty IPO trên thị trường:

Biểu đồ 3.1.Thống kê số lượng công ty IPO trong giai đoạn 2015 đến 2022

Nguồn: Thống kê đấu giá tại SGDCK TPHCM và SGDCK Hà Nội

Năm 2015, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những đợt giảm sâu và gặp nhiều khó khăn, một phần nào đấy do tác động của giám đốc ngân hàng Á Châu bị bắt Cả thị trường trong năm 2021 chỉ có 16 đợt IPO Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào trong năm 2021 sụt giảm -77% Đây là giai đoạn khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam theo đó thị trường chứng khoán, vốn là phong vũ biểu của nền kinh tế, cũng phản ánh rõ điều này với xu hướng giảm điểm là xu hướng chính và chủ đạo và để giải thích điều này có thể nhận thấy năm 2020, 2021,2022 là ba năm mà nền Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19 Một nền kinh tế bị trì hoãn do dịch bệnh nên các doanh nghiệp hạn chế vốn hóa trên thị trường để giảm thiểu tối đa rủi ro Theo thống kê đến ngày 12/12/2021 của Bloomberg, tổng số tiền mà các doanh nghiệp Việt Nam huy động đƣợc từ việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm qua chỉ đạt 0,01 tỷ USD (tương đương 208 tỷ đồng) Cũng trong năm này, rất nhiều công ty đã huỷ niêm yết trên hai sàn chính trong đó có một vài công ty do sáp nhập nên biến mất Tóm lại, do nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chƣa đƣợc giải quyết nên số lƣợng các công ty IPO cũng rất thấp so với các năm trước trên HSX và HNX

Năm 2015 chứng kiến sự khởi sắc đáng mừng của kinh tế vĩ mô cũng nhƣ thị trường chứng khoán, trong đó theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các chỉ

HSX HNX Tổng số giá chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2014, VN-Index tăng trên 22,2%, HNX- Index tăng 19,3% Sự gia tăng của các chỉ số chứng khoán trong năm 2016 đã đƣa Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới Thống kê số lƣợng đấu giá trong năm là 43 đợt, cao gấp 1,7 lần so với năm 2015 Những doanh nghiệp có tỷ lệ đấu giá thành công cao hầu hết rơi vào các đơn vị nhỏ với số lượng người tham gia thấp nhưng lại mua trọn số cổ phiếu được đấu giá

Thị trường chứng khoán tiếp tục đà tăng trưởng và thiết lập được mặt bằng vững chắc cho năm 2017 Chỉ số VN-Index đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 (ngày 3/9) sau gần 6 năm đạt đƣợc, trong khi chỉ số HNX-Index cũng đã lập đỉnh tại mức điểm 92,99 (ngày 24/3) sau đúng 3 năm Tính đến ngày 08/12/2017, chỉ số VN- Index đạt 571,68 điểm tăng 13,3% so với cuối năm 2016, còn chỉ số HNX-Index đạt 87,17 điểm tăng 28,5% so với cuối năm 2016 Chính phủ quyết liệt thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và cổ phiếu hóa, hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu và niêm yết, những doanh nghiệp lớn lỗi hẹn bắt buộc phải lên sàn Số công ty IPO trong năm 2017 giảm nhẹ so với năm 2016 nhưng thị trường lại có sự khởi sắc

Thị trường chứng khoán 2018 đạt mức tăng trưởng VN-Index chỉ khoảng 5%, chỉ bằng một nửa mức tăng 2017 và chƣa bằng 1/5 mức tăng năm 2016 Điều này dường như là trái ngược với những tiến triển vĩ mô khả quan của năm 2018 Những ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường chứng khoán lại là các tác nhân bên ngoài, trong đó nổi bật là giá dầu và vấn đề tỷ giá Hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho sàn UPCoM đã có hiệu lực trong năm 2018 Nghị định 60 ban hành ngày 6/6/2018 đã rút ngắn thời gian đƣa cổ phiếu lên sàn giao dịch sau cổ phiếu hóa từ 90 ngày xuống còn 60 ngày Việc đẩy nhanh quá trình đăng ký giao dịch cổ phiếu đã đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ, tạo sức hấp dẫn cho hoạt động cổ phiếu hóa doanh nghiệp nhà nước Các quy định mới này phần nào thúc đẩy các doanh nghiệp IPO và sớm đƣa cổ phiếu lên sàn nên cũng không có gì bất ngờ khi năm 2018, số công ty IPO tiếp tục tăng cao so với năm 2017

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020 Ngày 1/11/2020, Thông tư số 115/2020/TT-BTC chính thức có hiệu lực Theo đó, chỉ sau khoảng 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phiếu qua đấu giá, nhà đầu tƣ mua cổ phiếu qua đấu giá đã có thể giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM Như vậy, con đường từ hậu IPO đến sàn chứng khoán đã được rút ngắn rất nhiều so với mức

90 ngày như đã quy định trước đây Mặc dù số lượng công ty IPO trong năm có sụt giảm so với năm trước nhưng vẫn cao hơn 2017

Chỉ số VN-Index tăng hơn 45%; vốn hóa thị trường tăng hơn 70%; tổng giá trị doanh nghiệp mục nhà đầu tư nước ngoài vượt 31 tỷ USD; giá trị mua ròng của khối ngoại trên cả cổ phiếu và trái phiếu đạt hơn 44 nghìn tỷ đồng… đây đều là những con số “kỷ lục” được xác lập trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2020 Nhiều chuyên gia cho rằng, sự tăng trưởng của TTCK là một “điểm sáng” của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020, thậm chí vƣợt qua cả những dự báo tích cực nhất về thị trường đưa ra vào thời điểm đầu năm Trong 9 tháng đầu năm 2020, đã có 34 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH Tuy con số này thấp hơn năm ngoái, nhƣng đây đều là những doanh nghiệp lớn với giá trị định giá thực tế là 80,636 tỷ đồng, trong đó giá trị thực phần vốn nhà nước là 20.811 tỷ đồng Điểm hấp dẫn với thị trường chứng khoán là trong số 34 công ty trên thì 11 công ty hiện đã hoàn thành kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), với không ít những cái tên nổi tiếng có vốn điều lệ hàng nghìn tỷ đồng Mặc dù số lƣợng công ty IPO trong năm 2020 có giảm so với năm 2019 thì

2020 cũng đón chào rất nhiều công ty lớn IPO và góp mặt sớm trên sàn chứng khoán tạo thu hút hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Sự biến động thị trường chứng khoán cho năm 2021 vẫn là một ẩn số, tuy nhiên dựa trên nền tảng đang phục hồi và phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ thị trường chứng khoán mà tác giả doanh nghiệp tưởng vào một kết quả tốt đẹp về số lƣợng và chất lƣợng các công ty sẽ IPO trên sàn chứng khoán

Năm 2022 ghi nhận cả năm có 25 công ty IPO, con số này so với năm 2021 giảm đi khá nhiều, điều này cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý các doanh nghiệp chưa muốn đưa cổ phiếu lên thị trường chứng khoán khi mà các nhà đầu tư lưỡng lự trong quá trình mua cổ phiếu IPO Mặc dù con số này thấp hơn so với đợt chào bán đƣợc ghi nhận năm 2021, nhƣng số tiền huy động đƣợc tăng hơn gấp 4 lần, từ 15.6 triệu USD lên 71.4 triệu USD (khoảng 1.69 ngàn tỷ đồng) Giá trị vốn hóa các doanh nghiệp này là 537 triệu USD

Số lƣợng các công ty IPO thành công trong giai đoạn 01/2015 đến tháng 12/2022 trên hai sàn chứng khoán HSX và HNX trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.3 Thống kê số lượng công ty IPO thành công trong giai đoạn

Số lƣợng doanh nghiệp IPO thành công

Nguồn: Thống kê đấu giá tại SGDCK TPHCM và SGDCK Hà Nội

Dựa trên thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, doanh nghiệp sách các doanh nghiệp tiến hành đấu giá lần đầu tiên trong giai đoạn 2015 - 2021 đƣợc thu thập Từ năm 2015-2022, có khoảng hơn 300 doanh nghiệp Chào bán lần đầu ra công chúng thành công Nổi trội là Năm 2015 có 101 doanh nghiệp nghiệp thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với tỷ lệ thành công chiếm hơn 63% Năm 2016 có 71 doanh nghiệp đã tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) Năm 2017 có

20 đơn vị đã thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), đáng chú ý có hai ông lớn với số lƣợng cổ phiếu chào bán chiếm hơn 80%, xấp xỉ 531 triệu cổ phiếu Năm 2018 có 68 doanh nghiệp tiến hành đấu giá với tổng số lƣợng chào bán hơn 3,63 tỷ cổ phần, số lƣợng cổ phần chào bán thành công là hơn 1,94 tỷ cổ phần (tương đương 53,44%) Tổng giá trị chào bán thành công là hơn 37.860 tỷ đồng Năm 2019, có tổng cộng 8 doanh nghiệp đã tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), sụt giảm so với con số 23 doanh nghiệp trong năm 2018 Năm

2020 có 40 doanh nghiệp chào bán thành công Năm 2021 có 15 doanh nghiệp chào bán thành công, chiếm tỷ lệ 94% Năm 2022 do thị trường chứng khoán ảm đạm, tỷ lệ thành công chỉ chiếm 36%

Dữ liệu về chỉ số Vn - Index đƣợc thu thập từ Công ty chứng khoán SSI Người đặt mua lớn nhất trong một phiên đấu giá IPO trung bình chiếm khoảng 30% số cổ phiếu được chào bán Cá biệt, có trường hợp đặt mua lớn hơn 15% tổng số cổ phiếu IPO đƣợc chào bán

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến IPO tại Việt Nam

3.3.1 Kết quả khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của IPO

Kết quả khảo sát đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động IPO của doanh nghiệp tại Việt Nam đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Biểu đồ 3.6 Nhân tố ảnh hưởng đến IPO

Nguồn: Tác giả thu thập, xử lý

Những thương vụ IPO thành công trong những năm vừa qua tại Việt Nam nhƣ sau:

Bảng 3.7 Thống kê hoạt động IPO của doanh nghiệp tại Việt Nam

Số lƣợng CP chào bán (Triệu)

Giá chào bán (đồng/CP)

Công ty cổ phần Tôn Đông Á 15.35 40.000 40.000 614

2021 ngân hàng thương mại cổ phần Đông

MTV Cấp nước và Đầu tư Xây dựng Đắk Lắk

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt

Nguồn: Tác giả thu thập

Ngoài ra có thể kể đến những trường hợp IPO thất bại để rút ra bài học như trường hợp của OceanBank đã gặp khó khăn về tài chính và phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý PV Power cũng là một ví dụ nữa về thất bại trong quá trình IPO, công ty đã gặp khó khăn về tài chính và không thu hút đƣợc sự quan tâm từ các nhà đầu tƣ

3.3.2 Kết quả đánh giá hoạt động IPO thành công tại Việt Nam dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến IPO

3.3.2.1 Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành

Trong quy trình tiến hành IPO, bước đầu tiên khi thực hiện IPO các công ty phát hành phải lựa chọn nhà bảo lãnh phát hành Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chƣa đƣợc phân phối hết IPO thường được bán cho các nhà đầu tư tổ chức, với quy mô lớn và cũng dành ra một tỷ lệ nhỏ cổ phiếu bán cho các khách hàng cá nhân quan trọng do công ty bảo lãnh đứng ra dàn xếp Ở các thị trường đã phát triển, nhà phát hành thường thả lỏng một điều khoản cho phép nhà bảo lãnh có thể tự ý tăng quy mô phát hành IPO lên đến 15% so với dự kiến theo kế hoạch đã thống nhất để linh hoạt phản ứng trước nhu cầu thị trường, gọi là phương án Greenshoe Tuy nhiên, đôi lúc nhà phát hành không đồng ý vì họ không có kế hoạch sử dụng số tiền do tăng thêm lƣợng cổ phiếu bán ra

Tổ chức bảo lãnh phát hành với uy tín và mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp cho việc phân phối chứng khoán và bảo đảm cho sự thành công của đợt phát hành, do đó uy tín của nhà bảo lãnh càng lớn thì người mua càng có sự doanh nghiệp tưởng cao vào cổ phiếu IPO mình dự định mua Các công ty IPO thành công nhƣ Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) năm 2006 hay đợt phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn 15 năm, lãi suất 9,18% năm 2003 là những khách hàng của các nhà bảo lãnh lớn trên thị trường như Công ty chứng khoán ngân hàng ngoại thương (VCBS), Công ty chứng khoán ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BSC)… Các công ty có quy mô nhỏ thì chỉ cần một nhà bảo lãnh phát hành, công ty có quy mô lớn thì cần nhiều nhà bảo lãnh nhƣ Công ty quản lý quỹ (VFM) có hai nhà bảo lãnh chính là Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Công ty chứng khoán TP.HCM

(HSC) Tuy nhiên, Luật Chứng khoán hiện nay chỉ quy định, các doanh nghiệp khi tiến hành phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) phải có một tổ chức tài chính tƣ vấn, chứ không bắt buộc phải có một đơn vị bảo lãnh cho đợt phát hành đó Nếu luật bắt buộc phải có bảo lãnh phát hành thì nhà đầu tƣ sẽ an tâm hơn, bởi giá cổ phiếu đó đã đƣợc bảo chứng và ở một chừng mực nào đó sẽ trở nên chuẩn hơn; tình trạng IPO không thành công và phát hành cổ phiếu phải chào bán lại, chào bán lần hai sẽ không xảy ra Và một trong những lý do khác để các nhà đầu tƣ bỏ tiền vào việc mua chứng khoán IPO là vì họ doanh nghiệp tưởng vào trình độ chuyên nghiệp của các nhà bảo lãnh phát hành Hơn nữa, uy tín của nhà bảo lãnh phát hành có thể sẽ thu hút nhà đầu tƣ quan tâm đến cổ phiếu IPO này, từ đó giúp công ty phát hành có đƣợc sự thành công ban đầu trong hoạt động IPO Cụ thể nhƣ công ty phát hành chƣa đƣợc biết đến nhiều trong giới đầu tƣ chứng khoán, nhƣng nhà đầu tư đã quá quen thuộc với uy tín của các nhà bảo lãnh lớn trên thị trường thì khi đó nhà bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh cho công ty phát hành đó cũng sẽ là một cơ hội cho công ty phát hành đƣợc giới đầu tƣ quan tâm Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, do quy mô lớn của các cuộc IPO và các công ty chứng khoán trong nước hiện chưa đủ sức tự đứng ra bảo lãnh như trường hợp bảo lãnh phát hành chứng chỉ quỹ VF1, nên việc sử dụng ngân hàng đầu tư quốc tế để bảo lãnh IPO sẽ là một hướng đi phù hợp

Thực tế Việt Nam hiện nay hầu nhƣ chƣa có công ty chứng khoán có tiềm lực tài chính mạnh để có thể thực hiện dịch vụ bảo lãnh phát hành khi mà tổ chức phát hành lại có quy mô quá lớn và cần nhà bảo lãnh phát hành

3.3.2.2 Công bố thông tin từ phía doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hòa nhập hơn với kinh tế thế giới, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp đã và đang trở thành một vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong nước Hình ảnh doanh nghiệp được hiểu là suy nghĩ, cảm nhận của người khác, tức là của người tiêu dùng, đối tác làm ăn, …về doanh nghiệp Hình ảnh doanh nghiệp chính là cơ sở để khách hàng hướng tới việc tiếp nhận thông điệp của doanh nghiệp Hình ảnh tích cực của doanh nghiệp sẽ tạo nên doanh nghiệp tiếng và uy tín của doanh nghiệp, từ đó mang lại giá trị thương hiệu của công ty và góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho các thương hiệu sản phẩm của công ty Ngày nay, hình ảnh doanh nghiệp đóng vai trò mang tính quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu đã khẳng định người tiêu dùng quyết định mua hàng dựa trên nhận thức của họ về thương hiệu nhiều hơn là tính thực tế của bản thân sản phẩm Ví dụ như hiện nay trên thị trường có rất nhiều công tykinh doanh mặt hàng sữa, trong đó có các doanh nghiệp mới ra đời nhƣng chất lƣợng sữa có thể không thua kém các doanh nghiệp hàng đầu nhƣ Vinamilk, Dutch lady,… nhưng doanh nghiệp số và sự doanh nghiệp tưởng của khách hàng đối với các hãng sữa doanh nghiệp tiếng này vẫn chiếm thị phần lớn trên thị trường Đó là nhờ thương hiệu và uy tín của các doanh nghiệp này qua nhiều năm Ngoài ra, một doanh nghiệp hoạt động tốt thì các doanh nghiệp trong cùng ngành sẽ biết đến, nhƣng đối với nhà đầu tƣ không cùng ngành nghề thì sẽ không biết đƣợc Do đó, biện pháp marketing, quảng bá thương hiệu sẽ càng mang lại thành công cho đợt IPO của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, nhà đầu tƣ có thể tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty thông qua kênh thông tin đƣợc công bố trên các website Theo ông Bùi Văn Mai, Phó chủ tịch thường trực Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho rằng: “việc công bố thông tin trước hoặc đúng thời hạn thể hiện sự trung thực của thông tin, còn công bố thông tin chậm trễ có một phần lý do là tìm cách xử lý số liệu theo chủ quan của lãnh đạo doanh nghiệp” Việc chậm trễ trong công bố thông tin có thể làm giảm tính minh bạch của các công ty và ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường Do đó, để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào cuộc IPO của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần tích cực quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình và minh bạch kịp thời trong công bố thông tin Nếu ban lãnh đạo có một chiến lƣợc đúng đắn, biết kết hợp giữa huy động vốn và quảng bá hình ảnh công ty cho thương hiệu của mình, cộng với công khai minh bạch trong việc công bố thông tin, và thực hiện tốt công tác Marketing, thì cổ phiếu của công ty sẽ có giá tốt, đồng thời tạo ra uy tín để phát triển sau này Khi công bố thông tin cũng là giúp cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thương hiệu của mình Hơn thế nữa, công bố thông tin càng minh bạch càng tránh cho doanh nghiệp có những thông tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp

Trong các cá nhân điều tra nghiên cứu hầu hết đều cho rằng thương hiệu là nhân tố ảnh hưởng đến thành công IPO vì chính họ sẽ sẵn sàng tham gia đấu giá những doanh nghiệp IPO mà họ được biết đến doanh nghiệp tiếng trên thị trường Tuy nhiên, hình ảnh doanh nghiệp đó còn phụ thuộc vào lƣợng thông tin mà họ nhận được trên các phương tiện thông tin đại chúng chẳng hạn như: công ty A đạt hàng Việt Nam chất lƣợng cao hay Công ty B năm nay lãi rất nhiều và có các nhà đầu tư nước ngoài đang phối hợpkinh doanh rất tốt,…Từ đó cho thấy việc quảng bá hình ảnh công ty và minh bạch thông tin doanh nghiệp trên thị trường có yếu tố quyết định thành công ban đầu cho tiến trình IPO của các doanh nghiệp

Theo kết quả từ phiếu thông tin khảo sát điều tra của các nhà đầu tƣ chứng khoán cho thấy, một nhà đầu tư trước khi quyết định tham gia đầu tư vào loại chứng khoán nào thì họ cũng sẽ phải tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp phát hành chứng khoán đó thông qua các kênh thông tin trên thị trường, mà một trong những kênh thông tin quan trọng là uy tín của nhà bảo lãnh phát hành đã đƣợc trình bày ở phần trên Sau đó phải xét đến thời điểm phát hành chứng khoán có thuận lợi không cụ thể như: thị trường chứng khoán có điểm số hấp dẫn thu hút nhà đầu tư tham gia hay không, quỹ vốn đầu tư của các nhà đầu tư có sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán không, doanh nghiệp mục đầu tƣ có mới mẻ để nhà đầu tƣ bổ sung vào doanh nghiệp mục đầu tƣ của mình hay không và giá cả có hợp lý không,…Nhƣ vậy cho thấy, việc đƣa ra thời điểm IPO cho các doanh nghiệp IPO là không đơn giản và lựa chọn thời điểm không đúng sẽ dẫn đến thất bại cho doanh nghiệp IPO khi muốn huy động vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp mình Đơn cử trường hợp của hai ngân hàng Vietcombank và Vietinbank, tuy IPO diễn ra thành công do doanh nghiệp bán đƣợc hết số lƣợng cổ phiếu chào bán nhƣng sự thành công này là do thương hiệu của các ngân hàng này mang lại, còn xét về mặt thặng dƣ vốn mà các ngân hàng này mong đợi là chƣa thành công, điều đó một phần là do thời điểm IPO của các doanh nghiệp này vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, là thời điểm mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang đi xuống Và chính thời điểm IPO chƣa đƣợc dự báo chính xác này đã tác động không ít đến tâm lý những nhà đầu tư lớn của nước ngoài, nhất là những tổ chức có kế hoạch đầu tư tài chính dài hạn vào lĩnh vực tài chính ngân hàng Điều này đã đẩy Vietcombank và Vietinbank đến khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tƣ chiến lƣợc sau IPO Tuy nhiên, không phải cứ chọn IPO vào thời điểm thị trường chứng khoán “nóng” nhất là thành công, hay IPO vào thời điểm thị trường chứng khoán “tụt dốc” là đều thất bại Đánh giá Việt Nam sau hơn 2 năm chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO kể từ ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã có được môi trường đầu tư thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, cơ chế pháp lý trong nước đã được cải thiện, phù hợp hơn với thông lệ thế giới khiến VN thành địa chỉ đầu tƣ hấp dẫn, chỉ có điều do đặc thù trong nước nên nhập siêu của ta cao Từ cuối năm 2007 đến nay,

VN cũng đã gặp phải những tác động mạnh từ biến động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tác động từ biến động của thị trường chứng khoán thế giới, gần nhất là ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Châu Á Khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam cần phải thực hiện nững cam kết về cải cách doanh nghiệp nhà nước Việc thực hiện các cam kết đó đều đã có lộ trình Nếu sự chậm chạp trong lộ trình thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, không đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư, không thu hút trực tiếp và gián tiếp nước ngoài Hơn nữa, thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp lớn nếu thuận lợi thì nhà nước sẽ thu về một khoản tiền lớn, tránh thất thoát tài sản quốc gia Do đó, nếu tiến trình IPO chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tiến trình cổ phiếu hóa, đến cải cách doanh nghiệp nhà nước Mà cổ phiếu hóa là cái nôi để cung ứng hàng hóa cho thị trường chứng khoán Một khi cổ phiếu hóa chậm lại cũng có nghĩa là tốc độ cung hàng cho thị trường sẽ giảm bớt Ở Việt Nam cổ phiếu hóa chỉ thực sự khởi sắc kể từ năm 2000 khi khung pháp lý với các quy định cụ thể sau nhiều lần sửa đổi đƣợc áp dụng, khi những lấn cấn cuối cùng trong tư tưởng về chuyển đổi sở hữu được tháo gỡ Bởi thế sự trì hoãn IPO của các doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ làm gãy khúc tiến trình cổ phiếu hóa Nguy hiểm hơn, nó sẽ tạo ra tiền lệ cho những doanh nghiệp đi sau, mỗi khi vướng mắc, khó khăn, họ lại có thể đề nghị IPO chậm lại

Các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán đang gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất hiệu quả, quy mô lớn và ổn định cũng khó có thể phát hành lần đầu ra công chúng thành công trong thời điểm hiện nay Khi thị trường chứng khoán trong nước ảm đạm, nhà đầu tư lần lượt rút vốn sang các kênh khác Thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn trầm lắng khiến các công ty lƣỡng lự trong việc đảm bảo tiến độ IPO theo đúng kế hoạch Ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay, trước tình hình chứng khoán sụt giảm mạnh, nhiều công ty lo ngại tiến hành IPO vào thời điểm này sẽ dẫn đến thất bại và khả năng lỡ hẹn IPO đã được báo trước Tuy nhiên, theo một số chuyên gia chứng khoán, thời điểm này vẫn có thể tiến hành IPO bình thường IPO thất bại là do kỳ vọng của thị trường quá cao, còn nếu định giá đúng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp thì sau đó, tự động giá cổ phiếu sẽ tốt hơn Có một nhận định cho rằng, nếu công ty bán ra lần đầu một số lượng ít cổ phiếu với giá thấp hơn kỳ vọng thị trường thì sau đó kỳ vọng của thị trường sẽ đẩy giá cổ phiếu cao hơn và lúc đó sẽ thành công

Trên thực tế, dù tình hình thị trường chung không mấy sáng sủa nhưng việc cứ mua đi bán lại mãi các cổ phiếu cũ cũng làm các nhà đầu tƣ ngao ngán Và khi họ đã chán thì việc bỏ sang các kênh đầu tư khác là điều đương nhiên Vì vậy, việc bổ sung thêm nguồn hàng mới thông qua các đợt IPO rất có thể mang đến tác dụng làm mới thị trường, bổ sung thêm nguồn sinh khí, thông qua đó tiếp sức cho thị trường Đó là chưa kể đến việc rất nhiều công ty lớn, thương hiệu mạnh vẫn được các nhà đầu tƣ chờ đợi Một số ngân hàng quốc doanh nghiệp cũng là đích ngắm của nhà đầu tƣ khi có IPO Nhƣ vậy có thể thấy rằng, với các công ty có yếu tố nền tảng tốt thì việc IPO tại thời điểm này vẫn có khả năng đƣa đến thành công Tuy nhiên, do thời điểm IPO hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, khi mà thị trường chứng khoán vẫn đang trầm lắng thì các doanh nghiệp có thể nghĩ đến phương hướng IPO ra nước ngoài

3.3.2.4 Tầm ảnh hưởng của nhà đầu tư chiến lược

Trong thực tế ở Việt Nam hiện nay, đa số các doanh nghiệp lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc là những tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn, hơn là vì lựa chọn những tổ chức có kinh nghiệm quản lý, năng lực, công nghệ, khả năng phát triểnkinh doanh trong lĩnh vực hoạt động chính của mình Do đó, quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ 30% đã khiến cho nhiều nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cân nhắc khi đầu tư Bởi với một tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu thấp thì khả năng tham gia quản trị và cải thiện tổ chức bộ máy là rất khó khăn Trong khi đó, sức mạnh và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp đƣợc đánh giá qua 3 góc độ là tiềm lực tài chính (khả năng đủ vốn cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp), năng lực quản trị điều hành và trình độ công nghệ Do đó, mục tiêu lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc không chỉ để giải quyết vấn đề về vốnkinh doanh cho doanh nghiệp mà bên cạnh đó còn phải đáp ứng nhu cầu về quản trị doanh nghiệp và trình độ công nghệ của ngành nghề doanh nghiệp đangkinh doanh Theo bài viết của Huỳnh Thế Du về vai trò của nhà đầu tƣ chiến lƣợc có phân tích: “Khi có các nhà đầu tư chiến lược tham gia, tương lai phát triển dài hạn của doanh nghiệp sẽ rõ ràng hơn rất nhiều Uy tín của doanh nghiệp đƣợc khẳng định, khả năng niêm yết, kêu gọi vốn đầu tƣ của công chúng sẽ dễ dàng hơn”

Thực tế cho thấy, đi cùng với quá trình cổ phiếu hóa, sự có mặt của nhà đầu tƣ chiến lƣợc đã và đang thể hiện giá trị đối với hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp Việc xác định giá bán cổ phiếu cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc là hết sức quan trọng và có ý nghĩa đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Giá trị đó sẽ phát huy khi doanh nghiệp lựa chọn đƣợc một nhà đầu tƣ chiến lƣợc phù hợp Việt Nam chưa hội nhập nhiều với thế giới nên vai trò của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có uy tín là rất cần thiết, vì vậy cần có mức giá phù hợp để thu hút họ Bởi vì mục tiêu chính khi bán cổ phiếu cho đối tác chiến lƣợc là kinh nghiệm, kỹ thuật quản trị cũng nhƣ uy tín của họ Hơn nữa, sự thay đổi quy định giá bán cho các cổ đông chiến lược cũng ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường chứng khoán Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà các công ty có thể lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc trước IPO, hoặc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sau IPO Nếu công ty đang hoạt động tốt, lợi nhuận cao mà chưa có đối tác chiến lược nước ngoài, công ty vẫn có thể tiến hành đấu giá ra công chúng rồi lựa chọn đối tác chiến lƣợc sau khi IPO Khi công ty lựa chọn đối tác chiến lược trước IPO, đối tác chiến lược có thể giúp đỡ công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao giá trị tài sản của công ty, đồng thời, các nhà đầu tƣ chiến lƣợc này sẽ giúp công ty thu hút đƣợc đông đảo nhà đầu tƣ công chúng Ví dụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mặc dù đã tồn tại nhiều năm nhƣng tại Việt Nam, đây vẫn là lĩnh vực “mới” nếu so sánh với xu thế, tiêu chuẩn của các nước đã phát triển, so sánh với môi trường cạnh tranh, thì xét theo khía cạnh này, những doanh nghiệp trong ngành này rất cần có các đối tác chiến lược nước ngoài trước IPO, để nâng cấp doanh nghiệp của mình, nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và sau đấy mới chào bán ra công chúng Nhƣ IPO của Vietcombank vào cuối năm 2007 vừa qua, đến nay đang gặp khó khăn về giá khi tiến hành lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc

Dưới góc độ vĩ mô, nhà nước cần phải quan tâm hơn và tạo điều kiện để các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp Dưới góc độ vi mô, mỗi doanh nghiệp nên tìm cho mình một nhà đầu tƣ chiến lƣợc phù hợp nhằm đảm bảo cho một chiến lƣợc phát triển dài hạn và vững chắc

Đánh giá thực trạng IPO tại Việt Nam

3.4.1.1 Tác động tích cực từ hoạt động IPO

- Tính thanh khoản và giá cổ phiếu tăng

Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thường có giá trị hơn các công ty có quy mô tương đương theo hình thức tư nhân Hơn nữa, niêm yết cổ phiếu tạo điều kiện cho việc giao dịch và mang lại tính thanh khoản cho thị trường để các nhà đầu tƣ có thể giao dịch các cổ phiếu theo ý thích

- Tạo động lực cho nhân viên của doanh nghiệp IPO làm việc hiệu quả hơn IPO giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty thường dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên sẽ trở thành cổ đông và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình

- Làm gia tăng giá trị thương hiệu của công ty

Theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, công ty cổ phiếu đại chúng phải công bố thông tin một cách thường xuyên Những công bố thông tin liên tục này sẽ duy trì và nâng cao uy tín của công ty trong công chúng Chính vì vậy mà hình ảnh của công ty đƣợc nâng cao hơn, nhờ vậy mà giá trị của công ty sẽ đƣợc nâng thêm, điều cũng tương đương với việc chi phí cho huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau đƣợc giảm đi Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty có thể cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong hoạt độngkinh doanh Hơn nữa, hình ảnh của công ty cũng có lợi cho nhân viên do uy tín của công ty Điều này có thể dẫn đến việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên chất lƣợng cao tốt hơn

- Tiếp cận các nguồn vốn thay thế

Các nguồn vốn thay thế có thể đƣợc tiếp cận nhiều hơn khi công ty trở thành công ty đại chúng Các công ty niêm yết thường có thể huy động vốn dễ dàng và nhanh chóng hơn so với các công ty tư nhân có quy mô tương đương Vì lý do chính để phát hành cổ phiếu ra công chúng là để huy động vốn, chẳng hạn phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, cải thiện tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, giúp công ty có đƣợc nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng tốt hơn trong tương lai

- Tăng chất lƣợng và tính chính xác của các báo cáo của doanh nghiệp

Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lƣợng và tính chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải đƣợc lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý quy định Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty đƣợc thực hiện dễ dàng và chính xác hơn

3.4.1.2 Tác động tiêu cực từ hoạt động IPO

- Gia tăng sự công khai

Một trong những nhƣợc điểm chính trong việc thực hiện IPO là nghĩa vụ công bố thông tin ra bên ngoài Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác Hơn nữa, việc công bố các thông tin của công ty cũng nhƣ nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đƣa công ty vào vị trí bất lợi

- Chi phí phát hành IPO cao

Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tƣ vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phải chịu thêm các khoản chi phí phụ nhƣ chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ

- Định giá cổ phiếu cao

Nhiều doanh nghiệp đã định giá cổ phiếu quá cao, nguyên nhân là do họ tính quá tự doanh nghiệp vào thương hiệu của mình hoặc do thời điểm IPO không hợp lý…Tuy nhiên, việc định giá cổ phiếu cao lại khiến cho những người mua được cổ phiếu lại chỉ gói gọn trong số người giàu có, mà đáng lẽ phải là lớp người lao động của công ty

Ta xét một ví dụ điển hình là Vietcombank - một trong năm NHTM quốc doanh nghiệp lớn nhất định giá cổ phiếu IPO đƣợc coi là đắt Theo nhiều chuyên gia đó là do họ đã kỳ vọng quá cao vào thương hiệu của mình Trong khi đó so với Vietinbank hay BIDV thì quỹ đất mặt tiền đẹp của Vietcombank ở các địa phương trên cả nước đều không bằng Mức giá bình quân sau lần bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên 100.000 đồng/cổ phiếu đƣợc cho là quá cao đối với nhà đầu tƣ chiến lƣợc

(ngay cả lúc thị trường chứng khoán chưa xuống giá, mức các nhà đầu tư chiến lược bỏ thầu còn thấp hơn cả mức 50.000đồng) Sau đó, có thời điểm cổ phiếu của Vietcombank chỉ còn 3.5 chấm và hiện dao động khoảng 40.600 đồng một cổ phần Như vậy với những người lao động được mua ưu đãi khoảng 7 chấm hay NĐT trúng thầu với giá 108.000 đồng/cổ phần, giờ “nằm mơ” mới thu hồi đƣợc vốn

Nhà nước yêu cầu vốn thặng dư thu về lớn, cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc định giá cổ phiếu cao Tuy nhiên, năm 2016 việc nhiều doanh nghiệp ồ ạt IPO khiến cho tình hình “hàng hóa” dư thừa, do đó, với tình trạng tương tự mà năm

2017, 2018, nhiều cuộc IPO không thành công do hét giá quá cao Điển hình là Công ty CP Bến bãi Sài Gòn chỉ bán đƣợc 22.000 CP trong tổng số hơn 600.000 CP chào bán Các doanh nghiệp tiến hành IPO với số lƣợng lớn cũng không khá hơn Chẳng hạn, Công ty Dây và cáp điện Việt Nam (Cadivi) bán đƣợc hơn 50.000 CP so với lượng chào bán là 2,4 triệu, Công ty doanh nghiệp một thành viên Nước sạch Sài Gòn bán đƣợc 45.000 CP trên tổng số 1,6 triệu cố phần chào bán, Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ bán đƣợc 39.000 cổ phiếu trong 10,3 triệu CP chào bán Công ty Cấp thoát nước Bình Thuận đấu giá 3,6 triệu CP nhưng NĐT chỉ đăng ký mua hơn 540.000 đơn vị Có doanh nghiệp phải đấu giá tới bốn lần để hoàn tất IPO, nhƣ Công ty Du lịch Bình Thuận Thậm chí, không ít doanh nghiệp buộc phải hủy các phiên đấu giá CP do không có NĐT tham gia, nhƣ Công ty Du lịch Tà Cú Trừ một số doanh nghiệp nhƣ có IPO thành công, các doanh nghiệp đều rơi vào tình huống IPO gia ngang bằng

- Định giá cổ phiếu thấp Tuy nhiên, hiện nay, việc định giá cổ phiếu các doanh nghiệp đang gặp một số vướng mắc do thiếu các tổ chức định giá cổ phiếu doanh nghiệp, hành lang pháp lý chƣa đầy đủ nhƣ việc tính giá trị quyền sử dụng đất, việc định giá các tài sản vô hình như thương hiệu, lợi thếkinh doanh Do đó, thông tin về giá trị doanh nghiệp không đầy đủ, các tài sản trong đấu giá, cổ phiếu hóa không đƣợc công khai, xác định đầy đủ khiến nhiều doanh nghiệp đƣợc định giá cổ phiếu và bán với giá thấp hơn so với giá trị thực tế, gây thất thoát tài sản Nhưng, đối tượng cần soi xét về khả năng “làm thất thoát tài sản Nhà nước” lại không nằm ở những doanh nghiệp lớn, nơi bị nhiều ánh mắt giám sát, mà nằm ở chính những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ

Trong khi bản công bố thông tin đấu giá của những doanh nghiệp lớn đều đƣợc đem ra phân tích đánh giá bởi nhà đầu tƣ thì ở các doanh nghiệp nhỏ, bản công bố thông tin ít bị để ý và nội dung gần nhƣ do doanh nghiệp quyết định Vì thế, có chuyện doanh nghiệp giấu thông tin, che dự án để người trong công ty, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp mua đƣợc cổ phiếu với giá rẻ

Nhiều công ty lại quan niệm rằng, nếu giá đấu IPO thấp nhƣng sau đó thị giá tăng lên thì các NĐT sẽ đƣợc lợi Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng vì hiện tại, TTCK Việt Nam có nguồn cung lớn hơn cầu nhiều nên dù giá đấu IPO thấp, có khi thấp hơn giá trị sổ sách, nhưng vẫn ít người mua, làm cho nhiều đơn vị không bán được cổ phiếu phải đấu giá lại: Công ty Cấp nước Ninh Thuận chào bán 2,4 triệu cổ phiếu, với giá khởi điểm 10.000 đồng, nhƣng các nhà đầu tƣ chỉ đặt mua 218.000 cổ phiếu (bằng 9% số chào bán), số lƣợng tồn đến 91% Công ty Gạch tuynel Kiên Giang đấu giá 1,6 triệu cổ phiếu, giá khởi điểm 10.000 đồng, nhưng chỉ bán được 226.000 cổ phiếu, tồn hơn hơn 1,37 triệu cổ phiếu (tương đương 86%)

GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG IPO TẠI VIỆT NAM

Mục tiêu phát triển IPO trong thời gian sắp tới

Sự phát triển của hoạt động IPO gắn với sự phát triển của thị trường chứng khoán, mà thị trường chứng khoán lại chịu tác động của thị trường tài chính, do đó, các biến động của thị trường tài chính trong thời gian qua cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động IPO của các doanh nghiệp Để giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu với hệ thống tài chính Việt Nam và đảm bảo cho thị trường phát triển ổn định và bền vững thì Chính phủ Việt Nam đang tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nhiều mặt của thị trường tài chính

Trong đó, giải pháp trước mắt đối với thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải thực hiện là chất lượng hóa các hàng hóa trên thị trường chứng khoán, bằng cách xử lý các công ty, doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp nhà nước kể cả doanh nghiệp đã niêm yết thua lỗ nhƣ hợp nhất, giải thể, phá sản để tránh tác động xấu đến thị trường, lành mạnh hóa các tổ chứckinh doanh chứng khoán và tăng cường công tác giám sát, thanh tra, xử phạt để bảo vệ nhà đầu tƣ Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh chương trình cổ phiếu hóa các doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại các khu vực kinh tế nhà nước như thực hiện việc bán tiếp phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ cổ phiếu chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hình thức công ty cổ phiếu và niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán

Thực hiện các giải pháp này, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đạt đƣợc các mục tiêu nhƣ sau:

- Thứ nhất là việc sắp xếp lại cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước sẽ giúp Nhà nước có quyết định ngay từ ban đầu có cần nắm giữ cổ phiếu hay không, sẽ giúp chủ trương cổ phiếu hóa doanh nghiệp nhà nước được tiến hành nhanh chóng và kịp tiến độ

Comment [TH6]: Em viết lại theo nhân xét của cô

- Thứ hai là khi xử lý các doanh nghiệp thua lỗ sẽ tránh đƣợc khi IPO sẽ cung cấp những hàng hóa kém chất lượng cho thị trường chứng khoán

- Thứ ba là khi khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tạo được môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước

- Thứ tƣ là việc thực hiện các biện pháp xử phạt đối với doanh nghiệp, tổ chức chứng khoán công bố thông tin không chính xác sẽ tạo niềm doanh nghiệp cho các nhà đầu tƣ Đảm bảo được các mục tiêu trên thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sôi động trở lại và hoạt động IPO từ năm 2023 sẽ khởi sắc và phát triển ổn định, giúp Nhà nước thực hiện tốt lộ trình như đã cam kết khi gia nhập WTO.

Giải pháp giúp tăng hiệu quả IPO cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

4.2.1 Công khai minh bạch trong công bố thông tin và gắn IPO với niêm yết

Theo quy định hiện hành, những thông tin mà tổ chức thực hiện đấu giá phải cung cấp khá đơn giản (tên, địa chỉ của doanh nghiệp, các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của doanh nghiệp ba năm trước cổ phiếu hoá và kế hoạch ba năm sau), nhưng trách nhiệm đi kèm của tổ chức thực hiện là rất lớn (người mua có quyền trả lại cổ phiếu cho người bán và yêu cầu tổ chức bán đấu giá bồi thường thiệt hại nếu thông tin của doanh nghiệp bán đấu giá không đúng nhƣ đã thông báo) Do vậy, để đảm bảo quá trình bán cổ phiếu lần đầu của các doanh nghiệp đƣợc thực hiện một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả thì Nhà nước cần sớm bổ sung những quy định cụ thể về trách nhiệm công bố thông tin của tổ chức phát hành nhƣ tài liệu phát hành, báo cáo tài chính, kế hoạch sử dụng vốn nên cần công khai thông tin sử dụng vốn huy động, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong những năm gần đây… thời hạn công bố thông tin, trách nhiệm bồi thường và hình thức xử phạt các tổ chức công bố nếu thông tin không trung thực gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ

Hơn nữa, khi xem xét bản cáo bạch của các công ty, chúng ta nhận thấy: Bản cáo bạch của các công ty nói rất sơ lƣợc, chung chung về tính hình của công ty, thậm chí có những bản cáo bạch không công bố rõ ràng báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của công ty, các chỉ số tài chính cơ bản Vì vậy, nhà đầu tƣ gặp rất nhiều khó khăn khi định ra giá đặt mua thích hợp Nhìn chung, những thông tin về doanh nghiệp IPO được cung cấp từ bản cáo bạch thường là không đủ cho nhà đầu tư để có thể định đƣợc giá của doanh nghiệp IPO trên cơ sở đó đƣa ra giá đặt mua Do đó, việc định giá IPO muốn giá phát hành lần đầu sát với giá trị thực và hấp dẫn nhà đầu tƣ tham gia thì bản cáo bạch thông tin phải công khai minh bạch Quy định về mẫu bản cáo bạch: phải bao gồm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, phải tóm tắt hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, tình hình tài chính, kế hoạch tương lai, các báo cáo tài chính để trên cơ sở đó nhà đầu tƣ xem xét và đánh giá lại Cần có một nghiên cứu về các bản cáo bạch thông tin của các công ty IPO thuộc doanh nghiệp nhà nước hay các công ty tư nhân, và yêu cầu bản cáo bạch phải thống nhất một mẫu theo quy định và thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ thông tin đáp ứng nhu cầu phân tích của mọi nhà đầu tƣ khi tham gia đấu giá mua cổ phiếu của công ty phát hành lần đầu

Bên cạnh đó, vai trò của ủy ban chứng khoán rất quan trọng trong việc này nhƣ vụ Công ty cổ phiếu Bông Bạch Tuyết, tiền thân là nhà máy cobovina Bạch Tuyết đƣợc thành lập năm 1960 Tháng 3 năm 2004, cổ phiếu của Công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Một sự kiện làm hầu hết các nhà đầu tư đều bất ngờ và bức xúc là vào ngày 9/7/2008 cổ phiếu công ty vẫn giao dịch bình thường thì ngày 11/7/2008 đã có thông báo ngưng giao dịch cổ phiếu này Đối với nhà đầu tƣ, việc khi nào Công ty Bông Bạch tuyết đƣợc giao dịch trở lại không quan trọng mà vấn đề quan trọng là lòng doanh nghiệp của họ đối với thị trường chứng khoán cụ thể là sự minh bạch chính xác về thông tin công bố Nếu các công ty niêm yết tuân thủ đúng những quy định về minh bạch trong việc công bố thông tin thì sẽ giúp nhà đầu tƣ có kế hoạch đầu tƣ phù hợp chứ không ngƣng đột ngột gây mất lòng doanh nghiệp cho nhà đầu tƣ nhƣ vụ Công ty cổ phiếu Bông Bạch Tuyết Để làm đƣợc điều này, vai trò của các cấp có thẩm quyền rất quan trọng Cụ thể là Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán cần quy định và kiểm soát chặt chẽ khâu công bố thông tin về nội dung công bố, thời gian công bố để có thể kiểm soát được ảnh hưởng của thông tin đến thị trường chứng khoán

Ngoài ra, Chính phủ cần lập một cơ quan thống nhất trong suốt quá trình IPO tới niêm yết, vì thủ tục để một doanh nghiệp vừa IPO có thể đƣợc niêm yết và lên sàn chứng khoán còn phức tạp và thời gian kéo dài Do đó, nên có một cơ quan thống nhất quản lý để đảm bảo nhất quán trong quá trình IPO của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn Chúng ta có thể áp dụng trình tự như các nước trên thế giới trong việc gắn IPO với niêm yết như: Tại một số thị trường lớn trên thế giới, giá IPO thường được dùng làm giá tham chiếu cho phiên khớp lệnh đầu tiên khi doanh nghiệp niêm yết Tuy nhiên, khoảng cách giữa phát hành cổ phiếu lần đầu đến lúc niêm yết tại Việt Nam quá lâu nên mức giá IPO không mang nhiều ý nghĩa Việt Nam nên làm theo hướng của thị trường thế giới, nghĩa là gắn IPO với niêm yết để tránh khoảng trống về thời gian trên thị trường, dẫn đến những biến động giá không nhƣ mong đợi Hơn nữa, cổ phiếu của các công ty IPO nhờ đó mà tạo tính thanh khoản cao tránh những vụ giao dịch thông qua “cò” cổ phiếu vƣợt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước gây thiệt hại cho các nhà đầu tư

4.2.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, cần xem xét đến các yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đó là giá bán và tỷ lệ cổ phiếu mà họ đƣợc phép mua để có thể tham gia xây dựng các kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp

Thứ nhất, khi lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, Chính phủ và các doanh nghiệp cũng cần xem xét, quy định về giá bán cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc nước ngoài cụ thể là sự thay đổi chính sách trong các nghị định của chính phủ về việc thay đổi giá bán cho nhà đầu tư nước ngoài, trong nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 thì cho phép giảm 20% trên giá bình quân để bán cho nhà đầu tư nước ngoài, còn Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 thì lại quy định gắn giá bán cho nhà đầu tư nước ngoài với giá đấu bình quân Vì việc áp giá cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trên cơ sở giá đấu bình quân vừa qua không được nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận bởi những nhà đầu tư nước ngoài thường có chính sách đầu tư, nắm giữ cổ phiếu dài hạn, nên giá bán cho họ cũng nên được ưu đãi hơn Bên cạnh đó, họ lại có công nghệ, thị trường… nên khi tham gia sẽ làm thay đổi hẳn doanh nghiệp Vì vậy, phải thay đổi giá bán cho đối tƣợng này vì mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau IPO

Thứ hai để tạo thuận lợi đối với nhà đầu tư nước ngoài, hiệu quả chính là tăng tỷ lệ sở hữu trong một doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài Với những doanh nghiệp nhà nước không cẩn nắm giữ cổ phiếu chi phối, tỷ lệ này có thể tới 100% Hiện nay, ở Việt Nam, Chính phủ mới chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài đƣợc nắm giữ tối đa 30% vốn trong doanh nghiệp chƣa niêm yết và 49% vốn trong doanh nghiệp đã lên sàn giao dịch Việc mở rộng tỷ lệ sở hữu trong một doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ là động lực quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động trở lại

Hiện nay đa số các cổ phiếu bluechips đều đã hết tỷ lệ cho nhà đầu tư nước ngoài và nước ngoài muốn đầu tư thêm trên sàn cũng không được Còn các công ty có mức vốn hóa thị trường dưới 200 triệu USD thì hầu như không hấp dẫn họ Tuy nhiên, nếu nhà nước e ngại đến vấn đề nước ngoài chia sẻ quyền quản lý kiểm soát đối với doanh nghiệp thì chúng ta vẫn có nhiều cách kiểm soát đầu tư nước ngoài, có thể thực hiện: nhà nước vẫn giữ vốn nhà nước ở những doanh nghiệp chủ chốt ở mức 51%, nếu nước ngoài mua tối đa cũng chỉ được 49% Ngoài ra, cũng có thể áp dụng thuế lũy tiến khi rút vốn để hạn chế việc nhà đầu tư nước ngoài rút vốn gây khó khăn cho doanh nghiệp Theo Quyết định 55/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2009 cho phép áp dụng từ ngày 1 tháng 6 năm 2009, quy định nhà đầu tư nước ngoài sẽ đƣợc nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty đại chúng thay cho tỷ lệ là 30%

4.2.3 Áp dụng hình thức đấu giá IPO công khai

Vấn đề định giá doanh nghiệp không nằm ở phương pháp hay kỹ thuật Có rất nhiều phương pháp định giá, mỗi phương pháp có điểm mạnh yếu cũng như phù hợp với các mô hình doanh nghiệp khác nhau Trong tình hình nhƣ hiện nay của Việt Nam, cách tốt nhất là để người mua tự định giá thông qua việc phát hành cổ phiếu dưới hình thức đấu giá Qua thời gian thực hiện việc phát hành cổ phiếu thông qua đấu giá trên thị trường chứng khoán theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP, chúng ta nhận thấy, các doanh nghiệp đều xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phiếu hoá với nhiều phương pháp khác nhau, nhưng kết quả việc phát hành cổ phiếu có thành công hay không vẫn do thị trường quyết định Việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu cho các doanh nghiệp sẽ tạo ra một sân chơi mới cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nước tham gia mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn bổ sung cho các dự án đầu tƣ, phát triển mở rộng sản xuấtkinh doanh Đấu giá bán cổ phiếu lần đầu của các doanh nghiệp trong thời gian qua chủ yếu thực hiện theo phương thức bỏ phiếu kín dẫn đến sự sai lệch quá lớn giữa các giá đặt mua của các nhà đầu tƣ Giá đặt mua không đƣợc công khai, làm cho các nhà đầu tƣ khó có thể đánh giá sự tăng giá trong buổi đấu giá Vì thế tại sao lại không công khai giá cổ phiếu trong buổi đấu giá để thực hiện việc công khai cạnh tranh về giá, có nhƣ vậy việc định giá cổ phiếu sẽ phản ảnh đúng giá trị thực của nó Theo đó sẽ hình thành nhiều nhóm nhà đầu tƣ với các mức giá khác nhau và mỗi nhóm nhà đầu tƣ sẽ có lý giải về mức giá mà họ đƣa ra, việc công khai mức giá đấu này sẽ cho các nhóm nhà đầu tư có điều kiện để so sánh phương pháp xác định giá của nhau Từ đó hình thành một mức giá gần nhƣ thống nhất bảo đảm cho giá khởi điểm IPO của các doanh nghiệp có tính hợp lý hơn và sát với giá trị thực của nó, tránh được trường hợp đầu cơ đẩy giá đi xa thực tế

4.2.4 Thông tin minh bạch đến các nhà đầu tư

*Thông tin về kiềm toán và kiểm toán lại

Báo cáo kết quả kiểm toán Chuẩn mực của IIA yêu cầu Trưởng KTNB phải thực hiện báo cáo định kỳ cho Hội đồng quản trị và lãnh đạo DN Tần suất và nội dung báo cáo, tùy thuộc vào tầm quan trọng của báo cáo và mức độcấp thiết của các hành động cần đƣợc lãnh đạovà hội đồng quản trịthực hiện Các KTVNB phải báo cáo kết quả theo các tiêu chí, chất lƣợng và các yêu cầu vềviệc phát hành cũng nhƣ gửi báo cáo Ngoài ra, nếu có yêu cầu về việc đƣa ra ý kiến tổng thểthì các KTVNB đƣa ra các ý kiến tổng thể theo đúng yêu cầu quy định

Quy định về công tác trao đổi và báo cáo kết quả kiểm toán thường đƣợc xây dựng và bảo hành, nhằm đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong việc báo cáo kết quả kiểm toán Quy định này đƣợc xây dựng căn cứ vào chính sách và quy trình của các bên liên quan cũng nhƣ kỳvọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo DN vềcác báo cáo kiểm toán Các KTVNB có thể xem xét quy trình và chính sách KTNB, đểxác định các mẫu biểu nên sửdụng Ngoài ra, các KTVNB cũng cần xem xét cảhướng dẫn vềvăn phòng của DN, trước khi soạn thảo các văn bản trao đổi có thểtrình bày kết quảcuối cùng phù hợp với văn phong đƣợc DN chấp nhận Nội dung chi tiết của quy định vềtrao đổi thông tin và báo cáo kết quảtùy thuộc vào bản chất của từng DN và mức độphức tạp của côngtác KTNB, nhưng thông thường sẽbao gồm hướng dẫn liên quan đến trao đổi và báo cáo về:

-Thông tin, quan sát và kết quảkiểm toán

-Thông tin giữa kỳvà cuối kỳ

-Theo dõi và quan sát

-Các vi phạm pháp luật

-Thông tin với các bên liên quan bên ngoài DN

Giám sát triển khai kết quả, thực hiện khuyến nghị kiểm toán

Báo cáo đƣợc thông báo trên các trang thông tin chính thống để NĐT có thể xem xét, đánh giá dựa trên những thông tin đã đƣợc xác minh phải các tổ chức kiểm toán và bên phát hành thông tin

* Thông tin về định giá doanh nghiệp

Khi tiến hành định giá doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ nên đánh giá tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó Theo đó, các nội dung cần xme xét gồm:

 Các báo cáo tài chính trong vòng 3 – 5 năm trở lại (tính từ thời điểm định giá trở về trước đó)

 Tài sản cố định, vô hình: Xác thực giá trị hiện tại theo giá thị trường, tình trạng, và quyền sở hữu

 Nguồn nhân lực: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân viên

 Kế hoạch kinh doanh: Phân tích các chiến lƣợc phát triển kinh doanh, bao gồm cả tính hiệu quả và không hiệu quả

 Kế hoạch Marketing: Phân tích tính hiệu quả của các chương trình, chiến lược marketing, chi phí triển khai, đo lường thương hiệu…

 Lĩnh vực hoạt động: Phân tích lĩnh vực hoạt động của công ty, thực trạng và tiềm năng phát triển các lĩnh vực đó

 Đối thủ cạnh tranh: Xác định đối thủ cạnh tranh, các mối đe dọa đến sự phát triển của công ty

 Hệ thống quản lý nội bộ: Đánh giá sự hiệu quả, các tiêu chuẩn quản lý đang áp dụng

 Các vấn đề về luật pháp – thuế, cơ cấu vốn…

 Các hợp đồng kinh tế

 Hệ thống các nhà cung cấp: Xác định độ tin cậy, các điều khoản thương mại, các rủi ro tiềm ẩn

4.2.5.1 Bắt buộc bảo lãnh phát hành

Bảo lãnh phát hành IPO thực chất là một cuộc đấu thầu thu nhỏ của các nhà đầu tƣ “cá mập” với trình độ chuyên nghiệp cao, cho phép đảm bảo thành công IPO trong khi Nhà nước vẫn thu về một số tiền tối đa ở mức chấp nhận được của nhà đầu tư Đây là một hướng đi khả thi đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia Thực ra, đây là cách làm không mới mà là thông lệ phát hành cổ phiếu trên thế giới

Do đó, giải pháp mà hiệp hội các nhà đầu tƣ tài chính Việt Nam (VAFI) đƣa ra là cần bắt buộc bảo lãnh phát hành đối với mọi truờng hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng, mà không phân biệt quy mô của từng đợt Việc bắt buộc bảo lãnh sẽ theo 2 hình thức: cam kết bảo lãnh 100% tổng số lƣợng cổ phiếu đƣợc phát hành ra công chúng; cam kết bảo lãnh tối thiểu trên 30% của tổng số lƣợng cổ phiếu phát hành Nếu quy định nhƣ trên, VAFI dự tính sẽ chỉ có doanh nghiệpkinh doanh hiệu quả kết hợp với phương án phát hành khả thi (phương án sử dụng vốn huy động được) đi kèm với giá phát hành hợp lý thì mới có quyền lựa chọn công ty chứng khoán có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh đứng ra bảo lãnh; nhờ đó các đợt phát hành sẽ có nhiều cơ hội thành công Ngƣợc lại, những doanh nghiệpkinh doanh không hiệu quả hoặc phương án sử dụng vốn huy động không khả thi hoặc giá không hợp lý với tình hình thị trường thì sẽ không có công ty chứng khoán nào can đảm đứng ra bảo lãnh Đối với quy mô lớn của các cuộc IPO nhƣ Công ty quản lý quỹ (VFM) thì một cách làm khác là bảo lãnh IPO quốc tế, nghĩa là chúng ta cho phép liên doanh nghiệp bảo lãnh giữa các ngân hàng đầu tƣ quốc tế và các công ty chứng khoán trong nước Mỗi liên doanh nghiệp có thể bao gồm một ngân hàng đầu tư quốc tế lớn và một số công ty chứng khoán trong nước có uy tín Trung Quốc đã áp dụng bảo lãnh IPO quốc tế rất thành công trong hàng chục năm qua Một số IPO rất lớn gần đây nhƣ IPO ngân hàng ICBC huy động 16 tỷ USD tháng 12/2016 do Goldman Sachs bảo lãnh; IPO Bank of China huy động 11 tỷ USD tháng 5/2016 do Goldman Sachs, UBS và BOC International đồng bảo lãnh; IPO China Construction Bank huy động 9 tỷ USD tháng 9/2007 do China International Capital (liên doanh nghiệp của Morgan Stanley) và một số công ty chứng khoán trong nước đồng bảo lãnh Họ sẽ hình thành một tổ hợp làm cộng tác với nhau để cùng định ra giá chào bán cạnh tranh với các liên doanh nghiệp khác Ngân hàng đầu tư nước ngoài đóng vai trò chính (lead manager) sẽ bảo lãnh phần phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong khi các công ty chứng khoán trong nước sẽ bảo lãnh phần phát hành cho nhà đầu tư trong nước Hiện nay chúng ta đã có khoảng hơn 90 công ty chứng khoán trong nước, trong đó có những công ty đã phát triển lớn mạnh vững vàng như SSI với số vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng Việc cho phép liên doanh nghiệp bảo lãnh sẽ giúp các công ty chứng khoán trong nước học tập kinh nghiệm, trưởng thành và phát triển chuyên nghiệp Tuy nhiên, vấn đề phát sinh liên quan đến hạn mức sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài còn bị giới hạn Nghĩa là nếu không bán hết được cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước thì ngân hàng đầu tư quốc tế cũng không còn

“room” (tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phiếu của doanh nghiệp) để mua số cổ phiếu này

4.2.5.2 Kết hợp tăng cung và kích cầu để ổn định mức giá hợp lý khi tiến hành IPO

Khuyến nghị

4.3.1 Khuyến nghị với Pháp luật đối với IPO

Hiện nay khi thực hiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, tổ chức phát hành không thực hiện công bằng đối với các cổ đông của công ty Cụ thể là những phương án phát hành cổ phiếu không công bằng giữa cổ đông nhỏ và cổ đông lớn của công ty ngày càng phổ biến

Mỗi cổ phiếu tạo cho cổ đông quyền và trách nhiệm bằng nhau nhƣng khi phương án phát hành thêm cổ phiếu tạo điều kiện cho cổ đông lớn được mua nhiều cổ phiếu hơn với giá thấp hơn đƣợc thông qua tại Đại hội cổ đông vẫn hợp pháp, gây thiệt hại cho cổ đông nhỏ

Do đó Luật chứng khoán nên có quy định về quyền mua số lƣợng cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu cổ đông đang nắm giữ phải giống nhau đối với tất cả các cổ đông của công ty, không phân biệt cổ đông sáng lập hay nhà đầu tƣ chiến lƣợc để bảo vệ quyền lợi cho mọi cổ đông của công ty

Bổ sung quy định về bảo lãnh phát hành

Hoạt động bảo lãnh phát hành là một phần quan trọng của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật chứng khoán có quy định công ty chứng khoán muốn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán phải có mức vốn pháp định là 165 tỷ đồng Việt Nam Quy định hiện hành của pháp luật đã hủy bỏ điều kiện chỉ cho phép công ty chứng khoán bảo lãnh giá trị chứng khoán tới 30% vốn pháp định Nếu công ty chứng khoán tiếp tục đƣợc phép bảo lãnh chứng khoán lớn hơn vốn pháp định của mình thì rất nguy hiểm cho hoạt động chào bán chứng khoán và chào bán cổ phiếu ra công chúng Trong thời gian tới, nhiều công ty cổ phiếu và tổng công ty nhà nước cổ phiếu hóa sắp chào bán cổ phiếu ra công chúng, khối lƣợng cổ phiếu chào bán rất lớn, nhu cầu bảo lãnh phát hành cao Vì vậy, cần thiết phải ban hành ngay quy định về tỷ lệ đƣợc phép bảo lãnh của công ty chứng khoán và sửa đổi quy định về vốn pháp định của công ty chứng khoán đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

4.3.2 Khuyến nghị đối với Nhà nước

Hiện nay, với việc đẩy nhanh cổ phiếu hóa các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước để kịp lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO, thì tiến trình IPO các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn đang khiến nhiều người e ngại thị trường sẽ “bội thực” do cung lớn hơn cầu Mỗi doanh nghiệp IPO bây giờ có quy mô vốn lớn bằng

100 doanh nghiệp trước đây và nằm trong những lĩnh vực ngành nghề quan trọng, trong khi đó chúng ta đã có lộ trình cổ phiếu hóa và IPO mỗi năm hàng chục doanh nghiệp, nhƣ vậy không thể không e ngại đến việc cung lớn hơn cầu Và trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chất lƣợng đƣợc đặt lên hàng đầu chứ không phải số lƣợng. Phải lấy hiệu quả làm trọng, phải tránh trường hợp các tổng công ty IPO mà không đƣợc nhà đầu tƣ quan tâm, không phải vì hiệu quả sản xuấtkinh doanh của tổng công ty đó kém, mà do cung vƣợt cầu, cung lớn quá cầu thì dĩ nhiên là giá sẽ thấp, thiệt thòi cho Nhà nước Hơn nữa, cần quy định rõ tỷ lệ tối thiểu cổ phiếu bán ra bên ngoài và tỷ lệ này cần đƣợc nâng lên cao hơn vì hiện nay có một số doanh nghiệp do sử dụng nhiều lao động nên số lượng cổ phiếu mua ưu đãi của người lao động tương ứng với vốn doanh nghiệp nhà nước bán ra Tình trạng này dẫn đến việc thiếu nguồn cung trong khi cầu cao sẽ đẩy giá cổ phiếu của doanh nghiệp lên cao

Vì vậy, phải kết hợp trong việc tăng cung các hàng hóa chất lƣợng với kích cầu nhà đầu tư để không ảnh hưởng đến biến động giá cả của hàng hóa khi tiến hành xác định giá khởi điểm cho IPO

Nhà nước cần ban hành quy chế lựa chọn tổ chức định giá doanh nghiệp, quy chế quản lý giám sát hoạt động tƣ vấn và xác định giá trị doanh nghiệp cũng nhƣ các tiêu chuẩn đánh giá năng lực của tổ chức định giá

Ngoài ra, để ngăn chặn việc làm giá của các nhà đầu cơ, thì Cơ quan quản lý thị trường có thể loại bỏ những lệnh có mức giá cao không tưởng bằng cách đưa ra những ràng buộc trong mức trần của giá cổ phiếu trong đợt đấu giá Chẳng hạn nhƣ mức trần này không đƣợc vƣợt quá 10 lần mức giá khởi điểm.Động thái này chẳng những loại bỏ đƣợc những nhà đầu cơ làm giá cổ phiếu mà còn giúp cho việc định giá doanh nghiệp trong hồ sơ tƣ vấn của các công ty chứng khoán đƣợc chú trọng hơn và làm cho doanh nghiệp quan tâm đến việc xác định giá trị doanh nghiệp khi đƣa ra mức giá khởi điểm để tiến hành IPO, đồng thời đòi hỏi những nhà đầu tƣ khác khi tham gia đấu giá phải nghiên cứu kỹ hồ sơ công ty để đƣa ra các mức giá mua hợp lý

4.3.3 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư

Thị trường IPO thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư có ý định đầu tư dài hạn Để IPO được thành công, những người tham gia vào thị trường IPO nên là những nhà đầu tư dài hạn Cách tiếp cận thông thường sẽ là các nhà đầu tư bỏ tiền ra ngày hôm nay với kỳ vọng rằng doanh nghiệp sẽ phát triển và niêm yết trong tương lai, và khi đó giá trị mà nhà đầu tƣ nắm giữ sẽ đƣợc tối đa hóa nhờ tính thanh khoản và giá trị doanh nghiệp gia tăng Ngoài ra, các nhà đầu tƣ hoàn toàn có quyền lựa chọn mua hay bán cổ phiếu tại bất cứ thời điểm nào mà lợi ích đƣợc tối đa hóa

Tuy nhiên trong thị trường IPO Việt Nam hiện nay, nhiều nhà đầu tư đều coi IPO là những cơ hội tốt để tham gia kiếm tiền đơn giản bằng cách đoán giá và đợi kết quả Họ tham gia đấu giá cổ phiếu của tổ chức phát hành và ngay sau khi các kết quả đấu giá đƣợc thông báo, những nhà đầu tƣ thành công chào bán cổ phiếu với những mức giá chỉ cao hơn một chút, thậm chí thấp hơn mức giá đấu thành công bình quân trên các trang web không chính thức dành cho những giao dịch đƣợc gọi là OTC Ở một mức độ nào đó, điều này thể hiện tiềm năng của thị trường hậu IPO Nhƣng, nó cũng cho thấy một thực tế là có quá nhiều nhà đầu tƣ đăng ký đấu giá mà không hề có ý định đầu tư Mục tiêu chớp cơ hội của những người này làm tăng cầu nhƣng điều đó sẽ không thể nói lên câu chuyện thật về IPO

Việc thiếu kiến thức về thị trường cũng như các đánh giá đúng đắn về doanh nghiệp đầu tƣ, đồng thời với tâm lý bầy đàn, các nhà đầu tƣ có thể mắc sai lầm khi lựa chọn cổ phiếu IPO Do vậy, khi tham gia vào thị trường IPO, các nhà đầu tư nên xác định rõ mục tiêu đầu tƣ của mình Đồng thời có những kiến thức nhất định về thị trường chứng khoán, cũng như tham khảo các nghiên cứu, nhận xét về thị trường IPO trong giai đoạn gần đây Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp mà mình định đầu tƣ Tìm kiếm thông tin một cách cẩn thận hoặc thông qua các tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp nhằm tránh tình trạng đặt giá quá cao

Trong những năm qua, hầu nhƣ các cổ phiếu IPO Việt Nam đều bị định giá cao Do đó, tỷ suất sinh lợi sau khi IPO của các doanh nghiệp này bị sụt giảm Chính vì vậy, nhà đầu tƣ cần có cái nhìn khách quan, chính xác về tình hình của doanh nghiệp nếu có ý định đầu tƣ lâu dài Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các doanh nghiệp có số lƣợng cổ phiếu đƣợc giữ lại bởi các chủ sở hữu sau khi IPO thấp sẽ dẫn đến một tỷ suất sinh lợi cao hơn, hay các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng sẽ có thành quả hoạt động sau khi IPO hiệu quả hơn Các nhà đầu tƣ có thể dựa vào các kết quả phân tích này và thông tin của doanh nghiệp nhằm đƣa ra các quyết định đầu tƣ chính xác, mang lại tỷ suất sinh lợi cao.

Ngày đăng: 01/10/2024, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Kim Yến, 2016. Thị trường chứng khoán. TP.HCM: NXB Lao động xã hội, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
2. Bùi Kim Yến và cộng sự, 2019. Thị trường tài chính: Lý thuyết và thực hành- ứng dụng cho thị trường Việt Nam. TPHCM: Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường tài chính: Lý thuyết và thực hành- ứng dụng cho thị trường Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
3. Lê Văn Tề (chủ biên), 2005. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam. TP.HCM: NXB Thống kê, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Trần Ngọc Thơ (chủ biên), 2015. Tài chính Doanh nghiệp hiện đại. TP.HCM: NXB Thống kê, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Ngọc Thơ (chủ biên), 2015. "Tài chính Doanh nghiệp hiện đại
Nhà XB: NXB Thống kê
5. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định (đồng chủ biên), 2012. Tài chính quốc tế. TP.HCM: NXB Thống kê, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính quốc tế
Nhà XB: NXB Thống kê
6. Nguyễn Thị Ngọc Trang (chủ biên) 2016. Quản trị rủi ro tài chính. TP.HCM: NXB Thống kê, TP.HCM.II. Tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tài chính
Nhà XB: NXB Thống kê
7. Abdullah, N.A.H., and K.N.T. Mohd, 2004. Factors influencing the underpricing of initial public offerings in an emerging market: Malaysian evidence. IIUM Journal of Economics and Management, 12:1-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: IIUM Journal of Economics and Management
8. Allen, F., and G.R. Faulhaber, 1989. Signaling by underpricing in the IPO market. Journal of Financial Economics, 23: 303-323 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Financial Economics
9. Annuar, M.N., and M. Shamsher, 1998. The Performance and Signalling Process of Initial Public Offers in Malaysia: 1980-1996. Pertanika Journal of Social Sciences & Humanities, 6:71-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pertanika Journal of Social Sciences & Humanities
12. Baron, D. P., 1982. A Model of the Demand for Investment Banking Advising and Distribution Services for New Issues. The Journal of Finance, 37: 955-976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Finance
13. Beatty, R.P., and J.R. Ritter, 1986. Investment banking reputation and underpricing of initial public offerings. Journal of Financial Economics, 15: 213- 232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Financial Economics
14. Benveniste, L.M., and P.A. Spindt, 1989. How investment bankers determine the offer price and allocation of new issues. Journal of Financial Economics, 24:343-361 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Financial Economics
15. Coakley, J., N. Instefjord and Z. Shen, 2007. The winner’s curse and lottery- allocated IPOs in China. Working Paper. Department of Accounting, Finance and Management and Essex Finance Centre. University of Essex Sách, tạp chí
Tiêu đề: The winner’s curse and lottery-allocated IPOs in China. Working Paper
16. Chiraphadhanakul, V., and K.D. Gunawardana, 2005. The factors affecting on IPO return in Thai Stock Market. Proceedings of the International Conference on Computer and Industrial Management, 19: 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proceedings of the International Conference on Computer and Industrial Management
17. Dalton, D.R., S.T. Certo and C.M. Daily, 2003. IPOs as a Web of Conflicts of Interest: An Empirical Assessment. Business Ethics Quarterly, 13: 289-314 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business Ethics Quarterly
18. Derrien, F., and A. Kecskes, 2007. The Initial Public Offerings of Listed Firms. The Journal of Finance, 62: 447-479 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Finance
10. Bouis, 2009. The short-term timing of Initial public offerings, Journal of Corporate Finance 15:586-601 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Quy trình IPO  Nguồn: PGS-TS Bùi Kim Yến (2016), Thị trường chứng khoán, - Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam
Hình 1.1. Quy trình IPO Nguồn: PGS-TS Bùi Kim Yến (2016), Thị trường chứng khoán, (Trang 27)
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài - Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài (Trang 41)
Hình 3.1. Giá trị vốn hóa thị trường trên GDP qua các năm - Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam
Hình 3.1. Giá trị vốn hóa thị trường trên GDP qua các năm (Trang 46)
Bảng 3.2. Thống kê thay đổi của luật chứng khoán 2006 và 2019 - Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam
Bảng 3.2. Thống kê thay đổi của luật chứng khoán 2006 và 2019 (Trang 55)
Bảng 3.3. Thống kê số lượng công ty IPO thành công trong giai đoạn - Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam
Bảng 3.3. Thống kê số lượng công ty IPO thành công trong giai đoạn (Trang 61)
Bảng 3.4. Cơ cấu doanh nghiệp IPO giai đoạn từ 2015-2022 - Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam
Bảng 3.4. Cơ cấu doanh nghiệp IPO giai đoạn từ 2015-2022 (Trang 62)
Bảng 3.5. Thống kê mức tăng trưởng bình quân công ty IPO trong giai đoạn - Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam
Bảng 3.5. Thống kê mức tăng trưởng bình quân công ty IPO trong giai đoạn (Trang 65)
Bảng 3.6. Thống kê định giá IPO của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn - Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam
Bảng 3.6. Thống kê định giá IPO của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn (Trang 67)
Bảng 3.7. Thống kê  hoạt động IPO của doanh nghiệp tại Việt Nam - Hoạt Động chào bán cổ phiếu lần Đầu ra công chúng ipo tại việt nam
Bảng 3.7. Thống kê hoạt động IPO của doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w