- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế An Phú trong giai đoạn 2018 – 2020, phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ công ty để từ
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về Chiến lược kinh doanh đã được thực hiện rất bài bản Tiêu biểu là các tác giả:
Rasmusse (2002) đã đề xuất các nhóm chiến lược theo hướng dựa vào nền tảng công nghệ sinh học và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển và sản xuất các sản phẩm có bản quyền; đồng thời tăng cường liên doanh liên kết với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe Giải pháp này phù hợp với các doanh nghiệp lớn có nền tảng kinh doanh toàn cầu
Smith và cộng sự (2003) đã hệ thống những kiến thức liên quan đến chiến lược, sách lược kinh doanh; nghiên cứu chú trọng đến việc phân tích môi trường hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn lớn
Aaker (2007) đã đƣa ra tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lƣợc trong doanh nghiệp Theo đó, nghiên cứu đƣợc phân làm 4 chủ đề: (1) Nghiên cứu môi trường; (2) Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp; (3) là quyết định đầu tư và (4) là thực thi chiến lƣợc Qua đó nghiên cứu vừa là hoạch định vừa là thực hiện các chiến lƣợc trong kinh doanh của doanh nghiệp
Cohen, và cộng sự (2007) đã tập trung đề xuất các nhóm giải pháp dành cho các doanh nghiệp ngành dƣợc lớn bao gồm: Nghiên cứu các sản phẩm điều trị và các lĩnh vực cơ bản; giải pháp liên kết với các doanh nghiệp trong ngành; nghiên cứu sản phẩm liên quan đến công nghệ sinh học; tập trung chiến lƣợc dẫn đầu Những nhóm giải pháp này hạn chế trong ứng dụng tại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, tiềm lực hạn chế
Liên quan đến chiến lƣợc kinh doanh trong ngành dƣợc có thể kể các tác giả nhƣ:
Toronto (2014) đã đề xuất các giải pháp chiến lƣợc giành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm: (1) Phát triển các loại thuốc chƣa có bản quyền; (2) Phát
5 triển sản phẩm sau bản quyền và hợp tác doanh nghiệp lớn để sản xuất đại trà Theo tác giả thì các doanh nghiệp nhỏ thường hạn chế về nguồn lực tài chính, nhân sự, công nghệ, sản xuất Do đó, thuê ngoài sẽ phù hợp với các doanh nghiệp này, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí
David (2015) đã hệ thống các tình huống để thể hiện đƣợc lợi thế cạnh tranh trong việc tạo sự khác biệt và chủ động Nghiên cứu chỉ ra lợi ích của công tác quản trị chiến lƣợc là mang đến sự chủ động trong kinh doanh
Tại Việt Nam, có nhiều giáo trình, sách viết về chiến lƣợc kinh doanh, điển hình nhƣ: “Giáo trình Quản trị chiến lƣợc” của Đại học Kinh tế quốc dân; “Chiến lƣợc kinh doanh” của Nguyễn Thị Liên Diệp và Đặng Văn Nam…
Trong lĩnh vực kinh doanh dƣợc phẩm, một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến nhƣ sau:
Hà Đức Anh (2009) đã sử dụng dự án Delta để từ đó phân tích chiến lƣợc công ty CP Dƣợc phẩm Yên Bái trong giai đoạn 2006-2008 Qua phân tích, tác giả xác định đƣợc những điểm mạng, điểm yếu, những hạn chế trong chiến lƣợc kinh doanh của công ty và đánh giá mức độ phù hợp với mô hình Delta; từ đó đề xuất những giải pháp chiến lƣợc phù hợp
Phạm Đăng Hƣng (2011) đã thực hiện phân tích bối cảnh kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010; trên cơ sở đó đánh giá những tác động của môi trường bên trong và bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của công ty, qua đó xây dựng mô hình SWOT và đề xuất chiến lƣợc cho hoạt động kinh doanh của công ty Nghiên cứu này có sự tương đồng trong lĩnh vực nghiên cứu, tuy nhiên công ty dƣợc phẩm An Thiên chuyên hoạt động về sản xuất nghiên liệu hơn là thực hiện phân phối Do đó, nghiên cứu có giá trị tham khảo nhất định đối với công ty An Phú Medical
Nguyễn Thị Mai Trâm (2013) đã tập trung phân tích hoạt động Marketing liên quan đến sản phẩm thuốc Biagan Nghiên cứu chỉ ra thực trạng thị trường sản xuất thuốc hiện nay khá là cạnh tranh về danh mục sản phẩm; kênh phân phối cũng nhƣ các hoạt động quảng bá giữa các công ty Đề tài đƣa ra một số hạn chế của công ty
Bidiphar trong sản xuất thuốc là chưa chú trọng công tác nghiên cứu thị trường; hoạt động xúc tiến chƣa đầu tƣ đúng mức Marketing chỉ là một bộ phận của xây dựng chiến lƣợc kinh doanh Do đó đề tài có giá trị tham khảo nhất định
Nguyễn Phước Thọ (2016) đã phân tích bối cảnh kinh doanh của Công ty Dược phẩm 2/9 trong giai đoạn 2011-2015, đánh giá tác động của môi trường đối với công ty Từ đó xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh của công ty trong thời gian tới
Lương Phan Chương (2019) đã hệ thống lý luận về Chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Dược Sài Gòn trong giai đoạn 2016-2018 và đề xuất Chiến lƣợc phát triển kinh doanh của công ty tới năm 2025 trên cơ sở kết hợp công cụ thẻ điểm cân bằng BSC vào Chiến lƣợc phát triển kinh doanh của công ty
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận liên quan đến xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong doanh nghiệp Đồng thời, các tác giả có sự nghiên cứu tại một doanh nghiệp nhất định, từ đó đề xuất giải pháp thực tế cho từng công ty Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh ngày nay thì mức độ ứng dụng của những nghiên cứu trước đây còn hạn chế, hơn nữa cho đến thời điểm hiện tại chƣa có tài liệu nào nghiên cứu về chiến lƣợc phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị An Phú, do đó tác giả nhận thấy lựa chọn đề tài “ Chiến lược phát triển kinh doanh công ty Cổ phần
Dược phẩm và thiết bị An Phú ” trên cơ sở kế thừa nhƣng tránh trùng lặp những nghiên cứu trước đây.
Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1 Một số khái niệm liên quan
Chiến lƣợc kinh doanh là một danh từ khó định nghĩa, có nhiều quan điểm khác nhau về chiến lƣợc kinh doanh điển hình nhƣ:
Theo Michae E Porter (1996) cho rằng: Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp có thể hiểu là việc sáng tạo nên vị thế thông qua việc tạo ra những nét độc đáo riêng về giá trị Theo đó, quá trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh là hoạt động
7 mà qua doanh nghiệp thực hiện nhằm tạo những lợi thế cạnh tranh và khác biệt hóa so với đối thủ Việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đòi hỏi phải có sự liên kết và phối hợp tất cả các hoạt động của doanh nghiệp để tạo nên sự thành công trong việc hội nhập và phối hợp giữa các hoạt động khác nhau
Theo quan điểm của Charles W.L.Hill và Gareth R.Jones (1996), Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài trên cơ sở thiết lập những mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn, tiếp đến là lựa chọn các công cụ, cách thức, phương án hành động, đồng thời phân chi nguồn lực nhằm góp phần đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra
Theo Fred R.David (1997): “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là những hoạt động, những cách thức, phương tiện của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu trong dài hạn”
Theo William J.Gluek (2009): Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp là một bản kế hoạch hoàn hảo đƣợc doanh nghiệp vạch ra, sau đó phối hợp các nguồn lực thực hiện nhằm đạt mục tiêu theo kế hoạch
Theo Thomas J.Peter và Robert H.Waterman, Jr (1992): Một chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp được trình bày dưới dạng bản kế hoạch và đảm bảo tính toàn diện, thống nhất trên cơ sơ phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, các cá nhân nhằm đạt đƣợc mục têu doanh nghiệp đề ra
Mặc dù có nhiều cách nhìn nhận và tiếp cận khác nhau về chiến lƣợc kinh doanh của nhà quản trị chiến lƣợc, song các quan điểm về Chiến lƣợc kinh doanh vẫn đƣợc bao hàm những vấn đề chính nhƣ sau: Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức; đưa ra các chương trình hành động để đạt mục tiêu và lựa chọn các phương án hành động, triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó
1.2.1.2 Các cấp độ của chiến lƣợc trong doanh nghiệp
Theo Garry D Smith (1985), chiến lƣợc của doanh nghiệp có đƣợc phân thành các cấp độ nhƣ sau:
Phân loại theo cấp độ chiến lược
- Chiến lƣợc cấp doanh nghiệp: Chiến lƣợc này đƣợc xác định trong dài hạn,
8 đó là những định hướng của doanh nghiệp hay những mục tiêu phát triển trong dài hạn Dựa theo chiến lƣợc này, các phòng ban, các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ tự đặt những chiến lƣợc riêng phù hợp
- Chiến lƣợc cấp kinh doanh: Chiến lƣợc này ở mức thấp hơn so với chiến lƣợc cấp doanh nghiệp Mục đích chiến lƣợc này nhằm xác định chiến lƣợc về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược phân phối, chiến lược phát triển thị trường Mục đích chiến lƣợc cấp kinh doanh nhằm thực hiện và hoàn thành chiến lƣợc doanh nghiệp
- Chiến lƣợc cấp chức năng: Đây là chiến lƣợc thấp nhất trong doanh nghiệp Chiến lƣợc dành cho các phòng ban và bộ phận chức năng với việc đặt ra mục tiêu và kế hoạch thưc hiện các chiến lược trong ngắn hạn, qua đó từng bước đạt mục tiêu dài hạn trong doanh nghiệp Chiến lƣợc này sẽ khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp nhằm từng bước thực hiện và đạt chiến lược cấp kinh doanh và cấp doanh nghiệp
Phân loại theo phạm vi chiến lược
- Chiến lược bộ phận: Tương tự như chiến lược cấp kinh doanh, thông thường bao gồm chiến lƣợc nhân sự, chiến lƣợc marketing, chiến lƣợc nâng cao tài chính…
- Chiến lƣợc chung: Chiến lƣợc này đƣợc thống nhất trong toàn doanh nghiệp và được doanh nghiệp đặt ra thường trong dài hạn Đây là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
Phân loại theo hướng tiếp cận chiến lược
- Chiến lƣợc tập trung: Chiến lƣợc này giúp doanh nghiệp tập trung đƣợc tất cả nguồn lực cho một hoặc 1 vài mục tiêu nhất định trong từng giai đoạn phát triển, điều này giúp nhanh đạt mục tiêu, đồng thời tiết kiệm chi phí
- Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối: Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định đƣợc điểm mạnh và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ, theo đó, doanh nghiệp sẽ có những phương án để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình
- Chiến lược sáng tạo tấn công: Chiến lược này đi trước đón đầu, để làm được điều này doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo trước đối thủ
- Chiến lƣợc tự do: Chiến lƣợc này doanh nghiệp sẽ khai thác những tiềm năng phát triển các sản phẩm, dịch vụ bên lề so với lợi thế cạnh tranh chính của doanh nghiệp đang có
1.2.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm xây dựng chiến lƣợc kinh doanh
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả xây dựng, 2021) Để thực hiện đề tài, trước tiên tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu Tiếp đến xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài liên quan đến chiến lƣợc kinh doanh trong doanh nghiệp
Trên cơ sở lý thuyết đã tổng hợp, kết hợp với dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, sử dụng các phương pháp nghiên cứu để từ đó phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú
Trên cơ sở phân tích tác động của môi trường và tổng hợp ma trận đánh giá môi trường kinh doanh công ty, từ đó xây dựng và lựa chọn các chiến lược của công ty thông qua tổng hợp ma trận SWOT, ma reaabh QSPM, đồng thời đƣa ra giải pháp thực hiện chiến lƣợc của công ty
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết
- Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú
- Phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty
Xây dựng chiến lƣợc; giải pháp thực hiện chiến lƣợc
Các phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu
Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập tại Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế
An Phú bao gồm: Tài liệu kế toán của công ty nhƣ báo cáo tình hình kinh doanh; báo cáo tài chính; tham khảo các tài liệu có liên quan từ phòng kinh doanh, xưởng sản xuất; hoạt động marketing; tình hình nhân sự trong giai đoạn 2018-2020 nhằm phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn này
Việc phân tích sự biến động từ môi trường kinh doanh như về kinh tế, chính trị, xã hội,… dữ liệu đƣợc lấy từ thực tế Ngoài ra, đề tài cũng tổng hợp sữ liệu thu thập được từ các nghiên cứu, nguồn sách báo, phương tiện truyền thông liên quan đến đề tài
2.2.2 Dữ liệu sơ cấp Điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu khảo sát đánh giá các ma trận từ chuyên gia là ban lãnh đạo, các trưởng phó phòng và chuyên viên tại một số bộ phận của công ty cổ phần thiết bị y tế An Phú.
Các phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua
- Phương pháp so sánh để thấy sự khác nhau giữa số liệu các năm của năm sau và năm trước trong giai đoạn 2018-2020 tại Công ty Cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế An Phú về kết quả kinh doanh, tình hình tài chính; tình hình lao động tại công ty nhằm đánh giá sự biến động trong hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020
- Phương pháp thống kê, phân tích: Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê – mô tả, dựa vào số liệu đã phân tích lập bảng, biểu đồ dùng để phân tích sau đó đánh giá hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú; từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh tại công ty
Đối với dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả thực hiện phỏng vấn 11 chuyên gia trong công ty cổ phần thiết bị y tế An Phú để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của môi trường nội bộ công ty và yếu tố bên ngoài nhằm đánh giá cơ hội và nguy cơ và tổng hợp theo ma trận QSPM Phân bố mẫu, tỷ lệ và chọn mẫu cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1: Bảng phân bố mẫu khảo sát của các chuyên gia công ty
Trưởng đơn vị tác nghiệp 3
Chuyên viên các bộ phận 3
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2021)
- Cách thức phỏng vấn: Tác giả gặp trực tiếp các chuyên gia và chuyên viên trình bày về mục đích của luận văn và kết quả muốn đạt đƣợc Sau đó, nhờ các chuyên giá thực hiện các phiếu khảo sát đã soạn sẵn bằng cách đối thoại trực tiếp
- Về nội dung phỏng vấn: Trong phiếu phỏng vấn chuyên gia, câu trả lời là đánh giá tầm quan trọng và trọng số của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài để đánh giá cơ hội, thách thức của môi trường và các yếu tố thuộc môi trường bên trong để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công ty cổ phần y tế An Phú, các yếu tố đƣa ra cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.2 Các yếu tố sử dụng trong thang đo khảo sát
Yếu tố môi trường bên ngoài Yếu tố bên trong công ty
1 Nhu cầu về dược của thị trường Chất lượng sản phẩm đảm bảo
2 Sự hỗ trợ của chính phủ Sản phẩm đa dạng hàng nhập và hàng tự sản xuất
3 Du nhập công nghệ mới Hệ thống phân phối rộng khắp
4 Quy mô thị trường dược ngày càng phát triển
Dây chuyền sản phẩm khép kín, đƣợc đầu tƣ công nghệ hiện đại
5 Gia nhập thị trường quốc tế Nguồn nhân lực trẻ, kinh nghiệm
6 Xu hướng tăng trưởng GDP Chính sách giá cả cạnh tranh
7 Đối thủ cạnh tranh Mức độ tự chủ tài chính
8 Ảnh hưởng đại dịch covid 19 Hoạch định chiến lược sản phẩm
9 Tỷ lệ lạm phát Thị phần
10 Các sản phẩm thay thế Nguồn nhân lực trình độ cao
11 Quan hệ hợp tác song phương Chiến lược R&D sản phẩm mới
12 Tranh chấp lãnh thổ Chủ động nguyên liệu
13 Mức độ tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi Hoạt động xúc tiến
14 Giá thành ngành dƣợc tăng Phối hợp giữa các bộ phận sản xuất
15 Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu Vị thế thương hiệu
(Nguồn: Tổng hợp tác giả, 2021)
- Về việc tổng hợp và xử lý dữ liệu trong phiếu phỏng vấn chuyên gia :
+ Đối với trọng số: Tác giả tính toán trung bình cộng của các câu trả lời để chọn ra số liệu đại diện đƣa vào luận văn
+ Đối với tầm quan trọng: Để giúp các chuyên gia dễ hình dung cũng nhƣ tránh mất thời gian, tác giả chia điểm đánh giá làm 5 mức độ: Không quan trọng, ít quan trọng, bình thường, quan trọng, rất quan trọng Vì tổng điểm tầm quan trọng phải bằng 1, do đó, điểm số mức bình thường sẽ có công thức: 1/tổng số yếu tố Các mức còn lại sẽ tùy vào số lƣợng các yếu tố mà tác giả thực hiện quy ƣớc biên độ hợp lý Đối với bảng điểm các yếu tố bên ngoài và bên trong đều bao gồm 15 yếu tố, theo cách tính trên, ta có bảng điểm trung bình từng mức độ đƣợc làm tròn nhƣ sau:
Bảng 2.3 Điểm trung bình từng mức độ
Không quan trọng Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
(Nguồn: Tính toán tác giả, 2021)
Sau khi đã có hệ thống tính điểm trọng số, ta áp dụng vào tính trung bình của từng yếu tố Ví dụ: Yếu tố: Gia nhập thị trường quốc tế, kết quả trả lời về tầm quan trọng của các chuyên gia nhƣ sau:
Bảng 2.4 Điểm trung bình tầm quan trọng của yếu tố “Gia nhập thị trường quốc tế” theo đánh giá chuyên gia
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát tác giả, 2021)
Tác giả làm tròn giá trị tầm quan trọng của yếu tố này là 0,065 cho yếu tố
“Gia nhập thị trường quốc tế”, tương tự với các yếu tố khác
Các công cụ nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số mô hình và công cụ nghiên cứu bổ sung để phân tích và đƣa ra những chiến lƣợc phù hợp đối với hoạt động kinh doanh của công ty Cụ thể:
- Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE): Ma trận tổng hợp những yếu tố thuộc về cơ hội và nguy cơ bên ngoài công ty, qua đó đánh giá mức độ phản ứng của công ty với các yếu tố bên ngoài
- Ma trận yếu tố nội bộ (IFE): Ma trận tổng hợp những yếu tố thuộc về điểm mạnh và điểm yếu của công ty, qua đó đánh giá mức độ phản ứng của công ty với các yếu tố bên trong
- Mô hình SWOT: Sử dụng mô hình này để phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong Công ty Cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế An Phú, từ đó nhận xét những mặt thuận lợi, những cơ hội, nguy cơ, những điểm mạnh, điểm yếu giúp công ty đề ra chiến lƣợc một cách khoa học
- Ma trận QSPM: Ma trận sử dụng để lựa chọn chiến lƣợc của công ty sau giai đoạn I Ma trận này biểu thị sự hấp dẫn tương đối của các chiến lược có thể lựa chọn và do đó cung cấp cơ sở khách quan cho việc lựa chọn các chiến lƣợc riêng cho Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú
Trong chương 2, tác giả đã mô tả cụ thể các bước trong quy trình nghiên cứu luận văn Phương pháp nghiên cứu bao gồm cả định tính và định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: tổng hợp, phân tích các tài liệu nội bộ của Công ty và các công trình nghiên cứu đã xuất bản trước đó liên quan đến chiến lược nhân sự Phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm: lấy mẫu khảo sát nhân viên công ty để đánh giá chất lƣợng nhân sự cũng nhƣ tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại Sau khi thu thập mẫu, tác giả tiến hành thống kê, mô tả Từ những phương pháp trên, đề tài tổng kết từ thực tiễn áp với khung lý thuyết để làm sáng tỏ thêm những vấn đề đã phân tích để kết luận và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và giải pháp thực hiện chiến lƣợc kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM VÀ THIẾT BỊ Y TẾ AN PHÚ
Tổng quan về Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú (An Phú Medical) đƣợc thành lập ngày 07/07/2008, hoạt động trên lĩnh vực: dƣợc phẩm, thiết bị y tế và công nghệ sinh học
- Trụ sở chính: Số 116, Ngõ Thái Thịnh 1, Đống Đa, Hà Nội
- Nhà máy sản xuất: Lô B5C khu CN Hapro - Lệ Chi- Gia Lâm- Hà Nội
- Kho hàng : Số 239 Ngõ 192 Đường Lê Trọng Tấn - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Hiện nay, công ty đang phát triển mạng lưới phân phối rộng với lực lượng bán hàng chuyên nghiệp tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng với hơn
100 cán bộ nhân viên Hiện tại công ty đạt tiêu chuẩn ISO 13485:2001;ISO 9001:2008 đồng thời nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP cho TBYT
Trong thời gian hoạt động, công ty An Phú Medical luôn đặc biệt chú trọng việc liên kết hoạt động với trường học, các viện nghiên cứu, hợp tác với các đối tác tin cậy nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất vì sức khỏe cộng đồng Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng phát triển đội ngũ nhân sự làm nền tảng phát triển kinh doanh Để đạt đƣợc những thành tựu đó, ngay từ đầu công ty đã xác định cho mình định hướng cụ thể bằng mục tiêu và triết lý kinh doanh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển Chính vì vậy, công ty nhanh chóng phát triển rộng lớn không chỉ về quy mô, nguồn nhân lực, mà còn là một trong những doanh nghiệp phân phối thiết bị y tế có uy tín tại Việt Nam
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú là chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm dƣợc phẩm, thiết bị y tế, công nghệ sinh học chất lượng của các công ty sản xuất có uy tín trong và ngoài nước Hiện nay, An Phú Medical đang sản xuất, nhập khẩu và phân phối hơn 200 sản phẩm đã được các bác sỹ, dược sỹ và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng như:
- Dây truyền dịch, dây hút nhớt, dây xông đặt dạ dày
- Bao cao su tránh thai
- Các loại khẩu trang y tế, than hoạt tính
- Băng dính y tế: Băng dính lụa, băng dính cá nhân
- Túi chườm cắm điện đa năng
- Gel siêu âm, Gel điện tim, Gel bơi trơn
- Các loại đệm nước mát, gối nước mát, đệm chống loét
3.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lý
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty An Phú Medical
(Nguồn: Công ty An Phú Medical, 2021)
Chức năng, nhiệm vụ phòng ban nhƣ sau:
- Ban Giám đốc: Bao gồm tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ quản lý và quyết định các vấn đề về hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động công ty trước pháp luật
- Phòng Kinh doanh: Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh của công ty, phát triển doanh số, thị trường
- Phòng hành chính nhân sự: Là bộ phận chủ trì thực hiện việc ký hợp đồng
33 lao động, thỏa ước lao động, xây dựng nội quy, quy chế và các chế độ về trả lươgg, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác có liên quan Chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác tuyển dụng nhân sự, là cầu nối giữa các phòng ban khi có vấn đề phát sinh về nhân sự
- Phòng kế toán: Tổ chức điều hành bộ máy kế toán, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ phục vụ công tác kế toán, thống kê của Công ty
- Phòng R&D: Chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm dược phẩm, thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng phát triển của ngành dƣợc phẩm, y tế
- Xưởng sản xuất: Là nơi chịu trách nhiệm về công việc sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế do công ty sản xuất ra, cũng nhƣ các sản phẩm do công ty nhập khẩu nước ngoài về
3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty An Phú Medical ĐVT: Triệu đồng
So sánh 2020/2019 Giá trị % Giá trị %
Doanh thu thuần 80.943 92.402 78.626 11.459 14,15 -13.776 -14,91 Tổng chi phí 53.081 51.406 52.019 -1.675 -3,15 613 1,19 Lợi nhuận kế toán trước thuế 27.862 40.996 26.607 13.134 47,13 -14.389 -35,1 Lợi nhuận sau thuế 19.503 27.877 18.201 8.374 42,937 -9.676 -34,71
(Nguồn: Công ty An Phú Medical, 2021)
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động trong giai đoạn 2018-2020, đặc biệt sự xuất hiện và lây lan của đại dịch covid 19 cuối năm 2019 và trong năm 2020 cho đến thời điểm hiện tại đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam và cả ngành y tế nói chung cũng nhƣ tại công ty cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú nói riêng dẫn đến kết quả kinh doanh sụt giảm, cụ thể:
Về doanh thu: Doanh thu Công ty An Phú Medical có nhiều biến động qua
34 các năm, cụ thể doanh thu thuần trong năm 2019 đạt 92.401 triệu đồng, tăng 11.459 triệu đồng, tương ứng tăng 14,16% so với năm 2018 Đến năm 2020, doanh thu thuần giảm còn 78.626 triệu đồng, tương ứng giảm 14,91%
Tổng chi phí giảm trong năm 2019 và tăng trong năm 2020, cụ thể so với năm 2018, năm 2019 giảm chi phí 1.675 triệu đồng, tương ứng giảm nhẹ 3.16%, năm 2020 tăng mạnh với mức chi phí tăng 613 triệu đồng tương ứng tăng 1,19% Mức chi phí tăng do trong năm 2020 dịch diễn biến phức tạp nên các khoản chi phí nhập hàng bên nước ngoài về tăng cao bởi nguồn cung khan hiếm, các khoản chi phí tồn kho tăng lên, chi phí xử lý hàng hóa tại cảng tăng để đảm bảo công tác phòng ngừa covid 19
Mặc dù chi phí tăng qua các năm nhƣng Công ty vẫn đảm bảo lợi nhuận dương qua các năm, cụ thể lợi nhuận sau thuế từ mức lợi nhuận 19.503 triệu đồng năm 2018 đã tăng lên 27.877 triệu đồng năm 2019 và giảm còn 18.201 triệu đồng năm 2020, tương ứng giảm 34,71% với năm 2019 Kết quả này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty An Phú Medical chưa đạt mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2018-2020, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận công ty 2018-2020
(Nguồn: Công ty An Phú Medical, 2021)
Nhƣ vậy nhìn chung có thể thấy hoạt động kinh doanh của Công ty An Phú Medical chưa đạt mức tăng trưởng đều trong giai đoạn 2018-2020 dựa trên những con số thực tế về doanh thu và lợi nhuận nhƣ đã phân tích Tuy nhiên, trong bối
Phân tích nội dung xây dựng chiến lƣợc kinh doanh tại Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú
3.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mạng của Công ty Cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế An Phú
Từ khi thành lập vào năm 2008, Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế
An Phú đã xác định tầm nhìn, sứ mạng của mình để làm định hướng cho mọi hoạt của công ty, cụ thể:
- Tầm nhìn: Xây dựng An Phú Medical trở thành nhà phân phối dƣợc phẩm chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam với chủ trương hướng tới thị trường bán lẻ dược phẩm
- Sứ mạng: Với mong muốn nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngày một tốt hơn cho người dân Việt Nam Công ty cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế An Phú thực hiện sứ mạng là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu sản xuất và phân phối những sản phẩm giúp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe con người Đặc biệt với phương châm “ chăm sóc sức khỏe toàn diện” và hướng tới mục tiêu “Sản xuất thiết bị y tế tại Việt Nam.”
- Triết lý kinh doanh: Công ty cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú xây dựng những giá trị nền tảng và trở thành những nguyên tắc quan trọng đƣợc toàn thể nhân viên An Phú Medical xây dựng và phát huy nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty bao gồm:
(1) Khách hàng là trọng tâm
(2) Uy tín, chất lượng để trường tồn
(3) Hợp tác để thành công
(4) Phát triển nguồn lực con người
(5) Vì một Việt Nam khỏe đẹp
Nhƣ vậy, có thể thấy Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú đã chú trọng xây dựng tầm nhìn chiến lƣợc và bảng tuyên bố sứ mạng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty, điều này góp phần tạo nên những thành công và định vị thương hiệu An Phú Medical hơn 10 năm qua
3.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh Công ty Cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế An Phú
3.2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Các công ty dƣợc phẩm nói chung và công ty An Phú Medical nói riêng ngày càng phải chịu nhiều tác động của những lực lƣợng toàn cầu Trong nghiên cứu này tác giả sẽ lần lược thực hiện phân tích môi trường bên ngoài dựa theo nội dung chương 1 tại của công ty An Phú Medical nhằm tạo cơ sở xây dựng mục tiêu kinh doanh cho công ty, cụ thể:
- Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càn sâu rộng tạo điều kiện mở rộng kinh doanh cho các doanh nghiệp dược phẩm nói chung và công ty An Phú Medical nói riêng
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức Xu hướng toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng hợp tác quốc tế; tiếp cận với trình độ công nghệ, kỹ thuật cao; mở rộng nguồn nguyên liệu đầu vào; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Tuy nhiên điều này cũng đặt các doanh nghiệp vào tình thế phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường để tồn tại và phát triển
Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và một trong những hiệp định FTA quan trọng hiện nay vừa được ký kết tháng 2/2016 là Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) TPP mang lại sự mở cửa toàn diện giữa các thành viên, điều đó tác động mạnh mẽ đến toàn thị trường, tất cả các ngành nghề Không nằm ngoài xu thế này, ngành dƣợc Việt Nam chịu tác động không nhỏ do TPP
37 mang đến Sự mở cửa và hoạt động theo cơ chế thị trường đã giúp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập và thu hút các nguồn lực từ các nước, kèm theo các cơ chế ưu đãi đầu tƣ thì hiện nay Việt Nam đƣợc đánh giá là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tƣ trên thế giới
- Tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều biến động giai đoạn 2016-2021
Kinh tế Việt Nam trong năm 2015 trên đà phục hồi, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2019, cụ thể theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020 của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 thể hiện qua hình sau:
Biểu đồ 3.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2016-2020, Tổng cục thống kê)
Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2016 - 2019 khá cao, bình quân 6,8% Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 ước đạt khoảng 5,9% và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt sự bùng nổ của đợt dịch thứ 4 trong nước đã làm tê liệt nền kinh tế, nhất là tại TP.HCM, kéo theo đó là giãn cách xã hội diễn ra hầu hết các tỉnh thành cả nước và cả Hà Nội, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước Theo báo cáo tổng cụ thống kê thì GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhƣng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và
6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019 Thời gian tới khi dịch bệnh chƣa đƣợc kiểm soát nên hoạt động của các doanh nghiệp dƣợc nói chung và công ty An Phú Medical nói riêng còn ảnh hưởng nặng nề
Thu nhập của người dân Việt Nam có xu hướng gia tăng theo thời gian, theo báo cáo của tổng cục thống kê năm 2020, thu nhập bình quân (TNBQ) 1 người/1 tháng của Việt Nam năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019, theo đó đời sống cao hơn thì mọi người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhiều hơn Do đó, đây là cơ hội tốt để công ty An Phú Medical nói riêng và ngành dƣợc nói chung tăng doanh số bán và tăng lợi nhuận Tuy nhiên đó cũng là một thách thức lớn bởi khi đời sống cao hơn thì chất lƣợng sản phẩm đòi hỏi phải cao hơn, an toàn với con người hơn Vì vậy các công ty ngành dược phải không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng
- Tiềm năng tăng trưởng ngành dược phẩm Đối với ngành dược phẩm tại thị trường Việt Nam đang rất hấp dẫn, tạo nên cơ hội đầu tƣ và phá triển cho các công ty dƣợc phẩm Theo BMI, tổng chi tiêu thuốc của Việt Nam năm 2020 khoảng 5,0 tỷ USD và duy trì tốc độ tăng trưởng từ 20%-25%/năm trong giai đoạn 2016-2020, cao hơn mức 10%-14%/năm của các nước đang phát triển và mức 2%/năm của thế giới Doanh số dược phẩm tăng từ mức 32.773 tỷ đồng năm 2010 lên 85.425 tỷ đồng năm 2015 và tăng lên 134.526 tỷ đồng năm 2020 Về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM VÀ THIẾT BỊ Y TẾ AN PHÚ
Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế An Phú
Trong giai đoạn trước mắt công ty định hướng trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong ngành công nghiệp dƣợc phẩm và thiết bị y tế với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng năm từ 10%-15%
Phát triển đƣợc các nhóm sản phẩm hóa dƣợc dành cho sản xuất các thuốc đặc trị để thay thế nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu với giá cả hợp lý Đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu, tìm kiếm và đầu tƣ mở rộng nguồn cung nguyên liệu trong nước, đảm bảo ổn định các yếu tố đầu vào
Tiếp tục đầu tƣ cải tiến dây chuyền sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất cách khoa học, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả công việc và năng suất lao động
Thực hiện đầu tư chiều sâu hệ thống phân phối trong nước Sắp xếp, tối ưu hóa hệ thống phân phối và lực lượng bán hàng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm của công ty
Chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ công nhân viên với mục tiêu làm chủ công nghệ mới, nắm bắt các quy trình, tiêu chuẩn trong sản xuất hóa dƣợc Cải thiện môi trường làm việc và tạo cơ hội phát triển cá nhân, xây dựng chính sách đãi ngộ hấp dẫn để giữ chân người tài.
Giải pháp thực hiện chiến lƣợc kinh doanh tại Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú
Với chiến lƣợc kinh doanh đã đƣợc lựa chọn tại Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và thiết bị y tế An Phú trong chương 3 tập trung vào chiến lược phát triển thị trường thì công ty cần có những giải pháp cụ thể hỗ trợ thực hiện chiến lƣợc, trong khuôn khổ đề tài, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lƣợc của công ty thời gian tới nhƣ sau:
4.2.1 Giải pháp về hoạt động quản trị nguồn nhân lực
Nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm hiện tại và đẩy mạnh phát triển thị trường nhất thiết doanh nghiệp cần phải có được một đội ngũ nhân sự dồi dào, có trình độ, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và năng lực trong quản lý, làm việc Tuy nhiên, với đội ngũ nhân sự hiện tại của công ty An Phú Medical có trình độ còn thấp, thiếu nhân lực chất lƣợng cao, vì vậy để đáp ứng mức độ cạnh tranh gay gắt trong ngành, công ty cần bổ sung nhiều nhân viên quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên sản xuất có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu mới
Trước hết, để thu hút đủ số lượng và chất lượng công ty cần chú trọng ngay từ công tác tuyển dụng nhằm tuyển chọn những người có trình độ chuyện môn cần thiết, có thể đạt đến năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt, có sức khoẻ, làm việc lâu dài với công ty, với các nhiệm vụ được giao Những người được tuyển dụng còn phải là những người trung thực, có tính kỷ luật cao gắn bó với công việc Theo đó, công ty có thể hướng đến hai phương hướng tuyển chọn một là nguồn nội bộ hai là nguồn bên ngoài:
- Nguồn nội bộ: Đối với các vị trí không cần trình độ cao nhƣ lái xe, vận chuyển, tiếp tân… thì công ty có thể ƣu tiên tuyển dụng con em, bạn bè của các thành viên trong công ty nếu đạt đƣợc các yêu cầu của công ty đề ra Tùy theo yêu cầu của công ty mà các ứng viên đƣợc giới thiệu có thể trải qua một hay đủ tất cả các bước trong quy trình tuyển dụng của công ty Khi nguồn tuyển dụng thông qua các nhân viên nội bộ không đáp ứng nhu cầu hoặc không đủ số lƣợng thì công ty sẽ tiến hành thực hiện tuyển dụng nguồn bên ngoài
- Nguồn bên ngoài: Đây là nguồn lực chủ yếu để công ty tiến hành đổi mới, tạo điều kiện tạo nên những bước ngoặc mới cho công ty Đặc biệt, là nhân viên trong các bộ phận đòi hỏi những yêu cầu kỹ năng cao, nhất là về bộ phận kỹ thuật, kỹ sư hóa học, cử nhân dược, nhân viên kinh doanh, hướng dẫn viên và quản lý Nguồn tuyển dụng công ty thường ưu tiên tuyển dụng là các sinh viên tốt nghiệp tại các trường chuyên ngành như Đại học, Cao đẳng có uy tín trong ngành
Chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự: Công ty cần tiến hành đào tạo đối với những nhân viên tiềm năng trong việc nâng cao kỹ
73 năng, kiến thức phục vụ công việc Để công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty mang lại hiệu quả cao thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp những điều kiện của công ty phụ thuộc về vốn, tài chính, con người…
Chương trình đào tạo của công ty gồm: Đào tạo nâng bậc, đào tạo mới, đào tạo sử dụng trang thiết bị công nghệ mới, đào tạo an toàn lao động, đào tạo kỹ năng làm việc, đào tạo quản lý vận hành dây chuyền sản xuất, tạo về nâng cao trình độ; nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo tin học; đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng quản lý, lãnh đạo…, tùy vào yêu cầu và vị trí nhân viên mà công ty có thể áp dụng các hình thức đào tạo khác nhau
Ngoài ra công ty còn phải tiến hành xây dựng môi trường làm việc tốt để thu hút và giữ chân được người tài nhằm đảm bảo được nguồn nhân lực ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh Cần phải cung cấp cho các nhân viên một môi trường làm việc tốt cùng những phương tiện thích hợp chẳng hạn như môi trường làm việc thoáng mát, sạch đẹp, nhiệt độ ánh sáng phù hợp, các công cụ, dụng cụ hỗ trợ công việc tương đối đầy đủ như máy vi tính, bàn làm việc, nơi đựng hồ sơ, máy đo, dụng cụ đo, giấy bút, máy in, máy photocopy, máy fax… là những dụng cụ cơ bản mà công ty cần cung cấp cho các nhân viên để họ có thể làm việc tốt nhất, đầu tƣ tài năng nhiều hơn cho công ty Đặc biệt là phải tạo ra một môi trường làm việc sao cho tất cả nhân viên đều cảm thấy an toàn tại nơi làm việc, không quá nhiều áp lực Đồng thời, chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ hấp dẫn qua chế độ lương, thưởng, phúc lợi, góp phần tạo động lực làm việc cho nhân viên Điều kiện thực hiện giải pháp: Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của công ty, do đó đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần có sự quan tâm hơn trong việc xây dựng chính sách nhân sự, đặc biệt chính sách đãi ngộ hợp lý để tạo điều kiện cho phòng nhân sự thực hiện và phát huy hiệu quả chính sách nhân sự Thực hiện tốt giải pháp này giúp nhân viên công ty An Phú Medical đƣợc đảm bảo chất lƣợng làm việc, từ đó sẽ nâng cao đƣợc năng suất lao động, giảm đƣợc các sai sót, rủi ro trong vận hành, dẫn đến tăng cường được chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Quá trình quản lý doanh nghiệp cũng đƣợc đơn giản hóa, kết quả xử lý công việc chuyên môn nhanh và gọn, giảm đƣợc các rủi ro
74 trong kinh doanh, giảm đƣợc các khoản chi phí không cần thiết Giữ đƣợc ổn định nhân lực có năng lực trong công ty sẽ giúp công ty đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh Cũng cố nội lực cũng giúp cho công ty An Phú Medical thực hiện những biện pháp tiếp theo là đẩy mạnh phát triển thị trường đểtạo lợi thế cạnh tranh
4.2.2 Giải pháp hoạt động marketing
Giải pháp về sản phẩm Để đảm bảo việc nâng cao chất lƣợng và năng suất sản xuất sản phẩm công ty cũng cần phải thực hiện các giải pháp kèm theo đó là đa dạng hóa và nội địa hóa nguồn cung Công ty cần tìm nhà cung cấp nguyên liệu tốt và giá rẻ hơn, nhập trực tiếp từ nhà cung cấp thay vì nhập chủ yếu từ nước ngoài như trước đây Đẩy mạnh hoạt động tự sản xuất của công ty Công ty nên thực hiện cộng tác với những vùng trồng nguyên liệu trong nước, hợp tác bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý Công ty cũng nên tổ chức đấu thầu với các hợp đồng số lƣợng lớn để giảm đƣợc chi phí nguyên liệu
- Đối với sản phẩm hiện có: Công ty tiếp tục sản xuất những sản phẩm hiện tại nhƣng nâng cao chất lƣợng, hiệu suất lao động, công suất của các nhà máy sản xuất của công ty đảm bảo các hợp đồng đƣợc thực hiện một cách chủ động, kịp thời thông qua việc sử dụng các quy trình kiểm soát, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực sản xuất, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng công ty sẽ nhận đƣợc sự tín nhiệm của khách hàng, giảm đƣợc giá thành sản xuất khi quy mô đạt đến mức độ công nghiệp
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới là việc cải tiến sáng tạo thêm sản phẩm để đưa ra thị trường những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ trên thị trường dược phẩm và tăng doanh thu bán hàng Do đó việc nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm đông dƣợc mới là rất cần thiết Để phát triển sản phẩm mới, phòng ngiên cứu và phát triển thường xuyên thu thập khai thác các thông tin về môi trường vi mô, các đói thủ cạnh tranh,các định hướng phát triển của ngành đặc biệt là các thông tin về bệnh tật để đưa ra các sản phẩm phù hợp với mô hình nhóm bệnh ở Việt Nam
Trong điều kiện hiện nay đội ngũ cán bộ nghiên cứu sản phẩm mới còn mỏng nên công ty cần có chính sách thuê các chuyên gia của ngành dƣợc liệu từ Viện dƣợc liệu trung ƣơng và Đại học Dƣợc Hà Nội về công ty trong thời gian từ 3 đến 6 tháng để giúp công ty nghiên cứu ra các nhóm sản phẩm mới Đây là những bệnh hiện nay khá phổ biến và đang đƣợc rất nhiều công ty tập trung sản xuất và nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả hoạt động Với giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm sẽ góp phần làm cho giá thành sản phẩm công ty An Phú Medica giảm xuống, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đƣợc nâng lên, doanh nghiệp cũng có thể chủ động hơn trong các hoạt động bổ sung nhƣ quyết định giá bán, các chính sách chiết khấu, các hoạt động chăm sóc khách hàng để tăng cường cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường
Tiếp tục áp dụng các biện pháp giảm giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty
Một số kiến nghị
4.3.1 Kiến nghị với nhà nước
- Nhà nước cần có những chính sách quản lý vĩ mô hợp lý để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ Tăng cường công tác quản lí giá thuốc và giá nhập khẩu nguyên liệu, chế phẩm thuốc
- Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc; giảm thuế thu nhập doanh
81 nghiệp và miễn thuế nông nghiệp trong vòng 5 năm cho các hộ nông dân và hợp tác xã trồng cây dƣợc liệu phục vụ cho việc sản xuất thuốc
- Tăng cường các chính sách đầu tư ưu đãi hiện hành theo luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Ngành thuế và ngành ngân hàng cần có các chính sách đơn giản hoá các thủ tục nhằm tránh phiền hà cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng
4.3.2 Kiến nghị với Bộ Y tế và Cục quản lý dược
- Tập trung nghiên cứu và hỗ trợ cho các cho các doanh nghiệp tự nghiên cứu để sản xuất ra các loại dƣợc phẩm mà hiện nay Việt Nam đang phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau
- Phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo để xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho ngành Dƣợc nhằm phục vụ cho nhu cầu đang thiếu hụt nhƣ hiện nay
- Có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn nữa đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, hàng nhái, thuốc nhập lậu, thuốc chƣa đăng ký và kiểm nghiệm, thuốc quá hạn sử dụng…
- Hoàn thiện hơn hệ thống quy định, các quy trình giải quyết hồ sơ, quy định chặt chẽ hơn trong việc khám và bán thuốc
4.3.3 Kiến nghị với công ty cỏ phần dược phẩm và TBYT An Phú
- Đầu tư hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Xây dựng chương trình huấn luyện và đào tạo nghiêm túc cho các đội ngũ nhân viên bán hàng một cách chuyên nghiệp
- Phát huy thế mạnh về uy tín, khả năng quản trị, đồng thời nhanh chóng khắc phục các điểm yếu đang tồn tại để thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh doanh
- Xây dựng hệ thống lương thưởng hợp ý nhằm khuyến khích động viên tinh thần nhân viên, tránh trường hợp chảy máu chất xám, xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực làm việc cho nhân viên
Trong chương 4, tác giả trình bày định hướng phát triển của công ty cỏ phần dƣợc phẩm và TBYT An Phú trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lƣợc kinh doanh đã đƣợc xây dựng bao gồm: giải pháp hoạt động nhân sự, giải pháp marketing, giải pháp nâng cao năng lực tài chính, giải pháp nghiên cứu và phát triển Đồng thời đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước, với bộ Y tế, cục Quản lý dƣợc và Công ty Cổ phần dƣợc phẩm và TBYT An Phú nhằm góp phần hỗ trợ phát triển kinh doanh của công ty nói riêng và ngành dƣợc Việt Nam nói chung