Bằng cách trung tập vào việc nghiên cứu và phát triển ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xanh, dự án đưa ra một hướng đi tích cực để thúc đẩy q
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh mà hiện tại thì ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề nóng trên khắp thế giới, việc tìm kiếm giải pháp thân thiện với môi trường trở nên cấp bách Rác thải nhựa hiện đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả thế giới, bao gồm cả Việt Nam Theo như thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, thì đất nước Việt Nam hiện đang nằm trong top 20 quốc gia có số lượng rác thải lớn nhất thế giới và cũng là một trong những quốc gia có hàm lượng chất xả ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới Theo thống kê, Việt Nam có số lượng rác thải nhựa đang tăng lên nhanh chóng hàng năm Cho đến hiện tại thì đã có đến 3,27 triệu tấn rác thải được tạo ra Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, rác thải nhựa trên biển chiếm đến từ 50% - 80% tổng lượng rác thải của nước ta (Mai Anh, 2023) Khảo sát của Nielsen cho thấy 86% người tiêu dùng Việt Nam sẵn lòng chi trả cao hơn cho các sản phẩm từ thương hiệu ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường (VTC News, 2022) Cam kết của doanh nghiệp với môi trường cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của 62% người tiêu dùng Việt Nam Số liệu thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp Xanh Việt Nam (VBCWE) cho thấy, năm 2023, ngành công nghiệp ống hút gạo ở Việt Nam đã tăng trưởng ổn định với doanh số bán hàng tăng từ 15% đến 20% so với năm trước đó Điều này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường
Hiện nay, các sản phẩm được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ lớn từ cộng đồng Đặc biệt là ống hút tinh bột xanh đối với môi trường là một sản phẩm thân thiện (Selem và cộng sự, 2023) Ống hút tinh bột xanh là sản phẩm không gây ô nhiễm hoặc phá hủy tài nguyên, sản phẩm có tính năng nào sau đây được gọi là sản phẩm xanh: vật liệu tái tạo, không thử nghiệm trên động vật, tiết kiệm năng lượng, trồng hữu cơ và ống hút tinh bột xanh có đầy đủ những tính năng của sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm xanh Tuy nhiên, vấn đề cần quam tâm nhất lúc này là cách thức tiêu thụ sản phẩm tinh bột xanh Dự án phát triển ống hút tinh bột xanh không chỉ hỗ trợ người dân sản xuất và phát triển sản phẩm của họ mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm này đến các doanh nghiệp kinh doanh Bằng cách trung tập vào việc nghiên cứu và phát triển ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xanh, dự án đưa ra một hướng đi tích cực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong môi trường kinh doanh Điều này không chỉ làm giảm lượng rác thải nhựa mà còn tạo ra một chuỗi cung ứng mới, hỗ trợ cộng đồng kinh doanh ổn định và bền vững Quan trọng hơn, dự án đảm bảo rằng sản phẩm của người dân sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng và ổn định Điều này không chỉ làm tăng khả năng tiếp cận đến thị trường còn giúp cho họ xây dựng uy tín cho sản phẩm tinh bột xanh Việc này có thể khuyến khích khách hàng và cơ sở kinh doanh chọn lựa sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời tạo ra một cơ hội việc làm cho cộng đồng
Dự án không chỉ là một biện pháp kích thích kinh tế cộng đồng mà ở đây dự án còn là một bước rất quan trọng trong hướng giải quyết vấn đề các vấn đề ô nhiễm môi trường, hỗ trợ sự phát triển bền vững và cũng như bảo vệ môi trường xanh sạch cho tương lai Chính vì những lý do đó mà nhóm đã chọn dự án để nghiên cứu: “Dự án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM thúc đẩy kinh tế cộng đồng Sadec Đồng Tháp”.
Mục tiêu dự án
Mục tiêu tổng quát: Dự án nghiên cứu xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM thúc đẩy nền kinh tế cộng đồng của Sadec Đồng Tháp
(1) Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM
(2) Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM
(3) Đề xuất các hàm ý để nâng cao chất lượng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất ống hút tinh bột xanh tại SaDec Đồng Tháp, qua đó phát triển thị trường tiêu dùng của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM
(4) Phân tích mô hình Business Model Canvas cho dự án kinh doanh ống hút tinh bột xanh trên sàn thương mại điện tử thực tế.
Câu hỏi nghiên cứu của dự án
(1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM?
(2) Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM như thế nào?
(3) Các hàm ý nào để nâng cao chất lượng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất ống hút tinh bột xanh tại SaDec Đồng Tháp, qua đó phát triển thị trường tiêu dùng của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM?
(4) Mô hình Business Model Canvas cho dự án kinh doanh ống hút tinh bột xanh trên sàn thương mại điện tử thực tế được phân tích như thế nào?
Đối tượng nghiên cứu của dự án
Đối tượng phân tích: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM Đối tượng khảo sát: Các cơ sở kinh doanh nước uống, nhà hàng, doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường tại TP.HCM quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc sinh thái.
Phạm vi dự án
Không gian: Các cơ sở, cửa hàng kinh doanh đồ uống tại TP.HCM
Thời gian: Từ ngày 01/01/2024 đến 05/05/2024.
Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài dự án
Dự án sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để phân tích
Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu dựa trên việc xác định các mục tiêu nghiên cứu và tìm hiểu, tổng hợp các lý thuyết có liên quan, các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó để xác định thang đo Thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn tay đôi với giảng viên hướng dẫn, sau đó phỏng vấn, trực tiếp trao đổi với những cơ sở kinh doanh để góp điều chỉnh thang đo một cách phù hợp nhất có thể với thực tế
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhóm đã thực hiện một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: Trong dự án này, các tài liệu về thực trạng sử dụng ống hút nhựa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng được thu thập bao gồm: số liệu, hình ảnh, tài liệu trích dẫn, biểu đồ Các dữ liệu thứ cấp khác được thu thập có liên quan đến ống hút thiên nhiên như mẫu mã, giá thành, ưu – nhược điểm so với ống hút nhựa Ngoài ra, nghiên cứu còn kế thừa các thông tin có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu liên quan trước đây Phương pháp điều tra phỏng vấn và thu thập thông tin: Nghiên cứu đã thực hiện điều tra phỏng vấn kết hợp sử dụng bảng hỏi Dự án tập trung chủ yếu về các thông tin chính như: Khảo sát nhận thức của các cơ sở kinh doanh về ống hút nhựa và tác hại của ống hút nhựa Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát nhận thức của các cơ sở kinh doanh, người sử dụng ống hút tại cơ sở kinh doanh, sinh viên và người dân về ống hút thiên nhiên và lợi ích của chúng Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Các thông tin sau khi thu thập được sẽ cho xuất ra Excel và xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20.0 và SmartPLS 4 nhằm thống kê mô tả các số liệu và thông tin đã thu thập được Các câu hỏi đề ra đều có dạng câu hỏi đóng với các phương án trả lời được cho sẵn Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM Các kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng thống kê và đồ thị thống kê Trong SPSS, thực hiện phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, khám phá nhân tố EFA và mô hình PLS - SEM.
Đóng góp của dự án
Dự án đã xác định, đo lường, đề xuất các hàm ý và lựa chọn yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM Trong dự án nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và thu thập những dữ liệu để có thể xây dựng mô hình ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của người dân Từ đó, giúp tận dụng hiệu quả hơn về thông tin có sẵn và cập nhật dữ liệu thực tế Cuối cùng đưa ra giải pháp, hàm ý cho dự án Nghiên cứu xác định được các yếu tố: kiến thức về sản phẩm xanh, định hướng sản phẩm xanh, ảnh hưởng xã hội, quảng cáo xanh và thái độ mua sản phẩm xanh có ảnh hưởng đến đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn hỗ trợ việc phát triển kinh tế cộng đồng của người dân tại vùng Sadec Đồng Tháp
Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết dự án tác giả đưa ra các hàm ý phù hợp để có thể thúc đẩy ý định về việc sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại địa bàn TP.HCM Việc thúc đẩy sản xuất ống hút tinh bột, sẽ tạo công ăn việc làm và một nền kinh tế phát triển tại vùng Sadec Đồng Tháp giúp người dân tại đây nâng cao đời sống của mình hơn Đối với dữ liệu khảo sát và kết quả phân tích của nghiên cứu có thể nhìn thấy được đề tài không chỉ mang lại giá trị cho cộng đồng mà còn có ứng dụng thực tế trong việc đưa ra những quyết định chiến lược chính sách, sản phẩm và chiến lược tiếp thị, dựa trên những yếu tố quan trọng nhất đối với khách hàng Đồng thời, đề tài cũng đặt ra được các thách thức về cách giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên thông qua việc khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tự nhiên, góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Ngoài ra, dự án còn góp phần thúc đẩy cho thị trường kinh tế theo thiên hướng phát triển sản phẩm xanh, biết được các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng sản phẩm xanh nói chung và sản phẩm ống hút tinh bột xanh nói riêng Từ đó, khuyến khích mọi người sử dụng sản phẩm ống hút tinh bột xanh, thay cho ống hút nhựa vốn đang ảnh hưởng một phần không nhỏ cho tàn phá hệ sinh thái cũng như ô nhiễm môi trường hằng năm Và giúp thúc đẩy nền kinh tế người dân tại vùng Sadec Đồng Tháp phát triển Ngoài ra, việc nghiên cứu còn giúp nâng cao ý thức của xã hội trong việc sử dụng các sản phẩm xanh, để bảo việc môi trường sống ở hiện tại và tương lai.
Bố cục dự án
Bố cục dự án có kết cấu gồm 6 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương này trình bày khái quát về tính cấp thiết của dự án, xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, sau đó đưa ra các phương pháp nghiên cứu để thực hiện dự án Cuối cùng là đóng góp và bố cục của dự án
Chương 2: Cơ sở lý thuyết Ở chương 2, tác giả trình bày về các khái niệm và lý thuyết nghiên cứu liên quan đến dự án Từ đó để tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 trình bày quy trình, thiết kế và phương pháp nghiên cứu Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra cách thức chọn mẫu, các bước thực hiện xử lý dữ liệu, phương pháp kiểm định mô hình, kiểm định giả thuyết để phân tích mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng giữa các khái niệm nghiên cứu
Chương 4: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM
Chương này trình bày về bối cảnh và đặc điểm mẫu nghiên cứu Tiếp theo, các bước kỹ thuật phân tích bao gồm: phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson và phân tích SEM Dự án kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ban đầu và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Hàm ý rút ta từ kết quả nghiên cứu Ở chương 5, tác giả tóm tắt các kết quả nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý quản trị, Đồng thời, nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và hàm ý chính sách để định hướng phát triển kinh doanh sản phẩm
Chương 6: Định hướng phát triển dự án kinh doanh sản phẩm
Chương 6 thực hiện lên ý tưởng kinh doanh, hình thức và phạm vi dự án Đưa ra những tiềm năng, triển vọng cũng như những giá trị giải pháp của dự án Thực hiện nghiên cứu phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và lên kế hoạch kinh doanh cho dự án Sau đó thực hiện phân tích các chi phí khả năng thực hiện, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị cho dự án
Chương 1 đã cho chúng ta thấy được cái nhìn tổng quan về đề tài “Dự án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM thúc đẩy kinh tế cộng đồng Sadec Đồng Tháp” dựa trên lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng, đồng thời đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và cấu trúc theo một số bài nghiên cứu cơ bản Bên cạnh đó đề tài nghiên cứu giúp ta thấy được ý nghĩa của đề tài trong thực tiễn và khoa học và các yếu tố đó tác động đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các khái niệm nghiên cứu
Theo Dương Thị Hoài Nhung và cộng sự (2022) ý định là một trong những yếu tố được sử dụng để mà đánh giá hành vi của cá nhân có khả năng thực hiện, lý thuyết người tiêu dùng đã chỉ ra rằng họ phải trải qua giai đoạn có ý định mua trước khi đi tới quyết định mua sản phẩm hay một cách nói khác là giữa ý định và hành vi mua hàng luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả Trong đó, nhận thức tiêu dùng là bước tiến dẫn đến hành vi mua hàng Ý định là yếu tố tạo động lực, kích thích một cá nhân có thể sẵn sàng thực hiện hành vi cụ thể và ý định bao gồm những yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của từng cá nhân, yếu tố này còn cho thấy về mức độ sẵn sàng cùng với sự cố gắng của các cá nhân sẽ bỏ ra để có thể thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991) Ý định chính là một nhân tố thể hiện khả năng thực hiện một hành vi trong tương lai của cá nhân cụ thể (Alexander, 2014) Ý định bao gồm hàm của ba nhân tố: đầu tiên là yếu tố các thái độ đối với hành vi, thứ hai là quy chuẩn chủ quan, cuối cùng không thể thiếu là nhận thức kiểm soát hành vi (O'Neill, 1988) Trong lúc thực hiện việc chọn các phương thức mua hàng thì khách hàng sẽ đánh giá các phương thức lựa chọn và có ý định mua Đa số các quyết định của khách hàng là họ sẽ lựa chọn mặt hàng của thương hiệu mà họ thích nhất Theo Kotler (2001), ý định mua là một trạng thái tâm lý của khách hàng khi họ có ý định mua một sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ cụ thể trong tương lai gần hoặc xa
Tóm tắt lại, ý định mua sản phẩm thường được hiểu là khả năng mua một sản phẩm hay sử dụng dịch vụ nào đó trong tương lai xa hoặc gần
Tiêu dùng xanh là một phần giúp cấu thành của tiêu dùng bền vững, trong đó cần nhấn mạnh chủ yếu đến yếu tố môi trường Các hành vi tiêu dùng được xem nôm na là tập trung chủ yếu vào tái chế và tiết kiệm năng lượng, cũng như mua sản phẩm thân thiện với thiên nhiên và tránh các sản phẩm gây hại đến môi trường (Lê Chi Công và Trần Hoàng Tuyết Hương, 2023)
Theo Sisira (2011) tiêu dùng xanh và với quan điểm là một quá trình thông qua những hành vi xã hội như: mua các loại thực phẩm hữu cơ, tái sử dụng, hạn chế dùng thừa và sử dụng hệ thống giao thông thân thiện Bên cạnh đó, theo Eliott (2013), từ những năm 2000 thì tiêu dùng xanh đã là hành vi được công nhận rộng rãi và trở thành cơ hội kinh doanh thương mại cho nhiều lĩnh vực khác nhau Ngoài ra, đây chính là các sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu dài hạn về bảo vệ, bảo tồn môi trường Theo Robert L Engle (2010), nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng xanh, cơ bản được phát triển dựa trên khái niệm hành vi tiêu dùng và các khái niệm sản phẩm xanh Trong một bài báo cáo của Liên hợp quốc định nghĩa về phát triển bền vững trong “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) chính là sự phát triển đáp ứng về những yêu cầu của hiện tại, nhưng đồng thời điều này không gây trở ngại cho những nhu cầu của các thế hệ mai sau Đặc biệt, những thay đổi về môi trường cũng như khí hậu khiến ở Trái đất phải hứng chịu những hậu quả cực kì nặng nề Các vấn đề về môi trường hiện nay trở nên ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và cả sự phát triển bền vững quốc gia Hơn 99,9% các nghiên cứu đồng thuận rằng biến đổi khí hậu là do con người gây ra theo Lynas và cộng sự (2021), chính là nguyên nhân khai thác quá mức nguồn tài nguyên và tiêu dùng thực phẩm xanh là một trong những hành vi tiêu dùng xanh (Nguyễn Giang Châu và cộng sự, 2023)
Vậy, tiêu dùng xanh giúp khách hàng không sử dụng các hàng hóa gây ảnh hưởng đến môi trường và còn quyết định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường và các sản phẩm tái chế
2.1.3 “Xanh” và Sản phẩm xanh
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong những năm trở lại đây, nhưng điều này cũng không có bất kỳ định nghĩa và phép đo nào liên quan đến chủ đề này Sự chồng chéo giữa các định nghĩa tồn tại ở các khái niệm khác là kết quả cho sự tranh cãi và bất đồng giữa các học giả (Luzio và Lemke, 2013) Nói một cách khác, các học giả sử dụng thuật ngữ và những định nghĩa để có thể phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình Ví dụ, Doorn và Verhoef (2011) họ đã sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa môi trường” trong một bài nghiên cứu của chính mình về sự sẵn lòng mua sản phẩm hữu cơ của khách hàng và trong một bài nghiên cứu về ý định thân thiện với môi trường tự nhiên của khách hàng trong ngành khách sạn (Doorn và Verhoef, 2011) Trong đó, thuật ngữ “xanh” được Olson (2013) sử dụng trong bài nghiên cứu của mình về tác động của sự đánh đổi đối với các sản phẩm xanh (Olson, 2013) Nghiên cứu của chúng tôi đã được thông qua các thuật ngữ, “xanh” và “thân thiện với môi trường” đều liên quan đến việc làm giảm thiểu các tác động đến môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, tránh sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm và hủy hoại đến tự nhiên (Johnstone và Tan, 2015) Trên thực tế, thuật ngữ “sản phẩm xanh” đã được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây khi các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu và suy thoái môi trường tự nhiên đang diễn ra (Srivastava, 2007) Mặc dù thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất xanh và mua sắm xanh, nhưng nó đã được chấp thuận thông qua toàn bộ chuỗi cung ứng (Srivastava, 2007)
Sản phẩm xanh là sản phẩm thân thiện với môi trường tự nhiên, ít ảnh hưởng đến tự nhiên và sản phẩm xanh có vòng đời xanh (Kumar và Ghodeswar, 2015) Hiểu theo cách khác, thì ở mọi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm xanh, từ thiết kế, quyết định về nguyên liệu thô đến quá trình sản xuất, bảo quản sản phẩm, vận chuyển, sử dụng và sau sử dụng sản phẩm, sản phẩm xanh phải có ít tác động đến tự nhiên Các nghiên cứu trước cho thấy được rằng sử dụng các sản phẩm xanh không chỉ giảm thiệt hại đến tự nhiên mà còn cải thiện sức khỏe con người, cải thiện khả năng tái chế (Azvedo và cộng sự, 2011) Hơn nữa, các tác giả này cũng nhận định rằng theo thời gian, lợi ích khác mà khách hàng thu có được là các lợi ích trên khi sử dụng sản phẩm xanh chính là lợi ích kinh tế Ví dụ, vì khả năng tái chế được cải thiện, chi phí môi trường, chi phí xử lý chất thải kinh doanh đều giảm (Azvedo và cộng sự, 2011) Sản phẩm xanh có thể chia thành 4 loại: (1) Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường tự nhiên; (2) Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến với môi trường và sức khỏe khách hàng thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống; (3) Sản phẩm xanh giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì); (4) Sản phẩm xanh tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe (Hồ Thị Hoài Trinh và cộng sự, 2023) Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi không đề cập đến bất kỳ loại sản phẩm xanh cụ thể nào Có rất nhiều nghiên cứu trước được thực hiện dựa trên thuật ngữ “xanh” và “sản phẩm xanh” Ví dụ, vào năm 2014, bằng cách sử dụng thuật ngữ “xanh”, theo Lasuin đã chứng minh rằng mối quan tâm về môi trường tự nhiên và hình ảnh bản thân ảnh hưởng một cách tích cực đến ý định mua hàng xanh của sinh viên các trường đại học ở Malaysia Tuy nhiên, hầu hết các mục đích của các nghiên cứu trước đó là để xác định lý do tại sao mọi người không thực sự mua các sản phẩm xanh (Hà Minh Trí, 2022)
Các nhà nghiên cứu đã không ngừng cố gắng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm xanh Vào năm 2015, Johnstone và Tan (2015) đã kết hợp sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và lý thuyết trung hòa để điều tra lý do tại sao người dân tại New Zealand không tiêu dùng sản phẩm xanh (Johnstone và Tan, 2015) Họ phát hiện ra rằng mọi người thường có xu hướng tìm lý do để chối bỏ trách nhiệm của họ về việc không mua sản phẩm xanh, từ chối tổn thương (lợi ích), thu hút sự trung thành cao hơn của khách hàng, bảo vệ ý thức về bản thân và gắn bó với các thương hiệu quen thuộc Vào năm 2016, bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Theo Maniatis (2016) nhận thức về sản phẩm xanh, kiến thức và cam kết về sản phẩm xanh hình thành từ bốn yếu tố là ý thức về lợi ích môi trường và kinh tế, độ tin cậy xanh và diện mạo xanh
Dựa trên bốn yếu tố này, người dân tại Athens tin dùng sản phẩm xanh Trong khi đó, Suki (2013) cho rằng nhận thức về các sản phẩm xanh như: hình ảnh thương hiệu, giá cả sản phẩm và các mối quan tâm về tự nhiên có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến quyết định mua các sản phẩm xanh của người dân tại Malaysia Có nhiều nghiên cứu khác trước đó liên quan đến chủ đề “quyết định mua sản phẩm xanh” Tuy nhiên, gốc rễ của vấn đề chính là khoảng cách giữa ý định mua sản phẩm xanh và quyết định mua sản phẩm xanh, vẫn chưa được xác định Điều đó có nghĩa là có rất nhiều các yếu tố hoặc lý do đang chờ được tìm ra Hơn thế nữa, như đã đề cập ở trên, ở Việt Nam thì các nghiên cứu về chủ đề này còn khá hạn chế Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đóng góp vào nền tảng tri thức về quyết định mua các sản phẩm xanh tại Việt Nam
Ngày nay có rất nhiều các định nghĩa về sản phẩm xanh nhưng vẫn chưa có định nghĩa nào thống nhất Chẳng hạn, Shamdasani và cộng sự (1993) định nghĩa sản phẩm xanh là dòng sản phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc tổn hại tài nguyên môi trường và có thể tái chế được và bảo tồn Đó là một sản phẩm có chất liệu hoặc bao bì thân thiện với môi trường tự nhiên hơn trong việc giảm tác động đến môi trường Theo Nimse và cộng sự (2007) cho rằng sản phẩm xanh làm từ những vật liệu có thể tái chế, giảm thiểu tối đa các chất thải, giảm sự ô nhiễm nguồn nước và sử dụng năng lượng, tối thiểu về bao bì và thải ít chất độc hại ra môi trường tự nhiên Nói cách khác thì sản phẩm xanh đề cập đến sản phẩm kết hợp các chiến lược tái chế được hoặc với tái chế nội dung và giảm bao bì hoặc sử dụng các vật liệu ít độc hại hơn để giảm tác động lên tự nhiên môi trường tự nhiên (Hoàng Trọng Hùng và cộng sự, 2018)
2.1.4 Ý định sử dụng Ý định sử dụng là nhận thức của con người về khả năng thực hiện một hành động cụ thể và chỉ dẫn tốt cho hành vi trong thực tế (Venkatesh và Morris, 2003) Ý định sử dụng cũng được xem như khả năng chuyển đổi sang loại dịch vụ cao hơn, chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng với mọi người về việc sử dụng hay nâng cấp thiết bị nếu cần thiết (Lee và cộng sự, 2008) Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa rằng ý định sử dụng là nhận thức về mức độ sẵn sàng thay đổi, nâng cấp hay chia sẻ trải nghiệm về dịch vụ công nghệ mới Ý định sử dụng là khả năng mà người dùng sử dụng thường xuyên và liên tục các sản phẩm trong tương lai (Finneran, 2003) Ý định sử dụng là việc khách hàng sử dụng sản phẩm và phản ánh niềm tin liên quan đến chuỗi hành vi tiêu dùng (Beck, 1991) Theo Ajzen (1991), ý định sử dụng như là một động lực cá nhân trong nhận thức kế hoạch quyết định của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ để phát huy những nỗ lực trong việc thực hiện một hành vi cụ thể Theo (Robert L Engle, 2010), ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi Ý định hành vi ngụ ý như sự sẵn sàng của một cá nhân cụ thể để thực hiện một hành vi cho trước
2.1.5 Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
Trong năm trở lại đây, ý thức về trong bảo vệ môi trường đã trở thành một chủ đề quan trọng, đặt ra nhu cầu chuyển đổi từ các sản phẩm truyền thống sang sản phẩm xanh (Cam, 2023) Sự ra đời của các sản phẩm xanh như Ống hút tinh bột đã được coi là một bước quan trọng để giảm lượng rác thải nhựa và giữ cho hệ sinh thái sống của mọi người trở nên bền vững hơn (Cam, 2023) Hiện nay thì cơ sở kinh doanh ngày càng chú trọng đến việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường Nhận thức được sự lành mạnh trong chế độ ăn uống và lối sống của họ Động cơ để mà thúc đẩy thường xuyên nhất để họ có ý định mua sản phẩm xanh đó chính là việc giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ thiên nhiên khỏi bị ô nhiễm, bầu không khí trong lành đảm bảo sức khỏe cho con người (Hồ Mỹ Dung và cộng sự, 2019) Trong bối cảnh này, quyết định của tôi chuyển từ ống hút nhựa thông thường sang "ống hút tinh bột xanh" không chỉ là một lựa chọn cá nhân mà còn phản ánh xu hướng tiêu dùng đang diễn ra trên toàn cầu Và việc mua sản phẩm có nhãn môi trường và nhãn thực phẩm xanh đang là một trong những lựa chọn yêu tiên của khách hàng (Lorek, 2015) Có xu hướng chuyển từ thương hiệu đang sử dụng sang thương hiệu sinh thái của khách hàng, mà tạo ra các ấn tượng, quan niệm và sự e ngại đối với một thương hiệu trong bộ nhớ của khách hàng Điều này có liên quan đến tính bền vững và mối quan tâm thân thiện đối với môi trường (Hồ Mỹ Dung và cộng sự, 2019)
Qua việc tham khảo các nghiên cứu, tôi cảm nhận rõ hơn về trách nhiệm cá nhân và đóng góp tích cực của việc chọn lựa sản phẩm xanh như việc sử dụng "ống hút tinh bột" trong việc giảm thiểu lượng rác thải nhựa Với những kiến thức này, tôi quyết định thực hiện ý định sử dụng sản phẩm xanh như một đóng góp nhỏ của mình vào sự bảo vệ và duy trì sự cân bằng hệ sinh thái (Barbarossa và De Pelsmacker, 2016) Cân nhắc về việc mua sản phẩm vì chúng ít gây ô nhiễm hơn trong thời gian tới và nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường hơn là sản phẩm thông thường để tốt cho sức khỏe (Hồ Mỹ Dung và cộng sự, 2019) Tác giả Rashid (2009) định nghĩa rằng ý định sử dụng sản phẩm ống hút tinh bột xanh là xác suất và nhu cầu sẵn lòng của một người trong việc ưu tiên các sản phẩm có tính năng thân thiện với môi trường hơn các sản phẩm truyền thống khác trong quá trình cân nhắc mua hàng của họ Ý định sử dụng được coi là việc một cá nhân có quan tâm và có thiện cảm với sản phẩm ống hút tinh bột xanh hơn là các sản phẩm thông thường trong quá trình ra đưa quyết định mua sắm (Aman và cộng sự, 2012) Người mua có nhận thức về môi trường, hiểu được hiệu quả của việc họ chống lại các vấn đề ô nhiễm môi trường, có ý thức trách nhiệm với tương lai của nhân loại trong việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên Mặc khác, con người hiểu biết và nhận thức rõ các vấn đề môi trường trong tương lai gây ra bởi các hành vi tiêu dùng của bản thân, từ đó có sự thay đổi trong ý định tiêu dùng của mình (Hồ Mỹ Dung và cộng sự, 2019)
Tóm lại, ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh là sự quan tâm, thiện cảm và sẵn sàng của người tiêu thụ trong việc ưu tiên và mua sản phẩm có tính thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm thông thường trong quá trình cân nhắc sử dụng và mua hàng của họ
2.1.6 Môi trường và phát triển bền vững
Trong khái niệm chung, môi trường là toàn bộ những yếu tố hoàn cảnh xung quanh, tạo nên điều kiện tồn tại và phát triển của một chủ thể nào đó Chính vì thế rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường Trong giáo dục học, người ta nói đến môi trường giáo dục; trong kinh tế học có khái niệm về môi trường kinh tế - xã hội; trong sinh học, người ta nói đến môi trường sống Trong “Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững Anh Việt” khái niệm môi trường được coi toàn bộ những điều kiện bao gồm những yếu tố không sống (các chất hóa học, năng lượng,…) và các yếu tố sống (vật dữ, con mồi, vật ký sinh,…) có tác động lên đời sống của sinh vật hoặc một hệ thống đặc trưng khác Môi trường tự nhiên là bộ phận hợp thành của môi trường sống và sản xuất của loài người và là bộ phận của môi trường xung quanh Môi trường tự nhiên gồm tất cả các đối tượng của thiên nhiên sống và không sống bao quanh con người, các đối tượng không chịu ảnh hưởng của hoạt động của con người, những đối tượng đã chịu những biến đổi ở những mức độ khác nhau, nhưng phần nào hay hoàn toàn còn giữ được khả năng tự phát triển (ví dụ như: các khu rừng bị chặt, đất bỏ hóa,…) (Phạm Thị Hoàng Dung, 2009) Định nghĩa về môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB, 1980): Môi trường là tổng hợp những nhân tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế xã hội có tác động đến một cá thể, quần thể hoặc một cộng đồng Định nghiã của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP): Môi trường bao gồm các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế xã hội có tác động đến con người Con người là trung tâm của môi trường tự nhiên, không có con người thì không có môi trường Định nghĩa này quá thiên về môi trường con người Định nghĩa của UNESCO (1981): Môi trường của con người bao gồm tất cả các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin,…), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên tự nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình Định nghĩa của Từ điển bách khoa môi trường (Sylbil P.Parker, 1980): Môi trường là tổng của tất cả các điều kiện ở bên ngoài và có tác động đáng kể về sống và sự phát triển của sinh vật (Nguyễn Hậu, 2023)
Một số lý thuyết có liên quan
2.2.1 Lý thuyết về hành vi hợp lý (TRA)
TRA lần đầu tiên được phát triển vào năm 1967 bởi Fishbein, và được thay đổi và mở rộng bởi Fishbein và Ajzen trong một vài thập kỷ sau đó Lý thuyết này chủ yếu tập trung vào thái độ cư xử của một người theo một hướng nhất định Theo đó, thì niềm tin và thái độ, ý định và hành vi đều có ảnh hưởng và có thể được sử dụng để dự đoán điều mà một người nào đó có thể làm hay không Ý định ở đây có thể được hiểu là một kế hoạch, hay một khả năng nào đấy mà một người sẽ hành xử theo một cách nhất định đối với các hoàn cảnh thực tế nào đó - người ấy có hay là không và sẽ thật sự hành xử như thế? Và để có thể hiểu rõ ý định hành vi - nó chỉ rõ bấy nhiêu năng lực cần thiết của một người để thực hiện một hành vi - TRA sẽ nhìn vào phản ứng của người ấy trước những hành vi diễn ra ấy cũng như các chuẩn mực chủ quan TPB đã được Ajzen và Fishbein phát triển và hoàn thiện trên cơ sở TRA
Về nội dung cơ bản của lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) rằng hành vi thực sự của một người được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi của họ, ý định hành vi chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan (Fishbein và Ajzen, 2023) Hành vi một người nào đó chịu tác động lớn từ thái độ của người đó Niềm tin và đánh giá về kết quả của hành vi được thể hiện qua thái độ của người khác, còn chuẩn chủ quan được hiểu là sự nhận thức về áp lực xã hội đối với việc cá nhân có nên thực hiện hành vi (Ajzen, 1991) Lý thuyết hành vi lợp lý (TRA) như một mô hình toán học cho phép các nhà khoa học dự đoán ý định hành vi như một hàm số thái độ và chuẩn mực chủ quan Lý thuyết hành vi hợp lý như một sự cải tiến của lý thuyết tích hợp thông tin và là mô hình khác về hành vi của con người Ba thành phần quan trọng nhất của lý thuyết về hành vi hợp lý là niềm tin, thái độ và ý định Niềm tin thường mô tả khả năng một người nghĩ rằng một hành động nào đó sẽ gây ra một kết quả nhất định, thái độ liên quan đến việc ai đó nghĩ rằng kết quả đó thuận lợi hay bất lợi, và ý định là cách mà ai đó dự định hành xử để đáp lại niềm tin và thái độ Fishbein và Ajzen đã đề xuất ra một hệ thống phân cấp cho lý thuyết hành động hợp lý Họ tin rằng thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức hành vi kiểm soát đều đóng góp hình thành ý định, từ đó dẫn đến hành vi ở mức độ nào đó Niềm tin về hành vi, chuẩn mực và kiểm soát làm nền tảng cho những niềm tin này bị tác động bởi các biến số bên ngoài như nhân khẩu học và tính cách Một cải tiến khác mà (Fishbein và Ajzen, 2023) đã thực hiện đối với lý thuyết hành động hợp lý là đưa vào hai nhân tố mới trong việc dự đoán ý định hành vi: thái độ và kỳ vọng của người khác (Fishbein và Ajzen, 2023)
Mô hình TRA được các tác giả sử dụng phổ biến để giải thích về ý định tiêu dùng xanh như nghiên cứu của Huỳnh Lệ Thu và cộng sự (2022) về Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua và hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2023) về Các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại TP HCM: vai trò trung gian của thái độ đối với sản phẩm xanh và nghiên cứu của Kaur và cộng sự (2022) về Green marketing strategies, environmental attitude, and green buying intention: A multi-group analysis in an emerging economy context
2.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
TPB là lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội để dự đo: (1)
“Thái độ đối với hành vi” là mức độ đánh giá một cách tích cực hay tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi nào đó Thái độ thì được hình thành bởi niềm tin cá nhân về hậu quả tham gia thực hiện một hành vi cũng như kết quả của hành vi đó; (2) “Chuẩn mực chủ quan” là những áp lực của xã hội lên cá nhân dẫn đến việc thực hiện hành vi Chuẩn mực chủ quan đến từ kỳ vọng của mọi người xung quanh (người thân, đồng nghiệp và bạn bè,…) đối với một cá nhân cụ thể trong việc tuân thủ một số các chuẩn mực cũng như những động cơ cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó để đáp ứng các nhu cầu của những người xung quanh; (3) “Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức về sự dễ dàng của một cá nhân hay là khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này cũng phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi (Phạm Thị Tú Uyên và Phan Hoàng Long, 2020)
TPB cho rằng ý định hành vi cá nhân hình thành dựa trên thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Một thái độ tích cực cùng chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi mạnh mẽ sẽ dẫn đến ý định hành vi (Nguyễn Thị Phương Linh, 2022) Trong thuyết hành vi kế hoạch (TPB), quyết định thứ hai là yếu tố tác động tới ý định hành vi chuẩn mực chủ quan Thuật ngữ “chuẩn mực chủ quan” là áp lực xã hội được nhận thức để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi Trong bối cảnh tiếp thị và hành vi của người khách hàng, nhiều nghiên cứu đã tiếp nhận các chuẩn mực chủ quan như một yếu tố quyết định đến ý định, bao gồm ý định tham gia, sử dụng sản phẩm và bao gồm tiêu dùng có nhận thức về môi trường Theo TPB, ý định hành vi có kế hoạch chịu ảnh hưởng bởi tâm lý, thông qua các tiêu chuẩn tâm lý và sự kiểm soát hành vi nhận thức Kiểm soát hành vi nhận thức là các yếu tố được đề nghị đưa vào mô hình TPB Về phương diện chủ quan, sự kiểm soát hành vi nhận thức chính là nhận thức của con người đối với mức độ thuận lợi hoặc trở ngại mà một hành vi nhất định có thể đạt tới Kiểm soát hành vi nhận thức cũng có thể ảnh hưởng một cách gián tiếp lên hành vi, và nó cũng có thể là yếu tố đã hình thành nên sự phân biệt giữa ý định hành vi và hành vi thực tiễn Tương đồng như thuyết hành vi hợp lý, mô hình thuyết hành vi dự định hay hành vi có kế hoạch xem xét nhân tố trung tâm là ý định thực hiện hành vi hay ý định hành vi Ý định hành vi chính là nhân tố tổng quát tất cả các động cơ thúc đẩy hành vi, thể hiện sức mạnh, luôn vượt qua mọi khó khăn và có kế hoạch chi tiết để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991) Bên cạnh hai yếu tố dự đoán ý định hành vi là thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan, theo Ajzen (1991) bổ sung về khái niệm nhận thức kiểm soát hành vi Theo lý thuyết TPB, thái độ đối với hành vi càng tích cực và ý thức kiểm soát hành vi càng tốt thì mong muốn thực hiện hành vi đó của con người càng mạnh mẽ
TPB trong các nghiên cứu sử dụng hành vi tiêu dùng được nhiều tác giả sử dụng trong hành vi tiêu dùng, hành vi tiêu dùng xanh Trong mô hình này, yếu tố tác động đến ý định hành vi của một cá nhân là thái độ thì còn có thêm hai yếu tố nữa đó chính là chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Chuẩn chủ quan chính là việc làm theo ý muốn của người tiêu dùng bằng sự thúc đẩy Kiểm soát hành vi đề cập đến khả năng của một cá nhân và cho biết một hành vi có thể được thực hiện dễ dàng hay khó khăn như thế nào và liệu việc thực hiện hành vi đó có thể bị ức chế hay hạn chế hay không Theo lý thuyết về hành vi có kế hoạch, thái độ, giá trị xã hội và kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến ý định và từ đó hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố ảnh hưởng đến ý định và cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực tế
Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB và TPB mở rộng và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về ý định lựa chọn sản phẩm xanh Như nghiên cứu của Huỳnh Thị Lệ Thu và cộng sự (2022) về Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua và hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2023) về Các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại TPHCM: vai trò trung gian của thái độ đối với sản phẩm xanh và nghiên cứu của Kaur và cộng sự (2022) về Green marketing strategies, environmental attitude, and green buying intention: A multi-group analysis in an emerging economy context.
Nghiên cứu liên quan
2.3.1.1 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên (2023)
Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên (2023) đã thực hiện một nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM, với sự tập trung vào tầm quan trọng của thái độ đối với sản phẩm xanh Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích và xác minh tác động của kiến thức về sản phẩm xanh, hướng dẫn sản phẩm xanh, ảnh hưởng xã hội, cũng như thái độ đối với sản phẩm xanh đến ý định mua của người tiêu dùng tại TP.HCM Dựa trên các kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số gợi ý quản trị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tạo ra các chiến lược kinh doanh nhằm thúc đẩy ý định mua sản phẩm xanh từ phía người tiêu dùng Cấu trúc của nghiên cứu bao gồm năm phần chính: giới thiệu tổng quát về nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và giả thuyết, phương pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận, cũng như kết luận và gợi ý quản trị Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp, bao gồm cả phần nghiên cứu định tính và định lượng (bao gồm định lượng sơ bộ và chính thức) Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, tập trung vào tổng hợp và lựa chọn các nghiên cứu liên quan từ các tạp chí uy tín trong danh mục Scopus và WoS để xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo dự kiến Sau đó, nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn 5 chuyên gia, những người có kiến thức sâu rộng về hành vi tiêu dùng và sản phẩm xanh để điều chỉnh thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu
Trong giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ, dựa trên mô hình và thang đo đã xây dựng từ nghiên cứu định tính, nhóm tác giả tiến hành khảo sát 100 người tiêu dùng tại TP.HCM, những người có sự quan tâm và hiểu biết về sản phẩm xanh, để kiểm tra độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo Trong giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức, nhóm tác giả thực hiện khảo sát trực tiếp và trực tuyến, với kích thước mẫu là 360 người tiêu dùng Dữ liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm Smart PLS 4.0 để đánh giá mô hình nghiên cứu đo lường và mô hình nghiên cứu cấu trúc Bài nghiên cứu bao gồm các biến: Ảnh hưởng xã hội; Định hướng sản phẩm xanh; Kiến thức về sản phẩm xanh; Thái độ đối với sản phẩm xanh và Ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng
Dựa vào kết quả phân tích cho thấy các giá trị P values của các mối quan hệ của giả thuyết H1, H2, H3, H4, H6 đều đạt yêu cầu, nhỏ hơn 0.05, hệ số VIF < 5 cho thấy không có sự đa cộng tuyến giữa các biến độc lập Kết luận chấp nhận các mối quan hệ của giả thuyết trên, theo đó, các mối quan hệ trực tiếp bao gồm: Ảnh hưởng xã hội (AHXH), Định hướng sản phẩm xanh (DH), Kiến thức về sản phẩm xanh (KT) có tác động trực tiếp, thuận chiều đến Thái độ đối với sản phẩm xanh (TD), Ảnh hưởng xã hội (AHXH) có tác động trực tiếp đến Ý định mua sản phẩm xanh (YD), và Thái độ đối với sản phẩm xanh (TD) có tác động trực tiếp đến Ý định mua sản phẩm xanh (YD) Giả thuyết H5 không được chấp nhận, với P-values > 0.05, cho thấy không có mối quan hệ trực tiếp giữa Kiến thức sản phẩm xanh (KT) và Ý định mua sản phẩm xanh (YD) Giá trị R 2 TD = 0.387 cho thấy biến Định hướng sản phẩm xanh (DH), Ảnh hưởng xã hội (AHXH), Kiến thức về sản phẩm xanh (KT) giải thích được 38.7% sự biến thiên của biến Thái độ đối với sản phẩm xanh Giá trị R 2 YD = 0.139 cho thấy biến Ảnh hưởng xã hội (AHXH) và Thái độ đối với sản phẩm xanh (TD) giải thích được 13.9% biến thiên của biến Ý định mua sản phẩm xanh (YD) Mức độ tác động f 2 cho thấy mức độ tác động của các mối quan hệ trong thang đo ở mức nhỏ hoặc trung bình (Cohen, 2013) Kết quả Bootstrapping N = 5.000 quan sát cũng cho thấy hệ số ước lượng điểm B đều nằm trong khoảng tin cậy và không có giá trị 0 nằm trong khoảng tin cậy tại mức 0.95, các giá trị P-value đều đạt yêu cầu, cho thấy các mối quan hệ gián tiếp có ý nghĩa Từ đó có thể kết luận rằng các giải thuyết H7a, H7b, H7c được chấp nhận: Kiến thức về sản phẩm xanh (KT) có tác động gián tiếp đến Ý định mua sản phẩm xanh (YD) thông qua vai trò trung gian toàn phần của Thái độ đối với sản phẩm xanh (TD), Ảnh hưởng xã hội (AHXH) và Định hướng sản phẩm xanh (DH) tác động gián tiếp đến Ý định mua sản phẩm xanh (YD) thông qua vai trò trung gian một phần của Thái độ đối với sản phẩm xanh (TD)
2.3.1.2 Nghiên cứu của Hồ Mỹ Dung, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Phương Uyên và Nguyễn Thị Phụng (2019)
Bài nghiên cứu của Hồ Mỹ Dung và cộng sự (2019) nhằm tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến sự chuẩn bị tiêu dùng sản phẩm xanh của cộng đồng tại thành phố này Phương pháp lựa chọn mẫu là thuận tiện, thu được 396 phiếu hợp lệ Sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của các thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để nhóm các biến quan sát thành từng nhóm nhân tố, từ đó tạo nền tảng cho phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh gồm: Nhận thức về môi trường, Nhận thức về sức khỏe, Nhận thức hiệu quả của việc tiêu dùng xanh, Nhận thức về giá cả và Truyền thông đại chúng
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc Ý định, có 05 biến quan sát được sử dụng cho phân tích, hệ số KMO = 0,833 đạt yêu cầu >= 0,5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett = 0,000 đạt yêu cầu ≤ 0,05, tổng phương sai trích được là 61,225% ≥ 50% Như vậy kết quả phân tích nhân tố EFA đã đáp ứng yêu cầu về dữ liệu và các biến quan sát có tương quan với nhau tổng thể Nghiên cứu đã đưa ra mô hình mối tương quan hồi quy tuyến tính bội các nhân tố như sau: YD = 0,387 + 0,082 NTMOIT + 0,214 HQUA + 0,230 SKHOE + 0,063 KTHUC + 0,198 TTHONG + 0,181 GIACA Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu thực tế có độ phù hợp cao Ở độ tin cậy 95%, tác giả khẳng định rằng nhân tố Nhận thức về sức khỏe ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tiêu dùng xanh của người dân thành phố Trà Vinh Các thực phẩn hữu cơ, thực phẩm sạch, thân thiện với môi trường thường được coi là sự lựa chọn tốt nhất cho mối quan tâm về sức khỏe của con người Như vậy nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 5 nhân tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người dân tại thành phố Trà Vinh là nhận thực về môi trường, nhận thức về sức khỏe, hiệu quả hành vi tiêu dùng xanh, giá cả và truyền thông đại chúng từ kết quả đó tác giả đề xuất các hàm ý chính sách để các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm xanh đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng (Hồ Mỹ Dung và cộng sự, 2019)
2.3.1.3 Nghiên cứu của Huỳnh Đình Lệ Thu, Dương Tú Hảo và Hà Nam Khánh Giao (2022)
Bài nghiên cứu của tác giả Huỳnh Đình Lệ Thu và các cộng sự đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua và hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên Nhóm tác giả tiến hành một nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua việc thảo luận với 16 người tiêu dùng xanh tại thành phố này Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tác động của các yếu tố đến ý định tiêu dùng xanh và hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Long Xuyên Qua việc tiếp cận trực tiếp với những người tiêu dùng xanh, nhóm tác giả hy vọng thu thập được thông tin cụ thể và chân thực về các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng của họ
Phương pháp này cho phép nhóm nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về cảm nhận, quan điểm và thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh Kết quả từ cuộc thảo luận này có thể cung cấp thông tin quý giá để hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng xanh tại Long Xuyên và từ đó đề xuất các chiến lược thích hợp để thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm xanh trong cộng đồng này Từ kết quả thảo luận, nghiên cứu chính thức qua chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất và kỹ thuật lấy mẫu theo phương pháp phi xác suất và kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện với 290 người tiều dùng có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và có nghe nói đến sản phẩm xanh tại
TP Long Xuyên Phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA và phân tích SEM được dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu Đo lường các ý kiến dựa trên thang đo Likert với 5 mức độ Với các biến lần lượt là: H1: Thái độ hướng đến tiêu dùng sản phẩm xanh, H2: Chuẩn chủ quan, H3: Nhận thức kiểm soát hành vi, H4: Sẵn sàng chi trả, H5: Thói quen xanh, H6: Ý định mua sản phẩm xanh; nhóm tác giả đã xây dựng nên mô hình nghiên cứu như sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tổng cộng 4 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua sản phẩm xanh, trong đó yếu tố "sẵn lòng chi trả" có tác động mạnh nhất, tiếp theo là
"thái độ hướng đến tiêu dùng xanh", sau đó là "nhận thức về kiểm soát hành vi", và cuối cùng là "thói quen xanh" Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra rằng ý định mua sản phẩm xanh có tác động tích cực đến hành vi mua sản phẩm xanh Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đã được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết, và các giả thuyết về dữ liệu thị trường đã được xác nhận mà không có sự tương quan giữa các sai số đo lường Các hệ số tương quan giữa các khái niệm đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.5), điều này chỉ ra rằng mối tương quan giữa các yếu tố đều khác biệt Kết quả kiểm định SEM cũng cho thấy mô hình này phù hợp với dữ liệu thị trường Tuy nhiên, do giới hạn về cỡ mẫu, chỉ số GFI không đạt được mức yêu cầu là 0.9 Mặc dù vậy, mức độ tối thiểu là 0.8 vẫn được chấp nhận theo tiêu chuẩn của Baumgartner và Homburg
2.3.2.1 Nghiên cứu của Balween Kaur, Veer P Gangwar và Ganesh Dash (2022)
Nghiên cứu của tác giả Kaur và cộng sự (2022) tập trung vào các chiến lược marketing xanh, còn được gọi là "sustainable marketing" hoặc "eco-friendly marketing" Nó nhằm hiểu rõ hơn về cách mà các chiến lược này đóng góp vào việc phát triển và thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường trong bối cảnh của một nền kinh tế mới nổi Green marketing nhấn mạnh vào việc tạo ra nhận thức và ý thức cho người tiêu dùng về các sản phẩm xanh, từ đó thúc đẩy sự thay đổi trong hành vi mua sắm của họ từ các sản phẩm truyền thống sang các sản phẩm xanh tiên tiến hơn Điều này mang lại lợi ích lớn cho môi trường bằng cách hỗ trợ quá trình làm sạch và bảo vệ môi trường thông qua sự lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng Bài nghiên cứu bao gồm các biến: Sản phẩm xanh; Giá cả xanh; Địa điểm xanh; Chương trình khuyến mãi xanh; Thái độ về môi trường và Ý định mua sắm xanh
Mối quan hệ nhân quả giữa các chiến lược tiếp thị xanh và ý định mua xanh đã được nghiên cứu Kết quả cho thấy rằng các chiến lược sản phẩm xanh, nơi xanh và quảng bá xanh đều có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua xanh của người tham gia khảo sát Trong số các chiến lược này, chiến lược quảng bá xanh có ảnh hưởng lớn nhất (0.23), tiếp theo là nơi xanh (0.21) và sản phẩm xanh (0.17) Tuy nhiên, chiến lược giá xanh (0.04) không có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua xanh Ngoài ra, hiệu ứng điều hòa của thái độ môi trường giữa các chiến lược tiếp thị xanh và ý định mua xanh của người tiêu dùng cũng đã được xem xét Tuy nhiên, kết quả cho thấy rằng thái độ môi trường không có vai trò điều hòa trong mối quan hệ giữa các yếu tố như sản phẩm xanh và ý định mua xanh, giá xanh và ý định mua xanh, nơi xanh và ý định mua xanh, cũng như sự quảng bá xanh và ý định mua xanh Do đó, các giả thuyết H5, H6, H7 và H8 không được chấp nhận
2.3.2.2 Nghiên cứu của Allah Wasaya, Muhammad Abid Saleem, Jamil Ahmad, Muhammad Nazam, M Mohsin Ali Khan và Mohammad Ishfaq (2021)
Nghiên cứu của tác giả Wasaya và cộng sự (2021) tập trung vào việc đánh giá cách mà nhận thức về môi trường, niềm tin, chất lượng và rủi ro của sản phẩm xanh ảnh hưởng đến ý định mua hàng xanh của người tiêu dùng thông qua các yếu tố trung gian như sự tin cậy vào sản phẩm xanh, sự tương tác của người tiêu dùng với thương hiệu và sự truyền miệng tích cực về sản phẩm xanh Bằng cách tập trung vào các yếu tố này, nghiên cứu không chỉ mong muốn hiểu rõ hơn về quan hệ giữa các yếu tố như niềm tin và chất lượng sản phẩm xanh đối với ý định mua hàng xanh, mà còn nhấn mạnh vào việc đề xuất các chiến lược tiếp thị xanh để thúc đẩy ý định mua hàng xanh từ phía người tiêu dùng Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tiếp thị của các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường, đồng thời tạo ra tác động tích cực đối với hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Bài nghiên cứu bao gồm các giả thuyết: H1: Niềm tin xanh ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh; H2: Rủi ro nhận thức xanh ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh; H3: Chất lượng cảm nhận xanh ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh; H4: Nhận thức về môi trường điều chỉnh mối quan hệ giữa niềm tin xanh và ý định mua sản phẩm xanh; H5: Nhận thức về môi trường điều tiết mối quan hệ giữa rủi ro nhận thức xanh và ý định mua sản phẩm xanh; H6: Nhận thức về môi trường điều chỉnh mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận xanh và ý định mua sản phẩm xanh
Giả thuyết H1 được chấp nhận kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ tích cực trực tiếp giữa niềm tin xanh và ý định mua sản phẩm xanh Các ước tính được tiêu chuẩn hóa giữa niềm tin xanh và ý định mua hàng xanh mang lại giá trị đáng kể ρ < 0,05 và giá trị β của 0.281 Bên cạnh đó, giả thuyết H2 bị bác bỏ do kết quả thiết lập mối liên hệ tiêu cực trực tiếp có ý nghĩa giữa rủi ro nhận thức xanh và ý định mua sản phẩm xanh, trọng số được tiêu chuẩn hóa cho rủi ro nhận thức xanh và ý định mua hàng xanh sẽ thiết lập giá trị có ý nghĩa ρ < 0,05 và β = -0,433.Giả thuyết H3 được chấp nhận vì kết quả cho thấy mối liên hệ tích cực trực tiếp đáng kể giữa chất lượng cảm nhận xanh và có ý định mua sản phẩm xanh Trọng số tiêu chuẩn hóa cho chất lượng cảm nhận xanh và mối quan hệ ý định mua sản phẩm xanh cung cấp giá trị quan trọng của giá trị ρ nhỏ hơn 0,05 và β = 0,200 Tương tự, giả thuyết H4 được chấp nhận vì kết quả cho thấy tác động tích cực, mối quan hệ đáng kể tồn tại giữa nhận thức về môi trường với tư cách là người điều hành và niềm tin xanh vì giá trị biến tự trị ρ nhỏ hơn 0,05 và β = 0,366 Hơn nữa, giả thuyết H5 bị bác bỏ vì kết quả cho thấy tác động tiêu cực và có ý nghĩa mối quan hệ tồn tại giữa nhận thức về môi trường với tư cách là người điều tiết và rủi ro nhận thức xanh, vì giá trị biến độc lập ρ nhỏ hơn 0,05 và β = -0,440 Giả thuyết H6 được chấp nhận bởi vì kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa tồn tại giữa nhận thức về môi trường với tư cách là người điều tiết và chất lượng cảm nhận xanh là biến độc lập giá trị ρ nhỏ hơn 0,05 và β = 0,089
2.3.2.3 Nghiên cứu của Xia Chen, Muhammad Khalilur Rahman, Md Sohel Rana, Md Abu Issa Gazi, Md Atikur Rahaman và Noorshella Che Nawi (2022)
Nghiên cứu của tác giả Chen và cộng sự (2022) nhằm điều tra thái độ và ý định hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng trong đại dịch COVID-19 Bài đã sử phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát 503 người tiêu dùng tại Malaysia có biết đến sản phẩm xanh Với các biến nghiên cứu nghiên cứu là: H1: Nỗi lo sợ dịch Covid-
Giả thuyết nghiên cứu
2.4.1 Mối liên hệ giữa Kiến thức về sản phẩm xanh với Thái độ đối với sản phẩm xanh
Theo Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên (2023), kiến thức về sản phẩm xanh là những kiến thức chủ quan và sự hiểu biết của khách hàng về tính chất của môi trường, tác động của sản phẩm đến môi trường Việc nhận thức được những hoạt động của con người khi khai thác tài nguyên thiên nhiên và sinh học gây nguy hiểm cho môi trường Chính vì thế cần xem xét tác động của môi trường đến các hành động của khách hàng khi ra quyết định tiêu dùng của mình và chịu trách nhiệm đối với môi trường (Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên, 2023) Sản phẩm xanh là những sản phẩm bền vững với môi trường và có khả năng làm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường (Cooper, 2000) Kiến thức về sản phẩm xanh bao gồm kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết về nhiều khái niệm, lợi ích và vấn đề về sản phẩm xanh hoặc thân thiện với môi trường để có thể lựa chọn sản phẩm tốt (Nguyễn Thị Bích Ngọc và
Lê Nguyên, 2023) Khách hàng am hiểu về sản phẩm xanh bảo vệ sức khỏe chính mình khỏi các bệnh tật và họ biết cách chọn sản phẩm xanh giống như việc chọn sử dụng “ống hút tinh bột xanh” thay cho ống hút nhựa (Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên, 2023) Tác giả Nimse và cộng sự (2007) đã định nghĩa sản phẩm xanh là những sản phẩm sử dụng vật liệu có khả năng tái chế, giảm thiểu lượng phế thải, tiết kiệm nước và năng lượng, đồng thời giảm thiểu sử dụng bao bì và giảm thiểu lượng chất độc hại được thải ra môi trường Sản phẩm xanh có thể chia làm 4 loại: (1) Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường; (2) Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống; (3) Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì); (4) Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe (Văn phòng sản xuất và tiêu dùng bền vững, 2014) Nhóm tác giả Biswas và Roy (2015) đã đưa ra các đặc điểm về sản phẩm xanh như sau: (1) Tiết kiệm nhiên liệu, bền và thông thường có chi phí bảo trì thấp; (2) Tốt cho sức khỏe; (3) Không chứa các chất gây suy giảm tầng Ozone hoặc gây hại cho môi trường; (4) Dễ dàng tái chế hoặc phân hủy Tóm lại, sản phẩm xanh là các sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ phù hợp với các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Sản phẩm xanh mang tính bền vững với môi trường và dễ dàng tái chế sử dụng Kiến thức về sản phẩm xanh bao gồm kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết về nhiều khái niệm, lợi ích và vấn đề về sản phẩm xanh hoặc thân thiện với môi trường (Rini và cộng sự, 2017) Tác giả Biswas (2020) từng tuyên bố rằng hiểu biết về sản phẩm xanh có thể phản ánh thái độ của khách hàng đối với việc sử dụng các sản phẩm xanh Nghiên cứu trước đây đã xác định rằng, thái độ sử dụng sản phẩm xanh của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi kiến thức về sản phẩm xanh (Liobikienė và Poškus, 2019) Cả hai tác giả Joshi và Rahman (2015) cũng tin rằng kiến thức về sản phẩm xanh có thể dẫn đến thái độ sử dụng sản phẩm xanh Hơn nữa, Rahman và cộng sự (2022) đã xác định rằng kiến thức về sản phẩm xanh tác động tích cực đến thái độ sử dụng sản phẩm xanh
Thái độ sử dụng sản phẩm xanh là sự đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về việc liệu sản phẩm đó có đóng góp vào bảo vệ môi trường hay không (Lee, 2008) Dhir và cộng sự (2021) đã xác định rằng sự chênh lệch giữa hiểu biết về sản phẩm xanh và định hướng sử dụng sản phẩm xanh ảnh hưởng đến ý định của cá nhân thông qua thái độ của họ Chen và Chai (2010) đã chỉ ra rằng nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm xanh thông qua trung gian là thái độ của người tiêu dùng Kiến thức về sản phẩm xanh, định hướng sử dụng sản phẩm xanh và ảnh hưởng xã hội đều tác động đến ý định sử dụng sản phẩm xanh thông qua trung gian là thái độ sử dụng sản phẩm xanh (Rahman và cộng sự, 2022) Nghiên cứu của Zheng và cộng sự (2021) kết luận rằng có mối liên hệ tích cực giữa thái độ sử dụng sản phẩm xanh và ý định hành vi Sadiq và cộng sự (2021) báo cáo rằng thái độ của khách hàng là một khía cạnh quan trọng trong việc xác định ý định hành vi tiêu dùng (Hồ Thị Hoài Trinh và cộng sự, 2023) Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết rằng:
H1: Kiến thức về sản phẩm xanh có tác động tích cực đến thái độ sử dụng sản phẩm xanh 2.4.2 Mối liên hệ giữa Định hướng sản phẩm xanh với Thái độ đối với sản phẩm xanh Định hướng sản phẩm xanh là thực hiện những hành động như bảo vệ môi trường, giảm tác động xấu bằng cách sử dụng các sản phẩm xanh Nó phản ánh sự tôn trọng và bảo vệ môi trường, thể hiện qua thái độ tích cực với các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên (Leonidas và Kvasova, 2010) Khi cá nhân đó liên kết với các sản phẩm tự nhiên thân thiện với môi trường, họ thường coi mình là người có trách nhiệm với môi trường và luôn cân nhắc các ảnh hưởng đến môi trường khi đưa ra quyết định tiêu dùng (Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên, 2023) Theo lý thuyết về Hành động hợp lý, con người thường xem xét các hậu quả của hành động trước khi quyết định thực hiện hoặc không tham gia vào một hành vi cụ thể (Ajzen và Fishbein,
1980) Đặc biệt, mỗi cá nhân cần phải có đủ kiến thức và hiểu biết để lên án các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và sinh học gây hại cho môi trường (Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên, 2023) Điều này có nghĩa là ý định của con người khi thực hiện một hành vi phụ thuộc vào thái độ và nhận thức Ngoài ra, theo Bagozzi và cộng sự (1990), sự sẵn sàng mua hàng đề cập đến ý định được ý thức hóa, thể hiện mức độ nỗ lực cần thiết để theo đuổi và thực hiện hành vi một cách hiệu quả đối với người tiêu dùng Theo Mostafa (2007), mối quan hệ tích cực giữa trạng thái trí tuệ và hành vi thông qua việc thiết lập một số trật tự xã hội đã được phát hiện Thái độ bao gồm sự sẵn lòng tham gia vào quá trình lựa chọn để chấp nhận một hành vi cụ thể Do đó, thái độ được cho là có ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm xanh Ngoài ra, khách hàng có thái độ thân thiện với môi trường thường sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường và thường xuyên thực hiện hành vi mua hàng xanh; tuy nhiên, mức độ phổ biến của quan điểm này trong thực tế vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao (Kaur, 2022) Do đó, có thể thấy được sự quan trọng của định hướng sản phẩm xanh đối với thái độ đối với sản phẩm xanh Dựa trên điều này, giả thuyết H2 được đề xuất:
H2: Định hướng sản phẩm xanh có tác động tích cực đến thái độ sử dụng sản phẩm xanh 2.4.3 Mối liên hệ giữa Ảnh hưởng xã hội với Thái độ đối với sản phẩm xanh
Yếu tố xã hội được đề cập đến là chuẩn chủ quan - áp lực từ xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi Yếu tố này bao gồm những người có thói quen, mong muốn và suy nghĩ tương tự; có thể là bạn bè, hàng xóm, giáo viên, phụ huynh, các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận Người tiêu dùng có thể có ý định mua sản phẩm xanh khi nhận được ảnh hưởng từ nhóm xã hội xung quanh như bạn bè, gia đình, hàng xóm hoặc thông qua các phương tiện truyền thông truyền thông tin và khuyến khích họ mua Trong đó, ảnh hưởng từ bạn bè và truyền thông thường có tác động mạnh hơn Nhiều nghiên cứu trước đó cũng đã ủng hộ ý kiến rằng yếu tố xã hội có ảnh hưởng tích cực đối với ý định mua sản phẩm xanh, như nghiên cứu của Ramayah và cộng sự (2020) Ảnh hưởng xã hội là sức mạnh mà một cá nhân có thể tạo ra thông qua hành động của mình, giúp tạo nên ấn tượng tích cực hoặc tiêu cực và sự ủng hộ hoặc không ủng hộ từ cộng đồng xung quanh (Chen và cộng sự, 2022) Theo Chen và cộng sự (2022) ý định mua của khách hàng có thể bị ảnh hưởng bởi truyền miệng từ những người xung quanh và các nghiên cứu của Chen và cộng sự (2022) đều kết luận rằng ảnh hưởng xã hội có tác động trực tiếp và tích cực đến thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh Một số nghiên cứu trước đó cũng đã tìm thấy tác động tích cực của ảnh hưởng xã hội đối với thái độ của cá nhân (Chen và cộng sự, 2021) Nugraha và Widyaningsih (2021) đã xác định rằng thái độ của các cá nhân bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự mong đợi của khách hàng Một nghiên cứu gần đây cũng đã đưa ra kết quả tương tự thừa nhận rằng thái độ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi nhận thức của nhóm xã hội về sản phẩm (Koo và Chung, 2014; Bratu, 2019)
H3: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến thái độ sử dụng sản phẩm xanh
2.4.4 Mối liên hệ giữa Quảng cáo xanh với Thái độ đối với sản phẩm xanh
Chiến lược quảng cáo xanh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khuyến khích khách hàng áp dụng thành công các sản phẩm xanh, và điều này phụ thuộc vào việc sử dụng các phương pháp truyền thông phù hợp từ các nhà tiếp thị Các chiến lược truyền thông mà các doanh nghiệp áp dụng, như quảng cáo về cuộc sống hàng ngày của họ khi sử dụng các sản phẩm xanh, thể hiện cam kết của họ đối với bảo vệ môi trường (Wang và Tung, 2012), cùng với việc sử dụng truyền thông khác Ngày nay, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thường lựa chọn chiến lược quảng cáo môi trường, còn được gọi là quảng bá xanh, để giới thiệu sản phẩm của họ (Rahbar và Wahid, 2011) Quảng cáo xanh nâng cao hình ảnh xanh và thuyết phục khách hàng chuyển sang các sản phẩm xanh bằng cách nêu bật lợi ích môi trường và bổ sung cho lối sống bền vững (Kaur và cộng sự, 2022) Vì vậy, truyền thông là một phần thiết yếu của sự xuất sắc trong tiếp thị xanh (Papadas và cộng sự, 2014) Nó đóng một vai trò tất yếu trong việc phát triển nhận thức, kiến thức, mối quan tâm và ý thức của khách hàng và thúc đẩy mọi người trở thành người tiêu dùng xanh bằng cách chỉ chấp nhận các sản phẩm thân thiện với môi trường để đáp ứng nhu cầu thường ngày và xa xỉ (Kaur và cộng sự, 2022) Quảng cáo đã trải qua những thay đổi đáng kể do những thay đổi về môi trường trong nguyên liệu thô, quy trình sản xuất và chiến lược phân phối (Testa và cộng sự, 2011) Kết quả là, khách hàng đã bộc lộ thái độ tích cực đối với quảng cáo về các sản phẩm thân thiện với môi trường, điều này giúp dự đoán ý định mua hàng của họ (Kaur và cộng sự, 2022) Do đó, chúng tôi đề xuất Giả thuyết H4:
H4: Quảng cáo xanh có tác động tích cực đến thái độ sử dụng sản phẩm xanh
2.4.5 Mối liên hệ giữa Thái độ đối với sản phẩm xanh với Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
Thái độ đề cập đến cách mà một cá nhân đánh giá các sản phẩm và dịch vụ (Ajzen, 1991) Các nghiên cứu trước đã giải thích rằng thái độ đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán ý định hành vi tiêu dùng (Graessley và cộng sự, 2019; Dhir và cộng sự, 2021) Khi thái độ sử dụng sản phẩm của khách hàng có chiều hướng phát triển tích cực thì chất lượng cuộc sống của mội người và xã hội sẽ được nâng cao hơn (Chen và công sự, 2022) Fishbein và cộng sự (2011) cũng đã nhận thấy rằng thái độ của khách hàng có tác động tích cực đến ý định mua sản phẩm xanh Tuy nhiên, mặc dù thái độ của khách hàng có thể ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm xanh, nhưng có một khoảng cách được thừa nhận giữa thái độ và hành vi thực tế (Dhir và cộng sự, 2020) Từ việc nâng cao kiến thức của khách hàng về thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm vô hại với môi trường sẽ được mọi người lựa chọn sử dụng nhiều hơn và cũng đem lại nhiều lợi ích cho thế hệ trẻ sau này (Kaur và cộng sự, 2022) Điều này cho thấy rằng, mặc dù khách hàng có thể có ý định tích cực về mua sản phẩm xanh dựa trên thái độ, nhưng hành vi thực sự của họ có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Thái độ của khách hàng đối với sản phẩm xanh là cách họ đánh giá và nhận thức về việc liệu sản phẩm đó có góp phần bảo vệ môi trường hay không Nghiên cứu của Dhir và cộng sự (2021) đã chỉ ra mối liên kết giữa hiểu biết về sản phẩm xanh và sự định hình của ý định tiêu dùng xanh thông qua thái độ của cá nhân Nhận thức của khách hàng về các sản phẩm bảo vệ môi trường có thể ảnh hưởng đến ý định hành vi tiêu dùng của họ thông qua việc tác động đến thái độ đối với sản phẩm xanh (Kaur và cộng sự, 2022) Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của việc tăng cường nhận thức và thái độ tích cực đối với sản phẩm xanh trong việc thúc đẩy hành vi sử dụng xanh trong cộng đồng người tiêu dùng Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra giả thuyết rằng:
H5: Thái độ sử dụng sản phẩm xanh có tác động tích cực đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
Tổng hợp các giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5, dựa trên những phát hiện này tác giả đề xuất các giả thuyết sau:
H6a: Thái độ sử dụng sản phẩm xanh đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa Kiến thức về sản phẩm xanh và ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
H6b: Thái độ sử dụng sản phẩm xanh đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa Định hướng sản phẩm xanh và ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
H6c: Thái độ sử dụng sản phẩm xanh đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa Ảnh hưởng xã hội và ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
H6d: Thái độ sử dụng sản phẩm xanh đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa Quảng cáo xanh và ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi tìm hiểu các nghiên cứu liên quan, nhận thấy nghiên cứu của tác giả Chen và cộng sự (2022) và Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2023) nhằm nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng, mục đích của nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Chính vì thế, tác giả sẽ kế thừa mô hình trong nghiên cứu của Chen và cộng sự (2022) và Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2023) với bốn nhân tố sau: Kiến thức về sản phẩm xanh, Định hướng về sản phẩm xanh, Ảnh hưởng xã hội và Thái độ đối với sản phẩm xanh Tuy nhiên, ngoài bốn nhân tố trên thì tác giả xét thấy nhân tố Quảng cáo xanh có ảnh hưởng đến Thái độ đối với sản phẩm xanh
Quảng cáo xanh thường liên quan đến các giá trị và hành động bảo vệ môi trường, bền vững, tạo ra sự nhất quán giữa thông điệp quảng cáo và sản phẩm Khi khách hàng nhận thức được rằng sản phẩm này thực sự tuân theo các nguyên tắc này, họ có thể có xu hướng có thái độ tích cực hơn Ngoài ra, thông điệp quảng cáo xanh thường hấp dẫn và gợi lên sự quan tâm về môi trường từ phía khách hàng, kích thích sự đồng cảm và quan tâm, dẫn đến thái độ tích cực hơn đối với sản phẩm Cuối cùng, tâm lý tiêu dùng cũng đóng một vai trò quan trọng, khi họ thường muốn hỗ trợ các sản phẩm và công ty có tác động tích cực đối với môi trường và xã hội Do đó, khi nhận thấy một sản phẩm được quảng cáo xanh, họ có thể cảm thấy hạnh phúc hơn khi mua sản phẩm đó và có thái độ tích cực hơn đối với nó (Paettie và cộng sự, 2004) Chính vì vậy, nhân tố “Quảng cáo xanh” trong các nghiên cứu của Kaur và cộng sự (2022) và Hồ Mỹ Dung và cộng sự (2019) đều được chứng minh có ảnh hưởng tích cực đến
Thái độ đối với sản phẩm xanh Vậy, tác giả sẽ bổ sung thêm nhân tố “Quảng cáo xanh” vào trong mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu của tác giả sẽ bao gồm bốn nhân tố độc lập, một nhân tố trung gian Trong đó, bốn nhân tố thuộc nghiên cứu của Chen và cộng sự (2022); Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2023) và bổ sung thêm nhân tố Quảng cáo xanh Dựa vào các nghiên cứu liên quan đã thực hiện, tác giả đã tổng hợp và đề xuất mô hình nghiên cứu như sau (Xem hình 2.1):
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Nhóm tác giả kế thừa và phát triển
Kiến thức về sản phẩm xanh Định hướng về sản phẩm xanh Ảnh hưởng xã hội
Thái độ H5 đối với sản phẩm xanh Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
Chương 2 đã đưa ra các cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu cụ thể đó là các khái niệm nghiên cứu, một số lý thuyết có liên quan trong nghiên về ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh, đặc biệt là đưa ra các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh như là kiến thức về sản phẩm xanh, định hướng sản phẩm xanh, ảnh hưởng xã hội, quảng cáo xanh, thái độ đối với sản phẩm xanh và mối quan hệ tác động tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Xác định đối tượng, vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết liên quan
Nghiên cứu các bài nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước
Xây dựng đề cương chi tiết Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng thang đo và bảng khảo sát
Nghiên cứu định lượng chính thức (thu thập dữ liệu gồm 181 cơ sở kinh doanh)
Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha Độ tin cậy
Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Hàm ý quản trị Phân tích EFA Nhân tố khám phá Định hướng phát triển kinh doanh sản phẩm Giai đoạn 1
Giai đoạn 1: Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính, sau khi tìm hiểu vai trò trung gian của thái độ đối với ý định sử dụng, tác giả xác định rõ vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Và tác giả tiến hành tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết liên qua và các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước Có thể kể đến như: Wasaya và cộng sự (2021), Chen và cộng sự (2022), Kaur và cộng sự (2022), Hồ Mỹ Dung và cộng sự (2019), Huỳnh Đình Lệ Thu và cộng sự (2022), Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên (2023),… Đồng thời sử dụng các lý thuyết nền liên quan như: Lý thuyết về hành vi hợp lý (TRA), Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Từ đó, nhóm tác giả xây dựng đề cương chi tiết, mô hình và giả thuyết nghiên cứu Nhóm tác giả hoàn thành thang đo và bảng khảo sát Sau khi chọn lọc cùng với sự góp ý của giảng viên hướng dẫn, nhóm tác giả đã phát triển mô hình gồm 4 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc và 1 biến trung gian
Giai đoạn 2: Nhóm tác giả nghiên cứu, dữ liệu thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi qua các kênh mạng xã hội và đi thực tế Dữ liệu khảo sát được đưa vào phân tích chính thức là 181 mẫu, sau khi được đánh giá Cronbach’ Alpha và phân tích EFA tiếp tục đưa vào sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của mô hình bằng phương pháp phân tích PLS - SEM Việc kiểm định này nhằm đo lường sự tác động của các nhân tố trong mô hình lên ý định sử dụng Cuối cùng, dựa vào nghiên cứu ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh, nhóm tác giả sẽ lên ý tưởng phát triển dự án kinh doanh ống hút tinh bột xanh thúc đẩy kinh tế cộng đồng tại SaDec Đồng Tháp.
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Tác giả đã tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát cho đề tài này gồm có hai phần: Phần (1) là các câu hỏi liên quan đến đối tượng khảo sát; Phần (2) câu hỏi khảo sát chính về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
3.2.1 Phần 1: Câu hỏi về đối tượng khảo sát
Phần này có sáu câu hỏi chính về đối tượng khảo sát: giới tính, tuổi, mặt hàng kinh doanh, chức vụ, trình độ học vấn và doanh thu bình quân hàng tháng Những thông tin này sẽ giúp tác giả hiểu rõ hơn về đối tượng khảo sát của đề tài
3.2.2 Phần 2: Câu hỏi khảo sát chính
Thang đo các yếu tố Kiến thức về sản phẩm xanh, Định hướng sản phẩm xanh, Ảnh hưởng xã hội, Quảng cáo xanh, Thái độ mua sản phẩm xanh, Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh được tham khảo từ các nghiên cứu trước đó Sau khi đề xuất thang đo, nhóm tác giả tham khảo ý kiến giảng viên chuyên môn và đưa ra bảng câu hỏi chính thức phù hợp với mục tiêu của đề tài Phần này gồm những câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM có trong mô hình nghiên cứu của đề tài Các câu hỏi này được xây dựng theo thang đo điều mục có năm cấp độ: 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý
3.2.2.1 Thang đo Kiến thức về sản phẩm xanh
Thang đo thành phần Kiến thức về sản phẩm xanh được ký hiệu là KT gồm ba biến quan sát Có ký hiệu từ KT1 đến KT3 Các biến này được đo bằng thang đo Likert gồm 5 mức độ (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Các biến này được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên (2023) và nội dung các biến đã được điều chỉnh để phù hợp với đề tài
Bảng 3.1 Thang đo Kiến thức về sản phẩm xanh
Mã hóa Thang đo Nguồn
KT1 Tôi rất am hiểu về sản phẩm xanh bảo vệ sức khỏe con người khỏi nhiều bệnh tật
Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê
Nguyên (2023) KT2 Tôi biết cách chọn sản phẩm xanh
KT3 Tôi hiểu các biểu tượng màu xanh lá cây trên gói sản phẩm
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.2.2 Thang đo Định hướng sản phẩm xanh
Thang đo thành phần Định hướng sản phẩm xanh được ký hiệu là DH gồm ba biến quan sát Có ký hiệu từ DH1 đến DH3 Các biến này được đo bằng thang đo Likert gồm 5 mức độ (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Các biến này được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên (2023) và nội dung các biến đã được điều chỉnh để phù hợp với đề tài
Bảng 3.2 Thang đo Định hướng sản phẩm xanh
Mã hóa Thang đo Nguồn
DH1 Hoạt động của con người khai thác tài nguyên thiên nhiên và sinh học gây nguy hiểm cho môi trường
Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Nguyên (2023) DH2 Tôi xem xét tác động môi trường của các hành động của tôi khi thực hiện nhiều quyết định tiêu dùng của mình
DH3 Tôi sẽ tự mô tả mình là người có trách nhiệm với môi trường
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.2.3 Thang đo Ảnh hưởng xã hội
Thang đo thành phần Ảnh hưởng xã hội được ký hiệu là AH gồm ba biến quan sát
Có ký hiệu từ AH1 đến AH3 Các biến này được đo bằng thang đo Likert gồm 5 mức độ (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Các biến này được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Chen và cộng sự (2022) và nội dung các biến đã được điều chỉnh, biên dịch để phù hợp với đề tài
Bảng 3.3 Thang đo Ảnh hưởng xã hội
Mã hóa Thang đo Nguồn
AH1 Việc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ tạo cho tôi ấn tượng tích cực với người khác
AH2 Việc tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ giúp tôi cảm thấy được xã hội chấp nhận
AH3 Sự lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường của tôi bị ảnh hưởng bởi lời truyền miệng của khách hàng khác
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.2.4 Thang đo Quảng cáo xanh
Thang đo thành phần Quảng cáo xanh được ký hiệu là QC gồm ba biến quan sát Có ký hiệu từ QC1 đến QC3 Các biến này được đo bằng thang đo Likert gồm 5 mức độ (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Các biến này được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Kaur và cộng sự (2022) và nội dung các biến đã được điều chỉnh, biên dịch để phù hợp với đề tài
Bảng 3.4 Thang đo Quảng cáo xanh
Mã hóa Thang đo Nguồn
QC1 Tôi có xu hướng chú ý đến các thông điệp quảng cáo về môi trường Kaur và cộng sự
(2022) QC2 Quảng cáo môi trường giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt
QC3 Quảng cáo xanh nâng cao nhận thức của khách hàng về lợi ích của sản phẩm xanh
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.2.5 Thang đo Thái độ mua sản phẩm xanh
Thang đo thành phần Thái độ mua sản phẩm xanh được ký hiệu là TD gồm năm biến quan sát Có ký hiệu từ TD1 đến TD5 Các biến này được đo bằng thang đo Likert gồm 5 mức độ (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Các biến này được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Chen và cộng sự (2022) và nội dung các biến đã được điều chỉnh, biên dịch để phù hợp với đề tài
Bảng 3.5 Thang đo Thái độ mua sản phẩm xanh
Mã hóa Thang đo Nguồn
TD1 Tôi nghĩ thái độ tiêu dùng sản phẩm xanh sẽ nâng cao cuộc sống khỏe mạnh Chen và cộng sự
(2022) TD2 Tôi có thái độ tích cực đối với việc mua và tiêu thụ sản phẩm xanh
TD3 Tôi thích mua những sản phẩm xanh vô hại hơn
TD4 Việc bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai là điều tất yếu
TD5 Tôi biết lợi ích môi trường của các sản phẩm chăm sóc cá nhân xanh
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.2.6 Thang đo Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
Thang đo thành phần Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh được ký hiệu là YD gồm năm biến quan sát Có ký hiệu từ YD1 đến YD5 Các biến này được đo bằng thang đo Likert gồm 5 mức độ (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Các biến này được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Hồ Mỹ Dung và cộng sự (2019) và nội dung các biến đã được điều chỉnh để phù hợp với đề tài
Bảng 3.6 Thang đo Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
Mã hóa Thang đo Nguồn
YD1 Tôi mua sản phẩm có nhãn môi trường và dán nhãn thực phẩm xanh Hồ Mỹ Dung và cộng sự (2019) YD2 Tôi sẽ mua sản phẩm xanh vì chúng ít gây ô nhiễm hơn
YD3 Tôi xem xét chuyển đổi từ thương hiệu đang sử dụng sang thương hiệu sinh thái
YD4 Tôi muốn mua sản phẩm xanh để giảm ô nhiễm môi trường
YD5 Tôi sẽ trả tiền cao hơn cho sản phẩm xanh vì chúng tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp là việc thu thập các dữ liệu hiện có về các khái niệm và nghiên cứu về chủ đề này để xác định thang đo ban đầu Để củng cố nền tảng của các khái niệm, tác giả đã nghiên cứu và tham khảo nhiều nguồn khác nhau như báo cáo nghiên cứu khoa học, cơ sở dữ liệu trực tuyến của các cơ quan chính phủ, tạp chí khoa học, công trình nghiên cứu, đặc biệt là ấn phẩm trực tuyến được công bố trên Internet Sau đó, tác giả tiến hành chọn lọc và nghiên cứu dữ liệu, phân tích các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu do chính tác giả thu thập, liên quan trực tiếp đến mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và được xử lý bằng các công cụ liên quan Đối với bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thông qua câu hỏi trực tiếp và phỏng vấn trực tuyến Công cụ thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát - từ mô hình nghiên cứu đề xuất, trong mỗi yếu tố bao gồm những biến và bảng câu hỏi khảo sát được thiết lập dựa trên các biến quan sát Bảng câu hỏi phản ánh tương đối chính xác mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu với nội dung nghiên cứu Cùng với sự hướng dẫn giảng viên, tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Dự án nghiên cứu phát triển ống hút tinh bột xanh trên sàn thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế cộng đồng của Sadec Đồng Tháp tại TP.HCM” Tác giả tiến hành nhập dữ liệu thông qua các bước sau:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
Bước 2: Xác định số lượng mẫu
Bước 3: Gửi phiếu khảo sát
Bước 4: Thu phiếu khảo sát từ người trả lời
Bước 5: Xử lý số liệu bằng việc sử dụng công cụ SPSS 20.0, SMARTPLS 4 và tiến hành phân tích dữ liệu
3.3.2.2 Đối tượng điều tra khảo sát, kích thước mẫu Đối tượng điều tra khảo sát: Mẫu nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp thuận tiện Đối tượng khảo sát là những cơ sở kinh doanh đồ uống tại TP.HCM quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc sinh thái
Kích thước mẫu: Theo Bollen (1989), kích cỡ mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng, có nghĩa là N>=n*5 (N là kích thước mẫu tối thiểu, n là tổng số biến quan sát) (Hair và cộng sự, 1998) Như vậy, kích cỡ mẫu tối thiểu cho bài nghiên cứu phải đạt từ 100 đến 150 mẫu và để phân tích nhân tố EFA thì 5:1 là tỷ lệ hợp lý giữa kích cỡ mẫu tỷ lệ với biến quan sát Với số lượng biến quan sát trong bài nghiên cứu là 25 biến thì kích cỡ mẫu tối thiểu phải là: 25*55 kích cỡ mẫu (Hair và cộng sự, 1998) Số lượng phiếu khảo sát phát ra dự định lớn hơn 125 kích cỡ mẫu, vì kích cỡ mẫu càng lớn, tính đại diện cho mẫu càng cao Để khảo sát đạt được kích thước mẫu tốt nhất, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng hình thức trực tiếp và cả trực tuyến Cách thức thực hiện như sau: Tác giả đã tiến hành sử dụng Google Form để thực hiện bảng khảo sát dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế trước Sau đó sử dụng link Google Form này để gửi cho các đối tượng khảo sắt bằng các hình thức như gửi tin nhắn qua Zalo và in các phiếu khảo sát để đi khảo sát thực tế Khảo sát đã thu về được 200 câu trả lời, trong đó có 181 câu trả lời hợp lệ, 19 câu trả lời không hợp lệ Như vậy, bài nghiên cứu đã sử dụng kích cỡ mẫu n1 để thực hiện bài nghiên cứu.
Phương pháp phân tích dữ liệu
3.4.1 Thống kê mô tả mẫu
Thống kê mô tả là một kỹ thuật để khái quát hóa các đặc điểm của mẫu và kết quả nghiên cứu Có hai tham số cần chú ý: số lượng và số lần giá trị xuất hiện với tất cả các thay đổi về số (định tính và định lượng) và độ lệch chuẩn Thống kê mô tả là một phần cơ bản và phổ biến của phân tích và xử lý dữ liệu Phương pháp thống kê so sánh là nghiên cứu liên quan chặt chẽ với việc phân tích các thuộc tính của từng biến, suy luận thống kê về mối quan hệ giữa từng biến (Hahs-Vaughn và Lomax, 2020) Thực hiện các thống kê như tóm tắt dữ liệu, lập bảng tổng hợp về đối tượng như giới tính và trình độ học vấn (Mertler và cộng sự, 2021)
3.4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)
Cronbach’s Alpha là thước đo quan trọng nhất của sự nhất quán bên trong Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha là để xác định xem các biến quan sát của biến phụ thuộc có đáng tin cậy hay không Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố Kết quả phân tích độ tin cậy của các nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát chúng ta liệt kê ra là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của các biến phụ thuộc, chúng ta đã có được một thang đo tốt cho biến phụ thuộc này (Hussey, 2023)
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị độc lập Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, tức là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa trên mối quan hệ giữa các biến với nhau EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F 0.5; 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp; Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê sử dụng để kiểm định giả thuyết các biến không có quan hệ trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) chứng tỏ các biến không có mối quan hệ với nhau trong tổng thể; Phần trăm phương sai trích > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát; Số lượng nhân tố trích: Eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố trích, số lượng nhân tố được trích khi hệ số Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) Nhân tố có Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 được giữ lại trong mô hình (Hair và cộng sự, 2010)
3.4.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM là một kỹ thuật phân tích thống kê thế hệ thứ hai được sử dụng để phân tích mối quan hệ đa chiều giữa nhiều biến trong một mô hình (Haenlein và Kaplan, 2004) Kỹ thuật mô hình cấu trúc tuyến tính sử dụng kết hợp dữ liệu định lượng từ các mô hình tuyến tính (nguyên nhân - kết quả) vào mô hình Với SEM, các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra trực quan các mối quan hệ tồn tại giữa các biến liên quan nhằm phân bổ các nguồn lực để phục vụ khách hàng tốt hơn Thực tế là các biến tiềm ẩn khó đo lường có thể được sử dụng trong SEM làm cho nó hoàn hảo để xử lý các vấn đề nghiên cứu tài chính (Aria, 2023) SEM cung cấp các thông tin có giá trị về thống kê, khi sử dụng dữ liệu đo lường để hiệu chuẩn mối quan hệ giả thuyết giữa các biến tiềm ẩn SEM giả định có một cấu trúc nhân quả giữa các biến và có thể là sự kết hợp tuyến tính của các biến quan sát, hoặc là các biến quan sát thành một chuỗi nhân quả Các phần tử trong mô hình mạng (SEM) Biến quan sát (Observed variable): còn gọi là biến chỉ báo (cấu tạo/phản ánh), biến đo lường, biến ngoại sinh hay biến độc lập,… tùy trường hợp cụ thể
Tính xác định của mô hình SEM có nghĩa là có ít nhất một lời giải độc nhất cho mỗi ước lượng thông số trong một mô hình SEM Số thông số cần ước lượng là tổng phương sai (Variance) hay hiệp phương sai (Covariance) của các biến nội sinh (biến quan sát hay không quan sát) và sự ảnh hưởng trực tiếp của các biến quan sát đến các biến nội sinh Để xác định mô hình nghiên cứu là loại mô hình nào có ba loại mô hình "Vừa xác định - Just Identification
";" Kém xác định - Under Identification "hay "Quá xác định - Over Identification" thì cần phải xác định các bậc tự do của mô hình Bậc tự do là sự chênh lệch giữa tổng số dữ liệu quan sát đầu vào (data points) và tổng số các thông số ước lượng trong SEM, được xác định bằng công thức sau: df = 1/2[(p + q)(p + q +1)] – t Trong đó: p= số các biến chỉ báo nội sinh q= số các biến chỉ bỏo ngoại sinh (p+q = số biến quan sỏt) t= Số cỏc thụng số ước lượng ẵ[(p+q)(p+q+1)
= Số quan sát hay hiệp phương sai trong ma trận (data points) Mô hình “vừa xác định” (Just Identification): Mô hình có df =0 và chỉ có một lời giải khả dĩ cho mỗi ước lượng thông số
Ví dụ: 2x+y =7; 3x+2y Mô hình “kém xác định” (Under Identification): Mô hình có df <
0 và có vô số các giá trị ước lượng thông số Thông thường mô hình “quá xác định” được ưa thích hơn, có bậc tự do dương (df>0) Mục tiêu là đạt mức df càng cao càng tốt Việc thiết lập các giới hạn (ràng buộc) trên mô hình "quá xác định" cho việc kiểm chứng các giả thuyết (sử dụng Chi Square và các tham số khác) Sự "xác định" là một yêu cầu về kỹ thuật hay toán học để có thể thực hiện phân tích SEM Sự "kém xác định" trong mô hình xuất hiện khi có một thông số ước lượng tính "xác định" của mô hình có giá trị gần bằng 0 Do tính chất lặp của mô hình SEM, một thông số ước lượng (phương sai ví dụ) bắt đầu với âm và giảm dần về giá trị
0 Trong nghiên cứu mô hình SEM cần phải xác định nguyên nhân của sự kém xác định là do cấu trúc hay kém xác định do thực nghiệm Nếu kém xác định do cấu trúc: Xác định lại mô hình Nếu kém xác định do thực nghiệm: điều chỉnh bằng cách lấy thêm dữ liệu kém xác định lại mô hình
Các dạng mô hình Theo Vinod Kumar, Deregouska, 2003 thì mô hình SEM gồm hai mô hình có quan hệ với nhau là mô hình thống kê và mô hình cấu trúc (F.Hair, 2021)
Mô hình đo lường: Mô hình đo lường còn gọi là mô hình nhân tố, mô hình ngoài diễn tả cách các biến quan sát thể hiện và giải thích các biến tiềm ẩn thế nào: tức là diễn tả cấu trúc nhân tố (biến tiềm ẩn), đồng thời diễn tả các đặc điểm đo lường (độ tin cậy, độ ổn định) của từng biến quan sát Các mô hình đo lường đối với các biến độc lập có thể đơn hướng, có thể kết hợp hay có thể bao gồm các biến tiềm ẩn bậc cao hơn Mô hình đo lường cho thấy các liên hệ thống kê giữa các biến quan sát, ta có thể dùng để chuẩn hoá mô hình cấu trúc cơ bản Các biến tiềm ẩn được xác định bởi các hệ số kiểu hồi quy chuẩn hoá, nghĩa là ước lượng mức giá trị cho từng hệ số hồi quy Mô hình đo lường dùng phân tích nhân tố để đánh giá mức độ các biến quan sát tải lên các giá trị tiềm ẩn của chúng Để đánh giá mức độ giá trị (hội tụ và phân biệt) của từng biến quan sát sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và ma trận Covariance dựa trên mô hình SEM Theo Hair và cộng sự (2016), các bước kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của cấu trúc gồm kiểm định độ nhất quán nội tại, độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Hệ số tải ngoài (outer loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,7 (Nguyễn và Vũ, 2020)
Hệ số Cronbach’s Apha và độ tin cậy tổng hợp (CR) phải lớn hơn hoặc bằng 0,7 (Hulland, 1999) Giá trị hội tụ được đánh giá bằng hệ số phương sai trích trung bình (AVE) Hệ số AVE phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 sẽ khẳng định được giá trị hội tụ (Fornell và Larcker, 1981) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến nếu cho giá trị VIF ˂ 5 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hair và cộng sự, 2016) Đối với giá trị phân biệt, các nghiên cứu trước đây thường sử dụng tiêu chí Fornell - Larcker để đánh giá sự phân biệt, tuy nhiên Henseler và cộng sự (2015) đã sử dụng các nghiên cứu mô phỏng để chứng minh rằng giá trị phân biệt được đo lường tốt hơn bởi chỉ số Heterotrait - Monotrait (HTMT) mà họ đã phát triển Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng chỉ số HTMT để đánh giá sự phân biệt giữa các cấu trúc Các giá trị HTMT đều nằm dưới 0.85 tính phân biệt được đảm bảo tốt (Kline, 2015)
Mô hình cấu trúc: Xác định mối liên kết (quan hệ nhân quả) giữa các biến quan sát thông qua mũi tên liên kết, và gán cho chúng các phương sai giải thích và không giải thích, tạo nên cấu trúc nhân quả cơ bản Biến tiềm tàng được ước lượng bởi hồi quy bội của từng biến quan sát Mô hình SEM không cho phép các định nghĩa biểu thị bằng biến quan sát đơn lẻ Thông thường biến được đo lường bởi ít nhất là trên một biến, hay từ 3 đến tối đa là 7 biến quan sát Theo Hulland và Bentler (1999) nếu mô hình nhận được giá trị SRMR nhỏ hơn 0,08 thì được xem là phù hợp với dữ liệu thực tế R 2 biểu thị cho mức độ giải thích của các biến độc lập lên một biến phụ thuộc trong mô hình Trong mô hình có bao nhiêu biến có vai trò phụ thuộc thì sẽ có bấy nhiêu hệ số R 2 R 2 tiến gần về 1 nghĩa là mức độ giải thích cho biến phụ thuộc cao, tiến gần về 0 nghĩa là mức độ giải thích cho biến phụ thuộc thấp Theo Hair và cộng sự (2022), giá trị f 2 < 0.02 thể hiện mức tác động là cực kỳ nhỏ hoặc không có tác động, 0.02
≤ f 2 < 0.15 thể hiện mức tác động nhỏ, 0.15 ≤ f 2 < 0.35 thể hiện mức tác động trung bình và f 2 ≥ 0.35 thể hiện mức tác động mạnh Theo Shmueli và cộng sự (2019), nếu giá trị Q² lớn hơn 0, nghĩa là mô hình có mức độ liên quan đến dự đoán Sau đó, bước tiếp theo là đánh giá PLS_RMSE hoặc PLS_MAE trong PLSpredict
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỐNG HÚT TINH BỘT XANH CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH TẠI
Kết quả thống kê mô tả
Sau khi tổng hợp kết quả đã khảo sát, tác giả thu thập được 200 quan sát, trong đó có
19 quan sát không đạt yêu cầu, còn lại 181 quan sát Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu, tác giả hoàn thiện bảng dữ liệu hoàn chỉnh bao gồm 181 quan sát
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả (n1)
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ
Trung cấp/Cao đẳng 40 22,1% Đại học 120 66,3%
Kinh doanh Quán cà phê 26 14,4
Các quán nước di động 29 16,0
Cửa hàng Bách hóa xanh, Vinmart 20 11,0
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả dữ liệu SPSS 20.0
Theo Bảng 4.1 cho thấy, trong 181 người đại diện cơ sở kinh doanh khảo sát, số lượng người nữ là 127 người chiếm tỷ lệ 70,2% cao hơn người nam là 54 người chiếm tỷ lệ 29,8%
Về độ tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất là độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi với 111 người chiếm tỷ lệ 61,3%, đứng vị trí thứ hai là độ tuổi từ 46 đến 65 tuổi chiếm tỷ lệ 19,9% với 36 người và cuối cùng là độ tuổi từ 26 đến 45 tuổi với 34 người chiếm tỷ lệ 18,8% Trình độ học vấn của người đại diện được khảo sát có trình độ đại học chiếm tỷ lệ hơn 50% (cụ thể là 66,3%) với 120 người so với những trình độ học vấn khác, tiếp theo là trung cấp/ cao đẳng là 40 người với tỉ lệ 22,1%, theo sau đó là trình độ trung học phổ thông với 16 người chiếm tỷ lệ 8,8%, cuối cùng là dưới trung học phổ thông với 5 người chiếm tỉ lệ 2.8% Về mặt hàng mà khách hàng đang kinh doanh, chủ yếu là các quán nước di động và cửa hàng tạp hóa với mỗi mặt hàng có 29 người và chiếm 16%, tiếp theo là doanh nghiệp, quán cà phê lần lượt có 27 và 26 người với tỷ lệ là 14,9% và 14,4%, tiếp đến là nhà hàng, cửa hàng bách hóa xanh/ Vinmart có 23 và 29 người với tỷ lệ 12,7% và 11%, còn lại các mặt hàng kinh doanh khác chiếm 5,5% với 10 người Chức vụ chủ yếu mà nhóm khảo sát được đó là nhân viên với 95 người chiếm 52,5%, tiếp đến là các chủ cửa hàng là 47 người chiếm 26% và cuối cùng là 39 người với 21,5% Ước lượng doanh thu hàng tháng tại các cửa hàng mà nhóm tác giả thu thập được là với doanh thu từ 16 đến 50 triệu có 56 cơ sở kinh doanh chiếm 30,9%, tiếp theo là từ 51 đến 100 triệu 44 cơ sở kinh doanh chiếm 24,3%, doanh thu trên 100 triệu chiếm 23,8% với 43 cơ sở kinh doanh và còn lại dưới 15 triệu có 38 cơ sở kinh doanh chiếm 21%.
Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo
Kiểm định hệ số tin cậy thước đo (Cronbach’s Alpha) Thực hiện đánh giá độ tin cậy của thước đo qua Cronbach’s Alpha cho từng nhóm biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau (Hair và cộng sự, 2016) Kết quả phân tích hệ số tin cậy thước đo được thể hiện bảng dưới
Bảng 4.2 Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Kiến thức về sản phẩm xanh 𝜶 = 0,720
KT3 7,12 2,574 0,484 0,698 Định hướng về sản phẩm xanh 𝜶 = 0,837
DH3 7,01 4,178 0,662 0,809 Ảnh hưởng xã hội 𝜶 = 0,734
Thái độ về sản phẩm xanh 𝜶 = 0,810
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến này
TD5 14,42 7,389 ,558 ,786 Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh a = 0,806
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả dữ liệu SPSS 20.0
Nhân tố: Kiến thức về sản phẩm xanh
Từ bảng kết quả cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Kiến thức về sản phẩm xanh” (KT) là 0,720 > 0.6 hệ số tương quan biến tổng của ba biến quan sát KT1, KT2 và KT3 trong thang đo đều > 0.3 nên thang đo “Kiến thức về sản phẩm xanh” đủ độ tin cậy
Nhân tố: Định hướng về sản phẩm xanh
Từ bảng kết quả cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Định hướng về sản phẩm xanh” (DH) là 0,837 > 0.6 hệ số tương quan biến tổng của ba biến quan sát DH1, DH2 và DH3 trong thang đo đều > 0.3 nên thang đo “Định hướng về sản phẩm xanh” đủ độ tin cậy
Nhân tố: Ảnh hưởng xã hội
Từ bảng kết quả cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Ảnh hưởng xã hội” (AH) là 0.943 > 0.6 hệ số tương quan biến tổng của ba biến quan sát AH1, AH2 và AH3 trong thang đo đều > 0.3 nên thang đo “Ảnh hưởng xã hội” đủ độ tin cậy
Nhân tố: Thái độ về sản phẩm xanh
Từ bảng kết quả cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Thái độ về sản phẩm xanh” (TD) là 0.946 > 0.6 hệ số tương quan biến tổng của năm biến quan sát TD1, TD2, TD3, TD4 và TD6 trong thang đo đều > 0.3 nên thang đo “Thái độ về sản phẩm xanh” đủ độ tin cậy
Nhân tố: Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh
Từ bảng kết quả cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh” (YD) là 0.897 > 0.6 hệ số tương quan biến tổng của năm biến quan sát YD1, YD2, YD3, YD4 và YD5 trong thang đo đều > 0.3 nên thang đo “Ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh” đủ độ tin cậy.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi phân tích độ tin cậy của các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA
4.3.1 Phân tích EFA cho các biến độc lập
Từ kết quả bảng 4.3, ta thấy có 4 nhân tố được trích rút dựa trên tiêu chí Eigenvalue lớn hơn 1, do đó 12 nhân tố này tóm tắt thông tin của biến quan sát được đưa vào EFA Tổng phương sai được trích bởi 4 nhân tố này là 70.906% > 50% Vì vậy, 4 nhân tố được trích này giải thích 70.906% phương sai dữ liệu của 12 biến quan sát tham gia EFA Kết quả EFA của từng biến độc lập cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0,5 (0.685 > 0,5), kiểm định Sig of Bartlett là 0,000 (< 0,05) Như vậy thang đo Kiến thức, Định hướng, Ảnh hưởng xã hội và Quảng cáo xanh đạt giá trị hội tụ và riêng biệt
Bảng 4.3 Kết quả EFA của các biến độc lập
Giá trị ban đầu Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay
Kiểm định Barlett’s Chi-bình phương 843,127
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả dữ liệu SPSS 20.0
Theo kết quả bảng 4.4, tất cả các hệ số tải nhân tố còn lại đều lớn hơn 0,5 Vì vậy, các biến quan sát đều đảm bảo giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA Ngoài ra, không có sự nhiễu loạn của các yếu tố, điều này có nghĩa là không có sự trộn lẫn giữa các biến quan sát
Bảng 4.4 Hệ số tải nhân tố các biến độc lập
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả dữ liệu SPSS 20.0
4.3.2 Phân tích EFA cho biến trung gian
Bảng 4.5 cho thấy giá trị KMO = 0,812 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05 Kết quả EFA cho thấy giá trị eigenvalue là 2,850 >1 và phương sai trích lũy kế 56,997% > 50% Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu Các biến quan sát đo lường thang đo thái độ về sản phẩm xanh có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0,5) Như vậy, thang đo này đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt
Bảng 4.5 Kết quả EFA của các biến trung gian
Giá trị ban đầu Chỉ số sau khi trích
% của phương sai % tích lũy Tổng
% của phương sai % tích lũy
Biến quan sát Yếu tố
Kiểm định Barlett’s Chi–bình phương 273,339 TD4 ,781
Bậc tự do (df) 10 TD1 ,733
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả dữ liệu SPSS 20.0
4.3.3 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Từ kết quả bảng 4.6, nhóm tác giả không loại biến quan sát nào Hệ số KMO của biến phụ thuộc lớn hơn 0,5 (0,760 > 0,5), kiểm định Sig of Bartlett là 0,000 (< 0,05), tất cả các hệ số tải nhân tố còn lại đều lớn hơn 0,5 Kết quả EFA cho thấy giá trị eigenvalue là 2,832 >1 và phương sai trích lũy kế 56,635% > 50% Vì vậy, các biến quan sát đều đảm bảo giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA Ngoài ra, không có sự nhiễu loạn của các yếu tố, điều này có nghĩa là không có sự trộn lẫn giữa các biến quan sát
Bảng 4.6 Kết quả EFA của biến phụ thuộc
Giá trị ban đầu Chỉ số sau khi trích
% của phương sai % tích lũy Tổng
% của phương sai % tích lũy
Biến quan sát Yếu tố
Kiểm định Barlett’s Chi–bình phương 297,206 YD2 ,778
Bậc tự do (df) 10 YD3 ,759
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả dữ liệu SPSS 20.0.
Kết quả đánh giá độ tin cậy, độ giá trị, đa cộng tuyến và giá trị phân biệt của cấu trúc
Bảng 4.7 Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của các thang đo
Hệ số tin cậy (CA) Độ tin cậy tổng hợp
Phương sai trích trung bình (AVE)
Giá trị phóng đại phương sai (VIFs)
Hệ số tin cậy (CA) Độ tin cậy tổng hợp
Phương sai trích trung bình (AVE)
Giá trị phóng đại phương sai (VIFs)
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SmartPLS 4.0
Theo bảng 4.7, cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha (CA) và độ tin cậy tổng hợp (CR) của thang đo đều lớn hơn 0.7 Nên thang đo đạt yêu cầu Ngoài ra, tất cả các thang đo đều có phương sai trích AVE lớn hơn 0.5, điều này cho thấy rằng các biến đều có giá trị hội tụ và biến tiềm ẩn có thể giải thích hơn một nửa phương sai của các chỉ số, thang đo đạt được giá trị hội tụ Hệ số tải ngoài (Outer Loading) của từng biến quan sát đều có ý nghĩa lớn hơn 0.7 Ngoại trừ biến quan sát YD4 “Tôi muốn mua sản phẩm xanh để giảm ô nhiễm môi trường” có hệ số tải ngoài là 0,652 TD 0,337 0,343 [0,211 – 0,485] 0,069 4,862 0,000 Chấp nhận H2 DH -> TD 0,281 0,275 [0,145 – 0,400] 0,066 4,247 0,000 Chấp nhận H4 QC -> TD 0,247 0,248 [0,129 – 0,371] 0,061 4,040 0,000 Chấp nhận H1 KT -> TD 0,047 0,055 [-0,071 – 0,182] 0,065 0,718 0,473 Bác bỏ H5 TD -> YD 0,558 0,566 [0,448 – 0,670] 0,057 9,857 0,000 Chấp nhận H6c AH -> TD -> YD 0,188 0,195 [0,108 – 0,296] 0,048 3,938 0,000 Chấp nhận
H6b DH -> TD -> YD 0,157 0,157 [0,076 – 0,244] 0,043 3,645 0,000 Chấp nhận H6a KT -> TD -> YD 0,026 0,031 [-0,040 – 0,105] 0,037 0,704 0,481 Bác bỏ H6d QC -> TD -> YD 0,138 0,140 [0,071 – 0,213] 0,036 3,818 0,000 Chấp nhận
R 2 YD = 0,308 f 2 f 2 AH => TD = 0,164 (tác động trung bình) f 2 DH => TD = 0,111 (tác động yếu) f 2 QC => TD = 0,092 (tác động yếu) f 2 KT => TD = 0,003 (không tác động) f 2 TD=> YD = 0,453 (tác động mạnh)
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SmartPLS 4.0
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp bootstrapping với kích thước mẫu là 5.000 để kiểm tra mô hình cấu trúc Theo Chin (1998) và Hair và cộng sự (2022), nhóm tác giả đã kiểm tra hệ số xác định (R 2 ), tính chất có ý nghĩa thống kê và mối quan hệ hệ số đường dẫn Bảng 4.10 cho thấy rằng, có 7/9 nhân tố tác động đến ý định mua sản phẩm với kết quả khoảng tin cậy 95% Giả thuyết H1 về Kiến thức về sản phẩm xanh tác động đến Thái độ với sản phẩm xanh không thể hiện kết quả khoảng tin cậy 95%, khoảng tin cậy của nó không chứa giá trị 0 [-0,071 – 0,182] và giá trị P của nó lớn hơn 0.05 (0,473) Ngoài ra còn có giả thuyết H6a Thái độ sử dụng sản phẩm xanh đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa Kiến thức về sản phẩm xanh và ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh có giá trị P = 0,481 > 0,05 nên giả thuyết H1 và H6a bị bác bỏ
Theo kết quả bảng 4.10 cũng cho thấy rằng các hệ số Beta chuẩn hóa của các mối quan hệ trực tiếp giữa TD -> YD là 0,558, AH -> TD là 0,337, DH -> TD là 0,281 và QC -> TD 0,247 Kết quả cho thấy rằng biến Thái độ với sản phẩm xanh ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh, các biến như Ảnh hưởng xã hội, Định hướng về sản phẩm xanh và Quảng cáo xanh ảnh hưởng trực tiếp đến Thái độ với sản phẩm xanh Do đó, chấp nhận giả thuyết H2, H3, H4, H5 Cùng với đó, kết quả cũng cho thấy các hệ số beta chuẩn hóa của các mối quan hệ trung gian giữa AH -> TD -> YD là 0,188, DH -> TD -> YD là 0,157 và QC ->
TD -> YD là 0,138 Giả thuyết H6b, H6c, H6d được chấp nhận bởi vai trò trung gian của Thái độ với sản phẩm xanh
Theo Hair và cộng sự (2022), giá trị f 2 < 0.02 thể hiện mức tác động là cực kỳ nhỏ hoặc không có tác động, 0.02 ≤ f 2 < 0.15 thể hiện mức tác động nhỏ, 0.15 ≤ f 2 < 0.35 thể hiện mức tác động trung bình và f 2 ≥ 0.35 thể hiện mức tác động mạnh Theo bảng 4.10 cho thấy, Thái độ có tác động mạnh Ý định mua ống hút tinh bột xanh f 2 TD=> YD = 0,453 Ảnh hưởng xã hội có tác động trung bình đến thái độ f 2 AH => TD = 0,164 Trong khi đó, Định hướng về sản phẩm xanh và Quảng cáo xanh có tác động yếu lên Ý định mua ống hút tinh bột xanh (f 2 DH => TD 0,111; f 2 QC => TD = 0,092), còn Kiến thức về sản phẩm xanh không tác động đến Thái độ (f 2 KT
Hình 4.1 Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SmartPLS 4.0.
Mức độ dự báo của mô hình
Trong bảng 4.11, giá trị Q² của tất cả các biến quan sát ATT và PI đều lớn hơn 0, nghĩa là mô hình có mức độ phù hợp để dự đoán Nghiên cứu lựa chọn chỉ số PLS-SEM _RMSE để phân tích do biểu đồ MV PLS-SEM có phân phối chuẩn Số lượng biến quan sát có chỉ số PLS-SEM_RMSE nhỏ hơn LM_RMSE là 5/10 biến quan sát; do đó, mô hình đề xuất có khả năng dự đoán trung bình
Bảng 4.11 Mức độ dự báo của mô hình
Q² dự đoán PLS-SEM_RMSE LM_RMSE
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SmartPLS 4.0.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả cho thấy giả thuyết H1 bị loại ( P values = 0,473 >0,05) nên biến Kiến thức là quan hệ không có ý nghĩa thống kê, điều này chứng tỏ Kiến thức về sẩn phẩm xanh không tác động đến sự nhận thức về thái độ sử dụng sản phẩm xanh của các cơ sở kinh doanh (β=0.047)
Dù các cơ sở kinh doanh có thể biết về sản phẩm xanh, nhưng sự hiểu biết không đồng đều, thiếu tin tưởng vào hiệu quả và chất lượng sản phẩm, cùng với giá trị cá nhân và ưu tiên kinh doanh thiên về lợi ích kinh tế ngắn hạn có thể khiến họ không có thái độ tích cực Thêm vào đó, thông tin chưa đầy đủ hoặc không rõ ràng, thói quen sử dụng ống hút nhựa đã ăn sâu và kháng cự thay đổi cũng góp phần làm giảm thái độ tích cực
Giả thuyết H2 được chấp nhận (P values= 0,000 TD -> YD là 0,157 và QC -> TD -> YD là 0,138
Nghiên cứu này được thực hiện giúp tác giả phát hiện ra các thông tin quan trọng về cách cơ sở kinh doanh đánh giá và ý định mua các sản phẩm xanh Trên thực tế, nghiên cứu không chỉ giúp hiểu rõ hơn về cách các yếu tố này ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của cơ sở kinh doanh, mà còn cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà quản trị những ý tưởng cụ thể để cải thiện việc sử dụng các sản phẩm xanh, cụ thể là ống hút tinh bột xanh Nghiên cứu xem xét cách cải thiện chiến lược tiếp thị nhằm quảng bá các sản phẩm xanh Việc kiểm chứng và giải thích lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và lý thuyết về mô hình (TPB) cũng là một phần quan trọng của nghiên cứu này Ngoài ra, nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của cơ sở kinh doanh trong tương lai.
Đề xuất hàm ý quản trị
Dựa trên những phát hiện từ nghiên cứu này, nhóm tác giả gửi đến các doanh nghiệp, nhà bán lẻ, một số hàm ý quản trị để phát triển chiến lược kinh doanh nhằm thúc đẩy ý định mua sản phẩm ống hút tinh bột xanh của khách hàng
5.2.1 Hàm ý quản trị “Thái độ mua sản phẩm xanh”
Theo kết quả nghiên cứu thì có thể chỉ ra được Thái độ mua sản phẩm xanh tác động mạnh nhất đối với ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh trên sàn thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với hệ số Beta = 0.558 Dựa trên bảng phân tích trung bình Mean, tác giả sẽ tiến hành đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao thái độ của cơ sở kinh doanh xanh khi mua sản phẩm xanh trên sàn thương mại điện tử, cụ thể như sau:
Biến quan sát TD4 “Việc bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai là điều tất yếu” có giá trị thấp nhất là 3,514 Trên thế giới hiện nay để có thể phát triển dài lâu thì bảo vệ môi trường là một điều nhất thiết và là một bộ phận dùng để cấu thành của quá trình phát triển và không thể tách rời được Chính vì thế mà các cơ sở kinh doanh cần ý thức phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục được những ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng môi trường bằng cách tuyên truyền cùng nhau sử dụng những sản phẩm được làm từ thiên nhiên thân thiện với môi trường
Biến quan sát TD3 “Tôi thích mua những sản phẩm xanh vô hại hơn” có giá trị bằng 3,569 Các cơ sở kinh doanh, người sản xuất sản phẩm xanh, ống hút tinh bột xanh cần được nỗ lực tác động và nâng cao nhận thức tiêu dùng xanh để khách hàng có thể tin tưởng và ý thức về lợi ích của sản phẩm xanh và thích lựa chọn sản phẩm xanh khi đứng giữa những lựa chọn khác
Biến quan sát TD1 “Tôi nghĩ thái độ tiêu dùng sản phẩm xanh sẽ nâng cao cuộc sống khỏe mạnh” có giá trị mean = 3,608 Trên Việt Nam hiện nay, tiêu dùng xanh đang dần trở thành một xu thế mới và nhận thức này cũng nâng cao Để có thể hướng tới mô hình sản xuất xanh cũng như là tiêu dùng xanh thì cần có sự kết hợp từ các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối đến sự thay đổi thói quen trong việc mua sắm sản phẩm xanh
Biến quan sát TD5 “Tôi biết lợi ích môi trường của các sản phẩm chăm sóc cá nhân xanh” có giá trị bằng 3,646 Ngoài các kên marketing truyền thống nên có các chiến lược về truyền thông trực tuyến trên mạng xã hội, trang web để ống hút tinh bột xanh có nhãn môi trường và dán nhãn thực phẩm xanh trở thành sản phẩm gần gũi với khách hàng Sáng tạo những video, hình ảnh, bài viết thông tin về ống hút tinh bột xanh sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh và những người có ảnh hưởng tích cực đến xã hội, hay những KOL nổi tiếng để truyền cảm hứng đến tiêu dùng sản phẩm xanh
Biến quan sát TD2 “Tôi có thái độ tích cực đối với việc mua và sử dụng sản phẩm xanh” có giá trị bằng 3,729 Cần đưa ra các cơ chế, chính sách cũng như là những chương trình để phù hợp với các chức năng trong việc khuyến khích các mô hình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm xanh Phát triển và mở rộng các mô hình kinh doanh sản phẩm xanh như là ống hút tinh bột xanh tại Sadec để có thể hỗ trợ giá đối với các sản phẩm cũng như la dịch vụ của doanh nghiệp
Tóm lại, đối với thang đo “Thái độ sử dụng sản phẩm xanh” để hạn chế nhưng tác động đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh thì cần nỗ lực tác động và nâng cao đến nhận thức tiêu dùng xanh sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh, cũng như thái độ hướng đến tiêu dùng sản phẩm xanh của người dân theo hướng tích cực bằng việc tạo ra được những hình ảnh tốt về sản phẩm ống hút tinh bột xanh qua các hoạt động truyền thông quảng bá về công dụng, lợi ích, sự vô hại của ống hút tinh bột xanh đến khách hàng
5.2.2 Hàm ý quản trị “Ảnh hưởng xã hội”
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố tác “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng mạnh đến Thái độ sử dụng sản phẩm xanh so với các yếu tố còn lại như Định hướng sản phẩm xanh và Quảng cáo xanh với hệ số Beta = 0,337 Dựa vào bảng phân tích mức độ trung bình có thể thấy được:
Biến quan sát AH1 “Việc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ tạo cho tôi ấn tượng tích cực với người khác” có giá trị bằng 3,696 Điều này cũng rất phù hợp với các cơ sở kinh doanh khi sử dụng ống hút tinh bột xanh Việc sử dụng ống hút tinh bột xanh tạo ra cảm giác tự hào rằng bằng các nào đó họ đang góp phần bảo vệ môi trường
Biến quan sát AH2 “Việc tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ giúp tôi cảm thấy được xã hội chấp nhận” có giá trị bằng 3,829 Đối với người Việt hiện nay thì ngày càng quan tâm đến sản phẩm xanh, những dịch vụ thân thiện với môi trường và đang trở thành xu hướng ở Việt nam và trên toàn thế giới Việc sử dụng sản phẩm xanh khiến các cơ sở kinh doanh cảm thấy họ tạo được ấn tượng tích cực trong mắt khách hàng và giúp khách hàng cảm thấy được xã hội chấp nhận Chính vì điều này mà chúng ta nên triển khai các hoạt động liên quan đến sản xuất cũng như là tiêu dùng ống hút tinh bột xanh ở SaDec, Thành phố Hồ Chí Minh Bằng cách sử dụng sản phẩm ống hút tinh bột xanh thay cho ống hút nhựa sẽ giúp chung tay cải thiện môi trường tự nhiên, nâng cấp chất lượng cuộc sống hằng ngày
Biến quan sát AH3 “Sự lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường của tôi bị ảnh hưởng bởi lời truyền miệng của khách hàng khác” có giá trị bằng 3,867 Có thể nói truyền miệng chính là một phương thức marketing không tốn tiền ở mọi thời điểm Vai trò của gia đình, nhà trường, bạn bè và phương tiện là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn sản phẩm ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh Cần tuyên truyền tới mọi người về lợi ích của sản phẩm và khuyến khích mọi người cùng nhau tiêu dùng sản phẩm xanh
Tóm lại, đối với thang đo “Ảnh hưởng xã hội” để hạn chế nhưng tác động đến ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh thì cần tác động đến thói quen sử dụng sản phẩm xanh hình thành trong nội tại mỗi người vì vậy cần củng cố và thúc đẩy động cơ bên trong thông qua việc khuyến khích, khen ngợi và sự ủng hộ từ những người xung quanh
5.2.3 Hàm ý quản trị “Định hướng sản phẩm xanh”
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố tác “Định hướng sản phẩm xanh” có ảnh hưởng tác động mạnh tiếp theo đến Thái độ sử dụng sản phẩm xanh với hệ số Beta = 0,281 Dựa vào bảng phân tích mức độ trung bình có thể thấy được:
Biến quan sát DH1 “Hoạt động của con người khai thác tài nguyên thiên nhiên và sinh học gây nguy hiểm cho môi trường” có giá trị bằng 3,459 Chính những hoạt động kinh tế xã hội khác nhau của con người đã gây cho hệ sinh thái ngày càng trở nên suy giảm Thay vì việc sử dụng ống hút nhựa không thể phân hủy trong thời gian ngắn, nên đưa ra những khuyến cáo, lợi ích để các cơ sở kinh doanh sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy không gây ô nhiễm cho môi trường như ống hút tinh bột xanh
Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai
Đối với đề tài này, nhóm tác giả đã đạt được những mục tiêu ban đầu đặt ra Tuy nhiên vẫn còn số số các hạn chế sau:
Thứ nhất: Đề tại bị giới bởi phạm vi nghiên cứu Bởi vì nghiên cứu này chỉ tập chung vào khảo sát ý định sử dụng ống hút tinh bột xanh của các cơ sở, cửa hàng kinh doanh đồ uống tại TP.HCM Vì vậy, không phản ánh được ý định mua sản phẩm ống hút tinh bột xanh của các cơ sở kinh doanh cả nước
Thứ hai: Đề tài này còn quá mới mẻ ở Việt Nam nên câu hỏi khảo sát có thể chưa phù hợp hoặc không đủ để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút tinh bột xanh ở TP.HCM
Thứ ba: Nghiên cứu này chưa có sự cân bằng về độ tuổi trong số tổng người tham gia khảo sát nên có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Ngoài ra, số lượng người tham gia khảo sát có thể chưa đủ lớn để lớn để có thể đại diện đầy đủ cho các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM Ở các nghiên cứu trong tương lai, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tình bột xanh của người dân tại TP.HCM Bên cạnh đó, thì các nghiên cứu về sau có thể điều chỉnh để đưa ra các câu hỏi khảo sát phù hợp hợp hơn với các yếu tố tác động đến ý định Cuối cùng, các nghiên cứu tiếp theo cần có sự cân bằng về độ tuổi và sảo sát kích thước mẫu lớn hơn để tăng tính chính xác cho nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 tác giả đưa ra kết luận, các hàm ý chính sách của đề tài, nêu ra một vài hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho nghiên cứu tiếp theo Qua khảo sát, phân tích và xử lý số liệu, tác giả đưa ra được yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ống hút tình bột xanh của người dân tại TP.HCM là “Thái độ đối với sản phẩm xanh” là trung gian, còn các yếu tố sau ảnh hưởng đến thái độ đối với sản phẩm xanh “Ảnh hưởng xã hội”, “Định hướng sản phẩm xanh” và “Quảng cáo xanh” Trong đó, yếu tố Thái độ sử dụng sản phẩm xanh với hệ số β=0,558, tiếp theo là Ảnh hưởng xã hội hệ số β=0,337, Định hướng sản phẩm xanh với hệ số β=0,281, tác động thấp nhất là Quảng cáo xanh β=0,247 Cùng với đó, kết quả cũng cho thấy các hệ số beta chuẩn hóa của các mối quan hệ trung gian giữa
AH -> TD -> YD là 0,188, DH -> TD -> YD là 0,157 và QC -> TD -> YD là 0,138.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH SẢN PHẨM
Giới thiệu về dự án khởi nghiệp
Hiện nay, các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường đang nhận rất nhiều sự ủng hộ lớn từ cộng đồng Đặc biệt là sản phẩm ống hút làm từ tinh bột xanh, mang tính thân thiện với môi trường và hỗ trợ nhiều nhiều cho hệ sinh thái Ống hút từ tinh bột xanh được xem là một sản phẩm có tính chất bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm và đặc biệt là không làm tổn hại đến tài nguyên và môi trường Sản phẩm có tính năng sau đây được gọi là sản phẩm xanh: vật liệu tái tạo, không thử nghiệm trên động vật, tiết kiệm năng lượng, trồng hữu cơ và ống hút tinh bột xanh có đầy đủ những tính năng của các sản phẩm thân thiện với môi trường Tuy nhiên, điều quan trọng là phương thức sử dụng sản phẩm này
Dự án phát triển ống hút tinh bột xanh không chỉ hỗ trợ mọi người trong việc sản xuất và phát triển sản phẩm của họ mà còn mở ra cơ hội sử dụng sản phẩm này trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Dự án đề ra một phương hướng tích cực để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang việc áp dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh Với mục tiêu hỗ trợ người dân trong sản xuất và tiếp thị sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử Đảm bảo rằng sản phẩm do người dân sản xuất luôn duy trì một lượng tiêu thụ ổn định, cung cấp việc làm và tăng thu nhập cho mọi người, đồng thời góp phần vào bảo vệ môi trường Điều này không chỉ giúp giảm lượng rác thải nhựa mà còn mở ra một chuỗi cung ứng mới, hỗ trợ cho sự ổn định và bền vững trong cộng đồng kinh doanh Quan trọng hơn, dự án đảm bảo rằng sản phẩm do người dân sản xuất luôn đạt được chất lượng và ổn định Điều này không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường cho họ mà còn xây dựng sự uy tín cho sản phẩm làm từ tinh bột xanh Điều này có thể thúc đẩy sự lựa chọn của khách hàng và các cơ sở kinh doanh đối với sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm mới cho cộng đồng
Dự án không chỉ là một biện pháp kích thích kinh tế cộng đồng mà còn là một bước quan trọng trong hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, hỗ trợ sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cho tương lai Vì những lí do đó, nên nhóm đã quyết định lựa chọn dự án kinh doanh "Nghiên cứu phát triển ống hút từ tinh bột xanh trên nền tảng thương mại điện tử nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cộng đồng tại Sadec Đồng Tháp”
Dự án được triển khai thông qua việc thiết lập các cơ sở sản xuất và hợp tác cùng với việc thành lập các hợp tác xã, nhằm hỗ trợ cộng đồng trong việc phát triển và tiếp thị ống hút tinh bột xanh của SaDec Đồng Tháp trên các nền tảng thương mại điện tử Bên cạnh đó, nhóm cũng hỗ trợ việc tiêu thụ trực tiếp sản phẩm tại các cửa hàng kinh doanh đồ uống ở các thành phố lớn như TP.HCM
Dự án tập trung thu mua nguyên liệu sản xuất sản phẩm tại cơ sở sản xuất ở vùng Sadec Đồng Tháp và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Mặc khác dự án thuê mặt bằng và cải tạo lại thành địa điểm kinh doanh để phân phối sản phẩm sỉ lẻ cho các đơn vị kinh doanh đồ uống trong khu vực lân cận
6.1.4 Tiềm năng và triển vọng của dự án
Hiện tại, các sản phẩm giúp bảo vệ môi trường rất được mọi người hưởng ứng Và Nhà nước hiện cũng đang có và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khi sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường Đặc biệt phải kể đến Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2020 - 2030 Chương trình nhằm từng bước thay đổi cấu hình sản xuất và hoạt động tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng thiên nhiên, tăng việc sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm giúp bảo vệ môi trường Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng có Thông tư 128/2016 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã quy định về doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường; sản phẩm tái chế, xử lý chất thải sẽ được giảm, miễn thuế xuất khẩu Những sản phẩm giúp bảo vệ môi trường được các doanh nghiệp sản xuất sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn “Nhãn xanh Việt Nam”
Bên cạnh các chính sách được Nhà nước hỗ trợ, sản phẩm bả vệ môi trường cũng đón nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ phía người tiêu dùng, dẫn đến sự tăng trưởng của xu hướng tiêu dùng bền vững Đặc biệt, sản phẩm được ra mắt trên thị trường, sản phẩm ống hút làm từ tinh bột xanh đã gặt hái thành công về doanh số bán hàng Do đó, các công ty, doanh nghiệp đang tăng cường sự quan tâm đối với các sản phẩm xanh từ cộng đồng hoặc các đơn vị sản xuất Sản phẩm ống hút từ tinh bột xanh hiện đã được xuất khẩu đến thị trường Mỹ, Hàn Quốc và một số quốc gia Châu Âu Thị trường nội địa, sản phẩm cũng đã có mặt tại các chuỗi siêu thị Lotte Mart, CoopMart, CoopXtra với gần 130 điểm bán Vì vậy, việc liên kết giữa các hộ dân hoặc cơ sở sản xuất với các công ty, doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao hiệu suất sản xuất và tăng cường lợi nhuận Ngoài ra, tầm nhìn và triển vọng của dự án gồm:
(1) Giới thiệu sản phẩm mới: Phát triển ống hút tinh bột xanh trên nền thương mại điện tử là phương pháp giới thiệu một sản phẩm mới độc đáo và thuận tiện cho người tiêu dùng Sản phẩm này đang trở nên phổ biến trong lĩnh vực thị trường đồ uống và thực phẩm sạch, và việc phát triển nó trên các nền tảng thương mại điện tử giúp mở rộng cơ hội tiếp cận với khách hàng mới
(2) Tăng cường thị trường xuất khẩu: Việc phát triển sản phẩm ống hút từ tinh bột xanh trên nền thương mại cũng có thể giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng xuất khẩu Sản phẩm này có thể được xuất khẩu đến các thị trường tiêu thụ chủ yếu như Châu Âu và Mỹ, nơi có nhu cầu cao về sản phẩm thực phẩm sạch và đồ uống
(3) Giảm thiểu tác động đến môi trường: Ống hút nhựa đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường Vì vậy, việc phát triển ống hút tinh bột xanh trên sàn thương mại điện tử giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa được tạo ra, đồng thời nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường trong cộng đồng
(4) Dự án đang góp phần vào phát triển của ngành thực phẩm sạch: Ống hút tinh bột xanh là sản phẩm được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và có thể phân hủy sinh học Việc phát triển ống hút tinh bột xanh trên sàn thương mại điện tử sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành thực phẩm sạch, giúp tạo ra môi trường sản xuất và tiêu thụ an toàn hơn cho con người
(5) Tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công sẳn có tại địa phương: Tại vùng Sadec Đồng Tháp là một trong những vùng có sản lượng lúa gạo cao, chất lượng nên nguyên liệu thu mua để sản xuất sẽ dễ dàng Vùng này người dân biết đến nhiều sản phẩm được làm từ bột đặc biệt la việc sản xuất ống hút tinh bột đang nóng trong khoảng thời gian gần đây nên việc thuê nhân công có tay nghề dễ dàng để hỗ trợ cho việc sản xuất ống hút tinh bột
Với tầm nhìn và khát vọng này, việc phát triển ống hút tinh bột xanh trên sàn thương mại điện tử có thể giúp tạo ra nhiều giá trị tích cực cho xã hội và nền kinh tế, đồng thời, giải quyết một số vấn đề môi trường và sức khỏe Để thực hiện được đề tài này, cần có sự đầu tư về công nghệ sản xuất ống hút tinh bột xanh, phát triển chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử và tạo mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống
6.1.5 Giá trị giải pháp của dự án
(1) Hạn chế việc sử dụng ống hút nhựa: Sản phẩm của bạn áp dụng tinh bột xanh, một nguồn tài nguyên sinh học tái tạo, thay vì sử dụng nhựa Điều này giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa và ô nhiễm môi trường
(2) Tăng cường sự quan tâm đến môi trường: Sử dụng sản phẩm của bạn sẽ thúc đẩy sự quan tâm và ý thức của mọi người về môi trường và tình trạng ô nhiễm
(3) An toàn cho sức khỏe: Ống hút tinh bột xanh không chứa các hóa chất độc hại, không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng
Phân tích thị trường
6.2.1 Nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động của dự án
6.2.1.1 Xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có những phương pháp sáng tạo và tư duy tiến bộ về việc bảo vệ môi trường Các nhà hàng và quán cà phê đã chứng minh rằng việc duy trì sức khỏe của thiên nhiên là điều quan trọng, từ việc thay đổi từ việc sử dụng ống hút nhựa sang sử dụng các sản phẩm như ống hút tinh bột xanh, sản phẩm từ tre, và nhiều hơn nữa Bên cạnh những giá trị mà các sản phẩm xanh mang lại, như xử lý vấn đề về nhựa một cách đúng đắn và hiệu quả hơn, thì chúng còn truyền đi thông điệp về bảo vệ môi trường đến cộng đồng Các sản phẩm nhựa đã trở nên quá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, từ những chiếc túi nilon đến những ống hút nhựa, nhờ vào sự tiện lợi của chúng Hiện nay, xu hướng xanh đang lan tỏa trong cộng đồng thông qua việc sử dụng lá chuối, ống hút thân thiện với môi trường thay vì các sản phẩm nhựa Sản phẩm cũng được phân phối thông qua các chương trình hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, 2022) Ở nước ta hiện nay đang triển khai nhiều chủ trương liên quan đến việc tiêu thụ bền vững nên nhiều văn bản được ban hành như Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn, (Bộ Công Thương Việt Nam, 2021) Một số chương trình liên quan đến tiêu dùng được triển khai: Chương trình cấp Nhãn sinh thái; Nhãn tiết kiệm năng lượng; Nhãn sinh thái cho ngành Du lịch (Bộ Tài nguyên và Môi Trường, 2022) Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam có chú ý đến hoạt động tiêu dùng các sản phẩm xanh bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng Các chủ trương, chính sách, chương trình hành động về tiêu dùng sinh thái cũng được phát triển tại nhiều địa phương trên cả nước (Cổng Thông tin điện tử Chính Phủ, 2021)
Xu hướng tiêu xanh hiện nay đang dần phát triển nhanh trên thế giới và Việt Nam cũng nằm trong đó Vì vậy, việc cạnh tranh trên thị trường, xu hướng “xanh” trong phát triển thương hiệu ngày càng trở nên thịnh hành, các doanh nghiệp đang nỗ lực trong sản xuất và cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố “xanh”, “sạch” và “an toàn”, đảm bảo thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững (Tạp Chí Công Thương, 2023)
6.2.1.2 Hiểu biết và các quy định về pháp lý
Ngày nay, sản phẩm bảo vệ môi trường hay còn gọi là sản phẩm xanh ngày càng được sử dụng phổ biến tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và phát triển Ở góc nhìn từ môi trường và xã hội, sản phẩm gọi là sản phẩm bảo vệ môi trường nếu khi tuân thủ 1 trong các tiêu chí như đó là sản phẩm được tạo ra từ các nguyên liệu thân thiện với tự nhiên; Sản phẩm đó mang đến môi trường các giải pháp an toàn với với môi trường và sức khỏe con người, thay cho các sản phẩm độc hại cùng chủng loại; Là sản phẩm ít chất thải, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và ít tác động đến môi trường tự nhiên trong quá trình sử dụng (Shopee Việt Nam, 2022) Theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 đã quy định cụ thể về việc thi hành một số điều của Luật BVMT 2014 đã đưa ra khái niệm sản phẩm bảo vệ môi trường tại Điều 3, khoản 9 Do vậy, “sản phẩm bảo vệ môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường và được pháp luật công nhân” (Tạp Chí Môi Trường, 2015)
Theo Điều 145 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Điều 145 Nghị định 08/2022/NĐ-
CP quy định về sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, cụ thể như sau:
Các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ môi trường được tạo ra từ các nguyên vật liệu, công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý bảo vệ môi trường, giảm tác động xấu đến môi trường trong quá trình sử dụng, thải ra và bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người, môi trường sống đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận (Thư Ký Luật, 2021) Nhãn xanh Việt Nam là nhãn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường Việc quan sát, phân tích, và đánh giá sự phù hợp để kiểm chứng với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ phải được thực hiện bởi tổ chức giám định môi trường theo quy định của Luật này và tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về đo lường và các luật khác liên quan (Thư Ký Luật, 2021)
Ngoài ra, Việt Nam công nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường đã được tổ chức quốc tế, quốc gia ký thỏa thuận công nhận và Việt Nam chứng nhận (Thư Viện Pháp Luật, 2024) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn và cấp chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; hướng dẫn, kiểm tra thực thi các tiêu chuẩn Nhãn xanh Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ được
Bộ cấp phép (Thư Viện Pháp Luật, 2024)
Các tổ chức và cá nhân sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ đã được cấp chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam sẽ được hưởng các chính sách (Thư Viện Pháp Luật, 2024) Quyết định cấp chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm, dịch vụ có tính thân thiện với môi trường sẽ có hiệu lực trong 36 tháng, bắt đầu từ ngày ban hành (Thư Viện Pháp Luật, 2024)
Khuyến khích các Bộ, cơ quan có thẩm quyền ngang Bộ lồng ghép các tiêu chí môi trường phù hợp với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam trong hoạt động chứng nhận sản phẩm, dịch vụ theo quy định pháp luật có liên quan (Thư Viện Pháp Luật, 2024) Chính phủ quy định chi tiết Điều này
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm B Khoản 2 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường
2020 thì doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bảo vệ môi trường được chứng nhận nhãn xanh Việt Nam thuộc hoạt động đầu tư kinh doanh được hỗ trợ của Chính phủ Như vậy, nhãn sinh thái được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường (Thư Viện Pháp Luật, 2024)
Căn cứ Điều 76 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam như sau: (1) Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam được hình thành trên cơ sở theo dõi tác động của vòng đời sản phẩm, dịch vụ từ quá trình sử dụng nguyên liệu để sản xuất, phân phối, sử dụng và tái chế và không gây hại cho môi trường khi thải ra so với sản phẩm khác Nội dung của tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam theo quy định của Mẫu số 01 Phụ lục VIII; (2) Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam là căn cứ để đánh giá sản phẩm, dịch vụ bảo vệ với môi trường, được công bố đối với từng nhóm sản phẩm, dịch vụ (Môi Trường Á Châu, 2022)
Theo Điều 4 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định tiêu chí nhãn xanh Việt Nam như sau: (1) Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam bao gồm các nội dung sau: a) Tuân thủ về môi trường và lao động trong tổ chức, cá nhân khi sản xuất kinh doanh theo pháp luật (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp); b) Tác động đến vòng đời sản phẩm từ quá trình sử dụng nguyên liệu để sản xuất, phân phối, sử dụng và khi thải ra ít gây hại cho môi trường so với sản phẩm khác; (2) Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam tương ứng cho từng nhóm sản phẩm do Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận (Thư Viện Pháp Luật, 2024)
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT nhãn xanh Việt Nam và gắn nhãn xanh Việt Nam là hoạt động tự nguyện, không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa Gắn Nhãn xanh Việt Nam là hoạt động tự nguyện nên để được cấp Nhãn xanh Việt Nam, tổ chức, cá nhân (gọi là doanh nghiệp) phải lập hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT và gửi cho Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT Khi hồ sơ được chấp nhận đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trên cơ sở xác định mức độ phù hợp của hồ sơ đăng ký với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được thông báo tới doanh nghiệp ngay khi được ký ban hành Sau khi có Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, doanh nghiệp có quyền gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm đã được chứng nhận Doanh nghiệp có quyền gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm đã được chứng nhận trong thời hạn 3 năm, kể từ thời điểm có Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam Hết thời hạn này, để được tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam, doanh nghiệp phải lập lại hồ sơ và thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký và chứng nhận lại (Thư Viện Pháp Luật, 2024)
Các quy định về hỗ trợ đối với việc đầu tư, sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường Những quy định về chính sách ưu đãi đầu tư đối với hoạt động sản xuất những sản phẩm bảo vệ môi trường theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP và Luật Đầu tư 2014 có giá trị thi hành (Thư Viện Pháp Luật, 2024) Có thể thấy, các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP đa dạng, cụ thể và với mức cao so với quy định trước đây, gồm:
Biệt đãi đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất về sản phẩm thân thiện với môi trường Theo Điều 40, Khoản 3, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai như đối với các đối tượng thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư Theo Điều 110, khoản 1, mục a, mục g, Luật Đất đai 2013 quy định về việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ (Thư Viện Pháp Luật, 2024) Trong các trường hợp được miễn tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất được quy định tại Điều 19, Điều
20, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) không có trường hợp dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (Thư Ký Luật, 2021) Tuy nhiên, dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường có thể được miễn hoặc giảm tiền thuê đất theo quy định tại Khoản 10, Điều 19; Khoản 5, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP Theo đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn, giảm tiền thuê đất đối với các trường hợp không được quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình theo đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh Theo Điều 42, Khoản 1 điểm b Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, chủ dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn Việc vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư được thực hiện theo quy định của Bộ TN&MT (trong trường hợp vay vốn từ Quỹ BVMT Việt Nam), UBND cấp tỉnh (trong trường hợp vay vốn từ Quỹ BVMT địa phương) (Thư Viện Pháp Luật, 2024)
Nhiều ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường Và thu nhập của doanh nghiệp từ việc thực hiện những dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như đối tượng thuộc lĩnh vực BVMT theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (Tạp Chí Môi Trường, 2015) Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008, 2013) thì thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong BVMT sẽ áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm và được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo (Thư Viện Pháp Luật, 2024) Đối với thuế xuất khẩu, Điều
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Công ty Cổ phần thực phẩm Hùng Hậu với đội ngũ nhân viên trên 20 kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu của các sản phẩm rau sạch và trái cây (dưới dạng tươi, đông lạnh, sấy khô, hấp, chiên,…) Sản phẩm của công ty hiện tại đang được xuất khẩu đến các nước nhứ là: Hàn Quốc, Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Sản phẩm ống hút gạo OCHAO của khối đang được nhiều người tiêu dùng Việt nam quan tâm và ủng hô sản phẩm ống hút tinh bột gạo, có thể thay thế ống hút nhựa, góp phần bảo vệ môi trường không chỉ có ở Việt Nam mà cả trên thế giới Ống hút gạo hiện là một trong những sản phẩm chủ lực mà Công ty Cổ Phần thực phẩm Hùng Hậu đang được tập trung phát triển
Bảng 6.1 Phân tích SWOT Công ty Cổ Phần thực phẩm Hùng Hậu
- Đội ngũ nhân viên lâu năm, giàu kinh nghiệm làm việc, có chuyên môn cao
- Trang thiết bị sản xuất, dây chuyền hiện đại, đáp ứng hoàn thành quá trình
- Sản phẩm mang tính chất cạnh tranh cao trên thị trường Việt Nam và nước ngoài
- Chất lượng sản phẩm an toàn đảm bảo nhu cầu người tiêu dùng
- Chính sách giá cả thích hợp, tính cạnh tranh cao
- Có tính chất cạnh tranh với những sản phẩm đã xuất hiện trên thì trường trước như là ống hút nhựa
- Quản trị chất lượng sản phẩm cần được cải tiến hơn nữa
- Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng
- Tiềm năng của thị trường xuất khẩu lớn
- Cạnh tranh gay gắt về giá trong xuất khẩu
- Áp lực từ phía khách hàng trong việc giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Công ty CP Thực phẩm Bình Tây là một trong các doanh nghiệp được đánh giá là sản xuất ống hút gạo và bán ra thị trường với quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay Với việc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất là tuyển chọn những hạt gạo thơm đến việc kiểm tra thật kỹ lưỡng, các công đoạn của việc sản xuất ống hút bằng gạo từ xay, sấy bột gạo, tạo hạt để kéo ống, treo phơi, cắt đoạn, nhưng bí quyết mỗi ngày nhà máy xuất xưởng từ 1 đến 2 container thành phẩm ống hút đó chính là nhờ toàn bộ thiết bị và công nghệ đã được đầu tư khép kín và hoàn toàn tự động Kết hợp với điều đó là dàn sấy hiện đại của công ty để cho ra được ống hút có độ bền và dẻo của gạo và ống hút này sẽ được tiêu chuẩn để bảo quản được trong nhiệt đồ thường ít nhất 7 ngày Với một kg gạo thì có thể sản xuất ra 200 chiếc ống hút với giá thành như hiện nay, giá trị của hạt gạo Việt Nam nhờ đó tăng lên gấp 3-4 lần Không những vậy mà nhờ có dây chuyền khép kín đủ để đáp ứng những tiêu chuẩn trong quy trình sản xuất từ ngay khâu thử nghiệm ống hút gạo tại đây đã được đặt hàng liên tục ngay tại thị trường Mỹ
Bảng 6.2 Phân tích SWOT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây
- Với việc thành lập lâu đời, danh tiếng và vị thế trên thị trường lâu năm điều này giúp sản phẩm dễ dang tiếp cận với người tiêu
- Khả năng tài chính tốt
- Lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm
- Khả năng chủ động về nguồn nguyên liệu
- Đội ngũ lao động có tay nghề
- Chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu
- Máy móc thiết bị sản xuất tiên tiến, có tính cạnh tranh cao
- Hoạt động marketing cần được chú trọng hơn nữa
- Công suất sản xuất chưa sử dụng hết
- Quản trị chất lượng sản phẩm cần được cải tiến hơn nữa
- Hệ thống kiểm soát nội bộ cần phát huy hơn nữa
- Kênh phân phối còn hạn chế
- Chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng
- Quá trình hội nhập kinh tế ngày càng được mở rộng
- Khoa học công nghệ ngày phát triển hiện đại
- Cạnh tranh gay gắt về giá trong xuất khẩu
- Các rào cản trong thương mại ngày càng nhiều, càng khắt khe
- Nhiều đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành
- Sức ép từ sản phẩm thay thế
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Công ty Cổ Phần Eco Friendly Việt Nam được mệnh danh là công ty sản xuất, kinh doanh, phân phối và xuất khẩu ống hút cỏ đầu tiên tại Việt Nam Nhà máy ống hút cỏ bàng Eco Friendly Việt Nam với quy mô hơn 200 m 2 được thiết kế khoa học, nhà máy sản xuất ống hút cỏ bàng của Eco với khả năng sản xuất và cung cấp hơn 3 triệu sản phẩm ống hút cỏ trong một tháng Với phương châm lấy sản phẩm làm trọng tâm, Eco Việt Nam đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất thông minh, kèm theo đó là đội ngũ nhân viên kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực vận hành máy Công ty đảm bảo cung cấp ra thị trường sản phẩm ống hút cỏ với chất lượng cao nhất nhưng giá thành cạnh tranh nhất so với các sản phẩm khác
Bảng 6.3 Phân tích SWOT Công ty Cổ Phần Eco Friendly Việt Nam
- Đội ngũ nhân viên lâu năm, giàu kinh nghiệm làm việc
- Thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại
- Chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng
- Chính sách giá cả thích hợp, tính cạnh tranh cao
- Khu vực phân phối ống hút cỏ bàng tươi hạn hẹp vì tính chất của cỏ tươi là phải để trong tủ lạnh, không vận chuyển được xa
- Quản trị chất lượng sản phẩm cần được cải tiến hơn nữa
- Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng
- Tiềm năng của thị trường xuất khẩu lớn
- Cạnh tranh gay gắt về giá trong xuất khẩu
- Áp lực từ phía khách hàng
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Kế hoạch kinh doanh
Phân khúc khách hàng của dự án ống hút tinh bột xanh bao gồm nhiều nhóm và cá nhân đa dạng quan tâm đến các giải pháp thay thế ống hút nhựa truyền thống thân thiện với môi trường tự nhiên nói riêng và ủng hộ vào việc giảm thiểu rác thải thải nhựa nói chung Dưới đây là một trong các phân khúc khách hàng tiềm năng:
Nhà hàng và quán cà phê: Các địa điểm này đang ngày dần lựa các sản phẩm chọn thân thiện với môi trường để phù hợp với các sáng kiến bền vững và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường
Các nhà tổ chức sự kiện: Các công ty chuyên tổ chức sự kiện chẳng hạn như: hội nghị, đám cưới và các buổi tiệc họ có thể quan tâm đến việc sử dụng ống hút tinh bột xanh như một phần trong việc nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa và ủng hộ vào việc sử dụng các sản phẩm xanh thân thiện với thiên nhiên
Người mua chính là doanh nghiệp và các tổ chức: Các tập đoàn lớn, tổ chức giáo dục và tổ chức chính phủ có thể có chính sách mua sắm ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường để đóng góp vào việc tuyên truyền mọi người trong việc sử dụng các sản phẩm xanh giảm thiểu rác thải ra môi trường, khiến họ trở thành khách hàng tiềm năng của ống hút tinh bột xanh
Các nhà bán lẻ: Các nhà bán lẻ những sản phẩm dịch vụ thực phẩm dùng một lần, bao gồm cả ống hút, có thể quan tâm đến việc cung cấp ống hút tinh bột xanh cho những người tiêu dùng có ý thức về việc bảo vệ môi trường
Người tiêu dùng cá nhân: Những cá nhân có nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường và không ngừng tìm kiếm các giải pháp thay thế ống hút nhựa để sử dụng cá nhân tại nhà, nơi làm việc hoặc khi di chuyển
Việc hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi mua hàng cụ thể của các phân khúc khách hàng điều này giúp tiếp thị và bán ống hút tinh bột xanh một cách hiệu quả Ngoài ra, việc nêu bật các lợi ích về môi trường, độ bền và khả năng sử dụng của sản phẩm có thể là điểm bán hàng chính để thu hút khách hàng ở những phân khúc này
Giá trị của dự án kinh doanh ống hút tinh bột xanh nằm ở khả năng cung cấp giải pháp thay thế ống hút nhựa truyền thống một cách bền vững và thân thiện tự nhiên
Tính bền vững về môi trường: Theo trang Quản lý môi trường hằng năm có khoảng
532 nghìn tỷ ống hút nhựa thải ra môi trường, trong khi đó ống hút tinh bột xanh có khả năng phân hủy sinh học giúp giảm việc tác động đến môi trường so với ống hút nhựa truyền thống Bằng cách sử dụng ống hút tinh bột xanh, các doanh nghiệp và những người tiêu dùng có thể góp phần giảm ô nhiễm nhựa, giảm suy thoái môi trường Đáp ứng các yêu cầu quy định: Nhiều khu vực và quốc gia đang thực hiện các quy định và cấm sử dụng nhựa dùng một lần, bao gồm cả ống hút nhựa như Đức, Canada, Nhật Bản, Bên cạnh đó ở Việt Nam, tại cuộc họp thượng đỉnh G20 diễn ra vào ngày 21/11/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam quyết tâm chiến đấu chống lại vấn nạn rác thải nhựa và đang triển khai các biện pháp mạnh mẽ để tiến đến mục tiêu toàn dân nói không với đồ nhựa dùng một lần vào năm 2025 Thay vì sử dụng nhựa, Việt Nam đang tập trung trong việc sử dụng các sản phẩm an toàn, có khả năng phân hủy tốt và dễ dàng tái chế như giấy Việc cung cấp ống hút tinh bột xanh có thể giúp cho các doanh nghiệp tuân thủ các quy định này và thể hiện được sự cam kết của mình về tính bền vững
Nhu cầu của người tiêu thụ và hình ảnh thương hiệu: Nhu cầu của người tiêu thụ đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường thiên nhiên ngày càng tăng, bao gồm những sản phẩm thay thế cho các sản phẩm được tạo ra từ nhựa sử dụng một lần Các doanh nghiệp cung cấp ống hút tinh bột xanh có thể tác động đến nhận thức người tiêu dùng về môi trường và nâng cao hình ảnh thương hiệu của họ là họ có trách nhiệm với xã hội vơi môi trường tự nhiên
Sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh: Ở những thị trường mà tính bền vững ngày càng nhận được sự quan tâm, việc cung cấp ống hút tinh bột xanh có thể tạo sự mới mẻ cho doanh nghiệp với các đối thủ vẫn tiếp tục sử dụng ống hút nhựa truyền thống Sự khác biệt này là điều dẫn đến lòng trung thành của khách hàng và thị phần tăng lên Đổi mới và khả năng thích ứng: Đầu tư vào các giải pháp thay thế bền vững thể hiện cam kết đổi mới và thích nghi với những xu hướng thị trường đang dần thay đổi Các doanh nghiệp theo đuổi sự bền vững và cung cấp các sản phẩm xanh có nhiều khả năng duy trì sự phù hợp và kiên cường về lâu dài
Nhìn chung, giá trị của dự án kinh doanh ống hút tinh bột xanh bao gồm những lợi ích về môi trường, tuân thủ quy định, thu hút người tiêu dùng, sự khác biệt, hiệu suất, đổi mới và khả năng thích ứng với động lực thị trường Bằng cách truyền đạt hiệu quả những đề xuất giá trị này tới khách hàng, các doanh nghiệp có thể tận dụng nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp thay thế bền vững đối với nhựa sử dụng một lần
SaDec Natural chọn kênh phân phối trực tiếp trên nền tảng internet, bao gồm các platform như: Facebook, Tiktok và nền tảng thương mại điện tử Shopee Theo trang Kinh tế số (2022), số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước và Việt Nam đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á và chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với nước Philippines Báo cáo hiển thị rằng người Việt Nam đang có xu hướng yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số Theo một báo cáo khác từ Statista, trên thị trường thương mại điện tử thì Việt Nam là nước lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025 Việt Nam hiện đang là nước có mức mua hàng trung bình là 26 USD, cao hơn hai nước đông dân là Thái Lan (25 USD) và Indonesia (18 USD) Ngoài ra, chi phí vận hành và duy trì các kênh phân phối hiện đại thường thấp hơn nhiều so với kênh phân phối truyền thống (do tiết kiệm chi phí mặt bằng) giúp dễ dàng tiếp cận với tập khách hàng mới, yêu thích online shopping Vì thế, thị trường bán hàng trực tuyến là vô cùng tiềm năng, không chỉ các nhà sản xuất nhỏ mà các doanh nghiệp lớn cũng tập trung phát triển và mở rộng kênh phân phối này Bên cạnh đó, dự án còn lựa chọn hình thức tiếp thị và bán sỉ cho các nhà phân phối, nhà bán lẻ
6.4.4 Quan hệ với khách hàng
Trong dự án kinh doanh ống hút tinh bột xanh, việc bồi dưỡng mối quan hệ bền chặt với người tiêu dùng là điều cần thiết để đạt được thành công và bền vững lâu dài Nhiều người tiêu dùng có thể chưa quen với ống hút tinh bột xanh hoặc những lợi ích môi trường mà chúng mang lại Do đó, điều quan trọng là phải tuyên truyền với khách hàng về lợi ích của việc sử dụng ống hút tinh bột xanh so với ống hút nhựa truyền thống Điều này có thể liên quan đến việc nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường liên quan đến ô nhiễm nhựa và nêu bật lợi ích bền vững của sản phẩm ống hút tinh bột xanh
Xây dựng được niềm tin với khách hàng là điều cốt yếu trong kinh doanh ống hút tinh bột xanh Hãy minh bạch về vật liệu được sử dụng, các quy trình sản xuất và mọi chứng nhận hoặc thông tin xác thực thân thiện với môi trường mà sản phẩm có thể có Cung cấp thông tin rõ ràng và trung thực giúp tạo dựng uy tín và nuôi dưỡng niềm tin với khách hàng Tích cực tương tác với khách hàng để hiểu nhu cầu, sở thích và mối quan tâm của họ Thu hút phản hồi thông qua khảo sát, kênh truyền thông xã hội và kênh truyền thông trực tiếp Sử dụng nhận xét, đánh giá của khách hàng để cải thiện sản phẩm, giải quyết những vấn đề hoặc các mối lo ngại và nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng
Quản lý tài chính
6.5.1.1 Chi phí thành lập doanh nghiệp
Bảng 6.4 Chi phí thành lập doanh nghiệp (Đơn vị: đồng)
STT Tên chi phí Chi phí Quy định của pháp luật
1 Lệ phí đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế
2 Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp 100.000
3 Chi phí khác dấu tròn doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu tại sở kế hoạch và đầu tư
4 Chi phí mua chữ ký số khai thuế thời hạn 1 năm 1.600.000 Thông tư số 305/2016/TT-BTC
5 Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn 850.000 Nghị định 119/2018/NĐ-CP
6 Lệ phí môn bài cần đóng cho doanh nghiệp vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống
2.000.000 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP
7 Chi phí mở tài khoản ngân hàng 1.000.000 Thông tư 16/2020/TT - NHNN
8 Chi phí bảng hiệu công ty (mica 20x35) 300.000 Thông tư 45/2013/TT-BC
9 Chi phí xác nhận ngành nghề kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư
10 Chi phí soạn chứng nhận góp vốn và sổ đăng kí cổ đông/thành viên
Nguồn: Tác giả tổng hợp
6.5.1.2 Chi phí đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất
Bảng 6.5 Chi phí đầu tư trang thiết bị (Đơn vị: đồng)
TT Mặt hàng Giá Số lượng Đơn vị Thành tiền Tên nhà cung cấp
1 Máy trộn bột 6.900.000 2 Máy 13.800.000 Công ty TNHH Cơ Khí Tự Động Hóa Trung Dũng
5 Cấp liệu trục vít 8.300.000 2 Máy 16.600.000
6 Băng tải trục vít 3.900.000 1 Máy 3.900.000
8 Máy tải ống hút vào máy sấy
9 Máy đùn trục vít đơn
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 6.6 Chi phí đầu tư cơ sở vật chất (Đơn vị: đồng)
TT Mặt hàng Giá Số lượng Đơn vị Thành tiền Tên nhà cung cấp Ghi chú
1 Bàn làm việc chữ L chân sắt – BLVDK28 1.550.000 1 Cái 1.550.000 Nội thất Đăng Khoa Bàn thu ngân
2 Ghế Chân Quỳ 480.000 4 Cái 1.920.000 Thiên hòa Bán hàng
Kệ Sách Để Sàn Gỗ
Trọn bộ thiết bị bán hàng: máy in hóa đơn
- ngăn kéo đựng tiền - giấy in hóa đơn
Snow Village LC-258 7.500.000 1 cái 7.500.000 Điện máy xanh Lưu trữ thực phẩm
Máy lọc nước nóng nguội lạnh Karofi
6.990.000 1 Cái 6.990.000 Điện máy xanh Cung cấp nước
8 Ổ cắm kéo dài đa năng có nắp che tự động Lioa 8D52N 5m
Super MRO Chia sẻ điện năng
9 Bình chữa cháy 8g bột ABC MFZL8 380.000 2 Bình 760.000 Thiết bị
Dặp tắt và kiểm soát lửa trong trường hợp khẩn cấp
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ bảng 9, 10 và 11 nhóm đã tình được tổng chi phí đầu tư ban đầu là:
6.5.1.3 Chi phí giá vốn hàng bán theo tháng
Bảng 6.7 Chi phí giá vốn hàng bán theo tháng (Đơn vị: đồng)
Số lượng Đơn vị Đơn giá vốn
1 Tinh bột 1.000 Kg 12.000 12.000.000 Người dân
2 Bột mì 500 Kg 12.000 6.000.000 Người dân
3 Hoa đậu biếc 10 Kg 20.000 200.000 Người dân
4 Lá dứa 10 Kg 15.000 150.000 Người dân
5 Củ dền 30 Kg 28.000 840.000 Người dân
6 Cà rốt 30 Kg 12.000 360.000 Người dân
Nguồn: Tác giả tổng hợp
6.5.1.4 Chi phí bán hàng trên 1 đơn vị sản phẩm
Bảng 6.8 Chi phí đóng gói(Đơn vị: đồng)
STT Tên Đơn giá Đơn vị Nhà cung cấp
1 Hộp giấy đựng ống hút loại 100 ống 950 Hộp Công ty in bao bì Hoàng Hà
2 Hộp giấy đựng ống hút loại 50 ống 650 Hộp Công ty in bao bì Hoàng Hà
3 Hộp giấy đựng ống hút loại 20 ống 450 Hộp Công ty in bao bì Hoàng Hà
4 Tem dán đơn hàng 80 Cái Thoigioiinam.com
5 Băng keo (1.1 Kg) 65.000 Cuộn Bangkeohaiau.com
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Bảng 6.9 Chi phí dịch vụ(Đơn vị: đồng)
STT Tên Chi tiết Chi phí
1 Tiktokshop 1% tổng giá trị đơn hàng 5 đồng
2 shopee 2,2% tổng giá trị đơn hàng 11 đồng
3 facebook 2% tổng giá trị đơn hàng 10 đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
6.5.1.5 Chi phi CAC của dự án ống hút bột
(1) Giá trị trọn đời của một khách hàng dự án ống hút tinh bột xanh
Lần đầu bắt đầu kinh doanh, chưa tiếp xúc với những thông tin cụ thể Các con số tính toán dựa trên sự dự đoán mà nhóm đã đúc kết ra trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu Theo đó giá trị trọn đời thừng gấp 2-8 lần giá trung bình lần đầu mà công ty bán ra Công ty SaDec Natural bán 1 ống hút tinh bột với 93,54839 đồng/ống hút Từ dữ liệu trên ta có công thức như sau:
Giá trị trọn đời của một khách hàng = (2𝑥500+8𝑥500)
(2) Chi phí hoàn tiền và hủy đơn hàng
Trong trường hợp chưa bắt đầu kinh doanh, không có dữ liệu tính toán cụ thể Nhóm lấy 10% trên giá trị trọn đời làm căn cứ
Chi phí cho một đơn hàng bán được = 10%*2.500= 250 đồng
(3) Chi phí cho một đơn hàng được bán
Trong trường hợp chưa bắt đầu kinh doanh, không có dữ liệu tính toán cụ thể Nhóm lấy 10% trên giá trị trọn đời làm căn cứ
Chi phí cho một đơn hàng bán được = 10%*2.500= 250 đồng
(4) Chi phí cho việc vận hành hành này
Trong trường hợp chưa bắt đầu kinh doanh, không có dữ liệu tính toán cụ thể Nhóm lấy 30% trên giá trị trọn đời làm căn cứ
Chi phí cho một đơn hàng bán được = 30%*2.500= 750 đồng
(5) Chi phí chuyển đổi khách hàng CAC
Lợi nhuận sau khi trừ chi phí: 2.500 – 250 – 250 – 750 = 1.250 đồng
Như vậy dự án SaDec Natural có thể chi tới 1.250 đồng cho chí phí chuyển đổi khách hàng mà không bị lỗ vốn
Lợi nhuận mong muốn, đối với công ty kinh doanh online lợi nhuận chấp nhận được vào khoảng 20- 40%
Lựa chọn chi phí CAC phù hợp:
Với lợi nhuận mong muốn 20%, chi phí 1 khách hàng là: 1.250 – 500 = 750 đồng
=> Nhận xét 750 đồng là chi phí quá cao cho một khách hàng mua một ống hút
Với lợi nhuận mong muốn 30%, chi phí 1 khách hàng là: 1.250 – 750 = 500 đồng
=> Nhận xét 500 đồng là chi phí hợp lý để mua của khách hàng, phù hợp với thực trạng của dự án Với lợi nhuận mong muốn 40%, chi phí 1 khách hàng là: 1.250 – 1000 = 250 đồng
=> Nhận xét 250 đồng là chi phí quá thấp, không đủ để cạnh tranh với đối thủ
Như vậy, nhóm đã xác định được chi phí chuyển đổi khách hàng CAC là 500 đồng Với kế hoạch chi cho việc quảng cáo 6.000.000 đồng/tháng (ở phần định phí) tương ứng với 72.00.000 đồng
6.5.1.6 Khấu hao tài sản cố định
Bảng 6.10 Khấu hao tài sản cố định (Đơn vị: đồng)
Thứ tự Tên tài sản cố định Mức khấu hao Ghi chú
1 Module bàn vách ngăn 6 người 3m6 – BLVDK22 600.000
2 Bàn làm việc chữ L chân sắt – BLVDK28 310.000
4 Máy lạnh Panasonic 1 Hp N9WKH-8 1.490.000
5 Kệ Sách Để Sàn Gỗ Chống Ẩm 178 x 80 x 24cm – KSG03 1.254.000
6 Trọn bộ thiết bị bán hàng: máy in hóa đơn - phần mềm bán hàng - ngăn kéo đựng tiền-giấy in hóa đơn 680.000
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ bảng 16 nhóm nhận thấy chi phí khấu hao hàng tháng là 396.500 đồng và chi phí khấu hao hàng năm là 4.758.000 đồng Chi phí khấu hao sẽ được phân bổ vào chi phí cố định của dự án
Bảng 6.11 Chi phí cố định (Đơn vị: đồng)
STT Tên Giá Số lượng Đơn vị
Thành tiền Nhà cung cấp
Feed, quảng cáo xuất hiện 10s - 15s
3 Thuê KOL review 10.000.000 1 Người 10.000.000 Công ty Gold Metal
5 Điện 2.027 1100 kWh 2.229.700 TCL Điện lực miền
STT Tên Giá Số lượng Đơn vị
Thành tiền Nhà cung cấp
6 Nước 13.000 110 𝑚 3 1.430.000 Công ty nước Bình
7 Trả lương nhân viên 7.000.000 4 Người 28.000.000
8 Trả lương công nhân 6.000.000 5 Người 30.000.000
Chi phí cố định 1 năm 1.119.194.400
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhận xét bảng nhóm thấy được chi phí cố định hàng tháng phải trả là 93.266.200 đồng và hàng năm là 1.119.194.400 đồng Chi phí cố định được dùng cho công việc tính lợi nhuận sau này
6.5.2 Doanh thu và lợi nhuận
6.5.2.1 Lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm
Loại hộp 100 ống hút giá bán 49.000 hộp:
LN = Giá bán trung bình – (Giá vốn hàng bán trung bình + Tổng chi phí biến đổi 1 sản phẩm) = 49.000 – (12.612+ 1.011) = 35.377 đồng/sản phẩm
Loại hộp 50 ống hút giá bán 24.000 hộp:
LN = Giá bán trung bình – (Giá vốn hàng bán trung bình + Tổng chi phí biến đổi 1 sản phẩm) = 25.000 – (6.306+ 711) = 17.983 đồng/sản phẩm
Loại hộp 20 ống hút giá bán 10.000 hộp:
LN = Giá bán trung bình – (Giá vốn hàng bán trung bình + Tổng chi phí biến đổi 1 sản phẩm) = 10.000 – (2.522+ 511) = 6.967 đồng/sản phẩm
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế: EBIT=Tổng doanh thu – (Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí phát sinh); Tổng chi phí phát sinh = (giá vốn hàng bán + biến phí 1 đơn vị sản phẩm) x doanh số dự báo
Bảng 6.12 Dự báo lợi nhuận hàng tháng của dự án (Đơn vị: đồng)
Tổng chi phí phát sinh Tổng định phí EBIT
Tháng 2 51.450.000 1050 14.304.150 93.266.200 -56.120.350 Tháng 3 70.756.000 1.444 19.671.612 93.266.200 -42.181.812 Tháng 4 87.661.000 1.789 24.371.547 93.266.200 -29.976.747 Tháng 5 171.500.000 3.500 47.680.500 93.266.200 30.553.300 Tháng 6 204.967.000 4.183 56.985.009 93.266.200 54.715.791 Tháng 7 233.387.000 4.763 64.886.349 93.266.200 75.234.451 Tháng 8 228.977.000 4.673 63.660.279 93.266.200 72.050.521 Tháng 9 244.167.000 4.983 67.883.409 93.266.200 83.017.391 Tháng 10 245.784.000 5.016 68.332.968 93.266.200 84.184.832 Tháng 11 266.315.000 5.435 74.041.005 93.266.200 99.007.795 Tháng 12 294.000.000 6.000 81.738.000 93.266.200 118.995.800 Năm 1 2.139.879.000 43.671 594.930.033 1.119.194.400 425.754.567 Năm 2 2.450.000.000 50.000 681.150.000 1.119.194.400 649.655.600 Năm 3 2.695.000.000 55.000 749.265.000 1.119.194.400 826.540.600 Năm 4 3.430.000.000 70.000 953.610.000 1.119.194.400 1.357.195.600 Năm 5 4.900.000.000 100.000 1.362.300.000 1.119.194.400 2.418.505.600
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả thực hiện.
Trong đó: Q_0 là điểm hòa vốn;
TFC là tổng chi phí cố định;
C_vlà chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm;
P là giá bán trên đơn vị sản phẩm; Điểm hòa vốn dự án
Như vậy mỗi tháng dự án phải bán được 2636 sản phẩm thì tổng doanh thu kế toán bằng với tổng chi phí kế toán trong kỳ dự án Lúc này dự án sẽ không có lời cũng không bị lỗ
Trong đó 𝑇𝑅 𝐻𝑉 là doanh thu hòa vốn;
𝑃 là giá bán trung bình một sản phẩm;
𝑄 0 là sản lượng hòa vốn;
Doanh thu hòa vốn dự án
Như vậy mỗi tháng dự án phải đạt doanh thu ít nhất 129.164.000 đồng thì mới trả được chi phí hàng tháng
6.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá dự án
Dự án SaDec Natural có cơ cấu vốn chỉ bao gồm vốn chủ sở hữu nên 𝑖 𝑡𝑡 ≥ i (lãi suất tiền gửi) Lãi suất ngân hàng dùng làm cơ sở xác định lãi suất tính toán với ý nghĩa lợi ích tối thiểu mà vốn đem lại phải lớn hơn hoặc bằng mức lãi suất tiền gửi (Phạm Xuân Giang 2019)
Theo thống kê của Công ty Chứng Khoáng Bảo Việt(2022), lãi suất tiền gửi cao nhất tại thời điểm tháng 3/2022 là 7,6% năm của ngân hàng Sacombank(SCB) Như vậy lãi suất tính toán được dự án lựa chọn là 𝑖 𝑡𝑡 7,7%> i 7,6%
Hiện giá thuần NPV –Net Present Value là hiệu số của hiện giá ngân lưu vào với hiệu số ngân lưu ra trong suốt vòng đời dự án, cũng tức là hiện giá của dòng ngân lưu ròng (Phạm Xuân Giang 2019)
- 𝐵 𝑗 là dòng ngân lưu vào của dự án năm j
- 𝐶 𝑗 là dòng ngân lưu ra của dự án năm j
- n là vòng đời dự án
- 𝑖 𝑡𝑡 là lãi suất tính toán
- 𝐵 𝑗− 𝐶 𝑗 =𝐶𝐹 𝑗 là dòng ngân lưu ròng
Bảng 6.13 Hiện giá thuần NPV (Đơn vị: đồng)
Dòng ngân lưu vào 0 2.139.879.000 2.450.000.000 2.695.000.000 3.430.000.000 4.900.000.000 Doanh thu 0 2.139.879.000 2.450.000.000 2.695.000.000 3.430.000.000 4.900.000.000 Dòng ngân lưu ra 535.205.000 2.139.879.000 2.450.000.000 2.695.000.000 3.430.000.000 4.900.000.000
Lợi nhuận trước thuế 0 425.754.567 649.655.600 826.540.600 1.357.195.600 2.418.505.600 Thuế TNDN 0 42.575.457 64.965.560 82.654.060 135.719.560 241.850.560
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả thực hiện
Với lãi suất tính toán 7,7%/năm ta có NPV dự án như sau:
Kết quả cho thấy NVP >0 chứng tỏ dự án hoàn toàn khả thi NPV dương có ý nghĩa dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho nhóm thực hiện, tức là dự án đã bù đắp được vốn bỏ ra và có lợi nhuận tính theo thời giá hiện tại
6.5.3.3 Suất hoàn vốn nội bộ IRR
Suất hoàn vốn nội bộ IRR –Internal Rate of Returns là một loại lãi suất mà tại lãi suất đó làm cho NPV dự án bằng không (Phạm Xuân Giang 2019)
Hoặc có thể cho NPV = 0 rồi tìm nghiệm IRR
- 𝑖 1 lãi suất tùy ý cho tương ứng với tính được 𝑁𝑃𝑉 1 sao cho 𝑁𝑃𝑉 1 >0 và càng gần 0 càng tốt
- 𝑖 2 lãi suất tùy ý cho tương ứng với tính được 𝑁𝑃𝑉 2 sao cho 𝑁𝑃𝑉 2 𝑖 𝑡𝑡 (>7,7%) dự án đạt chỉ tiêu suất hoàn vốn nội bộ Xét trên phương diện sinh lời IRR= phản ánh khả năng sinh lời tối đa của dự án là 106%
6.5.3.4 Thời hạn hoàn vốn PP
Thời gian hòa vốn PP –Pay-back Period là thời gian cần thiết để chủ đầu tư thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu của dự án (Phạm Xuân Giang 2019)
Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp năm 2021 là 20% được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%
Bảng 6.14 Thời hạn hóa vốn dự án (Đơn vị: đồng)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả thực hiện
Số tiền thu hồi ở cuối năm thứ nhất là:
Vậy thời gian hoàn vốn là:
Vậy thời gian hoàn vốn là 1 năm 4 tháng
Khả năng thực hiện
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đánh giá thái độ đối với sản phẩm xanh ảnh hưởng rất mạnh đến ý định sử dụng sản phẩm ống hút tinh bột xanh Điều này chứng tỏ khả năng mua và sử dụng sản phẩm xanh được thúc đẩy bởi giá trị sản phẩm và thái độ của cá nhân mỗi người Với một sản phẩm chất lượng không gây hại đối với sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, sẽ hướng người tiêu dùng tìm kiếm và mua để sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường Với khả năng thực hiện dự án cao, người tiêu dùng có xu hướng rõ rệch và tích cực đối với việc tiêu dùng sản phẩm xanh “ống hút tinh bột xanh” hợp với các chuẩn mực xã hội chủ nghĩa tiêu đùng xanh Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tại TP.HCM thường có nhiều khả năng tích cực đối với tiêu dùng xanh và do đó khả năng thực hiện dự án phát triển ống hút tinh bột xanh trên sàn thương mại điện tử có tiềm năng phát triển trong tương lai
Về kỹ thuật, trang thiết bị kinh doanh sản xuất là toàn bộ trang thiết bị phục vụ cho dự án bao gồm trang thiết bị phục vụ cho bán hàng và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh tồn kho Mặt bằng kinh doanh online là chính những vẫn cần không gian để sản xuất và lưu trữ hàng hóa và nơi để làm trụ sở bán hàng Nhóm chọn Hợp tác xã Tân Phú Đông thuộc Tân Phú Đông, Đồng Tháp, Thành phố Sadec để hợp tác và phát triển dự án kinh doanh của nhóm Mặt bằng kinh doanh online là không gian của cửa hàng trên sàn thương mại điện tử Mặt bằng kinh doanh online dự án gồm có Shopee, Tiktok Shop và trên facebook có tên là Sadec Natural Trong đó Shopee và Tiktok Shop là kênh bán hàng chính, Facebook là kênh bán hàng phụ
Về nhân lực, nguồn lực nhân sự thực hiện dự án của Sadec Natural cũng là nguồn nhân sự thực hiện dự án gồm bốn thành viên và bà con ở Tân Phú Đông Mỗi thành viên có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt trong một mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau Sử dụng nhân sự có sẵn không thuê ngoài sẽ giúp cho dự án tối ưu chi phí lương nhân viên, tuy vậy, vẫn có một khoản tiền lương hỗ trợ cho các thành viên thực hiện dự án Cụ thể chức năng và nhiệm vụ của các thành viên như sau:
Bảng 6.15 Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên
STT Tên Chức năng Nhiệm vụ
1 Ngô Minh Đức Quản lý nhập nguyên liệu
Quản lý giao nhận hàng
Giám sát quá trình nhận bột và đem vào sản xuất Giao hàng và quản lý đơn hàng
2 Võ Thị Ngọc Hiền Quản lý kho Xuất nhập hàng hóa trong kho
3 Phan Thị Thu Trà Quản lý các hoạt động bán hàng
Bán hàng trên các kênh, quản lý đơn hàng và các vấn đề phát sinh
4 Lê Cẩm Tú Kế toán Quản lý dòng tiền, thu chi
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Về pháp lý, pháp lý rất quan trọng của một dự án vì nó đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan, thậm chí có thể dẫn đến thất bại khi không hiểu về vấn đề pháp lý Vì vậy, để một dự án kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề như:
Một, đảm bảo tính hợp pháp: Pháp lý giúp đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật Điều này giúp tránh các vấn đề pháp lý và khủng hoảng trong tương lai
Hai, bảo vệ quyền sở hữu: Pháp lý giúp bảo vệ quyền sở hữu công nghệ, ý tưởng và tài sản của người sáng tạo, đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thể sử dụng và phát triển tài sản của mình mà không bị vi phạm
Ba, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền Điều này giúp đảm bảo rằng ý tưởng và sản phẩm của bạn được bảo vệ và không bị người khác sử dụng trái phép
Bốn, hợp đồng và quyền của bên thứ ba: Pháp lý định rõ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia vào một hợp đồng Điều này giúp khởi nghiệp có thể thiết lập các mối quan hệ đối tác, cung cấp dịch vụ và hợp tác với các bên thứ ba một cách rõ ràng và an toàn
Năm, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động: Pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, là một yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc công bằng và an toàn
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đăng ký kinh doanh Quá trình này bao gồm việc đăng ký tên doanh nghiệp, đăng ký loại hình doanh nghiệp, thu thập và nộp các giấy tờ cần thiết, và thực hiện các bước thủ tục theo quy định của pháp luật Việc đăng ký kinh doanh giúp doanh nghiệp có quyền pháp nhân, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm pháp lý, và có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp và bền vững trên thị trường Và doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ quy định pháp luật và nộp các loại thuế và phí tương ứng Các loại thuế và mức đóng phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một doanh nghiệp có thể phải chịu các loại thuế sau: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất – nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
Về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh là điều bất khả kháng, có thể xảy ra hoặc không nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải có phương án ứng phó để sẵn sàng biến rủi ro thành cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả từ những rủi ro xuống mức thấp nhất Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và biến hóa theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh Sau đây là vài rủi ro nhóm gặp phải khi thực hiện dự án kinh doanh như: (1) Rủi ro cạnh tranh: trên thị trường kinh doanh các sản phẩm ống hút tinh bột hiện nay đang rất đa dạng về màu sắc, mẫu mã, giá cả từ các đối thủ cạnh tranh Điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phân phối sản phẩm ra thị trường (2) Rủi ro kinh tế: hiện nay các sản phẩm thân thiện với môi trường đang còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng nên đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp tiếp cận đến còn khá ít, chưa đa dạng (3) Rủi ro hoạt động: Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như dịch vụ chăm sóc khách hàng vô tình khiến khách hàng chưa hài lòng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (4) Rủi ro pháp lý: Luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và gây cản trở cho doanh nghiệp Nếu bộ phận pháp chế của doanh nghiệp cập nhật chậm, rất có thể đẩy doanh nghiệp vào con đường vi phạm pháp luật, hoặc mất sức cạnh tranh khi buộc phải tuân thủ pháp luật (5) Rủi ro chiến lược: Là những rủi ro xuất phát từ việc hoạch định chiến lược dựa vào cảm xúc chủ quan, hoặc chiến lược chưa phù hợp với tình hình thị trường cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (6) Rủi ro thương hiệu: thương hiệu mới thành lập, chưa được nhiều đối tượng khách hàng biết tới Dẫn đến việc sản phẩm doanh nghiệp bán ra tiêu thụ chậm (7) Rủi ro dự án: sản phẩm sản xuất chậm tiến độ, nhân sự rời đi, năng suất không đảm bảo là các rủi ro dự án mà doanh nghiệp có thể gặp phải
Trên đây là một vài rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kinh doanh Doanh nghiệp sẽ tìm các giải pháp tối ưu nhất để khắc phục rủi ro và đang bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả nhất.
Đánh giá và khuyến nghị
Đánh giá về xu hướng thực tế sản phẩm mới, an toàn thì những năm gần đây trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, biến đổi khí hậu được xem là một vấn đề cấp bách toàn cầu, lối sống xanh được nhiều người đề cập và dần trở thành xu thế của thời đại Sự thay đổi của người sử dụng sang hướng tiêu dùng xanh khiến các nhà sản xuất cũng phải “chuyển mình” để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu mới Điều đó khiến kỳ vọng của người tiêu dùng với các doanh nghiệp có những sáng tạo và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường ngày một gia tăng Theo đó, 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng (Mai Anh, 2024) Có thể thấy, xu hướng tiêu dùng xanh đang góp phần tạo đầu ra cho các doanh nghiệp chuyển đổi xanh Sản xuất xanh dần đóng vai trò quan trọng mang tính tư duy và chiến lược trong mục tiêu phát triển bền vững và cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới của nhiều doanh nghiệp Hiện nay, Nhà nước cùng với các Bộ đang có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường Đây là những điểm sáng khiến cho người tiêu dùng đang dần chuyển sang sử dụng ống hút tinh bột xanh thay vì sử dụng ống hút nhựa Giúp các doanh nghiệp sản xuất phân phối sản phẩm nhanh hơn Và ống hút tinh bột xanh sẽ được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam thay thế các sản phẩm nhựa hiện tại gây hại cho môi trường Vì thế, ống hút xanh đang trở thành một xu hướng phổ biến trong các nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường Các ống hút xanh thường được làm từ các vật liệu tái chế hoặc sinh học thân thiện với môi trường, thay vì sử dụng nhựa khó phân hủy Xu hướng này đang nhận được sự ủng hộ từ cả người tiêu dùng và doanh nghiệp Người tiêu dùng ngày càng nhận thức cao hơn về vấn đề ô nhiễm nhựa và tác động tiêu cực của nó đối với môi trường và sức khỏe con người Do đó, họ có xu hướng chọn lựa các sản phẩm và dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến môi trường, bao gồm cả việc sử dụng ống hút xanh Để tận dụng xu hướng của thị trường làm cơ hội kinh doanh nên nhiều doanh nghiệp nổi lên phát triển các sản phẩm xanh vừa đáp ứng nhu cầu người dùng, vừa mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp Đánh giá về dự án thì tập trung chủ yếu vào việc đánh giá lượng rác thải nhựa giảm bớt như thế nào khi chuyển từ ống hút nhựa sang ống hút xanh, cũng như các ảnh hưởng khác đối với hệ sinh thái và sự phát triển bền vững Sản phẩm mang đến những lợi ích cho người tiêu dùng và môi trường để từ đó phân tích tâm lý và hành vi tiêu dùng quan tâm đến ống hút xanh đang có xu hướng tập trung vào việc tìm hiểu sauu hơn về những yếu tố như quá trình sản xuất, hình dạng sản phẩm, lợi ích, giá cả sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua và sử dụng ống hút tinh bột Và từ sự quan tâm của người tiêu dùng doanh nghiệp sản xuất sẽ đưa ra được các chiến lược tiếp thị và quảng cáo phù hợp để tiếp cận đến khách hàng hiệu quả nhất Bên cạnh đó dự án không thể trách khỏi một vài sai sót nhỏ như quá trình bắt đầu khi doang còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và khả năng hòa vốn của dự án
Kiến nghị đặt ra cho dự án là trước khi triển khai hoạt động kinh doanh dự án cần nắm bắt thị trường tiềm năng đó là xu hướng sử dụng ống hút trong ngành ẩm thực, giải trí và ngành công nghiệp khác Các nhu cầu thực tế của người tiêu dùng và tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong ngành để nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của họ Xác định cách mà dự án có thể phân biệt và cạnh tranh trên thị trường Xác định mô hình kinh doanh, phân phối và đối tác hợp tác phù hợp để đem lại lợi ích cao nhất cho dự án Một chiến lược tiếp thị hiệu quả và phù hợp để tạo sự nhận biết thương hiệu và thu hút khách hàng cũng là một vấn đề tất yếu mà dự án cần cân nhắc Như sử dụng các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo truyền thống và sự kiện để quảng bá sản phẩm Xác định các rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án như biến động giá vật liệu, thay đổi luật pháp, hoặc sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ để khắc phục kịp thời nhất Sau cùng đánh giá chi phí vốn, lợi nhuận dự kiến, thời gian trả vốn, các nguồn đầu tư và cách tối ưu hóa tài chính dự án nhằm giảm rủi ro và mang lại lợi nhuận tối đa nhất cho dự án Dự án cần điều phối tốt các vấn đề để thu ngắn thời gian hòa vốn và mang lại lợi nhuận nhanh nhất và tránh các rủi ro cho dự án Vì dự án sử dụng đa phần nguyên liệu và nguồn nhân lực trực tiếp tại địa phương nếu có đủ nguồn vốn thì khả năng thực thi của dự án sẽ khá cao
TÓM TẮT CHƯƠNG 6 Ở chương 6 tác giả xây dựng định hướng phát triển kinh doanh cho sản phẩm, bao gồm giới thiệu về dự án kinh doanh, phân tích, đánh giá thị trường và xu hướng kinh doanh Tiếp đó là phân tích các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, từ đó xác định cơ hội và xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm kênh phân phối, đối tượng khách hàng, đối tác Sau đó tính các khoản chi phí cần chi trong quá trình kinh doanh và xác định nguồn doanh thu và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.