Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu mang tính tổng thể, đầy đủ trên cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đánh giá cảnh quan lãnh thổ cho các muc đích thực ti
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Luận
án được được viết hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì đâu Các trích dẫn trong luận án đảm bảo đúng quy định
Tác giả
Hoàng Quốc Dũng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, trách nhiệm của GS.TSKH Phạm Hoàng Hải và TS Đỗ Văn Thanh Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn đến các thầy hướng dẫn, những người chỉ bảo, động viên nghiên cứu sinh hoàn thành luận án
Tác giả cảm ơn các thầy cô Khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi tác giả hoàn thiện chương trình học tập Tác giả xin cảm ơn quý thầy cô trong và ngoài cơ sở đào tạo đã đóng góp ý kiến trong quá trình tác giả thực hiện luận án
Tác giả cũng chân thành cảm ơn đối với cán bộ lãnh đạo, phòng ban địa phương
đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa phương Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2024
Tác giả
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ 3
2.1 Mục tiêu 3
2.2 Nhiệm vụ 3
3 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3
4 Các luận điểm bảo vệ 3
5 Các điểm mới của luận án 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4
6.1 Ý nghĩa khoa học 4
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
7 Cơ sở tài liệu 4
8 Quy trình nghiên cứu đề tài 4
9 Cấu trúc luận án 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 6
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan 6
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 6
1.1.1.1 Nghiên cứu cảnh quan phục vụ đánh giá tổng hợp và tổ chức lãnh thổ 6
1.1.1.2 Nghiên cứu về đa dạng cảnh quan (ĐDCQ) 7
1.1.1.3 Nghiên cứu sinh thái cảnh quan 8
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 10
1.1.2.1 Nghiên cứu về phân vùng, đánh giá tổng hợp và tổ chức lãnh thổ 10
1.1.2.2 Nghiên cứu về đa dạng cảnh quan 12
1.1.2.3 Nghiên cứu về sinh thái cảnh quan 13
1.1.3 Các nghiên cứu về Cao Bằng 14
1.1.3.1 Các nghiên cứu liên quan đến phân vùng địa lí tự nhiên và các hợp phần tự nhiên 14 1.1.3.2 Các nghiên cứu về nông, lâm nghiệp 15
1.1.3.3 Các nghiên cứu tổng hợp và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 17
1.2 Cơ sở lí luận về cảnh quan và tổ chức lãnh thổ nông lâm nghiệp và du lịch bền vững 18
1.2.1 Cảnh quan và đa dạng cảnh quan 18
Trang 61.2.1.1 Khái niệm cảnh quan 18
1.2.1.2 Đa dạng cảnh quan (ĐDCQ) 21
1.2.2 Phân loại và phân vùng cảnh quan 26
1.2.2.1 Hệ thống phân loại cảnh quan 26
1.2.2.2 Hệ thống phân vùng cảnh quan 28
1.2.3 Tổ chức lãnh thổ 29
1.2.3.1 Khái niệm 29
1.2.3.2 Tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp và du lịch 30
a Tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp 30
b Tổ chức lãnh thổ du lịch 30
1.2.4 Phát triển bền vững (PTBV) 31
1.2.5 Đánh giá cảnh quan 32
1.3 Quan điểm, phương pháp nghiên cứu 35
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu 35
1.3.1.1 Quan điểm hệ thống 35
1.3.1.2 Quan điểm tổng hợp 36
1.3.1.3 Quan điểm lãnh thổ 36
1.3.1.4 Quan điểm phát triển bền vững 37
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
1.3.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tài liệu 37
1.3.2.2 Phương pháp bản đồ và ứng dụng GIS 37
1.3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa 38
1.3.2.4 Phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan 38
Tiểu kết chương 1 42
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH CAO BẰNG 43
2.1 Các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Cao Bằng 43
2.1.1 Vị trí địa lí 43
2.1.2 Các nhân tố tự nhiên 45
2.1.2.1 Địa chất 45
2.1.2.2 Địa hình 47
2.1.2.3 Khí hậu 51
2.1.2.4 Thuỷ văn 56
2.1.2.5 Thổ nhưỡng 59
2.1.2.6 Sinh vật 63
2.1.3 Các hoạt động nhân sinh 66
Trang 72.1.4 Các tai biến môi trường 70
2.2 Đặc điểm cảnh quan tỉnh Cao Bằng 71
2.2.1 Hệ thống phân loại cảnh quan 71
2.2.2 Đặc điểm cấu trúc ngang cảnh quan tỉnh Cao Bằng 72
2.2.2.1 Hệ cảnh quan 72
2.2.2.2 Phụ hệ cảnh quan 72
2.2.2.3 Kiểu cảnh quan 72
2.2.2.4 Lớp và phụ lớp cảnh quan 72
2.2.2.5 Hạng cảnh quan 74
2.2.2.6 Loại cảnh quan 77
2.2.3 Lát cắt cảnh quan 81
2.2.4 Nhịp điệu mùa của cảnh quan 82
2.2.5 Chức năng của cảnh quan 83
2.3 Đặc điểm cảnh quan huyện Trùng Khánh 86
2.3.1 Đặc điểm các hợp phần cảnh quan 86
2.3.1.1 Địa hình 86
2.3.1.2 Khí hậu- thủy văn 86
2.3.1.3 Thổ nhưỡng- sinh vật 87
2.3.2 Cấu trúc cảnh quan huyện Trùng Khánh 87
2.4 Phân vùng cảnh quan 90
2.4.1 Tiểu vùng đồi và thung lũng sông Bằng (TV1) 90
2.4.2 Tiểu vùng núi thấp Trùng Khánh – Hạ Lang (TV2) 91
2.4.3 Tiểu vùng đồi – núi thấp Quảng Hòa – Thạch An(TV3) 92
2.4.4 Tiểu vùng núi trung bình Ngân Sơn –Nguyên Bình (TV4) 93
2.4.5 Tiểu vùng núi thấp sông Gâm- Bảo Lâm (TV5) 94
2.5 Phân tích chỉ số đa dạng cảnh quan 97
2.5.1 Các chỉ số hình thái 97
2.5.2 Chỉ số đa dạng cấu trúc 98
Tiểu kết chương 2 100
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH CAO BẰNG TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ 101
CẢNH QUAN 101
3.1 Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Cao Bằng 101
3.1.1 Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp 101
Trang 83.1.1.1 Đối với nông nghiệp 101
3.1.1.2 Đối với lâm nghiệp 111
3.1.2 Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển du lịch 119
3.1.2.1 Tài nguyên du lịch 119
3.1.2.2 Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển du lịch 123
3.1.3 Đánh giá cảnh quan huyện Trùng Khánh cho mục đích phát triển cây Dẻ 127
3.1.3.1 Điều kiện sinh thái cây Dẻ 128
3.1.3.2 Lựa chọn các chỉ tiêu 129
3.1.3.3 Kết quả đánh giá 129
3.2 Định hướng tổ chức không gian phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng 131
3.2.1 Cơ sở định hướng 131
3.2.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 131
3.2.1.2 Quy hoạch và chiến lược phát triển các ngành đến năm 2030 134
3.2.2 Tổ chức không gian ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp và du lịch 138
3.2.2.1 Định hướng tổ chức không gian ưu tiên 138
3.2.2.2 Định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp 139
3.2.2.3 Định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển lâm nghiệp 140
3.2.2.4 Định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển du lịch 142
3.2.2.5 Định hướng phát triển theo các tiểu vùng 146
3.2.2.6 Đề xuất không gian ưu tiên phát triển cây Dẻ huyện Trùng Khánh 147
Tiểu kết chương 3 148
KẾT LUẬN 149
1 Những kết quả đạt được 149
2 Kiến nghị 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập áp dụng cho cấp cảnh quan địa lí 27
Bảng 1.2 Các đơn vị phân vùng áp dụng cho bản đồ phân vùng lãnh thổ tỉnh Cao Bằng tỉ lệ 1:100.000 29
Bảng 1.3 Ví dụ ma trận cho các tiêu chí đánh giá 40
Bảng 1.4 Chỉ số ngẫu nhiên với số nhân tố đánh giá 40
Bảng 2.1 Diện tích các cấp độ dốc tỉnh Cao Bằng (ha) 48
Bảng 2.2 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng (C) 52
Bảng 2.3 Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm một số địa điểm (mm) 53
Bảng 2.4 Đặc trưng dòng chảy một số sông chính 57
Bảng 2.5 Lưu lượng nước trung bình năm một số trạm (m3 /s) 57
Bảng 2.6 Một số nhóm và loại đất chính ở Cao Bằng 63
Bảng 2.7 Diện tích các loại rừng tỉnh Cao Bằng năm 2022 64
Bảng 2.8 Thống kê các HST tỉnh Cao Bằng 66
Bảng 2.9 Biến động sử dụng đất Cao Bằng giai đoạn 2010-2020 68
Bảng 2.10 Các đơn vị phân loại áp dụng cho lãnh thổ Cao Bằng 71
Bảng 2.11 Đặc điểm các nhóm loại cảnh quan tỉnh Cao Bằng 77
Bảng 2.12 Các chỉ số đánh giá mức độ khô hạn 82
Bảng 2.13 Chỉ số khô hạn một số địa điểm ở Cao Bằng 82
Bảng 2.14 Đặc điểm và chức năng chính của các tiểu vùng cảnh quan 95
Bảng 2.15 Một số chỉ số hình thái cảnh quan 97
Bảng 2.16 Chỉ số đa dạng CQ phân theo phụ lớp và tiểu vùng 99
Bảng 3.1 Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng cây hàng năm 102
Bảng 3.2 Kết quả phân hạng cho cây hàng năm 104
Bảng 3.3 Các tiêu chí đánh giá cho cây lúa 105
Bảng 3.4 Phân hạng kết quả cảnh quan cho cây lúa 106
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá cho mục đích trồng lúa phân theo huyện (ha) 106
Bảng 3.6 Các tiêu chí đánh giá cây lâu năm, cây ăn quả 108
Bảng 3.7 Phân hạng kết quả cho cây lâu năm, cây ăn quả 109
Bảng 3.8 Tiêu chí đánh giá cho mục đích rừng phòng hộ 112
Trang 10Bảng 3.9 Phân hạng kết quả đánh giá cho mục đích phòng hộ 112
Bảng 3.10 Tiêu chí đánh giá cho mục đích rừng sản xuất 114
Bảng 3.11 Phân hạng kết quả cho mục đích rừng sản xuất 116
Bảng 3.12 Các tiêu chí đánh giá cây Trúc sào 117
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá cho cây Trúc Sào 119
Bảng 3.14 Hệ thống rừng đặc dụng tỉnh Cao Bằng đến 2022 121
Bảng 3.15 Các tiêu chí đánh giá cho mục đích phát triển du lịch 123
Bảng 3.16 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người 124
Bảng 3.17 Các tiêu chí đánh giá cây Dẻ Trùng Khánh 129
Bảng 3.18 Kết quả đánh giá cho cây Dẻ huyện Trùng Khánh 131
Bảng 3.19 Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính tỉnh Cao Bằng (ha) 134
Bảng 3.20 Tổng hợp kết quả định hướng phát triển theo các tiểu vùng 146
Trang 11DANH MỤC HÌNH, BẢN ĐỒ
Hình 1 Khung nghiên cứu của đề tài .5
Hình 1.1 Sơ đồ các tuyến khảo sát .38
Hình 1.2 So sánh các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên .39
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng .44
Hình 2.2 Bản đồ địa mạo tỉnh Cao Bằng .50
Hình 2.3 Chú giải bản đồ địa mạo tỉnh Cao Bằng 51
Hình 2.4 Biểu đồ nhiệt ẩm trạm Cao Bằng và Trùng Khánh .54
Hình 2.5 Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Cao Bằng .55
Hình 2.6 Chú giải bản đồ sinh khí hậu tỉnh Cao Bằng .56
Hình 2.7 Biểu đồ lưu lượng nước một số sông tỉnh Cao Bằng .59
Hình 2.8 Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Cao Bằng .62
Hình 2.9 Bản đồ các hệ sinh thái tỉnh Cao Bằng .65
Hình 2.10 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chính tỉnh Cao Bằng năm 2022 .69
Hình 2.11 Tỉ lệ các phụ lớp cảnh quan .74
Hình 2.12 Bản đồ cảnh quan tỉnh Cao Bằng .78
Hình 2.13 Chú giải bản đồ cảnh quan tỉnh Cao Bằng 79
Hình 2.14 Lát cắt cảnh quan Nguyên Bình – Trùng Khánh .80
Hình 2.15 Bản đồ cảnh quan huyện Trùng Khánh .88
Hình 2.16 Chú giải bản đồ cảnh quan huyện Trùng Khánh .89
Hình 2.17 Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Cao Bằng .96
Hình 3.1 Bản đồ phân hạng thích nghi cây hàng năm tỉnh Cao Bằng 103
Hình 3.2 Bản đồ phân hạng thích nghi cây lúa 107
Hình 3.3 Bản đồ phân hạng thích nghi cây lâu năm tỉnh Cao Bằng 110
Hình 3.4 Bản đồ phân hạng thích nghi rừng phòng hộ tỉnh Cao Bằng 113
Hình 3.5 Bản đồ phân hạng thích nghi rừng sản xuất tỉnh Cao Bằng 115
Hình 3.6 Bản đồ phân hạng thích nghi cây Trúc Sào tỉnh Cao Bằng 118
Hình 3.7 Bản đồ phân hạng thích nghi du lịch tỉnh Cao Bằng 125
Hình 3.8 Bản đồ phân hạng thích nghi cây Dẻ huyện Trùng Khánh 130
Hình 3.9 Bản đồ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng 141
Hình 3.10 Bản đồ định hướng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng 145
Trang 12KGUT : Không gian ưu tiên
KBVCQ : Khu bảo vệ cảnh quan
NCCQ : Nghiên cứu cảnh quan
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Để tồn tại và phát triển, con người đã tác động vào tự nhiên, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên Sự tác động của nhân loại đã gây nên những thay đổi sâu rộng
và khôn lường về môi trường Áp lực đất đai ngày càng tăng và các vấn đề môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết Hiện tượng mất cân bằng sinh thái như hoang mạc hoá, xói lở đất đai, lũ quét, sự xâm nhập mặn… diễn ra thường xuyên hơn và đã vượt ra khỏi khuôn khổ một địa phương Cùng với đó, cấu trúc cảnh quan trên Trái đất đang có sự biến đổi mạnh mẽ Một số ước tính cho rằng, gần một nửa diện tích cảnh quan thiên nhiên trên thế giới đã bị thay đổi bởi các hoạt động của con người [138], [159] Để đối phó với sự suy giảm này, việc duy trì sự đa dạng cảnh quan cao là mục tiêu của các quốc gia Vì vậy, việc định lượng đa dạng cảnh quan ngày càng trở nên quan trọng, cả trong đánh giá và quản lý cảnh quan
Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục đích phát triển bền vững (PTBV) là nhiệm vụ cấp thiết của các nhà quản lí địa phương hiện nay Hoạt động nghiên cứu này nhằm đánh giá những tiềm năng, thuận lợi và khó khăn để đưa ra các quy hoạch khoa học cho việc sử dụng Việc khai thác một lãnh thổ cần hướng tới việc thu được hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo sự bền vững về môi trường cũng như các lợi ích xã hội
Nghiên cứu cảnh quan, cả lí thuyết và ứng dụng đều hướng tới khai thác và quản lí lãnh thổ, phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Thực chất, nghiên cứu cảnh quan là phân tích các mối quan hệ, tác động qua lại giữa các hợp phần của tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, phát triển và quy luật phân hóa tự nhiên Từ đó, chúng ta phát hiện và phân chia ra các thể tổng hợp tự nhiên tồn tại khách quan, làm cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên [51] Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quyết định sử dụng đất
và tổ chức không gian trong tương lai
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng Tỉnh có diện tích rộng 6.700,39 km2
với địa hình chủ yếu là đồi núi, thiên nhiên phân hóa đa dạng, phức tạp Sự phân hóa đa dạng này tạo nên những nét độc đáo, hấp dẫn của địa phương và là
Trang 14cơ sở cho việc đa dạng hóa các nghành nghề, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt là những ngành phụ thuộc vào thiên nhiên như nông, lâm nghiệp và du lịch,
sự đa dạng về cảnh quan càng có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên, sự phân hóa cũng gây nên những khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến giao thương cũng như thường xuyên xảy ra các tai biến thiên nhiên nguy hiểm…
Cao Bằng cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, là chiến khu cách mạng, có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc cách mạng và bảo vệ biên cương Đây là vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ nhiều giá trị nhân văn độc đáo Tuy rất giàu tiềm năng nhưng nền kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế vẫn còn khá khiêm tốn So sánh trên bình diện cả nước, Cao Bằng vẫn là địa phương khó khăn, chậm phát triển Kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng mang tính tự cung tự cấp và chưa đảm bảo tính bền vững Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, Cao Bằng cần đánh giá toàn diện các nguồn lực và có những định hướng sử dụng lãnh thổ bền vững
Tổng quan các tài liệu, có thể thấy, các nghiên cứu về Cao Bằng còn ít và chưa toàn diện, chủ yếu là những nghiên cứu đánh giá mang tính khái lược về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hoặc các nghiên cứu chuyên ngành đề cập đến một vài khía cạnh của tự nhiên Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu mang tính tổng thể, đầy đủ trên cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đánh giá cảnh quan lãnh thổ cho các muc đích thực tiễn, đặc biệt là hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng phục
vụ mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tổ chức lãnh thổ sản xuất và phát triển bền vững của tỉnh Cao Bằng Vì vậy, vấn đề cấp thiết được đặt ra cho Cao Bằng là phải có một công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp nhằm xác định được những tiềm năng về
tự nhiên, tài nguyên, làm rõ được những hạn chế, khó khăn để tìm ra hướng phát triển mới Chính việc nghiên cứu, đánh giá cảnh quan mà đề tài luận án lựa chọn thực hiện có thể đáp ứng được các mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên Các kết quả nghiên cứu về cảnh quan tỉnh Cao Bằng có thể giúp các nhà quản lí và hoạch định chính sách làm sáng tỏ được các tiềm năng, những lợi thế của điều kiện tự nhiên, tài nguyên lãnh thổ tỉnh Cao Bằng cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt theo hướng phát triển bền vững
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục
vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng" làm luận án
nghiên cứu của mình
Trang 152 Mục tiêu, nhiệm vụ
2.1 Mục tiêu
Luận án nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Cao Bằng
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đề ra, luận án thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng cơ sở lí luận khoa học cho việc nghiên cứu và đánh giá cảnh quan nhằm phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững;
- Phân tích những nhân tố, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đa dạng cảnh quan tỉnh Cao Bằng;
- Phân tích sự đa dạng cảnh quan, xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Cao Bằng, bản đồ cảnh quan huyện Trùng Khánh;
- Đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Cao Bằng, cây Dẻ ở huyện Trùng Khánh;
- Đề xuất định hướng tổ chức không gian lãnh thổ nhằm phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng
3 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Về lãnh thổ: toàn bộ lãnh thổ tỉnh Cao Bằng trong phạm vi từ 22021‘B - 23007‘
vĩ độ Bắc và từ 105016‘ – 106050‘ kinh độ Đông
- Về phạm vi khoa học:
+ Về ngành nông- lâm nghiệp, luận án đánh giá thích nghi sinh thái một số cây trồng chính của tỉnh (cây hàng năm, cây lúa, cây lâu năm), đánh giá loại hình rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng; Về du lịch, đề tài chủ yếu đánh giá cảnh quan theo định tính
+ Nội dung phát triển bền vững được làm sáng tỏ qua việc đề xuất các loại hình sản xuất phù hợp với các đơn vị cảnh quan, không định lượng giá trị kinh tế và hiệu quả xã hội
- Về thời gian: ngoài những tư liệu ít thay đổi, luận án sử dụng các dữ liệu chính trong giai đoạn 2010 – 2023
4 Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Cao Bằng là một tỉnh miền núi, thiên nhiên mang sắc thái á nhiệt đới, có sự phân hóa theo không gian và thời gian Dưới tác động của các quy luật địa lí
tự nhiên và nhân sinh, lãnh thổ tỉnh Cao Bằng có sự phân hóa đa dạng, phức tạp với 1
Trang 16hệ cảnh quan, 1 phụ hệ, 1 kiểu, 2 lớp, 5 phụ lớp, 14 hạng và 140 loại cảnh quan, phân
bố trong 5 tiểu vùng chức năng
- Luận điểm 2: Kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch là cơ sở khoa học đề xuất định hướng không gian ưu tiên
và tổ chức lãnh thổ bền vững tỉnh Cao Bằng
5 Các điểm mới của luận án
- Điểm mới 1: Đề tài đã làm rõ sự phân hóa cảnh quan thông qua phân tích các nhân tố và chỉ số định lượng cảnh quan để phục vụ phát triển nông lâm nghiệp và du lịch tỉnh Cao Bằng
- Điểm mới 2: Kết quả đánh giá cảnh quan là cơ sở định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
7 Cơ sở tài liệu
Tài liệu lưu trữ: bao gồm các quy hoạch như Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2030, quy hoạch phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và
du lịch, Quy hoạch niên giám thống kê từ 2018-2022, các báo cáo về tình hình kinh tế
xã hội, các kết quả nghiên cứu về Cao Bằng; tài liệu về các khu di tích lịch sử văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…
Tài liệu từ khảo sát thực tế: bao gồm các số liệu khảo sát từ 3 đợt thực tế năm
2019 và 2022;
Hệ thống cơ sở tư liệu phục vụ cho xây dựng bản đồ, bao gồm các bản đồ đất, bản đồ lớp phủ rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất…
8 Quy trình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cảnh quan phục vụ nhu cầu quy hoạch luôn phải gắn với một đơn vị lãnh thổ nhất định Quá trình này bắt đầu bằng việc xác định cấu trúc cảnh quan dựa
Trang 17trên các đặc điểm xác định của tất cả các thành phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) Tiếp đó, luận án tiến hành đánh giá cảnh quan cho các loại hình nông, lâm nghiệp và du lịch Các kết quả này là cơ sở để định hướng
tổ chức không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng
Hình 1 Khung nghiên cứu của đề tài
9 Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lí luận về nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững
Chương 2: Đặc điểm đa dạng cảnh quan tỉnh Cao Bằng
Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng trên cơ sở đánh giá cảnh quan
Trang 18CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1 Nghiên cứu cảnh quan phục vụ đánh giá tổng hợp và tổ chức lãnh thổ
Các nhà địa lí học và cảnh quan Xô viết là những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên hướng tới việc tổ chức lãnh thổ sản xuất Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa lí
và cảnh quan Tuy nhiên, phần lớn các công trình trong thời kì này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu lí thuyết, thể hiện bằng hàng loạt các khái niệm như: ―địa tổng thể‖,
―thể tổng hợp‖, ―địa quyển‖, ―thể tổng hợp địa lí‖, ―cảnh quan‖[129], [2], [41], [42], [60]
Đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội chỉ thực sự được chú trọng từ những năm 1950 khi nhu cầu xây dựng và phát triển Liên bang Xô viết được đặt ra Cảnh quan học bắt đầu đi theo hướng nghiên cứu ứng dụng với sự đóng góp của nhiều tác giả tiêu biểu như: N.A Gvozexki (1964), F.N Minkov (1964), A.G Ixatsenko (1965), V.I.Prokaev (1967) Trong đó, A.G Ixatsenko là người có
đóng góp quan trọng với các công trình tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Bản đồ
cảnh quan Liên Xô, tỉ lệ 1: 4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu cảnh quan
(1961), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên (1969), Các nguyên tắc của
khoa học cảnh quan và phân vùng địa lí tự nhiên (1973) Năm 1974, ông cùng với
A.A Shliapnikov công bố công trình ―Về những nội dung của bản đồ cảnh quan địa
lí‖ Đặc biệt, trong tác phẩm Cảnh quan học ứng dụng của A.G Ixatsenko (1976),
quan điểm ứng dụng lần đầu tiên được trình bày một cách hệ thống[128], [40-42], [116], [117]
Một số tác giả đã đề xuất các nguyên tắc, phương pháp đánh giá cảnh quan cho các mục đích thực tiễn L.I.Mukhina (1973) đã đề ra các nguyên tắc và phương pháp đánh giá các tổng hợp thể tự nhiên [136]; S.G.Liubushkina (1978) xây dựng nội dung
và các nguyên tắc tổng hợp về xây dựng bản đồ cải tạo cảnh quan vùng Chernozem (Nga)[132]; Ruzichka M và Miklas M (1988) đã xây dựng phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ [62]
Sau những năm 1990, hướng nghiên cứu ứng dụng trở nên phổ biến không chỉ
ở Nga mà còn phát triển mạnh ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ Đặc biệt là sự phát triển
Trang 19và ứng dụng của STCQ trong quy hoạch sử dụng đất, bảo tồn đa dạng và tổ chức lãnh thổ Ở Châu Âu, Công ước cảnh quan của Hội đồng Châu Âu ra đời đã thúc đẩy các chính sách bảo vệ, quản lí và quy hoạch cảnh quan B.Pedroli (2006) nhấn mạnh sự cần thiết phải liên kết phân tích và đánh giá cảnh quan với các mục tiêu kinh tế-xã hội [142]; O.Bastian (2000) tiến hành phân loại cảnh quan toàn bộ bang Saxony của Đức theo quan điểm địa – vật lí [108]; E I Kuz‘menko (2013) sử dụng bản đồ cảnh quan
và GIS để đánh giá năng suất của các địa hệ ở khu vực rừng taiga phía tây Sibera…
1.1.1.2 Nghiên cứu về đa dạng cảnh quan (ĐDCQ)
Hướng nghiên cứu về ĐDCQ mới thực sự được chú ý từ cuối của thế kỉ XX, được phát triển chủ yếu bởi các nhà sinh thái cảnh quan Xuất phát điểm của nó bắt nguồn từ thuật ngữ đa dạng sinh học, cùng với thuật ngữ đa dạng địa học Thuật ngữ đa dạng sinh học xuất hiện từ những năm 1980, có cấu trúc phân cấp từ đa dạng loài, đa dạng di truyền (gen), đa dạng hệ sinh thái và đa dạng cảnh quan W.H Romme và D.H Knight
(1982) trong bài báo nghiên cứu về vườn quốc gia Yellowstone đã đề cập đến khái niệm
này, coi đó cấp độ tổ chức cao hơn đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái [147], [72]
Các nghiên cứu ban đầu thường chủ yếu xem xét đa dạng sinh học ở cấp độ thấp hơn cảnh quan Một số khác chủ yếu theo hướng phân tích cấu trúc, chức năng và động lực của cảnh quan [142], [160] Các nghiên cứu về ĐDCQ chủ yếu hướng tới việc phân tích và bảo tồn đa dạng loài và hệ sinh thái [120], [122], [125] Turner (1989) và Forman (1995) đã chỉ ra, để xem xét đa dạng sinh học ở mức độ thấp hơn cảnh quan, điều quan trọng là phải làm rõ vai trò của cấu trúc, chức năng, sự thay đổi không gian và thời gian trong một cảnh quan [155], [161] Nagaike và Kamitani (1999) cho rằng, ĐDCQ được xác định ở quy mô rộng nhất, ảnh hưởng chặt chẽ đến các cấp thấp hơn trong hệ thống phân cấp [137], [143] Gillespie (2008), Nagendra và Gadgil (1999) cho rằng, đo lường sự đa dạng của một cảnh quan rất quan trọng vì nó liên quan chặt chẽ đến sự đa dạng sinh thái [124], [139] Debra P.C.Peters (2001) và cộng sự cho rằng, duy trì đa dạng sinh học đòi hỏi phải quản lý các cấp tổ chức cao hơn cấp loài, đặc biệt ở quy mô cảnh quan [144]
Để xác định sự đa dạng, các chỉ số tính toán được đề xuất từ khá sớm với sự đóng góp của Fisher, Corbett và Williams, Claude E Shannon và Warren Wiener, E
H Simpson, Robert P Mcintosh [134], [138], [149], [151] Trong đó, lí thuyết toán
học về chỉ số đa dạng của Shannon, Simpson được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực khác nhau và được các nhà sinh thái học áp dụng để tính toán đa dạng loài Tuy nhiên, chỉ số đa dạng của Shannon, Simpson có những hạn chế trong biểu thị sự phân
Trang 20hóa không gian trong cảnh quan Do đó, Christophe Claramunt (2005) đã áp dụng lý thuyết về định lượng và đưa thành phần không gian vào thước đo của sự đa dạng Ông
đã biến đổi chỉ số Shannon bằng cách thêm vào tỉ số khoảng cách trung bình giữa các khoanh vi cảnh quan cùng loại trên khoảng cách trung bình giữa các khoanh vi khác loại [115]
Cùng với sự suy giảm về tài nguyên, môi trường, các nghiên cứu, đánh giá về ĐDCQ càng trở nên cần thiết trong việc quản lí và sử dụng lãnh thổ [140] Điều đó cũng thúc đẩy các nhà quản lí môi trường ở nhiều quốc gia ban hành các tài liệu hướng dẫn quản lí cảnh quan, môi trường Đặc biệt, Công ước cảnh quan của Hội đồng Châu Âu (2000) ra đời đã thúc đẩy việc xây dựng hệ thống phân loại, phương pháp đánh giá và lập bản đồ cảnh quan chung cho toàn châu lục Trên cơ sở đó, nhiều nhà khoa học đã tiến hành việc đánh giá ĐDCQ cho các mục đích khác nhau Sebastian Eiter (2007) đã phát triển các khuyến nghị cho việc điều tra và quản lý ĐDCQ ở Na Uy, kết hợp các giá trị cảnh quan tự nhiên với các giá trị văn hóa [118] L.N Purdik (2008) đã sử dụng các phương pháp trực quan và toán học để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng cảnh quan khu vực Altaisky Krai [145] D M Fetisov (2011) đã tiến hành đánh giá đa dạng cảnh quan vùng Lesser Khingan thuộc Nga nhằm mục đích bảo tồn rừng taiga khu vực Viễn Đông [121] Radek Dušek and Renata Popelková (2017) đã sử dụng cấp huyện là đơn vị lãnh thổ cơ bản để phân tích ĐDCQ của Cộng hòa Séc [117] J.Velázquez sử dụng chỉ số Shannon khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc cảnh quan với sự đa dạng sinh học của khu vực Castilla y León của Tây Ban Nha [158]…
1.1.1.3 Nghiên cứu sinh thái cảnh quan
Sinh thái cảnh quan là một khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường với sinh vật (bao gồm cả con người) thông qua cấu trúc không gian của cảnh quan [72] Nó có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự đa dạng, đồng thời cung cấp cơ
sở lý thuyết và thực tiễn cho quy hoạch bảo tồn thiên nhiên Do vậy, sinh thái cảnh quan nhanh chóng trở thành hướng nghiên cứu chủ đạo và được ứng dụng ở nhiều quốc gia hiện nay
Khía cạnh sinh thái bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà địa lý vào đầu những
năm 1920 Trong bài báo "Địa lý là sinh thái nhân văn" (Geography as "Human Ecology) năm 1922, Harlan H Barrows đặt ra một nhiệm vụ là ―nghiên cứu sự tương
tác giữa con người và lãnh thổ‖ [107] Tuy nhiên, chỉ đến năm 1939, trong công
trình ―Quy hoạch hàng không và khoa học môi trường đất‖, nhà địa lí học người Đức Karl Troll đặt ra thuật ngữ ―sinh thái cảnh quan‖ như là "nghiên cứu mối quan hệ
Trang 21sinh thái- vật lí chi phối các đơn vị không gian của một vùng cả theo chiều dọc và chiều ngang" Đến năm 1968, ông cho rằng STCQ "nghiên cứu mối quan hệ giữa các quần xã sinh vật với môi trường" [154], [73] Ông cũng nhận thấy tầm quan
trọng của phương pháp chẩn đoán ảnh hàng không trong việc nghiên cứu cảnh quan
khi cho rằng ―giải đoán ảnh hàng không là cấp độ cao của sinh thái cảnh quan‖
[154] Có thể thấy, các định nghĩa ban đầu về cảnh quan của ông đã nhấn mạnh khía cạnh chức năng và cấu trúc, cho thấy sinh thái cảnh quan ngay từ đầu đã phát triển thành một khoa học không gian
Tiếp cận theo hướng sinh thái cảnh quan được phát triển nhanh chóng ở Đức và sau đó ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ Các đại diện đóng góp cho sự phát triển này phải kể đến Isaak S Zonneveld, J.Schmithüsen, E.Neef
…Isaak S Zonneveld là người phát triển lí thuyết sinh thái cảnh quan của Kart Troll lên một tầm cao mới Zonneveld là người có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển của trường phái sinh thái cảnh quan Tây Âu Ông cho rằng, sinh thái cảnh quan là một khía cạnh của nghiên cứu địa lí, coi cảnh quan là một thực thể toàn diện được tạo thành bởi nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau Với cách tiếp cận lấy đất đai là đối tượng trung tâm, Zonneveld cho rằng đất là nhân tố tổng hợp của một vùng
Từ những năm 1980, STCQ bắt đầu phát triển mạnh mẽ do ý nghĩa ứng dụng
của nó Naveh và Lieberman (2013) trong cuốn Sinh thái cảnh quan: lý thuyết và ứng
dụng đã mô tả sự phát triển của STCQ và nhấn mạnh sự gần gũi của nó với địa lí
[140]; Forman và Godron (1986) trong ấn phẩm Sinh thái cảnh quan đã trình bày
những quan điểm mới nhất về cảnh quan; Ngoài ra, Risser và đồng nghiệp (1984), Turner (1989, 2001), Pickett và Cadenasso (1995), Nassauer (1997), Wiens (1999),
Wu và Hobbs (2013)… cũng có những đóng góp cho sự phát triển của khoa học này [157] Cũng từ những năm này, STCQ mới được đẩy mạnh ở Bắc Mỹ khi một số nhà sinh thái học tham gia vào các hội thảo được tổ chức ở Châu Âu
Năm 1983, một hội thảo sinh thái cảnh quan được tổ chức tại Allerton Park, Illinois, Hoa Kỳ Hội thảo tập trung vào bản chất, cách tiếp cận và các hướng tương lai cho sinh thái cảnh quan Những chủ đề của hội thảo là khởi đầu cho xây dựng mô hình mới (mô hình không gian hoặc không đồng nhất không gian) và tạo nên một nền tảng cho sự phát triển sinh thái cảnh quan ở Bắc Mỹ trong các thập kỉ tiếp theo Trong suốt giai đoạn 1995 – 2005, trong tổng số các công trình nghiên cứu được xuất bản thì một nửa là đến từ Bắc Mỹ [135]
Trang 22Năm 2001, nhóm nghiên cứu cảnh quan (LRG) và Viện sinh thái cảnh quan (ILE) của Viện hàn lâm khoa học Séc đã triệu tập một hội nghị chuyên đề tại Nove
Hrady, Cộng hòa Séc, với chủ đề "Cảnh quan bền vững ở châu Âu mở rộng"; Tháng 7
năm 2003, Đại hội thế giới lần thứ 6 của Hiệp hội sinh thái cảnh quan quốc tế (IALE) được tổ chức tại Darwin, Australia, đã thu hút nhiều đại biểu từ khắp châu Âu Nội dung của đại hội là xác định hiện trạng, một số xu hướng quan trọng trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở châu Âu, cũng như giải quyết các thách thức trong tương lai [142]
Ngày nay, các công cụ không gian mới như hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám đã mang đến cho các nhà địa lý và nhà sinh thái học khả năng chưa từng có
để định lượng mô hình che phủ đất và cấu trúc cảnh quan [114] Đồng thời, STCQ cũng đang phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực [146] Điều này được thể hiện ở chủ đề thảo luận ở nhiều hội nghị của IALE những năm 1999, 2001, 2003, 2004… Đặc biệt, nghiên cứu liên ngành và xuyên ngành ngày càng quan trọng trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan [153]
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam được hình thành và phát triển trên nền tảng khoa học cảnh quan của Liên Xô và Đông Âu Mặc dù phát muộn hơn do điều kiện chiến tranh nhưng khoa học cảnh quan của nước ta cũng đã đạt được những kết quả nhất định Một số hướng nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam có thể kể đến sau đây:
1.1.2.1 Nghiên cứu về phân vùng, đánh giá tổng hợp và tổ chức lãnh thổ
Các nghiên cứu cảnh quan trước đổi mới (1986) chủ yếu được tiến hành trong điều kiện đất nước bị chia cắt và ảnh hưởng của chiến tranh Thời kì này, các công trình nghiên cứu chủ yếu là kế thừa các lí thuyết về cảnh quan và địa lí tự nhiên để tiến hành phân vùng địa lí tự nhiên đất nước Các nghiên cứu về cảnh quan chưa nhiều và chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc Đầu tiên phải kể đến T.N.Sêglova (1957) khi phân chia Việt Nam có hai cấp là vùng và á vùng, trong đó vùng được phân chia theo yếu tố khí hậu có kết hợp với yếu tố địa hình, kiến tạo, thực vật, còn chỉ tiêu cấp á vùng chủ yếu dựa vào yếu tố địa mạo Fridland (1961) đã chia miền Bắc Việt Nam thành 3 miền, 8 khu và 37 vùng Tiếp đó, tác giả Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập
(1963) trong "Địa lý tự nhiên Việt Nam‖ đã sử dụng 6 cấp phân vị lãnh thổ Việt Nam
dựa trên sự phân hóa cả địa đới và phi địa đới [49]
Năm 1970, Tổ phân vùng địa lí tự nhiên thuộc Ủy ban Khoa học và kĩ thuật
Nhà nước đã sử dụng 8 cấp phân vị trong công trình "Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh
thổ Việt Nam" Đây là công trình đầu tiên xây dựng cơ sở lí luận và phương pháp phân
Trang 23vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam một cách hoàn chỉnh Đáng chú ý là trong công
trình "Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam" của Vũ Tự Lập (1976), tác giả đã xây
dựng được hệ thống lí luận và phân chia cấp cảnh địa lí hết sức chi tiết áp dụng cho
phân vùng cảnh quan miền Bắc Việt Nam [47], [78] Tác giả cũng trình bày "Phương
pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và quy hoạch lãnh thổ" (1982) [48] Ngoài ra, hệ thống phân vùng cũng được đề cập đến
trong các công trình của Lê Bá Thảo (1977) [69], [70]
Sau năm 1986, đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới, nền kinh tế phát triển nhanh chóng Nhu cầu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên được đặt ra để phục vụ phát triển đất nước Đi tiên phong trong đánh giá cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ có thể kể đến các tác giả như Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Phạm Hoàng Hải, …
Phạm Hoàng Hải có nhiều công trình đánh giá tổng hợp và tổ chức lãnh thổ
như: ―Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt
Nam cho mục đích phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường ‖
(1990) [18] Năm 1997, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc
Khánh đã viết cuốn ―Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam‖ Công trình này phân tích các đặc điểm
tự nhiên tổng hợp, các quy luật phân hóa lãnh thổ cũng như trình bày hệ thống phân loại thống nhất cho toàn lãnh thổ Việt Nam Ngoài ra, công trình đã phân tích sâu sắc những biến đổi của tự nhiên và cảnh quan trong mối quan hệ với hoạt động sản xuất của con người và đưa ra các giải pháp, hướng tiếp cận khoa học trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường [20]
Các công trình về đánh giá tổng hợp và quy hoạch của Nguyễn Cao Huần có
thể kể đến như: "Mô hình nghiên cứu tổng hợp và áp dụng trong quy hoạch sử dụng,
quản lý tài nguyên lãnh thổ" (1984) đã đưa mô hình vận dụng trong nghiên cứu tổng
hợp, áp dụng cho quy hoạch, quản lí tài nguyên tỉnh Đắk Lắk; "Tiếp cận địa lí trong
nghiên cứu phát triển nông thôn miền núi (ví dụ xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai" đã phân tích các ưu thế của tiếp cận địa lí, áp dụng vạ nghiên cứu nông, lâm
nghiệp xã Mường Vi (2003);“Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển
kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện (nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai)” đã phân tích cơ sở,nguyên tắc, quy trình, nội dung, phương pháp
nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian để sử lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, áp dụng vào trường hợp tỉnh Lào Cai [32], [33], [36], [37], [34]
Trang 24Ngoài ra, còn nhiều công trình luận án liên quan đến đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, bảo vệ môi trường và tổ chức lãnh thổ địa phương Các đối tượng được đánh giá khá rộng, từ những lĩnh vực chung như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch… đến các đối tượng cụ thể như: cây công nghiệp, lương thực, trồng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, cây chè… Có thể kể đến các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Giang (1995) về vùng đồi phía đông Thanh Hóa cho các cây trồng năng suất cao [15]; Tác giả Đào Khang đánh giá tổng hợp đất đai vùng đồi núi Nghệ An và đề xuất mô hình sử dụng đất cho nông, lâm nghiệp (1999) [43]; Tác giả Lê Thị Ngọc Khanh đánh giá tổng hợp tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp tỉnh Lai Châu (2002) [44]; Tác giả Trương Thị Tư đánh giá cảnh quan và sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình (2012) [81]; Tác giả Nguyễn Thị Thuý Hằng nghiên cứu CQ nhằm tổ chức không gian sử dung hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình (2012) [26]; Tác giả Trần Thị Tuyến tiến hành nghiên cứu CQ nhằm phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (2015) [88]; Tác giả Lê Thị Nguyệt đã tiến hành phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển bền vững (2015) [54]; Tác giả Nguyễn Thu Nhung đã đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển du lịch vùng Tây Nguyên [56]; Tác giả Nguyễn Quang Tuấn đã phân tích cơ sở địa lí cho sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (2013) [83]; Tác giả Nguyễn Minh Nguyệt đã đánh giá cảnh quan cho phát triển nông,lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh (2014) [55]; Tác giả Hoàng Thị Cường với luận án đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh [11]…
1.1.2.2 Nghiên cứu về đa dạng cảnh quan
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu, đánh giá ĐDCQ vẫn còn khá mới mẻ và chưa
có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này Nguyên nhân là do những nhà nghiên cứu luôn rất khó khăn trong việc định lượng giá trị đa dạng cảnh quan cũng như thành lập bản đồ đa dạng [72] Hiện nay, mới chỉ có một số ít tác giả đi sâu nghiên cứu về ĐDCQ như: Phạm Hoàng Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Ánh Hoàng, Phan Văn Phú…
Một trong những người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này là Phạm Hoàng Hải
Các công trình nghiên cứu của ông và cộng sự có thể kể đến như: "Nghiên cứu ĐDCQ
Việt Nam- phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu"(2006); "Những kết quả ban đầu phát triển cơ sở lí luận và ứng dụng nghiên cứu ĐDCQ ở Việt Nam"
Trang 25(2008); Ứng dụng chỉ số định lượng trong nghiên cứu ĐDCQ tỉnh Đăk Lăk (2016) [19], [21] Những công trình này về cơ bản đã xây dựng những cơ sở lí thuyết và thực
tiễn trong việc đánh giá ĐDCQ, ứng dụng vào các lãnh thổ cụ thể
Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan có một ưu thế lớn trong việc đánh giá đa dạng ở cấp độ cảnh quan Vì vậy, Nguyễn An Thịnh trên cơ sở này đã có nhiều công trình đánh giá đa dạng trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường khu vực Sa Pa, khu vực phía Tây Hà Nội, khu vực đá vôi Ninh Bình [71], [72] Tác giả Phan Văn Phú (2016) cũng nghiên cứu về đa dạng cảnh quan tỉnh Đắk Lắk phục vụ tổ chức lãnh thổ sản xuất [58]; Tác giả Nguyễn Ánh Hoàng đã phân tích sự đa dạng về
cấu trúc, chức năng cảnh quan nhằm mục đích tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Yên Bái
(2015) [30]; Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh cũng đề cập đến mối quan hệ giữa đa dạng
tự nhiên và đa dạng văn hoá tộc người cho phát triển bền vững cộng đồng dân cư Bắc Trung Bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu [45] Ngoài ra, một số công trình đánh giá cảnh quan lãnh thổ cấp tỉnh thực chất cũng đi theo hướng phân tích đa dạng cảnh quan
1.1.2.3 Nghiên cứu về sinh thái cảnh quan
Hướng nghiên cứu về STCQ ở Việt Nam chỉ mới được quan tâm từ đầu những năm 1990 đến nay Các đại diện tiêu biểu có thể kể đến như: Nguyễn Cao Huần, Phạm Quang Anh, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn An Thịnh…
Tác giả Nguyễn Cao Huần có nhiều công trình liên quan như:“Phân tích, đánh
giá cảnh quan tỉnh Đắk Lắk cho các mục đích thực tiễn” (1992); ―Phân tích cấu trúc chức năng của các địa tổng thể nhiệt đới cho mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ thiên nhiên‖, "Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái”(2005)… Trong
đó, tác giả đã đề xuất quy trình, cách đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận sinh thái (đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp), trình bày các phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái
Nghiên cứu về STCQ của Phạm Hoàng Hải và cộng sự có thể kể đến là: ―Cơ sở
phân tích chức năng và động lực phát triển cảnh quan sinh thái Việt Nam" (1992) và
"Cơ sở lí luận và thực tiễn của mô hình kinh tế sinh thái: nghiên cứu áp dụng cho khu vực Tây Nguyên" (2014) Trong đó, tác giả đã phân tích đặc điểm phát triển cảnh quan
sinh thái ở Việt Nam và đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái
Trương Quang Hải và cộng sự đã đi sâu phân tích ứng dụng của các mô hình
kinh tế sinh thái Các công trình của ông có thể kể đến như: "Mô hình hệ kinh tế sinh
thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững" (1999); "Xác lập các mô hình hệ kinh tế
Trang 26sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng đệm các khu bảo vệ thiên nhiên" (2006)
[25]; Mô hình sinh thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam và ứng dụng nghiên
cứu ĐDCQ" (2008) [24]
Luận án của Phạm Quang Anh (1996) ―Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan
ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam” đã phân tích và mô phỏng cấu
trúc sinh thái cảnh quan Việt Nam nhiệt đới - gió mùa và ứng dụng vào việc phát triển
du lịch xanh; Phạm Quang Anh và Nguyễn An Thịnh đã viết giáo trình Cơ sở sinh thái
cảnh quan (lý luận và thực tiễn) trình bày những vấn đề lý luận trong đánh giá cảnh
quan sinh thái ứng dụng cho quy hoạch lãnh thổ Nguyễn Văn Vinh là một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về sinh thái cảnh cảnh quan [103], [104] Nguyễn
An Thịnh có nhiều công trình tập trung vào lĩnh vực STCQ [71], [74] Ngoài ra, quan điểm về STCQ cũng được áp dụng trong một số đề tài luận án của nhiều tác giả
1.1.3 Các nghiên cứu về Cao Bằng
Địa danh Cao Bằng được đề cập đến trong lịch sử từ rất sớm trong tác phẩm "Dư
địa chí" của Nguyễn Trãi biên soạn năm 1435 [79] Năm 1499 được coi là năm thành
lập tỉnh khi Cao Bằng được tách từ Thái Nguyên trở thành trấn riêng [4] Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Cao Bằng đã trở thành căn cứ địa cách mạng của Đảng và địa giới có sự thay đổi nhiều lần do tách và sáp nhập các huyện với các tỉnh xung quanh
Công trình nghiên cứu toàn diện về tỉnh Cao Bằng phải nói đến "Địa chí Cao Bằng" do
Ban tuyên giáo tỉnh Cao Bằng biên soạn Đây là công trình công phu đầu tiên của tỉnh với cấu trúc chia làm 5 phần với 31 chương, trình bày có hệ thống đặc điểm tự nhiên, truyền thống lịch sử, kinh tế, văn hoá, con người… của Cao Bằng [4]
Nhìn chung, những nghiên cứu, đánh giá về Cao Bằng chưa nhiều, mới chỉ tập trung trong khoảng thời gian những năm 2000 đến nay và có thể chia thành các nhóm sau:
1.1.3.1 Các nghiên cứu liên quan đến phân vùng địa lí tự nhiên và các hợp phần tự nhiên
Đến nay, chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp một cách trọn vẹn lãnh thổ Cao Bằng Những nghiên cứu về phân vùng Cao Bằng được đề cập trong các công trình của tác giả Vũ Tự Lập, Lê Bá Thảo, Phạm Hoàng Hải [47], [49], [69] Trong sơ đồ phân vùng của tác giả Vũ Tự Lập, Cao Bằng nằm trong đới rừng gió mùa chí tuyến, thuộc xứ nền Hoa Nam, trong miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ, trong khu Việt Bắc Một số cảnh địa lí được tác giả thống kê là: đồi cao sông Hiến, đồi cao tây Hoà An, đông Hoà An, Hạ Lang, đồi trung bình Nước Hai, bồn địa Cao Bằng, karst Quảng Hòa, Hà Quảng…
Trang 27Nghiên cứu đầy đủ và chi tiết nhất về điều kiện tự nhiên của Cao Bằng phải kể đến tài liệu trình UNESCO công nhận di sản Công viên địa chất Non nước Cao Bằng Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng với diện tích hơn 3000 km2, bao gồm các huyện là Hà Quảng, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An Đây là khu vực có nhiều điểm di sản địa chất độc đáo, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi hết sức đa dạng, phản ánh lịch
sử phát triển trên 500 triệu năm của vùng
Ngoài ra, các nghiên cứu của một số tác giả khác có thể kể đến như: A I Glotov và cộng sự (2004) đã nghiên cứu các đặc điểm khoáng hoá trong phức hợp cấu
trúc Sông Hiến [127]; Nguyễn Quang Mỹ (2005) với "Nghiên cứu thiên nhiên miền
núi và đề xuất giải pháp giảm thiểu trên địa bàn huyện Trùng Khánh, Hạ Lang tỉnh Cao Bằng" [53]; Ngô Thị Phượng (2003) với "Điều tra mức độ ảnh hưởng của tai biến địa chất, kiến nghị các giải pháp phòng tránh và ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại, phục vụ quy hoạch hợp lý lãnh thổ" đã phân tích hiện trạng và ảnh hưởng của tai biến
địa chất và các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại [59]; Đề tài "Điều tra một số
dạng thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ngắn ngày, cây ăn quả và cách phòng tránh" của Sở Khoa học CN&MT Cao Bằng (2000) [63]; Đề tài "Xây dựng bản đồ cảnh báo ngập lụt và hệ thống tháp bão lũ trên địa bàn thành phố Cao Bằng" của Vi Văn Tuyền (2016) đã đánh giá thực trạng ngập lụt trên địa bàn thành
phố Cao Bằng từ năm 1986 đến nay và xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt các vùng
trọng điểm [89]
1.1.3.2 Các nghiên cứu về nông, lâm nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh Cao Bằng nên các nghiên cứu trong lĩnh vực này khá đa dạng Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc đề xuất các
mô hình sản xuất, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi
Về lựa chọn giống cây trồng, Nguyễn Tiến Bối (1998) đã "Xác định một số cây
lương thực cao sản, cây ăn quả và cây dược liệu nước ngoài phục vụ phát triển
KT-XH của địa phương" [9] Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
(2012) khi tiến hành "Nghiên cứu phát triển một số loại giống cây trồng phù hợp với
tiểu vùng khó khăn của tỉnh Cao Bằng" đã xác định được giống và cơ cấu giống (cây
lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày) phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao cho vùng khó khăn của tỉnh Cao Bằng [61]
Trang 28Về mô hình sản xuất trong nông nghiệp, Hoàng Thị Lý (2000) với "Nghiên cứu
xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng trọt và chăn nuôi cho vùng cao góp phần xóa đói giảm nghèo" đã xác định các giống cây trồng, vật nuôi cao
sản thay thế các giống cây trồng, vật nuôi địa phương có năng suất thấp [52]; Dự án
"Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ, thu nhập trên 30
triệu/ha/năm tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng" của Nông Thị Niệm (2004) tiến
hành đánh giá môi trường sinh thái, các đặc điểm tự nhiên và xã hội, và xây dựng được mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ, thu nhập trên 30
triệu/ha/năm [57] Đề tài Xây dựng mô hình xưởng chế biến chè đắng“khổ đinh trà”,
loại chè đặc sản tỉnh Cao Bằng của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cao Bằng
(2001) xác định thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An là địa điểm xây dựng xưởng chế biến chè đắng do có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có cửa khẩu Đức Long rất thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế, thương mại [16], [17]; Với dự án "Điều tra cây chè đắng
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng" và "Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp nhân giống cây chè đắng Cao Bằng", Hoàng Quốc Lâm (2002) đã tìm ra một phương pháp
nhân giống hữu hiệu đáp ứng nhu cầu giống trồng trong sản xuất và phát triển rừng chè [46];
Ngoài cây chè, các loại cây trồng khác như cây thuốc lá, cây ăn quả cũng được tập trung nghiên cứu và phát triển Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Công
nghệ Cao Bằng (2002) đã thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình trồng thuốc lá nguyên
liệu giống mới năng suất cao phục vụ xuất khẩu tại Cao Bằng vụ đông xuân năm 2001-2002", ―Xây dựng mô hình sản xuất thuốc lá giống mới chất lượng cao phục vụ xuất khẩu‖ tại các huyện Trà Lĩnh, Hòa An và Hà Quảng [16], [87]; Đào Thanh Vân
với nghiên cứu "Điều tra, tuyển chọn, nhân giống và phát triển bưởi Phục Hòa, Cao
Bằng" và "Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả ôn đới có triển vọng (đào, hồng) tại Phia Đén, Nguyên Bình, Cao Bằng" đã xây dựng mô hình trồng một số loài cây ăn quả
có triển vọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra sản phẩm hàng hóa đặc thù cho vùng Phục Hòa, Nguyên Bình [99], [100];
Là tỉnh miền núi có diện tích rừng khá phong phú, các nghiên cứu liên quan đến
lâm nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm Điển hình như: Đề tài "Những giải pháp
có tính khả thi trong phục hồi rừng ở vùng núi đá vôi bằng các loại cây bản địa" của
Nguyễn Tiến Bân (2001) đã tuyển chọn tập đoàn các cây bản địa, cây dược liệu cho việc phục hồi rừng ở vùng núi đá vôi ở huyện Quảng Hòa, Hạ Lang tỉnh Cao Bằng [3];
[65]; Lê Văn Thành (2011) trong nghiên cứu "Điều tra đánh giá thực trạng một số cây
Trang 29lâm sản ngoài gỗ có giá trị ở tỉnh Cao Bằng làm cơ sở đề xuất biện pháp gây trồng phục vụ công tác phát triển rừng kinh tế" đã xác định được 25 loài cây cho lâm sản
ngoài gỗ có giá trị, tiềm năng kinh tế thuộc 3 nhóm, 5 loài có tiềm năng phát triển và cho thu nhập cao, gồm Trám đen, Dẻ Trùng Khánh, Hồi, Mắc mật và Trúc sào [67] Ngoài ra, còn có các nghiên cứu của Nguyễn Thượng Dong (2006), Dương Mộng Hùng (2005), Hoàng Thái (2008) [13], [39], [65]…
1.1.3.3 Các nghiên cứu tổng hợp và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Các công trình nghiên cứu tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
chưa nhiều Phạm Xuân Trường (2001) tiến hành "Điều tra đánh giá tài nguyên môi
trường xây dựng luận cứ khoa học phục vụ phát triển bền vững KT-XH Cao Bằng"
[80] Dương Mạc Thăng với "Nghiên cứu cơ cấu kinh tế và đề xuất những giải
pháp,chính sách để đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng"(2004) đã đề xuất những giải pháp, chính sách để đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tỉnh[66]; Mai Ngọc Cường (2010) với "Luận cứ khoa học của việc xây
dựng hệ thống mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2011 – 2015, tầm nhìn 2020" đã phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống mục tiêu chủ yếu phát triển KT-
XH của tỉnh Cao Bằng, đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020[12] Gần đây,
Lương Thanh Tuấn (2016) với công trình "Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng" đã tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng các sản phẩm chủ lực, các
sản phẩm thuộc tiềm năng thế mạnh của địa phương ở Cao Bằng [82]
Tỉnh Cao Bằng cũng đã xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói
chung và cho các lĩnh vực nói riêng Năm 2023, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch
tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhấn mạnh mục tiêu phấn
đấu đưa tỉnh Cao Bằng trở thành nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, bền vững và
toàn diện Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh
học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tạo cơ sở cho việc bảo
tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững; Đề án phát triển du lịch tỉnh Cao
Bằng giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2035 với mục tiêu xây dựng ngành du
lịch trở thành thương hiệu du lịch miền núi, đảm bảo phát triển bền vững; Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng cũng ban hành Quy hoạch bảo vệ môi trường
tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020; Quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 [76],[91],[90], [93], [95], [96], [98]
Trang 30Như vậy, dựa trên sự tổng hợp các tài liệu, có thể thấy các nghiên cứu về cảnh quan Cao Bằng còn rất hạn chế Chủ yếu vẫn là các đề tài riêng lẻ, đánh giá từng thành phần cụ thể của cảnh quan hoặc các ngành kinh tế bộ phận Chưa có một nghiên cứu đánh giá tổng hợp cảnh quan phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
1.2 Cơ sở lí luận về cảnh quan và tổ chức lãnh thổ nông lâm nghiệp và du lịch bền vững
1.2.1 Cảnh quan và đa dạng cảnh quan
1.2.1.1 Khái niệm cảnh quan
Cảnh quan là khái niệm rất phức tạp và được sử dụng theo nhiều cách khác nhau Thuật ngữ này được tìm thấy trong nhiều tài liệu bằng tiếng Hà Lan và tiếng Đức cổ Một trong những tài liệu bằng tiếng Hà Lan được viết từ đầu thế kỉ thứ 13 đã
sử dụng từ ―landscap‖ (―landscep‖, ―landschap‖) để chỉ một vùng hoặc môi trường đất, trong đó ―land‖ có nghĩa là ―đất‖, ―lãnh thổ‖ và ―scep‖ có nghĩa là ―phục hồi‖,
―sáng tạo‖ Điều này cũng tương tự như từ ―lantscaf‖ hoặc ―lantscaft ―, ―landschaft‖ trong tiếng Đức và sau này được chuyển sang từ tiếng Anh là ―landscape‖ [106]
Sự tồn tại nhiều định nghĩa về cảnh quan phản ánh sự đa dạng của các quan điểm tiếp cận [113] Do được xây dựng và phát triển trong các hoàn cảnh và môi trường khác nhau nên khái niệm này cũng có nhiều cách hiểu Cảnh quan vừa có thể hiểu như là một khái niệm trừu tượng hoặc để chỉ một khu vực cụ thể Việc làm sáng
tỏ ý nghĩa chính xác của từ và định nghĩa khoa học của nó là bước đầu tiên trong nghiên cứu cảnh quan
- Quan niệm cảnh quan như là phong cảnh
Khởi nguồn, thuật ngữ cảnh quan có nghĩa là ―phong cảnh‖ (scenery) thay vì với
ý nghĩa là ―lãnh thổ‖ Điều này thể hiện rõ qua những bức tranh trong thời kì Phục hưng Theo tiếng Đức cổ, thuật ngữ cảnh quan chỉ "các vùng đất"; trong tiếng Anh, nó có nghĩa là bức tranh một khu vực có phong cảnh tự nhiên hoặc vùng nông thôn [130] Tuy nhiên, trong nghiên cứu học thuật hiện nay, cảnh quan không được sử dụng với nghĩa này mà nó được coi như là một đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học độc lập
- Quan niệm CQ là những cá thể địa lý, là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý
tự nhiên
Một số nhà địa lí học cho rằng, cảnh quan là một lãnh thổ cụ thể (cá thể), đồng nhất về phát sinh và lịch sử phát triển, đặc trưng nền địa chất, một kiểu khí hậu đồng nhất, một phức hợp thổ nhưỡng, sinh vật đồng nhất và có một cấu trúc xác định Điều này được thể hiện trong các công trình của L.X Berg, A.A.Grigoriev, X.V Kalexnik,
Trang 31A.G Ixatsenko, N.A.Xolnxev Ở Việt Nam, điều này phản ánh trong công trình ―Cảnh
quan Địa lý miền Bắc Việt Nam‖ (1976) Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm này ít được
áp dụng ở nước ta
- Quan niệm cảnh quan như một địa hệ thống, thể tổng hợp
Quan niệm CQ như địa hệ thống, đồng nghĩa với khái niệm tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên ở bất kì cấp phân vị nào Theo quan niệm này, cảnh quan là một hệ thống phức tạp gồm các yếu tố và thành phần tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau Quan niệm này thể hiện trong nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam: L.S.Berg, G.N.Vysotsky, SG.F Morodov, A.A Grigoriev, B.N Xukatrov, BB Polunop, X.V Kalexnic, N.A Xonlxev, N.A Gvozdexky, Nhicolaev, A.G Ixatxenko…, V.T.Lập (1976), P.H.Hải (1997), N.C.Huần (1992), T.Q.Hải (1991) và một số nhà địa lý khác
Quan niệm đầy đủ về cảnh quan như là một hệ thống được L.X.Berg đưa ra từ khá sớm và ý nghĩa của nó vẫn còn giá trị cho đến ngày nay Theo ông, cảnh quan là
sự kết hợp của các nhân tố vô cơ và hữu cơ, trong đó sự thay đổi của một nhân tố kéo
theo sự thay đổi của tất cả các nhân tố khác Năm 1947, Berg đã phát biểu: ―Cảnh
quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, các hiện tượng, trong đó đặc biệt
là địa hình, khí hậu, nước,đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất‖ [150]
Đến S.V Kalesnik (năm 1959): ―Cảnh quan địa lý là một bộ phận nhỏ của bề
mặt Trái Đất, khác biệt về chất với các bộ phận khác, được bao bọc bởi các ranh giới
tự nhiên và bản thân là một sự kết hợp các hiện tượng và đối tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng và
có quan hệ mọi mặt với lớp vỏ địa lý‖
Năm 1962, N.A Xolsev định nghĩa: ―Cảnh quan địa lý là một tổng thể tự nhiên
có lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một khí hậu giống nhau và bao ngoài một tập hợp các cảnh khu chính và phụ, đặc trưng cho cảnh quan đó, liên kết với nhau về mặt động lực, lặp đi lặp lại trong không gian một cách có quy luật‖ [40]
Năm 1965, A.G Ixatsenko đã đưa ra khái niệm cảnh quan để bổ sung định
nghĩa của Xolsev như sau: ―Cảnh quan là một bộ phận tách biệt về mặt phát sinh của
một miền cảnh quan, đới cảnh quan và nói chung của bất kỳ một đơn vị khu vực lớn nào, bộ phận nào đặc biệt có tính đồng nhất về mặt địa đới cũng như phi địa đới, có một cấu trúc cá biệt và cấu tạo hình thái riêng‖ [40]
Trang 32Quan niệm cảnh quan như một thể tổng hợp cũng được nhiều tác giả Châu Âu
và Bắc Mỹ sử dụng Marc Antrop coi cảnh quan là một khái niệm tổng hợp và tích hợp
đề cập đến cả thực tế vật chất, có nguồn gốc từ sự tương tác năng động liên tục giữa các quá trình tự nhiên và hoạt động của con người [105] Công ước Cảnh quan châu
Âu coi cảnh quan là "một khu vực, được nhận thức bởi con người, mà đặc điểm của nó
là kết quả hoạt động và tương tác của các yếu tố tự nhiên và (hoặc) yếu tố con người‖
(Hội đồng Châu Âu, 2000) [119] Công ước công nhận tất cả các lãnh thổ đều là một phần của cảnh quan, bao gồm khu vực đô thị, ven đô, nông thôn và đất tự nhiên cũng như các vùng nước và biển [146] Theo đó, bản thân cảnh quan là kết quả từ sự tương tác lâu dài của các quá trình phi sinh học, sinh học, nhân tạo và tự nhiên Maggie Roe (Anh) cho rằng, cảnh quan không nhất thiết phải được phân loại là "tự nhiên" hoặc
"văn hóa" bởi vì tất cả các cảnh quan ở châu Âu ở một mức độ nào đó bị ảnh hưởng bởi con người [146] Mỗi cảnh quan có những đặc điểm riêng do mối quan hệ giữa xã hội hiện tại với các thành phần của môi trường [113]
Khi nghiên cứu các hệ thống phân vị địa lí tự nhiên, tác giả Vũ Tự Lập đã đưa
ra định nghĩa: ―Cảnh quan địa lý là một tổng hợp thể lãnh thổ, được phân hoá ra trong
một đới vĩ độ ở đồng bằng hoặc một đai cao trên núi, có một cấu trúc hợp phần đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật và một cấu trúc không gian bao gồm tập hợp có quy luật của những dạng và diện địa lí‖ [50]
- Quan niệm cảnh quan là đơn vị kiểu loại (loại hình)
Theo đó, CQ không phải là một lãnh thổ riêng biệt, mà là tập hợp một số tính chất chung điển hình cho khu vực này hoặc khu vực khác, không phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của chúng Quan niệm này được thể hiện trong phần lớn các nghiên cứu địa lý, như quan niệm của B.B Polưnov, K.K Markov, A.I Perelman, N.A Gvozdetxky và V.A Nhikolaiev Ở Tây Âu, CQ là tổng hợp thể (hoslistic entity), bao gồm hai bộ phận: bộ phận nhìn thấy được (visual unit) và bộ phận không nhìn thấy -
bộ phận ―tư duy‖ (mental unit) Bộ phận nhìn thấy là tổ hợp giữa đường nét sơn văn
của địa hình và lớp phủ mặt đất, tạo nên đơn vị chức năng Bộ phận không nhìn thấy bao gồm cả những giá trị tinh thần mà con người cảm nhận được và những giá trị chức năng của CQ (Antrop Markov) Ở Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu CQ đều quan niệm CQ là đơn vị kiểu loại (Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Phạm Quang Anh…)
Trang 33Có thể thấy, cảnh quan là khái niệm trung tâm trong các nghiên cứu về địa lí tự nhiên Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất trên toàn thế giới Các quan điểm hiện nay có thể chia thành ba nhóm chính: nhóm quan niệm cảnh quan như là một hệ thống, một thể tổng hợp địa lí (1); nhóm quan niệm cảnh quan như là một đơn vị phân vùng mang tính kiểu loại (2) và nhóm quan niệm cảnh quan là đơn vị phân vùng mang tính cá thể (3) Trong đó, quan niệm (2), (3) được sử dụng phổ biến
và được áp dụng trong đề tài
ĐDCQ phản ánh sự phức tạp trong cấu trúc không gian, cơ chế chức năng và động lực thời gian của cảnh quan Sự đa dạng cũng phản ánh các đặc điểm tự nhiên tổng hợp của một khu vực [111] Nghiên cứu ĐDCQ là xem xét sự đa dạng về cấu trúc, chức năng và động lực CQ, bao gồm số lượng, kích thước và hình dạng các khoanh vi, loại và sự phân bố cảnh quan, mức độ tham gia và kết nối giữa các khoanh
vi
Thuật ngữ ĐDCQ đã được xác định theo nhiều cách khác nhau Theo A.I
Bacca và V.O Mokiev (1997) định nghĩa: ―đa dạng cảnh quan là sự biểu hiện vô số
những thông tin của một cá thể hay một nhóm trên những khoanh vi địa hình, mà sự biểu hiện bên ngoài của nó là sự tác động giữa tự nhiên với con người và sự tác động của chính các thành phần tự nhiên đó‖ Trong sinh thái cảnh quan, ĐDCQ là đa dạng
cấu trúc và chức năng của các ―tế bào‖ (cells) cảnh quan Nó được đo lường bằng các chỉ số về số lượng, hình dạng của khoanh vi, loại cảnh quan và sự liên kết giữa chúng
Theo Nguyễn An Thịnh, ĐDCQ là "số lượng các yếu tố thành tạo cảnh quan (đa dạng
các yếu tố thành tạo cảnh quan), số lượng các đơn vị cảnh quan trong phạm vi một vùng (đa dạng các đơn vị phân vùng cảnh quan) hoặc số lượng và hình thái các kiểu yếu tố cấu trúc cảnh quan trong phạm vi vùng và từng đơn vị cảnh quan cụ thể (đa dạng các đơn vị phân kiểu cảnh quan)” [72]
Mỗi cảnh quan đều có những đặc trưng riêng về cấu trúc, chức năng và động lực học Cấu trúc quy định chức năng, động lực cảnh quan và ngược lại Cấu trúc cảnh quan càng phức tạp thì chức năng của cảnh quan càng rộng Động lực cho sự phát triển
Trang 34của một cảnh quan là tái cấu trúc để làm cho một chức năng tối ưu nhất định Vì vậy,
để phân tích sự ĐDCQ, chúng ta cần phải tiến hành phân tích cấu trúc, động lực và chức năng của cảnh quan [155]
a Đa dạng về cấu trúc
"Cấu trúc" dùng để chỉ các mối quan hệ không gian giữa các thành phần khác
nhau trong hệ sinh thái, nghĩa là, sự phân bố năng lượng, vật liệu và các loài liên quan đến kích cỡ, hình dạng, số lượng, loại và cấu hình của các thành phần Cấu trúc cảnh
quan được hiểu ―Là sự sắp xếp nội tại trong cảnh quan bất đồng nhất, được xác định
bởi thành phần, hình dạng và tỷ lệ của các đơn vị hình thái‖ (Neef, 1973), ―là tính tổ chức của các bộ phận cấu thành trong không gian và tính điều chỉnh trạng thái theo thời gian (được xem như là cấu trúc không gian và thời gian của địa hệ) (Kalexnik,
1978), ―là đặc điểm tổ chức không gian ba chiều trên bề mặt của cảnh quan‖ (Bastian
và Steinhard, 2002)…
Cấu trúc không gian của CQ liên quan đến thành phần, sự sắp xếp và các mối quan hệ không gian giữa chúng [152] Cấu trúc CQ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phong phú và đa dạng sinh học, đến chức năng và đến các quá trình sinh thái (Forman, 1995; Turner, 1989) và ngược lại Cấu trúc càng phức tạp thì càng làm tăng sự đa dạng và sự
đa dạng về cấu trúc đứng là một yếu tố thiết yếu trong việc duy trì chức năng cảnh quan
Cấu trúc cảnh quan được sử dụng làm cơ sở cho việc phân loại các địa hệ thống Do vậy, việc phân tích cấu trúc cảnh quan là cần thiết trong nghiên cứu, đánh giá ĐDCQ Cấu trúc của cảnh quan bao gồm bao gồm cấu trúc không gian (chia thành cấu trúc đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian
- Cấu trúc đứng
Cấu trúc đứng có thể hiểu là sự phân bố, sắp xếp các thành phần cảnh quan theo chiều từ dưới lên trên Cấu trúc đứng được hình thành trên cơ sở mối liên kết giữa các thành phần của cảnh quan theo chiều thẳng đứng, bao gồm: địa chất - địa hình - khí hậu - thủy văn - thổ nhưỡng - sinh vật Các thành phần này có vai trò và hướng phát triển khác nhau nhưng luôn liên kết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất Khi một thành phần trong cấu trúc thay đổi sẽ kéo theo các thành phần khác cũng như toàn
bộ cảnh quan thay đổi theo
- Cấu trúc ngang (cấu trúc hình thái)
Cấu trúc ngang được hình thành do có sự thay đổi của các thành phần của cấu trúc thẳng đứng theo chiều ngang lãnh thổ Do tác động của các quy luật phân hoá không gian, cảnh quan một khu vực luôn không đồng nhất mà có sự phân hoá,
Trang 35tạo thành các bộ phận (các đơn vị hình thái) khác nhau Mỗi một đơn vị hình thái
có thể coi là một hệ thống cấp nhỏ hơn được phân chia từ một hệ thống cấp cao hơn Mối quan hệ giữa các đơn vị bộ phận tạo nên cấu trúc theo chiều ngang của cảnh quan
Đa dạng về cấu trúc ngang có thể được phân thành ba loại (Fu, 1995b; Fu và
Chen 1996): đa dạng khoanh vi (patch diversity), đa dạng kiểu loại (type diversity) và
đa dạng mô hình (pattern diversity) [123]
và số khoanh vi trên mỗi đơn vị diện tích cảnh quan tỉ lệ thuận với ĐDCQ Khi phạm
vi hoặc kích thước cảnh quan tăng lên, nếu tìm thấy càng nhiều loài và nhiều loại khoanh vi thì ĐDCQ càng cao
+ Đa dạng kiểu loại chỉ sự phong phú và tỉ lệ của các loại CQ, nói cách khác là
số lượng và tỷ lệ của các loại cảnh quan được xem xét Đa dạng này thường được đo bằng chỉ số Shannon-Weaver
+ Đa dạng mô hình chỉ sự đa dạng về các loại cảnh quan trong phân bố không gian cũng như sự tương tác giữa các loại và các khoanh vi khác nhau
Sự phức tạp về cấu trúc ngang biểu thị rõ nhất cho sự ĐDCQ của một lãnh thổ
Vì vậy, để nghiên cứu và đánh giá ĐDCQ của tỉnh Cao Bằng, cần xác định được các đơn vị cảnh quan trong hệ thống phân loại cảnh quan
- Cấu trúc thời gian (cấu trúc nhịp điệu)
Cấu trúc thời gian có thể hiểu là sự biến đổi trạng thái CQ theo thời gian, quan trọng nhất là sự thay đổi theo nhịp điệu mùa Phân tích cấu trúc thời gian thực chất là phân tích động lực và nhịp điệu cảnh quan [72] Tuy nhiên, đây là nội dung rộng và phức tạp, vì vậy trong phạm vi luận án chỉ phân tích sự biến đổi CQ theo mùa và sự biến đổi CQ dưới sự tác động con người
b Đa dạng về chức năng
"Chức năng" là thuật ngữ dùng để chỉ các tương tác giữa các yếu tố không gian
của một cảnh quan Forman và Godron (1986) đã định nghĩa chức năng CQ như là
―mối tương tác giữa các yếu tố không gian, dòng chảy vật chất và năng lượng cùng
sinh vật trong tự nhiên‖ Theo Jianguo Wu (2002), chức năng là sự trao đổi theo chiều
Trang 36ngang và chiều dọc của các sinh vật, năng lượng, vật chất và thông tin trong một cảnh quan [162]
Sự phân chia chức năng cảnh quan có nhiều ý kiến khác nhau Một số tác giả như Vũ Tự Lập (1979), Trương Quang Hải (2008) …cho rằng cảnh quan có hai chức năng cơ bản nhất là chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế- xã hội Trong đó, chức năng tự nhiên là chức năng cơ bản nhất, được hình thành do tính chất và đặc điểm của các thành phần tự nhiên Chức năng kinh tế xã hội là khả năng môi trường cung cấp các dạng tài nguyên, là cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế như nông, lâm, ngư, công nghiệp, thương mại và du lịch…
Một số tác giả khác cho rằng, cảnh quan có nhiều chức năng khác nhau (đa
chức năng) Felix Kienast (2009) chia cảnh quan gồm 4 chức năng chính: sản xuất,
điều tiết, môi trường sống và thông tin [131]
+ Chức năng sản xuất: thể hiện khả năng cung cấp các sản phẩm tự nhiên, như: sản phẩm động vật hoang dã, trồng trọt, sản phẩm lâm nghiệp thương mại (gỗ, sợi, lâm sản ngoài gỗ), năng lượng, giao thông vận tải và nhà ở…;
+ Chức năng điều tiết: xuất phát từ khả năng của cảnh quan ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, như: điều tiết khí hậu, điều tiết nước, giảm tai biến thiên nhiên, đồng hóa chất thải, ngăn chặn xói mòn, đồng hoá chất thải…;
+ Chức năng môi trường sống: cảnh quan là môi trường sống và sinh sản thích hợp cho thực vật và động vật hoang dã, tiếp nhận sự di cư của các sinh vật, có vai trò quan trọng để duy trì tự nhiên và đa dạng sinh học;
+ Chức năng thông tin: chức năng này tạo nên tính thẩm mỹ, hấp dẫn của cảnh quan, giúp con người có được những lợi ích từ cảnh quan thông qua giải trí, phát triển nhận thức, thư giãn…
R De Groot (2005) cho rằng, cảnh quan có thể cung cấp đa chức năng như
chức năng sinh thái, văn hóa xã hội và kinh tế Trong đó, chức năng sinh thái là chức
năng quan trọng nhất, bao gồm chức năng điều tiết, sản xuất, trú ẩn, thông tin và chuyển đổi
Như vậy, chức năng của cảnh quan đề cập đến khả năng của một cảnh quan có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho con người như thế nào Cảnh quan cùng lúc phải thực hiện đồng thời nhiều chức năng như: sinh thái (như một khu vực sinh sống), kinh
tế (như một khu vực để sản xuất), văn hóa xã hội (như một khu vực cho giải trí và nhận dạng), lịch sử (như một khu vực để định cư và bản sắc) và thẩm mỹ (như một khu vực để trải nghiệm)… Phân tích chức năng của cảnh quan cho phép chúng ta xác
Trang 37định các khu vực có những tiềm năng và thuận lợi cho các mục đích khác nhau Có những khu vực mà chức năng kinh tế của nó có thể thấp nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ, giảm thiểu thiên tai, ví dụ như những đỉnh núi cao Khu vực thuận lợi cho nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc du lịch thì nên quy hoạch, sử dụng hợp lí, vừa tạo ra giá trị lớn nhất lại vừa phù hợp với chức năng của cảnh quan Những khu vực
mà các chức năng của cảnh quan yếu thì nên có những biện pháp cải tạo và bảo vệ Để PTBV, con người cần sử dụng CQ phù hợp với chức năng của nó
c Đa dạng về động lực
Động lực là một đặc tính quan trọng của cảnh quan (Antrop, 2003) [105] Động
lực học được hiểu là sự thay đổi theo thời gian trong cấu trúc, chức năng và hình dạng cảnh quan, được thúc đẩy bởi các quá trình tự nhiên và nhân tạo Thực chất, động lực phát triển của một cảnh quan là tái cấu trúc môi trường hiện tại để tối ưu hóa chức năng của chúng
Cảnh quan luôn biến động và thay đổi liên tục vì nhiều lí do và theo nhiều cách khác nhau Sự thay đổi tổng thể của một cảnh quan là kết quả của sự tác động qua lại các quá trình tự nhiên cùng tác động tự phát hoặc tự giác của con người Có thể nói, hầu hết các cảnh quan ngày nay đều đã bị ảnh hưởng bởi con người và cảnh quan là một sự hỗn hợp giữa tự nhiên và nhân sinh [112] Thậm chí, xã hội và môi trường thay đổi nhanh chóng đã dẫn đến việc tạo ra những cảnh quan hoàn toàn mới và sự suy thoái nhanh chóng của nhiều cảnh quan, cả tự nhiên lẫn văn hóa
Sự thay đổi của cảnh quan phụ thuộc vào các quá trình và nhân tố khác nhau Các nhân tố tạo nên những biến đổi cảnh quan có thể chia thành hai nhóm: các quá trình địa lí tự nhiên và các quá trình kinh tế - xã hội Các quá trình địa lí tự nhiên bao gồm các hoạt động nội sinh và ngoại sinh diễn ra trong các địa quyển Các quá trình kinh tế xã hội cụ thể được xác định như đô thị hóa, công nghiệp hóa, cơ giới hóa, sự
mở rộng nông nghiệp…[106] Bản thân các quá trình này cũng luôn biến động dẫn đến cảnh quan chỉ có sự ổn định tương đối [110]
Cảnh quan bao gồm nhiều thành phần mà mỗi thành phần đều có động lực thay đổi riêng Do đó, khi nghiên cứu chúng ta phải xem xét tính chất và xác định vai trò của từng thành phần đó Để phát hiện các thay đổi, chúng ta phải sử dụng tổng hợp các phương pháp định tính và định lượng trong các khoảng thời gian khác nhau Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phải xác định được sự thay đổi tổng thể của toàn bộ cảnh quan
Trang 38Như vậy, sự đa dạng về cấu trúc, chức năng và động lực có mối quan hệ với nhau Sự ổn định của cảnh quan liên quan chặt chẽ đến cấu trúc của nó Cấu trúc cảnh quan hiện có tạo thành khuôn khổ, quy định các chức năng và ràng buộc của tất cả các quá trình và hoạt động trong không gian địa lý Sự phát triển cảnh quan dựa trên sự tương tác giữa cấu trúc và chức năng, làm cho mỗi cảnh quan trở nên độc đáo Tốc độ
và mức độ thay đổi trong cảnh quan là những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến sự phát triển của cảnh quan, có thể làm thay đổi hình thức và chức năng của cảnh quan Những thay đổi trong các kiểu cảnh quan có thể ảnh hưởng đến một loạt các đặc điểm
tự nhiên như đa dạng sinh học [147] Nghiên cứu trạng thái hiện tại (cấu trúc) và những thay đổi trong tương lai (động lực) tạo ra sự hiểu biết về các cơ chế và quá trình sinh thái thúc đẩy sự thay đổi trong cảnh quan
1.2.2 Phân loại và phân vùng cảnh quan
1.2.2.1 Hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại cảnh quan được xây dựng bởi các nhà địa lí học và cảnh quan Xô viết Một số nhà nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn về lí luận và xây dựng hệ thống phân loại như Xontxev (1958, 1960); M.I Mikhainov (1962); V.I Prokaev (1967)… Trong đó, hệ thống phân loại phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trong địa lí và khoa học cảnh quan Xô viết là của A.G Ixatsenko (1961, 1991), N.A Gvozdetsky (1961) và V.A Nikolaev (1966 Nhìn chung, hệ thống phân loại của các tác giả là không đồng nhất với nhau Cụ thể:
- Hệ thống phân loại cảnh quan của tác giả A.G Ixatsenko, gồm 8 bậc: Nhóm
kiểu -kiểu -phụ kiểu -lớp -phụ lớp -loại -phụ loại -biến chủng (thể loại);
- Hệ thống phân loại của N.A.Gvozdexki, gồm 5 bậc: lớp - kiểu - phụ kiểu -
nhóm - loại;
Hệ thống phân loại của V.A Nhicolaev, gồm 12 cấp: Thống hệ phụ hệ lớp
-phụ lớp -nhóm -kiểu phụ kiểu -hạng phụ hạng -loại phụ loại
Có thể thấy, hệ thống phân loại của các tác giả có những nét tương đồng ở tên gọi của một số cấp phân vị Tuy nhiên, số lượng cấp, chỉ tiêu của các cấp cũng như thứ
tự của các cấp có thể rất khác nhau Đồng thời việc áp dụng các cấp phân vị cũng phụ thuộc vào từng lãnh thổ khác nhau
Ở Việt Nam, hệ thống phân loại cũng được xây dựng trên cơ sở kế thừa của khoa học cảnh quan Xô viết Một số hệ thống phân loại của các tác giả Việt Nam có thể kể đến bao gồm:
Trang 39+ Hệ thống phân loại của tác giả Vũ Tự Lập được xây dựng cho từng cấp phân
vị phân vùng Đối với cấp diện địa lí, ông sử dụng các bậc phân loại là lớp – kiểu –
loại – thứ; với cấp dạng địa lí là lớp – nhóm – kiểu – loại – thứ; với cấp cảnh địa lí là
hệ - lớp – lớp phụ - nhóm - kiểu – chủng – loại - thứ Mỗi hệ thống phân loại chỉ có
giá trị và được áp dụng riêng cho mỗi cấp [47]
+ Hệ thống phân loại 7 cấp của tác giả Phạm Quang Anh (1983) cho xây dựng
bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/2.000000 dựa trên hệ thống phân loại của Nicolaev
gồm: khối cảnh quan- hệ- phụ hệ- lớp- phụ lớp- nhóm- kiểu cảnh quan, trong đó kiểu
cảnh quan là cấp cơ sở, được hiểu là kiểu khu vực cảnh quan tương tự nhau về mặt phát sinh, có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn
+ Hệ thống phân loại của tác giả Trương Quang Hải (1991) đơn giản hơn, chỉ
bao gồm 5 cấp: hệ, lớp, nhóm, kiểu, loại cảnh quan Hệ thống phân cấp này được tác
giả sử dụng cho việc xây dựng bản đồ cảnh quan miền Nam của Việt Nam với tỉ lệ 1/1.000.000 [22]
+ Hệ thống phân loại của các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh bao gồm các cấp là hệ CQ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu
và loại CQ [20]
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập áp dụng cho cấp cảnh quan địa lí [47]
Chủng Toàn bộ môi trường vô cơ (kiểu địa hình, nhóm kiểu khí
hậu, đại tổ hợp đất, nền địa chất, loại thuỷ văn)
560
Loại Toàn bộ môi trường tự nhiên vô cơ – hữu cơ (môi trường
vô cơ, trạng thái thực bì và đại tổ hợp thực vật)
Trang 40khác nhau về vị trí trên hay dưới của cấp kiểu CQ so với cấp lớp CQ trong hệ thống phân vị Trên cơ sở kế thừa, tác giả đã sử dụng các cấp phân loại là hệ CQ,
phụ hệ, kiểu, lớp, phụ lớp, hạng, loại CQ để xây dựng bản đồ CQ tỉnh Cao Bằng
tỉ lệ 1:100.000 Với bản đồ CQ huyện Trùng Khánh tỉ lệ 1:50.000, đơn vị phân
loại được phân chia đến cấp dạng CQ
1.2.2.2 Hệ thống phân vùng cảnh quan
Hiện nay chưa có một hệ thống phân vùng chung cho toàn thế giới Các nhà địa
lí tự nhiên vẫn chưa thống nhất về mặt thuật ngữ trong hệ thống phân vùng và rất khác nhau về số lượng các cấp, cấp cao nhất, cấp thấp nhất Nhiều tác giả cho rằng, vòng đai là cấp cao nhất (A.A.Grigoriev, V.B.Xosava, Ph.N.Mincov, Iu.P.Parmuzin…); có tác giả lại xếp đới (I.X.Sukin, B.Georges, các nhà địa lí Đức…) hoặc xứ là cao nhất Đồng thời, do nhìn nhận vai trò của nhân tố địa đới và phi địa đới cũng khác nhau nên
hệ thống phân vùng cũng rất khác nhau Có tác giả chia hệ thống phân vị của mình thành 1 dãy nhưng cũng có các tác giả lại chia thành 2, 3 dãy
Phân vùng lãnh thổ khu vực Cao Bằng nói riêng và lãnh thổ Việt Nam nói
chung đã được nhiều tác giả đề cập với nhiều hệ thống khác nhau [20], [23], [31] [47],
[78] Có thể kể đến một số đơn vị phân vùng như sau:
+ Hệ thống phân vùng của Tổ phân vùng thuộc UBKHKT Nhà nước (1970),
bao gồm 7 cấp: Á đại lục – Xứ - Đới – Á đới - Miền – Á miền – Vùng [78];
+ Hệ thống phân vùng của tác giả Vũ Tự Lập: Tác giả xem xét vai trò của nhân
tố địa đới và phi địa đới trong các cấp phân vị khác nhau Vì vậy, sơ đồ phân vùng của tác giả bao gồm nhiều đoạn Đoạn trên cấp cảnh của bao gồm các cấp chia thành hai nhánh: nhánh địa đới (gồm các cấp như vòng đai, đới…) và phi địa đới (gồm các cấp như địa ô, xứ…) Hai nhánh có lúc chập với nhau như ở cấp miền và cấp khu; Đoạn từ cấp cảnh trở xuống thì có sự thống nhất cao giữa cả quy luật địa đới và phi địa đới nên không phân chia thành các nhánh Về cơ bản, các cấp phân vị chủ yếu của tác giả bao
gồm: Đới – Miền – Khu [47] Theo cách phân chia này, Cao Bằng nằm trong Miền
Bắc và Đông bắc Bắc bộ và khu Đông Bắc
+ Hệ thống phân vùng của Trung tâm địa lí tài nguyên - Viện KHCN Việt Nam
(1992) gồm: Đới - Á đới - Miền - Á miền – Vùng địa lí tự nhiên;
+ Hệ thống phân vùng của Phạm Hoàng Hải và một số tác giả: các đơn vị phân
vùng bao gồm các cấp: Đới (1) – Miền (8 miền) - Vùng (66 vùng), trong đó, cấp vùng
là cấp cơ sở trong hệ thống phân vùng Việt Nam ở tỉ lệ 1/1000.000 [20] Theo hệ