1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ

198 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề xây dựng một nền kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển bền vữngđang trở thành một nguyên tắc đảm bảo cho Việt Nam có tốc độ tăng trưởngkinh tế cao và ổn định Đặc biệt, phát triển bền vững ở miền núi hiện nay còngặp nhiều khó khăn do có những trở ngại về các mặt như điều kiện tự nhiên,KT-XH, việc khai thác sử dụng tài nguyên chưa hợp với các điều kiện sinh tháilãnh thổ dẫn đến sự suy thoái và cạn kiệt tài nguyên Điều này gây ảnh hưởngxấu tới xu thế phát triển KT-XH và trực tiếp chi phối đến đời sống cộng đồng

Do vậy mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) vàbảo vệ môi trường (BVMT) đối với các vùng lãnh thổ cụ thể là một trongnhững vấn đề mang tính chiến lược hiện nay, nhất là ở miền núi, nơi có cácđiều kiện tự nhiên và sự phân hóa tự nhiên rất đa dạng và phức tạp

Các thành phần cấu tạo cảnh quan (CQ) có tính độc lập tương đối, songgiữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực Hệ thống

đó tồn tại trong trạng thái cân bằng động, một thành phần nào đó trong hệthống thay đổi có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần khác và phá vỡ

hệ thống cũ tạo nên một hệ thống mới Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiênnhiên tức là tác động vào hệ thống tự nhiên một cách phù hợp với đặc điểm,quy luật phát sinh, phát triển của chúng sẽ bảo vệ, tái tạo được nguồn tàinguyên thiên nhiên và đảm bảo được sự phát triển bền vững của lãnh thổ

Để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, nghiên cứuđánh giá cảnh quan, một công việc tiên quyết trong khai thác và sử dụng hợp lýtài nguyên, đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng và là cơ sở khoa học củaviệc lựa chọn các mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, códiện tích tự nhiên là 3.533,4 km2, nằm trong khu vực giao lưu giữa các vùngĐông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, cách Hà Nội 80 km Phú Thọ làmột trong những tỉnh có độ che phủ rừng khá cao (49%), có tiềm năng lớn pháttriển lâm nghiệp, có nhiều điều kiện thuận lợi trồng các loại cây công nghiệp,cây ăn quả, cây lương thực và phát triển kinh tế trang trại, Phú Thọ còn có

Trang 2

nhiều tiềm năng về du lịch tự nhiên, đặc biệt du lịch sinh thái; là miền đất lưugiữ nhiều giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc của người Việt

Để khai thác được đầy đủ các tiềm năng của tự nhiên đó phục vụ chophát triển KT-XH mà không gây tác động xấu đến tự nhiên, đòi hỏi con ngườiphải hiểu biết và nắm chắc về các quy luật phát triển của tự nhiên trước khi tiếnhành khai thác

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lòng mong muốn đưa ra những ý tưởngđịnh hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm phát triểnKT-XH theo hướng phát triển bền vững địa bàn toàn tỉnh nói chung và pháttriển một giống cây trồng quý giá, một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ làcây bưởi Đoan Hùng nói riêng theo định hướng phát triển của tỉnh, nên tác giả

đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ” cho luận án của mình.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Xác lập được những luận cứ khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyênthiên nhiên tỉnh Phú Thọ trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan cho các mụcđích phát triển kinh tế - xã hội (cụ thể 3 ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và dulịch)

2.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan Xáclập cơ sở phương pháp luận, các nguyên tắc và phương pháp ứng dụng kết quảnghiên cứu cảnh quan trong quy hoạch sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnhPhú Thọ

- Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan; thành lập Bản đồ cảnh quantỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1:100.000; Bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ1:50.000; phân tích cảnh quan (cấu trúc, chức năng, động lực) nhằm làm sáng

tỏ quy luật phân hóa tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu

- Đánh giá cảnh quan tỉnh Phú Thọ cho mục đích phát triển 3 ngành nông,lâm nghiệp và du lịch; Đánh giá cảnh quan huyện Đoan Hùng cho phát triển vàphân bố cây bưởi đặc sản và đề xuất các định hướng khai thác, sử dụng hợp lý

Trang 3

tài nguyên, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất theo các đơn vịcảnh quan tỉnh Phú Thọ.

- Các đối tượng đánh giá: 3 ngành kinh tế trọng điểm nông nghiệp, lâmnghiệp và du lịch theo đơn vị loại cảnh quan Đánh giá thích nghi sinh thái câybưởi huyện Đoan Hùng theo đơn vị dạng cảnh quan

4 Luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: Phú Thọ có tiềm năng đa dạng về ĐKTN, TNTN và KT

-XH đã tạo nên đặc điểm phân hóa đa dạng, phức tạp nhưng có quy luật của tựnhiên lãnh thổ được thể hiện rõ qua các đặc trưng của cảnh quan tự nhiên; đây là

cơ sở khoa học quan trọng cho việc đánh giá mức độ thích nghi của các đơn vịcảnh quan cho các mục đích thực tiễn

- Luận điểm 2: kết quả đánh giá cảnh quan kết hợp phân tích hiện trạng

phát triển KT-XH lãnh thổ nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các định hướng tổchức không gian, kiến nghị các giải pháp phù hợp cho phát triển các ngành nôngnghiệp, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh Phú Thọ, đề xuất tổ chức không gian phân

bố cây bưởi đặc sản ở huyện Đoan Hùng

5 Những điểm mới của đề tài

5.1 Đã nghiên cứu làm rõ sự phân hóa đa dạng và có tính quy luật của tựnhiên - các cảnh quan tỉnh Phú Thọ Xây dựng được hệ thống phân loại, thànhlập Bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000; Bản đồ cảnh quan huyệnĐoan Hùng, tỉ lệ lớn 1:50.000

Trang 4

5.2 Đã đánh giá và xác lập được mức độ thích nghi sinh thái của các đơn

vị cảnh quan đối với các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch trên địa bàn tỉnhPhú Thọ, xây dựng các bản đồ đánh giá thích nghi của các yếu tố địa lý làm cơ

sở đề xuất định hướng và các giải pháp cho phát triển bền vững nông, lâmnghiệp và du lịch trên địa bàn nghiên cứu

5.3 Xác định được khả năng phát triển, không gian phân bố và khả năng

mở rộng diện tích phát triển cây bưởi đặc sản trên địa bàn huyện Đoan Hùngtheo các đơn vị cảnh quan (trên cơ sở bản đồ cảnh quan của huyện tỉ lệ1:50.000)

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học: làm sáng tỏ quy luật phân hoá đa dạng, phức tạp

của tự nhiên, những đặc điểm đặc thù trong phân hóa các đơn vị cảnh quan tỉnhPhú Thọ, đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, đánh giá tiềmnăng tự nhiên, sử dụng hợp lí tài nguyên theo hướng địa lí ứng dụng cho một lãnhthổ cụ thể

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: góp phần định hướng việc sử dụng hợp lý lãnh thổ

(nông, lâm, du lịch) trên cơ sở các đơn vị cảnh quan Từ những định hướng được

đề xuất và các mô hình hệ kinh tế sinh thái cho nông - lâm nghiệp được xây dựng

sẽ góp phần xác lập chiến lược phát triển bền vững KT-XH khu vực nghiên cứunói riêng trong mối liên hệ với khu vực trung du miền núi phía Bắc nói chung

7 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

7.1 Quan điểm nghiên cứu

Dựa trên cơ sở các quan điểm đã được vận dụng trong nghiên cứu địa lý tựnhiên tổng hợp, có tính đến những tác động của sản xuất lãnh thổ nhằm sửdụng hợp lý nguồn TNTN, BVMT và phát triển bền vững KT-XH, những quanđiểm nghiên cứu địa lý địa phương

7.1.1 Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Mỗi hệ thống là một phức hợp các yếu tố và các mối quan hệ qua lại, chính

vì thế, cần phải nghiên cứu hệ thống trên quan điểm tổng hợp Đây là một trongnhững quan điểm quan trọng nhất trong quy hoạch lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên vàmôi trường Theo quan điểm này, mỗi một đơn vị tổng hợp thể lãnh thổ là một tổhợp có tổ chức của các sự vật và hiện tượng Sự tác động của con người vào một

Trang 5

hợp phần hay một bộ phận tự nhiên nào đó cũng có thể dẫn đến những thay đổikhông lường hết được trong hoạt động của cả tổng thể.

Các ngành kinh tế phát triển trên cơ sở hệ thống tương đối toàn diện từnguồn lực tự nhiên cho đến các nguồn lực kinh tế xã hội Mỗi ngành kinh tế cótính đặc thù riêng, tuy nhiên, một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải đảmbảo mối quan hệ liên ngành, tổng hợp có hệ thống của các thành phần kinh tế

Quan điểm hệ thống và tổng hợp là những quan điểm chủ đạo, có ưu thếtrong nghiên cứu lãnh thổ đặc biệt đối với Phú Thọ, một tỉnh trung du miền núi

có tính đa dạng về tự nhiên và nhân văn, càng hiệu quả hơn khi người nghiêncứu có khả năng nhìn nhận mối liên hệ giữa các đối tượng càng rộng Quanđiểm này được tác giả vận dụng trong tất cả các bước tiến hành của luận án, từthu thập tài liệu, chuẩn bị nghiên cứu đến việc thực hiện các bước nghiên cứu,đánh giá cảnh quan và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho cácmục đích thực tiễn

7.1.2 Quan điểm lãnh thổ

Đối tượng địa lý nào cũng cần xác định trên một lãnh thổ cụ thể, có sự

phân hóa và phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh thổ đó, đồng thời có mối quan hệvới các lãnh thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên, cũng như KT-XH Trong quá trình nghiên cứu cảnh quan tỉnh Phú Thọ, sự thay đổi bất cứmột thành phần tự nhiên trong một bộ phận lãnh thổ từ miền núi hay vùng gò đồicũng đều có liên quan đến các bộ phận lãnh thổ thuộc khu vực đồng bằng vàngược lại Vì vậy, khi nghiên cứu một bộ phận cảnh quan Phú Thọ, tác giả đã đặt

nó trong toàn bộ cảnh quan lãnh thổ thông qua cấu trúc đứng và cấu ngang

7.1.3 Quan điểm kinh tế sinh thái

Một trong những vấn đề quan trọng trong nghiên cứu và đánh giá cảnhquan là tìm ra được phương thức và các định hướng sử dụng, bảo vệ cảnh quan

tự nhiên và đem lại lợi ích cho cộng đồng Vì vậy, đánh giá cảnh quan đối vớicác ngành kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo tính toàn vẹnlãnh thổ của hệ sinh thái, các tác động của các ngành kinh tế đến cảnh quanphải tính đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái, đảm bảo hiệu quả về kinh tế

và bảo tồn môi trường tự nhiên một cách bền vững Đề tài đã vận dụng quan

Trang 6

điểm này trong quá trình đánh giá thích nghi cảnh quan đối với các ngành kinh

tế nông, lâm nghiệp và du lịch toàn tỉnh Phú Thọ, trong đó đánh giá thích nghicảnh quan đối với cây bưởi huyện Đoan Hùng là một điểm nhấn

7.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Đối với các vùng trung du miền núi nói chung, Phú Thọ nói riêng, quan

điểm phát triển bền vững cho phép nghiên cứu và đề xuất các biện pháp sửdụng hợp lý các điều kiện địa lí tự nhiên (trong đó cảnh quan là một thể tổng

hợp địa lí tự nhiên) trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch dựa

trên các kết quả nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các thành phần tự nhiên, môitrường, hiện trạng sử dụng tài nguyên khu vực Một nền kinh tế nông, lâmnghiệp và du lịch sinh thái phát triển bền vững phụ thuộc nhiều vào các yếu tố

tự nhiên (nước, địa hình, khí hậu ), môi trường kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tầng,chính sách, trình độ dân trí ) của mỗi một vùng Chính vì vậy, khi xác định các

mô hình kinh tế sinh thái, định hướng và hoạch định không gian tổ chức sản xuấtcho lãnh thổ Phú Thọ cần phù hợp với đặc trưng sinh thái môi trường, đặc điểmkinh tế - xã hội để vừa đạt năng suất, hiệu quả phát triển cao, vừa giữ được môitrường lành mạnh, không bị thoái hóa, ô nhiễm, hủy hoại

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp có thể đi từ phân tích đến tổng hợp hoặc ngược lại, từphương pháp truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại,… Tác giả đã sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau:

7.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu, tài liệu

Trên cơ sở đề cương chi tiết đề tài, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiêncứu để tiến hành thu thập các nguồn tài liệu, số liệu, báo cáo, các bản đồ và cácthông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá cảnh quan Phú Thọ

Do các tài liệu, số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau vì vậy cầnchuẩn hóa để đảm bảo tính đồng bộ về thời gian, đơn vị…Sau đó tiến hànhphân tích, tổng hợp, lựa chọn và xử lý nguồn tài liệu, số liệu, biên tập lại cácbản đồ Các dữ liệu trên sau khi xử lý, phân tích sẽ là cơ sở cho quá trìnhnghiên cứu đánh giá cảnh quan, từ đó đề xuất định hướng để quy hoạch sửdụng hợp lý cảnh quan địa bàn nghiên cứu

Trang 7

7.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Để thực hiện đề tài, tác giả đã thực hiện một số đợt khảo sát thực địa,nghiên cứu cụ thể đặc điểm phân hóa của tất cả các hợp phần tự nhiên (địachất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và KT-XH (sự phân bốdân cư, dân tộc, cơ sở hạ tầng, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng phát triển cácngành kinh tế ) của tỉnh Phú Thọ

Việc khảo sát thực địa được tiến hành theo 2 tuyến chính, tại mỗi tuyến,tác giả chú trọng chọn một số điểm chìa khóa có ý nghĩa đối với đề tài: tuyếnViệt Trì- Đoan Hùng- Hạ Hòa-Yên Lập theo đường quốc lộ 2, với các điểmchìa khóa thành phố Việt Trì, Ao Giời-Suối Tiên, đầm Ao Châu, xã Phú Hộ vàthị trấn Đoan Hùng; tuyến Thanh Thủy - Thanh Sơn - Tân Sơn theo đường 32,điểm chìa khóa là khu du lịch suối khoáng nóng Thanh Thủy- xã La Phù, VườnQuốc gia (VQG) Xuân Sơn Mục đích phân bố các tuyến để thấy được sự phânhóa cảnh quan Phú Thọ từ bắc xuống nam, đông sang tây, từ đồng bằng đếntrung du và sang khu vực đồi núi, lập lát cắt Yên Lập - Hạ Hòa - Đoan Hùng

Ngoài ra, tác giả còn thực hiện một số tuyến khảo sát ngắn, mang tínhphụ trợ, nhằm mục đích cập nhật, chuẩn hóa các tài liệu số liệu đã có và khẳngđịnh lại các kết quả đã thực hiện

7.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Tác giả đã tiếp cận với người dân đã định cư lâu năm hoặc giàu kinhnghiệm thực tiễn để thu thập thông tin về tình hình sử dụng TNTN, một số vấn

đề về sản xuất, sinh sống của người dân như: sử dụng đất, trồng rừng, nuôitrồng thủy sản, tập quán sản xuất, hiệu quả kinh tế… Đây là nguồn tư liệu quantrọng giúp cho việc đánh giá tài nguyên và đưa ra định hướng sử dụng khả thinhất cho địa phương

Trong quá trình đánh giá, tác giả còn tiến hành tham khảo ý kiến của cácchuyên gia, đặc biệt trong việc lựa chọn trọng số, phân bậc, cho điểm các chỉtiêu, nhằm tăng cường tính chính xác và khách quan của kết quả đánh giá

7.2.4 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)

Trong đề tài, phương pháp bản đồ đã được vận dụng từ khâu đầu tiên đểthu thập thông tin, chuẩn hóa phân tích, tổng hợp các yếu tố thành tạo cảnh

Trang 8

quan, đến việc thành lập các bản đồ cảnh quan, các bản đồ đánh giá thích nghicảnh quan và cuối cùng là thành lập bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan tỉnhPhú Thọ.

Ngoài việc sử dụng phương pháp bản đồ truyền thống, tác giả đã sửdụng các phần mềm GIS (chủ yếu phần mềm Mapinfo 10.0, Arc GIS) để tiếnhành chỉnh sửa, biên tập và thể hiện các bản đồ hợp phần thành tạo cảnh quan lãnhthổ nghiên cứu Tích hợp, chồng xếp các lớp thông tin ở các bản đồ thành phần đểthành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, Bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng,các bản đồ đánh giá cảnh quan, bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ

7.2.5 Phương pháp phân tích, đánh giá cảnh quan

Phương pháp phân tích cấu trúc cảnh quan được thể hiện trong đề tài đểphân tích đặc điểm cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu làm cơ sở cho công tác đánhgiá Luận án cũng áp dụng phương pháp đánh giá thích nghi cảnh quan cho cácmục đích phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ, đánh giáthích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển cây bưởi huyện Đoan Hùng, từ đó

đề xuất định hướng và giải pháp cho việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN vàBVMT tỉnh Phú Thọ

Nội dung cụ thể của phương pháp và các bước tiến hành đánh giá cảnhquan được trình bày trong mục 1.2.3.4 Kết quả đánh giá được thể hiện qua các

ma trận (phần phụ lục)

8 Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án được trình bày trong 4 chương

gồm 148 trang, với 17 bản đồ, 1 lát cắt, 5 hình vẽ, 23 bảng số liệu, 21 phụ lục

Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các mục

đích thực tiễn

Chương 2: Đặc điểm cảnh quan tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm

nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ

Chương 4: Định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho phát triển nông,

lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO CÁC MỤC ĐÍCH THỰC TIỄN

1.1 Tổng quan các công trình có liên quan

1.1.1 Nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới

Hướng nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp trên thế giới có từ rất sớm,cùng với sự phát triển của khoa học địa lí Giai đoạn từ cuối thế kỉ 19, đầu thế

kỉ 20 được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành khái niệm cảnhquan, với nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan của các tác giả thuộc nhiềutrường phái khác nhau từ trường phái Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu đếntrường phái nghiên cứu cảnh quan của Tây Âu và Bắc Mĩ Mỗi trường phái đều cónhững đặc trưng nghiên cứu riêng, với nhiều công trình khoa học có giá trị cao, làkim chỉ nam cho các thế hệ nhà khoa học kế tiếp

Xem xét lịch sử phát triển ngành cảnh quan học trên thế giới đã thấy rõ đây

là một quá trình phát triển tiến bộ không ngừng, minh chứng bởi nhiều công trìnhkhoa học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn cao Dưới đây là một số thành tựutrong nghiên cứu cảnh quan trên thế giới định hướng cho đề tài

1.1.1.1 Nghiên cứu cảnh quan ở Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu

Cơ sở của địa lý tự nhiên hiện đại gắn liền với tên tuổi và các công trìnhnghiên cứu của nhà thổ nhưỡng học người Nga V.V Dokuchaev (1846-1903).Học thuyết về đất của ông là nhân tố khởi đầu về tổng hợp thể địa lý tự nhiên

Theo V.V Dokuchaev thì “đất là kết quả của sự tác động qua lại giữa đá gốc, địa

hình, nước, nhiệt và sinh vật, nó dường như là sản phẩm của cảnh quan và đồng thời cũng là tấm gương của nó, phản ánh một cách cụ thể hệ thống phức tạp các mối quan hệ qua lại trong tổng thể tự nhiên”; “đất là tấm gương của cảnh quan”.

Ông cũng là người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp trong nghiên cứu các

điều kiện tự nhiên của các địa phương cụ thể Ông cho rằng, cần phải “Tôn trọng

và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên một cách thống nhất toàn vẹn và không chia cắt, chứ không tách rời chúng ra từng phần” Ông coi bản chất của sự tìm hiểu tự

Trang 10

nhiên là nghiên cứu các mối liên hệ phát sinh, những tác động tương hỗ có tínhquy luật giữa các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên [99]

Năm 1904, G.I.Vưxôtxki đã đưa ra định nghĩa cảnh quan một cách độc đáo,

ông gọi cảnh quan là “địa phương” hay “châu tự nhiên” Ông nêu lên mức độ

phong phú bên trong của các điều kiện sinh thành chính là dấu hiệu của từng địaphương, các địa phương khác biệt nhau bởi đặc điểm kết hợp của các kiểu sinhthành (tức các bộ phận hình thái cảnh quan) Ông cũng có ý nghĩ thành lập cácbản đồ về các kiểu sinh thành (tức bản đồ cảnh quan), đây là cơ sở quan trọng đểphục vụ cho sản xuất nông nghiệp [49, 69]

Tiếp theo, năm 1913, L.S Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa

lí Liên Xô” (tập 1), một công trình nổi tiếng, là cơ sở để hoàn thiện lý luận cảnh

quan Trong đó, ông đã đưa vào khoa học địa lí khái niệm “cảnh quan”, ông cho

rằng chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của địa lí Ông cũng xác định cácđới tự nhiên chính là các đới cảnh quan, bao gồm nhiều vùng tự nhiên hay còn gọi

là các cảnh quan địa lý và trong mỗi cảnh quan có thể thấy mối quan hệ hài hòagiữa các dạng địa hình, khí hậu, nước, đất và các quần hợp sinh vật Công lao tolớn của ông là đã sáng lập nên trường phái cảnh quan học

Tiếp đó, các nhà địa lý Xô Viết giữa thế kỉ 19 như S.V Kalexnik, A.A.Grigôriev, N.A Xôntxev, V.N Xukatxev, B.B Pôlưnôv, V.I Prokaev, V.X.Preobrajenxki, A.G Ixatsenko tiếp tục hoàn thiện về lý luận và thực tiễnnghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nền kinh tế quốc dân Mặc dùquan niệm về cảnh quan còn khác nhau nhưng hầu hết các nhà địa lí Xô Viết

đều coi “cảnh quan” là một thực thể tự nhiên, là các “thể tổng hợp tự nhiên” ở

các cấp khác nhau

Kể từ năm 1917, cảnh quan đã xâm nhập sâu vào thực tế nghiên cứu lãnhthổ ở địa lí Nga Những bản đồ cảnh quan đầu tiên do B.B.Pôlưnôv, I.V.Lajjrin,R.I.Abôlin thành lập là thành tựu quan trọng của những cuộc nghiên cứu thực địa,chủ yếu được xây dựng ở tỷ lệ lớn và trung bình, phân chia lãnh thổ các địaphương trên cơ sở các yếu tố đá mẹ, địa hình, đất và thực vật Những bản đồ nàythành lập một cách ngẫu nhiên do nhu cầu thực tiễn do đó thiếu thống nhất, nhưng

đã đưa ra được lập luận rằng: những biện pháp cải tạo thiên nhiên phải dựa trênbản đồ cảnh quan [49, 51]

Trang 11

Sau năm 1945, cảnh quan học Xô Viết ngày càng mở rộng mạnh mẽ côngtác thực địa thành lập bản đồ cảnh quan cũng như tăng cường nghiên cứu về lýluận Năm 1947, N.A.Xôntxev đã trình bày những tổng hợp lý luận đầu tiên, ôngphát triển các quan niệm về cảnh quan trong các công trình trước đó củaL.G.Ramenxki, X.V.Kalexnik, đưa ra một định nghĩa mới, rõ ràng hơn về hìnhthái cảnh quan Từ đó bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận cảnh quan

và các vấn đề liên quan như quần hệ sinh vật, địa hoá học cảnh quan, phân vùngđịa lý tự nhiên và hướng nghiên cứu định lượng trong cảnh quan cũng được quantâm Đầu tiên là các nghiên cứu của B.B Pôlưnôv, tiếp đó A.I Pérelman đãnghiên cứu về sự di động của các nguyên tố hoá học trong cảnh quan và yếu tốhoá học trong phân chia cảnh quan Tác giả M.A.Glazôpxkaia đã tiến hành xâydựng những nguyên tắc phân loại địa hoá các cảnh quan một cách cụ thể hơn vàđưa ra hệ thống phân loại các cảnh quan địa phương Hướng nghiên cứu địa vật lýcảnh quan do A.L.Armand đề xuất, ông đã sử dụng các phương pháp vật lý hiệnđại để nghiên cứu mối tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo nên CQ [70]

Năm 1955, hội nghị chuyên đề cảnh quan học được triệu tập ở Lêningrat vàliên tiếp sau đó là các Hội nghị Khoa học về các vấn đề cảnh quan học được tổchức gần như hàng năm Từ đó các nhà nghiên cứu cảnh quan học Xô Viết đã dầnhoàn thiện lý luận, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng cảnh quan học, mở rộngcác công trình nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan ở nhiều tỷ lệ khác nhau,nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp xây dựng bản đồ, phân loại cảnh quan,vấn đề sử dụng học thuyết cảnh quan trong thực tiễn qua các công trình củaN.I.Mikhailôv, V.B.Xôtsava (1956), N.A.Gvozdetxki (1963), X.V.Kalexnik(1964), A.G.Ixatsenko (1965), P.N.Minkov, V.X.Preobrazenxki (1966),N.A.Xôntxev, V.I.Prôkaev (1971) [69,73]

Kể từ sau những năm 60 của thế kỷ 20, ở Liên Xô, khoa học cảnh quan đã

đi từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực trên cơ sở Địa lýhọc Hàng năm đã có vài trăm công trình nghiên cứu về các vấn đề phân vùng địa

lý tự nhiên, phân vùng ứng dụng và nghiên cứu về cảnh quan học Những côngtrình này đã có những nghiên cứu sâu về các vấn đề ứng dụng cảnh quan, đángchú ý nhất là các công trình phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenko (1961),N.A.Gvozdexki (1963), V.A.Nhicolaev (1970) [69]

Tại Đông Âu, ở Ba Lan sự quan tâm về các vấn đề cảnh quan xuất hiện

do sự ảnh hưởng của các nhà nghiên cứu cảnh quan Liên Xô Năm 1959,

Trang 12

E.Cônđratxki đã xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan BaLan tỷ lệ 1:1.000.000 Xu hướng này cũng được các nhà địa lý Tiệp Khắc vậndụng để nghiên cứu lãnh thổ Tiệp Khắc [49]

Có thể thấy rằng hướng nghiên cứu cảnh quan tại Nga và các nước Đông

Âu ngày càng đi sâu vào nghiên cứu đa dạng cấu trúc, chức năng và động lực pháttriển của CQ, mục đích nghiên cứu CQ để ứng dụng vào các vấn đề phát triểnkinh tế-xã hội của đất nước, các vùng miền, lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý TNTN,BVMT và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững

1.1.1.2 Nghiên cứu cảnh quan ở Tây Âu và Bắc Mỹ

So với Nga và Đông Âu, các nghiên cứu cảnh quan tại Tây Âu và Bắc Mĩxuất hiện muộn hơn, chỉ thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và lúcđầu với những quan niệm không khác xa nhau

Năm 1905, nhà địa lý người Anh A.Ghebecxơn đã cho rằng nhiệm vụ củaĐịa lý học là phân chia và hệ thống hoá những thể tổng hợp và đưa ra các kiểukhu vực thiên nhiên cơ bản của đất liền bằng cách xem xét những sự khác biệtchung nhất về địa hình, khí hậu và thực vật

Một trong những nhà lý luận cảnh quan đầu tiên người Đức là Z.Passarge(1866-1958), ông đã có những công trình về các đới cảnh quan trên Trái Đất Sau

đó các nhà địa lý người Đức cũng đã tiến hành thành lập bản đồ cảnh quan và chủyếu dựa trên nghiên cứu cấu tạo hình thái cảnh quan, lấy các đơn vị sinh cảnh đểphân chia cảnh quan

Tác giả G.Bertrand (Pháp) năm 1968, trong công trình “Phong cảnh tự nhiên

toàn cầu”, coi phong cảnh là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy của cảnh

quan Vì thế mà ở Pháp, thuật ngữ “Phong cảnh (Paysage)” được sử dụng thay

cho thuật ngữ cảnh quan

Các nhà địa lí Mĩ như M.Khactoxơ, D.Uitttơlxli cũng tập trung nghiên cứuđịa lí khu vực nhưng cũng trên quan điểm của các nhà địa lí Xô Viết Nói chung, ởBắc Mĩ (Canada và Hoa Kì), quá trình nghiên cứu tiến tới cảnh quan học diễn rachậm và mang tính chất tự phát, chủ quan và duy tâm [51]

Kể từ 1980 trở về trước, các nghiên cứu CQ học ở các nước Tây Âu và Bắc

Mĩ không phát triển mạnh bằng Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ yếu nghiêncứu theo hướng môi trường địa lí tự nhiên và không có nhiều công trình lớn Chỉ

Trang 13

từ sau năm 1980, cảnh quan học đã có sự kết hợp với sinh thái học xuất hiện mộthướng nghiên cứu mới là Sinh thái cảnh quan

Đây cũng là hướng nghiên cứu phát triển mạnh mẽ bắt đầu từ các nước Tây

Âu và Bắc Mĩ, với nhiều điểm tiến bộ, đã ứng dụng các phương pháp định lượngtrong nghiên cứu của mình như công nghệ viễn thám, GIS hoặc số liệu thống

kê không gian, [11]

1.1.1.3 Một số hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội

Cho đến nay, cảnh quan vẫn là một chủ đề rộng lớn và phức tạp với nhiềuhướng nghiên cứu chuyên sâu, phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: phát triểncác ngành sản xuất (nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, ), sử dụng hợp lý tài nguyên

và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, kiến trúc, xây dựng, bảo tồn cảnhquan, Trong đó, phải kể đến một số hướng nghiên cứu chuyên sâu đã và đangphát triển mạnh mẽ hiện nay như: cảnh quan sinh thái (CQST); cảnh quan đô thị(CQĐT), cảnh quan nông thôn (CQNT); cảnh quan văn hóa (CQVH),

- Hướng nghiên cứu cảnh quan sinh thái: Trong quá trình phát triển củakhoa học cảnh quan xu thế sinh thái hóa dần dần xâm nhập vào môn khoa học

này Để trả lời câu hỏi “cảnh quan học là gì?” đã được các nhà khoa học Đức và

Nga cho định nghĩa tương đối rõ, tuy nó thiên về các yếu tố vô cơ nhiều hơn Cácnhà sinh thái học trước đó vẫn đang tập trung vào nghiên cứu sinh thái học cơ thể,sinh thái học quần thể, các hệ sinh thái , tuy nhiên các nhà sinh thái muốn đượcthể hiện các nghiên cứu của mình một cách logic hơn qua việc thể hiện không gian

và mối quan hệ tổng hợp, còn các nhà cảnh quan muốn đưa ra các công trình cótính định lượng hơn, lý giải các quan hệ bằng trao đổi vật chất, năng lượng vàthông tin, thay vì các đơn vị chỉ mang tính chồng xếp và thấy thực chất là các đơn

vị này không chỉ mang tính đồng nhất mà còn là quan hệ của các yếu tố khôngđồng nhất

Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp luận nghiên cứuCQST, vai trò của của các hợp phần trong cấu trúc CQST (thảm thực vật, thủyvăn, khí hậu ), cũng đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu CQST ứng dụng,nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc CQST đối với phân bố động vật, hay khíacạnh địa lí y học trong đánh giá CQST, [11]

Trang 14

- Hướng nghiên cứu cảnh quan văn hóa: vào những khoảng những năm

1925 và 1930 của thế kỷ 20, các nhà địa lí trên thế giới đã bắt đầu quan tâm nhiềutới mối quan hệ và các tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên, quan tâmnghiên cứu những cảnh quan bị tác động bởi hoạt động kinh tế của con người.Một số tác giả gọi đó là cảnh quan văn hóa vì cho rằng đó là kết quả của nhữnghoạt động văn hóa lên tự nhiên Một số tác giả khác lại gọi đó là cảnh quan nhânsinh (CQNS) vì được hình thành do những tác động của con người vào cảnh quan

tự nhiên Tuy nhiên, do cách tiếp cận khác nhau nên các quan niệm về đối tượngnghiên cứu ở nhiều góc độ, trong đó, đối tượng nghiên cứu các nhà cảnh quan họckhông phải chỉ ở mỗi đơn vị cảnh quan tự nhiên mà cả ở những cảnh quan biếnđổi do con người và cả những cảnh quan văn hóa do con người tạo ra [135]

- Hướng nghiên cứu cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn: đây làhướng nghiên cứu hiện đang được chú trọng trên thế giới nói chung và tại ViệtNam Xu thế hiện nay đô thị đang ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của conngười Các nghiên cứu về cảnh quan luôn được coi trọng, là cơ sở quan trọngtrong quá trình quy hoạch thiết kế xây dựng đô thị Bên cạnh đó, nông thôn ngàynay cũng không ngừng biến đổi, chịu nhiều tác động và phần nào đó đã bị thayđổi Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới của các nhà kiến trúc sư,xây dựng, địa lí học, đi sâu về hướng nghiên cứu CQĐT, CQNT [42, 145]

Tóm lại, nghiên cứu cảnh quan trên thế giới đã có những bước tiến vượtbậc và đạt nhiều thành tựu to lớn Sự phát triển mạnh mẽ khoa học cảnh quan theonhiều hướng khác nhau thể hiện ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp to lớn củangành khoa học này

Từ cách tiếp cận cảnh quan ở các hướng khác nhau giúp người nghiêncứu có thể ứng dụng cảnh quan vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mục tiêu hướng tớiphát triển cảnh quan đa chức năng Ở mức độ nào đó, hướng nghiên cứu cảnhquan đa chức năng có thể hỗ trợ các nhà kinh tế, nhà đầu tư, quản lý ra quyết định,lập kế hoạch quản lý, sử dụng hợp lý các loại TNTN và BVMT bền vững

1.1.2 Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về Địa lí tự nhiên (ĐLTN) tổng hợp đã xuấthiện sớm từ trước năm 1954, nhưng ngành khoa học về cảnh quan phát triển muộnhơn, chỉ thực sự phát triển từ sau năm 1975

Trang 15

- Giai đoạn trước năm 1975 Đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát

triển của khoa học cảnh quan Việt Nam sau này, các nghiên cứu chủ yếu theohướng phân vùng ĐLTN

+ Giai đoạn trước năm 1954 (Pháp thuộc): Hầu như không có một công

trình nào của các tác giả trong nước, chủ yếu là một số công trình nghiên cứucủa các tác giả nước ngoài trên phạm vi toàn bán đảo Đông Dương, trong đóphần nào có đề cập đến lãnh thổ Việt Nam nhằm phục vụ các mục tiêu quân sự

và khai thác tài nguyên của Pháp ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam

+ Giai đoạn từ 1954 đến 1975: đã bắt đầu có một số công trình khoa học

có giá trị Đầu tiên phải kể đến sự đóng góp to lớn, có công đầu trong nghiên cứu

cảnh quan là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập với “Địa lí tự nhiên Việt Nam” (1963), “Về sự cần thiết nghiên cứu tổng hợp đất nước bằng phương pháp cảnh

quan” (1970) và nghiên cứu của tổ phân vùng ĐLTN thuộc Ủy ban Khoa học và

Kỹ thuật nhà nước năm 1970 với tên gọi “Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ

Việt Nam”

Các nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu là các nghiên cứu về phân vùngĐLTN tổng hợp, dưới sự trợ giúp của các nhà Địa lí Xô Viết, hướng nghiên cứucảnh quan theo hướng phân loại chưa phổ biến

- Giai đoạn sau năm 1975: giai đoạn khoa học cảnh quan Việt Nam phát triển

+ Giai đoạn 1975 đến 1990: ngoài các nghiên cứu theo hướng phân vùng

ĐLTN, bắt đầu có những nghiên cứu cảnh quan theo hướng phân loại

Công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam” (Vũ Tự Lập) năm

1976 là công trình khoa học có giá trị, một bước tiến mới về lí luận trongnghiên cứu cảnh quan ở nước ta, là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệcác nhà nghiên cứu địa lí Việt Nam Trong đó, tác giả áp dụng phân vùng cảnhquan và sau đó là phân loại cảnh quan theo cá thể (lãnh thổ miền Bắc được chialàm 577 cá thể cảnh quan)

Cuốn “Thiên nhiên Việt Nam” (Lê Bá Thảo) năm 1977, cuốn sách xuyên

suốt lãnh thổ Việt Nam theo hướng phân vùng ĐLTN Tác giả kết hợp phân tíchđặc điểm ĐKTN từng vùng kết hợp các định hướng sử dụng hợp lý tài nguyênmỗi vùng theo quan điểm phân vùng lãnh thổ kinh tế

Trang 16

+ Giai đoạn 1990 đến nay: là giai đoạn phát triển mạnh của cảnh quan họcViệt Nam Các nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học của các nhà cảnh quan họcNga (Liên Xô cũ) đến các nhà cảnh quan học Tây Âu và Bắc Mĩ Đặc biệt,hướng nghiên cứu CQST theo trường phái Tây Âu và Bắc Mĩ đã được nhiềunhà khoa học áp dụng qua nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao Tính đến 2010, chỉ trong vài thập niên, việc nghiên cứu cảnh quan ở nước ta

đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ, ở một số mặt nào đó đã kịp với tiến

bộ trên thế giới và nhất là đã có những kết quả khá cụ thể và hiệu quả cho công táckhai thác sử dụng các dạng tài nguyên, các nguồn lực tự nhiên của đất nước phục

vụ cho phát triển sản xuất kinh tế

Công trình được đánh giá cao của Phạm Hoàng Hải và nnk, năm 1997 là

“Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ

môi trường lãnh thổ Việt Nam” Trong đó, các tác giả đã phân tích đặc điểm và

biến đổi của tự nhiên Việt Nam với vai trò là các nhân tố tạo thành cảnh quan.Tổng luận những vấn đề lí luận của cảnh quan học và việc vận dụng trong điềukiện thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, các tác giả đã hướng đến những lĩnh vực ứngdụng trong quy hoạch bảo vệ môi trường [25]

Công trình “Điều tra tổng hợp lãnh thổ phục vụ lập vùng chuyên canh cây

cà phê Đăklăk” của Phạm Quang Anh, năm 1985, nghiên cứu theo hướng tiếp

cận sinh thái Trong đó, đã áp dụng những phương pháp định lượng và thựcnghiệm của sinh thái học

Công trình “Phân tích cấu trúc chức năng của các địa tổng thể nhiệt đới

cho mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ thiên nhiên” của Nguyễn Cao Huần, năm

1992 đã đề xuất quy trình, cách đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận sinhthái (đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp) Bên cạnh việc đánh giá thíchnghi sinh thái cảnh quan cho một đối tượng cụ thể, nhiều công trình còn đi sâuđánh giá lợi ích chi phí, hiệu quả kinh tế, tác động môi trường khi thực hiện cácmục đích cụ thể đó Đi đầu trong hướng nghiên cứu này là các nhà địa lí thuộckhoa Địa lí, trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội

Tổng quan chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào cáchướng chính sau: đánh giá tổng hợp ĐKTN; tiếp cận kinh tế sinh thái, đánh giásinh thái cảnh quan; nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, phân tích cấu trúc sinh tháicảnh quan Các nghiên cứu cấu trúc, chức năng, động lực biến đổi cảnh quan

Trang 17

nhằm phục vụ các mục đích thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH vàBVMT vẫn chưa có nhiều, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu.

Ngoài ra, còn một số lượng lớn các công trình nghiên cứu khác, nội dungtương đối đa dạng, đề cập cả lý luận và thực tiễn Phạm vi nghiên cứu kháphong phú từ đơn vị lãnh thổ nhỏ (cấp huyện) của Hà Văn Hành, 2002 [33];Phạm Quang Tuấn, 2003 [101]; Đoàn Hương Mai (2008) [62], đến phạm vi lớnhơn (cấp tỉnh) của Nguyễn Đăng Hội, 2004 [38]; Lê Thị Ngọc Khanh, 2002 [53];

Đỗ Văn Thanh, 2011 [87]; Trương Thị Tư, 2011 [99]

Phạm vi nghiên cứu có thể là một khu vực: vùng đồi núi có công trình củaNguyễn Văn Vinh, 1996 [118]; Hà Văn Hành, 2002; dải ven biển có Phạm ThếVĩnh, 2004 [119], lưu vực sông có Bùi Thị Mai, 2010 [61], )

Đối tượng đánh giá trong các đề tài luận án khá phong phú, đối tượng cóthể là những loại cây trồng như: hệ sinh thái cây cà phê Đắk Lắk (Phạm QuangAnh, 1986 [2], cây công nghiệp dài ngày (Nguyễn Xuân Độ, 2003) [21], cây ănquả ở vùng đồi, trung du (Lê Văn Thăng, 1995) [92], Phạm Quang Tuấn, 2003[101]; cây lâm nghiệp Nguyễn Đăng Hội, 2004 [38])

Phục vụ phát triển công nghiệp (thủy điện) phải kể tới công trình của Lê

Mỹ Phong, 2001 [72] Đây là một trong những công trình đầu tiên ở nước tanghiên cứu sử dụng hợp lí lãnh thổ phục vụ phát triển công nghiệp trên cơ sởphân tích cấu trúc cảnh quan Trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan hiện tại, đốichiếu bản đồ cảnh quan hiện tại và bản đồ cảnh quan sau khi có công trình thủyđiện Sơn La, tác giả đã phân tích vai trò của công trình thủy điện như là mộtđộng lực làm biến đổi bộ mặt tự nhiên và tiến hành đánh giá, phân vùng chứcnăng cảnh quan, đề xuất định hướng khai thác và sử dụng hợp lí lãnh thổ Sơn Lasau khi có công trình thủy điện theo các vùng chức năng cảnh quan

Đối tượng nghiên cứu ngày càng đa dạng và phát triển mạnh theo hướngtiếp cận liên ngành Liên ngành nông, lâm nghiệp có Đoàn Hương Mai, 2008[62]; Hà Văn Hành, 2002 [33] Liên ngành nông, lâm nghiệp và du lịch cóNguyễn An Thịnh, 2007 [90] Sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường cóTrương Thị Tư, 2011 [99],

Bên cạnh các công trình lý luận về cảnh quan sinh thái, các nhà cảnh quan

và các nhà địa lí tổng hợp đã nghiên cứu và thành lập hàng loạt các bản đồ cảnh

Trang 18

quan ở các tỉ lệ khác nhau, từ toàn lãnh thổ Việt Nam đến khu vực và tỉnh Bản đồcảnh quan Việt Nam, tỉ lệ 1: 1.000.000 của Phạm Hoàng Hải, Nguyễn ThượngHùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) với hệ thống phân loại cảnh quan gồm 7 cấp(hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, loại (nhóm loại) cảnh quan) [25] Hệthống phân loại của Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng ĐLTN tổng hợp(Viện KHCN Việt Nam- 1983), áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan ViệtNam, tỉ lệ 1: 2.000.000 cũng gồm 7 cấp (khối, hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, nhóm,

kiểu cảnh quan), trong đó cấp kiểu cảnh quan là cấp cơ sở

Áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan miền Nam Việt Nam, tỉ lệ1:1.000.000, Trương Quang Hải (1991) đã xây dựng hệ thống phân loại cảnhquan gồm 5 cấp: hệ, lớp, nhóm, kiểu, loại cảnh quan

Ngoài ra, phải kể đến một số bản đồ CQ các tỉnh Kon Tum, Thái Bình,Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, đã đượcnhiều tác giả xây dựng Mỗi tác giả đưa ra một sơ đồ phân chia theo kiểu loạiphù hợp với tỉ lệ bản đồ lãnh thổ nghiên cứu và có sự lồng ghép giữa phân loạicanh quan, thành lập bản đồ CQ và đánh giá CQ

Bên cạnh đó, một số ngành liên quan trực tiếp và khá mật thiết với lãnhthổ cụ thể như các ngành du lịch, ngành công nghiệp và nhất là ngành xây dựng(đặc biệt quy hoạch phát triển đô thị - một nhu cầu bức thiết của đất nước tronggiai đoạn phát triển hiện nay) với mối quan hệ tương hỗ giữa cảnh quan học vớicông tác quy hoạch xây dựng Cảnh quan học là cơ sở phục vụ cho công tácquy hoạch xây dựng đô thị, điều đó thể hiện qua một số đề tài, công trình

nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao như: đề tài “Nghiên cứu, phân loại,

mô tả các đặc tính và lựa chọn các cảnh quan điển hình phục vụ công tác quy hoạch đô thị”, đề tài “Cơ sở cảnh quan học của khai thác các yếu tố tự nhiên

trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam”, năm 2010 của tập thể tác giả

trường Đại học Kiến trúc và Viện Địa lí (chủ nhiệm đề tài Doãn Quốc Khoa),

Những công trình khoa học đã dẫn ở đây chỉ là một số công trình tiêubiểu trong rất nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan học của các nhà địa líhọc, sinh thái học, kiến trúc học trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng Đối với luận án, đây cũng là những tài liệu tham khảo chủ yếu trong quá

Trang 19

trình nghiên cứu đánh giá cảnh quan tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển nông, lâmnghiệp và du lịch.

1.1.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan tỉnh Phú Thọ

Từ trước đến nay các công trình nghiên cứu mang tính ĐLTN tổng hợptỉnh Phú Thọ chưa có nhiều, phần lớn là những nghiên cứu từng mặt, từng bộphận của môi trường tự nhiên phục vụ các yêu cầu trước mắt về khai thác vàquản lý tài nguyên trong tỉnh

Về nghiên cứu địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng có một số tài liệu như:

“Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai đối với phát triển nông nghiệp của

tỉnh Phú Thọ” (2005) của Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ; đề tài

“Nghiên cứu khoanh vùng dự báo nứt sụt đất ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ;

đề xuất các giải pháp phòng tránh và quy hoạch phục vụ phát triển bền vững”

của tập thể tác giả Viện Địa chất, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

dự án “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệ lấy nước phù sa cải tạo đất

canh tác cho một số vùng tỉnh Phú Thọ” của Chi cục phòng chống bão lụt và

quản lý đê điều Phú Thọ (2004-2005)

Về nghiên cứu hợp phần khí hậu, thủy văn có: “Nghiên cứu điều kiện

sinh khí hậu tỉnh Phú Thọ và sơ bộ đánh giá mức độ thích nghi của nó đến sự phát triển một số cây nông - lâm nghiệp” (2001) của Đặng Thị Huệ Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và phân vùng khí hậu tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển bền vững

và phòng chống thiên tai” của sở Khoa học và Công nghệ, Uỷ ban nhân dân tỉnh

Những nghiên cứu về KT-XH Phú Thọ cũng đã chuyển sang những giaiđoạn phát triển mới, cụ thể hơn Điều đó được thể hiện thông qua một số phân

tích của các nhà khoa học, cơ quan, ban ngành như: “Phú Thọ tiềm năng phát

Trang 20

triển kinh tế và cơ hội hợp tác đầu tư” (2008) của UBND tỉnh Phú Thọ “Quy định điều chỉnh phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 định hướng 2020”,

“Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020” và các báo cáo “Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010, và định hướng đến năm 2020”, “Quy hoạch phát triển 3 loại rừng tại Phú Thọ, giai đoạn 2005-2010”; “Nghiên cứu, sản xuất một số mẫu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang dấu ấn văn hóa vùng đất Tổ phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ” của Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ,

Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến lãnh

thổ nhưng chỉ dừng ở mức độ khái quát hoặc quy mô nhỏ như: “Đánh giá tiềm

năng đất đồi núi huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ”, Ngô Tiến Đức (2000);

“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng sản

xuất hàng hóa” Khổng Danh Đạt (2002); “Đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” Đỗ Văn Nhạ (2001); “Đánh giá thực trạng các hệ thống sử dụng đất nông, lâm nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất đến năm

2015 của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” Nguyễn Hữu Hảo (2005); “Xác lập

cơ sở địa lí phục vụ phát triển cây đặc sản - bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ”

Nguyễn Hương Giang (2009); “Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Phú Thọ thời

kỳ 2002- 2005” của Chu Diệu Thu,

Thực tế cho đến nay, Phú Thọ chưa có một tài liệu hay một công trìnhnào đi sâu nghiên cứu cảnh quan tự nhiên, sinh thái cảnh quan lãnh thổ Có thểkhẳng định hướng nghiên cứu cảnh quan để phục vụ những mục đích KT-XH cụthể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa được quan tâm, vì thế đây là một hướngnghiên cứu khá mới mẻ, có giá trị thực tiễn đối với tỉnh Song nghiên cứu cảnhquan là nghiên cứu tổng hợp với nhiều hợp phần tự nhiên, nhân sinh, vì vậy,những kết quả nghiên cứu tổng hợp ĐKTN, KT-XH hoặc một hợp phần riêng rẽ

đã nêu ở trên đều có ý nghĩa quan trọng cho việc tiến hành nghiên cứu CQ,CQST phục vụ phát triển KT-XH và BVMT bền vững lãnh thổ Phú Thọ Đây lànhững tài liệu quí để tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài

Trang 21

1.2 Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan

1.2.1 Quan niệm về cảnh quan

Thuật ngữ đầu tiên về “Cảnh quan” bắt nguồn từ tiếng Đức

“Landschaft” với nghĩa là phong cảnh, đã bắt đầu được sử dụng từ đầu thế kỉ

19 Trong quá trình phát triển của cảnh quan học, đã có rất nhiều tác giả đưa racác quan điểm, học thuyết khác nhau về cảnh quan, thể hiện qua hàng loạt các

định nghĩa Khái niệm “Cảnh quan” dần dần được hoàn chỉnh, mỗi khái niệm

đánh dấu một bước phát triển của khoa học cảnh quan trên thế giới

Cho đến nay, đối với khoa học cảnh quan tồn tại ba quan niệm về cảnhquan khác nhau tùy theo ý và nội dung người ta muốn diễn đạt

- Quan điểm coi cảnh quan là một khái niệm chung (danh từ chung)

Cảnh quan được hiểu như một khái niệm chung (danh từ chung) để chỉcác tổng thể lãnh thổ tự nhiên của bất kỳ quy mô nào có sự đồng nhất tương đối

về một số hợp phần tự nhiên nào đó và phân loại chúng theo sự đồng nhất ấy.Người đầu tiên hiểu khái niệm cảnh quan theo nghĩa này là S.S Neustruev, ông

cho rằng “Cảnh quan là tổng thể gồm những vật thể và những hiện tượng tự

nhiên phụ thuộc lẫn nhau, liên quan với nhau và thể hiện dưới dạng quá trình phát triển không ngừng” Ủng hộ quan điểm này có các tác giả F.N.Minkov,

D.L.Armand, V.A.Nikolaev, Y.K Prokaev, E.N.Lukasov…

- Quan điểm kiểu loại : cho rằng cảnh quan là một đơn vị phân loại trong

hệ thống phân chia các thể tổng hợp địa lí tự nhiên lãnh thổ Mỗi cấp phân chiaphải dựa trên các chỉ tiêu đặc trưng và có cấu trúc hình thái riêng từ trên xuống

hoặc từ dưới lên Quan niệm này được đề xướng bởi một số nhà khoa học của

Liên Xô cũ như: L.X Berg, S.V Kalexnik, A.A Xôntxep A.A Grigoriev, N.I.Mikhailov, A.G Ixatsenko, cũng như G.Bertrand, Th.Brossard, I.C Wieber củaPháp, Vũ Tự Lập, Nguyễn Thế Thôn của Việt Nam

- Quan điểm coi cảnh quan là các cá thể: coi cảnh quan là một phân khu

trên bề mặt Trái đất, có giới hạn lãnh thổ, có liên quan đến không gian cụ thể.Những người theo quan điểm này coi cảnh quan là một trong những đơn vị cấpthấp nhất trong hệ thống phân vùng tổng hợp Những đơn vị đó là đối tượng cơbản của việc nghiên cứu địa lý cảnh quan Điển hình cho quan điểm này cóA.G.Ixatsenko, B.B.Polưnov, Vũ Tự Lập và một số người khác

Trang 22

Dù xem cảnh quan theo khía cạnh nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫnđược xem là một tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các quan niệm trên ởchỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định vàthể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải.

Trong đề tài, tác giả quan niệm cảnh quan vừa là một thể tổng hợp tựnhiên, vừa là đơn vị mang tính kiểu loại, là một đơn vị nằm trong hệ thống phânloại chung của cảnh quan lãnh thổ Việt Nam và đồng thời là một bộ phận cảnhquan lãnh thổ Việt Nam Cảnh quan tỉnh Phú Thọ là một thể tổng hợp phức tạp,vừa có tính đồng nhất vừa bất đồng nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố thànhphần cấu tạo nên (địa chất, địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật), giữa chúng cómối liên hệ phụ thuộc tác động lẫn nhau, đồng thời có sự phân hóa phức tạp từcấp cao đến thấp theo hệ thống phân loại nhất định tạo nên tính đa dạng trongcấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan tỉnh

1.2.2 Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan

Theo Nguyễn Thượng Hùng “Nghiên cứu cảnh quan thực chất là nghiên

cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hóa của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên - các đơn vị cảnh quan có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và KT-

XH để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường”.

Nghiên cứu cảnh quan nói chung hay phân tích, đánh giá đa dạng cảnh quanmột lãnh thổ là dựa vào tiếp cận hệ thống để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữacác yếu tố thành phần trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể tự nhiên với nhau

Để xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận cần xác định đối tượng nghiên cứu,những nguyên tắc cơ bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bướcnghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra

1.2.2.1 Đối tượng nghiên cứu cảnh quan: là các đơn vị cảnh quan, gồm

đơn vị phân loại cảnh quan (các cấp như: hệ, lớp, kiểu, loại, dạng…) và cácđơn vị phân vùng cảnh quan (các cấp như: địa ô, miền, vùng, xứ…) Việc lựachọn, sử dụng đối tượng nghiên cứu (đơn vị cảnh quan) theo đơn vị phân loạihay đơn vị phân vùng phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc biệt là phụ thuộcvào tỉ lệ các bản đồ sẽ xây dựng [45]

Trang 23

Đối tượng nghiên cứu đánh giá cảnh quan địa bàn nghiên cứu là các đơn vịphân loại cảnh quan Trong đó, ở phạm vi cấp tỉnh đối tượng đánh giá được lựa

chọn là đơn vị loại CQ, phạm vi cấp huyện đơn vị phân loại cơ sở là dạng CQ

1.2.2.2 Nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của nhiều tác giả đi trước, luận áncăn cứ và vận dụng thống nhất các nguyên tắc cơ bản sau đây trong NCCQ, xâydựng hệ thống phân loại cảnh quan cho lãnh thổ nghiên cứu:

a Nguyên tắc phát sinh hình thái: Nguyên tắc phát sinh hình thái trả

lời một cách chính xác những câu hỏi: cảnh quan được cấu tạo như thế nào, cácquan hệ phát sinh và các quan hệ nhân quả và chức năng tự nhiên và chức năng

xã hội của nó

Nguyên tắc này đòi hỏi phải phân tích chi tiết những quy luật phân hóalãnh thổ để thành tạo các đơn vị cảnh quan ở các cấp khác nhau, xác định cácquá trình phát sinh phát triển của các đơn vị cảnh quan và so sánh với hiện trạngphát triển của cảnh quan, từ đó dự báo động lực phát triển của cảnh quan trongtương lai Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có cùng nguồn gốc phátsinh và hình thái tương đối giống nhau sẽ được xếp vào một đơn vị ở cấp lớnhơn, trái lại một đơn vị lãnh thổ có hình thái tương đối đồng nhất nhưng không

có cùng nguồn gốc phát sinh sẽ được phân thành những cấp đơn vị khác nhau, từ

đó tạo cơ sở cho việc vạch ra ranh giới giữa các cấp của đơn vị cảnh quan [25]

b Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Mỗi cấp phân vị được xác định bởi

một số chỉ tiêu nhất định, phản ánh mối quan hệ giữa các hợp phần cảnh quan.Mỗi cấp đơn vị lớn bao hàm ít nhất là hai cấp đơn vị nhỏ hơn nó Đối với cấpđơn vị cảnh quan càng lớn, lãnh thổ càng rộng thì mức độ đồng nhất càng thấp

và ngược lại ở các cấp đơn vị càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì mức độ đồngnhất càng cao

Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có các hợp phần cùngnguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tương đối đồng nhất đượcxếp vào cùng cấp, mặc dù chúng phân bố ở nững nơi khác nhau trên lãnh thổ

c Nguyên tắc tổng hợp: Là một lãnh thổ miền núi có tính đa dạng cao

về tự nhiên và nhân văn, các đơn vị cảnh quan tỉnh Phú Thọ là những tổng thể tựnhiên khá phức tạp, thể hiện trong các tác động tương hỗ giữa các thành phần

Trang 24

trong cấu trúc thẳng đứng cũng như các đơn vị cảnh quan trong cấu trúc ngangcủa cảnh quan Do vậy việc phân tích và vạch ra được các cảnh quan đúng mộtcách khách quan là một việc làm khó khăn phức tạp Vì vậy, trong quá trìnhnghiên cứu cảnh quan, đặc biệt khi tiến hành xây dựng bản đồ CQ, người tathường sử dụng nhân tố trội để xác định ranh giới của các đơn vị Song nếu sửdụng nhân tố trội như là một phương pháp chính thì kết quả sẽ gần giống với bản

đồ của một yếu tố nào đó Cho nên, khi vạch ranh giới chính thức của các đơn vịcảnh quan ta phải xét đến tất cả các hợp phần tham gia thành tạo cảnh quan trong

mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần đó [25]

1.2.2.3 Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan

Nghiên cứu cảnh quan chính là nghiên cứu hợp phần tự nhiên thành tạonên cảnh quan và mối quan hệ tác động tương hỗ giữa chúng Đó cũng chính lànghiên cứu và phân tích về cấu trúc đứng, cấu trúc ngang, nghiên cứu chứcnăng và động lực cảnh quan Trong đó:

a Cấu trúc cảnh quan: chính là tổ chức bên trong của thể tổng hợp địa

lí tự nhiên (địa hệ), bao gồm cấu trúc đứng (cấu trúc tầng) và cấu trúc ngang(cấu trúc hình thái)

Cấu trúc đứng: thể hiện ở sự phân bố theo tầng của các thành phần

cảnh quan được sắp xếp từ dưới lên, từ nền địa chất của thạch quyển, địa hình,lớp phủ thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu Các hợp phần cấu trúc này liênquan chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nêntổng thể lãnh thổ với các cảnh quan khác nhau

Cấu trúc đứng biến động và vận động trong quá trình lịch sử phát triển lâudài do ảnh hưởng các quá trình tự nhiên, đặc biệt là quá trình hiện thời (cấu trúcđứng thường bị phá huỷ ở các đơn vị cảnh quan nhỏ - miền núi) Bên cạnh quátrình tự nhiên thì hoạt động của con người cũng làm thay đổi cấu trúc đứng (thực

bì, thổ nhưỡng, dòng chảy, địa hình - nhiều nơi thực bì tự nhiên còn bị thay thếbằng thực bì trồng trên toàn bộ diện tích) Những nơi mà cấu trúc đứng của cảnhquan bị biến đổi cơ bản sẽ tạo nên những cảnh quan hoàn toàn mới [25]

Cấu trúc ngang: gồm các đơn vị cảnh quan cùng cấp hay khác cấp cấu

tạo nên cùng những mối quan hệ phức tạp giữa các đơn vị cảnh quan đó vớinhau Vì bản thân mỗi một đơn vị cảnh là một hệ thống hoàn chỉnh riêng nêncấu trúc ngang thường được mô hình hoá bởi một mô hình đa hệ thống Cũng

Trang 25

như cấu trúc thẳng đứng, mỗi một cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng,đồng thời cấu trúc ngang của mỗi cá thể thuộc cùng một cấp phân vị cũng cónhững nét riêng.

Cấu trúc cảnh quan còn biểu hiện rõ rệt tính đa dạng của cảnh quan Từ cấutrúc cảnh quan thể hiện rõ mối quan hệ khăng khít giữa cảnh quan với các hướng

sử dụng khác nhau của các hoạt động phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch

b Chức năng của cảnh quan: Chức năng cảnh quan, đó là hoạt động của

cấu trúc cảnh quan, thể hiện bản chất của cảnh quan Bản chất đó được thể hiện

ở cách thức liên hợp của các bộ phận cấu thành cảnh quan, các thành phần cấutạo của cảnh quan luôn tác động qua lại lẫn nhau trong hoạt động của cảnh quan.Trong quá trình nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích, đánh giá cảnh quan để xácđịnh được những chức năng chủ yếu của chúng Về mặt định tính, bản thân mỗiđơn vị cảnh quan đã có một chức năng riêng, ví dụ chức năng tự nhiên của cảnhquan núi là ưu tiên phát triển lâm nghiệp; trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâunăm, không thuận lợi phát triển nông nghiệp Chức năng tự nhiên của cảnh quanđồng bằng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chức năng các Khu bảo tồnthiên nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch,

Xét về khía cạnh kinh tế sinh thái, liên ngành nông, lâm và du lịch đượcthể hiện trong mối liên hệ vật chất, năng lượng, tiền tệ, thông tin trong các hệkinh tế sinh thái các cấp từ cấp trung ương tới cấp tỉnh, huyện, xã đến cả cấpnông hộ Phát triển nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, nâng cao đờisống người dân, người dân sẽ không phá rừng Phát triển lâm nghiệp bảo tồn vàtái tạo sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi và an toàn nhất cho phát triển nông nghiệp,tạo cảnh quan đẹp cho phát triển du lịch sinh thái Mặt khác chính du lịch sinhthái lại là động lực hỗ trợ bảo tồn, góp phần phát triển cộng đồng, tăng thu nhập

và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp của địa phương

c Động lực của cảnh quan: Sự hoạt động của cảnh quan dựa trên cơ sở

hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trongsuốt quá trình hình thành và phát triển Động lực và quá trình phát triển cảnhquan Việt Nam nói chung luôn phụ thuộc vào đặc điểm các yếu tố tự nhiên nhưnăng lượng bức xạ Mặt trời, chế độ hoàn lưu gió mùa, cơ chế hoạt động giómùa và các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người Với nguồn năng lượngdồi dào qua tổng lượng bức xạ và nền nhiệt khá cao, lượng mưa lớn và tập

Trang 26

trung theo mùa, sự luân phiên tác động vào lãnh thổ đã tạo nên nhịp điệu mùacủa cảnh quan và gia tăng các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng lượngbên trong, tác động kìm hãm hay thúc đẩy các quá trình tự nhiên khác làm biếnđổi cảnh quan Biến động cảnh quan theo không gian và thời gian làm giá trị sửdụng cũng thay đổi [25]

Ngoài ra, các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người cũng là một yếu

tố động lực, có tính quyết định đến sự biến đổi cảnh quan Tác động đó có thể ởchiều hướng tích cực như cải tạo tốt lên hay ở hướng tiêu cực làm suy thoáichính các cảnh quan đó, làm biến đổi cảnh quan theo chiều hướng xấu đi

Cụ thể, các cảnh quan rừng xét về mặt phát sinh chiếm một số lượng khálớn trong thành phần và cấu trúc cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, PhúThọ là tỉnh có tỉ lệ che phủ rừng khá cao đạt 49% Tuy nhiên, trong vài chụcnăm trở lại đây, diện tích rừng trên thực tế đã bị suy giảm đáng kể do các hoạtđộng khai thác gỗ, đốt nương làm rẫy, cho các mục đích xây dựng đô thị, cáccông trình công nghiệp, sản xuất Biến động của hiện trạng lớp phủ rừngthông qua các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã làm biến đổi khá rõ rệt các đặctrưng cấu trúc của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các tính chất nguyên sinhcủa cảnh quan và các yếu tố thành phần khác của tự nhiên như điều kiện vi khíhậu, đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng, cấu trúc và thành phần lớp phủ thực vật,mức độ dao động và chế độ dòng chảy, nước ngầm Những thay đổi mạnh mẽ,sâu sắc trên bề mặt của lớp phủ rừng, đặc biệt việc chặt phá rừng để khai thác

gỗ, lấy củi, đốt nương làm rẫy, phần nhiều diễn ra trên các sườn dốc đã làmtăng cường các quá trình ngoại sinh bất lợi như: xói mòn, rửa trôi đất, tăng tầnsuất xuất hiện lũ, giảm khả năng giữ nước Điều này, đã làm ảnh hưởng trựctiếp đến cấu trúc của cảnh quan, cũng như tiến trình phát triển của nó

Bên cạnh những tác động mang tính tiêu cực của các hoạt động sản xuấtlâm nghiệp nêu trên, một số các tác động khác của con người như trồng rừng,phục hồi và bảo vệ rừng, tăng cường và mở rộng việc xây dựng các Khu vựcbảo vệ, Bảo tồn thiên nhiên lại có những ảnh hưởng tích cực đến tự nhiên,làm ổn định cấu trúc, tăng cường chức năng các thể tổng hợp tự nhiên và cùngvới việc khai thác đúng, hợp lý tài nguyên rừng sẽ là những điều kiện đảm bảo

ổn định và phát triển bền vững của các đơn vị cảnh quan nhiệt đới, gió mùa nóiriêng và các điều kiện môi trường sinh thái nói chung

Trang 27

1.2.3 Lý luận về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ)

1.2.3.1 Bản chất của đánh giá cảnh quan

Thực chất của ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các địa tổng thể cho mục

đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, xây dựng, ).Nói cách khác, đánh giá cảnh quan về bản chất là đánh giá tổng hợp điều kiện

tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn.ĐGCQ là một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lí ứng dụng, có vị trí và vai trò rấtquan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quyhoạch đưa ra quyết sách phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thế ĐGCQ chính

là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tàinguyên và bảo vệ môi trường [45]

Đối với luận án, ĐGCQ là đánh giá tổng hợp mức độ thích nghi của cácđơn vị cảnh quan cho mục đích phát triển 3 ngành kinh tế cụ thể là nông nghiệp,lâm nghiệp và du lịch trên toàn tỉnh Phú Thọ Ngoài ra, luận án còn đánh giáthích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển cây bưởi tại huyện Đoan Hùng

1.2.3.2 Nguyên tắc đánh giá cảnh quan

Nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan là thông qua đặc điểm, tính chấtcủa chủ thể (là các ngành sản xuất dự định bố trí, phát triển trên từng cảnh quan)

và tương ứng là các đặc tính thành phần của khách thể (là đặc điểm cảnh quanluôn thay đổi theo không gian và thời gian) để xác định mức độ thích hợp của cáccảnh quan cho từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt Chính việc đánh giá tổnghợp cảnh quan cho phép chúng ta tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng hợp lýTNTN và BVMT

1.2.3.3 Đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan

Đối tượng đánh giá là các hệ địa lí- đơn vị cảnh quan Khi ĐGCQ toàntỉnh Phú Thọ cho phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch đối

tượng đánh giá của luận án là đơn vị loại CQ, trên bản đồ CQ tỉ lệ 1:100.000.

Còn để đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho một loại cây trồng cụ thể,

đối tượng đánh giá là đơn vị dạng CQ¸trên bản đồ CQ tỉ lệ 1:50.000

Tác giả lựa chọn cây bưởi ở huyện Đoan Hùng, vì đây là loại cây ăn quảquý được trồng lâu đời, có diện tích lớn, có năng suất và chất lượng cao Cây

Trang 28

bưởi đã trở thành cây đặc sản nổi tiếng ở trong nước, rất phù hợp với cácĐKTN cũng như kỹ thuật canh tác, chăm bón của người dân địa phương

Mục tiêu đánh giá: xác định mức độ thích nghi của từng đơn vị loại CQtoàn tỉnh Phú Thọ cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch và của cácđơn vị dạng CQ huyện Đoan Hùng cho phát triển cây bưởi; làm cơ sở cho việcđịnh hướng quy hoạch, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất nói trênnhằm sử dụng hợp lý TNTN, và BVMT tỉnh Phú Thọ

1.2.3.4 Phương pháp đánh giá cảnh quan

a Các phương pháp đánh giá cảnh quan

ĐGCQ gồm hệ thống các phương pháp đa dạng, phức tạp, có nhiều cách

và hình thức đánh giá, cần lựa chọn được phương pháp, hình thức đánh giá phùhợp, bởi nó phản ánh kết quả, mức độ chính xác, chi tiết của đánh giá Đốitượng của đánh giá không chỉ đơn thuần là các thành phần, các yếu tố riêng biệtcủa tự nhiên, xã hội như: đất, nước, khí hậu, thảm thực vật , phong tục, tậpquán, thị trường mà giữa chúng có mối liên quan ràng buộc, tương hỗ vớinhau Ví dụ, về mặt định tính, có thể nhận thấy chức năng tự nhiên vùng đồinúi Phú Thọ thuận lợi cho trồng rừng, phát triển các cây công nghiệp dài ngàynhư chè, sơn, trẩu Tuy nhiên, để biết cảnh quan đó có thực sự phù hợp vớicác cây trồng đó không phải phụ thuộc vào đánh giá tổng hợp nhiều yếu tố như

độ dốc địa hình, khí hậu, đất đai, khả năng tưới tiêu, tập quán sản xuất, năng

suất sản lượng, nhu cầu thị trường

Theo mức độ định lượng, các phương pháp đánh giá cảnh quan có thể đượcxếp thành các nhóm: nhóm phương pháp đánh giá định tính, nhóm phương phápđánh giá bán định lượng, nhóm phương pháp đánh giá định lượng

Đánh giá định tính, bán định lượng hay định lượng các ĐKTN và TNTNđều là những công việc cần thiết Thông thường người ta đánh giá định tínhtrước, sau đó mới tiến hành đánh giá bán định lượng và cuối cùng là đánh giáđịnh lượng

Theo mục đích, đối tượng nghiên cứu, cũng có nhiều nhóm phương pháp

khác nhau: nhóm phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái, nhóm phương pháp đánh giá kinh tế cảnh quan, nhóm phương pháp đánh giá tích hợp, nhóm

phương pháp thể hiện kết quả đánh giá, [45] (Bảng 1.1)

Trang 29

Bảng 1.1 Các phương pháp đánh giá cảnh quan

Đánh giá thích

nghi sinh thái

- Xác định các yếu

tố, chỉ tiêu đánhgiá

- Phân tích tài liệu xácđịnh mối quan hệ củachủ thể (các dạng sửdụng cảnh quan) vớiđiều kiện sinh thái

-Mukhina L.I 1973.

Phương pháp ma trậntam giác

-Phân tích tương quan sử dụng… 1996.

Phương pháp chuyêngia

-Leopold, 1972.

- Xác định mức độthích nghi sinh tháicác cảnh quan

- Phương pháp đánh giáthành phần

- Phương pháp đánh giáchung

+Trung bình cộng, trungbình nhân các điểmthành phần

+ Tích hợp trung bìnhcộng và phân hóa điểmtốt xấu

+ Phân tích nhân tố

-Mukhina L.I 1973.

-Armand, 1984 -Nguyễn Cao Huần, 1992.

-FAO, 1976, 1981, 1993.

- Thể hiện kết quảđánh giá trên bảnđồ

- Tích hợp ALES-GIS -D.G.Rossiler,

2000.

Đánh giá ảnh

- Xác định mức độảnh hưởng môitrường của cáchoạt động sử dụng

- Phương pháp đánh giátác động môi trường củahoạt động sử dụng cảnhquan

-Shishenko P.G, 1988.

-Nguyễn Cao Huần, 1992.

Trang 30

hưởng môi

trường

cảnh quan

- Xác định độ bềnvững môi trường

- Phương pháp đánh giá

độ bền vững môi trườngcảnh quan

- Lê Thạc Cán, 1993.

- Lê Đức An và nnk, 2000.

Đánh giá

kinh tế

- Xác định hiệuquả kinh tế, hiệuquả đầu tư cho cácdạng sử dụng cảnhquan

- Phân tích chi phí lợiích

-Lê Thạc Cán, 1993.

-Đặng Như Toàn, 1996.

- Đánh giá kinh tế đấttheo năng suất câytrồng

Phân tích ảnh

hưởng xã hội

-Đánh giá ảnhhưởng xã hội choviệc sử dụng cảnhquan

- Phương pháp điều tra

xã hội học

Đánh giá

tích hợp

- Xác định các loạihình sử dụng cảnhquan bền vững

- Phương pháp biểu đồđánh giá

- Phương pháp phân tíchtổng hợp

-Miller G.P, 1974.

Nguồn: Nguyễn Cao Huần, 2005

Bản thân tự nhiên là thực thể khách quan, nó chỉ được đánh giá là tốt hayxấu, phù hợp hay không phù hợp với các đối tượng sử dụng cụ thể Chẳng hạnkhu vực cảnh quan núi cao có độ dốc >250 chỉ có thể thuận lợi phát triển lâmnghiệp, du lịch thể thao, mạo hiểm; không thích hợp phát triển nông nghiệp Với

độ dốc lớn đó, đất thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi; các cây trồng như lúa, hoamàu, cây ngắn ngày, không có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển; nênphát triển trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế và giữ được đất Ngược lại, cảnhquan núi cao kết hợp với khí hậu thuận lợi, phong cảnh đẹp và đa dạng sinh học

sẽ thuận lợi phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái

Với việc ra đời một số phương pháp đánh giá phần nào đã giúp cho cácnhà nghiên cứu, các nhà quản lý lãnh thổ tìm ra được những cách thức tối ưutrong khai thác và sử dụng lãnh thổ cho các mục đích thực tiễn và nhất là đưa

Trang 31

ra được những giải pháp, biện pháp hữu hiệu thực hiện công tác sử dụng hợp lýtài nguyên, bảo vệ môi trường, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững

b Các phương pháp nghiên cứu đánh giá cảnh quan áp dụng trong đề tài

b1 Phương pháp phân tích cấu trúc cảnh quan phân loại cảnh quan

Đây là phương pháp quan trọng, được sử dụng trong nghiên cứu đề tài,trên cơ sở phân tích tổng hợp hệ thống các tài liệu nghiên cứu điều tra, các loạibản đồ thành phần, bản đồ chuyên đề, các số liệu phân tích, đánh giá các yếu tốhợp thành cảnh quan để tìm ra quy luật phân hóa các thể tổng hợp tự nhiên,phân tích lãnh thổ thành những đơn vị cảnh quan làm cơ sở để đánh giá Hệthống phân loại trên thể hiện rõ sự phân bố không gian và quy luật hình thànhcủa các đơn vị cảnh quan trên địa bàn nghiên cứu Với mục đích phân loại cảnhquan cho đánh giá thích nghi sinh thái nên việc phân chia các đơn vị cảnh quancần đáp ứng tối đa cho mục đích sử dụng lãnh thổ Chính vì vậy, những đơn vịcảnh quan không đáp ứng nhiều cho mục đích nghiên cứu sẽ không đưa vàotrong hệ thống phân loại cảnh quan Trong đó:

+ Luận án sử dụng hệ thống phân loại với 6 cấp đơn vị: Hệ cảnh quan,phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan, lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan, loại cảnhquan

Cấp loại CQ được chọn lựa làm đơn vị phân loại cơ sở cho việc đánh giá

một số loại hình sử dụng nông, lâm nghiệp phục vụ cho quy hoạch phát triểncác ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và bản đồ cảnh quan cấp tỉnh được xâydựng ở tỉ lệ trung bình 1:100.000

+ Luận án đã sử dụng hệ thống phân loại với 7 cấp gồm: Hệ cảnh quan,phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan, lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan, loại cảnhquan, dạng cảnh quan

Cấp dạng CQ là cấp phân loại cơ sở được sử dụng trong phạm vi lãnh

thổ nhỏ (huyện Đoan Hùng) cho mục đích quy hoạch và bố trí hợp lý một loạicây ăn quả đặc sản (cây bưởi) tại địa bàn nghiên cứu và bản đồ CQ được xâydựng ở tỉ lệ lớn 1:50.000

Trang 32

b2 Phương pháp đánh giá cảnh quan: các phương pháp ĐGCQ được

tác giả áp dụng cụ thể trong các quy trình đánh giá dưới đây:

- Phương pháp đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp

* Xác định mục tiêu, đối tượng đánh giá

Mục tiêu: Đánh giá thích nghi (đánh giá mức độ thuận lợi) của các đơn

vị loại CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ

Đối tượng đánh giá: Một số loại hình sử dụng nông, lâm nghiệp chính tạiđịa bàn nghiên cứu Loại hình phát triển lâm nghiệp được lựa chọn đánh giágồm: mục đích phòng hộ, mục đích phát triển rừng sản xuất Loại hình sử dụngđất nông nghiệp được lựa chọn là: loại hình phát triển cây hàng năm, cây lâunăm, đồng cỏ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Địa bàn nghiên cứu toàn tỉnhPhú Thọ, trên cơ sở BĐCQ tỉ lệ trung bình 1:100.000, đơn vị phân loại cơ sở là

cấp loại CQ

Trên cơ sở mục tiêu, đối tượng đánh giá đã đặt ra ở trên, tiến hành lựachọn các chỉ tiêu, thang điểm đánh giá, phương pháp đánh giá

* Lựa chọn các chỉ tiêu, thang điểm đánh giá

Tiêu chí lựa chọn là tập trung vào những chỉ tiêu chính có ảnh hưởng cụthể đến đối tượng đánh giá, phản ánh trung thực thuộc tính vốn có của tất cảcác loại CQ cùng cấp và phù hợp với tỉ lệ bản đồ, đơn vị CQ đã xây dựng(BĐCQ tỉ lệ trung bình 1:100.000, đơn vị cấp loại CQ)

Sau khi đã lựa chọn xong các chỉ tiêu đánh giá, tiến hành phân bậc cácchỉ tiêu Trong đề tài lựa chọn thang 3 cấp: rất thích nghi (3 điểm), thích nghi(2 điểm), kém thích nghi (1 điểm)

* Đánh giá riêng: Việc đánh giá này được thực hiện bằng cách tính điểmcác tiêu chí (chỉ tiêu) Điểm đánh giá của từng chỉ tiêu là số điểm cụ thể củamức đánh giá nhân với trọng số của chỉ tiêu đó, và được lấy từ các bảng chỉtiêu đánh giá riêng

* Đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích nghi: điểm đánh giá tổnghợp của một đơn vị cảnh quan nào đó chính là tổng số điểm của các chỉ tiêu Điểmđánh giá chung đó được tính theo công thức điểm trung bình cộng sau: [45]:

Trang 33

D0= 

n i

Di Ki

1

Trong đó:

D0: điểm đánh giá chung cảnh quan

Di: điểm đánh giá chỉ tiêu thứ i

Ki: hệ số tầm quan trọng (trọng số) của chỉ tiêu thứ i

i: yếu tố đánh giá i=1, 2, 3 n; n: số lượng chỉ tiêu

Cơ sở để xác định trọng số là trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu về các đốitượng đã lựa chọn đánh giá tại chính địa bàn nghiên cứu, tham khảo thêm các tàiliệu chuyên sâu kết hợp công tác kiểm chứng trên một số địa bàn thực địa tạilãnh thổ nghiên cứu, kết hợp phương pháp chuyên gia (lấy ý kiến chuyên gia)

Trọng số cho từng yếu tố thể hiện vai trò quan trọng của chúng, trong đềtài trọng số của các yếu tố được coi bằng 1, các yếu tố quan trọng hơn trọng sốđược tăng lên, các yếu tố kém quan trọng thì trọng số bị giảm đi

Trọng số Ki được xác định theo 3 mức:

+ Hệ số 3: các yếu tố có vai trò quyết định đối với mục tiêu đánh giá.+ Hệ số 2: các yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhưng chưa quyết định đếnmục tiêu đánh giá

+ Hệ số 1: các yếu tố có ảnh hưởng nhẹ đến mục tiêu đánh giá

Riêng mức độ không thích hợp (N), trong quá trình đánh giá tổng hợp,đây là cơ sở để chúng tôi lựa chọn những đơn vị loại cảnh quan có từ ít nhất từmột chỉ tiêu được xếp ở mức độ không thích hợp (điểm số bằng 0) với đối tượngđánh giá, từ đó tiến hành loại trừ ngay loại cảnh quan đó và xếp luôn vào hạngkhông thích hợp với đối tượng đánh giá mà không cần tính điểm tổng hợp

- Phân hạng mức độ thích nghi: Mỗi cấp thích hợp ứng với khoảng điểmgiá trị của điểm đánh giá chung Khoảng điểm ∆D của cấp mức độ thích hợpđược tính theo công thức khoảng cách đều:

M

D D

Trang 34

Trong đó:

Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất

Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất

M: số cấp đánh giá (3 cấp)

- Phương pháp đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch

Tác giả Phạm Trung Lương và nnk (2000) đã nêu “Sự hình thành và

phát triển của hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là tài nguyên du lịch” [60].

Trong điều 4 (chương I) của Luật du lịch Việt Nam đã chỉ rõ “Tàinguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, đôthị du lịch” TNDL được chia làm 2 nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tàinguyên du lịch nhân văn Liên kết giữa việc nghiên cứu đánh giá cảnh quan vớiđánh giá TNDL phục vụ phát triển du lịch, cần đặt TNDL trong cấu trúc cảnhquan để xem xét, nhằm chỉ ra được ở đơn vị cảnh quan này có thuận lợi haykhó khăn cho hoạt động du lịch, cảnh quan đó có những TNDL gì để hoạt động

du lịch được hình thành và phát triển

Việc đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch không thể tiến hành theodiện như đánh giá cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, mà phải đánh giáTNDL theo điểm (theo đơn vị CQ) và theo tuyến (kết nối các CQ với nhau).Quá trình đánh giá cần chỉ rõ điểm tiềm năng du lịch đó thuộc CQ nào, giữacác điểm có thể kết hợp với nhau tạo thành các tuyến du lịch nào

Để đánh giá mức độ thuận lợi của cảnh quan cho phát triển du lịch, tác giảtiến hành đánh giá riêng các dạng tài nguyên du lịch Phú Thọ (địa hình, khí hậu,nước, sinh vật, di tích lịch sử, lễ hội ) và đánh giá theo các tuyến, điểm du lịch

- Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho cây bưởi đặc sản huyện

Đoan Hùng

Mục tiêu, đối tượng đánh giá: mục tiêu đánh giá mức độ thích nghi cảnh

quan của các đơn vị dạng CQ cho phát triển cây bưởi Phạm vi địa bàn nghiên

cứu là huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở bản đồ cảnh quan tỉ lệ lớn

1:50.000, đơn vị phân loại cơ sở là cấp dạng CQ

Phương pháp đánh giá: cũng trên cơ sở phương pháp trung bình cộng cácđiểm thành phần, có tính trọng số ở phần trên

Trang 35

1.3 Quy trình các bước thực hiện đề tài

Trên cơ sở mục đích - nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài, vận dụngmột số các quan điểm trong nghiên cứu, ĐGCQ tỉnh Phú Thọ, đồng thời sử dụngcác phương pháp nghiên cứu phù hợp cho từng công đoạn, nội dung cụ thể.Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, ĐGCQ tỉnh Phú Thọ cho phát triển nông,lâm nghiệp và du lịch nhằm mục đích sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT,luận án xác định quy trình nghiên cứu gồm 7 bước, giữa các bước có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau và đều hướng tới mục tiêu đã xác định (Hình 1.1)

- Bước 1: Xây dựng hệ thống phương pháp luận, phương pháp nghiên

cứu đề tài Thực địa địa bàn nghiên cứu

- Bước 2 Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan địa bàn nghiên cứu:

các nhân tố tự nhiên (địa chất- địa mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổnhưỡng, sinh vật), các nhân tố nhân văn

- Bước 3: Xây dựng các lớp thông tin GIS cho hệ thống các bản đồ cảnh

+ ĐGCQ cho cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ

+ ĐGCQ đối với cây bưởi huyện Đoan Hùng (bưởi Sửu, bưởi Bằng Luân) + Xây dựng hệ thống các bản đồ đánh giá cho các mục đích đã đề ra

- Bước 6 Phân tích cơ sở định hướng (hiện trạng phát triển nông, lâm

nghiệp và du lịch, định hướng phát triển các ngành kinh tế, thực tiễn địaphương) Xây dựng bản đồ định hướng phát triển tổng hợp lãnh thổ; bản đồ cáctuyến, điểm du lịch theo đơn vị cảnh quan

Trang 36

- Bước 7: Định hướng quy hoạch, tổ chức không gian phát triển các ngành

sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch

Hình 1.1 Sơ đồ các bước thực hiện luận án

Trang 37

7 Định hướng quy hoạch, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch

4a Hệ chỉ tiêu phân loại và BĐCQ lãnh thổ nghiên cứu

- Hệ chỉ tiêu phân loại CQ

- BĐCQ tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000

- Phân tích cảnh quan (cấu trúc, chức năng, động lực CQ)

4.b- Bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000

5a ĐGCQ cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch

- ĐGCQ cho mục đích phòng hộ, mục đích phát triển rừng sản xuất

- ĐGCQ cho mục đích trồng cây hàng năm, cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Đánh giá các dạng tài nguyên du lịch, các tuyến điểm du lịch.

5b ĐGCQ đối với cây bưởi huyện Đoan Hùng

- ĐGCQ cho phát triển cây bưởi Sửu

- ĐGCQ cho phát triển cây bưởi Bằng Luân 5c Xây dựng hệ thống các bản đồ kết quả đánh giá

6a Xác định các cơ sở định hướng

- Hiện trạng các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch

- Định hướng phát triển các ngành kinh tế

- Thực tiễn địa phương

6b Hệ thống các bản đồ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch theo đơn vị CQ

cứu Luận điểm bảo vệ.

- Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu.

- Thực địa địa bàn nghiên cứu

2 Phân tích các nhân tố thành tạo CQ

- Phân tích các nhân tố tự nhiên trong thành tạo CQ (địa hình, địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, sinh vật)

- Phân tích các nhân tố nhân văn trong thành tạo CQ.

Các BĐ: Địa mạo, SKH, thảm thực vật, đất Các BĐ khác bổ trợ: Địa chất, các kiểu địa hình, hiện trạng sử dụng đất,

- Biên tập, xây dựng các bản đồ chuyên

đề

Trang 38

- Nghiên cứu lý thuyết chung về nghiên cứu cảnh quan, xác định rõ đốitượng, nguyên tắc, đặc điểm cảnh quan Đi sâu phân tích lý luận chung vềnghiên cứu đặc điểm cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan; vận dụng cụthể đối với địa bàn tỉnh Phú Thọ; tạo cơ sở cho việc đánh giá cảnh quan phục vụcho các mục đích thực tiễn đã đặt ra.

- Xác định cơ sở lý luận về đánh giá cảnh quan (bản chất, nguyên tắc, đốitượng, mục tiêu, phương pháp đánh giá) Xây dựng quy trình đánh giá cảnhquan cho từng mục đích cụ thể: mục đích phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp;phát triển du lịch toàn tỉnh Phú Thọ; ĐGCQ với một loại cây trồng cụ thể ởphạm vi cấp huyện Đoan Hùng

Toàn bộ chương 1 là cơ sở tiền đề cho nghiên cứu các chương mục sau,mục tiêu cuối cùng của luận án là đưa ra được những định hướng sử dụng hợp

lý TNTN và BVMT lãnh thổ nghiên cứu

Trang 39

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH PHÚ THỌ

Phú Thọ thuộc vùng núi và trung du phía Bắc Việt Nam, nằm trong khuvực chuyển tiếp giữa vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc PhúThọ có 13 đơn vị hành chính gồm Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, cáchuyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, TamNông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập, thành phố Việt Trì làtrung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh

Phú Thọ có cảnh quan đa dạng và phong phú, là kết quả tương tác giữacác nhân tố thành tạo cảnh quan: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổnhưỡng, sinh vật và con người…

2.1 Đặc điểm, vai trò các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Vị trí địa lí

Phú Thọ có hệ tọa độ địa lí từ 20055’B đến 21043’B và từ 104047’Đ đến

105027’Đ Phía đông, đông bắc giáp Hà Nội, Vĩnh Phúc; phía tây, tây bắc giápSơn La, Yên Bái; phía nam giáp Hòa Bình, phía bắc giáp Tuyên Quang Với vị

trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80

km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) hơn 200

km, cách Hải Phòng 170 km, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹthuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam, quốc

lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua PhúThọ đi Yên Bái, Sơn La Đặc biệt có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì -Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc) Đây là tuyến nằm trong hành lang kinh

tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Với vị trí trên, hàng năm Phú Thọ nhận được lượng bức xạ lớn, nền nhiệtcao, là điều kiện cho sinh vật phát triển mạnh mẽ, hình thành trên toàn lãnh thổ

Trang 40

Kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh Điều này cũng khẳng định thiên

nhiên Phú Thọ là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Vị trí địa lí của Phú Thọ là một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng pháttriển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.Hoạt động KT-XH là động lực biến đổi cảnh quan nhân sinh bên cạnh các yếu

a Các đá biến chất cổ

Các trầm tích biến chất cổ nằm trong đới cấu trúc Fanxipan, Sông Hồng

và Sông Lô, phân bố thành 3 dải: dải Thanh Sơn - Yên Lập, dải Hạ Hòa - ViệtTrì và dải Bắc Đoan Hùng

Thành phần thạch học của các đá này gồm gneis biotit, đá phiến sét,biotit silimanit, quarzit, đá phiến thạch anh mica, đá phiến thạch anh biotit, đáphiến sericit thạch anh, phiến sét, phosphorit, đá vôi thuộc các hệ tầng SôngHồng, Sinh Quyền, Cam Đường, Hà Giang, Bến Khế, có tuổi từ Arkei đếnCambri giữa Trong các hệ tầng đá biến chất cổ ở bờ trái sông Hồng và ở vùngThạch Khoán - Thanh Sơn, gặp nhiều thể pegmatit làm nguyên liệu felpat vànhiều mỏ, điểm kaolin

b Các đá trầm tích lục nguyên, trầm tích phun trào lục nguyên xen cacbonat Paleozoi - Mezozoi sớm

Các trầm tích lục nguyên, trầm tích - phun trào lục nguyên xen cacbonatPaleozoi-Mezozoi sớm phân bố ở các vùng Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba,Cẩm Khê Thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến thạch anh sericit, đá phiến

Ngày đăng: 18/04/2014, 17:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Các phương pháp đánh giá cảnh quan - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 1.1. Các phương pháp đánh giá cảnh quan (Trang 29)
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ở Phú Thọ - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ở Phú Thọ (Trang 45)
Bảng 2.3. Diện tích và phân bố các nhóm loại đất chính ở Phú Thọ TT - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.3. Diện tích và phân bố các nhóm loại đất chính ở Phú Thọ TT (Trang 50)
Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phòng hộ - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phòng hộ (Trang 86)
Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho  mục đích phát triển rừng sản xuất - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản xuất (Trang 87)
Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng cây hàng năm - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng cây hàng năm (Trang 92)
Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng cây lâu năm - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng cây lâu năm (Trang 93)
Bảng 3.5. Bảng điểm phân cấp đánh giá cảnh quan - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.5. Bảng điểm phân cấp đánh giá cảnh quan (Trang 94)
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá cảnh quan cho  từng mục đích phát triển nông-lâm nghiệp - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá cảnh quan cho từng mục đích phát triển nông-lâm nghiệp (Trang 94)
Bảng 3.7. Yêu cầu sinh thái cây bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.7. Yêu cầu sinh thái cây bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ (Trang 100)
Bảng 3.8. Đánh giá riêng các chỉ tiêu của dạng cảnh quan  đối với cây bưởi Đoan Hùng - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.8. Đánh giá riêng các chỉ tiêu của dạng cảnh quan đối với cây bưởi Đoan Hùng (Trang 101)
Bảng 3.10.  Đánh giá các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con  người phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng tỉnh Phú Thọ [116, 117] - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.10. Đánh giá các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng tỉnh Phú Thọ [116, 117] (Trang 105)
Bảng 3.12. Đánh giá các điểm du lịch tự nhiên tỉnh Phú Thọ Địa hình  Vườn Quốc gia, - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.12. Đánh giá các điểm du lịch tự nhiên tỉnh Phú Thọ Địa hình Vườn Quốc gia, (Trang 111)
Bảng 3.14.  Đánh giá các điểm du lịch nhân văn tỉnh Phú Thọ - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.14. Đánh giá các điểm du lịch nhân văn tỉnh Phú Thọ (Trang 112)
Bảng 3.15. Đặc trưng tài nguyên du lịch một số tuyến du lịch địa bàn nghiên cứu - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.15. Đặc trưng tài nguyên du lịch một số tuyến du lịch địa bàn nghiên cứu (Trang 114)
Bảng 4.1. Diện tích, dân số tỉnh Phú Thọ năm 2012 Đơn vị - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.1. Diện tích, dân số tỉnh Phú Thọ năm 2012 Đơn vị (Trang 116)
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ năm 2012 - Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ năm 2012 (Trang 121)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w