Bảng 17: Các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trừ sâu bệnh cho bạch đàn và keo lai giai đoạn vườn ươm 70 Bảng 18: Ảnh hưởng của môi trường MS, MS cải tiến, VW và VW cải tiến đến khả
Trang 1BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC-04
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
“ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VI NHÂN GIỐNG ĐỂ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC
VỤ CHO CHƯƠNG TRÌNH NÔNG LÂM NGHIỆP
BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM”
Trang 2BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.04/06-10
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI/DỰ ÁN
“HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VI NHÂN GIỐNG
ĐỂ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CÓ GIÁ TRỊ KINH
TẾ PHỤC VỤ CHO CHƯƠNG TRÌNH NÔNG LÂM NGHIỆP
BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM”
(Mã số: KC 04 DA 08 /06 – 10)
Chủ nhiệm đề tài/dự án
(Kí tên) Cơ quan chủ trì đề tài/ dự án
(Kí tên và đóng dấu)
Ban chủ nhiệm chương trình
(Kí tên) Bộ Khoa học và Công nghệ
(Kí tên và đóng dấu khi gửi lưu trữ)
Hà Nội - 2010
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Báo cáo thống kê
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1
1.5.2 Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh
2.2.3 Hoàn thiện quy trình vi nhân giống cam Xã Đoài,
bưởi Diễn
36
Trang 42.2.4 Quy mô triển khai SXTN để hoàn thiện hệ thống
sản xuất bạch đàn, keo lai, cây cam Xã Đoài, bưởi Diễn và các loại hoa lan
38
2.3 Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần
phải thực hiện để giải quyết các vấn đề được dặt ra
kể cả đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân kĩ thuật
áp đáp ứng cho việc sảm xuất thử nghiệm
38
2.3.1 Tuyển chọn các cây đầu dòng được sử dụng trong
dự án
38
2.3.2 Nội dung công việc để hoàn thiện hệ thống nhân
giống bạch đàn, keo lai, cây cam Xã Đoài, bưởi Diễn và các loại hoa lan
40
2.3.4 Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kĩ thuật, các lớp
4.1 NỘI DUNG 1: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG BẠCH ĐÀN KEO LAI
46
4.1.1 Quy trình nhân giống bạch đàn, keo lai bằng invitro 46
4.1.2 Hoàn thiện kĩ thuật chăm sóc cây con, nghiên cứu
cải tiến chế độ dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh của cây bạch đàn, keo lai ngoài vườn ươm
58
4.1.3 Một số loại sâu bệnh hại trên 2 giống bạch đàn và
keo lai trong giai đoạn vườn ươm và biện pháp phòng trừ
66
4.2 NỘI DUNG 2: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
NHÂN GIỐNG HOA LAN BẢN ĐỊA VÀ LAN CÔNG NGHIÊP
72
4 2 1 Quy trình nhân nhanh giống hoa lan bản địa và lan
công nghiệp bằng Invitro
72
4.2.2 Hoàn thiện kĩ thuật chăm sóc, cải tiến chế độ dinh
dưỡng cho cây lan giống ngoài vườn ươm
81
4.2.3 Nghiên cứu cải tiến các các giá thể khác nhau đưa
ra được các thông số về chế độ giá thể, dinh dưỡng phù hợp cho lan giống
83
Trang 54.2.4 Các loại bệnh lan và các biện pháp phòng trừ 87
4.3 NỘI DUNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VI
GHÉP CÂY CAM XÃ ĐOÀI, VÀ BƯỞI DIỄN
89
4.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mắt ghép, thời vụ ghép
trong quá trình vi ghép mắt cây cam Xã Đoài và bưởi Diễn
89
4.3.2 Nghiên cứu kĩ thuật chăm sóc, cải tiến chế độ dinh
dưỡng và phòng trừ sâu bệnh cho cây cam Xã Đoài
và bưởi Diễn sau khi ghép ngoài vườn ươm
90
4.3.3 Các loại bệnh trên cây cam Xã Đoài, bưởi Diễn và
cách phòng trừ sâu bệnh
93
Trang 6MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Ảnh hưởng của tuổi chồi lấy mẫu đến khả năng tái chồi của
Bảng 2: Ảnh hưởng của của tổ hợp BAP và α-NAA đến khả năng nhân
nhanh chồi (sau 20 ngày nuôi cấy) tại Hà Nội, năm 2008
47
Bảng 3: Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi
của các dòng bạch đàn, keo lai (sau 20 ngày) tại Hà Nội, năm 2008
49
Bảng 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của chồi
bạch đàn U6, PN2, PN14, bạch đàn trắng và keo lai BV10, BV33 invitro tại
Hà Nội, năm 2008
51
Bảng 5: Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng và phát
triển của chồi Bạch đàn U6, PN2, PN14, bạch đàn trắng và keo lai BV10,
BV33 invitro
52
Bảng 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sinh
trưởng và phát triển của chồi bạch đàn U6, PN2, PN14, bạch đàn trắng và
keo lai BV10, BV33 invitro tại Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội năm
2008
53
Bảng 7: Ảnh hưởng của α-NAA tới khả năng ra rễ (sau 20 ngày nuôi cấy) tại
Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội năm 2008
55
Bảng 8: Ảnh hưởng của IBA tới khả năng ra rễ (sau 20 ngày nuôi cấy) tại
Bảng 9: Ảnh hưởng các loại giá thể đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh
trưởng của bạch đàn và keo lai từ nuôi cây mô (sau 4 tháng ra ngôi) tại
Quốc Oai, Hà Nội năm 2009
60
Bảng 10: Ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh
trưởng của bạch đàn và keo lai giâm hom tại Phù Ninh, Phú Thọ năm
2009
61
Bảng 11: Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến tỷ lệ sống và sinh
trưởng của cây bạch đàn và keo lai khi ra ngôi và giâm hom (sau 4 tuần theo dõi) tại Phù Ninh, Phú Thọ năm 2009
63
Bảng 12: Ảnh hưởng của độ ẩm đất bầu và không khí đến tỷ lệ sống và
sinh trưởng của các giống bạch đàn U6, PN14, keo lai BV10 và BV16
ở giai đoạn ra ngôi và giâm hom (sau 4 tuần theo dõi) tại Phù Ninh Phú
Thọ, năm 2009
64
Bảng 13: Ảnh hưởng của số lần bón phân N: P: K tỷ lệ: 5: 10: 15 trên
cây bạch đàn, keo lai tại Quốc Oai, Hà Nội năm 2009
65
Bảng 14: Kết quả điều tra tình hình sâu bệnh hại trên 2 giống bạch đàn
U6, PN14, tại vườn ươm ở Phú Lãm Quốc Oai – Hà Nội, năm 2009
Trang 7Bảng 17: Các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trừ sâu bệnh cho
bạch đàn và keo lai giai đoạn vườn ươm
70
Bảng 18: Ảnh hưởng của môi trường MS, MS cải tiến, VW và VW cải
tiến đến khả năng tái sinh chồi và hệ số nhân chồi 2 giống lan Hồ Điệp
trắng môi đỏ, Hồ Điệp trắng môi vàng sau 8 tuần nuôi cấy tại Vĩnh
Quỳnh, Hà Nội năm 2008
72
Bảng 19: Ảnh hưởng của dịch chiết chuối xanh, dịch chiết khoai tây,
nước dừa đến khả năng phát sinh chồi mới và hệ số nhân chồi của 2
giống lan Hồ Điệp (sau 8 tuần nuôi cấy) tại Thanh Trì, Hà Nội năm
2008
74
Bảng 20: Ảnh hưởng của các loại môi trường đến khả năng phát sinh
chồi mới và hệ số nhân chồi 2 giống lan Kiếm Hồng Hoàng SaPa và
Xanh thơm Đà Lạt tại Thanh Trì, Hà Nội năm 2008
75
Bảng 21: Ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây, dịch chiết chuối xanhvà
nước Dừa đến quá trình phát sinh chồi mới và hệ số nhân chồi 2 giống
địa lan Kiếm tại Thanh Trì, Hà Nội, năm 2008
76
Bảng 22: Ảnh hưởng của thời gian và cường độ chiếu sáng đến khả
năng phát sinh chồi, hệ số nhân chồi của các giống lan Hồ Điệp và lan
Xanh thơm Đà Lạt tại Thanh Trì, Hà Nội năm 2009
78
Bảng 23: Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến tỷ lệ tái sinh cây
hoàn chỉnh, sinh trưởng và phát triển trên Hồ Điệp hoa trắng môi vàng
và Xanh Thơm Đà Lạt tại Thanh Trì, Hà Nội năm 2009
79
Bảng 24: Ảnh hưởng của nhiệt độ phòng nuôi cây đến khả năng tái sinh
protocorm, hệ số nhân và tái sinh cây hoàn chỉnh ở 2 giống hoa lan (8
tuần nuôi) tại Thanh Trì, Hà Nội năm 2009
80
Bảng 25: Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến tỷ lệ sống và
sinh trưởng của lan Hồ Điệp khi ra ngôi tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm
2009
85
Bảng 26: Ảnh hưởng của mắt ghép đến tỷ lệ sống sau ghép 89 Bảng 27: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống của cây sau ghép 89 Bảng 28: Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến sinh
trưởng của cây cam Xã Đoài tại Đông Anh, Hà Nội năm 2009
91
Bảng 29: Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến sinh
trưởng của cây Bưởi Diễn tại Đông Anh, Hà Nôi năm 2009
91
Bảng 30: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỷ lệ cây ghép
sống và tỷ lệ cây xuất vườn của cây bưởi Diễn tại Đông Anh, Hà Nội
năm 2009
92
Bảng 31: Ảnh hưởng của độ tăng chiều dài và số lá đến các chỉ tiêu
sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng của bạch đàn và keo lai tại lai tại xã Phú
Mãn Huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, 2009
98
Trang 8Hình 3: Các giống lan Hồ Điệp và địa lan đầu dòng 39
Hình 4: Nuôi cấy mô Bạch đàn ở các tuổi chồi khác nhau: 3 tháng, 6
Hình 6: Chế độ che sáng ở cây bạch đàn và keo lai 62
Hình 7: Các bệnh thường gặp ở cây keo lai và bạch đàn 72
Hình 8: Lan Kiếm và lan Hồ Điệp được nuôi cấy mô tế bào trước khi ra
Hình 9: Kĩ thuật ra cây lan vườn ươm 82 Hình 10: Cây địa Lan Kiếm và lan Hồ Điệp 2 tháng sau khi ra cây ở
vườn ươm được che sáng bằng 2 lớp lưới đen tại mô hình Tam Đảo,
Vĩnh Phúc
83
Hình 11: Lan kiếm được trồng trên các giá thể khác nhau tại Viện Di
Hình 12: Lan kiếm đóng bầu trên các giá thể khác nhau: dớn dương xỉ và
mụn xơ dừa tỷ lệ 1:1:1 tại vườn Tam Đảo, Vĩnh Phúc 2009-2010
84
Hình 13: Lan Hồ Điệp trồng trên rổ nhựa chứa giá thể xơ dừa, và rong
biển tỷ lệ 1:1 hay giá thể rong biển trộn với dớn dương xỉ theo tỷ lệ 1:1
tại Tam Đảo, Vĩnh phúc 2008-2009
86
Hình 14: Một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây hoa lan 88
Hình 15: Kĩ thuật vi ghép mắt cây cam Xã Đoài, bưởi Diễn trong phòng
thí nghiệm
90
Hình 16: Một số loại sâu bệnh hại cam Xã Đoài và bưởi Diễn 94
Hình 17: Mô hình sản xuất bạch đàn và keo lai tại xã Phú Mãn Huyện
Quốc Oai, tỉnh Hà Tây và Xã Phù Ninh, Huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ 102
Hình 18: Mô hình trồng Hoa lan tại Thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc 106
Hình 19: Mô hình cây cam Xã Đoài, bưởi Diễn tại là Hợp tác xã Tằng
My, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 111
Trang 9
VIỆN KHOA HỌC NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội ngày tháng năm 2010
BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN SXTN
I Thông tin chung
1 Tên đề tài/dự án: “Hoàn thiện quy trình vi nhân giống để phát triển một số
cây trồng có giá trị phục vụ chương trình nông lâm nghiệp bền vững của Việt Nam”
Họ và tên: Trần Duy Quý
Ngày tháng năm sinh: 29/ 3/1948 Nam/Nữ: Nam
Học hàm học vị: GS.TSKH
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên cao cấp, phó chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, chủ nhiệm chương trình KC-04-06-10
Điện thoại: 0913232858 Cơ quan: 04.38614322
Fax: 04.38613937 Email: duyquyvaas@gmail.com
Tên tổ chức công tác: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Địa chỉ cơ quan: Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số nhà 268, đường Phạm Văn Đồng, xóm 6B xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội
3 Tổ chức chủ trì đề tài Dự án:
Tên tổ chức chủ trì Dự án: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Điện thoại: 04.38614322 Fax: 04.38613937
Email: khcnvaas.vnn.vn
Website: w.w.w.vaas.org.vn
Địa chỉ: Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: PGS.TS Nguyễn Văn Bộ
Số tài khoản:
Kho bạc nhà nước Thanh Trì, Hà Nội
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
II Tình hình thực hiện dự án
1 Thời gian thực hiện đề tài/Dự án
Theo hợp đồng đã ký kết số 08/2008/HĐ DACT
Trang 10KC-04-DA-08/06-10 kí ngày 2/4/2008 đến tháng 10/2010
- Thực tế thực hiện đề tài từ ngày tháng 4năm 2008 đến 9/2010
- Được gia hạn: Không
2 Kinh phí và sử dụng kinh phí
a Tổng số kinh phí thực hiện: 6500 triệu đồng
+ Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước : 1980 triệu đồng
+ Kinh phí hợp đồng từ các nguồn: 4.520 triệu đồng
+ Tỉ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (60%)
+ Thu hồi: 1.188 triệu đồng
b Trình hình cấp kinh phí và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH
được
Ghi chú
1 1.980 triệu đồng 1.980 triệu đồng
c Kết qủa sử dụng đánh giá theo khoản chi đối với dự án
STT Nôi dung các khoản chi Theo kế hoạch Thực tế đạt
được
1 Thiết bị máy móc, điện nước
2 Nhà xưởng xây dựng mới và cải
tạo
100 triệu đồng 98 triệu đồng
3 Kinh phí hỗ trợ công nghệ 500 triệu đồng 500 triệu đồng
4 Chi phí lao động 268 triệu đồng 268 triệu đồng
5 Nguyên vật liệu NL 922 triệu đồng 922 triệu đồng
6 Các thiết bị nhà xưởng
8 Tổng cộng 1.980 triệu đồng 1.980 triệu đồng
- Lượng cho thay đổi nếu có: Không
3 Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài dự án (liệt kê các quyết định, văn bản cơ quan quản lý từng công đoạn, xác định nhiệm vụ, xét chọn, phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, kinh phí thực hiện nếu có), văn bản các tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)
STT Số, thời gian ban hành văn
2 Số Viện KHNN Việt Nam Đơn đăng kí chủ trì
thực hiện Dự án cấp nhà nước
Viện KHNN Việt Nam
Trang 113 Số 1691 QĐ BKHCN
16/8/2007
Quyết định phê duyệt danh mục Dự án sản xuất thử nghiệm thuộc CTKHCN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 để xét chọn giao trực tiếp thực hiện trong kế hoạch 2007
Bộ KHCN ban hành
4 Số 2077/QĐ BKHCN ngày
25/9/2007
Quyết định thành lập Hôi đồng KHCN cấp nhà nước từ việc xét chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện đề tài
dự án SXTN để thực hiện trong kế hoạch
2008 thuộc chương trình nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNSH mã số KC-04-06-2010
Bộ KHCN ban hành
5 Số 3061/ QĐ BKHCN ngày
20/12/2007
Quyết định phê duyệt các tổ chức cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện dự án năm
2008 thuộc chương trình nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNSH mã số KC-04-06-2010
Bộ KHCN ban hành
Bộ KHCN ban hành
Trang 1202 dự án SXTN bắt đầu thực hiện năm
2008 thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH mã số KC-04-06-2010
8 Số 08
HĐDACT-KC-04-06-2010 ngày 2/4/2008
Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Văn phòng các chương trình và Ban chủ nhiệm chương trình CNSH KC-04-06-10 ban hành
có giá trị kinh tế phục
vụ cho chương trình nông lâm nghiệp bền vững của Việt Nam”
mã số mã số 06-2010
KC-04-Viện KHNN Việt Nam
10 Số: 383/QĐ-KHNN-KH ngày
29/03/2010
Quyết định thành lập Hội đồng khoa học cấp
cơ sở nghiệm thu 03 quy trình công nghệ dự
án SXTN cấp nhà nước
Viện KHNN Việt Nam
Trang 134 Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài dự án: Có
STT Tên tổ chức
đăng kí tham
gia
Tên tổ chức tham gia thực hiện
Nội dung tham gia chủ yếu
Sản phẩm chủ yếu đạt được
1 Viện Di truyền
Nông nghiệp
Viện Di truyền Nông nghiệp
- Hoàn thiện các quy trình nhân nhanh các giống keo lai, bạch đàn, hoa lan và cam, và bưởi bằng nuôi cấy
mô
- Các kĩ thuật chăm sóc cây con giống
- Xây dựng các
mô hình
- Cây con hoàn chỉnh
để ra cây
- Sản xuất cây con giống lâm nghiệp
Có mô hình đạt yêu cầu
- Nhân nhanh các giống hoa lan Hồ Điệp
- Các gốc ghép đạt tiêu chuẩn,
không bị sâu bệnh
- Cây con hoàn chỉnh
- Các giống bạch đàn, keo lai đầu dòng sạch bệnh
4 Công ty SXDV
Trầm Hương
Công ty SXDV Trầm Hương
Nhân giống bạch đàn, hoa lan
Cây con hoàn chỉnh
để ra cây
Lý do thay đổi vì một số các cá nhân bận nhiều công việc nên đề tài phải
bổ sung thêm một số kĩ sư và học viên cao học tham gia thực hiện đề tài như: KS
Trang 14Lê Thị Ngọc Lan làm kế toán đề tài; KS Nguyễn Thị Nguyệt; KS Nguyễn Thị Nhung; KS Nguyễn Thị Loan
5 Cá nhân tham gia thực hiện đề tài dự án
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Xem xét độ sạch bệnh của các giống cam, bưởi, bạch đàn, hoa lan
- Viết các chuyên đề
3 TS Đặng
Trọng Lương
Viện Di truyền Nông Nghiệp
- Nhân giống lan - Nhân giống lan
4 PGS.TS Hồ
Hữu Nhị
Viện Cây Lương thực và Thực phẩm
- Nhân giống lan, bạch đàn
- Các giống lan sạch bệnh, bạch đàn sạch bệnh
5 TS Nguyễn
Văn Vấn
Viện KHNNVN - Kiểm tra tình
hình sâu bệnh, viết chuyên đề
- Kiểm tra bệnh của các loại cây cây, viết các chuyên đề về sâu bệnh cây cam, bưởi
6 TS Hà Thị
Thúy
Viện Di truyền Nông Nghiệp
- Nhân giống cây con
- Cây con hoàn chỉnh để ra cây
7 TS Nguyễn
Văn Hiên
Viện Rau hoa quả - Cung cấp gốc
ghép, mảnh ghép sạch bệnh của cam, bưởi
- Cung cấp gốc ghép, mảnh ghép
- Giá thể cho nhân giống cam bưởi
8 KS.Ngô Thị
Dơn
Công ty CPSXD Trầm hương
- Nhân giống hoa lan, bạch
- Sản xuất cây giống lan, bạch
Trang 15đàn đàn keo lai,
chăm sóc, xây dựng mô hình
Thị Ngân
Công ty CP Vĩnh Bình Tân
- Nuôi cây phong lan, nhân giống bạch đàn, keo lai
- Xây dựng mô hình
- Sản xuất cây giống hoa lan, bạch đàn, keo lai
- Xây dựng mô hình keo lai, bạch đàn
10 KS Phạm
Thị Việt
Viện Di truyền Nông nghiệp
- Thư kí
- Xây dựng mô hình hoa lan, bạch đàn, keo lai, cam Xã Đoài, bưởi Diễn
- Theo dõi tiến
độ dự án, theo dõi mô hình hoa lan, bạch đàn, keo lai, cam Xã Đoài, bưởi Diễn Ngoài ra còn gần chục cán bộ cá nhân của phòng nuôi cấy mô tế bào và công nghệ tế bào tham gia nhân giống và chăm sóc mô hình cây giống và vườn ươm
1 Tuyển những cây đầu dòng
của những cây có giá trị kinh
tế cao phục vụ cho việc nhân
giống nhanh những cây này
như: Cây cam Xã Đoài, cây
bưởi Diễn, bạch đàn U6,
Trang 16ngọc)
- Lan Hồ Điệp các mẫu Phát
quang, lan phượng vĩ
2 - Hoàn thiện quy trình nhân
nhanh 2 loại cây lâm nghiệp
mới được chọn tạo U6,
UE24, PV14, BV16, BV33
- Nhân invitro
- Ra cây sau invitro
- Đưa cây ra vườn ươm chăm
sóc
- Giâm hom để nhân vô tính
hai loại cây này
4/2008 10/2009 Trần Thị Ngân,
Phạm Thị Việt, Hà Thị Thúy, Ngô Thị Dơn và cs
3 Hoàn thiện quy trình nhân
giống invitro lan bản địa và
lan công nghiệp
- Nhân lan bản địa và kĩ
- Xác định điều kiện môi
trường và chăm sóc các loại
lan như: ánh sáng, độ ẩm, chỉ
số đo dinh dưỡng, phòng trừ
sâu bệnh, tiêu chuẩn cây
giống xuất vườn
7/2008 12/2009 Trần Thị Ngân,
Phạm Thị Việt, Hà Thị Thúy, Ngô thị Dơn và cs
4 - Hoàn thiện quy trình ghép
Trang 17bầu
+ Tiến hành vi ghép mắt và
ghép mắt, vào bầu
+ Các kĩ thuật chăm sóc vườn
cây ghép cho đến khi xuất
vườn
+ Đánh giá tiêu chuẩn cây
giống trước khi xuất vườn
5 - Xây dựng 3 mô hình sản
xuất cây giống
+ Mô hình sản xuất 2 cây
giống lâm nghiệp: bạch đàn
và keo Lai quy mô 5000 m2
+ Mô hình sản xuât cam Xã
Đoài và bưởi Diễn: 1500 m2
để sản xuất 55.000 cây giống
ở Đông Anh, Hà Nội
+ Xây dựng mô hình sản xuất
Hoa lan giống quy mô 1500
+ Tổ chức đào tạo tập huấn
cho chủ trang trại, doanh
nghiệp phối hợp (100 người)
+ Tham gia đào tạo chuyên
- Đào tạo được 2 Thạc sĩ về
nhân nhanh các giống lan
công nghiệp, và 2 giống địa
lan bằng nuôi cấy mô
4/2008 10/2010 Trần Duy Quý và
cs
Trang 18III Sản phẩm khoa học công nghệ của Dự án
1 Sản phẩm khoa học công nghệ đã tạo ra
a Sản phẩm dạng I và II
chú Đơn vị Theo kế hoạch Thực tế đạt
01 1.00.000 cây
01
1.100.000 cây Vượt
100.000 cây
01
50.000 cây cam Xã Đoài
và 5.000 cây bưởi Diễn
Đạt yêu cầu
1(400.000 cây/năm)
1(400.000 cây/năm)
Đạt
Trang 19Mô hình
1(25.000-30.000 cây/năm
1(200.000 cây/năm)
1 30.000 cây/năm
(25.000-1(200.000 cây/năm)
b Sản phẩm dạng III
chú Đơn vị Theo kế hoạch Thực tế đạt
c Kết quả đào tạo
chú Đơn vị Theo
kế hoạch
Thực tế đạt được
2 - Tập huấn, hội
thảo
Lớp (20 người/lớp)
2 2
e Thống kê các sản phẩm khoa học công nghệ đã được ứng dụng vào thực tế
Trang 20Trong quá trình thực hiện dự án đã tạo ra được một số sản phẩm là giống cây lâm nghiệp, giống cây ăn quả và giống hoa Các cây giống này đã bán cho các doanh nghiệp trồng rừng, các trang trại và người dân có nhu cầu Dưới đây là bản thông kê các sản phẩm đã được thương mại hóa
1 - Giống cây lâm nghiệp
án trồng rừng cho tỉnh Lai Châu 130-150 ha
2 - Các giống cam Xã Đoài,
bưởi Diễn
- Công ty Minh Sơn, Hà Nội: dự
án trồng cây cam
Xã Đoài, bưởi Diễn tại thị xã Lai Châu
3 - Các giống hoa lan:
+ Địa lan
+ Phong lan
+ Lan công nghiệp
- Công ty Minh Sơn, Hà Nội
- Công ty Hoàng Lan, Hà Nội
- Công ty Vĩnh Phúc, Hà Nội
- Rất nhiều các trang trại trong cả nước như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sóc Sơn, Đông Anh
4 Quy trình nhân nhanh giống
bạch đàn, phong lan và địa
lan
2009-2010 - Công ty Long
Việt, Hà Nội
- Công ty Thành Sơn, Hà Nội
- Trung tâm ứng dụng KHKT cây Lâm nghiệp Quảng Bình
2 Đánh giá hiệu quả do dự án mang lại
a Hiệu quả về khoa học và công nghệ
Qua quá trình thực hiện dự án, anh em cán bộ được tham gia đã nâng cao trình độ hơn một bước so với trước khi có dự án nhất là kĩ thuật nuôi cây mô tế bào, kĩ thuật ra cây con ngoài vườn ươm, cách chăm sóc các loài cây rừng, cây ăn
Trang 21quả và đặc biệt là các loại hoa phong lan, địa lan sau nuôi cây mô lâu nay các phòng thí nghiệm không đạt được hiệu quả cao Tỷ lệ cây sống sau khi ra ngoài thường thấp hơn 70% nhưng nhờ có dự án mà các kĩ sư và các kĩ thuật viên đã nâng được tỷ lệ sống của cây sau nuôi cây mô lên hơn 85-90%., tỷ lệ cây xuất vườn cao hơn 90%
Các kĩ thuật ghép mắt bảo đảm tăng tỷ lệ sống cao, đặc biệt là kĩ thuật vào bầu và cahwm sóc cây cam Xã Đoài, bưởi Diễn được nâng cao lên một bước Đồng thời đã chuyển giao và tập huấn các kĩ thuật này cho nhiều chủ trang trại ở Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Vì, Đan Phượng, Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Mặt khác, kết quả của dự án đã khẳng định được các quy trình công nghệ
vi nhân giống đạt hiệu quả cao và đã chuyển giao những kĩ thuật nuôi cấy giống cây trồng mới cho các công ty trồng rừng và các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học để nhân giống cây trồng ở một số tỉnh thành trong cả nước
Bên cạnh đó, dự án đã tham gia đào tạo được nguồn lực, các kĩ thuật viên cho các công ty, các kĩ sư công nghệ sinh học, thạc sĩ về công nghệ sinh học kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp và các giống hoa lan giúp cho các công ty một phần tự sản xuất cây con giống phục vụ chương trình trồng rừng của tỉnh Các công nghệ này không thua kém gì các công nghệ nuôi cấy mô tế bào của các phòng trọng điểm và khu vực châu Á
b Hiệu quả và kinh tế xã hội
Do các giống cây lâm nghiệp cụ thể là giống cây bạch đàn U6, PN14, bạch đàn trắng, keo lai BV16, BV33 được nhân lên bằng kĩ thuật nuôi cấy mô, và giâm hom các đỉnh sinh trưởng cây đầu dòng đều có độ đồng đều cao, cây khỏe, sạch sâu bệnh nên được thị trường chấp nhận sản xuất không đủ để bán cho các xí nghiệp trồng rừng của các công ty như Minh Sơn, Hà Nội… vì kế hoạch của công ty mỗi năm trồng 2000ha cần 3 triệu cây/năm vì thế giống của dự án sản xuất ra không đủ cung cấp cho một năm trồng rừng của công ty Tuy nhiên, đã cung cấp được cho công ty để trồng rừng đúng thời vụ nên bảo đảm tỷ lệ sống cao, hiệu qur kinh tế rõ rệt so với trồng rừng theo chương trình 327 hay 661 trước đây Cụ thể các giống bạch đàn và keo lai mà dự án cung cấp sau trồng 1 năm có chiều cao trung bình từ 1,5-2,5m so với các giống cây khác được sản xuất từ hạt chỉ đạt 1,3-2m
Các giống cây ăn quả và cây hoa lan của dự án sản xuất ra đã cung cấp cho các nhà vườn ở miền Bắc và cả công ty Minh Sơn, công ty cổ phần Long Việt,
Hà Nội để phát triển các vùng cây ăn quả cam Xã Đoài và bưởi Diễn, các vườn hoa lan để tăng thu nhập cho người dân trong thời kì đô thị hóa nhanh chóng làm mất nhiều đất đai canh tác Do đó các giống cây của dự án đã có tác động tốt cho sản xuất đem lại kinh tế rõ rệt cho người dân nếu chỉ canh tác 2 vụ lúa mà bây giờ có thể giành một phần đất vườn, hay đất ruộng cho cây ăn quả và cây trồng hoa lan Hiệu quả kinh tế ước tính sau chu kì 3- 4 năm thì thu hoạch của các giống cây ăn quả và hoa lan sẽ gấp từ 5-10 lần trồng lúa Đồng thời giảm được ô
Trang 22nhiễm môi trường khi không phải dùng các loại thuốc trừ sâu và phân bón hóa học nhiều khi trồng lúa
3 Tình hình thực hiện chế độ báo cáo kiểm tra của đề tài, dự án
thực hiện
Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ trì
3 - Báo cáo định kì lần III
- Kiểm tra định kì lần III
16/01/2010 16/01/2010
Tóm tắt kết quả đạt được
Nhằm góp phần cung cấp các giống cây trồng có giá trị để phát triển Nông Lâm Ngư nghiệp bền vững của Việt Nam, dự án KC- 04 DA-08-6-10 đã nỗ lực
cố gắng hoàn thành tốt 6 nội dung đã đăng kí
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề tài dự án của các cán bộ trong
và ngoài Viện, cũng như của nhóm dự án, chúng tôi đã tuyển chọn lại các cây đầu dòng giống bạch đàn và keo Lai đồng thời bổ sung thêm một giống bạch đàn trắng từ nước ngoài về (Úc), chúng có khả năng tái sinh mạnh và được nhân lên
để trồng thảo nghiệm Các giống keo lai BV16, BV33 của Trung tâm giống lâm nghiệp Ba Vì, giống bạch đàn PV12, PV14, U6 do Trung tâm lâm nghiệp Phù Ninh tuyển chọn đã được phục hồi, trẻ hóa để đưa vào nhân giống phục vụ cho
dự án
Kết quả là chúng tôi đã sản xuất được 1.100.000 cây bạch đàn U6, PV16
và bạch đàn trắng Úc, keo lai BV16, BV33, 420.000 cây hoa lan và 55.000 cây cam Xã Đoài và bưởi Diễn Đã được chuyển giao cho công ty cổ phần Minh Sơn, Hà Nội để trồng rừng lấy gỗ, làm giấy và ván dân tại tỉnh Lai Châu Các Công ty Hoàng Lan, Công ty Vĩnh Phúc, Hà Nội, Công ty Long Việt, Hà Nội, Công ty Thành Sơn, Hà Nội Ngoài ra dự án còn cùng với các chuyên gia nghiên cứu Viện Bảo vệ Thực vật, chọn được một số cây đầu dòng cam Xã Đoài và bưởi Diễn trên vườn giống của Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện Rau hoa quả tốt hơn trước đây
Trang 23CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực đang được nhiều người quan tâm,
vì đây là một công cụ quan trọng trong chương trình cải thiện giống cây trồng Ngày nay nhờ áp dụng công nghệ sinh học mà việc chọn tạo giống cây trồng được tiến hành nhanh hơn và có thể khắc phục được một số khó khăn
mà các phương pháp chọn giống truyền thống không giải quyết được hoặc phải mất thời gian rất dài mới đạt được kết quả
Công nghệ nuôi cấy mô và tế bào đặc biệt là nuôi cấy mô phân sinh đỉnh sinh trưởng được áp dụng ngày càng nhiều trong sản xuất nông, lâm nghiệp, đã trở thành một phương tiện để nâng cao sản lượng cũng như hiệu quả chương trình cải thiện giống cây trồng Những nền tảng khoa học và công nghệ của lĩnh vực này là hết sức cần thiết để phát triển công nghệ sinh học mà đỉnh cao là công nghệ di truyền, đây sẽ là một trong những ngành công nghệ quan trọng của thế kỷ 21 Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp
để phát triển các giống cây trồng sạch bệnh có giá trị kinh tế cao đang là vấn
đề cấp bách để sản xuất một số lượng hàng hoá lớn phục vụ phát triển nền nông, lâm nghiệp bền vững trước hết phải kể đến các loại cây như: bạch đàn lai, keo lai phục vụ cho các nhà máy giấy; các loại cây ăn quả: cam Xã Đoài, chất lượng cao; bưởi Diễn đặc sản để phục vụ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu trong những năm tới Và đặc biệt là các giống hoa cao cấp như lan, địa lan, hoa lily…có giá trị kinh tế rất cao để phục vụ nội tiêu và xuất khẩu trong tương lai, hạn chế việc nhập hoa từ một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan đang là vấn đề cấp thiết trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Vì vậy trên cơ sở kế thừa phát triển tiếp những kết quả nghiên cứu về công nghệ tế bào và chương trình giống nông, lâm nghiệp giai đoạn 2001-
2005, đồng thời nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết nêu trên,
chúng tôi tiến hành thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện quy trình vi nhân giống để phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế phục
vụ cho chương trình nông, lâm nghiệp bền vững”
1 2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1 2.1 Cây bạch đàn và keo lai
1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ năm 1987, Gupta và Mascarenha đã cho biết có trên 20 loài bạch đàn đã được nhân giống thành công bằng nuôi cấy mô và tạo được cây mô (Gupta và cs., 1987) Các nhà khoa học Ấn Độ đã tạo thành công cây mô từ
các cây trội bạch đàn E camaldulensis, E globolus, E tereticornis, E
torelliana và cả từ cây trội có hàm lượng tinh dầu cao của Bạch đàn chanh E citriodora (Nguyễn Hoàng Nghĩa , 2000)
Cây mô còn ra hoa và tạo hạt ngay ở hai tuổi rưỡi Cây mô có nguồn gốc từ cây ưu việt sinh trưởng nhanh gấp 3 lần và đồng đều hơn là cây mọc từ hạt của cùng cây mẹ Tại Australia, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy
mô đã được áp dụng để nhân nhanh các cây được chọn có tính chịu mặn trong
đất và đang được đưa vào sản xuất lớn cho loài E.camladulensis Vào năm
Trang 241987, có khoảng 20,000 cây mô của các dòng vô tính chịu mặn đã được tạo ra
để trồng lại rừng ở các mỏ Bauxite gần Perth, Tây Australia (Gupta, và cs., 1983)
Trung Quốc cũng là nước ứng dụng sớm và thành công cây nuôi cấy
mô vào trồng rừng diện rộng Cây được nhân thành công chính là E.urophylla
và một số dòng bạch đàn lai giữa E grandis với E.urophylla Đến năm 1991 ở
vùng Nam Trung Quốc, người ta đã sản xuất được trên 1 triệu cây mô của các cây và các dòng lai đã được chọn lọc (Ikemori, 1987)
Kỹ thuật nuôi cấy mô còn được sử dụng để vận chuyển các cây Bạch đàn và keo lai nuôi trong ống nghiệm trên một quãng đường dài mà không gây lên bất kỳ khó khăn nào Hơn nữa, với kỹ thuật này người ta còn có thể tuyển chọn được các cây có khả năng kháng bệnh, chịu mặn, chịu lạnh và các điều kiện khắc nghiệt khác của môi trường Ngoài ra, nuôi cấy mô tế bào còn tạo ra một nguồn biến dị mới, biến dị dòng soma, vì vậy làm tăng khả năng chọn tạo thành công giống mới cho tương lai
1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước của cây bạch đàn, keo lai
a Nguồn gốc và xuất xứ của cây bạch đàn và keo lai
* Cây bạch đàn
Cây bạch đàn thuộc chi Eucalyptus không phải là loại cây mọc tự nhiên
trong các lâm phận Việt Nam Loài này xuất xứ từ nước Úc được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950 và cho thấy một số loài rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam, nhất là có thể trồng tập trung thành rừng trồng phân tán trong đất thổ cư của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên Tiên Khởi ở Miền Nam, cây bạch đàn mới du nhập được gọi là cây khuynh diệp vì có lá cong cong hình lưỡi liềm
Sau ngày 30-4-1975, cây khuynh diệp hay còn gọi là cây bạc hà được
Bộ Lâm Nghiệp đặt tên là cây bạch đàn, có tên khoa học là Eucalyptus spp thuộc họ Sim (Myrtaceae) Không phải chỉ có một cây bạch đàn mà tại tại nước Úc nơi xuất xứ , chi Eucalyptus (tức chi bạch đàn) có ít nhất hơn 70 loài
(species) mọc từ các vùng đồng bằng có độ cao ngang mực nước biển cho đến các vùng bình nguyên cao nguyên, từ các thung lũng đến đèo núi cao Ở Việt Nam chỉ du nhập khoảng 10 loại bạch đàn như:
+ Bạch đàn đỏ : Eucalyptus camaldulensis thích hợp vùng đồng bằng; + Bạch đàn trắng: Eu.alba, thích hợp vùng gần biển;
+ Bạch đàn lá nhỏ: Eu tereticornis, thích hợp vùng đồi Thừa Thiên -
Huế
+ Bạch đàn liễu: Eu exserta , thích hợp vùng cao miền Bắc Việt Nam + Bạch đàn chanh: Eu citriodora, thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh
dầu mùi sả;
+ Bạch đàn lá bầu: Eu globules, thích hợp vùng cao nguyên;
+ Bạch đàn to: Eu grandis, thích hợp vùng đất phù sa;
+ Bạch đàn ướt: Eu saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt;
Trang 25+Bạch đàn Mai đen: Eu maidenii, thích hợp vùng cao như Lâm Đồng
v.v
Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) có nguyên sản ở Indonesia, phân
bố từ 7o30 đến 10o vĩ nam và 122 - 127o kinh đông trên các dốc núi và trong các thung lũng trên các loại đất bazan, diệp thạch (schits) và phiến thạch, đôi khi mọc ở núi đá vôi Bạch đàn urô phân bố ở độ cao 300 - 2960 m trên mặt biển (chủ yếu là ở độ cao 1000 - 2000 m), lượng mưa trung bình hàng năm
600 - 2200 mm với 2 - 8 tháng khô Các đảo chính có bạch đàn Urô phân bố
tự nhiên là Flores (Egon và Lewotobi), Adona, Pantar, Alor, Wetar và Timor Nơi nguyên sản bạch đàn Urô có thể cao 25 - 45 m, cá biệt có thể cao 55 m, đường kính có thể đạt 1 - 2 m (Turnbull và Brooker, 1978; ldridge và c.s, 1993; Davidson, 1998) Ở những nơi thấp bạch đàn Urô có thể mọc lẫn với
bạch đàn E alba (Martin and Cossalter, 1975 - 1976) Bạch đàn Urô là loài
cây thích hợp với các lập địa có đất sâu ẩm ở các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung
Bộ và Tây Nguyên Các xuất xứ có triển vọng nhất cho vùng Trung tâm miền Bắc là Lewotobi và Egon Flores (Nguyễn Dương Tài, 1994; Lê Đình Khả, 1996) Egon Flores cũng là một trong những xuất xứ có triển vọng nhất ở Mang Linh và Lang Hanh của vùng Đà Lạt (Lê Đình Khả, 1996; Phạm Văn Tuấn và cs., 2000) Còn ở vùng Đông Hà xuất xứ có sinh trưởng nhanh nhất trong cả khảo nghiệm là Lembata trong điều kiện canh tác chưa cao sau 8,5 năm xuất xứ này có chiều cao 13,2 m với đường kính ngang ngực 11,4 cm, thể tích thân cây 154,4 dm3
Khảo nghiệm loài/xuất xứ bạch đàn tương đối đồng bộ ở một số vùng sinh thái trong cả nước đã được thực hiện từ năm 1980 đến những năm gần
đây Đáng chú ý là tổng kết về khảo nghiệm xuất xứ bạch đàn Caman (E
camaldulensis) và Bạch đàn têrê (E tereticornis) (Hoàng Chương, 1996),
khảo nghiệm xuất xứ bạch đàn Urô tại một số tỉnh vùng trung tâm miền Bắc (Nguyễn Dương Tài (1994), đánh giá tổng hợp các loài bạch đàn (Hoàng Chương, 1991; Lê Đình Khả, 1996; Phạm Văn Tuấn và cs, 2000) Khảo nghiêm xuất xứ bạch đàn được xây dựng vào năm 1991 tại Đông Hà tham gia
khảo nghiệm là các xuất xứ thuộc loài E urophylla, E cloeziana và E pellita,
E.tereticornis, E camaldulensis và E grandis Đánh giá khảo nghiệm năm
1996 cho thấy sau 5 năm trồng các loài bạch đàn có triển vọng nhất trong
khảo nghiệm tại đây là E urophylla, E.cloeziana và E pellita, còn E grandis
tuy có sinh trưởng nhanh ở vùng cao Đà Lạt, song lại sinh trưởng tương đối chậm ở vùng thấp Đông Hà (Lê đình Khả, 1996)
* Cây keo lai
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia
mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis) Đây là giống có nhiều đặc
điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài bố mẹ, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ
Ở Việt Nam có hơn 15 loài keo Acacia bản địa phân bố tại nhiều vùng
trong cả nước (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2003), song hầu hết đều ở dạng cây
Trang 26bụi hoặc dây leo, ít giá trị kinh tế, trong lúc ở Australia (Úc) có đến hơn 660
loài keo Acacia (BoLand và cs.,), với nhiều loài cây gỗ lớn Một số nước như Papua New Guinea (PNG) cũng có các loài Acacia kích thước lớn, sinh
trưởng nhanh, dễ thích ứng với điều kiện đất trống đồi núi trọc ở nước ta Vì thế việc nhập nội một số loài Keo nhiệt đới từ các nước này để trồng khảo nghiệm nhằm chọn được loài và xuất xứ thích hợp với một số vùng sinh thái chính của nước ta là hết sức cần thiết Từ đầu những 1960, keo lá tràm
(Acacia auriculiformis) đã được nhập vào trồng thử ở vùng Đông Nam Bộ,
một số loài Keo khác cũng được trồng thử tại Đà Lạt, trong đó có loài
A.podariifolia mà về sau đã trở thành cây tượng trưng cho vùng Đà Lạt với
tên gọi quen thuộc là cây "Mimosa" Từ năm 1980, đặc biệt là từ đầu những năm 1990, một số loài Keo khác được tiếp tục nhập vào trồng thử và được đưa vào khảo nghiệm ở nước ta Các loài keo nhập vào Việt Nam được chia thành ba nhóm là các loài keo vùng thấp, các loài keo chịu hạn và các loài keo vùng cao Đến nay, sau khoảng 10 năm khảo nghiệm đã thấy được một số loài
và xuất xứ có triển vọng gây trồng ở một số vùng sinh thái của nước ta
Các loài keo vùng thấp là những loài có diện tích trồng rừng lớn nhất ở nước ta Có thể nói gần 40% diện tích trồng rừng ở vùng đồi thấp hiện nay là keo lá tràm và keo tai tượng, vì thế nghiên cứu chọn giống cho các loài keo vùng thấp từ khâu khảo nghiệm xuất xứ đến chọn lọc cây trội, lai giống và khảo nghiệm giống là có ý nghĩa rất thiết thực trong sản xuất lâm nghiệp Đầu
những năm 1980 bốn loài keo vùng thấp là keo lá tràm (A.ausiculiformit), keo tai tượng (A.mangium), keo lá liềm (A.crassicarpa), và keo nâu (A
alaucocarpa) đã được nhập trồng thử tại Ba Vì (Hà Tây), Hóa Thượng (Thái
Nguyên) và Trảng Bom (Đồng Nai) Đánh giá sơ bộ năm 1991 đã thấy trong
4 loài Keo được trồng thử năm 1982 tại Ba Vì và năm 1984 tại Hóa Thượng thì ba loài Keo có sinh trưởng nhanh là keo tai tượng, keo lá liềm và keo lá tràm trong đó keo lá tràm là loài có sinh trưởng nhanh trong năm đầu (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991)
- Chọn loài và xuất xứ thông qua các khảo nghiệm
+ Khảo nghiệm đồng bộ các xuất xứ của 5 loài keo
Trong các năm 1990 - 1991 thông qua các dự án UNDP một bộ giống
39 xuất xứ của 5 loài keo vùng thấp đã được khảo nghiệm nhằm tại Đá Chông (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây), Đông Hà (Quảng Trị) và Đại Lải (Vĩnh Phúc) Đến nay một số khảo nghiệm vẫn còn được duy trì, một số khảo nghiệm không còn nữa Đá Chông thuộc huyện Ba Vì (Hà Tây) ở vĩ độ 21o07' Bắc, kinh độ 105o26' Đông, lượng mưa 1680 mm/năm, tháng có lượng mưa hơn
100 mm là các tháng 5- tháng 10, số giờ nắng là 1620 giờ/năm Đại Lải (Vĩnh Phúc) ở vĩ độ 21o10' Bắc, kinh độ 105o17' Đông, lượng mưa 1500 mm/năm, tháng có lượng mưa hơn 100 mm là các tháng 5- tháng 9, số giờ nắng là 1700 giờ/năm Đông Hà (Quảng Trị) ở vĩ độ 16o50' Bắc, kinh độ 107o05' Đông, lượng mưa 2370 mm/năm, tháng có lượng mưa hơn 100 mm là các tháng 8- tháng 12, số giờ nắng Tham gia các khảo nghiệm năm 1990 tai Đá Chông (Hà Tây) và tại Đông Hà là các lô hạt của CSIRO (Australia) gồm 13 xuất xứ
keo lá tràm (A auriculiformis), 9 xuất xứ keo tai tượng, 9 xuất xứ keo lá liềm
Trang 27+ Keo lá tràm (A.auriculiformis) có nguồn gốc từ Australia, Papua New
Guinea (PNG) và Indonesia (Indo), phân bố chủ yếu ở vĩ độ 8 - 16o Nam, ở
độ cao 100 - 400 m trên mặt biển, lượng mưa 1400 - 3400 mm/năm, song có thể chịu được lượng mưa 500 - 1000 mm/năm Doran và cs., 1997) Keo lá tràm thường có kích thước trung bình, thân ngắn nhiều cành nhánh, song trên các lập địa tốt loài này có thể cao 30 m với đường kính 80 cm và thân thẳng đơn trục (Pinyopusarerk, 1990), gỗ có tỷ trọng 0,5 - 0,6, thậm chí 0,7 nhiệt trị 4800- 4900 Cal/kg (Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, 1984), có thể dùng làm gỗ củi, làm giấy, làm gỗ xây dựng và gỗ đồ mộc Keo lá tràm ở nước ta được trồng lần đầu ở Đồng Nai vào năm 1960, đến nay đã trở thành giống địa phương được dùng trồng rừng ở nhiều nơi
+ Keo tai tượng (A.mangium) có nguồn gốc từ Australia, Papua New
Guinea và Indonesia, chúng phân bố chủ yếu ở vĩ độ 8 - 18o Nam, độ cao 300
m trên mặt biển, lượng mưa 1500 – 3000 mm/năm (Doran, Turnbull, và cs., 1997) Tuy mới được đưa vào nước ta đầu những năm 1980, song Keo tai tượng đang được trồng rất phổ biến ở nhiền nơi Keo tai tượng có thân cây thẳng đẹp, sinh trưởng nhanh hơn keo lá tràm Gỗ keo tai tượng có tỷ trọng 0,45 - 0,50 ở giai đoạn sau 12 tuổi có thể đạt 0,59 (Razali & Mohd, 1992), thích hợp cho sản xuất gỗ lớn, gỗ dán, ván dăm, làm giấy Keo tai tượng đang được trồng ở nhiều nơi để làm nguyên liệu cho công nghiệp
+ Keo lá liềm (A.crasscicarpa) có nguồn gốc từ Australia, Papua New
Guinea và Indonesia, có phân bố ở vĩ độ 8 - 20o Nam, độ cao 5 - 200 m trên mặt biển, lượng mưa 1000 -3500 mm/năm, gỗ có tỷ trọng 0,6 - 0,7 thích hợp cho xây dựng, làm đồ mộc (Doran, Turnbull và cs., 1997) Keo lá liềm là loài cây mới được đưa vào trồng ở nước ta vào đầu những năm 1980, là loài có sinh trưởng nhanh nhất trong các loài keo ở vùng thấp, có thể gây trồng trên đất cát nội đồng có lên líp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời có thể sinh trưởng trên các lập địa đất đồi ở nhiều vùng trong cả nước
+ Keo nâu (A.aulacocarpa) có nguồn gốc từ Australia, Papua New
Guinea và Indonesia (Thomson, 1994) Những xuất xứ được nhập vào Việt Nam chủ yếu ở các nhóm thuộc vĩ độ 6 - 20o Nam, có lượng mưa 1000 - 3000 mm/năm (Thomson, 1994), trong đó nhóm xuất xứ Papua New Guinea có kích thước lớn, có thể cao 40m, nhóm ở Australia có thể có dạng cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ (Thomson, 1994) Gỗ keo nâu có tỷ trọng 0,6 - 0,7 (Keating và Bolza, 1982), có thể dùng để sản xuất giấy (Clark và cs., 1991), đóng thuyền
và làm đồ mộc (Keating và Bolza, 1982)
+ Keo quả xoắn (A.cincinnata) có nguồn gốc từ Australia, phân bố ở vĩ
độ 16 - 28o Nam, độ cao 150 - 800 m trên mặt biển, lượng mưa 2000 - 3500 mm/năm, có thể sống được ở nơi có lượng mưa 1200 - 1500 mm/năm, cây có
Trang 28thể cao 25 m, song ở những nơi khô hạn chỉ cao khoảng 10m (Doran và Turnbull, 1997), gỗ có tỷ trọng 0,5 - 0,6, rất thích hợp cho sản xuất bột giấy (Clark, và cs., 1991) Khảo nghiệm ở núi Đá Chông được trồng năm 1990 trên đất pheralit đỏ vàng phát triển trên sa thạch, đất tương đối sâu (trên 50 cm), theo khối 49 cây, lặp lại 3 lần ngẫu nhiên không đầy đủ
- Số liệu thu thập năm 1999 cho thấy tại Đá Chông ở Ba Vì ở giai đoạn
9 tuổi thể tích than cây trung bình của 5 loài keo được khảo nghiệm là:
+ Keo lá liềm có thể tích thân cây 221 dm3/cây,
+ Keo tai tượng có thể tích thân cây 191 dm3/cây,
+ Keo lá tràm có thể tích thân cây 192 dm3/cây,
+ Keo nâu có thể tích thân cây 103 dm3/cây,
+ Keo quả xoắn có thể tích thân cây 94 dm3/cây
Như vậy 3 loài cây có sinh tưởng nhanh và có triển vọng gây trồng ở các tỉnh phía Bắc là keo lá liềm, keo tai tượng và keo lá tràm
Khảo nghiệm so sánh một số xuất xứ keo tai tượng, keo lá tràm, keo lá
liềm, keo nâu (A.aulacocarpa) và keo quả xoắn (A cincinnata) cũng được
Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh xây dựng tại Mang Giang (Gia Lai) trên đất Bazan và đất đồi phân hóa từ đá granit năm 1992 (Mai Đình Hồng, Huỳnh Đức Nhân, Cameron, 1996) Số liệu đo đếm ở giai đoạn 4 năm tuổi (1996) cho thấy, keo lá liềm, keo tai tượng và keo lá tràm là những loài có sinh trưởng nhanh nhất Đánh giá sinh trưởng trên cả hai lập địa
đã thấy các xuất xứ Bloomfield (Qld) và Pongaki (PNG) có sinh trưởng nhanh nhất trong 4 xuất xứ của keo tai tượng Các xuất xứ Coen River (Qld) và King's Plain (Qld) có sinh trưởng nhanh nhất trong 4 xuất xứ của keo lá tràm Keo quả xoắn là loài có sinh trưởng kém nhất Keo lá liềm (xuất xứ Chili-Beach - Qld) chỉ được khảo nghiệm trên đất phân hoá từ đá granit và là loài
có sinh trưởng nhanh nhất ở đây Những xuất xứ có triển vọng này về cơ bản vẫn giống với những xuất xứ đã được đánh giá và đề xuất trước đây (Lê Đình Khả, 1996, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả,
1997, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, 2000)
b Tình hình nghiên cứu nhân giống mô và hom đối với cây bạch đàn và keo lai
từ Trung Quốc Sau khi có kết quả khảo nghiệm Bộ NN&PTNT đã có quyết định công nhận một số dòng vô tính là giống tiến bộ kỹ thuật và cho trồng trên diện rộng ở những nơi có điều kiện tương tự Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu khảo nghiệm dòng vô tính cho các dòng đã được nhập hoặc chọn lọc nói trên
Trang 29- Chọn dòng vô tính bạch đàn urô (E urophylla)
Chọn lọc cây trội bạch đàn urô phối hợp với nhân giống sinh dưỡng và khảo nghiệm dòng vô tính đã được Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh thực hiện từ năm 1995 đến nay nhằm tạo các dòng vô tính có năng suất cao cho sản xuất nguyên liệu giấy Từ các cây trội được chọn Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh đã có hai đợt khảo nghiệm dòng vô tính trong các năm 1995-1998 và 1998-2003
Khảo nghiệm lần đầu được tiến hành trong các năm 1995-1998 cho 16
dòng bạch đàn urô được chọn lọc tại chỗ và nhân giống bằng hom như PN2, PN3, PN4, PN14, PN18, PN19, PN231, v.v., cũng như các dòng được nhập từ Trung Quốc như U16, GU, cây mô U16 và cây hạt lấy giống từ rừng sản xuất đại trà tại địa phương Kết quả khảo nghiệm dòng vô tính tại Sóc Đăng và Gia Thanh cho thấy sau hơn 3 năm (39 tháng) hai dòng bạch đàn urô có năng suất
và chất lượng cây cao nhất là PN2 và PN14 có thể tích thân cây 19,6-22,5
dm3/cây (tại Sóc Đăng) và 22,0-26,6 dm3/cây (tại Gia Thanh), trong khi các dòng được nhập từ Trung Quốc như U16 và GU chỉ đạt năng suất 14,5-16,0
dm3/cây tại Sóc Đăng và 13,8-14,4 dm3/cây tai Gia Thanh, còn thể tích thân cây của giống sản xuất mọc từ hạt của bạch đàn urô là 11,5-15,5 dm3/cây (Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh, 1998) Hai dòng bạch đàn PN2 và
PN14 đã được Bộ NN&PTNT công nhận là Giống tiến bộ kỹ thuật tại quyết
định số 3645 KHCC-NNNT ngày 28 tháng 12 năm 1998
Khảo nghiệm lần thứ hai được tiến hành trong các năm 1998-2003
được tiến hành cho 36 dòng gồm các dòng bạch đàn urô được chọn tại vùng Trung tâm miền Bắc gồm các giống GU1, GU8, U6, W4 và W5 cùng giống đối chứng là cây hạt của bạch đàn urô lấy từ sản xuất Kết quả khảo nghiệm dòng vô tính tại một số xã thuộc huyện Tam Nông và Đoan Hùng cho thấy sau 4- 5 năm ba dòng bạch đàn Urô PN10, PN 46 và PN47 là những dòng có thể tích thân cây tương ứng là 101, 127 và 103,6 dm3/cây với năng suất tương ứng là 23, 38 và 30 m3/ha/năm, trong giống đối chứng là cây hạt của bạch đàn urô chỉ có thể tích thân cây 41,4-43,8 dm3/cây và năng suất chỉ đạt 8-10
m3/ha/năm (Nguyễn Sỹ Huống, Huỳnh Đức Nhân, Nguyễn Thái Ngọc, Nguyễn Văn Thạnh, 2003) Các dòng bạch đàn PN10, PN46 và PN47 đã được
Bộ NN&PTNT công nhận là Giống tiến bộ kỹ thuật tại quyết định số 2722/KHCC-NNNT ngày 7 tháng 9 năm 2004 để phát triển ở vùng Trung tâm miền Bắc
Các nghiên cứu về cải thiện giống cho loài cây này đã được tiến hành
và bước đầu đã đạt được những kết quả rất triển vọng, như đã chọn lọc được
một số xuất xứ tốt là Lewotobi, Lembata và Egon; một số tổ hợp lai UC (E
urophylla x E camaldulensis), UE (E urophylla x E exserta) có thể tích thân
cây vượt từ 24 đến 140% so với xuất xứ tốt nhất (Lê Đình Khả và cs., 2003)
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ chú trọng về cải thiện khả năng sinh trưởng và chất lượng thân cây mà chưa chú trọng nhiều đến cải thiện các tính chất gỗ như tỷ trọng gỗ, hàm lượng xenlulose Các nghiên cứu về ảnh hưởng của khả năng sinh trưởng và tính chất gỗ của bạch đàn đến hiệu quả của quá trình sản xuất cho thấy các tính trạng có ảnh hưởng lớn nhất đến nâng cao
Trang 30hiệu quả trồng rừng, cũng như giảm giá thành của quá trình sản xuất bột giấy
là sinh khối, tỷ trọng gỗ và hiệu suất bột giấy (Borallho và cs., 1993; Greaves
dm3/cây (Lê Đình Khả và cs., 2003) Điều đó cho thấy để có dòng vô tính năng suất cao phải tiến hành chọn lọc và khảo nghiệm cho nhiều cây trội
Chọn lọc và khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn Caman chống chịu
bệnh được nhóm đề tài chọn giống kháng bệnh phối hợp với Trung tâm khoa
học sản xuất Đông Nam Bộ thực hiện tại vùng Đông Nam Bộ và một số nới khác cho thấy từ 50 dòng vô tính có sức sinh trưởng mạnh và không bị bệnh được chọn trong khảo nghiệm năm 1998 tại vùng Sông Mây (Đồng Nai) đã chọn ra 10 dòng có sinh trưởng nhanh nhất và ít bị bệnh để khảo nghiệm lại tại Sông Mây, Bầu Bàng (Bình Dương) và ở Huế Đánh giá kết quả khảo nghiệm năm 2004 cho thấy chỉ có hai dòng SM16 và SM123 có thể tích thân cây tương ứng là 69,96 và 70,26 dm3/cây, có chỉ số bệnh là 1,06 và 0,17 (mức
bị bệnh cao nhất là điểm 4, khi hơn 75% số lá bị bệnh và hơn 75% số cành bị chết do bệnh), trong lúc các dòng còn lại nếu có chỉ số bệnh thấp thì thể tích thân cây chỉ đạt 37,59-55,62 dm3/cây hoặc cây có thể tích thân cây 68,56
dm3/cây thì chỉ số bệnh đến 1,43 (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu,
Nguyễn Văn Chiến, 2004) Hai dòng SM16 và SM23 đã được Hội đồng khoa
học Bộ NN&PTNT đề nghị công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật
- Lai giống một số loài bạch đàn
Từ năm 1991 Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã tiến hành chọn
lọc cây trội và ghép cho một số cây bạch đàn urô (E urophylla -U), bạch đàn Caman (E camandulensis -C) và bạch đàn liễu (E exerta -E) Sau đó, trong
các năm 1996 - 2000, đã nghiên cứu đặc điểm di truyền, cất trữ hạt phấn và tiến hành lai giống cho ba loài bạch đàn nói trên Bằng phương pháp thụ phấn
có kiểm soát (control pollination) đã tiến hành lai thuận nghịch (reciprocal hybridisation) và tạo ra hơn 70 tổ hợp lai (hybrid combination) gồm các cây lai khác loài (interspecific hybrids) và cây lai trong loài (intraspecific hybrids) Các tổ hợp lai được tạo ra gồm các nhóm UC, CU, UE, EU, CE, EC
và UU đã được khảo nghiệm tại các nơi có điều kiện lập địa khác nhau như
Thuỵ Phương (Hà Nội), Ba Vì (Hà Tây) và một số nơi khác ở Việt Nam
Trang 31Nghiên cứu tiềm năng bột giấy đã được thực hiện cho một số tổ hợp lai đại diện như E1C4, U29C4, U29E1, E1U29 và các bố mẹ của chúng là U29, E1, xuất xứ Kenendy River của bạch đàn trắng Caman, xuất xứ Egon Flores của bạch đàn urô v.v Các số liệu thu được cho thấy ở giai đoạn 3 tuổi cây lai
có tỷ trọng gỗ và hàm lượng cellulose tương đương hoặc cao hơn các loài bố
mẹ, trong lúc hiệu suất bột giấy và các tính chất cơ học của giấy như độ chịu kéo, độ chịu gấp, chỉ số xé và độ trắng của giấy lại tương tương với các loài cây bố mẹ Chứng tỏ cây lai không những sinh trưởng nhanh mà tiềm năng bột giấy cũng không kém các loài cây bố mẹ (Lê Đình Khả, Hoàng Quốc Lâm, Nguyễn Việt Cường, 2002) Từ khảo nghiệm giống lai đã chọn được hơn 30 cây lai tốt nhất thuộc 8 tổ hợp lai khác nhau được Bộ NN và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật Sau khi nhân giống sinh dưỡng và khảo nghiệm dòng vô tính tại một số vùng sinh thái đã thấy một số dòng vô tính rất
có triển vọng Những giống này không những tiếp tục sinh trưởng nhanh hơn
các loài bố mẹ mà còn nhanh hơn các dòng E urophylla được chọn lọc PN2
và PN14 cũng như các dòng U6 và GU8 được nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây Những dòng có sinh trưởng nhanh nhất là những dòng thuộc các tổ hợp U29E1, U29E2, U15E4, C2U17 và U29C3 được khảo nghiệm tại Tam Thanh Khảo nghiệm giống lai tại một số nơi khác cũng thu được kết quả tương tự (Nguyễn Việt Cường, 2003) Điều đó chứng tỏ lai nhân tạo có ý nghĩa to lớn trong cải thiện giống bạch đàn
Bạch đàn dòng U6 được ưa chuộng bởi tính vượt trội của nó, như sinh trưởng nhanh, dáng thon, tỉa cành tự nhiên tốt, độ che phủ của tán lá cao và chất lượng sợi gỗ đạt hiệu quả cao cho sản xuất giấy Độ tăng chiều cao có thể đạt tới 3,9m - 4,1m/năm Theo dự kiến dòng bạch đàn U6, sau 7- 8 năm sản lượng cây đứng có thể đạt từ 120-150m3/ha, nếu được trồng ở tầng đất sâu,
ẩm, được chăm sóc tốt có thể rút ngắn chu kỳ, nó lại phù hợp với nhiều lập địa khác nhau Ngoài ra, trồng bạch đàn dòng U6 còn có tác dụng cải tạo môi trường đất, nước và không khí Nhiệt độ mặt đất dưới tán rừng U6 thấp hơn nơi đất trống 100C, thấp hơn 60C so với những tán rừng các cây khác Bạch đàn dòng U6 có tính vượt trội như vậy, nhưng khi nhân giống muốn giữ nguyên được tính chất của nó thì phải bằng con đường vô tính, tức là bằng công nghệ mô và hom Công trình khoa học nhân giống bạch đàn dòng U6 bằng công nghệ môvà hom đã được tặng nhiều giải thưởng như Huy chương Vàng hội chợ triển lãm Tuần Lễ Xanh Quốc tế -Việt Nam lần thứ 3, năm
2007 Năm 2008 lại được đề nghị tặng thưởng Cúp Vàng "Thương hiệu- Nhãn hiệu" lần thứ III
- Nhân giống bằng giâm hom và nuôi cấy mô
Nhân giống bằng hom (cutting propagation) là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom Nhân giống hom là phương thức nhân giống giữ được các biến dị di truyền của cây mẹ lấy cành cho cây hom, giữ được ưu thế lai của đời F1 và khắc phục được hiện tượng phân ly ở đời F2, rút ngắn chu kỳ sinh sản và thời gian thực hiện chương trình cải thiện giống cây rừng và là phương thức góp phần bảo tồn nguồn gen cây rừng Nhân giống bằng hom cũng là phương
Trang 32pháp có hệ số nhân giống lớn nên được dung phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn quả Tuy vậy nhân giống bằng hom có thể gặp hiện tượng bảo lưu cục bộ (topophisis) là hiện tượng mà cây hom tiếp tục phát triển theo các đặc tính của cành mang hom cả về tập tính sinh trưởng lẫn phát triển giai đoạn (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003)
Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của nhân giống hom là đặc điểm di truyền của loài, tuổi cây mẹ lấy cành, vị trí cành và tuổi cành, sự tồn tại của lá trên hom, các chất kích thích ra rễ, điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành, giả thể giâm hom, thời vụ giâm hom và các điều kiện ngoại cảnh khác như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm v.v (Lê Đình Khả, 2003) Các chất kích thích ra rễ được dùng chủ yếu là IBA (Indole butiric acid), IAA (indoleacetic acid), NAA (naphthyl acetic acid), 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid),v.v
Trước năm 1995 các chất này được dùng chủ yếu ở dạng dung dịch có nồng độ thấp, khoảng 50-300 ppm xử lý trong thời gian 3 giờ Từ năm 1996 đến nay thuốc bột (0,25- 1,0%) là dạng thuốc được dùng chủ yếu khi nhân giống hom ở quy mô sản xuất; ngoài ra, dạng dung dịch nồng độ cao 1000 -
3000 ppm cũng được dùng để xử lý hom giâm trong thời gian 1- 3 giây Nghiên cứu của nhiều tác giả đã thấy rằng thuốc giâm hom có hiệu quả nhất
và được dung phổ biến nhất là IBA dạng bột ở nồng độ 0,75 - 1,0%, tiếp đó là dạng thuốc nước nồng độ cao (1000 - 3000 ppm) Đây là những dạng thuốc rất tiện dụng trên quy mô lớn ở điều kiện sản xuất IBA đang được dùng làm thuốc gốc để sản xuất các chế phẩm dạng thuốc bột kích thích ra rễ trên thị trường thế giới (Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, 2002) Giá thể giâm hom thường dùng là cát sông, hoặc hỗn hợp cát sông + than trấu, hoặc cát sông +
xơ dừa Độ ẩm giá thể thích hợp thay đổi theo từng loài cây, song thích hợp nhất thường là 50-70% Mùa giâm hom có tỷ lệ ra rễ cao nhất cho các loài cây
lá rộng thường là mùa mưa và thường là tháng 5 đến tháng 10 Đây cũng là
những tháng cây có khả năng ra chồi nhiều nhất, cắt được nhiều hom nhất
- Nhân giống bạch đàn bằng kĩ thuật nuôi cấy mô
Nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu và khảo nghiệm xuất xứ cũng như khả năng chọn cây trội bạch đàn từ giai đoạn còn nhỏ, thử nghiệm giâm hom bạch đàn bằng một số loại thuốc và nồng độ thuốc khác nhau
+ Trung tâm nghiên cứu nguyên liệu giấy Phù Ninh đã nghiên cứu xuất
xứ bạch đàn E.urophylla trong vùng nguyên liệu giấy sợi Bắc Bộ
+ Viện Khoa học Lâm nghiệp đã có nhiều công trình nghiên cứu về thử nghiệm thuốc giâm hom cho các loài bạch đàn khác nhau
+ Trường Đại học Lâm nghiệp trong những năm vừa qua đã có một số
đề tài và công trình nghiên cứu về thử nghiệm giâm hom loài bạch đàn và bước đầu đã có một số kết quả nhất định
+ Nguyễn Ngọc Tân và Trần Hồ Quang thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu nhân giống cây lai giữa bạch đàn liễu và bạch đàn trắng bằng phương pháp nuôi cấy mô Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc nhân chồi bạch đàn lai đạt kết quả tốt trên môi trường MS có bổ sung 0,3-0,5 mg/l BAP và 0,2 mg/l Kinetin Môi trường ra rễ thích hợp là 1/2 MS + 1 mg/l
Trang 33IBA (tỷ lệ ra rễ đạt 80% sau 12 ngày) (Nguyễn Ngọc Tân, Hồ Trần Quang, 1996)
+ Mai Đình Hồng thuộc Trung tâm nghiên cứu nguyên liệu giấy Phù
Ninh (Phú Thọ) nghiên cứu nuôi cấy mô Bạch đàn E.urophylla Tác giả cho
rằng, môi trường nhân nhanh thích hợp là MS + 0,5mg/l BAP + 0,25 mg/l NAA, môi trường ra rễ tối ưu là 1/4 MS + 1mg/l IBA (Mai Đình Hồng, 1999; Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vinh , 1997)
+ Đoàn Thị Mai và các cs., 2004 thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam nghiên cứu nuôi cấy mô bạch đàn lai E.urophylla x E
camaldulensis Các tác giả cho rằng dùng riêng rẽ BAP tỏ ra thích hợp hơn so
với dùng phối hợp với Kinetin trong việc kích thích tạo chồi (Đoàn Thị Mai
và cs., 2004) Tuy nhiên tất cả các công trình nghiên cứu đã công bố ở trên hầu như mang tính chất thử nghiệm và đối tượng chủ yếu tập trung vào loài
bạch đàn trắng E camaldulensis Những nghiên cứu có liên quan đến đối tượng bạch đàn E.urophylla với mục tiêu phục vụ sản xuất còn ít và bị hạn
chế
* Cây keo lai
Giống lai tự nhiên đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam là giống lai giữa
bạch đàn Caman (E camaldulensis) với bạch đàn đỏ (E robusta) có thể tích
thân cây gấp 2-3 lần các loài cây bố mẹ (Lê Đình Khả, 1970) Tuy vậy, thành tựu nổi bật của công tác cải thiện giống cây rừng ở nước ta là sử dụng giống keo lai tự nhiên Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng
(A mangium) với keo lá tràm (A auriculiformis) Đến nay keo lai đã được
trồng trên 28 tỉnh và hai tổng công ty và đang được coi là một trong những giống cây trồng chính để làm nguyên liệu cho công nghiệp Năm 1995 diện tích trồng keo lai mới 160 ha thì đến hết năm 2004 diện tích trồng keo lai trong cả nước đã hơn 130.000 ha, riêng năm 2003 đã trồng 46.000 ha Đến nay diện tích trồng keo lai đạt gần 450.000 ha Keo lai của ta cũng đang được một số nước quan tâm gây trồng
- Nhân giống keo lai bằng giâm hom
Keo lai là giống lai đời F1 nên khi dùng hạt lấy từ cây keo lai để trồng rừng thì rừng trồng mới (tức đời F2) sẽ bị thoái hoá và phân ly không những
về hình thái mà cả sinh trưởng, làm cho năng suất rừng keo lai giảm xuống thấp hơn cả rừng trồng keo tai tượng (Lê Đình Khả, và cs., 1998) Vì thế ngay
từ năm 1997, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có khuyến nghị không dùng hạt keo lai để gây trồng rừng mới mà nên dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng giâm hom hoặc cây nuôi cấy mô để tạo cây con keo lai cho trồng rừng Ngay khi keo lai được chọn tạo Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã nghiên cứu nuôi cấy mô và giâm hom thành công cho keo lai (Nguyễn Ngọc Tân, và cs., 1995; Đoàn Thị Mai, và cs., 1999; Lê Đình Khả và cs., 1999) và đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật nhân giống hom cho hơn 40 tỉnh ở Việt Nam Hiện nay kỹ thuật nhân giống hom keo lai
đã được nhiều cơ sở trong nước áp dụng thành công Nhiều lâm trường và hợp tác xã đã có thể nhân giống keo lai bằng hom để trồng rừng
Trang 34- Nhân giống keo lai bằng nuôi cấy mô
Cùng với việc gây trồng keo lai là sự phát triển của kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom, đặc biệt kỹ thuật nhân giống hom đã mở rộng đến tận các lâm trường và hợp tác xã Nuôi cấy mô keo lai ở nước ta người đầu tiên tiến hành nuôi cấy mô là Nguyễn Ngọc Tân và cs.,1995 Sau đó Đoàn Thị Mai và cs., 1998, 2004) đã hoàn thiện thêm một số khâu và đã chuyển giao kỹ thuật nhân giống keo lai bằng nuôi cấy mô cho nhiều cơ sở trong nước
Ngoài các dòng keo lai BV10, BV16 và BV32 là giống quốc gia cùng các dòng TB3, TB5, TB6, TB12 đã được công nhận trước đây, năm 2004 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận thêm dòng KL2 cho vùng Đông Nam Bộ Gần đây một số dòng keo lai mới cũng đang được một số đơn
vị chọn tạo và khảo nghiệm Cùng với keo lai tự nhiên chúng ta cũng tạo được một số tổ hợp và một số dòng keo lai nhân tạo sinh trưởng nhanh, làm phong phú thêm tập đoàn giống keo lai ở nước ta Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã thấy keo lai có hình thái lá, vỏ cây, quả và hạt cũng như có tỷ trọng gỗ trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm (Lê Đình Khả
và cs., 1993), trong khi có sinh trưởng nhanh gấp 1,5-3,0 lần các loài keo bố
mẹ nên có tiềm năng bột giấy cao hơn (Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc, 1995;
Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc, 1999) Keo lai cũng có lượng nốt sần và có khả năng cải tạo đất cao hơn các loài keo bố mẹ (Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải, 2000) Tuy vậy đây là cây lai đời F1 vì thế nếu dùng hạt để trồng rừng thì ở đời F2 bị thoái hoá và phân ly (Lê Đình Khả, và cs., 1998) nên phải nhân giống sinh dưỡng bằng nuôi cây mô và giâm hom Nhờ áp dụng kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô (Nguyễn Ngọc Tân, và cs., 1997; Đoàn Thị Mai, và cs., 1999) và giâm hom mà các dòng keo lai đã được đưa vào sản xuất trên quy mô lớn ở nước ta Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
đã dùng thuốc bột TTG (tên viết tắt của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng) để nhân giống mô-hom cho keo lai Xử lý bằng thuốc bột TTG1 có thể làm cây mô ra rễ hơn 90% trên môi trường cát tinh và hom giâm ra rễ hơn 80% ở quy mô sản xuất
Những nơi keo lai sinh trưởng nhanh là Hàm Yên (Tuyên Quang), Bình Thanh (Hòa Bình), Đông Hà (Quảng Trị), Long Thành (Đồng Nai) sau 5-7 năm trồng có thể đạt năng suất 43- 45 m3/ha/năm Ngay tại nơi có đất nghèo dinh dưỡng và bị laterit hóa tương đối mạnh như ở Ba Vì, keo lai cũng có thể đạt năng suất 15 m3/ha/năm, trong khi năng suất cuả Keo tai tượng cũng chỉ đạt 9 m3/ha/năm (Nguyễn Ngọc Dao, 2003) Tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ
và được trồng thâm canh keo lai có thể cho năng suất 35 - 40 m3/ha/năm trên diện rộng (Lê Đình Khả, và cs., 1999, Nguyễn Ngọc Dao, 2003), vì thế keo lai đang được phát triển mạnh ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta Ngoài ra, một số thí nghiệm cũng cho thấy các biện pháp thâm canh cũng có vai trò rất trọng trong tăng năng suất giống (Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh, 1998)
Những dòng keo lai có sinh trưởng nhất cũng là những dòng có thân cây thẳng, đơn trục và cành nhánh nhỏ, chỉ số chất lượng thân cây cao nhất
Trang 35Những dòng keo lai sinh trưởng kém cũng là những dòng có chất lượng thân cây kém nhất Từ kết quả khảo nghiệm dòng vô tính đã chọn được 5 dòng keo lai BV10, BV16 BV29, BV32 và BV33 có năng suất và chất lượng thân cây cao nhất được Bộ NN&PTNT cho khảo nghiệm trên diện rộng ở một số vùng sinh thái chính trong nước từ năm 1996 Đây cũng là những dòng có khả năng chịu hạn khá hơn hoặc tương đương các loài keo bố mẹ, có hàm lượng cellulose cao, có hiệu suất bột giấy và độ bền cơ học của giấy cao hơn các loài keo bố mẹ, cũng như cao hơn bạch đàn Caman được trồng làm đối chứng Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã phối hợp với CSIRO xác đinh các alen trên các locus của các phân tử ADN bằng phương pháp "in dấu vân tay ADN" (DNA fingerprinting) theo 2 microsatelite A030 và A435 và đã thấy rằng các dòng vô tính này có các alen thật sự khác nhau (Butcher, 2001) Từ kết quả khảo nghiệm giống trong những năm qua, một số dòng keo lai đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống là:
- Giống quốc gia gồm các dòng keo lai BV10, BV16 và BV32 (theo Quyết định số 132/ KHCNNNNT ngày 17 tháng 1 năm 2000)
- Giống tiến bộ kỹ thuật gồm các dòng keo lai TB03, TB05, TB06,
TB12 (theo Quyết định số 3118/ KHCN-NNNT ngày 9 tháng 8 năm 2000), KL2 (theo Quyết định số 2722/ KHCNNNNT ngày 7 tháng 9 năm 2004)
- Dòng keo lai KL2 do Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh khảo nghiệm tại Đại An (Đồng Nai) ở giai đoạn 4,5 tuổi cũng có thể tích thân cây
140 dm3/cây, trong lúc của keo tai tượng là 44 dm3/cây, còn của Keo lá tràm
là 37 dm3/cây (Nguyễn Sỹ Huống, Huỳnh Đức Nhân và cs., 2003) Ngoài các dòng keo lai được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận như BV5, BV16, BV32, TB3, TB5, TB6, TB12 và KL2, một số dòng keo lai khác
đã được chọn thêm và đưa vào khảo nghiệm Đến nay, sau 3 năm khảo nghiệm đã thấy rằng một số dòng như BV71, BV75 có năng suất và hiệu suất bột giấy tương đương các dòng keo lai BV10, BV16, BV32 (Nguyễn Đình Hải, 2002, Đoàn Văn Lâm, 2004) là có triển vọng cho trồng rừng
1.2.2 Cây hoa lan
1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hoa lan là một loài hoa vương giả nhờ giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế
to lớn của nó Chính vì vậy từ lâu nhiều nước trên thế giới đã tập trung vào
nghiên cứu toàn diện về hoa lan Vì hoa lan thuộc họ lan Orchidaceae có tới
25.000 đến 30.000 loài phân bố ở khắp nơi trên trái đất, rất đa dạng về mầu sắc, hương thơm và chủng loại Do đó người ta chỉ lựa chọn ra những loài có giá trị thẩm mỹ cao nhất và những loài có giá trị kinh tế cao nhất để thuần hóa, lai tạo giống và đặc biệt là đầu tư vào kỹ thuật nhân giống để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Theo thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế từ những năm 50 của thế kỷ 20 mậu dịch hoa cây cảnh thế giới đạt 3 tỷ USD, đến năm 1985 đạt 15
tỷ USD, năm 1990 đạt 30,5 tỷ USD, đến nay đạt hơn 200 tỷ USD Trung Quốc phát triển nghề trồng hoa khoảng 20 năm trở lại đây với diện tích 336.000 ha chiếm 1/3 diện tích trồng hoa trên thế giới Năm 2000 đạt 2 tỷ cành, doanh thu hơn 1 tỷ USD Đài Loan sản xuất 13.000 ha, doanh thu đạt
Trang 36400 triệu USD trong đó hoa lan chiếm hơn 150 triệu USD tập trung chủ yếu
vào các loại hoa lan Hồ Điệp, lan Vũ Nữ và lan Kiếm Cymbidium Thái Lan
là nước trồng và xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới với 610 loài và 1.000 giống trên diện tích 2.300 ha đạt tới 25.900 tấn và doanh thu đạt 500 triệu USD (ITC 2008)
Hiện nay, Thái Lan là nước xuất khẩu hoa lan đứng đầu thế giới, có
180 phòng nuôi cấy invitro hiện đại và hoa lan thương mại ở Băng Cốc và các vùng phụ cận (Đồng Văn Khiêm, 1995) Nhờ khả năng thực hiên công nghệ nuôi cây mô và lai tạo, năm 1993 Thái Lan cung cấp 80% cho thị trường Anh, 75% cho Hà Lan về hoa cắt cành, 5 triệu cành cho Nhật (Ngô Quang Vũ - Hoa cảnh T10, 2002) Ở Đài Loan do có điều kiện khí hậu thuận lợi nên có thể sản xuất hoa tươi quanh năm Đài Loan chú trọng nhiều vào sản xuất hoa lan Hồ Điệp, hiện nay nước này đã tạo ra một số giống lan Hồ Điệp qúy với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau
1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam chúng ta diện tích trồng hoa cây cảnh cả nước là 15.000 ha bao gồm nhiều loại hoa chủ yếu là cúc, hồng, đồng tiền, cẩm chướng, lay ơn còn hoa lan thì rất ít khoảng 150-180 ha tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, SaPa… Doanh thu trồng hoa đạt từ 230 – 450 triệu đồng/ha Có những mô hình trồng hoa lan kết hợp nuôi cá cảnh, hay trồng hoa Lily đạt 1-2 tỷ đồng/ha Cả nước xuất khẩu chỉ được 25 triệu USD bằng 1/10
so với Singapo, 1/16 so với Đài Loan và bằng 1/20 so với Thái Lan Trồng hoa lan hiệu quả hơn 70-80 lần so với trồng lúa, nhưng đầu tư ban đầu lớn, trong đó chi phí nhập khẩu giống tới 70% vì giống ở trong nước còn thiếu, chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng mặc dù đã có hàng chục cơ
sở nuôi cấy mô nhưng qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu (Phạm S., 2009)
Đối với hoa lan, sản xuất của nước ta còn mới mẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và ngoài nước cả về số lượng và chất lượng, chủng loại hoa Hiện nay các phòng nuôi cấy mô nhân giống hoa lan bằng phương pháp gieo hạt trong phòng thí nghiệm hoặc nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, sau đó cấy chuyển và tạo cây hoàn chỉnh Từ năm 2004, Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp miền Nam đã phổ biến “Quy trình công nghệ cao sản xuất hoa lan”, quy trình tập chung cho 2 loài là lan Hoàng Thảo và lan Hồ Điệp (Lê Kim Đào và cs., 2009)
Nhằm cung cấp cây giống hoa lan cho sản xuất, các tác giả Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh tại Viện Sinh học Nông Nghiệp thuộc Trường Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống lan Hồ Điệp bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, quy trình này đã được Bộ NN&TPTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật và mỗi năm đơn vị đã cho ra đời hàng vạn cây giống hoa lan cho sản xuất Bên cạnh đó, các tác giả Đỗ Năng Vịnh, Đoàn Duy Thanh, Hà Thị Thúy và cs (2005-2010) của viện Di Truyền Nông Nghiệp cũng đã tập trung nghiên cứu ra các môi trường để sử dụng trong nhân giống invitro cây lan Hồ Điệp, cây lan Hoàng Thảo, cây lan Đai Châu để nâng cao tỷ lệ sống cũng như chất lượng cây giống khi ra ngôi ngoài vườn ươm
Trang 37Tại Trung tâm kỹ thuật Rau Hoa Quả, Hà Nội trong 2 năm trở lại đây, phòng nuôi cấy mô hoạt động cho ra đời mỗi năm hàng vạn cây giống lan Hồ Điệp và hàng vạn cây giống khác
Tại Viện Nghiên cứu Rau Quả, Đặng Tiến Đông và cs., 2009 đã tiến hành dự án KC-04-DA-09-06/10 hoàn thiện quy trình sản xuất hoa lan Hồ Điệp ở quy mô công nghiệp từ khâu nhân giống, ra cây, chăm sóc xử lí ra hoa theo ý muốn và đã rất thành công (Nguyễn Văn Tỉnh, Đặng văn Đông và cs., 2010)
Tại Viện Di Truyền Nông Nghiệp, Phạm Thị Liên và cs., 2010 đã tuyển chọn được 3 giống lan Hoàng Thảo chịu lạnh thích hợp với điều kiện trồng trọt ở các tỉnh phía Bắc là HT1; HT2; HT3 từ tập đoàn nhập nội của Thái Lan đồng thời tiến hành nhân giống bằng nuôi cấy mô, ra cây và hoàn thiện quy trình trồng hoa thương phẩm 3 giống hoa lan này
Nghiên cứu về các giá thể: Theo Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2002), Trần Duy Quý và cs., 2005 có thể sử dụng than hoa, dớn, xơ dừa, rễ lục bình, vỏ thông để trồng lan Hồ Điệp, còn đối với các loại địa lan Kiếm là các loại dớn, xơ dừa, xỉ than, bọt núi lửa đây là các vật liệu dễ kiếm ở Việt Nam Có thể dùng một lọai giá thể phối trộn các loại giá thể trên với nhau tùy thuộc vào điều kiện từng vùng và từng độ tuổi của lan
Nghiên cứu về về phân bón đã được tác giả Nguyễn Xuân Linh (1998) khuyến cáo nên tưới phân cho lan lúc sáng hay chiều mát, không nên tưới vào buổi trưa Bình thường tưới 1lần trên 1 tuần Nguyễn Công Nghiệp (2000) đã kết luận, mùa tăng trưởng của hoa lan nên dùng phân tổng hợp N: P: K loại 30:10:10 con khi cây chuyển sang giai đoạn hình thành, phân hóa chồi hoa và khi chớm nở hoa thì phải dùng phân có nồng độ lân cao để màu sắc hoa thắm và đậm hơn như phân N:P:K loại 6: 30: 30
1.2 3 Cây cam Xã Đoài (Citrus sinentis), bưởi Diễn (Citrus grandis)
1.2.3.1.Nguồn gốc của cây cam Xã Đoài và bưởi Diễn
Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi,
vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua Loài cam
là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi và quýt Nó là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-
10 cm Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc Vương quốc của cam Xã Đoài chính là bốn xã Sông Con, Vân Du, Xã Đoài 1, Xã Đoài 2 của tỉnh Nghệ An một trong những vùng đặc chủng của cây ăn trái có múi nổi tiếng với có gần 8.000 ha trồng cam Ðây là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, nên được nhà vườn trồng nhiều trong những năm gần đây
Cam Xã Đoài không phải là giống cam bản địa của Việt Nam mà nó được người Pháp nhập nội đưa vào trồng từ những năm 40 của thế kỉ trước và trồng đầu tiên ở Thôn Xã Đoài, xã Nghi Diên, Nghi Lộc tỉnh Nghệ An nên được gọi là cam Xã Đoài Giống này có cây cao trung bình từ 3,5-4m, tán lá rộng 4-4,5 cm, phân cành tương đối thấp, ít gai và gai ngắn Lá to, chiều dài
lá 8-9 cm, rộng 5-6 cm và có cánh lá rộng, khung cành thưa hơn các giống khác Khối lượng quả nặng trung bình từ 250-300 gram, đường kính qủa trung
Trang 38bình 6,8-7,8 cm, vỏ mỏng dày chừng 3mm Năng suất> 45kg/cây, độ đồng đều và hình dạng kích thước quả (%)>80, tỉ lệ phần ăn được>80%, số lượng hạt/quả 10-15 hạt Hình dạng quả và màu sắc quả tròn đều, vàng da cam, nhẵn; màu sắc thịt quả là vàng đỏ, da cam; độ dai vách múi dòn và dễ tách; độ mịn và mọng nước của thịt quả là mịn, đồng nhất, mọng nước; hương và vị quả thơm, ngọt đậm Cam Xã Đoài có hai dạng quả, một là dạng quả hơi dẹt,
và một là dạng dạng quả hơi thuôn Người dân đánh giá quả hơi thuôn ngon hơn quả dẹt
Cam Xã Đoài đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam do người dân xứ Nghệ liên tục chọn lọc được các dòng thích nghi cao và cho năng suất quả, phẩm chất ngon không thua kém gì nơi xuất xứ Vì cam Xã Đoài thích ứng rất rộng đặc biệt là khi trồng ở các vùng núi cao có khí hậu mát như Mộc Châu, Sơn La hoặc các vùng núi như Hương Sơn, Hương Khê
Hà Tĩnh, mã quả rất đẹp và chất lượng ngon (Ngô Hồng Bình và cs., 2005)
Vì vậy trong dự án của chúng tôi tập trung vào nhân giống cam Xã Đoài quả hơi thuôn Những cây đầu dòng đang được lưu trữ tại Viện Rau quả và Viện
Di truyền Nông nghiệp thông qua kĩ thuật vi ghép mắt
Bưởi Diễn được trồng ở làng Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), ra hoa vào đầu Xuân, và khi Thu đến, những trái bưởi vàng rực đã lúc lỉu trên cành Theo các cụ lão làng của Đức Diễn kể lại, thì khoảng đầu thế kỷ 20, ông Lý Khang lên chơi Đoan Hùng, nhận thấy giống bưởi nơi đây ngon ngọt quá mới xin về trồng Cây bưởi gốc của nhà ông đã cho cành chiết tới hàng trăm nhà khác, nhưng giá trị trên thương trường thì chưa có ai khẳng định Tuy nhiên theo nghiên cứu của Khuất Hữu Trung và cs., 2009 trong đề tài KC-04-06-10 khi đánh giá về đa dạng di truyền tập đoàn bưởi bản địa của Việt Nam bằng các chỉ thị phân tử SSR đã khẳng định rằng giống bưởi Diễn và bưởi Đoan Hùng
là hai giống khác nhau về mặt di truyền Điều này đã loại bỏ giả thuyết mà dân gian lâu nay vẫn cho rằng bưởi Diễn có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng
mà thực ra bưởi Diễn được người dân chọn lọc và biến thành loại quả đặc sản nổi tiếng của vùng Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội Điều này đã được khẳng định
là bưởi Diễn khi đem trồng ở những nơi khác thì không còn ngon bằng trồng tại chính Phú Diễn Sau ngày Cách mạng thành công, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Phú Diễn, Bác trồng cây đa lưu niệm, căn dặn cán bộ nhân dân đẩy mạnh sản xuất, quan tâm tới trồng cây ăn quả Từ đó phong trào trồng cây ăn quả tại vườn nhà và vườn quả của người cao tuổi Phú Diễn ra đời Sau khi có chủ trương đổi mới kinh tế, Đảng Ủy Phú Diễn đã mạnh dạn đưa vào nghị quyết việc "chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả, tập trung trồng bưởi - một giống cây đặc sản của địa phương." Thế là cây bưởi đã
từ vườn nhà trở thành hàng hóa chính
Bưởi Diễn có mùi thơm đặc biệt, đến vườn bưởi, chưa thấy bưởi đã thấy thơm ngan ngát Khi cây có tuổi từ 7 tuổi, năng suất >100 kg/cây; khối lượng quả trung bình từ 800-1000g; độ đồng đều và hình dạng, kích thước quả >70%; tỉ lệ phần ăn được >60%; số lượng hạt trên quả <50%; hình dạng
và màu sắc vỏ quả tròn, hơi dẹt, vàng cam nhẵn; màu sắc thịt quả vàng xanh;
độ dai của vách múi dòn, dễ tách; độ mịn mọng nước của thịt quả mịn, đồng
Trang 39Cam Xã Đoài và bưởi Diễn là cây ăn quả đặc sản ở nước ta, là loại cây xóa đói giảm nghèo và hiện nay thực chất nhiều hộ gia đình nông dân đã làm giàu từ các loại cây này Sản xuất cam Xã Đoài và bưởi Diễn đang là thế mạnh và rất phổ biến tại các tỉnh Bắc Trung bộ, vùng đồng bằng sông Hồng
và một số tỉnh miền núi phía Bắc Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới cũng đã được áp dụng góp phần cải thiện và nâng cao năng suất chất lượng quả đáng kể Ngay
từ khâu sử dụng cây giống, việc nhân giống bằng mắt ghép hầu như đã thay thế cây giống gieo từ hạt và cành chiết Cây giống tạo ra bằng phương pháp ghép khắc phục được sự truyền bệnh từ cây mẹ sang cây con, cây có bộ rễ khỏe chống chịu với ngoại cảnh và thời tiết khá hơn, thời gian cho quả nhanh Trừ các vườn cũ đã già cỗi, còn lại phần lớn các vườn trồng cam Xã Đoài, bưởi Diễn hiện nay đều sử dụng cây giống là cây ghép Cam Xã Đoài và bưởi Diễn mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên việc khai thác hết tiềm năng của các loại cây này vẫn cần phải khắc phục được những hạn chế, đặc biệt là công tác phòng trừ sâu bệnh, chúng không những làm giảm năng suất sản lượng quả mà còn làm giảm tuổi thọ của cây, rút ngắn chu kỳ kinh doanh vườn Vì vậy trong dự án này chúng tôi tập chung vào sản xuất các giống cam Xã Đoài
và bưởi Diễn sạch bệnh trong nhà lưới ở giai đoạn vườn ươm nhằm cung ứng một phần giống cây trồng này cho các trang trại, nhà vườn và các hộ nông dân hiện nay
1.2.3.1 Tình hình nghiên cứu sản xuất cây có múi trên thế giới
Cam, bưởi thuộc loại quả tươi cao cấp, có giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao Trong suốt mấy thế kỷ qua, ngành sản xuất cây có múi trên thế giới không ngừng tăng nhanh và mức tiêu thụ quả của thị trường thế giới cũng ngày một cao hơn do trồng cây có múi chóng được thu hoạch và lãi suất luôn luôn cao Theo FAO, năm 2000 tổng sản lượng quả có múi của thế giới đạt trên 85 triệu tấn, tăng trưởng hàng năm 2,85% Bình quân trên thế giới khoảng 7kg/người/năm (FAO, 2010) Các nước sản xuất cam chính vụ, niên vụ 2009-2010 trên thế giới là Braxin 17,75 triệu tấn tăng so với niên vụ 2007/2008 là 16,85 triệu tấn Ở Mỹ niên vụ 2009/2010 đạt 7,4 triệu tấn, thấp hơn niên vụ 2007/2008 là 9,14 triệu tấn Còn ở Trung Quốc, niên vụ 2007/2008 là 5,45 triệu tấn, đứng tiếp theo là Ai Cập, Mexico, Nam Phi và Thỗ Nhĩ Kì (FAO, 2009/2010) Còn nước tiêu thụ quả tươi trung bình năm/người ở một số nước như Trung Quốc là ít hơn 1kg/người/năm trong khi
đó ở Nhật Bản là 18kg/người/năm, ở Mỹ là 6kg/người/năm so với mức bình chuẩn của thế giới là 7kg/người/năm (FAO, 2010)
Trên thế giới hiện nay tập chung rất mạnh vào cải tạo các giống cam, quýt, bưởi không hạt nhờ kết hợp kĩ thuật lai xa, cứu phôi, tạo dòng tứ bội để lai với lưỡng bội để tạo ra các dòng tam bội không hạt hay xử lý đột biến
Trang 40bằng các tia phóng xạ, hóa chất siêu đột biến hay kĩ thuật RNAi những kết quả bước đầu này rất khả quan Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng các giống cam, quýt không hạt của thế giới tạo ra đang được thương mại hóa chủ yếu vẫn là từ việc lai xa khác loài, chọn dòng tứ bội với lưỡng bội và chọn lọc phôi vô tính, hoặc đột biến tự nhiên và tiếp tục chọn lọc các giống mới sạch bệnh (Đỗ Năng Vịnh và cs., 2010)
Ngoài các nghiên cứu và tạo giống cam quýt mới không hạt hoặc ít hạt,
ở các nước trồng cam, quýt trên thế giới còn tập trung nghiên cứu vào việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính cam, quýt mà tiêu biểu là bệnh vàng lá
gân xanh Greening và bệnh tàn lụi Tristeza cũng như các phương pháp ghép
mắt và cải thiện tính kháng bệnh của gốc ghép hay tìm kiếm các loại gốc ghép mới
* Bệnh vàng lá gân xanh (Greening), bệnh tàn lụi (Tristeza) và các bệnh khác trên giống cây có múi
- Bệnh vàng lá gân xanh Greening
Hoanglongbin hay vàng lá gân xanh Greening đang lan rộng trên 50
quốc gia, và đe dọa nghiêm trọng đến nguồn gen cây có múi ở các nước châu
Á Bệnh vàng lá gân xanh Greening xuất hiện từ năm 1929 tại Trung Quốc,
mãi đến 1919 Reinking mới báo cáo về bệnh và bệnh trở nên trầm trọng từ
1926 và Lin, 1956 chứng minh bệnh truyền được qua mắt ghép Tác nhân gây
bệnh truyền qua dây tơ hồng đến cây dừa cạn (Catharanthus roseus L.)
(Garnier; Bové, 1984) và được khẳng định là một loại vi khuẩn nhuộm gram
âm Bové và cs.,1984 báo cáo rằng vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh
Greening ở Nam Phi là tác nhân không chịu nhiệt trong khi vi khuẩn này ở
Philippines và Ấn Độ chịu nhiệt tốt Theo Su và cs., 1993 cho rằng dùng kháng thể đơn dòng sản xuất ở Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan và Malaixia trong khi Bové và cs., 1984 cũng sản xuất đoạn mồi (probe) tương tự và cần 2 gam lá cho một mẫu Các đoạn mồi ADN của Bové có thể nhận được cả
Liberobacter trong từng cá thể rầy Diaphorina citri
Bệnh vàng lá gân xanh Greening không ảnh hưởng đến mô gỗ nhưng
ảnh hưởng đến mô libe, sự vận chuyển đường đến các phần trên của cây bị cản trở Lá bị vàng héo, nhanh chết, quả mất chất lượng, sự phân chia tế bào luôn xảy ra khiến gân lá sưng lên Vi khuẩn cũng hiện diện nhiều ở cuống quả và quả bị lệch tâm, đồng thời bị giảm trọng lượng và độ đường dẫn đến giảm chất lượng (Aubert, 1987) Khảo sát bộ rễ cây đang bệnh, ta cũng thấy
do nghẽn mạch dẫn, rễ không được nuôi và không còn hoạt động tốt nên bị huỷ hoại nhiều, nhất là rễ tơ Cây bị rụng quả cùng với tiến triển của bệnh, cây sẽ chết sau 2-5 năm tuỳ mức độ nhiễm (Aubert, 1988)
- Bệnh tàn lụi Tristeza
Là do virus thuộc nhóm Closterovirus, dạng hình que kích thước 12x
2.000nm, gồm chuỗi RNA đơn, có vỏ protein bao bọc bên ngoài (Kitajima, 1964) Triệu chứng quan sát được trên cây có múi tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường, ký chủ tự nhiên và dòng vi rút gây bệnh Dòng virút trên cam Valencia ở Indonexia, Trung Quốc, Đài Loan và dòng gây rỗ thân đã được mô
tả trước đây (Musharam và Whittle, 1991)