1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương nghiên cứu khoa học bản sứ

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, BẢO TÀNG ẢO ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM CÁC CH

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, BẢO TÀNG ẢO ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH 2018 CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên nghiên cứu: Trần Ngọc Thìn

Lớp: 21SLS – Khoa lịch sử

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đặng Thị Thùy Dương

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2022

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

1 Hiện nay, thế giới đang trải qua những thay đổi lớn chưa từng có do tác động

của cuộc cách mạng 4.0 Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông minh với đặc trưng là sự kết hợp giữa thực tế và hệ thống ảo nhằm tạo ra máy móc tự động hoá cùng nhiều mô hình trí thông minh nhân tạo, cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội Từ đó, đòi hỏi giáo dục Nhà trường phải thay đổi tư duy và cách tiếp cận về phương pháp, phương tiện cũng như hình thức, mô hình tổ chức dạy học Từ đó mới đào tạo được nguồn nhân tài và nhân lực chất lượng cao phụng sự cho sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia

2 Nhận thức rõ vấn đề trên, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần

thứ 8, khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất hình thành phẩn chất, năng lực công dân, phát triển và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”

Đặc biệt trong Nghị quyết số 749/QĐ-TTg “Phê duyệt “Chương trình chuyển sổi

số quốc gia đến năm 2025”, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng chính phủ đã xác định đến năm 2030 “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản

lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp” Để đáp ứng được yêu cầu trên, trong thời gian sắp đến giáo dục Việt Nam cần

“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số liệu hóa tài liệu, giáo trình xây dựng nền tảng chia

sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực truyến Phát triển

Trang 3

công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa… Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp”.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo trên của Trung ương Đảng và Nhà nước, hiện nay, các thành tựu công nghê số như trí tuệ nhân tạo (AI); khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data); Internet vạn vật (Iot), thực tế ảo, thực tế tăng cường (Vr/AR)… đã được vận dụng vào các hoạt động quản lí, quản trị và góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả của các hoạt động giảng dạy của từng môn học Nhẵm hướng đến một môi trường giáo dục thông minh, hiện đại để phát triển tối đa năng lực, phẩm chaatr của người học

3 Đối với môn Lịch sử ở trường phổ thông có thể xem là môn học hết sức quan

trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu quê hương đất nước và những lý tưởng sống cao đẹp, sự biết ơn thế hệ đi trước, khơi gợi cho học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, góc nhìn khoa học về quá khứ và hiện tại, tạo hành trang cho các em phát triển bản thân và ứng dụng trong cuộc sống sau này Một trong những khó khăn lớn nhất của việc tiếp cận kiến thức lịch sử là HS không thể trực tiếp chứng kiến các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã từng diễn ra trong qúa khứ Để khắc phục tính đặc thù này của kiến thức lịch sử và đáp ứng được yêu cầu của giáo dục Việt Nam và thế giới hiện nay, GV cần đầu

tư nhiều hơn về các trang thiết bị, ứng dụng thực tế, đa dạng nguồn tài nguyên dạy học Đặc biệt là những thành tựu mới của quá trình chuyển đổi số có liên quan đến các Di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng ảo để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS Từ đó sẽ giúp HS có được những góc nhìn khách quan, chân thật nhất về diễn trình lịch sử qua các giai đoạn

Thực tiễn dạy học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay cho thấy GV vẫn chưa khai thác tối đa về việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng trong quá trình dạy học

do tốn nhiều thời gian, công sức và kinh phí thực hiện Một số hoạt động dạy học tại di tích lịch sư – văn hóa, bảo tàng tuy được triển khai thực hiện, những hiệu quả chưa có, còn mang tính tham quan,thỏa mãn trí tò mò, hiếu kì, mua vui mà ít quan tâm đến việc khai thác nó để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu lịch sử Từ đó đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc tăng cường sử dụng các di tích, bảo tàng ảo một cách

Trang 4

hiệu quả để nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử và tăng cường hứng thú học tập cho HS

4 Đà Nẵng vốn là vùng đất có truyền thống cách mạng, với vị thế hết sức quan trọng Trong lịch sử phát triển của dân tộc, nhân dân Đà Nẵng đã có nhiều đóng góp cho quá trình dựng nước, mở nước của dân tộc, góp phần làm phong phú thêm những giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc Hiện nay tại Đà Nẵng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng lưu giữ những tài liệu, hiện vật, liên quan mật thiết đến lịch sử dân tộc Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng những di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng tại các trường THPT Đà Nẵng vẫn chưa thật sự hiệu quả

Xuất phát từ những lý do quan trọng trên, em chọn chủ đề “Thiết kế và sử dụng

di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng ảo để tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm các chủ đề lịch sử Việt Nam lớp 10, chương trình 2018 cho học sinh ở các trường THPT tại thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2022

-2023

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài.

Hiện nay, vấn đề sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa và bảo tàng ảo trong các hoạt động dạy học trải nghiệm đã thu hút được sự quan tâm của các học giả nước ngoài Tiêu biểu như:

Một là, một số công trình, bài viết về việc vận dụng nèn tảng thực thế ảo vào trong dạy học lịch sử.

Bài báo “The Role of AR and VR Technologies in Education” được đăng trong Kỷ

yếu của RSI thứ 6 Hội nghị quốc tế về robot và cơ điện tử (IcRoM 2018) 23-25 tháng 10 năm 2018, Tehran, Iran đã trình bày về những cơ hội và thách thức của việc sử dụng công nghệ AR và VR trong các mặt của đời sống xã hội Trong đó có giáo dục, kết nối giữa

AR / VR và giáo dục có thể mang lại cho chúng ta hiệu quả rất lớn giữa dạy và học một cách hấp dẫn,lôi cuốn Bài báo đã nêu được khả năng và hạn chế của AR và VR từ đó đã đem ra nhận định về AR/VR có thể cung cấp được những gì cho người học

Trang 5

Hay trong Dự án South Seas, bài viết“ Engaging with History Complexity in the Virtual” phân tích rĩ những phức tạp của việc đưa lịch sử và trong nền tảng công nghệ

ảo Trên cơ sở đó, bài viết cũng đã đã khẳng định rõ việc sử dụng tài nguyên trực tuyến

đã giúp cho các tư liệu sử học trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn

Ở bài viết, “VREX: Virtual Reality Education eXpansion could help to improve the class experience” đã cho rằng công nghệ thực tế ảo VR có thể tiến hành một cuộc cách

mạng hóa hệ sinh thái giáo dục Xây dựng một tư liệu lịch sử theo công nghệ VR thì học sinh sẽ được học kiến thức một cách thực tế hơn Thay vì bút và giấy, học sinh được đắm mình trong VR, nơi họ có thể "chạm" vào kiến thức với 3D Với các sự giúp đỡ của VR, giáo viên có thể xây dựng một "tự học" Môi trường và thay đổi cách dạy truyền thống

"Truyền đạt" thành định hướng sinh viên “Học có sự tham gia” Tích hợp VR với giáo dục là một bước nhảy vọt trong giáo dục

Đặc biệt, trong bài báo “Toward Applying Virtual Reality Technique as a Promotional Tool in Tourism and Hospitality Services in Egypt” Tạp chí Quốc tế về Di

sản, Du lịch và Khách sạn Vol (11), Số (2/2), tháng 9, 2017 bởi Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Fayoum đã khẳng định rằng công nghệ VR có tầm ảnh hưởng và quan trọng rất lớn trong việc sử dụng để khai thác các hoạt động du lịch cũng như về giáo dục

Hai là, một số bài viết về dạy học trải nghiệm.

Vào thế kỉ XIX, nhà giáo dục học Cai-rốp trong tác phẩm “Giáo dục học II” (Nguyễn

Như Hạnh, Nguyễn Tư Huyền, Nguyễn Ngọc Sang dịch, Khu xá học Trung ương xuất bản, 1954) đã nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động ngoại khóa với việc phát triển tư duy thực tiễn cho HS Theo Cai-ốp, hoạt động ngoại khóa sẽ làm sâu sắc hơn những nội dung kiến thức trong tiết học nội khóa đồng thời có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho HS Vì vậy, GV cần tăng cường, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động, ví dụ: tọa đàm, ngoại khóa, nói chuyện ,…

Hay, N.G Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” đã đưa ra nhiều

dẫn chứng để khẳng định vai trò quan trọng của các hoạt động ngoại khóa Đồng thời,

ông cũng đã đề xuất một số hoạt động để triển khai các hoạt động ngoài lớp học

Trang 6

Đặc biệt, trong cuốn “TN học tập: Kinh nghiệm là nguồn học tập và phát triển”nhà

giáo dục học Hoa Kỳ là David A Kolb đã xây dựng một hệ thống lý luận về dạy học trải nghiệm Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động học tập này là gắn liền với việc chuyển hóa kinh nghiệm và cảm xúc của cá nhân học sinh

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đã làm rõ về vai trò, tầm quan trọng

của những hình thức dạy học TN, sử dụng công nghệ thực tế ảo trong việc phát triển năng lực và phẩm chất học tập của HS Trong quá trình DHLS, nếu khai thác tốt những ưu thế của hình thức DH và đặc thù kiến thức bộ môn sẽ góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả học tập của môn LS ở trường phổ thông và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, nghiên cứu về dạy học trải nghiệm và sử dụng công nghệ thực tế ảo,

di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng trong dạy học lịch sử đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau:

Một là, những công trình nghiên cứu và soàn thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình giáo dục phổ thông

hoạt động trải nghiệm và hoạt động trài nghiệm hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định “Tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp” là một

hoạt động giáo dục bắt buộc có vai trò như một môn học và được giảng dạy ở cả ba cấp học, với thời lượng là 105 tiết/ năm Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là

“hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và

tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập”.

Trong Hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông,

trung tâm giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Số: 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL, Ngày 16/1/2013 có khẳng định sự quan trọng của việc sử dụng di sản để dạy học có tầm quan trọng như sau “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi

Trang 7

mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh”

Để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục đã cho biên soạn và tập huấn Modul 9: Các mô đun bồi dưỡng này nhằm hỗ trợ giáo viên tổ chức và thực hiện được các hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời giúp giáo viên nâng cao năng lực, phát triển chuyên môn và nghiệp vụ theo các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Đặc biệt trong kế hoạch tập huấn có phần lựa chọn và thực hành một số ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo chương trình GDPT 2018;(Ví dụ: Vận dụng các phần mềm, học liệu số và thiết bị công nghệ như internet; các hệ thống quản lí học tập trực tuyến, để thiết kế kế hoạch bài dạy, hoạt động giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục, quản lí học sinh, ở trường THPT)

Hai là, các công trình tâm lý, giáo dục học có liên quan đến vấn đề dạy học trải nghiệm và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng trong dạy học.

Trong cuốn Giáo dục học, tập 1 ( Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội,2007), tác Trần Thị

Tuyết Oanh và các cộng sự đã phân tích về phương tiện dạy học; các tác giả cho rằng phương tiện dạy học không chỉ đóng vai trò minh họa cho bài giảng,mà quan trọng là cho người học tiếp thu một cách dễ dàng, sâu sắc hơn Theo đó trong quá trình dạy học, phương tiện dạy học thực hiện chức năng nhận thức và điều khiển nhận thức học sinh, giúp giáo viên thực hiện những chức năng cơ bản như: Thông báo hay trình bày thông tin,minh họa,giải thích, mô tả trực quan, tổ chức và tiến hành giao lưu Do vậy, việc tăng cường tính trực quan và ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin để tăng hiệu ứng thực của các trải nghiệm học tập cho HS cần được chú trọng

Phạm Viết Vượng với cuốn Giáo dục học, ( Nxb ĐHSP Hà Nội,2012) đã nêu

lên yêu cầu giáo viên trong quá trình dạy học phải tạo cho học sinh hứng thú học tập,phải

tổ chức các hình thức hoạt động phong, hấp dẫn cho học sinh, trong đó có việc kết hợp tham quan,học tập tại các di tích lịch sử, bảo tàng Để thực hiện được việc đó giáo viên cần phải đòi hỏi luôn thay đổi phương pháp dạy học

Cuốn “ Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trung học

cơ sở” theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Đinh Thị Kim Thoa và các tác

giả( Nxb ĐHSP) có đề cập tới việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp cần đa dạng hoá hình thức hoạt động, học sinh cần được tham gia vào các hoạt động khác nhau để được trải nghiệm sự đa dạng và phong phú của thực tiễn xã hội các hoạt động có tính khám phá như tham quan, cắm trại, thực địa các cơ sở giáo dục cần có lựa chọn phù hợp để thực hiện

Ba là, nhóm các công nghiên nghiên cứu về lý luận dạy học lịch sử liên quan đến đề tài.

Trang 8

Để góp phần định hướng cho các hoạt động dạy học TN ở bậc THCS, nhóm tác giả

Nguyễn Thanh Thúy, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Xuân Trường trong cuốn sách “Tổ chức dạy học TN trong môn Lịch sử và Địa lí THCS - Phần Lịch sử” năm 2022 đã khái

quát một số vấn đề lý luận về định nghĩa, cách phân loại và định hướng tổ chức dạy học

TN Trên cơ sở những nền tảng lý luận đó, đề tài tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các hoạt động sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng lịch sử để tổ chức dạy học TN phù hợp cho bộ môn LS ở các trường THPT Đà Nẵng

Ở phần III, chương 1 giáo trình “Phương pháp giảng dạy lịch sử”, tập 1, nhóm tác

giả Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Hoàng Trọng Hanh, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường (1966) đã nhấn mạnh đến vai trò, tác động sâu sắc của việc tổ chức các hoạt động thực hành, thực tiễn Trên cơ sở đó, một số phương pháp dạy học trải nghiệm, tương tác đã được nhóm tác giải đề xuất như: dạy học tại thực địa, sử dụng bảo tàng trong DHLS Nhóm tác giả nhấn mạnh: Vật thực bao gồm hiện vật trong các bảo tàng hoặc di tích lịch sử - văn hóa Những vật thực này ít khi được giữ nguyên vẹn mà thường bị hủy hoại theo thời gian Vật thực có hạn chế là không phải bức tranh toàn vẹn của quá khứ cho nên đòi hỏi phải có biện pháp sử dụng phù hợp

Tiếp đó, trong giáo trình “Phương pháp DHLS”, tập 2 (Nxb Giáo dục, 1988), các

tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị đã giành chương XI, XII của phần III để phân tích

về “Công tác ngoại khóa của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông” và nhấn mạnh “phải

tổ chức cho HS chủ động tham gia hoạt động thực tiễn trong xã hội theo mức độ thích hợp và theo lứa tuổi” Đồng thời, các tác giả đã đề cập rất rõ các phương tiện dạy học

trực quan trong DHLS, phân tích và làm rõ các hình thức dạy học tại thực địa, BT, tổ chức tham quan học tập tại bảo tàng

Đặc biệt, trong giáo trình “Phương pháp DHLS”, tập 1,2 các tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, khi phân tích về các “Hệ thống các phương pháp DHLS ở trường phổ thông” ở phần IV đã khẳng định vai trò của hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông Đồng thời các tác giả nhấn mạnh nguyên lý “Học đi đôi với hành” để phát huy vai trò chủ thể của HS trong quá trình học tập bộ môn lịch sử ở

trường phổ thông Theo nhóm tác giả, những hiện vật bảo tàng là những di vật khảo cổ và các di vật thuộc các thời đại lịch sử như công cụ đồ đá cũ núi Đọ, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ sông Bạch Đằng… Những hiện vật là những bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại thực tại của mỗi thời kì lịch sử Các tác giải định hướng một số hình thức sử dụng tài liệu

Trang 9

bảo tàng, di tích lịch sử như khai thác tài liệu lịch sử địa phương ở trên lớp, tiến hành bài học tại thực địa…

Trong cuốn “Phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông”, các

tác giả Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú tiếp tục khẳng định vai trò của hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông là làm sâu sắc và phong phú thêm kiến thức của HS ở các mặt khác nhau của cuộc sống đồng thời cũng góp phần làm tăng hứng thú của HS

Ngoài các cuốn sách trên thì hiện nay còn có nhiều đề tài về khoa học, luận văn, luận án, các bài bào,… Đều đề cập đến việc sử dụng các di tích lịch sử văn hóa, bảo

tàng để phục vụ cho việc dạy học cho học sinh Trong đó có đề tài: Luận án “Sử dụng bảo tàng và nhà truyền thống tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Mai Văn Nam ( 2019) đã cho thấy rằng việc sử

dụng các tư liệu lịch sử truyền thống rất có nhiều ưu điểm trong việc dạy học lịch sử ở trường THPT

3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài chủ yếu dựa vào các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau:

Nhóm Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài: Lý luận của chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng về giáo dục và giáo dục lịch sử

-Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc phân tích, tổng hợp các tài liệu

về giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch sử, nghiên cứu nội dung các tài liệu của di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng tại Đà Nẵng, nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 10 chương trình 2018 và tiến hành đề xuất,thiết kế, sử dụng vào dạy học

-Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực tiễn việc sử dụng tài liệu di

tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng tại địa phương ở các trường THPT trên địa bàn thành phố bằng cách các phiếu câu hỏi khảo sát, phỏng vấn giáo viên, học sinh,…

-Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn ý kiến của chuyên gia để nêu giả

thuyết khoa học của đề tài và đề xuất các biện pháp sư phạm kiểm định tính khả thi của

đề tài

-Phương pháp thống kê toán học: xử lý các số liệu điều tra thực tiễn để rút ra các

nhận xét, đánh giá và từ đó có hướng nghiên cứu phù hợp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình “Thiết kế và sử dụng di tích

lịch sử - văn hóa, bảo tàng ảo để tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm trọng dạy học lịch sử cho học sinh ở các trường THPT tại thành phố Đà Nẵng”

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi về lý luận dạy học bộ môn: Đề tài tập trung nghiên cứu những lý

luận liên quan đến vấn đề sử dụng di sản văn hóa,bảo tàng ảo để dạy học Từ đó đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp để Thiết kế và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng

ảo để tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm các chủ đề lịch sử Việt Nam lớp 10, chương trình 2018 cho học sinh ở các trường THPT tại thành phố Đà Nẵng

- Phạm vi về nội dung: Thiết kế và sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa, bảo

tàng ảo để tổ chức dạy học trải nghiệm các chủ đề lịch sử Việt Nam lớp 10, chương trình 2018

- Phạm vi điều tra: Tiến hành điều tra về thực trạng việc DHLS và thực tiễn về

quá trình sử dụng các di tích lịch sử và bảo tàng để dạy học ở một số trường THPT tại thành phố Đà Nẵng

- Phạm vi về thực nghiệm: Để kiểm tra tính khả thi của đề tài chúng tôi

tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT tại thành phố Đà Nẵng

5 Mục đích nghiên cứu:

6 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên, đề tài sẽ tập trung giải

quyết những nhiệm vụ chính sau đây:

+ Tìm hiểu rõ những vấn đề lý luận phương pháp dạy học, lý luận liên quan đến các phương pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng trong dạy học bộ môn lịch sử

+ Tìm hiểu nội dung mới trong sách giáo khoa lớp 10 phần Việt Nam chương trình mới để xây dựng được ứng dụng hợp lý, đúng với chương trình học

+ Điều tra, khảo sát thực tiễn, lấy ý kiến góp ý của học sinh và giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tìm hiểu và thu thập thêm các di tích lịch

sử - văn hóa, bảo tàng trên địa bàn Đà Nẵng để làm nguồn tư liệu cho ứng dụng

+ Tiến hành thiết kế và đưa vào thử nghiệm để đánh giá kết quả khả quan về đề tài mình nghiên cứu, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp hơn

7 Ý nghĩa và đóng góp của đề tài

7.1 Ý nghĩa

- Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu dạy học quan trọng giúp cho giáo viên biết cách sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng ảo một cách hiệu quả,phù hợp với thực tiễn, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện học tập của từng nhà trường để tăng cường dạy học trải nghiệm cho HS

Ngày đăng: 30/09/2024, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w