Xuất phát từ những yêu cầu trên ngành điện đã và đang “xây dựng một thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam” tạo ra một cơ chế cạnh tranh mới nhằm đáp ứng yêu cầu cho các hộ tiêu thụ về
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Giảng viên hướng dẫn: ThS Võ Thế Sinh
Nguyễn Bảo Hân B2100434
Nguyễn Việt Gia Huy B2100446
Nguyễn Hải Đăng B2100430
Natalia Destiani 72101365
Umale Macarilay Xander 72101367
TPHCM, ngày 20 tháng 05, 2022
Trang 2PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH 2 MÔN: KINH TẾ VI MÔ (701020) HK2-2021/2022
Nội dung tiêu
10/10 0 điểm
1/3 tổngđiểm
Trình bàysai quyđịnhTrình bàyđúng quyđịnh, ít lỗichính tả
Trình bàyđúng quyđịnh, khônglỗichính tả
Trình bàyđúng quyđịnh, khôngchính tả,
Ít nhất hailoại bảngbiểu
Ít nhất ba loạibảngbiểu
Ít nhất baloại bảngbiểu, rõ ràng,trình bày đẹp
lý dothực hiện
Nêu được
lý do thựchiện vànội dungtốtNêu được lýdo
thực hiện vànộidung tốt, cótrình bày bốcục
Nêu được lý
do thực hiện
và nội dungtốt, có trìnhbày bố cục
và phươngpháp
Trang 3Có trìnhbày ítnhất một
lý thuyếtkhôngcho ví dụ
Có trìnhbày ít nhấtmột lýthuyết,cho ví dụnhưngkhông liênquan
ví dụ liênđến đề tài
Có trìnhbàynhưngcác mụcKhông rõràng
Có trìnhbày nhưngcác mục rõràngnhưng nộidungkhông liênquannhiều đếnmôn học
Có trình bàynhưng cácmục rõ ràngnhưng nộidung liênquan đếnmôn học
Có trình bàynhưng cácmục rõ ràngnhưng nộidung liênquan đếnmôn học,cáo gắn kếtphân tích và
Chỉ trìnhbàyđược kếtluậnhoặc giảipháp
Trình bàyđược kếtluận vàgiải pháp
Trình bàyđược kếtluận và giảipháp,
có dựa vàophântích ở chương2
Trình bàyđược kếtluận và giảipháp, có dựavào phântích ởchương 2,trình bày
Trang 4được phân tích SWOT hoặc Ưu/
nhược điềm
Mục lục
Mục lục 4
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương I : SƠ LƯỢC THỊ TRƯỜNG ĐIỆN 7
1 Khái niệm thị trường điện 7
2 Cơ chế vận hành trong thị trường điện 8
3 Cơ quan quản lí - điều tiết thị trường điện lực 8
4 Các chủ thể tham gia thị trường điện 8
Chương II: TỔNG QUAN THỊ TRUỜNG ĐIỆN 8
1 Thị trường điện ở Việt Nam 8
1.1 Lộ trình phát triển ở thị trường điện Việt Nam thường chậm tiến độ hơn dự kiến: 8
1.2 Trách nhiệm tham gia vào thị trường điện 9
1.3 Tổ chức giao dịch trong thị trường và giá cả 10
2 Thị trường điện trong khu vực châu Á 10
Chương III: DIỄN BIẾN CUNG - CẦU 11
1 Cung thị trường điện: 11
1.1 Một số khái niệm: 11
1.2 Tóm tắt sơ lược về vấn đề cung cấp điện: 11
1.3 Phân tích việc cung cấp điện từ năm 2017 đến năm 2021 ở Việt Nam: 12
1.4 Kết luận: 14
2 Cầu thị trường điện: 15
2.1 Một số khái niệm: 15
2.2 Tóm tắt sơ lược nhu cầu sử dụng điện: 15
2.3 Phân tích nhu cầu sử dụng điện từ năm 2017 đến năm 2021 (Việt Nam): 15
Chương IV: Hệ số co giãn cung cầu đối với thị trường điện 18
Trang 51 Hệ số co giãn cung 18
2 Hệ số co giãn cầu 19
CHƯƠNG V: MỘT SỐ TRỞ NGẠI VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN 20
1 Trở ngại trong kinh doanh thị trường điện 20
1.1 Điều kiện thủy văn bất lợi tác động mạnh tới các nhà máy thủy điện 20
1.2 Việt Nam vẫn phải nhập khẩu điện mặc dù cung đang vượt cầu 20
1.3 Giá than và khí đầu vào tăng mạnh cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế số lượng điện sản xuất 22
2 Một số giải pháp 24
2.1 Bảo đảm cân bằng cung – cầu điện năng 24
2.2 Cơ chế giá điện trên thị trường 24
2.3 Giải pháp tháo gỡ khó khăn, rào cản trong quản lý và đầu tư vào sản xuất – cung ứng điện.24 Chương VI: Những định hướng phát triển và xây dựng thị trường điện 25
1 Định hướng 25
2 Kết quả 26
2.1 Thị trường phát điện cạnh tranh 26
2.2 Thị trường bán buôn điện cạnh tranh 26
2.3 Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 27
Chương VII: Phân tích SWOT thị trường điện Việt Nam 27
1 Điểm mạnh 27
2 Điểm yếu 27
3 Cơ hội 28
3.1 Năng lượng tái tạo 28
3.2 Cầu luôn vượt cung trong khi sự cạnh tranh ngành điện còn yếu 28
4 Thách thức 29
4.1 Các ảnh hưởng ngoại tác 29
4.2 Xóa bỏ độc quyền của EVN 29
Tài liệu tham khảo 29
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 6Hiện nay, thị trường điện tại Việt Nam được xem là một thị trường độc lập và là nhà cung cấp điện chính cho toàn quốc Toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đều do tập đoàn Điện lực ViệtNam quản lý, kinh doanh.
Có thể nói, trong những năm gần đây, thị trường điện Việt Nam cũng có những sự thay đổi đáng kể trong khâu phát điện Hiện tại, ngành điện nước ta đang chỉ thực hiện giai đoạn 1 là thị trường phát điện cạnh tranh vì thế thị trường điện Việt Nam vẫn còn là một thị trường có nhiều người mua nhưng chỉ có một người bán và là trung gian duy nhất bán điện
Với sự phát triển mạnh về kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo ra sự tăng vọt nhanh chóng nhu cầu về điện Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành điện Việt Nam phát triển thì ngành điện Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong khâu phát điện nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành điện Xuất phát từ những yêu cầu trên ngành điện đã và đang “xây dựng một thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam” tạo
ra một cơ chế cạnh tranh mới nhằm đáp ứng yêu cầu cho các hộ tiêu thụ về giá cả, công suất và điện năng chất lượng cao Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài liên quan đến sản xuất và nhu cầu sử dụng của thị trường điện tại Việt Nam một cách rõ ràng và cụ thể với mong muốn sẽ góp phần giúp cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường điện
Chương I : SƠ LƯỢC THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1 Khái niệm thị trường điện
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ
số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ
Đối với ngành điện, có thể nhận thấy điện năng không phải là một dạng hàng hóa thông thường với đặcđiểm cơ bản là quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời và trong ngắn hạn luôn luôn phải được cân bằng thông qua các biện pháp kỹ thuật và công nghệ
Trong vận hành hệ thống điện, cần có một cơ quan kiểm soát và đơn vị điều hành hệ thống truyền tải, điều phối việc gửi các đơn vị phát điện để đáp ứng nhu cầu dự kiến của hệ thống trên lưới truyền tải
Do đó, thị trường điện là dạng thị trường có sự khác biệt mang tính đặc thù so với thị trường cho các hàng hóa khác
Trang 7Từ đó, nghiên cứu sinh đề xuất khái niệm thị trường điện như sau: “Thị trường điện lực là hệ thống chophép nhà cung ứng điện năng và nhu cầu sử dụng gặp nhau được xác định bằng giá mua điện trên thị trường nhằm thoả mãn các lợi ích kinh tế của người mua và người bán”.
2 Cơ chế vận hành trong thị trường điện
Hình thức giao dịch buôn bán phổ biến nhất trong thị truờng điện là thực hiện thông qua đơn vị trung gian mua bán điện Đơn vị trung gian này có thông tin được cung cấp về hành vi tiêu dùng sản phẩm điện năng dưới dạng các đồ thị phụ tải của khách hàng mua điện Đơn vị này đồng thời sẽ nhận các bảnchào giá hoặc hồ sơ thầu của các nhà cung ứng điện năng và thực hiện giao dịch đấu thầu
3 Cơ quan quản lí - điều tiết thị trường điện lực
Cơ quan quản lý - điều tiết thị trường điện lực về cơ bản bao gồm:
- Thứ nhất, nhóm các cơ quan liên quan ban hành chính sách chung của ngành năng lượng hoặc ngành điện
- Thứ hai, cơ quan điều tiết thị trường là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc đảm bảo thị trường vận hành theo chính sách và các quy định được ban hành
4 Các chủ thể tham gia thị trường điện
Đơn vị phát điện: chịu trách nhiệm khâu sản xuất điện
Các đơn vị truyền tải và phân phối điện: quản lí và vận hành lưới điện
Đơn vị bán lẻ điện: giao dịch bàn hàng với khách hàng
Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực: có chức năng quan trọng, đảm bảo việc duy trì sự cân bằng cung - cầu trong vận hành hệ thống điện và vận hành TTĐ căn cứ theo hành vi chào giá của các đơn vị sản xuất điện, năng lực truyền tải của lưới điện và nhu cầu khách hàng
Khách hàng mua điện
Chương II: TỔNG QUAN THỊ TRUỜNG ĐIỆN
1 Thị trường điện ở Việt Nam
1.1 Lộ trình phát triển ở thị trường điện Việt Nam thường chậm tiến độ hơn dự kiến:
Trang 8Dự kiến:
Trong giai đoạn 1, có rất nhiều nhà máy điện hoạt động tạo ra nguồn cung dồi dào trước khi thương mại sản phẩm của mình tại thị trường; các nhà máy điện cạnh tranh trực tiếp với nhau, chào giá với người mua duy nhất là EVN Ở các giai đoạn tiếp theo là bước phát triển để dần hình thành thị trường bán buôn cạnh tranh, sau cùng là thị trường bán lẻ
Thực tế:
Quá trình phát triển để dần hình thành thị trường bán lẻ cạnh tranh gặp khó khăn do các yếu tố ngoại biên, bị trì hoãn từ 2-3 năm so với dự định ban đầu Tình trạng nhu cầu sử dụng điện tăng vượt so với cung đã được các chuyên gia dự báo trước, có khả năng dẫn tới tình trạng thiếu điện trong tương lai gần
1.2 Trách nhiệm tham gia vào thị trường điện
Theo quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BCT, đơn vị phát điện có trách nhiệm tham gia thị trường điện
Cụ thể:
Trang 9- Nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm hoàn thành thủ tục đăng ký và trực tiếp tham gia thị trường điện, trừ các nhà máy điện được quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Nhà máy điện có công suất đặt đến 30MW đấu nối lưới điện cấp điện áp từ 110kV trở lên (trừ các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3 Điều này) và nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW được quyền lựa chọn tham gia thị trường điện Trường hợp lựa chọn tham gia thị trường điện, nhà máy điện có trách nhiệm:
Chuẩn bị cơ sở hạ tầng;
Hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện;
1.3 Tổ chức giao dịch trong thị trường và giá cả
Ðơn vị mua buôn điện duy nhất (hiện là Công ty Mua bán điện thuộc EVN) sẽ mua toàn bộ điện năng được chào bán trên thị trường và bán lại cho các Tổng công ty điện lực để cung cấp cho khách hàng sử dụng điện Đơn vị vận hành hệ thống điện – thị trường điện (hiện là Trung tâm Ðiều độ hệ thống điện Quốc gia thuộc EVN) sẽ huy động các nhà máy điện trong quá trình giao dịch với khách hàng mua điệncăn cứ theo giá chào, sản lượng chào bán và thống kê lại nhu cầu phụ tải của hệ thống điện theo từng phiên giao dịch
Giá điện năng trên thị trường đồng nhất trên toàn quốc, được áp dụng để thanh toán cho các nhà máy điện được huy độn
2 Thị trường điện trong khu vực châu Á
Hàn Quốc là một trong những thị trường điện có quy mô tương đối lớn trong khu vực Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO - Korea Electric Power Corporation), với 51,1% thuộc sở hữu nhà nước, là đơn
vị đóng vai trò chủ chốt trong ngành điện Hàn Quốc KEPCO sở hữu hơn 90% công suất hệ thống, độc quyền trong các khâu truyền tải - phân phối và bán lẻ điện Như vậy cho đến nay, về mặt cơ cấu có thể nói rằng ngành điện Hàn quốc vẫn được tổ chức theo mô hình liên kết dọc độc quyền Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất đặt toàn hệ thống điện của Hàn Quốc khoảng 70.000 MW Xét theo cơ cấu
về công nghệ, nhiệt điện than và khí hóa lỏng ( LNG) chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 32% và 26%.Điện hạt nhân chiếm khoảng 25% tổng công suất hệ thống Tỷ trọng của thủy điện rất thấp, khoảng 7,5% Còn lại là nhiệt điện dầu và năng lượng tái tạo
Trang 10Tại Philippines, Thị trường bán lẻ điện đến hiện tại vẫn đang giới hạn cho các khách hàng lớn, chưa tiến tới Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (OEM) giống Singapore Những tác động về địa
lý đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến việc vận hành thị trường điện Philippines
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Singapore cũng được phát triển song song với thị trường bán buôn, thông qua việc mở rộng đối tượng, phạm vi các khách hàng sử dụng điện được quyền mua điện trực tiếp từ NEMS hoặc lựa chọn nhà cung cấp bán lẻ trên thị trường
Các mô hình thị trường điện của Singapore và Philippines đều thực hiện việc tách bạch bốn lĩnh vực độc lập bao gồm phát điện, truyền tải, phân phối, cung cấp (bán lẻ) điện, có nhiều nét tương đồng như Việt Nam nên đây là những mô hình thị trường bán lẻ điện rất đáng tham khảo
Chương III: DIỄN BIẾN CUNG - CẦU
1 Cung thị trường điện:
1.1 Một số khái niệm:
Lượng cung (quantity supply) là lượng hàng mà người bán có thể và sẵn lòng bán
Quy luật cung (law of supply) có một số phát biểu cho rằng nếu các yếu tố khác không đổi, lượng cung của hàng hóa tăng khi giá của nó tăng lên
Đường cung là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá ảnh hưởng như thế nào đến lượng cung của một hàng hóa
Các yếu tố ảnh làm di chuyển và dịch chuyển đường cung:
Giá của hàng hóa Di chuyển dọc theo đường cung
Giá các yếu tố đầu vào Dịch chuyển đường cung
Số lượng người bán Dịch chuyển đường cung
1.2 Tóm tắt sơ lược về vấn đề cung cấp điện:
Hiện nay, ngành điện được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới bởi vì nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của từng quốc gia Sự tăng trưởng kinh tế cùng với nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao dẫn đến việc cung cấp nguồn điện cũng dần tăng theo thời gian Lấy một minh chứng cụ thể, theo EVN cho biết, sản lượng điện sản xuất và
Trang 11nhập khẩu toàn hệ thống đạt 23.9 tỷ kWh trong tháng 6/2021 tương ứng tăng 8.6% so với cùng kỳ Ngoài ra, đến tháng 11/2021, sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống đạt 20.71 tỉ kWh tương ứng khoảng 690.3 triệu kWh/ngày, tăng 3.9% so với cùng kỳ năm 2020 Nguyên nhân chính là do dịch bệnhdiễn biến phức tạp, thời tiết nóng bức khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao dẫn đến việc cung cấp điện ngày càng tăng nhằm phục vụ cho ngành kinh tế nói chung và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mỗi người nói riêng
1.3 Phân tích việc cung cấp điện từ năm 2017 đến năm 2021 ở Việt Nam:
Năm 2017: Để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cho toàn nước và đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế,
hệ thống sản xuất điện trên hoạt động với công sức lớn, vận hành ổn định an toàn cho hệ thống truyền tải từ Bắc - Nam với tổng công suất là đặt là 190.1 tỷ kWh cho toàn quốc Đồng thời, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện của cả năm đạt 291,278.46 tỷ đồng tương ứng với giá thành sản xuất là 1,667.77 đồng/kWh (tăng 0.15% so với năm 2016) Có thể thấy, nguyên nhân chính là do sản lượng tiêu thụ điệntăng cao làm do các nhà máy sản xuất điện phải hoạt động với công suất tối ưu để đảm bảo nguồn cungứng đủ phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Song, nhận thấy việc cung cấp điện vẫn còn gặp nhiều sự khó khăn nên tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phải nhờ đến sự hợp tác của các tập đoàn, chính phủ kết hợp với công nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để việc cung ứng điện được diễn ra thuận lợi hơn mang lại lợi ích cho quốc gia Đường cung dịch sang phải
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn sản xuất điện của Việt Nam năm 2017 (Nguồn:BP Statistical Review of World Energy 2018)
Năm 2018: Theo số liệu thống kê của EVN, cho biết nhu cầu tiêu thụ điện tiếp tục tăng cao hơn so với
năm 2018 đến 2.4 tỷ kWh Tại các tỉnh thuộc khu vực miền Nam, lượng cung bị thiếu hụt nghiêm trọng
do cầu tăng quá cao (chiếm hơn 50% nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng được 80% tổng nhu cầu của miền) Trong khi đó, các tỉnh miền Bắc và Trung lại xảy ra tình trạng thừa cung Song, lưu lượng nước
về các hồ thủy điện cuối năm quá ít không đủ cung cấp nguồn điện ổn định nên EVN đã phải huy động không nhỏ các nhà máy thủy điện để cấp điện Mặc dù, tình trạng thiếu hụt điện vẫn xảy ra liên tục,
Trang 12Việt Nam vẫn phải nhập khẩu điện từ các nước láng giềng (Lào, Trung Quốc) nhưng theo báo cáo ngành điện cho Công ty chứng khoán Ngân Hàng Công thương Việt Nam cho rằng nguồn cung điện vẫn đang vượt cầu Nguyên nhân là do sự mất cân đối giữa điện năng tiêu thụ và sản xuất giữa các miền Cùng với thời gian này, nguồn cung điện vẫn chủ yếu dựa vào thủy điện và nhiệt điện than là chính và các nhà máy thủy điện lớn này đa phần tập trung chủ yếu ở miền Bắc do nơi này có địa hình
dễ dàng cho việc sản xuất Cuối cùng, nguyên nhân là do tỷ lệ hao hụt quá lớn trong quá trình truyền tảiđiện năng Mặc dù, tỷ lệ tổn thất điện năng hiện nay đã giảm đáng kể so với các năm trước nhưng vẫn chiếm khá cao tương ứng 7.04% Qua đó thấy đường cung dịch sang phải
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tổn thất điện năng ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2018
Năm 2019: Sản lượng điện trong thời gian này đã ttăng hơn 20 lần tương ứng 204.1 tỷ kWh so với năm
1990 Tỷ lệ tăng gần 12% - 15% gần bằng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP Bên cạnh đó, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN năm 2019 đạt 231.1 tỷ kWh và tăng 8.85% so với năm 2018 Do kinh tế
xã hội phát triển nên nhu cầu sử dụng điện của người tiêu dùng và các ngành công nghiệp tăng cao công với công nghệ phát triển đã làm cho lượng điện sản xuất ra ngày càng tăng dẫn đến đường cung dịch chuyển sang phải
Năm 2020: Tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69,300 MW - tăng gần 14,000 MW so
với năm 2019 Song, sản lượng sản xuất và nhập khẩu điện toàn hệ thống đạt gần 247 tỷ kWh trong năm 2020 Mặc dù có sự gia tăng trong sản lượng sản xuất nhưng năm 2020 vẫn là một năm đầy biến động đối với ngành điện Việt Nam do dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp và thiên tai kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng cung ứng điện Đồng thời, việc sản xuất và cung cấp điện còn chịu ảnh
Trang 13hưởng khá lớn từ các yếu tố đầu vào như biến động tỷ giá, chính sách tín dụng giá thành các nhiên liệu tăng cao làm ảnh hưởng đến đường cung và có thể dịch chuyển sang trái
Năm 2021: Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã và đang vươn lên dẫn đầu về công suất nguồn điện ở
khu vực ASEAN khi mà tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống năm 2021 đạt 76,620 MW và tăng gần 7,500 MW
so với năm 2020 Các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng khá cao đến 3,420 MW so với năm 2020 và chiếm 27% tỷ trọng Có thể nhận thấy, khi các dự án điện nănglượng tái tạo gia tăng và nhu cầu tiêu thụ điện có xu hướng giảm mạnh so với dự kiến do biến động của dịchCovid - 19 dẫn đến xảy ra tình trạng “thừa cung” đối với ngành điện trong năm này Để giải quyết tình trạng, các nhà máy điện buộc phải giảm công suất trong thời điểm có phụ tải thấp nhằm tránh tình trạng thừa cung
sang trái trong thời gian tới
1.4 Kết luận:
Nhìn chung, nguồn cung ứng, sản xuất điện có xu hướng tăng trong giai đoạn năm 2017 - 2019 Có thể nhận thấy, nguyên nhân đến từ nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao làm cho các nhà máy, thủy lợi phải hoạt động tối đa công suất để đáp ứng đủ nguồn cung dẫn đến đường cung dịch chuyển sang phải Tuy nhiên, năm 2020 và 2021 do sự biến động từ covid - 19 khiến việc tiêu thụ điện năng giảm cũng như sựtrì trệ của các nhà máy, thủy lợi do khó khăn, áp lực về mặt tài chính đã làm nguồn cung dịch chuyển sang trái Nhận thấy điều đó, EVN đang cải thiện bằng hàng loạt các chính sách nhằm cân bằng giữa nguồn cung - cầu của ngành điện tại Việt Nam
2 Cầu thị trường điện:
2.1 Một số khái niệm:
Lượng cầu (quantity demand) : lượng hàng hóa mà người mua có thể và sẵn lòng mua
Quy luật cầu (law of demand) : có phát biểu cho rằng nếu các yếu tố khác không đổi, lượng cầu của một hàng hóa giảm khi giá nó tăng lên
Đường cầu: đồ thị biểu diễn mối mối quan hệ giữa mức giá và lượng cầu của một hàng hóa
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu công suất nguồn điện toàn
hệ thống đến cuối năm 2021
Trang 14Các yếu tố ảnh hưởng đến người mua
Giá của sản phẩm liên
quan
Dịch chuyển đường cầu D
2.2 Tóm tắt sơ lược nhu cầu sử dụng điện:
Điện luôn là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống con người Do ngành điện lực là một ngành không thểthiếu trong việc phục vụ cuộc sống con người cũng như nhằm phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng Trong những thế kỉ qua nhu cầu về điện luôn có xu hướng tăng trưởng theo từng giai đoạn phát triển của con người Lấy một minh chứng gần nhất: ở Việt Nam, Sản lượng điện hàng năm đã tăng hơn 20 lần, từ 8,6 TWh vào năm 1990 đến 240,1 TWh vào năm 2019 Tỷ
lệ tăng hàng năm trong giai đoạn này rơi vào khoảng 12-15%, gần như gấp đôi tốc độ tăng trưởng của GDP Từ đó có thể thấy nhu cầu sử dụng điện ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung là một nhu cầu cơ bản, điều đó nhằm giúp con người phát triển xã hội - kinh tế Do đó điện năng sẽ luôn là nguồn năng lượng thiết yếu
2.3 Phân tích nhu cầu sử dụng điện từ năm 2017 đến năm 2021 (Việt Nam):
Năm 2017: đáng chú ý nhất là vào quý II, nhu cầu sử dụng điện của người dân gia tăng cao với mức tăng trưởng khoảng 12% so với cùng kỳ Đặc biệt trong các tháng 5 và 6, đã được dự báo phụ tải của hệ thống có thể đạt bình quân tới 600 triệu kWh/ngày và công suất lớn nhất toàn hệ thống có thể lên tới 31.800 MW Đặc biệt là vào mùa nóng ở Thanh Hóa đã dự báo phụ tải điện trên địa bàn tỉnh tăng từ 20 - 30% so với năm
2016 Nguyên nhân chủ yếu đến sự gia tăng này là do hoạt động kinh tế - xã hội - văn hóa ngày càng phát triển thu nhập người dân tăng cao và đi kèm theo đó là biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nhiệt
độ lên đến 40 độ C