1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HÌNH SỰ

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian lận hoặc lừa dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác mà không có sự cho phép hoặc đồng ý của họ. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng lượng người sử dụng các nền tảng mạng xã hội gia tăng nhanh chóng như hiện nay thì tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi. Căn cứ vào Bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (hiện hành) thì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc chương XVI về các tội xâm phạm sở hữu, được quy định tại Điều 174. Đây là một trong những tội phạm khá phổ biến có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu và được thể hiện rõ bằng các quy định.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI VIẾT THU HOẠCH MÔN HỌC LUẬT HÌNH SỰ

Chủ đề:

“TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN”

Họ và tên: ………

MSHV: ………

Lớp: ……….

Ngành: ……….

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Bài tiểu luận với đề tài “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của em nghiên cứu

trong thời gian vừa qua là thành quả của quá trình nghiên cứu, học hỏi và tiếp thukiến thức từ thầy/cô của các bộ môn đã học và kinh nghiệm thực tế Em xin camđoan mọi thông tin em tham khảo đều từ nhiều nguồn đáng tin cậy và em đã xácminh sự chính xác của chúng Tất cả các nguồn thông tin và tác phẩm của ngườikhác đã được dẫn chứng một cách rõ ràng và em cam đoan không có sự lạm dụng

mà không ghi chú Nếu không đúng sự thật em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn vớilời nói của mình trước Hội đồng kỷ luật Trường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Thạc sĩ – Luật sưNguyễn Mạnh Cường người đã dành thời gian, kiến thức và tâm huyết để hướngdẫn chúng em qua quá trình nghiên cứu và viết tiểu luận Những góp ý quý báu củathầy đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về chủ đề và phát triển kỹ năng nghiên cứu củamình Tiếp đến chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Thạc sĩ Nguyễn Duy Dũngngười đã dành thời gian và tâm sức của mình đọc và đánh giá tiểu luận của chúng

em Sự quan tâm và nhận xét của thầy là nguồn động viên to lớn để chúng tôi khôngngừng hoàn thiện và phát triển Không quên, lời cảm ơn chân thành đến toàn thểcộng đồng giáo viên, nhân viên và sinh viên của ngôi trường Sự hỗ trợ và khôngkhí tích cực tại đây đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi phát triển nghiên cứu vàhoàn thành tiểu luận của mình Cuối cùng chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn đặcbiệt đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh chúng em với sự độngviên và tin tưởng của mọi người là nguồn động viên lớn giúp chúng em vượt quanhững thời kỳ khó khăn này

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI CẢM ƠN 4

MỤC LỤC 5

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 6

I PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Tình hình nghiên cứu 9

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

3.1 Đối tượng nghiên cứu 9

3.2 Phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 10

4.1 Mục tiêu nghiên cứu 10

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11

5.1 Cơ sở phương pháp luận 11

5.2 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Bố cục của đề tài 11

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 11

1.1 Khái niệm 11

1.2 Một số quy định của pháp luật ở các giai đoạn 12

1.3 Dấu hiệu pháp lý và các yếu tố cấu thành (Tội) lừa đảo chiếm đoạt tài sản 13 1.3.1 Dấu hiệu hành vi phạm tội 13

1.3.2 Các dấu hiệu khác 15

1.3.3 Các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15

1.4 Các khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 17

1.5 So sánh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 18

Kết luận chương 18

Trang 5

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT

TÀI SẢN 19

2.1 Tổng quan về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 19

2.2 Một số bản án điển hình về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 21

2.2.1 Bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số 50/2022/HS-PT 21

2.2.2 Bản án 15/2021/HS-ST ngày 05/02/2021 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 22 2.2.3 Bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số 415/2020/HSST 22

2.3 Nguyên nhân 23

2.4 Bất cập 24

2.4.1 Bộ luật Hình sự 2015 không quy định pháp nhân là đối tượng của tội “Lừa đảo tài sản” 24

2.4.2 Thiếu xót và hạn chế từ các quy định pháp luật về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” 25

2.5 Giải pháp hoàn thiện 25

2.5.1 Giải pháp về thực trạng pháp luật 25

2.5.2 Giải pháp về con người 26

Kết luận chương 27

III KẾT LUẬN CHUNG 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 6

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung được viết tắt

BLHS Bộ Luật Hình sự

CTTP Cấu thành tội phạmTNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trang 7

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế hiện đại đang trải qua những biến động đáng kể, tạo nên một bốicảnh phát triển đa dạng và phức tạp Sự chuyển đổi toàn cầu, cùng với sự tiến

bộ về công nghệ, đang định hình lại cách chúng ta sản xuất, tiêu thụ và giaotiếp Theo đó quá trình tiến bộ của con người diễn ra ngày càng manh mẽ,điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu đời sống tăng cao và mong muốn pháttriển cá nhân Tuy nhiên, điều không tránh khỏi là sự gia tăng đáng kể về sốlượng tội phạm, đặc biệt là những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của côngdân, trong đó có quyền sở hữu tài sản Quyền sở hữu tài sản đóng vai tròquan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và trong lĩnh vựcluật hình sự nói riêng Quyền này được đánh giá cao và được bảo vệ mộtcách cẩn thận, nhằm đảm bảo sự công bằng và an ninh trong cộng đồng Luậthình sự tập trung vào việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản thông qua các quyđịnh và biện pháp pháp lý, và các hành vi xâm phạm quyền này có thể chịutrách nhiệm hình sự, với các hình phạt phù hợp theo quy định của pháp luật.Tình hình tội phạm có nhiều biến động, đặc biệt là các phương thức chiếmđoạt tài sản khác nhau, tội phạm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo Các vụ ánchiếm đoạt tài sản có giá trị lớn thỉnh thoảng xảy ra Có nhiều trường hợp lừađảo hàng chục tỷ đồng của nhà nước và kiếm lợi bằng cách ký hợp đồng hợpđồng vay, đầu tư hoặc hợp đồng Áp dụng kiến thức về khoa học máy tính vàcông nghệ thông tin tiên tiến để tạo ra thông tin thẻ tín dụng giả, tìm kiếmthông tin thẻ tín dụng giả, hay thực hiện các hoạt động như dò tìm mật khẩutài khoản của người khác với mục đích gian lận và chiếm đoạt tài sản, tạo ranhững hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản của cả nhà nước và công dân,đồng thời ảnh hưởng đến trật tự xã hội Có thể nói hành vi phạm tội ấy đã vàđang gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đối với cả hoạt động sản xuất

và đời sống hằng ngày của cộng đồng Đây không chỉ là một vấn đề cá nhân

mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, vì ảnh hưởng tiêu cực mà nó tạo rađặt ra những thách thức lớn về trật tự và an ninh xã hội Mới đây nhất là vụ

án của Trần Mỹ Duyên đã dùng những thủ đoạn tinh vi lừa đảo, chiếm đoạttiền của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang với số tiền hơn 70 tỷđồng Đáng đau lòng hơn là những đối tượng có phạm tội ấy còn thành lậpđường dây trong đó có cả những người nước ngoài, nhằm lừa đảo chiếm đoạt

Trang 8

tài sản Điển hình là vụ án 7 đối tượng đó 5 đối tượng mang quốc tịch ViệtNam và 2 đối tượng người Trung Quốc mang quốc tịch Malaysia có hành vi

“Thu thập, tàng trữ, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoảnngân hàng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” Công an xác địnhtổng số tiền mà các đối tượng này lừa đảo của người dân đã lên đến hơn1.830 tỷ đồng Mặc dù hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội lừađảo chiếm đoạt tài sản, nhưng do thấy được tình hình tội phạm hiện naykhông có dấu hiệu giảm bớt mà còn ngày càng tăng nên chúng em thực hiệnnghiên cứu để hiểu rõ hơn về vấn đề và đề xuất những giải pháp có thể giúpgiảm thiểu tình trạng không mong muốn này Chúng em hy vọng rằng côngtrình của mình sẽ đóng góp một phần nhỏ nhưng ý nghĩa để giảm bớt tìnhtrạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng em đã tham khảo và tìm hiểunhiều nguồn tài liệu như giáo trình, các bài viết chuyên sâu và các bài bìnhluận liên quan đến lĩnh vực hình sự cụ thể như: Luận văn, Ngô Thị Hạnh,đại học luật Hà Nội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong LHS Việt Nam”; Liênđoàn luật sư, Xuân Thạo “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong BLHS năm

2015, những hạn chế vầ đề xuất hoàn thiện ”17/03/2019; Tạp chí tòa án “Tộilừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam – Lý luận và thựctiễn” 01/03/2019 … Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về “tội lừađảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng hôm nay chúng em nghiên cứu về một khíacạnh mới giúp cho mọi người có cái nhìn khách quan và đa chiều hơn đối vớicác đối tượng phạm tội

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trong chuyên đề lần này mà nhóm đã chọn, đối tượng được nhắm đến ở đây

là các cá nhân và tổ chức có hành vi phạm tội Nhóm đối tượng này bao gồmnhững người đã sử dụng các chiến lược và phương thức lừa đảo để đạt đượcmục đích chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái phép

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt không gian

Trang 9

Bài báo cáo chuyên đề tập trung tìm hiểu về thực trạng phạm tội của các cánhân, tổ chức chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối ởViệt Nam trong những năm gần đây.

Về mặt thời gian

Chuyên đề nghiên cứu các hoạt động hành vi phạm tội của nhóm đối tượngcần nghiên cứu của sinh viên nghành “Luật Kinh Tế” bắt đầu từ ngày12/12/2023 cho đến nay Phạm vi thời gian nghiên cứu sẽ bao gồm mộtkhoảng thời gian xác định, tập trung vào một số năm gần đây nhằm đánh giá

xu hướng hiện tại của đề tài

Về mặt nội dung

Nghiên cứu sẽ tập trung vào các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ở một

số địa điểm cụ thể hoặc trong một khu vực xác định, để cung cấp cái nhìn chitiết về bối cảnh và đặc điểm địa lý của các sự kiện lừa đảo

Phân tích sâu sắc về đặc điểm chung của nhóm đối tượng này, bao gồm cảcác động cơ, phương pháp thực hiện và các yếu tố nguyên nhân đằng sauhành vi lừa đảo

Tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa và xử lý pháp lý hiện đang có để đốiphó với nhóm đối tượng này Đồng thời, nghiên cứu về hiệu suất của nhữngbiện pháp này và đề xuất những cải tiến có thể giúp tăng cường khả năngngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của phạm vi nghiên cứu này là cung cấp góc nhìn thấu đáo, đachiều và hoàn thiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp thực tế; hiệu quả nhằm giảm thiểu tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tàisản và bảo vệ cộng đồng khỏi những mất mát không mong muốn

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu một cách tổng thể về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với sự tập trungđặc biệt vào nhóm đối tượng cần nghiên cứu, các mục tiêu cụ thể bao gồm: Đặc điểm và động cơ:

Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm chung và động cơ của nhóm đối tượng thựchiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bao gồm cả các yếu tố tâm lý, kinh tế, và xãhội đằng sau hành vi này

Đánh giá phạm vi và hiệu suất cơ quan chức năng:

Trang 10

Đánh giá hiệu suất của cơ quan chức năng và hệ thống pháp luật trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

Xác định những hạn chế và thách thức đang tồn tại trong quá trình này Xây dựng chiến lược phòng ngừa và đối phó:

Dựa trên các kết quả từ phân tích, đề xuất những chiến lược phòng ngừa và đối phó cụ thể để ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Nghiên cứu các biện pháp hiện tại và đề xuất những cải tiến có thể làm tăng cường sự hiệu quả

Tìm hiểu về tác động kinh tế và xã hội:

Phân tích tác động của lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với cả mặt xã hội và kinh tế, từ mất mát tài chính đến sự suy giảm lòng tin trong cộng đồng

Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực này

Tạo ra nhận thức và hiểu biết:

Phát triển chiến lược giáo dục và truyền thông để tăng cường nhận thức vàhiểu biết của cộng đồng về rủi ro và cách đối phó với lừa đảo chiếm đoạt tàisản

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Nghiên cứu đề tài dựa trên bốn phương pháp luận chủ yếu là chủ nghĩa duyvật và biện chứng; quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ ChíMinh cũng như những vấn đề thuộc về đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện chuyên đề, tác giả có sử dụng phương pháp địnhtính nhằm thu thập thông tin và dữ liệu chi tiết về đối tượng nghiên cứu.Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp tổng hợptài liệu tham khảo, phương pháp so sánh, phương pháp logic, hệ thống

6 Bố cục của đề tài:

Chương 1: Lý luận chung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chương 2: Thực trạng áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện về quy định pháp luật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Kết luận chung

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 11

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.2 Một số quy định của pháp luật ở các giai đoạn

Quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn đang trong quá trình pháttriển và dần hoàn thiện về mặt hình thức ở Bộ luật Hình sự Việt Nam Tộinày được quy định lần đầu tiên tại BLHS năm 1985, được thông qua kỳ họpthứ 9 Quốc hội khoá VII ngày 27/06/1985 Điều luật ở giai đoạn này đã phảnánh một cách tương đối hoàn chỉnh các CTTP và xác định rõ ràng hành vinào là tội phạm

Tại kỳ họp thứ 6 khóa X Quốc hội diễn ra vào ngày 21/12/1999 bộ Luật Hình

sự mới được thông qua và sửa đổi, bổ sung một số điều khoản từ BLHS năm1985

Luật Hình sự (LHS) năm 1999 được xây dựng trên cơ sở của Bộ Luật Hình

Sự năm 1985, thừa hưởng những nội dung có tính hợp lý và tích cực So vớiphiên bản trước đó năm 1985, phiên bản năm 1999 đã trải qua các thay đổi

cơ bản, đồng thời thể hiện sự hoàn thiện tương đối, đánh dấu một bước pháttriển mới của hệ thống luật hình sự ở Việt Nam Tuy nhiên, trước sự biếnđộng lớn trong đời sống xã hội và sự phát triển của nền kinh tế trong bốicảnh hội nhập, nhận thức pháp luật ngày càng được nâng cao, làm cho cácthủ đoạn phạm tội trở nên khó nắm bắt hơn Xuất hiện ngày càng nhiều loạitội phạm mới đặt áp lực lớn cho hệ thống pháp luật Điều này tạo ra tình hìnhcấp thiết yêu cầu việc điều chỉnh, sửa đổi, và bổ sung hệ thống pháp luật,trong đó có Luật Hình sự Nhằm đáp ứng các thách thức thực tế trong côngtác đấu tranh phòng chống tội phạm, vào ngày 22/07/2014, Thủ tướng Chính

Trang 12

phủ và Bộ Tư pháp đã hợp tác với các Bộ và ngành liên quan để xây dựng dự

án sửa đổi Bộ Luật Hình Sự

Điều 174 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Hiện hành)quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“1 Người nào thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt trái phép tài sản củangười khác có trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệuđồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến 3 năm (ba năm) hoặc phạt tù từ 6 tháng (sáu tháng) đến

3 năm (ba năm):

a) Hành vi chiếm đoạt tài sản đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tiếptục vi phạm;

b) Có hành vi vi phạm đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quyđịnh tại các điều từ 168 đến điều173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa đượcxóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây bất lợi cho an ninh, trật tự, an toàn xã hội được pháp luật Hình sự bảovệ;

d) Tài sản đóng vai trò là phương tiện kiếm sống chính của nạn nhân và giađình họ

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm(hai năm) đến 7 năm (bảy năm):

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 (bảy) năm đến 15 năm (mười lăm năm):

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm (mười hai năm) đến 20 năm (hai mươi năm) hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

Trang 13

5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệuđồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

từ 01 năm đến 5 năm ( năm năm) hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tàisản.” (3)

1.3 Dấu hiệu pháp lý và các yếu tố cấu thành (Tội) lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.3.1 Dấu hiệu hành vi phạm tội

Hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường bao gồm hai khía cạnhchính: hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt Cả hai hành vi này đều liênquan chặt chẽ đến nhau trong quá trình phạm tội Hành vi lừa dối là hànhđộng cố ý thông tin không chính xác hoặc không trung thực, tạo điều kiệnthuận lợi cho hành vi chiếm đoạt xảy ra Trong khi đó, hành vi chiếm đoạt làmục đích và kết quả của việc lừa dối, nơi mà người phạm tội sử dụng thôngtin giả mạo hoặc không chính xác để lấy mất tài sản của người khác Điềunày thường tạo ra một tình huống lừa dối nhằm mục đích tự lợi, khiến người

bị hại mất mát tài sản do sự đánh lừa này

Đối với mặt khách quan, hành vi lừa dối được định nghĩa là việc cung cấpthông tin không chính xác, thường là thông tin giả mạo Trong tội lừa đảochiếm đoạt tài sản, người phạm tội chỉ thể hiện một hành vi khách quan duynhất, đó là “chiếm đoạt” được thực hiện thông qua thủ đoạn gian dối Thủđoạn gian dối có thể được thể hiện thông qua các hành vi cụ thể nhằm đánhlừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản Quan trọng nhất là thủ đoạn nàykhông thể nhận biết được từ bên ngoài, không thể hiện rõ trong tư tưởng haysuy nghĩ của người phạm tội, mà thay vào đó thể hiện qua các hành động cụthể Khi phân tích các dấu hiệu khách quan của "tội lừa đảo chiếm đoạt tàisản", một số quan điểm cho rằng có hai hành vi khách quan là "gian dối" và

"chiếm đoạt" Tuy nhiên, điều luật quy định rằng "Người nào bằng thủ đoạngian dối chiếm đoạt tài sản của người khác " làm cho việc xác định thủ đoạnphạm tội trở nên phức tạp Bởi vì thủ đoạn chính là phương thức để đạt mụcđích và biểu hiện của thủ đoạn gian dối bao gồm nhiều hành vi khác nhau,phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà người phạm tội thực hiện để đánh lừangười khác.Ở góc độ chủ quan, hành vi chiếm đoạt là một hành động đượcthực hiện với chủ đích rõ ràng từ phía người phạm tội Ở trường hợp này, lỗicủa người thực hiện hành vi chiếm đoạt được coi là lỗi cố ý trực tiếp Người

Trang 14

này có ý định chiếm đoạt tài sản và thực hiện hành động đó với mục tiêu biếntài sản đang thuộc sở hữu hoặc quản lý của người khác thành của mình.Người thực hiện hành vi chiếm đoạt đã có hiểu biết rõ ràng về việc tài sản đóđang ở trong sự quản lý của người khác Nhưng điều này không ngăn cản họkhỏi ý định chiếm đoạt, họ vẫn mong muốn biến tài sản đó thành của mình.Hành vi này thường đi kèm với sự cố gắng để đảm bảo việc chiếm đoạt đượcthực hiện một cách thành công.

Mỗi hình thức như vậy người phạm tội có thể áp dụng những thủ đoạn cụ thểkhác nhau Những thủ đoạn cụ thể này không quyết định đến việc định tội

Dù được thực hiện bằng cách nào, nó đều có thể là hành vi phạm tội của tộilừa đảo chiếm đoạt tài sản (4)

1.3.3 Các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quan

hệ sở hữu về tài sản của người được Nhà nước và Luật Hình sự bảo vệ

Tội phạm được hình thành chủ yếu bởi mặt khách quan, trong đó các biểuhiện của nó đóng vai trò quan trọng trong thực tế Con người có thể đánh giá

sự xuất hiện của tội phạm thông qua hành vi khách quan, đặc biệt là nhữnghành động đe dọa đến cộng đồng Ngoài ra, việc xác định rõ các yếu tố Chủthể, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm cũng là không kém phần quantrọng Điều này hoàn toàn phản ánh quá trình nhận thức chân lý Trong lĩnhvực luật hình sự, các nhà lập pháp thường tập trung mô tả các đặc điểmkhách quan đặc trưng của từng loại tội phạm trong nội dung pháp lý để phânbiệt chúng và xác định chủ thể Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm,

15

Ngày đăng: 30/09/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w