1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ năng thực hành nghề luật : Tài liệu hướng dẫn học tập môn học

105 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ năng thực hành nghề luật
Tác giả Hồ Xuân Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS. GVCC.Hồ Xuân Thắng
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Tài liệu hướng dẫn học tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,41 MB

Cấu trúc

  • I. Giới thiệu môn học (4)
  • II. Hướng dẫn phương pháp, nghiên cứu (4)
  • Chương 1. Kỹ năng tư vấn pháp luật (6)
    • 1.1. Khái quát về tư vấn pháp luật (7)
    • 1.2. Hình thức tư vấn pháp luật (28)
    • 1.3. các kỹ năng tư vấn pháp luật (33)
  • Chương 2: Kỹ năng tranh tụng (42)
    • 2.1. Khái quát chung về tranh tụng (43)
    • 2.2. Thực hiện hoạt động tranh tụng (0)
  • Chương 3: Kỹ năng đàm phán hợp đồng (79)
    • 3.1. Đàm phán hợp đồng (80)
    • 3.2. Các giai đoạn đàm phán trong kinh doanh (0)
  • Tài liệu tham khảo (104)

Nội dung

Tại khoản 1 điều 28 Văn bản hợp nhất Luật Luật sư năm 2015 đưa ra khái niệm: Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đế

Giới thiệu môn học

Môn học gồm 5 chương, cung cấp những kiến thức về pháp luật luật sư, kỹ năng chuyên sâu trong hoạt động nghề luật Nội dung môn học giới hạn trong một số nội dung như Luật sư, hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và một số kỹ năng cơ bản của Luật sư hành nghề để giúp sinh viên có nhìn thực tế hơn về hoạt động thực tiễn Các chủ đề trong môn học bao gồm: kỹ năng tư vấn pháp luật, kỹ năng đàm phán hợp đồng, kỹ năng tranh tụng tại tòa án Các nội dung trong bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp thông qua kỹ năng tư vấn pháp luật, kỹ năng đàm phán hợp đồng, kỹ năng tranh tụng tại tòa án Các bài tập tình huống đi kèm bài giảng nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết và hữu ích cho những sinh viên có định hướng nghề nghiệp liên quan đến tư vấn, đầu tư, giao kết các hợp đồng Đây là môn học bắt buộc dành cho ngành luật kinh tế và là tiền đề cho việc thực hiện nghề luật của người tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế.

Hướng dẫn phương pháp, nghiên cứu

Triết lý giáo dục “Khai phóng – liên ngành – trải nghiệm” được phổ biến và vận dụng vào hoạt động giảng dạy Theo đó, kết quả học tập mong đợi dự kiến đạt được thông qua các phương pháp dạy và học: 40% giảng dạy về lý thuyết, 30% thảo luận nhóm và thuyết trình, 30% làm bài tập cá nhân Đối với giảng dạy lý thuyết: giảng viên giải thích các khái niệm, nguyên lý, nêu vấn đề, trả lời các câu hỏi của sinh viên và tóm tắt bài học Đối với thảo luận nhóm và thuyết trình: giảng viên tổ chức từng nhóm thảo luận, đặt vấn đề, nêu yêu cầu và hướng dẫn sinh viên thảo luận Sinh viên thảo luận và chia sẻ các ý kiến để giải quyết vấn đề, sắp xếp và phối hợp để hoàn thành bài thuyết trình Đối với bài tập cá nhân: giảng viên giao các bài tập cá nhân để sinh viên thực hiện trên lớp và ở nhà Giảng viên dành khoảng 30 phút cuối mỗi buổi học để giải đáp các thắc mắc của sinh viên về lý thuyết và bài tập Đối với Người học: Sinh viên tự nghiên cứu bài học, tài liệu ở nhà theo đúng quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ liên quan đến nội dung môn học Đặt câu hỏi liên

5 quan đến chuyên đề bài giảng để Giảng viên trả lời trực tiếp trên lớp Nghiêm túc hoàn thành tất cả bài tập cá nhân và bài tập nhóm, bài thuyết trình của Giảng viên đưa ra

Kỹ năng tư vấn pháp luật

Khái quát về tư vấn pháp luật

1.1.1 Khái niệm tư vấn và tư vấn pháp luật

- Theo từ điển Hoàng Phê, “tư vấn là góp ý kiến về những việc được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định”

Theo từ điển Cambridge, tư vấn (consulting) là việc đưa ra lời khuyên có tính chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể

Có ý kiến thì cho rằng, tư vấn là một tiến trình tương tác nhằm giúp thân chủ hiểu được vấn đề của mình và khơi dậy tiềm năng để thân chủ tự giải quyết vấn đề đó

- Tư vấn có tên tiếng anh là Consulting - một hình thức mà người có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó sẽ giảng giải hay đưa ra lời khuyên cho bạn trong một khía cạnh hay vấn đề cuộc sống

- Tư vấn dĩ nhiên thường mang tính chất quan hệ một chiều Ví dụ: tư vấn bảo hiểm, tư vấn xây dựng, tư vấn mua nhà, tư vấn pháp luật và cả tư vấn tâm lý Tư vấn có sự cân bằng ngang nhau trong quá trình tương tác giữa người tư vấn và người hỏi ý kiến chứ không có quyền quyết định thay cho người hỏi ý kiến Tuy nhiên, người tư vấn được xem giống như người dẫn dắt và chỉ đường khi bạn đang gặp khó khăn về một vấn đề nào đó Nếu như trong thực tế tiếp cận với một nhà tư vấn tốt, có đầy đủ năng lực và kỹ năng để giúp ích thì điều đó có thể tốt, tuy nhiên ngược lại nếu gặp một nhà tư vấn thiếu sự chuyên nghiệp thì vấn đề có thể sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn và vụ việc của người cần tư vấn không tìm ra cách giải quyết

- Tầm quan trọng của nghề tư vấn:

+ Tư vấn từ trước đến nay đóng vai trò là một trong những nghề mang lại nhiều lợi ích cho mọi người Bên cạnh sự linh hoạt, chủ động tư vấn còn tạo ra những cơ hội trao đổi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong ngành nghề tư vấn nói riêng mà còn gắn kết tất cả các đồng nghiệp với nhau

+ Tư vấn đem lại sự đoàn kết trong cộng đồng, giảm bớt sự căng thẳng và áp lực đích cuối cùng là đem đến sự thỏa mãn Nghề tư vấn hiện nay là một nghề có tính ổn định cao, có thể phát triển lâu dài, cũng như phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân

+ Tại Việt Nam hiện nay nghề tư vấn ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong cho sự phát triển của đất nước Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội nhiều người lựa chọn công việc này thay vì những ngành nghề khác

+ Tư vấn giúp người dân giảm thiểu những xáo trộn, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, giải đáp những thắc mắc, cạnh tranh, các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội

Tư vấn pháp luật là gì?

Hiện nay còn có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật

- Từ góc độ lý luận và thực tiễn, tư vấn pháp luật được hiểu là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

- Một số nước trên thế giới thì định nghĩa về tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng pháp luật.cung cấp các dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Để thực hiện được hoạt động tư vấn pháp luật người tư vấn cần phải có những kĩ năng nhất định

9 Ở nước ta, Trong Từ điển Luật học có định nghĩa về "tư vấn pháp lý": "Người có chuyên môn về pháp luật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc Việc tham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách là cộng tác viên hoặc là làm dịch vụ"

Tại khoản 1 điều 28 Văn bản hợp nhất Luật Luật sư năm 2015 đưa ra khái niệm: Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật

- Tư vấn pháp luật là hoạt động đưa ra ý kiến có tính chuyên môn của chủ thể tư vấn pháp luật về nội dung hay thủ tục được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến một tình huống thực tế cụ thể của chủ thể yêu cầu tư vấn

- Chủ thể tư vấn pháp luật là cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật và có quyền và nghĩa vụ khi tham gia tư vấn pháp luật

1.1.2 Nguyên tắc của tư vấn pháp luật

1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

- Điều 5 Luật luật sư 1 quy định một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư là phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật Điều 21 khoản 2 điểm b Luật Luật sư cũng quy định rằng luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biên pháp hớp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng

- Khi tư vấn cho khách hàng luật sư tuyệt đối không được gợi ý hay khuyên khách hàng vi phạm hay không tôn trọng pháp luật Ví dụ: khi tư vấn cho khách hàng về vấn đề tranh chấp đất đai, luật sư phải hướng khách hàng đến những cách giả quyết theo pháp luật, không được gợi ý hay khuyên khách hàng những hành động trái pháp luật như khủng bố tinh thần, đe dọa người đang có tranh chấp đất đai với khách hàng

1 Văn bản hợp nhất Luật luật sư năm 2015

2 Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích

Hình thức tư vấn pháp luật

1.2.1 Tư vấn bằng lời nói

Tư vấn pháp luật bằng lời nói thường được áp dụng với các vụ việc có tính chất đơn giản Khách hàng gặp gỡ người tư vấn để trình bày vụ việc của họ và nhờ người tư vấn pháp luật giúp họ tìm giải pháp của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.Hay là việc người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ trong hoạt động nghề nghiệp người tư vấn trao đổi bằng lời nói với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết, giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý và truyền đạt thông tin đến người được tư vấn

* Đặc điểm tư vấn bằng lời nói:

Tư vấn pháp luật bằng lời nói được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của người tư vấn với người yêu cầu đặc thù Người tư vấn pháp luật phải là những người được pháp luật quy định về điều kiện chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc, theo Khoản

1 Điều 17 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017: “Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: a) Trợ giúp viên pháp lý; b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.”

Lời nói của người tư vấn pháp luật là hoạt động có đối tượng, mục đích là công cụ, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, nghề nghiệp của người tư vấn Việc tư vấn có khả năng tác động trực tiếp đến người cần tư vấn

* Hình thức yêu cầu tư vấn bằng lời nói:

- Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói bao gồm: -Tư vấn trực tiếp tư vấn pháp luật bằng lời nói tại trụ sở văn phòng hoặc theo địa điểm mà khách hàng yêu cầu

- Tư vấn qua điện thoại, tổng đài tư vấn

- Tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình

- Yêu cầu trong tư vấn

- Yêu cầu về nội dung nói: Đúng pháp luật; đầy đủ nội dung, khách quan, không tùy tiện suy diễn, có căn cứ; có lập luận chặt chẽ và có chất lượng

-Yêu cầu về cách nói: Ngôn ngữ ngắn gọn, chuẩn xác, dễ hiểu; trình bày, rõ ràng, logic, có tóm tắt, kết luận để khách hàng nắm được những điều quan trọng nhất; Cách nói phù hợp với từng đối tượng được tư vấn và nói hay, hấp dẫn

* Trình tự tư vấn pháp luật bằng lời nói:

- Nghe khách hàng trình bày: Trong quá trình khách hàng trình bày người tư vấn cần lắng nghe, ghi chép những nội dung chính, sau đó có thể đặt những câu hỏi để khách hàng làm rõ thêm

+ Thông thường lần đầu tiên tiếp xúc, người tư vấn chưa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chí chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết.Vì vậy, người tư vấn cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc Người tư vấn nên lưu ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu khách hàng trình bày vấn đề trung thực và khách quan

- Tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng, các tình tiết liên quan theo cách hiểu của người tư vấn: người tư vấn cần diễn đạt lại câu chuyện của khách hàng theo cách hiểu của mình Việc này nhằm đảm bảo người tư vấn đã hiểu đúng câu chuyện của khách hàng và nếu phát hiện những điểm nhầm lẫn khách hàng kịp đính chính lại

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn:

+ Những giấy tờ tài liệu này phản ánh diễn biến của quá trình tranh chấp hoặc bản chất của vụ việc mà khách hàng yêu câu tư vấn

+Nếu không có những tài liệu này việc tư vấn có thể không chinh xác.Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan, người tư vấn cần phải giành thời gian để đọc các giấy tờ tài liệu đó

+ Đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài nhất thiết phải được dịch ra bằng tiếng Việt để hiểu đúng nguyên văn tài liệu đó, đồng thời cũng đính kèm hồ sơ để sử dụng lâu dài Trong trường hợp sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do khách hàng cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thông báo điều đó cho khách hàng và hẹn khách hàng gặp vào một ngày khác

- Tra cứu tài liệu tham khảo: việc dùng các quy định của pháp luật làm cơ sở cho các kết luận của mình là điều bắt buộc vì:

+ Trước hết là để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn đang tư vấn theo luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan của mình Sau việc tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng định chính suy nghĩ của mình.Khi cần thiết người tư vấn pháp luật có thể cung cấp cho khách hàng bản sao văn bản, tài liệu đó

+ Trường hợp không tìm thấy văn bản cần tìm hoặc nghi ngờ về hiệu lực của văn bản đó thì người tư vấn không nên vội đưa ra giải pháp vội mà hẹn khách hàng vào một dịp khác

- Đinh hướng cho khách hàng: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, người tư vấn sẽ đưa ra giải pháp cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu, đưa ra những ý kiến để khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình một cách tốt nhất

1.2.2 Hình thức tư vấn bằng văn bản

các kỹ năng tư vấn pháp luật

1.3.1 Kỹ năng nghiên cứu, thu thập thông tin và nắm bắt yêu cầu của khách hàng

- Thông thường, khách hàng yêu cầu tư vấn bằng văn bản không trực tiếp đến gặp người tư vấn mà sẽ viết đơn, thư, chuyển fax để gửi các thông tin, hồ sơ và tài liệu cần thiết cho người tư vấn kèm theo những yêu cầu tư vấn cụ thể Luật sư cần nhanh chóng thông báo cho khách hàng về việc mình đã nhận được giấy tờ, tài liệu

- Thể hiện thể hiện sự tôn trọng khách hàng mà còn cho thấy tính chất chuyên nghiệp và khả năng phục vụ khách hàng tốt nhất của văn phòng tư vấn, từ đó lấy được sự tín nhiệm và tin tưởng của khách hàng

- Sau khi khách hàng cung cấp các văn bản giấy tờ, tài liệu có liên quan, luật sư phải dành thời gian để đọc các giấy tờ tài liệu đó Đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài nhất thiết phải được dịch ra tiếng Việt để hiểu đúng nguyên văn tài liệu đó, đồng thời cũng dùng đính kèm hồ sơ để sử dụng lâu dài Nếu thấy chưa đủ giấy tờ, tài liệu để giải quyết vụ việc, luật sư có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm để tìm ra cách thức giải quyết hiệu quả nhất

- Trường hợp khách hàng trực tiếp đến gặp luật sư tư vấn và đề nghị được tư vấn bằng văn bản, người tư vấn cần phải lắng nghe khách hàng trình bày một cách cẩn thận và ghi chép đầy đủ nội dung chính, ý chính Thông thường, lần đầu tiên tiếp xúc, luật sư chưa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày

34 theo ý chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết Vì vậy, luật sư cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc

- Luật sư tư vấn nên lưu ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu khách hàng trình bày vấn đề trung thực và khách quan

- Tiếp đến, người tư vấn yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến vấn đề cần tư vấn

- Những giấy tờ tài liệu này phản ánh trực tiếp đến diễn biến của quá trình tranh chấp hoặc bản chất vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn Nếu khách hàng chưa cung cấp đủ giấy tờ, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ việc, luật sư có thể đề nghị khách hàng bổ sung đầy đủ vào lần gặp tới hoặc gửi qua bưu điện, email, chuyển fax,…nếu khách hàng không có điều kiện đến gặp trực tiếp lần nữa

- Sau khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ những giấy tờ mà luật sư yêu cầu, điều đầu tiên luật sư cần nắm bắt chính xác đó là yêu cầu tư vấn của khách hàng là gì

- Vì có nhiều khách hàng tìm đến văn phòng tư vấn với tâm trạng rối bời, bản thân họ cũng chưa xác định được họ muốn gì Chính vì vậy luật sư – người tư vấn phải khéo léo đưa ra những lời tư vấn phù hợp và định hướng cho khách hàng đến lựa chọn tốt nhất Sau khi nắm bắt được yêu cầu tư vấn của khách hàng, người tư vấn chuyển sang bước tiếp theo, đồng thời cũng là kỹ năng cơ bản thứ hai của người tư vấn đó là kỹ năng tra cứu văn bản pháp luật, tài liệu khác phục vụ cho việc giải quyết vụ việc

1.3.2 Kỹ năng tra cứu văn bản pháp luật và tài liệu tham khảo có liên quan

- Trong quá trình tư vấn pháp luật, người tư vấn phải giải đáp pháp luật, cung cấp thông tin pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đối tượng, đưa ra những lời khuyên về những vấn đề có liên quan đến pháp luật, hướng dẫn đối tượng xử sự phù hợp với pháp luật, nhằm giúp đối tượng nâng cao ý thức pháp luật, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, trên cơ sở đó tự nguyện thực hiện pháp luật Để đưa ra lời tư vấn pháp luật chính xác, việc tra cứu tài liệu pháp luật trong quá trình tư vấn là điều kiện bắt buộc bởi các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, để khẳng định với đối tượng rằng người tư vấn đang thực hiện tư vấn theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan, duy ý chí của mình

- Thứ hai, việc tra cứu tài liệu pháp luật có liên quan đến vụ việc tư vấn sẽ giúp người tư vấn kiểm tra tính chính xác những tư duy và khẳng định chính thức những lời tư vấn của mình là đúng pháp luật vì trong thực tiễn, không phải bao giờ người tư vấn cũng có thể nhớ chính xác tất cả các quy định thuộc các lĩnh vực pháp luật khác nhau

Khi tra cứu, người tư vấn phải lưu ý các vấn đề sau:

Một là, phải tìm kiếm đầy đủ nhất có thể các điều luật (kể cả các điều luật trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc);

Việc tìm kiếm, tra cứu đầy đủ các điều luật sẽ như một chiếc chìa khóa có thể giải quyết hết được các mối quan hệ pháp luật trong vụ việc, làm căn cứ để đưa ra các giải pháp tốt nhất

Khi tìm kiếm điều luật áp dụng thì ngoài cách tra cứu, tìm kiếm các văn bản được in trên giấy thì còn có thể tra cứu, tìm kiếm bằng internet các văn bản trên các trang web uy tín về pháp luật như:

Nếu không tìm kiếm đầy đủ cả những điều luật gián tiếp được quy định ở các văn bản khác thì sẽ không thể đánh giá đầy đủ, khách quan diễn biến sự việc, không thể xử lý tốt được các chứng cứ và hơn thế nữa là không thể đưa ra những giải pháp tối ưu để tư vấn cho khách hàng

Hai là, trong trường hợp không có điều luật cụ thể thì có thể phải tra cứu các báo cáo tổng kết củaTòa án hoặc các án lệ

Ba là, kỹ năng xác định quy phạm pháp luật và hiệu lực của quy phạm pháp luật tại thời điểm xảy ra vụ việc

Kỹ năng tranh tụng

Khái quát chung về tranh tụng

Tranh tụng là các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyển bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập

 Quy định về tranh tụng tại tòa án

- Tranh tụng tại phiên toà là những hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên toà xét xử bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia, dưới sự điều khiển, quyết định của Toà án với vai trò trung gian, trọng tài 3

- Tố tụng tranh tụng thường được sử dung rộng rãi ở các quốc gia theo truyền thống luật án lệ như Anh, Mỹ, Úc và một số quốc gia khác chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh - Mĩ Mặc dù sử dụng ở nhiều quốc gia, nhưng không phải ở quốc gia nào tố tụng tranh tụng cũng giống nhau 4

* Hệ thống tố tụng tranh tụng có một số điểm đặc trưng sau đây:

- 1) Trong tố tụng tranh tụng, quyền lực được san sẻ giữa Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư và Bồi thẩm đoàn; Thẩm phán (Toà án) luôn giữ vai trò trung lập

- Tố tụng tranh tụng đòi hỏi Toà án phải kìm chế tham gia tìm hiểu về nội dung vụ án cho tới khi các bên trình bày hết các chứng cứ Cơ quan công tố không gửi cho Toà án các chứng cứ và hồ sơ vụ án, mà chỉ gửi bản cáo trạng tóm tắt và quyết định truy tố

- Thẩm phán chủ toạ phiên toà không được nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử Thẩm phán chủ yếu nghe các bên tham gia trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án, xem xét các đề nghị của Công tố viên và Luật sư, trao đổi với Bồi thẩm đoàn, trên cơ sở đó đưa ra các phán quyết theo quy định của pháp luật Trong tố tụng tranh tụng, bên buộc tội và bên bị buộc tội được tự do tranh luận với nhau, có quyền đưa ra các chứng cứ nhằm buộc tội hoặc gỡ tội;

2) Trong hệ thống tố tụng tranh tụng, buộc tội đối với các vụ án ít nghiêm trọng và đơn giản do Cảnh sát trực tiếp thực hiện tại phiên toà, như án vi cảnh, không phạt tù hoặc

3 & 4 Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật /Học viện Tư pháp ; Chủ biên: Phan Chí Hiếu, Nguyễn Thị Hằng Nga ; Lê Mai Hương

45 án phạt tù từ 1 đến 2 năm Đối với các vụ án nghiêm trọng do Cơ quan công tố truy tố ra toà nhân danh công quyển

- Cơ quan công tố thực hiện việc luận tội trên cơ sở chứng cứ thu thập được từ hoạt động điều tra, nhưng do kết quả hoạt động tố tụng phụ thuộc vào giá trị của chứng cứ có được chấp nhận tại toà hay không, nên mọi hoạt động của cảnh sát lại phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ với Cơ quan công tố Cảnh sát phải thực hiện theo yêu cầu của Công tố viên về nội dung điều tra, nhưng họ có toàn quyền trong việc quyết định sẽ tiến hành điều tra như thế nào

- Cơ quan công tố giữ vai trò chỉ đạo hoạt động điều tra đối với cảnh sát Cơ quan công tố là cơ quan duy nhất có quyển quyết định truy tố hoặc không truy tố một tội phạm:

3) Xét xử bằng thủ tục Bồi thẩm đoàn được coi là một nguyên tắc cơ bản của hệ thống tố tụng tranh tụng Sự áp dụng thủ tục Bồi thẩm đoàn nhằm đảm bảo để sự thật của vụ án được phát hiện bởi những công dân bình thường trong xã hội, chứ không phải bởi những vị quan toà hay những quan chức nhà nước đẩy quyền lực;

4) Trong hệ thống tố tụng tranh tụng, Cảnh sát có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm

- Tuy nhiên, do hoạt động điều tra luôn luôn có quan hệ trực tiếp đến các quyền tự do cơ bản của công dân nên pháp luật của các quốc gia theo hệ thống pháp luật án lệ xác lập cơ chế cho phép Toà án tham gia rất sớm vào một số hoạt động tố tụng hình sự (khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn) nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi lạm quyển của Cảnh sát để bảo vệ công dân

- Cảnh sát có quyền hạn rộng rãi trong hoạt động điều tra, nhưng quyền hạn đó lại được hạn chế bởi sự can thiệp của Toà án và những quy định chặt chẽ về chứng cứ;

5) Trong hệ thống tố tụng tranh tụng, Luật sư có một vị trí, vai trò rất quan trọng

- Thông thường một phiên toà tranh tụng bắt buộc phải có Luật sư vốn là một bên

“đối trọng" Trong quá trình hoạt động tố tụng, Luật sư hoàn toàn bình đẳng với Công tố viên trong việc điều tra, thu thập và xuất trình chứng cứ Thậm chỉ khi thấy rằng có một chứng cứ nào đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc bào chữa, nếu không tự mình điều tra thu thập được thì Luật sư yêu cầu Cảnh sát hoặc Công tố viên điều tra thu thập

- Trong trường hợp Cảnh sát hoặc Công tố viên không đáp ứng 'được yêu cầu của Luật sư thì Luật sư có quyền đề nghị Toà án để Toà án yêu cầu Cảnh sát, Công tố viên tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ Yêu cầu của Toà án mang tính chất bắt buộc đối với Cảnh sát và Công tố viên;

6) Do vai trò trung lập của Toà án, tố tụng tranh tụng đòi hỏi các bên phải tự trình bày chứng cứ

- Pháp luật quy định không chỉ Cơ quan điều tra, Cơ quan công tố có quyền thu thập chứng cứ, mà cả Luật sư bào chữa và người bị tình nghỉ phạm tội cũng có quyển thu thập chứng cứ, nghĩa vụ chứng minh được xác định cụ thế cho từng chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên toà

Kỹ năng đàm phán hợp đồng

Đàm phán hợp đồng

3.1.1 Khái niệm về đàm phán và đàm phán hợp đồng

Thứ nhất: Đàm phán là gì ?

- Đàm phán là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định sự thành bại cho việc đi đến ký kết hợp đồng và đạt được các điều khoản có lợi

- Đàm phán là quá trình trao đổi thông tin thông qua đối thoại, thương lượng giữa các bên trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí nhằm đạt được thỏa thuận hợp đồng

- Francois de Cailere, một nhà đàm phán nổi tiếng của Pháp đã khẳng định: “Một nhà đàm phán kinh doanh giỏi phải là người mểm dẻo như ngọn có và cũng phải cứng rắn như một khối đá Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhạy và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có về là bí mật dôi vôi người khác”

Thứ hai: Khái niệm đàm phán hợp đồng là gì ? Đàm phán hợp đồng là việc trao đổi, bàn bạc giữa hai hay nhiều bên có một số lợi ích chung và lợi ích đối kháng nhằm mục đích đạt được một thoả thuận chung Đàm phán hợp đồng là công việc đầu tiên và rất quan trọng để hình thành quan hệ hợp đồng giữa các bên Đàm phán hợp đồng là quá trình trao đổi thông tin giữa các bên nhằm đi đến thống nhất các nội dung của hợp đồng

Việc đàm phán hợp đồng một cách chặt chẽ sẽ đảm bảo hiệu lực của hợp đồng, mang lại lợi ích cho khách hàng, góp phần ngăn ngừa được các vi phạm hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng Phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng mà việc đàm phán hợp đồng có thể là một quá trình đàm phán kéo dài hoặc diễn ra trong giây lát Đàm phán hợp đồng có các đặc điểm cơ bản như sau:

- Về chủ thể đàm phán: Chủ thể tham gia đàm phán có thể là hai bên hoặc nhiểu bên, đàm phán song phương, đàm phán da phương, phụ thuộc vào số lượng chủ thể có liên quan vể lợi ích và muốn đi đến thỏa thuận chung

- Về diễn biến đàm phán: Quá trình đàm phán luôn có sự điều chỉnh nhu cầu của mỗi bên để đạt đưọc sự thống nhất Các bên khi đến bàn đàm phán thường đã có sự chuẩn bị về biên độ đàm phán

- Về mục tiêu và kết quả đàm phán: Mục tiêu của đàm phán là thống nhất giữa

“hợp tác” và “xung đột”, lợi ích của từng bên được thỏa mãn có giới hạn

- Về yếu tố chi phối quá trình đàm phán:

+ Về nguyên tắc, các bên tham gia đàm phán độc lập và bình đẳng với nhau, song thực tế, “thế và lực” của mỗi bên luôn là yếu tố chi phối quá trình và kết quả đàm phán

+ Trong kinh doanh, đàm phán hợp đổng thương mại là hoạt động phổ biến, diễn ra giữa hai bên hay nhiểu bên nhằm đạt được thỏa thuận chung đáp ứng lợi ích kinh doanh của mỗi bên Đây là quá trình trao đổi thông tin thông qua đối thoại, thương lượng trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí, nhằm đạt được thỏa thuận hợp Đồng

+Nội dung của đàm phán hợp dông là các điều khoản hợp đồng mỗi bên đưa ra để tìm kiếm sự nhất tri Nhằm muc đích ký kết hop đồng hoǎc sửa, đổi bổ sung hợp đồng dā ký, thời điểm đàm phán hợp đồng là trước hoǎc sau khì hợp dồng được ký kết Tuy nhiên, thực tiễn giao két hợp đồng cho thấy, có những hợp đồng đuợc hình thành nhưng không trải qua quá trình đàm phán như mua hàng ở siêu thị, hợp đồng theo mẫu

- Về cơ bản: Đàm phán hợp đồng thương mại có đặc điểm của đàm phán hợp đồng nói chung và ngoài ra, còn chứa đựng các đặc trưng của quan hệ thương mại

- Về bản chất: Đàm phán hợp đồng thương mại là quá trình trao dôi thông tin thông qua đối thoại, thương lượng giữa các bên nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của mình

- Về nguyên tắc đàm phán: Đàm phán là quá trình quan trọng dẫn đến hợp đồng, do đó nguyên tắc đàm phán được xác định dựa trên nguyên tắc giao kết hợp đồng, đó là tự nguyện, tự do ý chí

- Về chủ thể đàm phán: chủ thể chủ yếu trong đàm phán hợp đồng thương mại là thương nhân hoặc tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại Vê sô lượng, tùy thuộc quan hê thương mại sẽ được thiết lập, chủ thể đàm phán có thể là song phương (quan hệ mua bán hàng hóa, cung úng dịch vụ ) hoặc đa phương (quan hệ hợp tác kinh doanh, góp vốn thành lập công ty )

- Về nội dung đàm phán: Nội dung đàm phán là nôi dung của hợp đồng thương mại, là các điều khoản được các bên đưa ra để trao đổi và thống nhất ý chí

Các giai đoạn đàm phán trong kinh doanh

định của pháp luật để hợp đồng có hiệu lực, phòng tránh được những rủi ro xảy ra

Người duyệt đáp án theo quy định Giảng viên ra đề

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày đăng: 29/09/2024, 18:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thức tư vấn, đó là: 1. Hình thức tư vấn bằng lời nói. - Kỹ năng thực hành nghề luật : Tài liệu hướng dẫn học tập môn học
h ức tư vấn, đó là: 1. Hình thức tư vấn bằng lời nói (Trang 97)
1. Hình thức tư vấn bằng lời nói. - Kỹ năng thực hành nghề luật : Tài liệu hướng dẫn học tập môn học
1. Hình thức tư vấn bằng lời nói (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN