1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật môi trường : Tài liệu hướng dẫn học tập môn học

164 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Môi Trường
Người hướng dẫn PGS.TS. GVCC.HỒ XUÂN THẮNG
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Luật Môi Trường
Thể loại Tài liệu hướng dẫn học tập môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Nội dung môn học giới hạn trong một số nội dung trang bị cho sinh viên nắm được khái niệm, nhận diện được bản chất, đặc thù của môi trường, bảo vệ môi trường và luật môi trường; cơ sở hì

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN HỌC: LUẬT MÔI TRƯỜNG

CHỦ BIÊN: PGS.TS GVCC.HỒ XUÂN THẮNG

ĐƠN VỊ: KHOA LUẬT KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu môn học ……… ……… …… 4

II Hướng dẫn phương pháp, nghiên cứu……… … 4

Chương 1 Lý luận về Luật Môi trường ……… … 5

1.1 Khái niệm chung về môi trường, các yếu tố hợp thành môi trường……… 5

1.2 Thực trạng môi trường Việt Nam và thế giới………17

1.3 Khái niệm chung về luật môi trường……….22

Câu hỏi ôn tập chương 1………26

Chương 2: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường… 27

2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường……… ……… 27

2.2 Các hình thức pháp lí của kiểm soát ô nhiễm môi trường……… 28

Câu hỏi ôn tập chương 2……… 49

Chương 3: Pháp luật về bảo tồn và đa dạng sinh học……… 50

3.1 Vấn đề đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học……… 50

3.2 Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học……… 54

Câu hỏi ôn tập chương 3……… ……… ……… 56

Chương 4: Pháp luật về đánh giá môi trường……… 57

4.1 Khái niệm đánh giá môi trường và các hình thức đánh giá môi trường……… 57

4.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật về đánh giá môi trường theo quy định pháp luật hiện hành……… 58

Câu hỏi ôn tập chương 4……… 68

Chương 5: Pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên………….……… 69

5.1 Những vấn đề chung của pháp luật bảo vệ các nguồn tài nguyên……… 69

5.2 Quy định đặc thù của pháp luật bảo vệ các nguồn tài nguyên………… ………… 77

Câu hỏi ôn tập chương 5……… 88

Chương 6: Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp môi trường……… ……… 89

6.1 Xử lý vi phạm pháp luật môi trường……… .89

6.2 Giải quyết tranh chấp môi trường……… .94

Câu hỏi ôn tập chương 6……… … ……99

Chương 7: Thực thi các công ước Quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Việt Nam……….……….………… 100 7.1 Các giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường toàn cầu và vai trò của

Trang 3

các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường……… 101

7.2 Những quyền và nghĩa vụ chủ yếu của Việt Nam xuất phát từ các côn ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm……… 105

7.3 Việc thực thi các nghĩa vụ cơ bản trong các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam……… 110

Câu hỏi ôn tập chương 7……… 117

Đề thi và đáp án đề thi mẫu……… 118

Tài liệu tham khảo……… 127

I GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Trang 4

Môn học gồm 7 chương, cung cấp những kiến thức về pháp luật môi trường Nội dung môn học giới hạn trong một số nội dung trang bị cho sinh viên nắm được khái niệm, nhận diện được bản chất, đặc thù của môi trường, bảo vệ môi trường và luật môi trường;

cơ sở hình thành, nội dung pháp lí và bản chất của các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường và pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; Góp phần giúp sinh viên hiểu được bản chất của đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM)

Góp phần giúp sinh viên hiểu được đặc thù của pháp luật bảo vệ từng nguồn tài nguyên thiên nhiên; Đánh giá mức độ tương thích và tính hiệu quả của pháp luật môi trường Việt Nam trong việc thực thi các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam là thành viên Giúp sinh viên nắm bắt được các hình thức xử lý vi phạm pháp luật môi trường; Nhận diện, hiểu và đưa ra hướng giải quyết các tranh chấp môi trường

Các bài tập tình huống đi kèm bài giảng nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết và hữu ích cho những sinh viên có định hướng nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực môi trường

Đây là môn học bắt buộc dành cho ngành luật kinh tế và là tiền đề cho việc thực

hiện hoàn thiện kiến thức chuyên sâu tốt nghiệp cử nhân ngành luật kinh tế

II HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP, NGHIÊN CỨU

Triết lý giáo dục “Khai phóng – liên ngành – trải nghiệm” được phổ biến và vận dụng vào hoạt động giảng dạy Theo đó, kết quả học tập mong đợi dự kiến đạt được thông qua các phương pháp dạy và học: 40% giảng dạy về lý thuyết, 30% thảo luận nhóm và thuyết trình, 30% làm bài tập cá nhân

Đối với giảng dạy lý thuyết: giảng viên giải thích các khái niệm, nguyên lý, nêu vấn

đề, trả lời các câu hỏi của sinh viên và tóm tắt bài học

Đối với thảo luận nhóm và thuyết trình: giảng viên tổ chức từng nhóm thảo luận, đặt

vấn đề, nêu yêu cầu và hướng dẫn sinh viên thảo luận Sinh viên thảo luận và chia sẻ các ý kiến để giải quyết vấn đề, sắp xếp và phối hợp để hoàn thành bài thuyết trình

Trang 5

Đối với bài tập cá nhân: giảng viên giao các bài tập cá nhân để sinh viên thực hiện trên

lớp và ở nhà Giảng viên dành khoảng 30 phút cuối mỗi buổi học để giải đáp các thắc mắc của sinh viên về lý thuyết và bài tập

Đối với Người học: Sinh viên tự nghiên cứu bài học, tài liệu ở nhà theo đúng quy

định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ liên quan đến nội dung môn học Đặt câu hỏi liên quan đến chuyên đề bài giảng để Giảng viên trả lời trực tiếp trên lớp Nghiêm túc hoàn thành tất cả bài tập cá nhân và bài tập nhóm, bài thuyết trình của Giảng viên đưa ra

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG

1 MỤC TIÊU HỌC TẬP CHƯƠNG

Trang 6

Nội dung chương 1 của Môn học cung cấp cho người học lượng kiến thức lý luận chung về môi trường dưới góc độ khoa học pháp lý

Chương này cũng cung cấp cho người học những kỹ năng nhận diện cách hiểu chung thống nhất về môi trường và thực trạng mối nguy hại của môi trường trên Thế giới và ở Việt Nam trên cơ sở phân tích thực trạng pháp lý và thực tiễn ứng dụng khoa học môi trường Ngoài ra, người học còn thành thạo trong việc nâng cao kỹ năng nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của luật môi trường

Từ đó giúp người học nâng cao ý thức, thái độ tích cực để xây dựng kế hoạch cá nhân trong học tập và ứng dụng nghiên cứu khoa học pháp lý về môi trường phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học

2 MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG

- Chương 1 có 3 nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Khái niệm chung về môi trường, các yếu tố hợp thành môi trường Trong

đó tập trung làm rõ Khái niệm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường

Thứ hai: Thực trạng môi trường Việt Nam và Thế giới liên quan đến các hình thức pháp lí của kiểm soát môi trường

Thứ ba: Làm rõ chuyên sâu về khái niệm về luật môi trường, các nguyên tắc cơ bản của luật môi và nguồn của luật môi trường

- Các nội dung học tập cụ thể như sau:

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG, CÁC YẾU TỐ HỢP THÀNH MÔI TƯỜNG

1.1.1 Khái niệm môi trường

Theo bách khoa toàn thư mở, Môi trường là một tổ chức các yếu tố tự nhiên và xã hội của một hệ thống hoặc một cá thể hoặc sự vật nào đó Chúng tác động lên hệ thống này

và xác định tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con

Trang 7

Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh sinh vật , ảnh hưởng tới các loài sinh vật và tác động đến các hoạt động sống của sinh vật như: không khí, nước, độ ẩm, các loài sinh vật khác, xã hội và chính quyền (nếu có).[1]

Nói chung, môi trường của một cá thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh cá thể này hay các hoạt động của cá thể diễn ra trong đó

Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, “Môi trường bao gồm các yếu

tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người,

có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại, như sau:

- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người

Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú

- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật

lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác

- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo

Trang 8

+ Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho

sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

+ Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người

Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

+ Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

+ Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người

+ Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

+ Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất

+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

- Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực

và tái tạo môi trường

Trang 9

- Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác

và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới

- Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi

1.1.2 Các yếu tố hợp thành môi trường

Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

và các hình

Thứ nhất: Yếu tố địa lý hợp thành môi trường

Theo từ điển bách khoa toàn thư, Địa lý Việt Nam là các đặc điểm địa lý của nước Việt Nam, một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á

Diện tích Việt Nam là 331.698 km² Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây

Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km

Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo

Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa

Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông

Thứ hai: Yếu tố khí hậu, thủy văn hợp thành môi trường

Trang 10

- Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan

+ Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm Tuy nhiên, vì

có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng

+ Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở

đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè

+Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều

+Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 cm và ở một

số nơi có thể gây nên lũ Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè

+Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi

và cao nguyên

+ Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37 °C vào tháng 7, tháng nóng nhất Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28 °C

- Môi trường nước

+ Nước là một hợp chất vô cơ, không màu , không mùi , không vị , là thành phần

chính của thủy quyển Trái đất và chất lỏng trong tất cả các sinh vật sống đã biết (trong đó

nó hoạt động như một dung môi

Trang 11

+ Nước rất quan trọng đối với tất cả các dạng sống đã biết, mặc dù nó không cung cấp calo hoặc chất dinh dưỡng hữu cơ

+Nước bao phủ 71% bề mặt Trái đất, chủ yếu ở các biển và đại dương Một phần nhỏ nước xuất hiện dưới dạng nước ngầm (1,7%), trong các sông băng và chỏm băng ở Nam Cực và Greenland (1,7%), và trong không khí dưới dạng hơi, mây (bao gồm băng và nước lỏng lơ lửng trong không khí) và giáng thủy (0,001%) Nước di chuyển liên tục theo chu trình nước bốc hơi, thoát hơi nước, ngưng tụ, kết tủa và dòng chảy, thường là

đi ra biển

+ Nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới Khoảng 70% lượng nước ngọt mà con người sử dụng được dùng cho nông nghiệp

+ Phần lớn thương mại đường dài của các hàng hóa (như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên

và các sản phẩm chế tạo) được vận chuyển bằng thuyền qua các biển, sông, hồ và kênh đào

+ Một lượng lớn nước, đá và hơi nước được sử dụng để làm mát và sưởi ấm, trong công nghiệp và gia đình

+ Nước là một dung môi tuyệt vời cho nhiều loại chất cả vô cơ và hữu cơ; vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong các quy trình công nghiệp, nấu ăn và giặt dũ

+ Nước, băng và tuyết cũng là trung tâm của nhiều môn thể thao và các hình thức giải trí khác, chẳng hạn như bơi lội, chèo thuyền giải trí, đua thuyền, lướt sóng, câu

cá thể thao, lặn, trượt băng và trượt tuyết

Thứ ba: Yếu tố về kinh tế xã hôi

- Kinh tế xã hội đôi khi được sử dụng như một thuật ngữ bao phủ cho các lĩnh vực khác nhau

+ Thuật ngữ kinh tế xã hội có thể nói chung là "sử dụng kinh tế học trong nghiên cứu xã hội"

Trang 12

+Nói hẹp hơn, thực tiễn đương đại xem xét các tương tác hành vi của các cá nhân

và nhóm thông qua vốn xã hội và "thị trường" xã hội (không loại trừ, ví dụ, sắp xếp theo hôn nhân) và hình thành các chuẩn mực xã hội trong mối quan hệ của kinh tế với các giá trị xã hội

+ Một cách sử dụng bổ sung khác biệt mô tả kinh tế xã hội là "một môn học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa khoa học kinh tế một mặt và triết học xã hội, đạo đức và phẩm giá con người ", hướng tới tái thiết và cải thiện xã hội hoặc cũng nhấn mạnh các phương pháp đa ngành từ các lĩnh vực như xã hội học, lịch sử và khoa học chính trị

- Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự thay đổi môi trường

+Hệ thống kinh tế xã hội ở cấp khu vực đề cập tới hướng đi của xã hội và nhân tố kinh tế ảnh hưởng lẫn nhau trong cách cộng đồng địa phương và hội gia đình

+ Hệ thống này cho thấy sự tác động đáng kể tới môi trường thông qua việc chặt phá rừng, ô nhiễm, thảm hoạ tự nhiên, và sử dụng năng lượng

+Qua hệ thống giữa con người và tự nhiên, những tác động này có thể dẫn đến tác động toàn cầu

+ Nền kinh tế địa phương, tình trạng mất đi an toàn thực phẩm và các hiểm họa từ môi trường đều là những tác động tiêu cực, là kết quả trực tiếp của các hệ thông kinh tế xã hội

- Yếu tố di cư

Theo Từ điển tiếng Việt: Di cư là dời đến một miền hay một nước khác để sinh sống

Di cư (migration) là hiện tượng dịch chuyển dòng người vì lý do làm ăn sinh sống

từ vùng này đến vùng khác trong phạm vĩ lãnh thổ quốc gia

- Về mặt pháp luật, tại Khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh dân số năm 2003 quy định rằng:

Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác

Trang 13

Tựu chung lại, những cách định nghĩa nêu trên đều có điểm chung nhất định Do

đó, di cư, sự di cư là sự di chuyển của dân cư từ nước này sang nước khác

Những người di cư được gọi là dân di cư Theo đó, những người dân di cư là những người bỏ nơi cư trú ở quốc gia mà người đó mang quốc tịch hoặc thường trú để đến cư trú dài hạn hoặc định cư ở một quốc gia khác Những người xuất cảnh có thời hạn để thực hiện những mục đích như lao động, học tập thì sẽ không được coi là dân di cư

Người di cư trong trường hợp phải trốn ra một xứ khác để thoát cảnh nguy hiểm, ngược đãi, hoặc bị bắt bởi một quyền lực ở chốn cư ngụ còn được gọi là người tỵ nạn Người di cư khi đã vượt biên giới sang nước khác thì gọi là người tỵ nạn Những người này được Tổ chức cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn bảo vệ và giúp đỡ Các luồng di

cư có thể lam tăng hay giảm dân số và lực lượng lao động của một nước

Như vậy, di cư, sự di cư (migration) là sự di chuyển của dân cư từ nước này sang nước khác Các luồng di cư có thể làm tăng hay giảm dân số và lực lượng lao động của một nước

Ở Việt Nam, mặc dù dân số liên tục tăng nhưng di cư đang có dấu hiệu giảm cả về

số lượng và tỷ lệ Cả ba loại hình gồm di cư trong huyện, di cư giữa các huyện và di cư giữa các tỉnh đều ghi nhận xu hướng tăng trong giai đoạn 1989-2009 nhưng đến năm 2019,

di cư giữa các huyện và giữa các tỉnh giảm cả về số lượng và tỷ lệ, riêng di cư trong huyện vẫn giữ xu hướng tăng

Có thể thấy, trong bối cảnh di cư đang thu hẹp, người di cư cũng có xu hướng lựa chọn điểm đến trong phạm vi gần và quen thuộc của họ

Trang 14

+ Cách thứ hai là giáo dục tăng khả năng sáng tạo của nền kinh tế, tăng kiến thức

về công nghệ mới, sản phẩm mới và quy trình sản xuất mới và những nhân tố này kết hợp dẫn đến tăng trưởng kinh tế

+ Cách thứ ba là giao dục có thể tạo điều kiện để phổ biến và chuyển giao kiến thức cần thiết để hiểu và xử lý thông tin mới và áp dụng công nghệ mới nhập khẩu từ các nước khác, dẫn đến tăng trưởng kinh tế

Một trong những thước đo quan trọng trình độ giáo dục của một nước là thời gian học tập ở trường phổ thông

Các nhà nghiên cứu cho rằng thời gian học tập tăng sẽ giúp học sinh tích lũy một số

kỹ năng nhất định giúp ích cho công việc sau này

Đây là yếu tố ngày càng quan trọng có tác động nhiều đến tăng trưởng kinh tế

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng giai đoạn đầu của quá trình đi học có tầm quan trọng đối với ngành công nghiệp tận dụng nhân công, trong khi đó số năm học còn có tác động nhiều đến nghiên cứu và triển khai, điều đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ cao như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo Ở yếu tố này, chúng ta cần chú ý đến chất lượng của việc học tập tại trường Một tính toán cho rằng thời gian học phổ thông tăng một năm đóng góp 25% đến 73% tăng trưởng kinh tế Chúng ta có thể nhận thấy quan hệ tỷ lệ thuận giữa số năm học và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở hai nước Phần Lan và Hàn Quốc

Với các nước đang phát triển như Việt Nam, thì điều dễ hiểu là phải tăng số năm học trong trường cũng như chất lượng giáo dục thì mới có thể tiếp tục có tăng trưởng cao Đây là lý do nhiều tổ chức quốc tế đã có những nghiên cứu mối quan hệ này ở Việt Nam Một nghiên cứu quan trọng phải kể đến là báo cáo "Giáo dục để tăng trưởng" của Ngân hàng Thế giới phát hành ngày 5 tháng 8/2022 đã khẳng định mối quan hệ và đưa ra nhiều

đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng, để có thể chuyển đổi mô hình thành nền kinh tế số, phát triển năng động, có khả năng chống chịu, lấy trí thức và năng suất lao động làm động lực, Việt Nam cần phải có lực lượng lao động có kỹ năng cao hơn Và cách làm

Trang 15

là không thể khác ngoài việc cải thiện giáo dục Báo cáo cho rằng cần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua cải thiện kỹ năng làm việc cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo

và chuyên môn kỹ thuật Ở thời điểm hiện tại, hầu hết việc làm trên thị trường Việt Nam

là công việc thủ công đòi hỏi kỹ năng giản đơn Tuy nhiên khi kinh tế Việt Nam phát triển

ở mức độ cao hơn thì kỹ năng phức tạp hơn là cần thiết Chỉ có giáo dục mới có thể cung cấp đầy đủ các kỹ năng như vậy Do vậy, điều cần thiết là phải có kỹ năng phù hợp với trình độ phát triển của đất nước Không có kỹ năng như vậy, thì nguy cơ sẽ khó có tăng trưởng tiếp theo Vì thế giáo dục phải được thiết kế cung cấp những kỹ năng cần thiết và phù hợp

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới còn chỉ ra yếu tố nữa là số lượng học sinh Hiện tại Việt Nam chỉ có 10,2% dân số ở độ tuổi 25 trở lên có bằng đại học (con số năm 2019)

Số sinh viên đại học chỉ ở mức khoảng 2 triệu, tương đương với mức của các quốc gia có thu nhập trung bình cao Con số này cần phải tăng gấp đôi thì mới có thể đáp ứng được tăng trưởng dựa trên năng suất lao động và công nghệ cao như Việt Nam vẫn mong muốn

Yếu tố y tế tác động trong bảo vệ môi trường

Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người1 được thể hiện rõ trong luật định, như sau:

- Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:

+ Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;

+ Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;

1 Điều 62 Luật bảo vệ môi trường năm 2020

Trang 16

+ Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu

về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;

+ Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;

+ Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y

tế gây ra;

+ Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

+ Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định

- Cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lượng nguyên tử

- Chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như sau:

+ Nhận diện, đánh giá, cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm;

+ Kiểm soát và xử lý từ nguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm;

+ Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người

+ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; xác định, đánh giá, cảnh báo, theo dõi và

Trang 17

phát hiện triệu chứng, nguyên nhân của bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến các chất ô nhiễm;

+ xác định và công bố về giới hạn của các chất ô nhiễm trong cơ thể con người có nguy cơ tác động đến sức khỏe con người; quản lý, thống kê, chia sẻ, công bố thông tin về các vấn đề bệnh tật liên quan đến các chất ô nhiễm; đánh giá chi phí và thiệt hại kinh tế do bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm môi trường;

+ xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai biện pháp giám sát, dự phòng bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe con người do các chất ô nhiễm gây ra; quản lý, chia sẻ, trao đổi, công bố thông tin về các chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế phù hợp với điều kiện của địa phương; chịu trách nhiệm thực hiện quản lý các chất

ô nhiễm liên quan đến các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người trên địa bàn

- Yếu tố cơ sở hạ tầng, giao thông

+ Ở góc độ cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng trong đời sống là thuật ngữ chỉ các yếu tố thuộc về phương diện kỹ thuật, vật chất, kinh tế, giao thông… tồn tại trong xã hội hay môi trường nhất định nào đó

+ Mục đích chính của cơ sở hạ tầng là hỗ trợ các hoạt động liên quan đến sản xuất, đời sống của con người

+ Hiểu một cách đơn giản thì cơ sở hạ tầng chính là những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế

- Trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình như đường

xá, hệ thống cầu cống, kênh mương thủy lợi, các công trình công cộng Theo quy định tại Mục 1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 01:2008/BXD) thì đây chính là những công trình thuộc hạ tầng xã hội hoặc hạ tầng cơ sở, dựa trên cơ sở đó các hoạt động kinh tế, xã hội được duy trì và phát triển

- Trên phương diện kinh tế hàng hóa: cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng dùng để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội

Trang 18

- Trên phương diện đầu tư: cơ sở hạ tầng là kết quả, sản phẩm của quá trình đầu tư qua nhiều thế hệ được đầu tư đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển đất nước về mọi mặt Như vậy, cơ sở hạ tầng là toàn bộ điều kiện về vật chất, kỹ thuật,… được trang bị

để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như đời sống con người

+ Ở góc độ giao thông: Khí thải giao thông - tác nhân gây hiệu ứng nhà kính tác

động lớn đến môi trường sống của xã hội

+ Theo thống kê của Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT), trong giai đoạn 2011- 2016, các hoạt động giao thông vận tải ở nước ta tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, chiếm 30% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia, 60% tổng nhiên liệu tiêu thụ và tăng 10% mỗi năm

+ Vận tải đường bộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất, chiếm khoảng 68% tổng nhiên liệu của ngành; 90% nhiên liệu cho giao thông vận tải là xăng và dầu diesel (chỉ 0,3% là nhiên liệu sạch) Với việc tiêu thụ số lượng lớn nhiên liệu, các hoạt động giao thông vận tải đã phát thải lượng lớn khí nhà kính, làm gia tăng biến đổi khí hậu

+ Trung bình mỗi năm hoạt động giao thông vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn

CO2, trong đó, phát thải giao thông đường bộ chiếm 86%, đường sắt, đường thủy và đường hàng không chiếm 14%

- Quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông thải lượng lớn các chất như: Bụi, CO, NOx, SOx, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen… gây ô nhiễm môi trường không khí

+ Cụ thể, nồng độ bụi trong không khí (quý 2/2016) ở các thành phố như: Hà Nội,

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… tại các nút giao thông cao hơn tiêu chuẩn cho phép

từ 3 - 5 lần; nồng độ khí CO, NO2 trung bình ngày ở một số nút giao thông lớn đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 1,5 lần

- Yếu tố về văn hóa Việt Nam

Trang 19

+ Quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất này dần dần tạo thành những phương thức sản xuất nhất định, đến lượt nó phương thức sản xuất lại quy định lối sống, tức là văn hoá của xã hội ấy

+ Hoạt động sản xuất của cải vật chất là hoạt động sống căn bản nhất của con người

và chính nó quyết định nhiều nhất đến sự hình thành và phát triển văn hoá của từng xã hội

+ Chính là môi trường đã quy định sự hình thành và phát triển của mỗi một nền văn hoá, văn hóa không chỉ tác động đến cuộc sống vật chất mà nó còn tác động đến tâm trí, tư tưởng và đời sống tinh thần của con người

+ Trên thế giới có rất nhiều nền văn hoá khác nhau, dẫn tới những hành vi có tác động đến môi trường cũng rất khác nhau

+ Loại thứ nhất, luôn đối lập tự nhiên và xã hội, coi con người là trung tâm và động

cơ hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường là khai thác, tận dụng triệt để

vì lợi ích của mình Nạn tàn phá rừng và săn bắn động vật hoang dã ở nhiều nơi trên thế giới là một minh chứng

+ Loại thứ hai, không đặt con người đối lập với thế giới, coi mọi vật ở thế giới này đều có tính người và tính xã hội Nền văn hoá này không chỉ sản sinh ra những hành vi tôn trọng môi trường mà còn sản sinh ra những khối lượng kiến thức về môi trường rất đáng khâm phục

+ Nhiều học giả đã khẳng định khả năng nhận biết đặc biệt về động thực vật, các hiện tượng gió, ánh sáng, màu sắc, nước và không khí của thổ dân thuộc các bộ lạc cổ xa

mà người hiện đại chúng ta khó có thể theo kịp

Ví dụ, người Hanunoo có thể phân biệt được 75 loài chim, 12 loài rắn, hơn 60 loài cá; hoặc hầu hết đàn ông Negrito có thể liệt kê một cách dễ dàng tên và mô tả ít nhất 450 loài cây, 75 loài chim, hầu hết các loại côn trùng…

+ Ở nước ta, đây là vấn đề không chỉ mang tính lý thuyết thuần tuý, mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nhận thức và tác động đến môi trường

+ Thực tiễn văn hóa ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã cho thấy, nhiều chính sách

xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc

ít người đã không phát huy được tác dụng

Trang 20

+ Sở dĩ như vậy là những người đề ra chính sách đã không thực sự “hiểu” được văn hóa của đồng bào dân tộc, thậm chí lại lấy chính những tiêu chí về văn hóa của người Việt

để áp đặt vào cuộc sống của họ

Ví dụ, nhiều buôn làng ở Tây Nguyên được nhà nước hỗ trợ để định cư, trồng lúa nước hai vụ, đào giếng nước, xây nhà văn hóa, ở theo lối nhà của người Việt, thậm chí, có nơi đồng bào còn thờ cúng tổ tiên như người Việt

Nếu có những nghiên cứu dân tộc học, nhân học theo cách “thâm nhập” và “hiểu” đồng bào các dân tộc thì chúng ta sẽ biết rằng, nhiều tộc người không phải du canh, du cư,

mà là chuyển canh theo cách hiểu khoa học của từ này

Họ có ý thức về địa lý, sở hữu về thổ nhưỡng của những khu đất mà họ canh tác; họ hiểu rằng khi nào thì phải chuyển địa điểm canh tác, khi nào thì những địa điểm đã được khai thác lại có thể canh tác trở lại được

cần phải tiếp thu hài hòa văn hóa các dân tộc, vùng miền, văn hóa Việt Nam và thế giới, đồng thời đặt nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để có những quyết sách đúng trong bảo vệ môi trường

Thứ ba: Đặc điểm đô thị Việt Nam tác động đến môi trường Việt Nam

- Đô thị Việt Nam có đặc điểm là những đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam ra quyết định công nhận hoặc thành lập

+ Huyện và Xã là cấp hành chính tại khu vực nông thôn nhưng trong những trường hợp đặc biệt, nếu đủ điều kiện về quy mô và tính chất đô thị hóa thì huyện có thể được công nhận là đô thị, như Bộ Xây dựng quyết định công nhận huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), huyện Việt Yên (Bắc Giang), huyện Núi Thành (Quảng Nam), huyện Yên Phong (Bắc Ninh) là đô thị loại IV Một số Xã chuẩn bị được nâng cấp lên Thị Trấn cũng

có thể được công nhận là đô thị loại V bởi chính quyền cấp tỉnh

+ Các đô thị ở Việt Nam được chia thành sáu loại, bao gồm: Đô thị loại đặc biệt và các đô thị từ loại I đến loại V

Trang 21

+ Các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận; các đô thị loại III và loại IV do Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận; đô thị loại V do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công nhận

+ Theo thống kê của Cục Phát triển đô thị, tính đến tháng 12 năm 2022, tổng số đô thị cả nước là 888 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV, 690 đô thị loại

V

- Rõ ràng, trong lĩnh vực môi trường có 3 yếu tố hợp thành môi trường, đó là yếu tố địa lý, yếu tố khí hậu, thủy văn và yếu tố đặc điểm đô thi Việt Nam hợp thành môi trường Việt Nam

1.2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

1.2.1 Thực trạng môi trường Việt Nam

- Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt Với quy

mô dân số gần 100 triệu dân, đặt ra những vấn đề gay gắt về dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường

+ Hiện nay, hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí hậu, nhất là mâu thuẫn giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nông chưa hoàn thiện

+ Có thể thấy một số biểu hiện cụ thể của vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau:

* Thiên nhiên nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây, hiện nay còn bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

*Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, hiện nay chỉ còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%)

Trang 22

* Diện tích đất trồng trọt đang bị sói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha Nguyên nhân chính của tình trạng này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội vạ, mở mang giao thông , xây dựng thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất

*Vấn đề quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước

- Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải hiện nay Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân

*Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải

- Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép Nồng độ khí thải

CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với các khu dân cư

- Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính thức

và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái Việc sử dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng về hệ sinh thái môi trường

Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gien

+ Thực trạng môi trường này đi cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang đặt ra những vấn đề nóng bỏng thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Việt nam trong thời gian tới (Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước chịu tác động mạnh nhất của vấn đề biến đổi khí hậu)

- Quan điểm của Đảng ta về vấn đề môi trường ở Việt Nam

Trang 23

+ Bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách, xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra

Năm 2004, ở Việt Nam Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 153/2004/QĐ TTg ngày 17/08/2004, “Ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự Agenta 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên

cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo

vệ môi trường”

Năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 đã đưa ra quan niệm về môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”

Năm 2020, dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi bổ sung tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung, trình Quốc hội

Năm 2017, Thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững với 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững của toàn cầu

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng lên, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức của thế giới trong lĩnh vực này, văn kiện Đại hội XII của Đảng đề ra nhiệm vụ:

+“Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển bền vững…ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền vững

+ Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên,

ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị

Trang 24

+ Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường cho khai thác khoáng sản

+ Đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên với môi trường sống ở các khu công nghiệp, đô thị dân cư Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường

Tăng cường phổ biến pháp luật và tuyên truyền trong xã hội về bảo vệ môi trường Tích cực hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”

Về hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường, Đảng ta cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên Hạn chế tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường

ở nông thôn, các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề…Đẩy mạnh xã hội hóa cùng với việc bố trí nguồn lực ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm, phục hồi môi trường dân sinh

- Tiếp đến Đại hội XIII của Đảng, tháng 1 năm 2021, tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng đối với vấn đề môi trường trong bối cảnh mới như: “Lấy bảo vệ môi trường sống

và sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”

+Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ những mục tiêu cần thực hiện trong thời gian tới như: “Đến năm 2025, tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95% - 100%, và nông thôn là 93 – 95%,; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy hoạch quy chuẩn đạt 90%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý chất thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%”

* Thực hiện mục tiêu trong dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội 5 năm 2020 – 2025 là:

Trang 25

+ “Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý là 100%, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng là 31,5%”

+ Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đến năm 2025 của dân cư thành thị là 95 – 100%, nông thôn là 93 – 95%

+ Tỷ lệ thu gom xử lý chất rắn, chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo quy chuẩn đạt 90% + Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã hoạt động có hệ thống xử lý chất thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2025 đạt 92%

+ Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đến năm 2025 đạt 100% + Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%

Với tinh thần quyết tâm phấn đấu đạt được chỉ tiêu cao nhất, đồng thời chuẩn bị các phương án để chủ động thích ứng với những biến động tình hình

Đại hội XIII của Đảng cũng khẳng định một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng là: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ cải thiện môi trường, chủ động tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu”

1.2.2 Thực trạng môi trường thế giới

Thứ nhất: Môi trường ô nhiễm, suy thoái, vấn đề cấp bách hiện nay đối với toàn thế giới

- Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể, hữu cơ, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước không khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu

+ Sự rối loạn bất ổn định ở khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hệ quả nghiêm trọng, con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên

+Thông qua quá trình lao động, con người khai thác, bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên, nhưng qua quá trình đó, con người xã hội dần dần có sự đối lập, hủy hoại môi trường sống

tự nhiên của mình

+Hiện nay, dân số trên toàn thế giới gần 8 tỷ người đang sinh sống, đang phải oằn mình gánh chịu những hậu quả nặng nề gắn với thực trạng hành tinh xanh đang kêu cứu,

Trang 26

do tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng gay gắt Có thể khái quát một số xu hướng nổi bật của trạng thái này như sau:

Thứ hai: Tình trạng “lá phổi xanh” của trái đất ngày càng loang lổ do nạn phá rừng gia tăng tại nhiều quốc gia

- Trong những năm gần đây, tại Braxin, phá rừng tiếp tục là vấn nạn nhức nhối, năm 2020, quốc gia Nam Mỹ này chứng kiến hoạt động tàn phá rừng Amazon tăng mạnh trở lại, lên mức cao nhất trong 12 năm qua Theo Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia Braxin (INPE) hơn 11.000 km2 của nước này đã bị phá hủy trong vòng 12 tháng Được ví như “lá phổi xanh” của trái đất và là nguồn sống cho công cuộc chống biến đổi khí hậu hiện nay, Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với gần 7,6 triệu km2, trong đó 60% nằm trong lãnh thổ Braxin

+ Bên cạnh nạn phá rừng gia tăng, tình trạng cháy rừng cũng ngày càng tồi tệ tại khu vực này cũng như nhiều nước trên thế giới như tại Úc, Mỹ và nhiều quốc gia khác Cháy rừng đã tàn phá cây rừng và thảm thực vật, như tại Úc năm ngoái đã phát thải ra 369 triệu tấn cacbon dioxit (CO2)

Thứ ba: Tình trạng nóng lên của trái đất

- Theo tổ chức Khí tượng thế giới, nhiệt độ trung bình của trái đất trong giai đoạn

2020 – 2024 sẽ tăng trên 1,5 độ C so với trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, bởi lượng

CO2 và khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng gia tăng

+Nhiệt độ trái đất gia tăng đã tạo ra các đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều quốc gia như tại Ấn Độ, thủ đô Niu Deli trải qua mùa nóng tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua, miền Trung của Việt Nam cũng trải qua tình trạng nắng nóng này

Thứ tư: Báo động tốc độ băng tan, nhiệt độ tăng cao cũng khiến cho băng tan nhanh hơn

- Theo các nhà nghiên cứu, do biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nên lượng băng tan trải từ khối lượng khổng lồ tại Greenland đang ở mức cao nhất trong hơn 10.000 năm qua Theo dự báo, nếu lượng khí thải nhà kính không được kiểm soát, khối băng lớn thứ hai thế giới và dài hàng km ở Bắc Cực này sẽ tiếp tục mất đi hàng ngàn tỷ tấn, khiến mực nước biển toàn cầu dâng lên 10 cm

Trang 27

- Tình trạng băng tan với tốc độ chóng mặt cũng xảy ra tại Nam Cực, nơi có dải băng lớn nhất hành tinh Khảo sát gần đây tại vùng băng giá này cho thấy, vùng đất băng giá này đang bị bào mòn với tốc độ gấp 6 lần so với 40 năm trước

Tình trạng nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng tỷ người trên trái đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đến quy hoạch đô thị, cuộc sống của người dân

- Tình trạng suy thoái về môi trường sinh thái gắn liền với hiện tượng suy thoái tầng

Ozon Tầng Ozon là lớp khí O3 rất dày bao bọc trái đất như một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất Thực tế cho thấy, tầng Ozon bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trái đất

- Suy thoái môi trường còn thể hiện ở sự ô nhiễm không khí, nguồn nước sạch, đặc biệt do ảnh hưởng của phát triển các ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp gây ô nhiễm

- Vấn đề bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà còn là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại

+ Mặc dù vấn đề này đã được cảnh tỉnh từ lâu như từ ngày 5/6/1972 tại Stockhom Thụy Điển, các nhà khoa học và đại diện chính phủ nhiều nước đã họp Hội nghị môi trường thế giới đầu tiên với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế với khẩu hiệu

“Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta”, sau đó thế giới coi ngày 5/6 hàng năm là ngày Môi trường thế giới Sau đó, tháng 6/1992 tại Braxin, Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường thế giới với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, một lần nữa, khẳng định tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng, kêu gọi mọi quốc gia hãy hợp tác hiệp lực và có trách nhiệm nghĩa vụ bảo vệ môi trường

+ Sau đó, nhiều hội nghị về bảo vệ môi trường quốc tế được diễn ra, song tình trạng

ô nhiễm suy thoái môi trường không được cải thiện đáng kể là bao Vấn đề ô nhiễm môi trường tiếp tục là vấn đề nan giải, nóng bỏng hiện nay đối với nhiều quốc gia

+ Tại Mỹ, tân tổng thống Joe Biden quyết định đưa nước Mỹ, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới trở lại với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; đồng thời thiết lập chức danh Đặc phái viên của tổng thống về vấn đề khí hậu do Cựu ngoại trưởng John Kerry đảm nhiệm

Trang 28

+ Thực tiễn phát triển của thế giới cho thấy, phát triển bền vững là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, nội dung của phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa của

ba vấn đề, về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường Yếu tố bền vững được thể hiện trong từng nội dung trên và sự kết hợp giữa các mặt kinh tế - xã hội - môi trường

+ Năm 2015, hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững đã thông qua văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” với 17 mục tiêu tổng quát và 169 mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững, trong

đó vấn đề tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu tiếp tục là các mục tiêu ưu tiên

+ Trên góc độ này, quan niệm về phát triển xanh đang được thống nhất về nhận thức

và trở thành ngày càng phổ biến Mặc dù Liên hợp quốc chưa có định nghĩa về phát triển xanh, tuy nhiên theo các chuyên gia và nhiều nước quan niệm cho rằng: “Phát triển xanh”

là hình thức phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tiêu hao ít tài nguyên và không gây hại đến môi trường sinh thái Có thể nói ngắn gọn: “Phát triển xanh” chính là sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường cũng như đem lại hiệu suất, hiệu quả cao Chỉ tiêu tổng hợp nhất là GDP xanh được dùng để phản ánh sự phát triển xanh

+ Cho đến nay, quan điểm chung cho rằng: “Kinh tế xanh” hay “tăng trưởng xanh”

là hình thức phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tiêu hao ít tài nguyên và không gây hại đối với môi trường sinh thái, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế tri thức Như vậy, phát triển xanh là phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức với nền tảng dân trí giáo dục cao

1.3 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG

1.3.1 Khái niệm luật môi trường

Để định nghĩa được luật môi trường, cần xác định những vấn đề mà nó điều chỉnh Một số nhà luật học cho rằng luật môi trường bao gồm như quy định cũng như thực tiễn pháp luật có đối tượng hay có sự tác động đến việc bảo vệ môi trường

Theo các nhà luật học Australia, luật môi trường càn ưu tiên điều chỉnh những vấn

đề sau:

Trang 29

Thứ nhất, thiết lập các cơ chế hành chính để bào vệ các lợi ích chung về một môi

trường an toàn, lành mạnh và thoải mái;

Thứ hai, bảo tồn các giống loài;

Thứ ba, đảm bảo cho các viên chức chính quyền quyền hạn kiểm soát • tính thân

thiện môi trường trong các hoạt động quan trọng;

Thứ tư, thúc đẩy việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch và thực hiện các cơ chế bảo

vệ và thực thi;

Thứ năm, thiết lập các thủ tục xem xét khiếu nại Luật môi trường Việt Nam cũng

phải giải quyết những vấn đề tương tự dù cách gọi, các tiếp cận có thể khác nhau

Xuất phát từ những phân tích về phạm vi cùa luật môi trường như đã nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa sau đây về luật môi trường:

Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lí điều chinh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên

cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người

1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của luật môi trường

Luật môi trường có những nguyên tắc cơ bản sau đây: n con người được sống Thứ nhất: Nguyên tắc con người được quyền sống, được mưu cầu hạnh phúc + Quyền thiêng liêng này được ghi trong Tuyên ngôn dân quyền Pháp, Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và được Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng nhắc lại trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945

+ Trong điều kiện của những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, quyền sống của con người, mặc dù được đảm bảo chắn hơn về mặt pháp lí bằng các thể chế dân chủ song lại bị đe doạ bởi tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường Trong điều kiện đó, quyền sống của con

người phải được gắn chặt với môi trường Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường đã

đưa quyền của con người được sống trong môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia

Trang 30

Nguyên tắc số 1 của Tuyên bố Stockholm nêu rõ:

“Con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long-

trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”

định:“Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài Con người

có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hoà với thiên nhiên”

+ Nguyên tắc này chi phối việc xây dựng pháp luật và chính sách của các quốc gia Việt Nam là quốc gia kí hai tuyên bố này có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành thành nguyên tắc pháp lí và thực tế nó đã là một nguyên tắc của luật môi trường Việt Nam Tại điều 43 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng đã quy định

“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ

bảo vệ môi trường” Đòi hỏi cơ bản của nguyên tắc này là mọi quy phạm pháp luật môi

trường, mọi chính sách pháp luật về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con người, trong đó có điều kiện môi trường, làm ưu tiên số 1

Thứ hai: Tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường n

Trong việc quản lí và bảo vệ môi trường cần sự thống nhất và điều này được coi như là một nguyên tắc của luật môi trường

Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất trong quản lý môi trường có một số đòi hỏi sau đây:

– Các chính sách cũng như các quy định pháp luật về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong trong lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ

– Việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được thực hiện dưới sự điều hành của một cơ quan thống nhất, đó là:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi

Trang 31

cả nước 2 ;“Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường” 3

+ Trên thực tế đã được đáp ứng khá đầy đủ ở Việt Nam Hệ thống cơ quan quản lý môi trường ở nước ta đã được xây dựng và hoàn thiện đáng kể trong 10 năm gần đây Vai trò, chức năng và quyền hạn của hệ thống cơ quan này đã được xác định và phân công tương đối hợp lí

– Các tiêu chuẩn môi trường, các quy trình đánh giá tác động môi trường cũng như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với tư cách là những công cụ kĩ thuật quan trọng của quản lí môi trường cần được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi cả nước

– Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân Mọi công dân, mọi tổ chức đều phải tham gia bảo vệ môi trường thông qua việc tuân thủ các quy định của pháp luật môi trường, thực hiện các hành động chung của cộng động nhằm bảo vệ môi trường

Thứ ba: Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững t

- Phát triển bền vững thực chất là sự liên kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và các giá trị khác

+ Phát triển bền vững là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường

+ Phần lớn các quốc gia đã đưa nguyên tắc này vào trong hệ thống pháp luật của mình

+ Pháp luật môi trường Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng nguyên tắc phát triển bền

vững: “Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biế

n đổi khí hậu để bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành 4 ”

Nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững có những đòi hỏi sau đây:

2 Điều 140 Luật bảo vệ môi trường năm 2020

3 Điều 141 Luật bảo vệ môi trường năm 2020

4 Khoản 2 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường năm 2020

Trang 32

– Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, vùng và của từng tổ chức;

– Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lí có hiệu quả để có thể tránh được tham nhũng

và lãng phí các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

– Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của các quá trình đó đảm bảo để cho các quyết định, chính sách ban hành nhằm vào sự phát triển bền vững

– Phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của các dự

án đầu tư

Thứ tư: Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa

- Môi trường khác với các hiện tượng xã hội khác ở chỗ khả năng khôi phục hiện trạng hoặc là không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian Chẳng hạn, những khu rừng nguyên sinh, những vùng rừng nhiệt đới khi bị tàn phá sẽ khó lòng phục hồi Chính vì thế, ngăn ngừa những hành vi gây hại cho môi trường cần được chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình phạt hoặc chế tài khác

- Luật môi trường coi phòng ngừa là một nguyên tắc chủ yếu Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy định pháp luật vào sự ngăn chặn của chủ thể thực hiện các hành vi có khả năng gây nguy hại cho môi trường

- Các biện pháp ngăn chặn áp dụng trong bảo vệ môi trường rất đa dạng Tuy nhiên, bản chất chính của các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là bằng việc kích thích lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích vốn là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường, nâng cao

ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường i: Tính t1.3.3 Nguồn của luật môi trường

Nguồn của pháp luật môi trường bao gồm một hệ thống những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam ban hành Cũng như nguồn của nhiều ngành luật, lĩnh vực khác, nguồn của luật môi trường rất đa dạng về hình thức

Trang 33

Nhiều quy phạm pháp luật môi trường được ban hành trong văn bàn pháp luật chung

và cũng có nhiều quy pháp pháp luật được hệ thống hoá và ban hành trong văn bản pháp luật riêng về lĩnh vực môi trường

Chính vì vậy việc xác định nguồn của luật môi trường có ý nghĩa trong việc xác

định hiệu lực của các quy phạm, bao gồm:

1 Hiến pháp 2013

2 Luật, Bộ Luật

3 Nghị quyết, Nghị định

4 Thông tư; Thông tư Liên tịch

5 Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1: Trình bày khái niệm chung về môi trường, các yếu tố hợp thành môi trường Câu 2: Nêu thực trạng môi trường Việt Nam

Câu 3: Trình bày thực trạng môi trường thế giới

Câu 4: Khái niệm luật môi trường được hiểu như thế nào

Câu 5: Trình bày các nguyên tắc cơ bản của luật môi trường

Câu 6: Trình bày quy định hiện hành về nguồn của luật môi trường

Trang 34

CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, SUY THOÁI , SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG)

1.MỤC TIÊU HỌC TẬP CHUNG

Nội dung chương 2 của Môn học cung cấp cho người học lượng kiến thức cơ bản về

kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường

Chương này cũng cung cấp cho người học những kỹ năng nhận diện cách hiểu chung thống nhất về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường trên cơ sở phân tích thực trạng pháp lý và thực tiễn ứng dụng khoa học môi trường Ngoài ra, người học còn thành thạo trong việc nâng cao kỹ năng nghiên cứu kiểm soát, đánh giá tác động môi trường Việt Nam Trong đó thành thạo lập quy hoạch kế

Trang 35

hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược của môi trường, hệ thống quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường

Từ đó giúp người học nâng cao ý thức, thái độ tích cực để xây dựng kế hoạch cá nhân trong học tập và ứng dụng nghiên cứu khoa học pháp lý về bảo vệ môi trường phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học

2 MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG

- Chương 2 có các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Khái niệm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường.Trong đó tập trung làm rõ Khái niệm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường

Thứ hai: Thông tin môi trường, quy hoạch kế hoạch hóa công tác bảo vệ môi trường,

hệ thống quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường Ngoài ra còn tập trung nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường đánh giá môi trường chiến lược và Pháp luật

về quản lý chất thải

- Các nội dung học tập cụ thể chương này như sau:

2.1 KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG, SỰ

CỐ MÔI TRƯỜNG, KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông

số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu,

Trang 36

vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Theo Khoản 10 điều 3 LBVMT 2020)

- Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về

chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật

và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Theo Khoản 10 điều 3 LBVMT 2020)

2.1.2 Khái niệm suy thoái môi trường

Theo khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì: Suy thoái môi trường là sự

suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên

2.1.3 Khái niệm sự cố môi trường

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì: Sự cố môi trường là sự cố xảy

ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây

ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng

2.1.4 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường

Theo khoản 22 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì: Kiểm soát ô nhiễm là quá

trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường một số nơi suy giảm mạnh, nhất là ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp; hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng tại một số vùng, địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh kế của người dân, an ninh sinh thái bị đe dọa Ðây là những yếu tố đã và đang cản trở

phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm triệt để trong thực tiễn thông qua việc thực hiện luật môi trường có hiệu quả trong thực tiễn

2.2 CÁC HÌNH THỨC PHÁP LÝ CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Trang 37

2.2.1 Thông tin môi trường

Căn cứ theo quy định tại điều 114 Luật bảo vệ môi trường năm 2020

1 Thông tin về môi trường bao gồm:

- Thông tin về chất ô nhiễm, dòng thải các chất ô nhiễm ra môi trường, nguồn ô nhiễm; công tác bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

- Thông tin về chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, khí thải và các loại chất thải khác theo quy định của pháp luật;

- Thông tin về quyết định phê duyệt kết quả thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ bí mật thương mại, bí mật kinh doanh, thông tin thuộc bí mật nhà nước; nội dung cấp phép, đăng ký, chứng nhận, xác nhận; kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định;

- Thông tin về chỉ tiêu thống kê môi trường, chất lượng môi trường, ô nhiễm môi trường;

- Thông tin về di sản thiên nhiên, hệ sinh thái tự nhiên, loài sinh vật và nguồn gen; khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; vùng đất ngập nước quan trọng

2 Việc thu nhận, lưu trữ, quản lý thông tin về môi trường được quy định như sau:

- Thông tin về môi trường được thu nhận bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời;

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở chịu trách nhiệm thường xuyên thu nhận, lưu trữ và quản lý thông tin về môi trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ thu nhận, lưu trữ và quản lý thông tin về môi trường thuộc phạm vi quản lý quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

Trang 38

- Ủy ban nhân dân các cấp thu nhận, lưu trữ và quản lý thông tin về môi trường trên địa bàn và theo phân cấp quản lý;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường thu nhận, tổng hợp thông tin về môi trường quốc gia

3 Việc cung cấp, công khai thông tin về môi trường được quy định như sau:

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp thông tin về môi trường;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin

về môi trường thuộc trách nhiệm thu nhận, lưu trữ và quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia hoặc báo cáo theo quy định của pháp luật;

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thông qua hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia hoặc báo cáo theo quy định của pháp luật;

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân công khai thông tin về môi trường theo quy định trên cổng thông tin của cơ quan, tổ chức hoặc bằng hình thức khác, bảo đảm thuận tiện cho đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin Việc công khai thông tin về môi trường phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

4 Chính phủ quy định chi tiết nội dung và việc quản lý thông tin về môi trường; trình

tự, thủ tục, thời điểm và hình thức cung cấp, công khai thông tin về môi trường

Về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường tại điều 115 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, có quy định:

1 Hệ thống thông tin môi trường được quy định như sau:

- Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thông tin môi trường, hướng tới phát triển nền tảng số, kinh tế số về môi trường;

Trang 39

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin môi trường quốc gia; hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin môi trường Bộ, ngành, cấp tỉnh;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin môi trường Bộ, ngành, cấp tỉnh, bảo đảm đồng bộ với hệ thống thông tin môi trường quốc gia

2 Cơ sở dữ liệu môi trường được quy định như sau:

- Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin về môi trường được xây dựng, cập nhật, lưu trữ và quản lý đáp ứng yêu cầu truy nhập, cung cấp, sử dụng thống nhất từ trung ương đến địa phương, phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cung cấp dịch

vụ công về môi trường;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cơ sở

dữ liệu về môi trường của mình;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai

cơ sở dữ liệu môi trường của mình; bảo đảm tích hợp, kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia

3 Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nội dung này đã đực quy định chi tiết để áp dụng chung thống nhất trong phạm vi cả nước Đây là cơ sở pháp lý để áp dụng chung thống nhất từ trung ương đến địa phương liên quan đến chế định thông tin môi trường hiện nay

ở nước ta

2.2.2 Quy hoạch kế hoạch hóa công tác bảo vệ môi trường

“Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản

lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường,

Trang 40

phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định” (khoản 4 Điều 3 Luật

bảo vệ môi trường năm 2020)

Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc: Phù hợp với điều kiện

tự nhiên, kinh tế-xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững; bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường; bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định (gồm: bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; bảo vệ môi trường gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ

em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành; bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu chất thải; bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chù quyền, an ninh quốc gia; bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự

cố, suy thoái môi trường )

Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm hai cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh Kì quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm

Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung: đánh giá hiện trạng môi trường, quản lí môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu; phân vùng môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng; quản lí môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông; quản lí chất thải; hạ tàng kĩ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường; các bản đồ quy hoạch thể hiện những nội dung trên; nguồn lực thực hiện quy hoạch; tổ chức thực hiện quy hoạch

Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể cùa địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội

Ngày đăng: 29/09/2024, 18:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5]. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội [6]. Luật đất đai năm 2013; Văn bản hợp nhất Luật đất đai năm 2018 Khác
[7]. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội Khác
[8].Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ đa dạng sinh học năm 2018. [9].Luật Lâm nghiệp 2017 Khác
[10]. Luật số: 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 sau đây gọi là Luật Thủy sản 2017 Khác
[11]. Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản Khác
[12]. Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21/5/2021 của Chính phủ Quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường Khác
[13]. Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khác
[14]. Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ Quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Khác
[15]. Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản Khác
[16]. Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước Khác