1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Logic học

96 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,82 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT (6)
  • Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ LOGIC HỌC (6)
    • 1.1. Đối tượng của Logic học (6)
      • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản (6)
      • 1.1.2. Đối tượng của Logic học (6)
      • 1.1.3. Logic hình thức và logic biện chứng (7)
    • 1.2. Logic và ngôn ngữ (7)
      • 1.2.1. Ngôn ngữ (7)
      • 1.2.2. Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ (7)
    • 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu học tập logic học (8)
  • Chương 2. KHÁI NIỆM (11)
    • 2.1. Những vấn đề chung về khái niệm (11)
      • 2.1.1. Định nghĩa (11)
      • 2.1.2. Kết cấu logic của khái niệm (11)
      • 2.1.3. Phân loại khái niệm (11)
      • 2.1.4. Khái niệm và từ ngữ (12)
    • 2.2. Quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm (13)
      • 2.2.1. Quan hệ trùng lặp (tương hợp) (13)
      • 2.2.2. Quan hệ không trùng lặp (không tương hợp) (14)
    • 2.3. Các phép logic của khái niệm (15)
      • 2.3.1. Thu hẹp và mở rộng khái niệm (15)
      • 2.3.2. Định nghĩa khái niệm (16)
      • 2.3.3. Phân chia khái niệm (18)
  • Chương 3. PHÁN ĐOÁN (24)
    • 3.1. Những vấn đề chung về phán đoán (24)
      • 3.1.1. Định nghĩa (24)
      • 3.1.2. Giá trị chân lý của phán đoán (24)
      • 3.1.3. Phán đoán và câu (24)
    • 3.2. Phán đoán đơn (25)
      • 3.2.1. Cấu trúc của phán đoán đơn (25)
      • 3.2.2. Những hình thái cơ bản của phán đoán đơn (25)
      • 3.2.3. Tính chu diên của khái niệm trong phán đoán đơn (27)
      • 3.2.4. Quan hệ giữa các phán đoán đơn (28)
      • 3.2.5. Hàm phán đoán (29)
    • 3.3. Các phép logic - phán đoán phức (30)
      • 3.3.1. Phép phủ định (30)
      • 3.3.2. Phép hội (31)
      • 3.3.3. Phép tuyển (32)
      • 3.3.4. Phép kéo theo (33)
      • 3.3.5. Phép tương đương (Phép đẳng giá) (34)
  • Chương 4. SUY LUẬN (43)
    • 4.1. Khái niệm về phép suy luận (43)
      • 4.1.1. Định nghĩa (43)
      • 4.1.2. Các loại suy luận (43)
    • 4.2. Suy luận diễn dịch (44)
      • 4.2.1. Suy luận từ tiền đề là các phán đoán đơn (44)
      • 4.2.2. Suy luận từ các tiền đề là phán đoán phức (47)
    • 4.3. Suy luận quy nạp (51)
    • 4.4. Suy luận tương tự (52)
  • Chương 5. NHỮNG QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC (60)
    • 5.1. Quy luật và quy luật của tư duy (60)
    • 5.2. Những qui luật cơ bản của logic hình thức (61)
      • 5.2.1. Qui luật đồng nhất (61)
      • 5.2.2. Qui luật không mâu thuẫn (cấm, phi mâu thuẫn) (62)
      • 5.2.3. Qui luật bài trung (triệt tam, loại trừ cái thứ ba) (63)
      • 5.2.4. Qui luật có căn cứ (lí do) đầy đủ (quy luật túc lý) (64)
  • Chương 6. CHỨNG MINH, BÁC BỎ VÀ NGỤY BIỆN (69)
    • 6.1. Chứng minh và bác bỏ (69)
      • 6.1.1. Khái niệm về chứng minh và bác bỏ (69)
      • 6.1.2. Những qui tắc chung của chứng minh và bác bỏ (69)
      • 6.1.3. Các phương pháp chứng minh và bác bỏ (71)
    • 6.2. Ngụy biện (72)
      • 6.2.1. Khái niệm (72)
      • 6.2.2. Một số loại ngụy biện thường gặp (72)
      • 6.2.3. Phương pháp bác bỏ ngụy biện (74)
  • PHẦN 2 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, CÁCH GIẢI BÀI TẬP VÀ ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM (5)
  • CHƯƠNG 1 (79)
  • CHƯƠNG 2 (81)
  • CHƯƠNG 3 (83)
  • CHƯƠNG 4 (87)
  • CHƯƠNG 5 (92)
  • CHƯƠNG 6 (93)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)

Nội dung

KHÁI LƯỢC VỀ LOGIC HỌC

Đối tượng của Logic học

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản a) Logic

Logic bắt nguồn từ tiếng Hy lạp  (Logos) Thuật ngữ này đầu tiên được Héraclite sử dụng với nghĩa là "qui luật của thế giới"

Logos còn có nghĩa là: từ, lời nói, trí tuệ, lý lẽ, lập luận từ thuật ngữ này xuất hiện một thuật ngữ khác là įĸɛ "logikê" có nghĩa là khoa học về tư duy Thuật ngữ này đi vào tiếng

La tinh thành logica Từ logica là nguồn gốc của hàng loạt từ trong các ngôn ngữ châu Âu như: logic (Anh), logique (Pháp), Logika (Nga), logik (Đức) với nghĩa là: hợp lý, chặt chẽ, mạch lạc

Thuật ngữ logic xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ XIII, từ một từ tiếng Pháp: logique cũng với nghĩa như trên Logic trước đây còn được gọi là luận lý

Từ logic được dùng với những nghĩa sau:

- Chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa các sự vật hiện tượng Đó là "logic khách quan"

- Chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người Đó là "logic chủ quan"

- Chỉ môn khoa học nghiên cứu về tư duy, tức là logic học hay luận lý học b) Logic hình thức và hình thức logic

- Logic hình thức là một trong những môn khoa học nghiên cứu về logic của tư duy

- Hình thức logic là phương thức tồn tại của tư duy, là cấu trúc tổng quát của tư duy được hình thức hóa bằng ký hiệu ngôn ngữ hoặc ký hiệu toán học

1.1.2 Đối tượng của Logic học

Logic học với tư cách là khoa học về tư duy đúng đắn không nghiên cứu toàn bộ quá trình nhận thức nói chung mà chỉ nghiên cứu nhận thức lý tính hay nhận thức bằng tư duy trừu tượng Vì vậy xét một cách khái quát nhất đối tượng của logic học chính là những hình thức của tư duy trừu tượng, những qui tắc, qui luật chi phối quá trình tư duy để nhận thức đúng đắn được hiện thực khách quan

1.1.3 Logic hình thức và logic biện chứng a) Logic hình thức

Logic hình thức là khoa học nghiên cứu về những hình thức và qui luật của tư duy, nhằm đảm bảo tính chính xác về mặt hình thức logic của tư duy trong quá trình nhận thức chân lý

Logic hình thức có 2 đặc điểm:

- Đặc điểm thứ nhất: Logic hình thức chỉ chú trọng đến những hình thức logic của tư tưởng, tạm thời "quên đi" nội dung của tư tưởng

Logic hình thức nghiên cứu tư duy theo phương pháp đồng nhất trừu tượng Nghĩa là nó nghiên cứu tư duy phản ánh về sự vật hiện tượng trong tính ổn định tương đối, gạt bỏ quá trình lịch sử phát triển của sự vật hiện tượng Logic hình thức không xét sự vật đang còn trong quá trình hình thành hoặc đang trong quá trình chuyển hóa thành cái khác b) Logic biện chứng

Logic biện chứng là khoa học nghiên cứu các hình thức vận động của tư duy phản ánh sự vật trong sự tồn tại khách quan, trong những quan hệ toàn diện, trong quá trình vận động biến đổi của nó.

Logic và ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung tư duy, là phương tiện giao tiếp, chuyển tải thông tin của con người

- Căn cứ vào hình thức tồn tại có thể chia ngôn ngữ thành ngôn ngữ nói (thể hiện qua âm thanh) và ngôn ngữ viết (thể hiện qua chữ viết)

- Căn cứ vào tính tự phát hay tự giác của việc hình thành ngôn ngữ có thể chia ngôn ngữ thành ngôn ngữ tự nhiên (Ngôn ngữ của các dân tộc, được hình thành, phát triển một cách tự phát trong thực tiễn Nó mang tính hàm ngôn, đa nghĩa, biểu đạt cao và nhiều cấp độ ngôn ngữ) và ngôn ngữ hình thức (do con người tạo ra một cách tự giác để làm công cụ giải quyết những vấn đề nhất định nào đó – chủ yếu trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật)

1.2.2 Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ

+ Logic và ngôn ngữ thống nhất với nhau, logic chỉ quan hệ bên trong của các yếu tố cấu thành của tư duy Nó là nội dung của ngôn ngữ Còn ngôn ngữ là hình thức biểu hiện, là cái vỏ vật chất, là công cụ biểu hiện tư tưởng, là cái để gói ghém tư tưởng đem ra trao đổi đều có những đơn vị cơ bản chung Nếu logic có hai đơn vị cơ bản là khái niệm và phán đoán thì ngôn ngữ có từ và câu Nếu logic dùng các tác tử logic (liên từ logic) như phủ định, tuyển, hội, kéo theo làm nền tảng cho cú pháp của logic mệnh đề, làm nhiệm vụ liên kết các phán đoán đơn thành phán đoán phức thì ngôn ngữ có những liên từ tương ứng và có chức năng tương tự như các liên từ logic

+ Ngôn ngữ biểu hiện nội dung suy nghĩ một cách phong phú, đa dạng Trong ngôn ngữ có những cách khác nhau để diễn đạt cùng một nội dung với những sắc thái nghĩa khác nhau (các từ đồng nghĩa và các câu đồng nghĩa) Nó mang tính hàm ngôn, đa nghĩa, biểu đạt cao và nhiều cấp độ ngôn ngữ Nó biểu thị hiện tượng đa trị về mặt cấu trúc Còn logic không mang tính hàm ngôn, không đa nghĩa, không giàu tính biểu đạt, không có nhiều cấp độ Nó rõ ràng, đơn trị về mặt cấu trúc (để biểu thị nội dung một tư tưởng nhất định, người ta xây dựng, quy ước bằng các biểu thức)

+ Những qui luật và qui tắc của logic là những qui luật, qui tắc hình thức phổ quát và ổn định Còn những quy luật, quy tắc của ngôn ngữ, ngoài đặc điểm về hình thức còn phụ thuộc vào nội dung Bên cạnh những quy luật phổ quát, còn có những quy luật, quy tắc đặc thù, đồng thời có thể thay đổi theo thời gian, không gian.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu học tập logic học

- Logic học giúp chúng ta chuyển từ tư duy logic tự phát sang tự giác

- Nắm vững tri thức logic học giúp ta lập luận, diễn giải cũng như chứng minh, bác bỏ vấn đề có sức thuyết phục Nó giúp cho chúng ta suy nghĩ chín chắn, đúng đắn, nhất quán, liên tục, không mâu thuẫn, biết phát triển tư tưởng (lập luận) mạch lạc, hợp lý

- Logic còn giúp chúng ta chúng ta chính xác hóa ngôn ngữ thể hiện ở việc dùng từ chính xác, đặt câu rõ ràng, không mơ hồ

- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt phong phú, đa dạng một tư tưởng (những tư tưởng khác biệt có cách diễn đạt bằng lời gần giống nhau hoặc ngược lại có những tư tưởng giống nhau có thể có những cách diễn đạt khác nhau)

- Phát hiện được những lỗi logic, thủ thuật ngụy biện của đối phương và nhanh nhạy hơn trong xử lý những tình huống nan giải

- Logic rất cần thiết cho mọi người, mọi ngành nghề; đặc biệt đối với các ngành nghề liên quan đến kỹ năng nói, viết (ngành luật, ngoại giao, sư phạm, tuyên truyền, điều tra xét hỏi…)

* Những điều cần chú ý khi nghiên cứu và học tập môn logic hình thức

- Logic cổ điển là logic 2 giá trị (đúng, sai ngoài ra không có giá trị khác)

- Logic hình thức cho phép và còn đòi hỏi phải trừu tượng hóa mặt nội dung khi nghiên cứu và thực hành

- Khi thực hành thường trải qua 3 bước

Bước 1: Hình thức hóa: Từ những phán đoán có nội dung cụ thể, phải lược bỏ nội dung và xác định cấu trúc, công thức của những phán đoán ấy

Bước 2: Áp dụng công thức, qui tắc logic để biến đổi hoặc tính toán

Bước 3: Tạo ra những phán đoán có nội dung cụ thể theo công thức mới tìm ra

1) Logic học là gì? Đối tượng của logic học

2) Thế nào là hình thức logic của tư duy.?

3) Phân biệt logic hình thức và logic biện chứng

4) Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ

5) Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu môn logic học

1) Từ “logic” trong tiếng Việt có nghĩa là gì? a Mối liên hệ mang tính tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan b Mối liên hệ mang tính tất yếu giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong hiện thực chủ quan c Logic học d a, b, c đều đúng

2) Đối tượng của logic học là: a Các hình thức, các quy luật của tư duy b Cấu trúc của tư duy c Các quy luật của tư duy lý tính d Tính quy luật của sự tồn tại, phát triển thế giới

3) Các hình thức cơ bản của tư duy là: a Diễn dịch, quy nạp, phán đoán b Khái niệm, phán đoán, suy luận c Diễn dịch, quy nạp, loại suy d So sánh, phân tích, tổng hợp

4) Đặc điểm của logic hình thức là a Nghiên cứu tư duy phản ánh sự vật ở trạng thái tĩnh b Nghiên cứu tư duy chú trọng về hình thức logic, ít chủ ý nội dung tư tưởng c a, b đúng d a, b sai

5) Thế nào là hình thức logic của tư duy? a Là cấu trúc của tư tưởng đó, là phương thức liên kết giữa các thành phần của tư tưởng với nhau được hình thức hóa bằng kí hiệu ngôn ngữ hoặc ký hiệu toán học b Là cấu trúc logic của tư tưởng đó c Là phương thức liên kết giữa các thành phần tư tưởng với nhau d a, b, c đều sai

6) Nghiên cứu và học tập logic học có ý nghĩa gì? a Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn b Có kĩ năng diễn đạt phong phú, đa dạng một tư tưởng c Phát hiện được những lỗi logic, thủ thuật ngụy biện của đối phương và nhanh nhạy hơn trong xử lý những tình huống nan giải d a, b, c đều đúng

7) Ngôn ngữ được chia thành: a Ngôn ngữ nói – ngôn ngữ viết (căn cứ vào hình thức tồn tại) b Ngôn ngữ tự nhiên – ngôn ngữ hình thức (căn cứ vào tính tự phát hay tự giác của việc hình thành ngôn ngữ) c a, b đều đúng d a, b sai

8) Ngôn ngữ hình thức là ngôn ngữ: a Do con người tạo ra một cách tự giác b Không mang tính hàm ngôn c Không đa nghĩa d a, b, c đều đúng

9) Đặc trưng của tư duy” a Tư duy phản ánh hiện thực dưới dạng khái quát b Tư duy là quá trình phản ánh trung gian hiện thực c Tư duy liên hệ mật thiết với ngôn ngữ d a, b, c đều đúng

10) Từ “logic” trong luận điểm “Logic sẽ đưa chúng ta đi từ điểm A đến điểm B, tưởng tượng sẽ đưa chúng ta đến mọi nơi” (Albert Einstein) được hiểu là? a Logic khách quan b Logic chủ quan c Logic của cuộc sống d Logic của tự nhiên.

KHÁI NIỆM

Những vấn đề chung về khái niệm

Khái niệm là một hình thức tư duy của con người, nó phản ánh trong suy nghĩ một tập hợp các đối tượng trong hiện thực khách quan trên cơ sở những dấu hiệu chung và bản chất

2.1.2 Kết cấu logic của khái niệm

Mỗi khái niệm bao gồm 2 mặt: nội hàm và ngoại diên a) Nội hàm

Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu cơ bản (đặc điểm cơ bản) của lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó b) Ngoại diên

Ngoại diên của khái niệm là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát trong khái niệm c) Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên

- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm thống nhất với nhau, qui định lẫn nhau Nội hàm qui định những đối tượng nào có đủ những tính chất trong nội hàm thì thuộc về ngoại diên của khái niệm ấy Ngược lại ngoại diên của khái niệm sẽ qui định những tính chất chung nào đó của các đối tượng được phản ánh vào trong khái niệm

- Giữa nội hàm và ngoại diên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: Nội hàm của khái niệm càng sâu (phản ánh càng nhiều dấu hiệu đặc trưng) thì ngoại diên càng hẹp (số lượng đối tượng trong ngoại diên của khái niệm càng ít đi) và ngược lại

* Xét về mặt nội hàm a) Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng

- Khái niệm cụ thể là khái niệm để chỉ một đối tượng thực tế hay một lớp đối tượng nào đó (Ví dụ: cái bàn, quyển sách)

- Khái niệm trừu tượng là khái niệm chỉ phản ánh các thuộc tính của đối tượng hay quan hệ của các đối tượng (Ví dụ: lương thiện, lịch sự) b) Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định

- Khái niệm khẳng định là khái niệm biểu hiện những suy nghĩ về đối tượng với những đặc trưng nhất định của nó

- Khái niệm phủ định là khái niệm phản ánh đối tượng mà không tồn tại dấu hiệu khẳng định

Mỗi khái niệm khẳng định có khái niệm phủ định tương ứng

Ví dụ: chính nghĩa - phi nghĩa; có văn hóa - vô văn hóa c) Khái niệm đơn và khái niệm kép

- Khái niệm đơn là khái niệm mà người ta có thể suy nghĩ về nó một cách độc lập, không cần có khái niệm đối lập với nó (Ví dụ: thành phố, giáo viên)

- Khái niệm kép là những cặp khái niệm mà nội dung của nó sẽ không có ý nghĩa nếu tách rời khỏi nhau Sự tồn tại của khái niệm này qui định sự tồn tại của khái niệm kia (Ví dụ: bản chất - hiện tượng; tử số - mẫu số)

* Xét về mặt ngoại diên a) Khái niệm chung: là khái niệm mà ngoại diên của nó là tập hợp gồm nhiều đối tượng (ít nhất 2 đối tượng) b) Khái niệm đơn nhất: là khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa một sự vật c) Khái niệm rỗng: là khái niệm mà ngoại diên của nó trên thực tế không có phần tử nào cả

*Lưu ý: Khái niệm tập hợp: là khái niệm mà trong đó nhóm các sự vật đồng nhất được xem như một chỉnh thể duy nhất (đối tượng của khái niệm mà tập hợp được cấu tạo từ nhiều sự vật hiện tượng giống nhau nhưng chúng không đứng rời rạc, cô lập tách rời mà chúng được sắp xếp, tổ chức lại thành một chỉnh thể)

2.1.4 Khái niệm và từ ngữ

Quan hệ giữa khái niệm và từ ngữ là mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất

Khái niệm là nội dung bên trong của từ ngữ, từ ngữ là cái vỏ vật chất, là cái biểu hiện ra bên ngoài của khái niệm Không có nội dung bên trong thì khái niệm trở thành vô nghĩa (chỉ là âm thanh, những nét nguệch ngọac không có nghĩa) Ngược lại nếu không có từ thì sự phản ánh hiện thực bằng khái niệm không thể biểu hiện ra được

+ Khái niệm được diễn đạt bằng nhiều từ (từ đồng nghĩa)

Ví dụ: khái niệm “chết” được diễn đạt bằng rất nhiều từ: mất, thác, quá cố, qua đời, hi sinh,…

+ Một từ nhưng chứa đựng nhiều khái niệm (từ đồng âm)

Ví dụ: từ “mai” diễn đạt nhiều khái niệm sau đây: tên một loài hoa, thời gian sẽ xảy ra, người trung gian trong chuyện hôn nhân,…

Quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm

Căn cứ quan hệ về ngoại diên, có thể chia quan hệ giữa các khái niệm thành 2 loại: quan hệ trùng lặp (tương hợp) và quan hệ không trùng lặp (không tương hợp)

2.2.1 Quan hệ trùng lặp (tương hợp)

Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng có ít nhất một bộ phận trùng nhau a) Quan hệ đồng nhất

Là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau Nội hàm của các khái niệm đồng nhất có thể không trùng nhau Mỗi nội hàm phản ánh mặt nào đó của đối tượng

Người ta biểu thị quan hệ đồng nhất giữa hai khái niệm A và B bằng vòng tròn Eulère

Ví dụ: Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (A); Hà Nội (B) b) Quan hệ phụ thuộc

Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này hoàn toàn nằm trong và chỉ là một bộ phận ngoại diên của khái niệm kia

Ví dụ: Sinh viên (A); Sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (B)

* Khái niệm chủng (hạng) và khái niệm loại

Hai khái niệm có quan hệ với nhau như loại và chủng khi tất cả các dấu hiệu của khái niệm thứ nhất nằm trong nội hàm của khái niệm thứ hai, nhưng không phải tất cả các dấu hiệu của khái niệm thứ hai tham gia vào thành phần của khái niệm thứ nhất

Khái niệm phổ biến hơn, rộng hơn gọi là khái niệm loại Khái niệm ít phổ biến hơn, hẹp hơn gọi là khái niệm chủng

Một khái niệm có thể vừa là khái niệm chủng trong quan hệ này đồng thời là khái niệm loại trong quan hệ khác c) Quan hệ giao nhau

Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng chỉ có một phần trùng nhau

Ví dụ: Luật sư (A); Đại biểu Quốc hội (B)

2.2.2 Quan hệ không trùng lặp (không tương hợp)

Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng không có bộ phận nào trùng nhau

Quan hệ không trùng lặp bao gồm: a) Quan hệ tách rời

Là quan hệ giữa các khái niệm có nội hàm loại trừ nhau và ngoại diên của chúng không có phần tử nào chung

Ví dụ: “lá cờ” (A) và “hoa hồng” (B)

* Quan hệ ngang hàng (đồng vị, đồng thuộc): là quan hệ giữa những khái niệm chủng (hạng) giống nhau và cùng phụ thuộc vào khái niệm loại phổ thông hơn Quan hệ ngang hàng là trường hợp đặc biệt của quan hệ tách rời

Sinh viên Khoa Luật kinh tế Trường Đại học Ngân hàng TP HCM (B), sinh viên Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Ngân hàng TP HCM (C), sinh viên Khoa Tài chính Trường Đại học Ngân hàng TP HCM (D) sinh viên Khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngân hàng TP HCM (E) là những khái niệm chủng nằm trong khái niệm loại “Sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP HCM” (A)

* Quan hệ đối chọi (tương phản): là quan hệ giữa các khái niệm mà nội hàm của một khái niệm không những loại trừ các dấu hiệu của khái niệm kia mà còn thay thế chúng bằng các dấu hiệu ngược lại và tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm loại Đây lại là trường hợp đặc biệt của quan hệ ngang hàng

Ví dụ: “người cao” (A) và “người thấp” (B); “màu trắng” (A) và “màu đen” (B)

Giữa A và B có thể có đặc trưng trung gian là C có nghĩa là có màu không phải màu trắng nhưng cũng không phải màu đen (hồng, vàng ) b) Quan hệ mâu thuẫn

Là quan hệ giữa các khái niệm mà nội hàm của khái niệm này phủ định nội hàm của khái niệm kia nhưng không khẳng định dấu hiệu nào khác, còn tổng ngoại diên của chúng bằng ngoại diên của khái niệm loại rộng hơn

Ví dụ: “chiến tranh chính nghĩa” (A) và “chiến tranh phi nghĩa” (Ā).

Các phép logic của khái niệm

2.3.1 Thu hẹp và mở rộng khái niệm

Trong thực tế tư duy chúng ta thường hay phải chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diên hẹp và ngược lại Đó chính là quá trình con người không ngừng mở rộng và thu hẹp khái niệm a) Thu hẹp khái niệm

Thu hẹp khái niệm là thao tác logic nhằm chuyển từ một khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn bằng cách chi tiết hóa nội hàm của khái niệm ban đầu

Thu hẹp khái niệm là sự vận động của tư tưởng đi từ cái chung đến cái đặc thù hoặc cái riêng

Ví dụ: Khái niệm “Tội phạm” thu hẹp thành khái niệm “Tội phạm hình sự” (Thông qua việc thêm dấu hiệu hình sự vào nội hàm của khái niệm “Tội phạm”)

Khái niệm có thể tiếp tục thu hẹp đến giới hạn cuối cùng là khái niệm đơn nhất b) Mở rộng khái niệm

Mở rộng khái niệm là thao tác logic nhằm mở rộng ngoại diên của khái niệm thông qua việc làm nông nội hàm của khái niệm ấy

Bỏ bớt những dấu hiệu của khái niệm chủng, ta sẽ có khái niệm loại của khái niệm đó

Ví dụ: Khái niệm “Nhà giáo ưu tú Việt Nam” mở rộng thành khái niệm “Nhà giáo Việt Nam” (Thông qua bỏ bớt dấu hiệu “ưu tú”)

Phạm trù là giới hạn cuối cùng của thao tác mở rộng khái niệm Phạm trù là khái niệm có ngoại diên rộng nhất, nhưng có nội hàm hẹp nhất Mỗi khoa học có một hệ thống phạm trù riêng xác định

2.3.2 Định nghĩa khái niệm a) Định nghĩa khái niệm là gì? Định nghĩa khái niệm là vạch rõ nội hàm của khái niệm nhằm phân biệt được lớp các đối tượng được phản ánh trong khái niệm với các đối tượng tiếp cận với nó

Vạch rõ nội hàm là vạch rõ dấu hiệu bản chất (dấu hiệu nói lên qui luật tồn tại, vận động và phát triển của đối tượng) cùng những dấu hiệc đặc trưng (dấu hiệu chỉ riêng các đối tượng ấy mới có) b) Cấu trúc logic của định nghĩa khái niệm

Mỗi định nghĩa được cấu thành bởi 2 vế:

Vế I: Khái niệm cần định nghĩa (khái niệm được định nghĩa)

Vế II: Khái niệm dùng để định nghĩa (khái niệm định nghĩa)

Hai vế được liên kết với nhau bởi hệ từ “là”

Khái niệm cần định nghĩa

“Tứ giác phẳng, lồi, có các cặp cạnh đối song song, bằng nhau và có một góc vuông”

Khái niệm dùng để định nghĩa

“Khái niệm cần định nghĩa” là khái niệm cần làm sáng tỏ nội hàm Trong “khái niệm dùng để định nghĩa” người ta nêu lên quan hệ giữa các khái niệm đã biết, nêu lên các dấu hiệu nhằm phân biệt khái niệm cần định nghĩa với những khái niệm khác đã biết

- Đôi khi người ta đưa ra định nghĩa bằng cách nêu lên khái niệm dùng để định nghĩa trước khái niệm được định nghĩa và thay hệ từ “là” bằng “được gọi là”

- Có những câu có từ “là” nối 2 vế lại với nhau nhưng không phải là định nghĩa khái niệm mà chỉ là phán đoán thông thường

Ví dụ: “thầy giáo là kỹ sư tâm hồn”, “quân đội là trường đại học của thanh niên” c) Các qui tắc định nghĩa khái niệm: c1) Định nghĩa phải tương xứng (cân đối, cân xứng)

Nghĩa là ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải đồng nhất với ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa

Nếu vi phạm qui tắc này sẽ dẫn đến những sai lầm sau:

Một là định nghĩa quá rộng: Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa Trong trường hợp này, một số đối tượng không thuộc khái niệm cần định nghĩa đã được đưa vào định nghĩa

Ví dụ: Con người là động vật có hệ thần kinh trung ương

Hai là định nghĩa quá hẹp: ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa, tức là có một số đối tượng thuộc khái niệm cần định nghĩa bị loại ra khỏi định nghĩa

Ví dụ: Nội qui là những điều lệ đặt ra trong nhà trường buộc mọi người phải tuân theo c2) Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn:

Tuân theo qui tắc này sẽ làm rõ dấu hiệu chủ yếu, đặc trưng nhất của khái niệm, tránh được tình trạng định nghĩa dài dòng, mơ hồ Ví dụ 1: Tam giác đều là hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau Định nghĩa này dài dòng vì thừa một tiêu chí hoặc 3 cạnh hoặc

Ví dụ 2: “Người thừa kế hàng thứ hai” bao gồm: cụ nội, cụ ngoại, bác, chú, cô, cậu, dì ruột của người để lại di sản Định nghĩa này mơ hồ vì từ ruột được đặt sau từ dì sẽ gây ra hai hướng hiểu khác nhau c3) Định nghĩa không được vòng quanh, luẩn quẩn

- Phép cộng là phép tìm tổng 2 số Tổng 2 số là kết quả của phép cộng (định nghĩa vòng quanh)

- Người quan liêu là người dùng thái độ quan liêu dể giải quyết vấn đề (định nghĩa lẩn quẩn) c4) Định nghĩa không nên là phủ định Định nghĩa là làm rõ nội hàm khái niệm Nhưng trong định nghĩa phủ định không vạch ra nội hàm của khái niệm cần định nghĩa, do đó nó không nói lên bản chất của đối tượng

Ví dụ: Hình tròn không phải là hình vuông d) Các hình thức (kiểu) định nghĩa d1) Định nghĩa nội hàm (định nghĩa thông qua khái niệm loại và sự khác biệt về chủng) Cấu trúc logic của định nghĩa theo kiểu này là a = A + a1, a2, a3,…, a: khái niệm chủng

A: khái niệm loại a1, a2, a3,…, : những đặc điểm của khái niệm chủng

PHÁN ĐOÁN

Những vấn đề chung về phán đoán

Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy, qua đó khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của đối tượng hoặc nói lên mối liên hệ giữa các đối tượng

- Trái đất quay quanh mặt trời

- Con vật không có ý thức

- Nếu anh đậu vào Trường Đại học Ngân hàng TP HCM thì sau này anh có nhiều cơ hội tìm được việc làm tốt

3.1.2 Giá trị chân lý của phán đoán

Theo logic cổ điển, mỗi phán đoán có giá trị đúng (chân thật) hoặc có giá trị sai (giả dối) Giá trị đúng, sai của phán đoán được gọi là giá trị chân lý của phán đoán

Một phán đoán có giá trị đúng (ký hiệu: Đ, T hoặc số1), khi nội dung nó phản ánh phù hợp hiện thực khách quan, và ngược lại, phán đoán sẽ có giá trị sai (ký hiệu: S, F hoặc số 0), khi nó phản ánh không phù hợp hiện thực khách quan

Phán đoán được diễn đạt bằng một câu Câu là vỏ vật chất là hình thức biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ của phán đoán

Giữa phán đoán và câu có sự thống nhất với nhau do chúng gắn liền với những tư tuởng nhất định Song chúng không đồng nhất hoàn toàn, vì có những câu cấu tạo đúng ngữ pháp nhưng không là phán đoán như: câu nghi vấn thông thường, câu cảm thán, câu mệnh lệnh Xét các câu sau đây:

- Trời hôm nay đẹp quá!

- Cấm hút thuốc lá nơi làm việc!

Ta không thể xác định được giá trị đúng hoặc sai của các câu trên, nên chúng không phải là những phán doán

Hoặc những câu chứa đối tượng chưa xác định cũng không là phán đoán, như câu sau:

- Lưu ý: Có những câu hỏi đặc biệt vẫn là thể hiện phán đoán vì chúng vẫn nói lên bản chất của đối tượng, tính đúng sai của đối tượng

Ví dụ: Ớt nào là ớt chẳng cay? Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng?

Phán đoán đơn

3.2.1 Cấu trúc của phán đoán đơn

Phán đoán đơn được hình thành trên cơ sở liên kết hai khái niệm với nhau bởi hệ từ "là" hoặc "không là"

- Khái niệm chỉ đối tượng của sự suy nghĩ gọi là chủ từ, ký hiệu: S (subjectum)

- Khái niệm chỉ tính chất, quan hệ của đối tượng gọi là vị từ (thuộc từ, tân từ), ký hiệu:

Công thức chung của phán đoán đơn:

Ngoài ra có thể đặt trước chủ từ S một lượng từ phổ dụng:  (All: Tất cả, toàn thể), hoặc lượng từ tồn tại:  (Existence: Sự tồn tại) Khi đó ta có công thức tổng quát của phán đoán đơn như sau:

Ví dụ: Một số công dân không tuân theo pháp luật

3.2.2 Những hình thái cơ bản của phán đoán đơn

Căn cứ vào lượng từ và hệ từ ta chia phán đoán đơn thành 4 loại sau đây: a) Phán đoán toàn thể (chung, toàn xưng) - khẳng định

Có hai trường hợp quan hệ giữa hai khái niệm S và P:

Trường hợp Ví dụ Hình minh họa

Khái niệm S và P có quan hệ phụ thuộc: Tức là: mọi S đều là P và một số P là S

Mọi tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Trường hợp Ví dụ Hình minh họa

Khái niệm S và P có quan hệ đồng nhất: Tức là: mọi S đều là P và mọi P đều là S (hình

Xuân Quỳnh là tác giả của bài thơ Biển và Thuyền b) Phán đoán bộ phận (riêng, đặc xưng) - khẳng định

Có hai trường hợp quan hệ giữa khái niệm S và P:

Trường hợp Ví dụ Hình minh họa

Khái niệm S và P trong quan hệ giao nhau: Mõt số S là P và một số P là S

Một số sinh viên là cầu thủ bóng đá

Khái niệm S và P trong quan hệ phụ thuộc: Mõt số S là P và mọi P là S

Một số hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm c) Phán đoán toàn thể (chung, toàn xưng) - phủ định

Hai khái niệm S và P trong quan hệ tách rời: Mọi S không là P và mọi P không là S

- Mọi vật đều không tồn tại vĩnh viễn d) Phán đoán bộ phận (riêng, đặc xưng) - phủ định

Có hai trường hợp quan hệ giữa hai khái niệm S và P:

Trường hợp Ví dụ Hình minh họa

+ Khái niệm S và P có quan hệ giao nhau

Một số sinh viên không là cầu thủ bóng đá

Khái niệm S và P có quan hệ phụ thuộc: Tức là: một số S là P và mọi P đều là S

Một số hành vi nguy hiểm cho xã hội không là tội phạm

3.2.3 Tính chu diên của khái niệm trong phán đoán đơn a) Định nghĩa

Một khái niệm được gọi là chu diên (ngoại diên đầy đủ) khi trong phán đoán, khái niệm ấy biểu thị sự suy nghĩ với ngoại diên đầy đủ

Một khái niệm được gọi là không chu diên (ngoại diên không đầy) khi trong phán đoán, sự suy nghĩ mà nó biểu thị chỉ là một bộ phận ngoại diên của khái niệm ấy

Ta dùng dấu "+" đứng kèm sau một khái niệm để nói rằng khái niệm đó chu diên Dấu

"-" dùng để trỏ khái niệm không chu diên b) Khảo sát tính chu diên của khái niệm trong phán đoán đơn

Khái niệm S và P quan hệ phụ thuộc, nên S chu diên còn P không chu diên: Mọi S+ đều là P-

- Mọi công nhân đều là người lao động

Trường hợp ngoại lệ khái niệm S, P có ngoại diên đồng nhất, khi đó cả chủ từ S lẫn tân từ P đều chu diên: Mọi S+ là P+ (hình 16)

Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng cùng nằm trong mặt phẳng và không cắt nhau

Một số giáo viên là phụ nữ

Hai khái niệm S, P trong phán đoán trên có quan hệ giao nhau, cho nên cả S lẫn P đều không chu diên: Một số S- là P-

Trường hợp ngoại lệ hai khái niệm S, P quan hệ phụ thuộc và S bao hàm P Thì S không chu diên còn P chu diên: Một số S- là P+

Một số hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật qui định là tội phạm

Trong phán đoán này cả chủ từ S và tân từ P có ngoại diên rời nhau, nên cả hai đều chu diên: Mọi S+ không là P+

Mọi số lẻ đều không phải là số chia hết cho 2

Mọi cán bộ, nhân viên trường ta đều không phải là người nước ngoài

* Một số S không là P = O Ở phán đoán này chủ từ S chỉ nói một phần ngoại diên nên nó không chu diên còn vị từ P ở đây phản ánh toàn bộ ngoại diên không thuộc chủ từ S nên P chu diên: Một số S- không là P+

Ví dụ: Một số sinh viên không là Đoàn viên

+ Trừ các trường hợp ngoại lệ, ta thấy chủ từ S chu diên trong các phán đoán toàn thể và không chu diên trong các phoán đoán bộ phận Tân từ P chu diên trong các phán đoán phủ định và không chu diên trong phán đoán khẳng định

+ Các phán đoán không có lượng từ đứng trước chủ từ đều được xem là phán đoán toàn thể, vì toàn bộ đối tượng thuộc ngoại diên của chủ từ đều được xem xét

Tên phán đoán Chủ từ Vị từ Ngoại lệ

3.2.4 Quan hệ giữa các phán đoán đơn

Giữa các phán đoán đơn: A, I, E, O có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong logic cổ điển, quan hệ giữa chúng được biểu thị trên một hình vuông với bốn đỉnh là các phán đoán đơn tương ứng Hình vuông này được gọi là hình vuông logic a) Quan hệ mâu thuẫn

Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa các phán đoán đơn có cùng các khái niệm S, P nhưng trái ngược nhau về lượng từ lẫn hệ từ Đó là quan hệ giữa các phán đoán A và O, giữa E và I

Các phán đoán có quan hệ mâu thuẫn luôn có giá trị chân lý trái ngược nhau: Nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai và ngược lại b) Quan hệ thứ bậc

Quan hệ thứ bậc là quan hệ giữa các phán đoán đơn có cùng các khái niệm S, P; cùng hệ từ; nhưng trái ngược nhau về lượng từ Đó là quan hệ giữa các phán đoán A và I, giữa E và O Trong quan hệ thứ bậc:

- Nếu phán đoán toàn thể là đúng thì phán đoán bộ phận cũng đúng Nếu phán đoán toàn thể là sai thì không xác định được giá trị chân lý của phán đoán bộ phận

- Nếu phán đoán bộ phận là sai thì phán đoán toàn thể cũng sai, Nếu phán đoán bộ phận là đúng thì không xác định được giá trị chân lý của phán đoán toàn thể c) Quan hệ đối chọi

Quan hệ đối chọi là quan hệ giữa các phán đoán có cùng các khái niệm S, P; cùng lượng từ, nhưng trái ngược nhau về hệ từ

+ Quan hệ đối chọi trên (giữa A và E)

Hai phán đoán quan hệ đối chọi trên không thể cùng đúng nhưng có thể cùng sai Nếu biết 1 trong 2 phán đoán là đúng thì phán đoán còn lại là sai Nếu biết 1 trong 2 phán đoán là sai thì không xác định được giá trị chân lý của phán đoán còn lại

+ Quan hệ đối chọi dưới (giữa I và O)

Hai phán đoán quan hệ đối chọi dưới không thể cùng sai nhưng có thể cùng đúng Nếu biết 1 trong 2 phán đoán là sai thì phán đoán còn lại là đúng Nếu biết 1 trong 2 phán đoán là đúng thì không xác định được giá trị chân lý của phán đoán còn lại

Từ các quan hệ trên của phán đoán đơn, nếu cho trước một phán đoán là đúng hay sai, ta dễ dàng suy ra được giá trị chân lý của các phán đoán còn lại

Xét tập hợp S gồm tất cả người Việt Nam; gọi x là một người Việt Nam nào đó (x là một phần tử thuộc S) Ta xét câu:

P (x) không phải là một phán đoán, vì không thể xác định giá trị đúng hay sai, và nó sẽ trở thành phán đoán khi ta thay x bằng 1 đối tượng xác định P (x) được gọi là hàm phán đoán

Thay x bằng Nguyễn Ái Quốc vào hàm phán đoán trên, ta được một phán đoán đúng sau đây:

Các phép logic - phán đoán phức

3.3.1 Phép phủ định a) Định nghĩa

Phủ định phán đoán là thao tác logic nhằm từ 1 phán đoán đã cho, ta tạo ra 1 phán đoán mới có giá trị chân lý trái ngược với nó bằng một từ phủ định (không, không phải,…)

Ví dụ: Cho phán đoán:

Anh A là tội phạm Ký hiệu: a

Phủ định phán đoán trên ta được phán đoán:

Khụng phải anh A là tội phạm Ký hiệu: 𝑎, ~a, ơ𝑎

Hai phán đoán a và 𝑎 có giá trị chân lý luôn trái ngược nhau b) Phủ định kép

Cho phán đoán a, qua 2 lần phủ định phán đoán a, ta được phán đoán phủ định kép của a

Ví dụ: Không phải anh A không là tội phạm

Phỏn đoỏn phủ định kộp của a được ký hiệu: a, ~(~a), ơ(ơ𝑎)

Như vậy 2 phán đoán a và a có cùng giá trị chân lý

Bảng chân lý của phép phủ định a a a

0 c) Phủ định phán đoán có lượng từ  hoặc 

Phép hội là phép liên kết hai hoặc nhiều phán đoán với nhau bởi liên từ logic "và"

Ví dụ: Bạn ấy học giỏi (a)

Hội của 2 phán đoán a, b sẽ là: Bạn ấy học giỏi và xinh đẹp, ký hiệu: ^, & a  b

(đọc là: a và b; hội của a và b, a hội b)

Giá trị chân lý của phán đoán a  b được xác định qua các phán đoán thành phần a, b như sau:

Phán đoán a  b chỉ đúng khi cả a lẫn b cùng đúng Và trong các trường hợp còn lại đều sai (sai khi ít nhất 1 phán đoán thành phần a, b là sai)

Bảng chân lý của phép hội a b a  b

Trong ngôn ngữ, liên từ logic "và" có thể được diễn đạt bằng các từ khác như: đồng thời, nhưng, mà còn, song, vẫn, cũng, tuy nhưng, vừa là vừa là, dấu phẩy v.v

Ví dụ: Ông ấy tuy nghèo nhưng rộng rãi

3.3.3 Phép tuyển a) Định nghĩa phép tuyển

Phép tuyển là phép liên kết hai hoặc nhiều phán đoán với nhau bởi liên từ logic "hoặc" ("hay là")

Có 2 loại phép tuyển: tuyển không loại và tuyển loại

+ Phép tuyển không loại (phép tuyển không nghiêm, tuyển yếu, tuyển lỏng): là phép tuyển chỉ sai khi tất cả các phán đoán thành phần đều sai và sẽ là đúng trong tất cả các trường hợp còn lại Phép tuyển không loại của a, b được ký hiệu: a  b

(đọc là: a hoặc b; a hay là b; tuyển của a và b)

Bảng chân lý của phép tuyển không loại: a b a  b

+ Phép tuyển loại (phép tuyển nghiêm, tuyển mạnh, tuyển chặt): là phép tuyển chỉ đúng khi chỉ một phán đoán thành phần là đúng và sẽ sai trong tất cả các trường hợp còn lại Phép tuyển loại của a, b được ký hiệu: a  b hoặc a  b

(đọc là: a tuyển loại b; hoặc a hoặc b)

Bảng chân lý của phép tuyển loại: a b a  b

0 b) Tính chất của phép hội và phép tuyên

+ Tính chất giao hoán: a  b  b  a a  b  b  a + Tính chất kết hợp:

* Ngoài ra còn các tính chất khác a  a = a a  a = 0 a  a = a a  a = 1 a  1 = a a  0 = 0 a  0 = a a  1 = 1 c) Phủ định phán đoán hội hoặc tuyển

+ Phủ định phán đoán tuyển: a b  ab

Từ công thức trên, ta có hệ quả: a b  ab

+ Phủ định phán đoán hội: b a   a b

Từ công thức trên, ta có hệ quả: a b  a b

3.3.4 Phép kéo theo a) Định nghĩa:

Phép kéo theo là phép liên kết 2 phán đoán bởi liên từ logic "Nếu thì " Cho 2 phán đoán:

“Bạn giỏi môn logic” ký hiệu là a

“Bạn sẽ lập luận chặt chẽ” ký hiệu là b

Liên kết 2 phán đoán trên bởi liên từ “Nếu thì ”, ta có:

“Nếu bạn giỏi môn logic thì bạn sẽ lập luận chặt chẽ”

Phán đoán “Nếu a thì b” được ký hiệu là a  b, a ⊃ b, a → b

Trong phán đoán a  b, a được gọi là cơ sở (tiền đề), b được gọi là hệ quả (hậu đề)

Những câu có cấu trúc như sau: “nếu a thì b”, “từ a suy ra b”, “hễ có a thì có b”, “giá như có a thì có b”, “vì a cho nên b” đều là hình thức biểu hiện của phán đoán a  b

Bảng chân trị phép kéo theo: a b a  b

1 b) Một số phán đoán tương đương với phán đoán a  b ab  b  a ab  ab c) Điều kiện đủ và điều kiện cần

Phép kéo theo được thể hiện trong ngôn ngữ rất đa dạng Để có thể chuyển từ ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ logic một cách chính xác, cần phải xác định phán đoán cơ sở là điều kiện đủ hay là điều kiện cần của phán đoán hệ quả

Gọi a là điều kiện đủ đối với b, khi có a thì chắc chắn có b

Các phán đoán có cấu trúc:

“Có a là đủ để có b”, “Muốn có b thì có a là đủ”, “Chỉ cần có a là có b”, “Muốn có b chỉ cần có a”, “Khi có a là có b”, “Có b khi có a” sẽ được viết lại là “nếu có a thì có b”

Gọi a là điều kiện cần đối với b, là khi không có a thì chắc chắn không có b

Các phán đoán có cấu trúc như sau:

“Có a là cần để có b”, “Muốn có b thì cần (phải) có a”, “Có b chỉ khi có a”, “Chỉ có b khi có a”, “Có a mới có b” sẽ được viết lại là: “Nếu không có a thì không có b”

3.3.5 Phép tương đương (Phép đẳng giá)

Phép tương đương được hình thành trên cơ sở liên kết hai phán đoán (ab) với (ba) bởi phép hội

Công thức trên có thể đọc là:

“Nếu có a thì có b và ngược lại nếu có b thì có a”

“a là điều kiện cần và đủ để có b”

“Có b khi và chỉ khi có a”

Bảng chân trị của phép tương đương a b a b b a b a

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1) Phán đoán là gì? Quan hệ giữa phán đoán và câu

2) Trình bày kết cấu của phán đoán đơn

3) Nêu qui tắc về tính chu diên của các khái niệm S, P trong phán đoán đơn

4) Trình bày quan hệ về giá trị chân lý giữa các phán đoán đơn

5) Phán đoán phức là gì? Nêu đặc điểm về giá trị chân lý của các phán đoán hội, tuyển không loại, tuyển loại, kéo theo và tương đương

1) Xác định phán đoán đúng với P là đ, Q là sai (s), R là đúng (đ): a P  (Q  R) b R  ~ (P ^ ~ Q) c (R ^ ~Q)  ~Q d R v (Q v P)

2) Viết dưới dạng ký hiệu phán đoán “Trời không mưa nhưng mà lạnh” (gọi P là “trời mưa”, Q là “trời lạnh”) a ~P^Q b P^Q c P  Q d P ^ ~ Q

3) Viết dưới dạng ký hiệu phán đoán “Trời mưa nhưng đâu có lạnh” (gọi P là “trời mưa”,

4) Xác định giá trị chân lý của phán đoán ~P^Q trong trường hợp P đúng, Q sai a Sai b Đúng c Phán đoán không có giá trị đúng, sai d Phán đoán khẳng định

5) Xác định giá trị chân lý của phán đoán ~(~P^Q) trong trường hợp P đúng, Q sai a Sai b Đúng c Phán đoán phủ định d Phán đoán không có giá trị đúng, sai

6) Viết các phán đoán sau đây dưới dạng ký hiệu: Nó gầy đi không phải làm nhiều việc, cũng không phải vì bị bệnh (P = nó gầy đi; Q = nó làm việc nhiều; R = nó bị bệnh) a ~ (Q  P) Λ ~ (R  P) b (Q  P) Λ ~ (R  P) c ~ (P  Q) Λ ~ (Q  P) d ~ (R  Q) Λ (R  P)

7) Gọi P là phán đoán “Sinh viên ngân hàng học giỏi”, Q là phán đoán “Sinh viên ngân hàng tham gia các hoạt động xã hội”, phán đoán “Sinh viên ngân hàng học giỏi và không tham gia các hoạt động xã hội” trên được biểu đạt thành công thức: a P ^ ~Q b P v Q c ~P  Q d ~P ^ Q

8) Cho phán đoán: “Trong lớp, có một số sinh viên được nhận học bổng” Nếu phán đoán đã cho là sai thì các phán đoán nào sau đây sai? a Trong lớp, sinh viên nào cũng được nhận học bổng b Không phải không có những sinh viên trong lớp không được nhận học bổng c Không phải tất cả sinh viên trong lớp đều được nhận học bổng d Nói rằng tất cả các sinh viên trong lớp đều được nhận học bổng là sai

9) Tìm phán đoán tương đương của phán đoán: “Nếu làm nhiều bài tập logic thì bạn sẽ làm tốt bài thi môn logic” a Nếu không làm nhiều bài tập thì không làm tốt bài thi môn logic b Nếu làm tốt bài thi môn logic thì suy ra có làm nhiều bài tập logic c Không làm tốt bài thi môn logic chứng tỏ rằng không làm nhiều bài tập logic d a, b, c sai

10) Cho phán đoán: “Hầu hết sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP HCM có tư duy nhanh nhạy”

Biết phán đoán này có giá trị chân lý đúng Hãy xác định giá trị chân lý của các phán đoán còn lại trên hình vuông logic a Ađ, Es, Os b Es, , c As, Es, Os d Ađ, Es, Ođ

11) Tìm phán đoán tương đương với phán đoán sau: “Hoa hồng nào cũng có gai” a Có hoa hồng không có gai b Tồn tại hoa hồng có gai c Không thể có hoa hồng không có gai d Mọi hoa hồng không có gai

12) Tìm phán đoán tương đương với phán đoán sau: “Chỉ cần giỏi ngoại ngữ bạn sẽ được tuyển vào công ty này” a Được tuyển vào công ty chứng tỏ bạn giỏi ngoại ngữ b Không được tuyển vào công ty chứng tỏ bạn không giỏi ngoại ngữ c Không giỏi ngoại ngữ thì không được tuyển vào công ty d a, b, c sai

SUY LUẬN

Khái niệm về phép suy luận

Suy luận là thao tác logic nhằm rút ra các phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán đã biết

Trong suy luận, phán đoán đã biết được gọi là tiền đề, phán đoán mới được rút ra từ các tiền đề gọi là kết luận

Ví dụ: Từ các phán đoán:

Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải xử lý theo pháp luật (1)

Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật (2)

Ta rút ra phán đoán kết luận sau:

Trốn thuế phải xử lý theo pháp luật (3)

Trong suy luận trên các phán đoán (1), (2) được gọi là tiền đề, phán đoán (3) được gọi là kết luận Giá trị chân lý của kết luận phụ thuộc vào giá trị chân lý của các tiền đề và việc tuân thủ hay vi phạm các qui tắc logic của suy luận

Tùy theo tiêu chí suy luận có thể chia thành nhiều loại:

- Suy luận logic và suy luận nghe có lý (căn cứ vào hình thức lập luận)

Suy luận logic gồm có: suy luận hợp logic và suy luận không hợp logic

Suy luận hợp logic là những suy luận, nếu các tiền đề là đúng và tuân thủ các quy tắc suy luận thì kết luận rút ra chắc chắn là đúng Suy luận không hợp logic là những suy luận do vi phạm những qui tắc suy luận nên kết luận không chắc chắn đúng

Suy luận nghe có lý là những suy luận mặc dù các tiền đề là đúng nhưng kết luận rút ra chỉ mới có khả năng là đúng chứ chưa chắc đúng Những suy luận này không có những qui tắc logic để đảm bảo kết luận được rút ra là hoàn toàn đáng tin cậy

*Lưu ý: Khi nghiên cứu suy luận, nội dung cụ thể của các tiền đề được trừu tượng hóa và xem như là các phán đoán đúng mặc dù trên thực tế nó có thể là sai hoặc chưa xác định được là đúng hay sai Điều được quan tâm là cấu trúc của suy luận, cấu trúc ấy có bảo đảm kết luận là tất yếu đúng hay không khi có những tiền đề đúng

- Suy luân trực tiếp và suy luận gián tiếp (căn cứ vào số lượng tiền đề)

- Suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp (căn cứ vào tính phổ biến của tri thức ở tiền đề và kết luận)

Suy luận diễn dịch

4.2.1 Suy luận từ tiền đề là các phán đoán đơn a) Suy luận trực tiếp từ một tiền đề

- Phép đổi chỗ (đảo ngược phán đoán)

Kết luận được rút ra bằng cách, thay đổi vị trí của chủ từ và tân từ

* Quy tắc chung: Khái niệm nào không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận

Các suy luận hợp logic từ phép đổi chỗ:

Tiền đề Mọi S+ là P- (SaP) Kết luận Một số P- là S- (PiS)

Tiền đề Một số S- là P- (SiP) Kết luận Một số P- là S- (PiS)

Tiền đề Mọi S+ không là P+ (SeP) Kết luận Mọi P+ không là S+ (PeS)

*Lưu ý: Không thực hiện được phép đổi chỗ đối với phán đoán bộ phận phủ định, bởi vì trong phán đoán bộ phận phủ định, chủ từ S trong tiền đề là không chu diên (S-) nhưng nếu đổi sang vị trí vị từ của phán đoán phủ định thì S sẽ là chu diên (S+), vi phạm qui tắc của phép đổi chỗ

- Phép đổi chất (biến đổi phán đoán)

Kết luận được rút ra bằng cách thay đổi hệ từ, biến phán đoán khẳng định thành phán đoán phủ định và ngược lại

* Quy tắc chung: Khi thực hiện phép đổi chất vị từ P được đổi thành khái niệm mâu thuẫn với nó ( P)

Những suy luận hợp logic từ phép đổi chất:

Tiền đề Mọi S là P Kết luận Mọi S không làP

Tiền đề Một số S là P Kết luận Một số S không làP Tiền đề Mọi S không là P

Kết luận Mọi S là P Tiền đề Một số S không là P Kết luận Một số S làP

- Kết hợp phép đổi chất và phép đổi chỗ (đối lập vị từ)

Có thể thực hiện phép đổi chất trước và sau đó thực hiện phép đổi chỗ hoặc ngược lại

Tiền đề: Mọi S là P Đổi chất: Mọi S không làP Đổi chỗ: MọiP không là S

- Suy luận dựa vào quan hệ về giá trị chân lý giữa các phán đoán đơn (dựa trên hình vuông logic)

Khi có tiền đề là một phán đoán đơn, dựa vào các quan hệ đã được xác định bởi hình vuông logic ta có thể rút ra một số kết luận nhất định Chẳng hạn, nếu cho tiền đề SaP, ta rút ra theo cạnh bên (quan hệ phụ thuộc), phán đoán SiP; theo cạnh trên (quan hệ đối lập trên) phỏn đoỏn phủ định ơ(SeP), theo đường chộo (quan hệ mõu thuẫn) phỏn đoỏn ơ(SoP) Cho phán đoán “Mọi sinh viên đều phải biết tin học”, ta rút ra được các kết luận “Một số sinh viên phải biết tin học”; “Không phải mọi sinh viên đều không biết tin học”,… Hãy tự rút ra các kết luận từ các tiền đề là các phán đoán đơn dạng E,I,O b) Tam đoạn luận (suy luận gián tiếp từ nhiều tiền đề)

*Khái niệm về phép tam đoạn luận

Tam đoạn luận là kiểu suy luận được cấu thành bởi hai tiền đề và một kết luận đều là các phán đoán đơn

Hai tiền đề của tam đoạn luận liên hệ với chau bởi sự lặp lại của cùng một khái niệm

- Trong tam đoạn luận có 3 khái niệm gọi là 3 thuật ngữ của tam đoạn luận:

+ Chủ từ trong kết luận được gọi là thuật ngữ nhỏ (tiểu từ) Ký hiệu là S

+ Vị từ trong kết luận được gọi là thuật ngữ lớn (đại từ) Ký hiệu là P

+ Thuật ngữ có mặt trong cả hai tiền đề nhưng không có trong kết luận được gọi là thuật ngữ giữa (trung từ) Ký hiệu là M (médium)

- Mỗi tam đoạn luận được hình thành từ 3 phán đoán (2 phán đoán tiền đề và 1 phán đoán kết luận)

+ Tiền đề chứa thuật ngữ lớn được gọi là tiền đề lớn (đại tiền đề)

+ Tiền đề chứa thuật ngữ nhỏ được gọi là tiền đề nhỏ (tiểu tiền đề)

Mọi công dân Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật Nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Văn A là công dân Việt Nam

Khái niệm “Nguyễn Văn A” được ký hiệu là S, khái niệm “Phải tuân theo pháp luật Nước CHXHCN Việt Nam” được ký hiệu là P và khái niệm “Công dân Việt Nam” được ký hiệu là

Suy luận trên có sơ đồ như sau: Mọi M là P

* Các quy tắc chung của tam đoạn luận

Quy tắc 1: Trong tam đoạn luận có ba khái niệm (thuật ngữ) và chỉ ba khái niệm cấu thành

Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa (M) phải được chu diên ít nhất một lần trong hai tiền đề Do đó, thuật ngữ giữa (M) phải là chủ từ của phán đoán toàn thể hoặc là vị từ của phán đoán phủ định

Quy tắc 3: Nếu thuật ngữ lớn (P) hoặc thuật ngữ nhỏ (S) không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận

Quy tắc 4: Nếu hai tiền đề đều là phán đoán phủ định thì không rút ra được kết luận

Quy tắc 5: Nếu có một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận không được là phán đoán khẳng định

Quy tắc 6: Nếu hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận thì không rút ra được kết luận

Quy tắc 7: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận không được là phán đoán toàn thể

Quy tắc 8: Nếu hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận không được là phán đoán phủ định

*Các loại hình tam đoạn luận Quy tắc của các loại hình (quy tắc riêng)

 Căn cứ vào vị trí của khái niệm M trong 2 tiền đề, phép tam đoạn luận được chia thành 4 loại hình khác nhau (Cặp loại hình I và IV, II và III ngược nhau về hình dạng)

Loại hình I Loại hình II Loại hình III Loại hình IV

 Quy tắc đối với các loại hình tam đoạn luận

- Tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể

- Tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định

- Tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể

- Một trong hai tiền đề phải là phán đoán phủ định

- Tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định

- Kết luận phải là phán đoán bộ phận

- Nếu tiền đề lớn là phán đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ là phán đoán toàn thể

- Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định thì tiền đề lớn là phán đoán toàn thể

* Các kiểu của tam đoạn luân

Kiểu của tam đoạn luận đơn là khái niệm cho biết các phán đoán tiền đề và kết luận của nó có dạng nào

Ví dụ: kiểu AAA, AAI, AAE, AAO…

Với bốn loại hình của tam đoạn luận có thể thiết lập 256 kiểu tam đoạn luận [mỗi loại hình có 4 dạng A, I, E, O (tiền đề1) x 4 dạng (t.đ 2) x 4 dạng (k.l) = 64 kiểu x 4 loại hình 256 kiểu] nhưng trong đó chỉ có 24 kiểu hợp logic, trừ đi các kiểu “yếu” thì còn lại 19 kiểu hợp logic

Ví dụ: AAI là kiểu “yếu” của AAA (AAA hợp logic thì tất nhiên AAI cũng hợp logic)

24 kiểu được thể hiện qua bảng sau:

I AAA, AAI, EAE, EIO, AII, EAO

II AEE, EAE, AOO, EIO, AEO, EAO

III AAI, AII, IAI, EAO, OAO, EIO

IV AAI, AEE, IAI, EAO, EIO, AEO

19 kiểu được thể hiện qua bảng sau:

II AEE, EAE, AOO, EIO

III AAI, AII, IAI, EAO, OAO, EIO

IV AAI, AEE, IAI, EAO, EIO

4.2.2 Suy luận từ các tiền đề là phán đoán phức Đối với suy luận từ các tiền đề là phán đoán phức, phương pháp kiểm tra thông dụng nhất là dùng bảng chân trị

* Suy luận trực tiếp từ một tiền đề a) Tiền đề là phán đoán kéo theo

2) AB b) Tiền đề là phán đoán tuyển

3) AB c) Tiền đề là phán đoán hội

Suy luận từ tiền đề là phán đoán hội thường chỉ được sử dụng trong trường hợp giữa các thành phần của phán đoán hội về nội dung có sự qui định lẫn nhau

* Suy luận gián tiếp từ nhiều tiền đề Để có kết luận hợp logic từ suy luận nhiều tiền đề, cần tuân theo một số quy tắc sau: a) Quy tắc kết luận

*Lưu ý: Suy luận theo sơ đồ sau đây là không hợp logic

*Lưu ý: Suy luận theo sơ đồ sau đây là không hợp logic:

Phương pháp cơ bản để xét suy luận từ các tiền đề phức có hợp logic hay không là lập bảng chân trị

- Khi các tiền đề đều đúng và kết luận luôn luôn đúng thì đó là suy luận hợp logic

- Khi các tiền đề đều đúng nhưng có kết luận sai, thì đó là suy luận không hợp logic Bảng chân trị kiểm tra qui tắc bắc cầu:

Xét các trường hợp tiền đề đúng, (dòng 1, 5, 7, 8) ta thấy các kết luận đều đúng Vậy, suy luận theo quy tắc bắc cầu là hợp logic

* Lưu ý: Suy luận theo sơ đồ sau đây cũng được gọi là suy luận bắc cầu:

Kết luận: (BC)(AC) d) Quy tắc lựa chọn

*Lưu ý: Suy luận theo sơ đồ sau đây là không hợp logic:

Tuy nhiên, nếu tiền đề là phán đoán tuyển loại thì cả hai suy luận sau đây đều hợp logic:

Trên đây là những dạng suy luận thông dụng nhất, song, trong thực tế suy luận rất đa dạng mà lý thuyết không thể khái quát một cách đầy đủ Do đó, đối với những suy luận từ nhiều tiền đề là phán đoán phức có công thức khác những quy tắc trên đây thì trước khi khẳng định suy luận đó có hợp logic hay không, ta phải kiểm tra bằng bảng giá trị chân lý (bảng chân trị) Có thể là bảng chân trị đầy đủ hoặc bảng chân trị rút gọn

Kiểm tra suy luận hợp logic bằng bảng chân trị đầy đủ

Ví dụ: Nếu có tài lẫn có đức thì sẽ trở thành người hữu dụng

Anh ấy không có tài mà cũng không có đức

Anh ấy sẽ không trở thành người hữu dụng

Ký hiệu: tài: T; Đức: Đ; Thành người hữu dụng: D

KL: suy luận không hợp logic và ở dòng 8 khi hai tiền đề đều đúng nhưng kết luận lại sai

Kiểm tra suy luận hợp logic bằng bảng chân trị rút gọn

Ví dụ: Nếu công ty có nguồn nhân lực tốt và chiến lược kinh doanh tốt thì phát đạt Công ty này có nguồn nhân lực tốt lẫn chiến lược kinh doanh tốt

Vậy công ty này chắc chắn phát đạt

- Ký hiệu: nguồn nhân lực tốt: N; chiến lược kinh doanh tốt: C; công ty phát đạt: P

- Công thức suy luận dưới dạng rút gọn

Kết luận: có mâu thuẫn ở các giá trị của N hoặc C hoặc P

-> Giả định suy luận không hợp logic là sai -> Suy luận này hợp logic

Ngoài phương pháp kiểm tra suy luận bằng bảng chân trị, chúng ta có thể kiểm tra phép suy luận bằng phương pháp sau đây:

Thiết lập phán đoán có cấu trúc là hội các tiền đề kéo theo kết luận Nếu chứng minh được phán đoán ấy là phán đoán hằng đúng thì suy luận ấy là hợp logic Nếu phán đoán ấy không phải là phán đoán hằng đúng, tức là có trường hợp sai thì suy luận ấy là không hợp logic

Ví dụ: Muốn chứng minh qui tắc bắc cầu là suy luận hợp logic thì phải chứng minh phán đoán (AB)(BC)(AC) là phán đoán hằng đúng hoặc muốn chứng minh qui tắc phản đảo là suy luận hợp logic thì phải chứng minh công thức [(AB)B] A là hằng đúng

Suy luận rút gọn là những suy luận, trong đó có những tiền đề hoặc kết luận không được nêu lên mà đòi hỏi người nghe phải tự rút ra hoặc tự hiểu lấy

Chúng ta cũng thường gặp suy luận rút gọn theo cấu trúc sau đây được gọi là song quan luận: Nếu A thì B mà không A thì cũng B Suy luận này nhằm khẳng định dứt khoát kết luận sẽ là B

Kết luận: B Để xét một suy luận rút gọn có hợp logic không thì phải khôi phục đầy đủ những phán đoán đã được rút gọn.

Suy luận quy nạp

Qui nạp là kiểu suy luận trong đó kết luận chung về toàn bộ của lớp đối tượng được rút ra trên cơ sở nghiên cứu các đối tượng riêng lẻ thuộc lớp các đối tượng ấy

Nếu suy luận diễn dịch là sự vận động của tư tưởng đi từ cái chung đến cái đặc thù hoặc cái riêng thì qui nạp là sự vận động của tư tưởng theo chiều ngược lại: đi từ nhận thức những cái riêng đến cái chung Đặc điểm của suy luận qui nạp là:

- Các tiền đề là các phán đoán đơn nhất

- Kết luận là phán đoán toàn thể

Sắt, đồng, chì đều là kim loại

Mọi kim loại đều dẫn điện

Qui nạp có hai loại: qui nạp hoàn toàn và qui nạp không hoàn toàn

*Qui nạp hoàn toàn là suy luận hợp logic, kết luận được rút ra là chắc chắn đúng bởi vì nó dựa trên sự nghiên cứu toàn bộ các đối tượng riêng lẻ trong tập hợp các đối tượng

* Qui nạp không hoàn toàn chỉ là suy luận có lý, kết luận không chắc chắn đúng, bởi vì nó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu một số đối tượng đại diện cho cả tập hợp các đối tượng ấy

Trong toán học, phương pháp qui nạp toán học thường được sử dụng để tìm và chứng minh những qui luật chung.

Suy luận tương tự

Tương tự là kiểu suy luận từ chỗ 2 đối tượng giống nhau ở một số dấu hiệu suy ra rằng chúng cũng giống nhau ở những dấu hiệu khác Đối tượng A có tính chất x mà đối tượng B tương tự như A, từ đó suy ra rằng đối tượng

Sơ đồ tổng quát của phép tương tự như sau:

Dấu hiệu e được khẳng định cho B không phải được rút ra từ việc quan sát trực tiếp đối tượng B mà được suy ra từ đối tượng tương tự như nó Phép tương tự có ý nghĩa to lớn trong khoa học, đặc biệt là đối với việc xây dựng những giả thuyết Để kết luận được rút ra từ phép tương tự có nhiều khả năng đúng cần lưu ý:

- Các đối tượng được đem ra so sánh phải có bản chất giống nhau, cùng chịu sự chi phối của cùng một số qui luật và những dấu hiệu được được đề cập phải là những dấu hiệu bản chất Nếu sự so sánh chỉ căn cứ vào những dấu hiệu bề ngoài, không bản chất thì kết luận được rút ra có nhiều khả năng sai và khó được chấp nhận

- Những dấu hiệu bản chất giống nhau được tìm thấy càng nhiều thì khả năng đúng của kết luận càng tăng

- Dấu hiệu được suy ra phải có mối liên hệ tất yếu với những dấu hiệu giống nhau được ghi nhận

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1) Suy luận là gì? Sự khác nhau giữa suy luận logic và suy luận nghe có lý

2) Tam đoạn luận là gì? Cấu trúc của tam đoạn luận?

3) Trình bày những qui tắc chung của phép tam đoạn luận

4) Khái niệm về suy luận từ các tiền đề phức

5) Có những cách thức nào để chứng minh một tam đoạn luận hợp hay không hợp logic? 6) Có bao nhiêu loại hình tam đoạn luận? Quy tắc riêng của từng loại hình?

7) Có bao nhiêu kiểu tam đoạn luận hợp logic? Minh họa một vài kiểu tam đoạn luận hợp logic

8) Trình bày những phương pháp cơ bản trong việc chứng minh suy luận từ các tiền đề phức

1) “Nó mà sống thì là một chuyện mầu nhiệm, mà chuyện mầu nhiệm thì không còn xảy ra ở cái thế giới này nữa” Đoạn văn trên thể hiện suy luận gì? có hợp logic không? a Tam đoạn luận kéo theo, hình thức phủ định, không hợp logic b TĐL kéo theo thuần tuý, tĩnh lược kết luận, hợp logic c TĐL kéo theo, hình thức phủ định, hợp logic d Diễn dịch trực tiếp, kiểu kéo theo, hợp logic

2) Theo phép đổi chỗ, nếu tiền đề là A thì kết luận hợp logic là gì? a A b I c E d A hay I

3) Nếu tiền đề là I, dựa theo phép đổi chất, kết luận hợp logic là gì? a A b O c E d E hay I

4) Suy luận:” Anh làm được việc đó thì tôi đi bằng đầu Tôi không đi bằng đầu được a Tuân thủ quy tắc phản đảo b Tuân thủ quy tắc kết luận c Tuân thủ quy tắc bắc cầu d a, b, c đều sai

5) “Cô ấy mà đoạt giải thì mặt trời mọc ở đằng Tây.” Đây là suy luận đã rút gọn: a Tiền đề 1 b Tiền đề 2 c Tiền đề 2 và kết luận d Kết luận

6) Suy luận: “Ông A bị phạt tù hoặc bị phạt tiền Ông A không bị phạt tù Vậy ông A bị phạt tiền.” Đây là suy luận: a Tuân thủ quy tắc phản đảo b Tuân thủ quy tắc kết luận c Tuân thủ quy tắc lựa chọn d A, B, C đều sai

7) “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.” Đây là suy luận đã rút gọn a Tiền đề 1 b Tiền đề 2 c Tiền đề 2 và kết luận d Kết luận

8) Qui tắc tam đoạn luận yêu cầu: a Thuật ngữ chu diên trong tiền đề cũng phải chu diên trong kết luận b Thuật ngữ chu diên trong tiền đề thì không chu diên trong kết luận c Thuật ngữ không chu diên trong kết luận cũng không phải chu diên trong tiền đề d Thuật ngữ không chu diên trong tiền đề thì không chu diên trong kết luận

9) Từ tiền đề S + aP - , có thể rút ra kết luận là: a P - iS - b P + aS - c P + aS + d P + iS -

10) Xác định loại hình, kiểu của tam đoạn luận

Không công dân tốt nào không tôn trọng pháp luật Ông ấy là công dân tốt Ắt hẳn ông ấy phải tôn trọng pháp luật a Hình I, kiểu AII b Hình I, kiểu EAA c Hình IV, kiểu AAI d Hình I, kiểu AAA

11) Viết công thức của suy luận sau đây

Nếu bị cáo bị bệnh hiểm nghèo (a) hoặc kiểm sát viên vắng mặt (b) thì hội đồng xét xử hoãn phiên tòa (c)

Bị cáo không bị bệnh hiểm nghèo và kiểm sát viên cũng không vắng mặt

Vậy hội đồng xét xử không hoãn phiên tòa a [(a v b)  c] & (a & b)  c b [(a v b)  c] v (a & b)  c c [(a + b)  c] & (a & b)  c d [(a v b)  c] & (a & b)  c

12) Từ tiền đề “Có sinh viên thích hoạt động xã hội”, bằng phép đổi chỗ, chúng ta sẽ được kết luận nào sau đây? a Có người thích hoạt động xã hội là sinh viên b Có sinh viên không thích hoạt động xã hội c Có người thích hoạt động xã hội không là sinh viên d Có những sinh viên không phải không thích hoạt động xã hội

13) Tam đoạn luận sau có hợp logic không? Vì sao?

“Kim loại là chất dẫn điện

Gỗ không phải là kim loại

Vậy, gỗ không phải là chất dẫn điện” a Không hợp logic vì M không chu diên trong cả hai tiền đề b Hợp logic vì thỏa mãn các quy tắc của tam đoạn luận c Không hợp logic vì P không chu diên ở tiền đề mà chu diên ở kết luận d Không hợp logic vì S không chu diên ở tiền đề mà chu diên ở kết luận

14) Hãy chỉ ra tiền đề hoặc kết luận đã được lược bớt của tam đoạn luận rút gọn: “Ở hiền gặp lành mà nó đâu có gặp lành” a Tiền đề được rút gọn “nó không ở hiền” b Kết luận được rút gọn “nó không ở hiền” c Không phải là suy luận rút gọn d a, b, c sai

15) Công thức nào sau đây diễn đạt đúng cấu trúc của suy luận: “Anh ấy có một trong hai lựa chọn: hoặc là vào làm việc tại viện nghiên cứu này hoặc là đi du học Anh ấy vào làm việc tại viện nghiên cứu này Như vậy, anh ấy không đi du học”? a ((p  q) & p))  q b ((p  q) & p))  q c ((p  q) & p))  q d ((p  q) & p))  q

16) Xác định loại hình, kiểu và giá trị logic của tam đoạn luận sau:

Hầu hết sinh viên trong thời đại công nghệ 4.0 đều thành thạo vi tính

Sinh viên đại học Ngân Hàng là sinh viên trong thời đại công nghệ 4.0

Vì vậy sinh viên đại học Ngân Hàng cũng thành thạo vi tính a Hình I, kiểu IAA, không hợp logic b Hình I, kiểu IAA, hợp logic c Hình IV, kiểu IAA, không hợp logic d Hình IV, kiểu IAA, hợp logic

17) Phép suy luận sau đây có hợp logic không? Vì sao?

NHỮNG QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC

Quy luật và quy luật của tư duy

- Quy luật là mối liên hệ, nhưng đó không phải là toàn bộ mối liên hệ nói chung mà chỉ là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong của mỗi sự vật hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

- Các quy luật của tư duy: căn cứ vào lĩnh vực tác động, quy luật được chia thành 3 nhóm: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy luật tư duy

+ Quy luật tư nhiên là những quy luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên Ví dụ: Quy luật về sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường, quy luật về sự đồng hóa và dị hóa, quy luật về sự thay đổi ngày và đêm…

+ Quy luật xã hội là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội Ví dụ: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về giai cấp và đấu tranh giai cấp

+ Quy luật tư duy là những quy luật chi phối sự vận động, phát triển nội dung của tư duy và chi phối sự liên kết giữa các hình thức của tư duy

- Quy luật tư duy là đối tượng nghiên cứu của logic hình thức

Quy luật tư duy khá phong phú, đa dạng, tuy nhiên, logic hình thức chỉ nghiên cứu những quy luật chi phối sự liên kết các hình thức của tư duy, quy luật đó được gọi là quy luật của logic hình thức

- Qui luật logic là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, bền vững giữa các tư tưởng, được lặp lại trong các quá trình tư duy đúng đắn

Logic hình thức xem xét tư duy phản ánh các sự vật hiện tượng trong trạng thái ổn định, trừu tượng hóa mọi biến đổi của chúng trong thời gian (Điều này không hề mâu thuẫn với chủ nghĩa duy vật biện chứng, bởi vì, bên cạnh việc khẳng định vận động là tuyệt đối, chủ nghĩa duy vật biện chứng còn thừa nhận trạng thái đứng im tương đối của các sự vật hiện tượng Đứng im cũng là trạng thái khách quan của các sự vật hiện tượng như trạng thái vận động Không có đứng im thì sẽ không tồn tại sự vật hiện tượng cụ thể, hữu hình nào cả Do đó không thể xem logic hình thức là siêu hình, đối lập với logic biện chứng, không có giá trị như một số người đã lầm tưởng Nhưng mặt khác, cũng không thể xem logic hình thức là công cụ vạn năng, có thể dùng ở mọi nơi, mọi lúc, nó vẫn những mặt hạn chế Vì vậy cần được bổ sung, khắc phục những hạn chế ấy bằng logic biện chứng)

Những qui luật logic hình thức chính là sự đúc kết từ thực tiễn nhận thức của nhân loại khi phản ánh hiện thực trong những điều kiện, những trạng thái xác định Những qui luật logic hình thức là chung cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, không phụ thuộc vào giai cấp hay ngôn ngữ, chúng tác động vào mọi quá trình tư duy và là cơ sở của các thao tác logic cụ thể về khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh Tuân thủ những qui luật logic là điều kiện cần thiết để nhận thức hiện thực một cách đúng đắn

Khi xem xét sự vật trong trạng thái ổn định, tư duy đúng đắn phải mang những đặc trưng: xác định, không mâu thuẫn logic, liên tục và phải có căn cứ vững chắc Những yêu cầu đó qui định nội dung của những qui luật cơ bản của tư duy logic hình thức Từ những yêu cầu ấy Aristote (384 - 322 TCN) đã đúc kết thành các qui luật: đồng nhất, không mâu thuẫn và bài trung, sau này Leibnitz đã bổ sung thêm qui luật có căn cứ đầy đủ.

Những qui luật cơ bản của logic hình thức

- Nội dung của qui luật:

Trong quá trình suy nghĩ, lập luận, một tư tưởng khi đã được định hình phải đồng nhất với chính nó (phải rõ ràng, giữ nguyên ý nghĩa trong suốt quá trình suy nghĩ và rút ra kết luận)

Có thể diễn đạt qui luật trên bằng công thức: a = a hoặc a  a

- Yêu cầu của qui luật:

+ Không được thay đổi nội dung tư tưởng một cách tùy tiện, vô căn cứ Chỉ nên thay đổi tư tưởng khi bản thân sự vật có sự thay đổi, tư tưởng cũ không còn phù hợp với nó hoặc thực tế đã cho thấy rằng tư tưởng ấy là sai lầm Ví dụ: khái niệm tội phạm ở điều 8 của Bộ luật Hình sự 2015 so với khái niệm tội phạm ở điều 8 của Bộ luật Hình sự 1999 có sự bổ sung một số tính chất trong khái niệm tội phạm là do có sự thay đổi của đời sống xã hội, do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm chứ không phải là sự thay đổi tùy tiện, vô căn cứ

+ Những tư tưởng được tái tạo phải đồng nhất với tư tưởng ban đầu Tất nhiên, qui luật không đòi hỏi đến mức phải tái tạo một ý kiến nào đó đúng từng câu, từng chữ Tư tưởng được tái tạo có thể được thể hiện dưới một hình thức ngôn ngữ khác nhưng phải bảo đảm nội dung của nó vẫn không bị thay đổi, bóp méo Ví dụ: trong phiên tòa bà A nói rằng “Tôi đồng ý bán nhà giúp con trả nợ” Thư ký phiên tòa lại ghi: “Tôi đồng ý bán nhà trả nợ giúp con” Đó là một sự vi phạm quy luật đồng nhất

+ Cần xác định rõ nội hàm, ngoại diên của những khái niệm cơ bản trước khi trao đổi, tranh luận xoay quanh một chủ đề nào đó để tránh tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” Ví dụ:

A thách đố B “ăn hết 10 trứng gà thì sẽ bao một chầu cà phê”, B bèn bóc trứng gà ăn hết ngay

10 trứng và yêu cầu A “chung” A trả lời rằng “Tôi thách anh ăn hết trứng gà là phải ăn hết cả vỏ lẫn lòng trắng lòng đỏ”

+ Không được đồng nhất những điều vốn không đồng nhất Ví dụ: “Tội giết người”,

“tội vô ý làm chết người”, “tội bức tử” là những hành vi có dấu hiệu khác nhau, không thể đồng nhất Ngược lại, cũng không được cho những tư tưởng vốn đồng nhất với nhau là không lại cho đó là hai đối tượng khác nhau

+ Không được đánh tráo khái niệm Ví dụ: Một hôm chàng thanh niên đi dạo ở một công viên gặp một cô gái đang đi cùng một bé gái xinh xắn Chàng trai lân la đến gần nựng cháu bé và nói rằng: Cho chú “hôn má cháu” nha Bé gái gật đầu Anh chàng quay sang bà mẹ hỏi: “Tôi xin phép được hôn má cháu, bé đã đồng ý Ý cô thế nào?” Cô gái nghĩ rằng con mình được người khác thương yêu, hôn hít thì có mất gì đâu nên cô gật đầu chấp nhận Thế là anh chàng bèn hôn lên má cô gái ấy Ở đây anh chàng đã đánh tráo khái niệm hôn gò má của bé gái bằng hôn người má của bé gái Đồng thời cũng không được đánh tráo ngôn từ hoặc đánh tráo luận đề trong quá trình tư tưởng Đánh tráo khái niệm là vẫn giữ nguyên từ ngữ, tên gọi nhưng nghĩa của nó lại bị thay đổi Đánh tráo ngôn từ tức là không gọi tên của sự vật đúng như qui ước của xã hội mà gọi nó bằng một tên khác nhằm che dấu sự thật không muốn cho người khác biết

5.2.2 Qui luật không mâu thuẫn (cấm, phi mâu thuẫn)

Trước tiên cần phân biệt mâu thuẫn logic với mâu thuẫn biện chứng Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn giữa những mặt đối lập tồn tại khách quan trong các sự vật hiện tượng, qui định sự tồn tại, vận động và phát triển của các sự vật ấy Ví dụ như mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa trong giới hữu sinh Qui luật không mâu thuẫn của logic hình thức không phủ nhận các mâu thuẫn biện chứng khách quan và cũng không nhằm vào các mâu thuẫn ấy

Mâu thuẫn logic là mâu thuẫn giữa những tư tưởng không tương hợp, phủ định, loại trừ lẫn nhau Mâu thuẫn này là mâu thuẫn phi lý, không đúng đắn, biểu hiện sự thiếu nhất quán trong tư duy, làm cho lập luận trở nên rối rắm, thiếu chặt chẽ, không có sức thuyết phục, gây khó khăn cho việc nhận thức thế giới Mâu thuẫn logic là kết quả của sự vi phạm những qui tắc của sự tư duy chính xác

- Nội dung qui luật: Đối với cùng một đối tượng, trong cùng một thời gian, cùng một mối quan hệ thì không thể có hai ý kiến trái ngược nhau mà cùng là đúng cả Một trong hai ý kiến phải là sai Qui luật không mâu thuẫn được thể hiện qua công thức sau: aa Đọc là: Không thể vừa a, vừa không a

Phán đoán a và không a là biểu hiện của mâu thuẫn logic, là phán đoán hằng sai Còn phủ định của a và không a là phán đoán hằng đúng, là quy luật logic

- Yêu cầu của qui luật:

+ Trong tư duy không được dung chứa mâu thuẫn trực tiếp

 Đã thừa nhận a đúng thì không thể thừa nhận điều ngược lại ā (không a) Ví dụ: Không thể nói rằng anh A vừa trung thực vừa không trung thực khi anh A vừa thực hiện hành vi lật tài liệu trong thi cử (đề thi là đề đóng) Phán đoán trên có thể chấp nhận được trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau

 Không được đồng thời khẳng định những điều mà trong thực tế là loại trừ lẫn nhau

Ví dụ: Mẹ hỏi con đã ngủ chưa? Con đáp: “Ngủ rồi mẹ ạ”

+ Trong tư duy cũng không được dung chứa những như mâu thuẫn gián tiếp

Không được thừa nhận a là đúng nhưng lại phủ định b là hệ quả tất yếu của a Bởi vì phủ định b sẽ dẫn đến phủ định a (qui tắc phản đảo) Ví dụ: Hành vi của A là tội phạm nhưng A không có lỗi bởi A không nhận thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra (nếu hành vi coi là tội phạm thì chắc chắn hành vi đó phải có lỗi)

5.2.3 Qui luật bài trung (triệt tam, loại trừ cái thứ ba)

Qui luật bài trung còn được gọi là qui luật triệt tam hay loại trừ cái thứ ba Qui luật này nói lên tính chất 2 giá trị của logic cổ điển Theo logic cổ điển, mỗi phán đoán chỉ có thể nhận một trong hai giá trị là đúng hoặc sai, không có giá trị khác như vừa đúng, vừa sai hoặc không đúng cũng không sai

Trong tính ổn định tương đối, sự vật có hai khả năng: tồn tại hoặc không tồn tại một thuộc tính nào đó, không có khả năng thứ ba Đó là cơ sở của qui luật bài trung Từ đó, tư tưởng của con người chỉ có hai cách: khẳng định hoặc phủ định

- Nội dung của qui luật:

Hai phán đoán phủ định lẫn nhau, trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ phải có một phán đoán đúng, không thể cả hai cùng sai (không có khả năng thứ ba)

Qui luật bài trung được thể hiện qua công thức: aa

Phán đoán a hoặc không a là phán đoán hằng đúng được gọi là quy luật logic

- Yêu cầu của qui luật:

CHỨNG MINH, BÁC BỎ VÀ NGỤY BIỆN

Chứng minh và bác bỏ

6.1.1 Khái niệm về chứng minh và bác bỏ

Chứng minh là thao tác tư duy nhằm vạch ra cơ sở để dẫn đến thừa nhận tính đúng đắn, đáng tin cậy của một luận điểm nhất định Cơ sở ấy chính là những luận cứ đã được chứng minh hoặc đã được công nhận là đúng và mối liên hệ logic giữa những luận cứ ấy với luận điểm cần chứng minh

Bác bỏ, trước hết là thao tác tư duy nhằm vạch ra căn cứ để khẳng định sự sai lầm của một luận điểm nhất định (bác bỏ luận đề) Ngoài ra bác bỏ còn bao hàm việc vạch ra những lỗi logic của một phép chứng minh khác để từ đó khẳng định phép chứng minh ấy là không có sức thuyết phục và không có giá trị

Về mặt kết cấu, phép chứng minh hoặc bác bỏ bao gồm 3 yếu tố:

- Luận đề: là luận điểm, là vấn đề cần chứng minh hoặc bác bỏ Luận đề trả lời câu hỏi: chứng minh hoặc bác bỏ điều gì? Vấn đề cần chứng minh hoặc bác bỏ là gì?

- Luận cứ: là những phán đoán, những luận điểm đã được chứng minh là đúng hoặc được công nhận là đúng dùng làm cơ sở để chứng minh hoặc bác bỏ luận đề Luận cứ trả lời câu hỏi: Lấy gì để chứng minh hoặc bác bỏ?

- Luận chứng: là quá trình thiết lập mối liên hệ logic giữa các luận cứ để đi đến thuyết phục sự công nhận luận đề là đúng hoặc sai Luận chứng trả lời câu hỏi: Chứng minh hoặc bác bỏ như thế nào? Bằng cách nào?

*Lưu ý: Không được đồng nhất việc bác bỏ một phép chứng minh bằng việc vạch ra những lỗi logic của nó với việc bác bỏ luận luận đề của phép chứng minh ấy Bác bỏ luận cứ hoặc bác bỏ phương pháp luận chứng không có nghĩa là đã bác bỏ được luận đề, không thể xem là đã đủ cơ sở để khẳng định luận đề ấy là sai và luận đề ngược lại là đúng

6.1.2 Những qui tắc chung của chứng minh và bác bỏ a) Qui tắc đối với luận đề:

Qui tắc 1: Muốn chứng minh luận đề là đúng thì bản thân luận đề phải thật sự là luận điểm đúng, ngược lại muốn chứng minh luận đề là sai thì bản thân luận đề phải thực sự là luận điểm sai

Qui tắc này chứng tỏ logic của tư duy không thể hoàn toàn độc lập với hiện thực khách quan mà ngược lại tư duy chỉ được xem là đúng đắn khi nó phù hợp với hiện thực khách quan Mọi mưu toan chứng minh luận điểm đúng thành sai hoặc sai thành đúng đều là ngụy biện

Qui tắc 2: Luận đề phải được phát biểu đầy đủ, rõ ràng và không mâu thuẫn

Luận đề là vấn đề được đưa ra để chứng minh, nếu nội dung của nó không mang tính xác định thì người chứng minh không biết phải chứng minh điều gì và do đó, phép chứng minh sẽ không có phương hướng rõ ràng, xác định Nếu luận đề có mâu thuẫn logic tức là có sự sai lầm thì không thể chứng minh nó là đúng được

Qui tắc 3: Luận đề phải được giữ vững trong suốt quá trình chứng minh

Luận đề là yếu tố quan trọng nhất trong phép chứng minh, là mục tiêu cuối cùng của phép chứng minh Luận đề đòi hỏi các luận cứ đều phải có quan hệ logic với nó, phải hướng về việc chứng minh hoặc bác bỏ nó Cần loại bỏ ra khỏi phép chứng minh những luận cứ tuy đúng nhưng không nhằm vào việc chứng minh hoặc bác bỏ luận đề Vi phạm qui tắc này một cách không cố ý được gọi là xa đề hoặc lạc đề Cố ý vi phạm qui tắc này, tức là cố ý lái quá trình chứng minh hoặc bác bỏ sang một hướng khác, được gọi là đánh tráo luận đề b) Qui tắc đối với luận cứ

Qui tắc 1: Luận cứ phải là những luận điểm đã được chứng minh là đúng hoặc được công nhận là đúng

Luận cứ là cơ sở của phép chứng minh Nếu cơ sở không vững chắc thì phép chứng minh không thể đứng vững Nếu có luận cứ sai hoặc những luận cứ chưa được chứng minh là đúng hay sai thì phép chứng minh sẽ không có sức thuyết phục, thậm chí sẽ dễ dàng bị bác bỏ Qui tắc 2: Luận cứ phải đúng độc lập với luận đề

Với tính cách là một luận điểm đúng dùng làm cơ sở để chứng minh hoặc bác bỏ luận đề thì trước hết bản thân luận cứ phải được chứng minh trước khi được công nhận là đúng Nếu ta dùng luận đề để chứng minh tính đúng đắn của luận cứ thì phép chứng minh sẽ phạm vào lỗi "chứng minh luẩn quẩn" A được dùng để chứng minh B đúng và ngược lại B lại được dùng để chứng minh A đúng thì cả hai đều không được chứng minh Hơn nữa, bản thân luận đề là luận điểm cần được chứng minh, chưa được công nhận là đúng thì không thể dùng làm luận cứ để chứng minh một luận điểm khác được Như vậy, theo qui tắc này thì luận đề phải là hệ quả của luận cứ chứ không thể ngược lại

Qui tắc 3: Luận cứ phải đủ để dẫn đến luận đề

Chưa đủ luận cứ mà đã đi đến kết luận cuối cùng thì kết luận ấy sẽ trở nên áp đặt Luận đề sẽ không được chấp nhận nếu nó là “vô căn cứ” hoặc “thiếu căn cứ” c) Qui tắc đối với luận chứng:

Qui tắc 1: Trong quá trình chứng minh phải bảo đảm tuân thủ tất cả các qui tắc, các qui luật logic

Chứng minh là sự vận dụng tổng hợp toàn bộ những qui tắc, qui luật logic; vi phạm bất cứ lỗi logic nào cũng sẽ làm cho phép chứng minh thiếu chặt chẽ, không có sức thuyết phục Phép chứng minh tốt là phép chứng minh chỉ sử dụng những suy luận hợp logic Những suy luận có lý xuất hiện trong phép chứng minh sẽ làm giảm giá trị của phép chứng minh ấy Qui tắc 2: Phải bảo đảm tính hệ thống trong việc sắp xếp các luận cứ dẫn đến luận đề Đủ luận cứ thì phép chứng minh chưa hẳn là có sức thuyết phục Khi đã có đủ luận cứ thì một vấn đề quan trọng khác là việc thiết lập mối liên hệ logic giữa các luận cứ với nhau và giữa các luận cứ với luận đề sao cho tính tất yếu đúng (hoặc tất yếu sai) của luận đề được thể hiện một cách rõ ràng Có những phép chứng minh không có sức thuyết phục không phải vì không đủ luận cứ mà là do việc trình bày, sắp xếp các luận cứ một cách lộn xộn, rời rạc, không liên tục Vì vậy trong quá trình chứng minh không thể không chú ý đến việc thiết lập các quan hệ logic trong phép chứng minh ấy: Phải xuất phát từ đâu và qua những bước trung gian nào trước khi đi đến kết luận cuối cùng

Qui tắc 3: Phải bảo đảm tính nhất quán trong quá trình chứng minh Trong chứng minh phải loại trừ mâu thuẫn giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với luận đề

6.1.3 Các phương pháp chứng minh và bác bỏ a) Các phương pháp chứng minh:

- Chứng minh luận đề trực tiếp

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, CÁCH GIẢI BÀI TẬP VÀ ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Phần này giúp người học hệ đào tạo từ xa nhận biết được vấn đề trọng tâm cần nắm vững cũng như cách thức trả lời câu hỏi, cách giải các dạng bài tập khác nhau nhằm khắc phục tình trạng học tập môn này một cách máy móc Rèn luyện được kĩ năng tư duy mạch lạc, nhanh nhạy; có được sự vận dụng kiến thức logic vào cuộc sống, vào lĩnh vực công tác của mình Vì thế, phần hướng dẫn này chúng tôi không trả lời tất cả cũng như giải tất cả những câu hỏi bài tập mà chỉ lựa chọn một số câu hỏi, bài tập tiêu biểu, có tính vận dụng cao

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước độc giả và rất mong tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn Mọi góp ý xin gửi về: TS Lê Thị Thanh Huyền, Khoa

Lý luận Chính trị, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, tầng 2, số 56 Hoàng Diệu 2, Linh Chiểu, Thủ Đức, TP HCM, email: huyenltt@hub.edu.vn

PHẦN 1 - TÓM TẮT LÝ THUYẾT Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ LOGIC HỌC

Giúp người học biết được logic học là gì? sự giống và khác nhau giữa logic biện chứng và logic hình thức; Nắm bắt được đối tượng nghiên cứu của logic học, mối quan hệ giữa logic và ngôn ngữ; Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn, đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn của mình

1.1 Đối tượng của Logic học

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản a) Logic

Logic bắt nguồn từ tiếng Hy lạp  (Logos) Thuật ngữ này đầu tiên được Héraclite sử dụng với nghĩa là "qui luật của thế giới"

Logos còn có nghĩa là: từ, lời nói, trí tuệ, lý lẽ, lập luận từ thuật ngữ này xuất hiện một thuật ngữ khác là įĸɛ "logikê" có nghĩa là khoa học về tư duy Thuật ngữ này đi vào tiếng

La tinh thành logica Từ logica là nguồn gốc của hàng loạt từ trong các ngôn ngữ châu Âu như: logic (Anh), logique (Pháp), Logika (Nga), logik (Đức) với nghĩa là: hợp lý, chặt chẽ, mạch lạc

Thuật ngữ logic xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ XIII, từ một từ tiếng Pháp: logique cũng với nghĩa như trên Logic trước đây còn được gọi là luận lý

Từ logic được dùng với những nghĩa sau:

- Chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa các sự vật hiện tượng Đó là "logic khách quan"

- Chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người Đó là "logic chủ quan"

- Chỉ môn khoa học nghiên cứu về tư duy, tức là logic học hay luận lý học b) Logic hình thức và hình thức logic

- Logic hình thức là một trong những môn khoa học nghiên cứu về logic của tư duy

- Hình thức logic là phương thức tồn tại của tư duy, là cấu trúc tổng quát của tư duy được hình thức hóa bằng ký hiệu ngôn ngữ hoặc ký hiệu toán học

1.1.2 Đối tượng của Logic học

Logic học với tư cách là khoa học về tư duy đúng đắn không nghiên cứu toàn bộ quá trình nhận thức nói chung mà chỉ nghiên cứu nhận thức lý tính hay nhận thức bằng tư duy trừu tượng Vì vậy xét một cách khái quát nhất đối tượng của logic học chính là những hình thức của tư duy trừu tượng, những qui tắc, qui luật chi phối quá trình tư duy để nhận thức đúng đắn được hiện thực khách quan

1.1.3 Logic hình thức và logic biện chứng a) Logic hình thức

Logic hình thức là khoa học nghiên cứu về những hình thức và qui luật của tư duy, nhằm đảm bảo tính chính xác về mặt hình thức logic của tư duy trong quá trình nhận thức chân lý

Logic hình thức có 2 đặc điểm:

- Đặc điểm thứ nhất: Logic hình thức chỉ chú trọng đến những hình thức logic của tư tưởng, tạm thời "quên đi" nội dung của tư tưởng

Logic hình thức nghiên cứu tư duy theo phương pháp đồng nhất trừu tượng Nghĩa là nó nghiên cứu tư duy phản ánh về sự vật hiện tượng trong tính ổn định tương đối, gạt bỏ quá trình lịch sử phát triển của sự vật hiện tượng Logic hình thức không xét sự vật đang còn trong quá trình hình thành hoặc đang trong quá trình chuyển hóa thành cái khác b) Logic biện chứng

Logic biện chứng là khoa học nghiên cứu các hình thức vận động của tư duy phản ánh sự vật trong sự tồn tại khách quan, trong những quan hệ toàn diện, trong quá trình vận động biến đổi của nó

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung tư duy, là phương tiện giao tiếp, chuyển tải thông tin của con người

- Căn cứ vào hình thức tồn tại có thể chia ngôn ngữ thành ngôn ngữ nói (thể hiện qua âm thanh) và ngôn ngữ viết (thể hiện qua chữ viết)

- Căn cứ vào tính tự phát hay tự giác của việc hình thành ngôn ngữ có thể chia ngôn ngữ thành ngôn ngữ tự nhiên (Ngôn ngữ của các dân tộc, được hình thành, phát triển một cách tự phát trong thực tiễn Nó mang tính hàm ngôn, đa nghĩa, biểu đạt cao và nhiều cấp độ ngôn ngữ) và ngôn ngữ hình thức (do con người tạo ra một cách tự giác để làm công cụ giải quyết những vấn đề nhất định nào đó – chủ yếu trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật)

1.2.2 Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ

+ Logic và ngôn ngữ thống nhất với nhau, logic chỉ quan hệ bên trong của các yếu tố cấu thành của tư duy Nó là nội dung của ngôn ngữ Còn ngôn ngữ là hình thức biểu hiện, là cái vỏ vật chất, là công cụ biểu hiện tư tưởng, là cái để gói ghém tư tưởng đem ra trao đổi đều có những đơn vị cơ bản chung Nếu logic có hai đơn vị cơ bản là khái niệm và phán đoán thì ngôn ngữ có từ và câu Nếu logic dùng các tác tử logic (liên từ logic) như phủ định, tuyển, hội, kéo theo làm nền tảng cho cú pháp của logic mệnh đề, làm nhiệm vụ liên kết các phán đoán đơn thành phán đoán phức thì ngôn ngữ có những liên từ tương ứng và có chức năng tương tự như các liên từ logic

+ Ngôn ngữ biểu hiện nội dung suy nghĩ một cách phong phú, đa dạng Trong ngôn ngữ có những cách khác nhau để diễn đạt cùng một nội dung với những sắc thái nghĩa khác nhau (các từ đồng nghĩa và các câu đồng nghĩa) Nó mang tính hàm ngôn, đa nghĩa, biểu đạt cao và nhiều cấp độ ngôn ngữ Nó biểu thị hiện tượng đa trị về mặt cấu trúc Còn logic không mang tính hàm ngôn, không đa nghĩa, không giàu tính biểu đạt, không có nhiều cấp độ Nó rõ ràng, đơn trị về mặt cấu trúc (để biểu thị nội dung một tư tưởng nhất định, người ta xây dựng, quy ước bằng các biểu thức)

Câu 1 Logic học là gì? Đối tượng của logic học

- Thuật ngữ logic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (logos) và thuật ngữ này xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ XIII, từ tiếng Pháp: logique (hợp lý, chặt chẽ, mạch lạc)

- Từ logic được dùng với nhiều nghĩa: Đó là "logic khách quan" (chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa các sự vật hiện tượng); Đó là "logic chủ quan" (chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người); Đó là môn Logic học (môn khoa học nghiên cứu về tư duy)

- Logic học với tư cách là khoa học về tư duy đúng đắn không nghiên cứu toàn bộ quá trình nhận thức nói chung mà chỉ nghiên cứu nhận thức lý tính hay nhận thức bằng tư duy trừu tượng Vì vậy đối tượng của logic học chính là những hình thức của tư duy trừu tượng (khái niệm, phán đoán, suy luận) và những qui tắc, qui luật chi phối quá trình tư duy (quy luật đồng nhất, cấm mâu thuẫn…) để nhận thức đúng đắn được hiện thực khách quan

Câu 2 Thế nào là hình thức logic của tư duy?

Hình thức logic của tư duy là cấu trúc tổng quát của tư duy, là mối liên hệ giữa các yếu tố của tư duy được hình thức hóa bằng ký hiệu ngôn ngữ hoặc ký hiệu toán học

Ví dụ: “Ai cũng có lòng tự trọng” được hình thức hóa SaP hoặc ∀x, P(x)

Câu 3 Phân biệt logic hình thức và logic biện chứng

Logic hình thức và Logic biện chứng

Giống nhau: đều nghiên cứu các hình thức tư duy và quy luật của tư duy

+ Logic hình thức nghiên cứu tư duy, phản ánh sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh còn logic biện chứng nghiên cứu tư duy, phản ánh sự vật, hiện tượng ở trạng thái động

+ Logic hình thức chị chú ý hình thức logic của tư tưởng, còn logic biện chứng chú ý cả nội dung của tư tưởng

Câu 4 Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ

- Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ vừa có sự thống nhất nhưng không đồng nhất

- Thống nhất: logic là nội dung bên trong của ngôn ngữ, còn ngôn ngữ là hình thức thể hiện bên ngoài, là cái vỏ vật chất để biểu hiện tư tưởng, chúng gắn kết với nhau không thể thiếu nhau

Ví dụ: Khái niệm biểu hiện bằng từ, phán đoán được biểu hiện bằng câu…

+ Ngôn ngữ biểu hiện nội dung suy nghĩ một cách phong phú, đa dạng (các từ đồng nghĩa, câu đồng nghĩa) Ngôn ngữ đa trị về mặt cấu trúc, còn logic thì đơn trị về mặt cấu trúc

+ Những qui luật và qui tắc của logic là những qui luật, qui tắc hình thức phổ quát và ổn định Còn những quy luật, quy tắc của ngôn ngữ, ngoài đặc điểm về hình thức còn phụ thuộc vào nội dung Bên cạnh những quy luật phổ quát, còn có những quy luật, quy tắc đặc thù, đồng thời có thể thay đổi theo thời gian, không gian.

Câu 2 Nội hàm và ngoại diên của khái niệm là gì? Trình bày quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm

Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu bản chất của một lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm

Ngoại diên của khái niệm là tập hợp các đối tượng có cùng dấu hiệu bản chất được phản ánh trong khái niệm

Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm thống nhất với nhau, quy định lẫn nhau nhưng chúng có mối quan hệ tỉ lệ nghịch (nội hàm càng sâu thì ngoại diên càng hẹp và ngược lại)

Câu 4 Thế nào là thu hẹp và mở rộng khái niệm?

Thu hẹp khái niệm là thao tác logic chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn Ví dụ?

Mở rộng khái niệm là thao tác logic chuyển từ khái niệm có ngoại diên hẹp sang ngoại diên rộng Ví dụ?

Câu 5 Nêu các qui tắc định nghĩa khái niệm

Các quy tắc cần phải tuân thủ để định nghĩa một khái niệm đúng

Quy tắc cân xứng: nếu vi phạm sẽ dẫn đến hai sai lầm hoặc định nghĩa quá rộng hoặc định nghĩa quá hẹp Ví dụ?

Quy tắc ngắn gọn, chính xác, rõ ràng: nếu vi phạm sẽ dẫn đến sai lầm hoặc định nghĩa dài dòng hoặc định nghĩa mơ hồ Ví dụ?

Quy tắc không được vòng quanh, luẩn quẩn khi định nghĩa: nếu vi phạm sẽ dẫn đến sai lầm định nghĩa không tường minh Ví dụ?

Quy tắc không được dùng từ phủ định khi định nghĩa: nếu vi phạm sẽ dẫn đến sai lầm là không nêu được bản chất của khái niệm cần định nghĩa Ví dụ?

II BÀI TẬP Câu 1 Dùng hình vẽ mô tả quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm sau đây: Hướng dẫn cách giải: Đối với các dạng bài tập này cần qua các bước:

- Chỉ ra quan hệ giữa các khái niệm

- Minh họa bằng vòng tròn Eulere

Các khái niệm trên vừa có quan hệ phụ thuộc, vừa giao nhau

Minh họa bằng những vòng tròn Eulere

Câu b) Người dũng cảm, kẻ hèn nhát, người chiến sĩ, anh hùng quân đội

Các khái niệm trên vừa có quan hệ tương phản, vừa có quan hệ phụ thuộc

Minh họa bằng những vòng tròn Eulere

Câu c) Chiến tranh, chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ tổ quốc

Các khái niệm trên vừa có quan hệ mâu thuẫn, vừa có quan hệ phụ thuộc, vừa giao nhau Minh họa bằng những vòng tròn Eulere

Câu 2 Định nghĩa sau đây có đúng không? Vì sao?

Hướng dẫn cách giải: Đối với các dạng bài tập này cần qua các bước:

- Khẳng định tính đúng sai của định nghĩa

- Giải thích định nghĩa đã vi phạm qui tắc nào nếu là định nghĩa sai

Câu a) Logic học là khoa học nghiên cứu về tư duy Định nghĩa sai do vi phạm quy tắc cân xứng -> Định nghĩa quá rộng

Câu b) Hàng hóa là sản phẩm lao động được sản xuất để trao đổi, mua bán trong xã hội tư bản Định nghĩa sai do vi phạm quy tắc cân xứng -> Định nghĩa quá hẹp

Câu c) Nội qui là những điều đặt ra trong nhà trường buộc mọi người phải tuân theo Định nghĩa sai do vi phạm quy tắc cân xứng -> Định nghĩa quá hẹp

Câu d) Người chăm chỉ là người làm việc nhiều Người làm việc nhiều là người ít nghỉ ngơi Người ít nghỉ ngơi là người chăm chỉ Định nghĩa sai do vi phạm quy tắc định nghĩa vòng quanh

I CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 3 Nêu qui tắc về tính chu diên của các khái niệm S, P trong phán đoán đơn Hướng dẫn trả lời:

Chủ từ (S) chu diên trong phán đoán toàn thể (PĐ: A, E)

Vị từ (P) chu diên trong phán đoán phủ định (PĐ: E, O)

Câu 4 Trình bày quan hệ về giá trị chân lý giữa các phán đoán đơn

- Các phán đoán có quan hệ mâu thuẫn giá trị chân lý trái ngược nhau

- Các phán đoán có quan hệ lệ thuộc có giá trị chân lý như sau:

+ Phán đoán toàn thể đúng thì phán đoán bộ phận cũng đúng

+ Phán đoán bộ phận sai thì phán đoán toàn thể cũng sai

+ Phán đoán toàn thể sai thì phán đoán bộ phận không xác định giá trị chân lý

+ Phán đoán bộ phận đúng thì phán đoán toàn thể không xác định giá trị chân lý

- Tiếp tục lý giải các quan hệ còn lại của phán đoán (quan hệ đối chọi trên, quan hệ đối chọi dưới)

Câu 5 Phán đoán phức là gì? Nêu đặc điểm về giá trị chân lý của các phán đoán hội, tuyển không loại, tuyển loại, kéo theo và tương đương

Phán đoán phức là phán đoán được liên kết từ nhiều phán đoán đơn bởi các liên từ logic (và, hoặc, nếu thì…)

Phán đoán hội A ^ B: chỉ đúng trong trường hợp duy nhất A = 1 và B = 1, sai trong tất cả các trường hợp còn lại

Phán đoán tuyển không loại A v B: chỉ sai trong trường hợp duy nhất A = 0 và B = 0, đúng trong tất cả các trường hợp còn lại

Phán đoán tuyển loại A + B: sai trong trường hợp A, B đồng giá trị chân lý đúng trong trường hợp A, B ngược giá trị chân lý

Phán đoán kéo theo A=>B: sai trong trường hợp duy nhất A = 1, B = 0, đúng trong tất cả các trường hợp còn lại

Phán đoán tương đương A⇔ B: sai trong trường hợp A, B ngược giá trị chân lý, đúng trong trường hợp A, B đồng giá trị chân lý

I BÀI TẬP đây: a) Công dân nào cũng đều bình đẳng trước pháp luật b) Không phải tất cả mọi sinh viên đều có lối sống lành mạnh c) Có một số đoàn viên không thể hiện vai trò tiên phong gương mẫu

Hướng dẫn cách giải: Để thực hiện dạng bài tập này cần qua các bước:

- Viết công thức phán đoán

- Biến đổi thành công thức tương đương

- Diễn đạt công thức tương đương bằng câu/ lời -> Phán đoán tương đương

- Các phán đoán tương đương với phán đoán a, b, c là: a) Làm gì có chuyện có công dân không được bình đẳng trước pháp luật b) Có sinh viên không có lối sống lành mạnh c) Không thể có chuyện tất cả Đoàn viên đều thể hiện vai trò tiên phong gương mẫu

Câu 2 Cho phán đoán: “Đa số sinh viên Khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM ra trường có cơ hội cao tìm được việc làm tốt” Nếu phán đoán đã cho có giá trị đúng thì các phán đoán sau đây sẽ có giá trị đúng hay sai? a) Chỉ có một số sinh viên Khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM ra trường có cơ hội cao tìm được việc làm tốt b) Tất cả sinh viên Khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM ra trường có cơ hội cao tìm được việc làm tốt c) Không phải không có sinh viên Khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng

TP HCM ra trường có cơ hội cao tìm được việc làm tốt d) Mọi sinh viên Khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM ra trường không có cơ hội cao tìm được việc làm tốt

Hướng dẫn cách giải: Để thực hiện dạng BT này cần qua các bước:

- Viết công thức và giá trị chân lý của phán đoán gốc: SiP = 1

- Viết công thức phán đoán và giá trị chân lý của các phán đoán: a, b, c rồi đối chiếu các phán đoán a, b, c, với phán đoán gốc, xem có quan hệ gì, từ đó xác định được giá trị chân lí của các phán đoán a, b, c a) SiP = 1 (đồng nhất với phán đoán gốc) b) SaP = || (quan hệ lệ thuộc) c) ~ (~SiP) = 1 (đồng nhất với phán đoán gốc) d) SeP = 0 (quan hệ mâu thuẫn)

Câu 3 Cho các phán đoán: “Nó bị phạt tù” ký hiệu là a; “Nó bị phạt tiền” ký hiệu là b Hãy viết công thức của các phán đoán sau đây: a) Nó vừa bị phạt tù, vừa bị phạt tiền b) Không phải nó bị phạt cả tù lẫn tiền c) Trong hai hình phạt tù và tiền, nó không không bị hình phạt nào cả d) Trong hai hình phạt tù và tiền, nó bị ít nhất một hình phạt e) Trong hai hình phạt tù và tiền, nó bị nhiều nhất là một hình phạt f) Trong hai hình phạt tù và tiền, có ít nhất một hình phạt nó không bị phạt g) Nó bị chỉ một trong hai hình phạt: tù hoặc tiền

Câu 4 Cho các phán đoán “Cô ấy là người có năng lực” ký hiệu là a; “Cô ấy là người nhiệt tình” ký hiệu là b Hãy thiết lập các phán đoán phức theo các công thức sau đây: a) a  b b) ab c) ab d) ab

Hướng dẫn cách giải: a) Cô ấy vừa có năng lực vừa nhiệt tình b) Cô ấy có năng lực nhưng không nhiệt tình c) Làm gì có chuyện cô ấy có năng lực mà không nhiệt tình d) Cô ấy không có năng lực mà cũng chẳng nhiệt tình

Câu 5 Viết công thức và tìm phán đoán tương đương với các phán đoán sau đây: a) Nếu làm trái qui luật thì sẽ thất bại

Dạng BT này, cách làm các bước cũng giống như bài tập 1, nhưng công thức tương đương thì dựa vào công thức có sẵn của phán đoán kéo theo a) a => b ≡ ~ b => ~ a: Không thất bại thì suy ra rằng không làm trái qui luật b) ~a => ~b ≡ b => a: Xã hội ổn định thì chứng tỏ rằng pháp luật có nghiêm minh

Câu 6 Trên cơ sở xác định điều kiện đủ hoặc điều kiện cần hãy viết lại các phán đoán sau đây dưới dạng “Nếu thì ” hoặc “Nếu không … thì không…” a) Có giỏi Toán bạn mới đậu vào Trường Đại học Ngân hàng TP HCM b) Chỉ cần thắng trận này là sẽ được vào chung kết c) Để trở thành cán bộ ngân hàng giỏi cần phải có niềm say mê lẫn sự năng động d) Không có sự linh hoạt trong giao tiếp sao có được nhiều đối tác e) Chỉ khi có nhận thức đúng mới có hành động đúng

Hướng dẫn cách giải: a) Nếu không giỏi Toán thì không thể đậu vào Trường Đại học Ngân hàng TP HCM b) Nếu thắng trận này thì sẽ được vào chung kết c) Nếu không có niềm say mê và sự năng động thì không thể trở thành cán bộ Ngân hàng giỏi d) Nếu không có sự linh hoạt trong giao tiếp thì không có được nhiều đối tác e) Nếu không có nhận thức đúng thì không có hành động đúng

Câu 7 Hãy xác định cấu trúc logic của các phán đoán sau: a) Anh ấy không được tuyển vào cơ quan Kiểm toán Nhà nước (c) không phải vì không có năng lực (n), cũng không phải vì không có kinh nghiệm (k) b) Đường đi khó (đ) không khó vì ngăn sông cách núi (n) mà khó vì lòng người ngại núi e sông (l)

Hướng dẫn cách giải: Để thực hiện dạng BT này cần qua các bước:

- Kí hiệu các cụm từ cơ bản trong phán đoán

- Sau đó viết công thức của phán đoán (thông qua các phép logic: ^, ˅, +, =>) a) ~ (n => c) ^ ~ (k => c) b) ~ (n => đ) ^ (l => đ)

I CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 2 Tam đoạn luận là gì? Cấu trúc của tam đoạn luận?

Tam đoạn luận là kiểu suy luận từ 2 tiền đề và 1 kết luận đều là phán đoán đơn Cấu trúc của tam đoạn luận gồm có:

- 3 khái niệm: S (chủ từ), P (vị từ), M (trung từ)

- 3 phán đoán: đại tiền đề, tiểu tiền đề, kết luận

Câu 6 Có bao nhiêu loại hình tam đoạn luận? Quy tắc riêng của từng loại hình? Hướng dẫn trả lời:

Có bốn loại hình của tam đoạn luận Mỗi loại hình có quy tắc riêng

+ Quy tắc đối với loại hình I (đại tiền đề phải là phán đoán toàn thể, tiểu tiền đề phải là phán đoán khẳng định)

+ Đối với loại hình II (đại tiền đề phải là phán đoán toàn thể, một trong hai tiền đề phải là phán đoán phủ định)

*Loại hình III, loại hình IV… (xem giáo trình)

Câu 7 Có bao nhiêu kiểu tam đoạn luận hợp logic? Minh họa một vài kiểu tam đoạn luận hợp logic

Có 24 kiểu tam đoạn luận hợp logic (nếu không liệt kê các kiểu yếu thì có 19 kiểu hợp logic)

Ví dụ: kiểu AAA của loại hình I

Mọi sinh viên phải học logic

Vậy An phải học logic

Câu 8 Trình bày những phương pháp cơ bản trong việc chứng minh suy luận từ các tiền đề phức

Hướng dẫn trả lời: Để chứng minh suy luận từ tiền đề là phán đoán phức có hợp logic không thì có nhiều phương pháp Phương pháp cơ bản là chứng minh bằng bảng chân trị đầy đủ, bảng chân trị rút gọn…

- Chứng minh bằng bảng chân trị đầy đủ: Khi chứng minh bằng phương pháp này cần tiến hành các bước:

Bước 2: Viết công thức đầy đủ của suy luận với tất cả các tiền đề và kết luận

Bước 3: Lập bảng chân trị (các tiền đề và kết luận phải được hiển thị) và tính giá trị của các tiền đề và kết luận

Suy luận hợp logic khi trên bảng chân trị thể hiện: dòng nào có tất cả các tiền đề đều đúng thì kết luận cũng phải đúng

Nếu có ít nhất một dòng có các tiền đề đều đúng nhưng kết luận sai thì suy luận không hợp logic

- Chứng minh bằng bảng chân trị rút gọn: cách tiến hành giống như lập bảng chân trị đầy đủ ở bước 1, bước 2

Bước 3: Đưa công thức suy luận đầy đủ về dạng phán đoán kéo theo (công thức rút gọn)

Bước 4: Giả định suy luận không hợp logic và gắn các giá trị Đ, S vào công thức rút gọn Bắt đầu từ giá trị Sai (=0) của phán đoán kéo theo (công thức rút gọn) và truy ngược các giá trị còn lại của các thành phần trong phán đoán kéo theo

Nếu trong quá trình chứng minh ngược, các thành phần trong phán đoán kéo theo các giá trị của chúng có mâu thuẫn thì chứng tỏ rằng giả định suy luận không hợp logic là sai Vậy kết luận cuối cùng là suy luận hợp logic

Còn trường hợp ngược lại thì kết luận suy luận không hợp logic

Câu 1 Các phép tam đoạn luận sau đây có hợp logic không? Vì sao? Hãy chứng minh

Các bước chứng minh các tam đoạn luận trên có hợp hay không hợp logic?

• Xác định các khái niệm S, P, M trong tam đoạn luận

-> Viết công thức của tam đoạn luận

• Đối chiếu với 8 quy tắc chung hoặc các quy tắc riêng của 4 loại hình hoặc quy tắc về các kiểu của tam đoạn luận Nếu tuân thủ các quy tắc trên thì đó là suy luận hợp logic, nếu có vi phạm thì đó là suy luận không hợp logic

Câu a) Mọi hoa hồng đều có gai

Hoa lan không phải là hoa hồng

Hoa lan không có gai Đáp án:

Suy luận này không hợp logic vì vi phạm quy tắc P- ở tiền đề nhưng P+ ở kết luận

Câu c) Tất cả công dân tốt đều thượng tôn pháp luật

Anh ấy thượng tôn pháp luật

Anh ấy là công dân tốt Đáp án:

Suy luận này không hợp logic vì vi phạm quy tắc M- ở cả hai tiền đề

Câu d) Mọi kim loại đều dẫn điện

Vật này không dẫn điện Đáp án:

Suy luận này không hợp logic vì vi phạm quy tắc “vượt quá ba khái niệm” trong một tam đoạn luận

Câu 2 Hãy xác định loại hình, kiểu và giá trị logic của các tam đoạn luận sau: Hướng dẫn cách giải: Để làm được bài tập dạng này cần:

- Xác định vị trí của S, P, M trong tam đoạn luận, chú ý vị trí của M -> Xác định được loại hình của tam đoạn luận

- Nhận dạng của các phán đoán tiền đề và kết luận (A, E, I hoặc O?) -> Xác định được kiểu của tam đoạn luận Để biết suy luận hợp logic chỉ cần đối chiếu với các quy tắc, nếu không vi phạm quy tắc chung, hoặc quy tắc riêng hoặc quy tắc về kiểu của tam đoạn luận thì kết luận rằng tam đoạn luận hợp logic

Kinh tế đóng vai trò quan trọng trong một quốc gia

Kinh tế là lĩnh vực năng động

Có một số lĩnh vực năng động đóng vai trò quan trọng trong một quốc gia Đáp án:

Sơ đồ của suy luận

Hình III, kiểu AAI, suy luận hợp logic

Tất cả ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh đều kinh doanh có hiệu quả Vietcombank là ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh

Vậy Vietcombank cũng kinh doanh có hiệu quả Đáp án:

Sơ đồ của suy luận

Hình I, kiểu AAA, suy luận hợp logic

Câu 3 Các suy luận sau đây có hợp logic không? Hãy chứng minh Hướng dẫn cách giải:

Quy trình làm dạng BT này:

- Viết công thức suy luận

- Lập bảng chân trị đầy đủ hoặc rút gọn

- Kết luận suy luận hợp hay không hợp logic

Câu c) Nếu có tài hùng biện lẫn niềm đam mê thì sẽ trở thành luật sư giỏi

Cô ấy không có tài hùng biện mà cũng không có niềm đam mê

Cô ấy sẽ không trở thành luật sư giỏi Đáp án:

Ký hiệu: năng khiếu: N; Niềm say mê: M; Thành luật sư giỏi: T

KL: Suy luận không hợp logic vì ở dòng 8 khi hai tiền đề đều đúng nhưng kết luận lại sai

Câu d) Nếu trường học có thầy giáo tốt và cơ sở vật chất tốt thì sẽ có chất lượng giảng dạy tốt

Trường này có thầy giáo tốt lẫn cơ sở vật chất tốt

Vậy trường này chắc chắn có chất lượng giảng dạy tốt Đáp án:

- Ký hiệu: thầy giáo tốt: T; cơ sở vật chất tốt: V; chất lượng giáo dục tốt: C

- Công thức suy luận dưới dạng rút gọn

Kết luận: có mâu thuẫn ở các giá trị của T hoặc V hoặc C

-> Giả định suy luận không hợp logic là sai -> Suy luận này hợp logic

1 Trình bày nội dung và yêu cầu của qui luật đồng nhất

2 Trình bày nội dung và yêu cầu của qui luật không mâu thuẫn

3 Trình bày nội dung và yêu cầu của qui luật bài trung

Các câu 1, 2, 3 lần lượt nêu nội dung và yêu cầu của từng qui luật (qui luật đồng nhất, qui luật phi mâu thuẫn, qui luật bài trung) một cách ngắn gọn dựa trên giáo trình và cần phân biệt điểm giống và khác nhau giữa qui luật mâu thuẫn và bài trung là cả hai qui luật này đều là biểu hiện của qui luật đồng nhất nhưng qui luật không mâu thuẫn khẳng định: trong 2 phán đoán mâu thuẫn nhau có ít nhất 1 phán đoán sai Còn qui luật bài trung khẳng định phải lựa chọn phán đoán đúng trong 2 phán đoán mâu thuẫn nhau

Hãy chỉ ra sự vi phạm của quy luật tư duy trong các luận điểm, đoạn văn, mẫu đối thoại sau đây:

Câu 1 Một vi phạm pháp luật có thể vừa có lỗi, vừa không có lỗi

- Chồng: em đã nói là sẽ quên và tha thứ cho anh, vậy mà sao em cứ nhắc đi nhắc lại mãi thế?

- Vợ: Vâng đúng thế! Em chỉ muốn nhắc cho anh nhớ là em đã quên chuyện đó và đã tha thứ cho anh

Câu 3 Trong kỳ thi môn Logic, một sinh viên bị giám thị lập biên bản vì đã mở tài liệu (đề thi không được sử dụng tài liệu) Em sinh viên thắc mắc với giám thị: Sao Cô khắt khe thế?

Cô có biết rằng luật sư ra tòa để bào chữa cho thân chủ cũng phải mở tài liệu, kỹ sư ra công trường xây dựng cũng phải xem lại bản vẽ, cô là giáo viên khi lên lớp cô cũng phải mở giáo án Tại sao em là sinh viên lại không được mở tài liệu khi làm bài thi?

1 Vi phạm quy luật phi mâu thuẫn (mâu thuẫn trực tiếp)

2 Vi phạm quy luật phi mâu thuẫn (mâu thuẫn gián tiếp)

3 Vi phạm quy luật đồng nhất

I CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1 Khái niệm về chứng minh và bác bỏ So sánh chứng minh với suy luận Hướng dẫn trả lời:

- Khái niệm về chứng minh và bác bỏ (gt)

- Phân biệt chứng minh với suy luận

Về mặt tổ chức kết cấu, chứng minh cũng giống như suy luận hoặc một chuỗi các suy luận nối tiếp Ở đây có sự tương ứng giữa các luận cứ với tiền đề Luận đề với tính cách là kết luận cuối cùng

Trong quá trình chứng minh đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc của suy luận những quy tắc của suy luận trở thành cơ sở của thao tác chứng minh

Tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt

Trong suy luận các tiền đề được cho trước, là điểm xuất phát còn trong chứng minh, luận đề vừa là điểm xuất phát, vừa là đích đến Luận đề được đưa ra trước, nó quyết định việc lựa chọn, tìm kiếm luận cứ chứng minh nó

Trong suy luận, các tiền đề được coi là đúng (Mặc dù trên thực tế có thể sai hoặc chưa được khẳng định) Còn trong chứng minh luận cứ phải thực sự là những luận điểm đúng đắn (Nếu có luận cứ sai hoặc chưa xác định được đúng, sai thì phép chứng minh không thể đứng vững)

Câu 2 Những qui tắc cơ bản của phép chứng minh

Hướng dẫn trả lời: a) Quy tắc đối với luận đề: có 3 quy tắc

- Muốn chứng minh luận đề là đúng hay sai thì bản thân luận đề phải thực sự là luận đề đúng hoặc thực sự là luận đề sai

- Luận đề phải được phát biểu đầy đủ, rõ ràng và không mâu thuẫn

- Luận đề phải được giữ vững trong suốt quá trình chứng minh b) Quy tắc đối với luận cứ: có 3 quy tắc

- Luận cứ phải là những luận điểm để được chứng minh hoặc được công nhận là đúng

- Luận cứ phải đúng độc lập với luận đề

- Luận cứ phải đủ để dẫn đến luận đề c) Quy tắc đối với luận chứng: có 3 quy tắc

- Trong quá trình chứng minh phải bảo đảm tuân thủ tất cả các quy tắc, các quy luật logic

- Phải bảo đảm tính hệ thống trong việc sắp xếp các luận cứ dẫn đến luận đề

- Phải bảo đảm tính nhất quán trong quá trình chứng minh Trong chứng minh phải loại trừ mâu thuẫn giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với luận đề

Câu 1 Khi được hỏi ý kiến riêng của nhà phê bình về vở kịch mà ông vừa xem, nhà phê bình nói: “Làm sao mà tôi có thể phê bình hay hay dỡ được nếu tôi không biết được ai đã sáng tác vở kịch này?” Nhà phê bình đã vi phạm lỗi gì?

Câu 2 Diễn đạt dưới đây thuộc loại ngụy biện nào?

“Thưa quý tòa, hình phạt mà viện kiểm soát đưa ra cho tôi là quá nặng Hiện gia đình tôi kinh tế rất khó khăn, vợ đang ốm nặng, do tôi phạm tội mà các con tôi xấu hổ không dám đi học Xin quý tòa cứu xét hoàn cảnh mà mở lượng khoan hồng để tôi có cơ hội làm lại cuộc đời”

Câu 3 Hai cách bác bỏ sau đây có giống nhau không? Bác bỏ nào đúng phương pháp? a) Bố vợ thử tài 2 người con rể, hỏi: “Tại sao con vịt lại nổi?”

Người con rể học trò đáp: “Đa mao thiểu nhục tắc phù” (Nhiều lông ít thịt thì tất yếu sẽ nổi)

Người con rể học trò bác bỏ: “Chiếc thuyền có lông có thịt đâu mà cũng nổi? b) Trả lời câu hỏi: “Vì sao cái kèn lại kêu to?”, A đáp: “Vì nó có tòa loa nên kêu to” B bác lại: “Cái ống nhổ cũng có tòa loa sao không kêu?”

Câu 1 Nhà phê bình đã phạm lỗi là ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân

Câu 2 Diễn đạt trên thuộc loại ngụy biện đánh vào tình cảm

Câu 3 Hai cách bác bỏ này (câu a, b) không giống nhau:

Trong câu b) bác bỏ theo B là đúng phương pháp – B bác bỏ theo quy tắc kết luận (quy tắc Modus Ponens) ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng chân lý của phép hội - Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Logic học
Bảng ch ân lý của phép hội (Trang 31)
Bảng chân lý của phép phủ định. - Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Logic học
Bảng ch ân lý của phép phủ định (Trang 31)
Bảng chân trị phép kéo theo: - Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Logic học
Bảng ch ân trị phép kéo theo: (Trang 34)
Bảng chân trị của phép tương đương. - Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Logic học
Bảng ch ân trị của phép tương đương (Trang 35)
Hình  Kiểu đúng - Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Logic học
nh Kiểu đúng (Trang 47)
Bảng Chân Trị - Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Logic học
ng Chân Trị (Trang 50)
Bảng Chân Trị - Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Logic học
ng Chân Trị (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w