Trên cơ sở quy định của pháp luật về tài nguyên rừng, cuốn giáo trình đã phân tích và lý giải ở khía cạnh về mặt khoa học các nội dung cơ bản về lý luận và pháp luật trong lĩnh vực quản
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2022
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên
Phản biện 1: : Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật
Vào lúc giờ ngày tháng năm
Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
6 Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm (dấu hiệu) vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm về vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 6
1.1.2 Đặc điểm (dấu hiệu) của vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 6
1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 7
1.2.1 Khái niệm xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 7
1.2.2 Đặc điểm xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 7
1.2.3 Ý nghĩa xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 8
1.3 Khái niệm, nội dung pháp luật điều chỉnh về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 8
1.3.1 Khái niệm pháp luật điều chỉnh về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 8
1.3.2 Nội dung pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 8
Kết luận Chương 1 13
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP 14
2.1 Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 14
2.2 Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp và thực tiễn xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 15
2.2.1 Thực trạng vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp tại nước ta 15
2.2.2 Nguyên nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp tại nước ta 17
2.2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 18
Kết luận Chương 2 18
Trang 4CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP 19
3.1 Phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 19
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 19
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp 20
Kết luận Chương 3 21
PHẦN KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 5
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bao đời nay, từ khoa học nghiên cứu cho đến thực tiễn, rừng luôn được xem
là nguồn tài nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con người Rừng cây chính là “lá phổi xanh” của Trái đất với chức năng điều hoà không khí, điều hoà nước, bảo vệ và ngăn chặn các thiên tai như xói mòn đất, gió bão, bảo
vệ sức khoẻ của con người, Không những vậy, rừng còn cung cấp cho con người một số lượng lớn các sản phẩm như: gỗ, củi, dược liệu hay các sản phẩm lâm sản khác,
Những năm gần đây, khi xã hội phát triển, đời sống ngày một nâng cao đã kéo theo sự gia tăng ngày càng lớn trong nhu cầu của con người Điều này dẫn tới tốc độ khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tăng nhanh, vượt quá tốc độ tự phục hồi của tự nhiên, đặc biệt là trong hoạt động khai thác rừng Tại Việt Nam, một
số nơi vẫn còn xảy ra thường xuyên tình trạng phá, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, nhiều hành vi vi phạm còn được tổ chức dưới hình thức chuyên nghiệp, theo tổ chức với sự liều lĩnh ngày một tăng cao Chính thực trạng này đã kéo theo rất nhiều hệ luỵ phía sau, mà trước hết là ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên, sau đó là tới sự tồn tại, duy trì, đảm bảo đời sống của con người, bởi mất đi rừng nghĩa là Trái đất cũng không còn lá phổi để bảo vệ
Hiểu được tầm quan trọng và thực trạng đó, tại nước ta, Đảng và Nhà nước cũng đã và đang dành sự quan tâm nhiều hơn, chú trọng tới công tác quản lý, bảo
vệ rừng Công tác quản lý và bảo vệ rừng được tiến hành thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó việc quản lý thông qua pháp luật được xem là một phương pháp mang tính đặc trưng của Nhà nước, tác động sâu sắc tới đời sống xã hội và công tác quản lý, bảo vệ trong lĩnh vực lâm nghiệp
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Nhà nước ta đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn Nhiều văn bản pháp luật liên quan đã được xây dựng và ban hành như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) (“BLHS năm 2015”), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật
Lâm nghiệp năm 2017, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã sửa đổi bổ sung năm 2020, Nghị định 35/2019/NĐ-CP ban hành ngày 25/04/2019 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (“Nghị định
35/2019/NĐ-CP”), Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm của Bộ luật Hình sự, hay gần đây nhất là Nghị định 07/2022/NĐ-
CP ban hành ngày 10/01/2022 sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi (“Nghị
định 07/2022/NĐ-CP”)
Trong hệ thống quy định hiện hành đó, các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp được xem là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết phải hoàn thiện nhanh chóng, kịp thời để sớm ngăn chặn, xử lý và đẩy lùi
Trang 6các hành vi vi phạm Để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, các quy định xử lý vi phạm trong phải đảm bảo có tính răn đe, bao quát và phù hợp với thực tiễn thay vì chỉ dừng lại ở mặt hình thức
Xuất phát từ lý luận và yêu cầu từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài:
“Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp” để nghiên cứu luận văn
thạc sĩ luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều tác giả xuất bản, đưa ra những tác phẩm, tài liệu, công trình nghiên cứu trong một số lĩnh vực liên quan đến đề tài và một số vấn đề được đề đến trong luận văn đã được lựa chọn Cụ thể như sau:
Một số tác phẩm là sách bao gồm:
- Cục Kiểm lâm (2020), Sổ tay hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực lâm nghiệp, Nxb Thanh niên, Hà Nội Trong cuốn sổ tay này, Cục Kiểm
lâm đã tổng hợp, làm rõ và hướng dẫn việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành, một số nội dung cần lưu ý trong xử lý vi phạm ở lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là những nội dung liên quan đến buôn bán trái phép các loài động vật hoang
dã Tuy nhiên, cuốn sổ tay chưa có những phân tích, đánh giá cụ thể về tính phù hợp của các quy định pháp luật hiện hành
- Bùi Kim Hiếu - Chủ biên (2017), Giáo trình quản lý nhà nước về lâm
nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Trường Đại học Đà Lạt, Hà Nội Trên cơ
sở quy định của pháp luật về tài nguyên rừng, cuốn giáo trình đã phân tích và lý giải ở khía cạnh về mặt khoa học các nội dung cơ bản về lý luận và pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; đồng thời cũng đã đưa ra được những quan điểm, nhận thức, đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn Tuy nhiên, những nhận thức, quan điểm đánh giá này không phân tích ở hướng chỉ ra những điểm còn thiếu sót mà chỉ giải quyết về mặt đưa ra định hướng áp dụng pháp luật Bên cạnh đó, với thời gian xuất bản từ năm 2017 đến nay, pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều sự thay đổi nên nội dung tại giáo trình cũng cần phải
có sự cập nhật để đảm bảo phù hợp với thực tiễn
- Nguyễn Hoàng Thuỷ (2017), Giáo trình Pháp luật lâm nghiệp và tài
nguyên môi trường, lưu hành nội bộ trường Đại học Quảng Bình Tương tự giáo
trình do tác giả Bùi Kim Hiếu làm chủ biên, cuốn giáo trình của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỷ đã phân tích khái quát được những vấn đề về mặt lý luận, pháp luật liên quan đến lâm nghiệp tuy nhiên nội dung vẫn chưa được cập nhật theo pháp luật hiện hành và cũng chưa có những nhận xét, đánh giá về tính phù hợp của pháp luật
Một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án như:
- Saysamone Kitthiphane (2020), “Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lâm nghiệp theo pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh”,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội Tại bài luận văn này, tác giả phân tích về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp ở một góc nhìn khá mới là so sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật Lào Chính vì vậy, nội dung của đề tài chủ yếu tập trung phân tích về một số vấn đề lý luận trong xử
Trang 7phạt vi phạm hành chính và so sánh quy định giữa hai hệ thống pháp luật mà không chỉ ra hay đánh giá pháp luật dưới góc nhìn thực tiễn tại Việt Nam
- Nguyễn Thị Hiền (2019), “Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản
xuất, từ thực tiễn tại tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Huế Bài
luận văn của tác giả đã đưa ra được một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật
về xử lý vi phạm nói chung trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất; đồng thời thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tỉnh Bình Định để đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo
vệ rừng sản xuất Như vậy, tại luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn
đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất thay vì bao quát toàn bộ lĩnh vực lâm nghiệp nói chung, bên cạnh đó, nội dung thực tiễn chỉ liên quan đến tỉnh Bình Định, chưa có tính khái quát đối với thực trạng chung tại nước ta
- Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2016), “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ luật học,
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Trong nội dung tại luận văn này, tác giả Thuỳ Trang đã đưa ra được những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản; thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tại tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật Tuy nhiên, tính thực tiễn trong nội dung nghiên cứu được ghi nhận chỉ xem xét tại tỉnh Quảng Ngãi, chưa có tính bao quát chung trong phạm vi đất nước Việt Nam
Ngoài ra, còn một số báo, bài viết trên các tạp chí có liên quan như:
- Nguyễn Thị Tiến (2018), “Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả pháp
luật xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng”, Tạp chí Giáo dục và
xã hội số 01, tr.175 – 177 Trong bài tạp chí này, tác giả đã có những phân tích, đánh giá tổng quan về mặt lý luận và thực tiễn về hiệu quả quy định pháp luật về
xử lý vi phạm trong bảo vệ và phát triển rừng Vì vậy, nội dung bài tạp chí không
đề cập hay phân tích cụ thể về quy định pháp luật hiện hành hay có đánh giá tổng quan về những quy định này
- Nguyễn Thị Tiến (2018), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế
pháp lý xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở nước
ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp số 4, tr.184-190 Trong
bài viết này tác giả đã nghiên cứu về thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng nói chung Tuy nhiên, nội dung bài viết chưa đề cập nhiều đến quy định pháp luật hiện hành hay phân tích đánh giá thực tiễn quy định hiện hành
Có thể thấy rằng, các tác phẩm sách, bài nghiên cứu khoa học, luận văn hay
tạp chí nêu trên đều đã đưa ra và có nội dung phân tích nhất định về pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp hay xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ và chính thức về “pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp” kể từ khi có những thay đổi trong quy định pháp luật hiện hành ở Nghị định 07/2022/NĐ-CP Vì vậy, trong luận văn này, tác giả sẽ đi tìm hiểu, nghiên cứu tổng quan về lý luận và pháp
Trang 8luật liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung; đồng thời đưa ra những phân tích, đánh giá về tính hiệu quả quy định pháp luật hiện hành qua thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật và giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, các quy định pháp luật cũng như thực tiễn xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, bài luận văn hướng tới việc đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn làm rõ và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
- Làm rõ các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
- Phân tích thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về
xử lý vi ph trong lĩnh vực lâm nghiệp tại Việt Nam
- Đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài luận văn này là pháp luật về xử lý vi phạm (bao gồm cả lĩnh vực hành chính và hình sự) trong lĩnh vực lâm nghiệp
4.2 Phạm vi nghiên cứu
và thực tiễn liên quan đến pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp Trong đó, tập trung sâu hơn về vấn đề xử phạt vi phạm trong xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự thuộc lĩnh vực lâm nghiệp
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm về duy vật biện chứng, ý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đảm bảo thống nhất, tuân theo xuyên suốt với những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và Pháp luật về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: đây là phương pháp phân chia những vấn đề chung, khái quát nhất thành những phần nội dung nhỏ, những bộ phận khác nhau Thông qua phương pháp này có thể nghiên cứu sâu sắc hơn, rõ ràng và chi tiết hơn các
Trang 9nội dung đề ra và nhận biết được sự tồn tại của các mối quan hệ, tính phụ thuộc bên trong nội dung đó Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong việc tìm hiểu và phân tích quy định pháp luật
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp tổng hợp được áp dụng tại bài báo cáo nhằm liên kết, thống nhất những kết luận thuộc bộ phận nội dung đã được phân tích nhằm đánh giá khái quát lại toàn bộ vấn đề Bởi vậy, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích luôn song hành với nhau giúp bài viết đưa ra được cái nhìn, nhận thức sâu sắc hơn về tổng thể vấn đề đưa ra
- Phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá được sử dụng thông qua việc đưa nhận thức, quan điểm của chính học viên về vấn đề nghiên cứu để tạo ra cách nhìn, nhận định khách quan nhất Chính bởi xuất phát từ quan điểm của học viên nên phương pháp này được sử dụng tại hầu hết toàn bộ nội dung bài báo cáo, đặc biệt là khi chỉ ra những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật cùng đề xuất phương án giải quyết vấn đề
Ngoài ra, một số phương pháp khác như: phương pháp quy nạp, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, cũng được vận dụng một cách hài hòa, linh hoạt nhằm đạt được mục đích cuối cùng của bài báo cáo được đề ra
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Trang 10CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG
LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
1.1 Khái niệm, đặc điểm (dấu hiệu) vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
1.1.1 Khái niệm về vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
Nhà nước được thành lập là đại diện chính thức của các tầng lớp trong xã hội
và mang chức năng quản lý xã hội đó Để thực hiện được chức năng này, Nhà nước cần sử dụng đến nhiều công cụ, biện pháp khác nhau, trong đó pháp luật được xem
có hiệu quả cao nhất Theo đó, Nhà nước đặt ra, ghi nhận các quy tắc xử sự chung
có tính chất bắt buộc thành một hệ thống trong pháp luật trên cơ sở ý chí của giai cấp thống trị về nhu cầu đối với lợi ích xã hội và mục đích ổn định xã hội, duy trì trật tự
vì sự phát triển bền vững của xã hội đó1 Ba chức năng chính của pháp luật là điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục Trong đó, chức năng giáo dục hình thành xuất phát từ thực tiễn tồn tại các “hành vi vi phạm pháp luật” do người có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện một cách có lỗi có tác động tiêu cực đến xã hội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các lợi ích chung của xã hội2 Khi đó, để đảm bảo chức năng giáo dục, những người có hành vi vi phạm phải chịu một số trách nhiệm pháp lý nhất định, là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật đó và được hiện thực hóa bởi quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn được gọi là các “chế tài xử lý”
1.1.2 Đặc điểm (dấu hiệu) của vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
Để xác định một hành vi có phải vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, cần căn
cứ trên các dấu hiệu nhất định Đây cũng chính là các đặc điểm của vi phạm trong
lĩnh vực lâm nghiệp Cụ thể như sau:
Thứ nhất, vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp là hành vi trái pháp luật, vi
phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp.3
Thứ hai, vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp là hành vi hành động hoặc không
hành động
Thứ ba, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm phải có năng lực trách
nhiệm hành chính hoặc năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 cũng đã giới hạn chủ thể coi là tội phạm khi có đầy đủ “năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại” Theo đó, chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là không ở tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự - là “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
3 Cục Kiểm lâm (2020), Sổ tay hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr.16.
4 Quốc hội (2015), Điều 21 Bộ luật Hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Trang 11Thứ tư, vi phạm là hành vi có lỗi của người vi phạm
Theo đó, lỗi của người vi phạm có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý Trong đó “lỗi
cố ý” là khi người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc
ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra
1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
1.2.1 Khái niệm xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
Trước hết, về khái niệm “xử lý vi phạm”
Nhà nước ta ghi nhận và thực hiện hoạt động xử lý vi phạm nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm và tội phạm, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Tuy nhiên, việc đưa ra một khái niệm chung đối với “xử lý vi phạm” (bao gồm cả lĩnh vực hành chính và hình sự) chưa có nội dung chính thức nào Bởi vậy, để đưa ra một khái niệm chung đối với xử lý vi phạm, cần xem xét riêng đối với hai thuật ngữ: “xử lý vi phạm hành chính” và
“xử lý hình sự”
1.2.2 Đặc điểm xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
Mang bản chất là một lĩnh vực xử lý vi phạm, xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp có những đặc điểm chung của xử lý vi phạm, đồng thời những đặc điểm riêng thuộc phạm vi lĩnh vực lâm nghiệp Cụ thể các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ
giữa pháp luật hình sự và pháp luật hành chính
Thứ hai, xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật
Thứ ba, xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp được thực hiện bởi chủ thể
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Thứ tư, xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp được tiến hành theo nguyên
tắc, trình tự, thủ tục nhât định
Thứ năm, kết quả của xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp được thể
hiện bằng quyết định xử phạt hành chính hoặc bản án/quyết định của Toà án có thẩm quyền
Đối với xử lý vi phạm hành chính
Quyết định xử phạt hành chính ghi nhận các nội dung về hình thức, biện pháp
xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Đây là văn bản ghi nhận việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, vừa là căn
cứ xác định hành vi vi phạm của chủ thể liên quan Một hành vi chỉ được coi là
đã bị xử lý vi phạm hành chính khi có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và ngược lại, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng là văn bản ghi nhận việc
áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính
Đối với xử lý hình sự
Mang ý nghĩa tương tự quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bản án/quyết định có hiệu lực của Toà án có thẩm quyền ghi nhận về quyết định việc bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác
Trang 121.2.3 Ý nghĩa xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
Thứ nhất, xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giúp ngăn chặn kịp thời
những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về lâm nghiệp Thông qua việc liên tục rà soát, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp, xử lý vi phạm các hành vi vi phạm giúp kịp thời ngăn cản những vi phạm chuẩn bị, đang xảy ra Qua đó góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ các tài nguyên, lâm sản
Thứ hai, xử lý vi phạm đúng đắn, kịp thời có tính nghiêm khắc, mang ý nghĩa
như một biện pháp răn đe, giáo dục đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật Thông qua việc áp dụng các chế tài này, đối tượng vi phạm hiểu và ý thức được hành vi sai phạm của mình, đồng thời như một hình thức cảnh tính khiến các chủ thể vi phạm cân nhắc, e dè khi có ý định tái phạm, từ đó làm giảm thiểu tình trạng vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
Thứ ba, không chỉ đối với các chủ thể có hành vi vi phạm, việc xử lý vi phạm
trong lĩnh vực lâm nghiệp còn góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho người dân, tạo bước chuyển biến trong xã hội về mặt nhận thức, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật Các đối tượng bị xử lý vi phạm sẽ trở thành minh chứng rõ ràng nhất để người dân nhận thức và hiểu quy định pháp luật cũng như tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật nói chung và tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng Từ đó cũng góp phần lớn trong việc phòng ngừa những vi phạm có thể diễn ra
1.3 Khái niệm, nội dung pháp luật điều chỉnh về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
1.3.1 Khái niệm pháp luật điều chỉnh về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
Trước hết, trong khoa học pháp lý, cách hiểu về thuật ngữ “pháp luật” có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ bởi lẽ có rất nhiều lý thuyết được đặt ra về vấn đề
này Theo đó, “nhìn từ góc độ nhị nguyên của pháp luật chúng ta có luật tự nhiên
và pháp luật thực định; nhìn từ góc độ chủ thể ban hành, chúng ta có pháp luật
do nhà nước ban hành và pháp luật bao gồm cả do nhà nước ban hành và luật
thành chủ yếu qua hoạt động lập pháp hơn là tư pháp, do vậy khái niệm thường xuyên được nêu ra tại các cuốn giáo trình và sử dụng trong nghiên cứu khoa học
về pháp luật là:
“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện mang sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người
1.3.2 Nội dung pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
1.3.2.1 Quy định về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
Trang 13Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lâm nghiệp, nói một cách khác khi chủ thể thực hiện hành vi này sẽ bị xem là có hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp Cụ thể bao gồm những hành
vi sau đây:
“1 Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật
2 Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng
3 Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật
4 Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng
5 Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng
6 Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
7 Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên
và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng
8 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng
9 Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.”
(Điều 9)
1.3.2.2 Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp đối với hành chính
và hình sự là khác nhau
Đối với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
Có thể khái quát trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, mà cụ thể là xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp bằng sơ đồ sau đây:
Trang 14Sơ đồ 1.1: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp 7
Khi hành vi vi phạm được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức nhất định và bị phát hiện, ở giai đoạn này việc phát hiện hành vi vi phạm có thể xảy ra trong hai trường hợp:
Một là phát hiện hành vi vi phạm quả tang
Hai là phát hiện hành vi vi phạm qua hoạt động kiểm tra nguồn gốc lâm sản,
kiểm tra việc quản lý, bảo vệ rừng
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, người có thẩm quyền có quyền thực hiệnhoạt động kiểm tra nguồn gốc lâm sản, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng của chủ rừng, chủ lâm sản Việc thực hiện kiểm tra phải căn cứ trên những quy định cụ thể của pháp luật và tiến hành theo nội dung, trình
tự, thủ tục cụ thể theo Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2016 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Điều 36 – Điều 42)
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập hồ sơ xử lý vi phạm Hồ sơ xử lý vi phạm được thực hiện tương tự đối với trường hợp phát hiện vi phạm quả tang đã được nêu ở trên
7 Cục Kiểm lâm (2020), Sổ tay hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, Nxb Thanh niên,
Hà Nội, tr.23