Mục đích của biện pháp Dạy học Toán học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức, kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó giúp các em phát huy tính tíc
Trang 1PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ QUẢNG YÊN
TRƯỜNG THCS HÀ AN
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN 7 THÔNG QUA
PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI”
I Mục đích của biện pháp
Dạy học Toán học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức, kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển năng lực sáng tạo Với những môn học tự nhiên như Toán rất khô khan nên học sinh không hứng thú học dẫn đến chất lượng
bộ môn thấp Như vậy để học sinh học tốt môn Toán, đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo ra những hình thức dạy học sinh động, để học sinh say mê thật sự
Với học sinh THCS nói chung, các em học sinh khối 7 nói riêng thì các trò chơi luôn gây hứng thú trong các em Do vậy, nhằm tạo không khí sinh động, thu hút học sinh, giúp học sinh thoải mái trong học tập từ đó nâng cao chất lượng bộ môn Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức trò chơi toán học tôi thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức dần dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, góp phần tạo một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, luôn tạo được sự thoải mái, hứng thú cho từng học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể Đó là lí do tôi
thực hiện “Giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán 7 thông qua phương pháp trò chơi ” Giúp khích lệ phong trào học tập toán, giúp học sinh có cái nhìn mới
hơn về môn học này và đặc biệt đã làm phong phú vốn trò chơi của các em để các
em có những lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động giải trí của bản thân
II Nội dung của giải pháp.
1.Giai đoạn chuẩn bị trò chơi:
Đây là giai đoạn quan trọng trong hoạt động trò chơi trong giờ học toán, tôi luôn cố gắng thiết kế trò chơi sao cho phù hợp với mục tiêu của bài học.Trò chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường và không gian lớp học và thời gian thực hiện
Nội dung trò chơi phải nằm trong chương trình, có mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức, vừa phải có tác dụng gây hứng thú học tập, kích thích tinh thần học tập và phát huy năng lực chuyên biệt về bộ môn Toán học
Với mỗi trò chơi tôi luôn xác định số nhóm chơi, số người chơi trong nhóm,
đồ dùng, dụng cụ cần thiết như tranh, bảng phụ, phấn màu, đặc biệt là hệ thống câu
Trang 2hỏi.Có luật chơi, hình thức chơi, có sự thi đua và gây hứng thú giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ học sinh
Các trò chơi được thực hiện trong tiết dạy trên lớp có thể áp dụng trong phần khởi động (nhằm gây hứng thú học tập), phần hình thành kiến thức mới ( giúp hs khám phá tri thức mới) hoặc phần luyện tập giúp hs củng cố, phần vận dụng kiến thức hay trong tiết luyện tập, ôn tập chương…giúp học sinh thoát khỏi sự nặng nề của những bài toán truyền thống góp phần giúp hs yêu thích môn toán hơn
Tôi phân loại ra các nhóm trò chơi sau :
* Nhóm trò chơi dùng lời:
Với nhóm trò chơi chủ yếu bằng ngôn ngữ, nhiệm vụ của GV chủ yếu là chuẩn bị câu hỏi phù hợp với nội dung, kiến thức bài học
* Nhóm trò chơi sử dụng phương tiện trực quan
Các phương tiện trực quan trong môn Toán phổ biến là các hình khối, tranh ảnh, phim, bảng phụ
* Nhóm trò chơi có sử dụng công nghệ
Trong nhóm trò chơi này, GV và HS phải sử dụng máy tính, điện thoại thông minh có kết nối mạng để phục vụ cho việc tìm kiếm và tổng hợp kiến thức
2.Giai đoạn thực hiện trò chơi:
- B1: GV nêu tên trò chơi (Tên trò chơi ngắn gọn, xúc tích, gây hứng thú cho học sinh)
- B2: Phổ biến luật chơi (thời gian, đội chơi - số người tham gia, cách chơi) một cách ngắn gọn, dễ hiểu G V có thể hướng dẫn làm mẫu hoặc chơi nháp để hs nắm được luật chơi với những trò chơi có tính phức tạp
- B3: Tiến hành trò chơi (đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực, chơi “ đẹp”) Yêu cầu dừng trò chơi khi có đội thắng cuộc hoặc vi phạm thời gian quy định của trò chơi Gv cần quan sát hs khi chơi để biết thái độ, cử chỉ, phong cách của Hs từ đó điều chính cho phù hợp Đôi khi trong quá trình chơi, giáo viên cũng có thể chuyển hướng với những dự kiến để làm không khí lớp học sôi nổi
- B4: Tổng kết, trao thưởng (đối chiếu kết quả công bố đội thắng, trao thưởng bằng hiện vật hoặc tinh thần mang tính chất khích lệ học sinh,có thể có hình phạt đội thua một cách nhẹ nhàng Qua đó nêu ra tác dụng của trò chơi về kiến thức trong bài)
3 Một số trò chơi điển hình trong tiết dạy học Toán như:
Trò chơi Tiếp sức.
Trò chơi Xếp gạch.
Trò chơi Sự sắp xếp ngẫu nhiên.
Trò chơi Cùng nhau leo núi.
Trò chơi Cuộc đua kì thú.
Trò chơi Tú lơ khơ
Trang 3Trò chơi Ô chữ bí mật.
Trò chơi Ai nhanh hơn
Trò chơi Khỉ con tranh tài
Trò chơi Vòng quay kì diệu
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học toán cho học sinh lớp 7 Rất mong những trò chơi này sẽ được nhiều giáo viên áp dụng và thành công trong các giờ dạy và cũng mong chất lượng bộ môn ngày càng đi lên góp phần tăng chất lượng giáo dục đại trà của trường THCS
Hà An nói riêng, chất lượng giáo dục của thị xã nói chung
*Minh họa trò chơi “ Tiếp sức ”
Áp dụng cho bài “ Luỹ thừa của một số hữu tỉ”
- Mục tiêu: cung cấp kiến thức về luỹ thừa, tích và thương của hai luỹ thừa cùng
cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa, luỹ thừa của một tích, luỹ thừa của một thương
- Chuẩn bị : hai bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài toán( kiến thức) và một số tấm bìa màu sắc ghi các số ( kết quả ) giống nhau chia thành 2 nhóm
- Cách chơi: Hai đội chơi mỗi đội chọn ra 6 người( t/g 2 phút ) Mỗi thành viên có nhiệm vụ tìm ra những bảng sắc màu có kết quả đúng với mỗi bài toán trên bảng phụ và lần lượt tùng thành viên lên dán vào bảng phụ.Hs lên dán xong quay về thì
hs tiếp theo mới đc lên cho đến hết Đội nào nhanh và kết quả chính xác là đội thắng cuộc Ví dụ :
(−5,5¿ ¿0=¿
(−13 )3= ¿
5 8 :5 2
=¿
(−12
3)2=¿
(−12
(22
3
1 3
-
-1 9
5
Trang 4
-Lưu ý : GV có thể cho hs chơi 1,2,3 lần tuỳ vào từng đối tượng hs và tg trong tiết học nên chia 2 bảng phụ và viết thứ tự của các bài tập khác nhau tránh học sinh bắt chước
- Tác dụng : Rèn tinh thần trách nhiệm, tính cộng đồng cho học sinh, trò chơi giúp học sinh tương tác một cách nhẹ nhàng, hiệu quả không gò bó, củng cố được kiến thức bài
*Minh họa trò chơi “ sự sắp xếp ngẫu nhiên”
Áp dụng cho các bài sau khi học bài định lí
- Chuẩn bị : Những mẩu giấy ghi sẵn từ “ Nếu” hoặc từ “ Thì”
- Cách chơi: chia lớp thành 2 đội:
Đội 1 : Điền nội dung sau chữ “Nếu” ( nội dung liên quan đến bài định lí, tính chất
đã học)
Đội 2 : Điền nội dung sau chữ “ Thì” ( nội dung liên quan đến bài định lí, tính chất
đã học)
Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội1 với một tờ giấy của đội 2 xem mệnh
đề tạo thành có đúng không
Nếu
-Góc A và góc B là hai góc đối
đỉnh
-Hai đường thẳng a, b không có
điểm chung nào
-Hai đường thẳng phân biệt cùng
vuông góc với đường thẳng thứ
ba
-Hai đường thẳng phân biệt cùng
song song với đường thẳng thứ
ba
-Một đường thẳng cắt hai đường
thẳng song song
Thì
^A=^ B
-Hai đường thẳng a, b song song
-Hai đường thẳng a, b cắt nhau
- Chúng song song với nhau
- Hai góc đồng vị ( so le trong) bằng nhau
-Tác dụng: Trò chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề đúng chính
là những định lí, tính chất đã học, còn những mệnh đề sai các em có một trận cười sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học
Trang 5Tiết 13 Luyện tập Đinh lí – hình 7
*Minh họa trò chơi “ khỉ con tranh tài ”
Áp dụng trong hđ 3 luyện tập của tiết 16 bài “ Tổng ba góc trong một tam giác’’
- Mục tiêu: sử dụng định lí để tính số đo các góc của một tam giác trong trường hợp biết số đo 2 góc hoặc số đo một góc và 2 góc còn lại bằng nhau
- Cách chơi: lớp chia thành hai đội, mỗi đội sẽ đc trả lời 5 câu hỏi ,có thể thảo luận, hợp tác và phân công công việc (tính toán, trả lời) Chú khỉ của đội nào hái được nhiều dừa và nhanh nhất đội đó sẽ dành chiến thắng Các đội được lựa chọn hái những trái dừa số 1,2,3,4,5 tùy ý
KHỈ CON TRANH TÀI
-Tác dụng: Vẫn như các bài toán tính bình thường nhưng nếu tổ chức thành trò chơi
đã giúp cho học sinh cảm thấy thích làm bài hơn, nhu cầu phải tính thật nhanh và chính xác cao hơn thì mới có thể thắng được đội bạn và đấy cũng là một thành công lớn nhất trong hoạt động giảng dạy toán học
Ngoài những trò chơi trong các tiết học mà bản thân chuẩn bị tôi luôn kích thích sự sáng tạo của các con bằng cách cho các con tự thiết kế các cho chơi cho chính mình và các bạn
Trang 6Ví dụ : Thông qua các nhiệm vụ được giao về nhà thay cho những bài tập sách giáo khoa hay sbt đơn thuần bằng trò chơi “ Tập làm cô giáo” qua việc tự thiết trò chơi cho việc củng cố lại kiến thức ôn tập hình học chương I cô trò tôi đã thực sự thu được 1 tiết học đầy màu sắc và vui vẻ
Trò “ cuộc đua kì thú”, “ Truy tìm kho báu” , “ Lá bài kiến thức” cũng được
hs lớp tôi sáng tạo và cùng chơi không chỉ trong giờ học toán mà cả các môn học khác: sinh, sử , hay các giờ ra chơi các trò cũng lấy toán ra để giải trí
4 Một số hình ảnh hs tham gia các hoạt động trò chơi trong các tiết học, ngoài giờ
Trò chơi “ Khỉ con tranh tài” tiết 16 Tổng ba góc của một tam giác – hình 7
Trang 7Trò chơi “ Khỉ con tranh tài” tiết 16 Tổng ba góc của một tam giác – hình 7
Trò chơi “ Lá bài kiến thức” tiết 8 Luyện tập - Luỹ thừa của số hữu tỉ - Đại 7
Trang 8Trò chơi “ Truy tìm kho báu” tiết 21 - Ôn tập chương I – Đại 7
Trò chơi “ Xây tường” - Tiết 53 Luyện Tập - Đại 7
Trang 9HS sáng tạo trò chơi ngoài giờ lên lớp
HS sáng tạo trò chơi ngoài giờ lên lớp
Trang 10HS sáng tạo trò chơi ngoài giờ lên lớp
III Hiệu quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp
* Cách thức thu thập số liệu:
Bài kiểm tra trước tác động: Tôi lấy điểm bài kiểm tra khảo sát đầu năm
Bài kiểm tra sau tác động: Là kết quả trung bình môn Toán của học kì I năm học 2020- 2021
* Biện pháp được áp dụng có sự tiến bộ về chất lượng, có so sánh đối chiếu kết quả những năm trước
So sánh với kết quả đầu năm tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinh trung bình giảm
Và điểm khá ,giỏi nhiều Sự yêu thích môn học của các em tăng lên rõ rệt
Phiếu đánh giá chất lượng học sinh 7A
Trang 11Phiếu điều tra mức độ yêu thích môn học trước khi dùng giải pháp
Đồng ý Không đồng ý
Tôi tin rằng mình sẽ học tốt môn toán 14 25
Phiếu điều tra mức độ yêu thích môn học sau khi dùng giải pháp
Đồng ý Không đồng ý
Phương pháp trò chơi làm môn toán dễ học hơn 39 0
Tôi tin rằng mình sẽ học tốt môn toán 32 7
Qua đánh giá qua cả điểm số, tinh thần và thái độ học tập của học sinh thì tôi thấy phần lớn các em nắm vững và khắc sâu kiến thức bài học, hiểu và vận dụng được nội dung học tập, bên cạnh đó học sinh được rèn luyện và nâng cao các
kỹ năng toán học và nhiều kỹ năng khác ( giao tiếp, hoạt động nhóm, tính hợp tác )
Tôi thấy sử dụng các phương pháp trò chơi áp dụng vào các tiết học là một giải pháp khả thi Nhưng để đạt được hiệu quả, người giáo viên cần phải có nhiều thời gian đầu tư vào tiết dạy, lồng ghép kiến thức vào các trò chơi một cách hợp lí, tránh tình trạng trò chơi hoàn toàn không liên quan đến kiến thực bài học, hoặc không sát kiến thức bài học, đồng thời phải sáng tạo được nhiều trò chơi lạ, hấp dẫn
mà hiệu quả nhằm không gây nhàm chán đối với học sinh
* Kết luận:Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán đã
nâng cao hiệu quả học tập của học sinh Vừa tạo cho học sinh hứng thú học tập, vừa nâng cao được chất lượng kết quả học tập của học sinh
IV Kiến nghị, đề xuất
Đối với bản thân mỗi giáo viên: nên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi sáng tạo những phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao phù hợp với môi trường giáo dục của nhà trường, có kĩ năng
sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại để áp dụng vào quá trình dạy học Tăng cường nghiên cứu ra những trò chơi, đồ dùng dạy học trực quan nhằm tăng cường hứng thú học tập cho học sinh
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên Toán có thể ứng dụng giải pháp này vào việc dạy học để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh
Trên đây là “Giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán 7 thông qua
phương pháp trò chơi ” được giáo viên Phạm Thị Ngọc Anh đã áp dụng hiệu quả
cho học sinh tại lớp 7A Trường THCS Hà An
Trang 12Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên THCS dạy giỏi cấp thị xã năm học 2020-2021 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó
Xác nhận của Hiệu trưởng
Trường THCS Hà An
Người báo cáo
Phạm Thị Ngọc Anh