Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức hoạt động trải nghiệm Toán học dưới 1 số hình thức phù hợp với từng hoạt động, từng bài dạy tôi nhận thấy học sinh rất thích thú, rất
Trang 1Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……… 2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……….2
1 Thực trạng công tác dạy và học……….2
2 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy………3
a) Hoạt động câu lạc bộ b) Cuộc thi c) Trò chơi d) Hoạt động trải nghiệm thông qua bài học sách giáo khoa 3 Thực nghiệm sư phạm………4
3.1 Mô tả cách thức thực hiện……… 4
3.2 Kết quả đạt được……… 10
3.3 Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm……… 10
4 Kết luận……… 11
5 Kiến nghị, đề xuất……… 11
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP…… ………12
PHẦN IV: CAM KẾT……… 17
Trang 2“BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN THCS THÔNG QUA
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM”
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy học Toán ở trường THCS không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức, kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó còn cần phải giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển năng lực sáng tạo Với những môn học tự nhiên như Toán rất khô khan nên học sinh không hứng thú học dẫn đến chất lượng bộ môn thấp Như vậy để học sinh học tốt môn Toán, đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo ra những hình thức dạy học sinh động, để học sinh say mê thật sự
Với học sinh nói chung, các em học sinh khối THCS nói riêng thì hình thức trải nghiệm Toán học là một cách tiếp cận toán rất mới mẻ nhưng lại gây hứng thú học tập trong các em Do vậy, nhằm tạo không khí sinh động, thu hút học sinh, giúp học sinh thoải mái sáng tạo nội dung trong học tập từ đó nâng cao sự yêu thích và chất lượng bộ môn Toán Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức hoạt động trải nghiệm Toán học dưới 1 số hình thức phù hợp với từng hoạt động, từng bài dạy tôi nhận thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận các hoạt động tôi đưa ra và kiến thức dần dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, góp phần tạo một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, luôn tạo được sự thoải mái, hứng thú cho từng học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo và tính thực tế của học sinh trong học tập
môn Toán cũng như trong các hoạt động tập thể Đó là lí do tôi thực hiện “Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm ” Giúp khích lệ phong trào học tập Toán, giúp học sinh có cái nhìn mới
hơn về môn học này và đặc biệt đã làm phong phú phương pháp truyền thụ kiến thức đến các em học sinh, để các em có một tình cảm, một tâm thế mới khi gặp bộ
môn Toán khô khan này
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng công tác dạy và học
Trường THCS Hà An là ngôi trường mà đa số HS của nhà trường đều có được sự quan tâm của phụ huynh, học sinh có ý thức học tập vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập môn Toán là vấn đề đặt lên hàng đầu của GV giảng dạy môn toán nói chung cũng như bản thân tôi nói riêng
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với cá nhân tôi đó là năng lực nhận thức, năng lực tư duy của các em khác nhau Có sự chênh lệch giữa các lớp chọn và lớp không chọn Hạn chế này khiến cho các em càng khó khăn hơn trong việc tiếp thu môn Toán Các em dần chán nản và đối với HS yếu kém sẽ không thích môn học
vì không tiếp thu nổi những kiến thức Toán đã vốn khó và khô khan
Môn Toán đòi hỏi học sinh phải tư duy và thực hành giải toán nhiều ít thực
tế và trải nghiệm… Nếu như giáo viên không có phương pháp sư phạm tốt thì giờ học trở nên quá tải, nặng nề, học sinh ít được tham gia hoạt động, giáo viên nói
Trang 3nhiều Điều quan trọng hơn là không gây được nhiều sự hứng thú cho học sinh trong khi học tập Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 7C, 9A mà tôi thực dạy về những ý kiến, nguyện vọng của mình khi học Toán Nội dung khảo khát như sau:
PHIẾU KHẢO SÁT.
Họ và tên học sinh Lớp
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em
1 Em có yêu thích môn toán không?
2 Em có thấy rằng môn Toán có nhiều ứng dụng thực tế
không?
3 Em có mong muốn tìm hiểu những ứng dụng của môn
Toán trong cuộc sống xung quanh chúng ta không?
4 Em đã tham gia vào hoạt động trải nghiệm của môn
Toán lần nào chưa?(Ví dụ: Cuộc thi, câu lạc bộ, trò chơi…
)
5 Em đã bao giờ áp dụng kiến thức Toán học để tạo ra một
sản phẩm nào chưa?
6 Em có muốn tham gia vào hoạt động trải nghiệm của
môn Toán không?
Kết quả thu được như sau:
Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Khôn
g
2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán THCS dưới hoạt động trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục Hoạt động trải nghiệm nói chung, hoạt động trải nghiệm trong môn toán nói riêng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau Mỗi một hình thức trên đều tiềm tàng trong
nó những khả năng giáo dục nhất định Sau đây, tôi điểm qua một số hình thức trải nghiệm sáng tạo cụ thể mà bản thân tôi đã áp dụng có hiệu quả trong môn toán :
Trang 4a) Hoạt động câu lạc bộ Toán học là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những
nhóm học sinh cùng sở thích về Toán, đam mê sáng tạo, dưới định hướng của giáo viên, nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những bạn bè khác Hoạt động này tạo
cơ hội cho học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp ứng
xử của học sinh
b) Cuộc thi Toán học là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi
cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho học sinh về kiến thức thực tế, kiến thức cuộc sống Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các cuộc thi là một cách trải nghiệm sinh động và đa dạng giúp học sinh vừa tổng hợp được kiến thức vừa phát huy được sức sáng tạo, tài năng của bản thân mỗi học sinh Mục đích tổ chức cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, của bài học; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức
c) Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn, những trò chơi trong hoạt
động trải nghiệm khi được sử dụng phù hợp có tác dụng rất tích cực trong các phần
mở đầu, phần vận dụng, luyện tập của bài học Học mà chơi, chơi mà học trong các trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động với nội dung kiến thức phong phú, hình thức sinh động đa dạng Hoạt động trò chơi cũng giúp môn Toán trở nên mềm mại bớt khô cứng giúp giờ học bớt căng thẳng và sinh động
d) Hoạt động trải nghiệm thông qua bài học sách giáo khoa Chương trình sách
giáo khoa mới đã hướng người dạy 1 số bài dưới hình thức trải nghiệm thông qua các bài học giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các hình ảnh thực tế, sản phẩm thực tế
và tự tay làm ra các sản phẩm, hay áp dụng toán học vào cuộc sống để giải quyết các kiến thức thực tế như kinh doanh, đo đạc…
3 Thực hành sư phạm
3.1 Mô tả cách thức thực hiện:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm là việc quan trọng quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động Để có hoạt động trải nghiệm bám sát mục tiêu giáo dục, liên hệ tốt với thực tế, rèn luyện được cho học sinh những kĩ năng cần thiết, làm cho học sinh thực sự thích thú và có tính khả thi, tôi tiến hành thiết
kế hoạt động trải nghiệm theo các bước như sau:
Bước 1: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên hoạt động nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
Trang 5+ Phản ánh được chủ đềvà nội dung hoạt động
+ Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh và những người tham gia
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu đạt được về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị
Khi xác định mục tiêu, cần phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoạt động có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào?
+ Những kĩ năng nào có thể hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?
+ Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?
Bước 3: Xác định nội dung, sản phẩm học tập trải nghiệm và hình thức của hoạt
động
Căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định nội dung phù hợp cho hoạt động, cần liệt kê đầy đủ các nội dung của hoạt động phải thực hiện,
từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng Có thể trong một hoạt động nhưng
có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ
Bước 4: Chuẩn bị hoạt động
Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị
Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, giáo viên cần làm tốt những công việc sau đây:
+ Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động
+ Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả như: tài liệu cần thiết, phương tiện âm thanh, đạo cụ, phục trang, máy tính, máy chiếu, các loại bảng, phòng, bàn ghế và phương tiện phục vụ khác…
+ Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị
+ Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động
+ Dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh với sự tương tác tích cực
trong quá trình tổ chức hoạt động
Bước 5: Lập kế hoạch
Trang 6Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài liệu) và thời gian, không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu Chi phí về tất cả các mặt được xác định
Tính cân đối giữa kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện sau mỗi mục tiêu
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định:
+ Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?
+ Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?
+ Các công việc cụ thể cho tổ, nhóm, các cá nhân
+ Để các lực lượng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế chi tiết hoạt động trên các cột
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được
Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh
Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản Đó là giáo án tổ chức hoạt động
Ví dụ minh họa : Thiết kế hoạt động trải nghiệm : ƯD thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn và thực hành ngoài trời
Bước 1: Đặt tên cho hoạt động:
Chuyên đề ngoại khóa : “TOÁN HỌC VỚI CUỘC SỐNG”
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động:
a) Về kiến thức
- HS xác định được chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao nhất của
nó (trên thực tế)
- HS xác định được khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một điểm khó tới được (trên thực tế)
b) Về năng lực :
- Phát huy tính độc lập sáng tạo trong học tập
- Góp phần hình thành năng lực tự học, tự giải quyết vẫn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ… và một số năng lực chuyên biệt của Toán.
Bước 3 : Xác định nội dung, sản phẩm học tập trải nghiệm và hình thức của hoạt động.
Trang 7Nội dung :
Nội dung 1: Giới thiệu về các đội chơi
Nội dung 2: Trả lời các câu hỏi nhanh liên quan đến kiến thức bài học.
Nội dung 3 : Phần giới thiệu sản phẩm “ giác kế tự chế”
Nội dung 4: Phần thực hành : xác định chiều cao của 1 vật thể ( cây), xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm trong đó có 1 điểm khó tới được.
- Hình thức hoạt động : hình thức trung tâm là cuộc thi với sự so tài của 3 đội thi.
Bước 4 : Chuẩn bị hoạt động
Lĩnh vực Các mục Giáo
viên
Họ c sin h
Gh i ch ú
Dự kiến
tiến trình
hoạt động
- Triển khai cuộc thi
- Tổ chức thi
x
Dự kiến
phương
tiện tham
gia
- Sách giáo khoa
- tài liệu trên link :
https://www.youtube.com/watch?
v=LFYKwost2-U hs tham khảo cách làm giác kế.
- Máy tính, máy ảnh, loa, míc.
Phân công
nhiệm vụ
- Phụ trách chung: ( kế hoạch, phông, loa mic…)
- Dẫn chương trình ( kịch bản)
- Phân công thành lập đội thi và hỗ trợ.
- Ban giám khảo
- Thư kí
x
x x
x
x
Thời gian,
địa điểm
tổ chức,
lực lượng
tham gia
- Thời gian : phát động từ ngày 10/10/2022
- Địa điểm : phòng học 9A trường THCS
Hà An
- Thành phần dự kiến:
HS lớp 9A Khách mời : BGH , Gv tổ KHTN
x
Trang 8Bước 5 : Lập kế hoạch
TRƯỜNG THCS HÀ AN
TỔ KHTN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Hà An, ngày 10 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
“Ứng Dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn và thực hành ngoài trời”
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của Bộ giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào các kế hoạch năm học 2022-2023 và yêu cầu thực tiễn của bộ môn.
Tôi: Phạm Thị Ngọc Anh Tổ KHTN Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm dưới như sau:
1 Mục đích: Cuộc thi nhằm thức đẩy hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về kiến thức môn Toán cùng sức ảnh hưởng vô tận của Toán học trong đời sống.
2 Thời gian : tiết 4,5 thứ 5 ngày 20 tháng 10 năm 2022
Tại phòng học 9A – trường THCS Hà An
3 Thành phần:
- Toàn thể học sinh 9A
- Khách mời : BGH, Gv tổ KHTN.
4 Hình thức tổ chức : hình thức cuộc thi “ Toán học với cuộc sống”
5 Nội dung chương trình:
Nội dung 1: Giới thiệu về các đội chơi
Nội dung 2: Trả lời các câu hỏi nhanh liên quan đến kiến thức bài học Nội dung 3 : Phần giới thiệu sản phẩm “ giác kế tự chế”
Nội dung 4: Phần thực hành : xác định chiều cao của 1 vật thể ( cây), xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm trong đó có 1 điểm khó tới được.
6 Phân công cụ thể:
GV phụ trách: Phạm Thị Ngọc Anh
Thực hiện kế hoạch phân công : học sinh 9A.
7 Kinh phí: quỹ lớp
Tôi xin trân trọng báo cáo và rất mong được BGH nhà trường phê duyệt kế hoạch.
Trang 9Phạm Thị Ngọc Anh
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động
T
T
(ph)
Người phụ trách
Ghi chú
2 Giới thiệu nội dung chương trình
buổi ngoại khóa Toán học với cuộc
sống
các phần chơi
5 Phần 2: Phần thi kiến thức 15- 20 HS 3 đội chơi
6 Phần 3: Giới thiệu giác kế 15 HS 3 đội chơi
7 Phần 4 : Thực hành và báo cáo kết
quả
30-35 HS 3 đội chơi
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
(Tổng kết đánh giá sau chương trình).
b) Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm
Hướng dẫn học sinh xác định mục đích và nội dung trải nghiệm
Ở công đoạn này, giáo viên nên bắt đầu bằng việc tạo ra một tình huống
xuất phát chứa đựng một vấn đề hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục đích của hoạt động trải nghiệm và tư vấn, gợi ý cho các em thảo luận về ý tưởng cụ thể của hoạt động, xây dựng kịch bản hoạt động hoặc giáo viên
có thể giới thiệu một số hướng để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa
Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch trải nghiệm
Do tính chất của các hình thức hoạt động sáng tạo gắn liền với thực tiễn đời sống, gắn nhà trường và xã hội và yêu cầu học sinh giải quyết những nhiệm vụ học tập phức hợp nên phương pháp tối ưu vẫn là dạy học theo nhóm Khi các học sinh
có cùng nguyện vọng, sở thích và khả năng đã được lập thành nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn nhóm học sinh lập kế hoạch trải nghiệm sáng tạo Cơ sở để các nhóm lập kế hoạch đó là dựa vào phiếu định hướng học tập và giáo dục dành cho nhóm mà giáo viên cung cấp
Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định: mục tiêu, công việc cần làm, thời gian dự kiến, sản phẩm dự kiến, dự kiến vật liệu- kinh phí, phương pháp tiến hành
và phân công công việc trong nhóm Đây là bước quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng và xác định Sau khi lập được kế hoạch, các nhóm xin ý kiến bổ sung của giáo viên, học sinh chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch
Trang 10 Hướng dẫn học sinh thực hiện kế hoạch trải nghiệm
Khi các nhóm đã hoàn thiện kế hoạch trải nghiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh các kĩ năng trải nghiệm để tạo ra được sản phẩm cuối cùng: tìm kiếm và thu thập dữ liệu; xử lí thông tin; tổng hợp thông tin; xây dựng sản phẩm học tập trải nghiệm
Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo sản phẩm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện việc trải nghiệm để xây dựng được sản phẩm học tập, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng trình bày sản phẩm Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong dạy học trải nghiệm Và giai đoạn được học sinh mong chờ nhất vì các em được thể hiện sự hiểu biết, khả năng, năng khiếu của mình trước tập thể, được tự hào về sản phẩm học tập mình tạo ra, được làm chủ toàn bộ sân chơi học tập
Hướng dẫn học sinh đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Sau khi trình bày báo cáo, bước cuối cùng được dành cho việc đánh giá, rút kinh nghiệm Hình thức đánh giá có thể dùng 1 trong 2 hình thức sau tùy vào từng hoạt động:
+ Các nhóm đánh giá lẫn nhau kết quả hoạt động trải nghiệm
+ Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm
3.2 Kết quả đạt được.
Biện pháp được áp dụng có sự tiến bộ về sự yêu thích môn học và thái độ tích cực trong các giờ học của các em tăng lên rõ rệt Bên cạnh đó sức sáng tạo và say mê của học sinh trong từng hoạt động trải nghiệm được nâng lên Học sinh không còn sự nhút nhát, dè dặt và thay vào đó là sự tự tin thể hiện bản thân hơn Phiếu điều tra sau sử dụng biện pháp của 76 học sinh 7C, 9A
1 Em có yêu thích môn toán không? 70 6
2.Em có tự tin thể hiện bản thân hơn sau các hoạt động trải
nghiệm mà mình tham gia không?
3 Em có mong muốn được tham gia nhiều hình thức trải
nghiệm trong môn Toán nữa không?
4 Em thấy các hoạt động trải nghiệm có bổ ích không? 73 3
3.3 Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm