1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022

97 9 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TP HCM năm 2022
Tác giả Vương Nữ Tố Quyên
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ Chuyên Khoa
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 866,42 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (14)
    • 1.1 Cơ sở lý luận (14)
      • 1.1.1 Quy định về bảo quản thuốc (14)
      • 1.1.2 Quy định về dự trữ thuốc (22)
    • 1.2 Cơ sở thực tiễn (25)
      • 1.2.1 Thực trạng công tác bảo quản thuốc tại một số cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại Việt Nam (25)
      • 1.2.2 Thực trạng công tác tồn trữ thuốc tại một số cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại Việt Nam (27)
      • 1.2.3 Vài nét về Bệnh viện Truyền máu- Huyết học TP HCM (28)
      • 1.2.4 Vài nét về Khoa dược Bệnh viện Truyền máu- Huyết học TP HCM (28)
      • 1.2.5 Tính cấp thiết của đề tài (30)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu (32)
      • 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu (32)
      • 2.1.2 Thời gian nghiên cứu (32)
      • 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu (32)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (32)
      • 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu (32)
      • 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu (34)
      • 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu (34)
      • 2.2.4 Biến số nghiên cứu (36)
      • 2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu (40)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.1 Phân tích thực trạng bảo quản thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học năm 2022 (43)
      • 3.1.1 Tổ chức nhân lực của kho lẻ nội trú của Khoa Dược (43)
      • 3.1.2 Nhà kho, cách bố trí sắp xếp của kho lẻ nội trú (45)
      • 3.1.3 Trang thiết bị văn phòng (47)
      • 3.1.4 Trang thiết bị bảo quản (47)
      • 3.1.5 Thiết bị phát hiện cảnh báo tự động, phòng chống cháy nổ, vận chuyển (49)
      • 3.1.6 Hệ thống sổ sách (50)
      • 3.1.7 Hồ sơ tài liệu (51)
      • 3.1.8 Thực trạng đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong kho lẻ nội trú (52)
      • 3.1.9 Thuốc trả về, thuốc bị thu hồi (57)
      • 3.1.10 Tự thanh tra (58)
    • 3.2 Phân tích thực trạng dự trữ thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học năm 2022 (58)
      • 3.2.1 Phân tích cơ cấu thuốc dự trữ trong kho năm 2022 (59)
      • 3.2.2 Về giá trị tiền thuốc xuất nhập tồn trong kho (62)
      • 3.2.3 Về sự tuân thủ nguyên tắc xuất kho (65)
      • 3.2.4 Về sự khớp nhau giữa sổ sách và thực tế (67)
      • 3.2.5 Về hàng thiếu, hỏng vỡ (70)
      • 3.2.6 Về hàng trả về (72)
      • 3.2.7 Về cơ cấu thuốc hết năm 2022 (72)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (74)
    • 4.1 Về thực trạng bảo quản thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-huyết học (74)
      • 4.1.1 Tổ chức nhân lực kho lẻ nội trú của khoa Dược (74)
      • 4.1.2 Cơ sở hạ tầng kho Dược và trang thiết bị (75)
      • 4.1.3 Đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong kho nội trú (77)
      • 4.1.4 Về hồ sơ tài liệu, quy trình, tự thanh tra (78)
    • 4.2 Về thực trạng dự trữ thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TpHcm năm 2022 (78)
      • 4.2.1 Cơ cấu thuốc dự trữ trong kho (78)
      • 4.2.2 Giá trị tiền thuốc xuất nhập tồn trong kho (78)
      • 4.2.3 Giá trị xuất nhập tồn của nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất (79)
      • 4.2.4 Về tuân thủ nguyên tắc xuất kho (79)
      • 4.2.5 Về sự khớp nhau giữa sổ sách và thực tế (80)
      • 4.2.6 Về thuốc thiếu, hỏng vỡ (81)
      • 4.2.7 Về cơ cấu thuốc hết trong năm 2022 (81)

Nội dung

Để hoàn thiện chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn năm 2020 tầm nhìn đến 2030 là quản lý chặt chẽ, hiệu quả từ khâu sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bảo quản, cấp

TỔNG QUAN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Quy định về bảo quản thuốc

Các quy định về bảo quản thuốc được nêu trong thông tư số 36/2018/TT- BYT với một số nội dung như sau:

Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc là việc cất giữ bảo đảm an toàn, chất lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ hệ thống hồ sơ tài liệu phục vụ bảo quản, xuất, nhập thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nơi bảo quản.[2]

Cơ sở bảo quản phải có đủ nhân viên với trình độ phù hợp để thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập, bảo quản, cấp phát thuốc và các hoạt động khác nhằm đảm bảo chất lượng thuốc Trong đó:

- Đối với thuốc không phải kiểm soát đặc biệt, thủ kho phải có trình độ, hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản Phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học

- Đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt: Nhân sự phải đáp ứng quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt và các quy định khác có liên quan.[3]

Phải có bản mô tả công việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm có liên quan cho từng cá nhân, được người đứng đầu cơ sở phê duyệt Cá nhân phải hiểu, nắm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm được giao Đào tạo

4 Tất cả nhân viên phải được đào tạo, cập nhật về thực hành tốt bảo quản thuốc, các quy định luật pháp, các quy trình thao tác, các quy định về vệ sinh, an toàn phù hợp với vị trí công việc

Nhân viên tham gia vào các hoạt động tiếp nhận, bảo quản, đóng gói, đóng gói thuốc kiểm soát đặc biệt, các sản phẩm có nguy cơ gây cháy nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy và các loại khí nén) phải được đào tạo cụ thể cho hoạt động này.[2]

Nhân viên và cán bộ làm việc trong kho phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật Người mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết thương hở không được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc có bao bì hở

Nhân viên làm việc trong khu vực bảo quản phải được trang bị và mặc trang phục bảo hộ phù hợp với hoạt động tại kho

1.1.1.2 Nhà xưởng, trang thiết bị

Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt

Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng và không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc

Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt

5 Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và không được có các khe, vết nứt gãy là nơi tích lũy bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng

Kho bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bố trí các khu vực cho các hoạt động sau:

- Tiếp nhận, kiểm nhập thuốc;

- Bảo quản thuốc yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt;

- Bảo quản thuốc phải kiểm soát đặc biệt hoặc phải bảo quản riêng biệt;

- Biệt trữ hàng chờ xử lý (hàng trả về, hàng thu hồi, hàng bị nghi ngờ là hàng giả, hàng nghi ngờ về chất lượng, )

- Chuẩn bị, đóng gói và cấp phát thuốc;

Các khu vực của kho phải có biển hiệu chỉ rõ công năng của từng khu vực, phải có diện tích và thể tích phù hợp

Phải trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản (ví dụ: quạt thông gió, điều hòa không khí, nhiệt kế, xe nâng, ẩm kế, phòng lạnh, tủ lạnh, chỉ thị nhiệt độ vaccin, chỉ thị đông băng điện tử (Freeze Tag) ) Các thiết bị phải được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định, chính xác Các thiết bị đo phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định của pháp luật về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo

Phải có các phương tiện phát hiện và cảnh báo tự động (như chuông, đèn ) kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản (nhiệt độ)

Kho phải được chiếu đủ sáng, cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho Không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng công tác bảo quản thuốc tại một số cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay có nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt phục vụ cho công tác bảo quản tồn trữ thuốc; trình độ chuyên môn về lĩnh vực này của các cán bộ Dược còn hạn chế Do đó, công tác bảo quản

15 tồn trữ thuốc lại càng quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn mới khắc phục được những khó khăn trên

Thực trạng về nhân lực dược:

Nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ chung của khoa dược, trong đó có công tác tồn trữ, trước hết cần có số lượng đủ và có trình độ chuyên môn phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn [19] Tuy nhiên ngoài yêu cầu trên còn có một số yếu tố khác như trình độ năng lực của nhân viên, điều kiện cơ sở vật chất và tính chất công việc của mỗi đơn vị[8] Trong thực tế, nhân lực ở mỗi đơn vị không đồng đều như năm 2019 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp có 37/56 cán bộ làm công tác kho, chiếm hơn một nửa nhân sự của khoa dược [9] Tại bệnh viện quân y 175 số liệu năm 2017 cho thấy nhân sự kho lẻ nội trú có 10 người trên tổng số 59 nhân viên của khoa [10] Năm 2017 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hóa có số lượng nhân viên khoa dược là 47 nhân viên

[11] Số liệu của bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình năm 2018 có 22 nhân viên khoa Dược trong đó có 10 nhân viên kho [12] Như vậy với khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu công việc ngày càng cao, khối lượng thuốc nhập và cấp phát của kho Dược ngày càng lớn thì các tỷ lệ nhân sự trên là tương đối

Thực trạng về nhà kho, trang thiết bị

Kho Dược của các bệnh viện, trung tâm y tế luôn được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển, bảo vệ Khu vực bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bố trí thuận tiện cho việc nhập, xuất, vận chuyển, bảo quản Theo một số kết quả nghiên cứu năm 2017 tại bệnh viện quân y 175 [10], bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hoá [11] , năm 2018 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà bình [12], năm 2019 tại bệnh viện Hữu nghị Việt tiệp [9] cho thấy kho Dược của các bệnh viện này đều đạt yêu cầu về diện tích và có sự phân chia giữa các khu thuốc, đáp ứng được các yêu cầu về bảo quản thuốc

Cụ thể theo kết quả nghiên cứu năm 2017 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hoá của tác giả Lê Thị Hương kho thuốc ống có kích thước lớn nhất 48,51m 2 ; tiếp đến là kho dịch truyền với 38.53m 2 , kho đông y có kích thước nhỏ nhất 21,66m 2

Số lượng các trang thiết bị của các kho bảo quản của Khoa dược, bệnh viện đa khoa Tỉnh được trang bị khá đầy đủ, tất cả các kho đều có ẩm kế, nhiệt kế để đo nhiệt độ và độ ẩm của kho trong ngày [11]

Theo đó tại bệnh viện quân y 175 nghiên cứu năm 2017 cho thấy Tổng diện tích kho nội trú là 170m 2 và diện tích sử dụng là 116m 2 Diện tích của toàn bộ kho đạt đủ diện tích theo yêu cầu, do đó đáp ứng được yêu cầu bảo quản, tồn trữ thuốc [10]

1.2.2 Thực trạng công tác tồn trữ thuốc tại một số cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại Việt Nam Để đảm bảo sẵn sàng cơ số thuốc phục vụ công tác cấp cứu và điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân, mỗi cơ sở y tế cần xây dựng một cơ số tồn kho hợp lý vừa đảm bảo cơ số thuốc đầy đủ vừa không để tồn trữ với cơ số quá lớn [13] Nhưng trên thực tế chưa có bệnh viện, trung tâm y tế nào thực hiện được Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, giá trị tiền thuốc tồn kho trung bình/tháng sử dụng thường ở trong mức tồn kho tối thiểu Năm 2017 tại bệnh viện quân y

175 dự trữ thuốc tồn tại kho chưa hợp lý, nhóm kháng sinh dạng ống và nhóm thuốc điều trị ung thư luôn chiếm tồn cao, và xuất cao trong kho [10] Năm 2017 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hoá có giá trị thuốc tồn trữ dự trữ bình quân của bệnh viện là 0.28, tương đương với 8 ngày tồn kho là thấp đối với một bệnh viện hạng 1 tuyến cuối của tỉnh [11] Năm 2018 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình có giá trị tồn kho trung bình là 1,92 tháng sử dụng [12] Tại bệnh viện Hữu nghị Việt tiệp năm 2019 có giá trị tồn kho trung bình là 1,53 tháng sử dụng [9] Các bệnh viện có số lượng tồn kho là khác nhau tùy thuộc vào quy mô về cơ sở vật chất và mô hình bệnh tật của từng đơn vị nhằm đảm bảo sẵn sàng cơ số thuốc

17 phục công tác cấp cứu và điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân Do đó, mỗi cơ sở y tế cần xây dựng một cơ số tồn kho hợp lý vừa đảm bảo cơ số thuốc đầy đủ vừa không để tồn trữ với cơ số quá lớn [18] Thực tế, công tác dự trữ thuốc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm làm việc được đúc kết và không áp dụng công thức chung Cũng theo kết quả của các nghiên cứu cho thấy, các nhóm thuốc giá trị xuất nhập tồn lớn trong năm, trong tháng là: nhóm kháng sinh, nhóm thuốc đường tiêu hoá, nhóm tim mạch, nhóm thuốc ung thư [9] [10] [11] [12]

1.2.3 Vài nét về Bệnh viện Truyền máu- Huyết học TP HCM

Bệnh viện Truyền máu - Huyết học được thành lập từ năm 1975 Bệnh viện bao gồm trụ sở chính là Ngân hàng máu- Ngân hàng tế bào gốc và Chi nhánh khám chữa bệnh Hiện nay, Bệnh viện truyền máu huyết học có diện tích 33.000 m2 với quy mô 33 khoa/phòng và có 300 giường bệnh nội trú khi cần có thể nâng công suất lên 450 giường bệnh Bệnh viện được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiện nghi cùng dịch vụ hoàn hảo đáp ứng nhu cầu người bệnh Trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận hơn 400 bệnh ngoại trú và điều trị gần 300 bệnh nhân nội trú

Bệnh viện có khoảng 720 nhân sự và tổng cộng có 10 phòng chức năng, 24 khoa lâm sàng, cận lâm sàng

1.2.4 Vài nét về Khoa dược Bệnh viện Truyền máu- Huyết học TP HCM

Cơ cấu tổ chức và nhân sự khoa Dược

Cơ cấu nhân sự của khoa Dược năm 2022 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự khoa Dược bệnh viện Truyền máu-huyết học

STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%)

5 Dược sỹ cao đẳng, trung cấp 8 25%

Chức năng của khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [14]

Nhiệm vụ của khoa Dược

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Cao đẳng và Trung học về dược

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện

- Tham gia chỉ đạo tuyến

- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

Kho thuốc lẻ nội trú tại Khoa Dược bệnh viện Truyền máu-Huyết học năm

Danh mục thuốc dự trữ trong kho lẻ nội trú của khoa Dược bệnh viện Truyền máu - Huyết học năm 2022

Kho thuốc lẻ nội trú của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học năm 2022 Địa chỉ: 01 Trần Hữu Nghiệp, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: tiến hành quan sát cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện bảo quản trong kho lẻ nội trú tại khoa Dược

Phương pháp nghiên cứu hồi cứu: hồi cứu số liệu tồn trữ thuốc hoá dược trong kho lẻ nội trú tại khoa Dược năm 2022

Nội dung nghiên cứu của đề tài được tóm tắt như sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học năm 2022

Phân tích thực trạng bảo quản thuốc tại Kho lẻ Bệnh viện Truyền máu-Huyết học Tp

Phân tích thực trạng dự trữ thuốc tại Kho lẻ Bệnh viện Truyền máu-Huyết học Tp

- Tổ chức nhân sự trong kho

- Các khu vực trong kho

- Các thiết bị bảo quản, hành chính, vận chuyển, phòng chống cháy nổ

- Nhiệt độ, độ ẩm hàng tháng trong năm

- Hệ thống sổ sách, hồ sơ tài liệu

- Các quy trình trong kho

- Danh mục thuốc dự trữ trong kho -Giá trị xuất nhập tồn trung bình năm 2022 -Các loại thuốc có giá trị tồn kho cao -Tuân thủ nguyên tắc xuất nhập FIFO,FEFO -Sự khớp nhau giữa sổ sách và thực tế -Hàng thiếu, hỏng võ

-Hàng trả về -Số ngày thuốc hết hàng trong kho Đề xuất và kiến nghị

Phù hợp, chưa phù hợp Hợp lý, chưa hợp lý

Kết quả và bàn luận

Toàn bộ thuốc tại Kho lẻ nội trú thuộc khoa Dược bệnh viện Truyền máu- Huyết học TP HCM năm 2022

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Hồi cứu lại các báo cáo và thông qua sổ sách thực tế:

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng bảo quản thuốc tại Kho lẻ Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TP HCM năm 2022

- Nhân sự tại kho: Hồi cứu “Báo cáo nhân sự tại khoa Dược năm 2022” từ đó có được thông tin nhân sự, trình độ, kinh nghiệm Thông qua bảng mô tả công việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm có liên quan cho từng cá nhân được lãnh đạo khoa Dược ký

- Các khu vực trong kho: Đo trực tiếp diện tích của các khu vực trong kho, tính ra diện tích mỗi khu vực

- Số lượng các thiết bị bảo quản, sắp xếp: Đếm và hồi cứu sổ theo dõi tài sản số lượng các thiết bị: quạt thông gió, điều hoà không khí, máy hút ẩm, nhiệt ẩm kế, tủ lạnh, giá, kệ…….Quan sát tem hiệu chuẩn các thiết bị cần phải hiệu chuẩn

- Thiết bị phát hiện và cảnh báo tự động: thu thập bằng cách quan sát và đếm số lượng và hồi cứu “sổ theo dõi tài sản”

- Thiết bị phòng chống cháy nổ: thu thập bằng cách quan sát và đếm số lượng và hồi cứu “sổ theo dõi tài sản”

- Hệ thống sổ sách trong kho: Quan sát, đếm thực tế các loại sổ sách trong kho

- Hồ sơ tài liệu: hồi cứu các quy trình trong kho so với các tài liệu được yêu cầu theo thông tư 36

- Kiểm tra sổ và tính toán trong năm 2022 có bao nhiêu ngày không ghi chép nhiệt độ, độ ẩm theo nhiệt ẩm kế Bao nhiêu ngày kiểm soát 02 lần, bao nhiêu ngày chỉ kiểm soát 01 lần Nhiệt độ, độ ẩm đạt và không đạt, ta có biểu mẫu thu thập số liệu trong sổ ghi chép nhiệt độ, độ ẩm

- Sau đó tính nhiệt độ và độ ẩm trung bình, cao nhất và thấp nhất trong năm Đồng thời tính số ngày nhiệt độ, độ ẩm đạt/không đạt theo GSP

- Hồi cứu lại “Đánh giá kiểm tra đồng đều nhiệt độ” hằng năm Đánh giá này được thực hiện như sau:

+ Đo nhiệt độ tại 6 vị trí chọn trước trong kho

+ Dụng cụ đo: Nhiệt ẩm kế còn hạn hiệu chuẩn

+ Ghi nhận nhiệt độ cách mỗi tiếng trong ngày làm việc bắt đầu từ 08:00 đến 16:00 Từ đó xác định nhiệt độ cao nhất (Tmax) và nhiệt độ thấp nhất (Tmin), từ đó tính nhiệt độ trung bình (Ttb)

+ Đánh giá số liệu thu được, đưa ra lý giải, kiến nghị

- Thuốc trả về, thuốc bị thu hồi so với thực tế: Quan sát các thuốc này có được bảo quản theo đúng hướng dẫn của thông tư 36

- Tự thanh tra: Hồi cứu lại báo cáo đánh giá tự thanh tra trong năm

Về thực trạng dữ trữ thuốc trong kho:

- Số lượng thuốc dự trữ trong kho theo nhóm tác dụng dược lý: hồi cứu

“Báo cáo sử dụng thuốc 2022” để lấy được số lượng và giá trị của thuốc dự trữ năm 2022 theo nhóm tác dụng dược lý

- Giá trị nhập kho, xuất kho: lấy số liệu từ “Báo cáo sử dụng thuốc”

- Xác định giá trị thuốc tồn kho của một số thuốc cụ thể có giá trị sử dụng nhiều nhất: lấy số liệu từ thẻ kho của phần mềm quản lý thuốc của bệnh viện

- Tuân thủ nguyên tắc xuất nhập: đếm, quan sát và đối chiếu với lô xuất kho để biết được số tuân thủ theo nguyên tắc FIFO của 10 mặt hàng được chọn

- Sự khớp nhau giữa sổ sách với thực tế: hồi cứu biên bản kiểm kê, thẻ kho để so sánh sự chênh lệch số lượng tồn kho thực tế so với số lượng tồn kho theo sổ sách các mặt hàng theo nhóm tác dụng dược lý năm

2022 Hồi cứu báo cáo kiểm kê, thẻ kho 2 lần vào tháng 7 và tháng 12 năm 2022

- Thu thập số liệu về hàng thiếu, hỏng vỡ, hàng trả về bằng cách hồi cứu lại các báo cáo kiểm kê, biên bản hỏng vỡ, đề nghị xử lý hàng

- Số ngày thuốc hết hàng trong kho: xác định thông qua báo cáo xuất nhập tồn, thẻ kho, xác định tổng số ngày có tồn bằng không của một số thuốc trong năm 2022

Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu

STT Tên biến Định nghĩa/Giải thích Phân loại biến

Phân tích thực trạng bảo quản thuốc trong kho

1 Nhân sự làm công tác kho lẻ Đầy đủ nhân sự đáp ứng trình độ, kinh nghiệm, được đào tạo đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu khác: sức khoẻ, có trang bị trang phục bảo hộ Đạt/Không đạt

Hồi cứu “Báo cáo nhân sự năm 2022”

Là diện tích các khu vực được phân chia trong kho lẻ nội trú Đạt/Không đạt Đo thực tế

Là số lượng máy tính, bàn làm việc, tủ hồ sơ, điện thoại….hiện có trong kho và tình trạng sử dụng

Hồi cứu “Sổ theo dõi tài sản” và đếm thực tế

4 Thiết bị bảo quản Số lượng quạt thông gió, điều hoà không khí, nhiệt kế, ẩm kế, tủ lạnh, đèn,giá,kệ…hiện có trong kho được kiểm tra, bảo trì, hiệu chuẩn theo quy định

Hồi cứu “Sổ theo dõi tài sản” và đếm thực tế

5 Thiết bị phát hiện và cảnh báo tự động,phòng chống cháy nổ

Chuông,đèn…cảnh báo tự động về các sự cố, sai lệch đối với các thuốc có điều kiện bảo quản đặc biệt

Số lượng các trang thiết bị phòng chống cháy nổ bảo quản thuốc

Hồi cứu “Sổ theo dõi tài sản” và đếm thực tế

6 Hệ thống sổ sách trong kho

Số lượng sổ sách trong kho Đạt/Không đạt Đếm thực tế

7 Hồ sơ tài liệu Các quy trình thao tác chuẩn bằng văn bản, hồ sơ ghi chép tất cả các hoạt động của kho thực tế so với hướng dẫn Đạt/Không đạt

Hồi cứu tài liệu có sẵn “Các quy trình của khoa dược”

8 Nhiệt độ, độ ẩm hàng tháng trong kho lẻ đối với các thuốc thuốc bảo quản thường

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích thực trạng bảo quản thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học năm 2022

3.1.1 Tổ chức nhân lực của kho lẻ nội trú của Khoa Dược

Số lượng và trình độ nhân viên tại kho lẻ nội trú Bệnh viện Truyền máu-Huyết học Tphcm được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực tại kho lẻ nội trú

1 Đại học 4 Đảm bảo việc cung ứng thuốc

Cập nhật thường xuyên các văn bản, quy định, quy trình

Thực hiện và kiểm tra việc bảo quản, quản lý và cấp phát thuốc

Kiểm tra việc bảo quản và sử dụng thuốc trong tủ trực

2 Thực hiện cấp phát thuốc và bảo quản thuốc

Bổ sung và tham gia tập huấn các quy trình, kiến thức chuyên môn

Nhận xét: Kết quả khảo sát năm 2022 cho thấy nhân lực kho lẻ nội trú gồm tất cả

06 nhân viên, bao gồm 4 DSĐH trong đó có 1 DSĐH phụ trách kho, 2 DSCĐ Tỷ lệ DSĐH, DSCĐ phù hợp với nhiệm vụ được giao

33 Căn cứ vào các quy định của thông tư 36/2018/TT-BYT về tổ chức nhân sự ta có bảng 3.2 sau:

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá nhân sự kho lẻ nội trú năm 2022

STT Yêu cầu về nhân lực

Yêu cầu theo Thông tư 36/2018/TT-BYT

Thực tế tại Kho lẻ nội trú Đánh giá

1 Trình độ Đối với thuốc không phải kiểm soát đặc biệt trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học

DSĐH, DSCĐ Đạt Đối với thuốc gây nghiện người quản lý tại khoa dược bệnh viện phải có bằng tốt nghiệp ngành dược trở lên

Có bản mô tả công việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng cá nhân Đã có bản mô tả công việc cho từng nhân viên Đạt

2 Đào tạo Tất cả nhân viên phải được đào tạo, cập nhật về thực hành tốt bảo quản thuốc, các quy định luật pháp, các quy trình thao tác, các quy định về vệ Được đào tạo, cập nhật Đạt

34 sinh, an toàn phù hợp với vị trí công việc

Thủ kho và nhân viên phải được kiểm tra sức khỏe định kì Định kỳ khám sức khoẻ 2 lần/năm Đạt

Nhân viên kho được trang bị và mặc quần áo bảo hộ Được cấp 2 bộ quần áo blouse/năm Đạt

Nhân lực khi lẻ nội trú gồm 6 nhân viên trong đó có 1 thủ kho là 1 trong 4 dược sĩ đại học và 2 nhân viên là dược sĩ cao đẳng về cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của kho

Khoa Dược có bản mô tả công việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm có liên quan cho từng cá nhân, được người đứng đầu cơ sở phê duyệt trong đó có phân công rõ nhiệm vụ Thủ kho nội trú được đào tạo, cập nhật về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, các quy định pháp luật, các quy trình thực hiện và quy định về an toàn phù hợp với vị trí công việc

Như vậy về mặt số lượng và trình độ chuyên môn của nhân viên kho thuốc phù hợp với quy định đánh giá theo GSP, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ khoa Dược giao

3.1.2 Nhà kho, cách bố trí sắp xếp của kho lẻ nội trú

Kho dược tại bệnh viện gồm 4 kho: Kho chẵn, Kho lẻ nội trú, Kho ngoại trú, Kho vật tư-hoá chất Trong đó kho vật tư-hoá chất chủ yếu bảo quản các vật tư, hoá chất, không bảo quản thuốc hóa dược Có 3 kho bảo quản thuốc hoá dược

35 là: Kho chẵn, kho lẻ nội trú và kho ngoại trú nhưng chủ yếu là thuốc tập trung ở kho lẻ nội trú vì số lượng thuốc nhập và tồn trữ tại đây nhiều nhất Thuốc được nhập từ các nhà cung cấp khác nhau vào kho chẵn sau đó kho chẵn sẽ xuất thuốc qua kho lẻ nội trú và kho ngoại trú tuy nhiên số lượng thuốc tại kho ngoại trú ít hơn rất nhiều so với kho lẻ nội trú Đồng thời kho lẻ nội trú hiện tại là nơi chúng tôi đang làm việc chính vì thế nên chúng tôi chọn kho lẻ nội trú để làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài này

Kết quả khảo sát thiết kế xây dựng và đo trực tiếp diện tích kho thuốc được trình bày bằng bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.5 Diện tích các khu vực Kho lẻ nội trú

STT Khu vực Diện tích (m2)

1 Khu vực cấp phát hàng hoá 12

2 Khu vực xếp và bảo quản hàng hoá 14

3 Khu vực nhập hàng hoá 6

4 Khu vực thuốc bảo quản điều kiện đặc biệt 6

5 Khu vực thuốc chờ xử lí (hỏng, vỡ, hết date…) 4

Kho lẻ nội trú của bệnh viện có tổng diện tích là 54,72m 2 trong đó diện tích hữu ích là 42m 2 được phân bố thành các khu vực cấp phát hàng hoá là 6m 2 , khu vực sắp xếp bảo quản hàng hoá có diện tích là 20m 2 , khu vực nhập hàng hoá là 6m 2 , khu vực thuốc bảo quản điều kiện đặc biệt là 6m 2 , khu vực thuốc chờ xử lý là 4m 2 Theo quy định và thực tế thì diện tích này tương đối đủ cho việc lưu trữ và bảo quản hàng hoá Kho lẻ nội trú được bố trí ở tầng 2 thuộc Khoa Dược của bệnh viện thuận tiện cho công tác cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng và cận

36 lâm sàng đảm bảo yêu cầu bảo quản thuốc thành phẩm, an toàn chống lũ lụt, chống ẩm, mưa nắng, chống nóng Trần, tường nhà được xây dựng chắc chắn, thông thoáng, cách nhiệt, nền nhà kho được lát gạch men, chống thấm, chống ẩm.

3.1.3 Trang thiết bị văn phòng

Bảng 3.6 Trang thiết bị văn phòng kho lẻ nội trú

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng

1 Máy tính để bàn Cái 02

6 Tủ lưu trữ hồ sơ Cái 01

Kho thuốc nội trú được trang bị các thiết bị các thiết bị văn phòng cần thiết tại khu vực hành chính kho gồm: Máy tính để bàn, máy in, điện thoại bàn, tủ, bàn ghế làm việc Tất cả các trang thiết bị văn phòng đều đang sử dụng tốt

Hệ thống máy tính, máy in và bàn làm việc được trang bị đủ theo yêu cầu làm việc, máy tính được kết nối mạng internet rất thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý, xác nhận hàng hóa nhập đến từng lô, hạn dùng, nơi sản xuất Thủ kho có thể truy cập theo dõi việc xuất, nhập hàng hóa và ghi chép vào sổ sách

3.1.4 Trang thiết bị bảo quản

Bảng 3.7 Trang thiết bị bảo quản kho lẻ nội trú

STT Tên thiết bị Đơn vị tính

1 Hệ thống điều hoà Cái 02 Tốt, được bảo dưỡng định kì

2 Nhiệt kế Cái 01 Tốt, được hiệu chuẩn định kì

3 Ẩm kế Cái 01 Tốt, được hiệu chuẩn định kì

4 Tủ đựng thuốc Gây nghiện-Hướng thần

5 Tủ đựng thuốc Cái 02 Đang sử dụng

6 Tủ lạnh chứa thuốc Cái 03 Đang sử dụng, được bảo dưỡng định kì

Qua khảo sát kho thuốc nội trú của loại trang thiết bị để thực hiện công tác bảo quản: đều có điều hoà, nhiệt kế, ẩm kế đang được sử dụng và hoạt động bình thường Tuy nhiên số lượng còn ít và chất lượng còn hạn chế Kho chưa được trang bị máy hút ẩm, quạt thông gió

Nhiệt kế, ẩm kế đều mới có 01 cái và thường cố định duy nhất một vị trí chưa đảm bảo đủ cho các vị trí đáp ứng được nhu cầu kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm Nhiệt ẩm kế phải treo ở nhiều vị trí khác nhau trong kho để đánh giá độ đồng đều nhiệt độ và độ ẩm trong kho Hệ thống máy điều hòa, tủ lạnh được trang bị để đảm bảo đáp ứng được các điều kiện bảo quản: bảo quản thường, bảo quản lạnh Kho có 03 chiếc tủ lạnh để nhập và xuất thuốc cần bảo quản lạnh có nhiệt độ từ 2-8 0 C Tuy nhiên chưa được trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động ghi lại dữ liệu

38 Thuốc gây nghiện hướng thần được được bảo quản trong tủ thuốc gây nghiện, hướng thần theo đúng quy định có khóa chắc chắn

Hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ ánh sáng, đảm bảo ánh sáng cho các hoạt động trong trong kho

3.1.5 Thiết bị phát hiện cảnh báo tự động, phòng chống cháy nổ, vận chuyển Bảng 3.8 Trang thiết bị cảnh báo tự động, phòng chống cháy nổ kho lẻ nội trú

STT Tên thiết bị Đơn vị tính

1 Xe đẩy hàng 4 bánh Cái 05 Đang sử dụng

2 Kệ đựng thuốc nhiều tầng

3 Bình cứu hoả Cái 01 Kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần

4 Pallet nhựa Cái 07 Đang sử dụng

5 Thiết bị cảnh báo nhiệt độ phòng Dickson

Cái 01 Đang sử dụng tốt, được hiệu chuẩn định kỳ

6 Thiết bị cảnh báo tự động tủ lạnh Radionode

Cái 03 Đang sử dụng, được hiệu chuẩn định kỳ

Kho nội trú được trang bị 15 kệ đựng thuốc nhiều tầng có thể kéo ra kéo vô và lắp ráp linh hoạt để sắp xếp và bảo quản thuốc và 7 pallet nhựa cách sàn 15cm để chứa các loại dịch chuyền nhằm cách ẩm cho các hàng hoá này

Phân tích thực trạng dự trữ thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học năm 2022

Dựa trên báo cáo sử dụng thuốc của Bệnh viện Truyền máu-huyết học năm

2022, tôi đã tiến hành phân tích cụ thể các khoản mục trong danh mục thuốc của bệnh viện năm 2022, kết quả cụ thể như sau:

3.2.1 Phân tích cơ cấu thuốc dự trữ trong kho năm 2022

Số lượng khoản mục thuốc và giá trị sử dụng tại bệnh viện Truyền máu-huyết học năm 2022 sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.17 Cơ cấu thuốc dự trữ trong kho theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm Khoản mục Giá trị

1 Thuốc gây mê, gây tê 7 2,02 9.456.205 0,26

2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout, bệnh xương khớp

3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

5 Thuốc chống co giật và chống động kinh

6 Thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn

7 Thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch

8 Thuốc tác dụng đối với máu

10 Thuốc điều trị bệnh da liễu

11 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn

14 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

16 Thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase

17 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai, mũi, họng

18 Thuốc chống rối loạn tâm thần

19 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

20 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

Danh mục thuốc tồn trữ trong kho lẻ nội trú của Bệnh viện truyền máu-huyết học bao gồm 346 khoản mục được chia thành 22 nhóm tác dụng dược lý trong đó các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng khoản mục bao gồm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (23,99%), dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác (11,56%), thuốc tác dụng đối với máu (10,69%), thuốc đường tiêu hoá (10,4%) và thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch (9,83%)

51 Nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng khoản mục trong danh mục thuốc sử dụng là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trị tồn lớn nhất là 1.402.076.696 đồng chiếm 39,22% Tiếp theo là nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch có giá trị tồn là 1.115.844.832 chiếm 31,21% Thứ ba là nhóm thuốc tác dụng đối với máu có giá trị tồn là 411.429.488 đồng chiếm 11,51%

3.2.2 Về giá trị tiền thuốc xuất nhập tồn trong kho

Bảng 3.18 Giá trị xuất nhập tồn trong kho theo các tháng trong năm 2022 Đơn vị (đồng)

Tồn đầu kỳ Nhập Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Thời gian sử dụng thuốc tồn

Nhận xét: Đa số 12 tháng có giá trị tồn kho đầu kỳ thấp hơn giá trị sử dụng trong kỳ vì thế mà giá trị nhập trong kỳ cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc Giá trị tồn kho trung bình là 0,7

Giá trị tồn kho thấp nhất là 0,4 vào tháng 5 và giá trị tồn kho cao nhất là 0,8 vào các tháng 1,2,3,4,11

Bảng 3.19 Giá trị xuất nhập, dự trữ tồn của các nhóm thuốc ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn trong năm 2022

Tháng Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Thời gian dự trữ tháng

Năm 2022, nhóm kháng sinh có tổng giá trị tiền thuốc tồn là 18.979.206.921 đồng Tổng giá trị tiền thuốc xuất kho là 34.188.002.430 đồng Giá trị tiền thuốc kháng sinh tồn trung bình là 0,6 lần so với giá trị tháng đó sử dụng

Giá trị tiền kháng sinh tồn cao nhất là 1 tháng sử dụng (Tháng 11)

Giá trị tiền kháng sinh tồn thấp nhất là 0,3 tháng sử dụng (Tháng 5 và tháng 9)

3.2.3 Về sự tuân thủ nguyên tắc xuất kho

Hoạt động xuất, nhập hàng của kho được bắt đầu từ việc nhập hàng về phải kiểm kê số lượng, số lô, sự nguyên vẹn của các thùng Sau đó là một quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ, ghi chép sổ sách và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà các công việc ghi chép và tính toán đã thay thế bằng hệ thống máy tính quản lý nên công tác quản lý theo dõi xuất, nhập, kiểm kê hàng đã được giảm đi rất nhiều, đem lại độ chính xác và tin cậy cao

Phần mềm quản lý thuốc của bệnh viện được cài đặt theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, chưa cài đặt theo nguyên tắc hết hạn trước xuất trước mà chỉ theo dõi hạn dùng của thuốc định kỳ vì thế để đánh giá hoạt động xuất, nhập hàng ta lấy đại diện 10 loại thuốc khảo sát tuân thủ theo nguyên tắc FIFO

Số lần hàng nhập kho của 10 khoản hàng tuân thủ theo nguyên tắc FIFO được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.20 Tỷ lệ tuân thủ nguyên tắc FIFO của 10 khoản mục thuốc khảo sát năm 2022

STT Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Số lần và tỷ lệ tuân thủ theo nguyên tắc FIFO

Từ bảng phân tích tổng số lần nhập xuất kho tuân thủ nguyên tắc FIFO của

10 thuốc năm 2022 ta thấy Natri Clorid 0,9% 500ml có số lần nhập kho nhiều

56 nhất với 48 lần nhập bao gồm 40 lô Thuốc có ít lần nhập kho nhất là Manitol 20% 250ml với số lần nhập là 5 lần và có 2 lô Trong 10 thuốc thì ta thấy có 9 thuốc xuất nhập kho theo nguyên tắc FIFO riêng có 1 loại là Natri clorid 0,9% 500ml chưa đạt yêu cầu xuất nhập theo nguyên tắc FIFO vì có 2 lần xuất kho không đúng do nhập số lượng lớn để dự trữ cho dịp tết vì thế mà có quá nhiều lô của mặt hàng này dự trữ trong kho gây nhầm lẫn thực tế lúc xuất kho

3.2.4 Về sự khớp nhau giữa sổ sách và thực tế Định kì hàng tháng 1 lần sẽ thành lập tổ kiểm kê gồm: Trưởng khoa dược, kế toán dược, thủ kho, nhân viên kho Dựa vào biên bản kiểm kê đã được lập trong năm 2022 để xác định việc khớp số lượng giữa sổ sách và thực tế Kết quả kiểm kê của cuối tháng 06, tháng 12 năm 2022 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.21 Số các khoản hàng kiểm kê khớp nhau của kho lẻ nội trú năm

Nhóm thuốc theo tác dụng dược lý

Số khoản kiểm kê Đúng, đủ khoản mục, số lượng

Thuốc gây mê, gây tê 7 7 100

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout, bệnh xương khớp

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

57 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

Thuốc chống co giật và chống động kinh 3 3 100 Thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn 83 82 98,8 Thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch 34 34 100

Thuốc tác dụng đối với máu 37 37 100

Thuốc điều trị bệnh da liễu 2 2 100

Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 6 6 100

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 19 18 94,74

Huyết thanh và Globulin miễn dịch 4 4 100

Thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase 2 2 100 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai, mũi, họng 2 2 100

Thuốc chống rối loạn tâm thần 3 3 100

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 5 5 100

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid- base và các dung dịch tiêm truyền khác

Nhóm thuốc theo tác dụng dược lý Số khoản kiểm kê Đúng, đủ khoản mục, số lượng

Thuốc gây mê, gây tê 7 7 100

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout, bệnh xương khớp

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

Thuốc chống co giật và chống động kinh 3 3 100 Thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn 83 81 97,6 Thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch 34 34 100

Thuốc tác dụng đối với máu 37 37 100

Thuốc điều trị bệnh da liễu 2 2 100

Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 6 6 100

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 19 18 94,74

Huyết thanh và Globulin miễn dịch 4 4 100

Thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase 2 2 100 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai, mũi, họng 2 2 100

Thuốc chống rối loạn tâm thần 3 3 100

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 5 5 100

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid- base và các dung dịch tiêm truyền khác

Nhìn vào bảng trên ta thấy được qua 02 đợt kiểm kê ngày 02/07/2022 và 31/12/2022 nhận thấy so sánh số liệu sổ sách với kiểm tra hàng thực tế, các khoản hàng kiểm kê có lượng tồn kho thực tế và sổ sách chênh lệch không đáng kể 6 tháng đầu năm 2022 có nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn đạt 98,8%, nhóm thuốc đường tiêu hoá đạt 97,22%, nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết đạt 94,74%, nhóm dung dịch điện giải dung dịch tiêm truyền đạt 97,5% và nhóm khoáng chất vitamin đạt 90% 6 tháng cuối năm 2022 tương tự cũng có các mặt hàng thuốc thuộc các nhóm trên không đạt về số lượng kiểm do đây là các nhóm thuốc bao gồm các mặt hàng dễ vỡ và bị hỏng

3.2.5 Về hàng thiếu, hỏng vỡ

Qua thu thập số liệu kiểm kê cho thấy tỷ lệ thiếu, hỏng, vỡ của một số khoản hàng năm 2022 được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.22 Tỷ lệ thiếu, hỏng, vỡ của một số khoản hàng năm 2022

STT Tên thuốc ĐVT Số lượng Tỷ lệ thiếu, hỏng, vỡ (%)

2 Gebhart Gói 873 5 0,57 Hỏng do rách bao thuốc

4mg/1ml Ống 2006 7 0,35 Vỡ ống

500mg/2ml Ống 1694 4 0,24 Vỡ ống

Hàng hoá dự trữ trong kho được kiểm tra về cảm quan từ lúc nhận hàng cho đến lúc hàng hoá được lưu trong kho vẫn được kiểm tra định kỳ để phát hiện được các biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản do nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm hay ánh sáng và các yếu tố khác

Kết quả kiểm kê giữa sổ sách và thực tế có sự chênh lệch thấp, giá trị thừa thiếu là rất nhỏ so với giá trị hàng hóa quản lý trong kho, cho thấy công tác quản lý kho tương đối tốt Sau mỗi đợt kiểm kê, mỗi lượng hàng chênh lệch đều được điều chỉnh, hàng thừa thiếu đều được cho kiểm tra nhầm lẫn để thu hồi Đối với thuốc thiếu, hỏng, vỡ trong quá trình tiếp nhận, quản lý, bảo quản, cấp phát khi kiểm tra phát hiện ra thì thủ kho sẽ là người báo với nhà cung ứng để họ đổi thuốc hoặc đưa ra hội đồng lập biên bản, làm thủ tục đề nghị thanh xử lý theo quy định

Trong năm 2022 kho thuốc không có hàng trả về

Trường hợp nếu có hàng thu hồi về do không đảm bảo chất lượng hoặc hết hạn dùng thì được bảo quản khu biệt trữ và dán nhãn để phân biệt với khu vực bảo quản hàng đạt chất lượng Đối với các thuốc trả về không đạt chất lượng được báo cáo lên lãnh đạo Bệnh viện và làm thủ tục thanh xử lý theo quy định, sau khi có quyết định cho huỷ của lãnh đạo Bệnh viện thì làm thủ tục xuất sổ và tiến hành huỷ

Việc huỷ được thực hiện theo quy định của khoa Dược đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và được ghi chép lại bằng văn bản, hồ sơ lưu giữ

3.2.7 Về cơ cấu thuốc hết năm 2022

Số ngày hết thuốc của một số loại thuốc trong năm 2022 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.23 Số ngày hết thuốc của một số thuốc trong năm 2022

STT Tên thuốc – Hàm lượng Đơn vị tính Số ngày hết thuốc

Qua khảo sát ta thấy có 7 mặt hàng thuốc hết thuốc trong kho Các thuốc này hết rải rác từ tháng 3 đến tháng 8 nhưng tập trung nhiều vào tháng 4 và tháng

5 do thời điểm này đang kết thúc các gói thầu cũ và đang tập trung đấu thầu các gói thầu mới

BÀN LUẬN

Về thực trạng bảo quản thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-huyết học

4.1.1 Tổ chức nhân lực kho lẻ nội trú của khoa Dược

Năm 2022, nhân lực của khoa Dược tại bệnh viện Truyền máu-huyết học

TpHcm chiếm 4,58 % tổng số nhân viên toàn viện.Tỷ lệ này cao hơn so với một số bệnh viện như tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hoá năm 2017 tỷ lệ 4,10% [11], tại bệnh viện quân y 175 năm 2017 có tỷ lệ nhân viên khoa dược là 3,35% so với nhân viên toàn viện [10], tại bệnh viện hữu nghị Việt tiệp năm 2019 nhân lực dược trong tổng số nhân viên trong đơn vị có tỷ lệ 3,33% [9] Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà bình năm 2018 là 3,35% [12]

Nhân sự của Kho lẻ nội trú năm 2022 bao gồm 6 nhân sự: 1 DSĐH là thủ kho,

3 DSĐH khác và 2 DSCĐ, không có Dược sĩ trình độ trung cấp Nhân sự kho nội trú được đào tạo, cập nhật về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, các quy định pháp luật, các quy trình thực hiện và quy định về an toàn phù hợp với vị trí công việc So với quy định thông tư 36/2018/TT-BYT nhân sự kho đáp ứng được yêu cầu đơn vị về trình độ Kho nội trú có 01 thủ kho là DSĐH chuyên trách đảm nhiệm bảo quản thuốc phải kiểm soát đặc biệt, đúng với quy định tại thông tư 20/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Kho có bản mô tả công việc cụ thể về chức trách nhiệm vụ cho từng cá nhân, được người đứng đầu cơ sở phê duyệt Cá nhân phải hiểu và nắm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm được giao

64 Hàng năm, cán bộ, nhân viên làm việc tại khu vực bảo quản thuốc đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật

Tóm lại nhân lực trong kho được bố trí hợp lý theo đúng yêu cầu chuyên môn và quản lý tốt lượng thuốc xuất nhập tồn trong kho dược Tuy nhiên khối lượng công việc ngày càng nhiều và yêu cầu công việc ngày càng cao, khối lượng thuốc nhập và cấp phát của kho dược ngày càng lớn thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên trong kho phải thường xuyên trau dồi về chuyên môn và nghiệp vụ, cũng như áp dụng các phương pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý tồn trữ để đạt được hiệu quả cao nhất

Bệnh viện cần bố trí thêm nhân lực kho Dược, đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, sau đại học để phục vụ cho công việc dược nói chung của khoa Dược và công tác tồn trữ thuốc trong kho Dược nói riêng được tốt hơn

4.1.2 Cơ sở hạ tầng kho Dược và trang thiết bị

Kho lẻ nội trú được bố trí ở tầng 2 của toà nhà thuận tiện cho công tác cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng và cận lâm sàng Tuy nhiên lại hơi khó khăn đối với công tác nhận hàng hoá từ các công ty giao hàng do quy định cho công ty vào giao hàng hoá khá phức tạp nên nhân viên khoa Dược cũng gặp khó khăn và tốn thời gian

Kho nội trú đảm bảo yêu cầu bảo quản thuốc thành phẩm, an toàn chống lũ lụt, chống ẩm, mưa nắng, chống nóng Trần, tường nhà được xây dựng chắc chắn, thông thoáng, cách nhiệt, nền nhà kho được lát gạch men, chống thấm, chống ẩm Diện tích kho tương đối trung bình tuy nhiên việc bố trí chưa hợp lý, khoa học Kho nội trú có 2 cửa đạt yêu cầu theo GSP

65 Kho thuốc nội trú được trang bị các thiết bị các thiết bị văn phòng cần thiết tại khu vực hành chính kho và thiết bị phục vụ công tác bảo quản Tuy nhiên số lượng còn ít và chất lượng còn hạn chế và cần được bảo dưỡng

Công tác phòng chống cháy nổ của kho còn sơ sài, hiện tại kho chỉ có 01 bình cứu hỏa được lắp phía ngoài hành lang kho, được kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần nhưng vẫn chưa đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ khi có sự cố xảy ra do dung tích mỗi bình nhỏ không đảm bảo dập tắt ngọn lửa được diện tích của kho

Hệ thống sổ sách của kho thuốc đã được trang bị và ghi chép tương đối đầy đủ, các loại sổ trên đảm bảo đúng mẫu quy định tại thông tư 22/2011/TT-BYT của Bộ y tế và các Quy trình thao tác chuẩn theo Thông tư 36/2018/TT-BYT

Kho thuốc có đầy đủ sổ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm theo quy định, sổ ghi chép được treo đúng nơi quy định, ghi chép đầy đủ, rõ ràng không có dấu hiệu tẩy xóa, có đầy đủ các cột thời gian và số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm Kho nội trú có nhiệt độ, độ ẩm kho đều nằm trong giới hạn cho phép của GSP Tuy nhiên vẫn còn tình trạng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 1 lần/ngày và ngày nghỉ và ngày lễ cán bộ không thực hiện theo dõi nhiệt độ, độ ẩm Một số ngày nhân viên phụ trách kho không thực hiện đo, ghi nhiệt độ, độ ẩm đúng giờ quy định (9h và 15h) Nhiệt độ và độ ẩm tại nhiều vị trí không đều nhau Nhiệt độ chênh lệch dao động từ 0,2 – 1,5 0 C

Kho thuốc nội trú trang bị hệ thống trang thiết bị văn phòng đầy đủ, đầy đủ máy tính nối mạng Internet và Phần mềm quản lý Bệnh viện, thuận lợi cho việc truy cập các thông tin về xuất nhập hàng hóa

Kho nội trú được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để bảo quản, dự trữ thuốc như trang thiết bị bảo quản, trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển, phòng cháy Về cơ bản là đã đáp ứng được để phục vụ công tác bảo quản, kiểm soát điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 15 0 C- 30 0 C và độ ẩm dưới 75% đối với

66 các thuốc bảo quản ở nhiệt độ thường Có hệ thống tủ lạnh, duy trì nhiệt độ từ 2-

8 0 C đối với thuốc cần bảo quản lạnh Tuy nhiên kho chưa được trang bị máy hút ẩm, cần đề xuất thêm để trang bị đủ đảm bảo độ ẩm trong kho thuốc

4.1.3 Đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong kho nội trú

Kho thuốc lẻ nội trú được theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong kho bằng nhiệt kế và ẩm kế Hàng ngày nhân viên được phân công sẽ ghi chép lại số liệu vào Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của kho vào 02 thời điểm quy định trong ngày là 9h và 15h

Về thực trạng dự trữ thuốc tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TpHcm năm 2022

4.2.1 Cơ cấu thuốc dự trữ trong kho

Danh mục thuốc tồn trữ trong kho lẻ nội trú của Bệnh viện Truyền máu- huyết học Tphcm năm 2022 có tổng cộng 346 khoản mục được chia thành 22 nhóm tác dụng dược lý, trong đó các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng khoản mục bao gồm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (23,99%); dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base (11,56%), thuốc tác dụng đối với máu (10,69%), thuốc đường tiêu hoá (10,4%), thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch (9,83%)

4.2.2 Giá trị tiền thuốc xuất nhập tồn trong kho

Giá trị tiền thuốc tồn kho trong từng tháng của Kho lẻ nội trú không đồng đều giữa các tháng, tồn thấp nhất là 3.077.270.457 đồng (tháng 5) và tồn cao nhất là 5.405.461.662 đồng (tháng 11) Ta thấy giá trị thuốc tồn đầu kỳ nhỏ hơn giá trị thuốc sử dụng hàng tháng vì thế mà giá trị thuốc nhập kho phải cao hơn để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bệnh viện Giá trị tồn kho cao nhất vào các tháng 1,2,3,4,11 là 0,8 và thấp nhất là vào tháng 5 là 0,4 Giá trị tồn kho thấp nhất vào tháng 5 vì tháng này đang là thời điểm chờ đấu thầu mới, hết thầu cũ vì thế nên nhiều mặt hàng thuốc trong kho cũng có lượng tồn giảm Giá trị tồn kho trung bình là 0,7 thấp hơn giá trị tồn kho tối thiểu là 1-2 tháng vì đây là kho lẻ nội trú của bệnh viện Thủ kho lẻ sẽ dự trù hàng hàng tuần và lãnh hàng hằng tuần vì thế

68 các mặt hàng luôn đầy đủ trong kho và không gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng

4.2.3 Giá trị xuất nhập tồn của nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất

Kết quả nghiên cứu năm 2022 cho thấy nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn với số khoản mục cao nhất và giá trị tiền thuốc tồn kho nhiều nhất phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện chủ yếu là các bệnh nặng và có kèm theo nhiễm khuẩn với số lượng 83 khoản mục có giá trị tồn kho là 1.402.076.696 đồng Nhóm thuốc này có thời gian dự trữ tháng trung bình là 0,6 Thời gian dự trữ tháng thấp nhất là 0,3 và cao nhất là 1 Thời gian dự trữ tháng của nhóm thuốc này cũng tương đương với thời gian dự trữ tháng của các thuốc trong kho tuy nhiên nhóm kháng sinh là một nhóm thuốc chủ lực thường xuyên phải sử dụng với một cơ số nhất định vì là thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nên rất khó để dự trù chính xác Qua vấn đề này chúng ta thấy công tác thông tin tư vấn về thuốc cho các bác sỹ là rất quan trọng đối với việc sử dụng thuốc vì trong thực tế có thể xẩy ra tình trạng các bác sỹ sử dụng theo “thói quen” chỉ sử dụng 1 - 2 loại dẫn đến loại kháng sinh này hết và bác sỹ lại yêu cầu mua tiếp trong khi loại kháng sinh khác vẫn còn tồn nhiều mà không sử dụng

Tuy giá trị tồn kho thuộc dưới mức tối thiểu nhưng thủ kho luôn dự trù và nhận hàng hàng tuần vì thế luôn đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho bệnh nhân Nhưng bên cạnh đó vần phải theo sát tình hình thực tế, nắm bắt nhu cầu sử dụng thuốc của các khoa lâm sàng, lập kế hoạch dự trù và bổ sung thuốc kịp thời để tránh việc thiếu thuốc cho bệnh nhân

4.2.4 Về tuân thủ nguyên tắc xuất kho

Thực hiện quy trình tiếp nhận, cấp phát nhằm đảm bảo cho thuốc được nhập, xuất kho không có sai sót về số lượng và chất lượng, không để hàng giả,

69 hàng kém chất lượng nhập về kho Số lượng mặt hàng thuốc ngày càng phong phú tuy nhiên kho thuốc luôn đạt được các tiêu chí về nhập, xuất

Quá trình tiếp nhận hàng hóa được tiến hành chặt chẽ, chính xác ngay từ khi hàng mới về kho và các bước tiến hành trong quá trình tiếp nhận được thực hiện nghiêm túc Hàng hóa nhập kho đa số tuân thủ theo nguyên tắc FIFO Và được kiểm tra định kỳ để đáp ứng nguyên tắc FEFO

Qua khảo sát ta thấy đa số các khoản hàng được cấp phát đúng theo nguyên tắc FIFO chỉ có 1 khoản hàng vì có số lượng dự trữ nhiều và nhiều số lô vì thế chưa đạt 100% theo nguyên tắc FIFO vì thế thủ kho cần kiểm tra kỹ hơn để tất cả các thuốc được xuất theo đúng nguyên tắc

Thường xuyên kiểm tra hạn dùng theo nguyên tắc FEFO Khi thuốc có hạn dùng còn dưới 6 tháng theo quy định kho phải báo cáo lên lãnh đạo bệnh viện để có kế hoạch cấp phát sớm, nhằm đảm bảo tồn trữ kho không rơi vào tình trạng hết hạn sử dụng, tránh tổn thất về mặt kinh tế cho bệnh viện

4.2.5 Về sự khớp nhau giữa sổ sách và thực tế

Trong năm 2022, công tác kiểm kê được thực hiện định kỳ vào mỗi cuối tháng và có 4 đợt trong năm tương ứng với 4 quý là các đợt kiểm kê giữa kế toán cùng với khoa Dược để kiểm tra hàng thực tế, các khoản hàng kiểm kê xem có đúng, đủ số lượng, các khoản mục đúng quy định

Qua khảo sát 02 đợt kiểm kê ngày 02/07/2022 và 31/12/2022 nhận thấy so sổ kho giữa thống kê và thủ kho với kiểm tra hàng thực tế, các khoản hàng kiểm kê có lượng tồn kho thực tế và sổ sách chênh lệch không đáng kể Các đợt kiểm kê này có một số thuốc thuộc các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc đường tiêu hoá, hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, khoáng chất và vitamin, dung dịch nước, điện giải cân bằng acid- base và các dung dịch tiêm truyền khác chưa đạt 100% vì đây là các nhóm có các thuốc

70 là mặt hàng dễ hỏng vỡ vì thế gây nên chênh lệch trong quá trình kiểm kê Thủ kho cần thận trọng hơn trong quá trình bảo quản và cấp phát

4.2.6 Về thuốc thiếu, hỏng vỡ

Số khoản, giá trị hàng thiếu hỏng vỡ rất thấp so với khoản mục mà kho quản lý chứng tỏ kho đã duy trì tốt các chế độ trong công tác quản lý tồn trữ hàng hóa Thủ kho rất cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình cấp phát

Hàng hóa lưu kho định kì được kiểm tra chất lượng để phát hiện các trường hợp biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản do nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố bất lợi khác Việc kiểm tra bằng cảm quan được thực hiện tối thiểu 1 quý 1 lần đối với tất cả các loại hàng hóa trong kho và được ghi chép lại trong sổ theo dõi chất lượng thuốc Đối với thuốc hỏng, vỡ trong quá trình tiếp nhận, quản lý, bảo quản, cấp phát khi kiểm tra phát hiện ra hội đồng lập biên bản, làm thủ tục đề nghị thanh xử lý theo quy định

4.2.7 Về cơ cấu thuốc hết trong năm 2022

Kết quả nghiên cứu về thực trạng thuốc hết ở kho lẻ nội trú tại bệnh viện năm 2022 cho thấy, việc theo dõi thuốc tồn trữ trong kho và sử dụng được các thủ kho đặc biệt chú ý, quan tâm nên luôn cung ứng đầy đủ, kịp thời cho bệnh nhân, không có tình trạng hết thuốc xảy ra Kết quả này cho thấy công tác lập kế hoạch sát với tình hình thực tế, nắm bắt nhu cầu sử dụng của các khoa điều trị kịp thời và có số lượng tồn trữ phù hợp Đồng thời cho thấy bộ phận thông tin thuốc đã thường xuyên trao đổi, thông tin, về số lượng tồn, dự báo khả năng cung ứng của các nhà cung cấp để bác sỹ sử dụng thuốc an toàn và hợp lý

Trong năm 2022, với các nhóm thuốc có giá trị tồn kho nhiều nhất cũng là các nhóm được sử dụng nhiều đó là thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm

Ngày đăng: 28/09/2024, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y Tế (2011), Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y Tế (2011)," Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2011
2. Bộ Y Tế (2018), Thông tư 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018, Quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2018
3. Bộ Y Tế (2017), Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017, Quy định chi tiết một số điều của Luật Dược và nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chi tiết một số điều của Luật Dược và nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2017
4. WHO (2011), Temperature of mcapping of storage ares, WHO technical report series, No.961 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Temperature of mcapping of storage ares
Tác giả: WHO
Năm: 2011
5. Trần Thị Hạnh (2022), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Hưng Yên năm 2021, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Hưng Yên năm 2021
Tác giả: Trần Thị Hạnh
Năm: 2022
6. Mai Thị Vân Anh (2021), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Trung tâm y tế huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang 2019, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Trung tâm y tế huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang 2019
Tác giả: Mai Thị Vân Anh
Năm: 2021
7. Vàng Văn Thêm (2020), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hoàng Su Phỉ tỉnh Hà Giang, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà Nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hoàng Su Phỉ tỉnh Hà Giang
Tác giả: Vàng Văn Thêm
Năm: 2020
9. Nguyễn Thị Hải Yến (2020), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Thành phố Hải Phòng năm 2019, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Thành phố Hải Phòng năm 2019
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Năm: 2020
10. Trần Thị Huyền Trang (2019), Khảo sát thực trạng tồn trữ thuốc tại kho nội trú-Khoa dược Bệnh viện Quân Y 175 năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thực trạng tồn trữ thuốc tại kho nội trú-Khoa dược Bệnh viện Quân Y 175 năm 2017
Tác giả: Trần Thị Huyền Trang
Năm: 2019
11. Lê Thị Hương (2019), Phân tích thực trạng quản lý tồn trữ thuốc tại khoa dược Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hoá năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng quản lý tồn trữ thuốc tại khoa dược Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hoá năm 2017
Tác giả: Lê Thị Hương
Năm: 2019
12. Trần Trọng Phương (2020), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại khoa dược Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình năm 2018, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại khoa dược Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình năm 2018
Tác giả: Trần Trọng Phương
Năm: 2020
13. Lê Anh Tuấn (2023), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Trung tâm y tế Huyện Mê linh – Hà nội năm 2021, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Trung tâm y tế Huyện Mê linh – Hà nội năm 2021
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Năm: 2023
14. Bộ Y Tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011, Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2011
16. Đỗ Thị Kim Oanh (2022), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại một số kho của Khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền TP.Hồ Chí Minh năm 2020, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại một số kho của Khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền TP.Hồ Chí Minh năm 2020
Tác giả: Đỗ Thị Kim Oanh
Năm: 2022
18. Phạm Bích Liên (2021), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Kho chính Trung tâm Y tế quận Hồng Bàng, Thành phố Hải phòng năm 2019, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Kho chính Trung tâm Y tế quận Hồng Bàng, Thành phố Hải phòng năm 2019
Tác giả: Phạm Bích Liên
Năm: 2021
19. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2010), Pháp chế dược, Nhà xuất bản giáo dục, (tr194-225) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp chế dược
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2010
20. Bộ Y Tế (2017), Thông tư 53/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017, Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2017
8. Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2022), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại TTYT huyện Thanh trì-Thành phố Hà nội năm 2020, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Khác
17. Vũ Thị Thu Hương (2020), Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình năm 2019, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà nội, Hà nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Sơ đồ 2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài (Trang 33)
Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu (Trang 36)
Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực tại kho lẻ nội trú. - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực tại kho lẻ nội trú (Trang 43)
Bảng 3.5 Diện tích các khu vực Kho lẻ nội trú. - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.5 Diện tích các khu vực Kho lẻ nội trú (Trang 46)
Bảng 3.6 Trang thiết bị văn phòng kho lẻ nội trú. - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.6 Trang thiết bị văn phòng kho lẻ nội trú (Trang 47)
Bảng 3.7 Trang thiết bị bảo quản kho lẻ nội trú. - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.7 Trang thiết bị bảo quản kho lẻ nội trú (Trang 48)
Bảng 3.9 Hệ thống sổ sách kho lẻ nội trú. - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.9 Hệ thống sổ sách kho lẻ nội trú (Trang 50)
Bảng 3.10 Mức độ đáp ứng hồ sơ tài liệu thực tế so với hướng dẫn tại Thông - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.10 Mức độ đáp ứng hồ sơ tài liệu thực tế so với hướng dẫn tại Thông (Trang 51)
Bảng 3.11 Bảng tổng hợp theo dõi nhiệt độ, độ ẩm cao nhất và thấp nhất - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.11 Bảng tổng hợp theo dõi nhiệt độ, độ ẩm cao nhất và thấp nhất (Trang 53)
Sơ đồ 3.2 Vị trí khảo sát đồng đều nhiệt độ kho lẻ nội trú. - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Sơ đồ 3.2 Vị trí khảo sát đồng đều nhiệt độ kho lẻ nội trú (Trang 54)
Bảng 3.12 Số ngày có/không theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho nội trú năm - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.12 Số ngày có/không theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho nội trú năm (Trang 54)
Bảng 3.13 Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tại 6 vị trí đó trong 7 ngày. - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.13 Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tại 6 vị trí đó trong 7 ngày (Trang 55)
Bảng 3.14 Tổng hợp nhiệt độ trung bình 7 ngày tại 6 vị trí trong kho lẻ nội - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.14 Tổng hợp nhiệt độ trung bình 7 ngày tại 6 vị trí trong kho lẻ nội (Trang 56)
Bảng 3.15 Mức độ đáp ứng quy định về thuốc trả về, bị thu hồi thực tế so - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.15 Mức độ đáp ứng quy định về thuốc trả về, bị thu hồi thực tế so (Trang 57)
Bảng 3.16 Mức độ đáp ứng quy định tự thanh tra thực tế so với hướng dẫn. - phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm năm 2022
Bảng 3.16 Mức độ đáp ứng quy định tự thanh tra thực tế so với hướng dẫn (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w