Trong lăng mộ Triệu Muội một số lượng đồ đồng rất lớn đã được chôn theo, ước khoảng 600 hiện vật gồm nhiều đồ được dùng khi ông còn sống và một số đồ minh khí nhỏ.. Nói chung hình dáng c
Trang 1MỸ THUẬT ĐÔNG SƠN
TRONG LĂNG MỘ NAM VIỆT VĂN ĐẾ (2000 NĂM TRƯỚC)
Những đồ đồng Đông Sơn trong mộ Nam Việt
Trang 2Trong lăng mộ Triệu Muội một số lượng đồ đồng rất lớn đã được chôn theo, ước khoảng 600 hiện vật gồm nhiều đồ được dùng khi ông còn sống và một số đồ minh khí nhỏ Về nhạc khí: một bộ thanh đồng 14 thanh, một bộ nữa chung (chuông) 14 cái; một bộ câu dược 14 cái có 8 cái khắc chữ “Văn Đế cửu niên”, đỉnh đồng 36 cái (đại bộ phận là của Mỹ thuật Đông Sơn) Có một đỉnh kiểu dáng Việt cao 54,5cm khắc hai chữ “Thái quan” là quan chịu nhiệm vụ lo ăn uống của nhà vua, trên miệng đỉnh cao, gồ hai quai to hình vuông không có trang trí Một đỉnh nhỏ hơn cao 42cm dáng hơi khum trên miệng hai quai ở vai đỉnh cong lõm cao lên tạo dáng đỉnh cao và đẹp Ba chân nổi gồ choãi cong ra phía ngoài, phần đầu chân bám vào đỉnh đúc nổi trang trí hoa văn dấu hỏi và hình học chữ U vuông, chân choãi vuông Tạo dáng đỉnh rất hài hòa, khoẻ Bình đồng có 9 cái, có một cái mạ vàng dáng tỳ bà (củ hành) có 3 vòng lõm, tạo bố cục phần đáy, thân, miệng ở phần thân bình đúc nổi mặt thú, hoa văn tròn xoáy ốc, riêng mũi nổi to gồ ra có 1 vòng tròn lớn đeo vào làm hai quai xách Một bình đồng dáng củ hành được bóp thành tứ diện, có nắp cũng tứ diện, trên mỗi mặt diện nắp đúc nổi 4 thuỷ quái (dạng macara) Thân bình có đúc nổi hai mặt thú có móc đồng ở mũi Nói chung hình dáng của đỉnh, bình đồng phong phú khác nhau, đặc biệt một bình đồng trang trí cao 55,5cm là sự giao thoa văn hoá Tần Hán - Đông Sơn bằng những hình học tam giác, dấu hỏi xoáy tâm, kết hợp với trang trí hình khuất khúc với đặc điểm hoạ tiết tỉ mỉ dầy đặc Bình có 4 quai ở trên phần vai gần cổ bình Một đèn đồng rất đẹp, sang trọng dùng trong cung đình gồm ba bộ phận: chân đèn một đĩa hình vành khăn có 3 chân đúc nổi trang trí mặt linh thú Thân đèn gồm: đĩa đựng dầu, đặt lọt trong đĩa chân đèn, hình ba con rắn, từ ba phía uốn cong ngẩng cao đầu ngậm một vành ngọc làm bệ, bao lấy một ống ngọc hình trụ có chân sâu xuống đĩa đựng dầu Kiểu đèn rất độc đáo, đã tìm thấy ở Việt Nam tương tự, ở giữa là hình tượng người, hiện lưu giữ ở bảo tàng Guimet Paris Các loại hộp hương (đốt trầm),
Trang 3trang trí hình học, các loại lò nướng thịt v.v
Một trống đồng lớn loại I tìm thấy trong mộ, trên mặt trống chạm khắc trang trí hình người nhẩy múa hóa trang, cầm khèn, đánh lục lạc, giã gạo, kho thóc.v.v đã được minh hoạ lên bản dập phóng to trưng bày Theo PGS TS Nguyễn Đỗ Bảo, trống đồng này hoa văn trang trí giống trống đồng Ngọc Lũ ở Hà Nam khi ông đến nghiên cứu mộ Triệu Muội ở Quảng Châu 1998 Thạp đồng Đông Sơn cũng rất đẹp, có nhiều kiểu dáng, chạm khắc khác nhau, dùng trong nhiều công năng Nhiều họa tiết hình học phức hợp được trang trí mỹ thuật ở đẳng cấp cao, phục vụ cung đình, nhà vua Những di vật này có một giá trị lịch sử đặc biệt, đồ của vua Việt Số lượng thạp gồm 9 thạp hình thức mỹ thuật khác nhau Có loại đồ đựng miệng loe không có nắp, có loại thạp miệng khum có nắp và quai xách Về trang trí có loại đơn giản hình kỷ hà, hình xoắn, hình chữ S Đặc biệt trên một chiếc thạp đồng cao 40,7cm được chạm cầu kỳ phức tạp như trống đồng và giống tương tự thạp Hợp Minh ở Yên Bái, cũng như giống thạp Barbier – Mueller ở Thuỵ Sĩ như
đã nói ở trên Trang trí thạp như sau: Thạp có nắp đậy, gờ miệng thạp cao lõm và phía trong Phía dưới miệng thạp một dải băng trang trí 5 dải trang trí ở giữa lớn nhất hình vẽ hình học kép chữ S hai dải phía trên và dưới hình tam giác mảnh cao nổi, phần tam giác âm nổi chấm tròn, dải băng trên cùng là chấm tròn nổi Phần thân thạp một băng trang trí hình 4 con thuyền từng đôi một bao quanh vòng thạp
có độ cao khoảng 13cm Hình vẽ diễn tả từng đôi thuyền một nối nhau Phía đầu thuyền có chim bay chào đón, đầu thuyền cắm cờ, tiếp đến một người hoá trang
mũ lông chim mặc váy đang lái thuyền Tiếp theo một chỉ huy đứng trên chòi cao (bục chỉ huy có trang trí vòng tròn đồng tâm), một tay cầm cung, tay cầm tên Tiếp đến một người đội mũ lông trĩ, lông công dáng điệu đang “tra tấn” tay đang nắm tóc, tiếp một người ghế gõ nhịp, một chiến binh cầm lao và cung, trang phục mũ, váy lông chim đứng gần mũi thuyền cong cao với cột cờ, bên cạnh có con gà trống đậu Trang trí mạn thuyền có hai ngôi sao 5, 6 cánh, các dải băng có chấm tròn đồng tâm, gần đầu thuyền có 4 trống đồng Hình vẽ dưới thuyền hình rùa ngóc đầu
Trang 4trên bánh lái, phía dưới có hình cá sống vây dài, đầu mũi thuyền hình cá Nối tiếp thuyền thứ hai xen giữa hai thuyền hình con chim trống bay đứng phía dưới con chim mái đứng trên lưng rùa Hình vẽ thuyền có 1 người lái cầm bánh lái, tiếp đến
1 người ngồi trên bục cao cầm cung tên đội mũ có ba lông chim, 1 võ sĩ đang tra tấn, một người gõ nhịp, một người cầm cung tên, đầu thuyền không có gà, trang trí đơn giản, kể cả mạn thuyền Tiếp đến đôi thuyền sau trang trí và số người tương tự thuyền đầu tiên, đầu thuyền đều có gà đậu Đặc biệt ở thuyền thứ nhất tốp hai, một chiến binh tay cầm rìu lưỡi xéo, một tay cầm đầu người Toàn bộ hai đôi thuyền này hình trang trí quen thuộc trong các trống đồng, thạp đồng đã tìm thấy ở Việt Nam Nắp thạp trang trí ngôi sao toả 14 cánh, nắp hơi cong hình nón Thạp ở đây
là được lưu giữ trong mộ của Văn Đế Triệu Muội, đường đúc âm dương, nét vẽ rõ ràng chứng tỏ kỹ thuật rất cao, còn óng màu đồng Các hình trang trí đường nét, phân mảng bố cục chặt chẽ, hình giống nhau về động tác nhưng cách diễn tả mỹ thuật khác nhau về độ to nhỏ, cao thấp trong một bố cục sinh động Những nghiên cứu diễn tả được quan sát trên thạp và trên một bản dập in, một bản vẽ đồ hoạ trong hai quyển sách: Báo cáo khảo cổ điền dã Trung Quốc (tập thượng), Nhà xuất bản Văn hoá Bắc Kinh, năm 1991 và sách Mộ ông vua Nam Việt thời Tây Hán, Bảo tàng lịch sử Quốc gia - Đài Loan, 1998 Đây là chiếc thạp được nhiều nhà sử học, khảo cổ, mỹ thuật quan tâm, nặng 11kg500 có hai chiếc giống nhau Một chiếc tìm thấy ở Việt Nam Thạp trang trí đỉnh cao về mỹ thuật thời Hùng Vương Một thạp đồng nữa lớn hơn cao 50cm phình bụng 46,5cm miệng 45,5cm trang trí
từ trên miệng xuống đáy gồm 3 dải băng lớn, hoa văn trang trí hình học, tam giác, đường zích zắc chữ S, vòng tròn đồng tâm là những đặc điểm tuyệt đối Đông Sơn Với số lượng nhiều thạp đồng, nhiều đỉnh đồng, các đồ dùng đồng muội, bình bát, khuy áo, lò nướng, chuông đồng v.v là sự nối tiếp phát triển từ Hùng Vương đến
Âu Lạc, Nam Việt là đỉnh cao, may mắn còn lưu giữ được để có thể nghiên cứu, tìm hiểu tượng tận, nhiều loại hình trong một ngôi mộ trên hai ngàn năm trước, giải toả nhiều nghi vấn, ẩn số trong lịch sử
Trang 5Gương đồng - Chuông đồng (nhạc khí): Gương đồng là loại đặc biệt trên một chục cái nhiều loại to nhỏ khác nhau Loại to nhất đường kính 28,5cm gồm có 3 khoen đồng còn buộc các dải lụa Cấu tạo gương có hai lớp, mặt gương đánh bóng nhẵn
để soi, vỏ mặt sau có pha thiếc cho mềm để dễ trang trí khi đúc Kỹ nghệ đúc đồng nổi tiếng của vùng Lĩnh Nam người Việt Trang trí mặt sau của gương có nhiều dạng: có loại hoa văn tròn, có loại hình học, có loại chữ [ ] (núi) chạy chéo đều được trang trí nổi, chìm Đặc biệt có một hình vẽ người mặc trang phục áo tay rộng gồm một tốp phụ nữ 6 người (3 người đứng cạnh nhau, một người phía trước, hai người đứng sau cùng đứng xem 2 võ sĩ cầm khiên đấu kiếm) Phía đối diện lại
có 3 người đứng liền nhau cũng đứng xem, có một người búi tóc cao, còn tất cả đều chải tóc, phía dưới chân có điểm hoa văn Nửa vòng gương phía sau còn vẽ 1 người và một tốp 2 người cách quãng ra, tổng số là 14 người
Hình nét người được khắc rất nét và lõm xuống Hình trang trí trang phục phụ nữ quý tộc trên gương là rất hiếm thấy, xiêm dài quét đất Điều này cung cấp thông tin quý giá về trang phục các phu nhân quý tộc nước ta trước đây hơn hai ngàn năm ở nước ta cũng phát hiện nhiều gương đồng trang trí tương tự
Theo Nguyễn Việt, khảo cổ học Việt Nam đã khai quật được những gương đồng ghi rõ minh văn “Triệu thị tác kính”, “Lý thị tác kính” Họ Triệu là một dòng họ quý tộc ở nước ta đã từng nhiều lần chống Hán: Triệu Đà, thời Bắc thuộc Triệu quốc Đạt và Triệu Thị Trinh (Triệu ẩu) vào thế kỷ II và Triệu Quang Phục thế kỷ
VI Kính được chế tạo ở Việt Nam
Các loại nhạc khí chuông đồng, thanh đồng
Trong mộ Văn đế Triệu Muội có một quả chuông nhỏ rất đặc biệt hình già nửa bán cầu, cấu tạo hình khía múi khế (có thể là chuông tụng riêng của phu nhân) Ngoài
ra còn bốn loại chuông cổ đại khác nhau
Trang 6- Bộ Dũng chung 5 cái, cái cao nhất 49cm cái thấp nhất 38cm có trang trí ba dải băng chữ nhật trong có 3 chấm tròn nổi Ba dải băng chiếm già nửa thân chuông, miệng dưới khoét lõm nhiều hình ô van Cán chuông đặc phía trên hình con tiện ba khấc, mặt chuông có tượng hổ (phong cách Hán)
- Bộ Nữu chung 14 cái trang trí tương tự dũng chung nhưng mặt trước không có tượng hổ, quai chuông đúc hình chữ U úp ngược nên có rãnh ở giữa để treo
chuông Nữu chung là sản phẩm Nam Việt, cái cao nhất 24,2cm, cái nhỏ nhất cao 11,4cm
- Bộ thanh đồng 14 cái là những thanh dẹt hình chữ V có lỗ treo
- Một câu điêu dáng cao có chữ I nổi cao khoảng gần 90cm thân hẹp trang trí vẩy
cá, miệng lõm sâu, cán chuông đặc chia hai khấc, đoạn ngắn ghép chuông chạm vẩy cá, có con lươn nổi gồ bao quanh Đoạn trên dài nhỏ dần vuốt cạnh bát giác, đỉnh cán chuông có hình tròn vành khăn tạo lỗ thủng để treo, cán này dài khoảng 35cm Dàn chuông nhạc khí cung đình này biểu hiện cho chúng ta thấy triều đình Nam Việt đã sử dụng nghi lễ rất cao và phức tạp Thời Lý ở nước ta khi vua ra triều hoặc bãi triều cũng sử dụng hai loại chuông đánh 108 tiếng tương tự Nam Việt
- Một bộ câu dược 8 cái có khắc “Văn đế Cửu niên” là đồ đúc khi vua trị vì năm thứ 9 Bộ câu dược có phong cách Nam Việt Cái cao nhất 24cm, nhỏ nhất 11cm (ký hiệu B96) Ngoài ra còn nhiều loại như chân đèn cao, đồ minh khí Trong mộ Triệu Muội có rất nhiều đồ ngọc, nhưng có 130 món đồ ngọc là hàng thượng phẩm trang sức quý giá như: Ngọc giác bôi là một khối ngọc được mài rũa hình sừng tê, khắc nét chau chuột dùng để uống rượu Một khối ngọc tạc rỗng, một nghiêng, một trực diện mầu bích ngọc nhạt điểm ánh vàng trong là một tuyệt phẩm dài 18,9cm cao 6,2cm, dầy 2,5cm Ngọc giác bôi được tìm thấy trong địa cung nơi đặt quan tài Văn đế dài 18,4cm, đường kính nhỏ nhất 6,7cm Chiếc ly ngọc này tạo
Trang 7dáng hình tù và này được chế tác rất công phu, ý tưởng “hoang dã” của cung đình được làm từ một khối ngọc trong mờ được tách ra chạm bong ở phần cuối tạo cho mọt phong cách độc đáo như đồ dùng đeo của một tù trưởng miền núi Ngọc giác bôi được các chuyên gia đánh giá là “duy nhất”, “không có cái thứ hai” ở Việt Nam cũng như trên toàn cõi thời Tần Hán và sau này Một âu ngọc màu vàng đồng trong mờ, cao 7,7cm chỗ phình rộng nhất 9,8cm hình ô van, phần nắp đỉnh có một khoen vòng tròn chạm vặn thừng chui qua núm nắp Đây là một khối ngọc nguyên được tỉa dần tách ra, vòng tròn chuyển động tự nhiên như cầm, trang trí là những hình khuất khúc, dấu hỏi có phong cách Hán Việt Đồ trang sức ngọc có luồn dây đeo rất phong phú kiểu dáng và người đeo có thể sắp đặt thay đổi khi xâu dây đeo Trong những miếng ngọc trang trí này có hai tượng ngọc vũ nữ dáng múa, rất mỹ
lệ để đeo lộ diện ở giữa ngực người khi đeo Một tượng ngọc vũ nữ dáng múa quỳ, một tay đưa sau hông, 1 tay sau gáy tóc búi lệch, áo chéo vạt thắt lưng to bản, dáng người cong mông, ưỡn ngực chuyển động, nét mặt hơi thô, mắt mở to, tóc rẽ ngôi không cài trâm Có một pho tượng độc đáo trông đơn giản và rất Việt Nam trong bộ váy áo hoa văn điểm đơn giản ở gấu xiêm và tay áo Tượng cao 3,5cm mầu ngọc vàng đồng Những bức tượng ngọc và đồ trang sức có các hình vũ nữ có các kiểu áo, xiêm, đầu tóc khác nhau đã cung cấp những giá trị thông tin tuyệt đối
về trang phục cung đình Việt những thế kỷ trước công nguyên Một đại ngọc bích hình tròn đường kính 33,4cm là đồ ngọc tinh diệu về chạm khắc, được đặt liên kết trên đầu của một ti lũ ngọc y của vua Triệu Muội Một hộp ngọc hình trụ cao 14cm đường kính 8,6cm Một cốc ngọc có nắp cao 16cm, có bọc những thanh đồng mạ vàng có hình phượng ở nắp Một số mảnh ngọc để đeo và dắt kiếm khi nối với thắt lưng Có 47 đồ ngọc đặt ở địa cung quanh quan tài Triệu Muội còn ngoài ra không thể kể hết được vì sự phong phú của các đồ ngọc Bộ ngọc y gồm
2291 miếng kết lại đã kể ở trên, không nhắc lại
Các loại đồ gồm sứ trong mộ Triệu Muội:
Trang 8Người ta đã tìm thấy 371 món đồ gốm sứ gồm nhiều thể loại gồm thạp gốm, hũ gốm, âu gốm, ang gốm, phần lớn đều có nắp Hũ gốm không men cao nhất 53cm miệng 28cm thân rộng nhất 46,5cm, có rất nhiều loại gốm sành già lửa mầu tím sẫm, ba chân cao nắp đậy miệng hoa văn vặn thừng, có vấu, nhiều ang có nắp, có chân chẽ ra, thấp, mầu vàng đồng, nhiều ang có nắp đậy không chân (đồ đựng thức ăn) có nhiều mầu khác nhau, hoa văn có nhiều loại đường sóng, hình học, chấm tròn chéo kiểu Đông Sơn
Thắt lưng và gấm vóc trong mộ Triệu Muội
Có 7 bộ Đai lưng dài 18,4cm hình cong có gắn ngọc quý Thắt lưng được chế tác với kỹ thuật tinh xảo, chắc để gắn, đeo ấn kiếm, túi hương liệu Đầu khoá thắt lưng
có nhiều loại móc khác nhau hình tượng đầu rồng, đầu rùa, đầu rắn, đầu nhạn những dạng đai lưng này tương tự như đã tìm thấy ở Việt Nam về hình thức nhưng cao cấp hơn là đỉnh ngọc, mạ vàng, chạm khắc tinh mỹ Các loại vải lụa, gấm vóc trong mộ Triệu Muội rất phong phú về chủng loại, nhiều về số lượng được xếp riêng ở căn phòng phía tây Trong phòng này còn có đồ thêu, the mỏng Những loại tơ lụa này khi xuất thổ (rời khỏi đất) đều bị mủn nát thành bụi có độ dày tới 2,30cm ước tính khoảng 100 xấp vải chồng lên nhau khoảng 700 lớp Nhiều đồ tuỳ táng cũng được quấn vải Trong mộ còn có 5 chiếc ngà voi, chiếc lớn nhất dài 126cm được đặt chồng lên nhau cao 57cm như vậy đường kính của mỗi chiếc ngà voi khoảng 12cm Ngà voi là đặc sản của nước ta (Giao Châu), đến đầu thế kỷ XX vẫn còn đôi cặp ngà dài 130cm được tướng Bảy Viễn trưng bày ở miền Nam, hiện nay để ở Bảo tàng Lịch sử Ngoài ra còn nhiều đồ dùng bằng ngà, số lượng ngọc trai tổng cộng nặng 4117grams, đường kính từ 0,4cm đến 1,1cm Đặc biệt người ta còn tìm thấy ấn đồng, một to, một nhỏ dùng để in hoa lên vải lụa làm mẫu thêu Thợ thêu dùng mẫu in lên để hoa văn khớp đúng vị trí và bằng nhau được in đánh dấu trước Hai mẫu này người ta đã phát hiện ở Trường Sa trong ngôi mộ ở Mã Vương đôi nổi tiếng Trong một hộp bạc hình trụ cao 12cm để trong quan tài nặng
Trang 9572,6gr, chứa 10 hộp con đựng các viên thuốc có nguồn gốc từ nước Ba Tư cổ đại
từ 550 TCN đến 330 TCN đây là các loại thuốc được coi là linh đan do người ả Rập bào chế Ngoài ra còn một số đồ bạc, chạm khắc có phong cách Tây á chứng
tỏ Nam Việt có giao thương buôn bán với nhiều vương quốc vùng Ba Tư Người
ta đã không quên chôn theo cả hộp đựng mực nho để khi vua về bên kia thế giới ghi chép
Một vài suy nghĩ ở lăng mộ Văn đế
Lăng mộ Triệu Muội ngẫu nhiên phát hiện là vua Nam Việt thứ hai, sau hơn hai ngàn năm, là một dấu mốc lịch sử vô cùng quan trọng Nhiều sự việc còn mơ hồ, được cho là truyền thuyết đã bị hoá giải Những sự kiện lịch sử, nền văn minh kỹ thuật, nghệ thuật như đồ sắt thép, áo giáp, chiến xa, tượng ngọc, kiến trúc v.v đã không còn nổi một chữ nào ghi chép còn lại Tất cả lịch sử nước Việt chỉ còn lại truyền ngôn Đến thế kỷ IV thời Bắc Nguỵ, còn gọi là hậu Nguỵ, lịch đạo nguyên mới viết được vài dòng ít ỏi về An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, chuyện Mỵ Châu với thái tử Trọng Thuỷ trong tác phẩm Thuỷ kinh chú sớ Sự việc được viết lại sớm nhất lại sau 7 thế kỷ Nước ta sau 10 thế kỷ bị đô hộ tới thế kỷ XIII nhà sử học Lê Văn Hưu mới viết lại những thời kỳ lịch sử này (1272) Sách cũng không còn, bị nhà Minh thu đốt, huỷ hoại hết Ngày nay phát hiện những di vật trong mộ Triệu Văn Đế là những bằng chứng văn hoá lịch sử vật thể, của một vương triều Nam Việt cổ đại
Những di vật khảo cổ phản ánh rõ nét trình độ văn minh từ sinh hoạt đến nghi chế,
âm nhạc, trang phục, khi nhà vua còn sống với các hoàng hậu cung phi và những người hầu Ngôi mộ đã cung cấp nhiều thông tin quý giá về một thời phát triển mọi mặt, giao lưu với ả Rập xa xôi, quan hệ văn hoá, ngoại giao độc lập với nhà Hán Trải qua 5 đời từ Triệu Vũ Đế, Văn Đế, Minh Vương, ái Vương, Thuật Dương Vương Từ năm 207 đến 112 trước công nguyên, phát triển kéo dài 95
Trang 10năm, cho đến khi bị nhà Hán tiêu diệt, xoá sạch mọi dấu tích Sau hơn hai ngàn năm do sự ngẫu nhiên thành phố Quảng Châu muốn xây một khách sạn 6 tầng nên bạt ngọn núi Tương Cương mới phát hiện ra Những di vật trong mộ Nam Việt còn có một số lượng nhỏ đồ Hán, đồ Ba Tư, cho chúng ta thấy có sự giao thoa mỹ thuật Việt Hán, trang sức đồ ngọc và đồ gốm Một số hoa văn, chất liệu gốm do khảo cổ tìm được ở nước ta được cho là Hán, từ ngôi mộ Văn Đế đã cho thấy đây chính là gốm Việt ở vùng Lĩnh Nam và Thanh Hoá Những bộ áo giáp sắt vẩy cá
có trang trí nửa phía dưới bụng hình quả trám, cổ vuông rộng, bao vòng thân phù hợp với khí hậu người Việt nóng ẩm Cách trang trí tấm bình phong có tượng linh thú, tượng lực sĩ, tượng chim trĩ cắm lông công, lông chim trĩ toả dài, trang phục các tượng vũ nữ có một phong cách riêng của người Việt Lăng mộ Nam Việt Văn
đế cho chúng ta một nhận thức mới, có cơ sở để khảo cứu Ta có cơ sở so sánh sự khác biệt trong nghệ thuật đồ đồng, vũ khí, gốm sứ, tương đương về thời gian mà trước đấy chỉ suy đoán hoặc nhận định sai, tất cả đều quy là Hán Trung Quốc phát hiện năm 1996 chiếc ấn của vua Điền Việt (Vân Nam) có dòng chữ “Điền Vương chi ấn” do nhà Hán ban cho năm 109 TCN, có quy cách 2,4cmx2,4cm là loại ấn của các phiên vương do nhà Hán ban cho có núm ấn hình con kỳ lân Ngược lại cùng thời gian này, ấn vàng của Văn đế Triệu Muội có quy cách lớn hơn nhiều 3,1cm Núm ấn hình rồng cuốn chữ S phong cách Đông Sơn, mặt ấn khắc “Văn đế hành tỉ” Kèm theo chiếc ấn vàng khắc hai chữ “Thái tử” đoán là của Trọng Thuỷ vẫn to hơn ấn Điền Vương, hình dạng cũng khác nhau, núm hình rùa vàng, có quy cách 2,6cmx2,4cm
Từ những dẫn chứng trên, chúng ta có thể nhận định rằng, tổ chức quy chế triều nghi có nhiều khác biệt Nam Bắc Nam Việt và Tây Hán là hai nền văn hoá khác nhau, nhưng đã có sự tiếp biến văn hoá ở giai đoạn đầu trong buổi bình minh của lịch sử và mỹ thuật Ngôi mộ phát hiện cụ thể, làm tan biến nhiều huyền thoại, có
ý nghĩa lịch sử, là cầu nối, có cơ sở vững chắc, đi ngược lại quá khứ thời gian nhà nước Âu Lạc, Văn Lang với văn hoá Đông Sơn phát triển của thiên niên kỷ trước