1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu MỸ THUẬT THỜI HÙNG VƯƠNG MỘ NAM VIỆT - VĂN ĐẾ CỦA VĂN MINH ĐÔNG SƠN pptx

14 711 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 159,59 KB

Nội dung

MỸ THUẬT THỜI HÙNG VƯƠNG MỘ NAM VIỆT - VĂN ĐẾ CỦA VĂN MINH ĐÔNG SƠN Trong thời gian nước ta bị xâm lược, khoảng giữa thế kỷ thứ hai, vua Ngô Tôn Quyền đã nghe nói lăng mộ Triệu Vũ đế Nam Việt có nhiều bảo vật quý giá chôn theo, nên quyết truy tìm. Tôn Quyền sai tướng Lã Du đem quân xuống Quảng Đông tìm kiếm, khai quật những nơi nghi là lăng mộ Võ đế. Sau nhiều thời gian tìm kiếm, chỉ tìm được mộ Minh Vương (Anh Tề) vua thứ ba và là chắt của Võ đế, lấy được nhiều báu vật, còn các mộ Võ đế, Văn đế không tìm được, đấy là một ẩn số trong hơn hai ngàn năm qua. Phát hiện lăng mộ Triệu Văn đế Nam Việt Cuối thế kỷ XX thành phố Quảng Châu khi xây dựng đã phải bạt đồi, núi Tương Cương, xây nhiều cao ốc từ những năm 1970. Những toà cao ốc và phố, công viên đã vây quanh khu vực còn lại của núi Tương Cương cao khoảng 50m. Mười năm sau, vào tháng 8 năm 1980 trong khi thi công một công trình xây dựng ở phía bắc núi Tương Cương một máy xúc to lớn khoét sâu 20m vào núi Tương Cuơng đã va vào một tảng đá lớn. Máy đào tiếp sang phía bên càng thấy lộ rõ những khối hộp đá lớn. Các nhà khảo cổ đã phát hiện đây là một ngôi mộ cổ được tạc vào trong lòng núi. Công việc khảo cổ được tiến hành vào cuối tháng 8. Thành phố Quảng Châu đã có quyết định phải duy trì được ngôi mộ, cố giữ được nguyên trạng để duy trì một di tích và dự định sẽ xây một bảo tàng (dựa theo Nguyễn Duy Chính). Việc tìm kiếm chủ nhân ngôi mộ này không mấy khó khăn sau khi phát hiện được chiếc ấn vàng, núm hình rồng cuộn chữ S có khắc chữ “Văn đế hành tỷ”, (Long kim ấn). Việc tìm ra Long kim ấn đã giúp các nhà lịch sử biết được đây là lăng mộ của vị vua thứ hai nước Nam Việt. Tiếp theo còn tìm được ngọc ấn “Triệu Muội” mà trước đây trong lịch sử gọi là Triệu Hồ. Theo một số nhà nghiên cứu Triệu Muội là tên Việt ngữ. (Từ điển Khang Hy chữ Muội có nhiều nghĩa, có lẽ chữ Muội chỉ ngôi sao Hiên Viên Hậu Tinh trên dòng Ngân Hán là hợp lẽ nhất, còn tên Hồ là tên Hán ngữ.) Di vật lịch sử được phát hiện ở lăng mộ con Trọng Thuỷ - Theo sử ký Nam Việt liệt truyện: “Khi nhà Tần bị diệt, Đà đánh lấy Quế Lâm, Tượng Quân, tự lập ra Nam Việt Vũ Vương”. Sử Việt Nam gọi là xưng Đế. - Theo Thuỷ kinh chú sớ: “Nam Việt Vương sai Thái tử tên là Thủy An xin hàng phục An Dương Vương, xứng thần thờ vua… An Dương Vương có người con gái tên là Mỵ Châu. Châu thấy Thủy đoan chính, Châu cùng Thủy qua lại với nhau. Thủy hỏi Châu, bảo Châu lấy nỏ của bố cho xem. Thủy thấy nỏ bèn lấy trộm, đem cưa đứt nỏ rồi trốn về. Khi Nam Việt Vương đem quân đánh, An Dương Vương bắn nỏ, nỏ gẫy nên thua.” (Quyển XXXVII, trg 427, NXB Thuận Hoá 2005.) - Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Đà sai con là Trọng Thủy vào hầu làm túc vệ, cầu hôn con gái vua là Mỵ Châu. Vua bằng lòng” Đà đem quân đánh An Dương Vương thua chạy Trọng Thủy đuổi theo thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác về chôn ở Loa thành. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu cuối cùng nhảy xuống giếng mà chết” ĐVSKTT/T1 trang 139. Khi Triệu Vũ Đế mất toàn thư viết “Văn Vương ở ngôi 12 năm tên huý là Hồ con trai Trọng Thủy, cháu Vũ đế. Năm Bính Thìn thứ 12 (125 TCN) vua mất (Sđd/149). - Theo Cổ Lối Bách Việt tộc phả truyền thư “Hùng Dực Công vợ là Trần Thị Quý đẻ ra Nguyễn Thân, sau làm con nuôi thái giám Triệu Cao phải đổi sang họ Triệu”, nên khi làm vua Nam Việt sinh hoạt nghi lễ triều đình kiểu Việt. Triệu Đà giết hết các trưởng lại do nhà Tần đặt, đem người thân phe cánh (người Việt) làm thú lệnh (1). Triệu Đà muốn chống lại nhà Hán, xây dựng Nam Việt mang đậm văn hoá Việt, ông lấy vợ Việt. Nghi lễ ngang với Hán. Ông ngồi xe mui vàng, dùng cờ tả đạo (loại cờ lớn bằng lông đuôi cừu dựng trên xe) vì vua muốn ngang với Hán đế. Lục Giả sứ giả nhà Hán sang Việt khuyên vua hàng phục. Vua ngồi xổm tiếp sứ (không có lễ tiếp sứ). Khi Lục Giả nói vua Hán có sức mạnh lớn hơn, vua cười nói với sứ giả rằng: “Tôi lấy làm giận không được nổi dậy ở bên ấy, biết đâu chẳng bằng nhà Hán”. Giả ngồi im lặng sắc mặt tiu nghỉu. Khi Giả về vua cho nhiều châu báu và tặng thêm nghìn vàng nữa” TT/142-143. Theo TS Nguyễn Việt ở Trung tâm tiền sử Đông Nam á “những nghiên cứu về đồ tuỳ táng chôn trong các khu mộ táng Nam Việt cũng như xương cốt và AND cổ phản ánh rõ ràng ưu thế Việt tộc trong quốc gia Nam Việt của Triệu Đà. Trong mộ vua Nam Việt cũng như mộ các quan thứ sử nhóm văn hoá Đông Sơn, như trống đồng, thạp đồng, rìu chiến và nỏ ” Việc phát hiện lăng mộ Văn đế sau hơn hai ngàn năm đã làm sáng tỏ nhiều lĩnh vực văn hoá, lịch sử. Mỹ thuật Đông Sơn rực rỡ, trang phục phát triển đỉnh cao về đồ đồng, đồ gốm, đồ sắt, đồ sơn, trang sức ngọc phục vụ cung đình và tầng lớp quý tộc. Trong mộ tìm được 23 chiếc ấn. Long kim ấn là ấn vàng lớn có kích thước khác Hán. ấn hình vuông 3,1cm x 3,1cm hình nổi con rồng trên núm ấn cuộn uốn lượn hình chữ S không có sừng, đầu nhô ra sát góc nhe nanh, nhìn nghiêng đầu hình cá sấu, không dữ dội kiểu rồng thú Hán. Kích thước ấn lớn hơn 1/3 so với ấn thời Hán quy định 1 tấc (khoảng 2,2cm). Rồng có vẩy sống lưng gồ cao ở tâm làm núm cầm. Mặt ấn khắc lõm chia làm 4 hình vuông trong lòng khắc 4 chữ “Văn đế hành tỉ”. Núm trơn bóng chứng tỏ Long kim ấn đã dùng thường xuyên nay được chôn theo. Đây cũng là điều khác với nhà Hán, triều đình Hán chỉ có một bảo ấn truyền quốc tỉ. Nếu vua nào chết muốn có ấn chôn theo, thì ấn đó được đúc theo ý vua lúc lâm chung, chứ không phải là ấn dùng chính khi còn sống (Nguyễn Duy Chính) (2). Sử sách Trung Hoa đều ghi là Văn vương, nếu là tước vương thì ấn không được dùng rồng mà chỉ dùng con ly (lân). Ngược lại trong mộ Triệu Muội lại dùng long ấn và xưng đế là việc nay chúng ta mới biết rõ sự thật lịch sử. Một chứng minhVăn đế Triệu Muội là cháu nội nối ngôi ông vì bố là thái tử Trọng Thuỷ đã chết theo Mỵ châu, chứng cứ là trong mộ Văn đế còn có một số di vật từ thời ông và bố để lại: một chiếc ấn vàng tìm được có khắc hai chữ Thái tử (Kim Quy ấn). Chiếc ấn này hình gần vuông, mỗi chiều là 2,6cm x 2,4cm trên núm ấn là hình con rùa nổi gồ mai lớn. Ngoài ra còn hai thứ đồ liên quan đến thời của Triệu Đà là một thanh đồng qua Trương Nghi, thanh qua đồng này có khắc hàng chữ “Vương tử niên tương bang Trương Nghi” từ thời Tần Huệ Vương. Trương Nghi trông coi chế tạo binh khí, hình dáng kiểu nước Sở (Việt) thời chiến quốc. Hai là một thạp đồng Đông Sơn giống như một chiếc thạp tìm thấy ở Việt Nam, hiện lưu giữ tại bảo tàng Thuỵ Sĩ (BT Barbier. Geneve). Theo TS Nguyễn Việt: “Chúng tôi nhận thấy thạp đồng Đông Sơn số 2509-29 thuộc bảo tàng Barbier- Mueller ở Geneve rất giống chiếc thạp trong mộ của Nam Việt Văn đế Triệu Muội, chắt ruột Triệu Đà và là vị vua thứ hai Nam Việt. Chiếc thạp mới phát hiện này có khắc 22 chữ Hán theo phong cách Nam Việt, trong đó hai chữ đầu ghi địa danh có thể đọc là Long Xoang. Theo chúng tôi rất có thể đây là một biến âm của chữ Long Xuyên, nơi Triệu Đà làm huyện lệnh trước khi lập nước Nam Việt. Như vậy đây có thể chính là chiếc thạp liên quan đến Triệu Đà. Chiếc thạp trong mộ Triệu Muội có thể do Triệu Đà ban tặng lại”. Từ những chứng cứ trên cho phép ta nghĩ đến những đồ vật trên là củađế và thái tử Trọng Thuỷ. Triệu Đà ở ngôi 71 năm, phong thái tử cho Trọng Thuỷ nhưng Trọng Thủy chết sớm nên ông truyền cho cháu đích tôn là Triệu Muội. Thời kỳ nhà nước Nam Việt đã phát triển đồ đồng Đông Sơn ở đỉnh cao trong một thế kỷ. Khi Nam Việt suy yếu, bị nhà Hán thôn tính, văn hoá Đông Sơn bị tiêu diệt. Điển hình là Mã Viện đã thu hết trống đồng, thạp đồng, các đồ vật bằng đồng nấu chảy đúc thành hai con ngựa mang về Trường An. Một số người Việt đã chôn, cất giấu đồ đồng Đông Sơn để bảo vệ văn hoá Việt bản địa. Mộ Việt Văn đế đã lưu giữ hàng ngàn hiện vật, giá trị mỹ thuật đỉnh cao chứng minh nền văn minh của Âu Lạc, Văn Lang, hàng ngàn năm trước, về đủ mọi phương diện từ vũ khí, đồ đồng, đồ sắt, xe cộ, thắng ngựa, đồ sinh hoạt, lò nấu nướng, đồ sơn, đồ gốm, đồ ngọc, gấm vóc. Trong mộ, đồ Việt đã có số lượng tuyệt đại đa số, đạt đỉnh cao về mỹ thuật trang trí Đông Sơn biến đổi, phát triển ở mức cung đình. Đặc biệt có bộ áo giáp sắt đẹp, kiếm sắt dài đều có kiểu cách Việt khác giáp Tần, Hán. Kiến trúc lăng mộ Văn đế rất đặc biệt nên đã bảo vệ được bí mật rất lâu. Việc phát hiện ra chỉ là ngẫu nhiên, vì từ thời Tôn Quyền đã mất bao công sức mà không tìm được. Mộ có hai cửa đá cách nhau chừng 10m theo đường dốc thoai thoải chéo xuống lòng núi dài khoảng 20m ở phía Nam. Khi cửa đá tự động đóng lại, vòm cửa đất đá sập xuống che lấp kín khung cửa đá hai lớp phiến đá dầy vuông vức, gồm 2 cánh có gắn mặt hổ phù lớn ngậm hai vòng tròn bằng đồng đã rỉ xanh. Lăng mộ có tổng diện tích khoảng 100m2, có những cột đá lớn làm khung cột chống, tổng số gồm 750 hộp đá phiến lớn, gồm 7 gian, tường, trần, sàn đều lát đá độ cao 2m. Ngoài cửa và tường vẽ trang trí mây xoắn mầu xanh đen đường nét thanh mảnh đơn giản, đã bong tróc nhiều. Qua cửa vào phòng tiền thất hình chữ nhật nhỏ vẽ trang trí như ở trên, phòng này có thông sang hai bên đông, tây qua hành lang đến hai phòng chữ nhật lớn hơn chứa các đồ nhạc khí như chuông, khánh đá, binh khí, đồ ngọc nơi đây có một người chôn theo (có thể là nhạc công). Từ phòng tiền thất qua cửa vào địa cung (phòng chính) hình chữ nhật dài lớn gần gấp đôi phòng tiền thất. Địa cung nơi đặt quan tài Văn đế, toàn bộ sàn lát gỗ, giữa đặt quan tài hai lớp đã bị huỷ hoại. Thi hài Triệu Muội được liệm trong một bộ quần áo, giầy, mũ bao, bao tay bằng ngọc được khâu bằng chỉ tơ mầu đỏ khâu nối bằng các mép hình vuông, trong mỗi hình vuông có khâu nối chữ X. áo xẻ tà khoảng 20cm có đường viền gấm đỏ toàn bộ mép quần áo (ti lũ ngọc y) dài 1m73 gồm 2291 mảnh ngọc rất đặc biệt. Trên đầu có một miếng ngọc hình tròn bao đỉnh đầu. Dưới gáy gối một túi dệt bằng tơ trong đựng toàn ngọc trai (sản vật quý của Việt Nam). Thắt lưng khảm ngọc Văn đế đeo 10 thanh trường kiếm bằng sắt có khảm vàng, thanh trường kiếm dài nhất 1.46m. Khoảng giữa ngực và bụng đặt long kim ấn. Xung quanh thi hài còn rất nhiều đồ ngọc quý, điêu khắc tinh mỹ, khéo léo. Tường quanh địa cung không vẽ trang trí, hai bên Đông và Tây có cửa thông sang. Phòng gian phía đông chôn theo 4 người vợ của Triệu Muội. Mỗi người đều có ấn chôn theo. Một người là “Hữu Phu nhân tỉ” tỷ ấn hình rùa lớn (Hoàng hậu) hình vuông 2cmx2cm bằng vàng; 3 chiếc ấn còn lại là đồng mạ vàng của các phi, núm cũng hình con rùa nhỏ. Những danh xưng Hoàng hậu của Nam Việt cũng hoàn toàn khác Hán. Cửa sang phòng phía Tây chôn theo 7 người cùng với các đồ nhà bếp, đây có thể là đầu bếp và nô tỳ hầu hạ, họ đều mang theo gương đồng, một hoặc hai gương. Phòng nhỏ sau địa cung là kho chứa thực phẩm hình vuông nhỏ nhất, chứa nhiều loại thực phẩm gồm 30 loại, chứa các thịt gia cầm, thịt bò, heo, sơn dương, hải sản, cá mè, tôm, ếch, rùa, sò hến gồm 20 loại. Trong ba hũ sành đựng 200 con chim sẻ, có 11 con đã chặt đầu. Trong mộ đạo còn chôn theo 2 người, có thể là 1 nội thị (hoạn quan) và một mã phu. Trước đó ở phòng tiền sảnh có chôn theo 1 người canh cửa (thị vệ). Tổng số người chôn theo trong mộ Triệu Muội là 15 người. Việc những người phải chôn theo và những đồ vật quý giá đều rất liên quan mật thiết với nhà vua. Theo giám định những người tuẫn táng này đều bị đánh mạnh vào ngực cho tim ngừng đập để chôn theo. Đây là phong tục phổ biến thời phong kiến cổ đại. Lăng mộ Văn đế được chôn ngầm trong núi đá thạch anh khá cứng và để vận chuyển số lượng đá khổng lồ trọng lượng khoảng 4000kg, có những thanh đá dài 5,5m vận chuyển từ nơi xa đến chứng tỏ lĩnh vực kiến trúc, xây dựng thời đó đã ở một trình độ phát triển cao. Đặc biệt là kỹ thuật chôn ngầm trong núi cách đây hơn hai ngàn năm cho một công trình kiến trúc lớn. Những bảo vật vàng ngọc, tỷ ấn quý giá trong mộ. 1. Số lượng tỷ ấn gồm 23 chiếc trong đó có 3 chiếc bằng vàng. 9 cái ấn bằng ngọc trong đó có khắc 3 ấn chữ: Triệu Muội, Thái tử, Đế ấn. Tất cả các đồ trân bảo đều được bài trí trong địa cung. Một đại bích ngọc đo được 33,4cm điêu khắc chau chuốt. Các chuyên gia khảo cổ ca ngợi là vua của các loại ngọc bích. Một hộp ngọc xanh vàng hình viên trụ cao 77cm trên nắp khắc hình 2 con phượng và các chạm nổi tinh mỹ. Ngoài ra còn nhiều loại ngọc bội, liễn ngọc tổng số 56 đồ ngọc lớn. Đặc biệt ngọc giác bội chén uống rượu của Văn đế là một khối ngọc lớn tạo hình tù và, khoét rỗng lòng, điêu khắc nổi bong ôm vòng ra ngoài dưới đáy, miệng rộng vát chéo rất độc đáo đẹp đẽ. Nhiều đồ ngọc trang trí cách điệu khối chữ nhật dẹt và nữ múa. Tượng ngọc vũ nữ múa vũ điệu thiên thần, thắt đáy lưng ong, búi tóc lệch, là một tượng điêu khắc hoàn hảo, thân hình uốn lượn như đang chuyển động trong mầu ngọc ánh vàng, ánh xanh rất mỹ lệ. Pho tượng vũ nữ này có một giá trị đặc sắc về trang phục Việt cổ. 2. Những bảo vật uy quyền của Văn đế Triệu Muội: kiếm sắt, giáp sắt. Trong mộ phát hiện hơn 700 món đồ sắt, thép gồm nhiều loại đồ dùng khác nhau đến vũ khí. [...]... minh khí… sẽ là rất thú vị và bổ ích về mỹ thuật Tôi sẽ viết giới thiệu trong nhiều bài sau Riêng về trang trí, hình thuyền của thạp đồng và các loại đồ đồng, gốm sứ Trong bài viết này nhằm khảo cứu, so sánh làm rõ văn hoá, mỹ thuật thời Hùng Vương (Đông Sơn) , là một nền văn hoá mỹ thuật đầy bản sắc của người Việt cổ đại, phát triển đỉnh cao rực rỡ về mỹ thuật Việt Nam trong quá khứ hơn hai ngàn năm ... thời Tần Tây Hán, luôn luôn trang trí dầy đặc cầu kỳ - Việc phát hiện mộ Triệu văn đế Nam Việt thời cổ đại có thể cầm, nhìn ngắm được các báu vật, có một ý nghĩa lịch sử to lớn, phản ánh một sự thật lịch sử khách quan, trung thực, xé toạc màn đêm của quá khứ, uốn nắn lại các nhận định không chính xác, sai méo lịch sử, qua những lăng kính của các sử gia cổ nước ngoài, xưa nay chúng ta vẫn dùng làm tài. .. quyền của bậc đế vương cao quý Người ta còn tìm thấy một thanh kiếm bằng đồng của nước Sở (Việt) thời chiến quốc) ở nước ta vùng Lãng Ngâm cũng đã tìm được đoản kiếm cán hình người phụ nữ ở Hà Bắc trước kia (sách VN trước công nguyên NXBTN 2001) Đồ sơn bình phong trong Địa cung Trong nội thất lăng có một tấm bình phong bằng sơn ta lớn gồm 5 tấm trang trí cấu tạo rất đặc biệt, mỹ lệ mang đặc điểm Việt Nam. .. chân đất, rõ nét xứ nóng phương Nam Hình tượng này giống các bộ tượng đầu chim mình người thời Lý Trần Tấm bình phong hơn hai ngàn năm đã toát lên một phong cách thuần Nam Việt từ vật liệu sơn, các hình trang trí điêu khắc linh thú rang, rắn, chim trĩ, chim công là những đặc sản phương Nam, là đồ cống thời kỳ bị đô hộ cho phương Bắc Phong cách nghệ thuật đúc, hình thức mỹ thuật khoẻ khoắn, tinh giản hình... thạp đồng trang trí Đông Sơn cao cấp cung đình, với nhiều hoa văn chạm khắc mỹ thuật Việt to lớn, ngoài ra còn nhiều gương đồng đúc tại Việt Triệu thị tác kính Lý thị tác kính… - 371 món đồ gốm sứ gồm thạp sứ, hũ, lọ âu, nồi, liễn… - Nhiều loại tơ lụa, gấm vóc, the mỏng, mầu in vải hoa, ngà voi nước ta 5 cái dài trên 1m, ngọc trai, mực viết, thuốc chữa bệnh của ả Rập, nhiều loại đồ minh khí… sẽ là rất... ta thấy quân Nam Việt đã sử dụng chiến xa Trong lăng mộ đã tìm thấy nhiều áo giáp sắt đã cuộn lại, kiểu dáng Việt dài 58cm, khác hẳn kiểu áo giáp của Tần Hán, rất phù hợp với khí hậu nước ta nóng ẩm phương Nam áo giáp gồm 709 vẩy (vảy hình vuông chữ nhật trên lượn góc) phía dưới có trang trí hình học - Một thanh mâu sắt pha đồng, khảm vàng, trang trí hoạ tiết mây xoắn uốn lượn mỹ thuật là một loại bầy.. .- Kiếm sắt có tổng số 15 thanh trường kiếm trong đó một thanh trường kiếm đeo phía trái thắt lưng đầu rồng dài 18,4cm Bao kiếm bằng tre, cán gỗ có quấn dây tơ Bốn thanh trường kiếm cán khảm ngọc màu vàng xanh nhạt chạm nổi, chạm thủng hoa văn rồng, phượng, mây móc khuất khúc và linh thú Những thanh trường kiếm này ở Việt Nam cũng đã tìm thấy tương tự thời Đông Sơn hiện lưu giữ tại bảo tàng Chăm -. .. tài liệu coi như mẫu mực này cần phải thận trọng Thế mới hiểu hết sự thâm hiểm của quân xâm lược đốt hết sách, thiêu huỷ văn hoá Việt, còn một chữ cũng đốt (Minh Thành Tổ lệnh cho Chinh Di Hướng quan trương phụ thế kỷ XV là vô cùng hiểm độc Từ hàng ngàn hiện vật như đồ bạc, gồm: - 600 món đồ đồng gồm 7 loại nhạc khí vài chục món, chuông đồng vài chục món Đỉnh đồng 36 cái gồm đại bộ phận là Việt Sở (Việt) ... với hai chân hướng chéo Vương Mệnh xa đồ” Chữ nét đều mảnh với lối tiểu triện dát vàng Đây là hổ tiết tìm được duy nhất từ xưa tới nay của Nam Việt ở Trung Quốc chưa tìm thấy loại này thời phong kiến cổ Lệnh phù này có 3 loại: Long tiết, hổ tiết, nhân tiết dùng để giao cho các tướng chỉ huy mỗi người cầm một nửa, khi gặp nhau thì khớp lại Đây là một loại mật hiệu cao cấp của tướng lĩnh Hổ tiết tìm... gác) - Đồ nghi trượng quyền uy Hoàng đế Đã tìm được một hổ tiết đúc nổi được chia làm hai mảnh, khi ghép lại thành một con hoàn chỉnh tư thế sắp vồ mồi, mồm há răng nanh nối nhau trên dưới tạo thủng lỗ trong miệng, ngực ưỡn lưng nhổm 2 chân sau co lại lấy đà, đuôi cong hình chữ S rất dài Trên mũi, mắt, tai và toàn thân đều có trang trí những hình vằn hổ dát vàng toàn bộ một hai mặt… Mặt phía trước có một . MỸ THUẬT THỜI HÙNG VƯƠNG MỘ NAM VIỆT - VĂN ĐẾ CỦA VĂN MINH ĐÔNG SƠN Trong thời gian nước ta bị xâm lược, khoảng. An. Một số người Việt đã chôn, cất giấu đồ đồng Đông Sơn để bảo vệ văn hoá Việt bản địa. Mộ Việt Văn đế đã lưu giữ hàng ngàn hiện vật, giá trị mỹ thuật

Ngày đăng: 26/02/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w