ĐẰNG SAUTẤT CẢ
Vẽ gì thì bán được?
Một đường phố cổ hanh hanh nắng vàng với cây bằng lăng tím và bầu trời xanh
ngăn ngắt mê đắm đến nao lòng; vườn hoa Nghi Tàm rực rỡ sắc hoa xanh, vàng,
cam, đỏ gợi nhớ những cảm xúc đẹp khó quên; nàng thiếu nữ 16 hồn nhiên, e ấp
cùng tà áo dài trắng mong manh như sương khói là những hình ảnh lay động mỗi
lòng người. Và dưới nét bút tài hoa của người họa sĩ chúng mang một sắc thái đặc
biệt.
Trái ngược những sắc thái mơ mộng trên là những hình ảnh ghê rợn về chiến tranh,
về chết chóc, về đau thương và đổ máu, về những hoang tưởng, đớn đau quằn quại,
về thân phận con người mới thấy hội họa phản ánh trực diện, đa chiều và sâu sắc.
Những tác phẩm đó mang tính cảnh báo về xã hội, về phân biệt chủng tộc, về môi
truờng góp phần gióng hồi chuông chung với thế giới về tội ác và chiến tranh.
Nếu là bạn, bạn sẽ chọn tác phẩm thuộc phong cách nào?
Với những thưởng thức thông thường và mang tính phổ biến cao thì những tác
phẩm đẹp về mặt thị giác, hài hoà giữa nghệ thuật và cảm xúc chắc chắn luôn là sự
lựa chọn số một.
Với thưởng thức mang tính sưu tập thì cái lạ, cái mới và cái đẹp tất nhiên sẽ là ưu
tiên và phụ thuộc vào mức độ xuất sắc của từng mặt.
Nếu hỏi tôi bây giờ xu hướng hội họa nào đang là thời thượng thì câu trả lời sẽ vô
cùng trái ngược và cực kỳ mâu thuẫn. Nếu nhìn theo bề nổi ở các triển lãm hội họa
thì vô vàn phong cách từ sắp đặt, trình diễn đến siêu thực, cực thực hoặc dân tộc
hơn thì kiếm tìm từ văn hoá dân gian Tranh nhiều thế thì sẽ bán cho ai? Người
mua chắc chắn sẽ trở thành thượng đế và thẩm mỹ của họ sẽ có ảnh hưởng ít nhiều
đến xu hướng sáng tác. Theo thống kê tại các gallery những tác phẩm bán được và
bán chạy hầu hết đều mang đậm tính trang trí và “chất Việt Nam”.
Để dẫn chứng cho điều này, các bạn hãy thử mở một số trang web của các gallery
nổi tiếng ở Việt Nam và xem. Phần được gọi là “Artist ruột” của các gallery chỉ từ
20 đến 40 họa sĩ là cùng. Và cũng chỉ có khoảng 10 họa sĩ hàng đầu (về mức độ
bán tranh) đều có tên ở trong những website đó. Từ Apricot, Cọ Xanh, Thanh Bình
đến Hà Nội Studio, Elizabeth Những cái tên họa sĩ vẫn quanh quẩn là Thành
Chương, Lê Thiết Cương, Hồng Việt Dũng, Đào Hải Phong, Phạm Luận, Đinh
Quân, Quách Đông Phương, Lê Quảng Hà v.v đây là những họa sĩ ít nhiều tạo
nên dấu ấn hội họa (về sức bán) Việt Nam những năm qua.
Họ đã vẽ gì? Tất cả đều là chân dung, phong cảnh, tĩnh vật, motif dân gian đậm
chất trang trí. Chỉ duy nhất Lê Quảng Hà là không theo lối vẽ duy mỹ đó.
Tranh để bán khác tranh để triển lãm
Đinh Quân là một họa sĩ sơn mài và nổi lên từ những thập niên 90 của thế kỷ
trước. Anh cũng là họa sĩ chịu khó thử nghiệm rất nhiều những hình thức hội họa
mới và cũng được coi là họa sĩ chịu chơi khi tự bỏ ra rất nhiều tiền để trưng bày
nhiều triển lãm cá nhân hoành tráng bao gồm rất nhiều thể nghiệm ngôn ngữ khác
nhau kể cả sắp đặt và video. Nhưng những tác phẩm bán được của anh lại là những
motif và phong cách anh làm cách đây 15 năm. Lối vẽ mang thương hiệu “made in
Đinh Quân” chính là : chất liệu sơn mài cùng nhân vật cô gái với khuôn mặt thuần
Việt cùng tà áo dài, đôi tay rất dài (dấu ấn đặc trưng), rất mảnh dẻ với bông sen,
cánh phướn và cây đèn dầu .
Hay như Nguyễn Minh Phước. Anh được coi là một trong những người rất chịu
khó với Trình diễn và Sắp đặt. Anh đã từng là thủ lĩnh của 1 gallery chuyên về
đương đại. Ai cũng nghĩ anh sẽ liên tục làm đương đại. Nhưng xem ra không phải
vậy. Tranh của anh được các gallery ưa chuộng và bán rất được. Vậy, có người
mua sắp đặt không nhỉ? Hay Phước vẽ loại “tranh hầm hố hiện đại” ? Nhưng
không anh vẽ toàn những nhà sư, chỉ thấy vẽ sư nhưng bằng một lối thể hiện khá
thanh tao, nhẹ nhõm cùng kỹ thuật cực kỳ nhuần nhuyễn. Lại nghe nhiều người
nói, anh rất am hiểu về Thiền.
Đấy là tranh đẹp, tranh dễ xem nhưng có những họa sĩ bán tranh giá rất đắt mà lại
khó xem vì “xấu” ở bề mặt cảm theo lối duy mỹ. 15.000 USD là giá bán một bức
tranh của Đinh ý Nhi. Tôi nhớ, cách đây khoảng 10 năm, có họa sĩ đã viết bài phê
phán lối vẽ ghê rợn kiểu “hù doạ trẻ con” của chị. Nhưng kỳ lạ một điều là tranh
của chị khá đắt hàng ở nước ngoài và nhiều tranh đã nằm trong những sưu tập lớn
trên thế giới
Cũng như Đinh ý Nhi, tranh của Lê Quảng Hà cũng đắt khách tương tự. Lê Quảng
Hà rất nổi tiếng với những phong cách khác người, những hình ảnh không đẹp đẽ
và anh luôn đảo lộn những chuẩn mực thông thường. Thậm chí khi triển lãm Máy
của anh năm 2008 tại viện Goethe đã gây ra rất nhiều cảm xúc trái chiều. Người
yêu cũng lắm mà kẻ ghét cũng nhiều. Thậm chí, họa sĩ Lê Thiết Cương còn phản
bác triển lãm này khi nói: “ Hội họa giá vẽ phải đạt mục đích cuối cùng là đẹp.
Tranh phải đẹp”. Lê Quảng Hà thì lại rất nổi tiếng với câu trả lời: “Tôi sẽ vẽ một
xác chết mà không thể thối rữa” khi được nhà văn Nguyễn Thị Hảo hỏi :” Để vẽ
một bức tranh về nghệ thuật Việt Nam trong các salon và gallery anh sẽ vẽ gì?
Những họa sĩ được ưa chuộng mấy năm gần đây như Đặng Phương Việt, Tạ Thị
Thanh Tâm, Trần Nguyên Dũng, Hoàng Hải Anh, Nguyễn Quang Minh thì phong
cách của họ cũng không khác nhiều người đi trước vì dù vẽ gì, phong cách gì thì
tranh phải bán được mới là sự lựa chọn số 1.
Còn nếu tính đến các triển lãm của HMTVN, các Trung tâm trao đổi văn hoá nghệ
thuật như Việt Art center, Trung tâm văn hoá Pháp hay các gallery được trưng bày
hàng ngày, có rất nhiều triển lãm hay, các khuôn mặt mới; tác phẩm được đánh giá
rất cao như Hoàng Minh Phúc với tranh khắc gỗ mộc bản, Phạm Huy Thông với sự
làm mới và áp dụng tranh dân gian Đông Hồ hay như sự làm mới lại tranh lụa theo
cách vẽ Sunnga Nhật bản và lối trang trí Pop Art hiện đại của Bùi Tiến Tuấn đã
gây ra những ấn tượng ngạc nhiên và thú vị.
Những bức tranh biểu hiện hiện đại về cuộc sống đương đại của Nguyễn Thanh
Hoa, Lý Trần Quỳnh Giang, Dương Thuỳ Dương về ánh hào quang, sự ảo tưởng
và những triết lý nhân văn của xã hội đang gây được những mối thiện cảm lớn. Họ
luôn thể hiện con người , xã hội dưới góc nhìn rất nhân bản và thiện ý. Con người
luôn là trung tâm trong tác phẩm của họ và họ lột tả thân phận, cá tính của nhân vật
trở những cá tính điển hình.
Và rất nhiều các họa sĩ khác đang ngày đêm miệt mài bên giá vẽ, vẽ để bán được,
để trở nên nổi tiếng, để thoã mãn khát khao nghệ thuật trong tâm khảm hay đơn
giản là cuộc chơi đầy thi vị của người nghệ sĩ
Và đằngsautất cả xu hướng, phong cách, lối vẽ , tuyên ngôn dù các họa sĩ của
chúng ta vẽ duy mỹ hay không duy mỹ thì những gì thuộc về giá trị nhân bản, về
cái đẹp mới là điều còn đọng lại với lịch sử.
. tiếng, để thoã mãn khát khao nghệ thuật trong tâm khảm hay đơn
giản là cuộc chơi đầy thi vị của người nghệ sĩ
Và đằng sau tất cả xu hướng, phong cách, lối. đã vẽ gì? Tất cả đều là chân dung, phong cảnh, tĩnh vật, motif dân gian đậm
chất trang trí. Chỉ duy nhất Lê Quảng Hà là không theo lối vẽ duy mỹ đó.
Tranh