1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ THAI DỊ TẬT potx

7 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 202,33 KB

Nội dung

TCNCYH 38 (5) - 2005 MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG THAI DỊ TẬT Hoàng Thị Hải Vân 1 , Nguyễn Thị Thúy Hạnh 1 Nguyễn Huy Bạo 2 , Tine Gammeltoft 3 1 Khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội 2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội r t 3 Khoa Nhân học – Trường Đại học Copenhagen - Đan Mạch Trong quá trình phát triển thai có thể bị tác động bởi một yếu tố nào đó dẫn đến phát t iển bất thường hoặc bị dị tật. Song việc tìm ra nguyên nhân gây dị tật không phải là một công việc dễ dàng. Mục tiêu: Tìm hiểu suy nghĩ của các phụ nữ có thai bị dị tật về nguyên nhân gây nên dị tật cho thai nhi. Đối tượng và phương pháp: 30 phụ nữ mang thai có chẩn đoán thai bị dị tật qua siêu âm 3 chiề u các thành viên khác trong gia đình họ. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuật quan sát phỏng vấn sâu. Kết quả: Có một số yếu tố nghề nghiệp môi trường lao động của bố hoặc mẹ liên quan đến dị tật của thai nhi. Tuy nhiên hầu hết họ không công nhận nguyên nhân này muốn dấu kín điều này với gia đình, hàng xóm láng giềng cũng như với đồng nghi ệp của họ. Sự giấu giếm này cùng với việc không quan tâm tới ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khoẻ của họ gây khó khăn cho việc phòng tránh những tác hại không tốt của môi trường lao động tại Việt Nam. Kết luận: Nhiều yếu ố của môi trường lao động có thể là nguyên nhân gây nên dị tật bẩm sinh cho thai nhi song vì nhiều lý do khác nhau các phụ nữ có thai nhi bị dị tật đề u không muốn nghĩ tới nguyên nhân này. Từ khóa: dị tật bẩm sinh, môi trường lao động, siêu âm 3 chiều. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số nguồn nhân lực mà tựu trung lại là con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Việc bảo đảm dân số ổn định, phát triển bền vững kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng của mỗi thành viên trong xã hội không ngừng được cải thiện là mục tiêu yêu cầu đặt ra đối với mọi dân tộ c, mọi đất nước nói chung Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vấn đề chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực đang được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên theo “Báo cáo phát triển con người” của Liên Hợp Quốc năm 2001 về chất lượng dân số Việt Nam mặc dù đã có nhữ ng tiến bộ nhất định với chỉ số phát triển con người tăng liên tục nhưng tốc độ còn chậm về trí tuệ đáng tiếc là còn 1,5% dân số bị thiểu năng về thể lực trí tuệ hay nói cách khác là tàn tật [8]. Nguyên nhân tàn tật chủ yếu là do dị tật bẩm sinh, bệnh tật, hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động một số nguyên nhân khác. Theo Mekdeci trẻ bị dị tậ t bẩm sinh ngoài nguyên nhân rối loạn di truyền, ảnh hưởng của môi trường xung quanh, có thể là môi trường sống, có thể là môi trường lao động tác động tới người mẹ trong quá trình mang thai song “phần lớn các dị tật bẩm sinh không rõ nguyên nhân” [10]. Trong môi trường lao động, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ người lao động. Nam giới nữ giới đều tiếp xúc với các loại tác hại nghề nghi ệp tương tự nhưng do có chức năng sinh đẻ, người phụ nữ có thêm tác hại nghề nghiệp tác động đến thai. Với các mức độ khác nhau, các yếu tố của môi trường lao động đều có tác động khác nhau đến đời sống sinh dục của lao động nữ. Một số chất gây độc hại rõ rệt đối với người mẹ cũng như đối với con như các chất Nitrobenzen, Pb, Hg, As, … có thể qua rau thai gây rối loạn phát triển bình thường của bào thai; Pb, Hg, C 6 H 6 , As ảnh hưởng tới quá trình thai nghén gây nên sảy thai đôi khi dẫn tới vô sinh, gây tổn thương các tế bào phôi [7]. Với lao động nam một số yếu tố tác động từ môi trường lao động có thể gây vô sinh hoặc biến đổi về mặt di truyền của tinh trùng [7]. Ở nhiều nước trên thế giới đã có các thống kê dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh người bị dị tật bẩm sinh trong cộng đồng. Trên phạm vi toàn thế giới “Trung tâm thông tin quốc tế cho hệ thống giám sát dị tật bẩm sinh” đã được thành lập từ năm 1974 với mục đích thu thập các thông tin liên quan đến dị tật bẩm sinh [7]. Việc thống kê, giám sát 1 TCNCYH 38 (5) - 2005 ĩ i ị được dị tật bẩm sinh cho phép các nhà khoa học đánh giá tác động của môi trường từ đó có những biện pháp phòng tránh hữu hiệu hạn chế sự ra đời của những đứa trẻ bị dị tật. Tuy nhiên để làm được điều này kỹ thuật chẩn đoán trước sinh trong đó có siêu âm 3 chiều đóng một vai trò quan trọng. Qua siêu âm 3 chiều người phụ nữ không chỉ được nhìn thấy mặt c ủa con mình khi còn trong bụng, giúp người phụ nữ biết tỉ mỉ hơn về sự phát triển của thai nhi mà còn giúp phát hiện sớm những dị tật có thể có của thai nhi. Qua siêu âm 3 chiều, dị tật của thai nhi có thể được phát hiện sớm song để xác định được nguyên nhân của dị tật không phải dễ dàng. Theo Mekdeci có một số cách nghiên cứu nguyên nhân của dị tật bẩm sinh đã được áp dụng, đó là nghiên cứu invitro, nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm nghiên cứu trên quần thể người song đều rất khó khăn [10]. Cũng theo Mekdeci, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân dẫn tới những dị tật của thai nhi thực sự là đã có kết quả. Tại Việt Nam cũng có không ít những nghiên cứu về điều kiện lao động của phụ nữ nói chung và phụ nữ trong th ời kỳ mang thai như nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trừ sâu của phụ nữ trong thời kỳ mang thai của Trường Đại học Y Hà Nội [9] ; hay tìm hiểu về các bệnh mà lao động nữ trong ngành nông nghiệp trồng cà phê thường mắc phải do công việc của mình trong nghiên cứu của Trần Như Nguyên cộng sự [8] ; Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cũng đã có dự án bảo vệ sức khoẻ lao động nữ trong nông nghiệp dựa trên những vấn đề về sức khoẻ mà lao động nữ trong nông nghiệp thường mắc phải [8]; Nguyễn Thị Thu cộng sự đã tiến hành nghiên cứu điều kiện lao động nông nghiệp ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [6] ; Trong cuốn sách Phụ nữ sức khoẻ môi trường của Trung tâm nghiên cứu phát triển giới, vấn đề sức khoẻ lao động nữ gặp phải trong các lĩnh vực lao động khác nhau cũng đã được nghiên cứu [6]. Tuy nhiên trong các nghiên cứu này các tác giả chỉ đi sâu tìm hiểu những yếu tố có hại trong môi trường lao động của chị em phụ nữ thống kê những vấn đề sức khỏe (như các bệ nh nội khoa, các triệu chứng hay gặp…) của lao động nữ mà chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mối liên quan giữa môi trường lao động với thai bị dị tật. Mục tiêu: Tìm hiểu suy ngh của các phụ nữ có tha bị dị tật về nguyên nhân gây nên dị tật cho thai nhi. II. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: các phụ nữ mang thai đến siêu âm tại phòng siêu âm 3 chiều của bệnh viện Phụ sản Hà Nội có chẩn đoán thai bị dị tật. Có tất cả 30 phụ nữ có chẩn đoán thai nhi bị dị tật đã được nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính. Hàng ngày nghiên cứu viên tới làm việc tại phòng siêu âm 3 chiều của bệnh viện phụ sản Hà Nội, phỏng vấn các phụ nữ đến siêu âm theo bộ câu hỏi có cấu trúc tại phòng khám. Với các ca siêu âm thai nhi có dị tật nghiên cứu viên sẽ tiến hành quan sát tại phòng siêu âm, quan sát tại phòng khám thai. Sau đó quan sát, phỏng vấn sâu tại nhà phụ nữ đã siêu âm phát hiện thai bị dị tật, đồng thời phỏng vấ n người thân của sản phụ có thai bị dị tật. - Tất cả các nhân vật trong bài báo này đã được đổi tên để đảm bảo tính bí mật III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BÀN LUẬN Có 30 trường hợp thai bị dị tật đã được nghiên cứu phát hiện với nhiều loại hình dị tật khác nhau như: giãn não thất, hội chứng DANDY WALKER, không có dạ dày, thiếu thùy nhộng não thất 4, não úng thủy, thai vô sọ, khoèo tay, dị dạng về tim, thoát vị ối, bụng cóc, hai thai dính nhau, cột sống cong, sứt môi hở hàm ếch, dị sản bạch mạch, … Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, mỗi người có công vi ệc khác nhau trong số những trường hợp thai bị dị tật bẩm sinh chúng tôi thấy một số trường hợp có thể có liên quan đến môi trường lao động. Tuy nhiên họ có một điểm chung là hầu hết không ai nghĩ nguyên nhân dẫn đến thai nhi bị dị tật là do môi trường lao động. Câu chuyện của ch Khanh: Có thể nói chị Khanh là một trường hợp đặc biệt mà chúng tôi gặp trong số các phụ nữ có thai bị dị tật bởi chị là người duy nhất tự khẳng định nguyên nhân dẫn đến thai nhi của chị bị dị tật. Năm nay chị Khanh 41 tuổi, chị có một con trai 16 tuổi hoàn toàn khoẻ mạnh. Sau khi sinh cháu đầu 2 TCNCYH 38 (5) - 2005 một năm chị đã phải bỏ thai một lần vì lúc đó con trai chị còn quá nhỏ đồng thời chị Khanh bắt đầu bán phân lân, phân đạm dầu hỏa cho hợp tác xã cho đến tận năm 1998 chị mới nghỉ thôi bán. Năm 1997 chị lại mang thai nhưng bị đẻ non vào tháng thứ sáu với dị tật là có 6 ngón tay. Chị cho biết của hàng bán phân đạm của hợp tác xã khá chật vòng quanh người chất toàn phân đạm, ch ị phải tiếp xúc quanh năm đặc biệt khi thời tiết nóng phân đạm để lâu mùi rất khó chịu, nồng nặc đến mức cảm thấy ngạt thở. Sau lần có thai đó, chị thực hiện kế hoạch hóa gia đình cho đến tận bây giờ. Lần này không may có thai nên anh chị để đẻ. Chị phát hiện ra thai bị dị tật vào tháng thứ 3 qua siêu âm 3 chiều tại 2 phòng khám khác nhau được các bác sỹ khuyên nên bỏ thai. Vợ ch ồng chị và mẹ chồng chị đều nhất trí bỏ thai vì thứ nhất là thai đôi bị dị tật khá nặng: đa dị tật: 2 đầu, 2 thai dính nhau, cột sống cong; thứ hai nếu để đứa trẻ sống với dị tật thì sẽ rất khổ cho nó, sau nữa là khổ cho mình. Khi được hỏi về gia đình có ai đi bộ đội không chị như đoán trước được ý chúng tôi muố n nghĩ đến hậu quả chất độc màu da cam chị nói ngay: chồng chị là bộ đội nhưng chỉ ở Sơn Tây không đi chiến trường. Bố của chị bố của anh ngày xưa cũng là bộ đội nhưng là bộ đội thông tin không đi vào Nam mà chỉ ở Hà Nội. Chị nói thêm ngày xưa khi có vấn đề gì thì chỉ nghĩ ngay đến đi bộ đội còn không các cụ đẻ sòn sòn chẳng có v ấn đề gì, còn bây giờ tất cả là do ăn uống có thuốc sâu, thịt thì có thuốc tăng trọng ngoài ra là do môi trường làm việc, trường hợp của chị là do ngày xưa chị bán hàng phân hóa học. Câu chuyện của Minh: Trường hợp của Minh thật dáng tiếc vì cái thai trong bụng cô được phát hiện ra có dị tật khi đã ở tuần thứ 38 đang có dấu hiệu chuyển dạ. Kết quả siêu âm 3 chiều cho thấy thai nhi bị thoát vị rốn, thai chậm phát triển, thiểu ối. Theo các bác sỹ thì dị tật của thai nhi có thể khắc phục được qua phẫu thuật tuy nhiên bé trai sinh ra quá nhỏ (1,6kg) tình trạng của cháu bé tương đối nặng, các nội tạng ở phần bụng gần như nằm bên ngoài nên cháu đã tử vong sau khi được phẫu thuật tại Viện Nhi Trung Ương. Đây là lần mang thai đầu tiên của cô. Minh cho biết trong quá trình mang thai sức khoẻ củ a cô hoàn toàn bình thường ngoại trừ một lần bị cúm 2 ngày vào tháng thứ 3 song tất cả các lần khám thai kể cả sau lần cô bị cúm các bác sỹ đều cho biết thai phát triển bình thường. Khi có dấu hiệu chuyển dạ Minh vào bệnh viện Gia Lâm thì do thai quá nhỏ nên cô được chuyển lên Bệnh viện Phụ sản. Khi được hỏi họ nghĩ thế nào về nguyên nhân dẫn đến thai bị dị tật thì cả 2 vợ chồng Minh đều nghĩ ngay đến lần Minh bị cảm cúm. Chúng tôi có hỏi về công việc của họ nhưng cả 2 đều loại bỏ nguyên nhân do môi trường lao động của họ với lý do các đồng nghiệp của họ có con khoẻ mạnh. Minh quê ở Hưng Yên, làm thợ may ở một công ty may đã được 5 năm, cô làm ở bộ phận đóng gói nghĩa là cho sản phẩm đã hoàn chỉnh vào túi nilông nên không hề có tiếp xúc gì với hoá ch ất độc hại. Còn Quân (chồng của Minh) làm ở Công ty chế tạo máy biến áp đã được 8 năm. Quân làm ở bộ phận lắp máy đổ dầu vào những cái biến thế ngoài trời, ở đó có rất nhiều bụi sơn, theo Quân cũng rất ô nhiễm nhưng anh vẫn không cho rằng đó là nguyên nhân dẫn đến dị tật cho con anh. Câu chuyện của Trâm: Trâm còn khá trẻ, cô mới 22 tuổi ở tận Vĩnh Phúc cách Hà Nội 70km. Kết quả siêu âm 3 chiều cho thấy thai nhi có bụng cóc. Theo chỉ định của bác sỹ phòng khám thì phải bỏ thai không giữ được. Đây là lần có thai đầu tiên của Trâm, Trâm cho chúng tôi xem kết quả siêu âm lần đầu tiên tại Vĩnh Yên: thai ít ối, nghi bụng thai có dịch đồng thời thai rất bé. Sau khi ở Hà Nội về Trâm vào viện đặt thuốc để cho thai ra đó là một bé gái các bộ phần đều bình thường ngoại trừ cái bụng của em bé to hơn bình thường. Hai chị em gái của Trâm đều đã lập gia đình có con cái khỏe mạnh. Gia đình bên chồng Trâm cũng không ai có bệnh tật gì. Hoàn cảnh kinh tế của vợ chồng Trâm rất khó khăn. Nhà của vợ chồng Trâm là một cái trái nhà của ngôi nhà cũ của bố chồng Trâm để lại, chỉ khoảng 15m2. Vợ chồng Trâm ngoài công việc đồng áng có đi làm thuê cũng chỉ được rất ít tiền (khoảng 20.000 - 30.000 đồng/ngày). Số tiền 1.000.000 đồng chi cho lần có thai vừa rồi vợ chồng cô cũng phải đi vay. Khi được hỏi nghĩ thế nào về nguyên nhân gây nên dị tật của thai, Trâm cho biết cô không nghĩ gì mà chỉ cho rằng tại số cô vất vả. Tuy nhiên khi câu chuyện của chúng tôi chuyển sang chủ đề phun thuốc trừ sâu thì cuộc nói chuyện sôi nổi hẳn lên. Tất cả mọi người bà nội chồng Trâm, thím chồng Trâm, con dâu bà thím chồng Trâm đề u tham gia câu chuyện. Họ nói 3 TCNCYH 38 (5) - 2005 rất nhiều về công việc đồng áng tác hại của việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thuốc kích thích. Mặc dù không biết rõ các loại thuốc này độc hại như thế nào nhưng mọi người đều phản đối việc Trâm đi phun thuốc trừ sâu khi cô mang thai. Theo thím chồng Trâm đáng lẽ việc đó Trâm nên để chồng làm còn bà nội chồng Trâm thì cho rằng nên thuê người phun thuốc khi dùng xong phả i để ở ngoài ruộng chứ không nên đem về nhà. Trong thời gian mang thai, Trâm nhớ cô đi phun thuốc 2 lần, thuốc còn lại chưa dùng hết được Trâm cất ở dưới bếp đó là thuốc Bascide, thuốc trừ rầy của Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn ở dạng dịch, không rõ thành phần thuốc Dipte Cide, thuốc trừ sâu sản xuất tại Trung Quốc thành phần chủ yếu là Tri - Clorfon, dạng bột có mùi rất hắc gây bu ồn nôn. Những người phụ nữ có con bị dị tật nghĩ thế nào về nguyên nhân dẫn đến dị tật? Dị tật bẩm sinh chủ yếu phát sinh trong giai đoạn phát triển phôi, tức là ở giai đoạn hình thành các phần của cơ thể, các cơ quan của cơ thể. Do đó mọi tác động từ bên ngoài sẽ dẫn đến những bất thường trong quá trình phân chia hình thành các cơ quan dẫn đế n dị tật. Để khẳng định nguyên nhân từ môi trường trước hết phải có yếu tố nguy cơ từ môi trường, tiếp đó là phải có thời gian tiếp xúc. Với các phụ nữ có thai bị dị tật chúng tôi thấy trước trong thời kỳ có thai của mình họ đều có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ có khả năng gây nên dị tật của thai nhi. Điều này đã được ch ứng minh bằng nhiều nghiên cứu trên thế giới mà tác giả Mekdeci đã tổng kết trong bài báo của mình. Song khi được hỏi các chị nghĩ như thế nào về nguyên nhân gây nên dị tật cho thai nhi thì không ai trong số họ nghĩ tới môi trường lao động của mình trừ chị Khanh. Với chị Khanh chị đã phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong một thời gian rất dài (10 năm). Sau khi sinh cháu đầu tiên hoàn toàn khoẻ mạnh, bây gi ờ đã 16 tuổi, được 3 tháng thì chị Khanh bắt đầu bán phân đạm, dầu hoả. Sau đó là một lần chị bị sẩy thai với dị tật 6 ngón tay tiếp đó là lần mang thai này với thai đôi đa dị tật. Chị Khanh cho biết: “mỗi lần cúi xuống cân phân đạm mà đứng dậy không ngẩng lên nổi, hoa mắt, chóng mặt”, “nó sộc lên khó thở cảm thấy nó hút hết oxy của mình”. Đây cũng chính là các dấu hi ệu thường gặp sau khi phun hoá chất bảo vệ thực vật thường gặp của người lao động: “sau khi phun hoá chất bảo vệ thực vật, triệu chứng chủ yếu là: ngứa da, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn” [6]. Đối với Trâm mặc dù có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ trong giai đoạn đầu của thời kỳ thai nghén và cả những thời gian trước khi có thai như ng Trâm lại không nghĩ đó là nguyên nhân dẫn đến con của chị bị dị tật. Những người thân quen của chị khi tham gia câu chuyện cùng chúng tôi đều cho rằng việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu của Trâm trong quá trình mang thai thật sự là nguy hiểm. “Những người đeo bình bơm là chết sớm” – thím của chồng Trâm đã nói như vậy. Trong khi đó thì bà nội chồng Trâm khẳng định nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do Trâm đ i phun thuốc trừ sâu trong thời kỳ mang thai theo bà: “phun xong phải vứt ở ngoài đồng chứ mang về nhà làm gì?”. Trường hợp của Minh lại khác, mặc dù Minh làm nghề may lại ở bộ phận không hề có tiếp xúc với hoá chất độc hại nhưng Quân chồng Minh lại làm việc trong một môi trường hoá chất độc hại trong một thời gian khá dài (8 năm). Theo Quân cho biết môi trường làm việc rất ô nhiễm nhưng anh không cho rằng đ ó là nguyên nhân. Song những đồng nghiệp của Quân cho biết môi trường làm việc của anh thực sự độc hại. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến những khiếm khuyết của các thai nhi? Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, mỗi người một nghề nghiệp khác nhau, họ sống ở các khu vực khác nhau xong qua câu chuyện của Trâm, của Minh của chị Khanh có thể thấy nổi lên các yếu tố thực sự có hạ i trong môi trường làm việc của họ. Ít nhiều cả chị Khanh, Trâm chồng của Minh đã có một khoảng thời gian dài tiếp xúc với yếu tố nguy cơ mà họ đều nhìn thấy. Không chỉ có trường hợp của Trâm, của Minh của chị Khanh, trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều trường hợp có thai dị tật có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động của mình mà họ không biết hoặc cố tình phủ nhận. Như trường hợp của chị Hà Thị Thuỷ, chị làm tại bộ phận in date của Nhà máy bánh kẹo Hải châu, có nghĩa là chị thường xuyên tiếp xúc với chì sử dụng trong công nghệ in hoá chất tẩy rửa, 2 lần có thai thì cả 2 lần đều được chẩn đoán là Dị sản bạch mạch phải phá thai song theo chị công việc của chị không hề có một chút gì độc hạ i 4 TCNCYH 38 (5) - 2005 hay nguy hiểm. Chị Lê Thị Thương làm công nhân thêu thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất được sử dụng làm thuốc nhuộm nhưng chị cũng không đề cập đến nguyên nhân này, Chị Nghiêm Thị Thúy Hà làm việc trong môi trường có sử dụng hóa chất nhưng chị cũng cho rằng chị làm việc văn phòng nên đôi khi chỉ cảm thấy hơi nặng mùi.… Có không ít những nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm hi ểu ảnh hưởng của môi trường lao động lên sức khoẻ người lao động, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tiến hành trên cộng đồng do đó dị tật bẩm sinh chỉ được phát hiện dựa trên các đứa trẻ còn sống. Hiện nay siêu âm 3 chiều, một hình thức chẩn đoán trước sinh công nghệ cao có thể giúp chẩn đoán sớm thai bị dị tật nhưng chi phí không rẻ do đó việc tiếp cận đố i với các phụ nữ có thai hạn chế dẫn đến thai bị dị tật không được phát hiện sớm. Qua các trường hợp nghiên cứu trên cho thấy không thể coi thường điều kiện môi trường lao động. Các yếu tố này có thể chưa gây nên những hậu quả nghiêm trọng ngay lập tức nhưng với thời gian nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số trong những thế hệ tiếp theo. Tại sao họ lại phủ nhận tác động của môi trường lao động tới dị tật bẩm sinh của thai nhi? Trừ chị Khanh khẳng định nguyên nhân dị tật của thai là do môi trường lao động của chị cụ thể là do chị tiếp xúc với hoá chất phân lân, phân đạm và dầu hoả trong 10 năm liền, còn lại tất cả các phụ nữ khác đều phủ nhận ảnh hưở ng của môi trường lao động. Tại sao lại như vậy trong khi họ có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đó? Qua các cuộc phỏng vấn trao đổi với các phụ nữ cũng như người nhà của họ chúng tôi nhận thấy không phải họ không biết mà họ không muốn nghĩ đến đó là nguyên nhân gây nên tình trạng dị tật của con mình vì nhiều lý do khác nhau. Hoàn cảnh gia đình Trâm thì rất khó khăn chật v ật. “Nhà của vợ chồng Trâm là một cái trái của ngôi nhà cũ của bố chồng Trâm để lại, chỉ khoảng 15m2. Đồ đạc trong nhà Trâm rất đơn giản, chỉ có một chiếc giường đôi, một bộ bàn ghế nhựa một thùng thóc rất to để ở góc nhà”. Số tiền 1.000.000 chi phí cho việc bỏ thai vừa rồi vợ chồng chị phải đi vay. Mọi việc đồng áng của gia đ ình đều do Trâm đảm nhiệm, chồng Trâm còn bận đi làm thêm không thể đi phun thuốc thay Trâm theo ý kiến của thím chồng, Trâm cũng không thể đi thuê phun mặc dù chỉ 2000 đồng một bình mà theo bà nội chồng Trâm “tiền đi chợ một hôm thì đủ”. Vì vậy mặc dù có thai nhưng Trâm vẫn tự đi phun thuốc trừ sâu với lý do thật đơn giản: “lúc đấy em có nghĩ là đi phun thuốc thì có thể ảnh hưởng. Tại vì em không biết lúc em có ch ửa hơn tháng em đi phun thuốc xong rồi về em mới thử sau đó em lại đi phun tiếp vì đang phun dở mà nhà lại không có người phun” “ở đây thuê người phun khó lắm chị ạ vì người ta nói phun thuốc có hại nên không ai người ta muốn làm”. Trâm không muốn nghĩ đến nguyên nhân phun thuốc trừ sâu mà cô chỉ trả lời không biết nguyên nhân do đâu. Ngoài ra cô còn kể thêm cho chúng tôi về 2 người con gái khác trong làng cưới cùng tháng với cô cũng phải bỏ con đầ u rồi cô kể về số cô vất vả hơn đứa em cùng sinh đôi với mình. Tuy nhiên Trâm cũng giống như những người phụ nữ nông thôn khác, họ vẫn lao động bình thường trong thời gian mang thai thậm chí còn lao động nặng: 67,6% phụ nữ làm đất khi mang thai đến khi đẻ, 80% phụ nữ gánh nặng từ khi mang thai đến khi sinh nở [6]. Hay 17,2 - 30,7% số phụ nữ có thai cho con bú cũng như hành kinh đi phun thuốc trừ sâu [8]; 35,8% phụ nữ t ại xã Nhật Tân huyện Kim Bảng tiến hành phun thuốc trừ sâu trong thời kỳ có thai [9]. Điều này cũng phù hợp với thực tế bởi lao động nữ chiếm trên một nửa trong ngành lao động nông nghiệp nước ta: 55,5% ở tuyến huyện 53,6% ở tuyến xã [8]. Do đó ở nông thôn người phụ nữ có vai trò quan trọng trong lực lượng lao động của gia đình điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với những yếu tố nguy cơ đối với sứckhoẻ của họ nói chung sức khoẻ sinh sản của họ nói riêng như: công việc nặng nhọc, phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu, môi trường lao động bị ô nhiễm. Với vợ chồng Minh lại khác, môi trường làm việc của Minh không có gì độc hại theo như Minh cho biết nhưng môi trường làm vi ệc của Quân chồng Minh lại rất độc hại. Trong quá trình mang thai Minh có một lần cúm nhẹ vào tháng thứ ba nên vợ chồng Minh chỉ cho rằng nguyên nhân tại lần cúm đó mà không cho rằng Quân bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc bị ô nhiễm: “trong công ty em phải có đến 6,7 cặp vợ chồng lấy nhau cũng có con cái rồi nhưng chưa có vấn đề gì, còn công ty của Minh chắc là nhiều”. Khi trao đổi với chúng tôi 5 TCNCYH 38 (5) - 2005 tại bệnh viện, Quân cho biết anh không muốn làm việc tại đó nữa mặc dù anh đã làm ở đó 8 năm nay chỉ vì làm ở đó không được thoải mái về thời gian, về lương của mình Quân hoàn toàn không phàn nàn gì (lương của Quân cũng tương đối cao: 1,2 - 1,3 triệu đồng/tháng). Khi được hỏi anh có nghĩ rằng môi trường làm việc ở đó bị ô nhiễm hay không? Quân cho rằng có nhưng đó không thể là nguyên nhân dẫ n tới dị tật của con anh. Tuy nhiên khi chúng tôi gặp bạn của anh thì họ cho biết: “hàng ngày Quân phải làm việc trong môi trường rất độc hại. Anh thường xuyên tiếp xúc với những loại hóa chất mà không ai dám làm. Những ai đến gần căn phòng Quân làm việc đều cảm thấy khó thở mà Quân thì ngày nào cũng phải làm việc tại đó. Công việc của Quân là tái chế dầu máy biến áp (xử lý dầu thải thành dầu mới). Quân đã làm việ c này trong 11 năm, 3 năm ở Hải phòng hiện giờ thì ở Gia Lâm. Công việc này rất rất độc hại ” Chúng tôi thắc mắc không hiểu tại sao Quân lại không nói thật điều đó với chúng tôi bác sỹ điều trị. Sau một hồi do dự họ cho biết Quân không muốn mẹ anh lo lắng vì các cụ sợ sinh con quái thai. Chúng tôi thắc mắc tại sao Quân lại chấp nhận làm việc trong một môi trường độc h ại như vậy? Họ cho biết với những người từ quê ra đây thì có việc làm là tốt lắm rồi. Với chúng tôi Quân hoàn toàn dấu biệt điều này. Tại sao Quân lại phải chấp nhận công việc có hại như vậy? Phải chăng vì để tìm được một công việc với mức lương trung bình như vậy quá khó đối với anh, vì nếu không chấp nhận như vậy anh sẽ bị mất việc? Không hiểu sau sự việc này Quân sẽ suy nghĩ thế nào về công việc của mình, liệu anh có thay đổi không, có đề xuất với cơ quan về điều kiện làm việc không đảm bảo của mình không hay vì chỗ làm việc, vì miếng cơm manh áo anh cứ phải chấp nhận vị trí làm việc đầy nguy hiểm này? Song rõ ràng với chúng tôi anh đã muốn giấu điều kiện làm việc không đảm bảo c ủa mình. Hay như trường hợp chị Hà Thị Thuỷ, một công nhân làm ở bộ phận in hạn sử dụng cho các bao bì bánh kẹo 3 lần liên tiếp chị phải bỏ thai do được chẩn đoán là dị sản bạch mạch. Chị đã được khám và được làm đủ mọi xét nghiệm nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân nào, nhưng khi được hỏi có bao giờ chị nghĩ rằng việc sử dụng chì trong công nghệ in ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không thì chị phủ nhận hoàn toàn:”chỗ em làm chẳng có gì là độc hại cả”. IV. KẾT LUẬN - Nhiều yếu tố của môi trường lao động có thể là nguyên nhân gây nên dị tật bẩm sinh cho thai nhi. - Các yếu tố môi trường lao động không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản của nữ giới mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản của nam giới. - Hầu hết các phụ nữ có thai nhi bị dị tật bẩm sinh đều không muốn nghĩ tới nguyên nhân môi trường lao động vì nhiề u lý do khác nhau như lý do kinh tế, vị trí làm việc… Kiến nghị - Sự hiểu biết về ảnh hưởng các yếu tố có hại nơi làm việc tới sức khỏe sinh sản sẽ giúp chủ động phòng tránh chúng một cách hiệu quả hơn. Do đó cần tuyên truyền giáo dục nhân dân, lãnh đạo, cán bộ công nhân viên các cơ quan đoàn thể về ảnh hưởng của các yếu tố có hại nơi làm việc. - Các vấ n đề về sức khỏe sinh sản tại doanh nghiệp không chỉ thu hẹp trong phạm vi bảo vệ bà mẹ trẻ em. Sức khỏe sinh sản ở nam giới cũng cần phải được quan tâm tại nơi làm việc. - Cần có những nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của môi trường lao động tới dị tật bẩm sinh của thai nhi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Tổng kết Dự án năm 2002-Bảo vệ sức khỏe lao động nữ. 2003 2. Nguyễn Thị Thu cộng sự. Nghiên cứu điều kiện lao động nông nghiệp ảnh hưởng của nó tới sức khỏe người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài nghiên cứu khoa học KX05 – 12 - 05. 3. Bộ môn sức khỏ e nghề nghiệp, Trường Đại học Y Hà Nội. Tâm sinh lý lao động Ecgônômi. 1998. 4. Trần Như Nguyên cộng sự. Sức khoẻ và tình hình bệnh tật của lao động nữ ngành nông nghiệp, cà phê. 2000. 5. Trịnh Văn Bảo. Dị dạng bẩm sinh. 2004. 6. Trung tâm nghiên cứu phát triển giới. Phụ nữ sức khỏe môi trường lao động. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. 2001. 7. Vụ y tế Dự phòng - Bộ Y tế. Nâng cao sức khỏe lao động cho công nhân tại nơi làm việc. Nhà xuất bả n lao động, 2000. 6 TCNCYH 38 (5) - 2005 8. Betty Mekdeci. Birth defects and Environment. http:/www. Protectingourhealth.org. 9. Study Team of Hanoi Medical School. Patterns of pesticide use : relationships between pesticide exposure, acute health effects and women’s exposure to pesticides during pregnancy in three rural areas of Vietnam. 01/2000. 10. UNDP. Báo cáo phát triển con người. 2001. Summarry WORKING ENVIRONMENT AND FETAL MALFORMATIONS During gestation, a fetus may be affected by factors that cause it to develop in anomalous ways. Yet it is not easy to determine what exactly are the causes of a given fetal malformation. Objectives: We investigated pregnant women’s perceptions of what could be the causes of the fetal malformations they experienced. Methods: Qualitative interviews with 30 pregnant women and their families after an ultrasound scanning had detected a defect in the fetus. Results: Even though in many cases the working environment of either mother or father might have played a role in causing the malformation, the research showed that the parents themselves hardly ever blamed their working environment for the defect. The research also showed that most couples kept the malformation secret from their family, community and colleagues. This secrecy in combination with parental reluctance to consider the health impact of their working environment may make it difficult to combat possibly toxic working environments in Vietnam. Conclusions: In some cases, fetal malformations may be related to a toxic working environment. Yet in this study, hardly any of the pregnant women were ready to acknowledge that exposure to toxic chemicals at the workplace might have played a role in causing a malformation in their fetus. Keywords: Ultrasound scanning 3D, working environment, fetal malformation. 7 . nhận tác động của môi trường lao động tới dị tật bẩm sinh của thai nhi? Trừ chị Khanh khẳng định nguyên nhân dị tật của thai là do môi trường lao động của. quan giữa môi trường lao động với thai bị dị tật. Mục tiêu: Tìm hiểu suy ngh của các phụ nữ có tha bị dị tật về nguyên nhân gây nên dị tật cho thai nhi.

Ngày đăng: 20/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w