Tài liệu MỸ THUẬT VIỆT: ĐANG VÀO QUỸ ĐẠO doc

8 386 0
Tài liệu MỸ THUẬT VIỆT: ĐANG VÀO QUỸ ĐẠO doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐANG VÀO QUỸ ĐẠO Đi có công tác phí, có tiền ăn ngủ, và tiền đó ở đầu ra. Để đền đáp sự ưu ái của tổ chức, thừa dịp để đi chơi hoặc lo công việc riêng là có tội. Vì vậy đi đã thưa về phải trình những điều mắt thấy tai nghe với lãnh đạo và anh em hội viên không có mặt. Bốn giờ sáng ngày bảy tháng tám xe Hội đã đến đón tại nhà từng thành viên. Trưởng đoàn thay mặt lãnh đạo hội Lê Công có mặt trước tiên, tiếp đến Đặng Ngọc Trân, Phan Văn Gái, cuối cùng là Vi Quốc Hiệp. Đến Bình Dương, cơm nước, tìm khách sạn nghỉ ngơi. Bốn giờ chiều đến nhà bảo tàng Bình Dương, nơi trưng bày tranh. Việc đầu tiên là tìm xem nơi trưng bày của Lâm Đồng. Hai mươi lăm tác phẩm tham dự, xếp thứ hai về số lượng, chỉ đứng sau Bình Dương là tỉnh đăng cai với số lượng bốn mươi. Hai tác phẩm bị loại đâu phải là nhiều. Đắc Nông chỉ có 8 thành viên, Ninh Thuận đông hơn nhưng cũng chỉ là mười lăm. Nhưng họ có những tác phẩm gây ấn tượng mạnh. Nếu bị đánh giá yếu thì mỗi hội viên phải tự kiểm điểm lại mình xem đã làm việc hết công suất chưa, hay lực bất tòng tâm hoặc do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác, thì hãy cố gắng khắc phục sau này. Về khâu tên tranh cũng có chỗ đáng phàn nàn. Một cái tên thơ mộng của tranh Vi Quốc Hiệp là Không gian cho gió và cao nguyên bỗng chốc biến thành Hoa Thác, không biết là hoa rơi xuống thác nước, hay hoa bị chết đuối đây, bởi thác cũng có nghĩa là là không còn trên cõi đời này. Chuyện tương tự cũng đã xảy ra vào năm 1997 tại triển lãm khu vực ở Bà Rịa Vũng Tàu. Đó là bức tranh gam vàng chủ đạo của Đặng Ngọc Trân có tên Giao hưởng mùa thu bỗng nhiên khi trình bày lại mang nhãn hiệu Giao hưởng xanh. Trông vàng thành xanh, không hiểu kẻ thay đổi như vậy có bị loạn thị không. Con chim đã biến thành cá thì dù Hội đồng nghệ thuật có “thiên lý nhãn” đi nữa e cũng chịu. Còn việc chọn tranh, ngay cả vòng loại cũng không đơn giản. Không là thành viên trong hội đồng nghệ thuật lớn, nhưng tại địa phương người viết cũng là một trong năm. Có một bức tranh, một phiếu loại, nhưng bốn phiếu thuận. Thế là tranh cứ gửi đi và khi phúc khảo tại Bình Dương nó lại bị loại thật sự. Ngược lại cũng có bức tại địa phương muốn loại, đưa lên khu vực lại được tặng thưởng. Còn tiêu chí chọn tranh mỗi năm lại mỗi thay đổi. Đổi mới để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm, biết sai để sửa đã là quá tốt. Tuy nhiên cho giải khu vực, giống như đi thi thời Nho học. Sĩ tử thường đoán già đoán non thị hiếu của thành phần giám khảo. Năm nay Văn Ngọc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đưa ra tác phẩm có tên Phía sau cửa sổ, gồm một cánh cửa là sách nhỏ, một miếng ván trộn hồ đóng trên nền giấy bồi. Bốn năm trước phải “sắp đặt” mới được xem là hiện đại, nhưng giờ đây cả Hội đồng nghệ thuật lẫn công chúng đều thờ ơ lãnh đạm. Trở về với triển lãm khu vực tại Bình Dương lần thứ XIII, giới thiệu 148 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng của 129 tác giả (trong đó có 29 hội viên mỹ thuật Việt Nam và 100 hội viên văn học nghệ thuật địa phương) Triển lãm mở cửa từ ngày 8 đến 22 tháng 8 năm 2008 tại Nhà bảo tàng tỉnh. Thật là một bữa đại tiệc thịnh soạn được khoản đãi cho thị giác. Họa sĩ các tỉnh, về dự chỉ được mấy tiếng đồng hồ đành phải “cỡi phi thuyền” chứ đừng nói đến “cưỡi ngựa xem hoa”. Thời gian có hạn nên cảm nhận cũng “tình cờ” và không thể đầy đủ được. Địa phương đăng cai, có nhiều thuận lợi nên thoáng qua đã thấy Bình Dương cả số lượng và chất lượng rất hùng hậu. Là cái nôi của kỹ thuật sơn mài, nổi tiếng không chỉ trong nước mà quốc tế. Thương hiệu Thành Lễ đã từng được chứng minh. Cả chín tỉnh Miền Đông, số tác phẩm sơn mài cũng vào con số chín, riêng Bình Dương đã là bảy. Đồ sộ nhất phải kể đến tác phẩm Tôi của Nguyễn Quang Sơn, gồm bốn tấm ghép lại, gam màu của sơn mài truyền thống, cẩn vỏ trứng. Phong cách biểu tượng, cái tôi ở đây được biểu hiện thành một cá thể, một yếu tố của cộng đồng và có sự phát triển từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành, thú vật cũng hiện diện cạnh cái tôi, nhưng không ích kỷ, hẹp hòi. Về mặt kỹ thuật nếu phải nhắc đến chẳng qua là khen “phò mã tốt áo” hoặc “đánh trống qua cửa nhà sấm”. Tây Ninh chỉ tham dự năm tác giả với sáu tác phẩm nhưng Cột ăn trâu của Nguyên Văn Bình với kích thước khiêm tốn 60x80 cm, trên chất giấy dó, đã lọt vào mắt xanh của Hội đồng nghệ thuật một cách ngọt ngào. Số tác phẩm điêu khắc gồm 21 trong 148 tác phẩm trưng bày. Bảy thành viên của hội đồng chấm giải đã có sáu thuộc chuyên ngành hội họa và độc nhất chỉ có một là của chuyên ngành điêu khắc. Như vậy tiếng nói của một đại diện điêu khắc trong Hội đồng ắt hẳn là nặng cân lắm. Không biết thị hiếu và khuynh hướng nghề nghiệp có chi phối công việc “cầm cân nảy mực” hay không mà có tác giả cũng chừng ấy phong cách lặp đi lặp lại, nhưng năm nào cứ một lần tổ chức giải lại thu hoạch, giống như người nông dân “đến mùa gặt hái”. Đó là chuyện quá khứ, còn điêu khắc của miền Đông Nam Bộ năm nay, khách quan mà nói là rất khá, đứng trên mặt bằng khu vực. Có những tác phẩm của anh chị em địa phương, nhưng nếu đem cân nhắc với một số hội viên chi hội trung ương cung chưa biết ai đã hơn. Còn lại là chất liệu lụa, sơn dầu, đồ họa và mỹ thuật ứng dụng. Muốn cảm thụ cái hay cái đẹp của từng ấy tác phẩm một cách sâu sắc và phân tích một cách khoa học, e rằng bỏ ra một tháng cũng chả thấm vào đâu. Đánh giá chung về chất lượng, chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Lê Huy Tiếp có nói “Triển lãm Mỹ thuật khu vực VII, lần thứ XIII có nhiều tiến bộ, nếu đem so sánh với thành phố Hồ Chí Minh năm nay có phần nhỉnh hơn”. Thật đáng mừng. Trong buổi tọa đàm tại Bình Dương, chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trần Khánh Chương có phát biểu: “Tác phẩm nghệ thuật phải có dấu ấn riêng của nghệ sĩ và phải là Việt ” Được lời như cởi tấm lòng, những điều mà người viết từng trăn trở trước đây, thể hiện qua các bài đăng trên tạp chí Mỹ Thuật như: “Nghệ thuật Bán Khai”, “Minh họa là biểu đạt”, “Bàn về phong cách” đều được giải tỏa. Hạnh phúc quá đi chứ! Tuy không có diễm phúc được đi đây đi đó, nhưng qua các phương tiện truyền thông hiện đại cũng như báo chí Mỹ thuật Âu, Mỹ, và một số khách nước ngoài may mắn gặp được, trừ những tay “thực dân nghệ thuật” không nói làm gì, những người có thiện chí nghiên cứu về mỹ thuật đến nước ta không phải chỉ để xem họ đã “nhập khẩu” được những gì, mà là tìm “những gì ta có, mà đất nước họ không có”. Đó là tính chất “Việt” mà anh Trần Khánh Chương đã nhắc. Nói rõ hơn đó là “bản sắc dân tộc”. Còn dấu ấn riêng của nghệ sĩ là gì? Chính là phong cách. Nó cũng là “chứng minh nhân dân nghệ thuật” của tác giả. Trong lúc lướt qua phòng tranh quá nhanh, may mắn thấy đâu nói đó. Tác phẩm Hoài cổ của Lê Minh (Bà Rịa Vũng Tàu) đã nói lên sự trăn trở của mình trước sự “xâm lăng văn hóa” của các thế lực thù địch, cũng như sự thờ ơ của một bộ phận công chúng trước các di sản văn hóa dân tộc. Tác phẩm Lễ hội Tàm Ghết của người M’nông phản ánh sinh hoạt phong tục của một dân tộc, ít người tại Tây Nguyên của Hồ Văn Trinh (Đak Nông) là tác phẩm được hội Mỹ thuật Việt Nam tài trợ sáng tác đã được đền đáp xứng đáng. Riêng Chế Thị Kim Trung (Ninh Thuận) từng được giải C khu vực với tác phẩm Tục cưới Chăm Bà Ni năm 2006. Năm 2007, được giải toàn quốc với tác phẩm “Lễ hội Katê” và năm nay, tại triển lãm này Lễ cầu mưa được đánh giá rất cao. Động lực nào đã giúp Kim Trung gặt hái liên tục nhiều thành công như thế, phải chăng hồn dân tộc đã chuyển tải vào từng mảng màu nét cọ của người nghệ sĩ tuổi trẻ mà tài cao này. Mỹ thuật Miền Đông, một bộ phận của Mỹ thuật Việt Nam đang vào quỹ đạo. . chuyển tải vào từng mảng màu nét cọ của người nghệ sĩ tuổi trẻ mà tài cao này. Mỹ thuật Miền Đông, một bộ phận của Mỹ thuật Việt Nam đang vào quỹ đạo. . họa, đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng của 129 tác giả (trong đó có 29 hội viên mỹ thuật Việt Nam và 100 hội viên văn học nghệ thuật địa phương) Triển

Ngày đăng: 26/02/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan