Các phiên bản của Windows 7 Microsoft phát hành 06 phiên bản khác nhau dành cho các đối tượng sử dụng khác nhau: Window 7 starter: chỉ bao gồm các tính năng cơ bản, ko có giao diện ae
Trang 1Giáo trình
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN WINDOWS 1
I GIỚI THIỆU 2
1 Các phiên bản của Windows 7 2
2 Yêu cầu phần cứng 2
II SỬ DỤNG WINDOWS 7 CHO NGƯỜI DÙNG PHỔ THÔNG: 3
1 Các thành phần giao diện 3
2 Các tính năng của Taskbar: 4
3 Menu Start 6
4 Một số thành phần khác 8
III CÁC TÍNH NĂNG CƠ BẢN 8
1 Themes 8
2 Desktop Background 9
3 Backup và Restore: 10
4 Libraries 14
5 Cài đặt font chữ cho Windows 14
6 Quản lý tập tin và thư mục trên Windows Explorer: 14
IV CONTROL PANEL 17
1 Bitlocker drive Encryption 18
2 Date and Time 20
3 Region and Language 21
4 User Accounts 22
V CÁC PHÍM TẮT TRÊN WINDOWS 7 23
PHẦN INTERNET 25
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠNG MÁY TÍNH VÀ MẠNG INTERNET 26
I GIỚI THIỆU VỀ MẠNG MÁY TÍNH 26
1 Khái niệm 26
2 Ưu điểm 26
3 Phân loại 26
4 Mô hình mạng 26
II GIỚI THIỆU VỀ MẠNG INTERNET 27
Trang 31 Lịch sử 27
2 Khái niệm 27
3 Intranet và Extranet 27
4 Các dịch vụ trên Internet 27
5 Các thuật ngữ liên quan 28
6 Điều kiện để kết nối máy tính đến Internet 29
Chương 2: SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB VÀ THƯ ĐIỆN TỬ 30
I TRÌNH DUYỆT WEB 30
1 Trình duyệt web là gì ? 30
2 Các trình duyệt web hiện nay 30
3 Sử dụng trình duyệt web 30
II THƯ ĐIỆN TỬ (EMAIL) 31
1 Các khái niệm cơ bản 31
2 Một số nghi thức khi viết thư điện tử 31
3 Cơ chế phát hiện spam của các hệ thống thư điện tử thường là: 32
4 Nguy cơ bị nhiễm virut khi nhận thư điện tử, khi mở tệp đính kèm 32
Chương 3: TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET 33
I MỞ ĐẦU 33
II XÁC ĐỊNH NỘI DUNG TÌM KIẾM 33
III CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ TÌM KIẾM 33
1 Đã biết địa chỉ 33
2 Tìm kiếm bằng Directory 33
3 Tìm kiếm bằng từ khóa 34
IV TÌM KIẾM THÔNG TIN 35
1 Tìm kiếm chuẩn với Google 35
2 Sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao của Google 39
Trang 43 Tab File 44
4 Tab Home 45
5 Tab Insert 47
6 Tab Page Layout 47
7 Tab Reference 48
8 Tab Mailings 48
9 Tab Review 48
10 Tab View 48
11 Tab Developer 48
12 Tab Add-Ins 48
Chương 2: CÁC TH O TÁC CƠ BẢN 50
I TẠO MỘT TÀI LIỆU MỚI 50
II NHẬP VĂN BẢN 50
III MỞ MỘT TÀI LIỆU CÓ SẴN 51
IV LƯU TRỮ TÀI LIỆU 53
V BẢO MẬT TÀI LIỆU 55
VI ĐÓNG LẠI MỘT TÀI LIỆU 55
VII CÁC CHẾ ĐỘ HIỂN THỊ TÀI LIỆU 56
VIII CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN KHỐI VĂN BẢN 56
1 Chọn khối văn bản 56
2 Hủy bỏ chọn khối 57
3 Xóa khối văn bản được chọn 57
4 Di chuyển khối văn bản (Cut) 57
5 Sao chép khối văn bản (Copy) 58
6 Sử dụng Undo và Redo 58
Chương 3: ĐỊNH DẠNG TÀI LIỆU 59
I GIỚI THIỆU 59
II ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ 59
1 Định dạng ký tự 59
2 Tạo chữ hiệu ứng (Text Effect) 63
3 Chèn ký hiệu (Symbol) vào văn bản 64
4 Tạo ký tự hoa lớn đầu đoạn (Drop Cap) 66
5 Chuyển đổi khối văn bản thành chữ hoa và ngược lại 67
Trang 5III ĐỊNH DẠNG ĐOẠN 68
6 Thụt lề đoạn văn (Indentation) 68
7 Canh lề đoạn văn (Alignment) 71
8 Thay đổi khoảng cách đoạn và khoảng cách dòng (Paragraph Spacing an Line Spacing) 73
9 Đánh dấu và đánh số đầu mục (Bullets and Numbering) 76
10 Tạo danh sách đa cấp (Multilevel List) 79
11 Sử dụng Tab trong văn bản 81
12 Đóng khung và tô nền cho văn bản (Boder and Shading) 84
IV ĐỊNH DẠNG TRANG 87
1 Khổ giấy (Paper Size) 87
2 Lề trang (Margins) 88
3 Dàn trang (layout) 90
V ĐỊNH DẠNG MỘT PHÂN ĐOẠN – PHÂN TRANG 91
1 Tạo một phân đoạn: 91
2 Xóa bỏ một dấu ngắt phân đoạn 92
3 Phân trang 92
Chương 4: PHÂN TRANG – TIÊU ĐỀ ĐẦU TR NG, CUỐI TR NG 93
I PHÂN TRANG 93
II ĐÁNH SỐ TRANG ĐƠN GIẢN 94
III TIÊU ĐỀ ĐẦU TRANG VÀ TIÊU ĐỀ CUỐI TRANG 94
IV IN TÀI LIỆU 96
1 Chọn máy in 96
2 Xem lại văn bản trước khi in 97
3 In tài liệu 97
Chương 5: VĂN BẢN CỘT BÁO 99
Trang 63 Tạo bảng bằng lệnh Draw Table 106
4 Tạo bảng bằng lệnh Excel Spreadsheet 106
5 Tạo bảng bằng lệnh Quick Tables 106
II CÁC THÀNH PHẦN CỦA BẢNG 107
III CÁC THAO TÁC TRÊN BẢNG BIỂU 108
1 Di chuyển con trỏ trong bảng 108
2 Nhập dữ liệu vào bảng 108
3 Các thao tác chọn bảng 108
4 Điều chỉnh chiều rộng cột và chiều cao dòng 109
5 Chèn thêm dòng, cột 110
6 Xóa cột, dòng, bảng 111
7 Xóa bỏ ô 111
8 Trộn nhiều ô thành một ô 111
9 Tách một ô thành nhiều ô 111
10 Tách một bảng thành hai bảng 112
11 Hiệu chỉnh bảng 112
12 Thêm đường viền và tô nền cho bảng 113
13 Định dạng đoạn bên trong bảng 115
14 Chuyển đổi qua lại giữa văn bản và bảng 116
IV SẮP XẾP THỨ TỰ TRONG BẢNG 117
V TÍNH TOÁN TRONG BẢNG 118
Chương 7: LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌ TRONG VĂN BẢN 120
I GIỚI THIỆU 120
II CHÈN VÀ HIỆU CHỈNH HÌNH VẼ (SHAPES) 121
1 Chèn hình vẽ 121
2 Thêm văn bản vào hình vẽ (Add Text) 122
3 Hiệu chỉnh hình vẽ 122
III CHÈN VÀ HIỆU CHỈNH CHỮ NGHỆ THUẬT (WORDART) 129
1 Chèn WordArt 130
2 Hiệu chỉnh WordArt 131
IV CHÈN VÀ HIỆU CHỈNH HÌNH ẢNH (PICTURE) 137
1 Chèn hình ảnh 137
Trang 72 Hiệu chỉnh hình ảnh 137
V CHÈN VÀ HIỆU CHỈNH CLIPT ART 140
VI CHÈN VÀ HIỆU CHỈNH SƠ ĐỒ (SMARTART) 141
1 Chèn sơ đồ 142
2 Hiệu chỉnh sơ đồ 143
VII CHÈN VÀ HIỆU CHỈNH BIỂU ĐỒ (CHART) 145
3 Chèn biểu đồ 145
4 Hiệu chỉnh biểu đồ 146
VIII LẬP VÀ HIỆU CHỈNH BIỂU THỨC TOÁN HỌC (EQUATATION) 147
Chương 8: TRỘN VÀ IN THƯ (M IL MERGE) 151
I GIỚI THIỆU 151
II TRỘN VÀ IN THƯ VỚI MAIL MERGE WIZARD 152
III TRỘN VÀ IN THƯ BẰNG TAB MALLINGS 158
Chương 9: MỘT SỐ TÍNH NĂNG MỚI TRÊN WORD 2010 160
I Lưu dưới dạng file PDF 160
II Chụp ảnh cửa sổ và chèn vào văn bản (tab Insert > Screenshot) 161
III Cải tiến chức năng tìm kiếm 161
IV Paste Preview (tab Home > Paste) 162
V Cover Page (tab Page Layout > Cover Page) 162
VI Watermark 162
VII Compare và Combine document (tab Review > Compare) 163
VIII Quick Parts (tab Insert > Quick Parts) 164
Bài tập thực hành 165
Trang 8PHẦN WINDOWS
Trang 9I GIỚI THIỆU
Windows 7 là hệ điều hành kế tiếp của Windows Vista, hỗ trợ đa nhiệm và các thiết bị cảm ứng Windows 7 cung cấp nhiều tính năng mới và cải tiến các tính năng cũ so với các phiên bản trước đó giúp tăng tốc độ xử lý, nâng cao hiệu suất làm việc cho người
sử dụng
1 Các phiên bản của Windows 7
Microsoft phát hành 06 phiên bản khác nhau dành cho các đối tượng sử dụng khác nhau:
Window 7 starter: chỉ bao gồm các tính năng cơ bản, ko có giao diện aero, ko
hỗ trợ đa màn hình hiển thị, ko hỗ trợ chơi DVD, ko có chế độ xp mode, thiếu
hỗ trợ quản lí mạng và các chức năng dành cho máy tính xách tay
Window 7 Home Basic: thiếu giao diện Aero, ko có chức năng xem trước cửa
sổ phần mềm khi đưa chuột qua biểu tượng trên thanh taskbar, hỗ trợ chia sẻ kết nối Internet
Window 7 Home Premium:hỗ trợ giao diện Aero, cảm ứng chạm đa điểm, có
thành phần Windows Media Center, nhằm hỗ trợ các tính năng giải trí đa phương tiện dành cho xem phim và ghi đĩa, hỗ trợ tạo mạng nội bộ thuận tiện
Window7 Professional : hỗ trợ các tính năng tạo và quản lí mạng phức tạp,
sao lưu thuận tiện, in ấn thông minh ,cùng các tính năng dành cho người dùng
di động và thuyết trình Có chế độ XP Mode, hỗ trợ chức năng Domain Join giúp cho việc kết nối các máy tính trong cùng 1 mạng dễ dàng và an toàn hơn
Window 7 Enterprise:tương tự Professional, bổ sung 1 số tính năng bảo mật
cao cấp như Direct Acess, Bitlocker,AppLocker
Window 7 Ultimate: có đầy đủ tất cả các tính năng của các phiên bản còn lại
2 Yêu cầu phần cứng
Windows 7 có hai phiên bản 32bit và 64bit Yêu cầu phần cứng đối với hai phiên bản nay là:
Trang 10II SỬ DỤNG WINDOWS 7 CHO NGƯỜI DÙNG PHỔ THÔNG:
1 Các thành phần giao diện
a Các Icons:
Bao gồm các icon của hệ thống và các icon của chương trình cài đặt trên máy tính Mỗi icon của hệ thống liên kết đến một chức năng đặc biệt có sẵn trong Windows Các icon này mặc định được đặt trên desktop khi cài đặt Windows
Mỗi icon của chương trình liên kết đến một chương trình cụ thể do người dùng cài đặt thêm Các icon này được tạo ra trong quá trình cài đặt chương trình và mặc định được đặt trên desktop
Các Icon hệ thống
Các Icon chương trình
Trang 11b Gadgets
Là các ứng dụng nhỏ nằm trên Desktop để trang trí hoặc thực hiện nhanh một số chức
năng của hệ thống: xem ngày giờ, xem tình trạng bin, ghi chú… Bắt đầu từ Windows
Vista, người dùng được cung cấp một loạt các Gadgets phong phú, ngoài ra có thể cài đặt thêm Đối với Windows 7, các gadget có thể được đặt tại vị trí tùy ý trên màn hình
và phóng to thu nhỏ tùy ý
2 Các tính năng của Taskbar:
Taskbar cho phép truy cập nhanh đến các ứng dụng, xem ngày giờ, mở các chương trình có trên máy và liệt kê các chương trình được sử dụng gần nhất
Preview: Xem cửa sổ đang ở trạng thái minimize dưới dạng thumbnail khi rê chuột
qua biểu tượng của nó Trong trường hợp, một ứng dụng có nhiều cửa sổ đang mở thì
tất cả đều hiện thị dưới dạng thumbnail Điều này giúp bạn không cần phải phóng lớn
cửa sổ mà vẫn theo dõi được chương trình của mình hoạt động như thế nào
Trang 12Jumplist: là tính năng mới trong Windows 7 Xem jumplist của chương trình bằng
cách click phải chuột vào biểu tượng của chương
trình đó trên taskbar Các thông tin được hiển thị bao
gồm các file được mở gần đây nhất, mở cửa sổ mới,
đóng chương trình Ví dụ: đối với Firefox, jumplist
sẽ hiển thị các trang web mới mở, đối với Windows
media player, jumplist sẽ hiển thị các bài hát bạn
nghe gần đây nhất Điều này giúp bạn nhanh chóng
tìm được thứ mình vừa mới làm việc với nó ngày
hôm qua
Với tính năng Pin, bạn có thể cố định một file để file
đó luôn luôn xuất hiện trong jumplist (Lưu ý: mục
frequent chỉ hiển thị những file mở gần đây nhất và
luôn luôn bị thay đổi, còn mục pinned thì cố định
cho đến khi bạn gỡ bỏ nó thì thôi)
Cách thưc hiện: click chuột phải vào chương trình
muốn pin, chọn Pin to this list Muốn gỡ bỏ một
chương trình thì chọn Unpin from this list
Trang 133 Menu Start
Liệt kê các thư mục hệ thống, danh sách các chương trình được mở gần đây nhất và
danh sách các chương trình được truy cập thường xuyên Từ menu start, bạn có thể
pin một chương trình vào taskbar để tiết kiệm thời gian tìm kiếm khi muốn mở nó
(mục đích này tương tự với mục đích của thanh Quick Launch trong Windows XP,
2003)
Trang 154 Một số thành phần khác
III CÁC TÍNH NĂNG CƠ BẢN
Trang 16Windows 7 cung cấp sẵn khoảng 13 theme, ngoài ra trên các trang web chia sẻ, có rất nhiều bộ theme khác cho người dùng download Khi chọn một theme, nếu muốn, bạn
có thể thay đổi hình nền, hiệu ứng màu sắc, âm thanh và sreensaver để cá nhân hóa máy tính của mình
2 Desktop Background
Bạn có thể chọn hình ảnh từ thư viện có sẵn của Windows 7 hoặc từ thư mục riêng của mình Nếu chọn một lúc nhiều hình, Windows sẽ hiển thị chúng dưới dạng slideshow (thay đổi background tự động sau một khoảng thời gian do bạn ấn định)
Trang 173 Backup và Restore:
Ngay cả với một máy tính tốt nhất và một người dùng cẩn thận nhất thì vẫn có thể bị
sự cố nếu bị lỗi phần cứng hoặc lỡ tay xóa mất một tập tin quan trọng Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ thấy một file backup (sao lưu) là cần thiết Windows 7 cho phép bạn sao lưu toàn bộ hệ thống hoặc từng tập tin riêng lẻ Và nếu bạn không có thời gian hoặc không nhớ để thực hiện sao lưu thường xuyên thì có thể lập lịch để Windows tự động thực hiện công việc đó
Chỉ với vài cái click chuột, bạn đã có thể thực hiện tác vụ này
a Backup
Trang 18Tiếp theo, chọn ổ đĩa để lưu file backup của bạn Một kinh nghiệm khôn ngoan là bạn nên lưu file này vào một ổ đĩa gắn ngoài Vì nếu hệ thống bị lỗi, rất nhiều khả năng ngay cả file backup của bạn cũng bị mất
Tiếp theo, Windows 7 đưa ra cho bạn hai lựa chọn
Let Windows choose: Để Windows tự quyết định sẽ sao lưu cái gì (Với lựa
chọn này, Windows sẽ chỉ sao lưu các thư mục hệ thống)
Let me choose: Tự bạn chọn file hoặc folder của mình để sao lưu Sử dụng lựa
chọn này khi bạn muốn sao lưu những tập tin cá nhân của mình
Trang 19Đánh dấu check vào mục Include a system image of drives, ngoài thư mục cá nhân
của bạn, Windows sẽ tự động sao lưu toàn bộ đĩa cứng
Trang 20b Restore
Trở lại mục Control Panel>System and Security>Back up your computer
Chọn Restore my file để phục hồi dữ liệu Trong trường hợp có nhiều file backup khác nhau thì bạn chọn Select another backup to restore files from
Nếu muốn tắt chức năng cập nhật tự động, chọn Turn off schedules
Click vào đây để bắt đầu
sao lưu
Trang 214 Libraries
Đây là một tính năng mới trong Windows 7 Với Libraries, bạn có thể truy xuất nhanh
các file và folder ở bất kỳ vị trí nào trên máy tính hoặc trong mạng Đối với những dữ
liệu thường xuyên sử dụng, nên tích hợp vào Libraries để tiết kiệm thời gian tìm kiếm khi cần đến Khi cài đặt, Windows 7 tự động tạo ra libraries cho các thư mục thường
dùng như Documents, pictures, music, videos
Trong quá trình sử dụng, bạn có thể thêm libraries của mình vào đây bằng cách click chuột phải lên tập tin và thư mục muốn thêm, chọn Include in libraries
Trang 22máy tính nối mạng trong nhà bạn Một số tiện ích đặc trưng mà chương trình này đem lại là sắp xếp các tập tin và thư mục theo nhiều tiêu chí khác nhau, xem trước nội dung tập tin, lưu giữ địa chỉ trên thanh address để tiết kiệm thời gian di chuyển giữa các thư mục, chỉ báo tình trạng của dung lượng ổ đĩa, ghi trực tiếp tập tin và thư mục ra đĩa CD/DVD, chia sẻ dữ liệu với các máy tính trong mạng cục bộ, tìm kiếm tập tin và thư mục
Trang 23a Các chế độ xem:
Windows 7 hỗ trợ thao tác chuyển đổi chế độ xem nhanh chóng Bạn có thể click chọn vào 8 chế độ xem được liệt kê trong menu bên hoặc dùng chuột kéo thanh cuộn để thay đổi kích thước hiển thị của tập tin
Xem trước nội dung file với preview pane
b Các lệnh cơ bản về thư mục và tập tin:
Hệ thống thư mục trong Windows7 được tổ chức
theo dạng cây như hình bên
Cách tạo thư mục: Chọn ổ đĩa và thư mục chứa
thư mục mới Click vào New folder dưới thanh
address bar Nhập tên thư mục mới
Đưa một thư mục vào library: Chọ thư mục đó
và click vào Include in library
Bạn có thể tự tìm hiểu thêm về cách thực hiện
qua menu ngữ cảnh (click chuột phải lên tập
tin/thư mục để mở menu ngữ cảnh)
Các thao tác khác trên thư mục/tập tin (đổi
Trang 24shortcut sẽ không làm thay đổi thư mục/tập tin gốc Ngược lại, khi đổi tên/xóa/di chuyển thư mục/tập tin gốc thì shortcut sẽ mất hiệu lực
Click chuột phải lên thư mục/tập tin muốn tạo shortcut, chọn Send to>Desktop (create
shortcut) Shortcut được tạo ra sẽ nằm mặc định trên desktop Sau đó, bạn có thể sao
chép hoặc di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên máy tính
IV CONTROL PANEL
Hầu hết tất cả các công cụ quản lý Windows đều được tổ chức trong Control Panel Ngoài các tính năng đã có trong các phiên bản trước như Fonts, Region and
language, Mouse, Audio…Windows 7 cũng cung cấp nhiều tính năng mới như Parental Control, Bitlocker, cải tiến tốc độ cài đặt và gỡ bỏ chương trình trong máy
Sau đây là một số tính năng thông dụng có trong Control Panel
Trang 251 Bitlocker drive Encryption
Đây là tính năng cho phép mã hóa bảo vệ dữ liệu trên đĩa cứng, USB, hoặc ổ đĩa gắn ngoài (External HDD) khỏi sự truy cập trái phép, kể cả khi đĩa cứng của người dùng được gắn vào một máy khác
Trang 26 Use a password to unlock the drive: dùng mật khẩu để bảo vệ dữ liệu
Use my smart card to unlock the drive: dùng thẻ nhớ để bảo vệ dữ liệu Đối
với tùy chọn này, các thông tin về ổ đĩa sẽ được lưu vào một thẻ nhớ Mỗi khi cần mở ổ đĩa để xem dữ liệu cần phải dùng chính thẻ nhớ này
Automatically unlock this drive on this computer: tự động unlock ổ đĩa này
mỗi khi bạn đăng nhập vào máy tính
Tiếp theo, Windows sẽ yêu cầu bạn tạo một recovery key Recovery key được lưu
dưới dạng một file, được sử dụng khi người dùng quên mật khẩu hoặc mất thẻ nhớ không truy cập được vào ổ đĩa
Windows không cho phép người dùng lưu recovery key trên ổ đĩa được mã hóa Trong trường hợp ổ đĩa đó nằm trên đĩa cứng của máy, người dùng cũng không được lưu recovery key lên bất kỳ ổ đĩa nào của đĩa cứng đó
Quá trình mã hóa nhanh hay chậm phụ thuộc vào kích thước dữ liệu trên ổ đĩa được
mã hóa
Trang 272 Date and Time
Windows 7 cải tiến tính năng tùy chỉnh thời gian và ngày tháng của hệ thống, cho phép người dùng hiển thị thêm thời gian của hai múi giờ khác
Tab Date and Time: chỉnh sửa ngày tháng và thời gian trên máy tính với nút
, thay đổi múi thời gian với nút
Tab Additional Clocks: cho phép hiển thị thêm một hoặc hai đồng hồ tương
Trang 283 Region and Language
Tính năng này cho phép người dùng thay đổi định dạng thời gian, tiền tệ, số trên máy tính của mình
Trong ô Format, chọn quốc gia hiển thị , các định dạng sẽ tự động thay đổi theo Nếu bạn muốn tự tay mình thực hiện những thay đổi đó, click chuột vào nút để mở hộp thoại Customize format
Trang 29Thực hiện tùy chỉnh trên các tab Numbers, Currency, Time, Date Sau đó click OK để
Trang 30Trên hộp thoại User Accounts có các tùy chọn như sau:
Change your password: thay đổi mật khẩu đăng nhập
Remove your password: gỡ bỏ mật khẩu đăng nhập, tự động đăng nhập khi
khởi động máy tính
Change your picture: thay đổi hình đại diện
Change your account type: thay đổi loại account (từ administrator sang
non-administrator và ngược lại)
Manage another accounts: tạo và quản lý account khác
Change User Account Control Settings: đặt chế độ cảnh báo khi có sự thay đổi
xảy ra trên hệ thống
V CÁC PHÍM TẮT TRÊN WINDOWS 7
+ Mở tối đa cửa sổ hiện tại
+ Khôi phục hoặc thu nhỏ cửa sổ hiện tại
+ Đưa cửa sổ hiện tại về nửa bên trái màn hình
+ Đưa cửa sổ hiện tại về nửa bên phải màn hình
+ [số] Kích hoạt/Chạy chương trình được "pinned" ở thanh taskbar
(Chương trình đang chạy không bị ảnh hưởng) + Home Thu nhỏ tất cả của sổ, trừ cửa sổ hiện tại
Trang 31+ Spacebar Làm trong suốt tất cả các cửa sổ để bạn có thể nhìn thấy màn
hình desktop + Pause/Break Mở hộp thoại System Properties
+ B Di chuyển về thanh taskbar (Thanh dưới cùng bên phải)
+ Tab Mở Aero 3D [Ấn nút Tab để thay đổi các cửa sổ]
+ P Mở menu cho máy chiếu
+ T Hiện thumbnail của các ứng dụng đang chạy dưới thanh
Taskbar mà không cần di chuột qua
+ Shift + Chỉnh tối đa kích thước cửa sổ theo chiều dọc
+ Shift + Khôi phục kích thước cửa sổ theo chiều dọc
+ Shift + Chuyển sang màn hình trái
+ Shift + Chuyển sang màn hình phải
Shift + Del Xóa vĩnh viễn thư mục/tập tin
Trang 32PHẦN INTERNET
Trang 33Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠNG MÁY
LAN (Local Area Network) – Mạng cục bộ: Liên kết các máy tính, thiết bị
gần nhau thường là trong phạm vi một tòa nhà, bán kính 2 – 5 km
MAN (Metropolitan Area Network): kết nối các máy tính trong phạm vi một
thành phố
WAN (Wide Area Network) – Mạng diện rộng: kết nối các máy tính trong
phạm vi một quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục
4 Mô hình mạng
Trang 34II GIỚI THIỆU VỀ MẠNG INTERNET
Năm 1986 NSFnet liên kết 60 đại học Mỹ và 3 đại học châu Âu Điểm quan trọng của NSFnet là mạng này cho phép mọi người cùng sử dụng
Năm 1989, tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu Âu CERN, Tim Berners Lee triển khai thành công dịch vụ World Wide Web (WWW)
Năm 1990, Email và Web làm cho Internet trở thành công cụ làm việc không thể thiếu của hàng triệu người trên thế giới
Tháng 12 năm 1997, Việt Nam chính thức tham gia vào Internet
2 Khái niệm
Mạng Internet là sự kết hợp của các máy tính trong phạm vi toàn cầu (mạng của các mạng) và có khả năng truy cập nguồn tài nguyên dữ liệu và thông tin trên những máy tính ở những vị trí khác nhau trên toàn thế giới
m t v t ly : mạng Internet sử dụng một phần của toàn bộ các tài nguyên
của các mạng viễn thông công cộng đang tồn tại (Public Telecomunication Networks – PTN)
m t thu t: trên Internet, các máy tính được kết nối với nhau thông qua
một phương thức truyền dữ liệu gọi chung là giao thức TCP/IP(Tranmission Control Protocol / Internet Protocol)
3 Intranet và Extranet
Trong một mạng LAN chúng ta hoàn toàn có thể triển khai các dịch vụ Internet
í dụ: chúng ta có thể xây dựng một hệ thống thư điện tử dùng riêng trong cơ
quan, những trang Web thông báo tin tức nội bộ hàng ngày Như vậy khi chúng ta xây dựng một LAN theo chuẩn phần mềm Internet thì chúng ta có một mạng Intranet
Sau khi đã có Intranet, chúng ta nối mạng Intranet vào Internet và bắt đầu giao tiếp với thế giới Internet, chúng ta có được một Extranet
4 Các dịch vụ trên Internet
Internet trở thành phương tiện không thể thiếu trong xã hội hiện đại do tính hiệu quả cao của các dịch vụ sau đây:
World Wide Web (WWW)
Thư điện tử (Electronic Mail)
Chat (Internet Relay Chat)
Dịch vụ truyền tập tin (File Transfer Protocol)
Công cụ tìm kiếm (Search Engines)
Trang 35 Thương mại điện tử (Electronic Commerce)
Usenet hay Newsgroup
…
5 Các thuật ngữ liên quan
Browser (trình duyệt web): là chương trình giúp người sử dụng xem được nội dung trên trang web (Internet Explorer, Mozilla FireFox, …)
Web Server (máy chủ web)
Website
Home page (trang chủ)
Hyperlink (siêu liên kết): là một nhóm các ký tự, hình ảnh, biểu tượng dùng
để liên kết đến các trang web khác
Domain name (tên miền): là tên giao dịch của công ty hay tổ chức nào đó trên Internet
Ví dụ: www.hoasen.edu.vn ; www.viettel.com.vn; www.intel.com
Tên miền cấp 1: cho biết mã của quốc gia tham gia Internet và lĩnh vực hoạt động của tổ chức
í dụ: edu.vn ; com.vn; com
Tên miền cấp 2: thường là tên của tổ chức
í dụ: hoasen, vietttel, intel
M quốc gia: được quy định bằng 2 chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166
edu (education), ac (acedamic): trường học, tổ chức giáo dục
com (commercial): các trang web thương mại
Trang 36 Cho biết chính xác vị trí chính xác của một tài nguyên mạng trên Internet
Địa chỉ website là duy nhất trên toàn mạng Internet
Hầu hết các URL có dạng: protocol://host.domain/directory/filename
Email Address: tên người@địa chỉ mail server
Ví dụ: ptttam@khcn.hoasen.edu.vn hoặc ptttam.khcn@gmail.com
6 Điều kiện để kết nối máy tính đến Internet
Đường dây điện thoại
Modem
Tài khoản Internet do nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cung cấp
Chương trình duyệt Internet
Trang 37Chương 2: SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB VÀ
2 Các trình duyệt web hiện nay
Một số trình duyệt web thông dụng hiện nay cho máy tính cá nhân bao gồm Internet Explorer, Mozilla Firefox, Safari, Google Chrome, Opera
3 Sử dụng trình duyệt web
Các trình duyệt web có thể có bố cục và giao diện khác nhau, tuy nhiên về cơ bản các chức năng này là tương đối giống nhau
Nút Back chỉ hiển thị khi bạn đã tiến hành một bước duyệt thông tin nào đó trên cùng cửa sổ trình duyệt
Nút Forward chỉ hiển thị khi bạn đã từng sử dụng nút Back
Nút Refresh giúp bạn luôn có được thông tin mới nhất từ phía máy chủ
Trang 38Print Kết nối tới chức năng in ấn của hệ điều hành để bạn có thể
có các lựa chọn như in trang web đang hiển thị, in vùng đang lựa chọn (select) trên trang web…
II THƯ ĐIỆN TỬ (EM IL)
1 Các khái niệm cơ bản
a Các ưu điểm của hệ thống thư điện tử
Tốc độ cao và khả năng chuyển tải trên toàn cầu
Giá thành thấp
Linh hoạt về mặt thời gian
b Các thành phần cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử
Cấu trúc chung một địa chỉ thư điện tử có dạng như sau: tênđăngký@tênmiền
Ví dụ: minhdn@hoasen.edu.vn
Như vậy, tên đăng ký là: minhdn
Sau đó đến ký tự @, buộc phải có với mọi địa chỉ Email
Rồi đến tên miền là địa chỉ website của cơ quan tổ chức mà người đó đăng ký hoặc đang công tác: vnu.edu.vn (Đây là tên miền của Đại học Hoa Sen)
Lưu ý: Địa chỉ thư điện tử của mỗi người được xác định duy nhất trên phạm vi toàn
cầu
2 Một số nghi thức khi viết thư điện tử
a Vấn đề “x giao mạng”
Sử dụng các tiêu đề ngắn gọn, chính xác
Không nên sử dụng tất cả các chữ hoa trong nội dung thư
Sử dụng chức năng kiểm tra chính tả
Đừng “nổi nóng”
Ngoài ra, đừng bao giờ trả lời những spam mail
Vấn đề an toàn khi dùng thư điện tử
b Thư rác và hậu quả
Đặc điểm chung của thư rác: Không mời mà đến, nội dung thường là quảng cáo, tuyên truyền, gạ gẫm
Ở nhiều nước việc gửi các spam mail là vi phạm pháp luật
Lưu ý: Một số hệ thống máy chủ có cơ chế tự động phát hiện spam như
MDEAMON sẽ đánh dấu bức thư nghi ngờ là spam bằng cách thêm vào tiêu đề bức thư đó dòng chữ [SPAM…] Còn hòm thư điện tử Yahoo thì tự động sinh ra thư
Trang 393 Cơ chế phát hiện spam của các hệ thống thư điện tử thường là:
Hệ thống đã có một danh sách các địa chỉ cố định nào đó luôn là nguồn phát tán spam mail, như vậy, cứ có thư từ địa chỉ đó là hệ thống sẽ bật ra chức năng ngăn chặn hoặc đánh dấu cảnh báo
Một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận ra từ các thư phát tán là từ một nguồn gửi cho rất nhiều người Như vậy, hệ thống nếu gặp những bức thư như thế, cũng sẽ đánh dấu cảnh báo…
Chú ý: Vì cơ chế trên, đôi khi Mail server liệt luôn cả những bức thư do bạn bè của
bạn gửi là spam và bạn lại phải tìm trong đống spam mail bức thư thực sự của bạn
bè gửi cho mình Hoặc bạn bè của bạn vô tình gửi thư cho bạn từ miền đã bị Mail server cảnh giác thì cũng rất có thể bức thư đó sẽ bị Mail server chặn lại và không chuyển đến cho bạn được…
4 Nguy cơ bị nhiễm virut khi nhận thư điện tử, khi mở tệp đính kèm
Trang 40Chương 3: TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
I MỞ ĐẦU
Với một kho dữ liệu khổng lồ trên Internet như hiện nay, để tìm kiếm được thông tin trên Internet một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau :
Xác định nội dung cần tìm
Chọn phương pháp và công cụ tìm kiếm
Tìm kiếm thông tin
Lưu trữ thông tin tìm được
Vấn đề bản quyền
II XÁC ĐỊNH NỘI DUNG TÌM KIẾM
Để xác định được nội dung cần tìm, bạn phải trả lời được các câu hỏi sau :
Cái tôi cần là gì?
Thuộc lĩnh vực nào?
Loại thông tin nào?
Giới hạn thời gian?
Thông tin bằng ngôn ngữ gì?
í dụ: Tìm hiểu về sự biến động về giá cả xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam
III CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ TÌM KIẾM