1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Quảng cáo và xúc tiến THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - đề tài - Thông điệp quảng cáo quốc tế và môi trường văn hóa – xã hội

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thông điệp quảng cáo quốc tế và môi trường văn hóa – xã hội
Chuyên ngành Quảng cáo và xúc tiến THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Người Việt Nam thì quá trình thực hiện quan trọng... III, Khác biệt cơ bản trong văn hóa ẩm thực và văn hóa giao tiếp trong cuộc thi nấu ăn “Master Chef Việt Nam” và “Master C

Trang 1

I, Giới thiệu chung :

1 Khái niệm thông điệp quảng cáo quốc tế :

- Thông điệp quảng cáo: là yếu tố cốt lõi của chiến dịch quảng cáo Đó là các

ý tưởng mới mẻ, phù hợp để đạt được mục tiêu truyền thông về sản phầm

và doanh nghiệp

- Nội dung thông điệp quảng cáo phần lớn dựa trên mục đích quảng cáo :

+ Mục đích thông tin : Nội dung thông điệp sẽ tập trung vào nhãn hiệu,

hình dáng, công dụng sản phẩm cũng như cách thức mua sản phẩm

+ Mục đích thuyết phục : Nội dung thông điệp sẽ nhằm vào lợi ích sản

phầm Ví dụ sản phẩm mục đích gợi nhớ nội dung thông điệp thường làm

nổi bật nhãn hiệu sản phẩm

+ Mục đích so sánh : Nội dung thông điệp sẽ tập trung vào việc phân tích

lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp so với doanh nghiệp đối thủ

- Một thông điệp quảng cáo hay là thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ, súc tích, ý

nghĩa

- Thông điệp quảng cáo quốc tế là đưa thông điệp quảng cáo đến những thị

trường khác nhau trên phạm vi toàn cầu Và nên xem xét Chuẩn hóa hay

Thích nghi hóa

2 Khái niệm môi trường văn hóa xã hội :

- Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do

con người kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc

- MTVH là tổng thể sống động các yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể bao

quanh con người, chúng tác động lẫn nhau và có quan hệ tương tác đối với

con người trong một không gian và thời gian xác định, nhằm thúc đẩy con

người phát triển hài hòa và toàn diện, trong đó con người đóng vai trò chủ

thể, vừa là yếu tố quan trọng vừa là sản phẩm chủ yếu nhất của nó

II Sự khác nhau cơ bản giữa văn hóa Hoa Kì với văn hóa Việt Nam

1 Ngữ cảnh văn hóa

Văn hóa trong giao tiếp

 Người Mỹ thường chào nhau bằng hành động bắt tay, ôm hoặc hôn má tùy

theo mức đọ thân mật giữa các đối tượng

Người Việt Nam xem trọng thứ bậc trong xã hội nên xét trong từng trường

hợp cách chào hỏi sẽ khác nhau Ví dụ như khi gặp người lớn (ông bà, cô

Trang 2

chú bác, anh chị) sẽ lên tiếng chào hỏi đồng thời với trẻ em thì sẽ thêm động

tác cúi người khaonh tay, nếu là người trưởng thành thì chỉ là hơi cúi người,

nhưng đối tác khi gặp nhau họ thường bắt tay bằng một hoặc hai tay

 Cách thể hiện ý kiến cá nhân

Người Mỹ quan trọng sự thẳng thắn

Người Việt thì đề cao sự khéo léo, mềm mỏng

Hình nền xanh: người Mỹ, hình nền đỏ: người Việt

 Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

Người Mỹ luôn đi thằng vào vấn đề và rất coi trọng kết quả sau cùng Vì thế họ

luôn sẵn sàng đương đầu với những cản trở

Người Việt Nam thì quá trình thực hiện quan trọng Không thích đối đầu, xung

đột nên chấp nhận đi vòng một chút

 Phong cách sống

Người Mĩ đề cao cái tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng

Người Việt Nam coi trọng tập thể, cộng đồng

Trang 3

 Cách thể hiện cảm xúc

Người Mỹ buồn vui điều thể hiện rõ ràng

Người Việt thường che giấu cảm xúc thật của mình

 Cách ứng xử nơi công cộng

Người Mỹ rất ngại gây ồn ào, nói chuyện quá to ở những nơi công cộng

Người Việt có thói quen thích sự náo nhiệt nên thường rất là vô tư trong vấn

đề này

Văn hóa trong gia đình:

– Văn hóa Mỹ đề cao tự do cá nhân, cha mẹ thường hay buông lỏng việc giáo dục

con cái nhưng những người Việt tại Mỹ thì vẫn giữ tư tưởng giáo dục con cái đến

nơi đến chốn

– Ở Mỹ người Việt cũng rất đề cao vấn đề gắn kết gia đình, họ thường có những

buổi tiệc họp mặt hoặc đi chơi cùng nhau, còn các gia đình Mỹ hiếm khi có họp

mặt gia đình

Trang 4

– Tuy là vợ chồng nhưng các cặp vợ chồng người Mỹ thường ít quan tâm đến

chuyện cá nhân của chồng hay vợ, còn đối với người Việt tại Mỹ các cặp vợ chồng

vẫn giữ được sự quan tâm lẫn nhau như một bản chất đã ăn sâu vào tính cách

2 Ẩm thực

a Ẩm thực Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa

Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam Đây

là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống),

nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có

dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là

thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò, v.v Những món

ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt

rắn, thịt ba ba thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc

sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống kèm

Trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh

kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ

như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn

được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù

không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động

vật )

b Ẩm thực Hoa Kì

Ẩm thực Mỹ rất đa dạng và phong phú với sự góp nhặt của nhiều nền văn hóa khác

nhau Đặc điểm trong nền văn hóa ẩm thực của Mỹ là ăn đơn giản, ăn nhanh, ăn

nhiều lần, ăn nhiều calo

 Người Mỹ ăn đơn giản nhưng không thanh đạm

Họ ăn thực phẩm có rất nhiều calo như nhân thịt bò bên trong hamburger là

thịt bò vụn được băm trộn thành, nhiều dầu mỡ Khoai thái sợi rán bằng mỡ

bò thêm đường và cacao, tuy không nhiều nhưng calo vượt quá nhu cầu trong

một ngày cho người Khoai thái sợi là món ăn phụ chủ yếu nhanh chóng trở

thành món ăn chính Bánh gateaux nổi tiếng của Mỹ với thành phần chủ yếu

là bơ và đường

Về thức uống, người Mỹ không chỉ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống cũng cần

nhiều calo Ngoài coca, pepsi là món uống truyền thống của người Mỹ, còn

nhiều thức uống khác điều chế bằng phương pháp nhân tạo Nước ngọt ở Mỹ

Trang 5

đủ màu sắc, có loại xanh như nước biển, có loại màu như cà phê nhưng không

phải cà phê Thức uống đặc trưng của người Mỹ là nước cam và sữa Người

Mỹ thích uống cà phê hơn trà với khoảng hơn phân nữa dân số người lớn

uống ít nhất một tách cà phê một ngày Ngược với các truyền thống châu Âu,

người Mỹ uống rượu trước bữa ăn, thay thế rượu trái cây khai vị

 Người Mỹ ăn đơn giản, nhanh và nhiều lần

Nghĩ đến món ăn Mỹ, người ta nghĩ đến người Mỹ ăn nhanh, nghĩ đến các

tiệm ăn nhanh Ba món ăn nhanh nổi tiếng thế giới đều xuất phát từ Mỹ:

hamburger của Mc Donnald, gà quay của Kenturkey và sandwich Đi ăn tiệm

cũng là một phần quan trọng trong đời sống xã hội Mỹ Những người phụ nữ

và những người đàn ông độc thân thường đi ăn tối với nhau ở một nhà hàng

xinh xắn nào đó Những đôi vợ chồng thường đi thành nhóm trong những

ngày cuối tuần

Một vài món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Mỹ

Gà chiên là món kết hợp của nghệ thuật ẩm thực người gốc Châu Phi và người

Scotland và ngày nay món gà chiên trở thành món ăn đặc trưng của người Mỹ Bạn

có thể thưởng thức gà chiên với hamburger Bên cạnh món gà chiên, Mỹ cũng

được biết đến với những món ăn chua được chế biến từ củ, quả Đây là món ăn có

nguồn gốc từ những người nô lệ Châu Phi Ngoài ra, beefsteak cũng là món nổi

tiếng của người Mỹ Beefsteak là món ăn được chế biến từ một miếng bò lớn được

rán chảy đầy mỡ, ăn kèm với bánh mỳ và khoai tây chiên

Vào những ngày đặc biệt của người Mỹ như lễ Tạ ơn, Giáng sinh, lễ Phục sinh, gà

tây ăn với cháo khoai tây là món không thể thiếu Và trong dịp Halloween, mọi

người thường chế biến các món ăn từ bí đỏ

III, Khác biệt cơ bản trong văn hóa ẩm thực và văn hóa giao tiếp

trong cuộc thi nấu ăn “Master Chef Việt Nam” và “Master Chef

American”

1.Giới thiệu về cuộc thi “Master Chef Việt Nam” và “Master Chef American”

Master Chef Việt Nam

Được mua bản quyền từ Shine International, do Đài truyền hình Việt Nam -

Ban sản xuất các chương trình Giải trí phối hợp với BHD thực hiện cùng sự tài trợ

của nhãn hàng Knorr thuộc công ty Unilever Vietnam Là một chương trình truyền

hình thực tế dành cho những người nấu ăn không chuyên, Vua Đầu Bếp –

MasterChef Vietnam kỳ vọng thông qua những cuộc thi tài giữa các thí sinh sẽ đưa

Trang 6

đến cho khán giả truyền hình những hành trình thú vị đằng sau mỗi món ăn, tâm

hồn và tình cảm của người nấu đặt vào món ăn, từ đó tôn vinh những giá trị sâu sắc

và đầy tính nhân văn của ẩm thực trong cuộc sống

Hầu hết các định dạng chương trình Masterchef đều bắt nguồn từ bản

Masterchef của đài BBC Anh quốc Masterchef Việt Nam có định dạng gần giống

với định dạng của Masterchef Mỹ

Master Chef America

MasterChef Mỹ là một chương trình thi nấu ăn của Mỹ được phát sóng trên PBS từ

năm 2000 Chương trình được sản xuất bởi Gary Rhodes Chương trình đã lấy

format trực tiếp từ MasterChef của BBC

Mùa giải đầu tiên công chiếu vào ngày 1 tháng 4 năm 2000 với tổng số 13 nửa giờ

tập dài và 1 tiếng đồng hồ đặc biệt 27 thí sinh xuất phát từ vòng loại được tổ chức

tại từng khu vực

2, Sự khác biệt cơ bản trong văn hóa ẩm thực và giao tiếp trong cuộc thi nấu ăn

“Master Chef Việt Nam” và “ Master Chef American”

a, Văn hóa ẩm thực

Ẩm thực Việt Nam

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống Nhất là

đối với người Việt, ẩm thực không chỉ la nét văn hóa vật chất mà còn là văn hóa về

tinh thần Trong văn hóa ẩm thực của người Việt có rất nhiều cách chế biến, biểu

diễn , thể hiện khác nhau mang những đặc trưng riêng biệt của món ăn Việt

Chương trình “Master Chef Việt Nam” có thể coi là nơi “tụ hội’’của món ăn Việt

Mặc dù các món ăn trong cuộc thi rất đa dạng và phong phú đến từ nhiều nước

khác nhau nhưng không phủ nhận một điều rằng món ăn Việt vẫn “lên ngôi’’ Các

món ăn truyền thống này được các thí sinh thể hiện một cách sinh động qua những

cách chế biến mới mẻ nhưng vẫn giữ được nhưng nét đặc trưng rất Việt

Trang 7

Món salad tôm hùm đã giúp Thanh Cường lọt vào trận chung kết của

Master Chef Việt Nam mùa 3

Món ăn trên là sự kết hợp hài hòa giữa tôm hùm và các loại rau quả mang hương vị

thanh mát không tạo ra cảm giác ngấy cho người ăn Món ăn Việt chủ yếu làm từ

rau củ quả nên ít mỡ không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, không

nhiều dầu mỡ như món của người Hoa

Trang 8

Món cá hồi cuộn khoa tây của thí sinh Thanh Cường được đánh giá cao trong

Master Chef Việt Nam mùa 3

Một đặc trưng nữa của món ăn Việt đó là tổng hợp nhiều chất nhiều vị Chúng

thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu,

gạo Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…

món cá hồi cuộn khoai tây này rất đặc trưng cho món ăn Việt

Món thịt heo xiên đũa tre nướng, tam hữu và tacos bánh xèo kiểu Việt của thí

sinh Phạm Tuyết trong Master Chef Việt Nam mùa 3

Đúng với món ăn Việt Nam – đậm đà hương vị Các món ăn được nêm nếm với

những gia vị khác nhau để làm tăng mùi vị và sác hấp dẫn của món ăn Có những

món ăn cần thêm một bát nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị ví dụ như

món bánh xèo của Phạm Tuyết

Trang 9

Món hủ tiếu Việt Nam được giám khảo Gordon ‘’tái tạo’’ lại hương vị bằng

sự thích thú trong Master Chef America

Một món ăn dân dã của Việt Nam đã trở thành thử thách khá là khó khăn cho

các thí sinh trong Master Chef America Một món ăn mang hầu như đầy đủ các

đặc trưng cơ bản của món ăn Việt từ nguyên liệu ,hình thức tới hương vị

Một đặc trưng nổi bật của văn hóa ẩm thực Việt là dùng đũa khi ăn người ta

thường nói Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức

ăn…Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng,

người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây Trong

masterchef American, cách các thí sinh nếm thử món hủ tiếu của giám khảo

Gordon đã thể hiện được phần nào đặc trung của văn hóa ẩm thực Việt

Ẩm thực Hoa Kỳ

Văn hóa ẩm thực Hoa Kỳ khác với văn hóa của người Việt ta Cuộc sống của

người Mỹ khá là vội vàng Họ không có nhiều thời gian để chuẩn bị đủ 3 bữa ăn

mỗi ngày như người Việt mình.Vì vậy đồ ăn nhanh là sự lựa chọn hàng đầu của họ

Họ ăn rồi làm, mọi thứ diễn ra rát nhanh và không có đủ thời gian để chuẩn bị Do

đó, đồ ăn nhanh đã trở thành một đặc trưng của văn hóa ẩm thực Mỹ Điều đó cũng

được thực hiện trong chương trình “ Master Chef Việt Nam”

Một điều nữa là,người mỹ thích ăn những đồ nhiều dầu mỡ,chất béo như

nhiều mỡ,có thêm những gia vị như pho mát, sữa Đây được coi là đặc trưng cơ

Trang 10

bản của người mỹ Một món ăn kết hợp với phô mai được sử dụng trong cuộc thi

masterchef America mang đậm phong cách đồ Âu

\

Món ravioli bông cải xanh với sốt phô mai sữa cừu pecorino của thí sinh Luca

trong “Master Chef American”

Ngày nay, người Mỹ có xu hướng thưởng thức các món ăn ít calo, ít dầu mỡ

bởi Mỹ là quốc gia có tỷ lệ người béo phì lớn nhất thế giới Tuy nhiên, người Mỹ

vẫn duy trì những món ăn thông dụng nêu trên Những món ăn của người Mỹ

không phong phú như văn hoá ẩm thực của Việt Nam, nhưng chính sự khác biệt đó

giúp chúng ta có thêm cơ hội thưởng thức những món ăn mới đồng thời trải

nghiệm một nền văn hóa mới

Hai cuộc thi Master Chef đã rất thành công trong việc tôn vinh ẩm thực thế

giới nói chung và ẩm thực Mỹ, Việt nói riêng Đây chỉ là một trong số nhiều những

ví dụ về các món ăn mang đậm nét của từng lãnh thổ

b, Văn hóa giao tiếp:

- Trong cách chào hỏi:

+ Master Chef Việt Nam: khi bắt đầu cuộc thi, các giám khảo gặp nhau, họ bắt tay

và nói xin chào với nhau Trước sự xuất hiện của ban giám khảo, các thí sinh đồng

loạt vỗ tay niềm nở chào đón

+ Master Chef American:

Ngày đăng: 27/09/2024, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w