Tiểu Luận - Quảng Cáo - Đề Tài - Chia Sẻ Về Sản Xuất Video Quảng Cáo

13 3 0
Tiểu Luận - Quảng Cáo - Đề Tài - Chia Sẻ Về Sản Xuất Video Quảng Cáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Trang 2

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

CHUYÊN ĐỀ: CHIA SẺ VỀ SẢN XUẤT VIDEO QUẢNG CÁO

MÔN HỌC: CÁC CHUYÊN ĐỀ QUẢNG CÁO

Trang 3

A KHUNG NỘI DUNG BUỔI CHIA SẺ

Khách mời: Vũ Việt Dương

1 Quá trình và những lưu ý khi sản xuất video quảng cáo: - Khi làm việc với Agency

- Khi làm viêc với Content

- Khi là việc với phòng Marketing

Hai bên sẽ làm việc như thế nào? Có điểm gì khác biệt khi làm việc với các

Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận 1 sản phẩm để thành lập ý tưởng TVC quảng cáo Mỗi nhóm có 10 phút thuyết trình về ý tưởng Sau 10 phút, nhóm nào lên thuyết trình thì những nhóm còn lại sẽ nhận xét và chấm điểm Cuối cùng, khách mời sẽ nhận xét và góp ý.

4 Kết:

Khách mời đưa ra nhận xét và kết luận buổi chia sẻ Giải đáp thắc mắc của các bạn.

Trang 4

B THÔNG TIN NỀN VỀ SẢN XUẤT VIDEO QUẢNG CÁO

Qui trình làm TVC lý tưởng bao gồm các bước sau: 1 Ý tưởng ( Xây dựng kịch bản):

Đây là giai đoạn biến những ý tưởng ban đầu thành một kịch bản có thể thực hiện được Đây là giai đoạn quan trọng để có một sản phẩm TVC quảng cáo hiệu quả thif người xây dựng phải hiểu hơn ai hết về nội dung, thông điệp muốn gửi cho người xem Thông thường gian đoạn này mất khoảng 5-7 ngày.

2 Tiền sản xuất phim quảng cáo:

Sau khi giai đoạn ý tưởng hoàn thành thì việc triển khai ý tưởng đó thành phim là công việc này phụ thuộc hết vào nhà sản xuất Giám đốc sản xuất sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc phân bổ kế hoạch sản xuất phim quảng cáo Một số các vị trí chính của đội ngũ thực hiện vào quá trình sản xuất:

- Đạo diễn ( Director): Người chịu trách nhiệm về diễn xuất và các yếu tố sáng tạo khác của bộ phim.

- Trợ lý đạo diễn ( Assitant director- AD): Phụ giúp đạo diễn trong việc quản lý lịch quay, tính hợp lý của quá trình sản xuất và các nhiệm vụ khác

- Phụ trách Casing ( casing director): Tìm kiếm các diễn viên thích hợp với các nhân vật trong phim Việc lựa chọn thường diễn ra với các buổi

diễn thử (audition) và việc casting được đặc biệt chú trọng với các vai chính

ảnh hưởng tới toàn bộ phim.

- Phụ trách trường quay (Location manager): Tìm kiếm và quản lý các địa điểm thực hiện các cảnh quay Phần lớn các nội cảnh được thực hiện

Trang 5

trong các xưởng quay nhưng với các ngoại cảnh, phụ trách trường quay phải có trách nhiệm lựa chọn địa điểm quay thích hợp và chuẩn bị để việc quay phim diễn ra thuận lợi nhất

- Phụ trách sản xuất (production manager): Quản lý ngân quỹ của đoàn làm phim và lịch sản xuất.

- Phụ trách quay phim (director of photography - DP hoặc DOP):

Nghệ sĩ đảm nhiệm việc quay các cảnh phim Thường có một người quay chính và một hoặc hai phụ tá Phụ trách quay phim phải phối hợp chặt chẽ

với phụ trách âm thanh (director of audiography - DOA) dưới sự chỉ đạo

chung của đạo diễn để các cảnh phim diễn ra đồng bộ về hình và tiếng theo đúng ý tưởng kịch bản.

- Phụ trách nghệ thuật (art director): Quản lý các mặt nghệ thuật đặc

thù của phim như trang phục, hóa trang, kiểu tóc Phụ trách nghệ thuật cũng

phải hợp tác với phụ trách thiết kế (production designer), người chịu trách

nhiệm xây dựng bối cảnh cho các cảnh quay.

- Thiết kế âm thanh (sound designer): Phụ trách xây dựng các âm

thanh ngoài những phần thu trực tiếp từ trường quay và kết hợp hai loại âm thanh này cho phù hợp với các cảnh quay đã thực hiện.

- Nhà soạn nhạc: Soạn nhạc nền và các bài hát chủ đề (original

soundtrack) cho phim.

- Biên đạo (choreographer): Thiết kế và phối hợp các đoạn múa cho

phim, vị trí này đặc biệt quan trọng trong các phim ca nhạc.

3 Giai đoạn sản xuất phim:

Đây là quá trình trực tiếp quay và tạo ra các cảnh phim Đội ngũ làm phim sẽ

có thêm các vị trí mới như giám sát kịch bản (script supervisor), biên tập viên hình ảnh (picture editor) và âm thanh (sound editor).

Trang 6

Trong sản xuất phim rất cần 1 công cụ, đó là máy quay phim.

Một buổi quay thông thường sẽ được bắt đầu theo lịch quay do trợ lý đạo diễn sắp xếp Bối cảnh phim sẽ được chuẩn bị theo kịch bản, sắp đặt ánh sáng và bộ phận thu tiếng trực tiếp cũng phải sẵn sàng cho việc bấm máy Trong khi đó các diễn viên sẽ được hóa trang, trang điểm và kiểm tra lại phần thoại của mỗi người Trước khi quay, họ sẽ nhẩm lại một lần nữa với đạo diễn và được đạo diễn phác thảo qua cách diễn trong cảnh quay đó.

Cảnh quay được bắt đầu khi đạo diễn hô "diễn" (action) và

bảng clapperboard dập xuống báo hiệu, trên clapperboard có ghi số hiệu cảnh phim, số lần thực hiện cảnh (take) đó, ngày tháng, tên phim và đạo diễn Bảng

này có vai trò quan trọng trong việc xác định sự đồng bộ của hình ảnh và âm thanh, đặc biệt là các âm thanh tạo thêm bên ngoài.

Cảnh quay kết thúc khi đạo diễn hô "cắt" (cut) Đạo diễn sẽ là người quyết định

cảnh đó có phải quay lại hay không, thường thì một cảnh quay phải thực hiện nhiều lần để đạo diễn có thể lựa chọn được cảnh tốt nhất.

4 Hậu kỳ:

Sau khi công đoạn quay hoàn tất, các cảnh quay sẽ được dựng, sắp xếp thành

một bộ phim hoàn chỉnh bởi những người dựng phim Đầu tiên các kỹ thuật

viên này sẽ lựa chọn các cảnh quay tốt nhất, sau đó cắt và chỉnh sửa (trimming)

sao cho chúng có thể tiếp nối nhau một cách trơn tru để tạo thành bộ phim

Trimming được thực hiện cực kì tỉ mỉ, đôi khi tới từng khuôn hình hoặc từng

giây vì nó quyết định chất lượng của bộ phim Bộ phim sẽ được chiếu thử cho

đạo diễn và nhà sản xuất kiểm tra, nó được coi là hoàn chỉnh (locked) chỉ khi

những người này thực sự hài lòng.

Các biên tập viên âm thanh là những người chịu trách nhiệm giai đoạn tiếp theo của quá trình hậu kỳ Âm thanh, bao gồm âm thanh thu ngoài trường quay, các hiệu ứng âm thanh, âm thanh nền, nhạc phim, thoại sẽ được lồng sao cho khớp với phần hình ảnh.

Trang 7

Cuối cùng bộ phim sẽ được chiếu thử cho một lượng khán giả nhất định được chọn lọc kỹ, và những phản hồi của lần chiếu thử này có thể dẫn đến việc biên tập hoặc thậm chí quay lại một số đoạn phim.

5 Phát hành: Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình làm phim Đăng ký

bản quyền tác giả và phát trên truyền hình.

II.PHÂN LOẠI CÁC DẠNG VIDEO QUẢNG CÁO CƠ BẢN:

1 HIGHLIGHT SỰ KIỆN

Những năm gần đây, quay highlight sự kiện, hay còn gọi là quay phim

tiêu điểm sự kiện là một hình thức mới xuất hiện Hình thức quay

highlight này rất độc đáo, thường xuất hiện tại các chương trình mang

tính chất giải trí.

Cũng có khi đặc thù có doanh nghiệp lại sử dụng hình thức quay này vào các buổi hội thảo, hội nghị, nhằm quảng bá sau sự kiện một cách khôn

ngoan Khiến người xem lại không mất nhiều thời gian như xem phim sự

kiện truyền thống.

2 TVC

TVC – là Phim Quảng cáo, hoặc gọi hẹp hơn là Quảng cáo truyền hình Là viết tắt của cụm từ tiếng Anh television commercial hoặc cũng có khi là Television advertisement (viết tắt Tvad) TVC là một dạng phim hay tiết mục được giàn dựng, sản xuất lưu hành trên những phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau (Quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên các bảng LCD, quảng cáo online trên các hệ thống website trên internet, quảng cáo trình chiếu tại hội chợ, trong các gian hàng, ) và phải trả phí bởi những công ty, tổ chức, hội đoàn muốn quảng bá một thông điệp nào đó, thường là để quảng cáo hay khuyến mại một món hàng nào hoặc để cổ động, phổ biến điều gì đó.

Rất nhiều đoạn phim quảng cáo truyền hình đã lôi cuốn được người xem bởi âm nhạc hoặc hoặc những câu nói ấn tượng, dễ nhớ Đây chính là điểm nhấn làm cho sản phẩm được nhắc tới trong đoạn phim quảng cáo

Trang 8

đi vào lòng người và có sức sống riêng, thậm chí có thể trở thành câu cửa miệng hoặc một trào lưu ngay cả khi đoạn phim đã ngừng phát sóng 3 VIRAL CLIP

Một video được nhìn nhận là viral khi nó thật sự được truyền đi một cách tự nhiên hay có sắp xếp qua môi trường internet (mạng xã hội, email, post lại trên các blog, diễn đàn, mạng xã hội video như Youtube,

Vimeo ), những video này sẽ có số lượng view lên tới hàng triệu (giấc mơ triệu view của mọi Vlog hãy nhãn hàng)

Như vậy dễ hiểu, video là hình thức nội dung truyền thông bằng internet được nhìn nhận bởi xã hội mạng trực tuyến và viral đi Đó là Viral Video Hiện nay các video viral có ảnh hưởng nhất thông thường là video clip mang tính giải trí kế đến là các thương hiệu thời trang thể thao và nướng uống có sự đầu tư rất chuyên nghiệp và qui mô.

Sản Xuất Viral Video Có Khác Sản Xuất TVC Quảng Cáo ?

Qui trình sản xuất Viral Video không khác gì một qui trình sản xuất TVC hoàn chỉnh, tuy nhiên đặc điểm không bó buộc về thời lượng là ưu điểm để video cần viral thể hiện thành câu truyện với nhiêu tư liệu phong phú hơn so với vài chục giây của TVC, một viral video làm bài bản và có chất lượng được xã hội, khán giả công nhận, cũng phải mất vài ngày thực hiện

Ngày công và thời gian thực hiện là đặc điểm nổi bật của thế giới sản xuất phim, làm phim quảng cáo, các producer khi nhận yêu cầu thực hiện viral video nhiều ngày luôn tìm kiếm các phương án giảm giá thành để có thể vẫn giữ được lịch trình thực hiện so với tổng chi phí đầu tư Điều này thông thường ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh do chi phí giảm đi kèm với việc giảm các nhân sự phù hợp, giảm khối lượng trang thiết bị giúp tạo ra hình ảnh tử tế, giảm các giai đoạn kiểm tra và thời gian cam kết chất lượng Lúc này chỉ còn lại nội dung như một bản thảo là tập giấy không được đóng bìa, in ấn hài hòa mặc dù nội dung bên trong hay nhưng có thể vẫn thấy lỗi chính tả chưa chữa.

Trang 9

Cũng cần phải nhìn nhận, việc thiết kế nội dung và sản xuất video viral nó khác với việc làm phim truyện ngắn hay các dạng phim sitcom, mặc dù về hình thức và tư tưởng hay các thủ pháp tiếp cận khán giả là như nhau, nhưng để lấy cảm xúc của người tiêu dùng mang tính thương mại, nó lại đòi hỏi nhiều ứng dụng tâm lý hành vi giữa truyền thông marketing và giá trị cốt lõi của sản phẩm Không phải video nào được viral cũng đem lại giá trị thương mại hay hiệu quả về sale & marketing cho giá trị sản phẩm hay vị thế thương hiệu Cần phải lựa chọn khi nào thì video mang tính giải thích sẽ thuyết phục hơn một loạt kịch bản cảm xúc Không ai xem video được viral cảm động xong sẽ đứng vụt dậy đi mua ngay một gói bảo hiểm xã hội.

4 ĐỒ HỌA

Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận

qua con đường thị giác Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông.

5 PHIM DOANH NGHIỆP

Phim doanh nghiệp là phim thực hiện sản xuất để nói về các doanh

nghiệp Tuy nhiên, dù thực hiện với hình thức nào đi chăng nữa nó cũng mang tính chất là doanh nghiệp tự đưa thông tin của mình đến khán giả với mong muốn tạo niềm tin, thiện cảm của khán giả với doanh nghiệp mình và kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm doanh nghiệp của khán giả.

Phim doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Phim doanh nghiệp truyền

thống và phim tự giới thiệu.

Phim doanh nghiệp truyền thống là phim được làm nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập công ty, doanh nghiệp giúp người xem hình dung rõ quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Với loại phim doanh nghiệp truyền thống này thường có độ dài 15 - 30 phút với tiết tấu chậm mang tính chất kể chuyện.

Với phim doanh nghiệp thông thường được các doanh nghiệp sử dụng

trong nội bộ, được trình chiếu trong sự kiện tổng kết năm hoặc ngày truyền thống của công ty.

Trang 10

Phim tự giới thiệu: Là thể loại phim để doanh nghiệp có thể tự giới thiệu về mình đối với khách hàng cũng như đối tác, phim thường có thời lượng 3 - 10 phút, tiết tấu nhanh, hình ảnh đẹp mắt Phim tự giới thiệu này chúng tôi xin nói rõ ở bài viết khác.

Trang 11

C NỘI DUNG KHÁCH MỜI CHIA SẺ TẠI LỚP

( Khách mời mời sinh viên dặt câu hỏi về chuyên đề Sản xuất Quảng Cáo trước, sau dó khách mời trả lời và chia sẻ kiến thức dựa trên khung chương trình dã xây.)

I Các bước trong quay video

1 Tiền kỳ : đây là bước quan trọng nhất trong , cần rõ ràng trong mọi khâu, có kế hoạch rõ ràng trong các bước

- Lên ý tưởng

- Kịch bản, storybroad - Kế hoạch sản xuất

+ Trong kế hoạch sx tập hợp nhiều các bước như: casting, location, trang phục, make up, xin giấy phép nếu cần thiết

2 Quay : đây là bước tốn kém nhất ( thường rơi vào khoảng 60% kinh phí

(2 bên này sẽ đưa ra Brief Creative – Bản yêu cầu sáng tạo) - Production house (Nhà sản xuất)

+ Ý tưởng

+ tổ chức sản xuất

Trang 12

III Phân loại video quảng cáo cho doanh nghiệp

(Khách mời chiếu những quảng cáo để minh họa cho từng loại hình video quảng cáo)

IV Chia sẻ về Quảng cáo chứa yếu tố Storytelling:

- Bản chất là kể 1 câu chuyện hài => cách kể chuyện, cách sắp xếp các chi tiết, các trình tự hình ảnh, cảnh quay để nổi bật câu chuyện, nổi bật ý tưởng

- Câu chuyện chỉ là 1 phần, nhưng cách quay làm phim, linh hoạt trong hình ảnh biến câu chuyện trở nên thu hút.

V Thực hành nhóm:

Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận 1 sản phẩm để thành lập ý tưởng TVC quảng cáo Mỗi nhóm có 10 phút thuyết trình về ý tưởng Sau 10 phút, nhóm nào lên thuyết trình thì những nhóm còn lại sẽ nhận xét và chấm điểm.

Cuối cùng, khách mời sẽ nhận xét và góp ý.

Trang 13

D PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Ngày đăng: 10/04/2024, 14:33