TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG-- -- BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Tên công ty phân tích: Công ty Cổ Phần Xi Măng VICEM Hà TiênT
TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP (1,5 điểm)
Quá trình hình thành và phát triển (Lịch sử hình thành và phát triển) của doanh nghiệp (theo Báo cáo thường niên; báo cáo tài chính tại 31/12/2021)
1.1.1 Thông tin chung về công ty
Tên tiếng Việt : Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1
Tên tiếng Anh: Vicem Ha Tien Cement Joint Stock Company
Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Xi Măng Vicem Hà Tiên
Tên viết tắt: Vicem Ha Tien J.S.CO
Ngành kinh doanh: Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh:
Tự hào là nhà sản xuất xi măng xi măng hàng đầu Việt Nam Các sản phẩm mang thương hiệu VICEM Hà Tiên không ngừng phát triển để mang đến chất lượng cao, công nghệ tiên tiến mà còn thân thiện với môi trường đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới VICEM Hà Tiên đang dẫn đầu trên thị trường xi măng ở miền Nam, với hơn 30% thị phần tính từ tỉnh Khánh Hòa đến tỉnh CàMau), và 10% thị phần xi măng trên cả nước và xuất khẩu sang Campuchia, Úc vàQuần đảo Nam Thái Bình Dương.
Công ty CP xi măng Hà Tiên 1 xác định tầm nhìn hướng đến tương lai trở thành nhà sản xuất cung cấp xi măng số 1 tại thị trường miền Nam
Lớn mạnh do bạn và vì bạn là thông điệp sứ mệnh của Vicem Hà Tiên nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông, người lao động và cộng đồng
Vicem Hà Tiên cam kết sản xuất và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hợp lý của khách hàng
Vicem Hà Tiên cam kết quyết tâm thực hiện chiến lược bảo vệ thị phần tại các thị trường hiện hữu, giành lại các thị trường truyền thống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mở rộng thị trường tại khu vực Nam Trung Bộ- Tây Nguyên, Cambodia và một số nước lân cận.
Triết lý kinh doanh: “ Nhân- Nghĩa- Trí- Tín ”
Nhân lực là nguồn vốn quý giá nhất
Hàng năm,Vicem Hà Tiên không ngừng làm giàu nguồn lực chất xám và cập nhật kiến thức, công nghệ mới của ngành xi măng
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty
- Sản xuất mua bán: xi măng, các sản phẩm từ xi măng, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa xây tô, bê tông), clinker, nguyên vật liệu, vật tư ngành xây dựng;
- Sản xuất, khai thác, mua bán cát đá sỏi, phụ gia sản xuất VLXD (không khai thác tại trụ sở);
- Xây dựng dân dụng, kinh doanh bất động sản (cao ốc, văn phòng cho thuê);
- Dịch vụ bến cảng, dịch vụ bốc, xếp hàng hóa, cho thuê kho bãi;
- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô, đường thuỷ nội địa, đường sắt;
- Trồng, khai thác: rừng, cây công nghiệp;
- Chế biến gỗ (không chế biến tại trụ sở);
- Khai thác, chế biến khoáng sản (không khai thác, chế biến tại trụ sở công ty);
- Xây dựng công trình công nghiệp
1.1.3 Vẽ sơ đồ, hình thể hiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp
1.1.4 Danh sách Ban lãnh đạo cao nhất (HĐQT; Ban TGĐ)
Thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc
Chủ tịch HĐQT Đinh Quang Dũng
Thành viên HĐQT Bùi Nguyên Quỳnh
Thành viên HĐQT Hoàng Cảnh Nguyễn
Thành viên HĐQT Nguyễn Văn Chuyền
Thành viên HĐQT Nguyễn Văn Lập
Thành viên HĐQT Phan Xuân Hiệu
Thành viên HĐQT Lưu Đình Cường
Trưởng ban kiểm soát Trung Thị Tâm Thanh
Thành viên Ban kiểm soát Trần Thị Bích Thủy
Thành viên Ban kiểm soát Lê Thị Thu Thủy
Tổng giám đốc Lưu Đình Cường
Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Phúc
Phó Tổng giám đốc Phạm Kiến Phương
Kế toán trưởng Bùi Nguyên Quỳnh Đại diện công bố thông tin Võ Văn Vân
1.1.5 Thành tựu, xếp hạng, vị thế trên thị trường; cờ, cúp, danh hiệu, giải thưởng (mục này có độ dài tối đa 02 trang)
Các giải thưởng cho sản phẩm:
Giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn liên tục từ năm 1997 đến nay.
Sao vàng đất Việt top 100 năm 2000.
Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006.
Năm 2009, 2010 đạt thương hiệu chứng khoán uy tín.
Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng.
Năm 2005 đạt danh hiệu “Đứng đầu ngành xây dựng cơ bản”
Chứng nhận ISO 9001, 14001, 50001 và OHSAS 18000.
Hơn 20 huy chương vàng từ Hội chợ triển lãm quốc tế tại Giảng Võ
Sản phẩm vàng hội nhập WTO năm 2014.
Năm 2016, Hà Tiên 1 vinh dự là 1 trong 2 Doanh nghiệp của Việt
Nam được trao giải thưởng ASEAN-OSHNET do Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế và
Ban điều phối Mạng An toàn, vệ sinh lao động ASEAN dành cho
Doanh nghiệp điển hình tốt về ATVSLĐ của 10 nước ASEAN. o Danh hiệu “Thương hiệu d^n đầu” và “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, đứng đầu ngành
Vật liệu xõy dựng liờn tục từ 1997 á 2007 o Danh hiệu “Hàng Việt Nam được nhiều người yêu thích” do báo Đại đoàn kết tổ chức năm 2000 (số 143/CN-ĐĐK ngày
23/3/2001) o Cúp vàng “Vietbuild” 2003-2004-2005-2006 o Cúp vàng “Top ten thương hiệu” do Hội sở hfu công nghiệp thng o Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” năm 2004 o Cúp vàng “Sao vàng đất Việt” năm 2003-2005 và 2005-2007 o Top 50 Thương hiệu Việt Nam nổi tiếng
Danh hiệu cho tập thể:
Bằng khen Thủ tướng chính phủ cho Công ty Cổ phần XM Hà TIÊN
1 đã có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn, vệ sinh lao động từ năm 2014 đến năm 2016
Cờ thi đua của Bộ Xây dựng cho Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên
1 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch công tác năm 2015.
Cờ thi đua của Chính phủ cho Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 năm 2014
Huân chương lao động hạng ba cho Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 năm 2013 o Cờ thi đua của Chính phủ cho Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 năm 2013 o Cờ thi đua của Bộ Xây dựng cho Công ty CP XMHT1 năm 2012 o Cờ thi đua của Bộ Xây dựng cho Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2011 số 1127/QĐ-BXD ngày 28/12/2011 o Cờ Thi Đua của Chính phủ cho Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 năm 2009 o Cờ thi đua xuất sắc ngành Xây dựng năm 2007 o Huân chương Lao động hạng ba, đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Đền ơn đáp nghoa và công tác xã hội từ năm 2002á2006, o Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thàch tích nhiều năm liên tục được bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao (QĐ số 1730/QĐ-TTg ngày 29/12/2006) o Và nhiều danh hiệu cao quý khác
Biểu tượng "Thương hiệu dẫn đầu từ năm 1964" màu xanh được bố trí ở góc phải, phía trên Kỳ Lân xanh nhằm khẳng định uy tín lâu đời và sự tin yêu của khách hàng Dòng chữ "Xi măng VICEM HÀ TIÊN" màu xanh ở hai cạnh hông và hai đầu vỏ bao để tăng nhận diện trong công tác bốc xếp/vận chuyển, và trưng bày tại các khu vực kho bãi Biểu tượng "VICEM xanh" hình chiếc lá trên góc mặt trước của vỏ bao, bên cạnh là dấu hợp chuẩn hợp quy, khẳng định giá trị thương hiệu không chỉ nằm ở sản phẩm, mà còn ở ý thức gìn giữ môi trường.
1.1.6 Cơ cấu cổ phần, cổ đông của Công ty (theo BCTN; BCTC tại 31/12/2021) a Vốn điều lệ: 3.816 tỷ đồng b Vốn thực góp: 3.816 tỷ đồng c Tổng khối lượng CP đã phát hành và niêm yết: 381.589.911 d Niêm yết vào ngày (ngày lên sàn): 13/11/2007 e Khối lượng CP đang lưu hành: 381.589.911 f Loại cổ phần: Phổ thông:381.589.911 g Giá trị vốn hóa (giá trị vốn hóa tại 31/12/2021): 3,228.25 tỷ đồng h Cơ cấu cổ đông:
+ Cổ đông nước ngoài: 1.82% i Danh sách 10 cổ đông lớn nhất (từ trên xuống)
STT Tên cổ đông Quốc tịch Số lượng cổ phần
1 Tổng Công ty Công nghiệp Xi
2 Lê Phương Thuý Việt Nam 7,476,870 1.96%
3 Nguyễn Văn Chuyền Việt Nam 3,630,000 0.95%
4 Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán
5 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam
6 Nguyễn Thị Hồng Nhung Việt Nam 1,546,004 0.41%
7 Trần Thị Hồng Thanh Việt Nam 1,443,940 0.38%
Japan 721,518 0.19% k Danh sách các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp (nếu có)
STT Tên công ty con/công ty liên kết
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty con/công ty liên kết
Vốn điều lệ của công ty con/công ty liên kết (tỷ đồng)
Tỷ lệ sở hữu của Công ty mẹ (%) tại công ty con/công ty liên kết
TNHH đầu tư phát triển Bất động sản
Kinh doanh bất động sản 30 65%
2 Công ty Cổ phần Cao su
Sản xuất và mua bán các SP cao su
3 Công ty Cổ phần VICEM
Nhập khẩu và kinh doanh thạch cao các loại, kinh doanh xi măng các loại, nghiền xi măng
Kết quả kinh doanh; tình hình tài chính của công ty (theo BCTN; BCTC tại 31/12 của 5 năm gần nhất: 2017-2021)
1.2.1 Kết quả kinh doanh (theo giá trị, tính thành tiền)
1.2.2 Tình hình tài chính (theo BCTN; BCTC tại 31/12 của 5 năm gần nhất: 2017-2021) v Tổng tài sản : 8.809 tỷ đồng v Nguồn vốn: Vốn điều lệ: 3.816 tỷ đồng v v v v v Các chỉ số tài chính cơ bản:
Tỷ suất LN gộp/DT thuần Tỷ suất LNST/DT thuần ROA
PHÂN TÍCH VĨ MÔ VÀ NGÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TY (2,5 điểm)
Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chiến lược sản xuất
- Ví dụ : Tình hình thời sự quốc tế (Nga – Ukraine) có tác động, ảnh hưởng gì đến nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty hay không?
( https://hacoindustry.com/thach-thuc-nganh-xi-mang-trong-nua-cuoi-nam-2022/)
- Những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cùng với ảnh hưởng cuộc xung đột giữa Nga Ukraine đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu và gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu.
- Xăng dầu và than, hai nguyên vật liệu chính của ngành xi măng, liên tục biến động mạnh về giá bán và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ “hạ nhiệt”.
- Cụ thể, sau khi tăng hơn 50% trong năm 2021, giá dầu Thế giới vẫn liên tục xác lập đỉnh mới trong năm 2022 Đối với mặt hàng than, hiện giá than nội địa đã tăng lên 4 triệu đồng/tấn, từ mức 1,8 triệu đồng/tấn trước đây Giá than cám 4b nhập khẩu cũng tăng lên 5,5 triệu đồng/tấn.
Sản xuất xi măng gặp khó vì chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh
Trước áp lực chi phí đầu vào tăng cao, từ tháng 3.2022 đến nay, các doanh nghiệp xi măng đã phải 3 lần điều chỉnh tăng giá bán, với biên độ tăng cả 3 lần từ 220.000-270.000 đồng/tấn tùy từng thương hiệu Tuy nhiên, mức tăng giá này chưa giúp nhà sản xuất xi măng “dễ thở” hơn Theo đó, đã xuất hiện tình trạng một vài nhà máy phải dừng lò nghiền clinker do càng sản xuất càng lỗ.
- Ví dụ: Các chủ trương phát triển kinh tế xã hội của nhà nước được công bố, ban hành gần đây có tác động, ảnh hướng như thế nào đến triển vọng phát triển, xu hướng phát triển của ngành? ( https://ximang.vn/chuyen-de-xi-mang/moi-truong-kinh-doanh-va-canh-tranh-trong-nganh-xi- mang-13327.htm)
Do đặc thù ngành xi măng có mức độ thâm dụng tài nguyên lớn, cũng như là ngành có tác động ô nhiễm đáng kể tới môi trường, chính phủ đã tăng cường quản lý các doanh nghiệp trong ngành bằng các chính sách thuế phí đặc thù cho hoạt động sản xuất và khai thác xi măng, bao gồm:
- Phí cấp quyền khai thác khoáng sản: Là phí phải trả cho Bộ Tài nguyên & Môi trường khi doanh nghiệp tiến hành xin giấy phép khai thác tại các mỏ nguyên liệu mới Chính sách phí này được ban hành lần đầu năm 2013 trong Nghị định 203/2013/NĐ-CP và được sửa đổi chi tiết hơn vào năm
2019 trong Nghị định 67/2019/NĐ-CP với quy định cụ thể về mức phí cho từng loại tài nguyên sản xuất xi măng.
Phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản bao gồm hai thành phần chính: Phí môi trường đối với từng mét khối đất đá bốc xúc và phí sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo chủng loại tài nguyên khai thác Chính sách thu phí này được ban hành trong Nghị định 164/2016/NĐ-CP từ năm 2016.
- Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên sẽ tính trực tiếp dựa trên % giá trị của tài nguyên khai thác trong năm theo biểu thuế nêu trong Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 Trong giai đoạn 10 năm gần nhất (2010 - 2019), thuế tài nguyên đã được điều chỉnh tăng 2 lần từ mức 5% (năm 2010) lên mức 10% (năm 2019).
- Phí cải tạo và phục hồi môi trường (phí hoàn nguyên): Là khoản phí mà các doanh nghiệp khai thác khoáng sản phải nộp cho địa phương để đảm bảo phục hồi lại môi trường xung quanh sau khi dừng khai thác Đây là chính sách phí được ban hành năm 2005 trong Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 và sau đó được hướng dẫn chi tiết hơn về cách tính trong Thông tư 38/2015/TT-BTNMT.
- Ngoài ra, còn một số loại thuế phí khác trong ngành đối với hoạt động xuất khẩu xi măng như: thuế xuất khẩu (hiện ở mức 0% theo Nghị định số 146/2017/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 100/2016/NĐ-CP), thuế giá trị gia tăng (hiện ở mức 0% từ năm 2015, theo nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12).
Ngành xi măng chịu ảnh hưởng đáng kể từ sự điều tiết của chính phủ Do đó, các văn bản pháp lý trong lĩnh vực này đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển của ngành trong tương lai.
- Ví dụ: Các quy định về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu đang gây bất lợi hay đang tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty?
Từ 01/07/2016, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế có hiệu lực; Tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP quy định vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ chịu thuế suất thuế xuất khẩu 5% Điều này ngay lập tức có tác động mạnh đến ngành xi măng trong nước nói chung và ảnh hưởng gây bất lợi cho hoạt động sản xuất Xi măng Vicem Hà Tiên nói riêng Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, xuất khẩu xi măng sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi chi phí xuất khẩu của các DN xi măng trong nước sẽ tăng thêm khoảng 4,5 USD/ tấn clinker (theo giá FOB bình quân 30 USD/ tấn) và tăng 7,5 USD/ tấn xi măng (theo giá FOB bình quân 50 USD/ tấn) Giá xuất khẩu xi măng tăng lên, khi đó xi măng của Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan.Với những khó khăn này, nhiều DN kiến nghị rằng, Nhà nước cần định hướng cho việc xuất khẩu xi măng lâu dài với khối lượng từng thời kỳ hợp lý, có như vậy mới khuyến khích DN có điều kiện xuất khẩu đầu tư về khai thác thị trường, phương tiện logistic lâu dài
Việc điều tiết của Nhà nước sẽ được thực hiện bằng thuế.
Phân tích tình hình ngành, lĩnh vực có liên quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
2.2.1 Rào cản gia nhập đối với công ty o Giá đầu vào của các nguyên liệu tăng cao
Theo đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, cách đây 1 tuần, giá than nhập khẩu là khoảng 210 - 220 USD, trong khi nguyên liệu này chiếm 56% giá thành sản xuất clinker Giá than tăng cao như vậy gây không ít khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Chưa kể, khi giá xi măng tăng thì nhà thầu xây dựng cũng chịu tác động, giá đội lên phải dừng thi công hoặc không sẽ thua lỗ Không chỉ ngành xây dựng khó khăn, ông Cung cho rằng sự khó khăn này còn gây hệ lụy cho cả nền kinh tế. o Mất cân đối cung - cầu
Cụ thể, tổng công suất thiết kế hiện nay của ngành Xi măng là 107 triệu tấn song do ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất lên đến 123 triệu tấn, trong khi tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa là khoảng hơn 50 triệu tấn Ngành Xi măng đang đối mặt khó khăn khi cung vượt xa cầu, dẫn đến cảnh cạnh tranh nhau rất khốc liệt cả về địa bàn, giá cả, số lượng. o Vấn đề về môi trường
Ngành xi măng rất quan tâm và hăng hái đầu tư bởi ngoài vấn đề về môi trường thì còn mang lại hiệu quả kinh tế Ông dẫn ví dụ về vấn đề sử dụng rác thải, phế thải và bùn thải… trong quá trình sản xuất xi măng Tuy nhiên, vị này chỉ ra, quá trình này gặp rất nhiều khó khăn về các loại thủ tục khác nhau Việc biến rác thải thành xi măng gặp ách tắc vì lấy được nguồn là vô cùng khó. o Áp lực cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng diễn ra gay gắt, quyết liệt và có những diễn biến phức tạp, đặc biệt trong năm 2006, cạnh tranh nội bộ càng quyết liệt hơn (Một số công ty sản xuất lợi dụng ưu thế của mình đã lôi kéo dành giật một số khách hàng và đại lý trên các địa bàn của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng quản lý) o Ảnh hưởng do thời tiết, thiên tai
Thời tiết có những diễn biến phức tạp như: Mùa khô thì nước sông quá cạn kiệt, mùa mưa thì bão lũ việc cấp toa xe ngành đường sắt cho vận tải xi măng vào các thời kỳ cao điểm của các năm hạn chế Những yếu tố trên đây đã làm cho việc tiếp nhận, vận chuyển xi măng bằng đường thủy, đường sắt, đường bộ về các địa bàn của Công ty gặp khó khăn.
2.2.2 Tình hình cung cầu, bối cảnh cạnh tranh trên thị trường
Hiện tại, ngành sản xuất xi măng tại Việt Nam có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, với quy mô và năng lực sản xuất đa dạng Trong số các nhà máy sản xuất xi măng lớn và có khả năng cạnh tranh với Xi măng Hà Tiên 1 có thể kể đến một số cái tên nổi bật.
1 CTCP Xi Măng Bỉm Sơn ( BCC )
Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn được xây dựng vào đầu những năm 80 Vị trí của Nhà máy nằm gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là 2 nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao Được niêm yết trên sàn HNX với vốn điều lệ 1.232.098.120.000 đồng. Trong năm 2021, sản lượng tiêu thụ xi măng của Vicem Bỉm Sơn đạt 5,35 triệu tấn với tổng doanh thu đạt 4.300 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế ghi nhận mức tăng mạnh, với 107 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ và tăng 31% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế 85,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 27% và 25%.
Điểm mạnh : o Có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao o Với bề dày hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực sản xuất xi măng nên đã được đông đảo người dùng tin cậy o Công ty còn có một lợi thế là một trong những thành viên hàng đầu của Tổng công ty xi măng Việt Nam, nên đã được sự ưu ái cũng như giúp đỡ rất lớn về công tác sản xuất, kinh doanh hay quản lý.
- Hệ thống thiết bị công nghệ chậm đổi mới và chưa được đầu tư nâng cấp.- Việc đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm tiến độ, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.
2 CTCP Xi măng Thái Bình ( TBX) Được thành lập từ năm 1979 đến nay, Công ty CP Xi măng Thái Bình là đơn vị dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản phẩm xi măng trắng, công suất nhà máy đạt 50.000 tấn clinker và 60.000 tấn xi măng trắng một năm Được niêm yết trên sàn
HNX với vốn điều lệ là 15.102.800.000 ( VND ) Với sản lượng tiêu thụ xi măng trắng đạt 13.923 thực hiện được 58,3% so với kế hoạch tổng doanh thu đạt được là 66,8 tỷ,, lợi nhuận trước thuế ở mức 700 triệu đồng
Điểm mạnh : o Công ty vẫn là đơn vị duy nhất trong toàn quốc sản xuất xi măng trắng từ nguyên liệu thô tự nhiên đến thành phẩm Đây là cơ hội tốt để công ty tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển thị trường o Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 luôn được duy trì và áp dụng hiệu quả
Khó khăn : o Nguồn nguyên liệu vẫn ở tình trạng bất ổn, chất lượng không ổn định, nhà cung cấp luôn luôn ép giá tăng cao o Mặt bằng sản xuất chật hẹp, đầu tư mở rộng phát triển sản xuất gặp rất nhiều khó khăn o Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp và lạc hậu, các thiết bị công nghệ kém phát triển
3 CTCP Xi măng La Hiên VVMI ( CLH )
Nhà máy Xi măng La Hiên tiền thân là Công ty TNHH Một thành viên Xi măng La Hiên, được thành lập ngày 31/12/1994, niêm yết trên sàn chứng khoán HNX với vốn điều lệ 100 tỷ đồng Năm 2021, công ty đạt sản lượng 780.593 tấn xi măng, doanh thu 706 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 66 tỷ đồng, nộp ngân sách 53 tỷ đồng, đảm bảo việc làm cho hơn 550 lao động với mức lương bình quân 13,2 triệu đồng/người/tháng.
Điểm mạnh: o Với quyết tâm tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, làm tốt nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước Công ty đã đề ra nhiều giải pháp trong sản xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ o Công ty đã quan tâm cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, tăng cường vệ sinh công nghiệp thu gom xử lý chất thải công nghiệp đảm bảo các chỉ tiêu thông thoáng, sạch sẽ, thuận tiện. o Thường xuyên kiểm tra giám sát các thông số môi trường lao động đưa ra các biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm cải thiện điều kiện làm việc kịp thời và hiệu quả cho người lao động
Phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra, triển vọng sản xuất, kinh doanh của công ty 26 1 Đầu vào
2.3.1 Đầu vào vNguyên liệu để sản xuất xi măng chủ yếu là clinker chiếm khoảng 75% thành phần xi măng Ngoài ra còn có thạch cao(chiếm 4%), pouzulan (chiếm 17%) và một số loại phụ gia khác Thành phần để sản xuất clinker bao gồm đá vôi (chiếm 82%) và đất sét (chiếm 12%), các nguyên liệu khác chiếm tỷ trọng khoảng 6% Clinker là nguyên liệu chính sản xuất xi măng, chiếm đến 80% chi phí vật liệu( Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1.450 độ C của đá vôi, đất sét và một số phụ gia như quặng boxit, cát…) Các doanh nghiệp xi măng miền Bắc tự chủ được nguồn nguyên liệu này vì các mỏ đá vôi nguyên liệu để sản xuất clinker tập trung chủ yếu ở miền Bắc Các doanh nghiệp xi măng ở miền Trung và miền Nam phải vận chuyển từ ngoàiBắc vào hoặc nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc nên chi phí sẽ cao hơn
Nguồn trữ lượng đá vôi lớn: Sau khi hợp nhất với Hà Tiên 2, công ty hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu đá vôi để sản xuất clinker do Hà Tiên 2 hiện đang sở hữu mỏ đá vôi (trữ lượng khoảng
Ước tính trữ lượng bauxite (khoảng 140 triệu tấn) và đất sét (khoảng 40 triệu tấn) tại Kiên Giang có thể cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho 2 nhà máy xi măng Bình Phước và Kiên Lương hoạt động ổn định trong 30 năm tới.
Chủ động nguồn clinker với giá ổn định: Nhà máy xi măng Bình
Phước đi vào hoạt động nâng tổng công suất clinker của Vicem Hà Tiên lên khoảng 2,8 triệu tấn/năm, đáp ứng 100% nhu cầu clinker cho
2 nhà máy chính Ngoài việc giúp cho Vicem Hà Tiên giảm bớt sự phụ thuộc vào clinker từ bên ngoài, clinker sản xuất từ Nhà máy xi măng Bình Phước có giá thành rẻ hơn clinker nhập khẩu 15-20% à Hiện Vicem Hà Tiên chủ động được cả 2 nguồn đá vôi và clinker vĐiện chiếm 15-17% giá thành sản xuất xi măng Việc giá điện tăng thêm 5% đã làm giá thành sản phẩm mỗi tấn xi măng tăng từ 8.000-10.000 đồng, các doanh nghiệp xi măng càng thêm khó khăn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây cũng đã thông báo nhiều nhà máy nhiệt điện đã phải dừng hoặc giảm phát vì thiếu than (thiếu 1,4 triệu tấn so với hợp đồng đã ký trong quý I), gây ra rủi ro thiếu điện trong quý II/2022 Các chuyên gia của VNDirect nhận định nhiệt điện sẽ được ưu tiên hàng đầu trong việc huy động than, do đó các nhà máy xi măng tại Việt Nam có thể sẽ gặp tình trạng thiếu than sản xuất trong thời gian tới. vTheo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), than là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất, thường chiếm khoảng 35-40% giá thành sản xuất xi măng. Trong đó, 66% lượng than phải nhập khẩu, do đó giá thành sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào giá than trên thị trường quốc tế. vTheo VNCA, thời tiết mưa ẩm tại vùng Đông Bắc Australia, nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng cao sau đại dịch và cuộc xung đột Nga - Ukraine là các nguyên nhân chính khiến giá than nhiệt toàn cầu tăng mạnh kể từ quý III/2021. à à à à à Đặc điểm ngành xi măng cần đầu tư vốn rất lớn để xây dựng nhà máy sản xuất xi măng, nên hầu hết các doanh nghiệp xi măng đều có nợ khá cao
2.3.2 Đầu ra v Nhu cầu thị trường
- Việc sản xuất và cho ra thị trường sản phẩm xi măng bao mới với trọng lượng
Sản lượng tiêu thụ xi măng 40kg kịp thời đáp ứng nhu cầu từ hộ tiêu dùng nhỏ đến các công trình lớn tại hầu khắp các thị trường Một lần nữa khẳng định sức mạnh của thương hiệu Vicem.
Hà Tiên xứng đáng là anh cả và trụ cột Ngành công nghiệp Xi măng Việt Nam.
Bao bì mới trọng lượng 40kg của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng vì phục vụ đa dạng công trình, từ trọng điểm quốc gia, tư nhân đến dân dụng và hộ dân sửa chữa nhỏ lẻ Việc mở rộng phạm vi ứng dụng này góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của sản phẩm và thương hiệu.
- Dưới tác động của đại dịch và trong giai đoạn giãn cách xã hội đã làm cho hầu hết các công trình ngừng thi công do thiếu nhân công, xuất khẩu xi măng giảm.
- Cùng với tình hình thời tiết diễn biến bất thường như tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và diễn biến khó lường tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mưa lũ lịch sử trong tháng 10 kéo dài tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng tại khu vực miền Trung làm nhu cầu xi măng sụt giảm
- Nhu cầu xi măng phía Nam - thị trường chính của Xi măng Hà Tiên 1 trong năm ngoái là 21,1 triệu tấn, giảm 9,3% so với cùng kỳ Xét theo khu vực, nhu cầu từ Đông Nam Bộ giảm nhiều nhất (14,3%) sau đó là khu vực Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Tây Nguyên giảm lần lượt 3,9% và 5,7% so với cùng kỳ v Các khách hàng chính
Khách hàng chính của công ty là các nhà buôn bán sỉ, chiếm tới 60% sản lượng tiêu thụ hàng tháng thông qua hình thức ký kết hợp đồng Đây là lượng tiêu thụ khá ổn định, góp phần đảm bảo doanh thu và sản xuất của công ty trong thời gian dài.
- Xí nghiệp Kinh Doanh Xi Măng Thành Phố Hồ Chí Minh (theo dạng nhà buôn bán lẻ): tiêu thụ khoảng 25% sản lượng của Công ty thông qua các cửa hàng bán lẻ v Địa bàn tiêu thụ
- Các nhà máy xi măng và các trạm nghiền VICEM Hà Tiên được đặt ở vị trí chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và phân phối sản phẩm đến các nhà phân phối và người tiêu dùng.
- Mạng lưới phân phối VICEM Hà Tiên, hiện có 76 nhà phân phối với 10.000 cửa hàng vật liệu xây dựng bao gồm thị trường nội địa trong nước ở 25 tỉnh thành thuộc phía Nam của Việt Nam và thị trường xuất khẩu ở Cambodia và Australia
Phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty (theo BCTN; BCTC tại 31/12 của 5 năm gần nhất: 2017-2021)
2.4.1 Về doanh số bán hàng (qua các năm 2017-2021)
2.4.2 Về số lượng, sản lượng, công suất, năng lực sản xuất, số lượng sản phẩm của công ty qua các năm 2017-2021
2.4.3 Tình hình thị phần (phần chiếm trên thị trường của công ty so với toàn bộ thị trường cùng ngành hàng mà công ty kinh doanh) của công ty
Thị phần VICEM Hà Tiên năm 2021 đạt 32,9% (tăng 2,35%) so cùng kỳ 2020:
- Đông Nam Bộ là 32,2%, tăng 1,6% so với cùng kỳ 2020
- Tây Nam Bộ là 34,8%, tăng 4,3% so với cùng kỳ 2020
- Nam Trung Bộ & Tây Nguyên là 30,8% (tăng 0,4%) so với cùng kỳ 2020
Thị phần tiêu thụ của một số sản phẩm chính của công ty trên thị trường:
- Xi măng bao đạt 36,44% (tăng 3,74% so cùng kỳ)
- Xi măng rời đạt 27,05% (tăng 0,01% so với cùng kỳ 2020)
Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, Quận
Các chi nhánh Công ty gồm:
Xí nghiệp tiêu thụ và dịch vụ xi măng Hà Tiên 1: Lầu 3, số 9-19 đường Hồ Tùng Mậu, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM.
Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ: Tổ 8 - KP4, phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM.
Trạm nghiền Thủ Đức, địa chỉ: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức – TPHCM.
Nhà máy xi măng Bình Phước, địa chỉ: Ấp Thanh Bình, Xã Thanh Lương, Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước.
Trạm nghiền Long An, địa chỉ: Ấp 4 Khu Công nghiệp Long Định, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An
Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ: Quốc Lộ 80, Ấp Lò Bom, Thị trấn Kiên Lương, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang.
Mạng lưới phân phối VICEM Hà Tiên 1, hiện có 76 nhà phân phối với 10.000 cửa hàng vật liệu xây dựng bao gồm thị trường nội địa trong nước ở
25 tỉnh thành thuộc phía Nam của Việt Nam và thị trường xuất khẩu ở
2.4.4 Tình hình, phương án mở rộng kinh doanh, đầu tư dự án mới, mở rộng thị trường, địa bàn tiêu thụ mới của công ty trong thời gian đến v Kế hoạch, chiến lược trong thời gian tới.
Mục tiêu đến 2025 chiếm 31,02% thị phần, sản lượng 15,6 triệu tấn tăng 2 lần so với năm
Năm 2019 và tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, VICEM Hà Tiên nỗ lực duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành xi măng tại thị trường Miền Nam, đạt thị phần từ 35 - 40% ở các thị trường trọng điểm Để thích ứng với tình hình dư cung xi măng nội địa, công ty đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường như Úc, Campuchia, Philippines và Myanmar Các dự án đầu tư của VICEM Hà Tiên đang trong giai đoạn hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và đáp ứng nhu cầu thị trường trong tương lai.
Dự án Nâng cao năng lực nghiền xi măng tại NM Kiên Lương:
Gói thầu số 1 - đấu thầu quốc tế: hoàn thành lựa chọn nhà thầu và triển khai thực hiện hợp đồng Cung cấp thiết kế, thiết bị, vật tư và dịch vụ kỹ thuật.
Triển khai lựa chọn nhà thầu gói thầu số 7 “Mua sắm trong nước” và gói thầu số 8 “Gia công chế tạo và Lắp đặt thiết bị”.
Dự án Nhà máy phát điện tận dụng nhiệt thừa từ NM Bình Phước: Hoàn thành phê duyệt dự án và KHLCNT; hoàn thiện dự thảo HSMT, tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị và lắp đặt.
Dự án dây chuyền nghiền tại TN Long An: Hoàn tất ký kết hợp đồng với các nhà thầu tư vấn và triển khai thực hiện các nội dung “Khảo sát xây dựng phục vụ lập đồ án và phê duyệt quy hoạch 1/500 cho mặt bằng Trạm nghiền Long An”; trình phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng đá vôi mỏ Thanh Lương, Dự án Khai thác mỏ đá vôi Thanh Lương đã hoàn thành phê duyệt dự án Sau đó, dự án triển khai chi trả tiền đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Dự án đường BOT nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu, Quận 9, Tp.HCM: Triển khai đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng v v v v vCác dự án đầu tư của công ty dự kiến sẽ thực hiện trong tương lai
Chủ tịch HĐQT, ông Đinh Quang Dũng tiết lộ, năm nay, HT1 dự kiến đầu tư 507 tỷ đồng, tăng 400 tỷ so với năm 2020, vào các dự án nâng cao năng lực nghiền xi măng tại nhà máy Xi măng Kiên Lương, nhà máy Xi măng Bình Phước và đưa dự án Đốt rác thải làm nguyên liệu thay thế tại nhà máy Kiên Lương đi vào hoạt động,
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ (2017-2021) – (2,5 điểm)
Tỷ số về tính thanh khoản
Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán nhanh 0.27 0.34 0.33 0.35 0.24
Tỷ số hoạt động
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho 8.43 9.37 10.5 9.14 8.97
Tỷ số ngày tồn kho 43.3 38.95 34.76 39.93 40.69
Tỷ số vòng quay khoản phải thu 16.52 16.72 18.05 15.64 13.44
Tỷ số kỳ thu tiền bình quân 22.09 21.83 20.22 23.34 27.16
Tỷ số vòng quay tài sản cố định 0.98 1.07 1.23 1.21 1.16
Tỷ số vòng quay tổng tài sản 0.72 0.77 0.84 0.78 0.75
Tỷ số quản lý nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0.53 0.51 0.48 0.46 0.41
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1.14 1.06 0.92 0.86 0.7
Tỷ số khả năng trả lãi vay 1.93 2.92 3.89 4.24 4.62
Tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ số LN ròng trên tổng tài sản
Tỷ số LN ròng trên VCSH (ROE) 9.4 12.2 14.1 11.3 7.13
Tỷ số LN ròng trên DT thuần 5.9 7.6 8.4 7.6 5.8
Tỷ số giá thị trường
Tỷ số giá trên thu nhập của mỗi cp
Tỷ số lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 1 273.577 1824.65 1 941.096 1593.572 967.671
Tỷ số giá trên giá trị sổ sách mỗi cp 0.851 0.827 0.943 1 226 1.643
Tỷ số giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (chỉ dùng biểu đồ line chart) (1,0 điểm)
Trong thời gian từ ngày lên sàn đến nay
Giá trị cao nhất từ trước đến nay
Giá trị thấp nhất từ trước đến nay
Tại thời điểm hiện tại so với ngày đầu mới niêm yết trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HT1 đã có biến động rất lớn về giá - giảm tương đương 542,25%
Song song với việc giá giao dịch của cổ phiếu HT1 giảm rất nhiều so với ngày đầu niêm yết trên sàn là sự suy giảm về tính thanh khoản, được thể hiện rõ qua số lượng cổ phiếu giao dịch giảm hơn 10000 cổ phiếu
3 So với đáy chu kỳ
Kể từ ngày đầu niêm yết trên sàn chứng khoán, giá trị cổ phiếu HT1 đã sụt giảm mạnh mẽ, đi từ mức 60.500 đồng xuống còn 7.470 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức giảm lên tới 709,9%.
Trong thời gian từ đầu năm trở lại đây
Giá cao nhất từ đầu năm đến nay
Giá thấp nhất từ trước đến nay Điểm Thời gian Giá Khối lượng Đầu kỳ 04/01/2022 23900 đồng/cổ phiếu 3935700 cổ phiếu Cuối kỳ 29/11/2022 10050 đồng/ cổ phiếu 868700 cổ phiếu Cao nhất 12/04/2022 26950 đồng/ cổ phiếu 4297000 cổ phiếu Thấp nhất 15/11/2022 7470 đồng/ cổ phiếu 815800 cổ phiếu
Tính từ đầu kỳ năm 2022 đến nay , giá cổ phiếu HT1 đã giảm từ 23900 đồng/ cổ phiếu xuống mức chỉ còn 10050 đồng/ cổ phiếu tức giảm hơn 135%.
2 Về khối lượng giao dịch
Trong năm 2022, giá cổ phiếu HT1 đã liên tục giảm mạnh từ đầu đến cuối năm Sự sụt giảm này đã dẫn đến việc tính thanh khoản cũng giảm đáng kể, với lượng cổ phiếu giao dịch giảm hơn 2.967.000 đơn vị so với cùng kỳ.
3 So sánh với với đỉnh chu kỳ
Tại đỉnh chu kỳ, HT1 có giá cao nhất là 26950 đồng/ cổ phiếu tức cao hơn giá mở bán 1450 đồng/ cổ phiếu, từ đó kéo theo tính thanh khoản của HT1 vô cùng cao tăng hơn 300000 cổ phiếu.
4 So sánh với đáy chu kỳ Đến giai đoạn cận cuối kì - cuối năm 2022, tình hình giá cổ phiếu HT1 giảm nặng chỉ còn 7470 đồng/ cổ phiếu giảm gần 320% so với giá đầu kỳ Cùng với đó là sự suy giảm về tính thanh khoản đối với khối lượng cổ phiếu được giao dịch thấp nhất trong kì với 815800 cổ phiếu.
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ KẾT LUẬN (1,5 điểm)
Sinh viên làm theo các bước định giá nêu trong slide bài định giá cổ phiếu.