1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá BAT-VINATABA
Tác giả Hồ Hoàng Minh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Anh Vân
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Công Nghiệp
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 27,09 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Kết cấu các chương của báo cáo (13)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH THUỐC LÁ BAT-VINATABA (14)
    • 1.1 Tổng quan về công ty liên doanh thuốc lá BAT-VINATABA (14)
      • 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty liên doanh thuốc lá BAT-VINATABA (14)
      • 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (15)
      • 1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động (16)
    • 1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh (17)
    • 1.3 Chiến lược phát triển (19)
      • 1.3.1 Mục tiêu về chất lượng (19)
      • 1.3.2 Chiến lược về chất lượng (20)
    • 1.4 Cơ cấu tổ chức tại bộ phận QA (21)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (23)
    • 2.1 Tổng quan về chất lượng (23)
      • 2.1.1 Chất lượng là gì? (23)
      • 2.1.2 Đặc điểm của chất lượng (24)
    • 2.2 Kiểm soát chất lượng (25)
      • 2.2.1 Tổng quan về kiểm soát chất lượng (25)
      • 2.2.2 Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng (26)
    • 2.3 Phương pháp 5S (26)
    • 2.4 Biểu đồ pareto (28)
    • 2.5 Biểu đồ nhân quả (30)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT BỌ TẠI CÔNG TY LIÊN (32)
    • 3.1 Mô tả quy trình hoạt động tại bộ phận QA (32)
      • 3.1.1 Giới thiệu quy trình sản xuất của nhà máy PMD (32)
      • 3.1.2 Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm (37)
    • 3.2 Công tác xử lí kiểm soát bọ 6 tháng đầu 2021 (43)
      • 3.2.1 Tình hình kiểm soát bọ thuốc lá trong 6 tháng đầu 2021 (44)
        • 3.2.1.1 Vệ sinh (44)
        • 3.2.1.2 Đặt bẫy theo dõi bọ (45)
      • 3.2.2 Tình hình xử lí bọ thuốc lá trong 6 tháng đầu 2021 (50)
        • 3.2.2.1 Phương pháp phun xịt (51)
        • 3.2.2.2 Phương pháp khử trùng (52)
        • 3.2.2.3 Phương pháp đông lạnh (57)
    • 3.3 Đánh giá công tác kiểm soát bọ trong iểm soát chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá BAT-VINATABA (59)
      • 3.3.1 Những điểm đạt được (59)
      • 3.3.2 Hạn chế tồn tại (60)
    • 4.1 Giải pháp nâng cao khả năng kiểm soát bọ (62)
      • 4.1.1 Đề xuất thực hiện 5S trong công tác vệ sinh (62)
      • 4.1.2 Đề xuất giải pháp ứng dụng các công cụ kiểm soát chất lượng để giải quyết tình trạng xuất hiện bọ (64)
      • 4.1.2 Đề xuất giải pháp trong công tác đặt bẫy bọ (70)
    • 4.2 Đề xuất sử dụng đèn diệt côn trùng thay cho phương pháp phun xịt trong công tác xử lý bọ (72)
  • KẾT LUẬN (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)
  • PHỤ LỤC (78)

Nội dung

Cảm ơn toàn thể anh chị trong các phòng ban, nhất là các anh chị trực thuộc bộ phận QA đã tiếp nhận và tạo các điều kiện tốt nhất để tác giả có thể được trau dồi thêm các kiến thức hữu í

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng về công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại bộ phận QA Đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện và kiểm soát tốt, giảm thiểu tình trạng bọ gây hại trong thuốc lá.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng: sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả.

Kết cấu các chương của báo cáo

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công Ty Liên Doanh Thuốc Lá BAT-VINATABA Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng công tác kiểm soát bọ tại Công Ty Liên Doanh Thuốc Lá BAT- VINATABA

Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại Công Ty Liên Doanh Thuốc Lá BAT-VINATABA

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH THUỐC LÁ BAT-VINATABA

Tổng quan về công ty liên doanh thuốc lá BAT-VINATABA

1.1.1 Giới thiệu chung về Công Ty Liên Doanh Thuốc Lá BAT-VINATABA

Tên đầy đủ: Công Ty Liên Doanh Thuốc Lá BAT-VINATABA

Tên quốc tế: British American Tobacco – Vinataba (Joint Venture)

Mã số thuế: 3600508640 Địa chỉ: khu phố 8, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Đại diện pháp luật: YOUNG YAE

Ngày hoạt động: 17/8/2001 Điện thoại: 02513985828

Hình 1.1 Logo Công Ty Liên Doanh Thuốc Lá BAT-VINATABA

Nguồn: Nội bộ công ty

Số lượng công nhân viên: 79 (tính đến tháng 5/2021)

Vốn điều lệ: 65 triệu đô

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Vào tháng 10 năm 1994 tập đoàn BAT bắt đầu đi vào hoạt động tại Việt Nam và cũng là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới trong 23 năm qua tại Việt Nam Ngay trước những ngày đầu đi vào hoạt động tại Việt Nam các thương hiệu của BAT đã được lưu hành và nổi tiếng tại Việt Nam thông qua một số giao dịch cấp phép quan trọng giữa BAT và một số nhà máy trọng điểm của tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) – công ty thuốc lá nhà nước lớn nhất tại Việt Nam và các đối tác khác như tổng công ty Công Nghiệp Sài Gòn, tập đoàn Khánh Việt

Năm 2001 BAT thành lập quan hệ đối tác với Vinataba thông qua một công ty liên doanh trị giá 65 triệu đô của Mỹ có tên British American Tobacco – Vinataba, với chức năng liên doanh chính là trồng và chế biến thuốc lá Đây là công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam trong ngành thuốc lá, có thời hạn hoạt động 50 năm, nhấn mạnh những cam kết của tập đoàn BAT đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Cũng trong năm 2001 văn phòng đại diện về marketing của tập đoàn BAT cũng được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường cũng như kết nối các doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam, tạo việc làm cho hàng ngàn người trực tiếp và gián tiếp

Năm 2004, British American Tobacco – Vinataba chính thức vận hành một nhà máy sản xuất sợi thuốc lá (PMD) tại tỉnh Đồng Nai để cung cấp sợi thuốc lá cho Vinataba và các nhà máy khác Và đây được công nhận là một trong những nhà máy chế biến sợi thuốc lá hiện đại nhất của tập đoàn BAT trên thế giới

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc bộ máy hoạt động

Nguồn: Phòng nhân sự công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty được sắp xếp theo cấp bậc với tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chính điều hành quản lý

 Phó tổng giám đốc: điều hành quản lý chung và là bên phía công ty thuốc lá Vinataba được bổ nhiệm

 Giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm chính về mặt tài chính của công ty

 Giám đốc pháp lí: chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp lý của công ty

 Trưởng bộ phận nhân sự: chịu trách nhiệm quản lí chung về mặt nhân sự của công ty

 Giám đốc bộ phận lá thuốc: chịu trách nhiệm về việc cung cấp lá thuốc cũng như đảm bảo nguồn cung cho công ty

 Trưởng bộ phận sản xuất: chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất

Giám đốc bộ phận pháp lí

Trưởng bộ phận nhân sự

Giám đốc bộ phận lá thuốc

Trưởng bộ phận sản xuất

Quản lý bộ phận chất lượng

 Quản lí bộ phận chất lượng: chịu trách nhiệm chính về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

BAT – VINATABA, nhất là nhà máy PMD với nhiệm vụ chính là sản xuất ra các loại sợi thuốc lá từ các bộ phận của cây thuốc lá như: cọng, mảnh lá,… Theo các công thức phối trộn khác nhau để ra các sợi thuốc lá khác nhau tùy theo nhu cầu thị trường cũng như thị hiếu của khách hàng

Sau đó, những sợi thuốc lá này sẽ được chuyển đến nhà máy để trở thành điếu thuốc tại nhà máy VINA-BAT và các nhà máy nhượng quyền SMD khác: SMD Thăng Long, SMD Hải Phòng, SMD Bắc Sơn, SMD Thanh Hóa, SMD Khatoco, SMD Bến Thành, SMD Sài Gòn

Nguồn: Nội bộ công ty

Lá thuốc sau khi được thu hoạch sẽ được chuyển cho bên chuyên gia công tách cọng và đóng vào các thùng 200kg

Nguồn: Nội bộ công ty

Lá thuốc sau khi thu hoạch được giao cho một bên thứ ba gia công tách riêng mảnh lá sau đó sấy khô ép thành thùng 200kg

Nguồn: Nội bộ công ty

Các sợi thuốc lá bán thành phẩm sẽ được đóng gói tự động vào các thùng carton với trọng lượng 24kg

Chiến lược phát triển

Cam kết xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn cho tất cả các bên liên quan bằng cách giảm thiểu những tác động đến sức khỏe của hoạt động kinh doanh qua việc cung cấp thêm những lựa chọn mới về các sản phẩm thú vị và mang lại ít rủi ro hơn cho người tiêu dùng

Phát triển hơn nữa mô hình tăng trưởng thông qua việc phát triển đầu tư về thuốc lá, nicotine và hơn thế nữa, luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sự tận hưởng và sự hài lòng

Với việc thuốc lá là cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai mở rộng hơn nữa các chiến lược tạo ra tỷ trọng doanh thu ngày càng lớn hơn thông qua các sản phẩm không phải thuốc lá và qua đó có thể giúp giảm đáng kể tác động đến sức khỏe của người tiêu dùng do hoạt động kinh doanh của công ty

Với việc nhận thấy những cơ hội mới để có thể nắm bắt được kịp thời những thay đổi mới của người tiêu dùng theo thời gian, những hạn chế bởi sự thay đổi của xã hội và các quy định cũng như để có thể đáp ứng được sở thích và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng công ty đặt trọng tâm hơn vào việc mang lại những thay đổi mới trong hiệu suất và tiếp tục phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh với việc không ngừng phát triển: mang lại sự hài lòng, giảm thiểu các rủi ro, cung cấp và đa dạng hơn nữa các sự lựa chọn cũng như giúp kích thích giác quan của những người tiêu dùng trưởng thành trên toàn thế giới bằng cách tập trung mang lại những cảm giác khác nhau cho từng tâm trạng và khoảnh khắc của mỗi cá nhân

1.3.1 Mục tiêu về chất lượng

Với mục tiêu cuối cùng là thõa mãn nhu cầu khách hàng không chỉ ở thuốc lá truyền thống mà còn bao gồm cả các sản phẩm thế hệ mới

Phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm đạt chất lượng và không hề bị lỗi, các quy trình chất lượng tạo ra các giá trị bền vững cho sản phẩm của công ty thỏa mãn được lòng trung thành của người tiêu dùng

1.3.2 Chiến lược về chất lượng

Hình 1.6 Chiến lược về chất lượng của công ty

Nguồn: Nội bộ công ty

Từ những mục tiêu về chất lượng mà công ty đặt ra sẽ có các chiến lược chính tương ứng mà công ty hướng tới 3 đối tượng chính là: khách hàng, cổ đông, nhân viên và xã hội

 Về khách hàng: sẽ tập trung hướng tới việc cải tiến sản phẩm đặc biệt trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào các sản phẩm thế hệ mới, các dự án sản phẩm mới làm hài lòng nhu cầu của khách hàng Trong đó, về mặt chất lượng sẽ đảm bảo các sản phẩm sẽ mang chất lượng đúng với những gì được marketing đến người tiêu dùng Duy trì hiệu quả về mặt chất lượng từ đầu vào đến đầu ra để giúp để đảm bảo sản phẩm đến khách hàng sẽ được giảm thiểu nhiều nhất các rủi ro có thể xảy đến về mặt chất lượng

 Về cổ đông: về mặt cổ đông thì chủ yếu tập trung làm hài lòng cổ đông về mặt tài chính, chất lượng ở đây mang lại sự hài lòng đó chính là việc giảm thiểu những sản phẩm bị lỗi phải thu hồi hàng về và hủy đi nên việc giảm thiểu hàng lỗi sẽ giúp giảm bớt thiệt hại về tài chính công ty và góp thêm phần nào vào lợi nhuận công ty cũng như làm hài lòng hơn cho cổ đông

 Về nhân viên và xã hội: với nhân viên thì sẽ hướng tới việc đơn giản hóa các quy trình trong quá trình kiểm soát chất lượng để việc kiểm soát trở nên đơn giản và hiệu

10 quả cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp để mọi người xem việc kiểm soát chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu.

Cơ cấu tổ chức tại bộ phận QA

Hình 1.7 Cơ cấu tổ chức bộ phận QA

Nguồn: Nội bộ công ty

 Quản lý tổng thể chất lượng (G35): dựa vào sơ đồ cơ cấu của bộ phận QA có thể thấy đứng đầu quản lý chất lượng là người chịu trách nhiệm cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm từ sợi thuốc lá ở nhà máy PMD đến điếu thuốc lá ở các nhà máy SMD cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng tại tất cả các nhà máy ở Việt Nam

 Quản lý tổng thể chất lượng (G34): riêng tại nhà máy PMD (nhà máy sản xuất sợi) thì sẽ có riêng một người đứng đầu quản lí chất lượng chịu trách nhiệm cho hệ thống quản lí chất lượng cũng như đảm bảo chất lượng trong việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát các vấn đề liên quan đến sợi thuốc lá tại nhà máy

Quản lý tổng thể chất lượng (G35)

Văn phòng đại diện ở Singapore

Quản lý tổng thể chất lượng (G34)

Quản lý cải thiện chất lượng (G34)

 Quản lý cải thiện chất lượng (G34): đây sẽ là người chịu trách nhiệm cải thiện những vấn đề của sản phẩm nhất là giải quyết những khiếu nại bồi thường từ phía khách hàng (ở đây khách hàng là những nhà máy sử dụng sợi thuốc lá để sản xuất điếu thuốc), cũng như sẽ trực tiếp đưa ra các khiếu nại phản hồi lại phía nhà cung cấp (những nhà cung cấp ở đây là cung cấp nguyên vật liệu từ lá thuốc đến những vật tư đóng gói như túi nhựa, thùng carton,…) khi có các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Và đây cũng là người sẽ trực tiếp tham gia các kế hoạch tung ra những sản phẩm mới trên toàn Việt Nam

 Nhân viên QA (G32): đây là người chịu trách nhiệm trong việc lên các thông số về hóa tính như là lên kế hoạch phối trộn ra sợi thuốc lá theo nồng độ nicotine đã được quy định cho dòng sản phẩm này, có trách nhiệm gửi mẫu kiểm tra về nồng độ có trong sợi thuốc lá để đảm bảo sợi thuốc lá khi vận chuyển giao cho các nhà máy cuốn điếu sẽ có các thông số đúng như đã kiểm soát

 Nhân viên QC (G32): 2 người QC ở đây sẽ có nhiệm vụ là đi ca là quan sát ghi nhận lại những vấn đề liên quan đến chất lượng trong quá trình sản xuất và nêu lên với bộ phận trong các cuộc hợp của phòng QA (diễn ra hằng ngày) để có thể lên kế hoạch giải quyết kịp thời các tình huống Và cũng có nhiệm vụ chịu trách nhiệm lấy mẫu thuốc lá trên dây chuyền ở những giai đoạn khác nhau đem về phòng QA để đo đạt các thông số vật lý (độ ẩm, độ điền đầy) của sợi thuốc lá để có thể kịp thời điều chỉnh trên hệ thống nếu các thông số khi qua các chuyền không đạt như đã quy định, không chỉ lấy mẫu thuốc để đo thì ở đây còn đo các thông số kĩ thuật của những nguyên liệu đầu vào (mảnh lá, cọng) các vật tư đóng gói (túi nhựa và thùng carton) để kịp thời báo cáo nếu có những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm Ngoài ra còn có nhiệm vụ khá quan trọng là sẽ ghi nhận thống kê số bọ gây hại hằng ngày có trong quy trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến cả trong dây chuyền sản xuất để giúp kịp thời biết được số lượng bọ để lập tức có các biện pháp giải quyết tránh được việc tổn thất nhiều chi phí nếu bọ chui vào trong sợi thuốc lá làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về chất lượng

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại một cách bền vững và phát triển lâu dài nhất là đối với một doanh nghiệp thuần về sản xuất thì chất lượng sản phẩm luôn được xem là một yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng, để một sản phẩm có thể đạt được chất lượng thì cần phải có sự phối hợp giữa nhiều yếu tố một cách đồng bộ và được liên kết chặt chẽ với nhau Do đó hoạt động quản lý kiểm soát chất lượng đang ngày càng được chú trọng và được xem là một yếu tốt rất cần thiết để có thể giúp các sản phẩm mà công ty tạo ra luôn mang lại được như những kỳ vọng của khách hàng Việc quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng có thể xem là một cách để doanh nghiệp có thể tận dụng và sử dụng nguồn lực hiện có một cách hợp lý và tiết kiệm mà vẫn đạt được những thõa mãn đối với khách hàng

Theo Nguyễn Hoàng Dũng (2017) có nói đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sự sống còn của một doanh nghiệp vì cơ bản việc nâng cao chất lượng không chỉ giúp tăng được sự cạnh với đối thủ mà còn giúp tạo dựng được lòng tin với khách hàng, có thêm nhiều cơ hội để có thể mở rộng được thị trường trong nước, quốc tế và phát triển doanh nghiệp

Việc quản lý chất lượng ở thời điểm hiện tại đã không còn gói gọn chỉ trong các ngành về sản xuất mà đã được ứng dụng vào cả những ngành về dịch vụ, cả trong các quy mô kinh doanh từ nhỏ đến lớn, từ trong nước đến quốc tế vì cơ bản nó giúp cho doanh nghiệp có thể đi đúng những gì cần phải làm và làm đúng những việc quan trọng

Có thể nói từ lâu chất lượng dường như đã trở thành một khái niệm vô cùng gần gũi với chúng ta nhưng ở từng góc nhìn của mỗi người và mỗi quan điểm khác nhau thì chất lượng cũng mang các khái niệm và ý nghĩa khác nhau:

Theo Philip B Crosby (1979) nhận định: “chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”

13 Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN (ISO 9000: 2015) về hệ thống quản lí chất lượng - cơ sở và từ vựng thì lại xem chất lượng xác định bằng cách thỏa mãn được những gì mà người tiêu dùng mong đợi mà muốn ở sản phẩm mình có được

Có thể thấy qua các định nghĩa trên đối tượng của chất lượng là người tiêu dùng và những vấn đề chất lượng quan tâm hàng đầu là sự phù hợp và thõa mãn được yêu cầu của người sử dụng nên nếu mà yêu cầu không được đặt ra thì khi có bất thường xuất hiện ta không thể nào khẳng định được là nó có đạt chất lượng hay không mà chỉ có thể đánh giá những rủi ro mà nó ảnh hưởng đến người tiêu dùng

2.1.2 Đặc điểm của chất lượng

Theo Juran (1988) thì “chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” nên ta có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với mục được sử dụng, tập trung việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên chất lượng sẽ có thể biến động và thay đổi theo thời gian tùy vào điều kiện sử dụng Do đó sự thõa mãn này cũng chính là thước đo chính và là cơ sở nền tảng để các doanh nghiệp lập nên các kế hoạch và chiến lược trong hoạt động kinh doanh

Có thể thấy việc của chất lượng là đáp ứng được các yêu cầu hay nhu cầu nhưng đó là những nhu cầu có thể được thể hiện một cách rõ ràng cụ thể, có tiêu chuẩn nhưng vẫn còn có những nhu cầu khó có thể được nêu rõ mà người tiêu dùng chỉ có thể cảm nhận hoặc nhận thấy trong quá trình sử dụng

Khi tiến hành đánh giá chất lượng của một đối tượng ta cần phải xem xét đến mọi thuộc tính của đối tượng khi đánh giá, các thuộc tính này có liên quan đến sự thỏa mãn những yêu cầu cụ thể và hiện không chỉ còn là yêu cầu của khách hàng mà còn cả các bên liên quan khác như xã hội và cộng đồng

Với xã hội hiện nay chất lượng không còn gói gọn chỉ trọng thuộc tính riêng của một sản phẩm hay hàng hóa dịch vụ nào đó nữa mà giờ đây còn có thể được áp dụng cho cả một hệ thống hay một quá trình kiểm soát

Kiểm soát chất lượng

2.2.1 Tổng quan về kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng là quá trình doanh nghiệp đảm bảo chất lượng luôn được duy trì ổn định, cải thiện cũng như giảm được lỗi và sai sót bằng cách đưa ra các hướng xử lý và giải quyết Một trong điểm quan trọng của kiểm soát chất lượng là các tiêu chuẩn sẽ được thiết lập một cách rõ ràng Khái niệm về kiểm soát chất lượng luôn mang tính tương đối, tùy vào nhận định của từng cá nhân nên sẽ có những khái niệm khác nhau

Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010) cho rằng: “kiểm soát chất lượng là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng”

Còn theo (Nguyễn Kim Định, 2008) có nói đến ISO 9000:2000 thì kiểm soát chất lượng “là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào các yêu cầu chất lượng”

Trong quá trình kiểm soát chất lượng ngoài việc kiểm soát chất lượng sản phẩm cần kiểm soát chặt chẽ các nhân tố khác:

+ Nguyên liệu đầu vào: kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào được coi là một bước loại bỏ nhiều rủi ro trước khi đưa vào sản xuất

+ Phương pháp và quá trình sản xuất: kiểm soát định kỳ các phương pháp cũng như trong suốt quá trình sản xuất để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường để thực hiện ngay các biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu được tổn thất cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

+ Con người: đối với người thực hiện cần được trang bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn để họ có thể đảm bảo có thể làm tốt được công việc hiện tại

+ Máy móc thiết bị: với máy móc thiết bị cần kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng, thường xuyên bảo trì định kì theo các yêu cầu và quy định vì đây được xem là nhân tố chiến lược quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm

2.2.2 Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng

Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010) thì chất lượng không tự sinh ra và cũng không phải là một kết quả ngẫu nhiên Do đó việc kiểm soát chất lượng tốt giúp cho doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu người dùng Đây là một cách để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và giúp sản phẩm ngày càng được cải tiến cũng như được phát triển hơn nữa và dần dần tạo được lòng tin đối với người người tiêu dùng từ những giá trị mà bản thân doanh nghiệp mang lại

Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể có thêm được một lượng lớn khách hàng tiềm năng do có thể được các khách hàng cũ giới thiệu và đây cũng là một lợi thế để có thể mở rộng được thị phần Đối với bản thân doanh nghiệp nếu chất lượng được kiểm soát tốt thì sẽ có thể dễ dàng phân tích để loại bỏ những rủi ro có thể xảy ra cũng sẽ được giảm đáng kể và đây cũng giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí.

Phương pháp 5S

Theo Ho và cộng sự (1995) 5S được xem là một phương pháp khá hữu ích giúp nâng cao chất lượng và năng suất nhưng việc thực hiện lại đơn giản và giúp doanh nghiệp loại bỏ được cạnh tranh

+ Seiri hay sàng lọc: là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trình tự, loại bỏ đi những vật dụng không cần thiết ở nơi làm việc Thực hiện sàng lọc giúp doanh nghiệp bỏ đi lãng phí trong việc tìm vật dụng đồng thời xây dựng môi trường làm việc an toàn

+ Seiton hay sắp xếp: là sắp xếp mọi thứ gọn gàng và có trật tự và theo tổ chức với tiêu chí dễ tìm dễ lấy và dễ trả lại nhằm có thể tiết kiệm thời gian cho người sử dụng

+ Seiso hay sạch sẽ: là vệ sinh cũng như giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ bằng việc lên kế hoạch thực hiện hằng ngày, hàng tuần các máy móc và khu vực làm việc Việc thực hiện này đồng

16 thời giúp cải thiện môi trường, giảm thiểu được các rủi ro cũng như nâng cao được tuổi thọ máy móc thiết bị

+ Seiketsu hay săn sóc: với mục đích duy trì được kết quả của các hoạt động trong 3S đầu, S4 sẽ đảm bảo 3S đầu sẽ được duy trì thực hiện lâu dài không phải chỉ nhất thời, đây được coi là cơ sở để 5S thực hiện đạt hiệu quả

+ Shitsuke hay sẵn sàng: đây được xem là hoạt động quan trọng giúp rèn luyện tạo thói quen thực hiện duy trì nề nếp tác phong Với mục tiêu chính là đào tạo mọi người có thói quen làm việc tốt và luôn hướng tới cải thiện thực hiện 5S trong doanh nghiệp từ đó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh

Lợi ích khi thực hiện 5S thành công là sẽ làm cho nơi làm việc trở nên sạch sẽ, ngăn nắp, thuận tiện và an toàn hơn, mọi người sẽ trở nên có tính kỷ luật hơn, giảm được phế thải, tránh được các thao tác không cần thiết, giảm tình trạng xảy ra các sự cố ở máy móc thiết bị nâng cao được năng suất và chất lượng

Những việc cơ bản để có thể thực hiện được 5S:

 Quan sát nơi làm việc, cùng tham gia phân loại những vât dụng cần thiết và không cần thiết cho công việc và tiến hành đánh dấu để nhận biết

 Những vật dụng không được đánh dấu thì sẽ phải được mang ra khỏi nơi làm việc

 Khi chỉ còn lại các vật cần thiết thì cần dán nhãn để nhận biết và chỉ rõ vị trí của chúng để tất cả mọi người đều biết chứ không riêng người phụ trách

 Cần tiến hành sàng lọc một cách định kỳ và phải sắp xếp thường xuyên để mọi người có thể sử dụng thuận tiện

 Với các dụng cụ cầm tay cũng cần phải được bố trí lại sao cho hợp lí và người sử dụng cần rèn luyện thói quen sau khi sử dụng phải để lại chỗ cũ vừa giúp tăng tính an toàn lẫn hiệu suất làm việc

 Cần tập thói quen dọn sạch ngay nơi bẩn khi bị làm bẩn tránh suy nghĩ cuối giờ mới dọn

 Không được xem việc dọn sạch sẽ này là làm đối phó vì sẽ có đợt kiểm tra đánh giá sắp tới và việc kiểm tra này sẽ không được thông báo trước để có thể đạt được đúng mục đích 5S

 Đối với 3S trên cần duy trì thực hiện

 Cần tạo nên một môi trường sạch đẹp ngay ở nơi làm việc và đừng nên nghĩ là làm bẩn trong giờ làm việc là điều đương nhiên

 Có thể tổ chức các cuộc thi giữa các phòng ban để nhằm khuyến khích tinh thần thực hiện 5S

 4S trên luôn cần được thực hiện để có thể dần trở thành thói quen

 Với mục đích cuối cùng là mọi người cùng tuân thủ đúng nên với từng chi tiết cũng cần phải đặt ra các yêu cầu và quy tắc ràng buộc chung

 Cần truyền đạt để mọi người xem nơi làm việc chính là ngôi nhà thứ 2 của mình và có trách nhiệm giữ gìn nó luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

Biểu đồ pareto

Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010) cho biết biểu đồ Pareto là một dạng biểu đồ hình cột được sắp xếp từ cao xuống thấp và mỗi cột sẽ được đại diện cho một cá thể và chiều

18 cao của mỗi cột sẽ thể hiện mức độ đóng góp tương đối vào kết quả chung Mức độ đóng góp này có thể dựa trên số lần xảy ra, chi phí liên quan hoặc đề cập đến những phép đo khác về kết quả Đường tần suất tích lũy ở đây sẽ được dùng cho mục đích biểu thị sự đóng góp tích lũy của các cá thể

Tác dụng của việc sử dụng biểu đồ Pareto:

+ Biểu đồ cho thấy được khả năng đóng góp của mỗi cá thể đến kết quả chung các thứ tự quan trọng và giúp có thể dễ nhận biết được những cá thể quan trọng để xác định thứ tự ưu tiên cho việc thực hiện các biện pháp cải tiến

+ Việc biểu đồ giúp phân biệt ra được những cá thể quan trọng với những cá thể không quan trọng sẽ cho việc thực hiện các phương pháp cải tiến tốn ít chi phí hơn nhưng mang lại hiệu quả cao hơn

Các bước thực hiện thiết lập biểu đồ:

+ Bước 1: Cần phải xác định được những dữ liệu cần phải thu thập và cách phân loại cũng như thu thập các dữ liệu (đơn vị đo hay thời gian thu thập)

+ Bước 2: Bắt đầu tiến hành thu thập dữ liệu

+ Bước 3: Sắp xếp lại các dữ liệu vừa được thu thập theo thứ tự từ lớn đến bé

+ Bước 4: Bắt đầu tính tần suất và tần suất tích lũy

+ Bước 5: Vẽ biểu đồ Pareto

Kẻ hai trục tung trong đó một ở bên trái của cột đầu tiên và một bên phải của cột dữ liệu cuối cùng Thang đo bên trái sẽ được định cỡ theo đơn vị đo và giá trị tối đa sẽ bằng tổng số độ lớn của tất cả các cá thể Trong khi đó, thang đo bên phải sẽ có cùng chiều cao và được định từ 0 đến 100% Ở trên mỗi cá thể sẽ vẽ một cột có chiều cao biểu thị cho lượng đơn vị đo cho các thể đó, lập đường tần suất tích lũy

+ Bước 6: Xác định các cá thể quan trọng nhất để cải tiến (theo nguyên tắc 80:20 trong đó 80% là kết quả của 20% nguyên nhân gây ra)

Biểu đồ nhân quả

Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010) cho biết biểu đồ nhân quả do giáo sư Kaoru Ishikawa xây dựng Đây được xem là công cụ được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một kết quả với một kết quả với các nguyên nhân tiềm ẩn và trình bày giống như một xương cá nên cũng được gọi là biểu đồ xương cá Do đó đây được xem là là một công cụ hữu hiệu để có thể giúp việc liệt kê các nguyên nhân gây nên biến động về chất lượng

Việc sử dụng biểu đồ nhân quả sẽ giúp việc liệt kê ra các nguyên nhân gây ra các biến động về chất lượng và đây cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề do nó sẽ phân định rõ được những nguyên nhân nào quan trọng cần xử lý trước và mang lại hiểu quả Việc xây dựng biểu đồ cũng giúp cho các thành viên nâng cao được khả năng tư duy logic và gắn bó hơn giữa các thành viên

+Bước 1: xác định rõ, ngắn gọn vấn đề về chất lượng cần phân tích Vẽ mũi tên từ trái sang phải và vấn đề đó bên phải

Hình 2.1 Bước 1 trong vẽ biểu đồ xương cá

Nguồn: Tạ Thị Kiều An và cộng sự

+ Bước 2: xác định các nguyên nhân chính (nguyên nhân cấp 1)

Thường thì người ta chia thành bốn nguyên nhân chính: con người, thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp Ngoài ra còn có thể có đo lường, môi trường,…Và biểu diễn nguyên nhân chính lên biểu đồ

20 Hình 2.2 Bước 2 trong vẽ biểu đồ xương cá

Nguồn: Tạ Thị Kiều An và cộng sự

+ Bước 3: phát triển biểu đồ bằng việc liệt kê các nguyên nhân ở cấp tiếp theo (nguyên nhân phụ) xung quanh cách nguyên nhân chính và thể hiện chung bằng các mũi tên (nhánh con) nối liền với các nguyên nhân chính nhằm giúp việc phân tích trở nên chi tiết hơn

Hình 2.3: Bước 3 trong vẽ biểu đồ xương cá

Nguồn: Tạ Thị Kiều An và cộng sự

+ Bước 4: sau khi phác thảo xong biểu đồ, tiến hành trao đổi với mọi người tập trung chủ yếu vào những người trực tiếp sản xuất để giúp tìm ra đầy đủ các nguyên nhân gây nên vấn đề về chất lượng

+ Bước 5: tiến hành điều chỉnh các yếu tố và lập biểu đồ để xử lý

+ Bước 6: lựa chọn xác định các một số lượng các nguyên nhân (3 đến 5) tác động nhiều nhất đến việc xảy ra sự cố chất lượng và tiến hành kiểm soát, xử lý, khắc phụ các nguyên nhân gây ra

Thông tin Phương pháp Con người

Thiết bị Môi trường Nguyên vật liệu

Thông tin Phương pháp Con người

Thiết bị Môi trường Nguyên vật liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT BỌ TẠI CÔNG TY LIÊN

Mô tả quy trình hoạt động tại bộ phận QA

3.1.1 Giới thiệu quy trình sản xuất của nhà máy PMD

Hiện tại nhà máy PMD để có thể ra được sợi thuốc lá thì cần thực hiện song song quy trình phối trộn giữa cọng và mảnh lá theo tỉ lệ đã được thiết lập trước và tất cả dây chuyền đều được thực hiện tự động hóa thông qua việc sử dụng các server và SCADA để kiểm soát cũng như thu thập dữ liệu

 Dây chuyền chế biến mảnh lá:

Hình 3.1 Hệ thống dây chuyền chế biến mảnh lá

Nguồn: Nội bộ công ty

+ Chuẩn bị: trước khi bắt đầu vận hành một dây chuyền sản xuất mảnh lá, sau khi đã được bộ phận lập kế hoạch sản xuất đưa ra kế hoạch sản xuất, cần xác định hóa đơn nguyên vật liệu cũng như khối lượng một lần sản xuất có thể là 4, 6, 12 tấn tùy vào kế hoạch sản xuất đưa ra sau đó mảnh lá được đóng trong các thùng 200kg sẽ được đưa đến đầu nạp nguyên liệu để bắt đầu quy trình chế biến

+ Cắt thái: ở đây mảnh lá sau khi vào đầu nạp nguyên liệu sẽ theo băng tải đi qua một máy cắt được thái 6 lần trên thùng và độ ẩm được kiểm soát cho phép từ 11-12%

Chuẩn bị Cắt Gia ẩm Ủ

Cắt Gia ẩm Sấy Làm nguội

22 Hình 3.2 Mảnh lá sau khi được thái

Nguồn: Nội bộ công ty

+ Gia ẩm: ở giai đoạn này sau khi mảnh lá đã được thái sẽ được đưa qua hệ thống máy được thiết kế để làm tơi cũng như phun gia ẩm và độ ẩm sau khi qua là 22%

+ Ủ: ở giai đoạn này mảnh lá sẽ được đưa vào hầm ủ với thời gian ủ được quy định trong khoảng 1,5 giờ và được kiểm soát độ ẩm trong khoảng 21-22%

+ Loại tạp vật: sau khi mảnh lá đã ủ xong thì sẽ tiếp tục qua máy Tobacco scan để có thể loại bỏ các tạp vật với kích thước nhỏ có thể còn sót lại, cũng như trong suốt dây chuyền sản xuất ở các đầu băng tải định lượng đều được gắn các nam châm vĩnh cửu để có thể hạn chế tối đã những tạp vật có thể vào trong thuốc lá

+ Cắt: sau khi đã loại bỏ tạp vật thì mảnh lá sẽ tiếp tục được đưa qua một máy cắt và được cắt đều nhau với kích cở khoảng 1mm

+ Gia ẩm: sau khi đã được cắt đều thì mảnh lá tiếp tục được đưa qua máy có thiết kế để một lần nữa được trộn tơi lên cũng như được gia ẩm thêm lần nữa để từ độ ẩm 22% lên đến 24%

+ Sấy: sau khi mảnh lá qua gia ẩm thì sẽ được đưa đến lò sấy nhiệt độ cao, với lò sấy có dạng tháp sấy để cho lá được giảm độ ẩm xuống về tiêu chuẩn là 14,5%

23 + Làm nguội: cuối cùng sau khi đã được sấy về độ ẩm tiêu chuẩn lá sẽ được đưa qua chuyền làm nguội để có thể đưa độ ẩm đúng với tiêu chuẩn và chờ chuyền sản xuất cọng hoàn thành và phối trộn lại với nhau

 Dây chuyền sản xuất cọng:

Hình 3.3 Dây chuyền chế biến cọng

Nguồn: Nội bộ công ty

+ Chuẩn bị: tương tự như dây chuyền sản xuất mảnh lá ở bước chuẩn bị trước khi bắt đầu vận hành một dây chuyền chế biến cọng khi đã được bộ phận lập kế hoạch sản xuất đưa ra kế hoạch sản xuất cần xác định hóa đơn nguyên vật liệu cũng như khối lượng một lần sản xuất có thể là 4, 6, 12 tấn tùy vào kế hoạch sản xuất đưa ra sau đó cọng được đóng trong các thùng 200kg sẽ được đưa đến đầu nạp nguyên liệu để bắt đầu quy trình chế biến

+ Loại tạp vật: ở giai đoạn này tiến hành đưa cọng theo băng tải và chuyển tới máy Tobacco scan để loại bỏ tạp vật vì những thùng chứa cọng sẽ không ép thành tảng như mảnh lá nên khả năng lẫn tạp vật cao hơn cũng như việc loại tạp vật sớm sẽ giúp nguồn nguyên liệu ít mang lại những rủi ro khi qua những giai đoạn sau

+ Gia ẩm: ở giai đoạn này có nhiệm vụ chủ yếu là bù nước cho cọng do khi từ lúc nạp nguyên liệu đầu vào cọng sẽ khá khô và cứng nên qua giai đoạn này giúp cọng mềm hơn và độ ẩm sẽ được gia tăng từ 11-12% lên đến 34-36%

Gia ẩm Ủ Cắt Gia ẩm Sấy Phân loại

24 +Ủ: sau khi qua giai đoạn gia ẩm để có thể giúp lượng nước thẩm thấu vào trong cọng tốt và đều nhất thì cọng sau khi được gia ẩm sẽ đưa vào bồn chứa ủ và trộn đều tối thiểu 1,5h để đảm bảo tất cả các cọng đều có độ ẩm như nhau (khoảng 34%)

+Cắt: sau khi cọng được ủ đủ thời gian quy định sẽ được chuyển qua giai đoạn cắt thái, ở đây cọng sẽ qua một máy cắt được thiết kế đặc biệt với 8 lưỡi dao xếp thành hình trụ và tích hợp cả đá mài bên trong để khi cọng được đưa tới thì các lưỡi dao sẽ xoay vòng cắt cọng thành những sợi có kích thước nhỏ hơn cả cắt mảnh lá (0,16mm) và khi lưỡi dao này cắt thì lưỡi dao đối xứng sẽ được đưa qua đá mài để mài giúp cho quá trình cắt cọng tránh được tình trạng lưỡi dao bị cùn do cắt nhiều lần cũng như giúp tối ưu độ chính xác của lát cắt

+Gia ẩm: sau khi cọng được cắt nhỏ tiếp tục được qua một máy nữa là máy với nguyên lí dùng ống venturi để giúp cho cọng được trương nở hết cở cũng như giúp độ ẩm được tăng lên và duy trì ở mức 35%

Công tác xử lí kiểm soát bọ 6 tháng đầu 2021

Hiện tại ở PMD sử dụng hệ thống quản lí chất lượng trong việc quản lý dịch gây hại và vệ sinh để quản lý tập trung vào việc xử lí kiểm soát bọ và các vấn đề về liên quan đến vệ sinh trong nhà máy vì đối với nhà máy sản xuất sợi thuốc lá nếu việc kiểm soát không tốt dẫn đến tình trạng bọ xuất hiện nhiều trong các khu vực nhà máy dẫn đến bọ lẫn cả trong sợi thành phẩm và khi sợi thành phẩm này được đưa đến các nhà máy sản xuất điếu mà vẫn có bọ thì những điếu thuốc sẽ bị bọ ăn và đẻ trứng gây hư hại thành phẩm Ngay lập tức sẽ được nhận các khiếu nại và yêu cầu bồi thường, việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín công ty về chất lượng cũng như thiệt hại không nhỏ về tài chính

Dưới đây là những hình ảnh khi bọ xuất hiện trong điếu thuốc thành phẩm:

Hình 3.7 Thiệt hại bọ gây ra trong điếu thuốc

Nguồn: Nội bộ công ty

Dựa vào những tác hại lớn đến kinh tế của công ty do liên quan đến việc khiếu nại từ phía nhà tiêu dùng cũng như làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và lòng trung thành của người tiêu dùng, với chất lượng sản phẩm nên việc thực hiện kiểm soát bọ ở nhà máy luôn được quan tâm hàng đầu Các nhà cung cấp lá và sản phẩm luôn được quản lí theo dõi theo quy định để có thể dễ dàng xác định được nguồn xuất hiện bọ tại các các giai đoạn trong quá trình sản xuất với các phương pháp kiểm soát như: khử trùng, đông lạnh, nhiệt, phun

33 xịt,… và việc lựa chọn các phương pháp thích hợp còn phải xem xét bởi các điều kiện như khí hậu, thiết bị chuyên dụng, hóa chất và môi trường

3.2.1 Tình hình kiểm soát bọ thuốc lá trong 6 tháng đầu 2021

Có thể thấy với số lượng bọ xuất hiện việc đầu tiên và quan trọng nhất cần thực hiện đó chính là kiểm soát ngay để có thể kịp thời có các biện pháp xử lý Và ở nhà máy việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đang được thực hiện là vệ sinh và đặt bẫy theo dõi bọ, cả 2 biện pháp này đều được triển khai thực hiện để có thể tối ưu được khả năng kiểm soát bọ tránh được những tổn thất về chi phí

Việc vệ sinh tất cả các khu vực trong nhà máy sẽ là biện pháp đầu tiên giúp kiểm soát được lượng bọ xuất hiện do có thể thấy trong quá trình sản xuất sợi thuốc lá ít nhiều sẽ có những vụn thuốc hoặc bụi sẽ bay ra ngoài và kẹt trong các ngóc ngách, khe hở Đây sẽ là điều kiện môi trường thuận lợi để bọ có xuất hiện vì bụi thuốc lá là thức ăn chính của nó nên đây sẽ trở thành môi trường để bọ phát triển cũng như dễ hình thành các ổ bọ để đẻ trứng phát triển nên để có thể chặn đứng được nguồn thức ăn, việc vệ sinh luôn được ưu tiên thực hiện hàng đầu và thường xuyên

Hàng tuần mỗi khi việc sản xuất cho lô hàng trong các kế hoạch sản xuất đã hoàn tất xong, phía bộ phận sản xuất sẽ bắt đầu thực hiện việc bảo trì song song đó việc thực hiện vệ sinh sẽ đồng thời được thực hiện Với việc vệ sinh sẽ được một bộ phận nhà thầu hợp tác với công ty để thực hiện nhằm đảm bảo phần nào khả năng chuyên môn Các vị trí khả năng xuất hiện bọ cao luôn được ưu tiên vệ sinh kỹ càng trước khi bắt đầu kế hoạch sản xuất cho đợt hàng kế tiếp, với những vị trí như các bồn chứa, bồn phun gia ẩm sẽ được bộ phận sản xuất tháo lắp các bộ phận và vệ sinh trực tiếp từ bên trong để đảm bảo tất cả không còn sót từ đợt sản xuất trước vừa đảm bảo không xuất hiện bọ vừa giúp cho lần sản xuất sau sẽ không bị ảnh hưởng do lần sản xuất trước

34 Hình 3.8 Các vị trí dễ hình thành xuất hiện bọ và ổ bọ

Nguồn: Nội bộ công ty

Nhận xét: nhìn chung việc vệ sinh ở nhà máy luôn được thực hiện thường xuyên nhưng có thể thấy đâu đó vẫn còn thiếu sót ở những ngóc ngách mà chưa tiếp cận được nhất là trên các trần cao cũng như các khe hở nhỏ trong các máy móc có kết cấu phức tạp, những khu vực chứa hàng hóa khó di chuyển ra để vệ sinh được hay các đường ống ít quan tâm tới đây cũng sẽ là nguồn thức ăn để bọ có thể tăng trưởng và phát triển

3.2.1.2 Đặt bẫy theo dõi bọ Để có thể kiểm soát cũng như có thể biết rõ cụ thể được lượng bọ có ở PMD, hiện tại bộ phận QA sử dụng phương pháp gọi là đặt bẫy bọ theo dõi

Việc đặt mua bẫy bọ sẽ được bộ phận QA đứng ra mua và sẽ phát lại cho bộ phận sản xuất theo số lượng tương ứng các vị trí cần đặt

Nguồn: Nội bộ công ty

Những bẫy bọ này được thiết kế từ một tờ giấy liền gấp lại và để hở ở giữa, bên trong sẽ được dán 2 viên thuốc trong đó một viên là thức ăn cho bọ để thu hút chúng và một viên còn lại có nhiệm vụ thu hút những con bọ cái đến vì những con bọ cái này sẽ là mối nguy nhiều hơn do chúng có thể đẻ nhiều trứng (trung bình một con bọ cái sẽ sinh sản tới 2000 trứng trong vòng 4 tháng) và mặt ngoài sẽ được dán giấy để có thể đếm số lượng bọ

Hình 3.10 Bẫy bọ đầy đủ

Nguồn: Nội bộ công ty

36 Giấy dán trên mặt ngoài bẫy thì sẽ được dùng để ghi nhận lại tình hình bọ xuất hiện trong

1 tháng Trên đây sẽ những thông tin như người phát, người nhận bẫy bọ này để đặt vào các vị trí đã quy định, vị trí đặt bẫy bọ theo sơ đồ, số lượng bọ đếm được, tổng số bọ lũy tiến từng ngày, người đi đếm số bọ Tất cả thông tin được ghi nhận lại rõ ràng để có thể kiểm soát tốt

Tại từng khu vực được quy định riêng sẽ có số lượng bẫy bọ khác nhau và chủ yếu sẽ có các khu vực được QA kiểm soát bọ: khu vực cấp nguyên liệu đầu vào, khu vực cắt, khu vực sấy, khu vực đóng gói sản phẩm, khu vực kho chứa thành phẩm, kho chứa lá cấp cho nguyên liệu đầu vào Ngoài ra còn có các kho được công ty thuê ngoài ở công ty Hòa Việt, các kho ngoài này sẽ được bọ phận kho kiểm soát về số lượng bọ

Mỗi khu vực này đều có các quy định về những số lượng bọ kiểm soát khác nhau trong đó những vị trí như kho chứa lá cho nguyên liệu đầu vào, kho nạp nguyên liệu đầu vào, khu vực cắt và khu vực sấy thì số lượng bọ cho phép trên ngày sẽ cao hơn những khu vực mang tính chất quan trọng do 2 khu vực là đóng gói thành phẩm và kho chứa thành phẩm trước khi xuất cho các khách hàng nếu có xuất hiện dù chỉ có một con thì ngay lập tức sẽ cần triển khai ngay các biện pháp để kịp thời xử lý tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Trước tiên, đối với các lô hàng được đưa về kho chứa nguyên liệu đầu vào đều phải được đặt bẫy bọ ngay trong container để trước khi nhập hàng vào kho sẽ kiểm tra ngay nếu vượt mức cho phép sẽ thực hiện ngay các biện pháp xử lí tránh việc nhập hàng vào lây lan ra

Hình 3.11 Vị trí đặt bẫy bọ trên các container hàng

Nguồn: Nội bộ công ty

37 Các container nhập khẩu hàng đến công ty đều phải được kiểm tra và các lỗ thông hơi sẽ phải được niêm phong từ bên trong bằng băng keo và sẽ được bọc thêm một tấm lưới mịn để tránh được việc băng keo bị hở Các bẫy bọ ở đây sẽ đặt phía sau và đặt ở bên cạnh gần cuối Việc kiểm tra số lượng bọ sẽ được kiểm tra ngay trước khi hàng nhập vào, khi bộ phận kho thông báo có hàng được nhập về thì bộ phận QA sẽ cử người đi kiểm tra ngay số lượng bọ trên bẫy bọ

Tiếp theo trong từng khu vực ở nhà máy các bẫy bọ sẽ được đặt cố định theo các vị trí đã được xác định

Hình 3.12 Xác định các vị trí đặt bẫy bọ

Đánh giá công tác kiểm soát bọ trong iểm soát chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá BAT-VINATABA

Việc thực hiện vệ sinh để kiểm soát bọ luôn được đề cao chú trọng và được tiến hành thường xuyên hàng tuần để đảm bảo nhà máy luôn được sạch sẽ tránh được việc bọ xuất hiện quá mức cho phép

Việc vệ sinh tại các khu vực được thực hiện bởi những người được đào tạo có chuyên môn để đảm bảo luôn sạch sẽ cho lần sản xuất kế tiếp

 Đặt bẫy bọ theo dõi:

Việc theo dõi số lượng bọ trên bẫy luôn được thực hiện hằng ngày để dễ kiểm soát tình hình Việc đặt bẫy được thực hiện luôn cả trên các lô hàng chứa nguyên vật liệu để có thể được kiểm soát trước khi được đưa đến nhà máy

Các khu vực đặt bẫy được chia ra cụ thể để dễ kiểm tra cũng như kiểm soát và các vị trí đặt bẫy sẽ đánh dấu cụ thể trên sơ đồ công ty để dễ hình dung tổng quát

Việc sử dụng phương pháp giúp xử lý được việc bọ có thể lây nhiễm chéo ở các khu vực với nhau

So với các phương pháp còn lại thì sẽ tốn gian ít hơn và có thể sản xuất lại trong ngày cũng như tiết kiệm chi phí hơn các phương pháp khác

Có thể thực hiện được ở hầu hết các vị trí của nhà máy

So với các phương pháp khác, phương pháp giúp mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác xử lý bọ

Khả năng bọ xuất hiện lại sau khi đã dùng phương pháp khử trùng luôn mang lại tỷ lệ thấp hơn so những phương pháp khác

Việc thực hiện được một bên có trình độ chuyên môn tiến hành thực hiện nhằm tránh được những sai sót

So với phương pháp khác thì phương pháp này là phương pháp duy nhất có thể được áp dụng cho thành phẩm

Không mang lại độc hại so với việc sử dụng hóa chất ở các phương pháp trên

Hiện số lượng bọ xuất hiện và diễn biến một cách phức tạp nhưng công ty vẫn chưa áp dụng các công cụ quản lý chất lượng để có thể giúp tối ưu hóa được các biện pháp nhằm tăng khả năng thực hiện có hiệu quả

Việc thực hiện vệ sinh tuy thường xuyên nhưng vẫn còn những vị trí bỏ sót và chưa thực sự được đồng bộ cũng như các vị trí khó tiếp cận dẫn tới vẫn còn xuất hiện bọ tương đối dù luôn duy trì thực hiện

Chưa có người phụ trách kiểm tra lại sau khi thực hiện việc vệ sinh

 Đặt bẫy bọ theo dõi:

Việc đếm số bọ được thực hiện hằng ngày nhưng chỉ được đếm ở những ngày có sản xuất còn những ngày không sản xuất thì hiện vẫn chưa có người đếm dẫn đến việc theo dõi bọ bị ngắt quãng

Việc kiểm soát bọ trên các lô hàng được chuyển từ nước ngoài về chưa tốt

Vẫn còn một số bẫy được đặt ở những vị trí chưa thực sự phù hợp và có vài vị trí đặt còn có khả năng thu hút bọ từ bên ngoài đi vào

Phương pháp này thực sự chưa mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý do chỉ khi thuốc chạm đến con bọ thì mới có tác dụng và nếu bọ ở những khu vực thuốc chưa tới thì sẽ không có tác dụng

Vẫn có khả năng tồn lưu lại trong môi trường và có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe

Có chi phí thực hiện phương pháp cao và thời gian hoàn thành tương đối dài

Nồng độ các chất độc hại tương đối cao

Dễ gây ra tình trạng bị ẩm và đọng nước nếu quá trình kiểm tra chưa tốt ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm và chi phí

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BỌ TRONG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH THUỐC LÁ

Giải pháp nâng cao khả năng kiểm soát bọ

4.1.1 Đề xuất thực hiện 5S trong công tác vệ sinh a) Cơ sở đề xuất

Việc áp dụng 5S sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty, tạo được môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái vừa có thể giúp cho tình trạng bọ xuất hiện giảm đáng kể cũng như dễ dàng thống kê ghi nhận các vị trí để có thể bố trí làm vệ sinh hiệu quả từ đó tình hình bọ xuất hiện sẽ theo được chiều hướng giảm b) Nội dung giải pháp

Trước diễn biến phức tạp của việc bọ xuất hiện thường xuyên thì 5S sẽ trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ trong công tác dọn dẹp vệ sinh trong các khu vực và môi trường làm việc

Trước hết trong tuần đầu tháng 11 sẽ tiến hành mở buổi giao lưu trực tuyến giữa ban quản lý với nhân viên nhà máy để xác định rõ được những bất cập trong công tác thực hiện vệ sinh và lấy ý kiến từ những người trực tiếp thực hiện công việc Sau khi có ý kiến rồi trong tuần sau sẽ mở một buổi tổng quan về những kiến thức cần thiết về 5S một cách cơ bản nhất để tất cả mọi người có thể hình dung được hiện tại đang thực hiện như thế nào và ban quản lý sẵn sàng giải đáp thắc mắc nếu có của các nhân viên Và giúp cho mọi người hiểu được vai trò của 5S đối với những vấn đề hiện tại của nhà máy

Sau khi mọi người có thể hiểu và ghi nhớ rõ thì tiến thành thực hiện 3S đầu trong 2 tháng

12 và tháng 1 Trước hết sẽ triển ở khu vực nạp nguyên liệu đầu vào với người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện là anh Ngô Hoàng Thanh công tác ở bộ phận sản xuất Anh sẽ bắt đầu việc thực hiện 5S cho khu vực nạp nguyên liệu đầu vào bằng cách cho mọi người thực hiện 3S đầu trong khoảng 20 phút mỗi ngày trước khi bắt đầu sản xuất và sau khi kết thúc sản xuất Nội dung thực hiện sẽ là phân loại sắp xếp lại các dụng cụ trong sản xuất và dụng cụ sau khi thực hiện vệ sinh, đánh dấu phân loại cụ thể từng dụng cụ Trong

52 quá trình các nhân viên thực hiện thì anh Ngô Hoàng Thanh sẽ chịu trách nhiệm giám sát cũng như đánh giá đột xuất công tác thực hiện để xem tính hiệu quả

Tiến hành dùng phiếu kiểm tra thực hiện mỗi khi đi đánh giá hiệu quả:

PHIẾU KIỂM TRA THỰC HIỆN 5S

STT Nội dung kiểm tra

Vấn đề Thời gian Người chịu trách nhiệm Hành động khắc phục

Hình 4.1 Phiếu kiểm tra thực hiện 5S

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tiến độ thực hiện sẽ được ghi nhận và đánh giá mỗi cuối tuần trong tháng 11 để xem xét việc thực hiện có mang lại được hiệu quả hay không

Sau khi đánh giá được 3S đầu mang lại hiệu quả tiến hành thực hiện 2S còn lại trong tháng kế tiếp để 5S được hoàn thiện Tiếp theo đó khi thấy việc áp dụng ở khu vực nạp nguyên liệu đã mang lại hiệu quả thì sẽ tiếp tục tiến hành thực hiện 5S cho các khu vực còn lại cong nhà máy để mang 5S dần trở thành thói quen của tất cả các nhân viên

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phía quản lý công ty cũng nên có những phần thưởng để khích lệ tinh thần nhân viên của mình vừa giúp họ thực hiện đúng theo 5S đồng thời tạo thành một thói quen cho họ Cũng không quên áp dụng các hình thức xử phạt đối với những cá nhân, tập thể không thực hiện nghiêm chỉnh

Sau khi thực hiên được cuối cuối tháng sẽ mở các buổi trao đổi để xem xét những khó khăn còn vấp phải trong công tác thực hiện và tìm ra giải pháp để giúp 5S ngày càng trở nên hiệu quả

53 c) Đánh giá tính khả thi

Giải pháp được xem xét và đánh giá tính khả thi 70% sau khi tác giả trình bày với anh Nguyễn Trung Dũng người đang phụ trách tại phòng chất lượng ở công ty, anh nhận thấy những lợi ích mà nó mang lại và đây có thể trở thành một thói quen tốt của nhân viên công công ty và mang lại những hiệu quả đáng để thực hiện

4.1.2 Đề xuất giải pháp ứng dụng các công cụ kiểm soát chất lượng để giải quyết tình trạng xuất hiện bọ a) Cơ sở đề xuất

Như tác giả có đề cập ở bảng 3.3 cho thấy tình hình bọ hiện tại qua các tháng đang diễn biến phức tạp và có thể gây nên những khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng Do đó để có thể dễ dàng nhận biết các khu vực trọng tâm xuất hiện bọ nhiều nhất cần phải tập trung tiến hành các biện pháp xử lý và cải tiến để nhanh chóng mang lại được hiệu quả Và thực tế hiện nay việc sử dụng các công cụ hỗ trợ về kiểm soát chất lượng sẽ giúp việc đảm bảo chất lượng được tối ưu hóa và giúp vấn đề được phát hiện cũng như giải quyết kịp tránh được những rủi ro lớn về chất lượng b) Nội dung giải pháp

Vì sợi thuốc lá là nguyên liệu rất quan trọng trong việc sản xuất ra điếu thuốc nên nếu việc bọ xuất hiện nhiều trong các khu vực sẽ phần nào làm cho chất lượng của sợi thuốc bị ảnh hưởng Tuy rằng ở công ty việc kiểm soát tình hình bọ nhìn chung đang khá ổn nhưng tình hình bọ vẫn đang diễn biến phức tạp ở các khu vực trong quá trình sản xuất Do đó để có thể hỗ trợ trong công tác kiểm soát hiệu quả hơn tác giả đã đưa ra một vài công cụ kiểm soát chất lượng sau Đầu tiên, công cụ kiểm soát này sẽ giúp cho việc đánh giá các khu vực xuất hiện bọ ở công có diễn ra một cách bất thường hay không và tìm ra được các khu vực trọng tâm để triển khai ngay các biện pháp xử lý kịp thời bằng cách dùng biểu đồ Pareto

54 Tiếp đến sau khi đã xác định được ngay các khu vực trọng tâm cần thực hiện tác giả sẽ dùng biểu đồ xương cá để phân tích ra các nguyên nhân làm cho khu vực đó xuất hiện bọ và đưa các giải pháp nhằm khắc phục

Dựa vào kết quả số lượng bọ trong 6 tháng đầu 2021 ở bảng 3.3 cụ thể ở từng khu vực được tác giả tổng hợp Sau đây tác giả sẽ ứng dụng biểu đồ Pareto và biểu đồ xương cá để phân tích

Dựa vào số liệu về tình hình bọ 6 tháng đầu 2021 tác giả tiến hành lập bảng phần trăm tích lũy để vẽ biểu đồ Pareto

Bảng 4.1 Phần trăm tích lũy số lượng bọ trong 6 tháng/2021

Khu vực Số bọ Số bọ tích lũy % % tích lũy

Khu vực nạp nguyên liệu 700 2379 25.59% 86.98%

Khu vực chứa sợi thành phẩm 35 2735 1.28% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

55 Hình 4.2: Biểu đồ Pareto về tình hình trong 6 tháng/2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Dựa vào biểu đồ Pareto có thể thấy được 3 khu vực bọ xuất hiện nhiều nhất là khu vực sấy, khu vực cắt và khu vực nạp nguyên liệu, các khu vực còn lại số lượng bọ xuất hiện ít hơn hẳn và không quá nghiêm trọng Về khu vực sấy thì đây là khu vực gần các bồn chứa cọng và ở đây có những vị trí khó tiếp cận (do ở đây có một tháp sấy sấy cao đến 20m) để vệ sinh một cách kỹ càng và những vị trí này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bọ phát triển, tiếp đến là khu vực cắt và khu vực nạp nguyên liệu, 2 khu vực này gần nhau và cùng gần nơi đưa nguyên liệu từ bên ngoài vào cho quá trình sản xuất nên có nhiều nguy cơ bọ xâm nhập từ bên ngoài vào

Đề xuất sử dụng đèn diệt côn trùng thay cho phương pháp phun xịt trong công tác xử lý bọ

Việc phun trong nhà máy để đảm bảo hạn chế được tình trạng bọ lây nhiễm chéo nhưng với việc phun xịt nhiều và thường xuyên ở trong khu vực sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi lưu lượng tồn dư nhiều và ngoài khả năng kiểm soát Sử dụng đèn diệt côn trùng giúp giảm được việc dùng hóa chất trong nhà máy, đây cũng được xem như một cách tiết kiệm chi phí Với mục đích của đèn sẽ kiểm soát bọ trong từng khu vực và tiến hành xử lý thì vai trò của đèn diệt côn trùng cũng tương tự vậy nó sẽ

62 giúp cho việc bọ ở khu vực nào sẽ tập trung trong khu vực đó để có hướng xử lý rõ ràng cho từng khu vực và giúp cho việc kiểm soát bọ tốt hơn b) Nội dung giải pháp Để giảm bớt được việc phun xịt trong nhà máy nhằm tiết kiệm chi phí cũng như tránh được rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cần xem xét thực hiện việc chuyển đổi từ phun xịt sang sử dụng đèn diệt côn trùng

Trước tiên các bộ phận cần bàn bạc xem xét với nhau trong việc thiết kế các vị trí đặt đèn diệt côn trùng, tránh để quá gần các khu vực có đặt bẫy bọ theo dõi, việc bàn bạc này cần phải được trao đổi kỹ càng và cần tránh các vị trí đặt bẫy bọ để không làm sai lệch khả năng kiểm soát bọ hiện tại Việc trao đổi các vị trí này sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên tháng 11

Sau khi đã thống nhất được vị trí sẽ tiến hành xem xét chọn lựa việc sử dụng loại đèn diệt côn trùng nào mà tiết kiệm chi phí cũng như mang lại được hiệu quả

Hình 4.5 Đèn diệt côn trùng năng lượng mặt trời

Tác giả đề xuất nên dùng đèn diệt côn trùng năng lượng mặt trời để vừa có thể tận dụng được năng lượng sẵn có và vừa có thể giúp công ty tiết kiệm được điện năng tiêu thụ ở nhà máy

63 Sau khi chọn được loại đèn cũng như vị trí lắp đặt được xác định là phù hợp thì tiến hành lắp đặt vào các vị trí đó

Với tổng diện tích toàn bộ công ty là 60.000m 2 trong đó diện tích để phục vụ việc sản xuất trong nhà máy là khoảng 7000m2 nên chỉ cần sử dụng 40 đèn với phạm vi ảnh hưởng là

175 m 2 để đảm bảo không ảnh hưởng đến công tác đặt bẫy bọ và các vị trí đặt ở trong từng khu vực sẽ được lắp zigzag để có thể bao quát được tất cả các không gian Sau khi tham khảo giá ở givasolar thì chi phí về đèn cũng như chi phí lắp đặt được ghi nhận qua bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2 Dự toán chi phí mua đèn diệt côn trùng

Tên chi phí Đơn giá/sản phẩm Số lượng Chi phí

Mua đèn diệt côn trùng 5.000.000 40 200.000.000

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Dựa vào bảng chi phí tác giả tổng hợp được tiến hành thực hiện việc dự toán thời gian hoàn vốn:

Bảng 4.3 Phân tích chi phí đầu tư đèn diệt côn trùng

DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÈN DIỆT CÔN TRÙNG

Ngân lưu ròng -210.000.000 80.000.000 80.000.000 80.000.000 Ngân lưu ròng tích lũy -210.000.000 -130.000.000 -50.000.000 30.000.000

Nguồn: Tác giả phân tích

64 Dựa vào bảng 4.9 có thể thấy trong vòng 3 năm sau khi đầu tư có thể thu hồi lại được vốn đầu tư cho việc dùng đèn diệt côn trùng, đồng thời còn mang lại sự tiết kiệm về năng lượng điện tiêu thụ, hạn chế được việc sử dụng phun xịt quá nhiều trong nhà máy so với việc mỗi năm phải chi 80 triệu cho việc phun xịt

Việc lắp đặt và triển khai thử nghiệm tính hiệu quả của phương pháp mới sẽ được thực hiện trong tháng 11 và 12 để có thể đánh giá khách quan được hiệu quả mang lại và trong thời gian đầu chuyển đổi sẽ bắt đầu giảm tần suất phun xịt và dần dần xem việc phun xịt là biện pháp dự phòng c) Đánh giá tính khả thi

Giải pháp được đánh giá khả thi khoảng 60% sau khi tác giả trình bày với anh Ngô Hoàng Thanh đang phụ trách ở phòng QA và anh Bùi Việt Hoàng đang phụ trách tại phòng sản xuất vì đây được xem là một bước cải tiến lớn nhưng cần phải được xem xét kỹ càng nhất là trong việc lựa chọn vị trí cần phải dung hòa được ở cả các vị trí đặt bẫy theo dõi bọ nhưng nếu triển khai thì đây được xem là một cách giúp giảm thiểu được rủi ro về chất lượng sản phẩm

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Nguyễn Hoàng Dũng. (2017). Doanh nghiệp phải lấy chất lượng sản phẩm làm trọng tâm cốt lõi để canh tranh. Truy cập tại: Doanh nghiệp phải lấy chất lượng sản phẩm làm giá trị cốt lõi để cạnh tranh (kinhtedothi.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp phải lấy chất lượng sản phẩm làm trọng tâm cốt lõi để canh tranh
Tác giả: Nguyễn Hoàng Dũng
Năm: 2017
2) Philip B. Crosby (1979). Quality Is Free. New York: McGra – Hill Book Company 3) Juran, J. M. (1988). Juran on planning for quality. Collier Macmillan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality Is Free. "New York: McGra – Hill Book Company 3) Juran, J. M. (1988). "Juran on planning for quality
Tác giả: Philip B. Crosby (1979). Quality Is Free. New York: McGra – Hill Book Company 3) Juran, J. M
Năm: 1988
4) Ho, S. K., Cicmil, S. và Fung, C. K. (1995), The Japanese 5S Pratice and TQM Training, Traning for Quality, 3 (4), 19-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Traning for Quality
Tác giả: Ho, S. K., Cicmil, S. và Fung, C. K
Năm: 1995
5) Tạ Thị Kiều An, Nguyễn Tấn Trung, Diệp Quốc Bảo và Nguyễn Văn Hóa. (2010). Giáo trình Quản Lý Chất Lượng. Tp. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản Lý Chất Lượng
Tác giả: Tạ Thị Kiều An, Nguyễn Tấn Trung, Diệp Quốc Bảo và Nguyễn Văn Hóa
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
10) Trang chủ tổng công ty BAT Việt Nam. Truy cập tại: www.batvietnam.com Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc bộ máy hoạt động - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc bộ máy hoạt động (Trang 16)
Hình 1.3 Cọng thuốc lá - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 1.3 Cọng thuốc lá (Trang 17)
Hình 1.5 Sợi thuốc lá - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 1.5 Sợi thuốc lá (Trang 18)
Hình 1.6 Chiến lược về chất lượng của công ty - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 1.6 Chiến lược về chất lượng của công ty (Trang 20)
Hình 1.7 Cơ cấu tổ chức bộ phận QA - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 1.7 Cơ cấu tổ chức bộ phận QA (Trang 21)
Hình 2.3: Bước 3 trong vẽ biểu đồ xương cá - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 2.3 Bước 3 trong vẽ biểu đồ xương cá (Trang 31)
Hình 3.1 Hệ thống dây chuyền chế biến mảnh lá - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.1 Hệ thống dây chuyền chế biến mảnh lá (Trang 32)
Hình 3.3 Dây chuyền chế biến cọng - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.3 Dây chuyền chế biến cọng (Trang 34)
Hình 3.5 Mô hình kiểm soát chất lượng tại bộ phận QA của nhà máy PMD - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.5 Mô hình kiểm soát chất lượng tại bộ phận QA của nhà máy PMD (Trang 37)
Bảng 3.1:  Bảng AQL với mức kiểm tra bình thường - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Bảng 3.1 Bảng AQL với mức kiểm tra bình thường (Trang 38)
Bảng 3.2: Bảng AQL với mức kiểm tra nâng cao - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Bảng 3.2 Bảng AQL với mức kiểm tra nâng cao (Trang 39)
Hình 3.6 Lấy mẫu mảnh lá bằng dụng cụ khoan - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.6 Lấy mẫu mảnh lá bằng dụng cụ khoan (Trang 40)
Hình 3.7 Thiệt hại bọ gây ra trong điếu thuốc - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.7 Thiệt hại bọ gây ra trong điếu thuốc (Trang 43)
Hình 3.10 Bẫy bọ đầy đủ - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.10 Bẫy bọ đầy đủ (Trang 46)
Hình 3.11 Vị trí đặt bẫy bọ trên các container hàng - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.11 Vị trí đặt bẫy bọ trên các container hàng (Trang 47)
Hình 3.12 Xác định các vị trí đặt bẫy bọ - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.12 Xác định các vị trí đặt bẫy bọ (Trang 48)
Hình 3.13 Phun xịt - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.13 Phun xịt (Trang 51)
Hình 3.15 Nhân viên khoan các lỗ và đặt ống trên thùng nguyên vật liệu - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.15 Nhân viên khoan các lỗ và đặt ống trên thùng nguyên vật liệu (Trang 54)
Hình 3.18 Hoạt động thông thoáng kho - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.18 Hoạt động thông thoáng kho (Trang 56)
Hình 3.19 Khu vực thực hiện việc đông lạnh - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 3.19 Khu vực thực hiện việc đông lạnh (Trang 58)
Hình 4.1 Phiếu kiểm tra thực hiện 5S - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 4.1 Phiếu kiểm tra thực hiện 5S (Trang 63)
Bảng 4.1 Phần trăm tích lũy số lượng bọ trong 6 tháng/2021 - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Bảng 4.1 Phần trăm tích lũy số lượng bọ trong 6 tháng/2021 (Trang 65)
Hình 4.4 Khảo sát vị trí đặt bẫy bọ - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 4.4 Khảo sát vị trí đặt bẫy bọ (Trang 71)
Hình 4.5 Đèn diệt côn trùng năng lượng mặt trời - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Hình 4.5 Đèn diệt côn trùng năng lượng mặt trời (Trang 73)
Bảng 4.3 Phân tích chi phí đầu tư đèn diệt côn trùng - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
Bảng 4.3 Phân tích chi phí đầu tư đèn diệt côn trùng (Trang 74)
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn - phân tích thực trạng công tác kiểm soát bọ trong đảm bảo chất lượng tại công ty liên doanh thuốc lá bat vinataba
h ụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn (Trang 78)
w