KFC và lịch sử hình thành KFC:KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICKEN – nhãn hiệu được tiênphong bởi ông Harland Sanders 9/9/1890, đã phát triển và trở thành một trong những hệ
GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN
Tập đoàn YUM
Yum! Brands, có trụ sở tại Louisville, Kentucky, là Tập đoàn lớn nhất thế giới chuyên về lĩnh vực hệ thống nhà hàng, với gần 39.000 nhà hàng tại hơn 125 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1 triệu nhân viên và cộng tác viên. Yum! đứng ở vị trí 213 trong danh sách top 500 của tạp chí Fortune với doanh thu hơn 13 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 Thương hiệu của Yum! Brands: KFC, Pizza Hut và Taco Bell, là những thương hiệu hàng đầu thế giới về sản phẩm từ gà, pizza và đồ ăn kiểu Mexico Ngoài biên giới
Mỹ, trung bình mỗi ngày Yum! Brands mở hơn
Chuỗi bán lẻ này đã mở thêm 4 nhà hàng mới, củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành bán lẻ quốc tế Không chỉ vậy, tập đoàn còn gây ấn tượng với các giải thưởng danh giá, văn hóa doanh nghiệp đặc sắc, chính sách quản trị đa dạng, các hoạt động cộng đồng ý nghĩa và thành tích kinh doanh ấn tượng.
Vào năm 2007, tập đoàn thành lập quỹ World
Hunger Relief, tổ chức tư nhân lớn nhất thế giới trong lĩnh vực chống đói nghèo, nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần tự nguyện và gây quỹ cho
Chương trình Lương Thực Thế Giới (WFP) của
Liên Hiệp Quốc cũng như một số tổ chức tình nguyện cứu đói khác Kể từ khi thành lập, hơn 1 triệu nhân viên Yum!, đối tác nhượng quyền và gia đình đã tham gia tình nguyện với hơn 21 triệu giờ đóng góp vào nỗ lực cứu đói tại nhiều nơi trên toàn thế giới Tới nay, nỗ lực này đã đóng góp gần 85 triệu đô la Mỹ cho WFP và những tổ chức cứu đói khác, cung cấp gần 350 triệu bữa ăn, cứu giúp hàng triệu người ở những vùng xa xôi của thế giới nơi mà nạn đói đang hoành hành.
KFC và lịch sử hình thành KFC
KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICKEN – nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders (9/9/1890), đã phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỉ bữa ăn tối KFC được phục vụ hàng năm trên hơn 80 quốc gia khác nhau Nhưng để có được thành công như vậy thì không phải dễ dàng.
Năm 1896, cha mất, Sander đảm nhiệm việc chăm sóc em và làm việc bếp núc suốt 30 năm Thập niên 1930, Sander khởi nghiệp với món gà rán phục vụ khách dừng chân tại trạm xăng ở Corbin, Kentucky Khi chưa có nhà hàng, ông phục vụ khách tại các bàn đặt trực tiếp tại trạm xăng Sau đó, ông tạo ra "món thay thế bữa ăn ở nhà" dành cho gia đình bận rộn, gọi là "Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần".
Năm 1935, khi mà nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay
Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông đã tự phát triển và thành lập Doanh nghiệp nhuợng quyền thương hiệu Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở US và ở Canada, và năm 1964 ông đã bán chuỗi cửa hàng của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư với giá 2 triệu USD, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà Rán Kentucky đã phát triển một cách nhanh chóng Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm 1966 và được liệt kê trên thị trường Chứng Khoán New York vào năm 1969 và được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986 Đến năm
1997 PepsiCo đã chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant Vào tháng 5 năm
Năm 2002, công ty đổi tên thành Yum!, sở hữu nhiều thương hiệu thực phẩm nổi tiếng như A&W, All-American Food Restaurants, KFC, Long John Silvers, Pizza Hut và Taco Bell Hiện nay, Tập đoàn Yum! Brands là tập đoàn nhà hàng lớn nhất thế giới với gần 35.000 cửa hàng tại 110 quốc gia.
Cho đến khi ông mất đi bởi sự tác động mạnh của bệnh bạch cầu vào năm 1980 ở độ tuổi 90, ông đã đi gần 250,000 dặm/năm để viếng thăm các nhà hàng KFC trên toàn thế giới
KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia KFC và hệ thống nhượng quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới
Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà ColonelCrispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương Tại Việt Nam, KFC tham gia thị trường từ năm 1997, đến nay đã có hơn 80 cửa hàng trên cả nước.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU KFC TẠI VIỆT NAM
Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ) là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Hiện Restaurant đã có tới 34 nghìn nhà hàng trên toàn cầu Thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt nhất của Restaurant
Trong hai năm 2005-2006, khi dịch Sars và đại dịch cúm gia cầm hoành hành ở nhiều nước khiến thị phần của KFC giảm sút nghiêm trọng, nhiều thị trường gà rán KFC có chứa một số phẩm mầu, hàm lượng gây Cholesterol và béo phì cho người sử dụng gây tổn thất không nhỏ đến doanh thu, kế hoạch phát triển thị trường KFC
Nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, sản phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều thị trường, Restaurant đã nhanh chóng lấy lại hình ảnh, thương hiệu của mình, đặc biệt là thị trường châu Á Có thể nói năm 2006 là năm châu Á của gà rán KFC Chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc, hiện số cửa hàng của KFC đã lên đến cón số hơn 5000. Doanh thu năm qua của Restaurant tại Trung Quốc lên hơn 200 triệu USD, vượt xa đối thủ cùng thị trường là L'etoile (Pháp), có mặt ở đây nhiều năm nay Sau thành công ở Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở rộng phát triển ra thị trường nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam KFC Việt Nam là đơn vị mua nhượng quyền (franchising) KFC từ tập đoàn Yum! Brands Tại Việt Nam, KFC Tham gia vào thị trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại trung tâm thương mại Sài Gòn Super Bowl, giờ đây, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt tại hầu hết các đường phố của Việt Nam
Có thể nói, năm 2006 và vừa qua, là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, người dân "đua" nhau tìm đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ.
Sự tăng đột biến của lượng khách hàng, khiến KFC phải mở thêm nhiều cửa hàng mới tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số tỉnh khác, trong đó phải kể đến sự kiện gà rán
KFC thành lập cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự kiện KFC tiến chân ra Bắc.
"Cuộc chơi" của KFC tại Việt Nam thực sự bắt đầu
Chín năm cho một thị trường, chín năm cho một thương hiệu, trong kinh doanh thật không phải là ngắn, cũng không phải là dài cho một thương hiệu chợt làm quen và lớn "Đắt sắt nên miếng" câu thành ngữ đó luôn đúng trong kinh doanh, với một thị trường tiềm năng, rộng lớn, hơn 90 triệu dân, lại vừa ra nhập WTO, đủ để thương hiệu gà rán KFC làm nên mọi chuyện ở đây Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam với mục tiêu thương hiệu KFC là mang đến cho người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay KFC được hiểu như là một nhãn hiệu vui nhộn và bao hàm nhiều ý nghĩa… Trẻ trung trong tâm hồn, năng động trong cuộc sống là tiêu chí & chiến lược của nhãn hiệu KFC tại Việt Nam
KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe, được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước Ngoài thực đơn gà rán, KFC còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú dành cho người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể thưởng thức hơn 300 món ăn khác nhau từ món gà nướng tại thị trường Việt Nam cho tới sandwich cá hồi tại Nhật Bản.
Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trườngViệt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn …Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh EggTart.
Các cột mốc phát triển nhà hàng đầu tiên tại các tỉnh thành:
Tháng 08/2006 – Hải Phòng & Cần Thơ
Tháng 08/2011 - Quy Nhơn & Rạch Giá
Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 19 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam.
Hương vị độc đáo, phong cách phục vụ thân thiện, hết lòng vì khách hàng và bầu không khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà hàng là ba chìa khóa chính mở cánh cửa thành công của KFC tại Việt Nam cũng như trên thế giới KFC Việt Nam đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực mới và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Việt Nam.
Danh sách chuỗi cửa hàng KFC tại Việt Nam
- A43 Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Lầu 4 - DiamondPlaza 34 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- Siêu thị Sài Gòn, số 34 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
- 15-17 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
- 20 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP.HCM
- 74/2 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- 80 Đường Tháp Mười, Phường 2, Quận 6, TP.HCM
- Co.op Mart, 571 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Co.op Mart, 1 Quang Trung, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP.HCM
- 78 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1 , TP.HCM
- 14 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
- 127C-127N Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Siêu thị Văn Lang, 1 Quang Trung, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- 99 Ngô Quyền, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
- 407C-407D Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
- 330 Trần Hưng Đạo, P Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
- Siêu thị VINATEX, 1/2 Lãnh Binh Thăng, Phường 8, Quận 11, TP.HCM
- 594 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, TP.HCM
- 199A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
- Siêu thị Co.op Mart Lý Thường Kiệt, 497 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
- 201 Khánh Hội, Phường 3, Quận 4, TP.HCM
- 123 - 125 Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, TP.HCM
- 1-3 Ngô Gia Tự, Phường 3, Quận 10, TP.HCM
- Cư xá Bình Hòa, 170A Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- 2 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
- 79 Bình Quới, Phường 27, Bình Thạnh, TP.HCM
- 35 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.HCM
- 35 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.HCM
- Parkson Hùng Vương, 126 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
- 214/B55 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
- Food court Eden Mall, 106 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- SB 2-1 Mỹ Khánh 1, P Tân Phong, Quận 7, Tp.HCM
- 265 Âu Cơ, Phường 5, Quận 11, TP.HCM
- Lầu 5, Food CourtTTTM Parkson CT Plaza, 60A Trường Sơn, Tân Bình, TP.HCM
- 111 Nguyễn Sơn, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
- 22 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
- Siêu Thị Parkson, 35 BIS-45 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- Siêu thị Big C 792 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Lầu 4, TTTM Now Zone, 235 Nguyễn Văn Cừ, P Nguyễn Cư Trinh, Q 1, TP.HCM
- Lầu 3, Lotte Mart Nam Sài Gòn, 469 Nguyễn Hữu Thọ, P Tân Hưng, Q 7, TP HCM
- 323 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP.HCM
- 167/2 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM
- Tòa nhà The Manor 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Big C 202B Hoàng Văn Thụ - Phường 9 - Q Phú Nhuận - TP.HCM
- 194D - 194E Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
- 195 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P 17, Q Bình Thạnh, TP.HCM
- 138 A Tô Hiến Thành, Phường 5, Quận 10, Tp.HCM
- 940B Đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM
- 1231- Quốc lộ 1A, Phường Bình Trị Đông, Q Bình Tân, Tp.HCM
- Siêu thị VINATEX, Số 42 Đường 30 tháng 4, Phường An PHú, Q Ninh Kiều, Cần Thơ
- 209 Lê Duẩn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 3C Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- 222 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội - Siêu Thị Parkson, 198B Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
- 27 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội
- 156-158 Tôn Đức Thắng, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
- 292 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 87 Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, Hà Nội
- 11A7 Khu tập thể ĐH Kinh tế Quốc Dân, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 405 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội
- Tòa nhà BITEXCO (THE MANOR), Mễ Trì, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
- 173-175 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- 372-374 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Big C Đồng Nai, Phường Long Bình Tân, Biên Hòa - Đồng Nai
-165 - 157 Đường 30/4 - phường Trung Dũng - Biên Hòa - Đồng Nai
- Co.op Mart Biên Hòa 121 Quốc Lộ 15, Phường Tân Tiến, Biên Hòa – Đồng Nai
- 478 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
- Lầu 2 - Siêu thị Big C Đà Nẵng 225-227 Hùng Vương, Q Thanh Khê, Đà Nẵng
- 116 Nguyễn Thị Minh Khai – Hải Châu – Đà Nẵng
- Siêu thị Co.op Mart Bà Rịa, Phường Phước Trung, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Siêu thị Co.op Mart, 36 Nguyễn Thái Học, Phường 7, Vũng Tàu
- Nhà Ga Tàu Cánh Ngầm, Đường Hạ Long, Vũng Tàu
- Siêu Thị Co.op Mart Trường Tiền, số 6 Trần Hưng Đạo, Huế
- Tầng 4 Trung tâm thương mại Big C Huế, Ngã tư Bà Triệu - Hùng Vương, Huế
- Siêu Thị BIG C, KHU ĐTM, Ngã 5 Sân Bay Cát Bi, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Tầng 4, Parkson Hải Phòng, Khu ĐTM, Ngã 5 Sân Bay Cát Bi, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Siêu Thị BIG C, KHU ĐTM, Ngã 5 Sân Bay Cát Bi, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Co.op Mart, 71 Nguyễn Tất Thành, Phường Tân An, Buôn Ma Thuột, Dak Lak
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA KFC
Phân tích sơ lược môi trường kinh doanh của KFC
1.1 Tổng quan về thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam:
Dạo một vòng quanh Hà Nội hay Hồ Chí Minh, ta có thể dễ dàng nhận ra rất nhiều cửa hàng thức ăn nhanh nằm trên các con phố lớn Và sẽ không bất ngờ khi thấy, có tới 90% cửa hàng ấy là của nước ngoài Điều này cũng xảy ra tương tự ở các thành phố khác của
Việt Nam Cuộc chiến tranh giành thị phần Fastfood đang diên ra gay găt với những tập đoàn nổi tiểng như KFC, LOTTERIA đến từ Hàn Quốc, JOLLIBEE của Philipphin Gần đây, cuộc chiến chiếm thị phần còn có vẻ “nóng” hơn nữa, khi có nhiều thông tin cho thấy các hãng fast food lớn của Mỹ như Burger King, Popeye’s và McDonald’s sẽ gia nhập thị trường Việt Nam trong thời gian tới Đó là chưa kể việc nhà sáng lập của hãng thức ăn nhanh Hàn Quốc là Subway đã đến Việt Nam khảo sát thị trường và chuẩn bị mở Subway store đầu tiên tại Việt Nam vào quý III năm nay hứa hẹn một cuộc chiến giành thị phần đầy cam go và thử thách
Theo đánh giá của tập đoàn Yum Restaurant International, Việt Nam là thị trường mới và đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều ở thành phố nói riêng và ở Việt Nam nói chung Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều
KFC với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30, nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi Tuy nhiên, trong giới trẻ, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này Mục tiêu của KFC là muốn thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng hành của khách hàng tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ Và trong vòng hai năm tới là phát triển mạng lưới nhà hàng KFC tăng gấp 9-
10 lần hiện nay Với việc phát triển tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh,
Theo đó, đối tượng khách hàng mà KFC nhắm đến chính là giới trẻ và đây cũng là mục tiêu chiến lược kinh doanh dài hạn của KFC, phù hợp với cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam Qua số liệu nghiên cứu, KFC là sản phẩm thức ăn nhanh được sử dụng nhiều nhất bởi nhóm học sinh, sinh viên KFC đã mở rộng mạng lưới, chủ yếu nhắm đến các thành phố lớn, nơi thuận tiện đi lại, tập trung các bạn trẻ nhiều như trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí…
Trong phần này sẽ đề cập đến 5 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp, tâm lí, hành vi:
Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em.
Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30. Với việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em, có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ.
Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.
Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là: Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố Vì số lượng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… ở đây là rất nhiều Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC.
Tâm lý người Việt Nam được đánh giá là luôn nhanh nhạy và dễ tiếp thu những phong cách sống mới, đặc biệt là giới trẻ Sự phát triển vượt bậc của đất nước theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo nhiều xu hướng, phong cách sống hiện đại Chính vì vậy, KFC tin vào khả năng thành công của mình tại thị trường Việt Nam khi nắm bắt được tâm lý cũng như nhu cầu của người tiêu dùng.
Hành vi: Tiến hành một cuộc điều tra bỏ túi về nguyên nhân phát triển quá nhanh của KFC, câu trả lời từ hầu hết các thực khách trong độ tuổi từ 17-29 là: tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng , trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn nhất Chính vì vậy mà KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên, hệ thống các của hàng tương đối dày đặc mà còn là điều hành một loạt các của hàng với sự tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng sản phẩm KFC.
Với một thị trường tiềm năng, rộng lớn, hơn 90 triệu dân, lại vừa ra nhập WTO, đủ để thương hiệu gà rán KFC làm nên mọi chuyện ở đây Với lợi thế là một hãng truyền thống thức ăn nhanh từ lâu đời, đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xâm nhập thị trường, đồng thời với khả năng thích ứng nhanh nhạy, tìm hiểu khá kỹ càng nhu cầu của thị trường, KFC đã dành được vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm thức ăn nhanh tại Việt Nam tuy nhiên KFC cũng cần phải cẩn trọng bởi các đối thủ đều đang thực hiện chiến lược tái xâm nhập và mở rộng nhằm giành lại miếng bánh của mình Thị trường thức ăn nhanh vẫn sẽ sôi động trong năm nay và những năm tiếp theo.
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam
2.1 Môi trường thể chế, luật pháp:
Bằng sự phối hợp nhịp nhàng, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội đã cùng nhau mang lại cho tình hình chính trị Việt Nam một sự ổn định, bền vững Việt Nam đang được các nhà đẩu tư quốc tế đánh giá rất cao ở khía cạnh này so với các nước khác trong khu vực.
Ngày 17/11, cuộc khảo sát tháng 11/2012 của Grant Thomton Việt Nam với hơn 200 đại diện nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn đầu tư trong nước cho thấy 59% số người được hỏi lạc quan về kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới Đáng chú ý, có tới 67% người trả lời đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn so với các điểm đến khác.
Theo lời ông Katsuto Momi, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty Nihon Unisys và Nihon Unisys Solution Nhật Bản, môi trường tại Việt Nam được nhận định là ổn định và an bình Ông cũng đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và bầu không khí chính trị ổn định tại Việt Nam Những yếu tố này được cho là động lực thúc đẩy Nihon Unisys kinh doanh tại Việt Nam mà không phải lo lắng.
Pháp luật và hiến pháp nước ta cho phép, tôn trọng và khuyến khích mọi hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật.
Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Pháp lệnh được công bố ngày 19/8/2003 thống nhất vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, khắc phục tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân.
Luật an toàn thực phẩm:
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, tháng 10-2009 vừa qua, Chính phủ đã trình lên Quốc Hội bản dư thảo Luật vế An toàn thức phẩm Và tại kỳ họp thứ 7 được chính thức thông qua.
An toàn thực phẩm là vấn đề liền quan đến nhiều điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến an toàn thực phẩm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội, sức khoẻ cộng đồng, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam.
Luật An toàn thực phẩm được ban hành ngày 16/06/2010, quy định các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; ứng phó, ngăn chặn và khắc phục sự cố an toàn thực phẩm; thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm; thực hiện kiểm nghiệm, thông tin, giáo dục, tuyên truyền về an toàn thực phẩm; quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm.
Việc ban hành Luật An toàn Thực phẩm là phù hợp trong bối cảnh Việt Nam ngày càng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và nhằm tạo cơ chế pháp lý để nước ta và các nước trên thế giới thừa nhận hệ thống tiêu chuẩn của nhau, trong đó có những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại:
Nghị định của Chính Phủ số 35/2006/NĐ-CP ngày 31.3.2006 quy định chi tiết LuậtThương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với nhũng mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam.
Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đẩu tư đổng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Vậy với một nền chính trị ổn định được các nhà đầu tư đánh giá rất cao trên thế giới thực sự là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường tại Việt Nam ở tất cả các ngành hàng, đặc biệt là ngành thực phẩm Và KFC cũng có đầy đủ kinh nghiệm để thâm nhập vào thị trường này.
Tốc độ tăng trưởng GDP:
Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng mạnh và cao Từ năm
2000 đến 2006 tốc độ tăng trưởng nền kinh tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao từ 7%-8%/ năm Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra những năm 2007 - 2008 nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trầm trọng Khi đó tốc độ tăng trưởng đã sụt giảm đến mức báo động Xuất khẩu bị hạn chế bởi những ngành kinh tế mũi nhọn như dệt may bị ảnh hưởng nặng nề Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 còn 6.78% Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng chỉcòn là 5,89%
Bước vào năm 2012 nền kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn vào nửa sau năm 2012 nhờ hiệu ứng của việc cải thiện nền kinh tế vĩ mô Tổng hợp các yếu tố cấu phần GDP như tiêu dùng nội địa, xuất nhập khẩu và đầu tư, với giả định các nhân tố khác không đổi, tính toán cho thấy với tổng mức đầu tư toàn xã hội tương đương 33,5-33,9% GDP (mức kế hoạch đã được phê chuẩn), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 6- 6,3% nếu hiệu suất đầu tư của nền kinh tế có sự cải thiện đáng kể
Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại này là hoàn toàn cần thiết cho việc tạo đà tăng tốc cho các năm tiếp theo Lý giải điều này bởi lẽ chính phủ đã cải thiện được các con số thống kê kinh tế trong vài tháng gần đây, nhưng xét giá trị tuyệt đối thì lạm phát và nhập siêu vẫn còn rất cao Và việc hình ổn kinh tế đối với Việt Nam không thể một sớm một chiều, mà phải mất một thời gian nữa.
Thống kê cho thấy, cùng vối Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm trước vì vậy Việt Nam được dự đoán sẽ đạt mức GDP năm 2016 là 6,3% Một dấu hiệu hết sức đáng mừng và khả quan cho nền kinh tế.
HÌNH THỨC FDI CỦA KFC VÀO VIỆT NAM
Thương hiệu là cách nhận diện sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng, được nhà sản xuất thể hiện bằng các dấu hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì để khẳng định chất lượng và nguồn gốc Sự phát triển của thương hiệu gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất, thường được ủy quyền cho đại diện thương mại chính thức.
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), thương hiệu chính là dấu hiệu đặc biệt cả hữu hình và vô hình, giúp mọi người nhận biết sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ riêng biệt do một tổ chức hoặc cá nhân cung cấp và sản xuất.
- Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất
- Thương hiệu đã đăng ký sẽ được sự bảo hộ của pháp luật tránh khỏi sự bắt chước của đối thủ, khẳng định ưu thế đặc trưng của doanh nghiệp.
Thương hiệu khẳng định đẳng cấp của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thị trường ngách khác nhau Có hệ thống nhiều thương hiệu, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng.
- Tên gọi, biểu tượng, màu sắc đặc trưng của thương hiệu sẽ hỗ trợ sản phẩm dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng.
- Thương hiệu là nguồn củng cố khả năng cạnh tranh, giúp nâng cao doanh số lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhiều nghiên cứu thăm dò người tiêu dùng đã cho thấy rằng thương hiệu luôn là yếu tố hàng đầu giúp họ lựa chọn món hàng cần mua sắm.
Nhờ thương hiệu sản phẩm, khách hàng sẽ: Biết xuất xứ sản phẩm, yên tâm về chất lượng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm chi phí nghiên cứu thông tin, khẳng định giá trị bản thân, giảm rủi ro trong tiêu thụ.
Thiệt hại do tranh chấp nhãn hiệu là không nhỏ Do vậy, các doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình tại những thị trường tiềm năng
Pháp luật nhãn hiệu hàng hóa của Việt áp dụng nguyên tắc "first to file - dành ưu tiên cho người nộp đơn trước” Chi phí đăng ký tại Việt khá nhỏ, do đó các doanh nghiệp nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để giành quyền ưu tiên sớm trước khi tung sản phẩm ra thị trường.Mục tiêu của thương hiệu KFC là mang đến với người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
Nhượng quyền kinh doanh : là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.
Bên nhượng quyền (franchisor) phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó, còn bên nhận nhượng quyền (franchisee) phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, từ cách trang trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao Các tài sản hữu hình và vô hình khác, như quảng cáo, tập huấn quốc tế và quốc nội cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác nói chung được bên nhượng quyền thực hiện, và trên thực tế có thể được bên nhượng quyền yêu cầu, nói chung là đòi hỏi sổ sách kế toán phải được kiểm toán và buộc bên nhận nhượng quyền và/hoặc các đại lý phải chấp nhận việc kiểm tra định kỳ và đột xuất Nếu không đạt qua các đợt kiểm tra này thì các quyền trong nhượng quyền kinh doanh có thể không được gia hạn hay bị hủy bỏ.
Hệ thống kinh doanh kiểu nhượng quyền kinh doanh đảm bảo các thành viên của hệ thống một sự đồng bộ tối đa cả về hình thức và nội dung cũng như đảm bảo với người tiêu dùng về sự nhận biết hệ thống, các tiêu chuẩn của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi một điểm bán bất kỳ trong hệ thống đó.
Có thể hiểu kinh doanh kiểu nhượng quyền kinh doanh chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ theo những điều kiện nhất định đã đề ra và bên nhận tuân theo, phải phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí.
Hệ thống Franchise – KFC tại Việt Nam
KFC được coi là một trong những thương hiệu gạo cội, điển hình trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh với hình thức kinh doanh Franchise trên toàn thế giới Sau gần 12 năm có mặt tại Việt Nam, KFC đã gặt hái được những thành công nhất định Vậy KFC đã kinh doanh và hoạt động như thế nào tại Việt Nam, KFC Việt Nam có gì khác với KFC thế giới Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần này
Những năm 1998, khi mà khái niệm Franchise ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ, khi mà Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, sức mua kém, dân chúng còn nghèo, khẩu vị lạ lẫm, cạnh tranh với kiểu fastfood Việt Nam vừa rẻ vừa ngon, lại là nét văn hóa truyền thống từ xưa đến nay của Việt Nam Vậy KFC đã bước vào thị trường này như thế nào? Trước tiên, về cơ bản Nhương quyền KFC phân theo hình thức :
Theo tiêu chí lãnh thổ : KFC - Nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam: là hình thức mà chủ thương hiệu là các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise
Theo tiêu chí hoạt động kinh doanh : KFC - Nhượng quyền thương hiệu sử dụng công thức kinh doanh (business format franchise): là hình thức chuyển nhượng phổ biến nhất, còn gọi là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại được đề cập trong Luật Việt Nam Trong đó bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng quyền mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên cho bên nhận nhượng quyền.
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH FRANCHISE KFC TẠI VIỆT NAM
Thương hiệu
Thương hiệu là tài sản lớn nhất của hệ thống franchise vì nó giúp tạo ra sự khác biệt và giá trị gia tăng cho hệ thống franchise so với đối thủ KFC đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc, thời gian để xây dựng và duy trì thương hiệu của mình với mục tiêu là mang đến với người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi Qua đó nhằm hình thành nên những mong đợi của khách hàng đối với thương hiệu từ chất lượng sản phẩm, bao bì,quảng bá thương hiệu, dịch vụ, nhân viên phục vụ, môi trường cửa hàng Khi bạn nhìn thấy quảng cáo món gà rán của KFC, ngay lập tức bạn có thể liên tưởng đến đội ngũ nhân viên thân thiện và niềm nở đón khách vào cửa hàng, cảnh mọi người xếp hàng để chờ đến lượt được phục vụ, hình dung những miếng gà rán thơm ngon kèm theo những miếng khoai tây giòn tan Bạn cũng có thể gợi nhớ thương hiệu qua hình ảnh các quảng cáo ngộ nghĩnh với hình ảnh ông già đầu bếp với chú gà nhỏ xinh xắn, vui nhộn Với những giá trị to lớn của 1 thương hiệu nổi tiếng, trong quá trình franchising, KFC luôn đảm bảo một sự đồng nhất tại tất cả các cửa hàng và người được nhượng quyền phải cam kết giữ tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức cao.
Sản phẩm, dịch vụ
Tất cả những cửa hàng của KFC bán ra những sản phẩm như nhau và đạt được chất lượng tương đồng, điều này là kết quả của sự tiêu chuẩn hóa của qui trình và sự chú ý vào chi tiết Phía nhận chuyển nhượng đồng ý điều khiển nhà hàng của họ theo tiêu chuẩn về chất lượng, về dịch vụ, về vệ sinh, về giá trị của KFC KFC thường xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra của bên nhượng quyền, nếu những tiêu chuẩn không được duy trì, họ có thể bị rút giấy phép Tuy nhiên, KFC cũng có những thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng ở từng thị trường Tạo ấn tượng đặc biệt: KFC đã gây ấn tượng với vị gà cay hay truyền thống đủ sức thuyết phục bất cứ khách hàng khó tính nào.Hễ bước vào KFC người ta nghĩ ngay đến gà cay hay là truyển thống Đó trở thành điểm mạnh nhất của sản phẩm KFC Đa dạng hóa danh mục sản phẩm: Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo… Kích thước của Hamburger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích Danh mục này bao gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi ngày, phần ăn cho trẻ em, nước giải khát, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, kinh tế mỗi ngày, xalach, tráng miệng,
Bên cạnh đó, một số món mới đã dược tung ra thị trường Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: bơgơ phi lê, bơgơ tôm, lipton ice tea, nước Evian…Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ Chú trọng đến sức khỏe khách hàng KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của khách hang. b Dịch vụ
Dịch vụ khách hàng: Phong cách phục vụ khá độc đáo, đặc điểm chung đó là tự phục vụ tạo sự bình đẳng, công bằng như nhau Bên cạnh đó phong cách phục vụ lịch sự và chuyên nghiệp giúp bạn có được món ăn trong thời gian ngắn nhất, đúng với ý nghĩa là cửa hàng thức ăn nhanh.
Dịch vụ phụ: Gửi xe miễn phí, giao hàng tận nơi mà không tính phí vận chuyển, tổ chức sinh nhật trọn gói với 6 thực đơn từ 400.000 - 500.000 đồng cho 10 trẻ em, trong đó bao gồm dẫn chương trình, trang trí, bong bóng, thiệp mời, mũ sinh nhật, giải thưởng cho các trò chơi Tại một số cửa hàng còn có thêm các dịch vụ tạo không gian vui chơi cho trẻ em, tivi trình chiếu phim hoạt hình Đây là một trong những cách thức mà KFC thu hút khách hàng trẻ em, một trong những khách hàng tiềm năng cho loại đồ ăn nhanh này.
Bí quyết công nghệ
Một sản phẩm quan trọng không kém mà doanh nghiệp nhận franchise KFC là bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh Bí quyết công nghệ sản xuất Các sản phẩm của KFC đều phải tuân thủ các theo quy trình công nghệ sản xuất chặt chẽ đã được quy định Sản phẩm của KFC tại Việt Nam được chế biến theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới Gà được lấy giống từ Mĩ và nuôi theo quy trình kĩ thuật cụ thể, có hệ thống kiểm dịch chặt chẽ, đảm bảo không bị ảnh hưởng trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh gia cầm. Thịt gà KFC được chế biến từ cùng một công thức bí mật, được tẩm ướp một loại hương vị rất đặc biệt, pha chế dựa trên 11 loại thảo mộc cùng với kĩ thuật nấu cơ bản Loại gia vị đặc biệt này được chế biến sẵn và được đóng thành các gói nhỏ vận chuyển thẳng từ Mỹ sang Việt Nam, cho đến nay chỉ một số ít người có thể biết đến công thức này Trong nhiều năm, Colonel Sander đã cất giữ công thức pha chế trong đầu của mình và ngày nay công thức này được cất giữ an toàn ở Louisville.
Hệ thống
Mô hình của các cửa hàng chuẩn hóa : Tất cả các cửa hàng của công ty đều có sự đồng nhất với nhau, từ vị trí cửa hàng, cách bày biện bố trí trong cửa hàng, tới cả cách phục vụ của từng nhân viên
+ Vị trí: Các chuỗi cửa hàng của KFC luôn được đặt tại những vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay góc các giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người …vừa giúp người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách hàng hơn Ví dụ: Đặc biệt dễ dàng tìm thấy cửa hàng KFC vì đều nằm ở những địa điểm hot, trung tâm thành phố, nơi gần trường học, ngay ngã 3, ngã 4: như ngã 4 Thái Hà, ngã 3 ở đường Kim Liên mới… Các cửa hàng KFC Việt Nam cũng có mặt tại các trung tâm mua sắm, siêu thị nổi tiếng giống như mô hình ở các nước khác, chẳng hạn như bạn sẽ tìm được KFC ở diamond, nowzone, coopmart, bigC, maximart …
+ Cách bài trí: Đó là cách bài trí và phục vụ theo phong cách tây âu trong những của hàng sang trọng Các cửa hàng KFC Việt Nam đều có một sự thống nhất, dễ dàng nhận thấy với tông màu màu đỏ, trắng, và hình ảnh ông Sander với màu đỏ là màu chủ đạo, không gian trong cửa hàng được thiết kế với mục đích tạo cho khách hàng sự thoải mái để có thể vừa thưởng thức bữa ăn vừa chuyện trò, bàn bạc công việc
Chính sách quản lý : Hệ thống quản lý và cấp bậc rất tiến bộ của KFC Tất cả các nhân viên đều phải qua một khóa huấn luyện của công ty Tùy theo vị trí làm việc mà nội dung huấn luyện, thời gian huấn luyện sẽ khác nhau Tất cả các nhân viên của KFC trên toàn thế giới đang sống và làm việc với phương châm "Work hard - Play hard" Và nhân viên KFC của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Nhân viên của KFC rất tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu đã kí kết hợp đồng với công ty
Chương trình xúc tiến thương mại Quảng cáo - khuyến mãi : Chiến lược quảng cáo của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới đó là: fastfood KFC không chỉ quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình, internet. Bên cạnh đó KFC còn tổ chức quảng cáo ngoài trời như: panô, áp-phích, bảng hiệu, phát leaflet… Vì khách hàng mục tiêu của KFC là giới trẻ năng động và thích khám phá, cho nên các chiến dịch quảng cáo của KFC cũng luôn trẻ trung,mới lạ và táo bạo để có thể khai thác sự chú ý của khách hàng.
BÀI HỌC
Tận dụng thế mạnh của ẩm thực Việt Nam: đồ ăn của Việt Nam đa dạng phong phú và vô cùng hấp dẫn, đó là sự thật không thể phủ nhận Vậy tại sao chỉ có rất ít nhà hàng đồ ăn nhanh của Việt Nam như Phở 24, Phở Vuông có thể phát triển thành thương hiệu? Nói đến đồ ăn nhanh, khách hàng đa phần nghĩ đến các món ăn đậm chất phương Tây với các món chiên rán ngập dầu mỡ như gà rán, pizza… mà ít ai cho rằng các món bún phở mì xôi của Việt Nam cũng thuộc loại hình đồ ăn này, chưa kể các món “ăn nhanh” này hội tụ đủ các tiêu chí về chất lượng, dinh dưỡng, vệ sinh cũng như mùi vị và tác phong phục vụ nhanh không kém Đây chính là lợi thế của những nhà hàng đồ ăn nhanh mang thương hiệu Việt Nam.
Có chiến lược nghiên cứu thị trường bài bản và cụ thể: nhằm đưa ra nhóm sản phẩm, dịch vụ cũng như địa điểm đặt nhà hàng thích hợp Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tận dụng thế mạnh của mình tập trung vào một loại sản phẩm đặc thù, như KFC mặc dù phục vụ chung các món rán (cá, khoai, bánh rán) nhưng khi nghĩ đến KFC, người ta nhớ ngay đến món gà rán truyền thống Việc tập trung vào một sản phẩm nhất định có thể giúp doanh nghiệp gắn sản phẩm đó trở thành thương hiệu trong tâm trí khách hàng Địa điểm đặt nhà hàng cũng là một yếu tố hết sức quan trong đối với một thương hiệu thức ăn nhanh Địa điểm lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và phù hợp với đối tượng khách hàng.
Lựa chọn đối tượng khách hàng chiến lược và khách hàng tiềm năng phù hợp Với loại hình đồ ăn nhanh, đa số các doanh nghiệp hiện nay đều hướng vào giới trẻ, nhân viên văn phòng Bên cạnh đó, trẻ em được coi là khách hàng tiềm năng cho những nhà hàng như KFC, Lotteria… Với các chiến lược dài hạn, các chuỗi cửa hàng này muốn đưa thương hiệu của họ gần gũi với khách hàng ngay từ khi còn bé.
Lựa chọn các sản phẩm kinh doanh cụ thể, thiết kế nhà hàng theo phong cách riêng Thiết lập một thực đơn cụ thể về thức ăn, thức uống và các sản phẩm kèm theo khác Dù là đồ ăn nhanh nhưng chất lượng thức ăn vẫn là yếu tố hàng đầu khiến khách hàng lựa chọn Do đó, doanh nghiệp cần phải có những nghiên cứu cụ thể về khẩu vị cũng như thói quen ăn uống của khách hàng, từ đó đưa ra các thực đơn Các hệ thống KFC, Lotteria,… đều có bộ phận chuyên môn nghiên cứu khẩu vị, thói quen ăn uống của người Việt để điều chỉnh gia vị chế biến cho phù hợp.
Tiến hành tìm kiếm mặt bằng Thiết kế nhà hàng theo phong cách đặc trưng, hướng vào đối tượng khách hàng cũng như tránh trùng lặp, gây nhầm lẫn với thương hiệu khác.
Cung cấp các dịch vụ gia tăng kèm theo , ví dụ như wifi phục việc online mọi lúc của khách hàng là nhân viên văn phòng hay sinh viên học sinh, đối với trẻ nhỏ nên thêm vào những khu vực vui chơi, thậm chí là bán đồ chơi gắn liền với thương hiệu của mình trong cửa hàng.
Lựa chọn phương thức phù hợp để phát triển thành một chuỗi cửa hàng : nhượng quyền kinh doanh hay tự xây dựng hệ thống cửa hàng của mình là tùy mục đích và điều kiện của mỗi doanh nghiệp.
Có biện pháp quản lý chặt chẽ và gắt gao hệ thống nhà hàng: Chỉ cần 1 nhà hàng kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực cho cả hệ thống, vì vật, việc quản lý chặt chẽ là hết sức cần thiết.
Xây dựng đội ngũ nhân viên: việc tuyển chọn và training là vô cùng cần thiết để nhân viên có thể tạo được dấu ấn riêng trong lòng khách hàng Ngoại ngữ cũng là 1 tiêu chí đánh giá quan trọng.
Xác định chiến lược giá phù hợp : tìm hiểu mức sống chung và tính toán chi phí sao cho vẫn đáp ứng đủ chất lượng sản phẩm bán ra.
Quảng bá, khuyến mãi: là hoạt động không thể thiếu ảnh hưởng rất lớn đến thành công của cửa hàng.
Chú ý vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu: coi trọng chữ tín trong kinh doanh bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển hệ thống cửa hàng Kèm theo đó là việc đăng ký bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước.
Dự phòng rủi ro cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro: đây là yếu tố có tác động khá lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh ngày càng nhiều biến động, việc dự đoán các rủi ro trong tương lai nhằm phòng ngừa thiệt hại đến mức tối đa là điều hết sức cần thiết.