ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Trang 2NỘI DUNG
PHẦN MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, CẤU TRÚC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
CHƯƠNG1 BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHƯƠNG 2 CÁC LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHƯƠNG 3 CÁC HÌNH THỨC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHƯƠNG 4 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHƯƠNG 5 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Trang 3 Số đơn vị học trình: 03
Trình độ: cho sinh viên năm thứ 3
Mục tiêu của môn học: nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết về các nguyên lý kinh tế của sự lưu chuyển dòng vốn đầu tư giữa các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
Trang 4Tài liệu học tập:
- John D Daniesl & Lee H Radebaugh, International
Business
- Mark R Eaker, Frank J Fabozzi & Dwight Grant,
International Corporate Finance, The Dryen Press, Harcourt Brace College Publishers, 1996
- TS Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản đại
học Quốc gia, Hà nội, 2001
- Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB đại học KTQD HN, T.S
Nguyễn Bạch Nguyệt - Các sách, báo, bài viết, trang web liên quan đến lĩnh vực đầu
Trang 5Phần mở đầu
ĐỐI TƯỢNG, CẤU TRÚC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học
- Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu
2 Cấu trúc và nội dung của môn học
- Cấu trúc của môn học - Nội dung của môn học
Trang 6Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự lưu chuyển dòng vốn đầu tư giữa các quốc gia.
Nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết và chính sách đầu tư mà không đi sâu vào nghiên cứu các công ty đa quốc gia, các nghiệp vụ đầu tư tài chính và hoạt động thực tiễn kinh doanh trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu tổng quát dự án đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư phát triển
Trang 7Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp cơ bản được sử
dụng trong nghiên cứu kinh tế, các phương pháp chủ yếu nghiên cứu môn học này là
đọc tài liệu, nghe giảng, thảo luận và viết tiểu luận ( bài tập nhóm)
Trang 8Nội dung của môn học
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về ĐTQT: khái niệm, vai trò, các hình thức đầu tư, môi trường đầu tư quốc tế và xu hướng đầu tư quốc tế hiện nay
Nghiên cứu các lý thuyết đầu tư quốc tế giải thích các nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế và phân tích tác động của đầu tư đến nền kinh tế thế giới và đến các nước tham gia đầu tư
Xem xét tác động của đầu tư quốc tế đối với các nước tham gia đầu tư và các chính sách, biện pháp đối với đầu tư quốc tế của các nước tham gia đầu tư.
Trang 91.2 Vai trò của đầu tư quốc tế
1.2.1 Đầu tư quốc tế và lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế
1.2.2 Đầu tư quốc tế và quá trình toàn cầu hóa 1.2.3 Đầu tư quốc tế và cơ hội phát triển nghề nghiệp
Trang 111.1.Khái niệm & đặc điểm
Đầu tư: là sự hy sinh các nguồn lực (tài sản) hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nào đó (thu lợi) trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra (vốn, tài nguyên, lao động, trí tuệ).
Đặc điểm của đầu tư: - Nguồn lực thường lớn - Mục tiêu : thu lợi
- Thời gian dài (quá trình đầu tư & thu lợi) nên rủi ro lớn
Trang 12Khái niệm
Đầu tư quốc tế là gì? - là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, giữa các quốc gia nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích.
- Nước nhận đầu tư : nước chủ nhà - Nước chủ đầu tư : nước đầu tư - Ðầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư (Luật đầu tư)
Thực chất của ĐTQT:
- Là sự di chuyển vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý,
- là sự di chuyển tài sản giữa các quốc gia
Trang 13=> Khi quyết định đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư phải xem xét rất kỹ các đặc điểm trên và chính các đặc điểm khác biệt này thường làm nảy sinh nhiều vấn đề cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư ở nước ngoài.
Trang 141.2.Vai trò của đầu tư quốc tế
- Đầu tư quốc tế và lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế
- Đầu tư quốc tế và quá trình toàn cầu hóa
- Đầu tư quốc tế và cơ hội phát triển nghề nghiệp
Trang 15 Đầu tư quốc tế và lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế
ĐTQT khai thác trực tiếp lợi thế so sánh giữa các nước Các yếu tố sản xuất di chuyển từ nơi “thừa” (Quốc gia) đến nơi “thiếu”(Quốc gia), tạo ra các sản phẩm và dịch vụ với giá thành hạ, năng suất cao Mang lại lợi nhuận cho các chủ đầu tư, lợi ích cho các nước tham gia đầu tư và tăng sản lượng thế giới
Trang 16 Đầu tư quốc tế và quá trình toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa nền KTTG là sự gia tăng nhanh các hoạt động KTQT, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền
Trang 17 ĐTQT, đặc biệt là FDI (Foreign Direct Investerment) thúc đẩy nhanh quá trình hình thành thị trường toàn cầu thông qua việc tạo ra các mối liên kết trong các thị trường vốn, công nghệ, lao động, hàng hoá và dịch vụ giữa các nước.
Đầu tư quốc tế và quá trình toàn cầu hóa
Trang 18 Đầu tư quốc tế và cơ hội phát triển nghề nghiệp
Nhu cầu lao động trong các DN có vốn ĐTNN, văn phòng đại diện nước ngoài hoặc các tổ chức có liên quan đến ĐTNN (ở Việt Nam trong tình trạng “vừa thừa lại vừa thiếu”: thừa đối với lao động phổ thông và thiếu đối với những người có nghiệp vụ chuyên môn)
Làm việc trong các DN có vốn ĐTNN hoặc các tổ chức có liên quan đến ĐTNN thường có nhiều cơ hội tốt để phát triển nghề nghiệp: thu nhập cao,
Trang 19 Nhờ có ĐTNN mà các yếu tố có lợi thế so sánh như tài nguyên (dầu mỏ), lao động dồi dào, tiềm năng thị trường tiêu thụ, được khai thác hiệu quả hơn và tận dụng được các yếu tố bất lợi thế so sánh như vốn, công nghệ, kiến thức quản lý tiên tiến và mạng lưới phân phối toàn cầu của nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đầu tư quốc tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 20ĐTNN, đặc biệt là FDI là nguồn bổ sung quan trọng các yếu tố cơ bản để CNH, HĐH đất nước
Vốn: là yếu tố quan trọng hàng đầu của tăng trưởng (Ở VN- Khả năng tích luỹ còn thấp, nên cần huy động vốn nước ngoài, chủ yếu là từ ĐTNN).
Công nghệ: ĐTNN là kênh quan trọng chuyển giao công nghệ (ở VN, nhờ đó tăng năng suất lao động và phát triển được khả năng công nghệ trong nước Hầu hết, công nghệ hiện đại trong các ngành kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông, ôtô và xe máy, chế biến thực phẩm, được chuyển giao qua ĐTTTNN Công nghệ của các nhà ĐTNN có vị trí đặc biệt
Trang 21ĐTNN, đặc biệt là FDI là nguồn bổ sung quan trọng các yếu tố cơ bản để CNH, HĐH đất nước
Kiến thức quản lý tiên tiến: ĐTNN giúp nâng cao kiến thức quản lý tiên tiến cho các nhà quản lý, kinh doanh (Việt Nam) bằng nhiều cách:
- Tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo hoặc giúp đỡ về tài chính cho các chương trình phát triển nguồn nhân lực
- Gián tiếp “học thông qua làm”
Tận dụng mạng lưới phân phối toàn cầu của nước ngoài: tiếp cận vào thị trường khu vực và thế giới thông qua các chi nhánh của công ty đa quốc gia Nhờ các nhà sản xuất và phân phối có tên tuổi trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp trong nước có thể XK hàng hoá và dịch vụ ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là vào thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản
Trang 22
1.3.Các xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xu hướng 1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được
thực hiện giữa các nước phát triển với nhau.
Xh 2: Có sự thay đổi trong tương quan lực lượng các chủ
đầu tư
Xh 3: Có sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư
Xh 4 Khu vực Đông Á trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư
Trang 231.4.TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.4.1 Tác động của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Lợi ích của đầu tư quốc tế
Bất lợi của đầu tư quốc tế
1.4.2 Tác động của đầu tư quốc tế đối với nước chủ đầu tư
Lợi ích của đầu tư quốc tế:
Bất lợi của đầu tư quốc tế:
Trang 24Lợi ích của đầu tư quốc tế đối với nước
nhận đầu tư – đầu tư FDI
Tác động chuyển giao nguồn lực
Tác động việc làm
Tác động đến cán cân thanh toán
Tác động đến cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế
Trang 25Tác động chuyển giao nguồn lực
Cung cấp vốn, công nghệ, và nguồn lực quản lý, nhờ vậy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư
Về vốn:
Nhiều công ty đa quốc gia nhờ quy mô lớn và sức mạnh tài chính, tiếp cận được các nguồn lực tài chính mà các hãng của nước nhận đầu tư không tiếp cận được
Nguồn tài chính:
Chính nguồn lực của công ty
Dễ dàng vay tiền từ các thị trường vốn hơn các hãng ở nước nhận đầu tư
Trang 26Tác động chuyển giao nguồn lực
Về công nghệ:
công nghệ tồn tại dưới hai dạng:
Công nghệ được tích hợp trong một quy trình sản xuất
Công nghệ tích hợp trong một sản phẩm
Nhiều nước (công ty) thiếu nguồn lực nghiên cứu, phát triển và các kỹ năng cần thiết để phát triển công nghệ quy trình và sản phẩm của chính họ.
Trang 27 Về quản lý:
Các nhân viên địa phương được đào tạo để nắm giữ các vị trí quản lý, tài chính và kỹ thuật ở các công ty con của một MNCs (Multi- national- Corporations) nước ngoài rời khỏi hãng đó và giúp thành lập các hãng bản xứ
Các kỹ năng quản lý ưu việt của một MNC nước ngoài thúc đẩy các nhà cung ứng, các nhà phân phối và các đối thủ cạnh tranh địa phương cải tiến các kỹ năng quản lý của họ
Các lợi ích này có thể giảm đáng kể nếu hầu hết các công việc quản lý và đòi hỏi kỹ năng cao ở các công ty con được giành cho các công dân của nước chủ đầu tư
Tác động chuyển giao nguồn lực
Trang 28Tác động việc làm
Tạo ra việc làm cho nước nhận đầu tư
Tác động việc làm vừa gián tiếp vừa trực tiếp:
Các tác động trực tiếp: MNC nước ngoài thuê lao động là công dân nước chủ nhà
Các tác động gián tiếp:
việc làm được tạo ra cho các nhà cung ứng địa phương là kết quả của đầu tư trong các ngành công nghiệp phụ trợ
việc làm được tạo ra bởi vì chi tiêu nội địa của
Trang 29Cán cân thanh toán (BOP)
Các hạng mục của cán cân thanh toán của một nước: (balance – of - payments accounts) theo dõi các khoản chi của nước đó cho và các khoản thu của nước đó từ các nước khác
Các hạng mục của cán cân thanh toán:
Hạng mục vãng lai (current account): ghi chép các giao dịch thuộc về 3 hạng mục
Thương mại hàng hoá: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá
Xuất nhập khẩu dịch vụ
Thu nhập đầu tư: thu nhập từ hoạt động đầu tư nước ngoài và thanh toán cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Hạng mục vốn (capital account): ghi chép các giao dịch liên quan đến việc mua hay bán các tài sản
Chênh lệch thống kê và dự trữ
Trang 30Tác động đến cán cân thanh toán
Hạng mục vốn của nước chủ nhà được lợi từ dòng chảy vốn vào ban đầu Đổi lại sẽ là một dòng chảy thu nhập ra nước mẹ ở nước ngoài, mà sẽ được ghi vào bên nợ trên hạng mục vãng lai của nước chủ nhà
Nếu FDI là để thay thế cho nhập khẩu hàng hoá hoặc dịch vụ, có thể cải thiện hạng mục vãng lai của BOP của nước chủ nhà
Lợi ích đối với vị thế BOP của nước chủ nhà khi MNC sử dụng một công ty con ở nước ngoài để xuất khẩu
Trang 31Tác động đến cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế
Bằng việc tăng sự lựa chọn của người tiêu dùng, FDI có thể giúp tăng mức độ cạnh tranh ở thị trường trong nước, nhờ đó làm giảm giá bán và làm tăng phúc lợi kinh tế của người tiêu dùng
Cạnh tranh gia tăng có khuynh hướng gia tăng đầu tư vốn của các hãng vào nhà máy, thiết bị, và R&D để giành lợi thế so với đối thủ cạnh tranh của họ Kết quả dài hạn là tăng năng suất, đổi mới quy trình và sản phẩm, và tăng trưởng kinh tế lớn hơn
Tác động của đầu tư FDI đến cạnh tranh ở thị trường trong nước đặc biệt quan trọng đối với dịch vụ, lĩnh vực mà không thể xuất khẩu được bởi vì các dịch vụ đó phải được sản xuất ở nơi nó được cung cấp.
Trang 32Bất lợi của đầu tư quốc tế đối với nước
nhận đầu tư – đầu tư FDI
Tác động bất lợi đến cạnh tranh ở nước chủ nhà
Tác động bất lợi đến cán cân thanh toán
Mất chủ quyền và tự trị quốc gia.
Trang 33Tác động bất lợi đến cạnh tranh ở nước chủ nhà
Các công ty con của các MNE nước ngoài có thể có sức mạnh kinh tế lớn hơn các đối thủ cạnh tranh nội địa Công ty MNE nước ngoài có thể huy động nguồn tài chính được tạo ra ở nơi khác để tài trợ cho các khoản chi phí của mình ở thị trường nước chủ nhà, đẩy các công ty bản địa ra khỏi ngành kinh doanh và độc quyền trên thị trường nước chủ nhà
Khi thị trường trở thành độc quyền, MNE nước ngoài có thể tăng giá trên mức tồn tại trong các thị trường cạnh tranh, có các tác động có hại đến phúc lợi kinh tế của nước chủ nhà
Mối quan tâm này có khuynh hướng lớn hơn ở những nước có ít hãng bản địa lớn
Trang 34 Tranh cãi cạnh tranh có liên quan đến ngành non trẻ:
Nếu một nước có lợi thế so sánh tiềm năng trong một ngành cụ thể, cho phép đầu tư FDI vào ngành đó, các hãng bản xứ có thể không bao giờ có cơ hội phát triển
Thường được các đối thủ cạnh tranh bản xứ hoạt động không hiệu quả sử dụng khi họ vận động hành lang chính phủ hạn chế FDI của các MNEs nước ngoài
Tác động bất lợi đến cạnh tranh ở nước chủ nhà
Trang 35Tác động bất lợi đến cán cân thanh toán
Dòng chảy thu nhập từ công ty con ở nước ngoài sang công ty mẹ của nó Dòng chảy ra như vậy sẽ được ghi vào bên nợ trên hạng mục vãng lai của nước chủ nhà
Khi một công ty con ở nước ngoài nhập khẩu đáng kể đầu vào của nó từ nước ngoài, dẫn đến một khoản nợ trên hạng mục vãng lai của BOP của nước nhận đầu tư => Vấn đề hàm lượng nội địa
Trang 36Chủ quyền và tự trị quốc gia.
Đầu tư FDI đi cùng với mất đi phần nào đó sự độc lập kinh tế.
Các quyết định chủ yếu có thể ảnh đến nền kinh tế nước chủ nhà sẽ được đưa ra bởi một công ty mẹ ở nước ngoài mà công ty này không có cam kết thực tế đối với nước nhận đầu tư, và chính phủ nước nhận đầu tư thực tế không kiểm soát được công ty mẹ này.
Nếu người nước ngoài sở hữu các tài sản ở Hoa kỳ, họ có thể bằng cách này hay cách khác “đòi Hoa kỳ phải nhượng bộ bằng cách đe doạ”
Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng những mối quan tâm như vậy là không có cơ sở và bất hợp lý bởi vì chúng không thể giải thích cho sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế thế
Trang 37Lợi ích của đầu tư quốc tế đối với nước chủ
đầu tư – đầu tư FDI
Tác động việc làm
Tác động chuyển giao nguồn lực
Trang 38Tác động đến BOP
BOP của nước chủ đầu tư được lợi:
Dòng chảy thu nhập từ nước ngoài về
FDI cũng làm lợi cho hạng mục vãng lai của BOP của nước chủ đầu tư nếu công ty con ở nước ngoài tạo ra một nhu cầu cho việc xuất khẩu của nước chủ đầu tư đối với thiết bị máy móc, hàng hóa trung gian, sản phẩm bổ sung và những hàng hoá tương tự
Trang 39 Tác động việc làm tích cực nảy sinh:
Khi công ty con ở nước ngoài tạo ra nhu cầu cho việc xuất khẩu đối với thiết bị máy móc, hàng hóa trung gian, sản phẩm bổ sung và những hàng hoá tương tự xuất khẩu của nước chủ đầu tư
Tác động việc làm
Trang 40 Tác động chuyển giao nguồn lực ngược.
MNE ở nước chủ đầu tư học được các kỹ năng quý giá từ việc tham gia hoạt động ở thị trường nước ngoài, những kỹ năng này sau đó có thể được mang trở về nước chủ đầu tư đóng góp cho sư tăng trưởng kinh tế của nước chủ đầu tư
Tác động chuyển giao nguồn lực