Cảm ơn các anh chị của Phòng sản xuất của Công ty TNHH Phân Bón Group đã không những góp ý trong bài Khóa luận tốt nghiệp mà còn giúp em cải thiện cũng như nâng cao rất nhiều kiến thức Q
Lý do lựa chọn đề tài
Ngành sản xuất phân bón là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lượng an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia Ngành này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây trồng Với lượng gia tăng dân số theo cấp số nhân như hiện nay Theo ước tính của Liên Hợp Quốc thì dân số sẽ đạt được mốc 9 tỷ người và với diện tích đất canh tác hạn hẹp mà đã bắt buộc người nông dân phải sử dụng nhiều phân bón để tăng năng suất trong một khu vực canh tác nhất định của họ nên vì thế mà nhu cầu về phân bón vẫn luôn được dự báo là tăng trưởng đều
Tại Việt Nam có khoảng 500 cơ sở sản xuất phân bón các loại, tổng sản lượng hằng năm đạt trên 15 triệu tấn/ năm Với sản lượng như trên được đánh giá là “cung vượt cầu“ khi nhu cầu của người dân chỉ ở người 10 triệu tấn/ năm Giá phân bón từ năm 2022 đã có những bất ổn khi đã liên tục thiết lập các đỉnh giá cao khi đạt ngưỡng ~700 USD/ tấn và mất một nửa giá trị khi mất đến một nửa giá trị đã khiến nhiều doanh nghiệp phân bón đã trở tay không kịp Tuy việc giá giảm là một hướng có lợi cho người nông dân để thúc đẩy việc mua hàng như đã khiến các doanh nghiệp sản xuất phải gồng chi phí sản xuất hoặc cố gắng tối ưu quy trình sản xuất để có thể phù hợp với giá cả trên thị trường Nên vì thế mà đây là thời điểm thích hợp để không chỉ riêng Công ty TNHH Phân Bón Group mà hầu hết các công ty đang sản xuất phân bón trên thị trường nên áp dụng những công cụ, những phương thức sản xuất tinh gọn để từ đó giảm được nguồn chi phí bên trong doanh nghiệp và tối ưu hóa được quy trình sản xuất sao cho tinh gọn nhất có thể để có thể cố gắng vượt qua được khoảng thời gian bất ổn về giá này Đây là một cơ hội không nhỏ để những doanh nghiệp trên có thể phát triển tinh thần, văn hóa doanh nghiệp về cải tiến liên tục bên trong doanh nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu rõ hơn về Quy trình cũng như Công tác quản trị sản xuất của Công ty Đánh giá hiệu quả Công tác quản trị sản xuất của Công ty: Điểm nổi bật cũng như hạn chế trong quy trình nói chung và công tác quản trị sản xuất nói riêng
Từ các đánh giá hạn chế đưa ra các giải pháp hoàn thiện Công tác quản trị sản xuất đang thực hiện tại Công ty
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để thu thập các dữ liệu trong bài luận văn:
• Thu thập từ Trang Web chính thức của công ty
• Thu thập từ các báo cáo nội bộ từ các phòng ban của Công ty từ năm 2022 –
• Các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn
− Dữ liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách trao đổi trực tiếp với các Nhân viên trong Bộ quận Quản lý sản xuất Bên cạnh đó, dữ liệu còn được thu thập qua quan sát cá nhân của tác giả thông qua các công việc được giao trong lúc làm việc và các chỉ dẫn của người phụ trách trực tiếp.
Kết cấu các chương của báo cáo
Nội dung của bài luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Phân Bón Group
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thực trạng Công tác Quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Phân Bón Group
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện Công tác Quản trị sản xuất
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN GROUP
Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Tổng quan về Công ty
Công ty TNHH Phân bón Group được cấp phép đăng ký kinh doanh lần đầu vào năm
2013 bởi sở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN GROUP
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: GROUP FERTILIZER COMPANY LIMITED
Tên công ty viết tắt: GFC Địa chỉ trụ sở: Lô A102, đường số 1, KCN Đức Hòa III – Thái Hòa, ấp Tân Hòa,
Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ, vận tải hàng hóa,…
Hình 1.1:Logo Công ty TNHH Phân bón Group
Nguồn: Trang Web công ty
Hiện tại Công ty TNHH Phân bón Group hoạt động trong nhiều lĩnh vực chính bao gồm: Sản xuất phân bón, Sản xuất và đóng gói bao bì, Bất động sản, Bán buôn, Vận tải
Hình 1.2: Các lĩnh vực đang hoạt động của Công ty
Nguồn: Tác giả tổng hợp Dưới đây là những lĩnh vực mà công ty đang hoạt động
Sản xuất phân bón là hoạt động kinh doanh chính của công ty, với nhà máy tại Long An đảm nhiệm quy trình từ thu thập nguyên liệu đến đóng gói hoàn chỉnh thành phẩm trước khi phân phối cho các đại lý và cửa hàng bán lẻ.
Ngoài ra, nhà máy cũng nhận gia công sản xuất phân bón cho nhiều thương hiệu phân bón trên thị trường như Phân bón Úc Việt,…
Lĩnh vực đóng gói: Ngoài việc tự sản xuất và đóng gói cho các sản phẩm chính của công ty thì nhà máy cũng nhận rất nhiều đơn hàng đóng gói và sản xuất cũng từ các thương hiệu khác
Lĩnh vực vận tải: Đây là lĩnh vực hoạt động phụ chủ yếu để công ty có thể vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến nơi tiêu thụ Và cũng như vận chuyển các nguyên vật liệu từ các nguồn cung cấp về nhà máy
Lĩnh vực bán buôn: Hiện tại nhà máy đang phân phối chủ yếu đến các đại lý lớn nhỏ trong khắp cả nước và đặc biệt là hai khu vực chính là Đăk Nông và Đăk Lăk
Lĩnh vực bất động sản: Hiện tại theo Đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long
An đây là lĩnh vực mà doanh nghiệp đăng ký cho mục đích Cho thuê kho xưởng
Chứng chỉ chất lượng ISO 9001:2015 Đây là thành tựu mà cả đội ngũ làm việc đã cố gắng để có thể áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của ISO Điều này đảm bảo quy trình sản xuất rất chặt chẽ với sản phẩm đạt được chất lượng cao và đồng nhất Thành tựu này góp phần rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu uy tín không chỉ riêng với khách hàng mà còn đối với các đối tác kinh doanh của Công ty
Chứng chỉ môi trường ISO 14001 Đây là chứng chỉ mà nhà máy đã đạt được khi đã áp dụng hệ thống quản lý một trường
Từ đó có thể xác định, đánh giá và kiểm soát các hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến môi trường của nhà máy Đây cũng như là một cam kết của nhà máy đối với các hoạt động bảo vệ môi trường cũng như là đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành Chứng chỉ này cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1.1.4 Danh mục sản phẩm của công ty
Với danh mục sản phẩm Phân bón gốc thì hiện tại doanh nghiệp đang có 4 sản phẩm chính đang được bán ra trên thị trường:
Phân bón NPK 20-5-5+Bo+TE
Hình 1.3: Phân bón NPK 20-5-5+Bo+TE
Nguồn: Trang Web công ty
- Và các trung vi lượng khác Canxi (Ca), Magie (Mg) và Lưu huỳnh (S): 1.3% Công dụng: Được sử dụng để bón cho rễ được dùng cho mùa khô
Hình 1.4: Phân bón NPK 20-20-15+TE
Nguồn: Trang Web công ty
- Các vi lượng khác o Kẽm (Zn): 45ppm; o Bo (B) : 55ppm;
Công dụng: Được sử dụng để bón rễ được sử dụng chung cho các loại cây trồng
Hình 1.5: Phân bón NPK 25-25-5+TE
Nguồn: Trang Web công ty
- Các vi lượng (TE): Zn: 50ppm
Công dụng: Phân bón dùng chung chuyên dùng cho trồng cây Công nghiệp
Phân trung lượng bón rễ Lân + Vôi + Magie + Kẽm +TE
Hình 1.6: Phân trung lượng bón rễ Lân + Vôi + Magie + Kẽm +TE
Nguồn: Trang Web công ty
- Hàm lượng Canxi Cacbonat (CaCO3): 40%
- Hàm lượng Magie Cacbonat (MgCO3): 4%
- Hàm lượng Silic Oxit (SiO2): 10%
Công dụng: Được sử dụng để bón rễ và cân bằng độ PH của cây
Lớn trái, đậu trái (Mãng cầu, cà phê,…)
Hình 1.7: Lớn trái mãng cầu
Nguồn: Trang Web công ty
- Hàm lượng vi lượng khác (Zn, Cu,…): 2.000 ppm
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất
- Tăng năng suất và nâng tầm hương vị
- Chống chọi với thời tiết khắc nghiệt
Can, xô 20Kg Cam Chanh Quýt Bưởi
Hình 1.8: Can, xô 20Kg Cam Chanh Quýt Bưởi
Nguồn: Trang Web công ty
- Thúc đẩy nhanh quá trình ra hoa, tạo quả
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây để cây có thể vươn dài, khỏe, mượt mà,…
- Tiết kiệm phân bón gốc
- Tăng năng suất và sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn
Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Phân Bón Group
Hình 1.9: Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Với quy mô là một doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại thì tất cả các phòng ban các nhân viên trong công ty đều có chung một người hai người quản lý chính là Giám đốc và Phó Giám đốc để có thể báo cáo về các kết quả kinh doanh, kế hoạch sản xuất, tình hình dưới nhà máy,… Dưới đây là nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:
Hiện tại Phòng kinh doanh đang hoạt động với hai nhân viên chính trong việc thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty Thông qua các nhiệm vụ sau:
• Bán hàng: Mỗi một nhân viên này đều được giao một nhiệm vụ bán hàng cho hai khu vực chính của công ty là Đăk Lăk và Đăk Nông
Các nhân viên này vừa thực hiện nhiệm vụ duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại, vừa chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong khu vực Họ là cầu nối trực tiếp với các đại lý tại hai tỉnh, xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
• Tư vấn và hỗ trợ: Việc giải thích về các thành phần, tính năng, cách sử dụng cho các đại lý nó chung cũng như là các nhà bán lẻ chung Hướng dẫn cách sử dụng phân bón cho người dân
Y tế cơ quan Đây là nơi sẽ đảm bảo sức khỏe cho từng nhân viên làm việc trong công ty Thông qua việc tư vấn sức khỏe và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn công ty Không những
Trang 11 thế thì trong các tình huống khẩn cấp chẳng hạn như các sự cố té ngã của công nhân trong nhà máy hay là một nhân viên nào đó thì việc nhiệm vụ của nhân viên y tế là thực hiện các sơ cứu khẩn cấp trước khi người gặp tai nạn được đưa đến trung tâm y tế gần nhất
Nhân viên này sẽ đảm bảo việc ghi chép và quản lý tài chính của công ty Thông qua các công việc sau:
• Ghi chép và báo cáo tài chính: Theo dõi và ghi chép các giao dịch hàng ngày trong đó bao gồm các khoảng thu chi, doanh thu và chi phí Chuẩn bị các báo cáo hàng quý hàng năm để báo cáo lên với giám đốc để phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
• Quản lý các hóa đơn chứng từ tài chính: đảm việc chính xác và đầy đủ của thông tin trong các hóa đơn chứng từ Cũng như đảm bảo việc nó được xử lý và lưu trữ hóa đơn chứng từ và các tài liệu chính khác một cách được bảo đảm
• Báo cáo thuế và quản lý thuế của công ty: Đảm bảo các báo cáo thuế được làm đúng theo quy định của pháp luật
Dự báo tài chính là hoạt động thiết yếu giúp cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính tương lai của công ty Dữ liệu này hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc và các cấp phó trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh Nhờ đó, công ty có thể đưa ra quyết định sáng suốt về các hoạt động đầu tư, tài chính và các khía cạnh liên quan, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Tổ trưởng Đây hiện tại là người chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động dưới nhà xưởng Thông qua các nhiệm vụ sau:
• Phân công nhiệm vụ và giám sát công việc hàng ngày của các công nhân trong nhà máy
• Là người sẽ tham gia vào hoạt động lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả và đạt được mục tiêu trong sản xuất
• Đào tạo công nhân: Với những công nhân đang mới vào thì sẽ được hướng dẫn và đào tạo đầy đủ trước khi đưa vào bất cứ dây chuyền sản xuất nào Còn đối với công nhân cũ thì đảm bảo việc phát triển và duy trì kỹ năng của đội ngũ làm việc trong nhà máy
An toàn lao động: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đảm bảo an toàn lao động trong xưởng sản xuất, thực hiện theo các kế hoạch và các quy trình đề ra bởi phòng sản xuất.
• Đảm bảo số lượng hàng hóa chất lên đúng và đã được kiểm tra qua chất lượng
Hình 1.10: Khối văn phòng của Công ty
Nguồn: Công ty cung cấp Phòng sản xuất
Hiện tại Phòng sản xuất đang hoạt động với bốn nhân viên chính đảm việc sản xuất phải liên tục và duy trì được chất lượng của sản phẩm đầu ra tốt nhất Thông qua các nhiệm vụ sau:
• Quản lý năng lực sản xuất: Sau khi nhận được các đơn hàng từ phòng kinh doanh thì các nhân viên sản xuất bắt đầu lên các kế hoạch kinh doanh gửi cho tổ trưởng dưới nhà máy để có thể bắt đầu sản xuất
▪ Đảm bảo chất lượng của thành phẩm và bán thành phẩm trước khi những nguyên liệu này được đưa vào sản xuất
▪ Đảm chất lượng của từng lô hàng được vận chuyển đi
Quản lý an toàn lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho người lao động tại môi trường nhà máy tiềm ẩn nhiều rủi ro Bằng cách xây dựng và triển khai các quy tắc, quy trình rõ ràng, cụ thể, doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân viên những hướng dẫn chi tiết về các biện pháp an toàn, đảm bảo họ hiểu và tuân thủ, qua đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn và giữ cho môi trường làm việc an toàn.
Phòng vận hành Đây là phòng sẽ được đặt tại một góc của nhà máy để điều chỉnh các máy móc đang hoạt động trong nhà máy tại đây sẽ được tổ trưởng và một nhân viên sản xuất quản lý phòng này Điều chỉnh từ các thông số về tốc độ, hiệu suất hay thay đổi các công thức phân bón mà đã được đưa vào trước đó Không những đây là phòng sẽ giám sát tình
Trang 13 trạng hoạt động của các máy Chịu trách nhiệm bởi tổ trưởng sản xuất và nhân viên phòng sản xuất
Tình hình kinh doanh
Với sản lượng hàng năm ổn định trong khoảng từ 70 ngàn tấn đến 90 ngàn tấn phân bón được bán qua hằng năm Doanh thu của doanh nghiệp vẫn đang duy trì ở mức ổn định qua các năm (không tính tới những năm dịch bệnh giãn cách) Dưới đây là biểu đồ hiển thị doanh thu của các loại phân bón đang được công ty phân phối trên thị trường của Công ty TNHH Phân bón Group:
Hình 1.12: Doanh thu từ các loại phân bón
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Với biểu đồ trên ta có thể thấy được phần lớn doanh thu đến từ các loại phân bón NPK như NPK dạng hạt, viên và bột và đây cũng là sản phẩm chính chiếm 60% sản lượng tổng thể của cả nhà máy
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, ở Việt Nam nhu cầu phân bón để sản xuất nông nghiệp vẫn luôn tăng trưởng đều con số đã lên tới 10 triệu tấn phân bón cho mỗi năm Với nhu cầu: Phân Urê (2,2 triệu tấn), phân SA (900.000 tấn), phân Kali (960.000 tấn), phân DAP (900.000 tấn), phân NPK (4 triệu tấn) và phân lân (1,8 triệu tấn)
Với hai thị trường chính là Đăk Nông và Đăk Lăk Nhà máy chủ yếu phân phối cũng như nhận những đơn đặt hàng từ những đại lý từ nhỏ, trung, lớn trong hai khu vực trên Với Đăk Nông những cây trồng chủ yếu là hồ tiêu, cà phê và những loại khác như cao su và điều Tuy có diện tích trồng không lớn nhưng đây là tỉnh có diện tích trồng cà phê thứ 3 trong cả nước sau Đăk Lăk và Lâm Đồng với diện tích lên đến 131 ngàn hecta Còn Đăk Lăk cây trồng chiếm tỉ lệ nhiều nhất là cà phê đây được xem như thủ phủ cà phê của cả nước khi diện tích cây trồng lên tới 210 ngàn hecta cùng với đó là sản lượng đạt 520.000 tấn cà phê chiếm 30% sản lượng của cả nước Trong đó còn có các cây ăn trái khác như hồ tiêu, nhãn, sầu riêng đều chiếm sản lượng không nhỏ trong cả nước Đây là hai tỉnh mà có diện tích đất trồng nông nghiệp lớn trong cả nước lần lượt là Đăk Lăk (650.000 ha) và Đăk Nông (~652.000 ha) Với diện tích lớn như vậy nhu cầu của hai tỉnh trên đối với mặt hàng phân bón là rất lớn Đặc biệt đây là sản phẩm mang tính mùa vụ, khi đến thời điểm vào mùa vụ thì nhu cầu mua của người dân tăng đột biến Với sự phục hồi nhu cầu từ sau khi dịch bệnh được diễn ra ngành phân bón đã có những chuyển mình tương đối nhanh khi trong đợt dịch COVID-19 năm 2021 -2022 giá phân Urê đã đạt đỉnh hơn 1000 USD/ tấn với giá tăng nhanh như vậy làm nhu cầu của người dân giảm đi gần 20% - 30% so với cùng kỳ Nhưng sau khi hết giãn cách và các quốc gia bắt đầu mở cửa thì phân bón trong năm 2022 – 2023 đã nhanh chóng đi xuống chỉ vào đầu năm 2023 con số này chỉ còn 300 USD/tấn Điều này khiến giá cả của phân bón trên thị trường giảm đi rất nhiều Tuy là giảm áp lực về giá cả lên người nông nhân nhưng đang đè nặng lên các doanh nghiệp sản xuất phân bón Khi giá giảm nhanh qua từng tuần các đại lý vẫn nhập hàng về nhưng với số lượng nhỏ để cầm chừng trong những mùa thấp vụ
Hình 1.13: Giá phân Urê thế giới
Vì cũng nhận biết được sự biến động giá cả rất nhanh trên thị trường thì trong năm 2023 vừa qua nhà máy cũng sản xuất với sản lượng không cao so với năm 2022
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phân bón
Phân bón là “chất dinh dưỡng” hay có thể còn gọi là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng Trong phân bón chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như là nguyên tố đa lượng (Đạm (N), lân (P) và Kali (K)) và các nguyên tố vi lượng (Calci, Natri, Kẽm,…) Phân bón hiện nay được chia thành 3 nhóm chính: Phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ) và phân vi sinh 1
2.1.2 Phân loại các loại phân bón trên thị trường
Theo thành phần hóa học
• Phân đơn: đây là loại phân bón mà thương có một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính như Phân Đạm (N), Phân Lân (P), Phân Kali (K)
• Phân phức hợp: đây là loại phân bón có chứa hai hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng như NPK, NP, NK,…
• Phân vi lượng: Là loại phân bón chứa các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng mà cần thiết cho cây trồng như Bo (B), Kẽm (Zn), Magie (Mg),…
• Phân hữu cơ: Là loại phân bón được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ như phân chuồng, phân rác, phân compost,…
• Phân sinh học: Đây là các loại phân bón chứa các vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng
• Phân bón dạng bột: Là dạng phân bón phổ biến nhất, dễ dàng sử dụng và vận chuyển
• Phân bón dạng viên: Là dạng phân bón có độ tan chậm, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng từ từ
• Phân bón dạng lỏng: Là dạng phân bón dễ hòa tan trong nước, thường được sử dụng để bón lá hoặc tưới các gốc cây
• Phân bón dạng keo: Là dạng phân bón có độ bám dính cao, thường có đặc tính bám dính lâu hơn trên bề mặt lá hoặc thân cây
1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_b%C3%B3n
• Phân bón bón gốc: Đây là loại phân bón mà được sử dụng để bón vào đất trước khi cây được trồng hoặc bón trong quá trình sinh trưởng của cây
• Phân bón bón lá: Đây là loại phân bón mà được phun trực tiếp lên lá cây để cung cấp dinh dưỡng cho cây
• Phân bón bón qua hệ thống tưới tiêu: Đây là loại phân bón được hòa tan vào trong nước và đưa vào hệ thống tưới tiêu để cung cấp dinh dưỡng cho cây
Theo các tiêu chí khác: Phân bón được còn phân theo các tiêu chí khác như nhãn hiệu, sản xuất, mục đích sử dụng,…
2.1.3 Phân bón NPK + Vi lượng (TE)
2.1.3.1 Phân bón NPK + TE là gì?
Phân bón NPK + TE là viết tắt của phân bón NPK bổ sung vi lượng (Trace Elements) Được chia ra làm hai phần sau:
• NPK là loại phân bón đa lượng cung cấp cấp ba nguyên tố dinh dưỡng chính cho cây trồng là Đạm (N), Lân (P) và Kali (K) Với từng loại khác nhau với từng mục đích khác nhau thì tỷ lệ NPK trong loại phân này thường có chỉ số khác nhau như 10-10-10, 15-10-15, 20-20-20,…
• TE là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng với hàm lượng thấp nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng chẳng hạn như Kẽm (Zn), Magie (Mg), Bo (B),… Hàm lượng của mỗi nguyên tố vi lượng trong phân bón cũng có thể khác nhau
Việc xác định được tỉ lệ của từng loại phân bón phụ thuộc chủ yếu vào công thức mà doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ nông nghiệp trong lúc làm giấy phép kinh doanh và được kiểm định 2 năm trước khi bán ra thị trường Công thức này được chính chủ doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển và đăng ký Phân bón NPK + TE mang lại rất nhiều lợi ích cho cây trồng như:
• Cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giúp cây phát triển toàn diện: Từ các nguyên tố cơ bản như Đạm, Lân, Kali loại phân bón này còn thêm các yếu tố vi lượng khác cũng cần thiết cho cây Với tùy từng loại vi lượng mà có thể có mục đích khác nhau như:
Trang 18 o Bo (B): Sẽ giúp cây dễ ra hoa, thụ quả, phát triển ống phấn, tăng cường khả năng thụ phấn o Kẽm (Zn): Giúp cây tổng hợp được Protein tăng cường khả năng miễn dịch, chống chịu sâu bệnh của cây trồng o Các loại vi lượng khác cũng có các hỗ trợ khác như giúp cây quang hợp tốt, tổng hợp diệp lục, tổng hợp Protein,…
• Tăng năng suất và tăng chất lượng của sản phẩm: Nhờ cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng nên vì thế cây trồng sẽ phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và phát triển mạnh mẽ hơn Từ đó cho cây ra hoa nhanh hơn, đậu quả sớm, hạt to, sản phẩm tốt
• Tăng cường đề kháng cho cây trồng: Các nguyên tố dinh dưỡng trong những loại phân này thường giúp cây tăng cường đề kháng chống chịu tốt được với các loại sâu bệnh Cây trồng sẽ ít bị sâu bệnh tấn công, ít chết rạp từ đó mà đảm bảo được năng suất cũng như là chất lượng sản phẩm tốt
• Cải thiện chất lượng đất: Loại phân trên cung cấp thêm các yếu tố vi lượng giúp cải thiện chất lượng đất, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng Từ đó mà đất sẽ tơi xốp, giúp cây trồng phát triển tốt hơn
• Tiết kiệm chi phí và công sức bón phân: Việc một lần bón phân đã cung cấp phần lớn chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây trồng phát triển giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và công sức bón phân Cây không ít khi bị thiếu hụt trong quá trình dinh dưỡng, không cần thiết phải bón nhiều lần trong quá trình sinh trưởng của cây Cách sử dụng phân bón NPK + TE với tỷ lệ như thế nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào các giai đoạn của cây như:
• Giai đoạn đầu: từ mới trồng cho đến 1 tháng thì giai đoạn này sẽ tập trung phần lớn vào phát triển bộ rễ, thân, lá thì sẽ được sử dụng loại phân có phần trăm Đạm (N) cao hơn Lân (P) và Kali (K) như 20 – 10 – 10, 15 – 10 – 10
Ở giai đoạn sinh trưởng (1-3 tháng), cây tập trung phát triển thân, lá và bắt đầu hình thành hoa, quả Trong giai đoạn này, cây cần được cung cấp phân bón có tỷ lệ NPK cân bằng, chẳng hạn như 15-15-15 hoặc 20-20-20.
• Giai đoạn ra hoa, đậu quả: Giai đoạn này sẽ bắt đầu từ 3 tháng trở lên cho đến khi cây được thu hoạch giai đoạn này cây sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn tập
Trang 19 trung chủ yếu để phát hoa và quả Nên thường sẽ có tỷ lệ K cao hơn N và P như
10 – 10 – 20, 15 – 10 – 30 vì Kali tăng khả năng đậu quả của cây khi cây ra hoa
2.1.3.2 Ý nghĩa của các thông số được ghi trên bao phân
Hình 2.1: Phân bón NPK 25-25-5+TE
Nguồn: Trang Web của công ty
Trên các bao phân bón NPK + TE thường có các thông số sau:
Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)
2.2.1 Khái quát lịch sử phát triển
Hình 2.2: Lịch sử phát triển của Sản xuất tinh gọn
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Phương pháp sản xuất tinh gọn đã bắt đầu được xây dựng và phát triển từ rất lâu nhưng trong số đó có 6 bước chuyển mình lớn để Sản xuất tinh gọn trở thành một phương pháp không thể thiếu tại rất nhiều doanh nghiệp:
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, một nhà phát minh người Mỹ Eli Whitney đã phát minh ra máy Máy tỉa hạt bông (Tên gọi khác là: Cotton Gin) vào năm 1793 đây là một phát minh rất quan trọng trong thời điểm nó ra mắt vì công đoạn tách xơ bông ra khỏi hạt là một công đoạn tốn rất nhiều công sức và nhân lực tại thời điểm đó Với mẫu thử đầu tiên nó đã có thể tách 1 pound/ngày (~ 500g/ngày) Đây là sự xuất hiện đầu tiên của máy móc vào sản xuất để giảm thiểu nguồn nhân lực không cần thiết tại một công đoạn
Hình 2.3: Máy tỉa hạt bông tại Bảo tàng Eli Whitney
Nguồn: Liên Minh Kỷ Lục Thế Giới (Worldkings.org)
Trang 21 Đầu thế kỷ 20, Công ty Ford Motor là công ty tiên phong trong việc áp dụng một dây chuyền lắp ráp trong ngành công nghiệp ô tô dưới sự chỉ đạo của người sáng lập là Henry Ford Điều này đã làm tác động rất lớn đến ngành công nghiệp sản xuất không chỉ riêng ở Hoa kỳ mà còn ở toàn Châu Âu Khi ông bắt đầu áp dụng dây chuyền láp chủ động vào năm 2013 lên nhà máy của mình điều này đã làm tăng năng suất của nhà máy lên rất nhiều lần Việc ông tuyên bố giảm giờ làm từ 9 tiếng trên một ngày xuống còn 8 tiếng và tiền lương cơ sở từ $2.34 lên $5 cho những công nhân cũng như những nhân viên làm việc tại công ty nhưng xe được sản xuất ra vẫn được giá thành thấp điều này đã làm mối quan hệ giữa những công nhân và những người tiêu dùng của công ty càng thêm gắn kết và lâu dài đối với những sản phẩm và của Công ty Ford Motor
Hình 2.4: Dây chuyền lắp ráp của Ford năm 1913
Toyoda Sakichi là người sáng lập Tập đoàn Công nghiệp Toyota Ông được xem như là một người cha đẻ của cuộc cách mạng nền công nghiệp tại Nhật Bản Khi đã phát minh ra rất nhiều các máy móc chạy bằng điện để phục vụ trong ngành dệt may mà gia đình ông đang làm như khung cửi tự động chạy bằng điện
Nguyên tắc Jidoka, do chính Sakichi Toyoda phát triển, là nền tảng cho các máy móc này Nguyên tắc này, được định nghĩa là "Tự động hóa với tư duy của con người", là một thành phần cốt lõi trong hệ thống sản xuất tinh gọn của Toyota.
• Phát hiện sự bất thường
• Sửa chữa hoặc điều chỉnh tình trạng ngay lập tức
• Điều tra nguyên nhân gốc rễ và xây dựng biện pháp đối phó
Không những thế ông còn xây dựng được một khái niệm sản xuất mà rất nhiều công ty sản xuất hiện nay sử dụng để tìm ra nguồn gốc của các vấn đề các khuyết tật trong sản xuất là Kỹ thuật 5 Whys Đây là một kỹ thuật mà khi có một vấn đề xuất hiện thì người quản trị sẽ bắt đầu lặp lại câu hỏi “Tại sao?” với mỗi câu sau sẽ trả lời tạo thành cơ sở cho câu hỏi tiếp theo Số “5” trong tên bắt nguồn từ một thống kê về số lần lặp lại câu hỏi đó cho đến khi vấn đề đó được giải quyết
Tập đoàn xe hơi Toyota là một trong những người đầu tiên nghiên cứu và phát triển những phương pháp và hệ thống trong sản xuất tinh gọn trên thế giới Tất cả các khái niệm này được tổng hợp trong Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) Hệ thống này nhằm loại bỏ các lãng phí trong xuất và đảm bảo chất lượng của sản phẩm trước khi đến tay khách hàng Điển hình trong đó là mô hình Just in time (JIT) đảm bảo rằng bước tiếp theo của quy trình chỉ có thể bắt đầu khi giai đoạn trước đó đã hoàn thành Mô hình này có thể giúp nhận diện được sai sót của dây chuyền và ngay lập tức loại bỏ từ đó đảm bảo việc không có bất kì thao tác lãng phí nào cho việc có thể sản xuất ra một sản phẩm lỗi
Hình 2.5: Ngôi nhà Phương thức Sản xuất Toyota (TPS)
Nguồn: Trang Web Diễn đàn ISO
Cho đến hiện tại thì Sản xuất tinh gọn đã được áp dụng rất rộng rãi trên rất nhiều lĩnh vực khác và đặc biệt nhất là sản xuất khi sản xuất tinh gọn đã giúp rất nhiều doanh nghiệp tối ưu được nguồn chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu được các rủi ro về chất lượng cũng như là sai sót do con người của nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới Nhưng hiện tại ở Việt Nam thì còn rất ít doanh nghiệp mà có được một hệ thống sản xuất tinh gọn hoàn chỉnh chỉ riêng ở những doanh nghiệp sản xuất lớn và có quy mô lớn thì áp dụng sản xuất tinh gọn mới được áp dụng hiệu quả Còn lại ở những xưởng gia công, sản xuất hay nhà máy quy mô vừa và nhỏ ít doanh nghiệp nào áp dụng được đầy đủ sản xuất tinh gọn
2.2.2 Khái niệm về sản xuất tinh gọn
Sản xuất tinh gọn là hệ thống sản xuất loại bỏ hoàn toàn lãng phí, tập trung tạo ra giá trị cho khách hàng Theo Taiichi Ohno (1988), sản xuất tinh gọn gồm các yếu tố:
Theo Shigeo Shingo (1988): “Sản xuất tinh gọn là một hệ thống sản xuất tập trung vào việc loại bỏ đi các lãng phí và liên tục cải tiến” Theo ông thì đây là một hệ thống sản xuất hướng đến khách hàng, nơi mọi hoạt động đều nhằm mục đích tạo ra giá trị cho khách hàng
Theo Jeffrey Liker (2004):”Sản xuất tinh gọn là một cách suy nghĩ về việc làm mọi thứ tốt hơn, hiệu quả hơn và ít lãng phí hơn.”
Nhìn chung thì các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng sản xuất tinh gọn là một hệ thống quản lý tập trung vào việc loại bỏ các lãng phí và liên tục cải tiến Với một mục tiêu chính là tạo ra các giá trị của khách hàng thông qua việc loại bỏ các lãng phí đó Đây là một triết lý quản lý, một cách suy nghĩ về việc làm mọi thứ tốt hơn, hiệu quả hơn và ít lãng phí hơn
2.2.2.2 Các khái niệm về thời gian
Hiện tại trong sản xuất tinh gọn có ba thông số đo lượng chính là:
Thời gian chu kỳ (Cycle Time – C/T)
Thời gian chu ky (Cycle Time) là khoảng thời gian mà từ khi công việc được bắt đầu cho đến khi công việc đó sẵn sàng được chuyển đến công việc tiếp theo trong một dây chuyền làm việc hoặc có thể phải đợi thêm một khoảng thời gian chờ đợi giữa hai công
Trang 24 việc đó Đây là thời gian được tính toán và đo đạc phản ánh đúng nhất được thời gian sản xuất thực tế của một công nhân hay là một máy móc tại công đoạn trên hoàn thành được một công việc Thời gian chu kỳ có thể vừa có thể bằng lớn hơn hay nhỏ hơn nhịp sản xuất của chuyền tùy vào từng công việc trong dây chuyền Đây là đơn vị thời gian chủ yếu dùng để lường được năng lực sản xuất của dây chuyền
Cycle Time = Thời điểm bắt đầu – Thời điểm sẵn sàng chuyển giao
Nhịp thời gian/ Nhịp sản xuất (Takt time)
Nhịp sản xuất (Takt time) là tần suất thời gian sản xuất chi tiết hay sản phẩm để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng hay là của thị trường Được sử dụng để mô tả, theo dõi tốc độ của quy trình cần được duy trì ở các công đoạn khác nhau đảm bảo chủ động điều phối và giám sát để luồng sản xuất được diễn ra liên tục
Nhịp sản xuất được tính bằng cách lấy thời gian làm việc trong một ngày chia cho nhu cầu trong một ngày:
Thời gian sản xuất (Lead Time – L/T)
Thời gian sản xuất (Lead Time) là tổng thời gian từ khi đơn hàng được lập cho đến khi sản phẩm được chuyển giao tới khách hàng Vì thế mà thời gian sản xuất không được nhỏ hơn thời gian chu kỳ Thời gian sản xuất đo khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với khách hàng còn thời gian chu kỳ là thông số đo năng lực của doanh nghiệp
2.2.3 Các nguyên tắc của sản xuất tinh gọn
Hiện tại có năm nguyên tắc cốt lõi đã được xác định trong sản xuất tinh gọn là:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY PHÂN BÓN - CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN GROUP
Tổng quan về quy trình sản xuất của Công ty
Hình 3.1: Sơ đồ nhà máy
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tổng tất cả diện tích nhà máy ~ 5.500 m 2 Trong đó bao gồm:
3.1.2 Thực trạng quản trị sản xuất
Các dây chuyền sản xuất tại nhà máy phần lớn được tự động hóa, cho phép máy móc thực hiện hầu hết công đoạn chế tạo sản phẩm, từ việc đổ nguyên liệu đầu vào đến đóng gói sản phẩm Điều này giúp giảm bớt đáng kể lao động thủ công, chỉ còn lại một số thao tác cơ bản do công nhân thực hiện, như đổ nguyên liệu hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm Việc tự động hóa này giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo sự đồng nhất trong chất lượng sản phẩm.
Trang 34 thiện và lắp ráp tại Việt Nam được điều khiển phần lớn thông qua phòng vận hành Điều này làm giảm rất nhiều rủi ro không đáng có do con người
Với nguồn nguyên vật liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài như Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,… và được vận chuyển bằng xe Container đến Nên công ty rất coi trọng chất lượng của nguyên vật liệu được nhập về có đảm bảo chất lượng như cam kết không, có hư hại trong quá trình vận chuyển không? Việc kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào này rất quan trọng do là một dây chuyền tự động nên đảm bảo được nguyên liệu đầu vào là một trong những yếu tố chiếm phần lớn phần trăm chất lượng của sản phẩm đầu ra
Sản lượng năm ngoái mà Nhà máy sản xuất được là khoảng 100.000 tấn cho tất cả các loại sản phẩm Với sản lượng cũng như doanh thu đến từ phần lớn các loại sản phẩm của phân NPK các loại
Hình 3.2: Sản lượng từng loại phân bón của nhà máy
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhà máy hiện tại có một người Tổ trưởng làm việc dưới xưởng quản lý hầu hết các công việc cũng như thực hiện các kế hoạch của phòng sản xuất và là người điều khiển chính phòng vận hành các máy móc trong nhà xưởng Với 4 dây chuyền đang hoạt động chính ở công ty: Dây chuyền sản xuất phân bón NPK dạng hạt, dạng bột; Dây chuyền sản xuất phân bón NPK dạng viên; Dây chuyền sản xuất phân bón dạng lỏng; Dây chuyền đóng gói phân bón dạng, hạt, bột, viên
Nhưng hiện tại trong quá trình sản xuất vẫn đang xuất hiện rất nhiều lãng phí mà ảnh hưởng trực tiếp đến những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như: Lãng phí về thời gian chờ đợi bán thành phẩm, lãng phí do thời gian chết đến từ các chuyển động thừa của người công nhân, lãng phí do hư hại nguyên vật liệu,…
Do hiện tại với giá cả của phân bón giảm rất nhanh nên đã gây áp lực lên các nhà máy sản xuất phân bón buộc họ phải tối giản lại chi phí để sản xuất ra một bao Phân bón Nên việc áp dụng Sản xuất tinh gọn trong thời điểm này là rất thích hợp Để doanh nghiệp có thể đối phó với tình trạng khó khăn trong hoàn cảnh hiện tại
3.1.3 Giới thiệu về dây chuyền
Nhà máy phân chia hoạt động thành ba dây chuyền sản xuất chính tương ứng với các loại sản phẩm phân bón khác nhau, bao gồm phân bón gốc, phân bón lá, phân bón vi lượng, Mỗi dây chuyền sử dụng các loại máy móc chuyên biệt Phòng sản xuất đã đo đạc và thống kê công suất của từng loại máy Các số liệu được làm tròn và gần với công suất thiết kế của máy.
3.1.3.1 Dây chuyền sản xuất phân bón dạng hạt, viên NPK
Hình 3 3: Dây chuyền sản xuất phân bón dạng hạt, viên NPK
Những máy móc đang hoạt động trong dây chuyền:
Bảng 3.1: Máy móc trong Dây chuyền sản xuất phân bón dạng hạt, viên NPK
STT Tên máy móc Công suất Công nghệ Nguồn gốc
1000×1000×1200 (inox 3mm 304) Lưới phễu 1000×1000 (Sắt Φ18)
Chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam
2 Băng tải định lượng 15 tấn/ h
Băng tải B 500×1m Dây tải PU mới B500×6mm Con lăn ỉ60 (nhựa)
Con lăn chỉnh cõn ỉ60 Trống truyền động ỉ220ì540 Motor tải 1Hp
Có tủ điện điều khiển Nhôn xích 60
Chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam
3 Ống sấy trộn nóng 15 tấn/h
Thân ống Φ1700×20000 Vành lăn ống Φ2000×220 Bánh xe đỡ ống Φ300×220 Đạn bánh xe 6318 KOYO Bánh răng truyền động Φ2000×150 Động cơ 20Hp (Tốc độ quay 10 vòng/p)
Chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam
4 Tải cấp liệu lên phễu chứa 15 tấn/h
Băng tải B 600×12m Dây tải B 600×10mm Con lăn đỡ ỉ60 Con lăn chỉnh cõn ỉ60 Trống truyền động ỉ220ì640 Motor tải 5Hp
Chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam
Phễu định lượng cân, đóng bao
Có tủ điện điều khiển Đầu cân đóng bao tự động (Việt Nam)
Chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam
6 Băng tải may bao 15 tấn/ h
Băng tải B 400×04m Dây tải B 400×10mm Con lăn đỡ ỉ60 Con lăn chỉnh cõn ỉ60
Chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam
Trống truyền động ỉ220ì640 Motor tải 2Hp
3.1.3.2 Dây chuyền sản xuất phân bón dạng bột
Hình 3.4: Dây chuyền sản xuất phân bón dạng bột vi sinh
Nguồn: Phòng sản xuất 3.1.3.3 Hệ thống thiết bị phân bón dạng lỏng
Hình 3.5: Hệ thống sản xuất phân bón dạng lỏng
Quy trình sản xuất Phối trộn Phân NPK dạng hạt
3.2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất
Hình 3.6: Sơ đồ quy trình sản xuất
3.2.2 Dây chuyền sản xuất phân bón NPK dạng hạt
Hình 3.7: Sơ đồ Dây chuyền sản xuất phân bón dạng hạt, dạng viên
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Những hình ảnh của dây chuyền:
Hình 3.8: Băng tải từ hệ thống cấp liệu đến ống sấy trộn
Hình 3.9: Ống sấy và trộn
Nguồn: Công ty 3.2.3 Quy trình sản xuất
Nguyên liệu đầu vào: Phân Ure, Phân DAP, Phân Kali, Phân vi lượng khác,…
(1) Xe nâng sẽ đưa nguyên liệu từ Khu vực nguyên liệu lên đến nơi đổ nguyên liệu
Hình 3.10: Xe nâng và khu vực để nguyên liệu
(2) Nguyên liệu được công nhân đổ vào hệ thống phiễu định lượng nguyên liệu
(3) Hệ thống phễu cấp liệu sẽ được điều khiển bởi phòng vận hành và đổ nguyên liệu vào băng tải theo tỉ lệ của công thức của sản phẩm
(4) Nguyên liệu sẽ được băng tải cấp liệu vận chuyển đến khu vực Ống sấy trộn
(5) Tại Ống sấy trộn, nguyên liệu sẽ vừa được trộn với nhau vừa được sấy đến một độ ẩm nhất định
(6) Sau khi trộn xong sẽ được băng tải chuyển tới cân định lượng Tại đây bộ phận KCS sẽ kiểm tra chất lượng của mẻ trộn (màu sắc, độ tan, ),
(7) Nếu đạt yêu cầu thì sẽ bắt đầu quy trình đóng gói bao gồm hứng bao và may bao
Trước khi đóng gói, KCS sẽ lấy mẫu từng lô sản xuất, gửi phòng sản xuất để phân tích Sau khi có kết quả thử nghiệm, nếu sản phẩm đạt chất lượng thì lưu kho hoặc cung cấp cho khách hàng
Nếu sản phẩm không đạt chất lượng:
Những phế phẩm có thể được xử lý sẽ được đưa vào kho nguyên liệu và tái sử dụng làm nguyên liệu trong lô sản xuất kế tiếp Phòng sản xuất sẽ dựa vào kết quả kiểm tra phân tích để tạo ra "Công thức sản xuất" phù hợp.
• Không thể xử lý được: tiến hành bỏ hoặc tiêu hủy sản phẩm
• Sản phẩm đầu ra là một trong số các loại phân bón dạng bột và dạng hạt:
• Phân hỗn hợp: NPK, NPK +TE,…
• Phân bón vi lượng; phân bón trung lượng; phân bón trung - vi lượng
3.2.4 Sơ đồ chuỗi giá trị (SIPOC)
Hình 3.11: Sơ đồ chuỗi giá trị của dây chuyền
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Việc xác định SIPOC là bước đầu tiên trong Quy trình DMAIC Việc này giúp tác giả có thể hiểu rõ hơn về từng bước trong quy trình sản xuất từ nhà cung cấp cho đến nguồn nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm ra cuối cùng
3.2.5 Xác định thời gian chu kỳ
Vì đây là một dây chuyền bán tự động nên tác giả đã có hai cách để có thể xác định được thời gian làm việc bằng hai cách khác nhau:
• Dựa vào công suất được ghi trong phòng vận hành để xác định được Công suất của tất cả các máy
• Đối với những công đoạn như có con người tham gia thì tác giả sẽ bắt đầu sử dụng điện thoại để bấm giờ Thời gian được tính trong lúc người đó hoàn thành hết sản lượng một tấn Ví dụ đổ vào phễu cấp liệu thì để tính được thời gian là giây/ tấn Vì nguyên liệu được bỏ trong bao có định lượng sẵn là 50kg thì chỉ cần bấm giờ từ lúc người đó bắt đầu mở bao đầu tiên cho đến khi hết bao thứ 20 thì sẽ lấy xấp xỉ khoảng thời gian đó Và tất cả đều được đo 3 lần trên 1 ngày 3 ngày liên tiếp Sau đó với dữ liệu trên được tính trung bình của tất cả các lần đo của từng công đoạn
Bảng 3.2: Bảng thống kê Cycle time
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Chuẩn bị nguyên liệu 316 Đổ vào phễu định lượng 349
Phễu định lượng đổ vật liệu vào băng tải 240 15
Băng tải vận chuyển đến Ống sấy trộn 240 15
Sấy và trộn nguyên liệu 240 15
Băng tải vận chuyển đến phễu cấp liệu 240 15
Hiện tại nhà máy đang làm việc 9 tiếng trên một ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 17 giờ chiều Và được nghỉ trưa 1 tiếng
Hiện tại nhu cầu hàng năm của doanh nghiệp để đáp ứng kịp sản xuất 133 tấn/ ngày Thời gian sản xuất có sẵn là (APT):
Nhịp sản xuất (Takt time):
Takt time = APT/D = 28800/133 = 212 (giây/ tấn)
3.2.7 Xác định công nhân hiện tại ở mỗi công đoạn
Hiện tại trong nhà máy, mỗi người công nhân đang phụ trách ở mỗi công đoạn thì sẽ làm việc tại công đoạn đó cả hai ca trên một ngày Vì những công việc hiện tại trong nhà máy không có tính chuyên môn cao ngoại trừ việc vận hành những máy móc trên thông qua phòng vận hành Nên vì thế mà những người công nhân có thể đổi chỗ làm cho nhau trong quá trình làm việc Nhưng vẫn đảm bảo đủ số lượng công nhân làm việc tại những công đoạn sau
Bảng 3.3: Bảng thống kê công nhân tại các công đoạn
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Công đoạn Số nhân công thao tác (Người)
Chuẩn bị nguyên liệu 2 Đổ vào phễu định lượng 5
Phễu định lượng đổ nguyên liệu vào băng tải 0
Băng tải vận chuyển đến Ống sấy trộn 0
Sấy và trộn nguyên liệu 0
Băng tải vận chuyển đến phễu cấp liệu 0
3.2.8 Xác định hiệu suất của từng công đoạn
Để đánh giá hiệu suất dây chuyền sản xuất, sau khi xác định Takt time, doanh nghiệp tiến hành tính toán hiệu suất của từng công đoạn Công thức tính hiệu suất như sau: Hiệu suất = (Takt time / Thời gian chu kỳ công đoạn) x 100% Hiệu suất đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực hoạt động của từng công đoạn, giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu trong quy trình sản xuất, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến phù hợp để tối ưu hóa hiệu suất tổng thể của dây chuyền.
Hiệu suất = (Takt time / Cycle time của công đoạn) * 100
Khoảng để đạt tiêu chuẩn của hiệu suất của lĩnh vực sản xuất thường nằm trong khoảng 80% - 90% trên từng công đoạn
Bảng 3.4: Thống kê hiệu suất của từng công đoạn
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hiệu suất từng công đoạn
Chuẩn bị nguyên liệu 316 212 67,09% Đổ vào phễu định lượng 349 212 60,74%
Phễu định lượng đổ vật liệu vào băng tải 240 212 88,33% Băng tải vận chuyển đến Ống sấy trộn 240 212 88,33%
Sấy và trộn nguyên liệu 240 212 88,33%
Băng tải vận chuyển đến phễu cấp liệu 240 212 88,33%
3.2.9 Xây dựng Sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại (VSM–Value Stream Mapping):
Hình 3.12: Xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại (VSM)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phương pháp Value Stream Mapping đây là một công giúp những nhà quản lý xác định được sự liên kết giữa các dòng chảy sản phẩm và dòng chảy thông tin Với Sơ đồ chuỗi giá trị trên:
Về dòng chảy thông tin
Khi bắt đầu nhận được đơn đặt hàng từ các Đại lý tùy với nhu cầu của từng đại lý sẽ có số lượng đặt hàng khác nhau:
• Đại lý nhỏ: Thường sẽ nhập khoảng 1-2 tấn phân bón mỗi tháng
• Đại lý vừa: Thường sẽ nhập khoảng 5- 10 tấn phân bón mỗi tháng
• Đại lý lớn: Thường sẽ nhập khoảng 20 – 30 tấn phân bón mỗi tháng
Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng sản xuất sẽ xác định nhu cầu nguyên liệu cần thiết dựa vào lượng hàng đặt và lượng nguyên liệu còn lại trong kho, sau đó tiến hành đặt hàng Căn cứ vào năng lực sản xuất và kế hoạch, nhân viên sản xuất sẽ liên lạc với khách hàng để xác nhận ngày giao hàng và ưu đãi đi kèm Sau khi nhận được sự đồng ý từ khách hàng, phòng sản xuất sẽ giao kế hoạch sản xuất cho tổ trưởng để tổ chức sản xuất dựa trên nguyên liệu sẵn có Trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, phòng sản xuất sẽ liên hệ với nhà cung cấp nước ngoài (đối với nguyên liệu phân DAP) và nhà cung cấp trong nước (đối với các nguyên liệu còn lại) để đặt hàng và đàm phán giá cả tốt nhất.
Sau đó các nhà cung cấp sẽ bắt đầu đóng gói và vận chuyển đến nhà máy Đối với nhà phân phối nước ngoài thường sẽ mất từ 15 ngày đến 20 ngày để đơn hàng có thể được vận chuyển đến nơi tùy thuộc vào đường vận tải của công ty vận chuyển chọn Đối với các nhà phân phối trong nước thường sẽ mất từ 3 – 5 ngày Thường đơn đặt hàng thường đến với Container 40ft đối với những nhà cung cấp đến từ nước ngoài còn đối với các nhà cung cấp tại Việt Nam thường sẽ đến với các xe tải 40 tấn đối với các đơn hàng nhỏ nếu lớn thì vẫn được vận chuyển bằng xe Container 40ft Nhưng còn tùy với đơn đặt hàng mà tải trọng của xe tải cũng như container vận chuyển có tải trọng khác nhau
Khi đến nơi thì các nguyên vật liệu được đưa xuống bằng xe nâng và vận chuyển đến khu vực để nguyên vật liệu quá trình này thường mất từ lúc đặt đơn đặt hàng đến khi nguyên vật liệu đến nơi thường rơi vào từ 15 – 18 ngày Tùy thuộc vào các yếu tố như nguyên liệu còn trong kho và số lượng đơn đặt hàng từ các đại lý có thể ít hơn và lâu hơn với khoảng trên
Về dòng chảy sản phẩm
Các nguyên vật liệu khi được vận chuyển đến nhà máy thì sẽ được một nhân viên sản xuất chịu trách nhiệm nhận hàng Cùng với đó là một công nhân lái xe nâng vận chuyển hàng vào trong khu vực để nguyên vật liệu cùng lúc đó thì nhân viên sản xuất sẽ kiểm tra tình trạng của nguyên vật liệu trước khi nhập hàng và nếu cần thiết thì có thể lấy một ít mẫu lên phòng lab để kiểm tra Sau khi đã kiểm tra đầy đủ về chất lượng như màu sắc độ hòa tan,… của nguyên liệu thì sẽ bắt đầu tiền trình sản xuất Với dây chuyền tự động hóa thì người công nhân chỉ việc cho nguyên liệu vào phễu cấp liệu và các công đoạn sau sẽ được thực hiện bằng máy móc và được điều khiển bởi phòng vận hành Cuối cùng sẽ có một người công nhân Hứng bao và một người công nhân sẽ giữ để đóng bao bằng
Hệ thống may bao gồm băng tải và máy may bao tự động Khi hoàn thành sản phẩm sẽ được để tại khu vực Thành phẩm chờ cho đến khi đủ đơn hàng và giao cho khách Tuy với từng đơn hàng khác nhau thì sẽ có sản lượng khác nhau nhưng thường các đơn hàng được hoàn thành 1- 3 ngày rơi vào khoảng 400 tấn
Xác định các lãng phí hiện tại đang có trong dây chuyền
3.3.1 Lãng phí thời gian chờ đợi
Dựa trên Sơ đồ chuỗi giá trị đã được xây dựng ở trên:
• Với nhà cung cấp trong nước thì sẽ cần từ 3 -5 ngày từ lúc đặt hàng đến lúc nguyên vật liệu được chuyển đến nơi
• Với nhà cung cấp nước ngoài thì lên tới 15 – 20 ngày
Có thể thấy được thời gian chờ dài nhất đến từ việc xác nhận đơn hàng với khách hàng cho đến khi nhà máy nhận được nguyên vật liệu là gần nửa tháng và có thể gần một tháng mới nhận được nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất Việc đặt hàng khi mới xuất hiện đơn hàng diễn ra khi nguyên vật liệu còn lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của các đơn đặt hàng Điều này kéo theo thời gian sản xuất và giao đến tay của khách hàng bị trễ đi rất nhiều điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của các khách hàng đối với nhà máy
Tuy nhà máy đã có những hoạt động dự báo để trữ nguyên vật liệu nhưng chủ yếu là đến từ kinh nghiệm của những người quản lý trong nhà máy không dựa vào một phương pháp cụ thể nào Vì dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm của người quản lý nên hàng tồn kho luôn trong tình trạng bị dư nguyên vật liệu rất nhiều Việc này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của khách hàng cụ thể ở đây là những đại lý mà nhà máy đang phân phối
3.3.2 Lãng phí thời gian làm việc không tạo ra giá trị
Dựa vào Bảng Cycle time của từng công đoạn và thời gian Takt time ta có thể vẽ được biểu đồ cân bằng chuyền sau:
Hình 3.13: Biểu đồ cân bằng chuyền trước khi tối ưu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Dựa vào Biểu đồ cân bằng chuyền trên ta có thể thấy được là những công đoạn có thời gian vượt quá Takt time là chuẩn bị nguyên liệu, đổ vào phễu định lượng, hứng bao, đóng bao Đây đều là những công đoạn mà có sự tham gia chủ yếu của công nhân Đặc biệt là ở công đoạn hứng bao và đóng bao đây là hai công đoạn có thời gian làm việc chênh lệch nhất khi người công nhân sau khi hứng bao xong phải đi bộ tới khu vực bán thành phẩm bỏ xuống và quay lại khu vực hứng bao Với người đóng bao cũng tương tự khi phải đi bộ tới khu vực bán thành phẩm lấy bao có chứa bán thành phẩm đóng bao xong xếp lại trên Pallet gỗ Điều này tạo ra một khoảng thời gian chết trong lúc đi lại giữa các khu vực làm việc hay công tác sắp xếp Làm tăng thời gian chờ đợi, tăng cả thời gian chờ hoàn thành sản phẩm
Chuẩn bị nguyên liệu Đổ vào phiễu định lượng
Phiễu định lượng đổ vật liệu vào băng tải
Băng tải vận chuyển đến Ống sấy trộn
Sấy và trộn nguyên vật liệu
Băng tải vận chuyển đến phiễu cấp liệu
Biểu đồ cân bằng chuyền
Cycle time (giây/ tấn) Takt time
Hình 3.14: Sở đồ mô tả thao tác của công nhân tại công đoạn Hứng bao và Đóng bao
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Các mũi tên cho thấy hướng di chuyển của nguyên liệu sau khi được hứng bằng bao Sau đó, nguyên liệu được đóng bao bằng dây chuyền đóng bao tự động và xếp lên pallet Dây chuyền đóng bao không thể xếp sát nhau vì tốc độ của người hứng bao luôn nhanh hơn tốc độ của người đóng bao và xếp bao lên pallet.
3.3.3 Lãng phí do hư hại nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu khi được vận chuyển đến nhà máy sẽ được xe nâng vận chuyển đến khu vực để nguyên vật liệu rồi chờ đến khi được sản xuất Nếu sản xuất mà nguyên vật liệu còn thừa thì vẫn sẽ được để vào một góc của nhà máy cho đến khi có đơn hàng xuất hiện mới thực hiện sản xuất
Với tình trạng đó đã xuất hiện tình trạng những nguyên vật liệu bị hư hại do không được bảo quản tốt hay để lâu không dùng tới rất nhiều Dưới đây là số liệu được lấy từ nhà máy hiện tại công tác quản lý nguyên vật liệu tồn là không có nên vì thế những số liệu thống kê dưới đây là được những nhân viên sản xuất thống kê nhanh nên có thể có sai số nhưng sẽ không khác nhiều với thực tế:
Bảng 3.5: Thống kê nguyên vật liệu bị hỏng tại dây chuyền
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tháng Số lượng (Kg) Số bao (50kg/ bao)
Tuy phân bón là một mặt hàng có thời gian bảo quản rất lâu có thể từ 6 tháng đến 1 năm với điều kiện bình thường Khu vực để nguyên vật liệu tuy nằm bên trong nhà máy, với độ ẩm không cao nhưng nếu để quá lâu và không có các biện pháp bảo vệ như che chắn thì phân bón càng nhanh chóng mất dần đi tác dụng và đến lúc cần sử dụng cho sản xuất đơn hàng tiếp theo thì có thể đã không đủ tiêu chuẩn để tiến hành sản xuất
Khi bắt đầu sản xuất sử dụng những nguyên vật liệu được lấy từ những đơn hàng trước thì sẽ được phòng sản xuất lấy mẫu từ một trong những bao nằm chung với nhau trên một pallet gỗ đem lên phòng thử nghiệm và kiểm tra Nếu như tình trạng của nguyên vật liệu liệu nằm trong mức cho phép sản xuất thì có thể bắt đầu sản xuất nhưng nếu tình trạng hư hại đã vượt mức tiêu chuẩn cho phép thì sẽ quyết định không sử dụng và sẽ thực hiện công tác đặt hàng nguyên vật liệu mới về để sản xuất
Tuy đây mới là dữ liệu của một dây chuyền của một dòng sản phẩm phân bón cụ thể nhưng tình trạng này vẫn xuất hiện ở các dây chuyền khác Nguyên liệu mà dễ bị hư hại nhất và khó bảo quản nhất là nguyên liệu làm phân bón dạng lỏng và đây cũng là nguyên vật liệu mà có tỉ lệ hư hại cao trên một đơn đặt hàng và gần như nếu sản xuất không hết là sẽ được bỏ đi Do không hiện tại nhà xưởng không có kho lưu trữ chuyên dụng cho các sản phẩm loại đó
3.3.4 Lãng phí do thao tác sai
Trong quá trình sản xuất, mặc dù các công đoạn đơn giản nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến thiếu hướng dẫn công việc cụ thể dẫn đến thất thoát nguyên vật liệu Điều này thể hiện ở khu vực đổ nguyên vật liệu vào phễu cấp liệu, nơi mà các hành động của công nhân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân.
Hình 3.15: Các thao của người công nhân tại khu vực đổ nguyên liệu vào phễu cấp liệu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 3.16: Hình ảnh minh họa
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Với hành động cầm nắm từ bên dưới của bao đã gây ra một thất thoát nhỏ về lượng nguyên vật liệu
Hình 3.17: Mô tả lãng phí nguyên liệu do thao tác sai
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Khi người công dân nắm từ đầu bên dưới và thực hiện thao tác đổ vào phễu định lượng thì đã nắm theo một lượng phân bón nhỏ ở hai góc dưới trong bao Vì đây là một thao tác nhanh và có đeo bao tay nên khi cảm giác đã đổ xong thì người công nhân liền đẩy nhanh bao qua bên còn lại và thực hiện đến bao tiếp theo Điều này vô tình đã để lại còn sót lại một lượng nhỏ phân trong bao tuy số lượng không nhiều nhưng một ngày một công nhân có thể đổ từ trung bình 500 bao phân các loại thì lượng tích tụ dư thừa này trên một tháng có thể diễn ra một cách đáng kể
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ SẢN XUẤT TINH GỌN ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY PHÂN BÓN - CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN GROUP
Áp dụng hệ thống Kanban
4.1.1 Xác định các điểm Kanban Đây là công đoạn đầu tiên trong việc áp dụng Hệ thống Kanban Là một bước quan trọng để xác định nơi đâu là sẽ được đặt điểm Kanban: Điểm Kanban 1: Khu vực để nguyên vật liệu
Dựa vào khả năng để nguyên vật liệu trên diện tích 1000m2 Được để trên Pallet gỗ 1m x 1,2m, thường được xếp chồng 10 tầng mỗi tầng 4 bao phân bón 50kg Từ thông tin trên ta có thể tính được như sau:
• Tổng số khối lượng bao trên một Pallet: 40 bao
• Khoảng cách giữa các Pallet trung bình 10cm
• Diện tích sử dụng cho mỗi Pallet: 1,2 m 2 + 0,1m * 2 = 1,4 m 2
• Số lượng Pallet có thể xếp được là:
Diện tích xếp/ Diện tích sử dụng Pallet = 1000/1,4 ~ 714 (Pallet)
• Số lượng bao phân bón có thể xếp được là
Số lượng Pallet * Số lượng bao trên mỗi pallet = 714 * 40 = 28560 (bao)
• Tổng khối lượng phân bón có thể lưu trữ trong khu vực nguyên vật liệu là:
Số lượng bao phân bón * Khối lượng mỗi bao phân bón = 28560 * 50 = 1428 (tấn)
Dựa vào các công thức phân bón mà nhà máy đang sản xuất ta bắt đầu tính toán các hạn mức tối thiểu và các hạn mức tối đa cho các nguyên vật liệu Dựa vào thông số nguyên vật liệu và công thức hóa học của nguyên vật liệu như Phân Urê (Đạm phú mỹ) ((NH2)2CO: 46% N); Phân DAP ((NH4)2HPO4: 18% N, 46% P2O5), Phân Kali (K2SO4: 50% K2O) và các phân vị lượng khác như (Bo, Ca, Zn,…) Theo công thức phân bón 20-5-5+ Bo +Te ta bắt đầu tính toán sau:
➢ Tính toán khối lượng N, P2O5, K2O cần thiết:
• Lượng Urê cần thiết: 200 kg / 46% ~ 435 kg
• Dựa vào lượng P2O5: 50kg/ 46% ~ 109 kg
• Lượng N Thiếu hụt: 200kg – (109kg * 18%) = 156,2 kg
• Lượng Urê cần bổ sung: 156,2kg / 46% ~ 340 kg
• Lượng K2SO4 cần thiết: 50kg / 50% = 100kg
• Lượng Ure: 435kg + 340 kg = 775 kg = 0,775 (tấn)
Từ đó ta có thể tính ra được bảng sau Ta tính toán được để sản xuất được 1 tấn/phân bón NPK các loại thì cần:
Bảng 4.1: Thống kê từng loại sản phẩm cần bao nhiêu từng lượng phân để có thể sản xuất được 1 tấn phân bón NPK
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Xác định gần đúng nhất với mức nguyên liệu cần sản xuất trên một ngày là:
• Lượng phân bón Ure/ ngày: 0.548 * 133 = 72,93 (tấn)
• Lượng phân DAP/ ngày: 0.363 * 133 = 48,23 (tấn)
• Lượng phân Kali/ ngày: 0.154 *133 = 20,48 (tấn)
• Lượng phân Vi lượng khác/ ngày: 0.012* 133 = 1,6 (tấn)
Dựa vào lượng phân bón cho một ngày sản xuất và khả năng lưu trữ của khu vực nguyên vật liệu bắt đầu tính toán Hạn mức tối thiểu và Hạn mức tối đa cho khu vực Với hạn mức tối thiểu được xác định là lượng phân bón cho 4 ngày sản xuất và với hạn mức tối đa là lượng phân bón cho 10 ngày sản xuất Dưới đây là các điểm Kanban tại khu vực nguyên vật liệu: Điểm Kanban 1.1: Khu vực để nguyên vật liệu Phân Ure
• Hạn mức tối thiểu: 292 tấn
• Hạn mức tối đa: 729 tấn
• Số thẻ Kanban: 2 Điểm Kanban 1.2: Khu vực để nguyên vật liệu Phân DAP
• Hạn mức tối thiểu: 193 tấn
• Hạn mức tối đa: 482 tấn
• Số thẻ Kanban: 2 Điểm Kanban 1.1: Khu vực để nguyên vật liệu Phân Kali
• Hạn mức tối thiểu: 82 tấn
• Hạn mức tối đa: 204 tấn
• Số thẻ Kanban: 2 Điểm Kanban 1.3: Khu vực để nguyên vật liệu Vi lượng (TE: Bo, Zn, Slic,…)
• Hạn mức tối thiểu: 7 tấn
• Hạn mức tối đa: 16 tấn
• Số thẻ Kanban: 2 Điểm Kanban 2: Khu vực thành phẩm Để tính được hạn mức tối thiểu cũng như hạn mức tối đa của khu vực thành phẩm ta có thể dựa vào diện tích để thành phẩm là 400m 2 Nhưng Pallet hiện tại trên khu vực này chỉ xếp trung 6 tầng để tránh hư hại cho thành phẩm Sau đó thực hiện các tính toán tương tự như trên khu vực để nguyên vật liệu
Hình 4.1: Khu vực để nguyên vật liệu
Nguồn: Công ty cung cấp
• Tổng số khối lượng bao trên một Pallet: 24 bao
• Khoảng cách giữa các Pallet trung bình 10cm
• Diện tích sử dụng cho mỗi Pallet: 1,2 m 2 + 0,1m * 2 = 1,4 m 2
• Số lượng Pallet có thể xếp được là:
Diện tích xếp/ Diện tích sử dụng Pallet = 4000/1,4 ~ 286 (Pallet)
• Số lượng bao phân bón có thể xếp được là
Số lượng Pallet * Số lượng bao trên mỗi pallet = 286 * 40 = 6864 (bao)
• Tổng khối lượng phân bón có thể lưu trữ trong khu vực nguyên vật liệu là:
Số lượng bao phân bón * Khối lượng mỗi bao phân bón = 6864 * 50 = 344 (tấn)
Từ đó xác định các hạn mức tối thiểu cũng như tối đa với điểm Kanban này:
• Hạn mức tối thiểu: 140 tấn
• Hạn mức tối đa: 344 tấn
Với những thông tin có trên bắt đầu thiết kế thẻ Kanban với các nội dung sau:
• Tiêu đề: Tên điểm Kanban (ví dụ: Khu vực để nguyên vật liệu Phân Ure)
• Hạn mức tối thiểu: Số lượng nguyên vật liệu tối thiểu cần có trong khu vực
• Hạn mức tối đa: Số lượng nguyên vật liệu tối đa được phép lưu trữ trong khu vực
• Số thẻ Kanban: Số lượng thẻ Kanban được sử dụng cho điểm Kanban
• Người phụ trách: Người phụ trách điểm Kanban
• Ghi chú: Các ghi chú bổ sung về điểm Kanban hoặc nguyên vật liệu
• Trạng thái: Cho biết trạng thái của điểm Kanban (VD: Đang đầy, Đang chờ)
Mặt trước của thẻ được thiết kế để người nhìn vào nhanh có thể thấy được hầu hết các thông tin chính của thẻ:
Hình 4.2: Thẻ Kanban mặt trước
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mặt sau của thẻ được thiết kế để cung cấp các ghi chú quan trọng về lô hàng, chẳng hạn như thông tin cần thiết để biết trước khi sản xuất Những ghi chú này giúp đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm thuộc cùng một lô hàng đều có các đặc điểm và tiêu chuẩn chất lượng nhất quán, đáp ứng các yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Hình 4.3: Thẻ Kanban mặt sau
Nguồn: Tác giả tổng hợp 4.1.3 Lập bảng Kanban Để có thể theo dõi tình trạng của các thẻ Kanban trên thì người chịu trách nhiệm những thẻ đó sẽ bắt đầu cập nhập lên hệ thống để có thể giúp phòng xác định thời điểm cần đặt hàng nguyên vật liệu mới, tránh thiếu hụt cũng như là đặt hàng quá mức cần thiết Trên
Trang 57 thị trường hiện tại có rất nhiều Phần mềm hỗ trợ xây dựng hệ thống Kanban như Trello, Asana, Kanbanize… nhưng những phần mềm đây đều có những mức phí cần thiết mới triển khai được Vì là một nhà máy cỡ vừa nên vì thế em sẽ chọn một phần mềm miễn phí do chính Google cung cấp đó là Google Sheet đây là một phần mềm tương đối dễ dùng, dễ xây dựng các hệ thống quản lý đơn giản cho doanh nghiệp
Hình 4.4: Bảng theo dõi Kanban từng ngày trên GG Sheet
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Xây dựng Bảng Kanban cho Google Sheet theo tuần:
• STT: Cột hiển thị số thứ tự đếm để có thể nhìn nhanh có bao nhiêu điểm đang được kiểm soát
• Ngày: Hiển thị ngày trong tuần
• Số thẻ: Hiển thị có bao nhiêu thẻ tại điểm Kanban
• Tên điểm Kanban: Hiển thị tiêu đề của những điểm Kanban
• Hạn mức tối thiểu: Hiển thị hạn mức tối thiểu của nguyên vật liệu, thành phẩm hay bán thành phẩm đã tính được bên trên
• Hạn mức tối đa: Hiển thị hạn mức tối đa của nguyên vật liệu, thành phẩm hay bán thành thành phẩm đã được tính bên trên
• Người chịu trách nhiệm: Hiển thị tên của người chịu trách nhiệm
• Số lượng hiện tại: Hiển thị số lượng nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm đang có tại những khu vực trên Tại đây sẽ được gắn Định dạng có điều kiện để
Trang 58 giúp người quản lý có thể xác định nhanh số nguyên vật liệu Cảnh báo, Sắp cảnh báo, Dư hay là Đang Đầy
▪ Cảnh báo (màu đỏ): Có nghĩa là số lượng nguyên vật liệu đã ít hơn múc tối thiểu
▪ Sắp cảnh báo (màu vàng): Có nghĩa là số lượng nguyên vật liệu còn ít hơn một nửa
▪ Đang đầy (màu xanh lá cây): Có nghĩa là số lượng nguyên vật liệu nhỏ hơn hoặc bằng số lượng hạn mức tối đa và lớn hơn một nửa mức cho phép
▪ Dư (màu cam): Có nghĩa là số lượng nguyên vật liệu đã vượt quá hạn mức tối đa
▪ Chưa cập nhập (màu xám): Hiển thị trạng thái của Khu vực đó chưa được cập nhập
• Tình trạng đặt hàng: Đây là cột mà sẽ được liên kết với Sheet Đặt hàng để có thể biết được tình trạng những đơn hàng được đặt đang tới
Hình 4.5: Bảng theo dõi đơn hàng đang tới trên GG Sheet
Nguồn: Tác giả tổng hợp
▪ STT: Hiển thị số đếm nhanh có bao nhiêu đơn hàng đang được đặt
▪ Mã đặt hàng: Đây là mã đặt hàng dựa vào Hóa đơn mua hàng với bên cung cấp
▪ Thông tin đặt hàng: Hiển thị thông tin nguyên vật liệu đang được đặt của đơn hàng
▪ Đơn vị: Hiển thị đơn vị tính của nguyên vật liệu được đặt hàng (VD: Kg, Tấn, Lít)
▪ Số lượng: Hiển thị số lượng nguyên vật liệu được đặt hàng
▪ Ngày đặt: Hiển thị ngày bắt đầu đơn hàng được đặt
▪ Ngày tới: Hiển thị ngày đơn hàng dự kiến tới
▪ Đơn giá: Hiển thị đơn giá trên đơn vị nguyên vật liệu
▪ Thành tiền: Hiển thị giá trị của đơn hàng Được tính từ đơn giá và thành tiền
▪ Tình trạng của đơn hàng: Hiển thị Mã hàng, Số lượng và số ngày còn lại là đơn hàng sẽ được vận chuyển tới Những đơn vị sẽ được tự động cập nhập và hiển thị qua bên Sheet Kanban
Hiện nay trên thị trường Google Sheet là một trong những phần mềm được rất nhiều nhà quản lý, nhiều doanh nghiệp sử dụng để quản lý nhân sự, dự án,… Với những hệ thống nhỏ không phức tạp thì việc triển khai thông qua phần mềm này là gần như miễn phí Nếu mà dữ liệu lưu trữ từ dự án lớn thì chỉ việc mua thêm gói dữ liệu của Google Drive thì đã giải quyết được vấn đề lưu trữ Đối với những người sử dụng thì Google Sheet cho người quản lý có thể phân quyền cho người nào có thể tác động đến khu vực nào và chỉ riêng biệt người đó mới được sửa đổi ở khu vực đó Ví dụ như người tổ trưởng khi truy cập vào bảng đây chỉ có thể sửa được Số lượng hiện tại của nguyên vật liệu có trong kho và cùng với đó là trạng thái của nguyên vật liệu Đây được xem như là một giải pháp tối ưu nhất để có thể quản lý được sự hư hại của nguyên vật liệu do đặt quá nhiều hay bị thiếu nguyên vật liệu sản xuất
4.1.4 Hoạt động hệ thống Kanban
Cập nhật số lượng nguyên vật liệu
Người phụ trách Kanban theo dõi số lượng nguyên vật liệu hiện có và cập nhật lên bảng Kanban hàng ngày Tùy thuộc vào số lượng hiện tại, họ xác định trạng thái của điểm Kanban (cảnh báo, sắp cảnh báo, đầy hoặc dư) Dựa trên dữ liệu này, họ đặt hàng các nguyên vật liệu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất liên tục.
Khi số lượng nguyên vật liệu tại một điểm Kanban xuống dưới mức cảnh báo hoặc là sắp cảnh báo thì người phụ trách cũng có thể tạo ra một yêu cầu đặt hàng Phòng sản xuất sẽ dựa vào dự báo nhu cầu sắp tới cũng như số lượng còn lại được cập nhập trong khu vực nguyên vật liệu để đặt hàng từ nhà cung cấp
Theo dõi tình trạng đơn hàng
Điều chỉnh nhân sự và bố trí lại máy móc
Với Cycle Time cao ở của hai công đoạn như Hứng bao và Đóng bao và Hiệu suất tại các công đoạn trên cũng thấp hơn so với tiêu chuẩn Nên việc bố trí thay đổi nhân sự tại các vị trí này là một điều cần thiết
Do ký hợp đồng nhập đơn hàng phân bón vi lượng phối sẵn tỉ lệ từ Trung Quốc, nhà máy giảm từ 5 xuống 4 phễu cấp liệu, tiết kiệm một nhân công Để tối ưu, nhân công này được chuyển sang khu vực đóng bao Theo đề xuất, công nhân sắp xếp bao lên pallet gỗ cho người đóng bao, giúp giảm thời gian đóng bao và sắp xếp Ngoài ra, dây chuyền đóng bao được chuyển dưới máy hứng bao, tạo chu trình liên tục với ba công nhân: hứng bao, may bao tự động và xếp bao lên pallet gỗ, tối ưu thời gian di chuyển.
Hình 4.6: Sơ đồ mô tả công đoạn hứng bao và đóng bao sau khi thay đổi
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 4.7: Phác thảo công đoạn hứng bao và đóng bao trước và sau khi thay đổi
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Vậy chúng ta sẽ có một bảng Cycle Time mới
Bảng 4.2: Bảng Cycle Time thay đổi lần 1
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Chuẩn bị nguyên liệu 316 Đổ vào phễu định lượng 349
Phễu định lượng đổ vật liệu vào băng tải 240 15
Băng tải vận chuyển đến Ống sấy trộn 240 15
Sấy và trộn nguyên liệu 240 15
Băng tải vận chuyển đến phễu cấp liệu 240 15
Xếp thành phẩm lên Pallet gỗ 260
Với hình trên chúng ta có thể thấy được những bước di chuyển của cả hai công nhân đã được tối ưu và không có những bước đi thừa nữa Đặc biệt công nhân số 2 lúc này chỉ có một nhiệm vụ là giữ bao vào máy may bao rồi sẽ được công nhân ba sắp qua Pallet gỗ Điều này đã giúp giảm đi rất nhiều về lãng phí thời gian mà công đoạn này đang có
Chuẩn hóa quy trình làm việc
❖ Đảm bảo tăng hiệu quả trong quá trình đổ nguyên vật liệu vào trong phễu cấp liệu của công nhân
❖ Đảm bảo được tính thống nhất cho tất cả các công nhân tại công đoạn trên
❖ Giảm thiểu lãng phí về nguyên liệu cũng như thời gian thực hiện của công đoạn
4.3.2 Phân tích quy trình hiện tại
Các thao tác của quy trình đổ nguyên liệu vào phễu cấp liệu bao gồm các bước sau:
➢ Thao tác 1: Lấy nguyên vật liệu
➢ Thao tác 2: Đem qua khu vực cấp liệu
➢ Thao tác 3: Xé bao theo đường chỉ có sẵn, mở bao nếu bao được cột hoặc sử dụng dụng cụ để rạch miệng bao
➢ Thao tác 4: Cho bao ngã ra đổ nguyên liệu vào phễu cấp liệu
➢ Thao tác 5: Nắm hai góc ở dưới bao rồi dốc ngược lên trên cho nguyên liệu được rớt hết ra ngoài
➢ Thao tác 6: Bỏ bao gọn qua một bên
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 4.8: Phác thảo các thao tác tại công đoạn Đổ nguyên liệu vào phễu cấp liệu Đây là những bước mà những người công nhân tại khu vực trên thường làm Vẫn có một hay hai người sẽ có các thao tác khác nhưng hầu hết mọi người sẽ thực hiện các bước như trên để thực hiện công đoạn trên
4.3.3 Bảng chuẩn hóa quy trình mới
Quy trình đổ nguyên liệu vào phễu cấp liệu của nhà máy hiện tại cũng đã rất tối ưu nhưng nó vẫn đang gây ra một thất thoát nguyên liệu khá đáng kể Có thể thấy qua thao tác 5 của người công nhân thì việc cầm bao phân từ hai góc ở dưới của bao phân đã để lại một lượng nhỏ phân còn sót lại trong bao Do tất cả mọi người đều mang bao tay nên có thể đã không cảm nhận ra được một lượng nhỏ phân còn lại trong bao thông qua việc cầm nắm Và vì luôn phải giữ một tốc độ ổn định để nguyên liệu trong phễu không cạn nguyên liệu thì sẽ có thể bỏ qua những bước kiểm tra đơn giản lại Nên vì thế xây dựng và chuẩn hóa quy trình tại công đoạn này là một điều hết sức cần thiết
Tại đây sẽ được thêm một thao tác tay đơn giản để kiểm tra nhanh còn sót lại gì trong bao không? Sau khi đã dốc ngược bao từ trên xuống với hai tay cầm hai góc dưới khi nguyên vật liệu cảm nhận thấy đã được đổ ra hết thì người công nhân tiếp tục cầm thêm vào giữa bao phân và thực hiện thao tác dũ xuống một lần nữa Thao tác này làm giảm đi việc nguyên vật liệu chưa được đổ ra hết hoặc do cầm nắm mà bị sót lại
Hình 4.9: Bảng tiêu chuẩn hóa công việc tại công đoạn Đổ nguyên liệu vào phễu cấp liệu
Bảng tiêu chuẩn hóa công việc đã được đo trên 2 người công nhân tại hai phễu cấp liệu trên Cho chúng ta thấy thấy được thời gian Cycle time để một người công nhân đổ được một tấn bao thông qua bảng tiêu chuẩn hóa này là 310 giây/ tấn giảm đi gần 39 giây/ tấn Tuy với lượng thời gian này thì hiệu suất của công việc cấp liệu trên đã đạt gần 77.14% nhưng vẫn chưa đạt tới ngưỡng an toàn là trên 80% Nhưng đây đã là một bước
Trang 64 cải thiện đáng kể khi đã có một bảng tiêu chuẩn hóa công việc để mọi người công nhân cùng làm theo và có thể sau khi đã quen với các thao tác tay thì có thể thực hiện nó một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn nữa.
Kết quả khi áp dụng những ứng dụng trong sản xuất tinh gọn
Với bảng Cycle time được hình thành dưới dây:
Bảng 4.3: Bảng Cycle Time chuyền thay đổi lần 2
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Chuẩn bị nguyên liệu 316 67,09% Đổ vào phễu định lượng 310 68,39%
Phễu định lượng đổ vật liệu vào băng tải 240 15 88,33%
Băng tải vận chuyển đến Ống sấy trộn 240 15 88,33%
Sấy và trộn nguyên liệu 240 15 88,33%
Băng tải vận chuyển đến phễu cấp liệu 240 15 88,33%
Xếp thành phẩm lên Pallet gỗ 260 81,54%
Dựa vào bảng trên chúng ta có thể vẽ lại Biểu đồ cân bằng chuyền mới như sau:
Hình 4 10: Biểu đồ Cân bằng chuyền sau khi đã được tối ưu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sau khi đã áp dụng những công cụ sản xuất tinh gọn trên vào quá trình sản xuất này chúng ta có thể thấy được thời gian của các công đoạn như Cấp liệu vào phễu định lượng, Hứng Bao, Đóng Bao đã đạt được hiệu suất cao hơn như dự kiến và có thêm một công nhân nữa thực hiện xếp thành phẩm lên Pallet gỗ Đã giảm đi thời gian rất nhiều tại công đoạn trên
Chuẩn bị nguyên liệu Đổ vào phiễu định lượng
Phiễu định lượng đổ vật liệu vào băng tải
Băng tải vận chuyển đến Ống sấy trộn
Sấy và trộn nguyên vật liệu
Băng tải vận chuyển đến phiễu cấp liệu
Xếp thành phẩm lên Pallet gỗ
Biểu đồ cân bằng chuyền
Cycle time (giây/ tấn) Takt time