1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu và cung ứng máy móc thiết bị của công ty TNHH Tuyết Nga trong điều kiện hội nhập

135 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu và cung ứng máy móc thiết bị của công ty TNHH Tuyết Nga trong điều kiện hội nhập
Tác giả NGUYÊN MINH TRANG
Người hướng dẫn PGS.TS NGUYÊN THỊ HƯỜNG
Trường học trường đại học KINH Tế QuốC DÂN
Chuyên ngành QUAN TRị KINH DOANH QuốC Tế
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 33,08 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: e Mục dich nghiên cứu: Trên cơ sở phát hiện các ton tại và nguyên nhân của các ton tại đó trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty T

Trang 1

trường đại học KINH Tế QuốC DÂN khoa KINH Tế Và kinh doanh QuốC Tế

CHUYEN NGàNH QUAN TRị KINH DOANH QuốC Tế

ĐẠI HỌC

KINH TE QUOC DÂN

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu và cung ứng máy móc

thiết bị của công ty TNHH Tuyết Nga trong điều kiện hội nhập

Giỏo viờn hướng dẫn : PGS.TS NGUYÊN THỊ HƯỜNG

Họ và ton sinh viờn : NGUY EN MINH TR ANG

: KDQT B :46

: CHÍNH QUI

HÀ NỘI, NĂM 2008

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 1 Lớp KDOT 46B

Trang 2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn ba thập kỷ đổi mới và phát triển, nên kinh tế Việt Nam dang

chuyển dân từ mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nên kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với đó là những bước đi mạnh

mẽ của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Những mô hình sảnxuất lớn hon dan được hình thành Sức máy dan thay thé cho sức người va di

liền với nó là nhu cau máy móc, thiết bị ngày một gia tăng, không chỉ là về số lượng mà còn là chất lượng, chủng loại và mức độ tiên tiễn Tuy nhiên, nguồn đáp ứng trong nước của những nhu cau đó chỉ là một ngành công nghiệp chế tạo máy còn quá non trẻ, hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, máy móc, thiết bị nếu so với trình độ thé giới thì mới chập chững những bước di dau tiên.

Trong khi đó, những dây chuyên sản xuất vốn có trong nước đã trở nên quá lạchậu và nếu muốn sản phẩm làm ra có thể cạnh tranh trên thị trường thì việcthay thé, ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị mới là một yêu câu tất yếu Với

phương châm đi tắt đón đâu, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển, trong hơn một thập kỷ qua, hoạt động nhập khẩu may móc, thiết bị đã được mở rộng cùng với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Trong xu hướng đó công ty TNHH Tuyết Nga đã ra đời với hoạt động chủ yếu là nhập khẩu máy móc, thiết bị và các dây chuyên sản xuất công nghiệp.

Trong hơn 10 năm hình thành và phát triển, công ty đã thực hiện thành công vaitrò là cau nói, dua sản phẩm từ tay nhà sản xuất đến tay những khách hàng cónhu cau và thu duoc môt khoản lợi nhuận không phải là nhỏ nếu so với quy môcủa doanh nghiệp Nhưng cũng trong 10 năm đó và nhất là thời điểm hiện nay,

môi trường kinh doanh của công ty đã có rất nhiều thay đổi Bên cạnh những thuận lợi đã và sẽ có, công ty cũng phải đối mặt với những nguy cơ của quá trình hội nhập và phát triển của nên kinh tế Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là cơ hội tốt cho công ty mở rộng thị trường nhập khẩu,

giảm chỉ phí nhưng nó cũng góp một phần lớn cho sự gia tăng cạnh tranh của

Trang 2 Lớp KDOQT 46B

Trang 3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

thị trường Công ty sẽ không chỉ phải đối mặt với các doanh nghiệp sản xuất vànhập khẩu máy móc, thiết bị trong nước mà còn là các doanh nghiệp có vốn dautư nước ngoài với công nghệ cao và tiềm lực tài chính lớn mạnh Làm thé nào

đề đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt? Làm thế nào lựa chọn được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong diéu kiện Việt Nam dang được cảnh bdo trước nguy cơ trở thành bãi rác của thé giới? Làm thé

nào để hợp lý hoá hoạt động nhập khẩu, giảm chỉ phí, giảm rủi ro và gia tăng

lợi nhuận trong diéu kiện kinh doanh ngày một phức tạp? Đó là những câu hỏiđã và dang đặt ra với công ty TNHH Tuyết Nga Giải quyết vấn dé này khôngchỉ là yếu to sống còn cho sự ton tại mà còn là định hướng cho sự phát triển

trong tương lai của doanh nghiệp Đó là lý do tại sao em lựa chọn nghiên cứu

dé tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu và cung ứng máy móc thiết bị của công ty TNHH Tuyết Nga trong điều kiện hội nhập”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

e Mục dich nghiên cứu:

Trên cơ sở phát hiện các ton tại và nguyên nhân của các ton tại đó trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Tuyết Nga trong những năm gan đây dé dé xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng

cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng

của doanh nghiệp.

e Nhiệm vụ nghién cứu:

- Tổng quan những ly luận cơ bản về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả

nhập khẩu máy móc, thiết bị.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu và cung ứng máy

móc, thiết bị của công ty TNHH Tuyết Nga.

- Dé xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông nhập khẩu máy móc, thiết

bị của công ty TNHH Tuyết Nga.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 3 Lớp KDOQT 46B

Trang 4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- _ Đối tượng nghiên cứu: hoạt động nhập khẩu và cung ứng máy móc thiết

bi - Phạm vi nghién cứu:

+ Không gian: thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của

Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của

công ty TNHH T uyết Nga.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty TNHH Tuyết Nga.

Do thời gian thực tập không nhiều và còn thiếu kinh nghiệm nên chắc chăn chuyên đề thực tập này của em sẽ còn nhiễu thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ÿ kiến của thay cô và các bạn Em cũng xin chân thành cam

on PGS TS Nguyễn Thị Hường và Phó giám doc công ty TNHH Tuyết Nga, chịPhan Thị Vân Anh đã giúp em hoàn thành chuyên dé thực tập này!

Trang 4 Lớp KDOQT 46B

Trang 5

càng tăng đã khiến cho sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ Các

hoạt động kinh doanh quốc tế đặc biệt là hoạt động nhập khẩu đang đóng vai trò

ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Việc nângcao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trở thành mối quan tâm không chỉ của cácdoanh nghiệp mà cả chính phủ các nước cũng rat lưu tâm đến lĩnh vực nay

Chương 1 của chuyên đề này được xây dựng trên cơ sở mục tiêu hệ thống hoá các lý luận cơ bản về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập

khâu của doanh nghiệp Từ đó, có những cơ sở lý luận vững chắc cho việc phân

tích thực trạng kinh doanh nhập khâu cụ thé của công ty Tuyết Nga trong

chương 2 của chuyên dé Sau đây là nội dung chính của chương 1:1.1, Tổng quan về hoạt động nhập khẩu

1.1.1, Khái niệm nhập khẩuQuá trình phát triển của nền kinh tế thế giới đang đạt đến một trình độphát triển cao chưa từng có Sự phân công lao động trên phạm vi toàn cầu đang

diễn ra sâu sắc và mối giao lưu kinh tế giữa các quốc gia ngày một mở rộng Một đất nước không thê tồn tại nếu tách khỏi chỉnh thể chung của nền kinh tế thé giới mà lợi thé so sánh của một quốc gia được phát huy một cách cao nhất có

thể Dù muốn hay không, mỗi người chúng ta đang sử dụng những kết quả củahàng chục các giao dịch quốc tế diễn ra hàng ngày Loại dầu gội bạn đang sửdụng có thể mang thương hiệu Mỹ nhưng lại được sản xuất tại Thái Lan, nhữngbản tin bạn đang nghe từ chiếc radio được phát đi từ đài BBC của Anh trong khi

Trang 5 Lớp KDOQT 46B

Trang 6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

giày Nike được gia công hay hạt tiêu được sản xuất tại Việt Nam đang lưu hànhtrên khắp thế giới Thậm chí bạn không cần phải bước chân ra khỏi thành phốnơi bạn sống nhưng bạn vẫn chị sự tác động của thương mại quốc tế bởi đi đâu

chăng nữa bạn sẽ luôn bị bao quanh bởi các loại hàng hoá của nhiều quốc gia

khác nhau, kết quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Đó là công cụ cơ

bản giúp các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình đồng thời đảm bảo tính

én định và phát triển toàn diện của nền kinh tế trong nước Nếu xuất khẩu đượccoi là cơ hội để các quốc gia tận dụng công suất sản xuất dư thừa, thu ngoại té,tiếp cận nguồn lực và phát huy lợi thế trong sản xuất so với các quốc gia khácthì thì nhập khẩu lại là biện pháp phổ biến để bù đắp những thiếu hụt của sảnxuất trong nước với các lĩnh vực không phải là ưu thé quốc gia nhằm những mục

tiêu 6n định và phát triển kinh tế nhất định Vậy có thé đưa ra khái niệm nhập

khẩu như thế nào?

Có thé nói: “ Nhập khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ vào một nước do các chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân đặt mua từ các nước khác

nhau” Những người tiêu dùng, các công ty, các tô chức tài chính và chính phủ,tất cả đều có vai trò quan trọng đối với hoạt động nhập khẩu Đó không phải làhành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống phức tạp thé hiện mối quan hệ phụthuộc gắn bó chặt chẽ giữa nền kinh tế của một quốc gia và nền kinh tế thế giới

Trên một khía cạnh nhất định, nó quyết định sự ton tại và phát triển của một nền kinh tế trong tổng thé chung của kinh tế thé giới.

1.1.2, Những đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh

doanh quốc tế Không thể coi đó đơn giản là phần mở rộng của kinh doanh trong

nước mà nó đã trở thành một hệ thống các công cụ giúp các quốc gia hoà nhậpvào nền kinh tế thế giới Trên cơ sở đó, hoạt động nhập khâu cũng có những đặcđiểm riêng khác biệt so với hoạt động kinh doanh trong nước

1.1.2.1, Hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của nhiễu nguôn luật

Trang 6 Lớp KDOQT 46B

Trang 7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đây là một đặc điểm cơ bản vốn có trong các hoạt động kinh doanh quốctế, nó thê hiện sự khác biệt về mặt luật pháp trong quá trình tiến hành kinhdoanh Nếu hoạt động kinh doanh trong nước chỉ chịu sự tác động của luật pháp

quốc gia nơi nó diễn ra thì các hoạt động kinh doanh quốc tế như hoạt động

nhập khẩu lại hoàn toàn khác Các đối tượng, chủ thể tham gia vào hoạt động

nhập khâu có quốc tịch khác nhau Điều đó dẫn tới các hợp đồng nhập khâu sẽ phải chịu sự chi phối của cùng lúc ba nguồn luật: các điều ước quốc tế (Công ước Viên ), luật quốc gia và các tập quán quốc tế (Các phiên bản INCOTERM,

UCP ) Vấn đề là ở chỗ luật pháp của mỗi quốc gia lại được xây dựng dựa trênnhững quan điểm riêng mang tính khác biệt đặc trưng cho những điều kiện xã

hội của quốc gia đó Vì thế, nhiều điều luật của các quốc gia khác nhau là không

giống nhau thậm chí là đối lập nhau Việc đồng thời chịu sự điều chỉnh của

nhiều nguồn luật dẫn đến sự phức tạp, thiếu thống nhất trong quá trình thực hiện cũng như việc giải quyết khi xảy ra tranh chấp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp

tham gia hoạt động nhập khẩu không chỉ phải nắm vững luật trong nước mà còn

phải thông hiểu các điều ước quốc tế có liên quan cũng như hàng loạt các quy

định trong các tập quán quốc tế và luật quốc gia của phía đối tác

1.1.2.2, Hoạt động nhập khẩu sử dụng nhiều đồng tiền khác nhau

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một đồng tiền riêng Do đó, khi các

doanh nghiệp thực hiện hợp đồng kinh doanh nhập khẩu có thể lựa chọn sử dụngnhiều đồng tiền khác nhau để tiến hành nghiệp vụ thanh toán Đó có thê là đồng

tiền của nước nhập khẩu, đồng tiền của nước xuất khâu hoặc một ngoại tỆ mang

tính chuyền đổi thông dụng như đồng EURO hay đồng USD Điều này là khácbiệt so với hoạt động kinh doanh trong nước vốn chỉ sử dụng chủ yếu là đồng

nội tệ Việc phải chuyên đổi giữa các đồng tiền, mua ngoại tệ để thanh toán hay bán ngoại tệ dé thu nội tệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải rat quan tâm đến các

vân đê như tỷ giá hôi đoái, sự trượt giá của đông tiên, tỷ lệ lạm phát của các

Trang 7 Lớp KDOQT 46B

Trang 8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

quốc gia nhằm đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro do sự bat thường của tygiá hỗi đoái gây nên trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng

1.1.2.3, Thị trường kinh doanh rộng và phức tạp

Đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu, thị trường đầu vào và đầu ra củadoanh nghiệp mở rộng và đa dạng hơn rất nhiều so với kinh doanh nội địa Vớithị trường đầu ra thì hàng hoá không chỉ được nhập về nhằm thoả mãn nhu cầu

trong nước mà còn có thé tái xuất nhằm mục tiêu thu lợi nhuận Đối với thị trường đầu vào, doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu từ một đối tác, một quốc gia mà có thé tiếp cận những nguồn hang tir rất nhiều các qốc gia khác nhau Điều đó khiến thị trường nhập khẩu của một doanh nghiệp, một nền kinh tế trở nên hết sức rộng lớn và kéo theo đó là yếu tố phức tạp Các quốc gia khác nhau dẫn

tới sự khác nhau về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, luật pháp và tậpquan kinh doanh Nó đòi hỏi doanh nghiệp nhập khâu phải có khả năng năm bắtvà thích ứng kip thời, phải biết lựa chọn nguồn hàng đem lại lợi ích kinh tẾ cao,phải tìm hiểu kỹ về đối tác dé có thể xúc tiến các hoạt động kinh doanh nhậpkhâu một cách hiệu quả

1.1.2.4, Hoạt động thanh toản và giao hàng phức tạp

Do sự khác biệt về mặt không gian và vị trí địa lý giữa các quốc gia nên

việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán vả giao hàng trong hoạt động kinh

doanh quốc tế nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ

nói riêng thường rất phức tạp Các bên tham gia đều mong muốn giảm thiểu rủi

ro cho mình trong việc giao hàng và thanh toán.

Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển chủ yếu băng đường biển do

phương thức này có năng lực vận tải lớn, chi phí rẻ, tuyến đường liên kết trên

phạm vi toàn cầu, tuy nhiên rủi ro của vận tải hàng hải là khá lớn Điều kiện

giao hàng được các bên thoả thuận và vận dụng có rất nhiều các hình thức khác

nhau như FOB, CIF, FAS Sự khác nhau của các hình thức này thể hiện ở thời

điêm chuyên giao rủi ro, chi phí, vân dé thuê tau và mua bảo hiêm hang hoá.

Trang 8 Lớp KDOQT 46B

Trang 9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu cũng khá dadạng, phong phú và phức tap Có thể kế đến các phương thức thanh toán nhưphương thức chuyền tiền, phương thức nhờ thu, phương thức thanh toán đối lưu,

phương thức tín dụng chứng từ Trong đó, trên thế giới phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi nhất do nó được thực hiện khá chặt chẽ và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.

1.1.2.5, Rui ro cao gan liền với lợi nhuận cao

Cũng như bất cứ một hoạt động kinh doanh quốc tế nào, hoạt động nhậpkhẩu cũng phải chịu áp lực của các rủi ro đến từ quá trình vận chuyền, thanh

toán, tiêu thụ hàng hoá Những rủi ro này tăng cao hơn so với kinh doanh nội

địa do sự khác biệt và phức tạp của môi trường kinh doanh mang lại Với một

thị trường rộng lớn và đa dạng, những tác động của các yếu tố bên ngoài càng trở nên khó đoán định và khống chế, thích nghi Thị trường rộng, thủ tục pháp lý phức tạp, luôn phải đối mặt với các vấn đề khác nhau của môi trường luật pháp,

kinh tế, chính trị, xã hội cùng với các chính sách điều tiết của các quốc gia chính

là nguồn gốc nảy sinh rủi ro cho hoạt động nhập khẩu Tuy nhiên gắn với rủi ro

cao là nguồn lợi nhuận vô cùng hấp dẫn Nhập khẩu cho phép doanh nghiệp đadạng hoá danh mục sản phẩm khiến khả năng tiêu thụ sản phẩm va gia tăngdoanh thu được nâng cao Nhập khẩu mở ra cơ hội lớn cho việc lựa chọn nhữngmặt hàng có giá thành thấp nhưng đáp ứng tốt những nhu cầu của thị trường

trong nước Điều đó giúp doanh nghiệp giảm chỉ phí, thay vì sản xuất với mức chỉ phí cao, doanh nghiệp sẽ nhập khâu với mức chỉ phí thấp hơn, doanh nghiệp

thu lợi nhuận cao hơn.

1.1.3, Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Nhập khẩu đề bé sung các hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc

sản xuất không đáp ứng được nhu cầu Nhập khâu còn dé thay thế, nghĩa là nhập

khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bang nhậpkhẩu Hai mặt hàng nhập khâu b6 sung và nhập khâu thay thế nếu được thực

Trang 9 Lớp KDOQT 46B

Trang 10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân trongđó cân đối trực tiếp ba yếu tô của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao độngvà lao động Với cách tác động đó, nhập khẩu được coi như một phương thức

sản xuát gián tiếp.

1.1.3.1, Đối với nước nhập khẩu Thứ nhất, hoạt động nhập khâu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, bổ sung các loại hàng hoá, dich vụ dap ứng nhu cau trong nước Bên cạnh

các mặt hàng như nguyên, nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất, nhập khâu còncung ứng các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc nănglực sản xuất còn yêu chưa tương xứng với mức cầu của thị trường Ngoài vai trò

bổ sung nguồn cung cho thị trường, đồng thời nhập khâu cũng góp phan bình ổn giá dựa trên mỗi tương quan cung cau Khi cầu không đổi mà cung tăng lên thì giá cả sẽ giảm xuống Điều này hoàn toàn có lợi cho người tiêu dùng Người mua sẽ có nhiều sự lựa chọn trước lượng hàng hóa déi dào, phong phú, đa dạng với chất lượng và mức giá phù hợp.

Thứ hai, nhập khẩu tạo điều kiện cho một quốc gia đổi mới công nghệ va

phát triển cơ sở hạ tầng Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước đangphát triển, khi mà các quốc gia này luôn trong tình trạng thiếu công nghệnguồn, trình độ khoa học công nghệ còn yếu kém thì việc nhập khẩu máy

móc, thiết bị và công nghệ là lựa chọn hợp lý dé theo kịp đà phát triển của kinh

tế thé giới Mặt khác, chi phí nhập khẩu thường thấp hơn rất nhiều so với việc tự

thực hiện nghiên cứu và sản xuất Do đó, nó giảm thiểu nguy cơ rủi ro, nhanh

thu hồi vốn và đạt lợi nhuận cao

Thứ ba, hoạt động nhập khẩu góp phần kích thích cạnh tranh của cácdoanh nghiệp trong nước một cách lành mạnh Đề cạnh tranh với các doanhnghiệp nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tìm các biện pháp tiếtkiệm chi phí, hợp lý hóa quá trình sản xuất nhằm hạ giá thành sản pham đồng

thời cũng phải nâng cao chât lượng sản phâm và dịch vụ hậu mãi Điêu này đem

Trang 10 Lớp KDQT 46B

Trang 11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

lại lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng Quá trình cạnh tranh này còn có tác dụnglọai bớt một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và thúc đây các doanhnghiệp khác phát triển

Thư tw, nhập khâu là cơ sở cho việc phát triên chuyên môn hóa sản xuât

nhằm khai thác lợi thế quốc gia Nhờ nhập khẩu mỗi nền kinh tế không nhấtthiết phải phát triển mọi lĩnh vực mà chỉ cần tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có

ưu thế, đưa sản phẩm ra bán ở thị trường nước ngoài và thu lợi nhuận Đối với

các mặt hàng mà sản xuất không đem lại hiệu quả kinh tế cao hoặc trong nướcchưa đủ điều kiện phát triển thì hoàn toàn có thể nhập từ nước ngoài dé đáp ứngnhu cau thị trường trong nước Điều này đảm bảo tính ổn định, trong tâm tronghoạt động đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải kém hiệu quả

Thứ năm, nhập khẩu tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giúp họ có thêm thu nhập Nhập khẩu cũng là một hoạt động kinh doanh nên nó cũng đòi hỏi việc thuê nhân công cho quá trình tiến hành công việc, từ việc ký kết hợp đồng cho tới việc thực hiện hợp đồng đều đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dao Bên cạnh đó, việc nhập khâu gia tăng sẽ kích thích hàng loạt các ngành

phụ trợ phát triển như vận tải, bảo hiểm, ngân hàng tài chính và từ đó giántiếp tạo ra thêm nhiều việc làm cho người lao động

1.1.3.2, Đối với doanh nghiệp nhập khẩuThứ nhất, hoạt động nhập khẩu là một hình thức kinh doanh có lợi nhuận

cao Doanh nghiệp thay vì tiến hành sản xuất với chi phí cao có thể nhập hàng từ nước ngoài với chi phí thấp dé cung cấp cho thị trường trong nước hoặc tái xuất sang nước thứ ba Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khâu, họ có một số lượng nguồn hàng và danh mục các sản phẩm kinh doanh hết sức đa dạng và

tính năng động cao Với hình thức nhập khẩu, khả năng đáp ứng nhu cầu của thịtrường cũng nhanh hon và vì vậy doanh nghiệp cũng nam bat cơ hội tốt hơn, sức

cạnh tranh cao hơn.

Trang 11 Lớp KDQT 46B

Trang 12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thứ hai, nhập khâu là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu cho quátrình sản xuất kinh doanh Bản thân một quốc gia không thể cung cấp hết cácyếu tố cho quá trình sản xuất hoặc nếu có thì cũng không đủ hoặc đòi hỏi chi phí

quá cao Do đó, đa số các doanh nghiệp đều phải nhập khâu một phần nào đó

nguyên, nhiên, vật liệu từ thị trường nước ngoài.

Thứ ba, nhập khâu là cơ hội dé doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến sản xuất Với xu thé phát triển của khoa học hiện nay, rất nhiều công nghệ mới

ra đời tại nhiều nước khác nhau trên thế giới Doanh nghiệp có nhiều hơn nhữngcơ hội dé tiếp cận với những tiến bộ trong sản xuất Và thông qua việc nhậpkhâu công nghệ, doanh nghiệp có thé nhanh chong cải tiến và hợp lý hóa quátrình sản xuất của minh thay vì phải tốn quá nhiều chi phí cho việc tự nghiên

cứu vốn hàm chứa quá nhiều rủi ro và khó khăn.

1.1.4, Các hình thức nhập khẩu

Khi nói tới hoạt động nhập khẩu, người ta thường nghĩ tới các doanhnghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp Tuy vậy, do điều kiện hoạt động kinhdoanh khác nhau đã hình thành nên rất nhiều các hình thức kinh doanh đa dạngvà phong phú Tùy theo từng cách tiếp cận mà có thể phân thành các hình thức

nhập khẩu khác nhau Sau đây là một số cách tiếp cận thường thấy.

1.1.4.1, Các hình thức nhập khẩu xét theo mục đích Nếu xét theo mục đích thực hiện hoạt đông nhập khẩu có thể chia thành

hai hình thức cơ bản: nhập khẩu kinh doanh và nhập khâu phi lợi nhuận

e Nhập khâu kinh doanh: là hình thức nhập khẩu được thực hiện nhằm mục

đích thu lợi nhuận.

Hoạt động này được thực hiện chủ yếu bởi các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Họ nhập hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về, tiễn hành tiêu thụ tai

thị trường nội địa hoặc tái xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận Ngoài ra còn phải

kê đên các nhà sản xuât nhập khâu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho quá trình

Trang 12 Lớp KDQT 46B

Trang 13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

sản xuất của họ Tuy không trực tiếp tạo ra ngay lợi nhuận nhưng nó được tínhvào chỉ phí cho sự ra đời của sản phẩm

e = Nhập khẩu phi lợi nhuận: là hình thức nhập khâu được thực hiện không vì

mục tiêu thu lợi nhuận.

Hoạt động này được thực hiện chủ yếu bởi chính phủ, các tô chức chính trị,

xã hội Việc nhập khẩu không dé bán hay thu lợi nhuận mà dé phuc vu cho cac

hoạt động phi lợi nhuận như tai trợ, viện trợ, cứu trợ hoặc các hoạt động hỗ trợ

sản xuât khác không tạo ra lợi nhuận cho người nhập khâu.

1.1.4.2, Các hình thức nhập khẩu xét theo mối quan hệNếu xét theo mối quan hệ, chúng ta có hai hình thức nhập khẩu chủ yếu lànhập khâu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác

e_ Nhập khâu trực tiếp

> Khai niệm:

Nhập khẩu trực tiếp là phương thức trong đó nha xuất khẩu và nhà nhập

khẩu có mối quan hệ trực tiếp với nhau dé bàn bạc, thỏa thuận về giá cả, phương

thức giao dịch hàng hóa và các điều kiện giao hàng khác Hoạt động nhập khâu trực tiếp được doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thực hiện một cách độc lập

trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế, tính toán chính xáccác chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tuân thủ đúng chính sách,

luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế

> Ưu điểm của hình thức nhập khẩu trực tiếp

Thứ nhất, hình thức nhập khâu trực tiếp cho phép doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung ứng Điều này giúp doanh nghiệp chủ động

về nguồn hàng, tránh sự phụ thuộc vào trung gian Mặt khác, việc tiếp xúc trựctiếp cho phép hạn chế những hiểu lầm, sai sót không đáng có trong quá trình kýkết và thực hiện hợp đồng nhập khâu

Thứ hai, doanh nghiệp không mất chi phí cho trung gian nên lợi nhuậncũng cao hơn và vì thế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tốt hơn

Trang 13 Lớp KDQT 46B

Trang 14

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thêm vào đó, việc trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu giúp doanhnghiệp chủ động trong việc quản lý chi phí Từ đó, có thé đưa ra các giải phápnâng cao chất lượng thực hiện hợp đồng nhập khẩu cũng như giảm chi phí va

nâng cao lợi nhuận.

Thứ ba, nhập khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp giữ tính chủ động cao trong việc tìm kiếm và thay đổi nguồn hàng khi cần thiết Điều nay tạo nên tính năng động và khả năng thích ứng cao của doanh nghiệp trước những biến động

của môi trường kinh doanh cũng như giúp doanh nghiệp dễ dàng tiễn hành đadạng hóa danh mục sản phẩm kinh doanh nhập khâu

> Nhược điểm của hình thức nhập khẩu trực tiếp

Thứ nhất, khôi lượng giao dịch nhập khẩu phải đạt tới một giá trị nhất định mới có thé bù dap được chi phí cho hoạt động đi lại, khảo sát thị trường, dam phán và ký kết hợp đồng Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp thường là doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu lớn và tập trung vào kinh doanh một số các mặt hàng nhất định trong thời gian dai.

Thứ hai, nhập khâu trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ tiềm lực về

mặt tài chính và kinh nghiệm Thiếu hai yếu tổ này doanh nghiệp sẽ không thénâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Yếu tố kinh nghiệm là yếu tố rất khó

xây dựng bởi để có được một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm là một việc

không phải dễ dàng.

e Nhập khẩu ủy thác

> Khái niệm

Nhập khẩu ủy thác là phương thức nhập khẩu trong đó doanh nghiệp có

nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ủy thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng giao dịch quốc tế tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình, bên nhận ủy thác tiễn hành đàm phán với nước ngoài dé làm thủ tục, ký kết hợp đồng nhập khẩu và được nhận một phần thù lao gọi là phí ủy thác.

Trang 14 Lớp KDQT 46B

Trang 15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nhưng phải ủy thác cho doanhnghiệp khác tiễn hành vì nhiều lý do khác nhau, vì không có quyền nhập khẩutrực tiếp hay không có kinh nghiệm nhập khâu trực tiếp Ở nước ta hiện nay, lý

do chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các

hợp đồng nhập khẩu trực tiếp

> Ưu điểm của nhập khâu ủy thác - Không cần bỏ công sức nghiên cứu thị trường Hoạt động này vốn tốn rất

nhiều chỉ phí.- Tận dụng được kinh nghiệm kinh doanh nhập khẩu của bên ủy thác

- Doanh nghiệp tránh được những khó khăn trong quá trình giao dịch, vận

chuyền hàng hóa nhập khẩu

> Nhược điểm của nhập khẩu ủy thác- Không kiểm soát được nguồn hàng, không có sự liên hệ trực tiếp và chặt chẽ

với nhà cung ứng.

- Do không năm được thị trường quốc tế nên khả năng thích ứng với biến động thấp.

- Không khống chế được việc giảm chi phí nhập khâu, mat phí cho trung gian

ảnh hưởng tới lợi nhuận.

- Việc thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào bên nhận ủy thác

nên đôi khi phải gánh chịu hậu quả và rủi ro do bên nhận ủy thác gây ra.

1.1.4.3, Các hình thức nhập khẩu xét theo phương thức thực hiện Nếu xét theo phương thức thực hiện ta có những hình thức nhập khẩu sau:

e Nhập khâu thông thường: là hoạt động nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của thị

trường trong nước.

e Nhập khẩu đối lưu: là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khâu, người

nhập khẩu đồng thời cũng là người xuất khẩu Lượng hàng hoa trao đổi cógiá trị tương đương và mang lại lợi ích cho tất cả các bên Hình thức này

thường được thực hiện nhằm mục đích chính trị.

Trang 15 Lớp KDQT 46B

Trang 16

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

e Nhập khẩu tái xuất: là hoạt đông nhập khẩu không phải dé tiêu thụ trong

nước mà để xuất sang nước thứ ba nhằm mục tiêu là thu lợi nhuận, hàng

hóa không được qua chế biến ở nước nhập khẩu tái xuất Như vậy tham gia vào hình thức nhập khẩu tái xuất có ít nhất là ba quốc gia: nước xuất

khâu, nước nhập khẩu tái xuất và nước nhập khẩu hàng hóa.e Nhập khẩu liên doanh: là hoạt động kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở liên

kết tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp trên nguyên tắc cùng chia lợi

nhuận, cùng chịu lỗ Các bên tham gia liên doanh cùng góp vốn, phân bổchi phí, thuế và lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn đã thoả thuận Quyền han vàtrách nhiệm cũng được xác định dựa theo yếu tô này

1.1.5, Các công việc chủ yếu của hoạt động nhập khẩu 1.1.5.1, Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu Nhận biết mặt hàng nhập khẩu trước tiên phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường Trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới quyết định nên nhập khâu sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, yêu cầu về giá cả, chất lượng như thé nào

Một vấn đề quan trọng là cần tiến hành điều tra, thống kê, đánh giá dung

lượng thị trường Không chỉ xem xét dung lượng thị trường trong hiện tai ma

còn phải dự báo sự biến động của nó trong tương lai cũng như những nhân tố có

ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến dung lượng của thị trường như tình hìnhphát triển của nền kinh tế, xu hướng tiêu dùng, lối sống, thị hiếu

Thêm vào đó, trong một thị trường rộng lớn như vậy, doanh nghiệp cần tiến hành việc phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu Điều này đảm bảo việc đầu tư kinh doanh nhập khẩu có tính tập trung, hiệu quả, tránh tình trạng kinh doanh dàn trải, thiếu chuyên nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xét tới sự phát triển của nền sản xuất

trong nước cũng như đặc tính của sản phẩm Điều này ảnh hưởng lớn đến khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường tiêu thụ Nếu sản pham không

Trang 16 Lớp KDQT 46B

Trang 17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

có nhiều những đặc tính độc đáo khó thực hiện hay nền sản xuất trong nướcngày càng phát triển mạnh thì nguy cơ xuất hiện sản phẩm thay thế được sảnxuất trong nước sẽ ngày càng cao Các sản phẩm được sản xuất thành công trong

nước thường có ưu thé về mặt giá cả, chi phí vận chuyền

Mặt khác, doanh nghiệp còn quan tâm tới việc nhu cầu hiện tại của thị

trường đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, những doanh nghiệp nào đang chiếm thị phần lớn Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được tình hình cạnh

tranh và xây dựng cho mình hướng phát triển hoạt động nhập khâu phù hợp

1.1.5.2, Nghiên cứu nguồn cung ứng hàng cho hoạt động nhập khẩuĐây là hoạt động đòi hỏi doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí và công sức.Không những chỉ nghiên cứu dựa trên các thông tin thứ cấp có sẵn, doanhnghiệp nhiều khi phải cử nhân viên ra nước ngoài dé khảo sát thực tế

Thông qua việc nghiên cứu thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần xác định được tình hình sản xuất các sản phẩm mà doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới, các nhà cung cấp và uy tín của họ, giá cả và chất lượng, khả năng tìm được nguồn cung ứng mới với giá cả hợp lý cũng như xu hướng

biến động của thị trường và các nhân tô ảnh hưởng

Trong quá trình nghiên cứu nguồn cung ứng hàng nhập khâu, doanhnghiệp bước đầu tìm kiếm và tiếp xúc với các nhà cung cấp Trên cơ sở phântích khả năng cung ứng, các điều kiện giao hàng, giá cả tham khảo và uy tín của

đối tác dé lựa chọn nhà cung ứng phủ hợp.

Trước khi tiến hành công việc này, doanh nghiệp cần định trước hướng

nghiên cứu và dự kiến chi phí Nên kết hợp sử dụng cả nguồn thông tin thứ cấp, sơ cấp và các mối quan hệ dé có được cơ sở đưa ra quyết định đúng đắn.

1.1.5.3, Lập phương án kinh doanh

Đây là một bước rat quan trọng trong quá trình nhập khâu.Trên cơ sở các thông tin đã thu thập và phân tích về nhu cầu thị trường,

giá cả trong nước va quôc tê, nguôn cung ứng, doanh nghiệp sẽ tiên hành lập

Trang 17 Lớp KDQT 46B

Trang 18

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phương án kinh doanh Phương án kinh doanh cần phản ánh được các mặt cơ

bản sau:

Thứ nhất, phương án kinh doanh cần trình bày được những nhận xét, đánh

giá cụ thể về thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng, về những tiềm năng phát triển của thị trường mà trên cơ sở đó doanh nghiệp xét thấy nên tiến hành nhập

khẩu và kinh doanh mặt hàng được đề cập tới

Thứ hai, phương án kinh doanh cần xác định rõ phương thức nhập khâu để trên cơ sở đó xây dựng va phân bổ công việc Đó cũng là phương hướng để

van đề nhân lực được giải quyết như thé nao

1.1.5.4, Giao dich và đàm phán tiến tới ký kết hop dong nhập khẩu

Đây là bước quan trọng trong quá trình thực hiện phương án kinh doanh.

Có nhiều hình thức đàm phán khác nhau như đàm phán qua thư tín, điện thoại vàđàm phán trực tiếp Mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm riêng vì vậy cần căncứ vào điều kiện thực tế dé lựa chọn sao cho phù hợp Quá trình đàm phán, giaodịch là quá trình các bên thảo luận, thương lượng các điều khoản trong hợp đồngvà chủ yếu đều nhằm mục đích giành giật lợi ích cho bên mình Do đó, trước khitham gia dam phán ký kết hợp đồng nhập khâu doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị

kỹ lưỡng về nội dung đàm phán, nhân sự đàm phán và hướng sử dụng chiến

thuật trong quá trình đàm phán.

1.1.5.5, Ký kết hợp đồng nhập khẩu

Trang 18 Lớp KDQT 46B

Trang 19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sau khi đàm phán thành công các bên sẽ tiến tới ký kết hợp đồng.Hợp đồng nhập khâu là ràng buộc pháp lý giữa các bên tham gia hoạtđộng nhập khẩu mà cụ thể là người nhập khẩu và người xuất khẩu Một khi đã

thống nhất ký vào bản hợp đồng và khi hợp đồng đã có giá trị hiệu lực thì các bên bắt buộc phải thực thi đúng các điều khoản đã được ghi trong hợp đồng.

Một hợp đồng ngoại thương thông thường bao gồm những điều khoản sau:

e Phần mở đầu

Phần này trình bảy các thông tin cơ bản về các bên tham gia ký kết hợpđồng như tên giao dịch, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, fax, số tài khoản, người đại

diện hợp pháp

e Điêu khoản vê mô tả hàng hóa

Bao gôm tên hàng, mã sô hàng và những thông tin cơ bản vê mặt hàng giúp nhận biệt chính xác sản phâm.

e_ Điều khoản về số lượng và chất lượng hàng hóa- Số lượng hàng hóa: trong điều khoản này cần ghi rõ số lượng hàng hóa, đơn vịtính, phương pháp tính và quan trọng quy định cả dung sai có thê chấp nhận

- Chất lượng hàng hóa: điều khoản này sẽ đề cập tới cách xác định chất lượng

sản pham, địa điểm thực hiện kiểm định chất lượng, cơ quan cấp giấy chứng

nhận chất lượng được chấp nhận và trách nhiệm của các bên trong việc kiểm tra

chất lượng

e Điều khoản giá cả hàng hóa

Điều khoản này quy định mức giá, phương pháp tính giá, đồng tiền tính

giá, điều kiện giảm giá và dung sai cho phép

e_ Điều khoản giao hàng

Điều khoản này xác định cụ thê thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng,

phương thức giao hàng, thông báo giao hàng, các quy định trong quá trình vận chuyên, người mua bảo hiém va trả chi phí vận chuyên

Trang 19 Lớp KDQT 46B

Trang 20

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

e_ Điều khoản thanh toán

Điều khoản nay đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho

các bên Tùy theo phương thức thanh toán được lựa chọn mà có những yêu cầu

khác nhau Tuy nhiên, cũng có những nội dung thường được quy định như

phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, thanh toán một lần hay nhiều lần,các thủ tục giấy tờ cần có dé tiến hành thanh toán

Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như chuyên tiền, nhờ thu

nhưng hình thức có tính an toàn cao và được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện

nay là hình thức tín dụng chứng từ.

e_ Điều khoản bảo hành

Điều khoản này quy định thời hạn bảo hành đối với sản pham, những điềukiện dé được bảo hành, trách nhiệm của người bán và cách thức thực hiện việc

bảo hành, bảo trì.

e_ Điều khoản bao bì

Điều khoản này quy định chất lượng bao bì, loại bao bì, số lượng cầnthiết, giá cả, phương thức cung cấp và người cung cấp bao bì

e_ Điều khoản bat khả khang

Điêu khoản này quy định các tình huông mà nêu xảy ra thì các chủ thê

của hợp đông sẽ được miên hoàn toàn, miễn một phân hoặc trì hoãn thời gian

thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng

e Điều khoản khiếu nại và trọng tài

Điều khoản này quy định thê thức khiếu nại, thời hạn khiếu nại, cách thức

giả quyết khiếu nại, loại hình trọng tài được lựa chon, trình tự xử lý theo phương

thức trong tai, luật áp dụng và việc chấp hành tài quyết

1.1.5.6, Công tác tổ chức thực hiện hợp đông nhập khẩu

Trang 20 Lớp KDQT 46B

Trang 21

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, các bên có trách nhiệm tiến hànhthực hiện hợp đồng đó Dé thực hiện hợp đồng nhập khâu, doanh nghiệp cầnphải tiến hành các công việc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xin giây phép nhập khẩu Đây là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần tiến hành Ở nước ta trước đây khi thực hiện các hợp đồng nhập

khẩu, doanh nghiệp đều phải xin giấy phép nhưng hiện nay để mở rộng hoạtđộng nhập khẩu chính phủ đã loại bỏ thủ tục xin giấy phép đối với hầu hết cácmặt hàng trừ những hàng hóa năm trong danh mục quản lý của nhà nước

Thứ hai, làm thủ tục thanh toán tiền hàng ban đầu trong trường hợp hợpđồng quy định trả trước một phan tiền hang Nếu lựa chọn phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ thì đây là thời điểm doanh nghiệp tiến hành mở L/C

Thứ ba, thúc giục người bán giao hàng, tiễn hành thuê phương tiện vận tai nếu hợp đồng quy định trách nhiệm này thuộc về người nhập khâu Có hai hình thức thuê tàu là thuê tàu chuyến và thuê tàu chợ Doanh nghiệp căn cứ vào khối lượng hàng, điều kiện bảo quản hàng và các điều kiện giao hàng mà lựa chọn hình thức thuê tàu sao cho phù hợp Thông thường, đối với hàng hóa có khối

lượng nhỏ, điều kiện bảo quản đơn giản thì doanh nghiệp thường thuê tàu chợ.Ngược lai, nếu hàng hóa có khối lượng lớn, điều kiện bảo quản phức tạp thì

doanh nghiệp nên thuê tàu chuyến

Thứ tư, làm thủ tục thông quan Ở bước này doanh nghiệp cần tiến hành

khai báo hải quan (kê khai chi tiết về hàng hóa), xuất trình hàng hóa dé hải quan

kiểm tra, tiến hành nộp thuế nhập khẩu và nhận hàng

Thứ năm, kiểm tra hàng hóa nhập khâu Sau khi nhận hàng, doanh nghiệp

nhập khẩu làm thủ tục kiểm tra quy cách, phẩm chat hàng hóa Nếu hàng hóa có

sai sót, doanh nghiệp sẽ tiến hành xin xác nhận, gửi thông báo cho bên bán vàbên bảo hiểm Trong trường hợp thiệt hại lớn, cần báo ngay để cơ quan bảohiểm đến kiểm tra, giám định và yêu cầu bồi thường

1.2, Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị

Trang 21 Lớp KDQT 46B

Trang 22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.2.1, Khái niệm hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bịNhập khẩu máy móc, thiết bị là hoạt động đưa máy móc, thiết bị vào mộtnước do chính phủ, tô chức hoặc cá nhân đặt mua từ các nước khác nhau

Đối với chủ thể nhập khẩu máy móc, thiết bị là doanh nghiệp thì hoạt

động này có thể nhằm một trong hai mục đích cơ ban là tạo tai sản cô định vàkinh doanh máy móc, thiết bị đáp ứng nhu cầu của thị trường Do đặc tính củasản phẩm nên việc nhập khẩu và kinh doanh máy móc, thiết bị có những yêu cầuvà cách thức thực hiện riêng Mối ràng buộc giữa người bán và người muakhông chỉ dừng lại ở việc giao hàng, thanh toán mà còn kéo dai từ việc lắp đặt,hướng dẫn sử dụng, bảo hanh, bảo trì cũng như cung cấp thiết bị thay thế Ngoài ra vấn đề thanh toán cũng có nhiều điểm khác biệt Người mua thường

không thanh toán một lần mà chia thành nhiều lần trải dài suốt tiến độ thực hiệnhợp đồng

Nhập khẩu máy móc, thiết bị có hai hình thức cơ bản là nhập khẩu thiết bi lẻ và nhập khâu dây chuyên thiết bị đồng bộ Việc tiến hành các nghiệp vụ ở hai hình thức nhập khâu này là tương đối giống nhau Tuy nhiên, việc nhập khẩu dây chuyền thiết bị đồng bộ có phan phức tạp hơn do đòi hỏi tính chính xác cao

và phải đảm bảo sự phù hợp giữa các thiết bị trong một dây chuyên

Vì chuyên dé nay tập trung nghiên cứu về một doanh nghiệp kinh doanhnhập khẩu máy móc, thiết bị nên chúng ta sẽ không đi sâu vào trường hợp nhập

khẩu máy móc, thiết bị tạo tai sản cố định mà chỉ quan tâm đến việc nhập khẩu để cung ứng cho thị trường trong nước.

1.2.2, Các phương thức nhập khẩu máy móc, thiết bị Nhập khẩu và cung ứng máy móc, thiết bị không chỉ dừng lại ở việc cung

cấp sản phẩm mà còn là hàng loạt các dịch vụ đi kèm Do đó, căn cứ vào sự lựachọn mua dịch vụ nào của khách hàng mà vai trò của nhà nhập khẩu có sự thay

đổi Trên cơ sở đó có thé phân chia thành các phương thức sau:

1.2.2.1, Phương thức tự quản

Trang 22 Lớp KDQT 46B

Trang 23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Là phương thức trong đó người chủ công trình tự lập dự án, thiết kế, thicông và chỉ mua máy móc, thiết bị

Trong trường hợp này, doanh nghiệp nhập khẩu chỉ đóng vai trò cung ứng

sản phẩm, lắp đặt, tiến hành bảo hành, bảo trì.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp kinh doanh nhập khâu có thé đóngvai trò tư vấn hoặc chỉ đơn thuần cung ứng máy móc, thiết bị

1.2.2.4, Phương thức chìa khóa trao tay Là phương thức trong đó người chủ công trình chi quan hệ với một don vi

tổng thầu, đơn vị này chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình nhập khâu và xây lắphoàn chỉnh đề giao cho người chủ công trình chỉ việc vận hành

Trong trường hợp này, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu có thể đóng

vai trò như một tông thầu.

Tùy theo mức độ dịch mà người tổng thầu cung cấp, việc mua bán chìa

khóa trao tay có thê phân thành:

e Chia khóa trao tay thuần túy

Trang 23 Lớp KDQT 46B

Trang 24

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Người bán có trách nhiệm chuyển thêm cho người mua một số hướng dẫnvề điều hành Tùy theo nội dung trách nhiệm của người bán, người ta có thé xácđịnh đó là hợp đồng EPE hay hợp đồng EPC

e Chia khóa kỹ thuật trao tay

Người bán giúp đỡ người mua thêm về mặt kỹ thuật nhưng không bảođảm kết quả vận hành đạt sản lượng và quy cách phẩm chất theo thiết kế

e Sản pham trao tay

Người bán chịu thêm trách nhiệm đào tao cho người mua một đội ngũ can

bộ công nhân đảm bảo vận hành công trình đạt sản lượng, quy cách nhất định

e Thi trường trao tay

Người bán đảm nhận thêm trách nhiệm giúp người mua trong hoạt động Marketing, đào tạo đội ngũ quản lý, kinh doanh.

1.2.3, Các giai đoạn nhập khẩu máy móc, thiết bị1.2.3.1, Đối với máy móc, thiết bị lẻ

Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị lẻ được thực hiện tương đối giống VỚI các hợp đồng nhập khẩu thông thường khác Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý đến các điều khoản về bảo quản hang hóa trong quá trình vận chuyên, điều khoản về bảo hành, bảo trì, điều khoản thanh toán và cung cấp thiết bị thay thế.

Sau khi nhập về, hàng sẽ được chuyền giao đến người sử dụng Lúc nay, doanh

nghiệp nhập khâu sẽ phải đảm đương cả trách nhiệm lắp đặt, hướng dẫn sửdụng, bảo hành và cung cấp thiết bị thay thé Do đó, doanh nghiệp nhập khẩucần lưu ý ràng buộc trách nhiệm với bên đối tác nước ngoài nhằm đảm bảonguồn cung ứng linh kiện và mặt khác có thể yêu cầu chuyên viên kỹ thuật củabên đối tác sang thực hiện công tác hướng dẫn bảo hành, bảo trì sản phẩm

1.2.3.2, Doi với dây chuyển thiết bị toàn bộ Việc nhập khâu các dây chuyên thiết bị toàn bộ là một công việc khá phức

tạp, đòi hỏi phải thực hiện một cách thận trọng Các dây chuyền này thường có

giá trị lớn, yêu cầu tính chính xác cao do đó doanh nghiệp nhập khẩu thường ký

Trang 24 Lớp KDQT 46B

Trang 25

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

kết hợp đồng ban dây chuyên trước rồi mới tiến hành nhập khẩu dé giảm thiểurủi ro Tuy nhiên, dé có thé giới thiệu sản phẩm đến khách hàng chỉ tiết và đầyđủ giúp thúc đây quá trình khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm, doanhnghiệp nhập khẩu đã tiến hành hàng loạt các nghiên cứu, thu thập thông tin về

sản phẩm từ phía đối tác nước ngoài từ trước đó Đối với việc nhập khẩu thiết bị

toàn bộ, các giai đoạn tiên hành như sau:

e Nghiên cứu khả thi

Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là nghiên cứu một cách khái quát cácmặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội của sản pham dé khang định khả năng đưa sảnphẩm vào kinh doanh trên thị trường trong nước Mục tiêu đặt ra của giai đoạn

này là xác định rõ nhu cầu của thị trường, sản phẩm máy móc, thiết bị nhập khẩu về có phù hợp với các yêu cầu của môi trường sản xuất trong nước không, tình

hình von đâu tư, những van đê vê môi trường và kha năng thu hôi von.

e Thiết kế kỹ thuật sơ bộ

Nhiệm vụ chính của giai đoạn nay là tìm ra các dây chuyên sản xuất côngnghệ đảm bảo dé vận hành, tiêu thụ một cách ít nhất nguyên liệu và năng lượngcho một đơn vị sản phẩm, đồng thời đảm bảo không gây tiếng ồn và ô nhiễm

môi trường.

e Thiết kế kỹ thuật cơ bản

Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là tiếp cận các nhà cung ứng nướcngoài, tìm được các thông số kỹ thuật của từng thiết bị và của cả dây chuyền.Trên cơ sở đó, lựa chọn được các thiết bị nhập khâu phù hợp Thông qua những

thông tin có được, giới thiệu sản phâm đên người có nhu câu sử dụng.

© Thiết kế kỹ thuật chỉ tiết

Căn cứ điều kiện thực tế của người mua hàng, những tải liệu kỹ thuật nước ngoài cần được sao chép và sửa chữa cho phù hợp Doanh nghiệp nhập

khâu đàm phán và ký kết hợp đồng bán máy móc, thiết bị cho đối tác trong

Trang 25 Lớp KDQT 46B

Trang 26

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nước Trong giai đoạn này người ta phải tìm mọi biện pháp giải quyết nhữngđiểm chưa ăn khớp giữa các công đoạn Sau khi đã có hợp đồng tiêu thụ sảnphẩm, doanh nghiệp nhập khâu tiến hành ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác

nước ngoải Các công việc cần thực hiện tương tự như hợp đồng mua bán thông

thường.

e Cung cấp thiết bị và xây lắp

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và khó khăn Doanh nghiệp nhập khâuphải duy trì sự phối hợp ăn khớp với cả đối tác trong nước va nước ngoài déđảm bảo tiến độ giao hàng

e_ Chạy thử và đưa vào sản xuất

Nhiệm vụ của giai đoạn này là kiểm tra từng máy, từng công đoạn sảnxuất, kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất băng cách chạy thử không tải, chạy

thử có tải Cuối giai đoạn này người ta tiến hành kiểm tra, kiểm kê và đánh giá các thiết bị và chuyên gia đào tạo.

1.3, Tông quan về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

1.3.1, Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1.1, Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào cũng là kinh doanh sao cho có hiệuquả Hiệu quả kinh doanh quyết định sự sống còn, tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?

Bản chất của nó ra sao?

Thực tế hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào về hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp Dưới những góc nhìn, những giác độ khác nhau

thì người ta lại đưa ra một quan điểm riêng về phạm trù này Sau đây là một số

quan điểm cơ bản hay được đề cập tới:

Nhóm quan điểm thứ nhất, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánhgiữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Quan điểm này đã

Trang 26 Lớp KDQT 46B

Trang 27

điểm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu

quả kinh doanh, đó là kết quả và chi phí Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử

dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

Tóm lại, có thé thay, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm

trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức và quản lý củadoanh nghiệp dé thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chiphí thấp nhất

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông thường được tính toán, đánh

giá trong những khoảng thời gian nhất định thông thường là theo quý, theo năm

hoặc trong các giai đoạn dài hơn Hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được trong một giai đoạn, một thời kỳ không được ảnh hưởng tới các giai đoạn,

thời kỳ kinh doanh tiếp theo, không vi lợi ích trước mat mà bỏ qua lợi ích lâu

đài của doanh nghiệp.

1.3.1.2, Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ theo các quan điểm nói trên thì bản chất của việc đánh giá hiệu

qua kinh doanh của doanh nghiệp là tính toán và xem xét mỗi tương quan giữasự thay đổi, vận động của chi phí và kết quả kinh doanh Sự biến động này được

thể hiện thông qua hàng loạt các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của

Trang 27 Lớp KDQT 46B

Trang 28

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

doanh nghiệp cùng với việc xem xét tới khả năng đạt đựoc các mục tiêu định

tính mà doanh nghiệp đã đề ra

Nói tóm lại, khi muốn đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh

nghiệp ta cần xác định các yếu tô định tính và định lượng cần quan tâm Tính

toán và so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cùng với việc đánh giá tính tích cực trong việc đạt được những mục tiêu định tính cơ bản của doanh

nghiệp trong những giai đoạn và thời kỳ sản xuất kinh doanh nhất định

1.3.1.3, Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thực tế, có nhiều loại hiệu quả kinh doanh khác nhau Dé tiện cho

hoạt động quản lý, sử dụng và tính toán người ta đã chia ra các nhóm hiệu quả căn cứ theo các giác độ khác nhau như theo phương pháp tính toán, theo phạm

vi tính toán, theo đối tượng, theo thời gian và theo các khía cạnh khác nhau củahiệu quả kinh doanh Dưới đây là nội dung chỉ tiết của các cách phân loại nói

trên:

e Theo phương pháp tính toán hiệu quả kinh doanh

Căn cứ theo phương pháp tính toán hiệu quả kinh doanh chúng ta có hiệu

quả kinh doanh tuyệt đối và hiệu quả kinh doanh tương đối Day là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chỉ phí.

Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương án

kinh doanh, từng thời kỳ kinh doanh, từng doanh nghiệp Nó được tính toán

băng công thức:

D kết quả - Ð chi phí => PHiệu quả tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tô sảnxuất của doanh nghiệp Nó được tính toán bằng công thức:

HI = KQ/CF

Công thức nay cho biết lượng hiệu qua mà doanh nghiệp đạt được từ một

phương án kinh doanh, từng thời kỳ kinh doanh.

H1 =CF/KQ

Trang 28 Lớp KDQT 46B

Trang 29

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Công thức này cho biết một đơn vi chi phí tao ra bao nhiêu đơn vị kết quahoặc một đơn vị kết quả tao ra bao nhiêu don vi chi phí

e Theo phạm vi tính toán hiệu quả kinh doanh

Căn cứ theo phạm vi tính toán, hiệu quả kinh doanh có thể chia thành hai

loại: hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận

Hiệu quả kinh doanh tông hợp là hiệu quả kinh doanh tính chung cho toàn

doanh nghiệp, cho các bộ phận trong doanh nghiệp Đây chính là các chỉ tiêu

phản ánh chung nhất và khái quát mối quan hệ giữa chi phí và kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng

bộ phận của doanh nghiệp hoặc từng yếu tô sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh doanh bộ phận được phản ánh qua các chỉ tiêu gắn liền với những hoạt động cụ thé của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như các yếu tố

tham gia vào quá trình đó.

e Căn cứ vao thời gian mang lại hiệu quả

Nếu căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả ta có hiệu quả trước mắt và

hiệu quả lâu dai.

Hiệu quả trước mat là hiệu quả được tính toán và đánh giá trong mộtkhoảng thời gian ngắn hạn Nó thê hiện những lợi ích mà doanh nghiệp đạt đượctrước mắt và mang tính tạm thời

Hiệu quả lâu dài là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được tính toán

và đánh giá trong khoảng thời gian dài hạn Nó thê hiện những lợi ích mà doanhnghiệp đạt được mang tính chiến lược, bền vững, lâu dài

e Căn cứ theo đôi tượng xem xét hiệu qua

Theo đôi tượng xem xét hiệu qua, ta có hiệu quả trực tiêp và hiệu quả giản

Trang 29 Lớp KDQT 46B

Trang 30

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

e Căn cứ theo các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh

Căn cứ theo các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh ta có hiệu quả tài chính và hiệu quả chính tri - xã hội.

Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kinh

tế tài chính được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu chi trực tiếp của doanh nghiệp.Đó là sự phản ánh cụ thé mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và chi phi dé đạt

được những kết quả đó.

Hiệu quả chính trị - xã hội là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về

mặt chính trị - xã hội - môi trường Đó là những lợi ích mà doanh nghiệp đem lại

cho xã hội thông qua hoạt động kinh doanh của mình như tăng thu ngân sách,

nâng cao đời sống xã hội, giải quyết việc làm Ngoài ra, nó còn là sự tác động

của doanh nghiệp tới môi trường sinh thái.

1.3.2, Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp1.3.2.1, Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức va quản lý hoạt đông

nhập khẩu của doanh nghiệp dé thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế

xã hội với chi phí nhập khẩu thấp nhất

Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh nhập khâu là phạm trù phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khâu déđáp ứng nhu cầu của thị trường và đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã

đề ra.

Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh nhập khâu là đại lượng biểu thị

mỗi tương quan giữa sự vận động của kết quả kinh doanh nhập khâu và sự vận động của chi phí kinh doanh nhập khâu trong những điều kiện nhập khẩu nhất

định.

Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chỉ đạt được khi

kết quả kinh doanh nhập khâu cao hon chi phí bỏ ra dé đạt kết quả đó Đồng

Trang 30 Lớp KDQT 46B

Trang 31

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

thời, các nguồn lực phải được sử dụng một cách hợp lý và đem lại lợi ích caonhất cho doanh nghiệp

Đối với xã hội, hiệu quả kinh doanh nhập khâu đạt được khi sản pham

nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần 6n định giá cả va thúc đây cạnh tranh lành mạnh Mặt khác, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu còn

thê hiện qua việc giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống người lao

động, tăng thu ngân sách nhà nước và thu được những lợi ích cao hơn so với sản

xuất trong nước

Tom lại, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp không chi tácđộng về mặt lợi ích lên bản thân doanh nghiệp và người lao động mà còn là cảđời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia Do đó, nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu là góp phan nâng cao chất lượng phát triển của nền kinh tế quốc dân

1.3.2.2, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Như đã trình bày cụ thể ở các phần trên, hiệu quả kinh doanh của môt doanh nghiệp được thé hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu Day là sự phản ánh các biến động, tương quan mang tính định lượng của kết quả kinh doanh và

chỉ phí kinh doanh trong những điều kiện và khoảng thời gian nhất định Thôngqua các chỉ tiêu này người ta có thê đánh giá được hiệu quả kinh doanh đạt caohay thấp sau mỗi kỳ kinh doanh Đối với hoạt động kinh doanh nhập khâu cũngvậy, doanh nghiệp cũng thông qua việc tính toán các chỉ tiêu dé đánh giá hiệu

quả kinh doanh nhập khâu Sau đây là một số chỉ tiêu thường dùng:

e_ Hệ thống các chỉ tiêu tong hợp

> Chỉ tiêu lợi nhuận (P)

Đây là chỉ tiêu đo quy mô hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh

nghiệp Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Pnk = Dnk — Cnk

Trong đó: Pnk : lợi nhuận từ hoạt động nhập khau trong 1 kỳ kinh doanh

Dnk : doanh thu nhập khâu trong | kỳ kinh doanh

Trang 31 Lớp KDQT 46B

Trang 32

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Cnk : chi phí nhập khâu trong 1 kỳ kinh doanh

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa chi phí nhập khẩu và kết

quả nhập khẩu

Nó đánh giá mức hiệu quả kinh doanh nhập khâu thông qua mức chênh

lệch giữa doanh thu và chi phí.

> Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

- Chỉ tiêu 1: Ty suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

PI => Pnk /3 Vnk

Trong đó: P1: tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

Pnk : lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu trong | kỳ kinh doanh Vnk: vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu trong 1 kỳ kinh doanh

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phan ánh một đồng vốn đầu tư vào hoạt động nhập khâutạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Chỉ tiêu 2: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

P2 => Pnk /3 Cnk

Trong đó: P2: tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Pnk : lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu trong | kỳ kinh doanhCnk : chỉ phí nhập khâu trong 1 kỳ kinh doanh

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng chỉ phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Chỉ tiêu 3: TỶ suất lợi nhuận trên doanh thu

P3 => Pnk / 3 Dnk

Trong đó: P3: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Pnk : lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu trong | kỳ kinh doanh

Dnk : doanh thu nhập khâu trong | kỳ kinh doanh

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận

e Hệ thống chỉ tiêu bộ phận

> Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Trang 32 Lớp KDQT 46B

Trang 33

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Chỉ tiêu 1: Hiệu quả sử dung von có định nhập khẩu

El => Pnk / VCDnk

Trong đó: EI: hiệu qua sử dụng vốn cé định nhập khẩu

Pnk : lợi nhuận từ hoạt động nhập khâu trong | kỳ kinh doanh

VCDnk: vốn có định đầu tư vào hoạt động nhập khẩuÝ nghĩa: chỉ tiêu nay cho biết cứ mỗi đồng vốn có định đầu tư vào nhập khẩu thìthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Chỉ tiêu 2: hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu

E2 => Pnk / VLDnk

Trong đó: E2: hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khâu

Pnk : lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu trong | kỳ kinh doanhVLDnk: vốn lưu động đầu tư cho hoạt động nhập khẩu

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đầu tư vào nhập khâu thu

được bao nhiêu đồng lợi nhuận - Chỉ tiêu 3: Sô vòng quay tông vốn nhập khâu

E3 => Dnk/> Vnk

Trong đó: E3: số vòng quay tổng vốn nhập khẩu

Dnk : doanh thu nhập khâu trong 1 kỳ kinh doanh

Vnk: tổng vốn đầu tư vào hoạt động nhập khâu Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ quay vòng vốn nhập khâu của doanh

nghiệp Mặt khác nó còn phản ánh khả năng một đồng vốn tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu Như vậy, đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn nhập

khẩu nói chung của doanh nghiệp - Chỉ tiêu 4: S6 vòng quay vôn lưu động

E4 = Dnk / VLDnk

Trong đó: E4: số vòng quay vốn lưu động

Dnk: doanh thu nhập khẩu trong 1 kỳ kinh doanhVLDnk: vốn lưu động đầu tư cho hoạt động nhập khẩu

Trang 33 Lớp KDQT 46B

Trang 34

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết tốc độ quay vòng vốn lưu động phục vụ cho hoạt

động nhập khâu của doanh nghiệp Nó cũng phản ánh khả năng một đồng vốnlưu động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Như vậy, đây là chỉ tiêu biểu

hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp - Chỉ tiêu 5: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư

E5 = Vnk /3 Pnk

Trong đó: E5: thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhập khâu

Vnk: tổng vốn đầu tư vào hoạt động nhập khâu

Pnk : lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu trong 1 kỳ kinh doanh

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết khoảng thời gian mà vốn đầu tư dần dần được thu hồi lại sau mỗi kỳ kinh doanh Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

> Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

- Chỉ tiêu 1: Mức sinh lời của một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu

HI=>Pnk/>Lnk

Trong đó: HI: mức sinh lời của 1 lao động tham gia hoạt đông nhập khẩu

Pnk : lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu trong 1 kỳ kinh doanh

Lnk: số lượng lao động tham gia vào hoạt động nhập khâu

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết khoản lợi nhuận trung bình được tạo ra bởi mỗi

lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khâu

- Chỉ tiêu 2: Doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt động nhập

khẩu

H2 = 3È Dnk / 3 Lnk

Trong đó: H2: doanh thu bình quân một lao động nhập khâu

Dnk : doanh thu nhập khâu trong | kỳ kinh doanhLnk: số lượng lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khoản doanh thu trung bình được tạo ra bởi mỗi

lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Trang 34 Lớp KDQT 46B

Trang 35

Chuyờn đề thực tập tốt nghiệp

1.3.2.3, Cỏc nhõn tổ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

đ C,c nhân tộ kh,ch quan

> Môi tr-ờng luEt ph,p

Kinh doanh nhEp khEu lp một hott @ộng có {nh h-ộng rEt lin tii st ph,t triOn vụ tYnh en đPnh của nũn kinh tO do @ó luôn tản t!i hụng lo!t c,c chO tpi

do ChYnh phủ của c,c quộc gia đ-a ra nhằm qun lý vụ kiểm so,t ho!t động nuy Hai công cụ ca bin mp c,c

n-ic th-ờng sử dụng đó lp thuế nhEp khẩu vụ hin ng!ch

nhEp khEu.

Thuế nhEp khEu:

Thuế nh&p khEu lp loti thuO đ,nh vụo c,c loti hung ho, nhẾp khEu vụo một quộc gia có nhiều c,ch tYnh thuế nh&p khEu kh,c nhau nh- tính trần cơ sẽ

gi, tr 1ô hung hay sộ l-ing, trang l-ing hụng Thuế

tính theo gi, trb đ-ic x,c đBnh bằng một tụ 1ệ phCn trm gi, trP 1ô hyng nhEp khEu ThuO tYnh theo sộ l-ing, trang l-ing hung lp một khofin tiền nhEt @bnh

mu doanh nghiệp phi nộp khi nhEp khEu một đơn vb

hung ho, Ngopi ra, cồn cA thể kết hip hai c,ch trần để tính thuO nhEp khEu Thuế nhẫp khEu đem 1'i nguản thu cho ngân s,ch Nhụ n-ớc, trần cơ sẽ đó t!o @đ@iều

kiện cho c,c doanh nghiOp trong n-ic mẽ rộng sĩn

xuẾt, t!o thềm công “n vidc lpm vụ tng tính cỡnh

tranh tr*n thE tr-ờng cho doanh nghiệp trong n-ớc.

Ng-ic 11i, thuế nhEp khEu 1'i lpm hin chO hiệu qu kinh doanh của c,c doanh nghiOp nhEp khEu ThuO nhẫp khEu lpm tng chi phí nh&p khEu, lpm gi, b,n đCu ra

Trang 35 Lớp KDQT 46B

Trang 36

Chuyờn đề thực tập tốt nghiệp

n, từ đ& lpm gim kh n ng ctnh tranh của

doanh nghiệp nhẾp khEu Gối vii c,c doanh nghidp

trong n-ớc hay c,c doanh nghiệp đCu t- trực tidp

n-ic ngoui Việc tỉi°u thụ hụng ho, nhập khEu kha khn chỉ phí đCu vụo cao n@n hidu qui kinh doanh nhEp khEu cha doanh nghiệp bb giflm xuống.

H'n ngtch nhEp khEu H'n ng'ch nhEp khEu lp sộ l-ing hung ho, tối đa mu Nhp n-ic guy đPnh @đ-ic phDp khỂểu trừ một thP tr-ờng trong một khong thời gian nhEt đbnh Hin ng!ch nhEp khEu không đem 1'i nguan thu cho ngân

s,ch Nhp n-ớc nh-ng nó gdp phCn h'n chO l-ing hụng

nhEp khẩu @đ-ic @-a vụo thbB tr-ờng trong n-ic Siều npy lpm cho mức độ€ c!nh tranh của hụng nhẾp khEu gim xuống t!o @iều kiện cho hụng ho, trong n-ic chiếm lŨnh thb tr-ờng Số l-ing hụng nhEp khEu bb hin chế dEn @ến gi, b,n hụng nh&p khEu tng lờn, việc tit?u thd hụng si g#p nhiOu kha kh’n, hidu qu

kinh doanh nhEp khEu doanh nghiệp gifim xuộng.

Ngopi thuO nhEp khEu vp h'tn ngtch nhẾp khEu,

cồn có một yOu tộ luEt ph,p có nh h-ẽng tii hiệu

gui kinh doanh nhẾp khẩu, đó lp c,c @iều -ớc tẾp

qu,n quộc tO có liền quan đến hott động vn ti vụ thanh to,n quốc tO nh- Incoterm hay UCP Việc nm

but vụ thông th!o c,c điều -ic, tẾp qu,n quộc tO nụy đ{m bo cho hott động nh&p khEu dđiễn ra suôn sỉ,

thuấn lii, gidm rủi ro, c,c chỉ phí không thidt từ

Trang 36 Lớp KDQT 46B

Trang 37

Chuyờn đề thực tập tốt nghiệp

@ó en @Enh vụ n€ng cao hidu qufĩ kinh doanh nhEp

khEu.

> Môi tr-ờng kinh to.

BEt cứ một doanh nghiệp nụo khi tham gia kinh doanh cong đều chbu st t,c động của vô vụn c,c yOu tố

thuộc môi tr-ờng kinh tế Tuy nhiền, Gối vii c,c

s

doanh nghiệp kinh doanh quộc tO thx st t,c động npy

mỡnh mi vụ phức t!p han rất nhiOu so vii một doanh

nghiOp trong n-ic Lúc npy nhrng ,p luc, cơ hội không

chỉ đOn t6 st biOn động của một nOn kinh tO quốc đụn

mu lp c1 một hO thộng của nền kinh tO thế giii NA ca

thO lpm tng hay gim chi phY nhf&p khEu, doanh thu

nhEp khEu hay gi, b.,n hụng nhEp khEu vụ từ @A t,c

động đến hiệu qui kinh doanh nhEp khẩu của doanh

nghiệp Một sộ nhân tố thuộc môi tr-ờng kinh tO nh

h-ộng G@ến hiệu qu{ kinh doanh nhẫp khEu có thể kO đến

lp c,c mối quan hệ liền kết kinh tO quộc tế, st biOn động của th tr-ờng trong n-ic vụ quộc tO, su ph,t

triOn của nền sfn xuất trong n-ic, tụ gi, hội đo,i vụ st ph,t triOn của c,c ngụnh có li?n quan.

C,c mối quan hệ, li°n kết kinh tO quộc to.

Trần thế giii hiện nay đang tản t!i vụ ph,t triOn

xu h-ớng hxnh thụnh c,c khối liền kết kinh tO khu vực vụ thế giii Việc tham gia vụo c,c khối liền kết nụuy

đ{m bfo cho mci quộc gia một cơ hội ph,t triún c,c

mối quan hệ trần co sẽ công bằng vO m#t lii ích Giza

c,c n-ic trong một khối liền kẾt kinh tO th-ờng có

nh+ng -u tiền nhEt đPnh nh- gim bit c,c rpo c{n

th-ơng mti, tng c-ờng xúc tiến giao l-u kinh tế, he

Trang 37 Lớp KDQT 46B

Trang 38

n?@n dO dụng hon, chỉ phY cho ho't động thông quan,

thủ tục hụnh chYnh gim t!o điOu kiện nâng cao hidu

gu kinh doanh nhEp khẩu của doanh nghiệp Tuy nhiộđn,

việc hxnh thụ"nh c,c khối liền kẾt kinh tO mô hxnh chung đ- lpm mDo mó, sai 10ch 1i thế ctnh tranh quốc

gia bao giờ cũng cộn nh3c rất kủ tr-ic khi tham gia

vuo một liền kết kinh tO no đó vx nó có nh h-ẽng

rEt lin đến hott @ộng kinh doanh quốc tO cũng

nh-tính en đbnh của nũn kinh tO quốc đen.

Su biến động cha thP tr-ờng trong n-ic vụ tho

giii.

Ho't động kinh doanh nhEp khEu gn liền vii hai

th tr-ờng trong n-ic vụ thO giii ThP tr-ộng tho

giii lp nguaộn cung cEp đCu vụo trong thb tr-ờng trong

n-ic lp noi tỉi*u thd đCu ra cha gu, trxnh nhẾp khEu.

Do @ó sự biOn @động của hai thb tr-ộng npy ca {nh

h-ộng tric tiếp đOn hiệu qu@ kinh doanh nhEp khEu của

doanh nghiệp Một khi l-ing cung tr?n thbB tr-ờng tho

giii có st biOn động, nó 1Ep tức sĩ t,c động lpm thay

đei gi, hung nhEp, chỉ phY nhEp khEu vụ dEn tii hiệu gui kinh doanh nhEp khEu cing biOn @œi theo C&n khi

thb tr-ờng trong n-ic có biOn động, doanh thu t6 hott

động nhEp khEu si thay đœi vp nh- thế nó cũng nh h-ộng trực tiếp đến hidu qud kinh doanh nhộ&p khEu của

doanh nghiệp Đ0 tản t!i vụ ph,t triOn một y3u cCu co

Trang 38 Lớp KDQT 46B

Trang 39

Chuyờn đề thực tập tốt nghiệp

bn đội vii c,c doanh nghiệp nhẾp khEu lp phi không

ngừng theo dai vp du b,o st thay đœi cha th tr-ờng

trong n-ic vp thế giii.

Su ph,t triOn cha nền sữn xuEt trong n-ic C,c sn phEm n-ic ngopi đ-ic nhEp khEu vụo một

quốc gia nhằm mục @ích chủ yOu lp thay thế hokc be

sung cho c,c sn phEm đ-ic sn xuất trong n-ic đ#c

biệt lp @@i vii c,c sn phEm mp việc tự sn xuất lp

kha kh’n, không đ#m bo chEt l-ing ho#c không đem 11i

lii ích kinh tO Do @đó, một khi nền sn xuấẾt trong n-ớc ph,t triOn, nó si t!o ra c,c yOu tố cinh tranh chống 1!1i st xâm nhEp của hụng ho, nhEp khEu c,c doanh nghiệp có xu h-ing nhEp khEu nhiOu han khi nền sfn xuất trong n-ic kém ph,t triOn, không thể t!o ra

nhzng sĩn phEm có y*?u cCu kủ thuất cao đ,p ứng đ-ic

yđu cCu của thb tr-ờng trong khi thb tr-ờng thế giới

11i cA thO lpm đ-ic @iều @ó vụ ng-ic 1!i, khi sữn

xuất trong n-ớc đủ mỡnh, ho!t động nh&p khEu si gim xuống ChYnh vx vẺỄy, st ph,t triOn sfn xuất trong n-ic có t,c động rEt lin đến hidu qud kinh doanh nhẫp

khEu của doanh nghiOp.

Su thay đœi cha tụ gi, hối đo „1 Ho!t @ộng nhEp khEu cCn sử đụng rEt nhiOu ngo!i

tO do đó st thay đœi tụ gi, hội đ@o,Ă ca nh h-ộng

rất lin đến hiệu quf kinh doanh nhEp khEu Khi tụ gi, hối đo,i tng, nghUa lp đảng nội tO mEt gi, so vii đảng ngoti tệ, hott động nh&p khEu si cA xu

h-ing gifm Ly do lp vx khi đó doanh nghiệp sĩ phi

Trang 39 Lớp KDQT 46B

Trang 40

Chuyờn đề thực tập tốt nghiệp

bỏ ra nhiều nội tO han đO mua hụng ho, t6 n-ic

ngoui, chi phY nhẾp khEu t’ng, gi, b,n hpng nhkp khEu trong n-ic tng, kh nng cỡnh tranh tiđ?u thụ sn phEm gim vụ hiệu quf kinh doanh nhEp khEu vx

thO cing gifm theo Ng-ic 1'i khi tụ gi, hội @o,i

gim, nghUa lp đang nội tO tng gi, so vii Gảng

ngo'i tệ, doanh nghiệp si tan Yt nội tO hon Gđể mua hung t6 n-ic ngopi, gi, hụng nhẾp khEu si gim xuống Hung nhE&p khEu ti°u thd đ-3c nhiOu han, chỉ phí nhEp khEu thEp han nền hiệu gqu@ kinh doanh nhẫp khEu si tng lền Vx st t,c Gộng npy n?n c,c doanh

nghiệp th-ờng ,p dụng một sộ biện ph,p nhằm h'n chế

nh+ng rủi ro do biến động tụ gi, gây ra nh- hip đảng

mua ngo!i tO có kỳ h'n vụ mua quyền chăn mua ngo?ti

to.

Su ph,t triOn cha c,c ngpnh có li?n quan.

C,c ngpnh có liền quan trực tidp đến ho'tt @động

nhEp khEu của doanh nghiệp ca thO kO tii nh- vẼn tdi, ngân hung tui chYnh Sây lp hai ngụnh co bĩn ca

nh h-ộng lin @ến hiệu qu@ kinh doanh nhEp khEu của

doanh nghiệp khi ngụnh vẼn t@i ph,t triOn, hệ thống

đ-ộng x, thông suốt sf gdp phCn gim chi phí vẼn

chuyển, gim rủi ro trong qu, trxnh vEn chuyOn, tiết

kiOm thời gian vụ nâng cao hiệu qu1d hott động nhEp

khEu cha doanh nghiệp Cụn @ối vii ngụnh ngân hụng

tui chính, đây lp ngụnh thực hiện he tri vộn vụ thực

hiện chức nng thanh to,n cho c,c doanh nghiệp nhẫp

khEu khi hệ thộng ngân hụng ph,t triOn, việc vay vốn

Trang 40 Lớp KDQT 46B

Ngày đăng: 26/09/2024, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w