1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận hội thảo khởi nghiệp sáng tạo

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Tác giả Lê Ngọc Hân, Bùi Thị Ánh Tuyết
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Kim Thoa
Trường học Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Khởi nghiệp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 475,93 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ

- -MÔN HỌC: KINH TẾ KHỞI NGHIỆP

TIỂU LUẬN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

GVHD: TS Bùi Thị Kim Thoa

SVTH:

1 Lê Ngọc Hân

2 Bùi Thị Ánh Tuyết

Mã lớp học: KTHN05012783

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 09 năm 2024

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Điểm:……….

Kí tên

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 NỘI DUNG BÀI LÀM 4

1.1 Những vấn đề lý luận về khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 4

1.1.1 Khái niệm khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 4

1.1.2 Vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 5

1.1.3 Đặc điểm của khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo 6

1.2 Cơ chế chính sách cho hoạt động khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 7

1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các quốc gia trên thế giới 8

1.4 Cơ chế tài chính cho hoạt động khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 9

1.5 Cơ hội và thách thức trong quá trình khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên 10

1.5.1 Cơ hội khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên10 1.5.2 Thách thức khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên11 1.6 Thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên các trường đại học tại Việt Nam 12 1.7 Yếu tố ảnh hưởng đến khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên 12

1.8 Một số giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên trong các trường đại học tại Việt Nam 13

1.9 Thuận lợi và khó khăn trong việc thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay 14

1.9.1 Thuận lợi 14

1.9.2 Khó khăn: 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

CHƯƠNG 1 NỘI DUNG BÀI LÀM

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm và tranh

luận tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong cả giới doanh nhân và giới nghiên cứu, trong đó

có Việt Nam Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc xây dựng một hệ sinh

thái khởi nghiệp thuận lợi, khuyến khích sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp khởi

nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nói riêng là rất cần thiết

Trong bối cảnh hiện nay, việc thúc đẩy khát vọng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

của sinh viên trong các trường đại học tại Việt Nam đang trở thành một ưu tiên hàng đầu

Khởi nghiệp không chỉ là con đường cá nhân mà còn là một phần quan trọng trong sự phát

triển toàn diện của đất nước

Việc khuyến khích sinh viên tham gia vào hoạt động khởi nghiệp và sáng tạo không

chỉ đem lại lợi ích cho sinh viên mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển của cả xã hội

Trong một thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc khởi nghiệp không chỉ là lựa

chọn nghề nghiệp mà còn là cách để sinh viên phát huy sự sáng tạo, khám phá tiềm năng cá

nhân và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Sinh viên là nhóm đối tượng mang lại sức trẻ trung, năng động và sự sáng tạo đặc

biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Trong bối cảnh

hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sinh viên không chỉ là nguồn nhân lực chất lượng mà

còn là những người đóng góp quan trọng vào việc mở rộng mối quan hệ quốc tế và thúc đẩy

sự phát triển bền vững của đất nước

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những thách thức mới nhưng cũng mở ra rất

nhiều cơ hội cho việc khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Các công nghệ mới như trí tuệ nhân

tạo, Internet vạn vật, Blockchain đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sinh viên để

khám phá và phát triển các ý tưởng mới, sản phẩm và dịch vụ mang tính sáng tạo cao

1.1 Những vấn đề lý luận về khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

1.1.1 Khái niệm khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Khởi nghiệp là một hoạt động liên quan tới sự khám phá, đánh giá, khai thác cơ hội

nhằm giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, cách thức mới điều hành doanh nghiệp, thị

trường hay nguồn nguyên vật liệu mới mà trước đây chưa từng xuất hiện

Khởi nghiệp sáng tạo là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh dựa trên khai thác tài

sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng

cao, có khả năng tăng trưởng nhanh Chủ thể thực hiện khởi nghiệp theo nghĩa này cũng có

thể là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc tổ chức

Khởi nghiệp và sáng tạo là việc bắt đầu một cuộc hành trình kinh doanh với sự đam

mê và khao khát tột độ, kết hợp với việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để tạo ra

các sản phẩm hoặc mô hình mới, sáng tạo Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo không chỉ đơn

thuần là việc đi theo những con đường đã có trước đó trên thị trường, mà còn là việc tìm ra

những lỗ hổng trong thị trường và đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện

đại Khởi nghiệp và sáng tạo là việc chúng không nhất thiết phải xuất phát từ lĩnh vực công

Trang 5

nghệ thông tin hoặc các công nghệ mới, mà còn có thể là sự sáng tạo trong kỹ thuật công

nghệ hoặc một mô hình kinh doanh mới Bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào muốn khởi nghiệp

và sáng tạo đều cần có những ý tưởng mới lạ

Ví dụ như Mark Zuckerberg khi đề xuất ý tưởng xây dựng một mạng xã hội độc

quyền, ông đã gặp phải nhiều ý kiến phản đối, cho rằng ý tưởng của ông khó có thể áp dụng

trong thực tế Tuy nhiên, ý tưởng đó đã trở thành Facebook - mạng xã hội lớn nhất thế giới

ngày nay

Vậy nên, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo luôn đi đôi với nhau Sự sáng tạo là yếu tố

không thể thiếu trong mọi cuộc khởi nghiệp thành công Do đó, khởi nghiệp đổi mới sáng

tạo thường đi kèm với nhiều rủi ro Tuy nhiên, nếu vượt qua được những thách thức này,

chúng có thể đem lại giá trị kinh tế lớn vì sản phẩm và mô hình kinh doanh của họ có khả

năng tạo ra giá trị gia tăng cao và có thể được mở rộng

Năm 2016 được Chính phủ Việt Nam chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp”, và giai

đoạn 2017-2020 được xem là thời kỳ vàng cho khởi nghiệp với sự ra đời của hàng loạt công

ty khởi nghiệp Vấn đề khởi nghiệp đang được Nhà nước và xã hội dành sự quan tâm đặc

biệt

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê

duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”

Đây là văn bản chính thức đầu tiên ở Việt Nam liên quan tới khởi nghiệp Đề án này đã làm

rõ khái niệm của Việt Nam về doanh nghiệp khởi nghiệp là “loại hình doanh nghiệp có khả

năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh

mới”

1.1.2 Vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng và đa chiều trong phát

triển kinh tế và xã hội Dưới đây là một số vai trò chính của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:

Một là, thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo ra sự đa dạng hóa và cạnh tranh trong nền kinh tế

Các doanh nghiệp mới mang lại sự tiến bộ và hiệu quả hơn trong sản xuất và cung cấp sản

phẩm và dịch vụ mới, từ đó tăng cường sự phát triển kinh tế và tạo ra các cơ hội việc làm

Hai là, khám phá và khai thác cơ hội

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nền tảng cho việc khám phá và khai thác cơ hội mới

trên thị trường Bằng cách thử nghiệm các ý tưởng mới và mô hình kinh doanh, các doanh

nghiệp khởi nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và phù hợp với nhu cầu

thị trường

Ba là, tạo ra sự cạnh tranh và đổi mới

Trang 6

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thúc đẩy sự cạnh tranh và đổi mới trong các lĩnh vực

khác nhau Sự cạnh tranh này khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường năng suất và chất

lượng, cũng như phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Bốn là, tạo ra giá trị gia tăng, tính đa dạng của thị trường

Bằng cách tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giúp tạo

ra giá trị gia tăng cho xã hội Những sản phẩm và dịch vụ này có thể cải thiện chất lượng

cuộc sống, giải quyết các vấn đề xã hội và tạo ra các lợi ích kinh tế

Năm là, tạo ra sự đổi mới và tiến bộ công nghệ

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thường là nguồn cảm hứng cho sự đổi mới và tiến bộ

trong công nghệ Bằng cách áp dụng công nghệ mới và phát triển các giải pháp sáng tạo, các

doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thúc đẩy sự tiến bộ trong các ngành công nghiệp và tạo ra

các cải tiến đột phá

Sáu là, khuyến khích tư duy sáng tạo và khởi nghiệp

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khuyến khích tư duy sáng tạo và khởi nghiệp trong cộng

đồng Bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ tài chính, hậu cần, các doanh nghiệp khởi

nghiệp có thể thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp và tạo ra môi trường thúc

đẩy sự sáng tạo và đổi mới

1.1.3 Đặc điểm của khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức

kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới Tức là các doanh nghiệp

khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải có gì đó khác biệt với các doanh nghiệp ở trong nước, với

tất cả các công ty trước đây và với cả các doanh nghiệp khác trên thế giới Vì đặc điểm đó

nên doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và

ngoài nước để phát triển nhanh, chẳng hạn như Facebook, Google, vì vậy chỉ trong 2-3 năm

đã phát triển để trở thành các tập đoàn lớn (Phát biểu của ông Bùi Thế Duy - Chánh văn

phòng Bộ Khoa học và Công nghệ) (Dẫn theo: Khánh Nguyễn, 2017)

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, sự chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền

kinh tế số trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây đã và đang mang lại những chuyển

biến tích cực trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội Cuộc cách mạng này đã

tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thuật

ngữ "khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" đã trở thành chủ đề nóng đang được cả nước quan tâm

Trường đại học với vai trò tiên phong thực hiện sứ mệnh thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới

sáng tạo thông qua việc cung cấp cho xã hội những nhân lực được trang bị tư duy và kỹ

năng cần thiết cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng Các trường đại học tại Việt

Nam cũng đã bắt đầu phát triển đội ngũ giảng viên nguồn khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo,

đây là đội ngũ giảng viên đến từ các khoa quản trị kinh doanh, đổi mới sáng tạo của nhà

trường hoặc các khoa về kinh doanh, công nghệ của nhà trường Bên cạnh đó, còn tạo điều

kiện để đội ngũ giảng viên về hỗ trợ khởi nghiệp học tập nâng cao trình độ chuyên môn để

trực tiếp giảng dạy các chuyên đề về khởi nghiệp, tinh thần doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo,

đổi mới xã hội tại trường, hỗ trợ sinh viên phát triển ý tưởng trên tinh thần đổi mới sáng tạo,

Trang 7

tư vấn, hỗ trợ sinh viên các giải pháp để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong các

dự án, ý tưởng của sinh viên

1.2 Cơ chế chính sách cho hoạt động khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành một số chính sách triển khai

thực hiện Ngày 16/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP Về hỗ trợ và phát

triển doanh nghiệp đến năm 2020, với mục tiêu đến năm 2020 xây dựng doanh nghiệp Việt

Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững Nghị quyết xác định 10 nguyên tắc chủ

đạo, trong đó có 5 nguyên tắc liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo:

(1) Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của

người dân;

(2) Thực hiện chủ trương nhà nước kiến tạo lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ;

(3) Ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm sự nhất quán dễ dự báo của chính sách;

(4) Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các

loại hình doanh nghiệp;

(5) Có chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp

đổi mới sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển

Cụ thể hóa Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, với mục tiêu: Khẩn trương hoàn thiện cơ

sở pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, xác định những hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng

tạo, bao gồm: Xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, xây dựng

khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các ngành, địa phương, hỗ trợ

kinh phí từ ngân sách nhà nước về khoa học - công nghệ hằng năm để tổ chức sự kiện ngày

hội khởi nghiệp công nghệ quốc gia, triển khai thực hiện đề án thương mại hóa các sản

phẩm khởi nghiệp, phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ khởi nghiệp

sáng tạo, hỗ trợ kinh phí xây dựng chương trình truyền thông về khởi nghiệp sáng tạo, hỗ

trợ kinh phí để kết nối mạng lưới khởi nghiệp của Việt Nam với thế giới…

Như vậy, những chủ trương, chính sách liên quan đến hoạt động khởi nghiệp đã từng

bước được hình thành Một số nội dung quan trọng của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã và đang được triển khai thực hiện:

Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã xây dựng và đưa vào thực hiện,

phát triển khu công nghiệp thông tin tập trung và khu dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo

được thực hiện ở 3 thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) và một số

địa phương…

1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của

các quốc gia trên thế giới

Tại Singapore, Chính phủ tiến hành đầu tư vào các công ty nhằm thúc đẩy hệ sinh thái

khởi nghiệp ở nước này bằng cách tạo ra không gian startup để hình thành mạng lưới và trao

đổi ý tưởng Hơn nữa, các chương trình khuyến khích hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,

cũng như các vườn ươm, lồng ấp khởi nghiệp cũng được đặc biệt chú trọng thông qua các

Trang 8

hoạt động cố vấn, đào tạo và giáo dục Chính phủ Singapore đặc biệt chú trọng việc đa dạng

hóa mô hình nhằm thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Mô hình nôi khởi nghiệp giúp các Start-up nhanh chóng phát triển bằng cách tận dụng

nhân lực chất lượng cao, kết hợp với các mô hình kinh doanh khả thi và có thể mở rộng

Antler là một ví dụ Antler được thành lập năm 2017 bởi các nhà lãnh đạo công nghệ đã xây

dựng các doanh nghiệp thành công trên thế giới Họ đào tạo các tài năng địa phương và đưa

các doanh nhân công nghệ hàng đầu thế giới về làm việc Các "tinh hoa hội tụ" này được

dùng để thực hiện những ý tưởng nhằm "giải quyết các cơ hội và thách thức lớn nhất thế

giới, tạo ra giá trị cho cả doanh nghiệp và xã hội"

Tại Israel, Chính phủ Israel đứng ra thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng để cho

tư nhân quản lý hoạt động, bộ phận tư nhân sẽ giám sát và điều phối việc đầu tư các quỹ

này Trong trường hợp hoạt động đầu tư có hiệu quả, tư nhân sẽ mua lại các quỹ đầu tư này

còn nếu thua lỗ, Nhà nước sẽ gánh phần rủi ro Chính phủ không quyết định sẽ đầu tư vào

dự án nào và cũng không can thiệp vào hoạt động của các dự án này mà để các cấp quản lý

tư nhân tự do lựa chọn Những dự án về công nghệ sinh học sẽ nhận được khoản đầu tư lớn

hơn so yêu cầu

Nếu doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, họ có trách nhiệm hoàn trả dần số tiền đầu

tư của Nhà nước Tuy nhiên, nếu không thành công, họ thậm chí không phải chi trả khoản

tiền nào mà còn được tiếp tục nộp hồ sơ xin đầu tư từ ngân sách nhà nước

Thực tiễn tại Israel cho thấy, kinh phí đầu tư của Nhà nước tăng không nhiều, nhưng

chính sách này lại kích thích được các công ty tư nhân tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp

khởi nghiệp, với số vốn lớn gấp nhiều lớn so với đầu tư từ Nhà nước

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Đức có sức hấp dẫn rất lớn, cả về sự đa dạng lẫn toàn

diện ở châu Âu, đặc biệt là tại Berlin Tất cả các nhà khởi nghiệp lẫn đầu tư trên thế giới đều

có thể tìm thấy cơ hội cho mình tại đây Môi trường năng động của Berlin cung cấp đầy đủ

các điều kiện cần thiết giúp cung cấp cơ hội đào tạo, khả năng tiếp cận vốn và mở rộng quy

mô cho bất kỳ doanh nghiệp nào Các công ty khởi nghiệp có xu hướng tập trung xung

quanh các trường đại học, nơi sản sinh ra các chuyên gia có trình độ cao và các nghiên cứu

tập trung vào thực tiễn, đã tạo ra một môi trường tuyệt vời cho đổi mới sáng tạo

Kết hợp với kết cấu hạ tầng tiên tiến, trải rộng trên toàn lãnh thổ, nước Đức đã cho

phép mọi ý tưởng kinh doanh tìm được nơi phù hợp để triển khai thuận tiện và dễ dàng

Doanh nghiệp tại Đức được bảo trợ bởi một môi trường kinh tế, chính trị rất ổn định Hệ

thống luật bản quyền, luật sáng chế và luật thương hiệu được thiết kế để bảo vệ quyền sở

hữu trí tuệ rất tốt Chính sách kinh tế của Đức cũng tập trung vào việc bảo vệ các ý tưởng

xuất sắc Đơn cử là Luật cạnh tranh, cho phép đảm bảo các đối thủ không được phép tung

các thông tin sai sự thật về nhau để thu hút khách hàng

Ngoài ra, mạng lưới hỗ trợ doanh nhân cũng làm việc hết sức hiệu quả Các công ty

khi thành lập cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về thông tin, cách tiếp cận và xử lý hiệu

quả nguồn vốn, cùng mạng lưới các doanh nghiệp khởi nghiệp lẫn các chương trình hỗ trợ

từ Chính phủ

1.4 Cơ chế tài chính cho hoạt động khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trang 9

Đề án 844: Chìa khóa mở ra cánh cửa khởi nghiệp Năm 2016, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh

thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) được ký kết, đánh

dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Đề án này đã quy định chi tiết đối tượng hỗ trợ, bao gồm:

- Cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp

- Doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất hỗ trợ khởi nghiệp

Đồng thời, Đề án 844 cũng đề ra các giải pháp hoàn thiện thể chế và xây dựng hệ

thống chính sách hỗ trợ toàn diện cho hoạt động khởi nghiệp Tiếp nối Đề án 844, Luật Hỗ

trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời năm 2017 cùng với Nghị định số 39/2018/NĐ-CP đã tạo

dựng hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động khởi nghiệp

Các chính sách ưu đãi về thuế, phí, lãi suất, thủ tục hành chính được ban hành, góp

phần giảm thiểu rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển

Nhằm khơi dậy tiềm năng khởi nghiệp trong giới trẻ, Quyết định số 1665/QĐ-TTg về việc

phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” được ban hành Đề

án này tập trung hỗ trợ sinh viên về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, kết nối với nhà đầu tư

và nguồn lực cần thiết để hiện thực hóa ý tưởng Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành nhiều

văn bản pháp lý khác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, như:

- Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ

- Chỉ thị số 09/CT-TTg về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

- Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030.Trong quá trình

phát triển khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, các trường đại học và viện nghiên

cứu đóng vai trò quan trọng như là những người tiên phong

1.5 Cơ hội và thách thức trong quá trình khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

của sinh viên

1.5.1 Cơ hội khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên

Các công ty và nhà đầu tư thường cởi mở và năng động trong việc tìm kiếm nguồn

vốn Ngày càng nhiều công ty quỹ trong nước bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò lớn trong

việc kết nối, tạo điều kiện, bảo vệ nguồn vốn đầu tư cho các đơn vị khởi nghiệp

Xã hội có thái độ tích cực đối với khởi nghiệp Mặc dù, vẫn tồn tại văn hóa sợ thất bại,

nhưng thái độ xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần khởi nghiệp và quyết định khởi

nghiệp của người dân, đặc biệt là giới trẻ Các chính sách pháp luật của Việt Nam ảnh

hưởng trực tiếp đến việc tạo dựng văn hóa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Thực tế cho thấy, những quốc gia có thái độ tích cực và ủng hộ tinh thần khởi nghiệp

sẽ có mức độ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cao hơn Quyền tự do thành lập doanh nghiệp

được bảo đảm, hệ thống pháp luật và thể chế thị trường xác lập và tôn trọng đầy đủ quyền

sở hữu và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam được nhận định tốt hơn so với các quốc gia

trong khu vực ASEAN

Trang 10

Môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh ổn định với chi phí thấp Trong

những năm qua, Luật doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo hướng cải cách, mang lại

luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh Cùng với đó là các chính sách như: Nghị

quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ đã góp phần đẩy mạnh cải

cách môi trường kinh doanh của Việt Nam; Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ ngày

21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích

ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 Những chính sách này được

đánh giá là sẽ tác động mạnh mẽ đến tinh thần khởi nghiệp của người dân và doanh nghiệp

Bên cạnh đó, giáo dục khởi nghiệp ở trường đại học bắt đầu được chú trọng đúng mức

và các chương trình đào tạo về khởi nghiệp bắt đầu đi vào thực tiễn, nâng cao tính thực tiễn

Nhiều trường đại học có chương trình đào tạo khởi nghiệp bắt buộc đối với sinh viên một số

ngành như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Trong hơn 10 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy

sự phát triển của các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp Chẳng hạn như: Việc đưa kết

quả nghiên cứu và phát triển ra thị trường của các tổ chức công và tư như quỹ “Phát triển

Khoa học và công nghệ quốc gia” hay quỹ “Đổi mới công nghệ quốc gia” đã góp phần hình

thành các doanh nghiệp khởi nghiệp từ ứng dụng kết quả nghiên cứu

Chính phủ đã ban hành những chính sách, quyết định, chương trình, dự án có vai trò

quan trọng trong đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kỹ năng về

khởi nghiệp cho người học; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ

trợ người học khởi nghiệp, cũng như trong quan hệ sinh thái khởi nghiệp; tạo kết nối để các

doanh nghiệp khởi nghiệp có thêm sự trợ giúp về kiến thức và các mối quan hệ trong cộng

đồng hệ sinh thái Các công ty quỹ trong nước bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò lớn trong

việc kết nối, tạo điều kiện, bảo vệ nguồn vốn đầu tư cho các đơn vị khởi nghiệp, giúp họ

phát triển vững chắc hơn trong môi trường đầy biến động và khó khăn hiện nay

1.5.2 Thách thức khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên

“Tuổi trẻ” cũng là một rào cản đối với doanh nghiệp khởi nghiệp bởi đặc thù không

cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn về uy tín và hiểu biết pháp luật, khó khăn hơn

trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác, không thể dựa vào danh tiếng

trên thị trường tài chính, khó khăn hơn trong việc xây dựng mạng lưới hoặc tạo sự cân bằng

trong liên minh

Người sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn

Phong trào khởi nghiệp nở rộ đã bộc lộ điểm yếu của các nhà sáng lập tại Việt Nam Đó là

họ thiếu kỹ năng, hầu hết họ không có quan điểm kinh doanh, nên không có cái nhìn thấu

đáo Các nhà sáng lập thiếu quyết tâm và nỗ lực không giỏi tiếng Anh khiến khó tiếp thu

kiến thức bên ngoài và vươn ra khu vực, cũng như thế giới

Khả năng tiếp cận vốn hạn chế Ngay cả huy động vốn từ các quỹ đầu tư cũng là bài

toán nan giải đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam Số tiền dành cho khởi nghiệp

ở Việt Nam rất hạn chế Mặc dù trên thực tế đã huy động được hàng triệu USD, nhưng các

công ty khởi nghiệp cũng phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian này, và một số

Ngày đăng: 26/09/2024, 09:26

w