Với đề tài này em muốn trình bày trong chuyên đề của mình những nghiên cứu thống kê một cách toàn diện về đặc điểm, xu hướngbiến động về diện tích, sản lượng, năng suất cũng như các nhân
ĐẶC DIEM, VAI TRO CUA NGANH TRONG LUA NƯỚC Ở VIỆT NAM
Những van dé bat cập cần giải quyết ¿2-2 sc2x2EeExerkrrrrkerkees 5 II CÁC CHÍ TIEU THONG KE PHAN ANH BIEN DONG SAN XUẤT LUA 1\ 0 © | Oe 7 Dé phan ánh tình hình san xuất lúa nước thực tế hay dùng các chỉ tiêu sau
TINH HÌNH SAN XUAT LUA NƯỚC VA CÁC CHỈ TIEU
THONG KE PHAN ANH BIEN DONG SAN XUAT LUA
NUOC CUA VIET NAM GIAI DOAN 2000-2009
I ĐẶC DIEM, VAI TRO CUA NGANH TRONG LUA NƯỚC Ở VIET NAM
1 Đặc điểm của ngành trồng lúa nude ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước Điều kiện tự nhiên khí hậu của Việt Nam rat phù hợp dé cây lúa nước phát triển Vì thế sản xuất lúa nước vốn là ngành truyền thống đã có từ rất lâu đời của người dân Việt Nam Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dan Việt Nam coi đó là một phần không thê thiếu trong cuộc sống. Việt Nam có tới sáu vùng sản xuất lúa , trong đó có có hai vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam. Đồng bằng Sông Hồng chính là nơi hình thành nên nền văn minh lúa nước ở Việt Nam, loài lúa hoang đầu tiên đã xuất hiện ở đây và sau này được cải tạo thành lúa trồng Đây là vùng đồng bang với diện tích tự nhiên khoảng 15.000 km2 được bồi tụ bởi phủ sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình Hàng năm vào các mùa nước lũ, hai con sông này lại đem về một lượng phù sa màu mỡ cho nơi đây. Đồng bằng sông Cửu Long tuy không phải là nơi đầu tiên xuất hiện cây lúa nước do được khai phá sau từ thế ky 17 nhưng đây lại là viva lúa lớn nhất của Việt Nam. Ngành kinh tế quan trọng nhất nơi đây chính là sản xuất lúa gạo, đặc biệt là gạo chat lượng cao dé xuất khẩu Mặc dù chỉ chiếm 12% diện tích cả nước, đồng bang sông Cửu Long là nơi cư ngụ của 22% dân số cả nước, cung cấp 40% tổng sản lượng lương thực cả nước, và hơn một nửa sản lượng gạo cũng như tổng lượng gạo xuất khẩu được làm ra ở đây.
Do điều kiện khí hậu, thời tiết không hoàn toàn giống nhau giữa các vùng sản xuất lúa nên đặc điểm canh tác lúa ở các vùng cũng có sự khác biệt Trong khi ở vùng đồng bằng sông Hồng chỉ trồng đựoc hai vụ là vụ Mùa và vụ Đông xuân thì ở đồng bằng sông Cửu Long với điều kiện khí hậu thuận lợi hơn lại trồng được ba vụ: vụ Mia , vụ Đông xuân và vụ Hè thu Tuy nhiên do trình độ thâm canh của dân cư vùng đồng bằng sông Hồng cao hơn nên năng suất lúa ở đây thường cao nhất trong
SV: Bùi Văn Hiệu Lép: Thống kê 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 ca nước Ở các vùng khác là Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ do điều kiện đồng bằng nhỏ hẹp, nhiều đồi núi, vùng Duyên hải Nam trung bộ, Tây Nguyên khí hậu khô khan và hay gặp nắng hạn nên năng suất lúa không cao bằng hai vùng trên.
2.Vai trò của ngành trồng lúa nước ở Việt Nam
Cũng giống như các ngành trồng trọt khác, ngành trồng lúa nước là một ngành kinh tế quan trọng trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng đất dai dé tạo ra các sản phẩm thực vật, là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở dé phát triển chăn nuôi và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị Riêng đối với sản xuất lúa gạo còn có vi trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giữ vững 6n định chính tri và trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, cây lúa ngày càng khăng định được vị thế của mình trong sự phát triển của đất nước Việt Nam từ một nước đói nghẻo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan về xuất khẩu gạo Cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ lực, với sản lượng chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân Việt Nam. Lúa gạo hiện cung cấp tới 70% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân.
Về vai trò đảm bảo an ninh lương thực : Mặc dù hiện là nước xuất khâu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia nằm trong điểm “nóng” về an ninh lương thực ở chau A — Thái Bình Dương Đặc biệt, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì việc sản xuất lương thực bền vững ở Việt Nam càng phải được coi trọng.
Tình hình đói lương thực và tái nghèo vẫn xảy ra ở các vùng núi cao, vùng biên giới, hải đảo và vùng thường xuyên bị thiên tai Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, cả nước hiện vẫn còn có 6,7% số hộ thiếu lương thực; trong đó khu vực nông thôn là 8,7% và ngay ở thành thị vẫn có 2,2% số hộ thiếu lương thực.Bên cạnh đó, hệ thống chế biến, bảo quản lương thực còn nhiều bat cập, hệ thống kinh doanh lương thực hoạt động chưa hiệu quả nên vẫn có thé dẫn tới những cơn “sốt” lương thực như đã từng xảy ra vào tháng 4/2008 Do đó, đảm bảo an ninh lương thực vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Nông nghiệp nước ta nói chung và ngành trồng lúa nói riêng.
Với những vai trò hết sức to lớn trên đã luôn đặt sản xuất lúa nước trở thành một ngành sản xuất lương thực trọng tâm, và là một ngành kinh tế quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.
SV: Bùi Văn Hiệu Lép: Thống kê 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
ILTINH HÌNH SAN XUẤT LUA NƯỚC CUA VIỆT NAM GIAI DOAN 2000-2009
1 Những kết quả đạt được
Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, sản xuất lương thực của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là sản xuất lúa nước Trong hơn 20 năm qua đặc biệt là giai đoạn từ năm 2000- 2009, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam đã tăng gấp khoảng 2 lần, hiện nay năng suất bình quân đạt 5,3 tan/ha một vụ, sản lượng cả năm đạt gần 39 triệu tấn Sản xuất lúa gạo phát triển đã đưa Việt Nam từ một nước nhiều năm trién miên thiếu lương thực trở thành một nước xuất khâu gạo , và liên tục đứng thứ hai thế giới về xuất khâu gạo trong những năm gần đây Tính chung cả thời kỳ 2001-2007, Việt Nam mỗi năm xuất khâu hơn 4,2 triệu tan gạo với kim ngạch bình quân 1,1 tỷ USD/năm, tăng gan 14% về sản lượng và kim ngạch so với trước đó, đặc biệt, trong 2 năm 2008-2009, xuất khâu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục mới với 4,7 và 6 triệu tấn.
Về chất lượng gạo của Việt Nam: Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trong những năm gần đây mỗi năm một giảm (trung bình mỗi năm giảm khoảng 40 ngàn - 50 ngàn ha) do chuyên đổi co cấu trong nông nghiệp và đất nông nghiệp được thu hồi để làm đường, làm nhà phục vụ công nghiệp, nhưng sản lượng lúa của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng đều qua từng năm, mỗi năm sản lượng lúa tăng trung bình 600 ngàn - 700 ngàn tấn Việc nghiên cứu tạo nhiều giống lúa lai ngăn ngày, phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng sản xuất đã mang lại năng suất, chất lượng cao.
Có được những kết quả trên phải kể đến sự quan tâm và tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung, sản xuất lúa nói riêng của Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương , nhất là công tác thủy lợi phòng chống thiên tai, nghiên cứu ứng dung, lai tạo giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đôi mới thiết bị, công nghệ đã đưa sản xuất lúa nước của nước ta lên những bước phát triển mới.
2 Những vấn đề bắt cập cần giải quyết
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì sản xuất lúa nước của Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn , thách thức và những van đề bat cập cần giải quyết
Về thách thức: thách thức lớn nhất đối với sản xuất lúa gạo Việt Nam hiện nay là van đề nước biển dâng do biến đổi khí hậu làm thiếu nước ngọt, diện tích đất nhiễm mặn tăng lên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong khi khủng hoảng
SV: Bùi Văn Hiệu Lép: Thống kê 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 lương thực toàn cầu ngày một nặng nề Bên cạnh đó vấn đề tăng dân số (dự báo năm 2020 đạt khoảng 100 triệu người và 110- 120 triệu người sau năm 2030 ) đã tạo ra áp lực rat lớn cho van đề an ninh lương thực ở Việt Nam.
Một vấn đề nữa đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới Việt Nam, với tư cách là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đang đứng trước sức ép đòi giảm bớt trợ cấp nông nghiệp và mở cửa thị trường cho hàng hóa nông sản. về những khó khăn, bất cập: sản xuất và kinh doanh lúa gạo Việt Nam còn không ít bất cập, yếu kém, đó là: năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh yếu Một mặt do kết cau hạ tầng phục vụ sản xuất còn yêu kém, chưa đồng bộ, nhất là hệ thống thủy lợi, điện phục vụ sản xuất; quy mô, mức độ, trình độ cơ giới hóa các khâu sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch còn thấp; hệ thống chế biến, bảo quản lúa gạo chưa đáp ứng yêu cầu cả về quy mô và thiết bị công nghệ