1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phân tích thống kê xu hướng biến động về cầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000-2009

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thống kê xu hướng biến động về cầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000-2009
Tác giả Cù Thị Thu Hằng
Trường học Trường đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Thống kê kinh doanh
Thể loại Chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 21,73 MB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích thống kê xu hướng biến động vềcầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009” có ý nghĩa quan trọng trong việcphân tích cầu, từ đó xác định lượng

Trang 1

Mục lục

Trang

Lời mở đầu 5Chương I: Thực trạng cầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 8

1.1 Khái niệm và các nhân tổ ảnh hưởng đến cầu viễn thông 8

1.1.1 Khái niém 8

1.1.2 Các nhân tô ảnh hưởng đến cầu viễn thông 3

12 Hệ thong chỉ tiêu phản ánh cau thị trường viễn thông l3

13 Thực trạng cau viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 l4

1.3.1 Thị trường dịch vụ viên thông điện thoại 14 1.3.2 Thị trường dịch vụ viên thông Internet và băng rộng 20 1.3.3 Doanh thu viên thông 26

1.3.4 Mật độ sô thuê bao điện thoai/100 dân 28

1.3.5 Chi tiêu bình quan I khách cho dịch vụ viễn thông 31

Chương II: Phân tích thống kê xu hướng biến động về cầu viễn thông Việt

Nam giai đoạn 2000 — 2009 33

2.1 Phân tích thống kê xu hướng bién động về quy mô cau viễn thông 33

2.1.1 Số thuê bao điện thoại 33

2.1.2 Số thuê bao internet 4

2.1.3 Doanh thu viễn thông 482.2 hân tích xu hướng biến động kết cầu cau viễn thông 53

2.2.1 Két câu câu viên thông Việt Nam theo dia phương 53

2.2.2 Kêt câu theo mức độ di động thu phát thông tin 56

2.2.3 Két câu viên thông theo thi phân các nhà cung cap dịch vu 5

2.3 Phân tích xu hướng biến động chỉ tiêu phản ánh đặc trưng tiêu

dùng của khách hàng 62

2.3.1 Mật độ số thuê bao điện thoại/ 100 dân 62

2.3.2 Chi tiêu bình quân 1 khách hàng cho dịch vụ viễn thông 64

2.4 Dự đoán câu viễn thông Việt Nam năm 2010 66

2.5 Các giải pháp phát triển cầu viễn thông Việt Nam trong thời gian

tới 63

68

2.5.1 Phân tích cầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 băng

Trang 2

Chuyên đề thực tập -2- Sinh viên: Cù Thị Thu Hằng

mô hình SWOT

2.5.2 Các giải pháp phát triển cầu viễn thông Việt Nam trong thời gian | 74

tới băng mô hình ma trận SWOT

Bảng 1.2: Số thuê bao điện thoại Việt Nam phân theo mức độ di động thu phát

thông tin giai đoạn 2000 — 2009 17

Bảng 1.3: Sô thuê bao internet Việt Nam giai đoạn 2003 — 2009 22

Bảng 1.4: Doanh thu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 27

Bang 1.5: Mật độ số thuê bao điện thoại cố định Việt Nam giai đoạn 2000

-2009 28

Bang 1.6: Mật độ số thuê bao di động Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 30

Bảng 1.7: Chi tiêu bình quân 1 khách cho dịch vụ viễn thông Việt Nam giai

đoạn 2000 — 2009 31

Bang 2.1: Bang phân tích đặc diém bién động số thuê bao điện thoại Việt Nam

giai đoạn 2000 — 2009 33

Bảng 2.2: Các dạng ham xu thé biểu hiện xu hướng biến động của số thuê bao

điện thoại cả nước giai đoạn 2000 — 2009 36

Bang 2.3: Các dạng hàm xu thé biểu hiện xu hướng biến động của số thuê bao

điện thoại cả nước theo tháng giai đoạn 2005 — 2009 37

Bảng 2.4: Tính chỉ số thời vụ tổng số thuê bao điện thoại Việt Nam giai đoạn

2005 — 2009 theo tháng 38

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến biến động của tông số thuê bao điện

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 3

Chuyên đề thực tập -3- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

thoại cả nước giai đoạn 2000 — 2009 41

Bang 2.6: Bang phân tích đặc điểm biến động số lượng thuê bao internet Việt

Nam giai đoạn 2003 — 2009 43

Bảng 2.7: Các dạng ham xu thé biểu hiện xu hướng biến động của số thuê bao

internet cả nước giai đoạn 2003 — 2009 45

Bang 2.8: Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến biến động của tong số thuê bao internet

Việt Nam giai đoạn 2003 — 2009 46

Bảng 2.9: Bảng phân tích đặc điểm biến động doanh thu viễn thông Việt Nam

giai đoạn 2000 — 2009 48

Bảng 2.10: Các dạng hàm xu thế phản ánh xu thế biến động của doanh thu

viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 50

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến biến động của doanh thu viễn thông

Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 51

Bảng 2.12: Cơ câu số thuê bao điện thoại Việt Nam phân theo địa phương giai

Bảng 2.15: Các dạng hàm xu thé biểu hiện xu hướng biến động của mật độ số

thuê bao điện thoại Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 63

Bang 2.16: Chi tiêu bình quân 1 khách cho dịch vụ viễn thông Việt Nam giai

đoạn 2000 — 2009 64

Bảng 2.17: Các dạng hàm xu thế biểu hiện xu hướng biến động của chỉ tiêu

bình quân 1 khách cho dịch vụ viễn thông của Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 65

Bảng 2.18: Dự đoán cầu viễn thông của Việt Nam năm 2010 bằng SPSS 66

Danh mục các đồ thị và hình vẽ

Trang

Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thu nhập tới cầu viễn thông 10

Hình 1.2: Đồ thị biéu diễn sự ảnh hưởng của giá đến cầu viễn thông 11

Đồ thị 1.1: Đồ thị biéu diễn thi phần thuê bao internet Việt Nam năm 2008 24

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 4

Chuyên đề thực tập -4- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Do thị 1.2: Doanh thu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam năm 2008 28

Đồ thị 2.1: Đồ thị biéu diễn tông sỐ lượng thuê bao điện thoại Việt Nam giai

Đồ thị 2.5: Cơ cau số thuê bao điện thoại Việt Nam phân theo mức độ di động

thu phát thông tin giai đoạn 2000 — 2009 56

Dé thị 2.6: Thị phần thuê bao điện thoại có định Việt Nam năm 2008 58Dé thị 2.7: Đồ thị biểu diễn thi phần thuê bao di động Việt Nam năm 2008 59

Đồ thị 2.8: Đồ thị biểu diễn thị phần thuê bao internet Việt Nam năm 2008 60Đổ thi 2.9: Cơ cau doanh thu viễn thông Việt Nam năm 2008 61

Đồ thị 2.10: Đồ thị biéu diễn mật độ số thuê bao điện thoại/100 dân của Việt

Nam giai đoạn 2000 — 2009 63

Đồ thị 2.11: Đồ thị biéu diễn chi tiêu bình quân 1 khách cho dịch vụ viễn thông

Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 65

Hình 2.1: Mô hình SWOT phân tích cầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000

-2009 68

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 5

Chuyên đề thực tập -5- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Lời mỡ đầu

1 Sự cần thiết của đề tài

Hiện nay thị trường viễn thông ở Việt Nam đang trên đà phát triển, có nhiềubước tiến vượt bậc Trên bảng xếp hạng phát triển viễn thông Châu Á, BMI (BusineesMonitor International) xếp thị trường viễn thông Việt Nam đứng thứ 13 (sau Thái Lan)

về cả quy mô và toc độ phát triên của lĩnh vực cô định, di động va internet.

Trên thị trường di động, tạp chí Telecom Asia xếp Việt Nam là một trong 10 nước đạttốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới Thị trường dịch vụ di động tiếp tục duy trì tốc

độ tăng trưởng cao với mức tăng trung bình hàng năm đạt 35% Theo số liệu công bốcủa tong cục thống kê Việt Nam, số thuê bao điện thoại mới tháng 01/2010 cả nước ướctính đạt 4,9 triệu thuê bao, tăng 145,3% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm 560 nghìn

thuê bao cô định (tăng 47,4%) và 4,3 triệu thuê bao di động (tăng 168,6%) Số thuê baođiện thoại cả nước tính đến hết tháng 01/2010 ước tính đạt 135,3 triệu thuê bao, tăng62,3% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 19,6 triệu thuê bao cố định, tăng

35,3% và 115,7 triệu thuê bao di động, tăng 68%.

Thị trường dịch vụ Internet chính thức được cung cấp tại Việt Nam năm 1997, qua hơn10 năm phát triển, thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10%

và dự tính đạt mật độ 35% vào năm 2011 Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước

tính đến hết tháng 01/2010 ước tính dat 3,1 triệu thuê bao, tăng 45,83% so với cùng thờiđiểm năm trước Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông tháng 01/2010 ước tínhđạt 9,9 nghìn tỷ đồng, tăng 69,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Tập đoàn Bưuchính, Viễn thông đạt 6,8 nghìn tỷ đồng, tăng 64,9%

Tháng 11/2006, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ

chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đặt dau mốc quan trọng trong tiến trình hội nhậpkinh tế thế giới Việc gia nhập WTO mang đến làn gió mới, động lực mới thúc đây nềnkinh tế phát triển, tạo cho ngành viễn thông nhiều thuận lợi cũng như nhiều thách thức.Năm 2010 là năm Việt Nam phải thực hiện nhiều cam kết đã thoả thuận về hành langpháp lý, đòi hỏi thị trường viễn thông trong nước sẽ có nhiều chuyền biến thay đổi

mạnh mẽ, đặc biệt là vê câu viên thông.

Hơn nữa, trong thời đại khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, những côngnghệ mạng không dây như HSPA, WiMAX, LTE tiếp tục hé mở nhiều cơ hội khai

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 6

Chuyên đề thực tập -6- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

thác kinh doanh cho các hãng viễn thông di động và nhà san xuất thiết bi gốc, xét vềlâu dài thị trường viễn thông sẽ tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu tăng liên tục về băng

thông cũng như các ứng dụng thoại và dữ liệu Do đó ngành viễn thông tương lai sẽ có

những chuyên biến không ngừng, cầu internet và băng thông rộng trong nước cũng sẽ

biên đôi rât nhanh.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích thống kê xu hướng biến động vềcầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009” có ý nghĩa quan trọng trong việcphân tích cầu, từ đó xác định lượng cung phù hợp, đưa ra các biện pháp kịp thời vàthích hợp nhằm phát triển thị trường viễn thông, biến viễn thông trở thành một ngànhkinh tế mũi nhọn của Việt Nam

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: cầu viễn thông Việt NamPhạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực viễn thông, bao gồm việc cung cấp, sử dụng dịch

vụ viễn thông ở Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009.

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phuong pháp phân tích dãy số thời gian: là phương pháp chính được sử dụng

trong chuyên đề Phân tích xu thế biến động của cầu viễn thông Việt Nam giaiđoạn 2000 — 2009 chủ yếu bằng công cụ thống kê (sử dụng phần mềm SPSS dé

phân tích hàm xu thế, hệ thống chỉ số )- Phương pháp đồ thị và lập bảng thống kê: sử dụng các đồ thị cột lồng, đồ thị

hình tròn xuyên suốt trong chuyên đề nhăm tạo hiệu quả cao hơn khi phân

tích.

- Ngoài ra, chuyên đề còn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và kinh tế học dé nghiên cứu

4 Những kết quả dự kiến và sẽ đạt được

- Phân tích xu hướng biến động về cầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 —

2009

- Du đoán cau viễn thông Việt Nam năm 2010

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 7

Chuyên đề thực tập -7- Sinh viên: Cù Thị Thu Hằng

- Pua ra các giải pháp phát triển cầu viễn thông Việt Nam trong thời gian tới

băng việc phân tích mô hình ma trận SWOT

Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và phụ lục, kết cầu chuyên đề thực tập gồm 2

chương:

Chương 1: Thực trạng cầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009Chương 2: Phân tích thống kê xu hướng biến động cầu viễn thông Việt Nam

giai đoạn 2000 — 2009

Lời cuối cùng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS PHAM ĐẠI DONG đã chỉ bảo và

hướng dẫn tận tình cho em để hoàn thành chuyên đề thực tập này Nhân đây, em cũngxin chân thành cảm ơn các thầy, các cô khoa Thống kê trường đại học Kinh tế quốcdân — người đã dìu dắt, dạy dỗ và truyền kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian

học tập vừa qua.

Em xin chân thành cảm ơn!

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 8

Chuyên đề thực tập -8- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Chương 1: Thực trang cầu viễn thông Việt Nam

giai đoạn 2000 — 2009

1.1 Khái niệm và các nhân tố ảnh hướng tới cầu viễn thông

1.11 Khai niêm

1.1.1.1 Khái niệm viễn thông

Viễn thông (trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp cónghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thong báo) miêu tả một cáchtổng quát tất cả các hình thức trao đối thông tin qua một khoảng cách nhất định mà

không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể

Bod

Thực tế, viễn thông đã ton tại từ xa xưa Sơ khai nhất có thé kề đến việc liên lạcbang cách đốt lửa cho bốc khói lên dé báo động giặc đến; hoặc dùng tiếng kèn, trống,chuông, ám hiệu để báo hiệu những mối nguy hiểm đang đến gần Mai An Tiêm biếtdùng dua hấu dé truyền tin về đất liền Tiếp theo là sự ra đời của điện tin (1884), điện

thoại (1876), radio (1895) và vô tuyến truyền hình (1925), sợi quang học (1977), công

nghệ không dây đã làm thay đổi cách giao tiếp trong quan hệ con người Và ngày

nay thì có vô số loại hình viễn thông khác nhau, như Internet, hệ thống điện thoại di

động, vệ tinh, Bluetooth đã ra đời.

Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đôi

dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác Các dịch vụ

viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại, Internet, kĩ thuật SỐ

Nhiệm vụ của viễn thông là làm thế nào dé truyền thông tin nhanh, chính xác,chất lượng cao, bảo mật tốt, và dĩ nhiên là đáp ứng nhu cầu truyền thông của conngười Do đó có thé nói ngành viễn thông bao gồm tat cả các lĩnh vực nhằm góp phan

vào việc thực hiện và cải tiên quá trình truyền thông.

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 9

Chuyên đề thực tập -9- Sinh viên: Cù Thị Thu Hằng

1.1.1.2 Khái niệm cầu viễn thông

Cầu viễn thông là nhu cầu của bản thân khách hàng về một loại sản phẩm viễn thông

nào đó mà họ có khả năng thanh toán.

Sản phẩm viễn thông ở đây có thé là sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ

- San phẩm vật chất: chiếc điện thoại, máy vi tính, laptop - Sản phẩm dịch vụ: dịch vụ tin nhắn SMS, dịch vụ 3G, dịch vụ chăm sóc khách

1.1.2 Các nhân tổ ảnh hưởng đến câu viễn thông

1.1.2.1 Mức thu nhập của dân cư

Thu nhập ảnh hưởng đến cầu viễn thông tùy vào loại hàng hóa viễn thông là hàng hóathứ cấp hay cao cấp

- Hàng hóa thứ cấp: là những sản phẩm và dịch vụ viễn thông tối thiểu mà

con người cần được thỏa mãn Đó có thé là chức năng nghe gọi điện

thoại cố định, dịch vụ tin nhắn SMS trong điện thoại di động

- Hàng hóa cao cấp: là những sản phẩm, dịch vụ viễn thông hiện đại,

thường được bồ sung, chất lượng cao hon để thỏa mãn cho nhu cầu cao

hơn của người sử dụng Ví dụ: dịch vụ 3G, truyền hình số trên điện thoại

di động, dùng điện thoại kết nối GPRS, lướt web

Hàng hóa thứ cấp và hàng hóa cao cấp trong thị trường viễn thông chỉ mang tính chấttương đối, có tính thời điểm Một số hàng hóa cao cấp có thể trở thành hàng hóa thứcấp chi sau một thời gian ngắn, tùy thuộc vào trình độ phát triển, việc cập nhật thông

tin, tiến bộ kĩ thuật của mỗi quốc gia.

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 10

Chuyên đề thực tập - 10- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Cầu viễn thông

Hàng hóa cao cấp Thu nha

u nhap

Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hướng của thu nhập tới cầu viễn thông

Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền ra để thỏa mãn nhu cầu vềhàng hóa thứ cấp (là những nhu cầu cơ bản thiết yếu cần được đáp ứng) Do đó cầuviễn thông hàng hóa thứ cấp tăng

Nhưng khi thu nhập tăng cao đến một mức nào đó thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng bỏra số tiền nhiều hơn dé đáp ứng nhu cầu cao hơn, lúc này việc tiêu dùng không chỉ déthỏa mãn nhu cầu tối thiêu của bản thân, mà muốn thỏa mãn nhu cầu cao hơn Khi đócầu viễn thông hàng hóa thứ cấp giảm, thay vào đó cầu viễn thông hàng hóa cao cấp có

xu hướng tăng.

1.1.2.2 Giá cả sản phẩm viễn thông

Cũng giống các san phâm hàng hóa khác, sản phâm viễn thông cũng không nam ngoài

quy luật giá cả - cung cầu của các nhà kinh tế học

- _ Giá sản phẩm viễn thông tăng, người tiêu dùng sẽ tìm những sản phẩm

thay thế khác có giá thấp hon dé thỏa mãn, do đó cầu viễn thông có xu

hướng giảm.

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 11

Chuyên đề thực tập -11- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

- _ Giá sản phâm viên thông giảm, người tiêu dùng sé san sàng bỏ tiên ra đê

thỏa mãn được nhu câu của bản thân mình, khi đó câu viên thông sẽ tăng

^

lên.

Câu viên thông

Giá

Hình 1.2: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của giá đến cầu viễn thông

Đối với người tiêu dùng Việt Nam, yếu tố giá cả đóng vai trò rất lớn đến quyết định

mua hàng, đặc biệt là những mặt hàng chính hãng, có thương hiệu nồi tiếng: và các đợt

giảm giá, khuyến mại 6 ạt sẽ khiến thị trường lên cơn sốt giá Hiện tượng này rất haydiễn ra với các mặt hàng công nghệ, là nhóm hang có vòng đời ngắn, sản phẩm mới ra

sau một vài quý đã lỗi thời, được thay thế bởi hàng mới, giá không cao hơn nhưng mẫu

mã, tính năng hiện đại hơn như điện thoại di động, laptop, máy vi tinh

1.1.2.3 Nhân tố thay đồi về lối sống của khách hàng

Lối sống bao gồm thói quen, quan điểm của mỗi khách hàng.Không thé phủ nhận được nhiều vai trò và tiện ích của viễn thông, nhiều người đã thayđổi thói quen của mình Hiện nay, thói quen đọc báo giấy của nhiều người được thaybằng báo mạng do tính tiện ích và cập nhật nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian;

việc liên lạc giữa mọi người thường được trao đôi qua điện thoại, qua Internet hoặc gửi

văn bản qua các fax thay vì phải gửi thư Với thói quen thường xuyên sử dụng dịch

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 12

Chuyên đề thực tập -12- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

vụ viên thông của mọi người, câu viên thông sẽ được kích thích và phát triên nhanh chóng hơn.

1.1.2.4 Chính sách quản lí của nhà nước về viễn thông

Chính sách quản lí của nhà nước về viễn thông thường ảnh hưởng trực tiếp đến cung viễn thông nhiều hơn Tuy nhiên, cũng có một số chính sách, luật của nhà nước

ảnh hưởng đên câu của viên thông.

Ngày 10/8/2009, Bộ Thông tin và truyền thông ra thông tư số

22/2009/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý thuê bao di động trả trước Thông tư này quy định mỗicá nhân chỉ được sử dụng chứng minh thư, hộ chiếu của mình đăng ký tối đa 3 số thuê

bao di động trả trước của mỗi mạng thông tin di động; nghiêm cắm các hành vi đăng

ký thông tin thuê bao cho người khác, nghiêm cắm lưu thông trên thị trường nhữngSIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước Thông tư này sẽ hạn chế, kìmhãm sự phát triển quá nhanh của cầu về di động nước ta hiện nay, bên cạnh đó cũng

giúp nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ viễn thông quản lí được chặt chẽ

hơn khách hàng, thống kê số thuê bao di động chính xác hơn, hạn chế các sim ảo dang

tràn lan trên thị trường.

Luật Viễn thông gồm 10 chương, 63 điều, quy định về hoạt động viễn thông,bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông, viễn thông công ích; quản lý viễn thông; xây

dựng công trình viễn thông; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt

động viễn thông đã được ban hành sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010 Luật ra

đời tạo khung hành lang pháp lí, thúc đây cung viễn thông phát triển, tạo điều kiện

chính, viên thông công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác theo yêu câu của

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 13

Chuyên đề thực tập - 13- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Nhà nước” Điêu lệnh này sẽ tạo điêu kiện phát triên câu viên thông ở các vùng nông

thôn, vùng sâu vùng xa, thúc đây thị trường phát triển hiệu quả hơn

1.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh cầu thị trường viễn thông

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu quy mô cau thị trường

1.2.1.1 Số lượng thuê bao điện thoại: là số máy điện thoại được đấu nối

tại địa chỉ hoặc đăng kí theo địa chỉ của người sử dụng và đã hòa vào mạng

viễn thông Mỗi thuê bao điện thoại chỉ có 1 số goi riêng

1.2.1.2 Số thuê bao internet: là số máy tính được đấu nối tại địa chỉ hoặc

đăng kí theo địa chỉ và đã hòa vào mạng viễn thông.

1.2.1.3 Doanh thu viễn thông: là số tiền thu được từ kết quả hoạt độngdịch vụ truyền kí hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc

các dạng khác của thông tin giữa các diém kêt đâu và cuôi của mạng viên thông.

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu kết cau cau thị trường

1.2.2.1 Kết cấu theo địa phương: cầu viễn thông Việt Nam chia ra theo

khu vực:

- Đồng băng sông Hồng- Trung du miễn núi phía Bac- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Trang 14

Chuyên đề thực tập -14- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

1.2.2.3 Kết cấu theo thị phan các nhà cung cấp dịch vụ:

- Tap đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)

- Tong công ty viễn thông quân đội (Viettel)

- _ Công ty bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) - _ Công ty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom)

- _ Công ty cô phần viễn thông FPT

- Cac doanh nghiệp khác

1.2.3 Nhóm chỉ tiéu phan ánh đặc trưng tiêu dùng của khách hàng

1.2.3.1 Mật độ số thuê bao điện thoai/100 dân: là chỉ tiêu phản ánh hiệu

quả sử dụng viễn thông, phản ánh trung bình cứ 100 người thì có bao nhiêu

thuê bao điện thoại được sử dụng.

1.2.3.2 Chi tiêu bình quân 1 khách cho dịch vụ viễn thông: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng viễn thông, trung bình cứ mỗi khách hàng sẽ bỏ

ra bao nhiêu tiền dé chi cho việc sử dụng viễn thông

Thực trạng cầu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009

Giai đoạn 2000 — 2009 là giai đoạn phát triển của viễn thông Việt Nam trên cả thị

trường điện thoại và thị trường Internet băng rộng.

Thị trường dịch vụ vién thong dién thoai

Cau thi trường viễn thông điện thoại của Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 dang phat

triển mạnh mẽ, quy mô cầu tăng lên cả về số lượng và chất lượng Số lượng thuê baođiện thoại tăng nhanh, phủ sóng khắp 63 tỉnh thành; chất lượng cuộc gọi, dịch vụ chăm

sóc khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ thì không ngừng được cải thiện và

ngày càng nâng cao.

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 15

Chuyên đề thực tập -15- Sinh viên: Cù Thị Thu Hang

Bảng 1.1: Số thuê bao điện thoại Việt Nam phân theo địa phương

giai đoạn 2000 — 2009

Don vi: nghìn thuê bao Trong đó

Bắc Số thuê

Đồng | Trung | Trung Tây Đông | Đồng bao

Năm | Tổng số bằng | du và Bộ, | Nguyên| Nam bằng không

thuê bao sông miền | duyên Bộ sông phân

điện thoại | Hồng | nti hải Cửu | được theo

phía miền Long địa

Bắc Trung phương

2000 3.286,3 | 8391| 156,9| 4512| 1107| 960,4) 417,7 350,3

2001 4.308,8 | 1.101,5 | 207,7) 593,7 145,6 | 1.200,2 | 553,5 506,5

2002 5.567,1 | 1.427,5 | 295,7| 7884| 187,6] 1.511,5| 673,8 682,6 2003 7.339,1 | 1.855,3 | 422,7 | 1.030,5 | 203,6 | 1.846,1 | 953,0 1.027,7 2004 10.296,5 | 2.312,3 | 587,3 | 1.429,5 | 294,6 | 2.129,0 | 1.277,5 2.266,3 2005 15.845,0 | 2.873,7 | 858,0 | 1.865,6 | 328,2|2.8195|1.5770| 5.523,0 2006 28.518,1 | 3.676,1 | 846,7 | 2.066,5 | 517,9 | 2.906,3 | 1.511,7 | 16.993,0 2007 51.717,9 | 4.699,0 | 1.244,1 | 2.745,9 | 742,7 | 3.566,2 | 1.941,9 | 36.778,0 2008 81.339,3 | 5.238,6 | 1.854,2 | 3.435,2 | 966,8 | 3.870,3 | 2.304,2 | 63.670,0 2009 | 123.040,3 | 6.325,4 | 1.872,6 | 3.652,6 | 1.112,2 | 4.680,7 | 2.605,6 | 102.791,2

(Nguồn số liệu: Niên giám Thong kê năm 2003, 2007, 2009)Số lượng thuê bao điện thoại Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2000 — 2009, tốc

độ phát triển năm sau so với năm trước tăng bình quân khoảng 49,56% Năm 2009, số

lượng thuê bao điện thoại Việt Nam là 123.040,3 nghìn thuê bao, gấp gần 40 lần số

thuê bao điện thoại cả nước có năm 2000 Trong đó, đồng bằng sông Hồng và Đông

Nam Bộ là hai khu vực đóng góp phát triển số lượng thuê bao điện thoại lớn nhất cả

nước.

e Thời kì 2000 — 2002, số lượng thuê bao điện thoại mới của Việt Nam chỉ tăng

khoảng 1 triệu thuê bao/ năm Trong thời kì này, phải kể đến số thuê bao của khuvực Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 30% so với cả nước), là khu vực đóng góp chính

nâng tông sô thuê bao cả nước tăng lên cao, sau đó đên đông băng sông Hông

(chiếm tỉ lệ khoảng 25% so với cả nước) Khu vực Tây Nguyên do thưa dân, nhiều

vùng đôi núi, chưa tiêp cận được nhiêu dịch vụ viên thông nên sô lượng thuê bao

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 16

Chuyên đề thực tập - l6- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

còn thấp so với cả nước (chiếm tỉ lệ khoảng 3,4% so với cả nước) Cũng trong thờikì này, vào ngày 11/11/2002, Chính phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền han và cơ cấu tô chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn

-thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet trong phạm vi cả nước, đại diện chủ sở

hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp Thời kì này VNPT là nhà cung cấpchính và độc quyên trong lĩnh vực viễn thông, cơ sở hạ tang kĩ thuật nước ta lúcnày còn yêu kém, lại có ít doanh nghiệp cung ứng dich vụ viễn thông nên giá cảcao, do đó cầu về số lượng điện thoại còn thấp, chủ yếu chỉ phát triển ở vùng đô

thị, và các tỉnh, thành phố lớn; còn ở nông thôn chưa phát trién

e Thời kì 2003 - 2005, số lượng thuê bao điện thoại mới của Việt Nam tăng lên 3 — 5

triệu thuê bao/ năm Sở di như vậy là do những phát triển mới của ngành viễn

thông Việt Nam, năm 2002 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ra đời đã tạo một

hành lang pháp lý thuận lợi cho thị trường viễn thông, thúc đây cạnh tranh, hỗ trợcác doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, thị trường viễn thông vẫn tiếptục phát triển mạnh mẽ và nảy sinh nhiều yếu tố mới, nhất là sau khi Việt Nam gianhập WTO, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông đã không còn theo kịp sự phát triểncủa ngành; do đó số lượng tăng nhưng chưa cao Giai đoạn này, khu vực đồng bằng

sông Hồng và Đông Nam Bộ vẫn là những khu vực đóng góp chính trong tông sốthuê bao điện thoại cả nước Khu vực đồng bằng sông Hồng đã vượt lên và có số

lượng thuê bao điện thoại lớn hơn khu vực Đông Nam Bộ nhưng chưa nhiều.

e Thời kì 2006- 2009, số lượng thuê bao tăng lên với tốc độ vượt bậc, số lượng thuê

bao đạt 28.518,1 nghìn thuê bao (năm 2006) và đạt 123.040,3 nghìn thuê bao (năm

2009) Như vậy từ năm 2006 đến năm 2009, số lượng thuê bao đã tăng gấp gần 9lần Thị trường viễn thông Việt Nam đã chuyên mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh,chứng minh hiệu quả bang sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gan đây như:nhiều công nghệ mới được áp dụng, dịch vụ đa dạng, chất lượng ngày càng được

nâng cao, gia cước ngày càng hạ Cũng trong giai đoạn này, một sự kiện đã ghi

tên Việt Nam lên không gian mang thế giới đó là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam

mang tên Vinasat đã được phóng lên không gian vào lúc 5h17 phút sáng 19/4/2008.

Thêm vào đó, với sự kiện mạng di động đầu tiên VinaPhone thuộc Tập đoàn Bưuchính Viễn thông Việt Nam VNPT cung cấp 6 dịch vụ 3G đầu tiên cho người dùng

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 17

Chuyên đề thực tập -17- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

vào thang 10/2009 va sau đó là MobiFone vào thang 12/2009 đã chính thức ghi tên

Việt Nam vào bản đồ 3G thế giới 3G được kỳ vọng tạo ra một cuộc cách mạngtrong lĩnh vực truyền thông không dây với việc cung cấp dịch vụ thoại và truy nhập

dữ liệu tốc độ cao trên đi động, đồng thời thúc day sự hội tu của các thiết bị liên lạcdi động với các thiết bị điện tử tiêu dùng khác

Bên cạnh đó, cũng trong giai đoạn 2000 — 2009, số thuê bao điện thoại không phânđược theo địa phương đã tăng lên một cách rất nhanh chóng với mức độ đáng báođộng Năm 2000, số thuê bao không phân được theo địa phương mới chỉ là 350,3

nghìn thuê bao; đến năm 2009, con số này đã lên đến 102.791,2 nghìn thuê bao vàchiếm một tỉ lệ rất cao trong tổng số thuê bao hiện có của cả nước Lí do chính số thuêbao không phân được theo địa phương tăng nhanh vì trong giai đoạn này, nhu cầu sửdụng thuê bao di động của người tiêu dùng tăng cao, cầu về số thuê bao di động tăng

lên nhanh chóng, hiện tượng số ảo, sim ảo còn phô biến trên thị trường khiến cho nhànước và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ không quản lí được, có thé gây ảnh hưởngđến độ chính xác khi thống kê

Bảng 1.2: Số thuê bao điện thoại Việt Nam phân theo mức độ di động thu phát

thông tin giai đoạn 2000 — 2009

Don vi: triệu thuê bao

Số thuê bao điện Trong đó

Năm thoại Việt Nam | Số thuê bao điện Số thuê bao

(triệu thuê bao) thoại cố định di động

2000 3,3 2,5 0,8 2001 4,3 3,1 1,2 2002 5,6 3,8 1,8 2003 7,3 4,2 3,1 2004 10,3 5,6 4,7 2005 15,8 7,4 8,4 2006 28,5 8,7 19,8 2007 51,7 10,2 41,5

Trang 18

Chuyên đề thực tập -18- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Giai đoạn 2000 — 2009, số thuê bao điện thoại cố định và di động của Việt Nam đều

tăng nhưng với mức độ khác nhau.

Số thuê bao điện thoại cố định Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 tăng nhưng

chậm Li do chính là vì sự gia tang mạnh mẽ của các mang di động, và tình trạng bão

hoà nhu cầu thị trường tại vùng thành thị

Hiện nay, nhu cau sử dụng dich vụ có định ở các vùng thành thị ngày càng giảm, trong

khi đó việc chi phí cho dịch vụ này rất lớn Trên thực tế, một cuộc điện thoại gọi từmạng di động vào mạng cô định chỉ phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ cố định là 270

đồng cước kết nối Nhưng cuộc gọi từ mạng cố định vào mạng di động thì lại phải trảcho nhà cung cấp di động là 415 đồng (trước đây là 425 đồng) Vì vậy, có một nghịchlý đối với điện thoại cô định là nhiều khu vực càng phát triển càng lỗ Doanh thu trung

bình của mỗi thuê bao có định giảm xuống còn khoảng 40.000 đồng/tháng Trong khi

đó, năm 2009 ngành điện lực tăng giá cột điện lên đến 8 lần khiến cho dịch vụ có định

lao đao.

Hơn nữa dịch vụ điện thoại cố định là dịch vụ đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm HiệnVNPT có khoảng 9,4 triệu thuê bao điện thoại cố định, tổng số thuê bao phát triểnđược trong năm 2009 gần như không đáng kể Trong năm 2009, Viettel cũng chỉ phát

triển được vài chục nghìn thuê bao điện thoại cố định và chỉ bằng một phần rất nhỏ so

với dịch vụ vô tuyến cố định HomePhone Chăng khá khẩm hơn VNPT và Viettel,

FPT Telecom cũng không phát triển được trên thị trường Do đó số thuê bao điện thoạicô định nước ta giai đoạn này có xu hướng tăng nhưng chậm, số thuê bao mới phát

triên tăng lên chủ yêu là ở các vùng nông thôn.

Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới dịch vụ điện thoại cô định cũng

đang gặp khó khăn do bị đi động lấn lướt Thế nhưng, Bộ Thông tin và truyền thông

nước ta xác định cần phải duy trì dịch vụ này bởi đây là nền tảng băng rộng trong

tương lai Vì vậy, Bộ đã có chủ chương khuyến khích các doanh nghiệp phát triển dịchvụ này, chăng hạn về cước cuộc goi, CƯỚC kết nối từ cố định vào đi động và ngượclại Bắt đầu vào năm tới, cùng với một số chủ trương của Bộ, các doanh nghiệp sẽ

phát triển mạnh mạng có định Và không giống như các thị trường viễn thông các nước

châu Á khác, thị trường viễn thông cô định của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng.

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 19

Chuyên đề thực tập -19- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Ngược lại với số thuê bao có định, số thuê bao di động Việt Nam giai đoạn2000 — 2009 tiếp tục duy trì tăng liên tục với tốc độ rất cao Thị trường bùng phát do

nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cùng với chính sách tạo cạnh tranh trên thị trường viễnthông di động của Chính phủ, năm 2009, số thuê bao di động Việt Nam đã tăng lên là

104.9 triệu thuê bao (gấp 1,53 lần so với năm 2008)

Năm 2009, thị trường di động Việt Nam đã chứng kiến cuộc chiến của Viettel —MobiFone Cuối tháng 5/2009, Viettel tuyên bố giảm cước dé trở thành mạng có mứccước hấp dẫn nhất Thế nhưng ngay sau đó MobiFone và VinaPhone đã đồng loạt đưara mức cước thấp hơn mức cước của Viettel là 10 đồng/phút Với việc góp mặt của hai

mang mới ra doi năm 2009 là Vietnamobile va Beeline, thị trường di động Việt Nam

đã có đủ 7 mạng và cạnh tranh quyết liệt với nhau dé giành lấy thị phần Tháng 4/2009Hutchison và Hanoi Telecom ra mắt mang di động mới mang tên Vietnamobile cung

cấp dịch vụ tại Việt Nam với mức giá thấp và gói cước hết sức đơn giản Tiếp sau,ngày 20/7/2009, Gtel tuyên bố ra mắt mạng di động thứ 7 tại Việt Nam mang thương

hiệu Beeline Beeline được nhận định là yếu tố gây bất ngờ lớn nhất trên thị trường diđộng, miễn phí gọi nội mạng từ phút thứ 2 của cuộc gọi trong thời gian tối đa 20 phút(không giới hạn số cuộc gọi miễn phí) và cước gọi đến nội và mạng khác là 1.199

VND/phút.

Sau cuộc chạy đua giảm cước, các nhà cung cấp di động Việt Nam lại chạy đuakhuyến mãi thẻ cào lên đến 150% giá trị thẻ nạp Cứ bình quân sau 10 ngày, các mạngdi động lại tung ra một chương trình khuyến mãi thẻ nạp khiến thị trường viễn thôngliên tục nóng và an chứa nguy cơ sẽ bị sụt giảm lợi nhuận nghiêm trọng các hãng di

động lớn Tháng 9/2009, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) quy định trongLuật Thương mại về quảng cáo, khuyến mãi, các mạng di động không được khuyến

mãi vượt quá 50% giá trị thẻ nạp cho các thuê bao di động trả trước.

Các nhà khai thác di động dang sử dụng công cụ giá dé tiến hành cạnh tranh Việc liêntục giảm giá cước và kết hợp các chương trình khuyến mãi của các hãng di động đã tạo

ra sự tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường di động Thay vì chỉ chăm chăm hướng

tới việc mở rộng số lượng thuê bao bằng các hình thức khuyến mãi hấp dẫn nhưkhuyến mại cộng 50% giá trị thẻ nạp, blok 6 giây các nhà mạng còn tăng cườngthực hiện những hoạt động giữ chân khách hàng _ Viettel thì sử dụng với khá nhiều

hình thức như: 100% khách hàng được chăm sóc gián tiếp qua việc khuyến mãi cộng

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 20

Chuyên đề thực tập - 20 - Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

tiền vào tài khoản , trừ tiền vào thông bao cước và 26% trong tổng số gần 30 triệu

khách hàng được chăm sóc trực tiếp tại nhà bằng hình thức tặng quà MobiFone cho

phép chủ thuê bao đổi điểm tích lũy thành tiền và trừ vào thông báo cước đối với thuêbao trả sau hoặc cộng vảo tài khoản đối với thuê bao trả trước VinaPhone ngoài việcđổi điểm thành tiền cước, chủ thuê bao còn có thé tặng điểm thưởng cho thuê bao khác

và có thé đôi điểm tặng lay cac san pham, dich vu khac nhu: Ringtunes, Logo, Picture,

SMS Các nha mang thi nhau khuyến mai, chăm sóc khách hàng đã kích thích ngườitiêu dùng mua thẻ nạp và dùng dịch vụ nhiều hơn Do đó số lượng thuê bao di độngcủa Việt Nam tăng lên đáng kẻ

Hơn nữa, việc Bộ thông tin và truyền thông cấp thêm các mã mạng mới cho các nhàkhai thác giúp mở rộng kho số dịch vụ Việc dễ dàng trong cung cấp các SIM cardmang đến thuận tiện lớn cho khách hàng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ điện thoại di

động Do đó số lượng thuê bao di động tăng nhanh trong giai đoạn này Tuy nhiên,hiện tượng “thuê bao di động ảo” vẫn đang còn tồn tại Một người có thể mua rất nhiều

sim, dùng xong lại vứt đi, gây hiện tượng lãng phí, và khó khăn trong việc quản lí của

các nhà mạng Vấn dé nay đã được giải quyết khi Luật viễn thông ra đời và bố sung

điều lệ buộc các thuê bao di động phải đăng kí chính chủ với các nhà cung cấp mang

và mỗi khách hàng không sử dụng quá 3 sim

Như vậy, trong giai đoạn 2000 — 2009 số thuê bao điện thoại đi động và cố định củaViệt Nam đều liên tục tăng, và đây van đang là thị trường day tiềm năng, có cơ hộiphát triển hơn nữa trong thời gian tới

Thị trường dịch vụ vién thông internet va băng rong

Ngày 19/11/1997, dịch vu internet chính thức có mặt tại Việt Nam; vi là dịch vụ mới

nên cước phí cao, thủ tục đăng ky phức tạp Còn bây giờ, dịch vu internet không chỉ

có mặt ở các đô thị mà đã lan tỏa rộng khắp 63 tỉnh thành, từ những khu dân cư đông

đúc đên các bản làng xa xôi

Ban đầu, hạ tầng internet Việt Nam chỉ là một hệ thống thiết bị nhỏ của VNPT có tốcđộ 64Kbps khi kết nối quốc tế, dung lượng chỉ đủ cho khoảng 300 người sử dụng.Khách hàng đầu tiên là những cán bộ cao cấp của các cơ quan ban ngành, sử dụng vớimục đích là giới thiệu với các cấp lãnh đạo cao hơn dé vận động “mở cửa” choInternet Lúc đó, chỉ có VNPT cung cấp hệ thống đường trục kết nối trong nước và

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 21

Chuyên đề thực tập -21- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

quốc tế (IXP) cùng bốn nhà cung cấp dich vụ Internet (ISP) là VNPT, FPT, SPT va

Netnam được phép kinh doanh dịch vụ nay.

Năm 2002, để tạo động lực cạnh tranh, nhà nước không còn cho phép VNPT độcquyền khai thác hạ tầng kỹ thuật Quy định này đã làm thị trường internet Việt Nam có

sự đột phá mới (giá cước ngày càng rẻ, thủ tục ngày cảng đơn giản) Từ một IXP va

bốn ISP ban đầu, số lượng nhà kinh doanh dịch vụ Internet đang hoạt động thực tế trênthị trường lên đến bốn IXP và tám ISP

Năm 2003, với các quyết định cho giảm cước truy cập sử dụng Internet ngang với các

quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước còn rẻ hơn, cho phép các doanhnghiệp tự áp dụng các chính sách quản lý và ấn định mức cước, số khách hàng thuê

bao của các nhà cung cấp dịch vụ Internet tăng đột biến (VNPT tăng 258%, SPT

-255%, NetNam - 227%, Viettel - 184% và FPT - 174%) Không thể không nhắc đếnmột công nghệ mà chính nó đã làm thị trường internet ngày càng phát triển mạnh mẽ,

đó la: ADSL, ra đời vào cuối năm 2003 với nhà cung cấp đầu tiên là FPT (dù rằng

VNPT giới thiệu thí điểm công nghệ này trước)

Tháng 5/2003, dịch vụ Internet băng thông rộng, gọi tắt là ADSL, được chính thứctung ra thị trường cũng ngay từ buổi ban đầu dịch vụ này luôn trong tình trạng cungkhông đủ cầu Các nhà cung cấp lắp đặt cáp tới đâu, khách hàng đăng ký tới đó Sau

năm tháng triển khai, số khách thuê bao dịch vụ ADSL của VNPT và FPT đã đạt đếngần 20.000, và sau một năm, số khách thuê bao đã tăng lên đến 71.000 Đến nay,ADSL đã phủ khắp 63 tinh thành, từ đô thị cho đến các vùng nông thôn với các nhàcung cấp VNPT, Viettel và EVN, Netnam, SPT và FPT Chính nhờ công nghệ băng

thông rộng ADSL ra đời mà dịch vụ nội dung trên môi trường mạng cũng phong phú

hơn thuở ban đầu rất nhiều Nhiều dịch vụ cao cấp hơn như VoIP, Wi-Fi, các dịch vụgiá trị gia tăng trên mạng (chat, trò chơi trực tuyến, blog ) ngày càng nhộn nhịp.Nhưng quan trọng hơn là khi băng thông lớn, tốc độ truy cập nhanh, internet Việt Namđã có sự phát triển đột biến Bên cạnh các tờ báo điện tử lớn như VietNamNet,VnExpress, các trang web thông tin của các báo, của doanh nghiệp và cá nhân đềuphát triển rất mạnh Đây không chỉ là nơi cung cấp thông tin cho người đọc mà còn lànơi trao đổi kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người trong môi

trường ảo.

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 22

Chuyên đề thực tập -22- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Năm 2003 đã trở thành một dấu mốc của thị trường Internet Việt Nam, thị trườnginternet của bước sang một trang mới, phát triển hơn Do đó khi nghiên cứu về cầu thị

trường internet, chuyên đề này sẽ phân tích từ sau năm 2003

Bang 1.3: Số thuê bao internet Việt Nam giai đoạn 2003 — 2009

Năm | Tông số thuê | Số người sử Tổng băng thông Tổng băng thông kênh

baointernet | dụng internet | kênh kết nối quốc tế kết nối trong nước

băng rộng (người) (Mbps) (Mbps)

2003 9.180 3.098.007 1.036 2004 52.705 6.345.049 1.892 - 2005 210.024 10.710.980 3.615 - 2006 516.569 14.683.783 7.076 - 2007 1.294.111 17.718.112 12.580 26.744 2008 2.048.953 20.834.401 50.064 69.840 2009 2.967.309 22.779.887 89.619 114.009

-Nguồn số liệu trang web trung tâm internet Việt Nam VNNIC

http://www.thongkeinternet.vn/jsp/trangchu/index.jsp

Tong số thuê bao internet băng rộng Việt Nam giai đoạn 2003 — 2009 tăng liên tục.Bên cạnh đó, số người sử dụng internet, tổng băng thông kênh kết nối quốc tế và tôngbăng thông kênh kết nối trong nước cũng tăng lên đáng ké

Thời kì 2003 — 2006: tổng số thuê bao internet băng rộng tăng từ 9.180 thuê bao (năm2003) lên đến 516.569 thuê bao (năm 2006), chỉ trong 4 năm mà tổng số thuê bao đãtăng gấp 56,27 lần Nhưng đây vẫn là một con số khá khiêm tốn với thế giới InternetViệt Nam đã có 16 nhà cung cấp dịch vụ (ISP) nhưng theo các cơ quan chức năng, chi

có tám ISP thực sự có hàng hóa cung cấp cho thị trường, đó là VNPT, SPT, FPT,

Viettel, EVN, Netnam Dé thu hút khách hàng, ngoài việc mở rộng địa bàn phủ sóng,các nhà cung cấp đã đưa ra nhiều dịch vụ mới như luyện thi trực tuyến, thông báođiểm tuyển sinh, diễn đàn trên mạng Tuy nhiên, độ phủ sóng và sự phong phú củacác dịch vụ giá trị gia tăng của các nhà cung cấp này hiện nay chỉ dựa vào hệ thống

mạng điện thoại công cộng là chính, còn các phương thức khác như mạng cáp quang,

vệ tinh VSAT IP vẫn chưa phổ biến nên chưa thực sự hiệu quả Các nhà cung cấp còn

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 23

Chuyên đề thực tập - 23 - Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

lại thi hoạt động yếu ớt như Công ty cô phan dịch vụ Một kết nối (OCI), Công tyThông tin Điện tử Hàng hải, Công ty Điện tử Tin học Hóa chất (Elinco) Do đó,

tổng số thuê bao internet băng rộng thời kì này tăng nhưng chưa phải là cao

Số người sử dụng internet của Việt Nam năm 2006 là 14.683.783 người, tăng gấp 4,7

lần so với năm 2003 (đạt 3.098.007 người) Theo thống kê của trung tâm internet ViệtNam VNNIC, năm 2006 số người sử dụng internet của Việt Nam đứng thứ 2 trong khu

vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia (18.000.000 người) Tuy nhiên dân số Việt Namlại đông, do đó nếu so sánh tỉ lệ số người sử dụng internet khu vực Đông Nam Á, thì

trong năm 2006, tỉ lệ số người sử dụng internet ở Việt Nam là 17,06 %, xếp thứ 3 sau

Singapore (56,3 %) và Malaysia (38,93%).

Tổng băng thông kênh nối quốc tế năm 2006 là 7.076 Mbps tăng gấp gần 7 lần so vớinăm 2003 (1.036 Mbps) Sở dĩ như vậy vì khi mới kết nối, hạ tầng internet Việt Namchỉ có cổng kết nỗi đi Mỹ và Úc với băng thông nhỏ, mức dự phòng thấp Đến tháng5/2005, hạ tầng internet Việt Nam kết nối với quốc tế đã phát triển đa hướng Hướngđi quốc tế lên đến 12 hướng qua tám quốc gia và lãnh thổ có lưu lượng trao đổiinternet lớn gồm Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loanvà Malaysia Do đó tong băng thông kết nói quốc tế thời kì này của nước ta đã tăng lênđáng ké

Thời kì 2007 — 2009: tông số thuê bao internet băng rộng của Việt Nam phát triển vượt

bậc, số thuê bao mới tăng lên gan 1 triệu thuê bao mỗi năm Sự tăng trưởng và phô cập

mạnh mẽ internet trong thời gian qua có phan tác động không nhỏ từ những dự án phổ

cập Internet và công nghệ thông tin cho cộng đông của nhà nước.

Cho dù năm 2008 kinh tế có nhiều khó khăn do khủng hoảng, nhưng thị trường ADSL

vẫn tiếp tục bùng nô, đặc biệt tại các dia phương Với ưu thế về mạng lưới và chiến

lược đầu tư cho mạng băng rộng tới 1 tỉ USD, VNPT hiện là nhà cung cấp dịch vụ đáp

ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng tại các địa phương Dù kinh tế suy thoái, nhưngVNPT khang định thuê bao ADSL vẫn tăng trưởng tốt Trong thời kì này, thị trườngADSL gần như là cuộc chơi tay 3 của VNPT, Viettel và FPT Telecom Theo con sốthống kê hết năm 2008, VNPT có khoảng 1,7 triệu thuê bao ADSL, FPT Telecom có

khoảng hơn 330.000 thuê bao còn Viettel có khoảng 400.000 thuê bao Như vậy,

VNPT vẫn đứng đầu về thị phần trên thị trường internet băng rộng năm 2008 Trên thị

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 24

Chuyên đề thực tập -24- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

trường dịch vụ internet năm 2008, VNPT chiếm thị phần lớn nhất (58,25%), sau đó làViettel (16,76%) và FPT (15,38%) Tuy nhiên trên thị trường, cuộc chiến về giá cước

vẫn là xu thế chủ đạo giữa các công ty FPT Telecom, Viettel và Netsoft trong giànhchiếm thị phần Các dịch vụ giải tri va game-online cũng góp phan làm tăng nhanh nhucầu đối với các dịch vụ băng rộng Cuộc chiến về giá cước dịch vụ băng rộng bắt đầu

tại Việt Nam từ tháng 10/2006, khi FPT áp dụng khuyến mai tặng modem cho tất cathuê bao băng rộng tốc độ cao Tiếp đó công ty Netsoft (thuộc Bưu điện thành phó HồChí Minh) miễn phí modem và phí lắp đặt dịch vụ Trong khi đó Viettel miễn cướccho 3 tháng sử dụng dịch vụ và miễn phí thiết bị đầu cuối trị giá 200.000 VND, miễn

phí lắp đặt và gọi nội hạt trong 12 tháng đối với tất cả thuê bao ADSL mới FPTTelecom có các chương trình khuyến mãi ở mức khiêm tốn nhất so với các đối thủ

Đồ thị biểu diễn thị phần thuê bao internet

Việt Nam năm 2008

Nguồn số liệu trang web Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam

http://mic gov.vn/vn/newsdetail/solieuthongke_vienthong/4901/index.mic

Đồ thi 1.1 cho thay trên thị trường dich vụ internet năm 2008, VNPT chiếm thị phần

lớn nhất (58,25%), sau đó là Viettel (16,76%) và FPT (15,38%)

Đến năm 2009, VNPT đã bứt phá mạnh mẽ và có hơn 2,5 triệu thuê bao ADSL, Viettel

có 530.000 thuê bao và FPT Telecom là 440.000 thuê bao ADSL Như vậy, năm 2009,

thứ tự xếp hạng thị phần dịch vụ ADSL không có sự thay đổi đứng đầu vẫn là VNPT,

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 25

Chuyên đề thực tập -25- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

sau đó đến Viettel và thứ 3 là FPT Telecom Số thuê bao của FPT Telecom có nhíchlên nhưng không đáng kê, bởi số lượng thuê bao phát triển mới va rời mạng chang

kém gì nhau, thậm chí có tháng phát triển âm Tương tự, phía Viettel hiện đang gặp

khó khăn khi mà điện lực nâng giá cho thuê cột và việc đầu tư cho dịch vụ này quá lớn,nhưng thu hồi vốn lại chậm FPT Telecom và Viettel mới chỉ cung cấp dịch vụ ADSLchủ yếu ở những đô thị lớn Trong khi đó, mật độ thuê bao ở những nơi này đã tươngđối bão hoà nên sẽ rất khó phát triển; còn tại các địa phương, nhu cầu sử dụng dịch vụinternet băng rộng lại đang tăng mạnh Vì vậy, với mạng lưới rộng và được đầu tưmạnh từ trước nên VNPT đang có đà phát triển thuê bao ADSL rất tốt Đây cũng đanglà thế mạnh của VNPT và trong một vài năm tới chưa thể bị đe doạ bởi các đối thủ

khác.

Sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến các nhà cung cấp dịch vụ mới được cấp phép rất khó

tiễn vào thị trường nay vì thị trường lớn thuê bao gần như bão hoà Trong đó có một

lượng khách hàng chạy từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác để được hưởngkhuyến mãi Khi hết khuyến mãi, khách hàng lại chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ

khác dé hưởng tiếp khuyến mãi Như vậy, chỉ số phát triển thuê bao vẫn tăng nhưng số

khách hàng rời mạng vẫn rất cao Thậm chí có tháng khách hàng ra nhiều hơn khách

hàng vào nên dẫn tới tình trạng tăng trưởng âm.

Số người sử dụng internet của Việt Nam năm 2009 là 22.779.887 người, tăng gấp 1,29lần so với năm 2007 (đạt 17.718.112 người) Theo thống kê của trung tâm internetViệt Nam VNNIC, năm 2008 số người sử dụng internet của Việt Nam đứng thứ 2

trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia (30.000.000 người) Tuy nhiên dân sốViệt Nam lại đông, do đó nếu so sánh tỉ lệ số người sử dụng Internet khu vực Đông

Nam Á, thì trong năm 2008, tỉ lệ số người sử dụng internet ở Việt Nam là 23,91 %, và

xếp thứ 4 sau Singapore (72,94 %), Malaysia (62,57 %), Brunel (55,64 %)

Hiện tại, tổng băng thông kênh nối quốc tế năm 2009 là 89.619 Mbps tăng gấp hơn 7lần so với năm 2007 (12.580 Mbps) Dung lượng đường truyền internet quốc tế tạiViệt Nam đã đạt 2,447Gb Trong đó, VDC đạt chỉ sé dung luong cao nhất, có 1,69Gb(với các hướng kết nối đi Hồng Kông là 605Mb, Singapore là 620Mb, Trung Quốc là155Mb, Mỹ là 90Mb, Nhật Bản là 155Mb và Hàn Quốc là 59 Mb) Viettel chiếm tổngdung lượng là 345Mb gồm các hướng đi Hồng Kông (300Mb) và đi Mỹ (45Mb) FPT

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 26

Chuyên đề thực tập - 26 - Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

có tông dung lượng là 355Mb SPT có tổng dung lượng internet quốc tế là 55Mb VPTelecom có tông dung lượng internet quốc tế là 2Mbps

Tổng băng thông kênh kết nối trong nước năm 2009 là 114.009 Mbps tăng gấp 4,26

lần so với năm 2007 (đạt 26.744 Mbps) Trung tâm Interner Việt Nam (VNNIC) đã

công bố Việt Nam đạt 100.000 tên miền quốc gia vn, vươn lên vi trí thứ 2 (sauSingapore) trong khu vực ASEAN về số lượng tài nguyên tên miền Tốc độ tăngtrưởng bình quân tên miễn vn nhiều năm luôn đạt 170% Có được điều này là do trung

tâm Internet Việt Nam VNNIC đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào quản lý, cải cách

quy trình, thủ tục cấp phát, đăng ký tên miền theo hướng thuận tiện cho người sử dụng.Tuy nhiên, nếu so tỷ lệ tên miền trên số dân (hơn 86 triệu dân) thì tỷ lệ tên miền trênsố dân của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, trong khi quốc đảo Singapore chỉ có 5 triệu dânmà đã đạt khoảng 110.000 tên miền sg Điều này cho thấy thị trường tên miền vn còn

rât nhiêu tiêm năng.

Nhìn chung, thị trường internet của Việt Nam giai đoạn 2003 — 2009 có rất nhiềuchuyên biến theo hướng tích cực Ở các thành phố lớn, cuộc chiến giữa các nhà cungcấp dich vu internet (ISP) đang thực sự rất khốc liệt vi tat cả các ISP đều hướng sự tậptrung của mình đến thị trường này Trong thời điểm khi internet sắp bị bão hoà ở cácthành phó lớn, nhất là là Hà Nội và thành phố Hỗ Chí Minh; các nhà cung cấp dịch vụ

bắt đầu đây mạnh sang việc cạnh tranh bằng tốc độ đường truyền, giá cước rẻ hơn,

nhiều khuyến mại hơn Bên cạnh duy trì đường ADSL bình thường, các nhà cung

cấp đã bắt đầu tập trung cho phân khúc dịch vụ Leasdline, hướng đến phục vụ đối

tượng là các cơ quan, doanh nghiệp cần đường truyền internet băng thông rộng, tốc độcao Đặc biệt, khi mà nhu cầu sử dụng của người dùng ngày càng đa dạng và cao cấp,các nhà cung cấp bắt đầu đây mạnh cung cấp các dịch vụ ứng dụng internet cho các

thuê bao của mình như thoại internet, truyền hình trực tuyến coi đây là vũ khí cạnh

tranh lợi hại để kích cầu internet của Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa trong tương

lai.

Doanh thu vién thong

Doanh thu viễn thông tang liên tục trong giai đoạn 2000 - 2009 va đóng góp một

nguôn thu đáng kê cho ngân sách nhà nước.

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 27

Chuyên đề thực tập -27- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Bảng 1.4: Doanh thu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009

Năm Tổng doanh thu

(ty đồng)

2000 11.000,9

2001 13.978,2

2002 16.822,0 2003 19.250,3

2004 25.870,4

2005 30.831,2

2006 36.351,3

2007 42.348,7 2008 48.915,0 2009 64.797, 1Nguồn số liệu Niên giám Thong kê năm 2003, 2005, 2009

Doanh thu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 tăng liên tục Theo số liệu củaTổng cục thống kê, tổng doanh thu viễn thông Việt Nam năm 2000 chỉ đạt 11.000,9 tyđồng, đến năm 2009 tổng doanh thu đã lên đến 64.797,1 tỷ đồng Như vậy, chỉ sau 10năm, tổng doanh thu viễn thông Việt Nam đã tăng lên gấp 5,89 lần Tổng doanh thutăng liên tục trong giai đoạn 2000 — 2009 chủ yếu vi số lượng thuê bao điện thoại,internet và số người sử dụng dịch vụ viễn thông giai đoạn này tăng rất nhanh

Cũng theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, bất chấp những ảnh hưởng bởi

suy thoái, khủng hoảng, tổng doanh thu thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông năm 2009

đạt 143.314 tỷ đồng, tăng 61% so với năm trước và nộp ngân sách 13.903 tỷ đồng,

trong đó doanh thu viễn thông đạt 64.797,1 tỷ đồng Trong đó, Tập đoàn Bưu chính

Viễn thông VNPT ước đạt tổng doanh thu 34.990 tỷ đồng tăng 30%, nộp ngân sách

3.650 tỷ đồng Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel ước đạt 23.327 tỷ đồng, nộp

ngân sách nhà nước 2.218 tỷ đồng Không chỉ có VNPT và Viettel có mức tăngtrưởng tốt, một số doanh nghiệp viễn thông khác cũng có kết quả kinh doanh rất khảquan FPT đạt doanh thu 1.200 tỷ đồng, tăng 31% và lợi nhuận trước thuế là 449 tỷđồng EVN Telecom đạt doanh thu 1.949 tỷ đồng

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 28

Chuyên đề thực tập - 28 - Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Đồ thị 1.2: Doanh thu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam năm 2008

Doanh thu

(ty đồng)

50000 40000 30000 20000 10000

Mật độ số thuê bao điện thoai/100 dân

Mật độ số thuê bao điện thoại của Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt giữa điện thoại cô

định và di động.

Bang 1.5: Mật độ số thuê bao điện thoại cố định Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009

Số thuê bao cô định Số dân Mật độ số thuê bao điện thoại

(triệu thuê bao) (triệu người) cố định/100 dân

Năm (3) = i00

(1) (2) (2)

2000 2,5 71,6 3 2001 3,1 78,7 4

2002 3,8 79/7 5

2003 4,2 80,9 5 2004 5,6 82,0 7

Lép Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 29

Chuyên đề thực tập - 29 - Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

2005 7,4 83,1 9 2006 8,7 84,1 10 2007 10,2 85,2 12 2008 13,1 86,0 15 2009 18,1 85,8 21

(Nguồn số liệu: Niên giám thong kê năm 2003, 2005, 2009)

Mật độ số thuê bao điện thoại cố định của Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 có xu

hướng tăng, đặc biệt năm 2009, mật độ điện thoại đã lên tới 21 thuê bao/100 dân, đã

tăng gấp 7 lần so với năm 2000

e Nam 2000, mật độ đạt khoảng 3 thuê bao điện thoại cố định/100 dân, có nghĩa cứ

trung bình 100 người dân thì có khoảng 3 thuê bao điện thoại Sở dĩ mật độ số thuêbao điện thoại thấp là do năm 2000 VNPT vẫn nắm độc quyền nhà nước trong lĩnhvực viễn thông, doanh nghiệp cung ứng ít, cơ sở hạ tang còn thấp, chi phí lại cao

nên giá cả sản phâm viễn thông khá là đắt, số thuê bao điện thoại cố định chỉ mớiphát triển chủ yếu ở các vùng thành thị Dân số Việt Nam lại đông (trên 77 triệu

người), địa hình chủ yếu là đồi núi, miền biển, nhiều vùng sâu vùng xa Do đó mật

độ số thuê bao điện thoại cố định trong những năm đầu giai đoạn 2000 — 2009 đang

còn thấp

e Nam 2009, mật độ điện thoại cố định của Việt Nam dat 21 thuê bao/100 dân, điều

này có nghĩa trung bình cứ 100 người thì có 21 thuê bao điện thoại, tăng gấp 1,4lần so với năm 2008

Giai đoạn này mật độ điện thoại cố định tăng nhưng không đáng kể, thậm chí năm

2003 mật độ điện thoại còn không tăng so với năm 2002 Lí do chính vì các doanh

nghiệp cung ứng dịch vụ điện thoại cố định van tập trung ở thành thị, trong khi thịtrường này lại đang dần có xu hướng bão hòa; hơn nữa lại cộng thêm sự gia tăng mạnh

mẽ của mạng di động, khiến mật độ số thuê bao điện thoại cố định tăng nhưng chưacao Mật độ điện thoại di động lại đang có xu hướng tăng với tốc độ rất nhanh, đặc

biệt là thời kì 2005 — 2009

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 30

Chuyên đề thực tập - 30 - Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Bảng 1.6: Mật độ số thuê bao điện thoại di động Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009

Số thuê bao di động Số dân Mật độ số thuê bao điện thoại

(triệu thuê bao) (triệu người) di động/100 dân

Năm œ 2) (3) = x00

(2)

2000 0,8 71,6 1 2001 1,2 78,7 2 2002 1,8 79,7 2

2003 3,1 80,9 4 2004 4,7 82,0 6

2005 8,4 83,1 10 2006 19,8 84,1 24

2007 41,5 85,2 49

2008 68,2 86,0 79 2009 104,9 85,8 122

(Nguon số liệu: Niên giám thông kê năm 2003, 2005, 2009)

Mật độ số thuê bao điện thoại di động của Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 có xu

hướng tăng nhanh, đặc biệt năm 2009, mật độ điện thoại đã lên tới 122 thuê bao/100

dân, đã tăng gấp 122 lần so với năm 2000

e Nam 2000, mật độ di động mới đạt khoảng 1 thuê bao điện thoại cố dinh/100 dân,

có nghĩa cứ trung bình 100 người dân thì có khoảng 1 thuê bao điện thoại Sở di

mật độ số thuê bao điện thoại di động thấp như vậy là do năm 2000 giá cả đắt, số

lượng thuê bao điện thoại di động của Việt Nam còn rất thấp, chủ yếu dùng với

mục đích công việc Dân số Việt Nam lại đông (trên 77 triệu người), các trạm phủsóng thông tin di động chưa phát triển Do đó mật độ số thuê bao điện thoại di động

của nước ta trong những năm đầu giai đoạn 2000 — 2009 đang còn thấp.e Năm 2009, mật độ điện thoại di động của nước ta là 122 thuê bao/100 dân Điều

này có nghĩa mỗi người dân sở hữu ít nhất là 1 thuê bao di động Thông thườngnhững thị trường phát triển như HongKong, Hàn Quốc thì chuyện mật độ điệnthoại ở mức 110% là điều bình thường Nhưng sẽ là điều “bất thường” khi mật độnày lại rơi vào một thị trường nghèo như Việt Nam Những con số thống kê trêngây nỗi lo hơn là sự vui mừng bởi đó không phải là phát triển thực sự Thực tế có

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 31

Chuyên đề thực tập -31- Sinh viên: Cù Thị Thu Hằng

thể mật độ điện thoại di động của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với con số này.Vì ở giai đoạn này, các mạng di động cạnh tranh nhau khốc liệt trên thị trường, dẫn

đên phô biên các con sô thuê bao ảo.

Chỉ tiêu bình quân 1 khách cho dịch vu viễn thông

Việt Nam là nước đang phát triển, đời sống của người dân đang ngày càng được nângcao và cải thiện Thị trường viễn thông Việt Nam cũng diễn ra rất sôi động, thu hút

một khối lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ Trong giai đoạn 2000 — 2009, chỉ tiêu

bình quân 1 khách hang cho dịch vụ viễn thông nước ta có nhiều biến động

Bảng 1.7: Chỉ tiêu bình quân 1 khách cho dịch vụ viễn thông Việt Nam

giai đoạn 2000 — 2009

Doanh thu | Số người sử dụng | Chi tiêu bình quân 1 khách

Năm | viễn thông | dịch vụ viễn thông cho dịch vụ viễn thông

(tỷ đồng) (triệu người) (nghìn đồng/người)

(1) (2) (3) =): (2)

2000 11.000,9 8,5 1.294,224 2001 13.978,2 12,4 1.127,274

2002 16.822,0 14,2 1.184,648

2003 19.250,3 16,8 1.145,851 2004 25.870,4 22,4 1.154,929 2005 30.831,2 29,6 1.041,595 2006 36.351,3 34,8 1.044,578

2007 42.348,7 40,8 1.037,958

2008 48.915,0 51,2 955,371 2009 64.797,1 64,8 999,955

(Nguon số liệu: Niên giám thong kê năm 2003, 2005, 2009)

Chi tiêu bình quân 1 khách cho dịch vụ viễn thông của Việt Nam giai đoạn 2000 —

2009 có nhiều biến động, nhìn chung có chiều hướng giảm nhưng cũng không đáng ké

e Năm 2000, chi tiêu bình quân 1 khách cho dịch vụ viễn thông của Việt Nam là

1.294.224 VND/người, cao nhất so với các năm khác ở giai đoạn 2000 — 2009 Lí

do chính là do trong năm nay, ngành viễn thông Việt Nam chưa phát triển, cơ sở hạ

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 32

Chuyên đề thực tập -32- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

tang còn yếu kém, lại do VNPT độc quyền quản lí chiếm lĩnh thị trường, giá cảdịch vụ rất đắt Mặc dù số người sử dụng dịch vụ viễn thông chưa phải là cao (chỉ

có 8,5 triệu người, chủ yếu là các nhân viên văn phòng, hành chính ) nhưng dogiá cao nên doanh thu thu được cũng cao Doanh thu cao, số người sử dụng dịch vụ

lại thấp hơn, do đó chỉ tiêu bình quân mỗi khách hàng sẽ cao hơn so với các năm

khác.

e Năm 2005, chi tiêu bình quân 1 khách cho dich vụ viễn thông giảm xuống chỉ còn

1.041.595 VND/người Trong năm này, với sự ra đời của rất các nhiều nhà cungcấp dịch vụ viễn thông mới đã tạo ra sự cạnh tranh với nhau về giá cả, những nhàcung cấp mới vào thị trường tìm chiêu thức hạ giá sản phẩm, khuyến mãi, quảngcáo họ chấp nhận lời ít, thậm chí có thé không lời trong những năm dau dé thuhút khách hàng do đó số người sử dụng dịch vụ viễn thông tăng lên nhưng doanh

thu thu được lại chưa cao.

e Năm 2008, chi tiêu bình quân 1 khách cho dich vụ viễn thông giảm xuống còn

955.371 VND/người, thấp nhất so với các năm khác trong giai đoạn 2000 — 2009.Năm 2008 do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sự cạnh tranh giữa các nhà

cung cấp dịch vụ lại diễn ra thực sự khốc liệt, chạy đua nhau về khuyến mãi, giảm

giá thị trường di động còn khuyến mãi lên đến 150 % mệnh giá thẻ nạp, khiến thịtrường viễn thông trở nên sôi động, số người sử dụng tăng lên rất nhanh, doanh thucủa các nhà cung cấp lại không cao Điều đó là lí do chính khiến chỉ tiêu bình quân1 khách cho dich vụ viễn thông của Việt Nam năm 2008 xuống thấp như vậy.Trung bình trong năm này, mỗi người tiêu dùng chỉ cần bỏ ra 955.371 VND dé sử

dụng dịch vụ viễn thông.

e Năm 2009, chi tiêu bình quân 1 khách cho dich vụ viễn thông đạt 999.955

VND/người, có tăng nhưng không đáng ké so với năm 2008 Trong năm này, thị

trường viễn thông ở các thành phố lớn đã gần như bão hòa, và một số nhà cung cấp(VNPT, Viettel, FPT ) đang hướng tới các vùng nông thôn do đó số người sửdụng tăng lên Tuy nhiên tại các vùng sâu vùng xa, trạm phủ sóng còn thiếu, đờisống người dân còn nhiều khó khăn, nên giá cả giảm, doanh thu viễn thông thu

được chưa thực sự cao Vì vậy, năm 2009 chi tiêu bình quân 1 khách cho dịch vụ

viễn thông vẫn còn khá thấp.

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 33

Chuyên đề thực tập -33- Sinh viên: Cù Thị Thu Hằng

Chương 2: Phân tích thống kê xu hướng biến động về cầu viễn

2.1.

thông Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009

Phân tích xu hướng biến động về quy mô cầu viễn thông

2.1.1 Số thuê bao điện thoại

2.1.1.1. Phân tích đặc điểm biến động số thuê bao điện thoại Việt Nam

giai đoạn 2000 — 2009

Bảng 2.1: Bảng phân tích đặc điểm biến động số lượng thuê bao điện thoại

Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009

Đơn vị: nghìn thuê bao

Giá trị

Số thuê Lượng tăng (giảm) | Tốc độ phát triển Tốc độ tăng tuyệt

Năm | bao điện tuyệt đối (%) (giảm) đối của

thoại Việt (nghìn thuê bao) (%) 1% tốc

Nam độ tăng (nghìn Liên Định Liên Định Liên Định (giảm)

thuê bao) hoàn gốc hoàn gốc hoàn gốc liên

hoàn 2000 3.286,3 - - - -

2001 4.308,8 | 1.022,5 1.022,5 | 131,11 131,11 | 31,11 31,11] 32,863 2002 5.567,1 1.258,3 2.280,8 | 129,20 169,40 | 29,20 69,40 | 43,088 2003 7.339,1 1.772,0 4.052,8 | 131,83 223,32 | 31,83 123,32 | 55,671 2004 10.296,5 | 2.957,4 7.010,2 | 140,30 313,32 | 40,30 213,32 | 73,391 2005 15.845,0 | 5.548,5] 12.558,7 | 153,89 482,15 | 53,89 382,15 | 102,965 2006 | 28.518,1 | 12.673,1 | 25.231,8 | 179,98 867,79 | 79,98 767,79 | 158,450 2007 51.717,9 | 23.199,8 | 48.431,6 | 181,35 | 1.573,74 | 81,35 | 1.473,74 | 285,181 2008 81.339,3 | 29.621,4 | 78.053,0 | 157,27 | 2.475,10 | 57,27 | 2.375,10 | 517,179 2009 | 123.040,3 | 41.701,0} 119.754,0 | 151,27 | 3.744,04 | 51,27 | 3.644,04 | 813,393

BQ 33.125,8 | 13.306,0 149,56 49,56

-(Nguôn: Niên giám Thong kê năm 2003, 2005, 2009)

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 34

Chuyên đề thực tập -34- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

Tổng số thuê bao điện thoại Việt Nam giai đoạn 2000 — 2009 tăng liên tục, tổngsố thuê bao năm sau tăng so với năm trước là 13.306 nghìn thuê bao tương ứng với tốc

độ tăng tương đối là 49,56% Đặc biệt năm 2009, tổng số thuê bao điện thoại đã tăng

lên vượt bậc, tăng 41.701 nghìn thuê bao (tương ứng tăng 51,27%) so với năm 2008.

Sở dĩ năm 2009 số thuê bao điện thoại tăng như vậy do chủ yếu các nhà cung cấp viễn

thông đã biết cách thu hút khách hàng và đầu tư đúng hướng

Hàng năm số thuê bao điện thoại cả nước tăng 13.306 nghìn thuê bao, tươngứng tăng khoảng 49,56% Trong đó, tốc độ tăng thấp nhất là năm 2002 chỉ tăngkhoảng 29,20 % so với năm 2001 vì trong năm này, VNPT vẫn nắm giữ vai trò là độcquyên của nhà nước trên lĩnh vực viễn thông, cơ sở hạ tang kĩ thuật còn nhiều yếu kém,các trạm phủ sóng di động còn khá ít, số thuê bao mới phát triển chủ yếu chỉ là thuêbao cô định Tốc độ tăng cao nhất là năm 2007 tăng khoảng 81,35 % so với năm

2006 vì năm 2007 sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng di động

Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn số thuê bao điện thoại nước ta giai đoạn 2000 —

2009 có thể chia làm 2 thời kì:

e Thời kì 2000 — 2005: bình quân lượng tăng tuyệt đối số thuê bao điện thoại

nước ta thời kì này còn thấp, chi đạt khoảng 2.511,74 nghìn thuê bao Sở dilượng tăng tuyệt đối liên hoàn thời kì này còn thấp vì cơ sở hạ tầng kỹ thuậtnước ta lúc này còn yếu kém, lại có ít doanh nghiệp cung ứng dịch vụ viễnthông nên giá cả cao, khiến cầu về số lượng điện thoại còn thấp, chủ yếu chỉphát triển ở vùng đô thị và các tỉnh thành phố lớn; còn ở nông thôn chưa thực

sự phát triển

e Thời kì 2006 — 2009: bình quân lượng tăng tuyệt đối số thuê bao điện thoại

nước ta thời kì này tăng rất cao, đạt khoảng 26.798,83 nghìn thuê bao Thời kì

này, thị trường viễn thông Việt Nam đã chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnhtranh, chứng minh hiệu quả bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gầnđây như: nhiều công nghệ mới được áp dụng, dịch vụ đa dạng, chất lượng ngày

càng được nâng cao, giá cước ngày càng hạ Cũng trong giai đoạn này, dịch

vụ 3G chính thức được áp dụng tại Việt Nam, tạo ra một cuộc cách mạng trong

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 35

Chuyên đề thực tập -35- Sinh viên: Cù Thi Thu Hang

lĩnh vực truyền thông không dây, thúc day cầu về số lượng thuê bao điện thoại

tăng lên một cách nhanh chóng.

Tổng quan lại, trong 10 năm qua số lượng thuê bao điện thoại Việt Nam tăng trưởng

cao, tốc độ tăng trưởng là bền vững được thể hiện:

- Xu hướng tăng trưởng đều đạt mức tăng trưởng trên 10 % /năm và có

chiều hướng phát triển liên tục (cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP cả

nước).

- Vé giá trị tuyệt đối của 1 % tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì năm sau

luôn cao hơn năm trước.

Đồ thi 2.1: Đồ thị biểu diễn tổng số lượng thuê bao điện thoại Việt Nam

giai đoạn 2000 — 2009

140000 123040.3 120000

Số thuê bao điện 100000 81339.3

Dùng mô hình SPSS 15.0 xác định hàm xu thế của số thuê bao điện thoại cả nước phân

theo địa phương thời kì 2000-2009 có kết quả sau:

Lóp Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 36

Chuyên đề thực tập -36 - Sinh viên: Cù Thị Thu Hằng

Bảng 2.2: Các dang hàm xu thế biểu hiện xu hướng biến động của số thuê bao

điện thoại cả nước giai đoạn 2000 - 2009

Tỷ số Dạng hàm Hàm xu thế Sai số tương

chuẩn quan

Hàm tuyên tính | y - _—30/768,793+-11.617,206+ 21.233.680 | 0,755 Hàm bậc 2 Y.=24.217,307—15875,844+ + 2.499, 368.17 6.639.934 | 0,979 Ham bac 3 Y, =-2.663, 227 +7.965,748.t — 2.669, 965.17 +313, 293 952.864 | 0,999 Ham mũ Y, =1.652,560xI,518 185,293 | 0,979

Trong đó, ham mũ có dang y, =b bi

tính phải In cả 2 về, đưa phương trình về dang:|In Y, = Inb, + Inb, *z

là hàm phi tuyến nên để chuyển về hàm tuyến

Do đó khi chạy SPSS, sai số của mô hình xu thế hàm mũ được máy tính theo công

> Với mức ý nghĩa a@ = 0,05 thì hàm mũ là hàm xu thé phản ánh gan đúng

nhất xu thế biến động của số thuê bao điện thoại cả nước thời kì 2000

-2009 Hàm có dạng: Y, =1.652,560x1,518'

Lép Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 37

Chuyên đề thực tập -37- Sinh viên: Cù Thị Thu Hằng

2.1.1.3 Phan tích chỉ số thời vụ của số thuê bao điện thoại Việt Nam

Viễn thông là một ngành chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời vụ, số thuê bao điện

thoại có xu hướng tăng mạnh vào những tháng nhất định của mỗi năm Do đó, chuyênđề sẽ nghiên cứu phân tích rõ hơn xu thế thời vụ của số thuê bao điện thoại Việt Nam

từ số liệu các tháng của 5 năm giai đoạn 2005 — 2009

Sử dụng SPSS 15.0 và excel để tìm hàm xu thế phản ánh đúng nhất số thuê bao điện

thoại Việt Nam thời kì 2005 — 2009 có bảng sau:

Bảng 2.3: Các dạng hàm xu thế biểu hiện xu hướng biến động của số thuê bao

điện thoại cả nước theo tháng giai đoạn 2005 - 2009

> Với mức ý nghĩa a = 0,05 thì hàm mũ là hàm xu thé phan ánh gần đúng

nhất xu thế biến động của số thuê bao điện thoại cả nước theo tháng thời

Trang 38

Bảng 2.4: Tính chỉ số thời vụ tổng số thuê bao điện thoại Việt Nam giai đoạn 2005 — 2009 theo tháng

Sô thuê bao điện thoại thực tê Sô thuê bao điện thoại ước lượng Ÿ, Y,

(triệu thuê bao) (triệu thuê bao) ¬ » Y,Thang ¥, ¥, =9, 2461, 045" , I=—”

2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2005 2006 2007 2008 2009 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009

1 10,3 | 16,0 | 26,9 | 47,3 | 82,6| 9,661 | 16,357 | 27,694 | 46,889 | 79,388 | 1,044 | 0,978 | 0,971 | 1,.009 | 1,040 1,008 2 10,9 | 17,3 | 28,2 | 49,8 | 83,9 | 10,094 | 17,091 | 28,936 | 48,992 | 82,949 | 1,016 | 1,012 | 0,975 | 1,016 | 1,011 1,006

3 11,2 | 17,5 | 30,0} 50,6] 86,8 | 10,547 | 17,857 | 30,235 | 51,190 | 86,670 | 1,039 | 0,980 | 0,992 | 0,988 | 1,001 1,000 4 11,5 | 17,7 | 31,5 | 51,5 | 89,1 | 11,020 | 18,658 | 31,591 | 53,486 | 90,558 | 1,026 | 0,949 | 0,997 | 0,963 | 0,984 0,984 5 11,7 | 18,4 | 32,8 | 52,6] 91,8 | 11,515 | 19,495 | 33,008 | 55,886 | 94,620 | 0,997 | 0,944 | 0,994 | 0,941 | 0,970 0,969 6 12,5 | 19,5 | 34,8 | 61,8 | 96,7 | 12,031 | 20,370 | 34,488 | 58,393 | 98,865 | 0,984 | 0,957 | 1,009 | 1,058 | 0,978 0,997

7 12,9 | 20,6 | 36,4 | 64,8 | 106,2 | 12,571 | 21,284 | 36,036 | 61,012 | 103,299 | 0,990 | 0,968 | 1,010 | 1,062 | 1,028 1,012

8 13,1 | 21,4 | 37,6 | 67,1 | 113,7 | 13,135 | 22,238 | 37,652 | 63,749 | 107,933 | 0,974 | 0,962 | 0,999 | 1,053 | 1,053 1,008 9 13,5 | 22,5 | 38,5 | 68,6 | 115,2 | 13,724 | 23,236 | 39,341 | 66,608 | 112,775 | 1,009 | 0,968 | 0,979 | 1,030 | 1,022 1,002

Trang 39

Chuyên đề thực tập -30 - Sinh viên: Cù Thị Thu Hằng

Đồ thị 2.2: Dé thị biểu diễn tổng số thuê bao điện thoại Việt Nam theo tháng giai đoạn 2005 — 2009

140.0

120.0 _ 100.0 |

80.0 7 fï

Số thuê bao điện thoại ˆ go |

(triệu thuê bao) fIfHff

40.0 7 ans

Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Thang Tháng Tháng

1/2005 5/2005 9/2005 1/2006 5/2006 9/2006 1/2007 5/2007 9/2007 1/2008 5/2008 9/2008 1/2009 5/2009 9/2009

Đồ thị biểu diễn tổng số thuê bao điện thoại Việt Nam theo tháng giai đoạn 2005 - 2009

Lép Thống kê kinh doanh K48 Trường đại học Kinh tế quốc dân

Trang 40

Bảng 2.4 cho thấy số thuê bao điện thoại Việt Nam giai đoạn 2005 — 2009 tăng vào

quý I, quý III Trong quý I, số thuê bao điện thoại Việt Nam tăng vì thường vào dịp tết,nhu cầu sử dụng điện thoại của người dân tăng cao; các nhà cung cấp dịch vụ lại tung

ra các chiêu thức khuyến mại hấp dẫn (mua sim mới được kích hoạt tặng tiền vào tài

khoản, giảm giá cước cuộc gọi ) do đó sẽ làm tăng số lượng thuê bao điện thoại lên

Trong quý I, số thuê bao điện thoại tăng mạnh nhất vào tháng 1, sau đó đến tháng 2 và

tháng 3.

Trong quý II, số thuê bao điện thoại Việt Nam giảm, mạnh nhất là vào tháng 5 Lí dochính vi sau tết, số thuê bao điện thoại tăng lên rất nhanh, khách hàng mua sim mới dé

hưởng khuyến mãi, sau đó lại không dùng nữa, hiện tượng sim ảo tràn lan trên thị

trường Do đó đến tháng 5, tông số thuê bao điện thoại của nước ta thời kì này giảm

mạnh.

Trong quý III, số thuê bao điện thoại Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt là vào tháng 7,tăng mạnh nhất trong năm Sở di vào tháng 7, số lượng thuê bao điện thoại lại tăngmạnh như vậy vì trong giai đoạn 2005 — 2009 nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thôngkhông ngừng áp dụng các dịch vụ mới và đa dạng để thu hút khách hàng vào tháng

này; đây cũng là thời điểm nhiều nhà cung cấp được nhà nước cấp phép hoạt động

( HT mobile và EVN ra đời với giá cước rẻ, tặng máy điện thoại va simcard vào tháng

7/2007; Gtel tuyên bố ra mắt mạng di động thứ 7 tại Việt Nam mang thương hiệu

Beeline vào 20/7/2009 miễn phí gọi nội mạng từ phút thứ 2 của cuộc gọi trong thời

gian tối đa 20 phút (không giới hạn số cuộc gọi miễn phí) và cước gọi đến nội và mạng

khác là 1.199 VND/phút ) do đó số thuê bao tháng 7 trong giai đoạn này tăng cao

Như vậy, trong giai đoạn 2000 — 2009, số thuê bao điện thoại Việt Nam có xu hướngtăng vào quý I và quý III, giảm vào quý II và đầu quý IV, trong đó số thuê bao điệnthoại có xu hướng tăng mạnh nhất vào tháng 7 và giảm nhiều nhất vào tháng 5

Ngày đăng: 26/09/2024, 02:16