DANH MỤC SƠ ĐÒ, HÌNH ẢNHHình 1.1: Tiêu chuẩn nước thải ngành dét nhuộmBiểu đồ 1.2: Lưu lượng nước thải sản xuất của một số làng nghề chế biến lương thực thực pham, chăn nuôi và giết mé B
Trang 1CHUYEN DE TOT NGHIỆPChuyên ngành: Kinh tê- Quan ly tài nguyên va môi trường.
Đề tài: Thực trạng quản lý nước thải tại làng nghề dệt nhuộm Phương
La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Sinh viên: Nguyễn Mai Phương
Mã sinh viên: 11173810Lớp: Kinh tế - Quản lí tài nguyên và môi trường
Khóa: 59
Giang viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Hà Thanh
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu1.Lý do chọn đề tài 12.Muc đích nghiên cứu 13.Pham vi và đối tượng nghiên cứu 24.Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bồ cục của dé tài 2CHƯƠNG 1 CO SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE QUAN LÝ NƯỚC
THAI LANG NGHE 31.1 Một số vấn dé cơ ban về nước thai 31.2 Quản lý nước thải làng nghề 61.2.1 Khái niệm về quản lý nước thải 61.2.2 Các phương pháp xử lý nước thải 8
1.2.3 Các văn bản chính sách về quản lý nước thải làng nghề 8
1.3.Thực trạng xa thải và quan lý nước thải làng nghề 101.3.1 Thực trạng phát sinh nước thải làng nghề 101.3.2 Công tác quản lý nước thải làng nghề 13
CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC THÁILANG NGHE DET KHAN PHƯƠNG LA
2.1 Tông quan về làng nghề dét khăn Phương La 172.1.1 Giới thiệu chung ; 17 2.1.2 Co cau tô chức lang nghê dệt khăn Phuong La 17
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất của làng nghè dệt khăn Phương La 18
2.2 Thực trạng công tác quản lý nước thải tại làng nghê dệt nhuộm Phương La2.2.1 Đặc điểm quy trình sản xuất khăn 202.2.2 Nguồn phát sinh nước thải 27
2.2.3 Hệ thống tô chức quản lý nước thải làng nghề 28
2.2.4 Các biện pháp quản lý nước thải làng nghề 28
CHUONG 3: GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG QUAN
LÝ MOI TRƯỜNG TẠI LANG NGHE DET KHAN PHƯƠNG LA3.1 Co sở dé xuất giải pháp
3.2 Giải pháp nâng cao quản lý 30
3.2.1 Các giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước 30
3.2.2 Các giải pháp từ tỉnh, huyện, xã chỉ đạo tới địa phương
3 2 3 Hoàn chỉnh một số chính sách kinh tế của Nhà nước trong van dé phat
trién tiéu thu công nghiệp 33
3.2.4 Giải pháp về giáo dục tuyên truyền 34
3.3 Giải pháp hướng tới phát triển bền vững 35
3.3.1 Giải pháp về vốn 353.3.2 Giải pháp về thị trường 37
3.3.3 Giải pháp dao tạo, nâng cao trình độ người lao động 39
3.3.4 Nâng cao vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất làng nghề 41
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 33.3.5 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dét của làng nghề 42
KET LUẬN 43TÀI LIỆU THAM KHẢO 44PHỤ LỤC 46
DANH MỤC CHU VIET TAT
BCHTW : Ban chap hành Trung ươngNN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 4DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 1.1: Các chất ô nhiễm có trong nước thải của một số ngành côngnghiệp
Bảng 1.2: Các yếu tô đặc trưng ảnh hưởng đến sức khỏe của ô nhiễm làngnghề
Bảng 2.1: Quy mô sản xuất cải các hộ trong thôn năm 2020Bảng 2.1 Lượng nước thải phát sinh tại làng nghề Phương La
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐÒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tiêu chuẩn nước thải ngành dét nhuộmBiểu đồ 1.2: Lưu lượng nước thải sản xuất của một số làng nghề chế biến
lương thực thực pham, chăn nuôi và giết mé
Biểu đồ 1.3: Lưu lượng nước thải một sỐ làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ
Hình 2.1: Quy trình sản xuất khăn tại làng nghề Phương LaHình 2.2: Sơ đồ công nghệ dét nhuộm kèm dòng thai
Hình 2.3: Co cau hệ thống quản ly môi trường địa phương
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là Chuyên đề thực tập của bản thân tác giả Các kếtquả trong Chuyên dé thực tập này là trung thực, không sao chép từ bat kỳ mộtnguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tac giả CĐ TT
Chữ ký
Nguyễn Mai Phương
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 71. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay, đi cùng với sự phát triển không ngừng, thu nhập của người dâncũng ngày càng được nâng cao Khác với nhu cầu từ thời cha ông là ăn no mặcấm, nhu cầu ngày nay không chỉ dừng lại tại đó mà đã được nâng lên là đượcăn ngon mặc đẹp Cũng chính vì lí do này, ngành dệt may hiện nay đang ngàycàng phát triển va dat được nhiều hơn những cột mốc to lớn trên toàn thé giới
nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nhận thức được rằng, bên cạnhsự phát triển vượt bậc, ngành dệt may hiện nay đang là ngành công nghiệp gâyô nhiễm nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau dầu mỏ Câu hỏi được đặt ra là ngành này
đã sử dụng những đầu vào nguyên liệu gì mà lại gây ra ô nhiễm lớn nhưvậy? Khi dấu hỏi được đặt ra, sẽ không quá khó dé nhận ra rằng, chat thải củanên công nghiệp này dù ở dạng rắn, lỏng hay khí đều gây ra sự ô nhiễm nghiêm
trọng cụ thể là ô nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm không và ô nhiễm nước (chủ yếu)
Là một người con của mảnh đất Thái Bình, cụ thê là huyện Hưng Hà, cánhân tôi đã không quá xa lạ với vấn đề ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại
làng nghề dệt nhuộm khăn Phương La (hay còn gọi là làng Mẹo) thuộc xã Thái
Phương Làng này nổi danh cả tinh vì có nhiều cá nhân thành đạt với cái nghề
được truyền lại từ thời cha ông này tuy nhiên điều dễ nhận thấy nhất bằng mắt
thường khi đi qua khu vực này là nguồn nước nâu kịt, bốc mùi được thải ra
ngoài các con kênh, đường cống Và chăng khó đoán răng đó chính là nguồn
thải đầu ra của các công ty thuộc làng nghề Nhiều mảnh ruộng đã bỉ bỏ hoang,nhiều cây cối không thé sinh trưởng do nguồn nước 6 nhiễm Và không sai khinói rằng đây là tình trạng chung của 46% làng nghề thuộc nước ta Hầu hếtnhững hệ lụy này diễn ra do trình độ kĩ thuật còn chưa cao, từ qui trình sản xuấtđến xử lí chất thải đầu ra Điển hình là ô nhiễm nước Nguồn nước tại nhữngnơi này bị ô nhiễm nặng do nước thải sản xuất xả thăng ra môi trường với mứcđộ ô nhiễm rất cao mà không qua hệ thống xử lý Cũng tại Phương La, ô nhiễm
nước đang là vân đê gây nhức nhôi cân sự vào cuộc của chính quyên địa phương.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát:Tìm hiểu thực trạng xả thải và quản lý nước thải tại làng dệt từ đó đề xuất mộtsố giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nước thải tại làng nghề
Mục đích cụ thể:
Trang 8- - Đánh giá hiện trạng xả thai và công tác quản lý nước thải tai làng dệt nhuộm
Phương La.- Phan tích những khó khăn mà các công ty cũng như chính quyền địa phương
đang gặp phải trong việc quản ly nước thải từ quá trình dệt nhuộm
- Dé xuât một sô giải pháp
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:- Lang nghề Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Đối tượng nghiên cứu:- _ Nước thai của các công ty dệt khăn thuộc làng nghề Phương La: Nước thải nau,
tây, giặt, nhuộm, nước thải sinh hoạt
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các số liệu, tài liệu liên quan tới đề
tài từ nguôn sẵn có (số liệu từ ban thong kê xã Thái Phương, các báo cáotổng kết,báo chí, luận văn tốt nghiệp, các tài liệu Internet, )
- Phuong pháp điều tra, khảo sát thực địa:điều tra dé thu thập các thông tin,
số liệu khi tham gia khảo sát thực tế tại làng nghề
- Phương pháp xử lý thông tin/số liệu: Các tài liệu thu thập được sắp xếp, hệ
thống hóa và tiến hành phân tô theo những phân tích nhất định dé xử lý
thông tin/ số liệu Qua các báo cáo hay nhưng thông tin trên internet, tha
khảo ở các luận văn trước tổng hợp lại và hoàn thiện.- Phuong pháp chuyên gia : tham khảo ý kiến thầy cô giáo khoa và các cán bộ
phòng TNMT huyện Hưng Hà- Phuong pháp thống kê, đánh giá, dự báo các tác động môi trường: Dựa trên
cơ sở định lượng và đinh tính các thông số hiện trang môi trường dé đánh
giá các tác động của nó đến chất lượng môi trường xung quanh Từ đó đưa
ra các giải pháp để ngăn ngừa ô nhiễm ở địa phương và các giải pháp giúp địa phương hướng tới phát triển bền vững.
5 Bo cục của dé tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nước thải làng nghề
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nước thải làng nghề dệt khăn Phương
Trang 9CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ NƯỚC
THÁI LÀNG NGHÈ
Một số vẫn đề cơ bản về nước thải
Nước thải là nước đã bị ô nhiễm sau việc con người Nói cách khác, nước thải
là "nước đã qua sử dụng của các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, thương mại
hoặc nông nghiệp, dòng chảy bề mặt hoặc nước mưa, và bất kỳ dòng chảy nàocủa hệ thống cống rãnh hoặc sự xâm nhập của hệ thong céng rãnh" Do đó, nướcthải là sản phẩm phụ của các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, thương mại hoặcnông nghiệp Các đặc tính của nước thải khác nhau tùy thuộc vào nguồn Cácloại nước thải bao gồm: nước thải sinh hoạt từ cộng đồng dân cư (còn gọi lànước thải sinh hoạt), nước thải công nghiệp và nước mưa chảy tràn Nước thải
có thê chứa các chât ô nhiễm vật lý, hóa học và sinh học.
Nước thải sinh hoạt
Là nước đã qua sử dụng có thé được tạo ra từ nước thải từ bồn cầu, bồn rửa,
máy rửa bát, máy giặt, bồn tắm và vòi hoa sen nhằm mục đích sinh hoạt củangười đân: tây rửa, giặt git, vệ sinh cá nhân, được xả bỏ ra môi trường từ
các hộ gia đình, phòng khám, trường học, văn phòng làm việc và những công trình công cộng khác.
Nước thải sinh hoạt gồm:Nước thải từ hệ thống bài tiết của cơ thé con người (nước đen) đã qua sử dụng
từ các bồn cầu xả.Nước thải do các chất thải sinh hoạt: nước rửa (vệ sinh cá nhân, quần áo, sàn
nhà, bát đĩa, ô tô, v.v.), còn được gọi là nước xám hoặc nước bùn và chất lỏng
sản xuất dư thừa từ các nguồn trong nước (đồ uống, dầu ăn, thuốc trừ sâu, dầu
bôi trơn, sơn, chât tây rửa, v.v.) Nước thải công nghiệp
Là loại nước nhiễm ban sau những công đoạn sản xuất và làm sạch tạo sản
phẩm đầu ra của nền công nghiệp Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác
nhau về thành phan cũng như lượng phat thải và phụ thuộc vào nhiều yếu to:loại hình công nghiệp, tính hiện đại của công nghệ, tuôi thọ thiết bị,
Nhìn chung, nước thải công nghiệp được chia làm 2 loại:
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 10o Nước thải công nghiệp quy ước sạch: được sử dụng nhằm mục đích làm làm
mát thiết bị, ngưng tụ hơi nước, làm nguội sản phẩm, vệ sinh sàn nhà (chất diệt
khuẩn, nhiệt, chất nhờn, phù sa)
o Nước thải công nghiệp nhiễm ban: là loại nước thai cần được xử lý trước khi xả
ra ngoài tùy theo mức độ tiêp nhận mà có những tiêu chuân riêng.
® Nước mưa chảy tràn
Đây là loại nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất
cặn bã, dầu nhớt khi đi vào hệ thống thoát nước mưa
Nước thải có thé được chuyền qua một hệ thống cống thải kết hợp mà tại đó
dẫn cả nước mưa chảy tràn và nước thải, và có thé cả nước thải công nghiệp.Sau khi xử lý tại nhà máy xử lý nước thải, nước thải sau xử lý (còn gọi là nướcthải đầu ra) được thải ra nguồn nước tiếp nhận Các thuật ngữ "tái sử dụng nướcthải" và "cải tạo nước" được áp dụng nếu chất thải đã xử ly được sử dụng chomục đích khác Nước thải ra môi trường nếu không được xử lý phù hợp có thé
gây 6 nhiễm nguôn nước.
Bảng 1.1: Các chất ô nhiễm có trong nước thải của một số ngành công
nghiệp
Ngành công Chất ô nhiễm Nồng độ
nghiệp trong nước (mg/L)
thaiChế biến sữa - Tong chat rắn 4,516
( TSS) 560
- Chat ran lo lửng 73,2
(SS) 807 - Nito hữu co 112 - Natri ( Na) 116 - Canxi ( Ca) 59 - Kali(K) 1,890- PhốtPho(P)
- BODs
Lò mé - Chat ran lo lửng 820
(SS ) 154 - Nhtuco 996
- BODs
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 11Sản xuất hóa - pH 2-3
chất - COD 120-350
- BOD <50 - Ss 1.000-
- SO 1.400
500-1200
San xuat pin - - pH 2-4
ắc quy - Chat rắn lơ lửng <20
SOx 50-130
( Nguôn: Lê Trinh, 1997)
Bởi sự nguy hại của nước thải các ngành nghề mà Bộ TN&MT đã đưa ra một
hệ thống các quy chuan kỹ thuật Quốc gia về chất thải các ngành nghề
Hình 1.1: Tiêu chuẩn nước thải ngành dệt nhuộm
OG
13:2015BTNMT
Xyanua
Clo duCrom VI (Cro
Tông các chat hoạt
động bê mặt S tr ' 2 B traˆ tn _ So
SVTH: Nguyén Mai Phuong
Trang 12Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp dệt nhuộm QCVN
13-MT : 2015/BTNMT
1.2 Quản lý nước thải làng nghề
1.2.1.Khái niệm về quản lý nước thải
Nước đã quan trọng, nước sạch lại càng quan trọng hơn Đó là ly do vì saoquản lý nước thải lảng nghề và các khu công nghiêp luôn nhận được sự quantâm sâu sắc về mặt khoa học, kỹ thuật và quản lý Mục tiêu của quản lý nướcthải là làm sạch và bảo vệ nguồn nước, đảm bảo nước trước khi được thải ramôi trường bên ngoài phải đạt đủ tiêu chuẩn được đề ra Điều này có nghĩa lànước phải đủ sạch để mọi người có thể sử dụng để uống và giặt, và cho cácngành công nghiệp cho mục đích thương mai Nó cũng phải đủ sạch dé thải rađại dương, hồ và sông sau khi đã được sử dụng Lĩnh vực khó quản lý nhất hiệnnay là xả nước thải bất hợp pháp, không có sự quản lý của bất kì cơ quan, ban
ngành nào.=> Quản lý nước thải làng nghề là tong hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm đảm bảo nước thải trước khi đạt xả ramôi trường phạt đạt tiêu chuẩn
Nước thải nói chung ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thê hiện ở cácbiểu hiện bên ngoài và ở dấu hiệu bệnh lý Tuy nhiên sự ảnh hưởng đến môitrường sống là cái chúng ta không thể thấy được ngay trước mắt mà nó sẽ dần
dần hủy hoại và gây ảnh hưởng từ từ đến lâu dài đối với động thực vật, đất đaivà nguồn nước sạch chúng ta dang sử dụng Đặc biệt, những làng nghề thườngtập trung đông dân cư hơn, nơi nước thải xả ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
những người sử dụng nước khác
Dưới đây là một sô ảnh hưởng của nước:
- Anh hưởng của ô nhiễm làng nghề đến môi trường:e Đối với môi trường nước: các cặn lơ lửng ở trên nước mặt chất thải và kim loại
nặng lắng xuống đáy, sau khi phân huỷ, một lượng chất này sẽ được tiêu thụ bởicác sinh vật nước, còn một phần thắm xuống dưới mach nước ngầm qua đất
Tiếp xúc và tiêu thụ những chất độc hại có trong nước thời gian dài làm giảm
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 13tuổi thọ và khả năng sinh sản thậm chí còn gây nên biến đổi gen co đời sốngthủy sinh.
Bên cạnh đó, nước thải khi chảy ra kênh rạch và các vùng cửa sông sẽ làmđảo lộn môi trường nước quanh khu vực này Tính chất nguồn nước sạch thay
đổi do bị ô nhiễm từ các loại hóa chất độc hại, các hợp chất hữu cơ phân hủy vacác loại vi sinh vật có hai cho sức khỏe con người Nguồn nước sạch nghiễm
nhiên thành nguồn lây bệnh cho quan thê sinh vật xung quanh va ảnh hưởngtrực tiếp đến con người chúng ta Và theo thống kê của Bộ TN&MT: “ Mỗi nămVN có khoảng 9.000 ca tử vong và trên 200.000 người bị ung thư do sử dụng nguôn nước ô nhiễm.”
e_ Đối với môi trường không khí:
- _ Nước thải khi không được xử lý sẽ diễn ra quá trình phân hủy của các chất sẽ,
để lâu sẽ bốc mùi hôi thối, thậm chí tạo khí độc như H2S hoặc CO2 gây hiệuứng nhà kính Cuộc sống thường nhật của người dân bị ảnh hưởng bởi mùi khó
chịu, có thé gây các bệnh liên quan đến đường hô hap
e Đôi với môi trường đất:
Chất vô cơ và hữu cơ khi không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách đượcthải ra ngoai sẽ thấm vào đất, khi con người trồng trọt tại khu vực ô nhiễm nàycác thành phần hóa học độc hại sẽ thấm vào các loại cây trồng gây thay đổithành phần dinh dưỡng, tồn đọng các chất độc hại Khi hóa chất độc hại thấmvào đất, các sinh vật đất cũng phải gánh chịu hậu quả Ngoài ra khi thấm xuốngmạch nước ngầm sẽ gây nên những hệ quả khôn lường, đặc biệt với những khuvực dân cư sử dụng nguồn nước giếng khoan, vô tình nạp trực tiếp chất độc vàongười gây nên nhiều bệnh nguy hiểm
- Anh hưởng của 6 nhiễm làng nghề đến sức khỏe người dân:
Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang laođộngcũng như những hộ dân xung quanh Trong những năm gần đây, tỷ lệ này
có xu hướng không ngừng gia tăng, thé hiện ở số người chết do ung thư, thầnkinh, tuổi thọ giảm, thé hiện qua những bệnh đặc trưng:
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 14thực phâm
Bệnh ngoài da, viêm
niêm mạc nhưnam kẽ,
nam móng, viêmchân,
nang lông
Buc xạ nhiệt, vi
sinh vật gây bệnh,
hóa chất, nướcthải chứa hàm lượng hữu cơ và
Coliform cao,
chất thải rắnLàng nghề tái
chê phê liệu
Hộ hấp, ngoài da,thân
kinh, ung thư
Khí độc, nhiệt độ, tiêng ôn và chât
Làng nghê sản Hô hap, tiêu hóa, Bụi, khí độc
công mỹ xylen, toluene nghệ
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2008
Bên cạnh đó, ô nhiễm làng nghề còn tác động trực tiếp lên hoạt động KTXH
khu vực, phải ké đến: sụt giảm năng suất ngành nông nghiệp do chất lượng câytrồng suy giảm, sức hút giảm kéo theo nguồn thu từ du lịch cũng giảm theo,xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghé,
Tưởng chừng như nền công nghiệp đóng góp một phan khong 16 vào cơ caukinh tế, giúp nâng cao mức sống toàn bộ người dân tuy nhiên cái giá phải trảnày sẽ vô cùng đắt nếu công tác quản lý chất thải nói chung và nước thải nóiriêng chưa đạt được sự hiệu quả.
1.2.2 Các phương pháp xử lý nước thải
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 15Xử lý nước thải là quy trình khử các chất ô nhiễm có trong nước xuống đến
mức an toàn, không gây ảnh hưởng với môi trường Hiện nay, có rât nhiêu
phương pháp xử lý nước thải và đưới đây là những phương pháp phô biến nhất:
- Phuong pháp cơ học phô biến và đơn giản nhất là sử dung song chan rác (lưới
lược thô) và lưới chắn rác (lưới lược tinh) Lưới sẽ giữ lại các tạp chất rơm rácvà các vật thô nặng (đá, sỏi ), dé bảo vệ đường ống, giảm tải cho thiết bị
tiếp theo Phương pháp này hoạt động khá tốt và loại bỏ được 60% lượng tạpchất không tan
- Phuong pháp keo tụ được tiễn hành cho phèn nhôm, phèn sắt hoặc sữa vôi khử
màu và một phần COD Với PP này, những hạt keo rất bé chuyển động xáo
trộn kết dính với hạt keo trong nước thải tạo nên tô hợp có kích thước lớn hơn
va dé dàng lắng xuống đáy Nong độ pH sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hóa
chất tham gia trực tiếp vào quá trình keo tụ.- Phuong pháp hấp thụ với cơ sở là hap thu chat tan lên bề mặt chat rắn s6p PP
này sử dụng các chất hấp thụ (magie, đất sét, than nâu, bentonit, ) dé hap thuchat thai không có khả năng phân hủy sinh học (kim loại nặng, chat tạo mùi
vị, thuốc nhuộm, chat tay rửa, ) trong đó với bề mặt riêng lớn từ 500m2/g, than hoạt tính được sử dụng phổ biến nhất Keo tụ và hấp thụ là 2PP hóa lí được sử dụng trước, tạo tiền đề cho PP sinh học
400 Phuong pháp sinh học (xử lí nước bằng vi sinh) hoạt động với cơ chế VSV có
trong nước thải thực hiện chuyền hóa hợp chất hữu cơ và chất khoáng làm
nguồn dinh dưỡng và sinh ra năng lượng Các quá trình phân hủy này cho ra
sản pham là Cacbonic, nước và các chat vô cơ khác Với mục đích là khử cácchất hữu cơ COD, BOD, với nồng độ cao ở trong nước xuống đến mức cho
phép, không gây hại tới môi trường, PP này chia làm 2 loại: xử lý hiếu khí vàxử lý yêm khí trên cơ sở có oxy hòa tan và không có oxy hòa tan.
1.2.3 Các văn bản chính sách về quản lý nước thải làng nghề
Ô nhiễm môi trường của các làng nghề sản xuất vẫn đã, đang và sẽ là mối
quan tâm lớn của chính quyền các cấp Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ về
quy mô, số lượng và chủng loại của làng nghề đang đặt ra một bài toán đang
tìm lời giải cho chính quyền Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nướcđã đưa ra và ban hàng nhiều văn bản đề cập đến bảo vệ môi trường từ năm
2005 và hàng loạt các văn bản dưới luật, trong đó nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 16và quyền hạn, của các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làngnghề từ cơ sở, UBND các cấp trung ương tới địa phương và cơ quan quản lý
chuyên ngành.
Các văn bản có liên quan:
- Chi thị 28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 của các Bộ NN&PTNT về đây
mạnh thực hiện quy hoạch ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễmngành nghề
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của hội nghị lần thứ 7 BCHTW
khóa X ban hành chủ trương về phát triển Tam nông “nông nghiệp, nông dân,nông thôn “.
- _ Quyết định số 13/2009 QD-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước dé tiếp tục thực
hiện các chương trình kiên cô hóa kênh mương, phát triển đường giao thôngnông thôn, CSHT nuôi trồng thủy sản, CSHT làng nghề nông thôn giai đoạn
2009-2015.- Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp
doanh nghiệp vừa và nhỏ.- _ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Dé án: “Dao tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 “.- Nghi định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.- Nghi định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.- _ Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ TN&MT: Quy
định vê bảo vệ môi trường làng nghé.
1.3.Thực trạng xả thải và quản lý nước thải tại làng nghề
1.3.1 Thực trạng xả thải
Hiện nay cả nước có trên 5.400 làng nghề và lang có nghê Với gần 2.000
làng nghề truyền thống, 115 trong số đó đã được công nhận, đã góp phần quan
trọng giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động Trong hơn 30 năm đổimới kinh tế làng nghề đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển
của đât nước.
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 17Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại những bat cap,
đặc biệt là mức độ 6 nhiễm môi trường làng nghề dang ngày càng gia tăng,đặc biệt là ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh và
các khu vực lân cận từ HĐSX của các làng nghề
Theo Báo cáo môi trường quốc gia: “Chất lượng môi trường tại hầu hết các
làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các
nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và
59,6% từ hóa chất.”
Nước là công cụ sản xuất không thé thay thế trong HDSX Nhu cầu sử dụngnước phục vụ cho quá trình sản xuất của các làng nghề là vô cùng nhiều, kết
hợp cùng các chất khác nhau trong từng khâu, cho đầu ra là nước thải tuy
nhiên, do công nghệ xử lý còn lạc hậu, hầu hết lượng này đều được xả thăngra kênh rạch với lưu lượng lớn.
Dựa vào tình chất nước thải, ô nhiễm môi trường nước được chia làm 2 loại: - _ Nước thải nhiém chất hữu cơ: diễn ra hầu hết tại các làng nghề có nhu cầu
nước phục vụ sản xuât lớn như: chăn nuôi, sản xuât tinh bột, giêt mô, giàyda, chế biến thực phẩm
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 18Biêu đô 1.2: Lưu lượng nước thải sản xuât của một sô làng nghé chê biên
lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mỗ
Nguôn: Báo cáo môi trường quốc gia 2008
=> Do cần một lượng lớn cho hoạt động sản xuất, tat yếu, thải lượng của nước trong
nhóm các làng nghề này cũng lớn tương đương, con số cao nhất ghi nhận đượclà 7.000 nghìn m/ngày đã được xả thắng vào môi trường mà không qua bất kìgiai đoạn xử lí nào Các chất hữu cơ phải kế đến như: SS, tổng N, COD,, nhiễm
trong nước thải vượt hàm lượng cho phép bởi TCVN hàng chục lần
Bên cạnh đó, nước và chất thải không được xử lý từ hoạt động chăn nuôi, khiđược đưa thắng vào hệ thống ống thoát nước và kênh rach gây tích tụ làm tắc
nghẽn dòng chảy và làm ô nhiễm môi trường hệ thống kênh rạch, ao hồ Tại cácđiểm tích tụ, nếu không được xử lý kịp thời, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy,
lâu ngày sẽ bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường không khí
- — Nước thải nhiễm chất vô cơ:
Hàm lượng cặn lớn trong nước thải được sinh ra trong HĐSX của các làng
nghề tái chế giấy và đệt nhuộm; hàm lượng kim loại nặng được tìm thấy trong
nước thải xi mạ và tái chế kim loại tại các làng nghé tái chế cũng vượt ngưỡng
TCCP hàng chục lần
Đơn cử tại các làng nghề dệt nhuộm, với 85-90% lượng chất hóa học (axit
các loại, NaOH- xút ăn da, thuốc nhuộm) được tiêu thụ tan trong nước cho đầu
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 19ra là nước thải độc hại có độ màu rất cao, có nơi lên tới 13.000 Pt-Co Thảilượng của nước tại những làng nghề này cũng khá cao (200-1.000 m3/ngày)được xả thăng vào môi trường mà không qua bât kì giai đoạn xử lí nào.
Biểu đồ 1.3: Lưu lượng nước thải một số làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2008
Cũng theo những kết quả khảo sát bởi Chi cục BVMT miền Trung và Tây
Nguyên (2007) và Đề tài KC 08.09(2005): “ Nước thải của các làng nghề dệt
nhuộm, ươm tơ đều giàu chất hữu cơ: Hàm lượng COD và BODs gap 2-15 lầnTCVN Ngoài ra nước thai có hàm lượng SS, tổng N va tong P kha cao Dac biét
là Coliform vượt TCVN hang nghìn lần”
1.3.2 Thực trạng quản lý nước thải làng nghề
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghềđang nổi lên như một van dé nóng, cấp bách Cùng với sự gia tăng phát triển cảvề số lượng và các loại hình sản xuất, kinh doanh, ô nhiễm môi trường ngàycàng tăng Nhận thức được vấn đề đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành cácvăn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nêu trách nhiệm, quyền hạn của cácbên liên quan trong công tác BVMT làng nghề Song quản lý môi trường làngnghê vân đang còn nhiêu tôn tại, bât cập chưa được giải quyêt ở các mức độ và
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 20cấp độ quản lý khác nhau Các làng nghề rất đa dạng về quy mô sản xuất, loạihình sản xuất với những đặc thu riêng, tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bảnquy phạm pháp luật nào quy định riêng đối với vấn đề BVMT làng nghề theo
đặc thù của mỗi loại hình sản xuất Các văn bản hướng dẫn hiện hành đều quy
định chung cho tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh, do đó, dé áp dụng vàolàng nghé nhiều khi không phù hợp hoặc khó áp dụng
Theo quy định của pháp luật, đối với van đề môi trường tại các làng nghé,
trách nhiệm chủ yếu thuộc về UBND các cấp Tuy nhiên, hầu hết các văn bảnmới dừng lại ở UBND cấp tinh Như vậy, dé pháp luật thực sự có hiệu lực phảicó văn bản quy định trách nhiệm cho UBND từng cấp, thậm chí có văn bản quyđịnh đến cấp làng, thôn, bản Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn địa phươngchưa chủ động thực hiện đúng trách nhiệm được phân công, chưa có sự phốihợp đồng bộ, chặt chẽ trong công tác BVMT làng nghề; Chưa có sự kết hợp
chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương dé phổ biến các văn bản, chính sách,
pháp luật của Nhà nước nhằm thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả
Tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT còn yếu và chưa phát huy hiệuquả Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề triển khai chậm Tạinhiều làng nghề, chủ cơ sở và người dân làng nghề còn chưa năm được LuậtBVMT và các văn bản quy phạm pháp luật Công tác thanh tra, kiểm tra việcthi hành pháp luật về BVMT tại các làng nghề chưa được thường xuyên và triệtdé, công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BVMT chưa nghiêm
Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức BVMT cho cộng đồng dân cư làng nghề
còn chưa được chú trọng Y thức chấp hành pháp luật về BVMT của các cơ sở,
hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại làng nghề chưa cao Công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật chưa đi vào cuộc sống Một số địa phương tập trung phát
triển kinh tế mà chưa quan tâm, coi trọng công tác BVMT tại các làng nghề.Hiện trạng:
a) Công cụ kinh tế: thu thuế, phí môi trường đối với các đối tượng vi phạm theo
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề đã được chú ý: hỗ trợ kinh phi,giảm thuế, ưu đãi tín dụng
Trang 21Nhà nước cũng đã phát triên khai thác công tác BVMT làng nghề, huy
động sự tham gia tích cực của người dân, người sản xuất.
Nhiều tổ chức tự nguyện hoạt động BVMT với sự đóng góp tài chính củatừng hộ sản xuất đã đi vào hoạt động hiệu quả
Bên cạnh đó ở nước ta cũng ton tại, hạn chế trong công tác quan ly Dau
tiên phải ké đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chưa cụ théhóa BVMT làng nghề Trong luật BVMT năm 2005 đã có quy định về bảo vệmôi trường làng nghề nhưng hiện nay vẫn chưa có những văn bản hướng dẫncụ thê việc thực thi các quy định đó Hơn nữa mỗi làng nghề đều có những đặcthù riêng các quy định cụ thé cho việc chấp hành BVMT làng nghề cho từngđịa phương Chức năng nhiệm vụ về BVMT của các bộ phận địa phương chưa
rõ rang còn chồng chéo Mặc dù đã có sự phân công trách nhiệm cho các bộnhưng vẫn có sự chồng chéo về vai trò và trách nhiệm trong việc BVMT làngnghề giữa các bộ/ngành và giữa các bộ /ngành với các địa phương Bên cạnh đó
việc phối hợp liên ngành vẫn còn nhiều hạn chế
Tại nhiều nước, các công cụ như phí BVMT đối với nước thải, khí thải,
chất thải rắn là công cụ kinh tế quan trọng trên nguyên tắc “người gây ô nhiễmphải trả tiền” đã đóng góp làm thay đối ý thức và hành vi của chủ sở hữu tại các
làng nghề dé giảm thiêu chat thai của minh
Chính phủ đã ban hành nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí thải, chất thảirắn Cũng như với phí nước, chất thải rắn cũng xảy ra tình trạng tương tự Đến
nay chưa thu được bat cứ khoản phí nào từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề
Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức BVMT làng nghề cho người dân
chưa được chú trọng Mặc dù đã có những biện pháp nâng cao nhận thức cho
cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh,truyền hình, báo đài trung ương và địa phương, tuy nhiên có thé thấy công tác
này chưa được chú ý thường xuyên kịp thời Vẫn còn rất nhiều chiến dich đi
theo phong trào mà chưa di vào bề sâu thực chất, chưa mang lại hiệu quả thực.
Công tác giáo dục và tuyên truyền chưa được chú trọng tại các làng nghề, cáchình thức tuyên truyền còn thiếu sáng tạo về hình thức và phong phú về nộidung, chưa kết hợp tốt giữa các đoàn thé trong công tác tuyên truyền và giáodục Chưa khuyến khích và hướng dẫn cụ thê về phát triển hương ước, quy ước,hay quy chế về việc thực hiện làng văn hóa trong thôn xóm Nhân lực, tài chínhvà công nghệ cho BVMT làng nghề chưa đáp ứng nhu cầu Lực lượng cán bộ
làm công tác về quan lý môi trường còn mỏng va thiêu trình độ chuyên môn.
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 22chưa được phát huy đầy đủ.
Quá trình tham gia của cộng đồng vào đóng góp ý kiến ra quyết định,
hoạch định chính sách và các làng nghề còn hạn chế Cho đến nay sự tham giacủa cộng đồng chỉ dừng lại ở mức phản kháng khi môi trường bị ô nhiễm ảnhhưởng tới họ, hoặc khi các công trình công cộng được triển khai gần khu dân
sinh như bãi chôn rác thải.
Trách nhiệm của các doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ sản xuất tại cáclàng nghề về thực thi pháp luật BVMT còn chưa cao
Các chủ doanh nghiệp hoặc chủ sản xuất chỉ quan tâm tới sự phát triển
kinh tế, tới lợi nhuận thu được mà không quan tâm tới quá trình sản xuất của họảnh hưởng tới môi trường như thế nào
Trình độ dân trí và tính cộng đồng làng nghề ảnh hưởng tất nhiều tớicông tác BVMT Song ho vẫn chưa có những kiến thức cần thiết để hỗ trợcho công tác BVMT làng nghề
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 23CHUONG 2: THUC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LÝ NƯỚC THAI
LANG NGHE DET KHAN PHƯƠNG LA
2.1 Tông quan vê lang nghê dệt khăn Phuong La
2.1.1 Giới thiệu chung:
Làng nghề dệt nhuộm Phương La (hay còn gọi là làng Mẹo) thuộc thônPhương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.Xã có các thônđó là: Trắc Dương, Nhân Xá, Phương La, Xuân La, Hà Nguyên với dan sốhơn 11.000 người nhưng duy nhất chỉ có thôn Phương La có nghề dét khăn
Thái Phương nói chung và làng Mẹo nói riêng trước kia là một xã thuần
nông chủ yếu là trồng hoa màu và lúa nước, những vị tô làng khi đến khai phá
vùng đất này đã đem theo nghề dệt vải, đũi truyền lại cho con cháu, vì thế,
Phương La là thôn duy nhất trong trong xã có nghề dệt cũng là làng dét truyềnthống của cả tỉnh Nghé dệt cũng đã giúp nhiều người dân trong xã có việc
làm và giúp cho đời sống của bà con không những trong và ngoài xã được cảithiện đáng kế và cũng như góp phan gìn giữ nghé truyền thống bao đời của
ông cha ta Hiểu được thế mạnh của mình, nhiều cá nhân tại cũng thành lập
công ty và xuất khẩu sản phẩm khăn ra các nước thuộc châu A như: Nhật Ban,
Hàn Quốc, Hong Kong, tạo được nguồn thu nhập lớn Vì lẽ đó, nếu là mộtngười con Thái Bình, hầu hết mọi người đều biết đến làng Mẹo như một làngnghề phát triển, giàu có và hội tụ nhiều tài năng, tinh anh của tinh Và cũng
không ít những bài báo được viết lên nhằm ca ngợi nghề dệt truyền thống vàvinh danh ngôi làng giàu có, phát triển đi lên từ nghé dệt nay
2.1.2 Cơ cau tô chức làng nghé dệt khăn Phương La
Hiện nay trong làng Phương La có gần 60 hộ sản xuất và công ty tư
nhân, 45 trong số đó năm trong KCN của làng (23) và tại KCN xã PhúcKhánh cùng huyện, số còn lại năm ở TP Thái Bình cùng với hàng chục doanh
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 24nghiệp nằm ở khắp cả nước, với cơ cấu lao động (5% tham gia sản xuất nôngnghiệp, 95% tham gia sản xuất sản phẩm dệt nhuộm)
Sự phát triển của làng nghề được biểu hiện qua quy mô và cơ cau sản
xuất Chứng kiến được sự mở rộng và phát trién mạnh mẽ như ngày hôm naycủa làng nghề lâu đời này, không phải ai cũng biết được rằng trong quá khứ
nghề dệt nhuộm khăn đã có nhiều thời gian giảm sút, tưởng chừng sẽ bị maimột Hiện nay dệt khăn đã được mở rộng từ các hộ nhỏ thành hộ lớn và cònđược mở rộng sang các thôn, làng, các địa phương khác Đề đạt được thànhtựu như ngày nay phải kế đến sự cố gắng nỗ lực không ngừng nhằm giữ gìn và
phát triển nghề của những người con nơi đây.
Khảo sat 23 hộ chuyên môn hóa và hộ kiêm (vừa HDSX nông nghiệp
vừa HĐSX đệt) ta được kết quả sau:
Bang 2.1: Quy mô sản xuất cải các hộ trong thôn năm 2020
Hộ chuyên Hộ kiêm môn hóa
SL cc SL CC (%)
Quy mô (hộ) (%) (hộ)
Nhỏ 43
Lớn 57
Nguồn: So liệu diéu tra
= Có một sự đối lập dễ nhận ra khi nhìn vào số liệu trong bảng giữa số lượng
quy mô to và nhỏ của hộ chuyên môn hóa và hộ kiêm Hộ chuyên môn hóa có
xu hướng chấp nhận rủi ro dé mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, làm giàunguồn thu nhập từ nghề dét trong khi hộ kiêm thích sự an toàn, không chấp
nhận rủi ro nên có xu hướng sản xuât theo quy mô nhỏ.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất của làng nghé dệt khăn Phương La
Phương La là làng nghề hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàngmay mặc Hiện tại sản phẩm chính của làng nghề là các loại khăn mặt, khăn ăn
có nguồn gốc 100% cotton Với trên 2.000 khung dệt thủ công, công suất hoạt
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 25động khoảng 25 — 30 tan khăn/ngày, dat giá trị hàng năm trên 130 tỷ đồng.Sản phẩm cuối cùng của làng nghề được xuất sang thị trường Nhật Bản ( 90%sản lượng), khoảng 10% sản lượng còn lại được xuất sang thị trường Hàn
Quốc và Đài Loan
Theo báo cáo điều tra, HĐSX ở làng nghề đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao
giúp thu nhập các hộ tăng đáng ké nhiều năm qua Những công ty xuất khâutại làng thậm chí có doanh thu lên đến 6 - 7 triệu USD/năm, thu nhập bình
quân đối với thợ lành nghề là 8 triệu đồng/ người Sự hiệu quả của HDSXKDđã mang đến nhiều tín hiệu tích cực về kinh tế và xã hội cho địa phương:
© Vé mặt kinh tế
Giải quyết một lượng lớn nhu cầu việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động ở nông thôn.
- _ Thách thức của các làng nghề từ xưa đến nay van là tìm thị trường tiêu thụ
Bởi lẽ, sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá thành cao, mẫu mã sảnphẩm chưa da dạng, chưa thực sự theo kip thi hiểu người tiêu dùng cả trong vàngoài nước Đây là một thực tế khiến cho hàng Việt truyền thống chưa thê đếnnhiều với những thị trường khó tính nhưng day tiềm năng như: Anh, Mỹ, Phápvà Đức Hầu hết các làng nghề hiện nay vẫn phát triển manh min, nhỏ lẻ, khó
cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiệnđại từ các nước trong khu vực Nhất là với những đơn hàng yêu cầu lớn về số
lượng, chủng loại và đòi hỏi nghiêm ngặt về thời gian giao hàng Bên cạnh đó,
do thiếu thông tin nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ
còn chậm Đa số sản phẩm thủ công mỹ nghệ vẫn sản xuất theo mau cũ, itđược cải tiễn, sáng tao mới Một số làng nghề chuyên sản xuất theo mẫu đặthàng của khách Việc đăng ký thương hiệu hang hóa và kiêu dáng sản phẩm
chưa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ Tuy nhiên, các chủ thương của làng nghềPhương La đã là rất tốt trong công tác tìm kiếm thị trường đầu ra, thị trườngtiêu thụ sản phẩm của làng Phương La luôn được đảm bảo dù cà trong thời
dịch Covid Bởi lẽ, các thành pham của làng Phương La luôn được tin dùngbởi người dân địa phương và cả bạn bè quốc tế Sản phâm khăn này còn ít bị
ảnh hưởng bởi vi-rút corona (không mang tính truyền nhiễm cao) nên bị ảnhhưởng ít hơn trong thời Covid.
Tạo đà thúc đây chuyền dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hóa nông thôn
- Ngay nay, khi mà các nền kinh tế ngày càng có xu hướng hòa nhập thì việc
quảng bá sản phẩm ngày càng trở nên dé dàng hơn bao giờ hết Với một chiếcSmartphone được cài các ứng dụng mạng xã hội, các sản phâm của làng nghê
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 26đước quảng bá rộng rãi hơn bao giờ hết Khi mà cái lợi của việc làm khănngày càng trở lên to lớn thì việc bỏ làm nông quay sang phát triển làng nghềngày càng phô biến Lúc này cơ cấu kinh tế có bước biến đôi vượt bậc
- Bên cạnh việc sản xuất tại làng nghề, các chủ thương còn trú trọng đến việc
mở rộng sản xuất tại các làng, xóm khác Ví dụ, làng Thôn Hữu Xã Đông Đô,Huyện Hưng Hà Tỉnh Thái Binh đã có tới 11 xưởng may nhỏ nhận làm hang
cho làng nghề Phương La Điền hình là xưởng gia công của bà Nguyễn ThịMơ mỗi ngày cho ra khoảng gần 2000 thành phẩm xuất khâu Điều này giúp
cho ước mơ đô thị hóa nông thôn của nhiều người dân Việt Nam ngày càngtrở thành hiện thực
những người thợ, người công nhân ngay cảng được nâng cao.
Góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.- Cai ăn cái mặc không còn là điều lo lắng cấp thiết của người dân vì nguồn thu
nhập từ việc sản xuất của làng đủ để cho người dân trang trải cuộc sống Dần
da góp phần xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thônGóp phan bảo tôn giá trị văn hóa làng nghề lâu đời của cha ông- _ Các làng nghề thường là thừa kế các kỹ thuật sản xuất từ thời cha ông Việc duy
trì các làng nghề cũng như là một cách dé bảo tồn các giá trị truyền thống củacha ông ta để lại
- _ Bên cạnh việc dem lại những giá trị kinh tế không nhỏ nhưng những chương
trình, dự án của chính phủ về với địa phương được triển khai hết sức hoi hot,thiếu sự tuyên truyền, chỉ đạo sát sao nên có cũng coi như không Các cơ quanban ngành cũng cần có thêm những giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ pháttriển kinh tế cho các hộ trên địa bàn làng nghề
2.2 Thực trạng công tác quan lý nước thải tai làng nghề dét nhuộm Phương La
2.2.1 Đặc điểm quy trình sản xuất khăn
SVTH: Nguyễn Mai Phương
Trang 27Hơn 2000 năm trước, cùng sự phát triển của ngành trồng trot ở nước tanghề trồng bông đã xuất hiện và trở nên phô biến Bông sau thu hoạch đượckéo và dét thành sợi vải nhằm mục đích may mặc Việt Nam đã đáp ứng đủ
nhu cầu may mặc trong nước từ thời kì Pháp thuộc và cho đến dau thé ki XX,mặt hàng nay đã được xuất khâu sang Hong Kong (con rồng châu A lúc bay
giờ) và Nhật Bản (kỳ tích phát triển kinh tế) Đến nay, cuộc cách mạng Khoahọc- Kỹ thuật khiến cho ngành dệt được đổi mới công nghệ từ đó năng suất và
chất lượng được nâng cao hơn trước Sợi bông hiện nay cũng được cải tiếnhơn, được xử lý hóa chat dé giam su mốc và mục của vải Do đó ma các sảnphẩm khăn cotton được đưa ra thị trường với chất lượng ngày càng được nâng
cao.
Các bước dé sản xuất ra một thành phẩm của lang Phuong La
Thu hoạch xơ bông:- Nở vào tháng 11- 12 hàng năm, tại thời điểm này, bông vải được thu hoạch theo
3 đợt dé thành phẩm đạt chất lượng tốt.Đợt 1: Khi quả gốc nở tung, bông có 5-6 quả.Đợt 2: 10— 15 ngày sau dot 1, quả bông ở tang giữa được thu hoạchĐợt 3: Khi còn 3-5 quả bông ở ngọn và đầu cành
- Qua bông sau đó sẽ chỉ được giữ lại khi đồng đều và đủ tiêu chuẩn sau quá trình
phân loại, những quả chưa đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại ra Những quả bông đạt tiêu
chuẩn sau đó sẽ được mang di phơi khô trong môi trường sạch sé, hạn chế tối
đa việc lẫn các tạp chat ảnh hưởng đến chat lượng của xơ Tinh chế xơ bông:
- Xo bông phơi khô sẽ được đưa về nhà máy tinh chế Tại đây, xơ dưới tác động
bởi một lực xé vừa đủ đảm bảo khả năng tách xơ mà không ảnh hưởng tới các
xơ đơn Sau đó chúng được nấu trong lò hơi và được loại bỏ nhiều tạp chất
(Nito, màu thiên nhiên, Tro, sáp, ) quá nhiều quá trình lọc Xo bông tinh chếlà sản phâm thu được của giai đoạn này
Hòa tan và kéo sợi:
- Xo bông tinh chế được hòa tan với dung môi đặc biệt dé chuyên lỏng Chất long
này sau đó được ép qua những lỗ nhỏ trong máy kéo sợi, dung dịch sẽ liền cứng
và được kéo duõi dan dan từ đó hình thành sợi.
-._ Những quả sợi này sẽ được thu mua và đưa vào quy trình san xuất tiếp theo tạo
thành pham khăn bởi các công ty thuộc làng nghé dệt Phương La Cụ thể các
bước như sau:
SVTH: Nguyễn Mai Phương