1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài báo cáo khảo sát về thói quen bỏ bữa ăn sáng của sinh viên trên địa bàn thành phố hồ chí minh

45 299 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát về thói quen bỏ bữa ăn sáng của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phan Tường Anh Quốc, Phạm Ngọc Quỳnh Như, Vũ Minh Thư, Huỳnh Phúc Lộc, Nguyễn Khánh Ngân
Người hướng dẫn PTS. Trần Hà Quyên
Trường học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thống kê ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế
Thể loại Báo cáo khảo sát
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,95 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (5)
    • 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu (5)
    • 1.2 Phát biểu vấn đề nghiên cứu (5)
    • 1.3 Mục tiêu của đề tài (5)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
    • 1.5 Nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu (6)
    • 1.6 Nội dung nghiên cứu (6)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (12)
    • 2.1 Khái niệm (12)
    • 2.2 Các kết quả nghiên cứu trước đây (12)
    • 2.3 Mô hình nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 3.1 Mục tiêu dữ liệu (15)
    • 3.2 Cách tiếp cận dữ liệu (15)
    • 3.3 Kế hoạch phân tích (15)
    • 3.4 Độ tin cậy và độ chính xác (16)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (17)
    • 4.1 Tổng quan về phạm vi, đối tượng nghiên cứu (17)
    • 4.2 Phân tích kết quả báo cáo (19)
  • CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN (42)
    • 5.1 Đề xuất giải pháp (42)
    • 5.2 Kết luận (44)

Nội dung

HỒ CHÍ MINHKHOA KẾ TOÁN MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH VÀ KINH TẾ Đề tài: Báo cáo Khảo sát về thói quen bỏ bữa ăn sáng của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh TP..

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, thói quen ăn sáng của sinh viên trên thành phố Hồ Chí Minh có sự thay đổi bởi nhiều yếu tố, bao gồm: Sinh viên có thói quen ăn sáng từ nhỏ thường có xu hướng duy trì thói quen này lâu dài kể cả khi lên đại học; lịch học bắt đầu từ sáng sớm hoặc tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa cũng góp phần làm họ cảm thấy mất thời gian dành cho bữa sáng; sự khác nhau trong ẩm thực giữa các miền cũng khiến các sinh viên đến từ nhiều nơi khác đến Thành phố Hồ Chí Minh để học tập cũng đắn đo khi chọn bữa sáng phù hợp với khẩu vị… Ngoài ra, môi trường sống và giá cả của bữa ăn sáng cũng tác động không ít đến việc quyết định ăn sáng của sinh viên.Vì thế,tỷ lệ sinh viên bỏ bữa sáng ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn so với mức trung bình cả nước.

Phát biểu vấn đề nghiên cứu

Ăn sáng là bữa ăn quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là sinh viên.Nhưng, vì một số lý do cá nhân hoặc bên ngoài tác động mà hiện nay sinh viên có dấu hiệu dần ít khi ăn đúng giờ cho bữa sáng thậm chí là không ăn sáng Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đối với sinh viên vì khi cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, sinh viên sẽ cảm thấy không có tinh thần, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, không những vậy thói quen này còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như suy nhược cơ thể, dễ mắc bệnh, Vì lý do đó, chúng em dành sự quan tâm sâu sắc đến chủ đề “ Thói quen ăn sáng của sinh viên trên địa bàn TP HCM” nhằm tìm ra giải pháp tối ưu giúp sinh viên cải thiện chất lượng cho bữa sáng của họ.

Mục tiêu của đề tài

Khái quát tình hình ăn sáng của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng như những quan điểm về vấn đề bổ sung bữa sáng thường nhật Từ đó tạo cơ sở đề xuất giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu mật độ bỏ bữa sáng cũng như phòng tránh các tác hại đi kèm, nâng cao sức khỏe của sinh viên.

Tỷ lệ bỏ bữa sáng của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố HCM

Những lý do phổ biến dẫn đến việc bỏ bữa sáng trong cộng đồng sinh viên là gì?

Những tác động tiêu cực của thói quen bỏ ăn sáng đối với từng cá nhân?

Từ đó đưa ra nhận xét tổng quát hơn về tình hình ăn sáng của sinh viên

Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ bữa sáng trong thực tế.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu xoay quanh tần suất dùng bữa sáng và chất lượng bữa ăn của cộng đồng sinh viên trong địa bàn TP HCM.

Thời gian thực hiện khảo sát diễn ra trong 3 ngày từ 20/05/2024 đến 22/05/20224

Trong đó số lượng nghiên cứu: 230 người tham gia khảo sát

Bài nghiên cứu hướng đến đối tượng những công dân trẻ hiện đang tham gia học tập, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng thuộc địa phận TP Hồ Chí Minh, khảo sát tần suất và mức độ quan tâm đến bữa sáng Đồng thời quân tích những ảnh hưởng tiêu cực mà thói quen bỏ ăn sáng mang đến cho đời sống và sức khỏe của cộng đồng giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.

Nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu

Bài khảo sát và nghiên cứu được thực hiện căn cứ trên những dữ liệu thông tin thu thập từ sinh viên các trường đại học tham gia các hội nhóm học tập, các trang web dành cho cộng đồng sinh viên.

Nội dung nghiên cứu

Dựa trên thực trạng ăn sáng và chất lượng bữa sáng của sinh viên hiện nay, bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập gồm những câu hỏi khảo sát như sau:

KHẢO SÁT THÓI QUEN ĂN BỮA SÁNG CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

1 Giới tính của bạn là:

2 Bạn học trường nào? Đại học Kinh tế HCM

3 Bạn là sinh viên năm mấy?

4 Bạn có hay ăn sáng không?

5 Hình thức ăn sáng của bạn là

Nấu ăn tại nhà Ăn ngoài quán

Mua đồ ăn ven đường

6 Mức giá bạn thường bỏ ra cho một bữa sáng là bao nhiêu? Không ăn

7 Bạn thường ăn sáng vào mấy giờ?

8 Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc ăn sáng?

9 Bạn ăn 1 món cố định buổi sáng hay thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên Khẩu phần ăn cố định

Khẩu phần ăn thay đổi thường xuyên

10 Nếu khẩu phần ăn cố định, món ăn bạn hay ăn:

11 Bữa sáng của bạn luôn bảo đảm giá trị dinh dưỡng cần thiết

12 Bữa sáng của bạn luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

13 Theo một vài nghiên cứu, nên ăn sáng sau khi thức dậy từ 30-60’ Đối với cá nhân bạn, tính khả thi có cao không?

14 Theo bạn, tần suất bỏ bữa sáng của bạn như thế nào?

15 Lí do khiến bạn bỏ bữa sáng là gì?

Không đủ thời gian ăn sáng.

Quá bận và nhiều công việc để quan tâm đến bữa sáng.

Cảm thấy bữa sáng không thực sự cần thiết.

Từ lâu đã không có thói quen ăn sáng

Không tìm thấy món ăn hợp khẩu vị

Chưa từng bỏ bữa sáng

16 Nếu bỏ bữa sáng, bạn có ăn nhiều hơn vào bữa trưa hoặc tối không? Có

17 Việc bỏ bữa sáng có những tác động tiêu cực gì đến bạn? Giảm hiệu suất học tập và làm việc.

Thường xuyên uể oải, mất tập trung

Mắc các bệnh lý không mong muốn (dạ dày, tim mạch, )

Tình hình sức khỏe có chiều hướng xấu.

Không có tác động tiêu cực nào.

18 Bạn có nghĩ ăn sáng là cần thiết không?

Không cần thiết Ít cần thiết

19 Bạn có từng tìm kiếm biện pháp để cải thiện thói quen ăn sáng chưa? Đã từng

Có ý định nhưng chưa tìm hiểu nhiều

20 Bạn từng thực hiện biện pháp nào để cải thiện thói quen ăn sáng? Thực hiện theo các bài báo, sách vở về chế độ dinh dưỡng

Quan tâm đến các khuyến nghị từ các trang mạng điện tử

Nhờ vả người thân, bạn bè nhắc nhở

Cảm thấy không cần thiết

21 Tính hiệu quả của biện pháp bạn đã thực hiện như thế nào? Rất thấp

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Khái niệm

- Thói quen là một chuỗi những hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện. Đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người.

- Là bữa ăn đầu tiên trong ngày, thường là vào buổi sáng sau khi thức dậy với thực đơn thường gồm những món thức ăn nhanh, nhẹ kèm theo các món tráng miệng và giải khát.

2.1.3 Tác động của bữa sáng:

- Bữa ăn sáng giúp duy trì tinh thần làm việc được minh mẫn liên tục vì bữa sáng bổ sung năng lượng tiêu hao sau một đêm dài Một khẩu phần ăn sáng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sẽ giúp cho cơ thể có một ngày mới tràn đầy năng lượng làm việc.

- Thiếu ăn sáng có thể sẽ gây hậu quả bất lợi đến các hoạt động cơ thể và tinh thần trong suốt một buổi sáng đó, tăng rủi ro tai nạn trong lao động, lượng vitamin và chất khoáng được nạp cho cơ thể khi bữa ăn sáng bị bỏ sót sẽ không đủ trong bữa ăn sau và bữa ăn nhanh

-Đối với nhóm tuổi vị thành niên và thành niên, những người không ăn điểm tâm thì bị giảm khả năng xử lý và điều hành công việc, giảm trí nhớ và giảm vận động trí não.

Các kết quả nghiên cứu trước đây

Bữa sáng thường được ca ngợi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để bắt đầu buổi sáng Tuy nhiên, một xu hướng đáng sợ ở sinh viên, đặc biệt là trong môi trường học thuật, đó là thói quen bỏ bữa sáng Bài luận này đi sâu vào hoạt động của việc bỏ bữa sáng đối với kết quả học tập của học sinh, các yếu tố góp phần hình thành thói quen này và các tiềm năng chiến lược để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Tác động của việc bỏ bữa sáng đến kết quả học tập của học sinh là chủ đề ngày càng được các nhà nghiên cứu và giáo dục quan tâm Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa việc ăn sáng và chức năng nhận thức Tăng cường cung cấp lượng glucose cần thiết để đạt được hiệu suất nhận thức tối ưu, bao gồm cả ý kiến, trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề Những học sinh bỏ bữa sáng thường bị suy giảm khả năng tập trung và phải lộn xộn với công việc duy trì trí nhớ, cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập ở lớp Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa thói quen ăn sáng của học sinh và thành tích học tập của họ, với những người ăn sáng thường xuyên thường vượt trội hơn những người bỏ bữa sáng trong giá học vỗ nhẹ.

Một số yếu tố góp phần tạo nên thói quen bỏ bữa sáng của học sinh, khiến nó trở thành một vấn đề phổ biến ở nhiều môi trường giáo dục Lịch buổi sáng bận rộn và hạn chế về thời gian là những lý do thường được đưa ra khiến sinh viên chọn bỏ bữa sáng Áp lực phải xông hơi đến trường hoặc bắt chuyến xe sớm thường dẫn đến việc phải hy sinh thời gian cần thiết để ngồi xuống và dùng một bữa ăn hoàng hôn Ngoài ra, việc thiếu nhận thức về tầm quan trọng của bữa sáng và tác động của nó dẫn đến kết quả học tập đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thói quen quen thuộc ở học sinh. Hơn nữa, không thể bỏ qua ảnh hưởng của hành vi ngang hàng và tiêu chuẩn xã hội, vì học sinh có thể bắt thói quen bỏ bữa sáng của bạn bè hoặc coi việc bỏ bữa sáng là một hành vi vi được xã hội chấp nhận

Bữa sáng rất quan trọng trong ngày, đặc biệt là đối với học sinh, nhưng thói quen ăn sáng đúng cách vẫn còn thiếu ở các em Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 171 sinh viên chuyên ngành Y tế dự phòng ở Đại học Y Dược Hải Phòng vào năm 2022 nhằm mục đích xác định tần suất tiêu thụ bữa sáng ở nhóm đối tượng này Kết quả đã chứng minh rằng: Tỷ lệ học sinh ăn sáng là 78,4%, tuy nhiên chỉ có 0,6% học sinh ăn sáng phù hợp với nhu cầu năng lượng Tỷ lệ học sinh luôn ăn sáng trong vòng 30-60 phút là 20,9% Nguyên nhân học sinh không ăn sáng là do không có thói quen ăn sáng (46,1%) và không có thời gian để ăn sáng (38,2%) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học sinh không ăn sáng ở trường là năm học (OR: 4,85; 95% CI: 2,12 - 11,11) và chi phí ăn sáng tại trường (OR: 5,38; KTC 95%: 1,69 - 17,17) Điều khác biệt là có ý nghĩa với giá trị p từ 0,05 trở xuống. Nghiên cứu từ tạp chí Jama của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ chứng minh rằng những người không ăn sáng có 27% nguy cơ bị đau tim và 87% khả năng tử vong làm bệnh tim so với những người luôn ăn sáng Một nghiên cứu từ Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ cũng chứng minh rằng những người ăn bữa sáng, bất kể số lượng hay thiếu, đều có nguy cơ mắc chứng xơ sợi mạch chỉ khoảng 21%, trong khi những người không ăn có nguy cơ cao hơn failed ro khoảng 67% Cùng với đó là các kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng năm 2015 có 17,7 triệu người chết vì căn bệnh này.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu dữ liệu

Các mục đích của nghiên cứu bỏ bữa sáng là thu thập dữ liệu để hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra các giải pháp thiết thực Nghiên cứu sẽ giúp hiểu được thói quen ăn sáng: tần suất, nguyên nhân và hậu quả của việc bỏ bữa sáng Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng: Thống kê, thái độ xã hội, niềm tin về việc bỏ bữa sáng Ngoài ra, cuộc khảo sát có thể cung cấp thông tin về các chủ đề khác như sau: thói quen ăn uống, loại thực phẩm, tần suất ăn, mức độ tiêu thụ cơm, ngũ cốc, thức ăn, đồ uống có đường và tìm ra rào cản đến việc ăn một bữa sáng: thiếu thời gian, kiến thức, chi phí, Các dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích để lập kế hoạch một chiến dịch can thiệp: Khuyến khích mọi người ăn uống lành mạnh bằng cách ăn sáng, tầm nhìn cho chương trình giáo dục dinh dưỡng là dữ liệu cần thiết để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Cách tiếp cận dữ liệu

Đề tài dựa trên các nguồn dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng điều tra, khảo sát và được nghiên cứu, phân tích theo phương pháp định lượng, định tính mang tính tức thời về thực trạng bỏ bữa ăn sáng của của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

- Tên đề tài: Báo cáo khảo sát về thói quen bỏ bữa ăn sáng của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Kế hoạch phân tích

a) Phương pháp: thống kê, gồm:

 Thống kê mô tả: các số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích và trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu đồ nhằm đơn giản hóa giúp dễ hiểu hơn về số liệu.

 Thống kê suy diễn: thông qua các kết quả đã phân tích, đánh giá và từ đó đưa ra các giả thuyết và tính toán để xác minh tính đúng sai của giả thuyết Từ đó, rút kết và đưa ra các giải pháp cho giả thuyết trên. b) Công cụ: các thang đo khảo sát:

Thang đo là công cụ dùng để xác định và phân loại các biến thành các nhóm khác nhau Nó mô tả bản chất của các giá trị được gán cho các biến trong tập dữ liệu cũng như tạo ra một thang điểm để đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

 Các thang đo cơ bản:

+ Thang đo định danh:là loại thang đo định nghĩa thuộc tính nhận dạng của dữ liệu thông qua việc gán các con số hoặc ký tự Trong đó, các con số hoặc ký tự chỉ dùng để phân loại các đối tượng, ngoài ra không mang một ý nghĩa nào khác.

+ Thang đo khoảng: là loại thang đo định lượng chứa các thuộc tính giá trị của dữ liệu danh nghĩa được sắp xếp theo một thứ tự nhất định với các khoảng cách bằng nhau và cho phép so sánh sự khác biệt giữa các thứ tự đó.

+ Thang đo tỷ lệ:là loại thang đo có thể lấy tỷ lệ để so sánh giá trị giữa các biến số Ví dụ: chiều cao, khoảng cách, c) Phương pháp chọn mẫu:

 Từ các sinh viên tham gia khảo sát trên tinh thần tự nguyện

 Hình thức: trực tuyến d) Chương trình máy tính: tạo form, phần mềm Excel để phân tích dữ liệu nhận được từ form.

Độ tin cậy và độ chính xác

- Thói quen từ nhỏ: Ăn sáng thường xuyên hay thi thoảng?

- Tác động của các yếu tố bên ngoài: Vệ sinh thực phẩm, lịch trình dày đặc, căng thẳng,

- Nhu cầu đối với bữa sáng: Bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng hay chỉ vội vàng ăn nhẹ?

- Chất lượng thông tin: Nguồn thông tin về tác hại của việc bỏ bữa sáng có độ tin cậy cao hay không?

- Phương pháp đánh giá: Thông tin chính thống hay ý kiến cá nhân?

- Sự phù hợp cá nhân: Sự lựa chọn việc ăn sáng của sinh viên dựa trên khẩu vị có phù hợp không?

PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Câu 1: Giới tính của bạn là gì?

Nhận xét: Tổng số lượng người tham gia thực hiện bài khảo sát là 230 sinh viên, trong đó nam sinh chiếm 53.9% tương ứng với 124 người, nữ sinh chiếm tỉ lệ thấp hơn với 46.1%, tương ứng với 106 người.

→ Có thể thấy chênh lệch giữa tỉ lệ nam nữ là không quá lớn Vì thế kết quả khảo sát đại diện cho cả nam và nữ.

Câu 2: Bạn học trường nào?

Nhận xét: Bài khảo sát đã thành công tiếp cận cộng đồng sinh viên từ nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Theo số liệu nhận được, chỉ có 84 sinh viên thuộc đại học UEH, chiếm tỉ lệ 36,5% trong trong tổng số 230 sinh viên tham gia khảo sát

63,5% còn lại là sinh viên từ một số trường đại học/ cao đẳng khác Tiêu biểu chiếm trọng số tỉ lệ là sinh viên từ Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,Đại học Kinh tế - Luật,

→ Bài khảo sát mang tính chất khách quan và dàn trải, kết quả thống kê đại diện cho sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Câu 3: Bạn là sinh viên năm mấy?

Bảng 3: Bảng thể hiện tỉ lệ năm học của người tham gia khảo sát.

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tần số năm học của người tham gia khảo sát.

Nhận xét: Bảng và biểu đồ cho ta thấy sinh viên đa phần người tham gia là sinh viên năm nhất với

78,3% Kế tiếp là sinh viên năm hai chiếm 11,3% Sinh viên năm ba đạt mức 7% và sinh viên năm tư chiếm tỉ lệ thấp nhất là 3,5%.

→ Form khảo sát chủ yếu tiếp cận được phần lớn sinh viên năm nhất, do đó kết quả chủ yếu phản ánh thực trạng của sinh viên năm nhất, ngoài ra chỉ đề cập một góc độ nhỏ của những cấp bậc còn lại.

Phân tích kết quả báo cáo

Câu 4: Bạn có hay ăn sáng không?

Bảng 4: Bảng thể hiện tần suất ăn sáng của sinh viên.

Mức độ ăn sáng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Hình 4: Biểu đồ thể hiện tần số ăn sáng của sinh viên.

Nhận xét: Nhìn nhận khách quan kết quả khảo sát nhận được về tần suất ăn sáng của sinh viên, ta có thể nhận xét như sau:

Mức độ “Thi thoảng” chiếm tỉ lệ cao nhất, đạt mức 28,3% Có thể hiểu rằng khả năng chỉ ăn sáng đầy đủ khoảng một nửa số buổi trong tuần của sinh viên là rất cao Hiện trạng này cũng trở nên phổ biến, dễ bắt gặp đối với phần lớn cộng đồng sinh viên Đứng thứ hai là “Hiếm khi” với 25,2% tỉ lệ người cũng là con số không hề nhỏ Cho thấy sinh viên đang nghiêng về chiều hướng cắt giảm bữa sáng hơn là bổ sung đầy đủ.

Trong khi đó, mức độ “Thường xuyên” và “Trung bình” lần lượt chỉ có 20% và 12,5% Tỉ lệ ăn sáng đầy đủ, đều đặn mỗi ngày đã trở nên khan hiếm và thường chỉ diễn ra trong một nhóm người cố định Đặc biệt là tỉ lệ 13,9% của mức độ “Không bao giờ” ăn sáng đã vượt qua tỉ lệ “Trung bình” Điều này cũng đồng nghĩa với việc tần suất hoàn toàn bỏ bữa sáng của sinh viên đang ở mức cao và đáng lưu tâm

Câu 5: Hình thức ăn sáng của bạn là:

Bảng 5: Bảng thể hiện tần suất sinh viên lựa chọn các hình thức ăn sáng.

Hình thức ăn sáng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm Phần trăm trường hợp

Nấu ăn ở nhà 76 0,209 20,9 33 Ăn ngoài quán 99 0,272 27,2 43

Mua đồ ăn ven đường 131 0,360 36 57

Hình 5: Biểu đồ thể hiện tần số của các hình thức ăn sáng.

Nhận xét: Qua khảo sát, ta nhận thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa các hình thức ăn sáng của sinh viên Mua đồ ăn sáng ven đường là phương thức phổ biến nhất, chiếm 57% Bên cạnh đó, thấp hơn một chút là 43% số sinh viên lựa chọn ăn ngoài quán.

Nấu ăn tại nhà có mức phổ biến kém hơn, chỉ chiếm khoảng 33%, tức là chỉ khoảng 1/3 số sinh viên sẽ lựa chọn phương thức này, dù đây có thể xem là phương thức tốt nhất, dễ dàng kiểm soát chất lượng và chế độ ăn nhất

Không ăn sáng tuy chỉ chiếm 22,6% trong tổng lựa chọn nhưng vẫn là con số đáng lưu ý, cho thấy việc bỏ ăn sáng vẫn là một lựa chọn dễ dàng bắt gặp với đa số sinh viên hiện nay.

2,4 % còn lại là những phương thức được bổ sung khác, chủ yếu xoay quanh thói quen sử dụng đồ ăn, đồ uống đóng hộp, chế biến sẵn.

→ Nhìn chung, sinh viên có xu hướng lựa chọn những phương thức nhanh gọn, tiện lợi, dễ dàng tiếp cận như mua đồ ăn sáng ven đường, ăn ngoài quán hoặc sử dụng thực phẩm, đồ uống đóng gói hơn là tự chuẩn bị bữa ăn sáng tại nhà Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất lượng bữa sáng không hoàn toàn được đảm bảo, dễ dàng gặp nhiều tác nhân dẫn đến rủi ro về dinh dưỡng, sức khỏe, giá cả…

Câu 6: Mức giá bạn thường bỏ ra cho bữa sáng là:

Hình 6: Biểu đồ thể hiện mức giá bỏ ra cho bữa sáng của sinh viên

Bảng 6: Bảng thể hiện tần suất của các mức giá bỏ ra cho bữa sáng

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét: Chi tiêu luôn là một trong những vấn đề quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên.

Tùy theo nhu cầu và tần suất sử dụng sản phẩm mà chi phí chi tiêu cho bữa sáng được chia làm 4 nhóm chi tiêu

Hầu hết người tham gia khảo sát (82,2%) chi tiêu dưới 40.000 đồng cho bữa sáng.

Nhóm người chi tiêu 20.000 - 30.000 đồng cho bữa sáng là đông nhất, chiếm 50%.

Nhóm người chi tiêu 30.000 - 40.000 đồng cho bữa sáng chiếm tỉ lệ 13%

Nhóm người chi tiêu trên 40.000 đồng cho bữa sáng chiếm tỷ lệ nhỏ (4.8%).

Còn lại là những người không ăn sáng, chiếm tỉ lệ thấp 12,2%

Câu 7: Bạn thường ăn sáng vào mấy giờ?

Hình 7: Biểu đồ thể hiện tần suất của các thời điểm ăn sáng

Bảng 7: Biểu đồ thể hiện tần suất của các thời điểm ăn sáng

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Không ăn 33 0.143 14.3 Ăn sáng trước 6g 17 0.074 7.4 Ăn từ 6g-7g 74 0.322 32.2 Ăn từ 7g-8g 48 0.209 20.9 Ăn sau 8g 58 0.252 25.2

Nhận xét: Giờ giấc ăn sáng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định năng lượng mà con người sẽ tích lũy được từ việc ăn sáng Theo các chuyên gia, thời gian lý tưởng để ăn bữa sáng là 7- 8h Nếu thức dậy sau 8h thì nên sắp xếp và hoàn thành bữa ăn trước 10h Theo số liệu khảo sát, các sinh viên có thói quen ăn sáng như sau:

- Đa số sinh viên (khoảng 74 người) ăn sáng vào khung giờ từ 6 giờ - 7 giờ sáng, với tỉ lệ cao nhất là 32.2%.

- Số ít sinh viên ( khoảng 17 người) ăn sáng trước 6 giờ sáng, với tỉ lệ thấp nhất là 7.4%.

- Tỉ lệ của nhóm sinh viên ăn sáng vào khung giờ từ 7 giờ - 8 giờ sáng và sau 8 giờ sáng lần lượt là 20.9%, 25,2%.

Câu 8: Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc ăn sáng?

Hình 8: Biểu đồ thể hiện thời lượng giành cho bữa sáng

Bảng 8: Bảng thể hiện thời lượng ăn sáng của sinh viên

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét: Theo một số nghiên cứu cho thấy, thời gian lý tưởng cho bữa ăn sáng rơi vào khoảng 15 phút - 30 phút Tuy nhiên, tùy vào độ ăn nhanh hay chậm hay vài yếu tố khác mà mỗi người dành ra để ăn sáng là khác nhau, theo khảo sát:

Hơn 50% các sinh viên chỉ dành khoảng 10 phút - 20 phút cho bữa ăn sáng của họ.

Thông thường các sinh viên còn lại dành nhiều hơn 20 phút, thậm chí không quan tâm sẽ ăn trong bao lâu.

Số ít các sinh viên chỉ dành ra dưới 10 phút để ăn sáng, với tỉ lệ là 18.7%.

Câu 9: Bạn ăn khẩu phần ăn cố định hay thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên?

Hình 9: Biểu đồ thể hiện khẩu phần ăn của sinh viên

Bảng 9: Bảng thể hiện tỷ lệ khẩu phần ăn của sinh viên

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Khẩu phần ăn cố định 41 0.178 17.8

Thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn 158 0.687 68.7

Nhận xét: Nhìn chung, các sinh viên tham gia khảo sát có xu hướng thay đổi khẩu phần ăn của họ hằng ngày, hơn 68% và có khoảng 17.8% trên tổng các sinh viên có khẩu phần ăn cố định cho mỗi bữa sáng.

Câu 10: Nếu khẩu phần cố định món ăn bạn hay ăn là:

Hình 10: Biểu đồ thể hiện khẩu phần cố định mà sinh viên chọn lựa

Bảng 10: Bảng thể hiện khẩu phần ăn cố định của sinh viên

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Các loại bánh( bánh ngọt,sandwich, ) 40 0.247 24.7

Ngũ cốc 11 0.068 6.8 Đồ ăn nước (phở,bún bò,…) 36 0.222 22.2

Nhận xét: Thực đơn cho bữa sáng bao gồm rất nhiều món khác nhau, ví dụ: cơm, ngũ cốc, Theo khảo sát,có khoảng 24.7% trên tổng các sinh viên thường chọn các loại bánh để ăn nhẹ cho bữa sáng với tiêu chí vừa tiện vừa gọn, bên cạnh đó thì bún, phở, hủ tiếu, cơm cũng được lựa chọn nhiều để ăn sáng, với tỉ lệ lần lượt là 22.2% và 20.4%.

Hình 11, Hình 12, Hình 13: Biểu đồ cột thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến.

Câu 11: Bữa sáng của bạn luôn bảo đảm giá trị dinh dưỡng:

Bảng 11: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến.

Mức độ đồng ý Tần số (người) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Nhận xét: Dựa trên khảo sát với 230 người, có thể thấy: Mức độ cảm nhận “bình thường” của đối tượng được khảo sát đặc biệt cao với 91 người tham gia khảo sát cho biết sinh viên chỉ thường đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho bữa ở mức trung bình, không hoàn toàn chắc chắn hay bác bỏ Họ có quan tâm đến chế độ dinh dưỡng nhưng không thể hoặc chưa có căn cứ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bữa sáng (39,6%)

Có sự phân cực giữa 25 người hoàn toàn đồng ý (10,9%) hoặc 65 người đồng ý (28,3%) và 27 người hoàn toàn không đồng ý (11,7%) hoặc 22 người không đồng ý (9,6%).Tỷ lệ người đảm bảo dinh dưỡng cho bữa sáng đầy đủ còn thấp: Chỉ có 39,2% người tham gia khảo sát khẳng định họ luôn hoặc thường xuyên đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho bữa sáng Điểm tích cực: Có một tỷ lệ người dùng quan tâm đến việc đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho bữa sáng (39,2%) Khảo sát cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ phổ biến của việc đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho bữa sáng trong cộng đồng bên cạnh đó thấy được tỷ lệ người hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý còn thấp, cho thấy vẫn còn nhiều người chưa chú trọng đến việc ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng.

Câu 12: Bữa sáng của bạn luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:

Bảng 12: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến.

Mức độ đồng ý Tần số (người) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Nhận xét: Dựa theo kết quả khảo sát và thống kê dữ liệu của 230 người, có thể thấy: Mức độ đồng ý cao: Có 31 người tham gia khảo sát hoàn toàn đồng ý (13,5%) hoặc 80 người đồng ý (34,8%) rằng họ luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa sáng

Nhóm người “bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất với 82 người (35,7%) tương đương với ý kiến trung lập, không khẳng định cũng không phủ nhận về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa sáng của họ.

Tỷ lệ người không thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gồm 12 người “Không đồng ý” (5,2%) và 25 người “Hoàn toàn không đồng ý” (10,9%) Đây là một vấn đề đáng quan ngại khi ta có thể thấy rằng vẫn có một lượng sinh viên nhất định không thể đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm tối thiểu cho bữa sáng của họ Lý do có thể bắt nguồn từ việc đa phần lựa chọn hình thức ăn sáng của sinh viên sẽ xoay quanh thói quen mua đồ ăn ven đường hoặc ăn ngoài quán, dẫn đến rủi ro trong vấn đề vệ sinh Bữa sáng là bữa ăn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa sáng là vô cùng cần thiết

ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

Đề xuất giải pháp

Như phần trình bày trên của nhóm em, vấn đề nghiên cứu của dự án xoay quanh hiện tượng bỏ ăn sáng và chất lượng bữa sáng trong cộng đồng sinh viên thuộc địa bàn TP.HCM Sau quá trình phân tích kết quả khảo sát, ta có thể thấy thói quen bỏ bữa sáng hay sử dụng bữa sáng không đảm bảo chất lượng đang ngày trở nên phổ biến đối với sinh viên nói riêng cũng như đa phần người trẻ nói chung Từ đó nảy sinh nhiều rủi ro về sức khỏe hay bệnh lý không mong muốn Vì vậy, ta cần nhanh chóng tìm kiếm và đưa ra những giải pháp khắc phục hợp lí, phù hợp.

Trên phương diện cá nhân, nhóm em có mong muốn đề xuất một vài giải pháp khắc phục phần nào vấn đề như sau:

 Trước nhất, mỗi sinh viên cần tìm hiểu và ý thức hơn về các vấn đề xoay quanh tần suất và chất lượng bữa ăn sáng Nhìn nhận khách quan sức khỏe của bản thân (kết luận có sơ sở đáng tin) cũng như kịp thời tìm kiếm những phương án phù hợp để cải thiện bữa ăn

 Đối với những trường hợp nhịn ăn sáng với mục đích giảm cân, sinh viên cần có đủ kiến thức để nghiêm túc cân nhắc về phương án này Bỏ bữa sáng là một phần phổ biến của nhiều phương pháp nhịn ăn gián đoạn, và thực tế đã chứng minh những phương pháp này có hiệu quả tốt Tuy nhiên điều quan trọng cần đề cập là nó không phù hợp với tất cả mọi người, thậm chí có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng Vì vậy cần có sự tìm hiểu và cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện

 Khảo sát cho thấy nhiều trường hợp bỏ ăn sáng là vì ngủ quá giấc Từ đó ta có thể kết luận nếu chủ động cải thiện chất lượng giấc ngủ và sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lí, sinh viên có khả năng cải thiện tần suất bữa ăn sáng

 Kĩ năng quản lý thời gian cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến cơ hội gia tăng tần suất bữa sáng, không khiến quá nhiều công việc tồn đọng ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn.

 Sử dụng các gói sữa ngũ cốc và ăn kèm với trái cây để tiết kiệm thời gian và chi phí

 Sinh viên có thể tự chuẩn bị bữa sáng vào tối hôm trước để không rơi vào tình huống gặp sức ép về thời gian.

 Cân nhắc thực đơn bữa sáng mỗi ngày Để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất, bữa sáng ta không nên ăn nhiều mì gói, phở gói, ; thực phẩm nhiều muối,đường, gia vị cay, gia vị chua và dầu mỡ

 Về phía nhà trường và cộng đồng

 Căn tin trường nên trang bị thêm các khẩu phần ăn nhanh như: bánh mì, bánh bao, sữa yến mạch, trái cây Bên cạnh đó cũng nên cập nhật đa dạng các loại thực phẩm phù hợp cho bữa sáng với mức giá phải chăng.

 Thêm các loại sữa dinh dưỡng và bánh dinh dưỡng vào các hệ thống máy bán hàng tự động của trường Cũng có thể sử dụng các loại hình cung cấp bữa ăn tự động.

 Gia đình cần có sự quan tâm nhất định để hình thành thói quen ăn sáng từ sớm, tránh các trường hợp nhịn ăn lâu ngày ảnh hưởng thể trạng hoặc mắc các bệnh lý nền

 Các hàng quán buôn bán đồ ăn sáng cần có trách nhiệm hơn với chất lượng bữa ăn được bán ra.

 Nên thắt chặt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao hơn chế độ dinh dưỡng đối với các địa điểm mua bán đồ ăn sáng nói riêng và kinh doanh thực phẩm nói chung

 Tuyên truyền nhiều hơn về tầm quan trọng của bữa ăn sáng; cách thức đảm bảo bữa sáng nhanh gọn tiện lợi nhưng vẫn chất lượng; cách cân bằng chế độ ăn…

Kết luận

Qua quá trình phân tích dữ liệu, đánh giá và nhận định trên nhiều phương diện, nhóm em xin đưa ra một số nhận xét khái quát về tình hình bữa ăn sáng của các bạn sinh viên trên địa bàn TP HCM như sau:

Hiện nay, tần suất sinh viên ăn đầy đủ bữa sáng có xu hướng giảm, các mức độ “Thi thoảng”,

“Hiếm khi” đến “Không bao giờ” ăn bữa sáng chiếm tỷ lệ trọng yếu, chứng tỏ thói quen bỏ bữa sáng trong cộng đồng sinh viên đang dần trở nên rộng khắp và phổ biến

Có sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam và nữ khi xét về tần suất bỏ bữa sáng Những lý do dẫn đến lựa chọn bỏ bữa sáng rất đa dạng, phần lớn đề cập đến vấn đề thời gian, công việc, thói quen; kèm theo đó là một số lý do chủ quan như lười biếng, chi tiêu, tinh thần giảm cân, khẩu vị hoặc tư tưởng Với số lượng người từng bỏ bữa sáng áp đảo, chỉ có 17% số người tham gia khảo sát không cảm nhận được bất kì tác động tiêu cực nào của thói quen bỏ bữa sáng Điều này cũng chứng tỏ hiện tượng bỏ ăn sáng tràn lan đang gây ra rất nhiều hậu quả và rủi ro cho sức khỏe của đa số sinh viên hiện nay Đa phần sinh viên lựa chọn các hình thức ăn sáng nhanh gọn và tiện lợi, giá cả phải chăng, điều này dễ dẫn đến sự đánh đổi về chất lượng dinh dưỡng hay an toàn vệ sinh của bữa ăn Bằng chứng rõ ràng nhất là tỷ lệ “Trung bình” của hai chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lựa chọn của sinh viên Một mặt khác, thời điểm và thời lượng ăn sáng của sinh viên còn chưa phù hợp, khó có thể đáp ứng những chỉ tiêu đưa ra cho một bữa sáng hiệu quả cao Đây đều là những phương diện xoay quanh chất lượng bữa sáng của sinh viên, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số sức khỏe của người trẻ hiện nay. Điểm tích cực là có gần 74% số sinh viên nhận thức rõ sự quan trọng và cấp thiết của bữa sáng. Điều này cũng nhấn mạnh phần lớn số sinh viên tự đánh giá được cơ thể của bản thân cần bổ sung bữa sáng mỗi ngày để đạt được mức hiệu suất làm việc tốt nhất Không những vậy, gần 55% số người khảo sát đã từng hoặc có ý định tìm kiếm các biện pháp cải thiện bữa ăn sáng, cho ta góc nhìn tích cực về ý thức cũng như mối bận tâm của sinh viên nói riêng hay người trẻ nói chung đối với bữa sáng hay chế độ, chất lượng bữa ăn của mình Điều quan trọng là cần phối hợp các giải pháp từ nhiều phương diện mới có thể đạt được mức hiệu quả cao nhất Không những sinh viên nên chủ động điều chỉnh nhận thức, thói quen hay nâng cao

Ngày đăng: 25/09/2024, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w