1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học kinh doanh quốc tế 1 đề tài nhật bản và những cơ hội đầu tư

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhật Bản Và Những Cơ Hội Đầu Tư
Tác giả Hồ Mai Anh, Ngô Thị Thanh Hiền, Hoàng Hồng Thắm, Nguyễn Gia Quý Toàn, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Vũ Trình
Người hướng dẫn TS. Đinh Thị Thu Oanh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Đề tài
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 15,12 MB

Cấu trúc

  • 1. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN (4)
    • 1.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội (0)
    • 1.2. Đặc điểm văn hóa trong kinh doanh (0)
  • 2. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ (17)
    • 2.1. Thực trạng (17)
    • 2.2. Hiệu quả kinh tế Nhật Bản từ FDI (21)
  • 3. THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ (29)
    • 3.1. Những mặt thuận lợi (29)
    • 3.2. Những mặt hạn chế (30)
  • 4. UBER THẤT BẠI TẠI NHẬT BẢN (33)

Nội dung

So với giai đoạn trước, hiện Nhật Bản đãcó rất nhiều ưu đãi chính sách hỗ trợ không chỉ riêng lĩnh vực sản xuất chế tạo, mà còn mởrộng sang nhiều lĩnh vực khác trong danh mục đầu tư như

TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN

Đặc điểm văn hóa trong kinh doanh

- Với việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết biến Nhật Bản thành quốc gia dễ dàng nhất để kinh doanh trên thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài khác ở mọi quy mô hiện có thể tham gia vào một loạt các ưu đãi để thiết lập cửa hàng trong nền kinh tế lớn thứ ba thế giới

Dữ liệu mới nhất cho thấy sự thành công của chiến dịch của chính phủ, mặc dù đến từ một cơ sở ban đầu khá thấp Được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư lớn từ châu Á và châu Âu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục 3,8 nghìn tỷ Yên (34,3 tỷ USD) trong năm 2016, theo Báo cáo Invest Japan 2017, do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản công bố ( JETRO) Trong số các khoản đầu tư lớn được xác định bởi cơ quan chính phủ là thỏa

TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ

Thực trạng

- Với việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết biến Nhật Bản thành quốc gia dễ dàng nhất để kinh doanh trên thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài khác ở mọi quy mô hiện có thể tham gia vào một loạt các ưu đãi để thiết lập cửa hàng trong nền kinh tế lớn thứ ba thế giới

Dữ liệu mới nhất cho thấy sự thành công của chiến dịch của chính phủ, mặc dù đến từ một cơ sở ban đầu khá thấp Được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư lớn từ châu Á và châu Âu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục 3,8 nghìn tỷ Yên (34,3 tỷ USD) trong năm 2016, theo Báo cáo Invest Japan 2017, do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản công bố ( JETRO) Trong số các khoản đầu tư lớn được xác định bởi cơ quan chính phủ là thỏa thuận mua bán và sáp nhập (M & A) lớn nhất Nhật Bản năm 2016, trong đó một tập đoàn do Vinci Sân bay của Pháp dẫn đầu đã giành được quyền quản lý tại Sân bay Quốc tế Kansai, giúp đẩy dòng vốn châu Âu lên hơn 2 nghìn tỷ Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với khoảng 7 nghìn tỷ yên đầu tư vào Nhật Bản, chiếm tới 1/4 tổng số người theo sau là Hà Lan với 3,8 nghìn tỷ Yên và Pháp với ¥ 3,4 nghìn tỷ.

Các ngành công nghiệp chính cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản bao gồm tài chính và bảo hiểm (35%), máy móc điện (14%) và thiết bị vận tải (13,6%) Với việc thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R & D), mở rộng đầu tư từ châu Á và tập trung vào du lịch trong bối cảnh du lịch nước ngoài của Nhật Bản bùng nổ Trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ khác của cái gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

- Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản năm 2017 giảm 3,0% so với năm trước xuống còn 168,6 tỷ USD (tính trên số dư của cơ sở thanh toán, ròng, lưu lượng) Điều này cho thấy một sự giảm nhẹ so với mức đỉnh của nó vào năm 2016, nhưng nó vẫn là mức cao thứ hai trước tới giờ Đây là dấu hiệu cho thấy sự mở rộng lại hoạt động kinh doanh từng trì trệ trước đây của các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc.

Gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng 1009078 triệu JPY vào tháng 12 năm

2018 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nhật Bản trung bình 612540 triệu JPY từ năm 1996 đến

2018, như vậy đạt mức cao nhất mọi thời đại là 4520200 triệu JPY (gần 40 tỷ USD) vào tháng

Kể từ tháng 8 năm 2018, Nhật Bản đã tham gia các hiệp ước đầu tư song phương sau đây (BITs, xem bảng), các hiệp định hợp tác kinh tế (EPA, có các phần về đầu tư) và các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Party Date of signature Date of entry into force

Party Date of signature Date of entry into force

Party Date of signature Date of entry into force

- Vào tháng 3 năm 2018, 11 quốc gia còn lại đã ký phiên bản sửa đổi của thỏa thuận, được gọi là Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ cho quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương(CPTPP), còn được gọi là TPP11 Hiệp định này có liê quan trực tiếp nhiều đến hợp tác phát triển song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp ta đầu tư tại Nhật Bản.

Hiệu quả kinh tế Nhật Bản từ FDI

Đối tác và mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản

- Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới và cũng là nước nhập khẩu hàng hóa lớn trên thế giới

- Nhật Bản phát triển đa dạng các ngành nghề và với mức sống cao, do đó nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cũng đa dạng phong phú với các chủng loại hàng hóa Ngoài nhiên liệu khoáng sản thì thiết bị điện, máy móc, thực phẩm, hóa chất, hàng thủy sản, ngũ cốc, gỗ và các sản phẩm nguyên liệu …là các mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản

- Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,Australia, Ả rập Xê út, Malaysia, Đức, Đài Loan, Indonesia…Ba thị trường nhập khẩu lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Australia được cho là sẽ tiếp tục duy trì được thị phần tại thị trường Nhật Bản trong tương lai, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa

Kỳ vì đây là các thị trường truyền thống của Nhật Bản với các sản phẩm phong phú đáp ứng được nhu cầu và các điều kiện của quốc gia có nền kinh tế phát triển; ngoài ra các thị trường khác cũng sẽ có nhiều cơ hội tại Nhật Bản nếu đáp ứng được các yêu cấu về chủng loại hàng hóa và chất lượng sản phẩm.

Đối tác và mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật Bản

- Nhật Bản là nước có nền kinh tế công nghiệp hóa và phát triển công nghệ cao được phản ánh trong xuất khẩu hàng đầu của mình, tập trung vào các sản phẩm như ô tô, quang học, kỹ thuật, y tế và máy móc

- Ô tô là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Mỗi năm Nhật Bản sản xuất trên dưới 10 triệu chiếc xe hơi các loại, trong đó xuất khẩu khoảng một nửa Ngoài số xe sản xuất trong nước, ôtô của các công ty Nhật còn được lắp ráp và chế tạo tại các nhà máy ở nước ngoài với mức độ nội địa hóa tuỳ thuộc vào trình độ công nghiệp và chính sách của nước sở tại.

- Nhật Bản cũng rất nổi tiếng về về ngành điện tử và thiết bị điện Các sản phẩm được ưa chuộng gồm: các thiết bị nghe nhìn như radio, catset, đầu video, LCD, DVD, máy ảnh, máy quay video… Nhật xuất khẩu nhiều thiết bị điện tử chính xác dùng trong ngành cơ khí chế tạo trên khắp thế giới, trong đó số người máy công nghiệp luôn chiếm phần lớn thị phần của thế giới Nhật Bản còn sản xuất và xuất khẩu nhiều máy móc khác như máy văn phòng, máy tính… Thép, kim loại, các sản phẩm kim loại, hóa chất cũng là những sản phẩm mạnh của công nghiệp chế tạo NB.

- Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, EU,…

FDI từ nước ngoài vào Nhật Bản

Vốn FDI vào Nhật Bản cuối năm 2017 là 28.6 tỷ yên (tăng 323 triệu yên so với năm 2016).Tính đến cuối tháng 6 năm 2018, con số này đã đạt ngưỡng 29.9 tỷ yên.

- Trong đó khu vực Châu Âu đóng góp cao nhất với 49,4% (khoảng 14.1 tỷ yên) đầu tư trực tiếp vào Nhật Bản, kế đó là Bắc

Mỹ với 24% (khoảng 6.9 tỷ yên)

- Châu Á ở vị trí thứ 3 với 18.6% (khoảng 5.3 tỷ yên) trong đó Singapore đầu tư 8.9% (2,542 tỷ yên) và Hongkong 3.4% (960 tỷ yên)

Inward FDI stock in Japan by country/region Top 10 (as of end of 2017)

Rank Country/region Stock (Billion yen) Ratio (%)

[Source] “International Investment Position of Japan”

FDI từ Nhật Bản ra nước ngoài

- Theo thống kê của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhật Bản, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này đang ngày càng mở rộng

- Tính đến cuối tháng 9/2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đạt kỷ lục mới 174,157 triệu tỷ Yên (tương ứng 1.500 tỷ USD), tăng 100% so với năm 2012 trong bối cảnh sự phục hồi của kinh tế thế giới bắt đầu rõ nét từ tháng 6/2016.

- Đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bán lẻ tại nước ngoài và hoạt động mua bán doanh nghiệp trong lĩnh vực đang có sự cạnh tranh toàn cầu như viễn thông, tài chính.

- Các công ty Nhật Bản đầu tư ra bên ngoài có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là:

 Chi phí nhân công ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi thấp trong khi Nhật Bản có dân số già và quy mô lực lượng lao động ngày càng giảm, chi phí nhân cao;

 Đồng Yên Nhật là một đồng tiền mạnh trên thế giới, rất thuận lợi cho các công ty Nhật Bản khi đầu tư ra bên ngoài;

 Các công ty Nhật Bản muốn tập trung vào các phân đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của các sản phẩm toàn cầu;

 Sự tham gia ngày càng tăng của các quốc gia trên thế giới vào hiệp định thương mại tự do (FTAs) đang mở rộng nhiều thị trường cho các công ty đa quốc gia, trong đó có các công ty của Nhật Bản. a) Đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ

- Đã từ lâu Mỹ là thị trường FDI lớn nhất của Nhật Bản Nửa sau thập kỷ 80 dưới sự kích thích của đồng Yên Nhật Bản lên giá với biên độ lớn và chính sách lãi suất thấp trong nước của Nhật Bản đã mua các xí nghiệp của Mỹ với quy mô lớn Từ thập kỷ 80 đến nay dòng FDI của Nhật Bản đã thể hiện được chiếm lược chiếm lĩnh thị trường của các xí nghiệp Nhật Bản Bởi lẽ trong suốt 10 năm của thập kỷ 80 thâm hụt buôn bán của Mỹ đối với Nhật Bản lên đến 353,7 tỷ USD chiếm hơn 1/3 trong chênh lệch âm trong ngoại thương của Mỹ Tính không đốI xứng về buôn bán này đã gây nên tình trạng bất bình gay gắt của các giới kinh doanh Mỹ Những khuynh hướng về bảo hộ buôn bán đã không ngừng tăng lên Từ khi B.Clintơn lên cầm quyền, vấn đề buôn bán với Nhật Bản đã được áp dụng thái độ cứng rắn hơn để đối phó với tình trạng này Do vậy trọng điểm FDI của Nhật Bản đã được định hướng vào ngành chế tạo ở Mỹ như: xe ôtô, máy tính điện tử và đồ điện gia đình Cách sản xuất và tiêu thụ tại chổ này đã né tránh được hàng rào bảo hộ của Mỹ FDI của Nhật Bản vào Mỹ chủ yếu lấy chiếm lĩnh khai thác thi trường làm mục tiêu chính.

- Với hơn 1,400 dự án đầu tư, Nhật Bản nắm giữ vị trí thứ 2 vốn FDI đầu tư vào Mỹ.Ngoài ra mặt hàng ô tô của Nhật Bản cũng được ưa chuộng và sử dụng nhiều tại thị trường Mỹ. b) Đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc

- Là một quốc gia đang phát triển việc thu hút đầu tư trực tiếp, Nhật Bản đã giúp Trung Quốc một phần đáng kể những thiếu hụt về vốn xây dựng, tiếp thu được nhiều kỹ thuật tiên tiến và các phương thức quản lý cực kỳ hiệu quả của người Nhật Bản, thúc đẩy quá trình cải cách cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân và làm nảy sinh nền kinh tế hướng ngoại Với vai trò chủ đầu tư, Nhật Bản cũng được hưởng những lợi ích khá lớn thu được từ hoạt động đầu tư Theo thống kê hiệu suất tăng trưởng lợi nhuận bình quân mỗi năm của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Trung Quốc là cao nhất khoảng 23%, cao hơn 3,9% so với mọi doanh nghiệp Nhật Bản ở các nước khác trên toàn thế giới.

THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ

Những mặt thuận lợi

Các yếu tố tự nhiên

Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á, đặc điểm vị trí địa lý Nhật Bản khá đặc biệt là xung quanh giáp biển chứ không giáp một quốc gia hoặc lãnh thổ đất liền nào Các quốc gia lân cận ở vùng biển giáp Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc Phía Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan, phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Có nhiều thác nước, suối, sông và hồ Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật Bản thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh Tác động của các điều kiệu tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm thủy hải sản và dịch vụ giữa các doanh nghiệp.

- Luôn làm việc theo mục tiêu đã định.

- Tôn trọng thứ bậc và địa vị Rất coi trọng tôn ti trật tự

- Cần cù và có tinh thần trách nhiệm cao.

- Yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ.

- Trong kinh doanh người Nhật rất trọng chữ tín và phát triển mối làm ăn lâu dài. Tóm lại, con người là tài nguyên quý giá nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản, một số tính cách truyền thống tốt đẹp của người Nhật kể trên là yếu tố góp phần vào việc đưa các doanh nghiệp trở nên đạt hiệu quả và thành công.

- Đối nhân xử thế khéo léo

- Công tác đào tạo và sử dụng người hợp lý

- Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo

Như vậy, văn hóa doanh nghiệp của người Nhật Bản không phải là những chuẩn mực nguyên tắc hà khắc và cũng không là sự thoải mái không giới hạn mà là sự dung hòa giữa công việc và tinh thần, sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, giữa các cá nhân, tập thể với nhau Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tạo nên một môi trường tổ chức chuyên nghiệp và tạo nên bản sắc riêng cho mỗi doanh nghiệp.

Những mặt hạn chế

- Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng là một thị trường khó tính với những tiêu chuẩn đặc thù kỹ thuật về công nghiệp và nông nghiệp rất khắt khe Ngoài ra, hệ thống phân phối ở Nhật

Bản khá phức tạp, hàng hoá qua nhiều khâu trung gian nên đến tay người tiêu dùng giá rất cao so với giá nhập khẩu, vì thế doanh nghiệp phải chịu sức ép về giá để đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, trong khi hầu hết các chi phí đầu vào đều tăng. Để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, các công ty MNC cần nắm bắt thông tin và hiểu biết về tập quán kinh doanh của người Nhật Bên cạnh đó, việc chuẩn bị các thông tin về khách hàng trước khi dự hội chợ ngành hàng tại Nhật Bản sẽ giúp đạt hiệu quả đàm phán và tiết kiệm được nhiều chi phí.

Không chỉ vậy, sản xuất sang Nhật cũng mất nhiều chi phí hơn bởi phải tăng các khâu thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển… do người tiêu dùng Nhật rất chú ý và khắt khe về chất lượng, độ bền, sự tiện dụng, các dịch vụ hậu mãi…

- Việc hiểu biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của người Nhật cũng vô cùng quan trọng Cách sử dụng danh thiếp, catalogue công ty và luôn đúng hẹn cũng là những yếu tố không thể thiếu để tạo niềm tin từ lần đầu gặp gỡ với các doanh nghiệp Nhật Bản, cần chú trọng đến chữ tín, tích cực liên lạc, trao đổi để hiểu rõ nhu cầu của đối tác; thường xuyên cải tiến công nghệ, mẫu mã để nâng cao chất lượng, tăng năng suất và giảm giá thành, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tác.

Chắc hẳn bạn đã từng biết đến một trong những phép lịch sử căn bản ở Nhật khi giao tiếp với người khác là sử dụng danh thiếp để giới thiệu bản thân Tuy vậy, đối với người nước ngoài thì đôi lúc việc sử dụng danh thiếp theo chuẩn văn hoá Nhật lại không đơn giản chút nào. Bất cứ ai đến sinh sống và làm việc tại Nhật đều được chỉ dạy một quy tắc là khi nhận tấm danh thiếp từ một người Nhật, đó là không được nhét vội danh thiếp vào trong túi mà bạn phải học cách đọc lướt qua nội dung và ghi nhớ tên danh xưng của người đó.

Kỹ năng đưa danh thiếp bằng cả hai tay: Đây là một trong những quy tắc sử dụng danh thiếp mà người nước ngoài khi đến với Nhật Bản cần phải tập làm quen Tuy vậy, nội dung của danh thiếp có thể được người Nhật tự do thể hiện Danh thiếp có thể được dùng trong bất cứ ngành nghề nào, thậm chí còn được thiết kế giống hệt những mẫu quảng cáo nhỏ, đình kèm địa chỉ website, blog cá nhân và cả mã QR code.

Mỗi lĩnh vực lại có một loại danh thiếp đặc trưng Danh thiếp song ngữ với một mặt là tiếng Nhật, mặt còn lại được viết bằng tiếng Anh.

Ngày trước, các tấm danh thiếp thường được đính kèm ảnh chân dung trên đó để người khác có thể nhận ra Tuy vậy, hiện nay, số lượng những tấm danh thiếp kiểu này không còn nhiều Một điểm lưu ý nữa mà người nước ngoài cần chú ý khi sử dụng danh thiếp ở Nhật Bản đó là tuyệt đối không bao giờ được viết lên danh thiếp của người khác.

- Nhật Bản đang gắt gao quản lý các hoạt động kinh doanh mặt hàng nhập khẩu của người nước ngoài trên đất Nhật (bao gồm doanh nghiệp cá nhân không đóng thuế) Các bạn muốn đưa sản phẩm qua Nhật buôn bán, cần tìm hiểu kĩ luật pháp của nước sở tại.

Vì nếu bị bắt và cưỡng chế về nước, có lẽ các bạn sẽ không thể nào quay lại Nhật Bản được nữa. Ở Nhật Bản, dưới sự bảo trợ của luật pháp, các cửa hiệu nhỏ chiếm lĩnh ngành công nghiệp bán lẻ Luật pháp cho phép các cửa hàng bán lẻ lân cận có quyền không chấp nhận bất kỳ một kế hoạch mở cửa hàng mới nào có diện tích lớn hơn 27.000 feet vuông (2.508,3 m2) hay kế hoạch mở rộng các cửa hàng sẵn có Quy định hạn chế việc phát triển và mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ và siêu thị này đã buộc các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu phải bán hàng qua các cửa hiệu bán lẻ nhỏ – một loại kênh phân phối có chi phí khá lớn Nhiều người cho rằng luật pháp đã hình thành bức rào cản trở thương mại vì các nhà bán lẻ nhỏ ít có khả năng dự trữ hàng và bán hàng nhập khẩu.

Những điều dưới đây là vi phạm luật:

 Những sản phẩm không ghi thành phần bằng tiếng Nhật.

 Những sản phẩm mang vào Nhật không được kiểm tra thành phần (hoặc không hợp lệ)

 Bán những sản phẩm quá hạn sử dụng.

 Bán những sản phẩm do thực tập sinh và du học sinh mang từ nước mình khi tới Nhật (quay lại Nhật)

 Bán những sản phẩm xách tay từ nước mình.

 Bán cá và thịt mà không có người sở hữu “chứng chỉ tư cách”

 Không chi trả thuế tiêu dùng hàng hoá cho đất nước Nhật.

 Buôn bán tại quán ăn nhưng không có “chứng chỉ tư cách”.

 Bán các mặt hàng nhưng không có “chứng chỉ tư cách”.

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú theo tiếng Nhật là 有 資 格 証 明 書 , theo tiếng Anh là Certificate of Eligibility (COE) Đây là loại tư cách pháp luật trong Luật nhập cảnh, ám chỉ việc người nước ngoài có thể tham gia những hoạt động nhất định nào đó, hay có thể tham gia các hoạt động với tư cách là người có thân phận, địa vị nhất định nào đó, trong thời gian lưu trú tại Nhật.

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú do Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản cấp vì vậy, nếu có ý định ở lại Nhật Bản trên 3 tháng thì cần phải có loại giấy tờ quan trọng này mới không bị trục xuất về nước.

UBER THẤT BẠI TẠI NHẬT BẢN

- Là một trong những hãng taxi công nghệ lớn nhất thế giới, nhưng Uber lại đang "chật vật" tìm chỗ đứng lại xứ sở hoa anh đào.

Khách du lịch từng tới xứ sở hoa anh đào đều biết rằng việc đi taxi mang lại những trải nghiệm hết sức độc đáo Taxi ở Nhật Bản rất dễ gọi (trừ phi trời mưa), lại có dịch vụ hoàn hảo, từ cửa tự động cho tới những tài xế taxi mang găng tay trắng như trong phim luôn mong muốn đưa hành khách tới địa điểm nhanh nhất và an toàn nhất có thể.

- Uber có thể là hãng taxi công nghệ hàng đầu, đã hạ bệ nhiều doanh nghiệp, liên đoàn, hiệp hội taxi tại Châu Âu và Mỹ Nhưng tại đây, trên quần đảo Nhật Bản, Uber đang phải “chơi” theo luật của người Nhật.

Tại Nhật Bản, việc kinh doanh các dịch vụ vận chuyển taxi được quản lý nghiêm ngặt Các quy định cụ thể đến từ chi tiết, bao gồm cả cách đặt giá dịch vụ, thậm chí là nơi đặt logo, bảng hiệu cả ở trong và ngoài xe Để trở thành tài xế taxi, người lái cần có giấy phép thương mại bằng cách vượt qua kỳ kiểm tra lý thuyết và thực hành Nhật Bản nghiêm cấm các hành vi chạy taxi “chui”, không có bằng lái

Mở ứng dụng Uber tại Nhật Bản, người sử dụng thường sẽ chỉ tìm thấy một vài chiếc xe ở quanh khu vực của mình Nếu đi ra khỏi khu vực trung tâm Tokyo, hoặc gần Yokohama, sẽ không thể tìm thấy bất cứ một chiếc xe Uber nào cả

Trên thực tế, nếu có người gọi xe Uber, thì chiếc xe tới đón người đó sẽ là một chiếc xe thuộc một hãng taxi với đầy đủ đăng ký, giấy phép, bằng lái…

- Về cơ bản, Uber tại các thành phố lớn ở Nhật Bản là dịch vụ vận chuyển được hoạt động bởi một nhóm doanh nghiệp taxi, chứ không phải là những tài xế độc lập hay dịch vụ chia sẻ chuyến đi như mọi người vẫn thường biết.

Một trong những nơi hiếm hoi mà Uber Nhật Bản có dịch vụ chia sẻ chuyến đi, đó là Tangocho, một thị trấn hẻo lánh với dân số 5.900 người tại phía tây Nhật Bản Tại đó, Uber hoạt động hiệu quả như một dịch vụ xã hội dành cho người cao tuổi, những người cần đi loanh quanh thị trấn khi mà dịch vụ xe buýt ở đó đã ngưng hoạt động, còn hãng taxi duy nhất tại thị trấn thì đã phá sản Nhiều người ở Tangocho không có di động nên họ thường phải tìm ai đó có điện thoại và biết sử dụng ứng dụng Uber để gọi xe đi cùng.

Nhờ những quy định nghiêm ngặt mà các hãng taxi truyền thống tại Nhật không có nhiều đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài.

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n#Kinh_t%E1%BA%BF https://www.ceicdata.com/en/indicator/japan/foreign-direct-investment

Ngày đăng: 25/09/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w