Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho": ● Hàng tồn kho giữ để bán trong kỳ hoạt động sản kinh doanh bình thường: Bao gồm hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TPHCM, ngày 03 tháng 02 năm 2024
1
Trang 23 Chi phí liên quan trực tiếp khác 4
4 Chí phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho 5
5 Chi phí cung cấp dịch vụ 5
III Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho & Các phương pháp kê khai hàng tồn kho: 5
1 Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho 5
2 Các phương pháp kê khai hàng tồn kho 6
2.1 Phương pháp kê khai thường xuyên 6
2.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ 6
IV Các phương pháp tính giá hàng tồn kho 8
1 Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá đích danh 8
2 Phương pháp bình quân gia quyền 8
2.1 Bình quân gia quyền cuối kỳ 9
2.2 Bình quân gia quyền tức thời (bình quân gia quyền liên hoàn) 10
3 Phương pháp nhập trước, xuất trước (phương pháp FIFO) 12
4 Phương pháp nhập sau, xuất trước (phương pháp LIFO) 13
V Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 14
1 Khái niệm 14
2 Đối tượng áp dụng 14
3 Nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 14
4 Thời điểm thực hiện 14
5 Công thức 15
6 Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 15
VI Báo cáo tài chính và ảnh hưởng thuế của các phương pháp dòng giá trị 16
1 Ảnh Hưởng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động 16
2 Ảnh Hưởng Báo Cáo Tình Hình Tài Chính 17
Trang 33 Ảnh hưởng thuế 17
4 Sử dụng nhất quán các phương pháp dòng giá trị của hàng tồn kho ( đọc thêm) 17
VII Ảnh hưởng của sai sót hàng tồn kho đến báo cáo tài chính 17
1 Ảnh Hưởng Đến Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động 17
2 Ảnh hưởng của báo cáo tình hình tài chính 19
Trang 4Chuẩn mực kế toán số 2: HÀNG TỒN KHOI. Phân loại và xác định hàng tồn kho
1 Phân loại
Mỗi doanh nghiệp, do đặc thù kinh doanh riêng, sẽ sử dụng các loại hàng tồnkho khác nhau Tùy thuộc vào tiêu chí và mục đích phân loại, hàng tồn kho có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau
Theo mục đích sử dụng:
● Hàng tồn kho để bán: Bao gồm hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng hóa gửi đi gia công chế biến, thành phẩm tồn kho, thành phẩm gửi đi bán
● Hàng tồn kho để sử dụng: Bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi đường
Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho":
● Hàng tồn kho giữ để bán trong kỳ hoạt động sản kinh doanh bình thường: Bao gồm hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng hóa gửi đi gia công chế biến, thành phẩm tồn kho, thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán
● Hàng hóa đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang: Bao gồm sản phẩm chưa hoàn thành (sản phẩm đang chế tạo), sản phẩm hoàn thành nhưngchưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm và chi phí dịch vụ dở dang
● Hàng tồn kho để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ: Bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi đường
Căn cứ vào vai trò, tác dụng và yêu cầu quản lý:
● Mỗi đối tượng kế toán riêng lẻ sẽ được theo dõi trên một tài khoản riêng
● Phân loại chi tiết hơn theo vai trò quản lý:
○ Mỗi đối tượng cụ thể như: nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm sẽđược chia thành nhiều loại, mỗi loại bao gồm nhiều nhóm, mỗi nhóm bao gồm nhiều thứ khác nhau với những tên gọi, nhãn hiệu, quy cách
○ Mỗi nhóm, mỗi loại sẽ được ký hiệu riêng để thuận tiện trong quản lý và sử dụng thống nhất trong doanh nghiệp
2 Xác định hàng tồn kho
Trang 5Nếu sử dụng hệ thống kê khai thường xuyên, các công ty thực hiện kiểm kê hàng tồn kho vì những lý do sau:
1 Kiểm tra tính chính xác việc ghi nhận hàng tồn kho kê khai thường xuyên của công ty
2 Để xác định số lượng hàng tồn kho bị mất do lãng phí nguyên vật liệu, khách mua hàng trộm cấp, hoặc nhân viên trộm cấp
Các công ty sử dụng hệ thống kiểm kê định kỳ kiểm kê hàng tồn kho với hai mục đích khác nhau: để xác định hàng tồn kho tại ngày báo cáo tình hình tài chính và để xác định giá vốn hàng bán ( GVHB) trong kỳ
Xác định số lượng hàng tồn kho liên quan đến 2 bước: kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ và xác định quyền sở hữu của hàng hóa
- Kiểm kê hàng tồn kho: kiểm kê hàng tồn kho nói chung chính xác hơn là khihàng hóa không được bán ra hoặc nhận vào trong quá trình kiểm đến- Xác định quyền sở hữu của hàng: phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người
mua và người bán+ Khi các điều khoản là FOB điểm đi, quyền sở hữu hàng được chuyển giao cho người mua khi người vận chuyển công cộng nhận hàng từ người bán+ Khi cad điều khoản là FOB điểm đến, quyền sở hữu hàng vẫn thuộc về người bán cho đến hàng đến tay người mua
II. Giá gốc hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm tất cả chi phí mua, chi phí chế biến và cácchi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho tại địa điểm và trạng thái hiện tại
1 Chi phí mua
Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (trừ các loại thuế sau đó được ngân sách nhà nước hoàn lại), chi phí vận chuyển, bốc dỡ và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc có được thành phẩm, nguyên liệu và công cụ dụng cụ Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá và các khoản mục tương tự khác được trừ khỏi chi phí mua
2 Chi phí chế biến
- Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
Trang 6xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sảnphẩm theo chi phí thực tế phát sinh
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chếbiến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh
- Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng mộtkhoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loạisản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính
3 Chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho
Trang 7Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
4 Chí phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06
- Chi phí bán hàng.- Chi phí quản lý doanh nghiệp
5 Chi phí cung cấp dịch vụ
Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khácliên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan
Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ
III. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho & Các phương pháp kê khai hàng tồn kho:
1 Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất Hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường gồm: – Hàng mua đang đi trên đường;
– Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;– Sản phẩm dở dang;
– Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;– Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất; luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường Thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán; mà trình bày là tài sản dài hạn.Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng Hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường Thì
Trang 8không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán Mà trìnhbày là tài sản dài hạn.
2 Các phương pháp kê khai hàng tồn kho
2.1 Phương pháp kê khai thường xuyên
Khái niệm: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán Khi áp dụng phương pháp này, các tài khoản kếtoán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư hàng hóa; giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán được xácđịnh ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán
+ Các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật cao,…
Ưu điểm:- Xác định, đánh giá về số lượng và giá trị hàng tồn kho vào từng thời
điểm xảy ra nghiệp vụ- Liên tục nắm bắt, quản lý hàng tồn kho từ đó điều chỉnh nhanh chóng
kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp- Giảm thiểu tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lýNhược điểm:
Khối lượng ghi chép hàng ngày lớn Tuy nhiên có thể nhờ vào máy móc, công nghệ để khắc phục
2.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ
Trang 9: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán hàng
Khái niệm
tồn kho căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ sách kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ
+ Khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỷ (để kếtchuyển số dư cuối kỳ)
+ Phương pháp này thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại vật liệuvới qui cách mẫu mã rất khác nhau, giá trị thắp, hàng tồn kho xuất dùng hoặc xuất bản thường xuyên
Ưu điểm:Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán hàng tồn khoNhược điểm:
Công việc kế toán cuối kỳ lớn:+ Công việc kiểm tra không thường xuyên trong tình hình nhập, xuất
kho là liên tục gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý
+ Khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế toán
Trang 10IV. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho
1 Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá đích danh
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa vào giá trị thực tế của từng loại hàng hoá mua vào, từng loại sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mã hàng hoặc hàng hóa ổn định và nhận diện được
➨ Ưu điểm: Tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế và doanh thu thực tế phù hợp với nhau, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó;
➨ Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện chặt chẽ, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít chủng loại hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặthàng ổn định và nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này
Ví dụ:Công ty TNHH Anpha có phát sinh nghiệp vụ sau:- Tồn đầu kỳ: Nguyên vật liệu X 10.000kg, đơn giá 5.000 đồng/kg;- Ngày 05/01/2021: Nhập 7.000 kg nguyên vật liệu X, đơn giá 5.200 đồng/kg;
- Ngày 15/01/2021: Xuất 7.0 00 kg nguyên vật liệu X;- Ngày 25/01/2021: Xuất 8.000 kg nguyên vật liệu X.➥ Như vậy:
- Trị giá xuất kho ngày 15/01 = 7.000 x 5.200 = 36.400.000;- Trị giá xuất kho ngày 25/01 = 8.000 x 5.000 = 40.000.000
2 Phương pháp bình quân gia quyền
Trang 11Theo phương pháp này, giá trị của mỗi mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của mỗi mặt hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị mỗi mặt hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo kỳ hoặc sau mỗi lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
2.1 Bình quân gia quyền cuối kỳ
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng mỗi lần xuất kho trong kỳ Tuỳ theo kỳ lưu kho của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán căn cứ vào giá nhập vào, giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân Dưới đây là công thức tính:
Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ củamỗi mã hàng
=∑ (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ)
∑ (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)
➨ Ưu điểm: Đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ;➨ Nhược điểm:
Độ chính xác không cao, công việc dồn vào cuối kỳ gây ảnh hưởng đến các công việc khác của kế toán và chưa cung cấp kịp thời thông tin kế toán tại thời điểm phát sinh
Ví dụ: Công ty TNHH Anpha có phát sinh nghiệp vụ sau:- Tồn đầu kỳ: Nguyên vật liệu X 10.000kg, đơn giá 5.000 đồng/kg;- Ngày 05/01/2021: Nhập 5.000kg nguyên vật liệu X, đơn giá 5.200 đồng/kg;
Trang 12- Ngày 15/01/2021: Nhập 15.000kg nguyên vật liệu X đơn giá 5.500 đồng/kg;
- Ngày 25/01/2021: Xuất 18.000kg nguyên vật liệu X.➥ Như vậy:
- Đơn giá xuất kho của nguyên vật liệu X tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ:
Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ của nguyên vật liệu X
=(10.000 x 5.000 + 5.000 x 5.200 + 15.000 x 5.500)(10.000 + 5.000 + 15.000)
= 5.283 đồng.- Trị giá xuất kho NVL X ngày 25/01 theo phương pháp bình quân cuối kỳ= 5.283 x 18.000 = 95.094.000
2.2 Bình quân gia quyền tức thời (bình quân gia quyền liên hoàn)
Theo phương pháp bình quân liên hoàn, khi nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoáxong, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân của mã hàng đó Công thức như sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ n
=∑ (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trước lần xuất thứ n)
∑ (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trướclần xuất thứ n)
➨ Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân cuối kỳ, vừa chính xác, vừa cập nhật được thường xuyên liên tục;
Trang 13➨ Nhược điểm: Phương pháp này tốn nhiều công sức, phải tính toán nhiều lần Do vậy, phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít mã hàng tồn kho, có hoạt động nhập xuất ít.
Ví dụ: Công ty TNHH Anpha có phát sinh nghiệp vụ sau:- Tồn đầu kỳ: Nguyên vật liệu X 10.000kg, đơn giá 5.000 đồng/kg;- Ngày 050/1/2021: Nhập 5.000 kg nguyên vật liệu X, đơn giá 4.800 đồng/kg;
- Ngày 10/01/2021: Xuất 12.000kg nguyên vật liệu X;- Ngày 15/01/2021: Nhập 15.000kg nguyên vật liệu X đơn giá 5.500 đồng/kg;
- Ngày 25/01/2021: Xuất 12.000kg nguyên vật liệu X.➥ Như vậy:
- Đơn giá xuất kho của nguyên vật liệu X tính theo phương pháp bình quân gia quyền tức thời:
Đơn giá xuất kho ngày 10/01 của nguyên vật liệu X
=(10.000 x 5.000 + 5.000 x 4.800)(10.000 + 5.000)
= 4.933 đồng.- Trị giá xuất kho nguyên vật liệu X ngày 10/01 = 4.933 x 12.000 = 59.200.000
Đơn giá xuất kho ngày 25/01 của nguyên vật liệu X
=(3000 x 4.933 + 15.000 x 5.500)(15.000 + 3.000)
= 5.405 đồng