1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng GIS và mô hình thủy lực trong việc kiểm soát và giảm thất thoát nước trên đường ống

181 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng GIS và mô hình thủy lực trong việc kiểm soát và giảm thất thoát nước trên đường ống
Tác giả Nguyên Thị Xô
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Văn Trung, TS. Võ Lê Phú
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 29,95 MB

Nội dung

NGHIEN CUU DIEN HINH TAI CONG TY CO PHAN CAP NƯỚC CHỢ LON 2..NHIEM VU VA NOI DUNG:— Tổng quan cơ sở lý thuyết that thoát nước, GIS và mô hình thủy lực.— Khảo sát và đánh giá hiện trạng h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRUONG DAI HOC BACH KHOA

KHOA MOI TRUONG & TAI NGUYEN

NGUYEN THI XOUNG DUNG GIS VA MO HINH THUY LUC TRONG

VIEC KIEM SOAT VA GIAM THAT THOAT NUOC

TREN DUONG ONG

(NGHIÊN CUU DIEN HÌNH TẠI CÔNG TY CO PHAN CAP NƯỚC CHỢ LỚN)

Chuyên ngành: QUAN LY MOI TRƯỜNG

Mãngành: 60.85.10

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014

Trang 2

LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA — ĐHQG- TP.HCM

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên

ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.

CHỦ TỊCH HỘI DONG TRƯỞNG KHOA

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập — Tự do — Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYÊN THỊ XÔ MSHV: 12260694

Ngày, thang, năm sinh: 25/03/19988 Noi sinh: Quang Tri

Chuyên ngành: Quan lý môi trường Mã số: 60.85.10

1.(TÊN DE TÀI: UNG DUNG GIS VA MÔ HINH THỦY LỰC TRONGVIEC KIEM SOAT VA GIAM THAT THOAT NUOC TREN DUONG

ONG NGHIEN CUU DIEN HINH TAI CONG TY CO PHAN CAP

NƯỚC CHỢ LON

2 NHIEM VU VA NOI DUNG:— Tổng quan cơ sở lý thuyết that thoát nước, GIS và mô hình thủy lực.— Khảo sát và đánh giá hiện trạng hệ thông mạng lưới cấp nước tại Công ty cô

phan cấp nước Chợ Lớn

— Hiệu chỉnh cơ sở dit liệu GIS và ứng dụng tích hop mô hình thủy lực

— Để xuất giải pháp kiểm soát và giảm thất thoát nước cho CTCP Cấp nước

Chợ Lớn

3.INGAY GIAO NHIỆM VU: 20/01/20144 NGAY HOÀN THÀNH NHIỆM VU: 30/06/20145 (CAN BO HUONG DAN: PGS.TS LE VĂN TRUNG & TS VÕ LE PHU

Tp.HCM ngay thang năm

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Lê VănTrung va TS Võ Lê Phú, hai người Thay đã luôn khuyến khích, quan tâmgiúp đỡ và hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các anh/chị phòng Kỹ Thuật CôngNghệ-CTCP Cấp nước Chợ Lớn đã quan tâm giúp đỡ, cung cấp thông tin vàhỗ trợ tôi hoàn thành công tác khảo sát phục vụ đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các Thay cô Khoa Môi Trường

& Tài Nguyên — Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM đã tận tình giảng dạy

cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường.Cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và chia sẽ những

khó khăn với tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này

Cuối cùng tôi xin được bay tỏ lòng biết ơn đến gia đình, là nguônđộng lực to lớn để tôi cỗ gang phan đấu trong học tập cũng như trong cuộc

sông

Tp.Hồ Chí Minh, 6/2014Nguyễn Thị Xô

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung và kết quả được trình bảy trong luận vănlà công trình nghiên cứu của tôi Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văndéu được dẫn nguồn va có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.Kết quả được trình bày trong luận văn này hoàn toàn chính xác, trung thực và chưa

được công bô trong các công trình nghiên cứu nào khác trước đây.

Tp.HCM, ngay tháng nam 2014

Nguyễn Thị Xô

Trang 6

The urbanization speed and the population rate increasing quickly in Ho Chi MinhCity (HCMC) has been putting the pressure on water resource By comparision, waterresource declining not only about the quantity but also about the quality has made achallenge for urban authority, especially in the context of climate change In the suppliedareas of ChoLon Water Supply Joint Stock Company (CHOWACO), the proportion of cleanwater running from water treatment plant has just met the demand of 83,87% household.Meanwhile, residents suffer from the lack of clean water served to daily needs, there stillexists the figure for loss water through the water supply network boasting 25% In 2013 Oneof the main reasons leading to the loss water problem in CHOWACO is that the propertymanagement and the controlling water pressure on the distribution network has still limited.

Purpose of dissertation is the research about integration of GIS and hydraulic modelto manage, operate water supply network effectively, detect rapidly the water leaks to resolvethe problem immediately Arguably, to acheive this target, dissertation carries out four mainsections: (1) general theory of loss water, GIS and hydraulic model, (1) examine and assessthe current water supply networking system in ChoLon Water Supply Joint Stock Company,(11) adjust GIS database and integrate with hydraulic model, (iv) propose approaches tomonitor and reduce loss water for CHOWACO.

The result reveals that the integration of GIS and hydraulic model assists managers todefine the points where water is leaking in water supply network distributed to experimentalarea Turning to more detail, based on the inputs on 6/1/2013, the model has simulated andidentified correctly two (02) positions at DMA 11-01 Besides, this model has also imitatedthe presure and flow at the nodes every moment of each day.

To enhance the efficiency of management of water supply network and reduction ofloss water, implementing the solutions of the property management and controlling waterpressure is conducted These methods consist of: establishing Department of reducing losswater, partitioning DMA region, the alternatives of managing pressure via hydraulic model,restoring, repairing, renovating the water supply network, organizing propaganda to raiseclients' awareness.

Trang 7

MỤC LỤC

089009" —— Ầ.ẦẦa=a |

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT 5: 2222222222212312312112312121121 22 xe ivDANH MỤC CAC BẢNG - 5: 22221 2212212212211212712112712122111211 2c rcee VDANH MỤC CÁC HINH 5:5: 2221 221221221221221221231221 21222122 vi9059.000015 |I Đặt vẫn đẺ 22 2 0212101121111 22 Tinh cấp thiết của dé tài - ScCT T211 1121 111511111111 8 kg Hi 3

3 Mục tiêu và nội dung nghiÊn cứu - 22 1211111111111 11 1111111111111 xk 53.1 Mục tiêu nghiÊn cứỨu 2 2 1011101111111 111 111111111111 1 111111 1 ky 53.2 Nội dung nghiên CỨu 2 2 101121111111 111 1111111111111 1 1111111111 vu 54 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu -s<<<- 6A.l Phương pháp luận: -cc cence 2211021110111 1 x33 3 x5 se 64.2_ Phương pháp nghiÊn CỨU - c5 2 222221122122 sssssssa 7

5 Ý nghĩa dé tải Lc T1 1T TH TT HH HT HH HH ri 85.1 Ý nghĩa khoa hoc .e.cecccccccceccccssseecsesescecevsvscevsvecevsvecevevececevsessaveuiveveveserereees 85.2 Ý nghĩa thực tin cece ccccccscceccsesesescsvsescsesvecevsvecscsvececsvssevavavevevevesevereees 9

CHUONG I: TONG QUAN VE CONG TY CO PHAN CAP NƯỚC CHỢ LỚNVA THAT THOAT NUGC TRONG HE THONG MANG LUOI CAP NUGC 101.1 Khai quát về Công ty Cổ phan Cấp nước Chợ Lớn ¿2s cszsxss¿ 101.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phan Cấp nước Chợ Lớn 111.1.2Cơ cau t6 chức của Công ty Cổ phan Cấp nước Chợ Lớn 131.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Cấp nước Chợ Lớn 141.2 Hiện trạng hệ thống cấp nước của Công ty Cô phan Cấp nước Chợ Lớn 161.2.1 Nguôn nước cấp -. - + xxx S111 1115111118111 1511151111111 HH 16

12.2 Lượng nước tiêu thuhiỆn tạI - - - cee 221111111113 xxxsei 16

1.2.3 Mạng lưới cấp nƯỚC ccceseseseseecsvececesvevsvevevececevecevsveceveeseceeeees 171.3 Tổng quan về thất thoát "ưỚC - S1 1v SE E21 E153E11111 18111511111 te 20

Trangi

Trang 8

1.3.1 Khái niệm thất thoát nước - sac c sa sSecS S31 S31 E51 E513 Sky tre 201.3.2 Thành phan thất thoát hƯỚc -. ¿- Sẻ SE 3S E1EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkekred 211.4 Thực trạng that thoát nước + ST n1 S1 ST T111 11151151 t nen 241.4.1 Tình hình thất thoát nước tại các đô thị trên thế giới ¿ 241.4.2 Tình hình thất thoát nước tại các đô thị của Việt Nam - 251.4.3 Thực trạng thất thoát nước tại Tp.HCM - c2 271.4.4 Thực trạng thất thoát nước tại Công ty Cổ phan Cap nước Chợ Lớn 281.4.4.1Tình hình thất thoát nước St x SE SE E1 E122 tk 281.4.4.2 Mục tiêu giảm thất thoát nước - + Sc cv SE tri 33CHƯƠNG II: CƠ SỞ LY THUYET VE TÍNH TOÁN THAT THOÁT NƯỚCVÀ UNG DUNG GIS VÀ MÔ HINH THUY LỰC :ccccccsxzxecen 352.1 Phương pháp luận đánh giá that thoát nU6C 0.0.c ce ceccccccceseseseeeseceeseecetereees 362.1.1 Công thức tinh chỉ số thất thoát nước ¿ ¿ scstsxctsEtEeEsxexekred 362.1.2 Đánh giá tinh trạng that thoát nước dựa vào các chỉ số thất thoát 39

2.1.3 Phương pháp tính lượng nước không doanh thu 41

2.2_ Giới thiệu về hệ thống thông tin địa lý - 5 SE E2 ‡EEvEsrrkerskeed 43

2.2.1 Khái niệm - c1 11T E121 21112121112121 12111101 HH gu 43

2.2.2 Các thành phan và chức năng của GIS ¿+ +ccxcsEvkeEsxrxekred 452.2.2.1 Các thành phần của GIS -¿ c1 tx E121 11 2111 8E 1E ng 45

2.2.2.2 Chức năng của GIS ác 2.2221 2222112111 5 118 1 11118 xxx re 46

2.2.3 Giới thiệu phần mềm ArcGIS ¿ - tt ct SE E22 EEEEEErkereksed 472.2.4 Ứng dung GIS trong quan ly mạng lưới cấp nước tại Tp HCM 492.2.4.1 Sự cần thiết ứng dụng GIS trong quan lý mạng lưới cấp nước 492.2.4.2 Ứng dụng GIS trong quản lý mạng lưới cấp nước tại SAWACO 502.2.4.3 Ung dụng GIS trong quan ly mạng lưới cấp nước tại CHOWACO 542.3 Tổng quan về phần mềm thủy lựC ¿+ 2 + + c*‡E£EEEEEEEzEEeEeErererekeed 57

2.3.1 Khái nIỆm c QQnQnnnn HH TY KĐT TK TT TK nh khen 57

2.3.2 Ứng dụng mô hình thủy lực trong quản lý mạng lưới cấp nước 572.3.3 Lựa chọn phần mềm thủy lực 2 2 2112111111111 1 111tr eg 582.3.4 Giới thiệu phan mém thủy lực WaterGEMS - - sec srece2 662.3.4.1 Đặc tính của phần mêm - ¿2+ SE E213 E11 E11 E1 tkrg 662.3.4.2 Một số công thức tinh toán thủy Le ceseeeeeseeeeeeeesereeeseee 722.4 Một số phương pháp phát hiện rò rỉ (2 tt ềEEEEEEESEEEEEErrkerekeed 762.4.1 Phương pháp phát hiện rò rỉ nhờ các thiết bi cece cece 76

2.4.2 Phương pháp mô hình phát hiện rò rỈ - 5-25 -22- << +55 +52 80

Trang 9

3.1 Hiệu chỉnh cơ sở dtr liệu CHOWAAGIS Q TQ HH nh nh sen 873.2 Tích hop GIS va mô hình thủy LW oo ce cccceececccecsesescseecesececscececerevevereeeees 1003.2.1 TAO MOI Project 08H 1003.2.2 Đưa đữ liệu vào mô hình - 55c SE EEE1251111 151 1121 ttk 1023.2.3 Trình tự thực hiện mô phỏng áp lực, lưu lượng 1063.2.3.1 Tinh toán cao trình tại CAC HÚ{ c2 CC CS c2 c1 s2 106

3.2.3.2 Tính toán nhu cầu sử dụng nước tại các nút - 1073.2.3.3 Khai báo thông số áp lỰC - 5c S112 E1EEE1E1211155E ke ri 1103.2.3.4 Khai báo thông số lưu lượng - c- cc s cv +EEEEekererd 1133.2.3.5 Kem kết quả mô phỏng + ¿55c k SE EEE E212 EEkEsrerekd 1153.2.3.6 Đánh giá sai số mô hình - + s St S x28 EEEEEEEEEEEEEEEEEerrrree 1183.2.4 Trình tự thực hiện phân tích dự báo các điểm rò rỉ -ccscccsssc 1223.2.5 Kết quả dự báo khu vực rò ri bằng công cụ Darwin Calibrator 1253.2.6Kiém chứng kết quả mô hình +t+E SE S322 EEEEEEErxerrsrsrees 133CHƯƠNG IV: DE XUATGIAI PHAP GIAM THAT THOÁT NƯỚC TẠICONG TY CO PHAN CAP NƯỚC CHỢ LỚN - c2 EErererki 135

4.1 Phân tích SWOT 5c ch E111 1112111111118 111121111111 rg 136

4.2 Đề xuất giải pháp giảm that thoát nƯỚc - 5c scxE*Sv+EEEsEsEersrereri 1394.2.1 Cải cách cơ câu tổ chức, quản lý - c cv sEerrkereri 1394.2.2 Giải pháp về mặt kỹ thuật - - -t cece seceseceseesesstsssveceteeeeeeees 1414.2.2.1 Thiết lập khu vực đồng hồ tổng (DMA)) .- 5c c2 1414.2.2.2 Thựchiệngiảmthấtthoáthữuhình - 5 cscsE‡E+xzEsE£srered 1464.2.2.3 Thựchiệngiảmthấtthoátvô inh cece 5c te E2 £erere2 155KET LUẬN — KIÊN NGHHỊ -.- - S2 E11 S12111EEEEE1 5111111111118 1E EEeprrri 162I Kết Luận S ST TT HT HT HH HH HH HH HH ngu 1622 Kiến Nghị Lcc ST HT HH HH HH HH HH 162TÀI LIEU THAM KHẢO Sc S111 S12511212111112111151 11111 erro 164

Trangiii

Trang 10

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Luong rò ri không thé tránh khỏi hàng nămCông ty Cổ phan Cấp nước Chợ LớnCông ty Cổ phan

Khu vực dong hé tongHệ thống thông tin địa lyChỉ số that thoát theo cơ sở hạ tangHiệp hội Nước Quốc tế

Nước không doanh thu

Tổng Công ty Cấp nước Sài GònChỉ số thất thoát hữu hình

Thành phố Hồ Chí Minh

Water Geographic Engineering Modeling Systems

Trang 11

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 1.1 Diện tích và dân số các quận/huyện trên dia bàn quản lý CHOWACO 12

Bảng 1.2 Co cấu tổ chức lao động của CHOWACO c.Sn ngư 13Bang 1.3 Cơ cau cổ đông của CTCP Cap nước Chợ Lớn ¿5z sczxcszx 13Bang 1.4 Két quả thực hiện kế hoạch SX-KD qua các năm 2010-2013 14

Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Cấp nước Chợ Lớn 15

Bảng 1.6 Nguồn nước cấp cho quận/huyện trên địa ban quản lý CHOWACO 16

Bảng 1.7 Hiện trạng mang lưới đường Ống cấp nước -c-x+xcsrzxczxsxsee: 17Bảng 1.8 Thống kê tài sản trong mạng lưới cấp nước - + csxsxex+szxzee 19Bảng 1.9 Tỷ lệ thất thoát nước trên thé giới - - c scsES 111211 E151 EEtkk 24Bang 1.10 Thống kê số liệu đặc điểm bể đường ống tại CHOWACO 31

Bang 1.11 Thống kê trường hợp gian lận tại CTCP Cấp nước Chợ Lớn 32

Bảng 2.1 Ví dụ về chỉ số thất thoát nước — NRW (%) tại một bãi tam 36

Bảng 2.2 Đánh giá tình trạng that thoát nước theo chỉ số NRW 39

Bảng 2.3 Đánh giá tình trạng that thoát nước theo chỉ số NRW 39

Bảng 2.4 Đánh giá tình trang thất thoát nước theo chỉ số ILI và NRW 40

Bảng 2.5 Cấu trúc dit liệu nền SAWAGIS c1 E121 511.12 1g et 51Bang 2.6 Câu trúc dit liệu chuyên dé mạng lưới cap nước SAWAGIS 52

Bang 2.7 Phân biệt giữa hai phần mém thủy lực EPANET và WaterCAD 59

Bảng 2.8 Các lớp đối tượng không gian trong WaterGEMS c5 71Bang 2.9 Giá tri vận tốc kinh tế ứng với giá trị đường kính ống 73

Bảng 2.10 Hệ số nhám của một số loại ống "——— 75Bang 2.11 Các phương pháp phát hiện rò rỉ bằng thiết bị - 5-5 se ccssss2 77Bảng 3.1 Mô tả chi tiết các lớp dữ liệu nên cececeseseeescessceseesseseseeseeeeen 93Bảng 3.2 Mô tả chỉ tiết các lớp dit liệu chuyên dé mạng lưới cấp nước 94Bảng 3.3 Thông số áp lực tại các bể chứa nước - ¿+ cv + EEEErkrsrksees 111Bảng 3.4 Bang hệ số không điều hòa lưu long ecceccceeceesesceseseseseseeeeeees 113Bang 3.5 So sánh sai số áp lực giữa mô hình và thực tế tại các nút 240/104,

551/1A, 371, 385/5A, 241/2A 3Í oie cceeeccccseeceeeeecceauaeceeeeueccceaueesceuenceusesess 120

Trangv

Trang 12

Bang 3.6 Dinh dạng trên Excel cua dữ liệu Field Snapshot - - 123Bang 3.7 Định dạng trên Excel cua dữ liệu Observed -cccccsS: 123

Bảng 3.8 Danh sách các điểm bề ống (12/2013 — 04/20 14) ¿ sex: 134Bang 4.1 Ma trận SWOT nhận diện đặc điểm của hoạt động giảm thất thoát nước

¬— ne eee cece LnE EEE EE ELLE AGES EE ESEE GAGE; EEE EEE GGGGEEEEEESEEA LAG GEEE Ee cEAAG GEESE Cece ceaa GEE Ee tena taaGEEee eee: 136

Bảng 4.2 Ma trận SWOT xác định các hướng giải pháp giảm that thoát nước 138Bảng 4.3 Nhiệm vụ của Ban giảm thất thoát nước - - sec cx xxx re: 140

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNHHình 1.1 Địa ban quản lý của CTCP Cấp nước Chợ Lớn - c+ccs+zss2 12Hình 1.2 Cơ cau bộ máy quản lý của CHOWACO c2 ngu 13Hình 1.3Ty lệ cấp nước cho các nhu cau tại CHOW.ACO c2 17Hình 1.4 Tổng quan về nước không doanh thu - 2-22 22s 2EE‡E‡E‡E‡EeEeEzEeEersk 21Hình 1.5 Tiêu thụ hop pháp không tính tiền ¿2 St St S‡EEE‡EEEEEEEEEErkererk 22Hình 1.6 Thất thoát cơ hỌc :©5:25:2222222122122122122121121112121121221212 1 ke 23Hình 1.7 Thất thoát thương mạại 5+ x+s SE E3 EE 131311 1E SE gtưn 24Hình 1.8 Ty lệ NRW tại một số đô thị trên thế giới năm 2008 255 25Hình 1.9 Ty lệ thất thoát nước bình quân tại đô thị năm 2005 - 26

Hình 1.10Ty lệ nước không doanh thu tai Tp HCM (2007-2011) - 28

Hình 1.11Tổng hợp số liệu đặc điểm bé/xi trên đường ống nước -. 32Hình 2.1Các vị trí lắp đồng hồ khách hàng 5-1 2 SE SE EEEEEEESEEErEErkrke 38Hình 2.2Bang cân bang nước theo TW A - - c1 11T 21 1121211211 re 41Hình 2.3 Biểu đồ đo lưu lượng vào ban đêm i5 S2 SE EEEEEEEcEEErkrxrsrke 43Hình 2.4 Mô hình GIS năm (05) thành phan ¿+ 2 2x23 EEEEEE+EEErEEEzeree 45

Hình 2.5 Cơ sở dữ liệu CHOWAAGIS Q.2 Q00 0Q QnSn ST HH n TH TH 1v nen hàn 55

Hình 3.1 Quy trình tích hop GIS va WaterGEMS trong việc dự báo điểm rò rỉ 87

Hình 3.2 Quy trình hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu CHOWAGIS òàcẶ cà: 87Hình 3.3 Đưa dữ liệu CAD vào ArcMap ccc c2 n2 22s se 88

Hình 3.4 Chọn lớp dit liệu CAD cần nan chỉnh - 25c 2 tt 88Hình 3.5 Dữ liệu CAD sau khi man chỉnh 2-52 52222222 2x2xE2xzxcrxerkree 89Hình 3.6 Chuyển đổi dit liệu từ định dang CAD sang GIS ccccccc se 90

Hình 3.7 Các bước đăng ký tọa độ cho dit liệu - - c5 c2 225222 ccssse+ 91

Hình 3.8 Kết quả sau khi đăng ky tọa độ Tp.HCM — VN2000 - sec, 91Hình 3.9 Kiểm tra tính đồng nhất Layer - - 21t EEESEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrkrke, 92Hình 3.10 Kết quả chồng phủ dit liệu SE S1 3 125EEE1EE11 215111111 Er tre 96

Hình 3.11 Quy trình cập nhật dữ liệu thuộc tính ¿555555 c2 2++++<*++sssxs++ 97

Hình 3.12 Quy trình chuyển đổi hệ tọa độ từ VN2000 sang WGS84 98Hình 3.13 Chuyên đồi định dang * shp sang KML ccececcccsesesescesceseseseeeeeees 100

Hình 3.14 Tao mới một Project trong WaterGEMS - 222cc: 100Hình 3.15 Tạo mới Geodatabase cho ProJe€ct - 2c c 2c S222 xSssssssesea 101

Hình 3.16 Các lớp dữ liệu đầu vào của một 15d 00) [10] cà cà cà 102Hình 3.17 Khai báo thông số chung cho toàn mạng lưới -5-s+sczszxs: 105

Hình 3.18 Hộp thoại ModelBuilder W1zard - - - 2c c5 22222 +22 +sssssssesea 104Hình 3.19 Hộp thoại ModelBuilder Summary ¿+ ¿ 2-2 c5 c+++++++++++sssssssa 105

Hình 3.20Sơ đồ mạng lưới cấp nước tại DMA 11-01, Quận 6 s5: 105

Trangvii

Trang 14

Hình 3.21Lớp dữ liệu độ cao TIN của Tp.HCM cccc ccccs‡‡‡s+sssssss2 106Hình 3.22 Hộp thoại TRex W1zard 222022 2221222211 1211111111111 107

Hình 3.23Nguyên tắc nội suy “Nearest Node” trong LoadBuilđer 108Hình 3.24 Thông tin thuộc tính lớp đồng hồ khách hàng 5-52 5z s52 109

Hình 3.25 Phương pháp nội suy trong hộp thoại LoadBuilder W1zard 110

Hinh 3.26 Nhu cau str dụng nước tại CAC NUE ccc 5c c2 s2 110Hình 3.27 Biểu đồ áp lực dau vào theo thời gian tại các bể chứa 551, 371, 240 112Hình 3.28 Kết quả khai báo hệ số không điều hòa - 52 2221 cz ke xxx: 114Hình 3.291 ưa chọn chế độ EPS -¿- 52 2222222221221211211211 21112 114Hình 3.30 Kiểm tra hướng của dòng chảy - 5s cv EEEEsEtgrreg 115Hình 3.31 Kết quả kiểm tra hướng dòng chảy ccccceccescseseseeeseeseseseseseseeees 115Hình 3.32 Kết quả mô phỏng áp lực tại thời điểm Oh cece 116Hình 3.33 Bang điều khiển Time Browse 0.0.0.cccccccsccescessesesesesessececsesesveneeeeeees 117Hình 3.34 Kết qua mô phỏng lưu lượng tai thời điểm Oh eee eee 118

Hình 3.35 Hộp thoại Darwin CalibrafOT - -c c5 c5 2c 22c c2 S2 S222 ++ssssssessa 124Hình 3.36 Khai báo file Snapshots trong ModelBuilder - - +52 124Hình 3.37 Khai bao Observed trong ModelBuilder - +c++<c+<<2 125

Hình 3.38 Kết quả sau khi đưa dit liệu vào Darwin Calibrafor - 125Hình 3.39 Cửa số Demand GrOuDs 5-1 S1 1211111111111 EE1 21111511 E1EE te 126Hình 3.40 Kết quả sau khi chọn đối tượng Juncfion - + sssss: 126Hình 3.41Khai báo các thông số trong cửa số Demand - + ss+s+sxzxzs+z 126Hình 3.42 Khai báo thông số trong Tap OptiOnS c5 SE ree: 127Hình 3.43 Thực thiphân tích rò ri bằng công cu Darwin Calibrator 127Hình 3.44 Kết quả sau khi phân tích bang công cụ Darwin Calibrafor 125Hình 3.45Hệ số Fitness của các Solution tại thời điểm Oh, 2h, 4h -: 129Hình 3.46 Kết quả của Solution 1 tại thời điểm 0h - 2 S21 test 130

Trang 15

Hình 4.7 Kết quả áp lực nước được mô hình mô phỏng tại các vị trí đồng hồ DMA

¬ ee eee ceeeeeeeecseaeeeeaaeaeeeceesaeceeseseaeeeeeaeeeeeeeeaaeeeeeceaceeeseeaeeeeseaaeeeseceeeeeeseaeeeeseneaaeees 149

Hình 4.8 Kết qua dự báo rò ri lúc 2h tại DMAII-O1 oo cece cece eee szzx2 150Hình 4.9 Kết quả mô phỏng áp lực tại thời điểm 2:00 AM, 08/01/2014 151

Hình 4.10 Quy trình ứng dụng mô hình thủy lực trong quản ly áp lực 152

Hình 4.11 Sơ đồ khu vực kiểm tra từng Đbước - ¿+ +s ket kx SE EErrkrkerec: 153Hình 4.12 Các thành phan chính của that thoát thương mại 55c 156

Trangix

Trang 16

MỞ ĐẦU

Phan Mở Đầu trình bày về các nội dung chính như sau

Nw FY NM PF Dat van déTinh cấp thiết của dé tai

Mục tiêu và nội dung nghiên cứuPhương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa đề tài

Bồ cục luận văn

Trang 17

1 Đặt van đề

Nước là một tài nguyên then chốt, cần thiết cho sự sống và không thể đượcthay thế bởi một loại tài nguyên nào khác trên Trái Dat Hơn 70% diện tích củaTrái Đất được bao phủ bởi nước Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỷ

km, trong đó 97,5 % là nước mặn trong các đại duong va chỉ 2,5% là nước ngọt.

Phan lớn lượng nước ngọt nay (68,7%) tôn tai chủ yếu dưới dạng băng tuyết ởNam Cực, Bắc Cực và trên các ngọn núi Còn lại 29,9% ton tại dưới dang nướcngầm, 0,9% tôn tại dưới dạng dam lây, vùng đất âm ướt Chỉ có khoảng 0,3% nướctrên toàn thế giới tập trung ở các hô, hệ thống sông suối (Shiklomanov, 1998) Cóthé nói lượng nước ngọt dé sử dụng cho nhu câu con người chiếm tỷ lệ rất nhỏ,chưa đến 1% trong tổng số lượng nước ngọt toản câu

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng tăng cùng với những hệ

quả của biến đổi khí hậu toàn cau dẫn đến tình trạng nước ngọt không đủ dé đápứng nhu cầu của con người Ngày nay, tình trạng thiếu hụt nguồn nước đã ảnhhưởng đến hơn hai phần năm dân số trên thế giới và có khả năng đến 2025 haiphan ba nhân loại sẽ sống trong cảnh thiếu nước hay chịu áp lực về nguồn nước(Chellaney, 2012) Nhiều quốc gia, khu vực đang phải đối mặt với tình trạng khanhiếm nước Châu Á sẽ là nơi cuộc khủng hoảng nước diễn ra trên quy mô rộngnhất Châu Á là châu lục khô hạn nhất thế giới với nguồn nước ngọt không băngmột nửa lượng trung bình hàng năm của thé giới Tuy nhiên, đây là khu vực có nhucầu về nước lớn nhất trên thế giới với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất trêntoàn cau Vi vậy, các quốc gia trong khu vực nay đang hoặc sắp phải đối mặt vớitình trạng căng thắng về nước

Nếu chúng ta không có thai độ nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò và thựctrang của tai nguyên nước thì từ một yếu tố hỗ trợ nước sẽ chuyên thành nhân tốkìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội

Với tình trạng khủng hoảng nước hiện nay, van dé bảo ton tài nguyên nướcđang trở thành chủ đề mà cả nhân loại quan tâm Một trong tám mục tiêu phát triển

Trang2

Trang 18

thiên niên kỷ (DMGs) đã nhắc đến “đảm bảo bền vững môi trường”, cuthé đếntrước 2015cắt giảm một nửa tỷ lệ người không được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Nước sạch được cung cấp cho người dân thông qua hệ thống phân phốinước tập trung Mạng lưới phân phối nước là một hệ thống cơ sở hạ tầng thườngbồ trí ngầm nam dưới lòng đất Mạng lưới phân phối nước đóng vai trò rất quantrọng nhưng sau khi được lắp đặt xong chúng rất ít được quan tâm bảo trì, bảodưỡng Hệ thống mạng lưới cấp nước ở nhiều quốc gia trên thé giới ngày cảngxuống cấp và quá tải Vì vậy, rò rỉ /vỡ đường ống phân phối nước xảy ra ngày cảngnhiều ở các quốc gia, khu vực Van dé này đang là thách thức cho các đơn vị cấpnước Theo số liệu thống kê về van dé rò rỉ nước, mỗi năm toàn thé giới thất thoáthơn 48 tỷ mỶ, trong đó được chia làm hai loại: that thoát vô hình chiếm khoảng 16

tỷ m” nước và thất thoát hữu hình chiếm khoảng 32 tỷ m” nước mỗi năm (Kingdom

và cộng sự, 2006) Hàng triệu mét khối nước sạch mỗi năm được qua hệ thống xửlý sau đó đưa vào hệ thống phân phối lại thất thoát Điều này gây lãng phí rất lớncho lợi ích xã hội, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Trong khi một khối lượng lớn nước sạch bị thất thoát thì trên thếgiới hơn 1,1 tỷ người không được tiếp cận với nguồn nước sạch va hơn 2,6 tỷngười không được sử dụng dịch vụ cấp nước sạch (WWAP, 2006)

2.4 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố H6 Chi Minh (Tp.HCM) là trung tâm kinh tế tài chính văn hóalớn nhất cả nước, do đó, nhu cầu nước sạch ngày càng tăng cao.Nguôn nước cungcấp không đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy các đơn vị cấp nước đã tìm giải pháp đầu tưtăng cường nguồn cung cấp và phát triển mạng lưới cấp nước.Tăng cường áp lựclên mạng lưới phân phối đang xuống cấp là một trong những nguyên nhân chínhkhiến tinh trạng rò ri/vo ống nước ngày càng tăng cao Với mạng lưới cap nước hiệnhữu, Tp.HCM đã va đang đối mặt với tỷ lệ thất thoát nước có thé nói là cao nhất

trong cả nước với hơn 36%vao năm 2012 (Nguyệt, 2013).

Theo Tổng Công ty cap nước Sài Gòn (SAWACO), hệ thống cấp nước của

Trang 19

ty lệ thất thoatchiém hơn36%.Như vậy,mỗi ngày SAWACO có khoảng 530.000m”nước sạch bị thất thoát qua mạng lưới phân phối trên dia bản thành phố.Nếutinhtheo đơn giá thấp nhất hiện nay là 5.300đồng/mỉ đối với nước sinh hoạt thì mỗingày Tp.HCM đề mắt gân 3 tỉ đồng theo dòng nước thất thoát.

Từ những con số định lượng về ty lệ nước that thoát nước ở trên cho thay,mặc dù SAWACOđã có nhiều biện pháp khắc phục, sửa chữa và thay thế các tuyếnống trong những năm qua nhưng kết quả đạt được không cao Từ năm 2007,SAWACO đã triển khai dự án giảm thất thoát nước với tổng trị giá 44 triệu USDnhưng kết quả đạt được rất thập Dự án này chỉ giảm được 3% tỷ lệ thất thoát nướctrong vòng 6 năm từ 2007-2013 (Thanh, 2012) Trong khi đó, công tác chống thấtthoát nước của một số quốc gia khác trên thé giới dat được thành công đáng kể.Thành phố Manila (Philippines) đã giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch từ 63% (1997)xuống 11% (2011), thủ đô Phnom Penh (Cambodia) tỷ lệ thất thoát nước sạchgiảm từ 72% (1993) xuống 6% (2008), Singapore luôn duy trì ở mức 5% (Biswasand Tortajada, 2010) Kết quả trên cho thay công tac quản lý mang lưới cấp nướccủa chúng ta vẫn còn yếu kém, hiệu quả chưa cao do quản lý thiếu đồng bộ, dữ liệu

chưa được cập nhật liên tục và chính xác.

Đề giải quyết tốt van dé thất thoát nước sạch hiện tại, các đơn vị cấp nướcphải quản lý hiệu quả từ khâu quy hoạch thiết kế hệ thống cho đến việc vận hànhbảo trì hệ thông Muốn vậy các nhà quản lý phải năm bắt hết thông tin của từng đốitượng trong hệ thống phân phối nước, từ các thống số kỹ thuật cho đến tình trạnghoạt động vận hành của đối tượng đó Điều này chỉ thực hiện tốt nếu công tác quảnlý thông tin hiệu quả Thực tế, công tác quản lý thông tin hiện nay của các đơn vịcấp nước ở nước ta còn nhiều hạn chế Cụ thể, các thông tin thuộc tính của hệthống mạng lưới phân phối nước chủ yếu lưu ở dạng giấy hoặc dữ liệu CAD Việclưu trữ như thé làm cho các dữ liệu dé bị that lạc, khó kiểm tra, việc trích xuấtthông tin khi cần không kịp thời Từ đó, gây khó khăn cho việc tra cứu, sử dụng,cập nhật cũng như chia sẻ thông tin khi cân thiết

Trang4

Trang 20

Dé giải quyết van dé này hiệu qua, một trong những cách tốt nhất là ứngdụng hệ thống thông tin địa ly (GIS) dé quản lý thông tin của hệ thống mạng lướiphân phối nước GIS giúp chúng ta xác định rõ vị trí của đối tượng (thông tinkhông gian) đồng thời thé hiện kèm theo các thông tin thuộc tính của đối tượng.Ngoài ra, GIS giúp lưu trữ thông tin tốt hơn, truy cập, trích xuất dir liệu dé dàng vahiệu quả hơn Chính từ những lợi ích đó, tích hợp hệ thông công nghệ thông tin địalý (GIS) và mô hình thủy lực là giải pháp tốt nhằm giải quyết những khó khăntrong công tác quản lý hệ thống mạng lưới cấp nước hiện nay ở nước ta.

Trong bối cảnh này, tác giả chọn thực hiện dé tài nghiên cứu “Ung dungGIS và mô hình thuỷ lực trong việc kiểm soát và giảm thất thoát nước trên đườngông Nghiên cứu điển hình tại CTCP Cấp nước Chợ Lớn ” nhằm xác định vùng ròrỉ để có giải pháp hỗ trợ công tác kiểm soát và quản lý cấp nước của Công ty đạthiệu quả cao hơn Từ đó, tạo cơ sở mở rộng giải pháp chống thất thoát cho hệ thốngphân phối nước trên toàn địa bàn thành phó

3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu3.10 Mục tiêu nghiên cứu

Tích hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS) và mô hình thuỷ lực hỗ trợ công táckiểm soát và giảm thất thoát nước trên đường ống tại CTCPCấp nước Chợ Lớn

(CHOWACO).3.21] Nội dung nghiên cứu

Dé đạt được mục tiêu nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây được thực hiện:Nội dung 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết thất thoát nước, GIS và mô hình thủy

lực.

— Khái niệm thất thoát nước và cơ sở khoa học đánh giá thất thoát nước— Nguyên nhân, thanh phan thất thoát nước trên đường ống trong mạng lưới

cấp nước.— Hệ thống hóa cơ sở khoa học liên quan đến hệ thống thông tin địa lý (GIS)

và mô hình thuỷ lực.

Trang 21

Nội dung 2: Khảo sát và đánh giá hiện trạng hệ thống mạng lưới cấp nước tại

Công ty Cô phần Cấp nước Chợ Lớn.— Tổng quan hệ thông mang lưới cap nướctaiCHOWACO.— Đánh giá tình trạng that thoát nước tại CHOWACO.— Phân tích thành phần và nguyên nhân thất thoát nước tại khu vực nghiên cứu

Nội dung 3: Hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu CHOWAGIS và tích hợp với mô hình

thủy lực

— Thu thập thông tin dữ liệu hệ thống mạng lưới phân phối nước tại

CHOWACO— Hiệu chỉnh cơ sở dt liệu CHOWAGIS, phân tích và lựa chọn mô hình thủy

các giải pháp về mặt quản lý và giải pháp về mặt kỹ thuật

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu4.1L: Phương phap luận:

Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoahọc nhằm đạt tới chân ly khách quan dựa trên cơ sở của sự chưng mình khoa học.Diéu này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học can phải có những nguyên tắc vaphương pháp cụ thể mà dua theo đó các vấn dé sẽ được giải quyết

Nghiên cứu tích hợp GIS và mô hình thủy lực trong việc kiểm soát và giảmthất thoát nước trên đường ống là nghiên cứu về bản chất của thất thoát nước, mối

tương quan giữa GIS — mô hình thủy lực và các ứng dụng của GIS và mô hình thủy

Trang6

Trang 22

lực nhằm kiểm soát và giảm thất thoát nước Từ đó dé xuất các giải pháp kiểm soátvà giảm thiểu thất thoát nước cho hệ thống cấp nước phù hợp và khả thi.

4.2Li Phương phap nghiên cứu

Dé đạt được các nội dung nghiên cứu nêu trên, các phương pháp sau đây

được áp dụng:

> Phương pháp tổng quan tài liệu:Phương pháp này sử dụng để đạt được nội dung số 1 và bổ sung cho nộidung 2, nội dung 3, nội dung 4 thông qua việc kế thừa các kết quả, các thông tin đã

có từ các tài liệu, báo cáohoặc các công trình nghiên cứu liên quan trước đây.Các

nguôn thông tin, số liệu thu thập bao gồm:— Số liệu tổng quan: tình hình cấp nước đô thị, tình trạng thất thoát nước trên thế

giới, Tp.HCM và Việt Nam;

— Các tài liệu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về ứng dụng GIS va môhình thủy lực trong quản lý thất thoát nước

> Phương pháp điêu tra, khảo sát và thu thập thông tin:Phương pháp nay được áp dụng dé đạt được nội dung 2, b6 sung cho nộidung 1, nội dung 3 thông qua việc tiến hành khảo sát thực địa, phỏng van trực tiếptại CHOWACO Các thông tin thu thập bao gồm:

— Thông tin về chức năng của phòng ban, trình độ nhân lực.— Dữ liệuCHOWAGIS hiện có, dữ liệu CAD (tuyến ống, đồng hồ, van, vòi va

trụ họng, bé chứa, DMA ), dữ liệu hệ thống SCADA, nhu cầu sử dụng

nước, thông tin khách hàng trong khu vực nghiên cứu.

— Điều tra thu thập thông tin về công tác giảm that thoát nước đã được thực hiện

tại Công ty.

— Khảo sát áp lực, lưu lượng tại một số vị trí trên mạng lưới

> Phương pháp GIS:

Phương pháp nay sử dung dé dat được nội dung 3 thông qua quá trình số hóadữ liệu Tất cả các đữ liệu liên quan về mạng lưới cấp nước sau khi được thu thập

Trang 23

chính xác Sau đó nguồn dữ liệu số này phải được chuyển đổi sang định dạng ditliệu của phần mềm GIS Yêu câu của phương pháp này là các dữ liệu phải đượcchuẩn hóa về mặt mô hình đữ liệu và hệ tọa độ tham chiếu Trong nghiên cứu này,tác giả sử dụng phần mềm ArcGIS 10.0.

> Phương pháp mô hình hóa:

Phương pháp nay áp dung dé dat được nội dung 3.Phan mềm thủy lực sử dụng trong nghiên cứu nay can đạt các yêu cau: (i)tích hợp được với bộ phần mềm ArcGIS 10.0 và (ii) có kha năng kết hop hai hòagiữa hai phần mém ArcGIS và phần mém thủy lực dé tạo ra công cụ quản lý thốngnhất Từ đó xây dựng được một mô hình mô phỏng hệ thống cấp nướccủaCTCPCâp nước Chợ Lớn từ đữ liệu đã có Đông thời có thé sử dụng được tất cảcông cụ quản lý của phần mềm ArcGIS cũng như chức năng thủy lực của phần mềmthủy lực trên mô hình nay.Trong nghiên cứu nay, tác giả chọn phan mềm thủy lựcWaterGEMS vi nó đáp ứng được các yêu cau trên

> Phương pháp thong kê và xử lý số liệu:Phương pháp này được thực hiện nhằmbồ sung cho nội dung 2, nội dung 4

Phương pháp này giúp xử lý số liệu sau khi thu thập, khảo sát để khai thác cóhiệu quả các số liệu Các số liệu sau xử lý được biểu diễn thành bảng biểu, biểu đồvà đồ thị

> Phương pháp phân tích SWOT:Phương pháp này áp dụng dé dat được nội dungsố 4

Hiện trang quản lý, chương trình giảm thất thoát nước tại CHOWACO đượcphân tích theo bốn (04) khía cạnh: các Điểm mạnh (S) và Điểm yếu (W) nội tại củahệ thống, các Cơ hội (O) và Thách thức (T) ngoại tại của hệ thống Từ kết quả phântích, tác giả đề xuất các giải pháp ưu tiên và phù hợp nhất có thể áp dụng với Côngty nhằm kiểm soát và giảm thiểu thất thoát nước

5.¡ Y nghĩa đề tài

5.10 Ý nghĩa khoa học

Trang8

Trang 24

Kết hợp giữa công nghệ thông tin địa ly (GIS) và mô hình thủy luc, dé tàigop phan xây dựng phương pháp luận, quy trình quản lý rò rỉ nước trên mạng lướiphân phối và dé xuất quy trình hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu GIS, xây dựng tích hop GISvà mô hình thủy lực nhằm tạo ra giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ các nhà quảnlý có được những thông tin đầy đủ và chính xác, hỗ trợ công tác kiểm soát và giảmthiểu nguy cơ thất thoát nước.

5.20 Y nghĩa thực tiễnKết quả của luận văn cung cấp dữ liệu nền va đữ liệu chuyên đề cho khu vựcnghiên cứu, hỗ trợ khoanh vùng thất thoát nước kịp thời và chính xác Từ đó đề xuấtcác giải pháp và hành động ưu tiên để giảm thất thoát nước, góp phân giải quyếttình hình thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của CTCP Cấp nước Chợ Lớn

6 Bo cục luận văn

Luận văn gồm 6 phân với bố cục như sau: Phần Mở Đầu trình bảy khái quátnhững van dé cơ sở cho việc thực hiện luận văn, bao gồm: tổng quan và tính cấpthiết của dé tài, mục tiêu dé tài, nội dung va phương pháp nghiên cứu, phạm vi và ýnghĩa của dé tài Chương Igiới thiệu về hiện trạng thất thoát nước trên thế giới, ViệtNam, Tp.HCM và tại CTCP Cấp nước Chợ Lớn, đồng thời mô tả về hiện trạngmạng lưới cấp nước tại khu vực nghiên cứu.Cơ sở lý thuyết về tính toán thất thoát

nước, ứng dụng GIS & mô hình thủy lực được trình bày trong Chương II ChươngIII của luận văn trình bày quy trình hiệu chỉnh dt liệu CHOWAGIS, quy trình xây

dựng mô hình thủy lực và các kết quả tích hợp GIS và mô hình thủy lực để môphỏng áp lực nước.Trong Chương IV dé xuất một số giải pháp để kiểm soát, giảmthiểu thất thoát nước cho CHOWACO Một số kết luận và kiến nghị được tom tắt

tại phân cuôi của luận van.

CHUONG I

Trang 25

TONG QUAN VE CÔNG TY CO PHAN CAP NƯỚC CHỢ

LON VA THAT THOAT NUOCTRONG HE THONG MANG

LUOI CAP NƯỚC

Chương I giới thiệu về khái niệm thất thoát nước,hiện trạng that thoát nướctrên Thế giới và ở Việt Nam; trình bày các đặc điểm chính tại khu vực nghiên cứu(CTCP Cấp nước Chợ Lớn)nhăm khái quát hóa về hiện trạng mạng lưới cap nước

và hiệu quảquản lý mạng lưới câp nước của Công ty, bao gôm các nội dung chính:

1 VỊ trí địa lý, cơ câu tô chức, hoạt động sản xuất-kinh doanh cia CHOWACO2 Hiện trạng mang lưới cấp nước tại khu vực quan ly của Công ty

3 Tổng quan về tình hình thất thoát nước:e = Tình hình thất thoát nước trên thế giớie = Tình hình that thoát nước tại Việt Name = Tình hinh thất thoát nước tại Tp.HCMe _ Tình hình that thoát nước tại CHOWACO

1.1Khái quát về Công ty Cổ phan Cấp nước Chợ Lớn

Trang10

Trang 26

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phan Cấp nước Chợ Lớn

Tiền thân của Công ty Cổ phan Cấp nước Chợ Lớn là Chi nhánh Cấp nướcChợ Lớn, một đơn vị trực thuộc Công ty Cấp nước Tp.HCM (nay là Tổng Công tyCấp nước Sai Gòn), được thanh lập theo quyết định số 202/QD-TCNTSL ngày31/7/1991 của Sở Giao Thông Công Chánh Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánhCấp nước Chợ Lớn có con dâu riêng để giao dịch theo quy định của nhà nước vớichức năng quản lý mạng lưới và cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bản

Quận 5, 6, 8, Quận Binh Tan và huyện Bình Chánh.

Ngày 04/4/2005, Chủ tịch UBNDTp.HCM ra quyết định số 1437/QD-UBthành lập Ban chi đạo cô phan hóa doanh nghiệp các Công ty nhà nước thuộc TổngCông ty Cấp nước Sài Gòn trong đó có Chi nhánh Cấp nước Chợ Lớn Ngày30/12/2005 Chủ tịch UBND Tp.HCM ra quyết định 6656/QĐ-UBND phê duyệtphương án chuyển Chi nhánh Cấp nước Chợ Lớn thành Công ty Cô phan Cấp nước

Chợ Lớn.

Từ ngày 02/12/2006 Chi nhánh Cấp nước Chợ Lớn chính thức đi vào hoạtđộng theo hình thức Công ty Cổ phân với số vốn đăng ký là 130 tỷ đồng và mứcvon điều lệ này được giữ nguyên cho đến năm 2013

Ngành nghề kinh doanh:Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước; Cung ứng,kinh doanh nước sạch cho nhu câu tiêu dùng, sản xuất trên địa bàn được phân côngtheo quyết định của Tổng Công ty Cap nước Sài Gòn; Tư vấn xây dựng công trìnhcấp nước-dân dụng-công nghiệp; Xây dựng công trình cấp nước; Thiết kết xâydựng công trình hạ tâng kỹ thuật đô thị, lập dự án, thâm tra thiết kế; Tái lập mặtđường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước; Giám sát thi công xây dựngcông trình cấp thoát nước; Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành cấp nước; Đại

lý, ký gửi hàng hóa.

Vi trí địa lý và dân số: Địa bàn quản lý của Công ty Cô phan Cấp nước ChợLớn bao gồm Quận 5, 6, 8, Binh Tân và huyện Bình Chánh Dia thế khu vực nàykhá bằng phẳng, hơi dốc ra ngoài từ các quận nội thành bên trongra huyện ngoại 6

Trang 27

Hình 1.1 Địa bàn quản lý của CTCP Cấp nước Chợ Lớn

Nguồn: DITAGIS, 2013.Dân số tập trung chủ yếu ởkhu vực nội thành cũ quận 5, 6 và quận 8 QuậnBình Tân là một quận đô thị hóa mới, dân số tập trung đông ở khu vực phía Bắc.Diện tích và mật độ dân số của các quận/huyện trên địa ban quản lý của CTCP Cấp

nước Chợ Lớn được trình bày tại Bảng 1.1

Bảng 1.1 Diện tích và dân số các quận/huyện trên địa bàn quản lý CHOWACO

Quận/Huyện | Diện tích (km) | Dânsố (người) (người/Een)

5 4 174.154 40.7856 7 253.474 35.2548 19 418961 21.844Bình Tân 52 595.335 11.473Bình Chánh 253 447201 1.770

Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM, 2010.Theo thống kế năm 2010, dân số quận Bình Tân cao nhất trong địa bàn quảnlý của CHOWACO với 595.335 người, khu vực có số dân ít nhất là quận 5 với tổng

số 174.154 người Tuy nhiên, mật độ dân số tại các quận ngoại ô khá thấp, cụ thể:quận Bình Tân có mật độ dân số 11,473 người/km', huyện Bình Chánh có mật độ

Trang12

Trang 28

1.770 người/km Vì vậy, vấn dé quản lý hệ thống phân phối nước tại những khuvực nảy (quận Bình Tân, huyện Bình Chánh) sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các

khu vực nội thành.

1.1.2 Cơ cau tổ chức của Công ty Cô phan Cấp nước Chợ Lớn

Cơ câu tổ chức của Công ty Cổ phan Cap nước Cho Lớn gồm: Đại hội đồngcô đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và 11 phòng ban chức

năng Đại Hội Đồng Cổ :

¥ > Ban Kiém SoatVP Hội Đồng Hội đông quản trỊ <

——*>_ Quan hệ lãnh đạo -Qhan hệ kiểm soát : Quamhệ chức năng

Hình 1.2Cơ câu bộ may quản lý của CHOWACO

Tổng số lao động (không tính lao động thời vụ)tại CTCP Cap nước Cho Lớntính đến 10/2013 là 395người(Bảng 1.2)

Bảng 1.2 Cơ cau tổ chức lao động của CHOWACO

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Trang 29

Số cô phan sở Vôn điêu lệ

Cô đông Số cổ đông

hữu (%)Trong nước 554 12.995.000 129.950.000.000 99,96

Tổ chức 6 8.938.129 89.381.920.000 68,76

Ca nhân 548 4.056.808 40.568.080.000 31,20Nước Ngoài 01 5.000 50.000.000 0,04

Tổ chức

-Cá nhân 01 5.000 50.000.000 0,039

Tong cong 555 13.000.000 130.000.000.000 100

Nguồn: CHOWACO, 2013

1.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Cấp nước Chợ Lớn

Công ty Cổ phan Cấp nước Chợ Lớn là đơn vị quản lý số lượng đồng hỗ trênmạng lưới cấp nước lớn nhất trong tổng số tám (08) công ty cấp nước trực thuộcquản lý của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (06 Công ty Cổ phân và 02 Công tyTNHH MTV) Tính đến tháng 12/2013, Công ty quản lýkhoảng 220.000 khách

hàng với sản lượng nước tiêu thụ vào khoảng 224.000 m/ngày (CHOWACO,

2013).

Địa bàn kinh doanh của Công ty khá lớn với năm quận/huyện gồm: quận 5,

6, 8, Binh Tân và huyện Bình Chánh Trong đó, quận Binh Tân và huyện Bình

Chánh đang có tốc độ đô thị hóa cao: một phan huyện Bình Chánh sẽ thuộc khu đôthị mới Nam thành phố (chiếm 65,8% tổng diện tích khu đô thị mới); khu vực quậnBình Tân và huyện Bình Chánh đã và đang hình thành nhiềukhu công nghiệp Sựphát triển trên đòi hỏi nhu cầu cấp nước cao, do đó, tiềm năng phát triển của Côngty rat lớn

Một số kết quả đã đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Cấpnước Chợ Lớn từ năm 2010 — 2012 được trình bày tóm tắt tạiBảng 1.4, 1.5

Bảng 1.4 Kết quả thực hiện kế hoạch SX-KD qua các năm 2010-2013

Trang14

Trang 30

4 ik hộ dân được cập nước % §83 90,5 926 | 83,87

5 | Gắn mới đồng hồ nước Cái 16.000 | 14345 | 18.018 | 10.5006 | Thay đồng hồ nước Cai 27000 | 34.373 | 36.385 | 38.703B | Công Tác Quản Lý Mạng Lưới Cấp Nước

| vỡ trên đường Ống các diem be, | pm | 7.265 6743 | 7.400 | 7.534

2 | Kiểm tra, sửa chữacơi van Cái 953 1.243 1.115 | 902

C | Công Tác Xây Dựng Cơ Bản

1 Phát triển mạng lưới đường ỐngKhôi lượng đường ông | m | 60489 | 51783 |77.895 | 30.7232 Cải tạo đường Ống

Khối lượng đường ống | m_ | 10667 | 15.284 | 12.708 | 12.085

Nguồn: CHOWACO, 2013.Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Cấp nước Chợ Lớn

Tổng lợi nhuậOng vor nna | 22 sọo | 37.266 | 14.667 | 6490 | 37.370 | 104 | 028trước thuê

Nguôn: CHOWACO, 2013

Trang 31

Phân tích và đánh giácác báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhtrong những năm qua(2010 — 2013) cho thây tốc độ tăng trưởng của Công ty kháđều, kết quả đạt được của nam sau cao hon nam trước,cụ thể: sản lượng nước cung

cấp tăng khoảng2.000 - 4.000m°/ năm, lắp đặt mới đồng hồ khoảng 10.000-16.000

cái/năm, phát triển mang lưới đường ống khoảng 55.000 m/năm, cải tạo đường ốngkhoảng 12.686m/năm va sửa chữa được trên 7.000 điểm bé/ rò ri mỗi năm,

Đạt được kết quả trên là nhờCông ty đã thực hiện tốt các công tác trọng tâmnhư sau: triển khai chương trình giảm nước không doanh thu,nâng cao chat lượngphục vụ khách hàng.hỗ trợ công tác đọc số —thu tién— kiểm tra,tu bổ, sửa chữa, quảnlý mạng lưới cấp nước, phát triển khách hàng và thực hiện các công trình xây dựng

cơ bản.

1.2Hiện trạng hệ thong cấp nước ciaCTCP Cấp nước Chợ Lớn1.2.1 Nguồn nước cấp

Dia bàn quản ly của CHOWACO được chia thành 05 quận như đã trình bay

ở phân trên Nguồn nước cấp lay từ các nhà máy nước: NMN Thủ Đức, NMN Tân

Hiệp, NMN Hóc Môn, NMN Bình Tri Đông và NMN BOO Thủ Duc với sản lượng

khác nhau ứng với từng mức độ tiêu thụ của mỗi quận/huyện.Bảng 1.6 Nguồn nước cấp cho quận/huyện trên địa bàn quản lý CHOWACO

x : x ; San lượngQuan/Huyén Nguôn nước (m ty)

5 NMN Thủ Duc 57.0006 NMN Thủ Đức, NMN Hóc Môn, NMN Tân Hiệp, 50.000

NMN Binh Tri Dong °Thu Du Tan Hié MN BOO Tht

g NMN Thủ Duc, NMN an tệp, NMN BOO Thu 59.000

DucBinh Ta

Bình C hark NMN Tân Hiệp, NMN Binh Trị Đông 28.000

Nguồn: CHOWACO, 2011

1.2.2 Lượng nước tiêu thuhién tai

Trang16

Trang 32

Sản lượng nước tiêu thụ năm 2013 là 80.966 mỶ dat 105,75 % kế hoạch năm

2013, tăng 4.399.000m so với năm 2012 Trong đó, lượng nước cấp cho nhu cầu

sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất (75%), tiếp theo là lượng nước cấp cho nhu cầu kinhdoanh chiếm 15%, lượng nước cấp cho nhu cau sản xuất chiếm 5% và lượng nướccấp cho khối Hành chính Sự Nghiệp chiếm 5%tông lượng nước tiêu thụ

Sinh Hoạt

Hành chính Sự

NghiệpSản xuất

đẻo.

Trang 33

Cỡ Quận 5 | Quận6 | Quan8 | Quận Bình | H.Bình Tổng CộngÔng(mm) Tân Chánh

S0 2.716 69 465 0 0 3.250100 51.147 94.326 166.051 278.493 46.536 636.553125 733 617 2.400 2.334 0 6.084150 29.698 61.891 77.349 95.388 37.810 302.136180 5.700 1.202 2.907 1.116 0 10.925200 15.395 14.028 9.658 24.537 25.314 88.932225 0 0 314 522 0 836250 12.083 3.575 3.335 1.770 353 21.116280 803 957 11.243 8.937 5.334 27.274300 5.973 9.069 8.396 6.373 258 30.069350 1.835 0 2.628 399 0 4.862

Tổng Cộng | 126.083 | 185.734 | 284.746 419.869 115.605 1.132.037

Nguồn: CHOWACO, 2013.Hiện nay, CHOWACO đang trong quá trình thay thế các tuyến ống D80mm(vật liệu gang) bằng các tuyến ống D125mm (vật liệu HPDE) Vì những ưu điểmvượt trội về độ an toàn và tuổi thọ của ống nhựa HPDE so với ống uPVC, nên từnăm 2010, Công ty sử dụng chủ yếu cỡ ống D125mm, D180mm, D225mm (vật liệuHPDE) trong công tác cải tạo Ống mục và phát triển mạng lưới đường Ống Tuynhiên công tác thay thế loại ống nay mới được thực hiện trong những năm gan đây,nên số tuyến ống D125, D180, D225, D350mm (HPDE) chiếm số lượng ít hơn sovới các tuyến ống D100, D150, D200, D300 (uPVC)

> Đông hô do nướcĐồng hồ đo nước chỉ được lắp đặt tại các điểm đấu nối dịch vụ Số lượngđông hỗ nước khoảng 220.000 cái trên toàn khu vực với kích céD15mm — D250mm(CHOWACO, 2012) Trong đó phan lớn là đồng hồ sinh hoạt gia dung, còn lại làđông hỗ khách hang sản xuất công nghiệp

> Trụ cứu hỏa

Hệ thống trụ cứu hỏa được lắp đặt trên hầu hết địa bàn quản lý của CTCPCấp nước Chợ Lớn Mật độ phân bố của các họng/trụ cứu hỏa không đều, mật độ

Trang18

Trang 34

cao nhất tại quận 5, 6 va mật độ thấp nhất tại quan 8 Trên toàn địa bàn quản lý của

Công ty có khoảng 1.363 trụ/họng cứu hỏa.

> Van: Có khoảng7.951van đã lắp đặt trên mạng lưới cấp nước thuộc dia ban

quản lý của công ty.

Bảng 1.8 Tài sản trong mạng lưới cấp nước

- x | Đường |[ĐôngHỗI vạn |TrụCứuHỏa| Mối nối

Quận/Huyện Ong Nước (Cái) ° (Cái) (Cái)

(Km) (Cái)5 126 27.081 1.492 122 4356 185 47.210 1.038 157 1068 285 70.033 2.427 346 114Binh Chanh 116 5.714 576 172 168Binh Tan 420 70.399 2.418 566 662

Tong 1.132 220.437 7.951 1.363 1.485

Nguồn: CHOWACO, 2012.Một số đánh giá chung cho tình trạng hệ thông mạng lưới cấp nước tại CTCPCấp nước Chợ Lớn như sau:

— Mật độ bao phủ cấp nước trên dia ban khá cao (83,87%, 2013) Dat được kếtquả đó là nhờCông ty đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khaithực hiện tốt công tác phát triển mạng lưới cấp nước va gan mới đồng hồ

nước.

— Hệ thống mạng lưới đường ống phân phối nước ngày cảng phát triển mởrộng Trung bình mỗi năm đầu tư phát triển thêm khoảng 64.000 mét đườngống Tuy nhiên do một số tuyến ống lắp đặt trước đây đã cũ, không được bảotrì hợp lý, các đường ống thay mới không được súc rửa thường xuyên hàngnăm.Do đó, hệ thống đường ống dẫn nước bị ăn mòn và đóng cặn dày bêntrongnén giảm tiết diện, giảm khả năng dẫn nước của đường ống Hệ thốngđường ống phân phối nhìn chung không đủ khả năng đáp ứng cho nhu caucấp nước hiện tại trên địa bàn cả về áp lực cũng như lưu lượng

— Các van, đồng hồ, họng cứu hỏa không được bảo trì hợp lý, đóng góp vào tỷ

Trang 35

— Một số người dân tự khoan các lỗ trên tuyến ống, xây dựng các bể ngầmhoặc lắp đặt bom dé lay nước trực tiếp từ đường ống Điều nay gây ra áp lựcthấp trong mạng lưới ở khu vực lân cận.

1.30 Tổng quan về thất thoát nước1.3.1 Khái niệm thất thoát nước

Thuật ngữ “Thất thoát nước” hiện nay được sử dụng tương đối phổ biến ởnước ta.Các nghiên cứu trong nước, các giáo trình chuyên ngành cấp nước và giáotrình tham khảo cho lĩnh vực cấp nướcđều sử dụng thuật ngữ nay dé chỉ hiện tượngnước bị thất thoát.Như vậy, thất thoát nước là hiện tượng nước bị thất thoát, rò rỉtrên mạng lưới cấp nước Phạm Tuấn Hùng (2006) đã định nghĩa /ượng nước thấtfhoáf “là sự chênh lệch giữa lượng nước sản xuất và lượng nước tiêu thụ được thuphí” Ngoài ra, còn có một khái niệm khác được sử dụng dé chỉ lượng nước thatthoát là lượng nước rò ri’’.Luong nước rò ri là một phan của lượng nước thatthoát, bao gồm các dang thất thoát có thé biết được, thay được thé hiện qua các chỗrò, vỡ đường ông và các dau nốicũng như nước tràn từ các bề chứa Lượng nước ròri phụ thuộc chủ yếu vào áp lực trong mạng lưới và thời gian khắc phục (bao gồm:

thời gian phát hiện, xác định vi tri rò ri và thời ø1ansửa chữa).

Thất thoát xảy ra trong tất cả các mạng lưới phân phối nước Tuy nhiên, mứcđộ thất thoát trong các mạng lưới khác nhau, ty lệ that thoát tùy thuộc vào tinh trạngmạng lưới, chất lượng đường ống và cơ chế, năng lực quản lý của các đơn vị cấp

nước.

Thuật ngữ “#„ước thất thoát” cũng được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau.Một tên gọi khác cùng nghĩa được sử dụng phổ biến là “#ớc không doanh thu”

(Non Revenue Water — NRW).Ngoai ra còn một thuật ngữ khác cũng được sử dung

dé chỉ lượng nước thất thoát là “ước không tính toán được” (Unaccounted forWater — UFW),tén gọi này cũng được sử dụng nhiêu trong các báo cáo nghiên cứuvề thất thoát nước của nước ngoài.Hai khái niệm “ước không doanh thu” Và “nước

không tính toán ` đượcphân biệt như sau:

Trang20

Trang 36

> Nước không doanh thu là lượng nước sạch được đưa vào mang lưới nhưng

không đến tay người tiêu dùng và không thu được tiên.> Nước không tính todn được hay còn gọi là nước bị mất (UFW) cũng dé chỉnước that thoát nhưng trong thuật ngữ này đã loại bỏ thành phân tiêu thụ hợp phápkhông hóa đơn, chỉ số UFW cho ta một con số xác thực hơn về thất thoát nước thựctế và thực trạng quản lý hệ thống cấp nước

Mặc dù chỉ số UFW phản ảnh chính xác hơn về thực trạng thất thoát nướcthực tế, nhưng hiện nay, công tác quản lý mạng lưới cấp nước tại Tp.HCM cònnhiều bất cập (không quản lý hết tài sản mạng lưới, khách hàng ) Vì vậy, lượngnước thất thoát đều được tính dựa trên tổng lượng nước vào mạng lưới và lượngnước thu được tiền Các số liệu thu thập được từ SAWACO và CHOWACO về tinh

trạng thất thoát đều được tính toán dựa vào chỉ số NRW Do đó, để mang tính thống

nhất trong luận văn sử dụng thuật ngữ “ Nước không doanh thu - NRW” dé chilượng nước thất thoát

Hình 1.4 Tổng quan về nước không doanh thu

1.3.2 Thanh phan thất thoát nước

Thông thường, các Công ty cấp nước xem tất cả thất thoát là do các điểm bẻ,vỡ trên mạng lưới phân phối nước sạch Mặc dù, thất thoát do các điểm bénay théhiện một phan quan trong trong lượng nước thất thoát nhưng đây là quan điểm sailầm nếu không kể đến các thành phân thất thoát khác, bao gồm:

> Tiéu thụ hợp pháp không tính tiền: Là lượng nước hợp pháp được lây từmang lưới phân phối nhưng do nhiều nguyên nhân không thé tinh và thu tiền được,

Trang 37

cụ thé: lượng nước phục vu, lượng nước miễn giảm, lượng nước miễn phí khôngphải tính tiền.

— Lượng nước phục vụ: là lượng nước sử dụng cho mục đích bảo trì mạng lưới

phân phối (chùi rửa bé chứa, công tác khử trùng Chlor, làm sạch đườngống ) Lượng nước nay rất khó định lượng chính xác

— Lượng nước miễn phí không phải tính tiên: là lượng nước sử dụng cho các

mục đích như: sử dụng cho công tác chữa cháy, tưới cây xanh, vòi nước côngcộng, nước rửa đường.

— Lượng nước miễn giảm: là lượng nước tiêu thụ hợp pháp nhưng không phảithanh toán tiền nước, cụ thể: lượng nước được cung cấp miễn phí cho các cơquan Nhà nước, tôn giáo hoặc việc giảm số tiền phải đóng do bể đường ống(rò rỉ số lượng lớn) phía sau đồng hồ khách hàng

mw : „Ÿ x/ Ser

tebe

‘pt ©rí Ỉ II

f '¬ w AgHình 1.5Tiêu thu hợp pháp không tính tiền> That thoat co hoc/That thoat hiru hinh (Real Losses): 1a that thoat do suhư hỏng của mang lưới va các công tác khác của khâu phân phối That thoát co học

được phân biệt thành ba (03) loại như sau:

— Ro rỉ và tràn thành bề chứa:là lượng nước bị mat đi do chất lượng của bểchứa, đài nước và các thiết bị bên trong xuống cấp Tuy nhiên lượng nướcthất thoát này chiếm số lượng không nhiêu

— That thoát nhì thấy được: Bao gồm các điểm bê trên đường ống của mạnglưới phân phối nước sạch hoặc trên các đấu nối, thể hiện qua sự xuất hiện củanước trên mặt dat Phân lớn các điểm bể, vỡ này rất dé phát hiện mà không

Trang22

Trang 38

cần đến thiết bị hỗ trợ đặc biệt Thông thường các điểm thất thoát nhìn thây

được này được người dân hoặc khách hàng thông báo Ngoài ra, còn có khai

niệm “thất thoát nữa kín”, đó là thất thoát nhìn thấy được nhưng cần phải cóthêm các công tác hỗ trợ khác như: mở các hồ ga hoặc tiến hành các chuyến

thực địa định kỳ ở các khu vực dân cư it người lui tới.

— That thoát không nhìn thấy: Thất thoát không nhìn thay được gồm hai (02)loại: (i) thất thoát không nhìn thay được tối thiéu/that thoát thực không thétránh khỏi va (ii) that thoát không nhìn thay được có thé thu hỏi

(i) That thoát không nhìn that được tối thiểu: đó là các thất thoát khôngthé phát hiện được Đây chính là mức thấp thất thoát vat lý thấp nhất mà mộtmạng lưới có thể đạt được Vì vậy, lượng nước thất thoát này không thể thuhồi được cho dù có nỗ lực thực hiện đò tìm các điểm bề, vỡ

(ii) That thoát không nhìn thay được có thé thu hồi: là các thất thoát cóthé được phát hiện nhờ các máy chuyên dụng trong khuôn khổ một đợt dotìm các vị trí rò rỉ tong quát Người ta sử dụng các thiết bị đặc biệt như doâm, thiết bị nghe để tiền định vị, sử dụng khí (Helium, Hydro) hoặc tìm kiếmbang mat Đây là lượng nước that thoát chiếm sốlượng đáng kể, rất khó phát

Hình 1.6 Thất thoát cơ học> Thất thoát thương mại/ Thất thoát vô hình (Apparent Losses): là thấtthoát phát sinh từ việc tiêu thụ thực té không được ghi nhận do các nguyên nhân

Trang 39

1.4.1 Tình hình thất thoát nước tại các đô thị trên thể giới

Trên thế giới, ngay cả những nước phát triển, lượng nước that thoát trong hệthống cấp nước đô thị cũng không phải là ít, cụ thể: Anh ( 22%, 2000), Thụy Điền(19%, 2000), Pháp (30%, 1997) và Y ( 30%, 2001), (Lallana, 2003) Từ daunhững năm 90,nhiéu quốc gia đã đặt van dé nghiên cứu chống that thoát nước làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm của dịch vụ cấp nước đô thị Trong đó,Malaysia đã xem việcgiảm thất thoát nước là một chiến lược quốc gia và đã có dựán giảm thất thoát nước tổng thể cho toàn quốc(Friedman and Heaney, 2009)

Theo số liệu thống kê, mỗi năm toàn thế ĐIỚI thất thoát hơn 49 tỷ m” nước,trong đó được chia làm hai loại:thất thoát vô hình chiếm khoảng 16 tỷ mỶ nước,thấtthoát hữu hình chiếm khoảng 33 tỷ m” nước mỗi năm (Kingdom và cộng sự, 2006)

Bảng 1.9TY lệ thất thoát nước trên thế giớiLượng nước đưa vào hệ UOC TÍNH NƯỚC THAT THOÁT - THAT THU

thông _ Ty lệ Tỷ lệ Khối lượng, tỷ m°/năm

Trang 40

Tỷ lệ nước không doanh thu có liên quan đến trình độ phát triển và chínhsách của mỗi quốc gia, khu vực Theo Kingdomva cộng sự (2006), tỷ lệ „ước khôngdoanh thuở các nước phát triển chiếm khoảng 15% và các nước đang phát triểnchiếm khoảng 35% Như vậy, tại các nước đang phát triển, lượng nước cấp vào hệthống thấp hơn so với các nước phát triển và cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS)nhưng tỷ lệ that thoát trên mạng lưới cao hơn Do đó, dân cư tại các khu vực nàyđang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.

92382586559 2ÊE 3208959628525 5 5S E E22 Ss£ P2 5ĂÉE

8 5 %4 £ mH OG FE —E@ c » ce 8 & 6 oan 8 9 ¢ ® 2 ah OD @

(6 8.

Hình 1.8Ty lệ NRW tại một số đô thị trên thế giới năm 2008

Nguôn: González-Gómez và cộng sự, 2011

Tỷ lệ nước không doanh thu ở các quôc gia, các khu vực trên thê giới nhìn

chung có sự khác biệt Cụ thể: tại thủ đô Pnnom Penh, thành phó Moscow, tỷ lệNRW bình quân khoảng 10% trong khi đó tại thành phố Tirane (Albania) có tỷ lệ

NRW trên 70% Hà Nội cũng là một trong những đô thi có tỷ lệ xước không doanhthu cao (55%, 2008).

1.4.2: Tình hình thất thoát nước tại các đô thị của Việt Nam

Tý lệ thất thoát nước tại các đô thị ở nước ta đang trong tình trạng báo động

Ngày đăng: 25/09/2024, 00:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w