TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đánh giá mức
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Lý do hình thành đề tài
Theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2011 khoảng 3,4% tương đương 85.000 tỷ đồng Tuy nhiên do có sự khác biệt lớn giữa việc phân loại nợ xấu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế, nên trên thực tế có thể suy đoán khả năng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam cao hơn nhiều, theo đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating thì tỷ lệ nợ xấu thực sự của Việt Nam gấp 4 lần số đƣợc công bố Đầu tháng 11/2011, trong một công bố mới nhất của mình, tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập Standard & Poor của Mỹ (S&P) đã điều chỉnh đánh giá mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ "Nhóm 9" lên "Nhóm 10" (nhóm cuối cùng trong thang 10 nhóm của S&P), tức hệ thống ngân hàng Việt Nam đang nằm trong "mức độ rủi ro rất cao" (Viết Lê Quân, 2011)
Năm 2011 là năm đầy khó khăn và biến động của nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng trải qua nhiều khó khăn, thách thức và biến động Trong năm 2012, những vấn đề còn tồn đọng từ năm 2011 sẽ tiếp tục tạo ra khó khăn và thử thách cho nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh việc tái cấu trúc nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là phải tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn về thanh khoản và nợ xấu trong suốt những tháng đầu năm 2012 Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong 4 tháng đầu năm âm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng mạnh
Trong khi đó bắt đầu từ tháng 6/2012, Ngân hàng nhà nước sẽ chính thức công bố tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dƣ nợ trong từng lĩnh vực nhằm nâng cao tính minh bạch trong ngành ngân hàng Việc chính thức công khai tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống có thể tạo sức ép lên các ngân hàng, yêu cầu xử lý nợ xấu và yêu cầu quản trị rủi ro trở thành vấn đề cấp thiết
Bên cạnh đó một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính là vấn đề yếu kém về quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro trong ngành ngân hàng (Harry Hoan Tran và Thuan Nguyen, 2011), vì vậy quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà Ban Lãnh đạo cấp cao của các Ngân hàng trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam rất quan tâm Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động có nguy cơ rủi ro cao nhất Do đó rủi ro tín dụng là mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động tín dụng, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng cũng đƣợc các ngân hàng đặt lên hàng đầu (Đặng Vũ Hùng, 2011) Vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm đến trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
Theo số liệu thống kê năm 2011 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ở mức thấp dưới 5% tổng dư nợ, nằm trong giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế Tuy nhiên vấn đề nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện nay cũng đang trở thành một mối quan ngại lớn, căn cứ tỷ lệ nợ quá hạn hiện nay có thể dự đoán nếu áp dụng phương pháp phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu thực tế là trên 5% tổng dƣ nợ cho vay tín dụng đầu tƣ
Hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chƣa có hệ thống cảnh báo sớm các rủi ro tín dụng và chƣa có nghiên cứu định lƣợng nhằm xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư để đề ra các giải pháp quản trị rủi ro phù hợp giúp giảm nguy cơ mất vốn cho Ngân hàng Trong khi đó tỷ trọng dƣ nợ vay tín dụng đầu tƣ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dƣ nợ của toàn hệ thống
Xuất phát từ tình hình thực tế và căn cứ vào mức độ cấp thiết, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” đƣợc đề xuất nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các ngân hàng kể cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam Việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng là một khâu quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng Nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
- Đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, giúp giảm tình trạng nợ xấu và giảm nguy cõ mất vốn.
Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra gồm:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
- Trong các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thì những yếu tố nào quan trọng?
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các dự án đã và đang vay vốn tín dụng đầu tƣ tại hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện đang còn dƣ nợ hoặc đã thanh lý hợp đồng tín dụng.
Ý nghĩa thực tiễn
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này có một số ý nghĩa thực tiễn nhƣ sau:
- Đối với Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và tác động của chúng đến rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ để làm cơ sở hỗ trợ Ban Lãnh đạo ban hành các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro
- Đối với Cán bộ tín dụng, Cán bộ thẩm định đang đảm nhiệm công tác tín dụng, công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Hội sở chính, các Sở giao dịch và các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển: cung cấp thông tin giúp hình thành hệ thống cảnh báo sớm từ quá trình tiếp nhận hồ sơ dự án nhằm hỗ trợ trong việc thẩm định đề xuất chấp thuận hay từ chối cho vay đối với dự án.
Bố cục của Luận văn
Bố cục của luận văn được chia thành 5 chương, Chương 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu; Chương 2 giới thiệu một số nội dung tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam, một số thuật ngữ chuyên ngành, các nghiên cứu đã có trước đây có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, liệt kê các yếu tố có thể gây ra rủi ro tín dụng, mô hình nghiên cứu; Chương 3 trình bày những nội dung liên quan đến phương pháp nghiên cứu; Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và Chương 5 tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và một số kiến nghị, những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển) đƣợc thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ phát triển theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ “V/v thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam” để thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Ngân hàng Phát triển có tƣ cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Ngân hàng Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận mà phải bảo toàn vốn Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 10.000 tỷ đồng Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ khi Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 có hiệu lực thi hành (bắt đầu từ ngày 23 tháng 6 năm 2006)
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển
Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển đƣợc quy định tại Điều 4 của Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg nêu trên, gồm:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ phát triển:
+ Cho vay đầu tƣ phát triển
+ Hỗ trợ sau đầu tƣ
+ Bảo lãnh tín dụng đầu tƣ
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
+ Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
+ Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là nguồn vốn ODA) đƣợc Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tƣ và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức ủy thác
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng xuất khẩu
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển đƣợc quy định tại Điều 5 của Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg nêu trên, gồm:
- Bộ máy điều hành gồm:
+ Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
+ Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài
Hiện nay Ngân hàng Phát triển có hai Sở giao dịch, năm Chi nhánh khu vực, năm mươi mốt Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Bộ máy điều hành Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
2.1.4 Sự khác biệt giữa hoạt động của Ngân hàng Phát triển và các Ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam:
Theo Vũ Mạnh Bảo ( 2011) thì điểm khác biệt giữa tín dụng nhà nước với tín dụng ngân hàng thể hiện ở các nội dung sau:
- Mục tiêu hoạt động: Hoạt động tín dụng nhà nước là không vì lợi nhuận
- Nguồn vốn để cho vay: Chủ yếu là vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, hoặc nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển và xuất khẩu theo chủ trương của Nhà nước
- Đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay của tín dụng nhà nước là các dự án, chương trình mục tiêu của Nhà nước nằm trong chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội do Nhà nước xác định, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh tế then chốt, cần thiết, có tác động đến tăng trưởng kinh tế hoặc các vùng khó khăn, các đối tượng xã hội cần có sự đầu tư của Nhà nước để thực hiện các chính sách xã hội Vì lý do này nên đối tượng của tín dụng nhà nước sẽ thay đổi qua các thời kỳ, trong khi đó đối tƣợng của tín dụng ngân hàng hầu nhƣ không thay đổi
- Lãi suất cho vay: Là lãi suất ưu đãi, do Nhà nước quyết định phù hợp với từng thời kỳ và thấp hơn lãi suất cho vay của Tổ chức tín dụng trên cùng thời kỳ, có xu hướng tiệm cận lãi suất thị trường và có thời hạn cho vay dài hơn Cơ quan cấp tín dụng nhà nước không lấy lãi suất cho vay cao làm mục tiêu, mà thông qua lãi suất cho vay thấp để kích thích đầu tư, định hướng, phát triển kinh tế - xã hội
- Tổ chức làm nhiệm vụ quản lý và cho vay: Là hệ thống đơn vị, cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được thành lập theo Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không phải là doanh nghiệp
- Cơ chế hoạt động: Khác với tín dụng ngân hàng hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, tín dụng nhà nước hoạt động theo Nghị định của Chính phủ
Theo Trần Công Hòa (2007) thì:
- Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ tập trung vào các dự án phát triển được Nhà nước khuyến khích trong khi các hoạt động tín dụng của các tổ chức khác có thể đáp ứng cho mọi loại đối tƣợng khách hàng, mọi dự án thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực
- Nguyên tắc: Chỉ tài trợ cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, có hiệu quả về kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch và các mục tiêu ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ
Các thuật ngữ và định nghĩa
Theo Điều 2 của quy định ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định:
- Nợ: bao gồm các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; các khoản bao thanh toán; các hình thức tín dụng khác
- Nợ quá hạn: khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn
- Nợ xấu (NPL): các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng Đối với các khoản nợ xấu (NPL), tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lƣợng và rủi ro tín dụng
2.2.2 Rủi ro và quản trị rủi ro
Theo A Risk management standard (2002) rủi ro có thể đƣợc định nghĩa là sự kết hợp của xác suất xảy ra một sự kiện và hậu quả của nó Trong tất cả các dự án, có khả năng xảy ra các sự kiện và hậu quả đƣợc coi là cơ hội cho lợi ích (ƣu điểm) hoặc thách thức cho sự thành công (nhƣợc điểm)
Theo Nguyễn Văn Tiến (2005) những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng gồm:
- Rủi ro lãi suất - Rủi ro ngoại hối - Rủi ro tín dụng - Rủi ro thanh khoản - Rủi ro hoạt động ngoại bảng - Rủi ro công nghệ và hoạt động - Rủi ro quốc gia và rủi ro khác
Quản trị rủi ro ngày càng đƣợc công nhận là có liên quan đến cả tính tích cực và tính tiêu cực của rủi ro Trong lĩnh vực an toàn, rủi ro thường được xác định là những hậu quả tiêu cực và do đó việc quản trị rủi ro an toàn chỉ tập trung phòng ngừa và giảm nhẹ tác hại của rủi ro Quản lý rủi ro là một phần rất quan trọng trong chiến lƣợc quản trị của bất cứ tổ chức nào đƣợc thực hiện bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân viên có liên quan khác Đó là quy trình đƣợc thiết lập một cách có phương pháp nhằm xác định những rủi ro có khả năng tác động vào hoạt động của tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu đảm bảo đạt đƣợc lợi ích (A Risk management standard, 2002)
Quy trình quản trị rủi ro thông thường được thực hiện qua các bước được giới thiệu trong Hình 2.1
Hình 2.2 Quy trình quản trị rủi ro
2.2.3 Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khái niệm rủi ro tín dụng:
- Theo Điều 2, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
- Rủi ro tín dụng: là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từ việc khách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bị trì hoãn, thậm chí là không được hoàn trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bị tổn thương trong hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như tài trợ thương mại, thấu chi, bao thanh toán…
- Về bản chất thì rủi ro tín dụng là tình huống mang tính xác suất, không mong muốn của cả hai phía – người cho vay và người vay, mà khi những tình huống đó phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng thì sẽ dẫn đến một kết cục tất yếu là mục tiêu cuối cùng trong giao kết hợp đồng không đạt đƣợc nhƣ mong muốn (Phan Văn Tính, 2008)
- Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng (Phan Thị Thu Hà, 2007)
Dựa vào các cách hiểu nêu trên có thể tổng quát rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất (mất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi) trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
Rủi ro tín dụng đƣợc đo bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng (Mohammad Oqlah Al-Smadi & Nor Hayati Ahmad, 2009), tuy nhiên dù nợ chƣa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng,… thì khoản nợ đó cũng đƣợc coi là có rủi ro (Phan Thị Thu Hà, 2007)
Quản trị rủi ro tín dụng cần xác định nhƣ là hành động có ý thức nhằm khắc phục những mâu thuẫn không đối kháng trong quá trình vận hành tín dụng, đồng thời là hoạt động của các định chế và cá nhân nhằm đảm bảo cho tín dụng thực hiện đƣợc chức năng của mình, mang lại hiệu quả cho người cho vay, người đi vay nói riêng và nền kinh tế nói chung Với nhận thức nhƣ vậy thì quản trị rủi ro tín dụng không đơn thuần là “cuộc đấu tranh” nhằm khắc phục tổn thất phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng mà là hoạt động nhằm xây dựng một hệ thống, trong đó có cả các yếu tố đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng với mục tiêu đảm bảo đƣợc quyền lợi của ngân hàng cho vay cũng nhƣ khách hàng vay vốn (Phan Văn Tính, 2008)
Quản trị rủi ro tín dụng là quy trình đƣợc thiết lập nhằm xác định những rủi ro có khả năng tác động vào hoạt động tín dụng của ngân hàng, đề ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm giảm thiệt hại do nguy cơ mất vốn cho ngân hàng Đối với tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng quản lý rủi ro tín dụng là một phần rất quan trọng trong hoạt động quản trị, đòi hỏi phải tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện, yêu cầu sự tham gia của toàn hệ thống từ Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, đến toàn thể các nhân viên tín dụng…
Dự án là quá trình gồm các công việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách (Cao Hào Thi & Nguyễn Thuý Quỳnh Loan, 2004)
2.2.5 Dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện
Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng và đã tìm ra các mô hình áp dụng trong quản trị rủi ro tín dụng nhƣ:
- Mô hình điểm số Z của Giáo Sƣ Edward I Altman
- Mô hình KMV của 3 người sáng lập Công ty KMV là Stephen Kealhofer, John McQuown và Oldrich Vasicek vào năm 1990
- Mô hình chuyển hạng tín dụng JPMorgan và RiskMetrics Group … Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro tín dụng, nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại một chi nhánh ngân hàng thương mại cụ thể hoặc nghiên cứu về rủi ro trong một hoạt động nghiệp vụ xác định nhƣ nghiệp vụ thẩm định dự án, nghiệp vụ định giá, nghiệp vụ phân loại nợ…
Liên quan đến đề tài về hoạt động tín dụng nhà nước chủ yếu có các nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu đang công tác trong hệ thống Ngân hàng Phát triển nhƣ:
- Vũ Mạnh Bảo (2011): tác giả đã nghiên cứu một cách hệ thống về tín dụng nhà nước, trên cơ sở đó làm rõ vai trò và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng nhà nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nêu ra những vấn đề dẫn đến rủi ro nhiều hơn so với tín dụng ngân hàng Tác giả đã phát hiện các mặt còn tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng đến tín dụng nhà nước ở khu vực Tây Nguyên, tìm ra các nhóm giải pháp tương đối toàn diện, cụ thể thiết thực nhằm phát triển tín dụng nhà nước một cách có hiệu quả trên địa bàn Tây Nguyên
- Trần Công Hòa (2007): tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Việt Nam Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nước Trong các nhóm giải pháp đề xuất có các nhóm giải pháp liên quan đến quản trị rủi ro nhƣ nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng phát triển, xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng
- Phạm Ngọc Phong (2008): tác giả đã đánh giá thực trạng và những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của Chi nhánh Vĩnh Long, những nguyên nhân dẫn nợ quá hạn, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của Chi nhánh Vĩnh Long nói riêng và Ngân hàng Phát triển nói chung
- Lê Thị Hằng Vi (2011): tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Ngoài ra còn có khá nhiều các bài viết về đề tài rủi ro tín dụng đăng trên tạp chí Hỗ trợ phát triển và các tạp chí chuyên ngành tài chính nhƣ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Nguyễn Tuấn Trung, 2009), Để không còn nợ tồn đọng kéo dài (Vương Minh Chí, 2010), Dấu hiệu cảnh báo về tài chính doanh nghiệp trong nghiệp vụ tín dụng hoặc bảo lãnh (Phan Thị Phi Nga, 2010), Quản lý rủi ro tín dụng đầu tƣ phát triển (Kiều Thiệu, 2008),…
Các yếu tố gây ra rủi ro tín dụng
Trong nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng: chứng cứ từ Jordan”, Mohammad Oqlah Al-Smadi, Nor Hayati Ahmad (2009) đã xác định được nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngành Ngân hàng Jordan gồm: (1) Hoạt động kinh tế tổng thể; (2) Lãi suất thị trường; (3) Cung tiền; (4) Lạm phát; (5) Rủi ro thị trường; (6) Nợ xấu năm trước; (7) Các khoản trích lập dự phòng;
(8) Cấu trúc vốn; (9) Qui mô ngân hàng; (10) Thu nhập ròng cận biên, (11) Độ tập trung của khoản vay và (12) Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Theo Vũ Mạnh Bảo (2011), khác với tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước hiện có ba vấn đề cơ bản có thể dẫn đến rủi ro nhiều hơn tín dụng ngân hàng: (1) tín dụng nhà nước không có điều kiện được lựa chọn đối tượng đầu tư mà phải thực hiện theo danh mục ngành nghề, lĩnh vực quy định từng thời kỳ của Chính phủ; (2) Dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Phát triển hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện, mọi luồng tiền đi, mọi nguồn thu về của doanh nghiệp đều phải thông qua các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác Vì vậy, việc thu hồi vốn tín dụng nhà nước đến thời điểm hiện nay có thể coi chưa có công cụ hữu hiệu, hoàn toàn thiếu sự chủ động giám sát luồng tiền, chủ yếu dựa vào ý chí trả nợ của doanh nghiệp; (3) Điều kiện bảo đảm nợ vay đƣợc khuyến khích đặc biệt, có độ lỏng rất cao, chủ yếu là hình thức dùng tài sản hình thành sau đầu tƣ đối với tín dụng đầu tƣ, do vậy trách nhiệm vật chất, tài chính của doanh nghiệp đối với khoản vay có phần hạn chế so với khi giá trị bảo đảm cao; khả năng thu hồi vốn khi xử lý tài sản hạn chế
Theo Trần Công Hòa (2007), các quy định về bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro, chế độ kế toán không hợp lý đang tiếp tục làm gia tăng các nguy cơ rủi ro về thanh khoản, rủi ro về tín dụng và rủi ro tài chính
Theo Nguyễn Tuấn Trung (2009) trong nghiên cứu về hạn chế rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã nhận định một số nguyên nhân từ cơ chế của Nhà nước: (1) Đối tượng vay vốn thay đổi, (2) Lăi suất cho vay thấp, (3) Đối tượng vay vốn tập trung, (4) Đặc điểm của dự án (quy mô lớn, thời gian dài…), (5) Tài sản bảo đảm tiền vay, (6) Dự án đƣợc NHPT cho vay theo chỉ định Ngoài ra còn có một số nguyên nhân từ phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam: (1) Bỏ qua các tiêu chuẩn khi thẩm định, (2) Chậm ban hành sổ tay tín dụng, quy trình nghiệp vụ, (3) Trình độ, kinh nghiệm, đạo đức của cán bộ, (4) Việc kiểm tra, giám sát khoản vay không thực hiện đúng quy định, (5) Chƣa thanh toán trực tiếp cho khách hàng; và một số nguyên nhân từ phía khách hàng: (1) Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng kém, (2) Đạo đức của người vay kém
Theo kết quả nghiên cứu định lƣợng của Lê Thị Hằng Vi (2011) tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế thì những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng gồm: (1) Công tác thẩm định còn hạn chế, chất lƣợng thẩm định chƣa cao; (2) Tài sản đảm bảo tiền vay; (3) Cơ chế, chính sách cho vay; (4) Nguyên nhân lãi suất cho vay; (5) Công tác kiểm tra, giám sát chƣa tốt; (6) Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn; (7) Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng
Trong các bài báo đăng trên Tạp chí hỗ trợ phát triển, các tác giả Kiều Thiệu (2008), Vương Minh Chí (2010), Phan Thị Phi Nga (2010), Đặng Vũ Hùng (2011),… đã đúc kết một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Phát triển gồm: (1) Do doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ; (2) Quy trình bán tài sản gặp nhiều khó khăn, phức tạp; (3) Giá trị tài sản đảm bảo không đủ thu hồi nợ; (4) Khả năng tài chính của khách hàng; (5) Đạo đức của khách hàng trong quan hệ tín dụng; (6) Báo cáo tài chính không đáng tin cậy; (7) Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề; (8) Đánh giá không đúng chiến lƣợc đầu tƣ và điều kiện thực hiện chiến lƣợc đó; (9) Doanh nghiệp đầu tƣ dự án trong một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp; (10) Doanh nghiệp đang có khiếm khuyết trong kinh doanh; (11) Thị trường tiêu thụ bão hòa; (12) Đội ngũ quản trị của Doanh nghiệp không nhạy bén; (13) Doanh nghiệp có quá nhiều mảng hoạt động có thị phần thấp hoặc ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tƣ; (14) Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không tăng trưởng nhưng có nhiều đơn vị kinh doanh với thị phần nhỏ; (15) Năng lực của cán bộ thẩm định còn hạn chế; (16) Đạo đức của cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng kém; (17) Thông tin bất cân xứng; (18) Lựa chọn ngược trong điều kiện lãi suất thị trường cao; (19) Dự án không hoàn thành do doanh nghiệp không đủ vốn tự có tham gia dự án; (20) Do những nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, hỏa hoạn,…); (21) Doanh nghiệp phá sản, giải thể;
(22) Chủ doanh nghiệp chết, mất tích không có người thừa kế nghĩa vụ…
Theo Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng thì các nguyên nhân dẫn đến việc một số dự án vay vốn tại Chi nhánh không có khả năng trả nợ hoặc chậm trả nợ là: (1) Dự án chậm tiến độ, (2) Nguồn thu từ dự án không đủ trả nợ, (3) Nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu của dự án, (4) Chủ đầu tƣ ƣu tiên trả nợ các khoản vay tại Ngân hàng thương mại
Thông qua kết quả của các nghiên cứu và nội dung các bài báo, báo cáo nêu trên có thể tổng hợp các nguyên nhân có thể gây ra rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng Phát triển gồm:
- Nhóm nguyên nhân từ môi trường bên ngoài:
+ Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng tăng làm tăng tổng mức vốn đầu tƣ dự án, tăng chi phí đầu vào làm giảm hiệu quả tài chính của dự án, giảm nguồn trả nợ vay dẫn đến rủi ro tín dụng
+ Lãi suất thị trường tăng: tăng chi phí đầu tư và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh làm giảm hiệu quả tài chính của dự án, giảm nguồn trả nợ vay dẫn đến rủi ro tín dụng
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án bão hòa: thị trường bão hòa khiến việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, nguồn thu từ dự án giảm hoặc không có nguồn thu để trả nợ
+ Nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu của dự án: do thiếu nguyên liệu, dự án hoạt động với công suất thấp, nguồn thu không đạt nhƣ dự kiến, không đủ khả năng trả nợ
+ Do những nguyên nhân bất khả kháng: (1)Thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư; (2) Chủ doanh nghiệp bị mất năng lực hành vi dân sự; chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ và không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng là cá nhân; (3) Doanh nghiệp giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; (4) Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Nhóm nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng
+ Cấu trúc vốn: tỷ trọng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp lớn hoặc tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhỏ làm giảm sự ổn định tình hình tài chính, khả năng giảm năng lực tài chính cao
+ Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng kém: Đội ngũ quản trị của Doanh nghiệp không nhạy bén, trình độ năng lực hạn chế dẫn đến việc quản lý điều hành doanh nghiệp không có hiệu quả
+ Đạo đức của khách hàng trong quan hệ tín dụng: Doanh nghiệp chây ì không trả nợ, cố tình sử dụng vốn sai mục đích,…
+ Doanh nghiệp có quá nhiều mảng hoạt động có thị phần thấp hoặc ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tƣ
+ Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không tăng trưởng nhưng có nhiều đơn vị kinh doanh với thị phần nhỏ
+ Đánh giá không đúng chiến lƣợc đầu tƣ và điều kiện thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ dẫn đến việc doanh nghiệp không đạt đƣợc mục tiêu
+ Doanh nghiệp đầu tƣ dự án trong một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp đang có khiếm khuyết trong kinh doanh, hoạt động kinh doanh giảm sút, doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội mới để thoát khỏi bế tắc
+ Doanh nghiệp vỡ nợ: giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ thực hiện nghĩa vụ trả nợ
- Nhóm nguyên nhân từ Ngân hàng Phát triển:
Mô hình nghiên cứu
Chương 3 sẽ trình bày những nội dung liên quan đến thiết kế nghiên cứu, phương pháp thực hiện, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phương pháp và công cụ thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin
Nghiên cứu đƣợc tiến hành qua giai đoạn khảo sát định tính và khảo sát định lƣợng
3.1.1 Giai đoạn khảo sát định tính:
Giai đoạn này thực hiện theo hai bước:
- Bước 1: Liệt kê các yếu tố có thể gây ra rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng phát triển Trong quá trình nghiên cứu các yếu tố sẽ đƣợc xác định dựa trên cơ sở tổng quan cơ sở lý thuyết và từ tình hình thực tế của hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng phát triển
- Bước 2: Sử dụng phương pháp chuyên gia để tìm hiểu về khả năng xảy ra từng yếu tố có thể ảnh hưởng rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển
3.1.2 Giai đoạn khảo sát định lƣợng:
Giai đoạn gồm ba bước:
- Bước 1: Căn cứ kết quả khảo sát của giai đoạn khảo sát định tính, liệt kê các yếu tố có thể gây ra rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng phát triển Các yếu tố sẽ đƣợc xác định dựa trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia trong giai đoạn khảo sát định tính.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành qua giai đoạn khảo sát định tính và khảo sát định lƣợng
3.1.1 Giai đoạn khảo sát định tính:
Giai đoạn này thực hiện theo hai bước:
- Bước 1: Liệt kê các yếu tố có thể gây ra rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng phát triển Trong quá trình nghiên cứu các yếu tố sẽ đƣợc xác định dựa trên cơ sở tổng quan cơ sở lý thuyết và từ tình hình thực tế của hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng phát triển
- Bước 2: Sử dụng phương pháp chuyên gia để tìm hiểu về khả năng xảy ra từng yếu tố có thể ảnh hưởng rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển
3.1.2 Giai đoạn khảo sát định lƣợng:
Giai đoạn gồm ba bước:
- Bước 1: Căn cứ kết quả khảo sát của giai đoạn khảo sát định tính, liệt kê các yếu tố có thể gây ra rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng phát triển Các yếu tố sẽ đƣợc xác định dựa trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia trong giai đoạn khảo sát định tính
- Bước 2: Tìm hiểu về khả năng xảy ra từng yếu tố và tác động của chúng đến rủi ro tín dụng bằng phương pháp phỏng vấn các cán bộ tín dụng của Ngân hàng Phát triển thông qua việc trả lời bảng câu hỏi
- Bước 3: Tổng hợp kết quả thu thập được, xác định những yếu tố thuộc vùng rủi ro cao (vùng đỏ).
Đối tƣợng nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát
- Đối tƣợng nghiên cứu: các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam
+ Giai đoạn khảo sát định tính: các chuyên gia thực hiện công tác thẩm định, công tác tín dụng có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm, hiện đang công tác tại các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng phát triển
+ Giai đoạn khảo sát định lƣợng: các cán bộ tín dụng, hiện đang công tác tại các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng phát triển
3.3 Phương pháp và c ng cụ thu thập thông tin
- Công cụ thu thập thông tin: Phiếu khảo sát dưới dạng bảng câu hỏi
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Giai đoạn khảo sát định tính: Phỏng vấn 10 chuyên gia thông qua trả lời phiếu khảo sát, phiếu khảo sát được gửi trực tiếp cho chuyên gia hoặc gửi đường thư điện tử, ngoài ra còn thu thập thông tin góp ý thông qua trao đổi trực tiếp
+ Giai đoạn khảo sát định lƣợng: Phỏng vấn thông qua trả lời phiếu khảo sát đối với 100 cán bộ tín dụng hiện đang công tác tại các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng phát triển, phiếu khảo sát được gửi trực tiếp hoặc gửi bằng đường thư điện tử
3.4 Phương pháp thực hiện 3.4.1 Thiết kế Phiếu khảo sát
3.4.1.1 Phiếu khảo sát trong giai đoạn định tính
Phiếu khảo sát trong giai đoạn định tính là một bảng câu hỏi liệt kê các yếu tố có thể gây ra rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng phát triển, các chuyên gia sẽ lựa chọn ý kiến trả lời đồng ý hoặc không đồng ý ở cột bên cạnh
Chi tiết Phiếu khảo sát giai đoạn định tính đƣợc giới thiệu ở Phụ lục IV
3.4.1.2 Phiếu khảo sát trong giai đoạn định lƣợng
Phiếu khảo sát trong giai đoạn định lƣợng là một bảng câu hỏi đƣợc thiết kế gồm 3 phần:
- Phần 1 là một cột liệt kê các yếu tố có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
- Phần 2 là một cột lớn để đánh giá khả năng xảy ra các yếu tố (hay xác suất xảy ra yếu tố) có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, phần này được chia thành 5 cột nhỏ tương ứng với các khả năng xảy ra yếu tố để người trả lời phiếu lựa chọn từ rất thấp, đến thấp, trung bình, cao và rất cao
- Phần 3 là cột lớn tiếp theo để đánh giá tác động của yếu tố đến rủi ro tín dụng, phần này cũng được chia thành 5 cột nhỏ tương ứng với tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng để người trả lời phiếu lựa chọn từ rất nhỏ, đến nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn
Chi tiết Phiếu khảo sát giai đoạn định lƣợng đƣợc giới thiệu Phụ lục V
3.4.2 Xử lý thông tin 3.4.2.1 Xử lý thông tin thu thập trong giai đoạn khảo sát định tính
Tổng hợp các phiếu khảo sát thu đƣợc bằng một bảng thống kê mô tả, căn cứ kết quả thu đƣợc, những yếu tố nào đƣợc đa số các chuyên gia lựa chọn trả lời đồng ý sẽ được xác định là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng Phát triển và tiếp tục đƣợc sử dụng để thiết kế phiếu khảo sát trong giai đoạn khảo sát định lƣợng
3.4.2.2 Xử lý thông tin thu thập trong giai đoạn khảo sát định lƣợng
Trong giai đoạn khảo sát định lƣợng, căn cứ kết quả khảo sát thu đƣợc sẽ tính toán điểm rủi ro (P x I) bằng cách tính tích số xác suất (P) và tác động (I) của từng yếu tố đối với mỗi quan sát từ đó tổng hợp và lựa chọn những yếu tố thuộc vùng đỏ của ma trận xác suất tác động, sau đó sẽ tiến hành phân tích
Mức độ đánh giá khả năng xảy ra yếu tố và tác động của yếu tố đến rủi ro tín dụng phiếu khảo sát được quy đổi theo Bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Bảng quy đổi mức độ đánh giá Nội dung Mức độ đánh giá và giá trị tương ứng
Khả năng để yếu tố xảy ra
Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao
Tác động của yếu tố đến rủi ro tín dụng
Rất nhỏ Nhỏ Trung bình Lớn Rất lớn
(Nguồn: A Guide to the Project Management Rating Impacts for a risk, 2008- PMBOK và Qualitative Risk Analysis)
Tóm lại, Chương 3 đã trình bày về những nội dung liên quan đến thiết kế nghiên cứu, phương pháp thực hiện, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phương pháp và công cụ thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin.
Phương pháp thực hiện
3.4.1.1 Phiếu khảo sát trong giai đoạn định tính
Phiếu khảo sát trong giai đoạn định tính là một bảng câu hỏi liệt kê các yếu tố có thể gây ra rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng phát triển, các chuyên gia sẽ lựa chọn ý kiến trả lời đồng ý hoặc không đồng ý ở cột bên cạnh
Chi tiết Phiếu khảo sát giai đoạn định tính đƣợc giới thiệu ở Phụ lục IV
3.4.1.2 Phiếu khảo sát trong giai đoạn định lƣợng
Phiếu khảo sát trong giai đoạn định lƣợng là một bảng câu hỏi đƣợc thiết kế gồm 3 phần:
- Phần 1 là một cột liệt kê các yếu tố có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
- Phần 2 là một cột lớn để đánh giá khả năng xảy ra các yếu tố (hay xác suất xảy ra yếu tố) có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, phần này được chia thành 5 cột nhỏ tương ứng với các khả năng xảy ra yếu tố để người trả lời phiếu lựa chọn từ rất thấp, đến thấp, trung bình, cao và rất cao
- Phần 3 là cột lớn tiếp theo để đánh giá tác động của yếu tố đến rủi ro tín dụng, phần này cũng được chia thành 5 cột nhỏ tương ứng với tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng để người trả lời phiếu lựa chọn từ rất nhỏ, đến nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn
Chi tiết Phiếu khảo sát giai đoạn định lƣợng đƣợc giới thiệu Phụ lục V
3.4.2 Xử lý thông tin 3.4.2.1 Xử lý thông tin thu thập trong giai đoạn khảo sát định tính
Tổng hợp các phiếu khảo sát thu đƣợc bằng một bảng thống kê mô tả, căn cứ kết quả thu đƣợc, những yếu tố nào đƣợc đa số các chuyên gia lựa chọn trả lời đồng ý sẽ được xác định là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng Phát triển và tiếp tục đƣợc sử dụng để thiết kế phiếu khảo sát trong giai đoạn khảo sát định lƣợng
3.4.2.2 Xử lý thông tin thu thập trong giai đoạn khảo sát định lƣợng
Trong giai đoạn khảo sát định lƣợng, căn cứ kết quả khảo sát thu đƣợc sẽ tính toán điểm rủi ro (P x I) bằng cách tính tích số xác suất (P) và tác động (I) của từng yếu tố đối với mỗi quan sát từ đó tổng hợp và lựa chọn những yếu tố thuộc vùng đỏ của ma trận xác suất tác động, sau đó sẽ tiến hành phân tích
Mức độ đánh giá khả năng xảy ra yếu tố và tác động của yếu tố đến rủi ro tín dụng phiếu khảo sát được quy đổi theo Bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Bảng quy đổi mức độ đánh giá Nội dung Mức độ đánh giá và giá trị tương ứng
Khả năng để yếu tố xảy ra
Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao
Tác động của yếu tố đến rủi ro tín dụng
Rất nhỏ Nhỏ Trung bình Lớn Rất lớn
(Nguồn: A Guide to the Project Management Rating Impacts for a risk, 2008- PMBOK và Qualitative Risk Analysis)
Tóm lại, Chương 3 đã trình bày về những nội dung liên quan đến thiết kế nghiên cứu, phương pháp thực hiện, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phương pháp và công cụ thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả giai đoạn khảo sát định tính
4.1.1 Thông tin về giai đoạn khảo sát định tính
Giai đoạn khảo sát định tính đƣợc thực hiện thông qua việc phỏng vấn 10 chuyên gia tín dụng đã có kinh nghiệm làm việc với các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ trên 10 năm (đã làm việc tại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển và hiện nay tiếp tục làm việc tại hệ thống Ngân hàng phát triển) Phương pháp lấy mẫu là phương pháp thuận tiện Thông tin cụ thể được trình bày trong Bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1 Thông tin về giai đoạn khảo sát định tính
Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ
4.1.2 Tổng hợp kết quả giai đoạn khảo sát định tính
Phiếu khảo sát giai đoạn định tính bao gồm 37 yếu tố đƣợc chia thành 7 nhóm nguyên nhân gồm:
- Nhóm 1: Nhóm nguyên nhân từ môi trường bên ngoài (gồm 8 yếu tố)
- Nhóm 2: Nhóm nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp (gồm 9 yếu tố)
- Nhóm 3: Nhóm nguyên nhân từ Ngân hàng Phát triển (gồm 12 yếu tố)
- Nhóm 4: Nhóm nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của Chính phủ và các quy định liên quan của các cơ quan có thẩm quyền (gồm 2 yếu tố)
- Nhóm 5: Nhóm nguyên nhân liên quan đến tài sản đảm bảo (gồm 2 yếu tố)
- Nhóm 6: Nhóm nguyên nhân cho thông tin bất cân xứng (gồm 2 yếu tố)
- Nhóm 7: Nhóm nguyên nhân khác (gồm 2 yếu tố)
Phiếu khảo sát giai đoạn định tính đƣợc giới thiệu ở Phụ lục IV
Kết quả khảo sát giai đoạn định tính đƣợc trình bày trong Bảng 4.2 sau đây:
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát giai đoạn định tính
Nguyên nhân tác động đến rủi ro tín dụng Ý kiến đồng ý
I Nhóm nguyên nhân từ m i trường bên ngoài
2 Lãi suất thị trường tăng 10 100%
3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án bão hòa 9 90%
4 Nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu của dự án 10 100%
5 Thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tƣ
6 Chủ doanh nghiệp bị mất năng lực hành vi dân sự; chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ và không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng là cá nhân
7 Doanh nghiệp giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 10 100%
8 Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 6 60%
Nguyên nhân tác động đến rủi ro tín dụng Ý kiến đồng ý
Tần suất II Nhóm nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp
10 Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng kém 10 100%
11 Đạo đức của khách hàng trong quan hệ tín dụng 10 100%
12 Doanh nghiệp có quá nhiều mảng hoạt động có thị phần thấp hoặc ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tƣ 10 100%
13 Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không tăng trưởng nhưng có nhiều đơn vị kinh doanh với thị phần nhỏ 8 80%
14 Đánh giá không đúng chiến lƣợc đầu tƣ và điều kiện thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ dẫn đến việc doanh nghiệp không đạt đƣợc mục tiêu 10 100%
15 Doanh nghiệp đầu tƣ dự án trong 1 lĩnh vực hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp 9 90%
16 Doanh nghiệp đang có khiếm khuyết trong kinh doanh, hoạt động kinh doanh giảm sút, doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội mới để thoát khỏi bế tắc 10 100%
17 Doanh nghiệp bất ngờ vỡ nợ 10 100%
III Nhóm nguyên nhân từ Ngân hàng phát triển:
18 Đối tƣợng vay vốn tập trung 9 90%
19 Việc chậm ban hành sổ tay tín dụng, quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn 9 90%
20 Tốc độ tăng trưởng tín dụng 10 100%
21 Chƣa thanh toán trực tiếp cho khách hàng 8 80%
22 Dự án chậm tiến độ do ngân hàng chậm giải ngân 10 100%
23 Bỏ qua các tiêu chuẩn khi thẩm định 10 100%
24 Chuyên ngành đào tạo của cán bộ thẩm định không phù hợp với công việc thẩm định dự án 10 100%
25 Cán bộ thiếu kinh nghiệm trong công tác thẩm định dự án 10 100%
26 Ý thức trách nhiệm của cán bộ chƣa cao 10 100%
27 Cán bộ suy thoái đạo đức 10 100%
28 Việc kiểm tra, giám sát khoản vay không thực hiện đúng quy định 10 100%
29 Thiếu thông tin phục vụ công tác thẩm định 10 100%
IV Nhóm nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của Chính phủ và các quy định liên quan của các cơ quan có thẩm quyền:
30 Lãi suất cho vay thấp 10 100%
31 Cho vay theo chỉ định 9 90%
V.Nhóm nguyên nhân liên quan đến tài sản đảm bảo:
32 Tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp 10 100%
33 Quy trình bán tài sản gặp nhiều khó khăn, phức tạp 10 100%
VI Nhóm nguyên nhân cho thông tin bất cân xứng:
34 Báo cáo tài chính không đáng tin cậy 10 100%
35 Thiếu thông tin về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp 10 100%
VII Nhóm nguyên nhân khác:
36 Đặc điểm của dự án (quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, tổng mức vốn đầu tƣ lớn…) 10 100%
37 Dự án chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan 8 80%
Thông qua kết quả khảo sát cho thấy đa số các chuyên gia đều đồng ý với các nguyên nhân được nêu Riêng nguyên nhân “Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” thì tỷ lệ đồng ý thấp hơn các nguyên nhân khác Tuy nhiên do tỷ lệ đồng ý đạt 60% nên nguyên nhân này vẫn đƣợc xác định là một yếu tố có thể tác động đến rủi ro tín dụng
Thông qua phỏng vấn trực tiếp và thông qua các ý kiến đóng góp cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung sau:
- Nguyên nhân “thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tƣ” đƣợc đề nghị tách làm 2 nguyên nhân là “thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh” và “rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tƣ”
- Nguyên nhân “cấu trúc vốn” cần đƣợc ghi rõ là “tỷ trọng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp lớn”
- Tách nguyên nhân “doanh nghiệp có quá nhiều mảng hoạt động có thị phần thấp hoặc ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tƣ” thành 3 nội dung riêng biệt là:
+ Doanh nghiệp có quá nhiều mảng hoạt động có thị phần thấp
+ Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn
+ Doanh nghiệp có ngành nghề đòi hỏi nhiều vốn đầu tƣ
- Bổ sung các nguyên nhân vào nhóm nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp có nợ quá hạn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng
+ Vốn tự có tham gia đầu tƣ dự án có tính khả thi không cao
- Cần phải nêu cụ thể hơn đối với nguyên nhân “đối tƣợng vay vốn tập trung”, chia ra thành các nguyên nhân cho vay tập trung vào một khách hàng, một nhóm khách hàng, một nhóm dự án với số vốn cho vay lớn
- Bổ sung thêm nguyên nhân “tiến độ dự án chậm do vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa”
- Bổ sung thêm nguyên nhân “giá trị tài sản đảm bảo thấp” vào nhóm nguyên nhân liên quan đến tài sản đảm bảo
- Bổ sung thêm nguyên nhân vào nhóm nguyên nhân thông tin bất cân xứng:
+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đƣợc kiểm toán
+ Thiếu thông tin về doanh nghiệp
- Đối với nhóm những nguyên nhân khác có một số ý kiến đề nghị nêu rõ các nguyên nhân cụ thể làm chậm tiến độ của dự án để bổ sung cho phù hợp vào từng nhóm nguyên nhân, ngoài ra cần tách riêng từng nội dung trong nguyên nhân “Đặc điểm của dự án (quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, tổng mức vốn đầu tƣ lớn…)”
Kết quả của giai đoạn khảo sát định tính sẽ đƣợc dùng để điều chỉnh, bổ sung nội dung của Phiếu khảo sát trong giai đoạn khảo sát định lƣợng
4.1.3 Điều chỉnh nội dung khảo sát định lƣợng thông qua kết quả giai đoạn khảo sát định tính
Căn cứ kết quả khảo sát của giai đoạn khảo sát định tính đã điều chỉnh nội dung khảo sát định lƣợng, bảng khảo sát giai đoạn định lƣợng bao gồm 50 yếu tố đƣợc chia thành 7 nhóm nguyên nhân gồm:
- Nhóm I: Nhóm nguyên nhân từ môi trường bên ngoài (gồm 9 yếu tố)
- Nhóm II: Nhóm nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp (gồm 13 yếu tố)
- Nhóm III: Nhóm nguyên nhân từ Ngân hàng Phát triển (gồm 14 yếu tố)
- Nhóm IV: Nhóm nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của Chính phủ và các quy định liên quan của các cơ quan có thẩm quyền (gồm 3 yếu tố)
- Nhóm V: Nhóm nguyên nhân liên quan đến tài sản đảm bảo (gồm 3 yếu tố)
- Nhóm VI: Nhóm nguyên nhân cho thông tin bất cân xứng (gồm 4 yếu tố)
- Nhóm VII: Nhóm nguyên nhân khác (gồm 4 yếu tố)
Ngoài phần thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, Phiếu khảo sát còn có một phần thông tin cá nhân của đối tƣợng khảo sát nhƣ: giới tính, độ tuổi, thời gian công tác ở Ngân hàng phát triển, thời gian công tác ở Quỹ Hỗ trợ phát triển, thời gian làm việc trong lĩnh vực tín dụng đầu tƣ
- Về giới tính: do tại các ngân hàng hiện nay việc tuyển dụng cán bộ tín dụng thường được ưu tiên tuyển dụng đối với các ứng viên nam, việc bố trí nhân viên làm công tác tín dụng tại Ngân hàng Phát triển hiện nay cũng theo xu hướng ưu tiên bố trí nam
- Về độ tuổi: đƣợc chia làm 3 nhóm:
+ Dưới 25 tuổi: là độ tuổi phổ biến của cán bộ mới được tuyển dụng
+ Từ 25 - 27 tuổi: là giai đoạn cán bộ mới hoàn thành thời gian thử việc và đƣợc tuyển dụng chính thức, giai đoạn này nhân viên bắt đầu đƣợc giao việc và tham gia với các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, cho vay các dự án
+ Trên 27 tuổi: cán bộ mới đƣợc chuyển lên bậc cao hơn và có thể độc lập đảm nhiệm công việc thẩm định, cho vay các dự án
- Về thời gian công tác ở Quỹ Hỗ trợ phát triển (tiền thân của Ngân hàng phát triển); thời gian công tác ở Ngân hàng phát triển, thời gian làm việc trong lĩnh vực tín dụng đầu tƣ: thể hiện thâm niên và kinh nghiệm làm việc của đối tƣợng đƣợc khảo sát
Phiếu khảo sát giai đoạn định lƣợng đƣợc giới thiệu ở Phụ lục V.
Kết quả giai đoạn khảo sát định lƣợng
4.2.1 Thông tin tổng quát về giai đoạn khảo sát định lƣợng
Giai đoạn khảo sát định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua việc phỏng vấn 100 cán bộ tín dụng hiện đang công tác tại các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Phát triển
(có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên) Phương pháp lấy mẫu là phương pháp thuận tiện
Thông tin cụ thể được trình bày trong Bảng 4.3 dưới đây:
Bảng 4.3 Thông tin về mẫu giai đoạn khảo sát định lƣợng
% Số cán bộ tín dụng 41 41% 59 59% 100 100% Độ tuổi (tuổi)
Thời gian công tác ở Ngân hàng phát triển (năm) ≤ 3 9 9% 12 12% 21 21%
Thời gian công táctrong lĩnh vực tín dụng đầu tƣ (năm)
Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy 59% đối tƣợng khảo sát là nam và 41% là nữ
Nhƣ vậy đối tƣợng khảo sát là nam chiếm tỷ trọng lớn hơn đối tƣợng khảo sát là nữ Điều này cũng phản ánh một phần thực trạng ƣu tiên bố trí cán bộ nam làm công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Phát triển hiện nay
Về độ tuổi của đối tƣợng khảo sát thì không có đối tƣợng khảo sát nào trong độ tuổi dưới 25 tuổi, 100% đối tượng khảo sát từ 25 tuổi trở lên (trong đó 25% trong độ tuổi từ 25-27 tuổi, 75 % trên 27 tuổi) và có thời gian công tác ở Ngân hàng Phát triển từ 2 đến 6 năm Do đó 100% đối tƣợng khảo sát đã qua thời gian thử việc và đƣợc tuyển dụng chính thức
Trong số 100 đối tƣợng đƣợc khảo sát có 56% đã công tác từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, 22% có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tín dụng đầu tư dưới 3 năm và 78% có kinh nghiệm trên 3 năm trong đó 37% có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm Nhìn chung có thể đánh giá đa số đối tƣợng khảo sát có kinh nghiệm, có thời gian tiếp xúc với các dự án đầu tƣ và làm việc lâu dài trong lĩnh vực tín dụng đầu tƣ
4.2.2 Phân tích kết quả khảo sát định lƣợng
Kết quả khảo sát định lƣợng cụ thể đối với từng yếu tố (bao gồm xác suất xảy ra trung bình P và tác động trung bình Ī của từng yếu tố) đƣợc trình bày trong Phụ lục số VI
Việc phân tích kết quả sẽ đƣợc dựa vào xác suất xảy ra trung bình và tác động trung bình của tổng thể (điểm rủi ro trung bình), của từng nhóm theo giới tính (nam, nữ), theo độ tuổi (từ 25-27 tuổi, trên 27 tuổi)
Trước hết phân tích kết quả khảo sát 50 yếu tố, sau đó xác định những yếu tố thuộc vùng rủi ro cao (vùng đỏ), từ đó lựa chọn những yếu tố có điểm rủi ro cao nhất để tiến hành phân tích Đối với các nhóm thuộc tính cũng thực hiện tương tự, sau khi có kết quả sẽ tiến hành so sánh giữa kết quả của nhóm nữ với kết quả của nhóm nam và so sánh giữa kết quả của nhóm độ tuổi từ 25-27 với kết quả của nhóm tuổi trên 27 tuổi
4.2.2.1 Phân tích kết quả khảo sát tổng thể
Tổng thể đƣợc nghiên cứu là kết quả trả lời của 100 đối tƣợng khảo sát đối với 50 yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Các biến là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đã được liệt kê trong Phiếu khảo sát, trước khi phân tích các biến được mã hóa nhƣ sau: R + số thứ tự của nhóm + số thứ tự của yếu tố Trong đó:
- R: Biến rủi ro tín dụng
- Số thứ tự của nhóm: được đánh số tương ứng từ I đến VII
- Số thứ tự của yếu tố: thứ tự của yếu tố đƣợc liệt kê trong Phiếu khảo sát
Trước hết phân tích kết quả khảo sát 50 yếu tố của cả tổng thể, sau đó xác định những yếu tố thuộc vùng rủi ro cao (vùng đỏ), sắp xếp các yếu tố theo thứ tự điểm rủi ro từ cao xuống thấp, tính độ chênh lệch điểm rủi ro giữa các yếu tố liền kề, xác định yếu tố có độ chênh lệch lớn nhất, lựa chọn những yếu tố đầu tiên đến yếu tố có độ chênh lệch điểm rủi ro lớn nhất để tiến hành phân tích
Kết quả khảo sát tổng thể đƣợc trình bày trong Bảng 4.4 sau đây:
Bảng 4.4 Số liệu khảo sát 50 yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của tổng thể
Số thứ tự Mã hóa Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
(Ī) Điểm rủi ro (P x Ī) Nhóm I : Nhóm nguyên nhân từ m i trường bên ngoài
2 RI.2 Lãi suất thị trường tăng 0.640 0.469 0.300
3 RI.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án bão hòa 0.478 0.304 0.145 4 RI.4 Nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu của dự án 0.442 0.333 0.147
5 RI.5 Tình trạng thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh 0.370 0.473 0.175
6 RI.6 Rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước 0.358 0.375 0.134
Chủ doanh nghiệp bị mất năng lực hành vi dân sự; chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ và không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng là cá nhân
8 RI.8 Doanh nghiệp giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền 0.360 0.375 0.135
Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Nhóm II: Nhóm nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp
10 RII.10 Tỷ trọng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp lớn 0.640 0.364 0.233
Số thứ tự Mã hóa Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
11 RII.11 Doanh nghiệp có nợ quá hạn tại ngân hàng/tổ chức tín dụng 0.572 0.393 0.225 12 RII.12 Vốn tự có tham gia đầu tƣ dự án có tính khả thi không cao 0.566 0.390 0.221 13 RII.13 Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng yếu 0.550 0.430 0.237 14 RII.14 Đạo đức của khách hàng trong quan hệ tín dụng kém 0.490 0.522 0.256
15 RII.15 Doanh nghiệp có quá nhiều mảng hoạt động có thị phần thấp 0.472 0.263 0.124
16 RII.16 Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn 0.428 0.261 0.112 17 RII.17 Doanh nghiệp có ngành nghề đòi hỏi nhiều vốn đầu tƣ 0.574 0.243 0.139
Tình trạng hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không tăng trưởng nhưng có nhiều đơn vị kinh doanh với thị phần nhỏ
Việc đánh giá không đúng chiến lƣợc đầu tƣ và điều kiện thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ dẫn đến việc doanh nghiệp không thực hiện đƣợc mục tiêu
20 RII.20 Doanh nghiệp đầu tƣ dự án trong một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp 0.540 0.301 0.163
Tình trạng doanh nghiệp đang có khiếm khuyết trong kinh doanh, hoạt động kinh doanh giảm sút, doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội mới để thoát khỏi bế tắc
22 RII.22 Việc doanh nghiệp bất ngờ vỡ nợ 0.432 0.677 0.292
Nhóm III: Nhóm nguyên nhân từ Ngân hàng phát triển
23 RIII.23 Việc cho vay vốn tập trung vào một khách hàng với số vốn cho vay lớn 0.488 0.463 0.226
24 RIII.24 Việc cho vay vốn tập trung vào một nhóm khách hàng với số vốn cho vay lớn 0.464 0.415 0.193
25 RIII.25 Việc cho vay vốn tập trung vào một nhóm dự án với số vốn cho vay lớn 0.538 0.381 0.205
26 RIII.26 Việc NHPT chậm ban hành sổ tay tín dụng, quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn 0.536 0.234 0.125
27 RIII.27 Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng tăng 0.490 0.232 0.113 28 RIII.28 Tình trạng chƣa thanh toán trực tiếp cho khách hàng 0.540 0.228 0.123
29 RIII.29 Tiến độ hoàn thành dự án chậm do ngân hàng chậm giải ngân 0.596 0.341 0.203
30 RIII.30 Các cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng đã bỏ qua các bước theo quy định trong quá trình thẩm định dự án 0.376 0.315 0.118 31 RIII.31 Chuyên ngành đào tạo của cán bộ thẩm định không phù hợp với công việc thẩm định dự án 0.388 0.208 0.081
Số thứ tự Mã hóa Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
32 RIII.32 Cán bộ thiếu kinh nghiệm trong công tác thẩm định dự án 0.452 0.272 0.123 33 RIII.33 Ý thức trách nhiệm của cán bộ chƣa cao 0.364 0.327 0.119
34 RIII.34 Cán bộ suy thoái đạo đức 0.298 0.484 0.144
Việc kiểm tra, giám sát khoản vay gồm kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân không đảm bảo theo quy định (về thời gian, về nội dung kiểm tra)
36 RIII.36 Sự hạn chế của hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định 0.592 0.328 0.194
Nhóm IV: Nhóm nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của Chính phủ và các quy đinh liên quan của các cơ quan có thẩm quyền
37 RIV.37 Lãi suất cho vay của NHPT thấp lãi suất cho vay của
38 RIV.38 Việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ 0.522 0.266 0.139
39 RIV.39 Tiến độ dự án chậm do vướng trong công tác đền bù, giải toả 0.480 0.271 0.130
Nhóm V: Nhóm nguyên nhân liên quan đến tài sản đảm bảo
40 RV.40 Giá trị tài sản đảm bảo thấp 0.642 0.401 0.257
41 RV.41 Tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp 0.646 0.404 0.261
42 RV.42 Quy trình bán tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn, phức tạp 0.696 0.452 0.315
Nhóm VI: Nhóm nguyên nhân do thông tin bất cân xứng
43 RVI.43 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đƣợc kiểm toán 0.616 0.294 0.181 44 RVI.44 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáng tin cậy 0.654 0.438 0.286 45 RVI.45 Thiếu thông tin về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp 0.604 0.345 0.208
46 RVI.46 Thiếu thông tin về doanh nghiệp 0.552 0.329 0.182
Nhóm VII: Nhóm nguyên nhân khác
47 RVII.47 Quy mô của dự án lớn 0.564 0.256 0.144
48 RVII.48 Thời gian thực hiện dự án dài 0.618 0.330 0.204
49 RVII.49 Tổng mức vốn đầu tƣ dự án lớn 0.556 0.287 0.159
50 RVII.50 Tiến độ hoàn thành dự án chậm do năng lực của nhà thầu kém 0.516 0.360 0.186