1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Ứng dụng AHP và logic mờ đánh giá sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công ở các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng AHP và logic mờ đánh giá sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công ở các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp
Tác giả Phạm Võ Duy Thanh
Người hướng dẫn TS. Lê Hoài Long
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 26,36 MB

Nội dung

Đã có những nghiên cứu về van đề thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công ở các dự án xây dựng ở Việt Nam: e Long Le-Hoai và ccs 2008 [5] đã nghiên cứu về chậm tiến độ và vượt chi phí

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM VÕ DUY THANH

DE TÀI

UNG DUNG AHP VA LOGIC MỜ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY DOITHIET KE TRONG GIAI DOAN THI CONG O CAC DU AN

XÂY DUNG DAN DỤNG VA CONG NGHIỆP

Chuyên ngành: Công nghệ va Quan ly Xây dựng

Mã số: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HO CHÍ MINH, tháng 08 năm 2012

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS LE HOÀI LONG

Cán bộ cham nhận xét 1: TS LUONG DUC LONG

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS ĐINH CONG TINH

Luan văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Dai học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCMNgày 08 tháng 09 năm 2012

Thanh phan Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:1 TS PHAM HỎNG LUAN

2 TS LUONG DUC LONG3 TS LE HOAI LONG4 TS ĐINH CONG TINH5 TS LUU TRUONG VANXác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn va Trưởng Khoa quan lý chuyênngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG TRUONG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 3

NHIEM VỤ LUẬN VAN THẠC SĨHọ và tên học viên: PHAM VÕ DUY THANH MSHV: 09080254

Ngày, tháng, năm sinh: 11-12-1984 Nơi sinh: Lâm ĐồngChuyên ngành: Công nghệ và Quản lý Xây dựng Mã số: 60.58.90I- TÊN ĐÈ TÀI:

UNG DUNG AHP VA LOGIC MO ĐÁNH GIA SỰ THAY DOI THIẾT KETRONG GIAI DOAN THI CONG Ở CAC DỰ ÁN XÂY DỰNG DANDUNG VA CONG NGHIEP

NHIEM VU VA NOI DUNG:- Xây dựng cấu trúc AHP va ứng dụng ly thuyết mờ xử lý, phân tích di liệuthu thập được để định lượng mối quan hệ giữa các nguyên nhân dẫn đến sựthay đối thiết kế Từ đó, đánh giá sự thay đối thiết kế trong giai đoạn thi công

ở các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam.

- Kết qua đạt được va đề xuất áp dụng kết quả nảy.- Hướng phát triển tương lai của nghiên cứu.H- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/07/2011IH- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VU: 01/08/2012IV- CAN BO HUONG DAN: TS LE HOÀI LONG

Tp HCM, ngày 08 tháng 09 năm 2012CÁN BỘ HƯỚNG DAN _CHU NHIEM BỘ MON

THI CONG & QUAN LY XAY DUNG

TS LE HOAI LONG TS LUONG DUC LONG

TRUONG KHOA KY THUAT XAY DUNG

Trang 4

LOI CAM ON

Luận văn là kết qua quan trong dé đánh giá kha năng van dụng kiến thứctrong suốt quá trình học tập Dé có thé hoàn thành tốt luận van này cần có sự nỗ lựcrất lớn của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình, kịp thời của Thay hướng dẫn, sựđộng viên từ gia đình, đồng nghiệp, sự quan tâm của bạn bè

Trước hết, tôi xin cảm ơn Quý thầy cô trong Bộ môn Thi công và Quản lýXây dựng đã truyền dạy những kiến thức hữu ich cho tôi Nhờ những kiến thức naymà tôi có thể hoàn thành đúng tiễn độ, đúng nhiệm vụ được giao Từ đó, tôi có théáp dụng trong điều kiện làm việc va nghiên cứu trong tương lai

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Hoài Long, người thay rất tận tâm giúp đỡvà hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảmơn Ban Giám đốc Công ty Cô phan Dau tư Xây dựng Hiệp Hoa, cảm ơn các đồngnghiệp trong công ty — nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện va hỗ trợ dé tôi có thờigian hoàn thành tốt luận văn này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình tôi, người thân và bạn bè đã luôn sát cánhcùng tôi, động viên tôi trong suốt thời gian qua

Tran trọng cam on!

Tp HCM, ngay 01 thang 08 nam 2012

Pham V6 Duy Thanh

"Luan văn này la mon quà yêu thương dành tặng dén ba, mẹ, vợ và con toi".

Trang 5

¥ 1 ¥ -TOM TAT

Ngành xây dung được xem là một trong những ngành quan trọng nhất trongnên kinh tế Trong những năm gân đây, các công trình dân dụng và công nghiệp cóquy mô lớn đã va đang duoc dau tư rất nhiều Bên cạnh việc tăng quy mô và vondau tư thì van dé chậm trễ tiễn độ, vượt chi phí trong giai đoạn thi công dang làmột vấn dé rất được các bên tham gia dự dn quan tâm Có nhiễu nguyên nhân gâytác động xấu đến dự án, trong đó sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công rất

thưởng hay xay ra.

Trong một nghiên cứu trước, 17 nguyên nhân dan đến sự thay đổi thiết kế

trong giai đoạn thi công ở các du an xây dựng dan dung và công nghiệp ở Việt Nam

đã được tìm thấy Tuy nhiên, chưa có một mô hình được xây dựng dé đánh giá vàkiểm soát các nguyên nhân này Chính từ sự can thiết đó, nội dung cua luận vănnày với mong muốn một phan nào xây dựng một mô hình dựa trên cấu trúc thứ bậcgiúp các bên tham gia dự án đánh giá, dự báo sự thay đổi thiết kế trong giai đoạnthi công đối với các dự án xây dung dân dung và công nghiệp ở Việt Nam Mức độtác động cua các nguyên nhân dan đến sự thay doi thiết kế trong giai đoạn thi cônglàm chậm trễ tiễn độ của dự án được xác định

Phương pháp áp dụng dé xây dựng mô hình là sự kết hợp giữa phương phápđịnh lượng Analytical Hierarchy Process (AHP) va lý thuyết tập mờ (Fuzzy settheory) gọi tắc la FAHP Trong đó, phương pháp FAHP sé xây dựng một cấu trúcthứ bậc gom 17 nguyên nhân và tinh toán vecto trọng số của từng nguyên nhân,

từng nhóm nguyên nhán dựa trên thang đo mo.

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 6

ABSTRACTThe construction industry is considered the most importance branch ineconomic In recent years, the large civil construction and industry works has beeninvesting heavily Besides, the problem of schedule delays, cost overruns duringconstruction is interested in the project by stakeholders There are many causes ofbad effects to the project, in which design changes during construction is very

common.

According to previous studies, there are 17 causes of design changes duringconstruction of projects in civil construction and industry in Vietnam is found.However, do not have a model to assess and control these causes Hence, thecontent of this thesis with a desire to partially build a model based on hierarchicalstructure helps the stakeholders to assess the project, forecast changes in the designphase construction project in the civil construction and industry in Vietnam Thelevel of impact of the causes leading to design changes in the construction phasedelay of the project schedule is determined.

The method used to build the model is combination of quantitative methodsAnalytical Hierarchy Process (AHP) and fuzzy set theory is known FAHP Inparticular, FAHP method to build a hierarchical structure composed of 17 causesand calculate the weight vector of the cause, the cause groups based on fuzzyscales.

Keywords: design change, fuzzy AHP, importance weights

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự

của cá nhân tôi, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực

tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Hoài Long.Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từngđược công bố dưới bất cứ hình thức nao từ trước đến nay

Một lân nữa, tôi xin khăng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Tp HCM, ngày 0T tháng 08 năm 2012

Phạm Võ Duy Thanh

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 8

LOT CAM ON ỐốỐỐốỐỐốỐốẼốỐẺẼố.Ẻố.Ẻố ố.ố iTOM TAT 1 ii

I.I Giới 00 00 Cc] wer |

1.2 Xác định van dé nghiên cỨU - «s33 E11 SE ST c ng ggererreg 2

1.2.1 Ly do hình thành nghién CỨU G5 E32 3222233333339995331515 11x52 21.2.2 Các câu hỏi nghiên CỨU - - - ( << << c51001111138311111119999331 111111111 1n ng 332 21.2.3) Mục tiêu nghiÊn CỨU 0001001010101 101 1111111111119 1 111111 1n ng v2 3II ¿632i on 6 a Ả ẻằa 31.4 Đóng góp của nghiÊn CỨU - << << c c1 1 13338111111119999311 111111111 ng và 4

1.4.1 Đóng góp của dé tài về mặt học thuật - - - + +csESESEExvkckckckekeeeereeree 41.4.2 Đóng góp của dé tài về mặt thực tiỄn - - - set SE Svcvcvcvekeveererree 41.5 Cấu trúc luận văn SG t tan 1T S1 11181511111 115 11181111111 E11 1111111115 EEE5 E5 ceree 5

1.6 Quy trình thực hiện nghiÊn CỨU 5522223 22332333555311111 111 6

CHUONG 2: TONG QUAN °S5< Sex kxerkserkserkserksee 7

2.2 Các khái nIỆm - c1 ng ret 8

2.2.1 Thay đối thiết kẾ - - - k5 5 E111 v1 1111111111111 1111 greg 8

2.2.2 Giai doan thi CONG 8

2.2.3 Thiết kế-đấu thau-thi công và thiết ké-thi công ¿+26 x+x+x+xexeeseseee 8

2.2.4 Công trình xây dung dan dụng và công nghiỆp 55555 <<sss++++++ssssss 9

2.3 Các lý thuyết, mô hình ứng dụng trong nghiên cứu 5-2 s+s+s+esescse 9

Trang 9

2.3.1 Phương pháp AHP (Analytical Hierarchy ProcessS) cccc+<<<ssss2 9

2.3.2 Lý thuyết mờ (Fuzzy THheOTFY) c3 9 5E E1 ng greg 132.3.3 Tích hợp AHP và lý thuyết ImÒ - - 6k EE#E#E+ESESEEx SE ckcv cv cvgvrererree 142.4 Cac nghiên cứu tương tự đã được công ĐỐ - + sex evekeeeeeree 15

2.4.1 Các nghién cứu trong HƯỚC - << << c5 51 133883331331199991311 1111111111111 99g 232 152.4.2 Các nghién cứu ngOải NUGC -cGG 01 100303111111999331 1111111111 kg v2 16

2.5 Kết luận HH 17CHUONG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -s2-s<ccss< 18

3.1 Giới thiệu Chương c s13 119v ng kg ng ng 183.2 _ Quy trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu, các công cụ nghiên cứu 193.2.1 Quy trinh nghién CUU 0= 193.2.2 Thu thap dit nh a Ö 203.2.3 Các công cụ nghiÊn CUU ee cccccccsesssssssssscceeeeeeeeeesesseeesssssaeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeaas 213.3 Giai đoạn 1 — Xác định môi quan hệ giữa các nguyên nhân và giữa các nhóm

0400/908110/2) 2000070787 <‹a 22

3.3.1 Thiết kế bảng khảo sat Ì - c1 E1EEE19E9E5 1 1111111 1 111g ng gerreg 22

3.3.2 Thu thập dữ liệu -. -¿- ¿+ <©k 2EE£ESEEEEE E1 111311151115 11151111 111111 TxC 24

3.3.3 Kiểm tra sự khuyết của dữ lIỆU - << << E11 1EEE 1v ve ree 253.3.4 Kiểm tra chỉ số nhất quán CÍÏ - - kk+k#E+E+E+E+ESESEEEEEkEEEkckekekekekrereeree 253.4 _ Giai đoạn 2— Xác định mức độ tác động của các nguyên nhân dẫn đến sự

thay đối thiết kế ở dự án thực tẾ «+ SStv SE EEEEgEgEErrerees 263.4.1 Thiết kế bảng khảo sat 2 - c1 E191 E119 3111111 1 1 111g ng gegreg 26

3.4.2 Thu thập dữ liệu -¿- ¿E2 SE SSE£EEEEEEEEE AE EE111111 11151115111 111e 111 Tx, 28

3.4.3 Kiểm tra sự khuyết của dữ liệu - - - - x+E+E+ESESESEExSkccv cv rereeree 283.5 KẾT luận CS TT 1 T1 1111111211 1111111 1111211111111 11211 rrreg 28CHUONG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DANH GIÁ - <5 55s: 29

4.1 Giới thiệu chương «6 SE SE E1 1511111111511 1151111511 1.111 1xC 29

4.2 Thống kê mô tả G- -kE+ESE E911 E1 11915111 111111111 grep 294.3 Xây dựng mô hình đánh giá sự thay đôi thiết kế - -¿5ss+ssx+esesese 324.3.1 Thiết lập cau trúc thứ bậc - c c x33 E191 5E E111 1 11v ng rreg 32

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 10

4.3.2 Thiết lập vecto độ ưu tiên mờ va giải MO eeeseeeeesesesesececscecesssesesevens 354.3.3 Kiểm định Kruskal - Wallis - <6 kS+EEESEESEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrkrrereee 404.3.4 Kiểm tra hệ số tương quan hạng Spearman - - + s + +x+x+k+x+xeEeeseseee 414.3.5 Mức độ tác động của các nhóm nguyên nhân dẫn đến sự thay đôi thiết kế

0191158551-7831910010 1040752002027 ỀỗÖẦ 42

4.3.6 Câu trúc thứ bậc trong đánh giá sự thay đối thiết kế - 5-5 s+ssescse 454.3.7 Tốp 10 các nguyên nhân dẫn đến sự thay đối thiết k - - - s+sscs¿ 464.4 _ KẾt luận -c- c1 12111111211 11111111111 1111111111111 1grrrre 49CHUONG 5: AP DỤNG MÔ HÌNH VÀO THỰỰC TT Ê - 5 5s se 50

5.1 GiG1 thidU CHUONG 25 ad 505.2 DựưánA Cc HH TT TT TT 1111211111121 1111111111111 c gu 505.2.1 Giới thiệu dự án -¿- + SE 12 12k 15 1 1115111111511 111511111111 111111111111 50

5.2.2 Áp dụng mô hình - - + E S199 9E SE cc S1 1111111111111 rkrkở 50

5.3 DựưánB c.Đn HE HT HH HH 0 H112 11112111 ưu 555.3.1 Giới thiệu dự án -¿-c- SE E2 E111 1 1115111111511 1111111111 11011111 11.11 T1 y6 55

5.3.2 Áp dụng mô hình - - E119 9E SE cư c1 11111111111 rkrkở 55

5.4 DựưánC L s1 HH 1E TT 1111111121111 111101111111 gu 575.4.1 Giới thiệu dự án -¿- SE SE E2 121112 1 1115112151511 111511 111111111111 11.11 11g 57

5.4.2 Áp dụng mô hình wc cccscsccecccscscssssssscscscscsesescecscecscassssvevevevsvsnsesesnsnenees 57CHƯƠNG 6: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - << << << ssesesese 606.1 KẾT luận CS 1 E1 1111111111 1111115 1111151111111 errk 606.2 Kiến nghị -L-k k1 TT H111 11 TT ng greg 63TÀI LIEU THAM IKHÁOO 5-5-5 5° 5° << 999g cs vs gx2 65LÝ LICH TRÍCH NGANG 5555 cư cư cư cư g e eeeeeeeeeeeseseee 68

PHU 00 9222 69

Trang 11

DANH MUC CAC BANG BIEUBang 3.1 — Thang đo 9 mức so sánh của phương pháp AHP - 23

Bảng 3.2 — Gan nhãn các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế 24

Bảng 4.1 — Kinh nghiệm làm việc của chuyên gia trong ngành xây dựng 30

Bảng 4.2 — Quan điểm của chuyên gia khi trả lời BCH - 5-56 s+s+esescse 30Bang 4.3 — Bang cấp dat được của chuyên gia - + cv ekeeeeeree 31Bang 4.4 — Quy mô vốn lớn nhất của dự án đã tham gia ¿2 6s+s+s+esesese 32

Bảng 4.5 — Thang đánh giá 9 mức so sánh mờ hóa của phương pháp FAHP 36

Bảng 4.6 — Giá trị trung bình, xếp hạng mức độ tác động của nhóm nguyên nhân 38Bảng 4.7 — Giá trị trung bình, xếp hạng mức độ tác động của các nguyên nhân 39Bang 4.8 — Tương quan hang Spearman của các nhóm đối tượng - 41Bảng 4.9 — Bảng tổng hợp vectơ độ ưu tiên mờ và kết quả giải mờ của các nhóm

nguyên nhân, các nguyên nhân - - << ĂĂ G5 E3 3323331111139993311 1111111111111 88g 43

Bảng 4.10 — Tốp 10 các nguyên nhân dẫn đến sự thay đối thiết kế - 46

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 12

DANH MỤC HINH

Hình 1.1 — Cau trúc luận văn - ¿556k E2 EE+E£EEEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE1E1 111 re 5

Hình 1.2 — Quy trình thực hiện nghiÊn cứu << Eeeeeesesssssss 6

Hình 2.1 — Lược đồ cau trúc Chương 2 ¿2% k+k+E#E#E#ESESESEEEEEEEkckrkekekrerreree 7Hình 2.2 — Số mờ dạng tam giác (nguOn: internet) esses - + + s + sx+x+k+x+xeeeeseseee 15Hình 3.1 — Lược đồ cau trúc Chương 3 ¿2-6 k+E+E+ESESEEkEEEkEkckckekekreeerree 18Hình 3.2 — Sơ đồ quy trình nghiên €ỨUu - ¿2s SE +E+k+E+E#EEEE+EeEeEererkrkrrerees 19Hình 3.3 — Sơ đồ quy trình thiết kế bảng khảo sắt 1 ¿2 +2 sce+s+x+eszee 22Hình 3.4 — Sơ đồ quy trình thiết kế bảng khảo sắt 2 ¿2-2 + 2 xe+x+x+Eszeei 26Hình 4.1 — Lược đồ cau trúc Chương 4 6xx k+E+E#ESESEEEEEEkckckckekekrererree 29Hình 4.2 — Biểu đồ tỉ lệ số năm kinh nghiệm làm việc của chuyên gia 30Hình 4.3 — Biéu đồ tỉ lệ quan điểm của chuyên gia khi trả lời BCH 31Hình 4.4 — Biểu đồ tỉ lệ bang cấp đạt được của chuyên gia ¿5 ssssesescse 31Hình 4.5 — Biểu đồ tỉ lệ quy mô vốn lớn nhất của dự án đã tham gia 32Hình 4.6 — Cau trúc thứ bậc trong đánh giá sự thay đổi thiết kế - - s: 34Hình 4.7 — Số mờ tam giác áp dụng trong nghiên cứu s s s+s+s+s+x+esesese 36Hình 4.8 — Phương pháp điểm trọng tâm ¿- - + se +E+k+E+ESEEEEEEEESEeEErkrkrrereee 38Hình 4.9 — Cau trúc AHP trong đánh giá su thay đồi thiết ké voces 45Hình 4.10 — Biểu đồ thé hiện trọng số của tốp 10 các nguyên nhân - 47Hình 5.1 — Đánh giá mức độ thay đổi thiết kế của CHT ở dự án A - 5]Hình 5.2 — Đánh giá mức độ thay đổi thiết kế của TVTK ở dự án A 53Hình 5.3 — Đánh giá mức độ thay đổi thiết kế ở dự án B 2 2-s+s+sscee 56Hình 5.4 — Đánh giá mức độ thay đổi thiết kế ở dự án C - 2 s-s+s+sscee 58

Trang 13

AHP : Analytical Hierarchy ProcessBQLDA : Ban quan ly du an

BCH : Bang câu hoi

CDT :Chủ dau tu

CHT : Chi huy trưởngCCS : Các cộng sựFAHP : Fuzzy Analytic Hierachy Process

NT : Nhà thầuTVTK_ : Tư van thiết kếTp.HCM: Thành phố Hỗ Chi Minh

HVTH: Phạm Võ Duy ThanhGVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 14

1.1 Giới thiệuNgành xây dựng được xem là một trong những ngành công nghiệp quan trọng

nhất của nền kinh tế (Long va ccs, 2004) [1] Trong những năm gan đây, khi đấtnước ngày cảng phát triển thì đời sống tinh thần và vật chất của người dân ngaycàng được nâng cao Cùng với sự phát triển đó, hàng loạt các công trình, các dự ánxây dựng như chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, khách sạn, khu dân cư, khuresort, nghỉ dưỡng đã và dang được xây dựng ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố

lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Da Nẵng Vi vậy, các công trình dân dụng và công

nghiệp có quy mô lớn đã và đang được đầu tư rất nhiều, hứa hẹn một triển vọng đầutư hấp dan, mang lại nhiều loi nhuận cho Chủ đầu tu Mac dù vậy, đây cũng là mộtngành tiềm ân không ít những khó khăn và thử thách đối với các Chủ đầu tư Việcxây dựng các dự án 6 ạt, đồng loạt sẽ gây ra áp lực cạnh tranh rất lớn giữa cácdoanh nghiệp đầu tư, dẫn đến tình hình thị trường xấu đi và gây ảnh hưởng tiêu cựctới thị trường bất động sản Do đó, bên cạnh việc tăng quy mô và vốn đầu tư thì cầnphải sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả Đó cũng là mục tiêu của ngành xây dựngvà của toàn xã hội để hạn chế sự lãng phí sức người, sức của trong quá trình triển

khai dự án.

Khi dự án xây dựng được thực hiện thì các bên tham gia đều quan tâm đến 3mục tiêu cơ bản: chất lượng — chi phí — tiễn độ Nhiều đề tài trong va ngoài nước đãnghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ tiễn độ làm cho chỉ phícông trình tăng lên, chất lượng công trình không đạt như dự kiến như các nghiên

cứu của Ayman H Al-Momani (2000) [2], Wu va ces (2005) [3], Hwang (2009)

[4], Thang (2003) [16] Hầu hết các nghiên cứu trước dé cập đến van dé thay đôithiết kế dẫn đến việc chậm tiến độ thi công công trình Các nguyên nhân gây ra sựthay đôi thiết kế trong giai đoạn thi công cũng đã được làm rõ trong nghiên cứu củaTín (2010) [17] Đề tài này phát triển thêm cho các nghiên cứu trước là đánh giá sựthay đối thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình

Trang 15

1.2.1 Ly do hình thành nghiên cứu

Ngành xây dựng được xem là một trong những ngành quan trọng nhất trongnên kinh tế Bên cạnh việc tăng quy mô và vốn đầu tư như đã đề cập ở trên thì vẫndé chậm trễ tiễn độ, vượt chi phí trong giai đoạn thi công đang là một van đề rấtđược quan tâm Có nhiều nguyên nhân gây tác động xấu đến dự án, trong đó sự thayđối thiết kế trong giai đoạn thi công rất thường xảy ra

Đã có những nghiên cứu về van đề thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công ở

các dự án xây dựng ở Việt Nam:

e Long Le-Hoai và ccs (2008) [5] đã nghiên cứu về chậm tiến độ và vượt chi

phí trong các dự án xây dựng có quy mô lớn ở Việt Nam.e Tap chí xây dựng (tháng 01, 2011) [18] đã có bài: Xác định các nguyên nhân

dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng công trình

Những nghiên cứu trên đã xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng lớn

đến sự thay đối thiết kế trong các dự án xây dựng ở Việt Nam Khi đã nhận diệnđược các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công mộtcách rõ ràng, thì đây chính là cơ sở để các kỹ sư quản lý dự án xây dựng các môhình đánh giá và kiểm soát các nguyên nhân này một cách chặt chẽ hơn Từ đó cóthé làm giảm nguy cơ vượt chi phí, chậm trễ tiến độ giúp nâng cao hiệu quả thực

hiện dự án.1.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:

- Làm thế nào xây dựng mô hình đánh giá mức độ thay đổi thiết kế trong giaiđoạn thi công và kiểm soát các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế?

- Làm thé nào dé thu thập dữ liệu cần thiết, xử lý và phân tích dữ liệu thu thậpđược dé đưa ra kết qua?

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 16

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:- Khảo sát, thu thập dữ liệu dé định lượng mối quan hệ giữa các nguyên nhân.- Xây dựng cau trúc AHP va ứng dung lý thuyết mờ dé xử lý, phân tích dữliệu thu thập được dé đánh giá sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công ở các dự

án xây dựng dân dụng và công nghiệp.

- Đưa ra nhận xét và kiến nghị một số giải pháp để hạn chế sự thay đổi thiếtkế trong giai đoạn thi công của dự án

- Ap dung cầu trúc AHP xây dựng được vào dự án cụ thé

13 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu có hạn, đồng thời cũng để tập trung vào vẫn đề

nghiên cứu nên phạm vi nghiên cứu như sau:- Không gian: các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại khu vựcTp.HCM và các tỉnh lân cận.

- Thời gian: các công trình xây dựng thi công từ năm 2000 đến 2011.- Đối tượng khảo sát: là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việctrong lĩnh vực xây dựng Bao gồm:

e Chủ đầu tư/ các thành viên trong BQLDA.e Tư van thiết kế / giám đốc, giám sát

e Nha thầu thi công / giám đốc điều hành, trưởng các phòng ban, chỉ

huy trưởng công trình.

Đối tượng khảo sát được lựa chọn theo một số tiêu chí nhất định như sau:

- Loại dự án đã tham gia: công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

- Số năm kinh nghiệm: trên 8 năm.Với những điều kiện như vậy, dữ liệu được thu thập phục vụ cho nghiên cứutừ các đối tượng khảo sát sẽ có tính khách quan, được đánh giá gần với thực tế và

có mức độ tin cậy cao.

Trang 17

1.4.1 Đóng góp của dé tài về mặt học thuậtNghiên cứu này góp phan đánh giá sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thicông ở các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam bằng cách ứngdụng AHP và Lý thuyết mờ Sự kết hợp ứng dụng AHP và Lý thuyết mờ trongnghiên cứu này cũng giúp cho các dé tai sau có thé tự tin áp dụng cho các dé tài liên

quan.

1.4.2 Đóng góp của dé tài về mặt thực tiễnDựa vào cấu trúc AHP thiết lập được, các bên tham gia dự án có thể dựa vàođó đánh giá, dự báo sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công đối với dự án xâydựng dân dụng và công nghiệp cụ thể Từ đó, có thể lường trước được mức độ thayđối thiết kế để giảm thiểu tôi đa sự thay đổi thiết kế giúp cho các dự án được thựchiện đúng tiến độ, chi phí và đạt chất lượng như dự kiến Mặt khác, có thé kiểm soát

được các rủi ro và có biện pháp xử lý, ứng phó thích hợp trong trường hợp công

trình phải có sự thay đổi thiết kế

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 18

Chương 1: Mở dau- Xác định vân đê cân nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu- Dong gop của nghiên cứu

- Câu trúc của Luận văn

- Quy trinh thực hiện nghiên cứu

Vv

y

Chương 2: Tổng quan- Các khái niệm, thuật ngữ, lý thuyết áp dụng trong

đoạn 2: xác định mức độ tác động của các nguyên nhân

dẫn đên đến sự thay đôi thiết kế ở dự án cụ thể

Chương 4: Xây dung mo hình đánh gia- Thông kê mo tả

- Kiêm tra sự nhât quán_|- Mo hóa và giai mo

- Kiém tra su dong thuận g1ữa các nhóm chuyên gia vềxêp hạng và mức độ ảnh hưởng đên tiên độ của cácnguyên nhân

- Mô hình đánh gia

y

Chương 5: Áp dụng mô hình vào dự án thực tế

- Ap dụng mo hình vào dự an cụ thê- Nhận xét

y

Chương 6: Kết luận và kiên nghị

- Kêt luận- Kiên nghị

Hình 1.1 — Cau trúc luận văn

Trang 19

Các mục tiêu nghiên cứuỶ šGiai đoạn 1 Giai đoạn 2

Xác định mối tương quan giữa các Đánh giá mức độ tác động của

nguyên nhân và giữa các nhóm các nguyên nhân ở một sô dự án

nguyên nhân cụ thê

'

Thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu thu thập được Phân tích dữ liệu thu thập được

trong giai đoạn 1 trong giai đoạn 2

F

Mô hình đánh giá

\

Kết luận và kiến nghị

Hình 1.2 — Quy trình thực hiện nghiên cứu

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 20

2.1 Giới thiệu chươngTrong Chương 1, ly do hình thành nghiên cứu cùng với các câu hỏi, mục tiêu

nghiên cứu, đã được xác định Chương 2 sẽ trình bày tông quan một sô nghiên

cứu trước day co liên quan đên nội dung của dé tài nghiên cửu Bên cạnh đỏ, các ly

thuyết được áp dụng và định nghĩa một số thuật ngữ trong nghiên cứu cũng được

giới thiệu.

Hình 2.1 bên dưới thé hiện lược đô cau trúc Chương 2:

yThay đôi thiết kê

¡Định nghĩa một sô thuật

_nøữ trong nghiên cứu

VvGiai đoạn thi công

CHƯƠNG 2: TONG QUAN

- Thiết ké-dau thau-thi công¡Thiết ké-thi công

yCông trình xây dựng dân dụngvà công nghiệp

y

_/Cac ly thuyết sử dụng

trong nghiên cứu

Phương pháp định lượng AHP

VvLy thuyét mo

VvTich hop AHP va ly thuyét mo

- Tổng quan các nghiên cứutương tự trước đây

Vv

Cac nguyên nhân,nhóm nguyên nhân dân đênsự thay đôi thiệt kê

yMô hình FAHP

Hình 2.1 — Lược đồ câu trúc Chương 2

Trang 21

2.2.1 Thay đối thiết kếThay đổi thiết kế là những thay đổi liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, banvẽ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt trước khi thi công công trình Hwang vàces (2009) [4] đã định nghĩa thay đổi thiết kế (design change) là kết quả dẫn đến cácsự thay đối đã được làm trong thiết kế của dự án hoặc các yêu cầu (requirement).Những thay đổi nay diễn ra trong giai đoạn công trình đang được thi công xây dựngvà đã làm thay đổi tiễn độ thi công dự kiến của công trình.

2.2.2 Giai đoạn thi công

Giai đoạn thi công là giai đoạn hình thành nên sản phẩm xây dựng đảm bảođúng như bản vẽ thiết kế với các tiêu chuẩn kỹ thuật đã dé ra Giai đoạn thi côngxây dựng có thể sau khi thiết kế đã hoàn thành (phương pháp thực hiện dự án thiếtké-dau thau-thi công) hoặc sau khi hoàn thành 1 phan của thiết kế (phương phápthực hiện dự án thiết kế-thi công)

2.2.3 Thiết ké-dau thau-thi công và thiết kế-thi cônga) Thiết ké-dau thau-thi công

Theo truyền thống, hoạt động xây dựng thực tế sẽ không bắt đầu cho đến khibản vẽ thiết kế cuối cùng được hoàn thành (Hale va ccs, 2009) [6] Đây là mộtphương thức thực hiện truyền thông có sự phân chia giữa các nhóm liên quan trongviệc thực hiện dự án: nhóm thiết kế và nhóm thi công

- _ Nhóm thiết kế gồm: kiến trúc sư, kỹ sư, các chuyên gia khác chuẩn bị thiết kế,các bản vẽ và các tải liệu hợp đồng

- - Nhóm thi công gồm: nhà thầu, thầu phụ xây dựng và nha thầu cung cấp vật tư,máy móc thiết bị cần thiết cho công trình

b) Thiết kế-thi côngThiết kế-thi công là phương thức thực hiện dự án do một nhà thầu hoặc liêndanh các nhà thầu chịu trách nhiệm theo hợp đồng cả vẻ thiết kế lẫn thi công cho

toàn bộ dự án (Hale và ccs, 2009) [6].HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 22

2.2.4 Công trình xây dung dan dụng và công nghiệpNghị định 209/2004/NĐ-CP nêu rõ khái niệm này như sau:a) Công trình dan dụng

Nhà ở gồm: nhà chung cư và nhà riêng lẻ.Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; côngtrình y té: công trình thương nghiệp, dich vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách;

nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát

thanh, phát sóng truyền hình; nha ga, bến xe; công trình thé thao các loại

b) Công trình công nghiệp

Gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng: công trình khai thác dau,khí; công trình hoá chat, hóa dau; công trình kho xăng, dau, khí hoá lỏng và tuyếnống phân phối khí, dau; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình

công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ;

công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng: côngtrình sản xuất và kho chứa vật liệu nỗ công nghiệp

2.3 Các lý thuyết, mô hình ứng dụng trong nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp AHP (Analytical Hierarchy Process)

a) Nguồn gốc phương pháp định lượng AHPAHP là một phương pháp định lượng được dé xuất bởi Saaty vào năm 1977nhăm giải quyết những vẫn dé không có cau trúc trong hoạt động kinh tế, xã hội vakhoa học quản lý Nó cung cấp một phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn đơngiản, nhưng có cơ sở lý thuyết trong việc đánh giá các phương án Nó giúp phânloại mức độ ưu tiên tương đối cho các phương án được đưa ra dựa trên một mức tỉ

lệ (1M Mahdi và K Alreshaid, 2005) [7| Mức tỉ lệ này dựa trên phán đoán của

người ra quyết định và mức độ quan trọng của các phán đoán đó, cũng như tính nhấtquán trong việc so sánh các phương án trong quá trình ra quyết định Hiện nay,phương pháp AHP có thể được ứng dụng để đánh giá và chọn lựa các phương án

Trang 23

dựa vào tỉ số sắp hạng cho mỗi phương án quyết định theo các tiêu chí được thiết

lập trước.

Theo Bevilacqua, AHP là công cụ ra quyết định linh hoạt và đủ sức mạnh đểgiải quyết những van dé phức tạp mà cần xem xét cả khía cạnh định lượng cũng nhưđịnh tính AHP giúp phân tích dé tô chức những tiêu chuẩn thành một thứ bậc gidngnhư cấu trúc cây thư mục Tiếp tục phát triển những nghiên cứu của Belton, Golden,Murahdar; Taylor đã miêu tả AHP là một phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩndựa trên phân tích sử dụng cấu trúc thứ bậc cho các vấn đề Phương pháp giúp địnhlượng các nhân tổ định tính dé lựa chọn phương án tốt nhất Trong thời gian qua, đãcó nhiều tranh luận về những ưu khuyết điểm của phương pháp AHP Waste andFreeling, suy luận ra các trọng số (weights) của các tiêu chuẩn băng phương tiệndùng một thang đo tỉ lệ Phương pháp AHP có thang đo tiêu chuẩn là từ 1+9 tươngứng với 9 cấp độ quan trong; từ nhân tổ A quan trọng băng nhân tô B đến nhân tô Avô cùng quan trọng hơn so với nhân tố B Trong khi đó, Dyer và Wendel đã nghiêncứu phương pháp AHP dựa vao biện minh lý lẽ rằng nó thiếu một co sở lý thuyếtvững chắc Tuy nhiên, nhà toán học người Mỹ đã phản hồi những lời phê bình naybằng cách hiệu chỉnh và đề nghị một mô hình AHP lý tưởng, trong đó mỗi cột củama trận ra quyết định được chia bằng tổng giá trị các số trong cột Và ngày nayphương pháp AHP đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới vào các lĩnh vực khácnhau và được xem là một phương pháp ra quyết định đáng tin cậy (trích Cường,

2010) [19]

AHP là kỹ thuật ra quyết định dựa trên phương pháp quyết định đa tiêuchuẩn (Saaty, 2008) [8] Nó xem xét sự phán đoán, kiến thức, kinh nghiệm của conngười trong quá trình ra quyết định Nghiên cứu này áp dụng mô hình AHP nhằmxây dựng một cau trúc thứ bậc phù hợp và vectơ về mức độ quan trọng AHP được

lựa chon cho nghiên cứu này bởi các lý do:

- AHP có khả năng thống nhất các nhân tố định tính và định lượng trongmột hệ thống nhất

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 24

- AHP có khả năng giải quyết những van dé trong việc ra quyết định hoặcđánh giá trong ngành xây dựng Bằng công cụ AHP, vấn dé được phân tích mộtcách logic từ những phan tử lớn (nhóm nguyên nhân) đến những phan tử nhỏ hondựa trên cơ sở xây dựng cau trúc thứ bậc phù hợp với từng dạng bài toán và tìnhhuống khác nhau.

- Kết quả tính toán của mô hình áp dụng AHP dựa trên các phán đoán củangười ra quyết định và để kiểm soát mức độ hợp lý băng cách đo mức độ nhất quán

của những phán đoán này.

- Phuong pháp AHP có thé tích hợp với phương pháp logic mờ trong việcđánh giá và ra quyết định trong những trường hợp mà điều kiện đánh giá không rõràng Đây là ưu điểm lớn để giải quyết những bai toán đánh giá, dự báo bằng cách

tích hợp các phương pháp trong những bước đánh giá khác nhau cho phù hợp với

điều kiện thực tế.b) — Ưu điểm của phương pháp định lượng AHP

Tính đồng nhất: Phương pháp AHP cung cấp một mô hình ra quyết định duynhất, dễ hiểu và rất uyên chuyển cho một khoảng rộng các vẫn đề chưa định hình

Tính đa dạng: Phương pháp AHP tổng hợp những diễn dịch và cách thức tiếpcận hệ thong trong việc giải quyết van dé

Tính độc lập: Phương pháp AHP có thể liên quan tới tính độc lập của cácnguyên nhân trong một hệ thống và không dựa trên những suy nghĩ thuần tuý

Cấu trúc thứ bậc: Phương pháp AHP phản ánh khuynh hướng tự nhiên củacon người trong việc lựa chọn những nguyên nhân của hệ thông thành những mứcđộ khác nhau và các nhóm tương đồng

Đo lường: Phương pháp AHP cung cấp một thước đo vô hình và một phươngpháp thiết lập những thứ tự ưu tiên

Tính nhất quán: Phương pháp AHP tuân theo những sự ốn định hop lý củanhững sự đánh giá được dùng trong quyết định ưu tiên

Tổng hợp: Phương pháp AHP đưa đến một ước lượng tong quát của từng mụcđích thay thế

Trang 25

Sự thỏa hiệp: Phương pháp AHP cân nhac đến sự tương quan thứ tự ưu tiêncủa các nguyên nhân trong hệ thống và cho phép mọi người lựa chọn thay thế tốtnhất trên mục tiêu của họ.

Sự đánh giá và nhất trí: Phương pháp AHP không phụ thuộc vào sự nhất trí

nhưng lại tạo nên một giải pháp chung từ những đánh giá trái ngược.

Quá trình lặp lại: Phương pháp AHP cho phép mọi người tái thiết những kháiniệm của mình về một van dé và nâng cao nhận thức cũng như khả năng đánh giá

thông qua việc lặp lại.

Cc) Các tiên dé của phương pháp AHPViệc thiết kế mô hình trên cơ sở áp dụng phương pháp AHP phải đáp ứng

được mục tiêu của việc xây dựng mô hình, đó là nhận ra được mức độ tác động của

các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công của dự áncũng như đánh giá sự thay đôi này ở mức độ nào so với kế hoạch ban đầu Từ đó,tìm ra mô hình để quản lý các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế tốt hơn.Trong đó, mô hình AHP giúp chúng ta xây dựng được cấu trúc thứ bậc cho cácnguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế và vectơ trọng số cho từng nguyên nhân,từng nhóm nguyên nhân một cách định lượng Các nguyên nhân của các vấn đềtrong nên công nghiệp xây dựng là vô số và mối liên hệ của chúng là vô cùng phứctạp Tuy nhiên theo Saaty, trong bất kỳ mô hình nào xây dựng bởi mô hình AHP,người xây dựng và sử dụng mô hình cần phải nhận dạng được mục tiêu nghiên cứuvà các vẫn đề đang phải đối mặt để đạt được mục tiêu đó Holden đã đề nghị bốngiả thiết sau, được phát biểu thành những tiên dé, giúp cho phương pháp AHP cógiá trị trong việc thiết kế mô hình ứng dụng (trích Cường, 2010) [19]

- Tiên dé 1: Đối với 2 phương án i và j thuộc tập các phương án A cho trước,nguoi ra quyết định phải đưa ra gia tri một sự so sánh cặp, gọi a; là trọng số cácphương án đối với một tiêu chuẩn nào đó trong tập hợp các tiêu chuẩn dựa trên một

thang đo tỉ lệ thuận nghịch (recipprocal ratio scale); nghĩa là: a, a VỚI moi 1, |

ji

thuộc tap A.HVTH: Pham Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 26

- Tiên dé 2: Khi so sánh bất kỳ 2 phương án i và j thuộc tập các phương án Acho trước, người ra quyết định không bao giờ được đánh giá phương án này quantrọng (hay kém quan trọng) vô hạn so với phương án kia đối với một tiêu chuẩn naođó, điều đó có nghĩa là ay # œ với mọi i, j thuộc tập A.

- Tiên đề 3: Van dé cần quyết định có thé phân tích thành một cau trúc thứ

bậc (hierarchy).

- Tiên đề 4: Tất cả các phương án cho trước và các tiêu chuẩn có tác độngảnh hưởng hay liên quan đến van dé cần ra quyết định déu phải được thé hiện trongsơ dé thứ bậc Điều này có nghĩa là sự hiểu biết của nhóm người ra quyết định cầnphải được thể hiện một cách tiêu biểu (hay loại trừ bớt) các tiêu chuẩn hay cácphương án trong sơ đồ thứ bậc

Những tiên dé này được sử dụng dé mô tả những nguyên tắc căn bản nhất củaphương pháp định lượng AHP, đó là việc tính toán và giải quyết van dé cần ra quyếtđịnh thông qua một cấu trúc thứ bậc (tiên dé 3 và 4) và việc suy luận ra ý kiến đánhgiá theo một hình thức so sánh từng cặp (tiên dé 1 va 2)

d) Nguyên tac co ban trong việc xây dung mô hình theo phương pháp AHPSaaty đã đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản bao gồm:

- Phan tích và thiết lập cau trúc thứ bậc cho các nguyên nhân của van dé cầnra quyết định (Decomposition)

- Tinh toán các độ ưu tiên (Priorization).

- Tổng hợp (Synthesis).- Do lường không nhất quan (Inconsistency).2.3.2 Lý thuyết mờ (Fuzzy Theory)

Lý thuyết mờ ra đời kế từ năm 1965 khi Lotfi Zadeh, một giáo sư về Lýthuyết hệ thống trường đại học California, Berkeley công bố bai báo dau tiên về Lýthuyết tập mờ ở Mỹ Logic mờ cùng với lý thuyết tập mờ, lý thuyết độ đo mờ sửdụng các biến ngôn ngữ va hàm thành viên với các điểm số khác nhau dé mô hìnhsự không chắc chan vốn có trong ngôn ngữ tự nhiên (trích Lam va ces, 2007) [9]

Trang 27

Lý thuyết mờ cung cấp một công cụ hữu ích để xử lý với các quyết định mà trongđó các hiện tượng là không chính xác và mơ hỗ (Lin va Chen, 2004) [10].

Thực tế các van dé xảy ra lại luôn bao hàm lượng thông tin không rõ rang,không đây đủ và không chắc chăn Hoạt động tư duy của con người phần nhiềumang tính chủ quan, định tinh, từ những thông tin mơ hồ, thiếu chính xác nhưngvẫn giải quyết hầu hết các van dé trong tự nhiên Lý thuyết mờ (trong đó có Logicmờ) ra đời phần nảo đã học được cách tư duy của con người, giải quyết được các

vân đề dựa trên sự mơ ho, thiêu chính xác của các thông tin trong thực tê.

2.3.3 Tích hop AHP và lý thuyết mờCác chuyên gia đưa ra những nhận định không thé hoàn toàn chính xác vì chủyếu dựa vào kinh nghiệm, kiến thức, cảm tính Dé phản ánh đầy đủ hơn tinh bấtđịnh này, các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu áp dụng lý thuyết mờ kết hợp vớiphương pháp định lượng AHP, được gọi là phương pháp AHP mờ FAHP có théđược xem như là một phương pháp phân tích tiên tiến được phát triển từ phươngpháp AHP truyền thống được xây dựng bởi Saaty Nghiên cứu đầu tiên về AHP mờ

được thực hiện bởi Van Laarhoven và Pedrycz, trong đó các tỉ lệ so sánh cặp được

mô tả bang các hàm thành viên tam giác (Kwong và Bai, 2002) [11].Cac bước tiếnhành phương pháp FAHP tương tự như phương pháp AHP truyền thống, chỉ khác là

thang đo đánh giá mức độ quan trọng trong quá trình so sánh cặp không phải là

những số tự nhiên từ 1 đến 9 mà là những số mờ Nghiên cứu nay sử dụng thang domờ là các số mờ dạng tam giác Các phép tính toán sẽ được thay thế bằng công thứctính toán tử mờ Tuy nhiên, quá trình tính hệ số nhất quán của dữ liệu vẫn được dựatrên ma trận so sánh cặp của thang đo phương pháp truyền thống Việc sử dụng

thang đo mo trong phương pháp FAHP da phản ánh được sự đánh giá mang tínhước lượng theo cảm tính, chưa rõ ràng của các chuyên gia trong quá trình so sánh

cặp Hình 2.2 thể hiện số mờ có dạng tam giác (trang sau)

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 28

2.4.1Cac nghiên cứu trong nước

Long Le-Hoai và ccs (2008) [5] đã phân tích thống kê các nguyên nhân gâychậm trễ và vượt chỉ phí ở các dự án xây dựng, trong đó sự thay đổi thiết kế

(đứng thứ 5) là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới dự án xâydựng.

Tín (2010) [17] phân tích thống kê các nguyên nhân và ảnh hưởng của cácnguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựngcông trình dân dụng và công nghiệp 17 nguyên nhân đã được tìm thấy và

được nhóm lại thành 5 nhóm nguyên nhân chính.

“Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi

công xây dựng công trình” trong tạp chí xây dựng (tháng 01, 2011) [18].

Cường (2010) [19] phân tích, đánh giá các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tínhhiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng của các doanhnghiệp Trong đó, nguyên nhân thay đổi thiết kế (đứng thứ 10) là một trongnhững nguyên nhân gây chậm trễ tiền độ ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.“Các yêu t6 gây chậm trễ và vượt chi phí ở các dự án dau tư xây dựng trong

giai đoạn thi công” trong tạp chí xây dựng (tháng 04, 2007) [20].

Điệp (2009) [21] phân tích, đánh giá các yếu tổ rủi ro ảnh hưởng đến sựthành công của các liên doanh (VN và nước ngoài) trong quá trình đầu tư vàxây dựng dự án Nguyên nhân thay đổi thiết kế cũng là một trong nhữngnguyên nhân gây chậm trễ tiễn độ của dự án Bằng phương pháp AHP mờ,

trọng sô của các yêu tô rủi ro được xác định.

Trang 29

2.4.2 Các nghiên cứu ngoài nướce Ayman H Al-Momani (2000) [2] đã khảo sát 5 loại dự án xây dung công

cộng, từ đó nhận diện các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ và chỉ phí củadự án, trong đó có nguyên nhân “thay đổi thiết kế”

e Wu va ccs (2005) [3] phân tích thống kê các nguyên nhân của sự thay đổithiết kế trong dự án đường cao tốc ở Dai Loan “Thay đổi thiết kế” tồn tạitrong các dự án xây dựng là thường dẫn đến vượt chỉ phí và chậm trễ tiễn độcủa dự án Quản lý sự thay đối là mau chốt trong quản lí dự án

e Kim và ccs (2008) [12] sơ lược những nghiên cứu xác định nguyên nhân làm

chậm trễ dự án xây dựng ở một số nước Đông Nam A Trong đó, nguyênnhân ảnh hưởng đến tiến độ liên quan đến Tư van/ nhà thiết kế bao gồm sựthay đôi thiết kế (Trích Yates, 1993; Thomas và ccs, 1999) đã được dé cap

tới.e M Sun và X Meng (2009) [13] phần loại các nguyên nhân và tác động thay

đối đến dự án xây dựng, trường hợp áp dụng đã cho thay phan lớn sự thayđối là phải thiết kế lại Vượt thời gian và chi phí luôn luôn là hậu quả củaviệc thiếu quan lý các sự thay đổi, hầu hết các sự thay đối xảy ra từ các vandé trong kế hoạch và thiết kế (Hsieh va ccs, 2004) Kaming va ccs (1997)nhận thay thay đối thiết kế là một trong những nguyên nhân làm chậm trễtiễn độ của dự án

® Alnuaimi Ali S và ccs (2010) [14] định nghĩa “change orders” thường là các

van dé thay đôi quy mô công việc, khối lượng vật liệu, các lỗi trong thiết kế;các thay đối thiết kế đã được làm xảy ra trong hau hết các dự án xây dựng.Từ đó làm tiến độ dự án bị chậm trễ

e Ogunlana và Olomolaiye (1989) (trích Thang, 2003) [16], trong các nguyênnhân gây chậm trễ tiến độ thi công ở các nước đang phát triển thì nguyênnhân thứ đứng thứ 2 lả: nguyên nhân do thông tin thiếu chính xác, nhữngthay đổi thường xuyên trong quá trình chỉ dẫn và thiếu tuân thủ các quy địnhràng buộc của một bộ phận chủ đầu tư và đơn vị thiết kế

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 30

2.5 Kết luậnCác nghiên cứu nêu trên đã xác định nguyên nhân thay đổi thiết kế là mộttrong những nguyên nhân thường xảy ra dẫn đến sự chậm trễ tiễn độ, vượt chỉ phí.Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong thời gian thi công xây dựngcông trình cũng đã được tim thấy Tuy nhiên, các nghiên cứu hau hết tập trung vào

nhận dạng va phân tích các nguyên nhân ở những khía cạnh khác nhau cua dự án,

chưa đi sâu để xây dựng một phương pháp định lượng, xếp hạng mức độ tác độngcủa các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế; từ đó đánh giá mức độ thay đổithiết kế ở mỗi dự án cụ thể Đề tài luận văn này sẽ phân tích sâu và xây dựng mộtcau trúc AHP đánh giá sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng côngtrình dựa vào các nguyên nhân đã được tìm thấy từ nghiên cứu trước của Tín (2010)

[17Ị.

Trang 31

CHUONG 3: PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Giới thiệu chương

Dé thực hiện bước tiếp theo của nghiên cứu, cân thiết lập một quy trìnhnghiên cứu cụ thé dé định hướng các bước cân tiên hành Hình 3.1 thê hiện lược đôcâu trúc Chương 3 Dữ liệu cân thu thập để phân tích, xây dựng mô hình đánh giásự thay đồi thiết kê có được thông qua việc sử dụng bảng khảo sát

Quy trình thu thập dữ liệu

‘trong øiai đoạn | yThu thập dữ liệu

Kiém tra chỉ sô nhat quan CI

y

VvThiét ké bang khao sat 2

Quy trình thu thập dữ liệu

‘trong giai đoạn 2

yThu thập dữ liệu

Hình 3.1 — Lược đô câu trúc Chương 3

HVTH: Pham Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 32

3.2 Quy trình nghiền cứu, thu thập dữ liệu, các công cụ nghiên cứu3.2.1 Quy trình nghiên cứu

Vân đề nghiên cứu : Doc bao, internet, tham khảo

(đánh gia sự thay đôi thiệt kê) nghiên cứu trước day,

Thu thập, phân tích dữ liệu < Phan mém Word, Excel

z Xây dựng câu trúc AHP < Phan mém Excel `| Fuzzy AHP:

Trang 33

Hình 3.2 thé hiện sơ đồ quy trình nghiên cứu Sau khi đã xác định các mụctiêu nghiên cứu ở chương 1, tiến hành xác định các nguyên nhân dẫn đến việc thaydoi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng công trình Các nguyên nhân nàyđược kế thừa từ một nghiên cứu trước đây của Tin (2010) [17]:

“Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi

công xây dựng công trình”

Trong nghiên cứu nảy, có 17 nguyên nhân thường dẫn đến sự thay đổi thiết kế

trong giai đoạn thi công công trình xây dựng dan dụng va công nghiệp đã được tìm

thấy và được nhóm lại thành 5 nguyên nhân chính Từ các nguyên nhân này, tiếnhành thiết kế bảng khảo sát 1 (bang câu hỏi AHP) để thu thập số liệu Trước khi sửdụng lay số liệu chính thức, bảng câu hỏi AHP nay đã được thử nghiệm trước

Sau khi thu thập đủ số liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành phântích số liệu, thảo luận và kiến nghị dựa trên các kết quả thu được

Sau cùng là đưa ra các kêt luận.3.2.2 Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát là một trong những phương

pháp thường được dùng cho việc nghiên cứu Bảng câu hỏi phải được thiết kế rõràng, dễ hỏi, dễ trả lời Ưu điểm của phương pháp thu thập dữ liệu thông qua bảngcâu hỏi khảo sát là được thực hiện dễ dàng đối với mọi đối tượng, làm rõ vấn đềmột cách nhanh chóng và có thể thu thập số liệu ở nhiều cơ quan, đơn vi khác nhautrong thời gian ngắn Bảng câu hỏi khảo sát là một trong những công cụ để thu thậpthông tin phản hồi từ các bên tham gia trong dự án như Chủ đầu tư, Tư vẫn và Nhàthầu Thi công về các sự thay đổi trong các dự án xây dựng công cộng (Alnuaimi AliS va ces, 2010) [14] Vì vậy, việc thiết kế bang câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất đáng kểđến kết quả nghiên cứu Bảng câu hỏi được thiết kế không tốt có thé sẽ dẫn đến kếtquả nghiên cứu bị sai lệch khác xa nhiều so với điều kiện thực tế, đôi khi gây ra mộthậu quả rất nghiêm trọng Người thực hiện nghiên cứu không nên áp đặt bất kỳ mộtý kiến nào của riêng mình cho người trả lời bảng câu hỏi, mà phải cố gang khích lệngười trả lời nói lên những nhận định của họ Bảng câu hỏi phải được thiết kế sao

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 34

cho những người trả lời có quan tâm đến va san sang chia sẻ thông tin, kết quanghiên cứu với họ để khuyến khích họ trả lời một cách tận tình và đầy đủ.

Thiết kế bảng khảo sát 1 (bảng câu hỏi AHP) theo quy trình như hình 3.3 Nộidung và các phần cần có trong bảng khảo sát được tham khảo qua các nghiên cứutrước, sách báo, internet, lay ý kiến chuyên gia và từ những người có kinh nghiệm.Phát triển bảng câu hỏi, thử nghiệm bảng câu hỏi qua việc phỏng vẫn các chuyêngia cho đến khi bảng câu hỏi được đánh giá tốt Khi bảng câu hỏi được thiết kế hoànchỉnh, tiễn hành gửi bảng khảo sát này đến 03 nhóm đối tượng chính là: Chủ dau tư/ thành viên trong ban quản lý dự án của CĐT, Tư van thiết kế / Tư van giám sát,Nhà thầu / Chỉ huy trưởng Có nhiều cách để gởi bảng câu hỏi đến đối tượng cầnkhảo sát như gởi ngẫu nhiên qua mail, trao tay và phỏng van trực tiếp Tuy nhiên, vitính chất đặc thù của bảng câu hỏi AHP nên bảng câu hỏi khảo sát đã được gởi đếncác đối tượng được chọn tham gia khảo sát băng hình thức phỏng vấn trực tiếp.Cách thức trả lời bảng khảo sát cũng được người phỏng vấn giải thích cặn kẽ trướckhi hỏi đối tượng cần khảo sát

3.2.3 Cac công cụ nghiên cứu

Với mục tiêu xây dựng mô hình đánh giá sự thay đổi thiết kế dựa trên 17nguyên nhân, các phân tích được sử dụng trong nghiên cứu gồm: kiểm tra chỉ sốnhất quán CI, kiểm định Kruskal-Wallis, kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman

- Kiém tra trị số nhất quán CI được dùng dé đánh giá chất lượng của ma trận

so sánh cặp giữa các nguyên nhân trong nhóm, giữa các nhóm nguyên nhân

với nhau Theo Saaty, gia tri chấp nhận được cua CR phải < 0,1.- Kiém định Kruskal-Wallis được dùng để kiểm tra xem có hay không sự khác

biệt đáng ké về trị trung bình của đánh giá các nguyên nhân giữa 3 nhóm đốitượng khảo sát: CDT, Tư vấn thiết kế, Nhà thầu thi công Giả thuyết Hy là cảba nhóm có phân phối giống nhau (hay không có sự khác biệt về trị trung

bình của các đánh giá giữa 3 nhóm) Mức ý nghĩa quan sát là 5%.

- Phan tích tương quan xếp hang Spearman được dùng để xác định có hay

không sự giông nhau về xép hang của các nhóm.

Trang 35

Phân mém Microsoft Excel là công cụ được dùng dé xử lý và phân tích dữ

liệu trong nghiên cứu.

3.3 Giai đoạn 1 — Xác định mỗi quan hệ giữa các nguyên nhân và giữa các

dẫn đến sự thay đôi thiétké - (Tín, 2010)

Nội dung và các thành phân cân có _

trong bảng câu hỏi AHP

Phát trién bảng khảo sát |

DatVv

Phân phôi bang khảo sát chính thức Xây dựng mô hình đánh giá

Hình 3.3 — Sơ đô quy trình thiết kế bảng khảo sát 13.3.1 Thiết kế bảng khảo sát 1

Trước tiên, việc xem xét cần thận các nghiên cứu trước đây liên quan đến détài được thực hiện với mục đích xác định các nguyên nhân dẫn đến sự thay đối thiếtkế trong giai đoạn thi công làm chậm trễ tiên độ của dự án xây dựng dân dụng vàcông nghiệp Như đã dé cập ở mục 3.2.1, nghiên cứu này kê thừa 17 nguyên nhân

đã được nhóm thành 5 nhóm nguyên nhân trong nghiên cứu trước (Tín, 2010) [17].

Một bảng câu hỏi AHP (bảng khảo sát 1) sơ bộ được phát trién từ 5 nhóm nguyên

HVTH: Pham Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 36

nhân này (phụ lục 1) Thông thường, các câu hỏi được đặt ra là: Nguyên nhân nay

có lợi hơn, thỏa mãn hơn, ảnh hưởng nhiều hơn so với các nguyên nhân khác đếnmục tiêu như thế nào? Mức độ bao nhiêu? Trả lời các câu hỏi này vô cùng quantrọng vì nó phản ánh mối quan hệ giữa các tính chất của một cấp với tính chất củacấp thứ bậc cao hơn Do đó, các chuyên gia được chọn tham gia đánh giá so sánhcặp các nguyên nhân cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và năm rõ các nguyênnhân cần được đánh giá Tiếp theo, một nhóm 3 chuyên gia đại diện cho 3 nhóm đốitượng khảo sát được mời tham gia kiểm tra bang câu hỏi thử nghiệm là những

người có kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động trong ngành xây dựng Quá trình thử

nghiệm bảng khảo sát 1 được hoàn tất sau khi đạt được sự thống nhất của cácchuyên gia về cau trúc bảng câu hỏi Bang câu hỏi cuối cùng (phụ lục 1) được hoànthành và sử dụng để phỏng vấn, khảo sát ý kiến của các đối tượng khảo sát đượcchọn Bảng câu hỏi gồm có 2 phần A và B như sau:

a) Phần A: Đánh giá mối tương quan giữa các nguyên nhân và nhóm nguyên

nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công ở các dự án xây

dựng dân dụng và công nghiệp Trong đó mức độ ảnh hưởng của cácnguyên nhân được phân chia như sau:

Bang 3.1 — Thang do 9 mức so sánh của phương pháp AHP

Mức độ ảnh hướng Giá trị sốẢnh hưởng bằng nhau |Ảnh hưởng bang nhau đến Tương đối ảnh hưởng hơn

Tương đối ảnh hưởng hơnTương đối ảnh hưởng hơn đến Ảnh hưởng hơn nhiễuẢnh hưởng hơn nhiều

Ảnh hưởng hơn nhiều đến Ảnh hưởng hơn rất nhiềuẢnh hưởng hơn rất nhiều

Ảnh hưởng hơn rất nhiều đến Tuyệt đối ảnh hưởng hơnTuyệt đối anh hưởng hon Co mA DTH NM + W LN

Trang 37

Đề thuận tiện quan sát các số liệu phân tích khi xây dựng mô hình, cácnguyên nhân (yếu tố) được gan nhãn như sau:

Bang 3.2 — Gan nhãn các nguyên nhân dẫn đến sự thay doi thiết kế

SIT MH Nhóm nguyên nhân

FL Kế hoạch của CDT và năng lực của nhà thầu thi côngFl1.1 CDT đưara thời gian thi công không thực tế

Fl1.2 CDT đưara kế hoạch tổng thé của dự án thiếu hoặc không phù hợpF1.3 Năng lực quan lý dự án/công trường chưa đáp ứng yêu cầu

F1.4 Nha thầu thiêu kinh nghiệm

F1.5 Su phức tap của dự án

Mm B&B WN —= =Il F2 Yêu cầu và quyết định của CDT6 F2.1 CDT thông tin và yêu cau trong giai đoạn thiết kế không day du, không rõ ràng7 F2.2 CDT yêu câu thay đổi, làm thêm

8 F2.3 CDT thay đổi kế hoạch tài chính cho dự án9 F2.4 CDT đưara quyết định cham

II E3 Năng lực của tư van và điều kiện dia chất10 F3.1 Bản vẽ không tốt, lỗi và không day đủII F3.2 Công tác khảo sát không day đủ trước khi thiết kế12 F3.3 Thiếu kinh nghiệm trong thiết kế

13 F3.4 Điều kiện địa chất phức tạp

IV E4 Nguyên nhân bên ngoài

14 F4.1 Cham trễ trong việc cấp phép

15 F4.2 Tác động của lạm phát và trượt giá

V Fã Nguyên nhân về kỹ thuật thi công

l6 F5.1 Kỹ thuật thi công quá phức tap

I7 F5.2 Thiếu phương pháp thi công phù hop

b) Phần B: gồm các thông tin cá nhân của người trả lời (thời gian công tác

trong ngành xây dung, vai trò, quan điểm đánh giá, bang cấp đạt được )

3.3.2 Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách gởi trực tiếp bảng khảo sátđến các đối tượng khảo sát, là các chuyên gia được chọn trước theo các điều kiệnđược nêu trong mục 1.3 Các chuyên gia chủ yếu dang làm việc tại khu vựcTp.HCM Người phỏng vấn vừa giải thích cặn kẽ nội dung vừa trực tiếp hoàn thànhphan trả lời nội dung bảng khảo sát 1 theo nhận định của các chuyên gia

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 38

Sau khoảng 4 tháng, số lượng bảng câu hỏi khảo sát phân phối đến mỗi nhómđối tượng là n> 5 Cụ thé như sau: có 8 bảng khảo sát (34.8%) được gởi đến nhómCĐT/thành viên trong BQLDA, 8 bảng khảo sát (34.8%) được gởi đến nhómTVTK/Giám sát, 7 bảng khảo sát (30,4%) được gởi đến nhóm Nhà thau/Chi huytrưởng Như vậy, tong cộng có 23 bảng khảo sat 1 được thu lại từ 23 đối tượng khảosát được mời tham gia phỏng van.

3.3.3 Kiếm tra sự khuyết của dữ liệuMặc dù người phỏng vẫn trực tiếp hoản thành các mục trả lời theo ý kiếnđánh giá của chuyên gia nhưng dé đảm bảo các phan trả lời không bị bỏ sót, tac giảluôn kiểm tra lại xem có mục nào bị bỏ sót hay không trước khi kết thúc budéi phỏng

vần.

3.3.4 Kiếm tra chỉ số nhất quan CITrong giai đoạn 1, tong cộng có 23 chuyên gia đã và đang hoạt động nhiều

năm trong ngành xây dựng được mời tham gia trả lời bảng câu hỏi Tuy nhiên, sau

khi thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát 1, tiến hành kiểm tra tỉ số nhất quán CR (phụlục 3) Có 03 bảng khảo sát trả lời không hợp lệ (CR lớn hơn nhiều so với 0,1) Ba(3) chuyên gia này đã được liên hệ lại để xác nhận lại lần nữa đánh giá của họ cóthé thay đổi dé tỉ số nhất quán đạt yêu cầu, nhưng họ vẫn giữ nguyên quan điểm nên

3 bảng khảo sát này đã bị loại.Vậy, 23 bảng khảo sát được thu lại từ 23 chuyên gia trong giai đoạn 1 chỉ có

20 bảng trả lời hợp lệ được dùng cho phân tích tiếp theo

Trang 39

3.4 Giai đoạn 2 — Xác định mức độ tác động của các nguyên nhân dẫn đến sựthay doi thiết ké ở dự án thực tê

Đọc báo, Internet, tham khảo cácnghiên cứu trước

A

Van dé nghiên cứu

Xác định các nguyên nhân _ Nghiên cứu trước đây

dẫn đến sự thay doithiétké (Tín, 2010)

Nội dung và các thành phân cân có _

trong bảng khảo sát 2

Phát trién bảng khảo sát 2 Xem xét lại

Dat

Vv

Phân phôi bang câu hỏi chính thức Áp dữ liệu vào mô hình đánh giá

và nhận xét kêt quả

Thu lại bảng câu hỏi

Hình 3.4 — Sơ đồ quy trình thiết kế bảng khảo sát 23.4.1 Thiết kế bảng khảo sát 2

Dựa vào 17 nguyên nhân thuộc 5 nhóm nguyên nhân chính, tiên hành thiết kêbảng khảo sát 2 (xem phụ lục 2) để phỏng van, khảo sát ý kiến của các đôi tượngkhảo sát đã tham gia trả lời bảng khảo sát 1 Mục đích của bảng khảo sát 2 là dé thuthập so liệu từ dự án thực té và áp dụng vào mô hình nghiên cứu

HVTH: Pham Võ Duy Thanh GVHD: TS Lé Hoai Long

Trang 40

Bảng câu hỏi gồm có 3 phan A, B và C như sau:a) Phan A: Thong tin chung

Bao gồm các thông tin về dự án như tên dự án, quy mô vốn của dự án, vai tròcủa đối tượng được khảo sát khi tham gia dự án

b) Phần B: Đánh giá mức độ tác động của các nguyên nhân đến sự thay đổi

thiết kế trong giai đoạn thi công ở dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp

Các đánh giá theo thang đo Likert năm mức độ của những người tham giađánh giá mức độ tác động của các nguyên nhân được phân chia như sau:

(1) Không tác động (không có ảnh hưởng đến tiễn độ của dự án)(2) Tác động it (tiễn độ của dự án bị ảnh hưởng it, ít có xáo trộn giữa các

công việc)

(3) Tác động vừa (tiễn độ của dự án bị ảnh hưởng vừa, nhà thầu thi công mất

thời gian thương lượng với ban quản lý dự án và có giải pháp cho sự thay

đối đó, có nhiều hơn sự xáo trộn giữa các công việc liên quan)(4) Tác động nhiều (tiễn độ của dự án bị ảnh hưởng nhiều, cần nhiều bên

tham gia vào dự án và mat nhiều thời gian cho sự thay đối phù hop)(5) Tác động rất nhiều (tiễn độ của dự án bị ảnh hưởng rất nhiều, cần nhiều

bên tham gia vào dự án và mất rất nhiều thời gian cho sự thay đổi phùhợp; có thể dẫn đến việc tạm dừng các công việc, hạng mục thi công có

liên quan)

©) Phần C: Đánh giá mức độ thay đôi thiết kế của dự án do sự tác động của các

nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công.Ở phân nảy, người trả lời sẽ đánh giá mức độ thay đổi thiết kế trong giai đoạnthi công ở một dự án cụ thể đã hoàn thành mà họ đã tham gia So sánh thời gianhoàn thành dự án theo thực tế (tiễn độ bị chậm trễ do tác động của các nguyên nhândẫn đến sự thay đổi thiết kế) với thời gian hoàn thành dự án theo kế hoạch (hồ sơ dựthầu) có được phan trăm thời gian chênh lệch Dựa vào đó, người trả lời đánh giámột cách định tính mức độ thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công dự án do sự tác

Ngày đăng: 24/09/2024, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN