Nghiên cứu hệ thống phân phối sản phẩm tại xí nghiệp gốm Chu Đậu
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 6
PHẦN I – Cơ sở lý luận cơ bản về hệ thống phân phối sản phẩmhàng hóa của một doanh nghiệp sản xuất 6
1 Lý luận cơ bản về hệ thống phân phối hàng hóa 6
1.1 Bản chất của phân phối hàng hóa 6
1.1.1 Định nghĩa về phân phối 6
1.1.2 Chức năng của phân phối 6
1.1.3 Mục tiêu của phân phối hàng hóa 7
1.2 Khái quát về hệ thống phân phối hàng hóa 7
1.2.1 Định nghĩa về hệ thống phân phối hàng hóa 7
1.2.2 Tổ chức hệ thống bán lẻ 8
1.2.3 Tổ chức hệ thống bán sỉ 10
2 Hệ thống phân phối hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân 12
2.1 Tổng quan về hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam 12
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam hiện nay 13
1 Giới thiệu chung về xí nghiệp gốm Chu Đậu 18
1.1 Khái quát về lịch sử gốm Chu Đậu 18
1.2 Khái quát về xí nghiệp gốm Chu Đậu 19
2 Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm của xí nghiệp gốm ChuĐậu 20
2.1 Đặc điểm 20
Trang 22.1.1 Đặc điểm hệ thống cung vận 20
2.1.2 Đặc điểm sản phẩm 22
2.1.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của hệ thống 23
2.2 Những khó khăn khi phát triển và hoàn thiện hệ thống 23
2.3 Kết luận và đánh giá về hệ thống phân phối sản phẩm của xí nghiệp gốm Chu Đậu 24
2.3.1 Thành tựu 24
2.3.2 Hạn chế 25
PHẦN III – Phương hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệuquả hệ thống phân phối sản phẩm của xí nghiệp gốm Chu Đậu 26
1 Mục tiêu của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối sảnphẩm của xí nghiệp gốm Chu Đậu 26
1.1 Tạo dựng một hệ thống phân phối hàng mỹ nghệ có uy tín và rộng khắp 26
1.2 Đem lại hiệu quả cho cả nhà phân phối và người tiêu dùng 26
1.3 Góp phần vào sự phát triển cả về văn hóa lẫn kinh tế của nước nhà .27
2 Phương hướng phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của xínghiệp gốm Chu Đậu 28
2.1 Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối nội địa 28
2.2 Giữ vững và mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường thế giới hiện có 28
3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối sản phẩm của xínghiệp gốm Chu Đậu 28
3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực 28
3.2 Giải pháp về vốn 29
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống phân phối đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung , đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường nội địa như hiện nay Ngày nay, hệ thống phân phối không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng mà nó còn có vai trò thúc đẩy nhu cầu quảng bá sản phẩm , thu thập thông tin khách hàng …, từ đó tạo ra động lực phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa đã là một thách thức không nhỏ thì việc mở rộng thị trường hội nhập kinh tế quốc tế còn mang nhiều khó khăn hơn khi các công ty nước ngoài với tiềm lực kinh tế tài chính, công nghệ mạnh tham gia vào thị trường.Trong bối cảnh đó , việc doanh nghiệp thiết lập một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên sức cạnh tranh cho riêng mình.
Người ta ví nếu doanh nghiệp giống như thân cây, thì hệ thống phân phối là bộ rễ nuôi sống và phát triển doanh nghiệp Điều này cho thấy việc duy trì và phát triển hệ thống phân phối sao cho hiệu quả là vấn đề cốt lõi.
Để xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thành công, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải dày công nghiên cứu tâm lý hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng để từ đó tìm ra phương án tối ưu phù hợp với doanh nghiệp.
Gốm Chu Đậu là một sản phẩm mỹ nghệ nổi tiếng có lịch sử từ thế kỉ XIII Gốm sứ Chu Đậu lần đầu được khai quật tại các di chỉ lò gốm thuộc làng Chu Đậu( xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) nên được gọi với danh từ chung là gốm Chu Đậu Từ hàng trăm năm trước, nói đến lĩnh vực gốm sứ, dân gian đã truyền khẩu: “sứ Giang Tây, gốm Chu Đậu”, đủ thấy rằng dòng gốm này đã được đánh giá rất cao trong thị trường gốm sứ trong nước và khu vực Vào thời kì hoàng kim trong lịch sử, gốm Chu Đậu đã được
Trang 4xuất khẩu đi rất nhều nơi như Thổ Nhĩ Kì, Nhật Bản, Hà Lan… Rất nhiều người đã lầm tưởng rằng gốm Chu Đậu có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi những nét vẽ làm mê hoặc lòng người, cùng những dáng vẻ tạo hình của hiện vật đậm chất Á Đông
Ngày nay, xí nghiệp gốm Chu Đậu được thành lập để hồi sinh và phát triển dòng sản phẩm cao cấp đã bị mai một này Tuy nhiên, cái tên gốm Chu Đậu chỉ là tên gọi của giới khảo cổ, nghiên cứu, chưa được phổ biến rộng rãi trong giới sưu tầm Vậy làm thế nào để đưa thương hiệu dòng gốm cao cấp này đến gần với giới sưu tầm cả trong và ngoài nước? Muốn làm được như vậy xí nghiệp gốm Chu Đậu phải chú trọng từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, đặc biệt là khâu phân phối Và ở đây, chúng ta cùng quan tâm đến hệ thống phân phối hàng hóa của xí nghiệp gốm Chu Đậu Trong những năm vừa qua, xí nghiệp đã và đang phát triển được một hệ thống bán sỉ đáng kể với nhiều quốc gia trên thế giới Song hệ thống bán lẻ lại có vẻ như chưa được chú trọng Vậy thực trạng của hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa tại xí nghiệp như thế nào? Chúng ta đều biết, để đạt được cả về mục tiêu văn hóa -tinh thần, cũng như mục tiêu kinh tế, xí nghiệp gốm Chu Đậu cần phải xây dựng cũng như phát triển một cách có hiệu quả hệ thống phân phối sản phẩm này cả trong và ngoài nước Tuy nhiên làm thế nào để xây dựng một hệ thống phân phối có hiệu quả cho một mặt hàng mỹ nghệ mới được phục hồi là một vẫn đề nan giải và thu hút sự chú ý của nhiều người quan tâm, đó cũng là lý
do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống phân phối sản phẩm tại xí nghiệpgốm Chu Đậu” để nghiên cứu.
Nội dung đề tài gồm có ba phần:
PHẦN I – Cơ sở lý luận cơ bản về hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa của một doanh nghiệp sản xuất.
PHẦN II – Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm của xí nghiệp gốm Chu Đậu.
Trang 5 PHẦN III – Phương hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối sản phẩm của xí nghiệp gốm Chu Đậu.
Trong phạm vi của đề án môn học, em xin trình bày một cách ngắn gọn ý nội dung của đề tài và những ý kiến của mình, hy vọng sẽ giúp người đọc hiểu rõ được phần nào những vấn đề của hệ thống phân phối sản phẩm tại xí nghiệp gốm Chu Đậu Tuy nhiên đề án sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến và đánh giá của thầy giáo để đề án có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6NỘI DUNG
PHẦN I – Cơ sở lý luận cơ bản về hệ thống phân phối sản phẩmhàng hóa của một doanh nghiệp sản xuất.
1 Lý luận cơ bản về hệ thống phân phối hàng hóa.1.1 Bản chất của phân phối hàng hóa.
1.1.1 Định nghĩa về phân phối.
- Theo nghĩa rộng : Phân phối là khái niệm của kinh doanh nhằm định hướng và thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua, đồng thời thực hiện việc tổ chức điều hoà, phối hợp giữa các tổ chức trung gian khác nhau đảm bảo cho hàng hoá tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường
- Theo nghĩa hẹp : Phân phối là tổng thể những hoạt động của doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng và thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm.
1.1.2 Chức năng của phân phối.
Phân phối có 2 chức năng cơ bản : Phân phối vật chất và phân phối thương mại :
- Phân phốivật chất : tức là thông thường một sản phẩm được hoàn chỉnh sau sản xuất không hoàn toàn sẵn sàng một cách trực tiếp cho người tiêu dùng về sự tách rời về không gian sử dụng và tiêu dùng, sản xuất với số lượng lớn còn tiêu dùng thì với số lượng nhỏ, do đó thông qua hoạt động phân phối mà sản phẩm vật chất sẽ được đến người tiêu dùng nhanh hơn, người tiêu dùng tiếp xúc với sản phẩm gần hơn Phân phối vật chất nhằm rút ngắn về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Phân phối thương mại : Là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân
Trang 7dân, là khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung cầu đối với từng mặt hàng, sản phẩm cụ thể Phân phối thương mại nhằm rút ngắn khoảng cách về nhận thức và giá trị của hàng hoá.
1.1.3 Mục tiêu của phân phối hàng hóa.
- Đảm bảo tất cả các khách hàng trong thị trường mục tiêu có cơ hội mua sắm sản phẩm Như đã nói ở mục tiêu chính của doanh nghiệp hay công ty là khách hàng hay lợi nhuận Trước hết muốn có lợi nhuận thì phải có doanh thu, tính chi phí ,muốn có doanh thu thì doanh số bán của công ty phải cao,nhiều nhưng muốn có tất cả các điều đó thì mục tiêu trước mắt là phải có nhiều chi nhánh ,đại lý bán hàng tại mọi thị trường, phải có đội ngũ bán hàng có trình độ và phải đào tạo kỹ để đảm bảo được yêu cầu của khách hàng, đảm bảo được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng mục tiêu.
- Quan hệ đối tác liên hệ giữa các thành viên trong kênh: Một công ty, một doanh nghiệp có thể có nhiều chi nhánh mà thông qua các chi nhánh với nhau để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong kênh , mọi thành viên trong kênh phân phối phải có mối quan hệ với nhau.
1.2 Khái quát về hệ thống phân phối hàng hóa.
1.2.1 Định nghĩa về hệ thống phân phối hàng hóa.
Hệ thống phân phối hàng hóa là một tập hợp các tổ chức tham gia và hoạt động phân phối hàng hóa Các tổ chức này tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất, luôn vận động và phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng về số lượng, không gian, thời gian và chất lượng của hàng hóa.
Trang 81.2.2 Tổ chức hệ thống bán lẻ.
Bán lẻ là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng để họ sử dụng cho bản thân chứ không phải để kinh doanh.
Bán lẻ là một ngành quan trọng So với các cơ sở sản xuất và bán sỉ, họ đông gấp 7 lần và là nguồn cung cấp việc làm rất lớn Các nhà bán lẻ ở Mỹ đạt doanh số tới hàng ngàn tỉ đô la Mười hãng, bán lẻ hàng đầu đã đạt doanh số từ 8 tỷ đến 40 tỷ đô la hàng năm Các hình thức bán lẻ rất phong phú và đa
Theo mặt hàng kinh doanh, có các loại: - Cửa hàng chuyên doanh.
- Cửa hàng bách hóa.
- Các siêu thị và đại siêu thị.
- Các cửa hàng thực phẩm tiện dụng Theo giá bán, người ta phân biệt.
- Cửa hàng chiết khấu Các cửa hàng này bán hàng đạt tiêu chuẩn với giá thấp Họ chấp nhận mức lời thấp nhưng khối lượng bán ra lớn.
- Cửa hàng kho (bán số lượng lớn với giá hạ) Bán lẻ không dùng cửa hiệu, gồm có:
- Bán qua bưu điện - Bán qua catalog - Bán qua điện thoại.
- Bán hàng bằng máy bán hàng tự động - Bán lẻ tận nhà.
Trang 9 Cửa hàng chuỗi (Chain Store)
Cửa hàng chuỗi là một trong số những phát triển quan trọng nhất của hoạt động bán lẻ của thế kỷ này Đó là cửa hàng có hai hay nhiều hiệu bán lẻ cùng chung một sở hữu và kiểm soát bán những mặt hàng giống y như nhau, việc mua bán có tính chất tập quyền và có thể có kiểu kiến trúc cửa hiệu y hệt nhau Chuỗi công ty có cùng chung sở hữu và kiểm soát, có kiến trúc với phong cách đồng nhất để làm nổi bật mỗi cửa hàng đơn vị và giúp khách hàng dễ nhận ra hơn Chuỗi công ty có lợi thế hơn các cửa hàng độc lập nhờ khả năng có thể bán giá hạ và tiêu thụ được khối lượng lớn hàng hóa.
Hợp tác xã tiêu thụ.
Là tổ chức bán lẻ của chính khách hàng Những người cư trú chung trong một cộng đồng có thể lập một hợp tác xã tiêu thụ khi họ cảm thấy những hiệu bán lẻ ở địa phương lời quá cao hoặc cung cấp hàng kém phẩm chất hay mặt hàng nghèo nàn Những người dân này góp tiền lại để mở ra cửa hàng riêng của họ và biểu quyết về mọi đường lối hoạt động cũng như chọn lựa các quản trị viên Cửa hàng có thể bán giá thấp hơn hoặc bán giá như bình thường và chia lời cho các xã viên dựa trên mức mua hàng của họ.
Tổ chức độc quyền kinh tiêu.
Một tổ chức độc quyền kinh tiêu là một sự liên kết theo hợp đồng giữa bên ký phát đặc quyền (Franchiser) và bên được nhượng đặc quyền (Franchisees) - Những thương gia độc lập muốn mua quyền sở hữu và quyền kinh doanh một hoặc nhiều đơn vị thuộc hệ thống đặc quyền.
Người ký phát độc quyền kinh tiêu sẽ nhận được nhiều khoản lợi như: phí gia nhập, tiền bản quyền tính theo doanh số, lệ phí cho thuê trang thiết bị được chia một phần lớn Ví dụ: Hãng Mc Donald thu lệ phí gia nhập 150.000 đô la cho mỗi người được nhượng đặc quyền; lệ phí bản quyền là 3%, lệ phí thuế mướn trang thiết bị là 8,5% doanh số của người mua đặc quyền Công ty
Trang 10còn buộc họ phải tới học ở Hamburger University trong 3 tuần lễ để biết cách kinh doanh ra sao.
1.2.3 Tổ chức hệ thống bán sỉ.
Bán sỉ bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng hóa và dịch vụ cho người mua và để bán lại hoặc để kinh doanh ác nhà bán sỉ, giao dịch chủ yếu đối với khách hàng buôn bán hơn là khách tiêu dùng trực tiếp Họ chủ yếu mua hàng từ nhà sản xuất, bán cho người bán lẻ, cho các cơ sở kỹ nghệ và các nhà bán sỉ khác.
Nhà bán sỉ thực hiện nhiều chức năng bao gồm việc bán hàng và quảng cáo, mua hàng và làm công việc phân phối, bốc dỡ hàng với khối lượng lớn, tồn kho, chuyên chở, tài trợ, chấp nhận rủi ro, cung ứng tin tức thị trường, cung cấp các dịch vụ về quản trị và làm tư vấn Giới bán sỉ thường được phân phối thành bốn nhóm:
Nhà bán sỉ thương nghiệp
Nắm quyền sở hữu hàng hóa Nhóm này gồm các nhà bán sỉ phục vụ toàn phần (thương nhân bán sỉ, nhà phân phối - kinh tiêu kỹ nghệ) và các nhà bán sỉ phục vụ giới hạn (bán sỉ tiền mặt tự chở, nhà bán sỉ bỏ mối trung gian trực tiếp giao hàng, nhà bán sỉ ký gởi và bán sỉ theo đơn đặt hàng).
Các nhà môi giới và đại lý
Họ không sở hữu hàng hóa và chỉ thực hiện chức năng môi giới tạo thuận lợi cho việc mua và bán, qua đó họ được hưởng hoa hồng từ 2 - 6% trên giá bán Điển hình của giới này là các nhà môi giới thực phẩm, địa ốc, bảo hiểm và chứng khoán Các đại lý thường có nhiều dạng: đại lý của nhà sản xuất (đại lý bán sỉ), các đại lý tiêu thụ, đại lý thu mua và nhà buôn ăn hoa hồng.
Chi nhánh và văn phòng của nhà sản xuất
Văn phòng giao dịch và chi nhánh bán hàng của nhà sản xuất được thành lập để thực hiện các công việc bán hàng, quảng cáo và kiểm tra hàng
Trang 11tồn kho Những chi nhánh bán hàng này thường có trữ hàng và thường hoạt động trong nhiều ngành trang thiết bị, phụ tùng xe hơi, tạp hóa, hàng khô.
Các nhà bán sỉ tạp loại
Gồm các nhà bán sỉ kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau kể cả các đại lý đầu mối xăng dầu, bán và giao hàng đến tận từng cây xăng, các công ty đấu giá…
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, các nhà bán sỉ tiến bộ đang thích ứng các hoạt động, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng và tìm kiếm những phương pháp giảm chi phí của việc giao dịch.
Tổ chức lực lượng bán hàng
Công việc tổ chức và quản trị nhân viên bán hàng là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra những hoạt động bán hàng Nó bao gồm việc thiết lập mục tiêu, chiến lược cho nhân viên bán hàng, tuyển dụng, chọn lựa, huấn luyện, giám sát và đánh giá những đại diện bán hàng của công ty.
Nhân viên bán hàng phải thăm dò, tìm kiếm và vun trồng các khách hàng mới Họ phải truyền đạt khéo léo những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty Nhân viên bán hàng phải biết nghệ thuật bán hàng bao gồm: tiếp cận, giới thiệu trả lời những cự tuyệt và kết thúc việc bán Họ cũng cung cấp dịch vụ cho khách hàng - cố vấn, trợ giúp kỹ thuật, thu xếp việc, tài trợ và giao hàng Nhân viên bán hàng còn phải làm công việc điều nghiên và tình báo về thị trường và làm những báo cáo về giao dịch Họ cũng tiến hành điều phối hàng hóa khan hiếm trong thời kỳ sản xuất thiếu.
Nhân viên bán hàng nên dành 80% thời gian cho khách hàng hiện tại và 20% cho khách hàng tương lai và dành 85% cho những sản phẩm đã ổn định 15% cho những sản phẩm mới Nhân viên bán hàng phải biết cách tạo thỏa mãn cho khách và tạo lợi nhuận cho công ty Họ phải biết cách phân tích dữ liệu về tiêu thụ, đo lường tiềm năng thị trường thu nhặt tin tức thị trường và triển khai những chiến lược cùng kế hoạch marketing.
Trang 12Cốt tủy của một hoạt động bán hàng thành công là phải có một đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi Phải biết tuyển chọn họ Họ phải là người có thói quen theo đuổi, luôn luôn có nhu cầu phải chiến thắng và tác động được đến người khác Đó cũng là những người dám nhận rủi ro để đạt được mục đích, biết gắn bó chặt chẽ mình với khách hàng Họ coi trọng lợi ích của khách hàng, xem mình là bạn, là đồng đội với khách hàng hơn là đối thủ.
Các nhân viên bán hàng cần được đào tạo, huấn luyện một cách cẩn thận và có hệ thống Họ cần biết thăm dò, đánh giá, tiếp cận với khách hàng, biết cách trình bày giới thiệu hàng hóa, biết cách xử lý tình huống Người bán hàng cần được huấn luyện kỹ về kỹ năng thương thảo, cách kết thúc một thương vụ, biết cách hướng dẫn sử dụng, lắp đặt và thực hiện hoàn hảo các dịch vụ cho khách hàng.
Nhân viên bán hàng cần được giám sát, khuyến khích và động viên liên tục để nâng cao hiệu quả hoạt động của họ Người bán hàng càng được động viên kích thích tốt thì càng tận tụy với công việc và kết quả càng tốt hơn – khi đó họ có thể được thưởng nhiều hơn, do đó vui lòng hơn và lại càng hăng hái, cố gắng hơn.
2 Hệ thống phân phối hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân.2.1 Tổng quan về hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, các cửa hàng bán lẻ luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân phối hàng hóa Doanh số của loại bán hàng này đóng góp một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và tăng nhanh trong những năm vữa qua, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO Ở nước ta, từ khi hàng hóa được sản xuất ra đến khi giao nhận tại các cửa hàng bán lẻ tồn tại nhiều cấp trung gian, nhiều hơn so với các nước đang phát triển khác.
Sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực bán lẻ nói riêng Tuy là một thị trường quy mô nhỏ nhưng lại có
Trang 13tốc độ phát triển nhanh, tiềm năng lớn, chính trị ổn định, cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài Đến hết năm 2009, Việt Nam có 446 siêu thị (tăng 62 siêu thị so với năm 2008) trong đó doanh nghiệp FDI có 21 siêu thị, doanh nghiệp trong nước có 425 siêu thị (Doanh thu FDI bán lẻ chỉ chiếm 4-5% doanh thu bản lẻ toàn quốc) Nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu của nước ngoài như Metro Cash & Carry (Đức), Big C của Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Diamond Plaza (Hàn Quốc), Lotte (Hàn Quốc)… đã có mặt ở nước ta Mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam liên tục tăng cao qua các thời kỳ: 1996-2000: 10,75%/năm, 2001-2005: 18,3%, 2006-2008: 25% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội 6 tháng đầu năm 2010 đạt 747,4 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009 Đồng thời, Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI) Theo A.T Kearney (hãng tư vấn Mỹ), năm 2007 Việt Nam xếp thứ 4/7 nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, năm 2008 vượt lên đứng đầu.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phân phối, chính phủ Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh ngành dịch vụ phân phối, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện theo đúng cam kết gia nhập WTO.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Namhiện nay.
2.2.1 Yếu tố luật pháp.
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, thay đổi về chính trị và luật pháp có thể gây ảnh hưởng theo chiều hướng có lợi hoặc có hại cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có việc xây dựng và
Trang 14phát triển hệ thống phân phối hợp lý và hợp luật Vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu Có thể phân tích và đánh giá mức độ tác động bao gồm :
- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại gia - Sự cân bằng các chính sách của Nhà nước
- Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ
- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế.
- Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng - Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành chúng.
2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội.
Yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm cả hoạt động phân phối hàng hóa Các yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hoá Đối với các doanh nghiệp thương mại phải luôn năng động trong hoạt động kinh doanh của mình, thích ứng ngay với các tác động kinh tế.
Các yếu tố kinh tế bao gồm : - Sự tăng trưởng kinh tế
- Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối - Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư - Lạm phát, thất nghiệp
- Sự phát triển ngoại thương - Các chính sách tiền tệ, tín dụng.
Trang 15Làm thế nào để tận dụng được những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu và dự đoán những biến động của yếu tố kinh tế.
Yếu tố xã hội:
Yếu tố văn hoá xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người, qua đó có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng và ảnh hưởng tới việc phân phối hàng hóa của doanh nghiệp.
Yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanh và phân phối cho phù hợp.
Các yếu tố văn hoá xã hội bao gồm : - Dân số và xu hướng vận động
- Các hộ gia đình và xu hướng vận động - Sự di chuyển của dân cư.
- Thu nhập của dân cư và xu hướng vận động ; phân bổ thu nhập giữa các nhóm người và các vùng địa lý.
- Việc làm và vấn đề phát triển việc làm - Dân tộc và đặc điểm tâm sinh lý.
2.2.3 Đặc điểm địa lý.
Doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm cả hoạt động phân phối cần lưu ý đến các mối đe doạ và tìm cơ hội phối hợp với các khuynh hướng của môi trường tự nhiên.
- Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô gồm các nguyên liệu vô tận, nguyên liệu tái sinh và nguyên liệu không thể tái sinh được
- Sự gia tăng chi phí năng lượng
Trang 16- Mức tăng ô nhiễm buộc các doanh nghiệp tìm kiếm cách thay thế để sản xuất và đóng gói sản phẩm không tác hại đến môi trường
- Sự thay đổi của nhà nước trong bảo vệ môi trường
- Trình độ hiện tại của cơ sở hạ tầng sản xuất : đường xá giao thông, thông tin liên lạc
Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực, hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hoá, phân phối hàng hóa Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối
2.2.4 Yếu tố khách hàng.
Khách hàng là cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong được thoả mãn Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trong kinh doanh quyền lực của khách hàng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Nhóm khách hàng tập trung mua sản phẩm của doanh nghiệp với khối lượng lớn trong khối lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp
- Những sản phẩm, hàng hoá mà khách hàng mua của doanh nghiệp chiếm tỉ lệ quan trọng trong các chi phí hoặc trong số hàng hoá phải mua của khách hàng
- Những sản phẩm mà khách hàng mua là đúng theo tiêu chuẩn phổ biến không có gì khác biệt Lúc này khách hàng dễ tìm được người cung ứng cho mình.