Phương hướng phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của xí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phân phối sản phẩm tại xí nghiệp gốm Chu Đậu.DOC (Trang 29 - 33)

gốm Chu Đậu.

2.1. Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối nội địa.

Với gần 86 triệu dân, Việt Nam được xem là thị trường bán lẻ tiềm năng. Năm 2009, thị trường bán lẻ nội địa có những khởi sắc mới, hướng nhiều hơn về người tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Hội nhập và phát triển thị trường bán lẻ hiện đại tuy được xem là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Việc cần làm lúc này là,hệ thống bán lẻ của xí nghiệp cần được nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh; ưu tiên chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, liên kết phân phối hàng hóa nội địa...; nâng cao trình độ quản lý, trang bị công nghệ hiện đại, đặc biệt phải nắm bắt xu hướng phát triển thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

2.2. Giữ vững và mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường thế giới hiện có. thế giới hiện có.

Hiện nay, xí nghiệp chủ yếu phát triển hệ thống ban sỉ ở nước ngoài. Xí nghiệp đã xuất khẩu sang rất nhiều nước trên thế giới và nhiều nhất là; Nhật Bản, Tây Ban Nha, Nga và Đức. Từ khi thành lập đến nay, xí nghiệp đã xuất khẩu khoảng hơn 20 lô hàng với giá trị lớn sang các nước trên. Thị trường chủ yếu hiện tại của xí nghiệp là trị trường quốc tế và chủ yếu là 52 nước đang có quan hệ với nước ta.

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối sản phẩm của xí nghiệp gốm Chu Đậu.

3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực.

Tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đồng đều.

- Chọn đúng người :Điều đầu tiên cần lưu ý là phải chọn đúng người có khả năng hoàn thành một nhiệm vụ vượt quá năng lực của mình.

- Khuyến khích đúng cách: Thực tế cho thấy có một số người cần được đốc thúc, một số khác lại không đủ khả năng hay không muốn đương đầu với các nhiệm vụ mới lạ.

- Đào tạo nhân lực: Xí nghiệp rất nên đầu tư vào các chương trình kỹ năng và phát triển cá nhân. Cá nhân qua đào tạo sẽ được tiếp động lực, làm việc có hiệu quả và năng suất cao hơn trong công việc.

3.2. Giải pháp về vốn.

Vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô từ sản xuất cho đến phân phối và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, do đó khả năng tiếp cận vốn có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Đối với xí nghiệp gốm Chu Đậu, với số vốn

Doanh nghiệp có nhiều cách để tiếp cận với nguồn vốn cần thiết, trong đó có hai cách chính là tiếp cận nguồn vốn cho vay của ngân hàng hoặc có thể tự huy động vốn.

Xí nghiệp có thể tự huy động nguồn vốn thông qua các hình thức sau: - Thứ nhất, xí nghiệp có thể phát hành trái phiếu DN. Kênh huy động vốn này không chỉ giúp xí nghiệp gốm Chu Đậu nói riêng và toàn bộ các doanh nghiệp thương mại nói chung có vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước, giảm bớt gánh nặng cho vay vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng, góp phần hạn chế rủi ro tiềm tàng của hệ thống tài chính.

- Thứ hai, xí nghiệp có thể huy động vốn của cán bộ công nhân viên. - Thứ ba, xí nghiệp có thể huy động vốn từ khách hàng.

- Thứ tư, liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nước.

Đồng thời, xí nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho xí nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp xí nghiệp có uy tín huy động vốn tài trợ dễ dàng. Khả năng thanh toán cao thì xí nghiệp mới hạn chế những rủi ro và mới phát

triển được. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp xí nghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Khi xí nghiệp làm ăn có lãi thì tác động tích cực không chỉ đóng góp đầy đủ vào ngân sấch nhà nước mà cải thiện việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo điều kiện giúp xí nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, cạnh tranh để tồn tại. Khi xí nghiệp làm ăn hiệu quả, xí nghiệp mở rộng quy mô,mở rộng và nâng cấp hệ thống phân phối, đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng tay nghề cao, ....

KẾT LUẬN

Một trong những nội dung mục tiêu chính mà Xí nghiệp đặt ra để xí nghiệp có thể đứng vững trên thị trường và thực hiện tốt việc hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm là“Tạo dựng một hệ thống phân phối hàng mỹ nghệ có uy tín và rộng khắp". Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi xí nghiệp phải nỗ lực và linh hoạt trong việc nhanh chóng tiếp cận thì trường, tổ chức và hoàn thiện mạng lưới phân phối của mình. Nhưng mục tiêu cuối cùng của xí nghiệp cần đạt được không chỉ dừng lại ở mức duy trì thị phần hiện tại mà cần phải mở rộng mạng lưới kinh doanh hơn nữa ở các thị trường mục tiêu để gia tăng thị phần bằng việc thực hhiện đối tác đầu từ, liên doanh liên kết tạo sự uy tín cho người tiêu dùng khi sử dụng sẩn phẩm của xí nghiệp.

Với nội dung đã trình bày trong đề án "Nghiên cứu hệ thống phân phối sản phẩm hàng hoá của xí nghiệp gốm Chu Đậu" đã đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại xí nghiệp.

Do khả năng tư duy cũng như thời gian hạn chế nên đề tài này không giải quyết được tất cả các vấn đề một cách chi tiết và xác thực hơn cũng như không tranh khỏi sơ xuất. Rất mong sự hướng dẫn thêm của các thầy cô.Để đề tài được hoàn thiện hơn và áp dụng vào trong thực tiễn.

Đề tài này hjoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình chu đáo của thầy PGS.TS Nguyễn Xuân Quang. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 19 – 10 – 2010. Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình “Thương mại doanh nghiệp” chủ biên PGS.TS Đặng Đình Đào.

- Giáo trình “Kinh tế thương mại” chủ biên GS.TS Đặng Đình Đào và GS.TS Hoàng Đức Thân.

- Giáo trình “Marketing thương mại” chủ biên PGS.TS Phạm Xuân Quang.

- Sách “Phát Triển Hệ Thống phân Phối Hàng Hoá Ở Việt Nam Trong Bối Cảnh Kinh Tế Quốc Tế” tác giả Bộ Thương Mại.

- Các tài liệu được cập nhật trên các trang Web: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://www.vietnamnet.vn/http://www.kinhtehoc.com/http://chudauceramic.vn/http://www.marketingchienluoc.com/http://www.haprogroup.vn/http://vietbao.vn/www.baothuongmai .com.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phân phối sản phẩm tại xí nghiệp gốm Chu Đậu.DOC (Trang 29 - 33)