NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ Khoá Năm trúng tuyển: 2011 1- TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích khả thi dự án xây dựng nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp Huy Hoàng 2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN: P
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này nhằm giới thiệu một số khái niệm về sản phẩm và công nghệ liên quan đến dự án nhằm giúp người đọc có cái nhìn khái quát chung về dự án sẽ được phân tích Ngoài ra, chương này còn trình bày các bước trong chu trình phát triển dự án, mô hình nghiên cứu và các quan điểm phân tích khác nhau đứng từ nhiều góc độ
Cuối cùng, chương này sẽ giới thiệu một số phương pháp dùng để phân tích tài chính dự án
2.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ
Sản phẩm của dự án là gạch bê tông khí chưng áp Đó chỉ là một trong rất nhiều loại vật liệu xây đang được sản xuất và lưu thông trên thị trường Mỗi loại gạch xây đều có ưu và khuyết điểm riêng Chúng đều có những tiêu chuẩn riêng do các cơ quan hữu quan ban hành
Là một loại vật liệu xây dựng được làm từ thành phần chính là đất sét Đất sét sau khi được ngâm ủ và sơ chế (gồm tiếp liệu, tách đá, nghiền thô và nghiền tinh) được nhào trộn với than cám đá để tăng độ dẻo Sau đó, đất sét được đưa vào khuôn đúc để cho ra những viên gạch đã được tạo hình, gọi là gạch mộc Gạch mộc được đem phơi rồi cho vào lò nung Sau khi nung, gạch sẽ đạt được độ rắn và có màu đỏ đặc trưng Đây là loại vật liệu xây dựng được ra đời từ hàng ngàn năm trước và vẫn còn được sử dụng rộng rãi hiện nay tại Việt Nam
Là loại gạch sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn để đạt các chỉ số về cơ học (cường độ nén, độ uốn, độ hút nước,…) mà không cần qua bước nung sản phẩm Độ bền của gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng Đây là loại vật liệu có lịch sử ngắn hơn rất nhiều so với gạch nung Nó được ra đời khoảng 100 năm trở lại đây, tuy
6 nhiên nó đã được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển và thay thế dần gạch nung Tại Việt Nam những năm gần đây mới có xu hướng sử dụng loại gạch này, tuy nhiên tỷ lệ vẫn còn rất thấp so với gạch nung
Có nhiều loại gạch không nung, tuy nhiên nổi lên trong đó là 3 dòng sản phẩm chính:
Gạch xi măng cốt liệu được cấu thành từ xi măng cùng các cốt liệu như đá mạt, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, Loại gạch này sở hữu độ bền chịu lực cao, thường trên 80kg/cm² Ngoài ra, trọng lượng của gạch xi măng cốt liệu cũng đáng kể, thường vượt mức 1900kg/m³ đối với dòng gạch đặc.
Đá bọt hay bê tông nhẹ có bọt khí (Cellular Lightweight Concrete - CLC) là loại vật liệu có trọng lượng siêu nhẹ nhờ nguyên lý đưa bọt khí vào bên trong Những bọt khí này được tạo ra và sau đó trộn vào hỗn hợp xi măng cát Sau đó, hỗn hợp này lại được đưa vào khuôn để định hình.
Sau đó sản phẩm được để khô (như xử lý với xi măng thông thường) là có thể sử dụng
- Gạch bê tông khí chưng áp: còn gọi là bê tông khí chưng áp, tên tiếng Anh là
Bê tông khí chưng áp (AAC) được sản xuất bằng cách đưa khí vào vật liệu tương tự như gạch bê tông bọt Điểm khác biệt là AAC sử dụng bột nhôm làm chất tạo khí và hàm lượng xi măng thấp hơn Thành phần bao gồm cát hoặc tro bay trộn với xi măng và vôi Do hàm lượng xi măng thấp, AAC cần được dưỡng bằng hơi nước ở áp suất cao trong nồi hấp để phản ứng hóa học diễn ra, tạo ra sản phẩm ổn định về tính chất vật lý và hóa học Bê tông khí chưng áp chứa các bong bóng khí nhỏ tách biệt, mang lại khả năng cách âm, cách nhiệt hiệu quả.
2.1.3 So sánh giữa gạch nung và gạch không nung
Gạch không nung có nhiều ưu điểm hơn so với gạch nung:
- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất, giúp giảm tàn phá diện tích đất nông nghiệp
- Không dùng nhiên liệu như than, củi để đốt, giúp tiết kiệm nhiên liệu và ít gây ô nhiễm môi trường
- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt, chống thấm và chống nước tốt
- Có thể tạo hình sản phẩm một cách đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều kích thước thích ứng cao trong xây dựng
- Có thể đầu tư sản xuất với nhiều quy mô khác nhau một cách linh hoạt
Tuy nhiên, gạch không nung lại có một số nhược điểm nhất định so với gạch nung:
- Nhiều loại gạch phải dùng loại vữa phù hợp để xây và tô
- Chưa được thị trường chấp nhận rộng rãi Các chủ công trình, các nhà thầu vẫn có tâm lý ngại sử dụng loại vật liệu mới
2.1.4 Các tiêu chuẩn về gạch Đơn vị tính của gạch nung là viên Có rất nhiều loại gạch nung với nhiều kích thước và tên gọi khác nhau: gạch 6 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 2 lỗ, gạch đặc, gạch thẻ,… Hiện nay tại Việt Nam có tiêu chuẩn TCVN 1450:2009 đối với gạch nung rỗng và TCVN 1451:2009 đối với gạch nung đặc Mỗi tiêu chuẩn nêu trên cũng quy định nhiều kích thước khác nhau Để tiện tính toán và thống kê, người ta thường chọn viên gạch tiêu chuẩn có kích thước là 220 mm * 105 mm * 60 mm Các viên gạch có kích thước khác nhau đều được quy về tiêu chuẩn này và được gọi là viên gạch quy tiêu chuẩn (QTC) Đơn vị tính của gạch không nung thường là m 3 Đôi khi cũng được tính bằng đơn vị viên nhưng không phổ biến Đối với gạch AAC, Việt Nam có tiêu chuẩn TCVN 7959:2008 Một m 3 gạch không nung tương đương với 630 viên gạch QTC (Lê Văn Tới, 2012)
Trên đây đã giới thiệu sơ lược các đặc tính và tiêu chẩn của các sản phẩm liên quan đến dự án Các phần tiếp theo sẽ trình bày những vấn đề khi tiến hành phân tích một dự án
2.2 CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỘT DỰ ÁN
Chu trình phát triển dự án thường trải qua 3 bước như sau: chuẩn bị đầu tư, đầu tư và vận hành
Từ những thông tin vĩ mô, về chính sách, về thị trường,… nhà đầu tư sẽ nhận diện ra được các cơ hội đầu tư Tiếp đến các thông tin chi tiết về pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính,… sẽ được thu thập nhằm phục vụ đánh giá tiền khả thi các cơ hội đầu tư Nghiên cứu tiền khả thi này nhằm xem xét các khía cạnh của dự án về mặt tài chính, kinh tế, xã hội và các biến yếu tố ảnh hưởng đến dự án Đồng thời nghiên cứu ở giai đoạn này còn giúp nhận diện được các yếu tố rủi ro có thể có liên quan đến dự án Sau nghiên cứu tiền khả khi là nghiên cứu khả thi với việc xác định thêm nhiều biến số của dự án và phân tích các yếu tố rủi ro nhiều hơn nữa Kết quả của bước chuẩn bị đầu tư này là quyết định chấp thuận dự án hay không Nếu được chấp thuận, dự án sẽ chuyển sang giai đoạn đầu tư
Giai đoạn đầu tư của dự án bao gồm các hoạt động chính như mua sắm trang thiết bị, xây lắp, giám sát thi công và chất lượng công trình, cũng như tuyển dụng và đào tạo nhân viên Những nhiệm vụ này cần được hoàn thành trước khi dự án có thể chuyển sang giai đoạn vận hành, đảm bảo rằng cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực đã sẵn sàng để triển khai hoạt động hiệu quả.
2.2.3 Vận hành Ở giai đoạn này, việc đầu tiên phải làm là nhận chuyển giao từ đối tác lắp đặt dây chuyền và đối tác xây dựng để có thể vận hành, sử dụng nguồn lực và tài sản một cách hợp lý nhất Một việc quan trọng không kém trong giai đoạn này là việc thu thập thông tin, đánh giá và so sánh để tìm ra những điểm khác biệt so với dự tính ban đầu của dự án Việc này giúp cho nhà quản lý có những đối sách kịp thời để vận hành trơn tru và tích luỹ những kinh nghiệm thực tế giúp cho doanh nghiệp có những dự báo, thẩm định chính xác hơn cho những dự án sau này
Mô hình nghiên cứu được áp dụng trong đề tài được trình bày chi tiết như Hình 2.1 dưới đây
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu trong phân tích dự án
Có thể chia các phân tích này thành hai nhóm: phân tích thông số ban đầu và phân tích chuyên sâu
2.3.1 Phân tích thông số ban đầu
Nhằm xác định đầu ra và các yếu tố liên quan đến đầu ra của dự án, các phân tích sau sẽ được thực hiện trước tiên, bao gồm:
- Phân tích thị trường: nhằm xác định cung cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ mà dự án cung cấp Tuỳ vào mục tiêu mà ta cần nghiên cứu nhiều thị trường khác nhau như thị trường quốc tế, thị trường quốc gia, thị trường vùng miền và thị trường địa phương Một điều quan trọng không được bỏ qua là lượng khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ của chính doanh nghiệp bởi đây là nguồn khách hàng tiềm năng của dự án Từ thông tin thu thập được, ta có thể tiến hành những dự báo thị trường cho những năm tiếp theo
- Phân tích kỹ thuật: nhằm xác định được các yếu tố kỹ thuật liên quan đến dự án và các chi phí tương ứng
- Phân tích nguồn lực: nhằm xác định được cách tổ chức phòng ban cần thiết và các nhân sự tương ứng với quy mô dự án qua từng thời kỳ Ngoài ra, cần xác định được chi phí để duy trì đội ngũ này
Nếu kết quả của phân tích này cho kết quả thuận lợi thì mới tiến hành phân tích chuyên sâu ở các bước tiếp theo
MÔ TẢ DỰ ÁN
Chương này nhằm mô tả chi tiết về dự án như chủ đầu tư, địa điểm, nguồn vốn và cơ sở pháp lý Ngoài ra chương này còn thực hiện phân tích chi tiết thị trường ở cấp độ quốc gia và địa phương, dự báo sản lượng và nhân lực cần thiết tương ứng
Các thông tin liên quan đến dự án được tóm tắt như sau:
- Dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp Huy Hoàng - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Huy Hoàng 1, Tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là Công ty
Huy Hoàng hoặc Công ty) - Địa điểm dự án: thôn Viêm Tây, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam, cách Quốc lộ 1A khoảng 2 km, cách trung tâm Tp Đà Nẵng khoảng 15 km về phía Bắc
- Quy mô dự án: 100.000 m 3 /năm - Tổng vốn đầu tư: 30.000.000.000 VNĐ (ba mươi tỷ đồng), trong đó 30% (tương ứng 9 tỷ đồng) là vốn chủ sở hữu, 70% (tương ứng 21 tỷ đồng) là vốn vay - Thời gian dự án: 2014 – 2033 (20 năm)
3.2 GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
Các thông tin liên quan đến chủ đầu tư được tóm tắt như sau:
- Tên giao dịch: Công ty TNHH Huy Hoàng 1 - Số GPĐKKD: 3302080150
- Trụ sở: thôn Viêm Tây, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Ngành nghề kinh doanh:
• Khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng
Cơ sở pháp lý của dự án dựa trên Luật, Nghị định và Thông tư do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, bao gồm:
- Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003 - Luật Đấu thầu ban hành ngày 29/11/2005 - Nghị định số 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng - Thông tư số 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình - Quyết định số 121/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 - Quyết định số 567/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: V/v phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 - Quyết định số 957/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí
Quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
3.3.2 Cơ sở chọn lựa địa điểm Địa điểm dự kiến xây dựng nằm chung khuôn viên với nhà máy sản xuất gạch nung hiện tại của Công ty và thuộc quyền sử dụng của Công ty Chọn lựa địa điểm này giúp Công ty tận dụng được một phần cơ sở hạ tầng sẵn có của nhà máy hiện hữu như nhà điều hành, chỗ để xe, hệ thống điện nước,… Địa điểm này cũng có vị trí thuận lợi về mặt giao thông giúp việc vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm nhanh chóng Hơn nữa, vị trí này còn giúp cho dự án dễ thu hút lực lượng lao động tại địa phương
3.3.3 Hiện trạng địa điểm Địa điểm này không được sử dụng nhiều năm nay và hiện đang để trống Chỉ cần phát quang lại là có thể đưa vào sử dụng ngay
3.3.4 Phương án giải phóng mặt bằng
Vấn đề giải phóng mặt bằng vốn là điều thường gây trở ngại trong các dự án Tuy nhiên, khu vực dự kiến xây dựng nhà máy không bị vướng vào vấn đề này
Ngày 06/01/2008, tại hội nghị báo cáo dự án Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu không nung ở Việt Nam và một số nước trong khu vực để xây dựng Chương trình phát triển vật liệu không nung đến 2020, một số thông tin đáng lưu ý về vật liệu xây dạng không nung đã được đưa ra Theo đó, dựa trên nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì chỉ riêng vật liệu xây là 31 – 33 tỉ viên gạch quy tiêu chuẩn vào năm 2015 và 41 – 43 tỉ viên gạch quy tiêu chuẩn vào năm 2020
Theo quyết định số 121/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 đối với vật liệu xây, cần đẩy mạnh phát triển sản xuất vật liệu xây không nung từ các nguyên liệu như xi măng, đá mạt, cát và tro xỉ nhiệt điện… theo hướng công nghệ hiện đại, quy mô lớn, kích thước lớn, nhẹ để thay thế dần gạch xây sản xuất từ đất sét nung Tỷ lệ gạch không nung đến năm 2015 là 20 – 25% và năm 2020 là 30 – 40% tổng số vật liệu xây trong nước Như vậy, thị trường gạch không nung cần khoảng 7,2 tỷ viên vào năm 2015 và 14,7 tỷ viên vào năm 2020 Và cũng theo quy hoạch trên, tỷ lệ gạch nhẹ (AAC) trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020, tương ứng 1,15 tỷ viên (tương đương 1,83 triệu m 3 ) và 2,94 tỷ viên (tương đương 4,67 triệu m 3 )
Từ các số liệu trên có thể thấy rằng đã có sự phát triển quá nóng trong khi thị trường chưa sẵn sàng chấp nhận một sản phẩm dù có nhiều ưu việt nhưng vẫn còn mới so với đại đa số người dùng Qua tình hình sản xuất và kế hoạch năm 2011 cho thấy rằng các cơ sở hiện đã đi vào hoạt động đều không phát huy hết công suất thiết kế, cơ sở có kế hoạch sản xuất cao nhất chưa được 50% công suất, thấp nhất chỉ bằng 20% công suất, do tiêu thụ sản phẩm chậm Có cơ sở đã tồn kho tại bãi lên đến 10 nghìn m 3 sản phẩm (bằng sản lượng 1 tháng sản xuất) Một số nhà máy phải tạm ngừng sản xuất (Ngọc Hà, 2011) Thống kê đến cuối năm 2011 tổng cung gạch AAC là 0,4 triệu m 3 (chỉ bằng 27% tổng công suất thiết kế), trong khi đó tổng cầu chỉ là 0,2 triệu m 3 (chỉ bằng 50% tổng cung)
Theo hội thảo Đánh giá tình hình 2 năm thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 diễn ra vào tháng 06/2012, cả nước đã có 9 nhà máy bê tông khí chưng áp đi vào sản xuất với công suất 1,5 triệu m 3 /năm Thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, An Giang, Vinh, Đồng Nai, Quảng Ninh Ngoài ra, có 13 dự án với tổng công suất 2,3 triệu m 3 /năm đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và lắp đặt thiết bị dự kiến đi vào sản xuất trong năm 2012
Hơn nữa, còn có 13 dự án với tổng công suất 2,3 triệu m 3 /năm đang làm thủ tục đầu tư
Các số liệu về nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng và công suất sản xuất gạch AAC được tóm tắt trong Bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3.1 Nhu cầu, nguồn cung và công suất gạch AAC giai đoạn 2011 – 2020 Đơn vị: triệu m 3
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ nguồn của Lê Văn Tới (2012)
Từ bảng trên có thể thấy được rằng cung đã vượt rất xa cầu Đây là thách thức rất lớn đối với Công ty trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của dự án
Xét trên bình diện tổng quan cả nước, việc xây dựng nhà máy gạch AAC tại thời điểm này cho đến năm 2020 là không mang lại hiệu quả kinh tế do nguồn cung (mặc dù chưa đạt đến 100% công suất tối đa) đã vượt xa nhu cầu Do đó cần phân tích kỹ hơn cung cầu gạch AAC tại thị trường mục tiêu ở địa phương
Gạch xây là loại sản phẩm có đặc thù phụ thuộc vào thị trường địa phương rất lớn
Các sản phẩm gạch tuynen hiện tại của Công ty chủ yếu được bán tại các tỉnh như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi Lý do chính là chi phí vận chuyển gạch khá cao so với giá bán sản phẩm Theo đơn giá của Công ty ở thời điểm hiện tại, chi phí vận chuyển là 100 đồng/1 viên/20 km Như vậy, chi phí vận chuyển cho đơn hàng 1 vạn viên vào trung tâm Tp Đà Nẵng (khoảng 15 km) là 1 triệu đồng, vào trung tâm Tp Huế (khoảng 130 km về phía Bắc) hoặc trung tâm Tp Quảng Ngãi (khoảng 120 km về phía Nam) là 6 – 7 triệu đồng Trong khi đó giá bán sản phẩm cho lô hàng trên tại cổng nhà máy là khoảng 7 triệu đồng Như vậy có thể thấy được chi phí vận chuyển chiếm khoảng 10% – 50% giá bán gạch tuynen đến chân công trình Chi phí này càng tăng lên đáng kể nếu đích vận chuyển vượt ra ngoài phạm vi 4 tỉnh trên Do đó có thể thấy được rằng sản phẩm gạch xây thường có xu hướng được tiêu thụ tại địa phương hoặc các tỉnh lân cận để có hiệu quả về mặt kinh tế Đối với các loại gạch xây khác (trong đó có gạch AAC) cũng tương tự, nghĩa là chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá bán sản phẩm đến chân công trình
Khảo sát danh sách các dự án AAC đã đang và sẽ triển khai, có đến 28/35 dự án nằm ở phía Bắc với thị trường chính là Hà Nội và các tỉnh lân cận, 5/35 dự án nằm ở phía Nam với thị trường chính là Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 1 dự án nằm tại tỉnh Quảng Nam và 1 dự án nằm tại tỉnh Khánh Hoà Dự án nằm tại tỉnh Quảng Nam đang trong giai đoạn lập dự án là của Công ty Công ty Cổ phần xi măng Vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng có công suất 200.000 m 3 /năm Tuy nhiên
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Chương này sẽ phân tích các chỉ số tài chính như NPV, IRR và B/C dựa trên các số liệu đầu vào của dự án như chi phí đầu tư, chi phí vận hành, tỷ lệ lạm phát, nguồn vốn, sản lượng và giá bán Kết quả của chương này nhằm xác định dự án có khả thi về mặt tài chính hay không Nếu dự án là khả thi, các phân tích tiếp như phân tích rủi ro, phân tích kinh tế và phân tích xã hội sẽ được tiến hành Ngược lại, nếu dự án không khả thi, các phân tích sẽ dừng ở đây
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong 5 năm từ 2013 đến 2017 có xu hướng giảm dần: 8,14%, 6,16%, 5,43%, 5,15% và 5%
(International Monetary Fund, 2012) Có thể lấy giá trị 8% để tính toán cho toàn bộ dự án
4.1.2.1 Chi phí đầu tư ban đầu
Chi phí đầu tư ban đầu, còn được gọi là tổng mức đầu tư, được quy định chi tiết trong Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình: Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng Các chi phí này được mô tả chi tiết như dưới đây:
- Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình và các hạng mục công trình, chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà
24 tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công Theo nguồn của Công ty, dự toán chi phí xây dựng khoảng 7,7 tỷ đồng
- Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt và thí nghiệm, chi phí vận chuyển và bảo hiểm vận chuyển, thuế và các loại phí liên quan khác Theo nguồn của Công ty Huy Hoàng sau khi tham khảo báo giá của một số nhà cung cấp từ Trung Quốc, chi phí trọn gói dây chuyền thiết bị nằm trong khoảng 800.000 USD đến 1.200.000 USD, tương ứng từ 16,7 tỷ VNĐ đến 25 tỷ VNĐ theo tỷ giá 20.830 VNĐ/USD (ngày 03/02/2013 của Ngân hàng Ngoại thương)
Có thể chọn chi phí thiết bị là 20 tỷ đồng để tính toán
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và chi phí bồi thường khác, các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, chi phí tái định cư, chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có), chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có)
Như đã phát biểu ở Phần 3.3.3, dự án này có thuận lợi là không vướng vào việc giải phóng mặt bằng Do đó, chi phí này bằng 0
- Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư Theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc Công bố định mức chi phí Quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án này là 2,013% tổng chi phí công trình và thiết bị do đây là dạng công trình công nghiệp có tổng chi phí xây dựng và thiết bị nằm trong khoảng 20 tỷ VNĐ đến 50 tỷ VNĐ
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan Cũng theo Quyết định số 957/QĐ-BXD, chi phí tư vấn của dự án này là 0,630% tổng chi phí xây dựng và thiết bị
- Chi phí khác bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác Dự kiến chi phí này vào khoảng 1% tổng chi phí xây dựng và thiết bị
- Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án Chi phí này không phải là chi phí thực chi nên không được tính trong phân tích tài chính của dự án
Bảng 4.1 trình bày tóm tắt chi phí xây dựng cần thiết của dự án Chi tiết về các loại chi phí này sẽ được trình bày trong Phụ lục 3
Bảng 4.1 Tóm tắt chi phí xây dựng Đơn vị: triệu VNĐ
Hạng mục Thành tiền Ghi chú
Chi phí liên quan 1.008 Bồi thường, giải phóng mặt bằng, quản lý, tư vấn,…
Nguồn: Công ty Huy Hoàng
4.1.2.2 Chi phí vận hành hằng năm
Chi phí vận hành là chi phí chủ đầu tư phải chi ra định kỳ để giúp cho dự án vận hành Các khoản chi trong mục này có thể kể đến như chi phí lương nhân công, chi phí bảo hiểm, chi phí Công đoàn, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, chi phí năng lượng, chi phí vốn vay, chi phí lãi vay,…
- Chi phí lương: bao gồm chi phí phải trả cho người lao động ở tất cả các bộ phận làm việc của dự án Chi tiết chi phí này được trình bày trong Phụ lục 1
Chi phí bảo hiểm và chi phí Công đoàn là các khoản đóng góp bắt buộc được quy định bởi Nhà nước nhằm đảm bảo các quyền lợi xã hội cho người lao động Chi phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm trên lương và tăng dần theo quy định hằng năm Cụ thể, theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam:
Nhà nước, mức đóng bảo hiểm vào năm 2014 (năm bắt đầu vận hành dự án) mà doanh nghiệp phải chịu là 24% chi phí lương, bao gồm: bảo hiểm xã hội 18%, bảo hiểm y tế 3%, bảo hiểm thất nghiệp 1% và phí Công đoàn 2% Có thể căn cứ vào số liệu năm 2014 để tính toán cho toàn bộ dự án Chi tiết chi phí này được trình bày trong Phụ lục 1
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí dùng để phân bổ dần giá trị tài sản cố định vào giá thành sản phẩm nhằm tái đầu tư tài sản cố định sau khi hết thời gian sử dụng Phương pháp khấu hao được chọn là phương pháp khấu hao đều
Thời gian khấu hao của nhà xưởng là 30 năm, của thiết bị là 10 năm phù hợp với thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về Quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định Chi tiết khấu hao và lịch khấu hao được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2
PHÂN TÍCH RỦI RO
Chương này sẽ phân tích rủi ro tiềm ẩn của dự án nhằm cung cấp thêm thông tin bên cạnh kết quả phân tích tài chính cho việc ra quyết định
5.1 PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY MỘT CHIỀU VÀ HAI CHIỀU
Dựa trên việc thu thập và phân tích số liệu trong phân tích tài chính, một số biến có ảnh hưởng lớn đến NPV của dự án Do đó cần phải xem xét các biến này trong một khoảng nhất định hơn là một giá trị cố định để có cái nhìn đầy đủ hơn về dự án Một số biến được chọn như sau:
- Tỷ lệ lạm phát - Chi phí nguyên nhiên liệu - Giá bán sản phẩm
- Sản lượng Mỗi biến được xem xét với 4 giá trị được chọn theo tiêu chí sau:
- Giá trị cực tiểu - Giá trị cực đại - Giá trị làm cho NPV bằng 0: được so với giá trị ban đầu để đánh giá độ chênh lệch, tức là ảnh hưởng lớn hay nhỏ lên dự án Biến được đánh giá là có ảnh hưởng lớn đến dự án nếu như một sự thay đổi nhỏ của nó có thể làm NPV tiến nhanh về 0
- Giá trị trung bình: là giá trị đã được chọn cho tính toán ban đầu
5.1.2 Các chiến lược phân tích
Thực hiện việc phân tích từng biến nêu trên một cách độc lập Đây gọi là phân tích 1 chiều do chỉ có thay đổi 1 biến tại 1 thời điểm Để tăng độ tin cậy, thực hiện thêm phân tích với cặp biến tương quan nhau và có ảnh hưởng lớn đến kết quả, đó là biến
34 chi phí nguyên nhiên liệu và biến giá bán Đây gọi là phân tích 2 chiều do cả 2 biến được xét đều thay đổi đồng thời
5.1.3 Các kết quả phân tích độ nhạy
Dự án đang sử dụng tỷ lệ lạm phát 8% để tính toán Giá trị này được chọn dựa trên dự báo của IMF về kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới Xem xét dự án với các giá trị của tỷ lệ lạm phát từ 0% đến 30%, ta được kết quả như các Bảng 5.1 và 5.2 như sau:
Bảng 5.1 Tác động của tỷ lệ lạm phát lên NPV tổng đầu tư
NPV tổng đầu tư (triệu VNĐ) 116.913 37.538 0 (10.025)
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo quan điểm tổng đầu tư, NPV của dự án biến thiên tỷ lệ nghịch với tỷ lệ lạm phát NPV bằng 0 khi lạm phát bằng 20,4%, tức tăng 2,55 lần so với giá trị ban đầu
Do đó, lạm phát có mức ảnh hưởng vừa phải đến dự án
Bảng 5.2 Tác động của tỷ lệ lạm phát lên NPV chủ đầu tư
NPV chủ đầu tư (triệu VNĐ) 73.017 25.941 0 (1.442)
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo quan điểm của chủ đầu tư, Giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án phụ thuộc nghịch biến với tỷ lệ lạm phát Khi lạm phát tăng 26,7%, tức tăng 3,34 lần so với ban đầu, NPV sẽ bằng 0 Do đó, lạm phát có ảnh hưởng vừa phải đến dự án này.
Như vậy, phân tích rủi ro với tỷ lệ lạm phát theo cả hai quan điểm đều cho kết quả tương tự nhau Trong 10 năm qua, Việt Nam đã 1 lần có lạm phát gần 25% (năm 2008) và 1 lần gần 20% (năm 2011), do đó cần quan sát và đánh giá kỹ tác động của lạm phát trong quá trình thực hiện dự án
5.1.3.2 Chi phí nguyên nhiên liệu
Chi phí nguyên nhiên liệu hiện tại đang được xem xét trong dự án là 343.000 VNĐ/m 3 Xem xét dự án với phạm vi giá biến đổi từ 0 VNĐ/m 3 đến 600.000 VNĐ/m 3 , ta được kết quả như trong các Bảng 5.3 và 5.4 như sau:
Bảng 5.3 Tác động của chi phí nguyên nhiên liệu lên NPV tổng đầu tư
Chi phí nguyên nhiên liệu
NPV tổng đầu tư (triệu VNĐ) 219.253 37.538 0 (105.150)
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo quan điểm tổng đầu tư, NPV của dự án biến thiên tỷ lệ nghịch với chi phí nguyên nhiên liệu NPV bằng 0 khi chi phí nguyên nhiên liệu bằng 414.000 VNĐ/m 3 , tức là tăng 1,21 lần so với giá trị ban đầu Do đó, chi phí nguyên nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến dự án
Bảng 5.4 Tác động của chi phí nguyên nhiên liệu lên NPV chủ đầu tư
Chi phí nguyên nhiên liệu
NPV chủ đầu tư (triệu VNĐ) 169.461 25.941 0 (86.041)
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo quan điểm chủ đầu tư, NPV của dự án cũng biến thiên tỷ lệ nghịch với chi phí nguyên nhiên liệu NPV bằng 0 khi chi phí nguyên liệu và năng lượng bằng 405.000 VNĐ/m 3 , tức tăng 1,18 lần so với giá trị ban đầu Do đó, chi phí nguyên nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến dự án
Như vậy, phân tích rủi ro với chi phí nguyên nhiên liệu theo cả hai quan điểm đều cho kết quả tương tự nhau Các nguyên vật liệu cần để sản xuất đều có thể tìm tại địa phương hoặc các vùng lân cận, do đó giá thành có xu hướng ổn định Giá năng lượng có xu hướng tăng, tuy nhiên việc tăng đột biến là khó xảy ra Mặc dù vậy cần quan sát thật kỹ các biến động giá này vì mức độ ảnh hưởng lớn của nó đến dự án
Giá bán sản phẩm được xem xét thận trọng dựa trên sức mua thị trường, đối thủ cạnh tranh và định vị của Công ty trên thị trường Dự án đang sử dụng giá 550.000 VNĐ/m 3 để tính toán Xem xét dự án với phạm vi giá bán sản phẩm từ 0 VNĐ/m 3 đến 1.000.000 VNĐ/m 3 như các Bảng 5.5 và 5.6 sau đây:
Bảng 5.5 Tác động của giá bán sản phẩm lên NPV tổng đầu tư
NPV tổng đầu tư (triệu VNĐ) (249.969) 0 37.538 258.479
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo quan điểm tổng đầu tư, NPV của dự án biến thiên tỷ lệ thuận với giá bán sản phẩm NPV bằng 0 khi chi phí nguyên nhiên liệu bằng 474.000 VNĐ/m 3 , tức giảm 1,16 lần so với giá trị ban đầu Do đó, giá bán sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến dự án
Bảng 5.6 Tác động của giá bán sản phẩm lên NPV chủ đầu tư
NPV chủ đầu tư (triệu VNĐ) (197.350) 0 25.941 199.020
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo quan điểm chủ đầu tư, NPV của dự án cũng biến thiên tỷ lệ thuận với giá bán sản phẩm NPV bằng 0 khi chi phí nguyên nhiên liệu bằng 483.000 VNĐ/m 3 , tức giảm 1,14 lần so với giá trị ban đầu Do đó, giá bán sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến dự án
PHÂN TÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI
Chương này sẽ phân tích các lợi ích và chi phí về mặt kinh tế và xã hội của dự án
Các phân tích giúp xác định được các yếu tố bên ngoài mà dự án ảnh hưởng đến, các bên hưởng lợi và chịu thiệt của dự án Các kết quả của phân tích này góp phần bổ sung thông tin cho việc ra quyết định bên cạnh các kết quả đã có được từ phân tích tài chính và phân tích rủi ro ở các chương trên
Cần phải xem xét lợi ích kinh tế của dự án để đánh giá được lợi ích mà nền kinh tế thu được so với những chi phí mà nền kinh tế phải chịu khi thực hiện dự án
Nếu dự án đi vào hoạt động, ngoài việc đem lại lợi ích tài chính cho chủ đầu tư, dự án còn đem lại những lợi ích về kinh tế xã hội cho địa phương và các tỉnh lân cận:
- Tiên phong cung cấp sản phẩm gạch xây nhẹ thân thiện với môi trường, giúp giảm việc tàn phá đất nông nghiệp, giảm lượng phát thải CO2 vào môi trường, góp phần thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc sản xuất và sử dụng các vật liệu tiên tiến và thân thiện với môi trường
- Tạo công ăn việc làm trực tiếp cho các lao động tại địa phương, ngoài ra còn tạo thêm công ăn việc làm gián tiếp cho các lao động liên quan đến việc mua bán vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm liên quan đến dự án
- Giảm tổng giá thành xây dựng của các công trình có sử dụng gạch nhẹ do làm giảm kết cấu nặng của công trình, giúp giảm tổng đầu tư của xã hội vào các công trình xây dựng
Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan rằng dự án cũng gây ra những tác động tiêu cực như sau:
- Ảnh hưởng của việc xây dựng đến các công trình và dân cư xung quanh Những tác động này là tức thời và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn trong khi xây dựng nhà máy
Việc sử dụng các nguồn tài nguyên cho dự án như cát, xi măng và đá vôi, vốn dồi dào tại Việt Nam, không ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung của cả nước.
Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm tại nhà máy có thể gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nhưng đây không phải là vấn đề mới Với kinh nghiệm trong việc vận hành nhà máy gạch tuynen hiện tại, Công ty nắm vững các giải pháp xử lý vấn đề này một cách hiệu quả.
- Ảnh hưởng của phế phẩm đến môi trường: trên 95% phế phẩm của dự án có thể được đưa vào tái chế Phần còn lại có thể được tận dụng để nâng nền một số khu vực trong nhà máy hoặc có thể cho dân cư xung quanh để nâng nền nhà hoặc bồi đắp sân, đường
- Ảnh hưởng của khí thải do sử dụng nhiên liệu đến môi trường: việc sử dụng nhiên liệu trong dự án là khá ít so với các dự án gạch tuynen khác Đây là một trong những điểm quan trọng mà Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này Do đó ảnh hưởng của vấn đề này lên môi trường là chấp nhận được
- Ảnh hưởng của rác thải và chất thải sinh hoạt của của nhân công tại nhà máy: ảnh hưởng này là có tuy nhiên không đáng kể do số lượng nhân công không quá lớn (tối đa là 50 người) Do đó có thể chấp nhận tác động này
Như vậy, các tác động tiêu cực của dự án đều không phải là những vấn đề nghiêm trọng và có thể kiểm soát được
6.1.2 Hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế
Hệ số chuyển đổi CFi được sử dụng để chuyển từ giá tài chính sang giá kinh tế sau khi trừ các khoản thuế Do quy mô và phạm vi đề tài, các hệ số CFi được ước lượng và giả định mà không được tính toán chi tiết đến từng hạng mục nhỏ để tìm ra giá trị chính xác nhất
Sản phẩm gạch AAC mang lại lợi ích kinh tế đáng kể, giúp tiết kiệm 10-15% chi phí xây thô Ngoài ra, gạch AAC còn hỗ trợ giảm chi phí chống thấm, chống nóng và tiết kiệm điện năng tiêu thụ Các lợi ích này ước tính lên đến 5% và trực tiếp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Bên cạnh đó, sản xuất gạch AAC còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu phá hủy đất nông nghiệp và giảm phát thải khí CO2 Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu toàn diện nào tại Việt Nam đánh giá đầy đủ những lợi ích này.
Tuy nhiên, có thể ước lượng tác động của lợi ích này là 5%, và nền kinh tế chính là đối tượng được hưởng lợi Như vậy, tổng tác động lợi ích của các yếu tố này là 10% Do đó, hệ số CFi của doanh thu là 1,1